Số lần xem
Đang xem 2158 Toàn hệ thống 3831 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông Việt Nam. Sông Mekong dài 4.400 km tính theo độ dài đứng thứ 12 nhưng tính theo lưu lượng nước thì đứng thứ 10 trên thế giới với lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 tỉ m³. Lưu vực sông Mekong rộng khoảng 795.000 km², với lưu lượng dòng chảy trung bình 15.000 m³/s đứng thứ 8 trên thế giới. Sông Mekong là điểm nhấn địa chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội rất quan trọng của châu Á. Đó là nguồn sống, nguồn tài nguyên và nôi văn hoá, văn minh phương Đông của nhiều cộng đồng dân tộc.
Đặc điểm thủy năng nổi bật của Sông Mekong là vai trò điều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé Sap, người Việt thường gọi là “Biển Hồ” là hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á, Phần thượng nguồn sông Mekong người Trung Quốc hiện đã hoàn thành xây dựng một loạt các đập trên sông tại Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, và đang xây đập Tiểu Loan với hơn một chục đập thủy điện điều lượng nước gây nhiều tranh cãi cho an sinh vì thay đổi trữ lượng nước, gia tăng mức độ xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nông nghiệp và nguồn cá. Trung Quốc dùng khoa học công nghệ và kinh tế để chế ngự điều tiết lượng nước đầu nguồn và chi phối lượng nước hạ lưu sông Mekong đó là một chiến lược kinh tế chính trị sâu sắc mà gần đây nhiều tài liệu quan tâm tới điều này.
Sông Mekong bị giảm mực nước do sự điều tiết nước hệ thống đập thủy điện thượng nguồn tại Trung Quốc, kết hợp với biến đổi khí hậu và sự mất rừng đang gây nên áp lực kép của sự xâm nhập mặn và hạn cục bộ diện rộng tại nhiều tỉnh Việt Nam. Tiếp theo bài Vựa lúa Nam Bộ bị ngập mặn và thay đổi tư duy thì những thông tin mới về các đập sắp xây dựng ở Lào và Campuchia; cùng với bài viết Hồi sinh sông Danube – bài học lịch sử cho dòng Mekong là cảnh báo cần đọc lại và suy ngẫm .
“Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào” tiến sĩ Lê Hồng Hiệp Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế ngày 7 tháng 1 năm 2020 nhận định: “Về lâu dài, Việt Nam cần tự giải quyết các vấn đề của mình để đảm bảo một nguồn cung điện bền vững, giá cả phải chăng và thân thiện hơn với môi trường để phục vụ sự phát triển của đất nước. Ngay cả khi Việt Nam tham gia vào một số dự án xây dựng đập thủy điện ở Lào, chúng ta vẫn cần tiếp tục phản đối việc xây dựng các con đập mới trên sông Mê Kông. Trong trường hợp Lào quyết định tiến hành xây dựng các đập mới, chúng ta cần phải yêu cầu Lào lựa chọn các thiết kế đập và công nghệ thủy điện phù hợp để giảm thiểu tác động môi trường. Xét cho cùng, đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng đối với an ninh lương thực của không chỉ Việt Nam mà còn của cả khu vực. Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng trên ISEAS Commentary” . Thông tin này được tiếp nối bởi bài viết Làm thay đổi cả hành tinh trong thời gian ngắn, đại dịch COVID-19 tạo tiền đề cho trật tự thế giới mới? góc nhìn của đại sứ Nguyễn Quang Khai tại http://www.soha.vn ngày 5 tháng 4 năm 2020 và thông tin trước đây Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước của Lê Viết Thọ BBC News Tiếng Việt 24 tháng 10 2019. Ý kiến nói rằng, tương lai ảm đạm của Mekong vì các dự án thủy điện thượng nguồn, trong khi cơ chế tham vấn quốc tế không còn hiệu quả.
Tôi muốn trao đổi thêm đôi điều xung quan vấn đề Vựa lúa Nam Bộ bị ngập mặn và thay đổi tư duy Cố giáo sư viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng cách đây nhiều năm đã cảnh báo rằng: Việc chọn tạo nguồn lương thực thực phẩm thích ứng với điều kiện khô hạn và xâm nhập mặn là cấp thiết vì trái đất nóng lên, nạn mất rừng và các dòng sông lớn của Việt Nam có nước đầu nguồn từ Trung Quốc có thể bị điều tiết lưu lượng nước bởi việc làm thủy điện, sẽ gây khô hạn hoặc ngập úng diện rộng khi chặn dòng hoặc xả lũ. Việc chọn tạo giống cây trồng chịu hạn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu và thích hợp vùng khó khăn đã được lưu ý từ lâu rồi, nên giáo sư Võ Tòng Xuân mới tự tin nói vậy. Nhìn xa hơn một chút vào lịch sử cho thấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn nằm trong tổng thể của tầm nhìn quốc gia. Việt Nam soi vào Trung Quốc và Brazil của quá khứ và hiện tại, qua 500 năm nông nghiệp Brazil và Trận Vũ Hán bài học lịch sử,sẽ ngộ được nhiều bài học lớn cho nông nghiệp. Brazil hiện nay vì sao bảo tồn và phát triển nông nghiệp được, bởi họ có bài học lịch sử đắt giá của bảo tồn phát triển nông nghiệp và các ngành hàng buôn bán thương mại Việt Nam khắc phục khô hạn và ngập úng hiện nay cần giải pháp tổng thể và chuỗi lịch sử mà không thể chỉ nhìn giải pháp tình thế và phân khúc. Trận Vũ Hán bài học lịch sử năm 1938 lụt Hoàng Hà do chủ động phá đê để gây lầy lội chặn chiến dịch thần tốc của quân Nhật trong chiến tranh Trung Nhật (làm chết hơn 50 vạn dân thường), sau này đã được chủ tịch Mao Trạch Đông nghiên cứu vận dụng trong đại kế chiến lược Tam Tuyến, xây đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang, xây nhiều đập thủy điện trên sông Mekong, hình thành khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (xem Quảng Tây nay và xưa), Đó là mưu lược liên hoàn đã có tính toán từ trước. Tình hình hiện nay, khối ASEAN đang lớn mạnh, Mỹ đang xoay trục về châu Á, BRIC (Brazil, Rusian, India, China) đang trỗi dậy, Biển Đông, Mekong, đang làm thay đổi chiều hướng chính trị kinh tế khu vực. Việt Nam và các nước cuối lưu vực sông Mekong yêu cầu mở dự trữ nước đầu nguồn, điều tiết lưu lượng nước để chống hạn và xâm nhập mặn. Các điểm nóng đang dần lộ diện nhiều vấn đề quan hệ quốc tế nhạy cảm và phức tạp về kinh tế chính trị khu vực. Sự biến đổi khí hậu, khô cạn hoặc ngập úng tại lưu vực những dòng sông lớn do điều tiết nước, diện tích đất rừng bị thu hẹp đang gây hiệu ứng kép lên nhiều vùng rộng lớn Việt Nam. Chọn tạo giống cây trồng chịu hạn mặn và giải pháp kỹ thuật canh tác thích ứng biến đổi khí hậu là cấp thiết và hiện đã có một số kết quả gợi những góc nhìn tham chiếu về bảo tồn và phát triển nông nghiệp bền vững.
MA VĂN KHÁNG TRONG TÔI
Ma Văn Kháng người thầy Việt văn Hoàng Kim
Ma Văn Kháng là nhà văn lớn, viên ngọc sáng, đồng bạc trắng hoa xòe của núi rừng Tây Bắc. Mỗi nhà văn lớn ngoài cái tâm nhân cách, cái tầm tư tưởng, cái tài tình danh sĩ, còn có cái hồn thiêng của một vùng đất, một nghề nghiệp mà họ yêu thiết tha như chính cuộc đời này. Ma Văn Kháng gắn bó với Tây Bắc như Nguyên Ngọc thân thiết với những ngọn núi kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên, và như Nguyễn Ngọc Tư thương nhớ sâu xa cánh đồng bất tận của đất phương Nam vậy.
Ma Văn Kháng hơn nửa thế kỷ cầm bút
Nhà văn Ma Văn Kháng trên hành trình hơn nửa thế kỷ cầm bút của mình đã xuất bản 25 tập truyện, 16 tiểu thuyết và 1 cuốn hồi ký. Những tác phẩm nổi tiếng của ông “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương”, “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đồng bạc trắng hoa xòe”, “Trăng soi sân nhỏ”, “Đám cưới không có giấy giá thú”, “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn”, “Một mình một ngựa”, “Bóng đêm”… và gần đây là “Người thợ mộc và tấm ván thiên” chắc chắn sẽ còn được đón nhận của nhiều thế hệ.
Ma Văn Kháng là tấm gương nghị lực đã dấn thân cho nghiệp văn để soi sáng cái đẹp của con người trong đời sống bình dị. Thật khâm phục một thầy giáo dạy văn cấp hai ở vùng núi Lào Cai suốt 20 năm mà đã để lại cho đời một văn nghiệp đồ sộ đến vậy.
Trần Đăng Khoa có lời thẩm văn tinh tế: “Ma Văn Kháng, một cây bút xuất sắc trong văn học đương đại Việt Nam. Ma Văn Kháng là một nhà văn lớn. Có thể xếp ông bên cạnh Nam Cao là cây bút vào hạng xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Tiếc là Nam Cao mắt sớm, nên không phong phú, đồ sộ bằng Ma Văn Kháng. Tuy nhiên Nam Cao viết đều tay hơn Ma Văn Kháng, hầu như ông không có cái nào non lép. Còn Ma Văn Kháng, bên cạnh những tác phẩm đặc sắc, ông vẫn có những cái không xứng tầm với ông. Nhưng chẳng sao. Bởi nếu chỉ chọn những cái hay, vứt hết những gì non lép đi, nếu chỉ tính số lượng những tác phẩm đặc sắc còn lại, Ma Văn Kháng vẫn đứng hàng đầu bảng. Ông là một trong vài nhà văn ứng viên Giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay, trong số những ứng viên ấy, ông cũng là người xứng đáng nhất“.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng già làng xóm Lá có bài viết “Cuốn tiểu thuyết ở tuổi 80” giới thiệu sách mới in “Người thợ mộc và tấm ván thiên” của nhà văn Ma Văn Kháng. Thầy Dũng viết: Lời tâm sự (của nhà văn Ma Văn Kháng) nghe xao xuyến quá: “Mình dồn hết sức lực vào cuốn này, cuốn tiểu thuyết cuối cùng của đời mình đấy, Lân Dũng yêu quý à!”. Tôi tin là sách hay, vì đây là sách lắng đọng tâm huyết một đời. “Người thợ mộc và tấm ván thiên” là tuyên ngôn văn học của nhà văn Ma Văn Kháng tiếp nối cuốn hồi ký “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương” của chính tác giả. Sau tác phẩm này, còn tâm huyết và sức lực, ông lại viết tiếp Chim én liệng trời cao (2017). Thật ngưỡng mộ sức viết! Văn là Người. Nhà văn Ma Văn Kháng là ai thì chúng ta đã thật kính trọng và hiểu ông rồi. Ma Văn Kháng thầy giáo Việt văn. Ông hiện đã lớn tuổi (trên 83 tuổi năm 2019) và bệnh tim, hãy quan tâm ông và phổ biến rộng hơn tấm gương dấn thân và tác phẩm chọn lọc của người Thầy này đến nhiều người đọc hơn nữa.
Ma Văn Kháng cuộc đời nghị lực
Nhà văn Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936 tại làng cổ Kim Liên, Đống Đa, hiện sống và viết ở Hà Nội. Ông tham gia quân đội từ tuổi thiếu niên. Năm 1963 ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, sau lên dạy học ở tỉnh Lào Cai, sống và gắn bó với đồng bào dân tộc miền núi hơn 20 năm. Ngày ấy, ông quen anh Ma Văn Nho, Phó chủ tịch huyện Bảo Thắng, Lào Cai. Anh Nho cũng là người Kinh, quê ở Hạ Hòa, Phú Thọ. Hai anh em cùng đi cơ sở, thực hiện ba cùng với nhân dân, vận động họ tăng gia sản xuất, đóng thuế, đi dân công, xóa mù chữ, vệ sinh phòng dịch bệnh… Ông kết nghĩa anh em với anh Nho và chuyển sang họ Ma. Từ đó Ma Văn Kháng là tên dùng hàng ngày trong công tác. Ký học bạ cho học sinh, ông cũng lấy tên này. Sau này, viết văn thì dùng luôn(1). Ông vào Đảng năm 1959 và lấy vợ năm 1962. Năm 1961 ông gừi truyện ngắn đầu tay Phố Cụt về báo Văn học (tiền thân của báo Văn nghệ) và được đăng. Nhờ có đà động viên ấy mà sau đó ông gửi liên tiếp nhiều truyện ngắn khác (2). Ông trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974. Từ năm 1976 đến nay ông công tác tại Hà Nội, đã từng là Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Lao Động. Từ tháng 3 năm 1995 ông là Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã 8 lần đệ đơn xin thôi vị trí này. Ông đã được nhận giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 cho quyển tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, tặng thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam 1995 cho tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ (3)
Ma Văn Kháng tác phẩm chọn lọc
Một số tác phẩm tiêu biểu của Ma Văn Kháng
Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết, 1979)
Mưa mùa hạ (tiểu thuyết 1982)
Vùng biên ải(tiểu thuyết,1983)
Trăng non (tiểu thuyết 1984)
Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết,1985)
Giấy trắng (tiểu thuyết)
Phép lạ thường ngày
Thầy Thế đi chợ bán trứng
Võ sỹ lên đài (1986)
Thanh minh trời trong sáng
Hoa gạo đỏ
Ngày đẹp trời (truyện ngắn 1986)
Đám cưới không giấy giá thú
Vệ sĩ của Quan Châu (truyện ngắn 1988)
Trái chín mùa thu (truyện ngắn 1988)
Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết 1989)
Đám cưới không giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989)
Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết 1992)
Heo may gió lộng (truyện ngắn 1992)
Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn 1994)
Ngoại thành (truyện ngắn 1996)
Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyển tập 1996)
Vòng quay cổ điển (truyện ngắn 1997)
Đầm sen (1997)
Một chiều giông gió (1998)
Ngược dòng nước lũ (1999)
Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001)
Bến bờ
Một mình một ngựa (2009)
Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (2009)
Người thợ mộc và tấm ván thiên (2016)
Chim én liệng trời cao (2017)
Nhà văn, nhà giáo Ma Văn Kháng trên hành trình hơn nửa thế kỷ cầm bút của mình đã xuất bản 25 tập truyện, 16 tiểu thuyết và 1 cuốn hồi ký “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương”. Những tác phẩm nổi tiếng của ông phản ánh đời sống của đồng bào dân tộc miền núi như “Đồng bạc trắng hoa xoè”, “Vùng biên ải”, “Trăng soi sân nhỏ, “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn”, “Một mình một ngựa”, “Bóng đêm”… là những viên ngọc sáng. Ông được mệnh danh là “nhà văn của núi rừng”. Ngoài ra, ông cũng rất thành công với đề tài gia đình như các tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới không có giấy giá thú”. Tác phẩm của ông sẽ còn được đón nhận của nhiều thế hệ. Tại Tác phẩm đầu tay hay sự khởi đầu nghiệt ngã (4) có trích dẫn nhận định đời văn của Ma Văn Kháng. Ông cho biết đời văn của ông, ngoài 15 tiểu thuyết và 1 cuốn hồi ký, ông đã viết khoảng 200 truyện ngắn. Trong 25 tập truyện ngắn đã in thì chỉ có 18 tập ông coi là tác phẩm. Truyện ngắn đầu tay “Phố cụt” cho dù để lại trong ông nhiều ấn tượng và cảm xúc đẹp, nhưng nó là một truyện viết thường nên ông không đưa vào tập truyện ngắn nào của mình. Nó chỉ được in chung trong “Tủ sách mùa đầu” của Nhà xuất bản Phổ thông.
*
Thung dung đèn sách nhẫn nha don vườn, tôi tìm đọc lại ít tác phẩm hay của Ma Văn Kháng người thầy Việt văn. Cụ Nguyễn Hiến Lê và nhà văn Ma Văn Kháng đều thuộc típ người siêng năng như con ong làm mật và họ là tấm gương soi. Cụ Nguyễn Hiến Lê sao sáng trời Nam đã viết: “Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời. Tôi VIẾT ĐỂ HỌC và HỌC ĐỂ VIẾT”. Nguyễn Khải, ngọc cho đời cũng nói những lời thật tâm huyết: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”.“Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. Lắng nghe Mạc Ngôn kể chuyện, Mạc Ngôn cũng nói: “Đối với một tác giả, viết là cách nói tốt nhất”. Theo Mạc Ngôn: “Đối với một tác giả, viết là cách nói tốt nhất. Các bạn sẽ tìm thấy mọi điều tôi muốn nói trong các tác phẩm của tôi. Lời nói bị gió cuốn đi, còn những câu chữ đã được viết ra thì không bao giờ bị xóa bỏ. Tôi mong các bạn hãy kiên nhẫn đọc các cuốn sách của tôi. Tôi không thể ép buộc các bạn, và ngay cả khi các bạn làm như vậy thì tôi cũng không trông chờ các bạn thay đổi ý kiến về tôi. Chưa có tác giả nào, dù ở bất cứ nơi đâu, lại được mọi độc giả của mình yêu thích; điều đó đặc biệt đúng trong những lúc như thế này“. Nhà văn Ma Văn Kháng có những quan niệm nghiêm cẩn về viết văn gắn với vùng đất và sử thi dân tộc Ông nói: “Tôi đặt nhiều sự quan tâm vào giai đoạn lịch sử, đưa ra những vấn đề mang tính sử thi. Tôi quan niệm không có sử thi thì không có nền văn học dân tộc. Văn học phải có những tác phẩm khắc họa bước đi lớn của đất nước.” – Ma Văn Kháng, Phỏng vấn bởi VnExpress, 2017[2]. Ông nhận Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1998, Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Truyện ngắn chọn lọc, Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn[3]. Ma Văn Kháng trong tôi là nhà văn đời thường, Ông viết dung dị những điều ông sống và nghĩ. Lời văn ông như suối nguồn trong trẻo Hoa Đất. Học ông không khó, hiền lành phúc hậu siêng năng là viết được.
Tôi thật biết ơn Ma Văn Kháng người thầy Việt văn.
NGUYÊN HÙNG BẠN XỨ NGHỆ Nguyên Hùng những ca từ yêu thích
Hoàng Kim
Sóng không từ biển. Bến xưa. Lời hẹn tình quê là ba bài thơ hay của Nguyên Hùng ngọt ngào trên cánh sóng mà tôi yêu thích. Thật tự hào khi có người bạn xứ Nghệ thân thiết và tài hoa đến vậy. Nguyên Hùng viết bài thơ “Gửi dòng sông” như là lời ngõ cho tập thơ “Cánh buồm thao thức” của anh.
GỬI DÒNG SÔNG Nguyên Hùng
Ta sinh ra từ một dòng sông
Sông dài rộng con đò ngang thì bé
Đạn rít bom gầm cày nát thời thơ trẻ
Khói lửa vừa tan mỗi đứa một phương trời
Gặp lại nhau sông đã khác xưa rồi
Bến đò cũ chỉ còn ký ức
Ta bên nhau vẫn bồi hồi sóng nước
Như thuở nào canh bến đợi thuyền cha
Tháng năm dài sống trong nỗi cách xa
Dòng sông mẹ chảy qua từng giấc ngủ
Dẫu về đâu vẫn không vơi nhung nhớ
Thương những mái chèo sấp ngửa sớm khuya
Dòng sông quê chứa kỷ niệm ngày qua
Là bến đậu cho ta chiều xế bóng
Xin quỳ xuống nâng niu từng con sóng
Giữ riêng mình – tìm lại tuổi thơ xưa
Ơi dòng sông ngọt lịm điệu đò đưa
Ơi dòng sông mặn mòi câu ví dặm
Giá mỗi chiều được về quê ngụp tắm
Giữa trong xanh da diết một cánh buồm…
“Chỉ còn nỗi nhớ” một bài thơ khác của anh, tứ không lạ nhưng lời thơ nồng nàn yêu thương. Những ngày nhớ thương, giai điệu của ca từ lại nồng nàn đến lạ. Đó không hẵn là lời thơ mà là tiếng lòng cất lên giọng hát. Lắng nghe âm hưởng “Chỉ còn nỗi nhớ ” của Nguyên Hùng sao da diết lạ. (*)
KHI XA EM Nguyên Hùng
Anh về quê tiễn đưa năm
Để em ở lại xa xăm cuối trời
Bay qua ngàn dặm rối bời
Cõng theo chút nắng, đánh rơi lúc nào
Chỉ còn nỗi nhớ cồn cào
Ngấm vào đêm thức, lặn vào ngày mơ
Hóa thành tiếng pháo giao thừa
Hòa cùng tiếng sóng vỗ bờ gọi em!
Nhưng với riêng tôi video nhạc yêu thích nhất đối với ca từ Nguyên Hùng thơ hay phổ nhạc thì “Sóng không từ biển”. “Bến xưa”. “Lời hẹn tình quê” mà đặc biệt “Sóng không từ biển” sao mà nhớ và thương đến vậy. Ca từ “biển và em” là lời thơ trên cánh sóng, tiếng biển, tiếng em trữ tình vọng mãi với thời gian.
BIỂN VÀ EM Nguyên Hùng
Anh lớn lên trên sóng
Nên say hoài biển xanh
Biển đưa ngàn chiếc võng
Ru bồng bềnh hồn anh.
Em chỉ là giọt nhỏ
Giữa dòng đời lặng trôi
Mà trước em anh ngỡ
Trước muôn trùng biển khơi.
Nguyên Hùng những ca từ yêu thích, “Sóng không từ biển”. “Bến xưa”. “Lời hẹn tình quê” tôi nghiệm ra chằng phải chỉ mình tôi yêu thích tuyển chọn mà nhiều bạn bè và mọi người đều yêu thích, và chính tác giả cũng yêu thích những tác phẩm ấy nhiều hơn. Thế nào là thơ hay? Tôi thích lời thẩm thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa “thơ hay là thơ giản dị, xúc động, àm ảnh”. Thơ hay nào thường được phổ nhạc? đó là thơ giàu nhạc tính theo thẩm nhạc của nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Thơ hay phổ nhạc, truyện hay thành phim là sự chuyển thể tác phẩm sang một bầu trời rộng hơn và tầm cao khác.
Thơ Nguyên Hùng giàu nhạc tính là lời nhận xét tinh tế của nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo : “Thơ anh không cầu kỳ kiểu cách mà tràn đầy chất dân gian truyền thống. Nhiều ví von, ẩn dụ, nhiều thi ảnh thân thương gần gũi. Và đặc biệt là thơ anh rất giàu nhạc tính. Có lẽ vì thế mà nhiều nhạc sĩ đã tín chấp nhạc của mình vào thơ Nguyên Hùng. Anh không phải là một nhà thơ nổi tiếng, nhưng đã có đến vài ba chục bài hát khởi nguồn từ thơ anh. Có những ca khúc được ca sĩ chuyên nghiệp thu thanh và biểu diễn, được phát trên sóng phát thanh, truyền hình, và được bạn yêu nhạc yêu thích như “Sóng không từ biển”, “Bến xưa” (nhạc Lê An Tuyên), “Biển và em” (nhạc Thanh Hoàng), “Đừng quên con nhé” (nhạc Nguyễn Ngọc Tiến), v.v… Đó là một hiện tượng. Không phải nhà thơ nổi tiếng nào cũng được phổ nhạc nhiều và hay như thế”.
Nhạc sĩ nhà thơ Lê An Tuyên (Le An Tuyen) có lẽ là người phổ nhạc thành công hơn cả thơ Nguyên Hùng và chuyển thể ca từ thật thành công. Ca từ “Lời hẹn tình quê” Nguyên Hùng – Lê An Tuyên thật tuyệt vời.
LỜI HẸN TÌNH QUÊ Nhạc: Lê An Tuyên
Lời ca từ : Nguyên Hùng, Lê An Tuyên
Lời hẹn cùng ai về lại bến sông quê
Dòng sông xanh vẫn dạt dào thương nhớ
Sóng sông xanh ngân cung đàn điệu nhạc
Hát ru tình ta năm tháng đợi chờ nhau
Mong được gió mang đi tơ lòng em dệt
Từ trong câu ca ân tình mộc mạc tìm nhau
Gió bay đi lời ca còn mãi
Tha thiết một miền quê mênh mang nỗi nhớ
Trắng hoa cau dây trầu nhớ mẹ
Nữa câu hò chợt gợi nhớ bóng hình quê
Thời gian có chờ ai đâu đừng lỡ hẹn
Về đi thôi về lại miền quê xưa
Bao năm xa quê bấy nhiêu niềm mong đợi
Bao đắng cay vui buồn một thuở
Về lại với nhau trong khói lam chiều …
Vương vấn sáo diều ngân
Nghe câu ví dặm thương
đang dìu dặt đêm trăng…
Đừng lỡ hẹn người ơi, đừng lỡ hẹn
Về đi thôi, về lại miền quê xưa
Bao năm xa quê bấy nhiêu niềm mong nhớ
Bao đắng cay vui buồn một thuở
Về nhé bên nhau trong khói lam chiều…”
Ca từ “LỜI HẸN TÌNH QUÊ” gợi nhớ Ca từ “TỎ Ý”, bài từ theo điệu Ức Giang Nam, một tuyệt phẩm của Hồ Xuân Hương tại Lưu Hương Ký, bản dịch của Hoàng Kim trong bài viết Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương. Cám ơn Nguyên Hùng , Lê An Tuyên, Ví Dặm Ân Tình tài hoa.
Ngày khoảng lặng nhớ bạn.
Hoàng Kim
(*) Một phiên bản khác của bài thơ Nguyên Hùng
CHỈ CÒN NỖI NHỚ Nguyên Hùng
Anh về quê mẹ cuối năm
Để em ở lại cùng xuân cuối trời
Bay qua ngàn dặm xa xôi
Cõng theo chút nắng để rơi lúc nào
Chỉ còn nỗi nhớ cồn cào
Lặn vào đêm thức ngấm vào ngày mơ!
Châu Phi một thoáng nhìn toàn cảnh. Châu Phi bạn nhớ điều gì nhất? Châu Phi chiến lược chuyển đổi sắn. Lúa sắn Việt Nam với châu Phi. Nông nghiệp và du lịch sinh thái. Trên đây là một số chỉ mục ghi chép của tôi trước đây về nhớ châu Phi đất nước con người. Nay tôi biên tập sắp xếp lại với ước muốn xâu chuỗi ký ức vụn các điạ danh và bạn hữu và những ghi nhớ chính. Mục đích của ghi chép này nhằm bảo tồn một số tư liệu thông tin bản thân và có thể có ích cho những ai quan tâm nông nghiệp và du lịch sinh thái châu Phi
Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông Việt Nam. Sông Mekong dài 4.400 km tính theo độ dài đứng thứ 12 nhưng tính theo lưu lượng nước thì đứng thứ 10 trên thế giới với lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 tỉ m³. Lưu vực sông Mekong rộng khoảng 795.000 km², với lưu lượng dòng chảy trung bình 15.000 m³/s đứng thứ 8 trên thế giới. Sông Mekong là điểm nhấn địa chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội rất quan trọng của châu Á. Đó là nguồn sống, nguồn tài nguyên và nôi văn hoá, văn minh phương Đông của nhiều cộng đồng dân tộc.
Đặc điểm thủy năng nổi bật của Sông Mekong là vai trò điều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé Sap, người Việt thường gọi là “Biển Hồ” là hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á, Phần thượng nguồn sông Mekong người Trung Quốc hiện đã hoàn thành xây dựng một loạt các đập trên sông tại Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, và đang xây đập Tiểu Loan với hơn một chục đập thủy điện điều lượng nước gây nhiều tranh cãi cho an sinh vì thay đổi trữ lượng nước, gia tăng mức độ xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nông nghiệp và nguồn cá. Trung Quốc dùng khoa học công nghệ và kinh tế để chế ngự điều tiết lượng nước đầu nguồn và chi phối lượng nước hạ lưu sông Mekong đó là một chiến lược kinh tế chính trị sâu sắc mà gần đây nhiều tài liệu quan tâm tới điều này.
Sông Mekong bị giảm mực nước do sự điều tiết nước hệ thống đập thủy điện thượng nguồn tại Trung Quốc, kết hợp với biến đổi khí hậu và sự mất rừng đang gây nên áp lực kép của sự xâm nhập mặn và hạn cục bộ diện rộng tại nhiều tỉnh Việt Nam. Tiếp theo bài Vựa lúa Nam Bộ bị ngập mặn và thay đổi tư duy thì những thông tin mới về các đập sắp xây dựng ở Lào và Campuchia; cùng với bài viết Hồi sinh sông Danube – bài học lịch sử cho dòng Mekong là cảnh báo cần đọc lại và suy ngẫm .
“Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào” tiến sĩ Lê Hồng Hiệp Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế ngày 7 tháng 1 năm 2020 nhận định: “Về lâu dài, Việt Nam cần tự giải quyết các vấn đề của mình để đảm bảo một nguồn cung điện bền vững, giá cả phải chăng và thân thiện hơn với môi trường để phục vụ sự phát triển của đất nước. Ngay cả khi Việt Nam tham gia vào một số dự án xây dựng đập thủy điện ở Lào, chúng ta vẫn cần tiếp tục phản đối việc xây dựng các con đập mới trên sông Mê Kông. Trong trường hợp Lào quyết định tiến hành xây dựng các đập mới, chúng ta cần phải yêu cầu Lào lựa chọn các thiết kế đập và công nghệ thủy điện phù hợp để giảm thiểu tác động môi trường. Xét cho cùng, đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng đối với an ninh lương thực của không chỉ Việt Nam mà còn của cả khu vực. Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng trên ISEAS Commentary” . Thông tin này được tiếp nối bởi bài viết Làm thay đổi cả hành tinh trong thời gian ngắn, đại dịch COVID-19 tạo tiền đề cho trật tự thế giới mới? góc nhìn của đại sứ Nguyễn Quang Khai tại http://www.soha.vn ngày 5 tháng 4 năm 2020 và thông tin trước đây Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước của Lê Viết Thọ BBC News Tiếng Việt 24 tháng 10 2019. Ý kiến nói rằng, tương lai ảm đạm của Mekong vì các dự án thủy điện thượng nguồn, trong khi cơ chế tham vấn quốc tế không còn hiệu quả.
Tôi muốn trao đổi thêm đôi điều xung quan vấn đề Vựa lúa Nam Bộ bị ngập mặn và thay đổi tư duy Cố giáo sư viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng cách đây nhiều năm đã cảnh báo rằng: Việc chọn tạo nguồn lương thực thực phẩm thích ứng với điều kiện khô hạn và xâm nhập mặn là cấp thiết vì trái đất nóng lên, nạn mất rừng và các dòng sông lớn của Việt Nam có nước đầu nguồn từ Trung Quốc có thể bị điều tiết lưu lượng nước bởi việc làm thủy điện, sẽ gây khô hạn hoặc ngập úng diện rộng khi chặn dòng hoặc xả lũ. Việc chọn tạo giống cây trồng chịu hạn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu và thích hợp vùng khó khăn đã được lưu ý từ lâu rồi, nên giáo sư Võ Tòng Xuân mới tự tin nói vậy. Nhìn xa hơn một chút vào lịch sử cho thấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn nằm trong tổng thể của tầm nhìn quốc gia. Việt Nam soi vào Trung Quốc và Brazil của quá khứ và hiện tại, qua 500 năm nông nghiệp Brazil và Trận Vũ Hán bài học lịch sử,sẽ ngộ được nhiều bài học lớn cho nông nghiệp. Brazil hiện nay vì sao bảo tồn và phát triển nông nghiệp được, bởi họ có bài học lịch sử đắt giá của bảo tồn phát triển nông nghiệp và các ngành hàng buôn bán thương mại Việt Nam khắc phục khô hạn và ngập úng hiện nay cần giải pháp tổng thể và chuỗi lịch sử mà không thể chỉ nhìn giải pháp tình thế và phân khúc. Trận Vũ Hán bài học lịch sử năm 1938 lụt Hoàng Hà do chủ động phá đê để gây lầy lội chặn chiến dịch thần tốc của quân Nhật trong chiến tranh Trung Nhật (làm chết hơn 50 vạn dân thường), sau này đã được chủ tịch Mao Trạch Đông nghiên cứu vận dụng trong đại kế chiến lược Tam Tuyến, xây đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang, xây nhiều đập thủy điện trên sông Mekong, hình thành khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (xem Quảng Tây nay và xưa), Đó là mưu lược liên hoàn đã có tính toán từ trước. Tình hình hiện nay, khối ASEAN đang lớn mạnh, Mỹ đang xoay trục về châu Á, BRIC (Brazil, Rusian, India, China) đang trỗi dậy, Biển Đông, Mekong, đang làm thay đổi chiều hướng chính trị kinh tế khu vực. Việt Nam và các nước cuối lưu vực sông Mekong yêu cầu mở dự trữ nước đầu nguồn, điều tiết lưu lượng nước để chống hạn và xâm nhập mặn. Các điểm nóng đang dần lộ diện nhiều vấn đề quan hệ quốc tế nhạy cảm và phức tạp về kinh tế chính trị khu vực. Sự biến đổi khí hậu, khô cạn hoặc ngập úng tại lưu vực những dòng sông lớn do điều tiết nước, diện tích đất rừng bị thu hẹp đang gây hiệu ứng kép lên nhiều vùng rộng lớn Việt Nam. Chọn tạo giống cây trồng chịu hạn mặn và giải pháp kỹ thuật canh tác thích ứng biến đổi khí hậu là cấp thiết và hiện đã có một số kết quả gợi những góc nhìn tham chiếu về bảo tồn và phát triển nông nghiệp bền vững.
MA VĂN KHÁNG TRONG TÔI
Ma Văn Kháng người thầy Việt văn Hoàng Kim
Ma Văn Kháng là nhà văn lớn, viên ngọc sáng, đồng bạc trắng hoa xòe của núi rừng Tây Bắc. Mỗi nhà văn lớn ngoài cái tâm nhân cách, cái tầm tư tưởng, cái tài tình danh sĩ, còn có cái hồn thiêng của một vùng đất, một nghề nghiệp mà họ yêu thiết tha như chính cuộc đời này. Ma Văn Kháng gắn bó với Tây Bắc như Nguyên Ngọc thân thiết với những ngọn núi kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên, và như Nguyễn Ngọc Tư thương nhớ sâu xa cánh đồng bất tận của đất phương Nam vậy.
Ma Văn Kháng hơn nửa thế kỷ cầm bút
Nhà văn Ma Văn Kháng trên hành trình hơn nửa thế kỷ cầm bút của mình đã xuất bản 25 tập truyện, 16 tiểu thuyết và 1 cuốn hồi ký. Những tác phẩm nổi tiếng của ông “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương”, “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đồng bạc trắng hoa xòe”, “Trăng soi sân nhỏ”, “Đám cưới không có giấy giá thú”, “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn”, “Một mình một ngựa”, “Bóng đêm”… và gần đây là “Người thợ mộc và tấm ván thiên” chắc chắn sẽ còn được đón nhận của nhiều thế hệ.
Ma Văn Kháng là tấm gương nghị lực đã dấn thân cho nghiệp văn để soi sáng cái đẹp của con người trong đời sống bình dị. Thật khâm phục một thầy giáo dạy văn cấp hai ở vùng núi Lào Cai suốt 20 năm mà đã để lại cho đời một văn nghiệp đồ sộ đến vậy.
Trần Đăng Khoa có lời thẩm văn tinh tế: “Ma Văn Kháng, một cây bút xuất sắc trong văn học đương đại Việt Nam. Ma Văn Kháng là một nhà văn lớn. Có thể xếp ông bên cạnh Nam Cao là cây bút vào hạng xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Tiếc là Nam Cao mắt sớm, nên không phong phú, đồ sộ bằng Ma Văn Kháng. Tuy nhiên Nam Cao viết đều tay hơn Ma Văn Kháng, hầu như ông không có cái nào non lép. Còn Ma Văn Kháng, bên cạnh những tác phẩm đặc sắc, ông vẫn có những cái không xứng tầm với ông. Nhưng chẳng sao. Bởi nếu chỉ chọn những cái hay, vứt hết những gì non lép đi, nếu chỉ tính số lượng những tác phẩm đặc sắc còn lại, Ma Văn Kháng vẫn đứng hàng đầu bảng. Ông là một trong vài nhà văn ứng viên Giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay, trong số những ứng viên ấy, ông cũng là người xứng đáng nhất“.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng già làng xóm Lá có bài viết “Cuốn tiểu thuyết ở tuổi 80” giới thiệu sách mới in “Người thợ mộc và tấm ván thiên” của nhà văn Ma Văn Kháng. Thầy Dũng viết: Lời tâm sự (của nhà văn Ma Văn Kháng) nghe xao xuyến quá: “Mình dồn hết sức lực vào cuốn này, cuốn tiểu thuyết cuối cùng của đời mình đấy, Lân Dũng yêu quý à!”. Tôi tin là sách hay, vì đây là sách lắng đọng tâm huyết một đời. “Người thợ mộc và tấm ván thiên” là tuyên ngôn văn học của nhà văn Ma Văn Kháng tiếp nối cuốn hồi ký “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương” của chính tác giả. Sau tác phẩm này, còn tâm huyết và sức lực, ông lại viết tiếp Chim én liệng trời cao (2017). Thật ngưỡng mộ sức viết! Văn là Người. Nhà văn Ma Văn Kháng là ai thì chúng ta đã thật kính trọng và hiểu ông rồi. Ma Văn Kháng thầy giáo Việt văn. Ông hiện đã lớn tuổi (trên 83 tuổi năm 2019) và bệnh tim, hãy quan tâm ông và phổ biến rộng hơn tấm gương dấn thân và tác phẩm chọn lọc của người Thầy này đến nhiều người đọc hơn nữa.
Ma Văn Kháng cuộc đời nghị lực
Nhà văn Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936 tại làng cổ Kim Liên, Đống Đa, hiện sống và viết ở Hà Nội. Ông tham gia quân đội từ tuổi thiếu niên. Năm 1963 ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, sau lên dạy học ở tỉnh Lào Cai, sống và gắn bó với đồng bào dân tộc miền núi hơn 20 năm. Ngày ấy, ông quen anh Ma Văn Nho, Phó chủ tịch huyện Bảo Thắng, Lào Cai. Anh Nho cũng là người Kinh, quê ở Hạ Hòa, Phú Thọ. Hai anh em cùng đi cơ sở, thực hiện ba cùng với nhân dân, vận động họ tăng gia sản xuất, đóng thuế, đi dân công, xóa mù chữ, vệ sinh phòng dịch bệnh… Ông kết nghĩa anh em với anh Nho và chuyển sang họ Ma. Từ đó Ma Văn Kháng là tên dùng hàng ngày trong công tác. Ký học bạ cho học sinh, ông cũng lấy tên này. Sau này, viết văn thì dùng luôn(1). Ông vào Đảng năm 1959 và lấy vợ năm 1962. Năm 1961 ông gừi truyện ngắn đầu tay Phố Cụt về báo Văn học (tiền thân của báo Văn nghệ) và được đăng. Nhờ có đà động viên ấy mà sau đó ông gửi liên tiếp nhiều truyện ngắn khác (2). Ông trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974. Từ năm 1976 đến nay ông công tác tại Hà Nội, đã từng là Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Lao Động. Từ tháng 3 năm 1995 ông là Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã 8 lần đệ đơn xin thôi vị trí này. Ông đã được nhận giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 cho quyển tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, tặng thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam 1995 cho tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ (3)
Ma Văn Kháng tác phẩm chọn lọc
Một số tác phẩm tiêu biểu của Ma Văn Kháng
Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết, 1979)
Mưa mùa hạ (tiểu thuyết 1982)
Vùng biên ải(tiểu thuyết,1983)
Trăng non (tiểu thuyết 1984)
Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết,1985)
Giấy trắng (tiểu thuyết)
Phép lạ thường ngày
Thầy Thế đi chợ bán trứng
Võ sỹ lên đài (1986)
Thanh minh trời trong sáng
Hoa gạo đỏ
Ngày đẹp trời (truyện ngắn 1986)
Đám cưới không giấy giá thú
Vệ sĩ của Quan Châu (truyện ngắn 1988)
Trái chín mùa thu (truyện ngắn 1988)
Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết 1989)
Đám cưới không giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989)
Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết 1992)
Heo may gió lộng (truyện ngắn 1992)
Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn 1994)
Ngoại thành (truyện ngắn 1996)
Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyển tập 1996)
Vòng quay cổ điển (truyện ngắn 1997)
Đầm sen (1997)
Một chiều giông gió (1998)
Ngược dòng nước lũ (1999)
Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001)
Bến bờ
Một mình một ngựa (2009)
Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (2009)
Người thợ mộc và tấm ván thiên (2016)
Chim én liệng trời cao (2017)
Nhà văn, nhà giáo Ma Văn Kháng trên hành trình hơn nửa thế kỷ cầm bút của mình đã xuất bản 25 tập truyện, 16 tiểu thuyết và 1 cuốn hồi ký “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương”. Những tác phẩm nổi tiếng của ông phản ánh đời sống của đồng bào dân tộc miền núi như “Đồng bạc trắng hoa xoè”, “Vùng biên ải”, “Trăng soi sân nhỏ, “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn”, “Một mình một ngựa”, “Bóng đêm”… là những viên ngọc sáng. Ông được mệnh danh là “nhà văn của núi rừng”. Ngoài ra, ông cũng rất thành công với đề tài gia đình như các tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới không có giấy giá thú”. Tác phẩm của ông sẽ còn được đón nhận của nhiều thế hệ. Tại Tác phẩm đầu tay hay sự khởi đầu nghiệt ngã (4) có trích dẫn nhận định đời văn của Ma Văn Kháng. Ông cho biết đời văn của ông, ngoài 15 tiểu thuyết và 1 cuốn hồi ký, ông đã viết khoảng 200 truyện ngắn. Trong 25 tập truyện ngắn đã in thì chỉ có 18 tập ông coi là tác phẩm. Truyện ngắn đầu tay “Phố cụt” cho dù để lại trong ông nhiều ấn tượng và cảm xúc đẹp, nhưng nó là một truyện viết thường nên ông không đưa vào tập truyện ngắn nào của mình. Nó chỉ được in chung trong “Tủ sách mùa đầu” của Nhà xuất bản Phổ thông.
*
Thung dung đèn sách nhẫn nha don vườn, tôi tìm đọc lại ít tác phẩm hay của Ma Văn Kháng người thầy Việt văn. Cụ Nguyễn Hiến Lê và nhà văn Ma Văn Kháng đều thuộc típ người siêng năng như con ong làm mật và họ là tấm gương soi. Cụ Nguyễn Hiến Lê sao sáng trời Nam đã viết: “Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời. Tôi VIẾT ĐỂ HỌC và HỌC ĐỂ VIẾT”. Nguyễn Khải, ngọc cho đời cũng nói những lời thật tâm huyết: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”.“Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. Lắng nghe Mạc Ngôn kể chuyện, Mạc Ngôn cũng nói: “Đối với một tác giả, viết là cách nói tốt nhất”. Theo Mạc Ngôn: “Đối với một tác giả, viết là cách nói tốt nhất. Các bạn sẽ tìm thấy mọi điều tôi muốn nói trong các tác phẩm của tôi. Lời nói bị gió cuốn đi, còn những câu chữ đã được viết ra thì không bao giờ bị xóa bỏ. Tôi mong các bạn hãy kiên nhẫn đọc các cuốn sách của tôi. Tôi không thể ép buộc các bạn, và ngay cả khi các bạn làm như vậy thì tôi cũng không trông chờ các bạn thay đổi ý kiến về tôi. Chưa có tác giả nào, dù ở bất cứ nơi đâu, lại được mọi độc giả của mình yêu thích; điều đó đặc biệt đúng trong những lúc như thế này“. Nhà văn Ma Văn Kháng có những quan niệm nghiêm cẩn về viết văn gắn với vùng đất và sử thi dân tộc Ông nói: “Tôi đặt nhiều sự quan tâm vào giai đoạn lịch sử, đưa ra những vấn đề mang tính sử thi. Tôi quan niệm không có sử thi thì không có nền văn học dân tộc. Văn học phải có những tác phẩm khắc họa bước đi lớn của đất nước.” – Ma Văn Kháng, Phỏng vấn bởi VnExpress, 2017[2]. Ông nhận Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1998, Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Truyện ngắn chọn lọc, Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn[3]. Ma Văn Kháng trong tôi là nhà văn đời thường, Ông viết dung dị những điều ông sống và nghĩ. Lời văn ông như suối nguồn trong trẻo Hoa Đất. Học ông không khó, hiền lành phúc hậu siêng năng là viết được.
Tôi thật biết ơn Ma Văn Kháng người thầy Việt văn.
NGUYÊN HÙNG BẠN XỨ NGHỆ Nguyên Hùng những ca từ yêu thích
Hoàng Kim
Sóng không từ biển. Bến xưa. Lời hẹn tình quê là ba bài thơ hay của Nguyên Hùng ngọt ngào trên cánh sóng mà tôi yêu thích. Thật tự hào khi có người bạn xứ Nghệ thân thiết và tài hoa đến vậy. Nguyên Hùng viết bài thơ “Gửi dòng sông” như là lời ngõ cho tập thơ “Cánh buồm thao thức” của anh.
GỬI DÒNG SÔNG Nguyên Hùng
Ta sinh ra từ một dòng sông
Sông dài rộng con đò ngang thì bé
Đạn rít bom gầm cày nát thời thơ trẻ
Khói lửa vừa tan mỗi đứa một phương trời
Gặp lại nhau sông đã khác xưa rồi
Bến đò cũ chỉ còn ký ức
Ta bên nhau vẫn bồi hồi sóng nước
Như thuở nào canh bến đợi thuyền cha
Tháng năm dài sống trong nỗi cách xa
Dòng sông mẹ chảy qua từng giấc ngủ
Dẫu về đâu vẫn không vơi nhung nhớ
Thương những mái chèo sấp ngửa sớm khuya
Dòng sông quê chứa kỷ niệm ngày qua
Là bến đậu cho ta chiều xế bóng
Xin quỳ xuống nâng niu từng con sóng
Giữ riêng mình – tìm lại tuổi thơ xưa
Ơi dòng sông ngọt lịm điệu đò đưa
Ơi dòng sông mặn mòi câu ví dặm
Giá mỗi chiều được về quê ngụp tắm
Giữa trong xanh da diết một cánh buồm…
“Chỉ còn nỗi nhớ” một bài thơ khác của anh, tứ không lạ nhưng lời thơ nồng nàn yêu thương. Những ngày nhớ thương, giai điệu của ca từ lại nồng nàn đến lạ. Đó không hẵn là lời thơ mà là tiếng lòng cất lên giọng hát. Lắng nghe âm hưởng “Chỉ còn nỗi nhớ ” của Nguyên Hùng sao da diết lạ. (*)
KHI XA EM Nguyên Hùng
Anh về quê tiễn đưa năm
Để em ở lại xa xăm cuối trời
Bay qua ngàn dặm rối bời
Cõng theo chút nắng, đánh rơi lúc nào
Chỉ còn nỗi nhớ cồn cào
Ngấm vào đêm thức, lặn vào ngày mơ
Hóa thành tiếng pháo giao thừa
Hòa cùng tiếng sóng vỗ bờ gọi em!
Nhưng với riêng tôi video nhạc yêu thích nhất đối với ca từ Nguyên Hùng thơ hay phổ nhạc thì “Sóng không từ biển”. “Bến xưa”. “Lời hẹn tình quê” mà đặc biệt “Sóng không từ biển” sao mà nhớ và thương đến vậy. Ca từ “biển và em” là lời thơ trên cánh sóng, tiếng biển, tiếng em trữ tình vọng mãi với thời gian.
BIỂN VÀ EM Nguyên Hùng
Anh lớn lên trên sóng
Nên say hoài biển xanh
Biển đưa ngàn chiếc võng
Ru bồng bềnh hồn anh.
Em chỉ là giọt nhỏ
Giữa dòng đời lặng trôi
Mà trước em anh ngỡ
Trước muôn trùng biển khơi.
Nguyên Hùng những ca từ yêu thích, “Sóng không từ biển”. “Bến xưa”. “Lời hẹn tình quê” tôi nghiệm ra chằng phải chỉ mình tôi yêu thích tuyển chọn mà nhiều bạn bè và mọi người đều yêu thích, và chính tác giả cũng yêu thích những tác phẩm ấy nhiều hơn. Thế nào là thơ hay? Tôi thích lời thẩm thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa “thơ hay là thơ giản dị, xúc động, àm ảnh”. Thơ hay nào thường được phổ nhạc? đó là thơ giàu nhạc tính theo thẩm nhạc của nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Thơ hay phổ nhạc, truyện hay thành phim là sự chuyển thể tác phẩm sang một bầu trời rộng hơn và tầm cao khác.
Thơ Nguyên Hùng giàu nhạc tính là lời nhận xét tinh tế của nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo : “Thơ anh không cầu kỳ kiểu cách mà tràn đầy chất dân gian truyền thống. Nhiều ví von, ẩn dụ, nhiều thi ảnh thân thương gần gũi. Và đặc biệt là thơ anh rất giàu nhạc tính. Có lẽ vì thế mà nhiều nhạc sĩ đã tín chấp nhạc của mình vào thơ Nguyên Hùng. Anh không phải là một nhà thơ nổi tiếng, nhưng đã có đến vài ba chục bài hát khởi nguồn từ thơ anh. Có những ca khúc được ca sĩ chuyên nghiệp thu thanh và biểu diễn, được phát trên sóng phát thanh, truyền hình, và được bạn yêu nhạc yêu thích như “Sóng không từ biển”, “Bến xưa” (nhạc Lê An Tuyên), “Biển và em” (nhạc Thanh Hoàng), “Đừng quên con nhé” (nhạc Nguyễn Ngọc Tiến), v.v… Đó là một hiện tượng. Không phải nhà thơ nổi tiếng nào cũng được phổ nhạc nhiều và hay như thế”.
Nhạc sĩ nhà thơ Lê An Tuyên (Le An Tuyen) có lẽ là người phổ nhạc thành công hơn cả thơ Nguyên Hùng và chuyển thể ca từ thật thành công. Ca từ “Lời hẹn tình quê” Nguyên Hùng – Lê An Tuyên thật tuyệt vời.
LỜI HẸN TÌNH QUÊ Nhạc: Lê An Tuyên
Lời ca từ : Nguyên Hùng, Lê An Tuyên
Lời hẹn cùng ai về lại bến sông quê
Dòng sông xanh vẫn dạt dào thương nhớ
Sóng sông xanh ngân cung đàn điệu nhạc
Hát ru tình ta năm tháng đợi chờ nhau
Mong được gió mang đi tơ lòng em dệt
Từ trong câu ca ân tình mộc mạc tìm nhau
Gió bay đi lời ca còn mãi
Tha thiết một miền quê mênh mang nỗi nhớ
Trắng hoa cau dây trầu nhớ mẹ
Nữa câu hò chợt gợi nhớ bóng hình quê
Thời gian có chờ ai đâu đừng lỡ hẹn
Về đi thôi về lại miền quê xưa
Bao năm xa quê bấy nhiêu niềm mong đợi
Bao đắng cay vui buồn một thuở
Về lại với nhau trong khói lam chiều …
Vương vấn sáo diều ngân
Nghe câu ví dặm thương
đang dìu dặt đêm trăng…
Đừng lỡ hẹn người ơi, đừng lỡ hẹn
Về đi thôi, về lại miền quê xưa
Bao năm xa quê bấy nhiêu niềm mong nhớ
Bao đắng cay vui buồn một thuở
Về nhé bên nhau trong khói lam chiều…”
Ca từ “LỜI HẸN TÌNH QUÊ” gợi nhớ Ca từ “TỎ Ý”, bài từ theo điệu Ức Giang Nam, một tuyệt phẩm của Hồ Xuân Hương tại Lưu Hương Ký, bản dịch của Hoàng Kim trong bài viết Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương. Cám ơn Nguyên Hùng , Lê An Tuyên, Ví Dặm Ân Tình tài hoa.
Ngày khoảng lặng nhớ bạn.
Hoàng Kim
(*) Một phiên bản khác của bài thơ Nguyên Hùng
CHỈ CÒN NỖI NHỚ Nguyên Hùng
Anh về quê mẹ cuối năm
Để em ở lại cùng xuân cuối trời
Bay qua ngàn dặm xa xôi
Cõng theo chút nắng để rơi lúc nào
Chỉ còn nỗi nhớ cồn cào
Lặn vào đêm thức ngấm vào ngày mơ!
Châu Phi một thoáng nhìn toàn cảnh. Châu Phi bạn nhớ điều gì nhất? Châu Phi chiến lược chuyển đổi sắn. Lúa sắn Việt Nam với châu Phi. Nông nghiệp và du lịch sinh thái. Trên đây là một số chỉ mục ghi chép của tôi trước đây về nhớ châu Phi đất nước con người. Nay tôi biên tập sắp xếp lại với ước muốn xâu chuỗi ký ức vụn các điạ danh và bạn hữu và những ghi nhớ chính. Mục đích của ghi chép này nhằm bảo tồn một số tư liệu thông tin bản thân và có thể có ích cho những ai quan tâm nông nghiệp và du lịch sinh thái châu Phi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-chau-phi/.
1. CHÂU PHI MỘT THOÁNG NHÌN TOÀN CẢNH
Châu Phi không nghèo, nó chỉ nghèo quản lý, và cần thiết tìm kiếm phương thức bảo tồn phát triển bền vững. Định hướng quan trong hơn tốc độ. Tương lai của châu Phi nằm trong nông nghiệp. Ba trụ cột chính của hạnh phúc và chất lượng cuộc sống là sự cân bằng, hài hòa của phát triển kinh tế, nâng cao giá trị con người trong đời sống văn hóa xã hội và gìn giữ môi trường trong lành. Tại diễn đàn kinh tế thế giới ở châu Phi tổ chức tại Kigali 11-13 tháng 5 năm 2016 các nhà lãnh đạo của châu Phi đã nhấn mạnh thông điệp này.
Con người tìm đường sống theo bản năng và bị chi phối bởi số phận lịch sử. Thế giới được viết lại khi Tân Thế Giới được khám phá sau năm 1492. Sự di cư của người da trắng châu Âu sang vùng đất hứa châu Mỹ kéo theo sự buôn bán xuất khẩu lao động nô lệ người da đen châu Phi, và đi đôi với sự đồng hóa thu hẹp địa bàn của người da đỏ bản địa. Các thập kỷ gần đây những biến động chiến tranh và hoạt động kinh tế đã tạo dòng chảy di cư của người da vàng châu Á sang vùng đất hứa và tái phân phối sắc tộc, văn hóa, ngôn ngữ châu Mỹ tạo nên Đông Tây hai nẻo đường nhân loại
Châu Phi hôm nay vốn đã chi phối mạnh mẽ của hợp tác Bắc Nam từ nhiều thập kỷ trước, nay đang tìm đường hợp tác Nam Nam phối hợp với hợp tác Bắc Nam. Mô hình đặc khu” là vấn đề nóng bỏng của châu Phi trong hợp tác Bắc Nam với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (apartheid đặc quyền của người da trắng), đối với những vùng đất dường như là nhượng địa cho tư bản châu Âu bằng sự lọc lõi tư sản với trãi nghiệm mua bán cưỡng đoạt đã chiếm lấy nhiều tài sản quý của người châu Phi.
Nam Phi và Tổng thống Nelson Mandela là một thí dụ rõ nét nhất cho châu Phi một thoáng nhìn toàn cảnh. Nelson Rolihlahla Mandela sinh ngày 18 tháng 7 năm 1918 mất ngày 5 tháng 12 năm 2013, là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999. Ông cũng là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Ông Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Ông Mandela có trí tuệ và uy tín, nên ông đã buộc phải đứng đầu phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Ông bị chính quyền thân tư sản phương Tây có đặc quyền của người da trắng apartheid bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác, và bị tuyên án tù chung thân. Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben. Nelson Mandela sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990, đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Ông trúng cử tổng thống nhiệm kỳ năm 1994 đến năm 1999, và kiên quyết không chịu kéo dài nhiệm kỳ Tổng thống mà trở về làm một người Già cao quý được gọi là Madiba, một tước hiệu danh dự của bộ lạc Xhosa của ông. Mandela là một nhân vật gây tranh cãi trong suốt cuộc đời của ông. Các nhà phê bình cánh hữu đã tố cáo ông là một kẻ khủng bố theo cộng sản. Những người cánh tả cực đoan thì cho rằng hầu hết thời gian cầm quyền của ông là ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc,.ông quá nhiệt tình đàm phán và hòa giải với những người ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộc. Dẫu vậy, vượt lên mọi khen chê, Nelson Mandela trở thành một lãnh tụ Châu Phi tầm vóc thế giới, là biểu tượng của dân chủ và công bằng xã hội. Nelson Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hòa bình vào năm 1993 và tại Nam Phi, quê hương ông, Nelson Mandela được đặc biệt kính trọng và được coi là Cha già dân tộc.
Nigeria cũng có một số phận dân tộc tương tự Nam Phi. Nigeria trãi nhiều nhọc nhằn để có được độc lập năm 1960 nhưng các chính phủ tiền nhiệm nối tiếp nhau sau đó cho đến nay với tầng lớp giàu luôn chỉ quan tâm khai thác dầu lửa .Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, sử dụng vốn FDI hoặc vay thế chấp đất đai để đầu tư khai khoáng kim cương, vàng, kim loại màu, xây dựng kinh doanh nhà đất khách sạn và du lịch. Nông nghiệp chưa có được những giải pháp căn cơ phát triển biền vững. Nigeria năm 2000, diện tích sắn 3,30 triệu ha, đứng đầu thế giới, năng suất bình quân 9,70 tấn/ ha, sản lượng 32,01 triệu tấn. Năm 2016 Nigeria diện tích sắn 6,26 triệu ha, vẫn đứng đầu thế giới, năng suất bình quân 9,12 tấn/ ha, sản lượng 57,13 triệu tấn. Một đội ngũ tinh hoa của đất nước này đang nổ lực kiến tạo mới thay đổi tầm nhìn và định hướng trong đầu tư nông nghiệp để dòng chảy tài chính trở về với đất nước họ để nâng cao sinh kế, thu nhập, việc làm, lợi nhuận cho người lao động. Nigeria cũng như nhiều nước châu Phi, đang đối mặt với những bức xúc lớn của đất nước. Một thí dụ trong câu chuyện của Martin Fregene bạn hãy nhìn vào nội dung thông điệp hôm nay thì sẽ thấy rõ . Martin Fregene viết trên Facebook “US Government : We ask that the US government send a Special Envoy to Nigeria (and Lake Chad region).”:“Bạo lực gia tăng ở Nigeria làm sâu sắc hơn những chia rẽ tách biệt các cộng đồng tôn giáo khác nhau bởi vì bản sắc của Nigeria gắn liền với bản sắc tôn giáo dân tộc. Một số nhóm đã tuyên bố rằng bạo lực có thể được giải thích như là một kết quả của gia súc xào xạc; tuy nhiên, chúng tôi tin rằng xung đột thuộc bất kỳ loại nào sẽ được giải quyết thông qua các kênh pháp lý thích hợp. Chúng tôi yêu cầu Hoa Kỳ cử một Đặc phái viên đến Nigeria: Cụ thể cho mục đích phối hợp một phản ứng đầy đủ với các cuộc khủng hoảng ở Nigeria,để giúp chống lại bạo lực gia tăng ở Nigeria, điều này gây nguy hiểm cho sự ổn định của Nigeria, Châu Âu và Hoa Kỳ. Nigeria là một lợi ích chiến lược đối với Hoa Kỳ, vì nó đứng ở ngã tư Bắc Phi và Tiểu Sahara châu Phi. Nigeria là quốc gia đông dân nhất châu Phi và là một trong 25 quốc gia đông dân nhất trên toàn cầu. Là nền kinh tế lớn nhất ở châu Phi, nó có trọng lượng đáng kể trong chính trị và kinh doanh châu Phi, nhưng nó có sự thù địch xã hội cao nhất về tôn giáo. Tình hình ở Nigeria đe dọa làm suy yếu sự ổn định của nó và có thể dẫn đến giảm thương mại giữa Nigeria“
Hai câu chuyện ở Nam Phi và Nigeria giúp ta biết Châu Phi một thoáng nhìn toàn cảnh
2. CHÂU PHI BẠN NHỚ ĐIỀU GÌ NHẤT ?
Kênh đào Suez, Kim Tự Tháp Ai Cập, Thánh địa Hồi giáo, Bờ biển Vàng Ghana, Nông nghiệp sinh thái và Du lịch châu Phi đất nước con người, đặc biệt là lúa sắn. Đó là các ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng tôi. Những người bạn Phi tôi quen biết đầu tiên năm 1988 và sau nay tôi đã được trãi nghiệm nhiều lần sang châu Phi nên có hiểu biết ít nhiều về đất nước và con người nơi ấy. Tôi được GMX Consulting Ltd là nhà cung cấp tư vấn nông nghiệp và dịch vụ quản lý ở châu Phi mời làm cố vấn trưởng giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây sắn (Dr. Casava) tương tự công việc của giáo sư Võ Tòng Xuân (Dr. Rice) đã làm cho cây lúa từ vài năm trước và giám đốc Lê Quân là người điều hành chiến lược đầu tư và tài chính. Công việc hổ trợ kỹ thuật lúa sắn cho nông dân được thực hiện tập trung tại sáu nước Tây Phi (Nigeria, Ghana, Cote d’Ivoire, Sierra Leone, Liberia, Guinea) và ba nước Đông Phi (Uganda, Tanzania, Kenya), ngoài ra tôi có một số chuyến đi khác với các dự án của CIAT và FAO tại ít dịp.
Kênh đào Suez là ấn tượng nổi bật nhất trong tôi đối với châu Phị. Kênh đào Suez là kênh giao thông nhân tạo nổi tiếng thế giới giúp rút ngắn 6000 km đường biển. Kênh đào Suez đã thay đổi vĩnh viễn lịch sử vận tải đường biển quốc tế, giúp tàu thuyền không phải đi qua mũi phía Nam Châu Phi. Kênh đào Suez nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc-Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ. Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu-Châu Mỹ đến những cảng phía nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương. Kênh được bắt đầu khởi công ngày 25 tháng 4 năm 1859 và hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm 1869. Kênh đào Suez khi hoàn thành, dài 193 km khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 24 m đủ khả năng cho tàu lớn 250.000 tấn qua được.
Kim Tự Tháp Ai Cập tại cao nguyên Giza gần Cairo là địa điểm mang tính biểu tượng của đất nước Ai Cập và châu Phi từ thời cổ xưa. Khu lăng mộ Giza là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại có niên đại sớm nhất và kỳ quan duy nhất còn tồn tại, ở cao nguyên Giza gần sông Nin, cách trung tâm thành phố Cairo thủ đô Ai Cập khoảng 20 km về phía tây nam. Ngày 23 tháng 7 là ngày Quốc khánh Ai Cập ngày cách mạng năm 1952, thường có nhiều người hành hương về nơi này. Khu phức hợp kim tự tháp Giza là nơi có ba kim tự tháp vĩ đại (Khufu, Khafre and Menkaure), và ít nhất sáu kim tự tháp khác với một số cấu trúc nổi bật khác như Nhân sư vĩ đại và Đền Valley chứa đựng bao điều bí ẩn kho báu lạ lùng của lịch sử chưa thể thấu hiểu đầy đủ. ancient-wisdom.com
Thánh địa Hồi giáo tại Cairo thủ đô Ai Cập. Cairo là vùng đô thị đông dân nhất châu Phi, ở bên sông Nile, với dân số trên 15,2 triệu người. Quảng trường Tahrir và Bảo tàng Ai Cập rộng lớn, tọa lạc tại trung tâm thành phố Cairo, nơi có các bộ sưu tập cổ xác ướp hoàng gia và đồ tạo tác mạ vàng của vua Tutankhamun. Điểm nổi bật của khu vực trung tâm Cairo là Pháo đài Babylon thời kỳ La Mã, Nhà thờ Treo và Bảo tàng Coptic, trưng bày các cổ vật của Ai Cập Cơ đốc giáo. Trên đỉnh đồi giữa thành phố là pháo đài Citadel thời trung cổ, nơi có nhà thờ Hồi giáo Muhammad Ali, một địa danh mang phong cách Ottoman. Tháp Cairo cao 187m tại quận Zamalek đảo Gezira,cung cấp tầm nhìn toàn cảnh thành phố. Bảo tàng Cổ vật Ai Cập, thường được biết đến như Bảo tàng Ai Cập hay bảo tàng Cairo, tại Cairo, Ai Cập, là quê hương của một bộ sưu tập rộng nhất của cổ vật Ai Cập cổ đại.
3. CHÂU PHI CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI SẮN
“Nếu ngành Sắn được định vị lại đúng cách, nó có khả năng tiết kiệm cho lục địa châu Phi khoảng 1,2 tỷ đô la, có thể được chuyển hướng vào các nền kinh tế trong nước của châu lục này”. Sắn là một cây trồng chiến lược cho an ninh lương thực của châu Phi và tạo ra sự giàu có cho thanh thiếu niên, và phụ nữ. Với số lượng sắn lớn nhất đến từ châu Phi, sắn hỗ trợ hơn 350 triệu người ở châu Phi”.giáo sư tiến sĩ Martin Fregene nói.
Martin Fregene trước đây là chuyên gia CIAT ở Colombia, tiến sĩ di truyền và chọn giống sắn. Ông đã từng tham gia đánh giá giống sắn ở Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp, Đồng Nai, và dự Hội thảo Sắn Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2000. Trước năm 2000, năng suất sắn Việ Nam tương đương năng suất sắn châu Phi (8 tấn/ ha) Sau năm 2007, năng suất sắn Việt Nam vượt lên gấp đôi (17 tấn/ ha) vượt xa so với năng suất sắn châu Phi.(12 tấn/ha). Nhiều chuyên gia sắn châu Phi đã tới Việt Nam trao đổi học tập kinh nghiệm bảo tồn và phát triển sắn bền vững.
Martin Fregene với các bạn chọn giống sắn châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á ở CIAT năm 2003, Martin Fregene hiện nay (2019) là Giám đốc Bộ Nông nghiệp, Ngân hàng Phát triển Phi Châu (AfDB). Giảng dạy và hướng dẫn khởi nghiệp cho các đối tượng trẻ tuổi sinh viện và doanh nghiệp nông nghiệp, giám đốc Martin Fregene đã chia sẻ câu chuyện cá nhân ông và truyền cảm hứng về cách khai mở niềm tin vào tiềm năng của mình, như chính ông đã là tiến sĩ nhưng tự nguyện rời bỏ những điều kiện tốt hơn ở CIAT, Mỹ để trở về dấn thân cho Nigeria và Châu Phi của ông. Nigeria tổ quốc ông là một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi dân phần lớn thuần nông và nay trồng trên 6 triệu ha sắn vì đất nghèo, dân nghèo, sắn dễ trồng và ít đầu tư. Nigeria thuộc khu vực Tây Phi và cũng là nước đông dân nhất tại châu Phi với dân số trên 174,5 triệu người đông thứ 7 trên thế giới. Llịch sử Nigeria có nền văn hóa riêng biệt . Bước sang thế kỷ XIX, Nigeria trở thành thuộc địa của Đế quốc Anh và giành được độc lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1960, sau Ghana. Tuy độc lập nhưng sau đó Nigeria lại nằm dưới sự cai trị của chính phủ quân sự độc tài cho đến mãi năm 1999, khi nền dân chủ được phục hồi thì lại bị rơi vào vòng xoáy khủng hoảng chính trị bạo lực sắc tộc và các ảnh hưởng nước liên quan đến việc Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Kinh tế Nigeria đã bắt đầu phát triển trong các năm gần đây nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức quá to lớn.
Bạn Martin Fregene là Ajenifuja Maruf Olalekan đã thêm 5 ảnh và một video cùng với Martin Fregene và 34 người khác. Anh viết: “Trên 170 triệu dân số, hơn 40 triệu tuổi trẻ thất nghiệp và hơn 70 % dân số sống dưới dòng nghèo đói là gợi ý của tảng băng tan chảy. Hơn 400 triệu dân số hình chiếu của thế kỷ 400 là một thức dậy gọi là ! Chúng ta phải trồng thêm thức ăn, tạo thêm công việc và đảm bảo an ninh thực phẩm ở Nigeria, cho người Nigeria và bởi người Nigeria. ! Nông nghiệp nông nghiệp có thể thay đổi cốt truyện nếu có chính trị chiến lược, thực tế, chính sách của nông dân, các quản trị viên cống hiến, khu vực tư nhân hiệu quả và các cầu thủ hạ thấp. Âm nhạc đã thay đổi. Chúng ta phải thay đổi các bước nhảy để cứu người Nigeria và Nigeria. Chúng ta không thể làm được hiệu quả nếu chúng ta bị trục trặc kỹ thuật.”
Hiện nay Martin Fregene và các bạn của anh đã quay về Nigeria và điều hành một khâu quan trọng để tái định hướng nông nghiệp và đào tạo nguồn lực của Nigeria và châu Phi.
Nigeria và các nước châu Phi hiện đang thay đổi bởi những con người như vậy.
Việt Nam châu Phi hợp tác Nam Nam, khi tôi chép lại câu chuyện này hôm nay, thì hộp tin nhắn của tôi đã hiện lên lời nhắn của Giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: Kim thân. “Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các cây giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu chúng đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help)