Số lần xem
Đang xem 356 Toàn hệ thống 1975 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Tôi may mắn được dạo chơi Down House ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin và gia đình ông để có giây phút lặng ngắm khu vườn riêng di sản nhỏ bé của ông. Chính tại nơi này Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin vừa được tôn vinh vừa bị phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc.“Thích nghi để tồn tại” “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người thắng sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh..
(*) Viết và hiệu đính “Thăm ngôi nhà cũ của Darwin” tôi nghĩ về bộ sách đồ sộ Cây Cỏ Việt Nam gồm 6 Quyển 2 Tập của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ xuất bản tại hải ngoại. Trọn bộ Cây cỏ Việt Nam gồm hai Tập, mỗi Tập 3 Quyển, tổng cộng khoảng 3,600 trang, chưa kể Phần Từ Vựng tên Việt Nam và Từ Vựng tên Khoa học các Giống (Chi) bao gồm thêm cả công trình của những năm tháng giáo sư rời quê hương Việt Nam sang Pháp, vẫn tiếp tục cặm cụi làm việc (nguồn: Ngô Thế Vinh). “Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ thì bộ sách Cây cỏ Việt Nam đã được thực hiện qua 4 giai đoạn: Nghiên cứu giai đoạn một:hợp tác với GS Nguyễn Văn Dương về phần dược tính, Cây cỏ Miền Nam Việt Nam, do bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1960 mô tả 1,650 loài thông thường của Miền Nam, “Đó là giai đoạn còn mò mẫm, học hỏi một thực-vật-chúng chưa quen thuộc đối với một sinh viên vừa tốt nghiệp từ vùng xa lạ mới về. Nghiên cứu giai đoạn hai: kỳ tái bản lần hai 1970 bộCây cỏ Miền Nam Việt Nam, số loài lên được 5,328 loài… ; Nghiên cứu giai đoạn ba:tiếp tục công việc nghiên cứu sau 1975, đưa thêm được vào bộ sách Cây cỏ Miền Nam Việt Nam 2,500 loài và bộ được nới rộng cho toàn cõi Việt Nam. Nghiên cứu giai đoạn bốn: bộ sách Cây cỏ Việt Nam được bổ sung trên 3000 loài. Số loài mô tả khoảng 10,500. Sau khi hoàn tất bộ sách Cây Cỏ Việt Nam, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Viện Bảo Tàng Thiên nhiên Quốc gia Paris và các bạn đồng sự Pháp, ông đã rất chân thành tâm sự: “thực hiện những điều mà lúc nhỏ dù điên rồ tới đâu tôi cũng không dám mơ ước: nô lệ của một thuộc địa, học ở một trường thường, ở một tỉnh nhỏ, bao giờ dám nghĩ đến tạo một quyển sách dù nhỏ bé, mê cây cỏ xung quanh nhưng bao giờ nghĩ đến biết cây cỏ cả nước!” Người “trí thức đau khổ” Phạm Hoàng Hộ đã vươn lên và hoàn tất được “giấc mơ điên rồ” tưởng như không thể được ấy và trở thành cây “đại thụ” trong Khoa học Thực vật của Việt Nam và cả Thế giới.”
(**) Việt Nam con đường xanh; Đường tới IAS 100 năm; Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu trong tôi là chùm ảnh và bài viết của Hoàng Kim về Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất. Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông – Lâm – Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ . Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội những người làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm”, như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng cái cười thì nông
Ta vui về với ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.
Thỏa thuê cùng với cỏ hoa Thung dung đèn sách, nhẫn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng
Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian.
Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi.
Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta vui hạnh phúc trăm năm
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.
TA VỀ TRỜI ĐẤT HỒNG LAM Hoàng Kim
Ta về trời đất Hồng Lam
Bâng khuâng bước dưới trăng vàng lộng soi
Ngực trần chạm tới thảnh thơi
Nghe lưng thấu đến bồi hồi đất quen.
Linh miêu chốn Tổ Rồng Tiên
Quấn quanh trao gửi nổi niềm Thái Sơn
Hỡi ai là kẻ phi thường
Đỉnh chung dâng nén tâm hương nhớ Người.
VỀ LẠI CHÍNH MÌNH Hoàng Kim
Mình về với chính mình thôi
Ở nơi bếp núc nói lời yêu thương
Hành trình của chính linh hồn
Giấc mơ hạnh phúc con đường tình yêu.
Thênh thênh đồng rộng trời chiều
Nụ cười mãn nguyện bao điều ước mong
Dẫu rằng xuân đến tự xuân
Vượt qua đông lạnh đã dần sương tan.
Lời nguyền cùng với nước non
Hiếu trung trọn nghĩa lòng son vẹn tình
Yêu thương phúc hậu hi sinh
Đường xuân chung lối hương linh muôn đời.
PHÁP TRẦN, QUAY ĐẦU LÀ BỜ Thích Thanh Từ (Sư Ông Trúc Lâm)
Trong nhà thiền thường nói, khi ngộ đạo rồi mắt thấy như mù, tai nghe như điếc. Như mù nhưng không phải mù, như điếc nhưng không phải điếc. Giả sử chúng ta đi chợ, nghe người ta xôn xao đủ thứ, nhưng mình không dính, không chú ý. Khi về người nhà hỏi: “Bữa nay đi chợ thấy cái gì?” Mình nói: “Không thấy gì hết”. Nhưng sự thật mình có thấy không? Có thấy nhưng không dính thành ra như không thấy. Còn nếu ta để tâm vào việc gì thì khi được hỏi, mình liền trả lời: “Thấy thế này, thế kia”. Đó là ta đã tích lũy vào pháp trần trong tâm rồi.
Cho nên việc tu có nhiều điểm rất hay mà chúng ta không biết. Như ra đường bị ai nói xúc phạm tới danh dự mình, về nhà ít nhất ta cũng kể lại với người thân nghe. Kể một người nghe mình cũng chưa vừa lòng, phải kể cho người này người kia nghe chừng một trăm lần, như vậy mình đã thuộc lòng trong ký ức sâu quá rồi. Vì vậy khi ngồi thiền nó trồi lên, bỏ được một lát nó trồi lên nữa. Đó là vì chúng ta đã ghi nhớ quá sâu đậm.
Giống như lúc còn bé đi học, mỗi khi muốn thuộc bài, mình phải đọc tới đọc lui nhiều lần mới thuộc. Đem vô sâu là do ôn tới ôn lui nhiều lần. Lỡ nhớ rồi, khi muốn quên cũng phải tập bỏ thường xuyên mới quên được, không có cách nào khác hơn. Vậy mà vừa có chuyện buồn, chuyện giận là chúng ta đem ra kể liền. Gặp ai kể nấy, kể hoài như vậy quên sao được. Khi ngồi thiền nó trồi lên lại than: “Khổ quá! Con tu khó”. Khó là tại ai? Tại mình chứ tại ai, tích lũy nhiều thì nó trồi lên nhiều.
Bây giờ chúng ta thấy chỉ thấy, không thèm quan tâm chú ý gì cả. Thấy tất cả mà tâm không giữ, không dính thì tu dễ không khó. Nếu tu là tìm cái gì ở đâu xa thì khó, đằng này nó đã sẵn nơi mình rồi, chỉ quay lại là hiện tiền. Chúng ta không thấy được cái chân thật là do pháp trần đầy cứng bên trong, nên quay lại thấy toàn tạp nhạp.
Những giờ ngồi thiền là những giờ quay lại, mình thấy pháp trần lăng xăng lộn xộn nên nói thấy loạn tưởng nhiều quá. Thấy loạn tưởng nhiều là tu tiến nhiều. Vì ngày xưa, mỗi khi chúng dấy lên mình chạy theo nên không thấy chúng, bây giờ chúng dấy lên mình biết liền bỏ, đó là tu tiến. Tuy nó còn nhưng mình đã làm chủ được chút chút. Hồi xưa nó dẫn mình chạy theo hoàn toàn, bây giờ nó trồi lên mình từ chối không theo, đó là tiến rõ ràng. Nhưng nhiều khi Phật tử thấy nó rồi sợ, tu gì mà vọng tưởng quá chừng. Sự thật có tiến, tiến từng bước, chứ không phải không tiến.
Bước tiến tiếp theo là ngoài giờ ngồi thiền, khi tiếp xúc với mọi cảnh mọi vật, chúng ta thấy biết rõ ràng nhưng bỏ qua, không chú tâm, đó là ta tu trong mọi lúc mọi nơi. Không phải tay lần chuỗi, thân tọa thiền mới tu. Lần chuỗi tọa thiền mà ai động tới liền la hét là không phải tu. Người không tỏ vẻ tu hành gì hết, nhưng đi đứng tự nhiên thoải mái, ai nói gì thì nói, bỏ qua không để lòng, ấy mới thật là chân tu.
Nhiều khi chúng ta như điên khùng với nhau. Thí dụ mình tưởng mình thông minh, sáng suốt, nhưng ai vừa nói “Chị ngu quá!”, mình liền la đông đổng lên, để nói rằng ta không ngu. Nhưng thật ra như vậy là đã chứng tỏ mình đang ngu. Nếu không ngu, ta chỉ cười, nói: “Phải, tôi ngu” Nói vậy còn gì nữa để la, thì đâu có khổ. Vậy mà ai nói mình ngu liền cự lộn, rồi đủ thứ chuyện thưa kiện … có khổ không? Thế là cả hai đàng đều khùng điên với nhau hết.
Những chuyện hết sức nhỏ như vậy, nhưng mình không biết tu, nên cứ tích lũy trong tâm thành ra sanh bệnh. Bây giờ muốn bỏ, chúng ta phải gỡ lần những thứ đó, từ từ ngồi thiền sẽ được nhẹ nhàng yên ổn. Ai nói gì mình cũng cười. Đức Phật ngày xưa bị Bà la môn theo sau mắng chửi, Ngài im lặng không nói, không nhận, thế mà Bà la môn phải chịu phép, không dám mắng chửi nữa, khỏe khoắn làm sao.
Phật là bậc giác ngộ nên thấy người mê Ngài thương, không phản đối, không chống cự gì cả nhưng lại nhiếp phục được họ. Còn chúng ta bây giờ nghe nói một câu không vừa lòng liền phản đối, chống cự, rốt cuộc càng thêm lớn chuyện. Như vậy ta cùng những người mê kia, không hơn không kém, phải không? Mình là người tỉnh thì phải hơn kẻ mê. Họ nói bậy mình chỉ cười thôi thì không xảy ra chuyện gì hết. Như vậy có khỏe không ?
Cho nên người biết tu xả bỏ hết những gì không quan trọng. Quan trọng là đừng để sáu trần lôi dẫn đi, phải quay về với cái chân thật của chính mình. Cái chân thật ấy ai cũng có nhưng vì vọng tưởng che lấp nên mình không nhận ra. Cho nên Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện nói, người tu thiền như con ngỗng chúa uống sữa chừa nước lại. Câu nói nghe muốn bể cả đầu! Làm sao mà uống sữa chừa nước được? Hai thứ ấy hòa lẫn nhau, lọc thế nào ?
Những câu như vậy, tôi cũng mất nhiều năm lắm mới thấy rõ ý nghĩa của nó. Cái gì là sữa?. Cái gì là nước ? Vọng tâm và chân tâm nơi mình hòa lẫn nhau, không phải một cũng không phải hai. Vậy làm sao để lọc chân tâm ra khỏi vọng tâm? Ở đây, chúng ta chỉ cần khéo một chút là thấy liền. Cái biết trong sáng hiện tiền đó là sữa, còn cái biết lăng xăng lộn xộn là nước. Cái biết lăng xăng lộn xộn thì chúng ta không theo, chỉ sống với cái biết yên tĩnh, trong sáng. Đó là mình đã loại nước, uống sữa. Được thế ta là ngỗng chúa.
Những giây phút yên tĩnh, chúng ta ngồi chơi không nghĩ gì hết. Lúc đó tai vẫn nghe, mắt vẫn thấy mà không nghĩ suy điều chi. Như vậy cái biết đó mình đã có sẵn, nhưng vừa dấy nghĩ cái này cái nọ liền quên mất cái biết hằng hữu. Bây giờ chỉ cần không chạy theo các thứ xao động thì nó hiện tiền. Nếu chúng ta đừng đuổi theo những gì mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm … ăn cứ ăn uống cứ uống, làm tất cả việc mà đừng dính, nếu không phải Phật thì ít nhất mình cũng là Bồ tát con rồi.
Vì vậy không dính với sáu trần là biết quay đầu, còn dính với sáu trần là đã lao đi trong sanh tử, không có gì khó khăn hết. Trong nhà thiền có câu chuyện của anh hàng thịt, khi nghe một câu nói của vị Thiền sư, liền tỉnh ngộ và làm bài kệ:
Tạc nhật dạ xoa tâm
Kim triêu Bồ tát diện
Dạ xoa dữ Bồ tát
Bất cách nhất điều tuyến.
Dịch:
Hôm qua tâm dạ xoa
Bữa nay mặt Bồ tát
Dạ xoa và Bồ tát
Không cách một đường tơ.
Bồ tát và Dạ xoa chỉ cách nhau ở một cái nhìn. Nhìn ra là mê, xoay lại là giác, dễ như trở bàn tay, không có gì ngăn cản hết. Vậy mà chúng ta làm không nổi, cứ ì ạch hoài. Thiền đặc biệt ở chỗ đó, nhưng vẫn phù hợp với những gì Phật dạy ngày xưa. Tôi sẽ dẫn kinh để chứng tỏ điều này.
Trong kinh A Hàm kể lại, một hôm, sau thời tọa thiền trong rừng, Đức Phật xả thiền ngồi chơi tự tại. Chợt Ngài thấy có một con rùa bò về phía mình, phía sau con dã can đuổi theo định cắn đuôi con rùa, con rùa liền rút đuôi vào trong mai. Dã can chụp lấy chân, con rùa liền rút chân vào trong mai. Cứ như vậy dã can chụp cắn tứ tung, rùa cũng rút hết các bộ phận vào trong mai. Con dã can chụp hoài không được bèn bỏ đi.
Kết thúc câu chuyện, Phật nói: “Người tu cũng thế, nếu biết giữ sáu căn không cho chạy theo sáu trần thì không có ma vương nào bắt được”. Còn nếu chạy theo sáu trần bị nó cắn đứt đầu đứt cổ. Chuyện thật là hay.
Thêm một câu chuyện nữa. Phật kể trong một đàn khỉ, có con khỉ nhỏ đi sau đàn thấy mấy con lớn đi trước ăn nhiều trái cây ngon, còn mình thiệt thòi quá. Nó bèn tách đàn, đi một mình để được ăn ngon. Khi thấy miếng mồi ngon, nó liền đưa tay chụp, không ngờ đó là cái bẫy nhựa, nên tay nó bị dính nhựa. Nó liền đưa tay kia gỡ nên tay kia bị dính luôn. Con khỉ liền lấy chân phải quào, chân phải dính; lấy chân trái quào, chân dính luôn. Nó quật cái đuôi để gỡ, đuôi cũng dính. Cuối cùng còn cái miệng, nó liền đưa miệng cạp, thế là miệng dính luôn. Như vậy tổng cộng sáu bộ phận đều dính nhựa hết. Gã thợ săn chỉ cần tới lượm con khỉ bỏ vô giỏ là xong.
Phật nói: “Cũng vậy, nếu người nào sáu căn dính với sáu trần, cũng như con khỉ kia để sáu bộ phận dính với nhựa, người đó sẽ bị ma vương dẫn đi dễ dàng, không nghi ngờ”. Như vậy Phật dạy chúng ta tu như thế nào? Là giữ sáu căn đừng cho dính mắc với sáu trần. Đây là một lẽ thật chứ không phải tưởng tượng. Đó là tôi đã dẫn trong kinh A Hàm.
Đến kinh Kim Cang, Lục Tổ ngộ được từ câu: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm; ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, tức là không dính mắc vào các trần mà sanh tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề là tâm thanh tịnh, không dính mắc thì tâm Bồ đề hiện tiền. Còn dấy niệm là tâm sanh diệt. Sau khi ngộ rồi, Lục Tổ thốt lên: “Đâu ngờ tâm mình xưa nay thanh tịnh!. Vì thanh tịnh nên không sanh diệt, còn loạn tưởng là tâm sanh diệt. Ngay đó Ngũ Tổ truyền tâm ấn và trao y bát cho ngài.
Sự tu chẳng có gì lạ hết. Phật Tổ không hai đường, chỉ vì phương tiện truyền bá khác nhau thôi. Thấy như vậy, hiểu như vậy, chúng ta mới nhận ra việc tu không phải chuyện quanh co, khó khăn, mà trái lại rất đơn giản. Ngài Lâm Tế nói: “Đâu ngờ Phật pháp của Hoàng Bá rất ít”, nghĩa là rất đơn giản. Cho nên trọng tâm của việc tu là nghe và hiểu được ý Phật dạy, rồi ứng dụng thực hành. Đó mới là người biết tu.
Thơ Thiền Thích Nhất Hạnh
CẦU HIỂU, CẦU THƯƠNG
Thích Nhất Hạnh (Sư Ông Làng Mai)
Lắng lòng nghe tiếng gọi quê hương
Sông núi trông ra đẹp lạ thường
Về tới quê xưa tìm gốc cũ
Qua rồi cầu Hiểu, tới cầu Thương.
Hoàng Kim: Tôi nghe nói về Làng Mai của thiền sư Thích Nhất Hạnh xưa và nay có những điểm dị biệt “Có một đạọ Phật như thế” (lời Bùi Tín) (4) nên ‘đạo Phật dấn thân’ chưa bao giờ được chính quyền từ hai phía thực lòng ủng hộ. Tôi không chấp nhân Bùi Tín và các vị đang mưu toan ‘li tâm’ xa rời đường sống của dân tộc, dẫu vậy sự thực hành những thức sau đây, theo tôi là chánh niệm: ”Từng bước chân thảnh thơi”, ”An lạc ngay lúc này”, ”Vui với từng hơi thở”, ”Bụt ở ngay trong ta” Thơ thiền Thích Nhất Hạnh đọc lại và suy ngẫm, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-thien-thich-nhat-hanh/
Thơ Thiền Thích Giác Tâm
VỀ TRONG TỊCH LẶNG
Thích Giác Tâm Chua Buu Minh
Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.
Đời chộn rộn sao còn theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.
Vai này gánh cho vai kia nhẹ bớt .
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm?
Tôi may mắn được dạo chơi Down House ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin và gia đình ông để có giây phút lặng ngắm khu vườn riêng di sản nhỏ bé của ông. Chính tại nơi này Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin vừa được tôn vinh vừa bị phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc.“Thích nghi để tồn tại” “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người thắng sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh..
(*) Viết và hiệu đính “Thăm ngôi nhà cũ của Darwin” tôi nghĩ về bộ sách đồ sộ Cây Cỏ Việt Nam gồm 6 Quyển 2 Tập của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ xuất bản tại hải ngoại. Trọn bộ Cây cỏ Việt Nam gồm hai Tập, mỗi Tập 3 Quyển, tổng cộng khoảng 3,600 trang, chưa kể Phần Từ Vựng tên Việt Nam và Từ Vựng tên Khoa học các Giống (Chi) bao gồm thêm cả công trình của những năm tháng giáo sư rời quê hương Việt Nam sang Pháp, vẫn tiếp tục cặm cụi làm việc (nguồn: Ngô Thế Vinh). “Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ thì bộ sách Cây cỏ Việt Nam đã được thực hiện qua 4 giai đoạn: Nghiên cứu giai đoạn một:hợp tác với GS Nguyễn Văn Dương về phần dược tính, Cây cỏ Miền Nam Việt Nam, do bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1960 mô tả 1,650 loài thông thường của Miền Nam, “Đó là giai đoạn còn mò mẫm, học hỏi một thực-vật-chúng chưa quen thuộc đối với một sinh viên vừa tốt nghiệp từ vùng xa lạ mới về. Nghiên cứu giai đoạn hai: kỳ tái bản lần hai 1970 bộCây cỏ Miền Nam Việt Nam, số loài lên được 5,328 loài… ; Nghiên cứu giai đoạn ba:tiếp tục công việc nghiên cứu sau 1975, đưa thêm được vào bộ sách Cây cỏ Miền Nam Việt Nam 2,500 loài và bộ được nới rộng cho toàn cõi Việt Nam. Nghiên cứu giai đoạn bốn: bộ sách Cây cỏ Việt Nam được bổ sung trên 3000 loài. Số loài mô tả khoảng 10,500. Sau khi hoàn tất bộ sách Cây Cỏ Việt Nam, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Viện Bảo Tàng Thiên nhiên Quốc gia Paris và các bạn đồng sự Pháp, ông đã rất chân thành tâm sự: “thực hiện những điều mà lúc nhỏ dù điên rồ tới đâu tôi cũng không dám mơ ước: nô lệ của một thuộc địa, học ở một trường thường, ở một tỉnh nhỏ, bao giờ dám nghĩ đến tạo một quyển sách dù nhỏ bé, mê cây cỏ xung quanh nhưng bao giờ nghĩ đến biết cây cỏ cả nước!” Người “trí thức đau khổ” Phạm Hoàng Hộ đã vươn lên và hoàn tất được “giấc mơ điên rồ” tưởng như không thể được ấy và trở thành cây “đại thụ” trong Khoa học Thực vật của Việt Nam và cả Thế giới.”
(**) Việt Nam con đường xanh; Đường tới IAS 100 năm; Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu trong tôi là chùm ảnh và bài viết của Hoàng Kim về Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất. Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông – Lâm – Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ . Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội những người làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm”, như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng cái cười thì nông
Ta vui về với ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.
Thỏa thuê cùng với cỏ hoa Thung dung đèn sách, nhẫn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng
Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian.
Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi.
Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta vui hạnh phúc trăm năm
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.
TA VỀ TRỜI ĐẤT HỒNG LAM Hoàng Kim
Ta về trời đất Hồng Lam
Bâng khuâng bước dưới trăng vàng lộng soi
Ngực trần chạm tới thảnh thơi
Nghe lưng thấu đến bồi hồi đất quen.
Linh miêu chốn Tổ Rồng Tiên
Quấn quanh trao gửi nổi niềm Thái Sơn
Hỡi ai là kẻ phi thường
Đỉnh chung dâng nén tâm hương nhớ Người.
VỀ LẠI CHÍNH MÌNH Hoàng Kim
Mình về với chính mình thôi
Ở nơi bếp núc nói lời yêu thương
Hành trình của chính linh hồn
Giấc mơ hạnh phúc con đường tình yêu.
Thênh thênh đồng rộng trời chiều
Nụ cười mãn nguyện bao điều ước mong
Dẫu rằng xuân đến tự xuân
Vượt qua đông lạnh đã dần sương tan.
Lời nguyền cùng với nước non
Hiếu trung trọn nghĩa lòng son vẹn tình
Yêu thương phúc hậu hi sinh
Đường xuân chung lối hương linh muôn đời.
PHÁP TRẦN, QUAY ĐẦU LÀ BỜ Thích Thanh Từ (Sư Ông Trúc Lâm)
Trong nhà thiền thường nói, khi ngộ đạo rồi mắt thấy như mù, tai nghe như điếc. Như mù nhưng không phải mù, như điếc nhưng không phải điếc. Giả sử chúng ta đi chợ, nghe người ta xôn xao đủ thứ, nhưng mình không dính, không chú ý. Khi về người nhà hỏi: “Bữa nay đi chợ thấy cái gì?” Mình nói: “Không thấy gì hết”. Nhưng sự thật mình có thấy không? Có thấy nhưng không dính thành ra như không thấy. Còn nếu ta để tâm vào việc gì thì khi được hỏi, mình liền trả lời: “Thấy thế này, thế kia”. Đó là ta đã tích lũy vào pháp trần trong tâm rồi.
Cho nên việc tu có nhiều điểm rất hay mà chúng ta không biết. Như ra đường bị ai nói xúc phạm tới danh dự mình, về nhà ít nhất ta cũng kể lại với người thân nghe. Kể một người nghe mình cũng chưa vừa lòng, phải kể cho người này người kia nghe chừng một trăm lần, như vậy mình đã thuộc lòng trong ký ức sâu quá rồi. Vì vậy khi ngồi thiền nó trồi lên, bỏ được một lát nó trồi lên nữa. Đó là vì chúng ta đã ghi nhớ quá sâu đậm.
Giống như lúc còn bé đi học, mỗi khi muốn thuộc bài, mình phải đọc tới đọc lui nhiều lần mới thuộc. Đem vô sâu là do ôn tới ôn lui nhiều lần. Lỡ nhớ rồi, khi muốn quên cũng phải tập bỏ thường xuyên mới quên được, không có cách nào khác hơn. Vậy mà vừa có chuyện buồn, chuyện giận là chúng ta đem ra kể liền. Gặp ai kể nấy, kể hoài như vậy quên sao được. Khi ngồi thiền nó trồi lên lại than: “Khổ quá! Con tu khó”. Khó là tại ai? Tại mình chứ tại ai, tích lũy nhiều thì nó trồi lên nhiều.
Bây giờ chúng ta thấy chỉ thấy, không thèm quan tâm chú ý gì cả. Thấy tất cả mà tâm không giữ, không dính thì tu dễ không khó. Nếu tu là tìm cái gì ở đâu xa thì khó, đằng này nó đã sẵn nơi mình rồi, chỉ quay lại là hiện tiền. Chúng ta không thấy được cái chân thật là do pháp trần đầy cứng bên trong, nên quay lại thấy toàn tạp nhạp.
Những giờ ngồi thiền là những giờ quay lại, mình thấy pháp trần lăng xăng lộn xộn nên nói thấy loạn tưởng nhiều quá. Thấy loạn tưởng nhiều là tu tiến nhiều. Vì ngày xưa, mỗi khi chúng dấy lên mình chạy theo nên không thấy chúng, bây giờ chúng dấy lên mình biết liền bỏ, đó là tu tiến. Tuy nó còn nhưng mình đã làm chủ được chút chút. Hồi xưa nó dẫn mình chạy theo hoàn toàn, bây giờ nó trồi lên mình từ chối không theo, đó là tiến rõ ràng. Nhưng nhiều khi Phật tử thấy nó rồi sợ, tu gì mà vọng tưởng quá chừng. Sự thật có tiến, tiến từng bước, chứ không phải không tiến.
Bước tiến tiếp theo là ngoài giờ ngồi thiền, khi tiếp xúc với mọi cảnh mọi vật, chúng ta thấy biết rõ ràng nhưng bỏ qua, không chú tâm, đó là ta tu trong mọi lúc mọi nơi. Không phải tay lần chuỗi, thân tọa thiền mới tu. Lần chuỗi tọa thiền mà ai động tới liền la hét là không phải tu. Người không tỏ vẻ tu hành gì hết, nhưng đi đứng tự nhiên thoải mái, ai nói gì thì nói, bỏ qua không để lòng, ấy mới thật là chân tu.
Nhiều khi chúng ta như điên khùng với nhau. Thí dụ mình tưởng mình thông minh, sáng suốt, nhưng ai vừa nói “Chị ngu quá!”, mình liền la đông đổng lên, để nói rằng ta không ngu. Nhưng thật ra như vậy là đã chứng tỏ mình đang ngu. Nếu không ngu, ta chỉ cười, nói: “Phải, tôi ngu” Nói vậy còn gì nữa để la, thì đâu có khổ. Vậy mà ai nói mình ngu liền cự lộn, rồi đủ thứ chuyện thưa kiện … có khổ không? Thế là cả hai đàng đều khùng điên với nhau hết.
Những chuyện hết sức nhỏ như vậy, nhưng mình không biết tu, nên cứ tích lũy trong tâm thành ra sanh bệnh. Bây giờ muốn bỏ, chúng ta phải gỡ lần những thứ đó, từ từ ngồi thiền sẽ được nhẹ nhàng yên ổn. Ai nói gì mình cũng cười. Đức Phật ngày xưa bị Bà la môn theo sau mắng chửi, Ngài im lặng không nói, không nhận, thế mà Bà la môn phải chịu phép, không dám mắng chửi nữa, khỏe khoắn làm sao.
Phật là bậc giác ngộ nên thấy người mê Ngài thương, không phản đối, không chống cự gì cả nhưng lại nhiếp phục được họ. Còn chúng ta bây giờ nghe nói một câu không vừa lòng liền phản đối, chống cự, rốt cuộc càng thêm lớn chuyện. Như vậy ta cùng những người mê kia, không hơn không kém, phải không? Mình là người tỉnh thì phải hơn kẻ mê. Họ nói bậy mình chỉ cười thôi thì không xảy ra chuyện gì hết. Như vậy có khỏe không ?
Cho nên người biết tu xả bỏ hết những gì không quan trọng. Quan trọng là đừng để sáu trần lôi dẫn đi, phải quay về với cái chân thật của chính mình. Cái chân thật ấy ai cũng có nhưng vì vọng tưởng che lấp nên mình không nhận ra. Cho nên Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện nói, người tu thiền như con ngỗng chúa uống sữa chừa nước lại. Câu nói nghe muốn bể cả đầu! Làm sao mà uống sữa chừa nước được? Hai thứ ấy hòa lẫn nhau, lọc thế nào ?
Những câu như vậy, tôi cũng mất nhiều năm lắm mới thấy rõ ý nghĩa của nó. Cái gì là sữa?. Cái gì là nước ? Vọng tâm và chân tâm nơi mình hòa lẫn nhau, không phải một cũng không phải hai. Vậy làm sao để lọc chân tâm ra khỏi vọng tâm? Ở đây, chúng ta chỉ cần khéo một chút là thấy liền. Cái biết trong sáng hiện tiền đó là sữa, còn cái biết lăng xăng lộn xộn là nước. Cái biết lăng xăng lộn xộn thì chúng ta không theo, chỉ sống với cái biết yên tĩnh, trong sáng. Đó là mình đã loại nước, uống sữa. Được thế ta là ngỗng chúa.
Những giây phút yên tĩnh, chúng ta ngồi chơi không nghĩ gì hết. Lúc đó tai vẫn nghe, mắt vẫn thấy mà không nghĩ suy điều chi. Như vậy cái biết đó mình đã có sẵn, nhưng vừa dấy nghĩ cái này cái nọ liền quên mất cái biết hằng hữu. Bây giờ chỉ cần không chạy theo các thứ xao động thì nó hiện tiền. Nếu chúng ta đừng đuổi theo những gì mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm … ăn cứ ăn uống cứ uống, làm tất cả việc mà đừng dính, nếu không phải Phật thì ít nhất mình cũng là Bồ tát con rồi.
Vì vậy không dính với sáu trần là biết quay đầu, còn dính với sáu trần là đã lao đi trong sanh tử, không có gì khó khăn hết. Trong nhà thiền có câu chuyện của anh hàng thịt, khi nghe một câu nói của vị Thiền sư, liền tỉnh ngộ và làm bài kệ:
Tạc nhật dạ xoa tâm
Kim triêu Bồ tát diện
Dạ xoa dữ Bồ tát
Bất cách nhất điều tuyến.
Dịch:
Hôm qua tâm dạ xoa
Bữa nay mặt Bồ tát
Dạ xoa và Bồ tát
Không cách một đường tơ.
Bồ tát và Dạ xoa chỉ cách nhau ở một cái nhìn. Nhìn ra là mê, xoay lại là giác, dễ như trở bàn tay, không có gì ngăn cản hết. Vậy mà chúng ta làm không nổi, cứ ì ạch hoài. Thiền đặc biệt ở chỗ đó, nhưng vẫn phù hợp với những gì Phật dạy ngày xưa. Tôi sẽ dẫn kinh để chứng tỏ điều này.
Trong kinh A Hàm kể lại, một hôm, sau thời tọa thiền trong rừng, Đức Phật xả thiền ngồi chơi tự tại. Chợt Ngài thấy có một con rùa bò về phía mình, phía sau con dã can đuổi theo định cắn đuôi con rùa, con rùa liền rút đuôi vào trong mai. Dã can chụp lấy chân, con rùa liền rút chân vào trong mai. Cứ như vậy dã can chụp cắn tứ tung, rùa cũng rút hết các bộ phận vào trong mai. Con dã can chụp hoài không được bèn bỏ đi.
Kết thúc câu chuyện, Phật nói: “Người tu cũng thế, nếu biết giữ sáu căn không cho chạy theo sáu trần thì không có ma vương nào bắt được”. Còn nếu chạy theo sáu trần bị nó cắn đứt đầu đứt cổ. Chuyện thật là hay.
Thêm một câu chuyện nữa. Phật kể trong một đàn khỉ, có con khỉ nhỏ đi sau đàn thấy mấy con lớn đi trước ăn nhiều trái cây ngon, còn mình thiệt thòi quá. Nó bèn tách đàn, đi một mình để được ăn ngon. Khi thấy miếng mồi ngon, nó liền đưa tay chụp, không ngờ đó là cái bẫy nhựa, nên tay nó bị dính nhựa. Nó liền đưa tay kia gỡ nên tay kia bị dính luôn. Con khỉ liền lấy chân phải quào, chân phải dính; lấy chân trái quào, chân dính luôn. Nó quật cái đuôi để gỡ, đuôi cũng dính. Cuối cùng còn cái miệng, nó liền đưa miệng cạp, thế là miệng dính luôn. Như vậy tổng cộng sáu bộ phận đều dính nhựa hết. Gã thợ săn chỉ cần tới lượm con khỉ bỏ vô giỏ là xong.
Phật nói: “Cũng vậy, nếu người nào sáu căn dính với sáu trần, cũng như con khỉ kia để sáu bộ phận dính với nhựa, người đó sẽ bị ma vương dẫn đi dễ dàng, không nghi ngờ”. Như vậy Phật dạy chúng ta tu như thế nào? Là giữ sáu căn đừng cho dính mắc với sáu trần. Đây là một lẽ thật chứ không phải tưởng tượng. Đó là tôi đã dẫn trong kinh A Hàm.
Đến kinh Kim Cang, Lục Tổ ngộ được từ câu: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm; ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, tức là không dính mắc vào các trần mà sanh tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề là tâm thanh tịnh, không dính mắc thì tâm Bồ đề hiện tiền. Còn dấy niệm là tâm sanh diệt. Sau khi ngộ rồi, Lục Tổ thốt lên: “Đâu ngờ tâm mình xưa nay thanh tịnh!. Vì thanh tịnh nên không sanh diệt, còn loạn tưởng là tâm sanh diệt. Ngay đó Ngũ Tổ truyền tâm ấn và trao y bát cho ngài.
Sự tu chẳng có gì lạ hết. Phật Tổ không hai đường, chỉ vì phương tiện truyền bá khác nhau thôi. Thấy như vậy, hiểu như vậy, chúng ta mới nhận ra việc tu không phải chuyện quanh co, khó khăn, mà trái lại rất đơn giản. Ngài Lâm Tế nói: “Đâu ngờ Phật pháp của Hoàng Bá rất ít”, nghĩa là rất đơn giản. Cho nên trọng tâm của việc tu là nghe và hiểu được ý Phật dạy, rồi ứng dụng thực hành. Đó mới là người biết tu.
Thơ Thiền Thích Nhất Hạnh
CẦU HIỂU, CẦU THƯƠNG
Thích Nhất Hạnh (Sư Ông Làng Mai)
Lắng lòng nghe tiếng gọi quê hương
Sông núi trông ra đẹp lạ thường
Về tới quê xưa tìm gốc cũ
Qua rồi cầu Hiểu, tới cầu Thương.
Hoàng Kim: Tôi nghe nói về Làng Mai của thiền sư Thích Nhất Hạnh xưa và nay có những điểm dị biệt “Có một đạọ Phật như thế” (lời Bùi Tín) (4) nên ‘đạo Phật dấn thân’ chưa bao giờ được chính quyền từ hai phía thực lòng ủng hộ. Tôi không chấp nhân Bùi Tín và các vị đang mưu toan ‘li tâm’ xa rời đường sống của dân tộc, dẫu vậy sự thực hành những thức sau đây, theo tôi là chánh niệm: ”Từng bước chân thảnh thơi”, ”An lạc ngay lúc này”, ”Vui với từng hơi thở”, ”Bụt ở ngay trong ta” Thơ thiền Thích Nhất Hạnh đọc lại và suy ngẫm, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-thien-thich-nhat-hanh/
Thơ Thiền Thích Giác Tâm
VỀ TRONG TỊCH LẶNG
Thích Giác Tâm Chua Buu Minh
Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.
Đời chộn rộn sao còn theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.
Vai này gánh cho vai kia nhẹ bớt .
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm?