Số lần xem
Đang xem 7024 Toàn hệ thống 20583 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.
Về lại mái trường xưa
Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Mỗi ngày đi qua
Mỗi tháng đi qua
Mỗi năm đi qua
Thấm thoắt thời gian
Nhìn sự vật đổi thay ta biết rõ
Mái tóc Thầy ta đã bạc đi già nữa
Hàng trăm bạn bè thuở ấy đã đi xa
Ta lại về đây với mái trường xưa
Thân thiết quá nhưng sao hồi hộp thế
Trăm khuôn mặt trông vừa quen vừa lạ
Ánh mắt chào đọng sáng những niềm vui
Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
Trong trùng điệp triệu người lên tuyến lửa
Giá độc lập giờ đây thêm hiểu rõ
Thắng giặc rồi càng biết quý thời gian
Đất nước ba mươi năm chiến đấu gian nan
Mỗi tấc đất đều đậm đà nghĩa lớn
Bao xương máu cho tự do toàn vẹn
Bao đồng bào, đồng chí đã hi sinh.
Ta dâng cho Tổ Quốc tuổi thanh xuân
Không tiếc sức cho cuối cùng trận thắng
Xếp bút nghiên để đi cầm khẩu súng
Càng tự hào làm người lính tiên phong
Nay trở về khi giặc đã quét xong
Trách nhiệm trao tay tiếp cầm ngọn bút
Nâng cuốn sách lòng bồi hồi cảm xúc
Ta hiểu những gì ta phải gắng công
Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.
Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền
Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó
Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ
Có bạn thầy càng bền chí vươn lên
Trước mỗi khó khăn có bạn luôn bên
Như đồng đội trong chiến hào chia lửa
Ôi thân thiết những bàn tay tập thể
Ta nhủ lòng cần xứng đáng hơn
Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Hiểu mất mát, biết tự hào phải cố
Trận tuyến mới nguyện xứng là chiến sĩ
Thiêng liêng lời thề, vững một niềm tin.
Nhớ miền Đông
Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non.
Hoàng Kim
Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nôn nao lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là
Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè miền Đông
Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ sao Vàm Cỏ ngọt dòng sông xanh
Nhớ từ xóm Giữa xa em
Nhớ lên Bù Đốp, Lộc Ninh, xóm Chùa
Xa em từ bấy đến chừ
Một vầng trăng sáng, xẽ chia đôi miền
Em về Châu Đốc, Long Xuyên
Anh lên Srêpốc với niềm nhớ thương
Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Nghe chao cánh võng giữa rừng đêm khuya
Chăm chăm theo nét bản đồ
Cùng anh, cùng bạn tiến vô Sài Gòn
Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nhớ em, nhớ bạn, thuỷ chung vẹn toàn
Phải vì vất vả gian nan
Của bao năm đặm nhớ thương đến rày …
Non sông những tháng năm này
Lọc muôn sắc đỏ cho ngày hội vui
Nhớ em trong dạ bùi ngùi …
Trông trời hoa, nhớ đất trời miền Đông.
Năm tháng dưới trời Âu
Đi giữa Praha rực rỡ nắng vàng
Gió bớt thổi nên lòng người bớt lạnh
Phố xá nguy nga, nhịp đời hối hả
Gợi lòng ta uẩn khúc những suy tư
Ôi quê hương thân thiết tự bao giờ
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ Quốc
Nhớ quê nhà nửa đêm ta tỉnh thức
Ngóng phương trời vợi vợi nhớ mênh mông
Biết ơn quê nghèo cắt rốn chôn rau
Nơi mẹ cha xưa suốt đời lam lũ
Cha giặc giết luống cày còn bỏ dỡ
Sự nghiệp này trao lại tay con
Biết ơn anh tần tảo sớm hôm
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Bắt ốc mò cua bền gan vững chí
Nhắc thù nhà nợ nước cho em.
Sống giữa lòng dân những tháng những ngày
Anh chị góp công, bạn thầy giúp sức
Đêm trăn trở ngọn đèn khuya tỉnh thức
Nhớ một thời thơ ấu gian nan …
Biết ơn em người bạn gái thủy chung
Thương cha mẹ quý rể nghèo vẫn gả
Em gánh vác mọi việc nhà vất vả
Dành cho anh nghiên cứu được nhiều hơn
Biết ơn trại nhà mảnh đất yêu thương
Nơi suốt đời ta nghĩa tình gắn bó
Mảnh đất thiêng chim phượng hoàng làm tổ
Lúa ngô sắn khoai hoa qủa dâng đời
Vòng qua Tây Bán Cầu
Khi chiều hôm nắng tắt ở chân trời
Tạm ngưng học, tắm rồi em hãy dạo
Bước khoan thai nhận hương trời chiều tối
Nghĩ suy về năm tháng đã đi qua
Em đã xa cái tuổi học trò
Nhưng việc học có bao giớ là muộn?
Nấc thang học càng vươn cao càng muốn
Bao cuộc đời nhờ học để thành công
Nhớ nghe em những năm tháng không quên
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Đêm tỉnh thức đói cồn cào trong dạ
Vẫn gan vàng, dạ sắt, lòng son
Nhớ ngày cha ngã xuống vì bom
Tấm áo máu suốt đời ta nhớ mãi
Trong thương đau nhân quyết tâm gấp bội
Phải làm gì để trả mối thù sâu.
Nhớ ngọn đèn chong giữa canh thâu
Những đêm lạnh của trời Hà Bắc
“Thắp đèn lên đi em!” thơ của thời đi học
Xốn xang lòng đã mấy chục năm qua
Ôi vầng trăng, vầng trăng quê ta
Và ngôi sao Mai đã thành đốm lửa
Một giọt máu tim ta treo giữa trời nhắc nhở
Em bên Người năm tháng lớn khôn lên
Nhớ những mùa chiến dịch thức bao đêm
Thèm một bữa cơm rau và giấc ngủ
Sau trận đánh lại miệt mài cuốn vở
Tin có ngày trở lại mái trường yêu
Bao bạn bè của năm tháng không quên
Nay vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất
Về thăm quê cũng người còn, người mất
Bài học trường đời chắp nối bấy năm qua
Nay em như chim trời bay cao, bay xa
Điều kiện học khác xưa, một phòng riêng ngọai quốc
Những tháng học này là niềm mơ ước
Em cần miệt mài tranh thủ thời gian
Dẫu mỗi ngày hơn tám tiếng học căng
Ngôn ngữ mới buổi đầu chưa hiểu kịp
Em hãy học dẫu đêm về có mệt
Mỗi ngày này là vốn quý nghe em!
Chốn phồn hoa bao cám dỗ thấp hèn
Bao thèm muốn khiến người ta lùn xuống
Những dễ dãi khiến lòng người dao động
Em hãy cầm lòng bền chí học chăm.
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương
Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregon
ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…
Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam, Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.
Tự thắng mình là bài học đầu tiên
Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình
Trận chiến mới, em là chiến sĩ
Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký
Tự thắng mình là bài học đầu tiên !
Có điện lung linh suốt đêm
Không quên vầng trăng ngọn lửa
Ngày dẫu miệt mài
Đêm về phải cố
Khắc sâu lời nguyền xưa !
“Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”
(Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu thăm ruộng thí nghiệm tại Trung tâm Hưng Lộc
của nhóm nghiên cứu Hoàng Kim năm 1987)
Cô Trâm vẫn trên đường xa với những cống hiến không mệt mỏi cho hạt ngọc Việt cây lúa Việt Nam. Sinh ra và lớn lên ở thị xã Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, người con của mảnh đất này đã dùng sự kiên trì đáng khâm phục của mình để góp phần mang lại những thành công lớn trong giảng dạy đào tạo nguồn lực di truyền chọn giống và nghiên cứu khoa học chọn giống lúa lai Việt Nam. PGS. TS Nguyễn Thị Trâm là một trong những chuyên gia nông nghiệp Việt Nam hàng đầu về lĩnh vực này. Cô nguyên là giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học Viện Nông nghiệp Việt Nam), nguyên Phó Viện trường Viện Sinh học Nông nghiệp, đã nghỉ hưu năm 2004 nhưng đến nay vẫn tỏa sáng. Thông tin điểm trình diễn giống lúa lai hai dòng thơm TH6-6 tại Hòa Bình mới đây, lại thông tin mới ‘bội thu ở Diễn Châu’ là bí quyết thành công của cô: đó là đầu tư thời gian, và không bao giờ bỏ cuộc.
Cô Nguyễn Thị Trâm trên FB (Tram Nguyen) thông tin kết quả trình diễn mới đây nhất (28-5.2018) giống lúa thơm cốm TH6-6 thật kiệm lời nhưng đầy ắp thông tin: “Cảm ơn tất cả. Vì hạt lúa bao đêm thao thức, tôi đi theo trọn đời. Ôi những hạt lúa vàng. Muôn ngàn thế hệ”.
Cô Trâm người thầy lúa lai
PGS.TS Nguyễn Thị Trâm là nhà giáo, nhà nông học chọn tạo giống lúa lai nổi tiếng của Việt Nam với thành tựu nổi bật là đã nghiên cứu tạo chọn và phát triển giống lúa lai hai dòng TH3-3 cùng với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và qui trình sản xuất hạt lúa lai được công nhận năm 2005, được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận. Sau TH3-3 là TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 và lúa thơm Hương cốm. Những giống lúa mới này có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng, tạo nên bước đột phá mới cho công nghệ sản xuất lúa lai ở Việt Nam. Sự kết nối sản xuất giống lúa lai từ Viện Trường tới các Công ty Giống Cây trồng Nông nghiệp địa phương đã mở ra những vùng sản xuất hạt giống lúa lai rộng lớn, từ miền núi phía Bắc đến đồng bằng, miền Trung và Tây Nguyên, tạo công việc làm và thu nhập tốt hơn cho hàng vạn lao động nông nghiệp. PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đã nói những lời tâm huyết: “Nghề nông ở nước ta hiện nay vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và vô cùng khốc liệt… Để xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững ổn định cần có đội ngũ các nhà khoa học nông nghiêp yêu nghề, dám hy sinh suốt đời cho nghiên cứu khoa học …”.
Bài phát biểu của cô Nguyễn Thị Trâm tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII đối với chúng tôi thật xúc động và ám ảnh:
Bài phát biểu tại đại hội thi đua yêu nước lần thứ 8
PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm, ĐHNN Hà Nội
“Kính thưa: Quí vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
Kính thưa Đoàn chủ tịch Đại hội và Quí vị Đại biểu Đại hội
Được sự đồng ý của Ban tổ chức tôi xin phép trình bầy trước Đại hội đôi điều về những chặng đường làm giảng dậy và nghiên cứu khoa học của tôi.
Gia đình tôi quê ở Hà Nam, vùng đồng chiêm nghèo nên cha mẹ “tha phương cầu thực” đến Thị xã Thái Nguyên kiếm sống. Khi 3 tuổi, cha tôi đi kháng chiến, tôi theo mẹ chạy giặc vào vùng núi Võ Nhai, hòa bình lập lại mới được đến trường, vào Đại học ở tuổi 20, được xếp học ngành Cây lương thực, khoa Trồng trọt, tôi nghĩ đây là ngành phù hợp với mình nên cố gắng học hành với mong ước góp phần làm cho người dân có bữa cơm no. Khi đó, dân ta còn đói lắm, cơm độn ngô khoai sắn mà vẫn đứt bữa thường xuyên, trong khi tỷ lệ dân làm nghề nông chiếm tới 90%. Tình yêu nghề nông của tôi bắt đầu từ những bài thực tập chọn giống, lai ngô, lai lúa, ghép cây… Ra trường, được làm việc tại Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm nên tôi có cơ hội thực hiện khát vọng của mình. Tập sự xong, làm nghiên cứu tại bộ môn “Chọn tạo giống lúa” dưới sự hướng dẫn của thầy Lương Định Của, nhà Di truyền – chọn giống nổi tiếng từ Nhật trở về, Thầy đã truyền đạt cho tôi kiến thức khoa học cơ bản, phương pháp thực hành xác thực giúp biến kết quả nghiên cứu thành sản phẩm phục vụ xã hội. Tấm gương làm nghiên cứu khoa học mẫu mực đầy sáng tạo của Thầy và các nhà khoa học Nông nghiệp thế hệ trước luôn thôi thúc tôi làm việc tận tụy vì nông dân.
Năm 1980, đi học nghiên cứu sinh tại Liên xô, tôi chọn đề tài nghiên cứu giống lúa để có cơ hội học lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho chuyên môn sau này. Tốt nghiệp xong, tôi trở lại Trường Đại học Nông nghiệp làm giảng viên khi tuổi đã 40, tự rèn luyện ngay từ ngày đầu lên lớp, tích lũy kiến thức thông qua tài liệu trong, ngoài nước, cập nhật thông tin từ thực tế sản xuất, tìm phương pháp truyền đạt dễ tiếp thu để sinh viên hiểu bài. Sau giờ giảng, sinh viên tiếp thu được kiến thức, phương pháp mới, lôi cuốn họ say mê học bài đọc tài liệu, viết tiểu luận, nghiên cứu khoa học…Tôi luôn tìm những nội dung hay nhất mới nhất của môn học để truyền đạt, phân tích mở rộng giúp cho người học suy nghĩ tìm tòi cái mới. Trên lớp tôi dùng hình ảnh để diễn giải lý thuyết, dùng thí nghiệm cụ thể để minh họa và thực hành. Nhờ vậy, ngay từ năm đầu vào nghề giảng dậy tôi đã lôi cuốn nhiều học sinh tham gia nghiên cứu khoa học,và đã hướng dẫn họ rất tận tụy để họ có cơ hội sáng tạo từ khi còn rất trẻ.
Cuộc sống thời niên thiếu của tôi gắn liền với núi rừng, cây cối đã nuôi dưỡng trong tôi tình yêu thiên nhiên, ham muốn cải tạo sinh vật phục vụ con nguoi. Ngoài giờ giảng trên lớp, tôi đạp xe xuống nông thôn, giúp đội giống ở các HTX chọn lọc, bình tuyển giống, rút dòng, nhân hạt giống tốt cung cấp cho nông dân. Dẫn sinh viên xuống nông thôn làm đề tài, nêu câu hỏi, yêu cầu các em phân tích đánh giá, tìm giải pháp nâng cao năng suất.
Những năm 1990, tiến bộ kỹ thuật về lúa lai tràn vào nước ta, nhu cầu hạt giống lúa lai gia tăng ở mọi miền đất nước, hạt giống lai từ nước ngoài tràn vào thị trường ồ ạt tạo sức ép cho ngành giống cây trồng của Việt Nam. Năm 1993, được Bộ Nông nghiệp cho tham dự lớp huấn luyện kỹ thuật lúa lai tại Trung Quốc, quan sát thực tế tại Trung tâm, trao đổi trực tiếp với các nhà chọn giống giầu kinh nghiệm đã gợi mở trong tôi những ý tưởng mới vể chọn tạo giống lúa. Sau đợt học, tôi thu được nhiều kiến thức, tài liệu, phương pháp để bước vào hướng nghiên cứu mới: Tìm kiếm, xác định, chọn tạo cải tiến các vật liệu di truyền để tạo dòng bố mẹ và tạo giống lúa lai. Lúc này niềm đam mê chọn giống cuốn hút mọi thời gian và suy nghĩ của tôi. Tôi tự hỏi: Không có lẽ người Việt Nam lại không thể tạo được giống lúa lai cho chính mình ? Mặc dù chưa biết lấy phương tiện và kinh phí nghiên cứu từ đâu nhưng tôi nghĩ phải bắt đầu ngay. Tôi gieo trồng vật liệu, tổ chức sinh viên lai tạo, đánh giá, chọn lọc… Một số việc tỉ mỉ mất thời gian như tuốt dòng, phơi cá thể, sắp xếp, đo đếm bông hạt…tôi phải nhờ chính mẹ mình làm. Mẹ tôi rất tậm tâm làm thí nghiệm giúp con, bà cần cù, cẩn thận, minh mẫn và tận tụy. Có lẽ giờ đây ở đâu đó Bà vẫn dõi theo công việc của tôi.
Biết được khó khăn, thiếu thốn và quyết tâm của tôi, ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn đã mời hiệu trưởng trường tôi lên gặp để cấp cho 9.000 đô la (quĩ riêng của Bộ trưởng vì ông muốn ủng hộ ý tưởng mới của tôi nhưng tôi lại không thuộc Bộ Nông nghiệp theo phân công của Nhà nước). Nhờ số tiền này chúng tôi đã mua sắm một số trang bị tối thiểu cho nghiên cứu, đã xây được 360m2 nhà lưới, xây tường rào chống chuột bảo vệ 1 mẫu lúa giống, xây 1 buồng điều hòa nhiệt độ để đánh giá các dòng vật liệu mới. Sự quan tâm của Bộ trưởng thúc đẩy tôi làm việc miệt mài hơn. Tại một cuộc họp tổng kết sản xuất của Bộ, ông tuyên bố sẽ giành phần thưởng xứng đáng cho người chọn tạo được lúa lai cho Việt Nam. Việc này đã thôi thúc sự nôn nóng của tôi và nhiều nhà chọn giống khác. Năm 1996, tôi chọn ra 2 dòng bố, mẹ trong vườn vật liệu và sản xuất được 12 kg hạt lai F1 đưa lên Bộ để tham gia trình diễn tại Hà Tây cùng với giống của các tác giả khác. Lúa trình diễn sinh trưởng phát triển rất nhanh, cây khỏe, bông to trỗ đều. Bộ tổ chức Hội nghị đầu bờ mời nhiều tỉnh đến thăm và đánh giá. Mọi người khen ngợi lúa lai Việt Nam, ông Bộ trưởng phấn khởi lắm và rút tiền mặt thưởng tôi ngay trong hội thảo trước nhiều nhà lãnh đạo, đồng nghiệp, học sinh của tôi và nông dân. Tôi thực sự mừng vui xúc động. Thật không may, chỉ sau 1 tuần, lúa của tôi bị bệnh bạc lá làm “cháy” gần hết cả mẫu ruộng, lá không còn màu xanh để quang hợp, làm gì còn năng suất ! Tôi lo lắng, xấu hổ đến bẽ bàng vì sự nóng vội của mình. Tôi ngậm ngùi ân hận và lên xin Bộ trưởng để được trả lại tiền thưởng, ông không khiển trách mà động viên rằng: “Phần thưởng này ông giành cho người tạo ra giống lúa lai đầu tiên ở Việt Nam chứ chưa phải là thưởng cho giống lúa lai tốt”. Lời nhắc nhở rất khéo của ông khiến tôi ngượng ngùng xấu hổ, không còn cách nào từ chối mà âm thầm thúc đẩy tôi tìm cách nghiên cứu cải tiến mọi đặc tính của giống nhất là tính chống chịu sâu bệnh và thận trọng hơn khi đưa giống ra sản xuất đại trà.
Tuy nhiên để tạo giống lúa vừa có năng suất cao, chất lượng tốt lại vừa chống chịu sâu bệnh, và thích ứng cho nhiều vùng, nhiều vụ thì cần thời gian dài lắm mà tôi lại đã đến tuổi nghỉ hưu, quĩ thời gian làm việc đã hết, vậy làm thế nào để thực hiện? Tôi quyết định giành thời gian còn lại của cuộc đời để thực hiện ý tưởng chọn tạo thành công giống lúa lai cho Việt Nam. Tôi xin Nhà trường ở lại làm việc tiếp với điều kiện được sử dụng gần 1 ha ruộng trồng lúa, 1 phòng thí nghiệm nhỏ để nghiên cứu, chỉ hưởng lương hưu, dùng kết quả nghiên cứu của mình để tạo ra tiền chi trả mọi kinh phí nghiên cứu, trả lương cho cộng tác viên và mọi chi phí cần thiết khác phục vụ hoạt động nghiên cứu.
Đề nghị của tôi được Trường chấp nhận, tôi ở lại làm việc vô tư hết mình như thời còn trẻ, không kể thời gian, mưa nắng, khó khăn, tôi liên hệ với đồng nghiệp ở Bộ Nông nghiệp tham gia nghiên cứu cùng với họ. Đồng thời nhận hướng dẫn đề tài làm luận văn tốt nghiệp cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Trường để tận dụng nguồn nhân lực có kiến thức khoa học, có khả năng tư duy sáng tạo phục vụ cho nghiên cứu của mình và cũng là để truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm và “nghệ thuật” chọn giống cho họ. Các vấn đề nghiên cứu của tôi đã trở thành những đề tài hay để họ làm luận án tiến sĩ, thạc sĩ, giúp họ học thêm nhiều điều có ích cho sự nghiệp về sau. Ngoài ra, tôi giành thời gian đi Khuyến nông, đi giảng các lớp huấn luyện ngắn hạn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn sản xuất hạt giống… Các hoạt động này giúp mở rộng quan hệ và hiểu biết thực tiễn cho học trò của tôi, cho cán bộ trẻ trong Phòng, hơn nữa còn thu được tiền để nuôi đội ngũ kỹ sư mới tuyển, giúp họ học thêm và làm viêc tốt hơn.
Tôi giành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ cải tiến những nhược điểm của từng vật liệu, chọn lọc, đánh giá lặp lai nhiều lần và cuối cùng sự cố gắng không mệt mỏi đã đem lại thành công là tạo ra các dòng bất dục đực, các dòng cho phấn mới, các giống lúa lai, lúa thuần có giá trị sử dụng cao. Giống lúa lai hai dòng TH3-3 cùng với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và qui trình sản xuất hạt lai được công nhận năm 2005, được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận. Sau TH3-3 là TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 và lúa thơm Hương cốm. Các giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng nên nhu cầu về hạt giống tăng cao. Chúng tôi không còn đủ năng lực sản xuất và cung ứng kịp cho nông dân nên đã quyết định chuyển nhượng bản quyền cho Doanh nghiệp để tập trung thời gian cho nghiên cứu chọn tạo các giống mới tốt hơn. Doanh nghiệp có điều kiện tốt về tài chính, có kinh nghiệm kinh doanh, có thể mở rộng sản xuất đáp ứng yêu cầu của nông dân. Việc chuyển nhượng bản quyền đã tạo ra bước đột phá mới trong nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu đưa được đến tận tay người sản xuất, diện tích sử dụng giống mở rộng nhanh rõ rệt, năm 2009 diện tích sản xuất hạt lai của 2 giống được chuyển nhượng chiếm trên 60% tổng diện tích sản xuất hạt lai trong nước, cung cấp trên 1000 tấn hạt giống lai/năm cho nông dân các tỉnh phía Bắc, tạo lợi thế canh tranh cho lúa lai Việt Nam. Các Công ty mở ra nhiều vùng sản xuất hạt giống lai rộng lớn, từ miền núi phía bắc đến đồng bằng, miền Trung và Tây Nguyên tạo công việc làm cho hàng vạn lao động nông nghiệp có tay nghề cao, thu nhập cao hơn. Nhờ chuyển nhượng bản quyền, Nhà trường thu hồi được kinh phí sự nghiệp khoa học, Nhà nước thu thuế bản quyền, Viện chúng tôi có tiền mua ô tô, xây thêm phòng làm việc, kho tàng và mở rộng nghiên cứu theo nhiều hướng mới. Cán bộ nghiên cứu có thêm lương, thưởng, được cấp học bổng học cao học, huấn luyện nâng cao trình độ ở trong nước và cả nước ngoài. Phòng nghiên cứu của chúng tôi trở thành đơn vị đi đầu thực hiện có hiệu quả chỉ thị 115 của chính phủ, chỉ thị về giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất của các cơ quan nghiên cứu khoa học.
Sau 10 năm làm việc ở tuổi nghỉ hưu, một nhóm nghiên cứu bé nhỏ từ 3 người, đã lớn mạnh thành một Phòng nghiên cứu vững vàng về lý luận, có tay nghề chọn tạo và sản xuất giống lúa giỏi với 2 tiến sĩ; 6 thạc sĩ; 4 kỹ sư; 1kỹ thuật viên. Trong thời gian đó nhóm chúng tôi vừa nghiên cứu, vừa học tập nâng cao trình độ vừa lai tạo, chọn lọc, mở rộng sản xuất các giống lúa mới, vừa phổ biến kiến thức trồng lúa, sản xuất hạt giống lúa lai cho nông dân. Đồng thời đã tham gia viết sách, viết bài giảng, công bố các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo tốt cho ngành chọn giống và sản xuất giống nước nhà.
Kính thưa Đại Hội,
Nghề nông ở nước ta hiện nay vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và vô cùng khốc liệt… Để xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững ổn định cần có đội ngũ các nhà khoa học nông nghiêp yêu nghề, dám hy sinh suốt đời cho nghiên cứu khoa học. Thế nhưng khoa học nông nghiệp là khoa học ứng dụng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian thâm nhập thực tế, phải kiên trì thử nghiệm trên đồng ruộng ở nhiều vùng, nhiều vụ khác nhau nên khi thành đạt thì đa số tuổi đã quá cao. Những thách thức đó thật vô cùng khắc nghiệt, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn giúp nhà khoa học có điều kiện thử nghiệm, hiện thực hóa các ý tưởng mới táo bạo của mình.
Phụ nữ làm khoa học nông nghiệp phải chịu quá nhiều vất vả gian nan và cả sự đố kỵ… Trước những thách thức đó cần có một tình yêu nghề nồng cháy, một mục tiêu rõ ràng để theo đuổi, một phương pháp chính xác và luôn được bổ sung, phải bình tĩnh suy xét, lựa chọn biện pháp ứng xử hợp lý để vượt qua khó khăn thách thức và chắc chắn sẽ thành công.
Kính thưa Đại hội
– Để có được những đóng góp nêu trên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều. Từ trái tim mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước, đối với các thầy cô giáo, những người đã tận tụy dậy dỗ, cho tôi hưởng một nền giáo dục mới để làm một người công dân tốt, một nhà giáo, nhà khoa học có ích.
– Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các cấp lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Giáo dục & ĐT, các cục vụ chuyên môn của hai Bộ, những người đã tìm mọi cách nâng đỡ các ý tưởng mới, táo bạo khuyến khích tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu, triển khai, mở rộng và phát triển sản xuất ở các địa phương.
– Xin cảm tạ bà con nông dân trên mọi miền đất nước, những người đã sẵn sàng dùng đất đai, lao động của mình thử nghiệm sản xuất hạt giống, gieo trồng giống mới, ứng dụng các kỹ thuật mới trên đồng ruộng, không ngại rủi ro giúp chúng tôi thà
Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.
Về lại mái trường xưa
Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Mỗi ngày đi qua
Mỗi tháng đi qua
Mỗi năm đi qua
Thấm thoắt thời gian
Nhìn sự vật đổi thay ta biết rõ
Mái tóc Thầy ta đã bạc đi già nữa
Hàng trăm bạn bè thuở ấy đã đi xa
Ta lại về đây với mái trường xưa
Thân thiết quá nhưng sao hồi hộp thế
Trăm khuôn mặt trông vừa quen vừa lạ
Ánh mắt chào đọng sáng những niềm vui
Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
Trong trùng điệp triệu người lên tuyến lửa
Giá độc lập giờ đây thêm hiểu rõ
Thắng giặc rồi càng biết quý thời gian
Đất nước ba mươi năm chiến đấu gian nan
Mỗi tấc đất đều đậm đà nghĩa lớn
Bao xương máu cho tự do toàn vẹn
Bao đồng bào, đồng chí đã hi sinh.
Ta dâng cho Tổ Quốc tuổi thanh xuân
Không tiếc sức cho cuối cùng trận thắng
Xếp bút nghiên để đi cầm khẩu súng
Càng tự hào làm người lính tiên phong
Nay trở về khi giặc đã quét xong
Trách nhiệm trao tay tiếp cầm ngọn bút
Nâng cuốn sách lòng bồi hồi cảm xúc
Ta hiểu những gì ta phải gắng công
Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.
Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền
Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó
Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ
Có bạn thầy càng bền chí vươn lên
Trước mỗi khó khăn có bạn luôn bên
Như đồng đội trong chiến hào chia lửa
Ôi thân thiết những bàn tay tập thể
Ta nhủ lòng cần xứng đáng hơn
Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Hiểu mất mát, biết tự hào phải cố
Trận tuyến mới nguyện xứng là chiến sĩ
Thiêng liêng lời thề, vững một niềm tin.
Nhớ miền Đông
Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non.
Hoàng Kim
Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nôn nao lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là
Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè miền Đông
Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ sao Vàm Cỏ ngọt dòng sông xanh
Nhớ từ xóm Giữa xa em
Nhớ lên Bù Đốp, Lộc Ninh, xóm Chùa
Xa em từ bấy đến chừ
Một vầng trăng sáng, xẽ chia đôi miền
Em về Châu Đốc, Long Xuyên
Anh lên Srêpốc với niềm nhớ thương
Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Nghe chao cánh võng giữa rừng đêm khuya
Chăm chăm theo nét bản đồ
Cùng anh, cùng bạn tiến vô Sài Gòn
Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nhớ em, nhớ bạn, thuỷ chung vẹn toàn
Phải vì vất vả gian nan
Của bao năm đặm nhớ thương đến rày …
Non sông những tháng năm này
Lọc muôn sắc đỏ cho ngày hội vui
Nhớ em trong dạ bùi ngùi …
Trông trời hoa, nhớ đất trời miền Đông.
Năm tháng dưới trời Âu
Đi giữa Praha rực rỡ nắng vàng
Gió bớt thổi nên lòng người bớt lạnh
Phố xá nguy nga, nhịp đời hối hả
Gợi lòng ta uẩn khúc những suy tư
Ôi quê hương thân thiết tự bao giờ
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ Quốc
Nhớ quê nhà nửa đêm ta tỉnh thức
Ngóng phương trời vợi vợi nhớ mênh mông
Biết ơn quê nghèo cắt rốn chôn rau
Nơi mẹ cha xưa suốt đời lam lũ
Cha giặc giết luống cày còn bỏ dỡ
Sự nghiệp này trao lại tay con
Biết ơn anh tần tảo sớm hôm
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Bắt ốc mò cua bền gan vững chí
Nhắc thù nhà nợ nước cho em.
Sống giữa lòng dân những tháng những ngày
Anh chị góp công, bạn thầy giúp sức
Đêm trăn trở ngọn đèn khuya tỉnh thức
Nhớ một thời thơ ấu gian nan …
Biết ơn em người bạn gái thủy chung
Thương cha mẹ quý rể nghèo vẫn gả
Em gánh vác mọi việc nhà vất vả
Dành cho anh nghiên cứu được nhiều hơn
Biết ơn trại nhà mảnh đất yêu thương
Nơi suốt đời ta nghĩa tình gắn bó
Mảnh đất thiêng chim phượng hoàng làm tổ
Lúa ngô sắn khoai hoa qủa dâng đời
Vòng qua Tây Bán Cầu
Khi chiều hôm nắng tắt ở chân trời
Tạm ngưng học, tắm rồi em hãy dạo
Bước khoan thai nhận hương trời chiều tối
Nghĩ suy về năm tháng đã đi qua
Em đã xa cái tuổi học trò
Nhưng việc học có bao giớ là muộn?
Nấc thang học càng vươn cao càng muốn
Bao cuộc đời nhờ học để thành công
Nhớ nghe em những năm tháng không quên
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Đêm tỉnh thức đói cồn cào trong dạ
Vẫn gan vàng, dạ sắt, lòng son
Nhớ ngày cha ngã xuống vì bom
Tấm áo máu suốt đời ta nhớ mãi
Trong thương đau nhân quyết tâm gấp bội
Phải làm gì để trả mối thù sâu.
Nhớ ngọn đèn chong giữa canh thâu
Những đêm lạnh của trời Hà Bắc
“Thắp đèn lên đi em!” thơ của thời đi học
Xốn xang lòng đã mấy chục năm qua
Ôi vầng trăng, vầng trăng quê ta
Và ngôi sao Mai đã thành đốm lửa
Một giọt máu tim ta treo giữa trời nhắc nhở
Em bên Người năm tháng lớn khôn lên
Nhớ những mùa chiến dịch thức bao đêm
Thèm một bữa cơm rau và giấc ngủ
Sau trận đánh lại miệt mài cuốn vở
Tin có ngày trở lại mái trường yêu
Bao bạn bè của năm tháng không quên
Nay vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất
Về thăm quê cũng người còn, người mất
Bài học trường đời chắp nối bấy năm qua
Nay em như chim trời bay cao, bay xa
Điều kiện học khác xưa, một phòng riêng ngọai quốc
Những tháng học này là niềm mơ ước
Em cần miệt mài tranh thủ thời gian
Dẫu mỗi ngày hơn tám tiếng học căng
Ngôn ngữ mới buổi đầu chưa hiểu kịp
Em hãy học dẫu đêm về có mệt
Mỗi ngày này là vốn quý nghe em!
Chốn phồn hoa bao cám dỗ thấp hèn
Bao thèm muốn khiến người ta lùn xuống
Những dễ dãi khiến lòng người dao động
Em hãy cầm lòng bền chí học chăm.
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương
Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregon
ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…
Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam, Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.
Tự thắng mình là bài học đầu tiên
Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình
Trận chiến mới, em là chiến sĩ
Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký
Tự thắng mình là bài học đầu tiên !
Có điện lung linh suốt đêm
Không quên vầng trăng ngọn lửa
Ngày dẫu miệt mài
Đêm về phải cố
Khắc sâu lời nguyền xưa !
“Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”
(Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu thăm ruộng thí nghiệm tại Trung tâm Hưng Lộc
của nhóm nghiên cứu Hoàng Kim năm 1987)
Cô Trâm vẫn trên đường xa với những cống hiến không mệt mỏi cho hạt ngọc Việt cây lúa Việt Nam. Sinh ra và lớn lên ở thị xã Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, người con của mảnh đất này đã dùng sự kiên trì đáng khâm phục của mình để góp phần mang lại những thành công lớn trong giảng dạy đào tạo nguồn lực di truyền chọn giống và nghiên cứu khoa học chọn giống lúa lai Việt Nam. PGS. TS Nguyễn Thị Trâm là một trong những chuyên gia nông nghiệp Việt Nam hàng đầu về lĩnh vực này. Cô nguyên là giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học Viện Nông nghiệp Việt Nam), nguyên Phó Viện trường Viện Sinh học Nông nghiệp, đã nghỉ hưu năm 2004 nhưng đến nay vẫn tỏa sáng. Thông tin điểm trình diễn giống lúa lai hai dòng thơm TH6-6 tại Hòa Bình mới đây, lại thông tin mới ‘bội thu ở Diễn Châu’ là bí quyết thành công của cô: đó là đầu tư thời gian, và không bao giờ bỏ cuộc.
Cô Nguyễn Thị Trâm trên FB (Tram Nguyen) thông tin kết quả trình diễn mới đây nhất (28-5.2018) giống lúa thơm cốm TH6-6 thật kiệm lời nhưng đầy ắp thông tin: “Cảm ơn tất cả. Vì hạt lúa bao đêm thao thức, tôi đi theo trọn đời. Ôi những hạt lúa vàng. Muôn ngàn thế hệ”.
Cô Trâm người thầy lúa lai
PGS.TS Nguyễn Thị Trâm là nhà giáo, nhà nông học chọn tạo giống lúa lai nổi tiếng của Việt Nam với thành tựu nổi bật là đã nghiên cứu tạo chọn và phát triển giống lúa lai hai dòng TH3-3 cùng với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và qui trình sản xuất hạt lúa lai được công nhận năm 2005, được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận. Sau TH3-3 là TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 và lúa thơm Hương cốm. Những giống lúa mới này có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng, tạo nên bước đột phá mới cho công nghệ sản xuất lúa lai ở Việt Nam. Sự kết nối sản xuất giống lúa lai từ Viện Trường tới các Công ty Giống Cây trồng Nông nghiệp địa phương đã mở ra những vùng sản xuất hạt giống lúa lai rộng lớn, từ miền núi phía Bắc đến đồng bằng, miền Trung và Tây Nguyên, tạo công việc làm và thu nhập tốt hơn cho hàng vạn lao động nông nghiệp. PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đã nói những lời tâm huyết: “Nghề nông ở nước ta hiện nay vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và vô cùng khốc liệt… Để xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững ổn định cần có đội ngũ các nhà khoa học nông nghiêp yêu nghề, dám hy sinh suốt đời cho nghiên cứu khoa học …”.
Bài phát biểu của cô Nguyễn Thị Trâm tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII đối với chúng tôi thật xúc động và ám ảnh:
Bài phát biểu tại đại hội thi đua yêu nước lần thứ 8
PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm, ĐHNN Hà Nội
“Kính thưa: Quí vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
Kính thưa Đoàn chủ tịch Đại hội và Quí vị Đại biểu Đại hội
Được sự đồng ý của Ban tổ chức tôi xin phép trình bầy trước Đại hội đôi điều về những chặng đường làm giảng dậy và nghiên cứu khoa học của tôi.
Gia đình tôi quê ở Hà Nam, vùng đồng chiêm nghèo nên cha mẹ “tha phương cầu thực” đến Thị xã Thái Nguyên kiếm sống. Khi 3 tuổi, cha tôi đi kháng chiến, tôi theo mẹ chạy giặc vào vùng núi Võ Nhai, hòa bình lập lại mới được đến trường, vào Đại học ở tuổi 20, được xếp học ngành Cây lương thực, khoa Trồng trọt, tôi nghĩ đây là ngành phù hợp với mình nên cố gắng học hành với mong ước góp phần làm cho người dân có bữa cơm no. Khi đó, dân ta còn đói lắm, cơm độn ngô khoai sắn mà vẫn đứt bữa thường xuyên, trong khi tỷ lệ dân làm nghề nông chiếm tới 90%. Tình yêu nghề nông của tôi bắt đầu từ những bài thực tập chọn giống, lai ngô, lai lúa, ghép cây… Ra trường, được làm việc tại Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm nên tôi có cơ hội thực hiện khát vọng của mình. Tập sự xong, làm nghiên cứu tại bộ môn “Chọn tạo giống lúa” dưới sự hướng dẫn của thầy Lương Định Của, nhà Di truyền – chọn giống nổi tiếng từ Nhật trở về, Thầy đã truyền đạt cho tôi kiến thức khoa học cơ bản, phương pháp thực hành xác thực giúp biến kết quả nghiên cứu thành sản phẩm phục vụ xã hội. Tấm gương làm nghiên cứu khoa học mẫu mực đầy sáng tạo của Thầy và các nhà khoa học Nông nghiệp thế hệ trước luôn thôi thúc tôi làm việc tận tụy vì nông dân.
Năm 1980, đi học nghiên cứu sinh tại Liên xô, tôi chọn đề tài nghiên cứu giống lúa để có cơ hội học lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho chuyên môn sau này. Tốt nghiệp xong, tôi trở lại Trường Đại học Nông nghiệp làm giảng viên khi tuổi đã 40, tự rèn luyện ngay từ ngày đầu lên lớp, tích lũy kiến thức thông qua tài liệu trong, ngoài nước, cập nhật thông tin từ thực tế sản xuất, tìm phương pháp truyền đạt dễ tiếp thu để sinh viên hiểu bài. Sau giờ giảng, sinh viên tiếp thu được kiến thức, phương pháp mới, lôi cuốn họ say mê học bài đọc tài liệu, viết tiểu luận, nghiên cứu khoa học…Tôi luôn tìm những nội dung hay nhất mới nhất của môn học để truyền đạt, phân tích mở rộng giúp cho người học suy nghĩ tìm tòi cái mới. Trên lớp tôi dùng hình ảnh để diễn giải lý thuyết, dùng thí nghiệm cụ thể để minh họa và thực hành. Nhờ vậy, ngay từ năm đầu vào nghề giảng dậy tôi đã lôi cuốn nhiều học sinh tham gia nghiên cứu khoa học,và đã hướng dẫn họ rất tận tụy để họ có cơ hội sáng tạo từ khi còn rất trẻ.
Cuộc sống thời niên thiếu của tôi gắn liền với núi rừng, cây cối đã nuôi dưỡng trong tôi tình yêu thiên nhiên, ham muốn cải tạo sinh vật phục vụ con nguoi. Ngoài giờ giảng trên lớp, tôi đạp xe xuống nông thôn, giúp đội giống ở các HTX chọn lọc, bình tuyển giống, rút dòng, nhân hạt giống tốt cung cấp cho nông dân. Dẫn sinh viên xuống nông thôn làm đề tài, nêu câu hỏi, yêu cầu các em phân tích đánh giá, tìm giải pháp nâng cao năng suất.
Những năm 1990, tiến bộ kỹ thuật về lúa lai tràn vào nước ta, nhu cầu hạt giống lúa lai gia tăng ở mọi miền đất nước, hạt giống lai từ nước ngoài tràn vào thị trường ồ ạt tạo sức ép cho ngành giống cây trồng của Việt Nam. Năm 1993, được Bộ Nông nghiệp cho tham dự lớp huấn luyện kỹ thuật lúa lai tại Trung Quốc, quan sát thực tế tại Trung tâm, trao đổi trực tiếp với các nhà chọn giống giầu kinh nghiệm đã gợi mở trong tôi những ý tưởng mới vể chọn tạo giống lúa. Sau đợt học, tôi thu được nhiều kiến thức, tài liệu, phương pháp để bước vào hướng nghiên cứu mới: Tìm kiếm, xác định, chọn tạo cải tiến các vật liệu di truyền để tạo dòng bố mẹ và tạo giống lúa lai. Lúc này niềm đam mê chọn giống cuốn hút mọi thời gian và suy nghĩ của tôi. Tôi tự hỏi: Không có lẽ người Việt Nam lại không thể tạo được giống lúa lai cho chính mình ? Mặc dù chưa biết lấy phương tiện và kinh phí nghiên cứu từ đâu nhưng tôi nghĩ phải bắt đầu ngay. Tôi gieo trồng vật liệu, tổ chức sinh viên lai tạo, đánh giá, chọn lọc… Một số việc tỉ mỉ mất thời gian như tuốt dòng, phơi cá thể, sắp xếp, đo đếm bông hạt…tôi phải nhờ chính mẹ mình làm. Mẹ tôi rất tậm tâm làm thí nghiệm giúp con, bà cần cù, cẩn thận, minh mẫn và tận tụy. Có lẽ giờ đây ở đâu đó Bà vẫn dõi theo công việc của tôi.
Biết được khó khăn, thiếu thốn và quyết tâm của tôi, ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn đã mời hiệu trưởng trường tôi lên gặp để cấp cho 9.000 đô la (quĩ riêng của Bộ trưởng vì ông muốn ủng hộ ý tưởng mới của tôi nhưng tôi lại không thuộc Bộ Nông nghiệp theo phân công của Nhà nước). Nhờ số tiền này chúng tôi đã mua sắm một số trang bị tối thiểu cho nghiên cứu, đã xây được 360m2 nhà lưới, xây tường rào chống chuột bảo vệ 1 mẫu lúa giống, xây 1 buồng điều hòa nhiệt độ để đánh giá các dòng vật liệu mới. Sự quan tâm của Bộ trưởng thúc đẩy tôi làm việc miệt mài hơn. Tại một cuộc họp tổng kết sản xuất của Bộ, ông tuyên bố sẽ giành phần thưởng xứng đáng cho người chọn tạo được lúa lai cho Việt Nam. Việc này đã thôi thúc sự nôn nóng của tôi và nhiều nhà chọn giống khác. Năm 1996, tôi chọn ra 2 dòng bố, mẹ trong vườn vật liệu và sản xuất được 12 kg hạt lai F1 đưa lên Bộ để tham gia trình diễn tại Hà Tây cùng với giống của các tác giả khác. Lúa trình diễn sinh trưởng phát triển rất nhanh, cây khỏe, bông to trỗ đều. Bộ tổ chức Hội nghị đầu bờ mời nhiều tỉnh đến thăm và đánh giá. Mọi người khen ngợi lúa lai Việt Nam, ông Bộ trưởng phấn khởi lắm và rút tiền mặt thưởng tôi ngay trong hội thảo trước nhiều nhà lãnh đạo, đồng nghiệp, học sinh của tôi và nông dân. Tôi thực sự mừng vui xúc động. Thật không may, chỉ sau 1 tuần, lúa của tôi bị bệnh bạc lá làm “cháy” gần hết cả mẫu ruộng, lá không còn màu xanh để quang hợp, làm gì còn năng suất ! Tôi lo lắng, xấu hổ đến bẽ bàng vì sự nóng vội của mình. Tôi ngậm ngùi ân hận và lên xin Bộ trưởng để được trả lại tiền thưởng, ông không khiển trách mà động viên rằng: “Phần thưởng này ông giành cho người tạo ra giống lúa lai đầu tiên ở Việt Nam chứ chưa phải là thưởng cho giống lúa lai tốt”. Lời nhắc nhở rất khéo của ông khiến tôi ngượng ngùng xấu hổ, không còn cách nào từ chối mà âm thầm thúc đẩy tôi tìm cách nghiên cứu cải tiến mọi đặc tính của giống nhất là tính chống chịu sâu bệnh và thận trọng hơn khi đưa giống ra sản xuất đại trà.
Tuy nhiên để tạo giống lúa vừa có năng suất cao, chất lượng tốt lại vừa chống chịu sâu bệnh, và thích ứng cho nhiều vùng, nhiều vụ thì cần thời gian dài lắm mà tôi lại đã đến tuổi nghỉ hưu, quĩ thời gian làm việc đã hết, vậy làm thế nào để thực hiện? Tôi quyết định giành thời gian còn lại của cuộc đời để thực hiện ý tưởng chọn tạo thành công giống lúa lai cho Việt Nam. Tôi xin Nhà trường ở lại làm việc tiếp với điều kiện được sử dụng gần 1 ha ruộng trồng lúa, 1 phòng thí nghiệm nhỏ để nghiên cứu, chỉ hưởng lương hưu, dùng kết quả nghiên cứu của mình để tạo ra tiền chi trả mọi kinh phí nghiên cứu, trả lương cho cộng tác viên và mọi chi phí cần thiết khác phục vụ hoạt động nghiên cứu.
Đề nghị của tôi được Trường chấp nhận, tôi ở lại làm việc vô tư hết mình như thời còn trẻ, không kể thời gian, mưa nắng, khó khăn, tôi liên hệ với đồng nghiệp ở Bộ Nông nghiệp tham gia nghiên cứu cùng với họ. Đồng thời nhận hướng dẫn đề tài làm luận văn tốt nghiệp cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Trường để tận dụng nguồn nhân lực có kiến thức khoa học, có khả năng tư duy sáng tạo phục vụ cho nghiên cứu của mình và cũng là để truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm và “nghệ thuật” chọn giống cho họ. Các vấn đề nghiên cứu của tôi đã trở thành những đề tài hay để họ làm luận án tiến sĩ, thạc sĩ, giúp họ học thêm nhiều điều có ích cho sự nghiệp về sau. Ngoài ra, tôi giành thời gian đi Khuyến nông, đi giảng các lớp huấn luyện ngắn hạn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn sản xuất hạt giống… Các hoạt động này giúp mở rộng quan hệ và hiểu biết thực tiễn cho học trò của tôi, cho cán bộ trẻ trong Phòng, hơn nữa còn thu được tiền để nuôi đội ngũ kỹ sư mới tuyển, giúp họ học thêm và làm viêc tốt hơn.
Tôi giành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ cải tiến những nhược điểm của từng vật liệu, chọn lọc, đánh giá lặp lai nhiều lần và cuối cùng sự cố gắng không mệt mỏi đã đem lại thành công là tạo ra các dòng bất dục đực, các dòng cho phấn mới, các giống lúa lai, lúa thuần có giá trị sử dụng cao. Giống lúa lai hai dòng TH3-3 cùng với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và qui trình sản xuất hạt lai được công nhận năm 2005, được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận. Sau TH3-3 là TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 và lúa thơm Hương cốm. Các giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng nên nhu cầu về hạt giống tăng cao. Chúng tôi không còn đủ năng lực sản xuất và cung ứng kịp cho nông dân nên đã quyết định chuyển nhượng bản quyền cho Doanh nghiệp để tập trung thời gian cho nghiên cứu chọn tạo các giống mới tốt hơn. Doanh nghiệp có điều kiện tốt về tài chính, có kinh nghiệm kinh doanh, có thể mở rộng sản xuất đáp ứng yêu cầu của nông dân. Việc chuyển nhượng bản quyền đã tạo ra bước đột phá mới trong nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu đưa được đến tận tay người sản xuất, diện tích sử dụng giống mở rộng nhanh rõ rệt, năm 2009 diện tích sản xuất hạt lai của 2 giống được chuyển nhượng chiếm trên 60% tổng diện tích sản xuất hạt lai trong nước, cung cấp trên 1000 tấn hạt giống lai/năm cho nông dân các tỉnh phía Bắc, tạo lợi thế canh tranh cho lúa lai Việt Nam. Các Công ty mở ra nhiều vùng sản xuất hạt giống lai rộng lớn, từ miền núi phía bắc đến đồng bằng, miền Trung và Tây Nguyên tạo công việc làm cho hàng vạn lao động nông nghiệp có tay nghề cao, thu nhập cao hơn. Nhờ chuyển nhượng bản quyền, Nhà trường thu hồi được kinh phí sự nghiệp khoa học, Nhà nước thu thuế bản quyền, Viện chúng tôi có tiền mua ô tô, xây thêm phòng làm việc, kho tàng và mở rộng nghiên cứu theo nhiều hướng mới. Cán bộ nghiên cứu có thêm lương, thưởng, được cấp học bổng học cao học, huấn luyện nâng cao trình độ ở trong nước và cả nước ngoài. Phòng nghiên cứu của chúng tôi trở thành đơn vị đi đầu thực hiện có hiệu quả chỉ thị 115 của chính phủ, chỉ thị về giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất của các cơ quan nghiên cứu khoa học.
Sau 10 năm làm việc ở tuổi nghỉ hưu, một nhóm nghiên cứu bé nhỏ từ 3 người, đã lớn mạnh thành một Phòng nghiên cứu vững vàng về lý luận, có tay nghề chọn tạo và sản xuất giống lúa giỏi với 2 tiến sĩ; 6 thạc sĩ; 4 kỹ sư; 1kỹ thuật viên. Trong thời gian đó nhóm chúng tôi vừa nghiên cứu, vừa học tập nâng cao trình độ vừa lai tạo, chọn lọc, mở rộng sản xuất các giống lúa mới, vừa phổ biến kiến thức trồng lúa, sản xuất hạt giống lúa lai cho nông dân. Đồng thời đã tham gia viết sách, viết bài giảng, công bố các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo tốt cho ngành chọn giống và sản xuất giống nước nhà.
Kính thưa Đại Hội,
Nghề nông ở nước ta hiện nay vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và vô cùng khốc liệt… Để xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững ổn định cần có đội ngũ các nhà khoa học nông nghiêp yêu nghề, dám hy sinh suốt đời cho nghiên cứu khoa học. Thế nhưng khoa học nông nghiệp là khoa học ứng dụng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian thâm nhập thực tế, phải kiên trì thử nghiệm trên đồng ruộng ở nhiều vùng, nhiều vụ khác nhau nên khi thành đạt thì đa số tuổi đã quá cao. Những thách thức đó thật vô cùng khắc nghiệt, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn giúp nhà khoa học có điều kiện thử nghiệm, hiện thực hóa các ý tưởng mới táo bạo của mình.
Phụ nữ làm khoa học nông nghiệp phải chịu quá nhiều vất vả gian nan và cả sự đố kỵ… Trước những thách thức đó cần có một tình yêu nghề nồng cháy, một mục tiêu rõ ràng để theo đuổi, một phương pháp chính xác và luôn được bổ sung, phải bình tĩnh suy xét, lựa chọn biện pháp ứng xử hợp lý để vượt qua khó khăn thách thức và chắc chắn sẽ thành công.
Kính thưa Đại hội
– Để có được những đóng góp nêu trên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều. Từ trái tim mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước, đối với các thầy cô giáo, những người đã tận tụy dậy dỗ, cho tôi hưởng một nền giáo dục mới để làm một người công dân tốt, một nhà giáo, nhà khoa học có ích.
– Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các cấp lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Giáo dục & ĐT, các cục vụ chuyên môn của hai Bộ, những người đã tìm mọi cách nâng đỡ các ý tưởng mới, táo bạo khuyến khích tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu, triển khai, mở rộng và phát triển sản xuất ở các địa phương.
– Xin cảm tạ bà con nông dân trên mọi miền đất nước, những người đã sẵn sàng dùng đất đai, lao động của mình thử nghiệm sản xuất hạt giống, gieo trồng giống mới, ứng dụng các kỹ thuật mới trên đồng ruộng, không ngại rủi ro giúp chúng tôi thành công. Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với bạn bè đồng nghiệp các thế hệ sinh viên, học viên cao học ,NCS đã đóng góp sức lực, trí tuệ cùng nghiên cứu giải quyết các vấn đề trong thực tế sản xuất nông nghiệp của nước nhà.
– Cuối cùng Xin kính chúc Quí vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, quí vị đại biểu sang năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công mới.
Xin trân trọng cảm ơn.
Nguyễn Thị Trâm”
Nguyễn Thị Trâm một ghi chép nhỏ
Trở thành kỹ sư nông nghiệp năm 1968, PGS. TS Nguyễn Thị Trâm công tác tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm của Bộ Nông nghiệp cho đến năm 1980. Ở đây, với việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa, cô đã cùng đồng nghiệp chọn tạo thành công các giống lúa như: NN8 -388, NN23, NN9, NN10, NN75-6. Tất cả các giống lúa này đều được đưa vào ứng dụng trong sản xuất, trong đó giống lúa NN75-6 đã đem lại cho cô bằng tác giả sáng chế năm 1984.
Trong thời gian đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài trong 4 năm từ năm 1980 đến 1984 cô Trâm đã mang về tấm bằng góp thêm vào học vị của mình với việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lúa lùn và sử dụng lúa lùn trong chọn tạo giống lúa thâm canh” tại Đại học Nông nghiệp Kuban và Viện Nghiên cứu Lúa toàn Liên Xô, Thành phố Kratsnodar (Liên Xô cũ).
Sau khi về nước, trở thành Tiến sĩ Nông nghiệp PGS. TS Nguyễn Thị Trâm công tác tại trường Đại học Nông nghiệp 1. Cô làm cán bộ giảng dạy các bộ môn Di truyền chọn giống Khoa Nông học của trường. Thời gian này cô Trâm đã cống hiến rất nhiều tâm lực của mình trong việc nghiên cứu, giảng dạy cũng như hướng dẫn các sinh viên làm đề tài tốt nghiệp. Trong số đó có rất nhiều tiến sĩ và thạc sĩ bảo vệ thành công luận án của mình và được tốt nghiệp với những tấm bằng loại ưu. Bên cạnh đó cô còn viết các giáo trình và sách tham khảo cùng giáo trình bài giảng cho cao học các chuyên ngành Trồng trọt, chọn giống. Cùng các đồng nghiệp, cô đã nghiên cứu chọn tạo thành công các giống lúa thuần như nếp thơm 44, tẻ 256, ĐH 104 và được đưa ra sản xuất.
Làm phó Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp và Trưởng phòng nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai tại trường Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội cho đến năm 2004 cô Trâm lĩnh sổ lương hưu trí. Sau khi nghỉ hưu cô vẫn muốn góp thêm sức lực và trí tuệ của mình để phục vụ cho ngành nghiên cứu khoa học nước nhà nên cô đã nhận lời mời tiếp tục làm Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai, và tiếp tục nghiên cứu để tạo ra các giống lúa mới. Viết thêm những tài liệu và giáo trình để phục vụ giảng dạy và hướng dẫn cho các học viên thực tập tốt nghiệp kiêm hướng dẫn nghiên cứu sinh…
Mười tỉ đồng, một giống lúa, và mười bảy năm nghiên cứu lúa lai. Nhìn cảnh cô Trâm đếm từng hạt lúa, bạn sẽ thấy 10 tỉ đồng chuyển giao công nghệ không hề nhiều. Trong chương trình Người đương thời, bạn sẽ được nghe cô Trâm tiết lộ bí quyết lúa lai của Việt Nam. Và quan trọng hơn, bạn sẽ biết bí quyết thành công của cô: đó là đầu tư thời gian, và không bao giờ bỏ cuộc.
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim
Thấm thoắt đã nhiều năm trôi qua, tôi vẫn nhớ như in những kỹ niệm thân thương về các thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Những giống ngô lai, sách, tạp chí, trang web, video CIMMYT luôn kết nối bền bỉ với những nhà khoa học xanh Việt Nam để chúng tôi có được những dâng hiến thầm lặng nhưng hiệu quả trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug, nhớ nhiều thầy bạn ở nơi đó, nhớ đất nhớ người. Bài thơ “Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng“, “Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương“, “Lời Thầy dặn“, “Đối thoại giữa các nền văn hóa“, … là những kỷ niệm tươi rói sâu sắc một thời.
Sóng yêu thương vo64ma4i đến vô cùng
Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi
Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông
Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên
Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…
Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.
Lời Thầy dặn
Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi.
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời
Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.
Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy.
Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Bài học cuộc sống quý giá là sự thấu hiểu và đối thọại giữa các nền văn hóa. Văn hóa là những gì lắng đọng khi ta đã quên đi tất cả. Tôi kể về một lớp học đã theo tôi suốt bao năm. Lớp học đa sắc tộc. Triết luận Goethe, Jefferson, Borlaug và Hemingway lắng đọng thật sâu sắc trong lòng tôi. Sử thi “Faust” kiệt tác văn chương thế giới của Goeth lưu dấu di sản khoa học nhân văn ở nhiều nơi trên thế giới. Thomas Jefferson, tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và Người Cha của Đại Học Virginia’ đủ đọng mật cho một thế giới biến chuyển. Norman Borlaug nhà khoa học xanh ‘cứu sống nhiều người hơn bất cứ ai khác trong lịch sử’. Hemingway “Ông già và biển cả” là bài học tự do niềm vui sáng tạo giúp ta trở về với Ngày xuân đọc Trạng Trình, Nguyễn Du 250 năm nhìn lại, Tô Đông Pha vầng trăng cổ tích;Trúc Lâm thăm thẳm một góc nhìn.
Tiến sĩ Hannibal Multar, người Do Thái quê gốc Jerusalem, nay định cư ở Mỹ, Trưởng Chương trình Đào tạo của CIMMYT, thầy giáo chủ nhiệm lớp chúng tôi, trong bữa cơm chiêu đãi đầu tiên tại thủ đô Mexico thành phố di sản thế giới 1987, ngay câu đầu tiên sau khi giới thiệu về mình, đã quay sang hỏi tôi: Kim ‘bạn tôi”. Lớp mình đủ năm châu. Bạn là người Việt Nam duy nhất của châu Á tại đây. Làm ơn hãy cho tôi biết, bạn muốn học gì ? Tôi bình tĩnh và lém lĩnh trả lời: “Chào thầy và các bạn.Tôi muốn ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’ như câu tục ngữ Việt Nam quê tôi. Trước hết, tôi muốn thân thiết học và hành với thầy bạn để thấu hiểu và đối thoại giữa các nền văn hóa. Thứ hai, tôi muốn trau dồi tiếng Anh vì đây là cơ hội tuyệt vời cho tôi để nghe, đọc, viết và nói tiếng Anh hàng ngày. Thứ ba, tôi muốn học cách quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp chuyên cây trồng như CIMMYT, học cách chọn giống ngô và kỹ thuật thâm canh ngô thích hợp bền vững, cách làm cho người dân Việt Nam trồng ngô đạt năng suất cao, thu nhập và đời sống tốt hơn”. Thầy bạn cùng cười: “Nói hay lắm!”.
Sau này khi về Việt Nam, tôi có giữ lưu bút thầy bạn trong đó có thư này của thầy Hannibal Multar. Nội dung bức thư như sau: “Kim “bạn của tôi”. Tôi chỉ muốn nói một vài từ để bày tỏ sự đánh giá chân thành và niềm vui của tôi khi gặp bạn. Tôi cũng tự hào khi biết bạn trong vòng năm, sáu tháng này. Gia đình bạn đang nhớ bạn nhưng chúng tôi đã được rất nhiều bởi sự hiện diện của bạn với chúng tôi ở đây. Bạn gọi tôi là giáo sư bởi vì tôi đã dạy bạn về cách quản lý trạm trại nông nghiệp, nhưng thực ra tôi đã học được từ bạn rất nhiều. Tôi thấy bạn nổ lực và kiên trì học ngôn ngữ. Tôi đã nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật đẹp và thơ của bạn. Sự thành thạo chuyên môn mà bạn phải đối mặt với nhiệm vụ của mình ở đây là một thành viên trong đội ngũ tuyệt vời. Tôi sẽ luôn nhớ bạn, bạn của tôi. Hãy giữ liên lạc và cho tôi biết nếu tôi có thể giúp đỡ bằng bất kỳ cách nào. Gửi lời chào thân thiết của tôi đến gia đình tốt của bạn. Bạn thân. Hannibal Multar.
(To Kim “my friend”. I just want to say a few word to express to my sincere appreciation and joy for having met you. I am also proud to have known you over these five- six months. Your family have missed you but we gained a lot by your presence with us here. You call me professor because I taught you about station management, but rest assured that I have learned a lot from you. I saw you struggle and persevere in language. I have seen your beautiful art work and also your poetry. The professional adtitude you faced your duties here in being such a gracious team member. I shall alway remember you, my friend. Please keep in touch and let me know if I can be of help in any ways. My best personal regards to your good family. Your friend. Hannibal Multar).
GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Tượng Goethe có tại vườn danh nhân ở Đại học Tự trị Quốc gia México (Universidad Nacional Autónoma de México, tên viết tắt UNAM) là di sản thế giới năm 2007, trường đại học lớn nhất ở khu vực Mỹ Latinh nằm tại thành phố thủ đô México.Tiến sĩ Hannibal Multar thầy giáo chuyên gia huấn luyện quản lý trung tâm, trạm trại thí nghiệm nông nghiệp CIMMYT hướng dẫn tôi tham quan nơi này cũng như nhiều di sản thế giới khác mà tôi đã kể câu chuyện Mexico ấn tượng lắng đọng
Goethe trong lòng tôi là nhà khoa học xanh sinh học và nhà thơ kể chuyện sử thi hay nhất thế gian. Tôi thuở nhỏ đã ngưỡng mộ Người qua câu thơ do Xuân Diệu dịch: “Mọi lý thuyế đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi tươi xanh”.
Lần trước, khi tôi đến Praha, tôi đã gặp Goethe hóa thân thành “nhà phù thủy” là kiệt tác sử thi giữa quảng trường Old Town Square tại lâu đài cổ thành Hradčanské “Praha vàng”, quảng trường Con Ngưa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt Tiệp). Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness, với quảng trường Old Town Square, trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm, những tòa nhà cổ đầy màu sắc, với các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Tôi cũng được gặp Goethe trên tượng đá danh nhân trên cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) nối hai đầu Quảng trường Museum và Můstek bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Và sau cùng trong đêm thánh vô cùng tại rừng thiêng cổ tích Kalovi Vary, tôi đã may mắn có giấc mơ thiêng dạo chơi cùng Goethe. Câu chuyện dài này tôi đã kể trong Praha Goethe và lâu đài cổ.
Lần này, khi tôi đến Mexico, số phận lại cho tôi được gặp Goethe hóa thân trong tượng đá “vườn danh nhân” cùng kiệt tác sử thi Teotihuacan thành phố thời tiền Colombo, di sản thế giới 1987 ở México và Monte Alban kim tự tháp cổ trung tâm của nền văn minh Zapotec, di sản thế giới năm 1987 ở tiểu bang Oaxaca phía nam Mexico thì Trường Đại học Tự trị Quốc gia México (Universidad Nacional Autónoma de México, UNAM) cũng là di sản thế giới năm 2007. UNAM được thành lập vào ngày 22 tháng 9 năm 1910 bởi Justo Sierra như là một thay thế cho Hoàng gia và Đại học Giáo hoàng México (thành lập vào ngày 21 tháng 9 năm 1551 bởi sắc lệnh hoàng gia của Karl V của đế quốc La Mã Thần thánh . Goethe giữa những chứng tích của nền văn minh Aztec và Maya “người tiền sử bản địa da đỏ” hóa đá sử thi 8.000 – 10.000 năm tuổi thì tư duy trí tuệ của nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức vẫn lưu dấu niềm tự hào của đất nước ông ở Mexico và nhiều nước ở châu Mỹ xa xôi.
Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, và ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài, trong đó có nhiều nước châu Mỹ. Đó là một hiện tượng lan tỏa văn hóa hiếm thấy.
Faust hoặc George Faust là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở Đức Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541, là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức, nhà khoa học tài năng có khả năng biến đá thành vàng. Faust là người khát khao kiến thức, hiểu biết, người yêu tự do, không thích bị câu thúc. Faust đã kết bạn với quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục cái giá của tự do khám phá những bí mật của trời đất, thiêng liêng của thần thánh phải trả bằng tính mạng của mình. Goethe tìm thấy từ hình tượng trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người để tìm ra một triết lý nhân văn soi thấu sự đam mê tự do là cái giá ĐƯỢC MẤT cao hơn mạng sống: “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống.
Tôi gặp Goethe
trên cầu đi bộ Charles
trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng Faust
cũng là Đế Quốc La Mã Thần Thánh
trên quảng trường Old Town Square Praha
Goethe dạy tôi học Faust
hiến mạng sống lấy Tự Do
Học minh triết hiểu tận cùng được mất
Người nhắc tôi đừng quên dân tộc
Giỏi làm người kể chuyện sử thi
Cho dù dạy gì, học gì, làm gì
Cũng từ thực tiễn chính mình
Tích tụ năng lượng tự thân
Khai mở tự do trí tuệ !
Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn lại của Đức Thánh Trần
Sông Hóa ơi hời ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.
Rào Nan Đá Dựng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.
Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.
(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến voi chiến sa lầy sa nước mắt và lời thề sông Hóa 1288 “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/[…]/Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/[…]/Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/Những tưởng gieo roi một lần/Quét sạch Nam bang bốn cõi/[…]/Trời cũng chiều người/Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực. Vạn cổ thử giang san”.
— cùng với Kim Hoàng và 3 người khác. — cùng với Nguyễn Thị Thủy và Hoang Long.
LỜI DẶN LẠI CỦA ĐỨC THÁNH TRẦN
Hoàng Kim Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).
Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.
Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.
Đức Thánh Trần gương soi kim cổ
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.
“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.
Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.
Bảy phép để biết người:
1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không 2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ. 3. Cho gián điệp thử xem có trung thành không. 4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào. 5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không 6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không. 7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không. 8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.
Tướng ngu có tám điều tệ:
1. Lòng tham mà không chán 2. Ghen người hiền, ghét người tài 3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót 4. Xét người mà không xét mình 5. Do dự không quả quyết 6. Say đắm rượu và sắc đẹp 7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát 8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ
Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.
Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;
Bảy phép sau đây để biết người
1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng; 2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến; 3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức; 4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm; 5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình; 6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực; 7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.
Tám hạng tướng và bậc đại tướng
Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.
Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.
Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.
Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.
Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý. Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân, giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái. Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau. Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.
Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”