Số lần xem
Đang xem 1329 Toàn hệ thống 2924 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Nguyễn Duy từ “Cát trắng” đến “Bụi”. Cát trắng tinh khôi nhưng Bụi dân sinh hơn. Nguyễn Duy viết về ‘Bụi’ ‘”đừng chê anh khoái bụi đời, bụi dân sinh ấy bụi người đấy em’. ‘Nhìn từ xa … Tổ Quốc’ “Dù có sao vẫn Tổ Quốc trong lòng / mạch tâm linh trong sạch vô ngần /còn thơ còn dân/ ta là dân – vậy thì ta tồn tại”. Trước đó anh viết ‘bầu trời vuông’ “sục sôi bom lửa chiến trường tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng” và viết ‘ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa’ “ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” . Thế nhưng, tôi ám ảnh hơn hết vẫn là hai bài ‘tre Việt Nam’ “đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh’ và ‘Bài hát người làm gạch’ “Tay nâng hòn đất lặng yên để nguyên là đất cất nên là nhà”. Sự bình thơ và giới thiệu về Nguyễn Duy thì bài của Chu Văn Sơn và Lưu Văn Hạnh là hay và thú vị hơn cả.
Nhiều người cánh lính rất thích thơ Nguyễn Duy, Anh Hoàng Đại Nhân một người bạn lính cũng là bạn học thân thiết của tôi ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh một giám đốc chăn nuôi tài năng cũng là một người rất yêu thơ Nguyễn Duy . Anh tâm đắc bài “Về làng” thấy hình ảnh gia đình mình và bao ngườibạn ở đó “Làng ta ở tận làng ta / Mấy năm một bận con xa về làng / Gốc cây, hòn đá cũ càng, /Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay/ Cha ta cầm cuốc trên tay,/ Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa / Lưng trần bạc nắng thâm mưa / Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Rượu tăm vẫn để dành khi con về / Ngọt ngào một chút men quê / Cay tê cả lưỡi, đắng tê cả lòng/ Gian ngoài thông thống gian trong/ Một đời làm lụng sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Người còn là quí kể chi bạc vàng / Chiến tranh như trận cháy làng / Bà con ta trắng khăn tang trên đầu / Vẫn đồng cạn, vẫn đồng sâu / Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa/ Đường làng cây cỏ lưa thưa / Thanh bình từ ấy sao chưa có gì / Không răng! cha lại cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho buồn / Mẹ ta vo gạo thổi cơm / Ba ông táo sứt lửa rơm khói mù / Nhà bên xay lúa ù ù / Vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào / Các em ta vác cuốc cào,/ Rủ nhau bước thấp bước cao ra đồng/ Mồ hôi đã chảy ròng ròng / Máu và nước mắt sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho rầu / Cha con xa cách bấy lâu / Mấy năm mới uống với nhau một lần / Bụng ta thắt, mặt ta nhăn / Cha ta thì vẫn không răng cười cười / Ta đi mơ mộng trên đời / Để cha cuốc đất một đời chưa xong.”
Tôi cũng rất thích “Về làng” của Nguyễn Duy và khi đọc bài này thường luôn liên tưởng về bài thơ Cuốc đất đêm của anh Hoàng Ngọc Dộ trang thơ khát vọng “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể mất và không thể tìm lại được”: Mười lăm trăng quả thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm ta hẹn trăng càng dòm thêm Đất vàng vàng ánh trăng đêm Đêm trăng ta với nàng quên nhọc nhằn“
Thơ Nguyễn Duy hay vì thơ anh vượt lên cõi nhân sinh chạm thấu thân phận con người, chạm thấu tình yêu cuộc sống làm ta trân quý. Tôi thích những câu thơ cát bụi dân sinh của Nguyễn Duy và tôi biết trong thơ mình các câu thơ nhọc nhằn có một phần ảnh hưởng thơ anh. Khi đọc Chuyến tàu đêm của mình thì tôi nhớ về Cát Bụi và anh
CHUYẾN TÀU ĐÊM Hoàng Kim
Nước mắt ta rơi bởi điều rất thật
Muối mặn gừng cay xó tối đường xa
Sợi tóc bạc thương đêm dài đói ngủ
Người trực tàu nhường chỗ giúp cho ta.
Câu chuyện cũ suốt đời ta mãi nhớ Bụi dân sinh ấy chính bụi người
Nơi cát bụi nhà nghèo vô tư quá
Chốn thần tiên là con mắt thứ ba.
CƠM BỤI CA Nguyễn Duy
Xa nhau cực nhớ cực thèm
ai về Hà Nội gửi em đôi nhời
cô đầu thời các cụ chơi
ta đây cơm bụi bia hơi tà tà
Lò mò Cấm Chỉ Bắc qua
mà coi trai gái vặt quà như điên
tiết canh Hàng Bút Hàng Phèn
bún xuôi Tô Tịch phở lên Hàng Đồng
cháo lòng Chợ Đuổi Hàng Bông
Nhật Tân Âm Phủ mênh mông thịt cầy
bánh tôm hơ hớ Hồ Tây
cơm đầu ghế bát ngát ngay vỉa hè (*)
Cực kỳ gốc sấu bóng me
cực ngon cực nhẹ cực nhòe em ơi
đừng chê anh khoái bụi đời
bụi dân sinh ấy bụi người đấy em
Xin nghe anh nói cực nghiêm
linh hồn cát bụi ở miền trong veo
rủ nhau cơm bụi giá bèo
yêu nhau theo mốt nhà nghèo… vô tư!
(Nhà quê, một ngày giáp tết con Tuất, 1994)
(*) Nguyên văn in trên báo Người Hà Nội, số Xuân Giáp Tuất 1994. Khổ thơ thứ hai sau này in trong tập thơ Về đã bị cắt đi:
ta đây cơm bụi bia hơi lè phè…
(Cực kỳ gốc sấu bóng me…)
Nguồn: Nguyễn Duy, Về, NXB Hội nhà văn, 1994
NHÌN TỪ XA … TỔ QUỐC Nguyễn Duy
Ðối diện ngọn đèn
trang giấy trắng như xeo bằng ánh sáng
Đêm bắc bán cầu vần vụ trắng
nơm nớp ai rình sau lưng ta
Nhủ mình bình tâm nhìn về quê nhà
xa vắng
núi và sông
và vết rạn địa tầng
Nhắm mắt lại mà nhìn
thăm thẳm
yêu và đau
quằn quại bi hùng
Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng
cột biên giới đóng từ thương đến nhớ
*
Ngọn đèn sáng trắng nóng mắt quá
ai cứ sau mình lẩn quất như ma
Ai?
im lặng
Ai?
cái bóng!
A…
xin chào người anh hùng bất lực dài ngoẵng
bóng máu bầm đen sõng soài nền nhà
Thôi thì ta quay lại
chuyện trò cùng cái bóng máu me ta
*
Có một thời ta mê hát đồng ca
chân thành và say đắm ta là ta mà ta vẫn mê ta
Vâng – đã có một thời hùng vĩ lắm
hùng vĩ đau thương hùng vĩ máu xương
mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm
Vâng – một thời không thể nào phủ nhận
tất cả trôi xuôi – cấm lội ngược dòng
Thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
ợ lên nhồn nhột cả tim gan
*
Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh
nỗi day dứt khôn nguôi vón sạn gót chân
nhói dài mỗi bước
Thời hậu chiến ta vẫn người trong cuộc
xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày?
Ai?
không ai
Vết bầm đen đấm ngực
*
Xứ sở nhân tình
sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu
nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng
Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện
ma cụt đầu phục kích nhà quan
Ai?
không ai
Vết bầm đen quều quào giơ tay
*
Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma
ma quái – ma cô – ma tà – ma mãnh…
quỉ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài
Đêm huyền hoặc
dựng tóc gáy thấy lòng toang hoác
mắt ai xanh lè lạnh toát lửa ma trơi
Ai?
không ai
Vết bầm đen ngửa mặt lên trời
*
Xứ sở linh thiêng
sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác
đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh
Giấy rách mất lề
tượng Phật khóc Ðức Tin lưu lạc
Thiện – Ác nhập nhằng
Công Lý nổi lênh phênh
Ai?
không ai
Vết bầm đen tọa thiền
*
Xứ sở thông minh
sao thật lắm trẻ con thất học
lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt
tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp
tuổi thơ bay như lá ngã tư đường
Bịt mắt bắt dê đâu cũng đụng thần đồng
mở mắt… bóng nhân tài thất thểu
Lãnh chúa sứ quân san sát vùng cát cứ
lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa
Luật pháp như đùa – như có – như không có
một người đi chật cả con đường
Ai?
không ai
Vết bầm đen gập vuông thước thợ
*
?…
?…
?…
*
Ai?
Ai?
Ai?
không ai!
Tự vấn – mỏi
vết bầm đen còng còng dấu hỏi
*
Thôi thì ta trở về
còn trang giấy trắng tinh chưa băng hoại
còn chút gì le lói ở trong lòng
*
Đôi khi nổi máu lên đồng
hồn thoát xác
rũ ruột gan ra đếm
Chích một giọt máu thường xét nghiệm
tí trí thức – tí thợ cày – tí điếm
tí con buôn – tí cán bộ – tí thằng hề
phật và ma… mỗi thứ tí ti…
Khốn nạn thân nhau
nặng kiếp phân thân mặt nạ
Thì lột mặt nạ đi – lần lữa mãi mà chi
dù dối nữa cũng không lừa được nữa
khôn và ngu đều có tính mức độ
*
Bụng dạ cồn cào bất ổn làm sao
miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít
mất vệ sinh bội thực tự hào
Sự thật hôn mê – ngộ độc ca ngợi
bệnh và tật bao nhiêu năm ủ lại
biết thế nhưng mà biết làm thế nào
Chả lẽ bây giờ bốc thang chửi bới
thấy chửi bới nhe giàn nanh cơ hội
Chả lẽ bốc thang cỏ khô nhai lại
lạy ông-cơ-chế lạy bà-tư-duy…
xin đừng hót những lời chim chóc mãi
Đừng lớn lời khi dân lành ốm đói
vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn
Đổi mới thật không hay giả vờ đổi mới?
máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?
*
Thật đáng sợ ai không có ai thương
càng đáng sợ ai không còn ai ghét
Ngày càng hiếm hoi câu thơ tuẫn tiết
ta là gì?
ta cần thiết cho ai?
*
Có thể ta không tin ai đó
có thể không ai tin ta nữa
dù có sao vẫn tin ở con người
Dù có sao
đừng khoanh tay
khủng khiếp thay ngoảnh mặt bó gối
Cái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn?
những người tốt đang cần liên hiệp lại
*
Dù có sao
vẫn Tổ Quốc trong lòng
mạch tâm linh trong sạch vô ngần
còn thơ còn dân
ta là dân – vậy thì ta tồn tại
*
Giọt từng giọt
nặng nhọc
Nặng nhọc thay
Dù có sao
đừng thở dài còn da lông mọc còn chồi nảy cây
Mátxcơva, tháng 5.1988
TP.Hồ Chí Minh 19.8.1988
BẦU TRỜI VUÔNG Nguyễn Duy
Thắng rồi trận đánh thọc sâu
lại về với mái tăng * – bầu trời vuông
sục sôi bom lửa chiến trường
tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng
Khoái nào bằng phút ngả lưng
mở trang thư dưới bóng rùng đung đưa
trời tròn còn có rơi mưa
trời vuông vuông suốt bốn mùa nắng xanh
Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em
thức là ngày ngủ là đêm
nghiêng nghiêng hai mái hai miền quê xa
Ở đây là tấm lòng ta
sông dài núi rộng cũng là ở đây
vuông vuông chỉ một chút này
mà che trọn vẹn ngàn ngày quân đi
(Ái Tử, 1971)
(*) Mái tăng: tấm vải nhựa che mưa che nắng cho lính Trường Sơn
NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA
Nguyễn Duy
Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẽo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò… sung chát… đào chua …
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho đến mùa thu
trái bòng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho đến tháng năm
mẹ ra trãi chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẽo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sửa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương (*)
1986
(*) Ca dao
TRE VIỆT NAM Nguyễn Duy
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau…
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
1970-1972
Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân, 1973
BÀI HÁT NGƯỜI LÀM GẠCH Nguyễn Duy
Tặng em Hạng – người làm gạch
Đất im lặng dưới chân ta
Mà nghe có tiếng phố nhà âm vang
Xôn xao mái ngói, nhà tầng
Lắng nghe có tiếng hát thầm… đất thôi
Hòn đất là hòn đất rời
Thành vuông gạch dẻo – tay người nhào nên
Hòn đất là hòn đất mềm
Qua nghìn độ lửa – chắc bền dài lâu
Hòn đất là hòn đất nâu
Ra lò – đất rực rỡ màu đỏ tươi
Nhanh tay nào bạn mình ơi
Gạch đi trăm ngả trăm nơi đang chờ
Bom rơi xuống phố xuống nhà
Phố nhà rơi xuống đất ta những ngày…
Bàn tay vẫy gọi bàn tay
Nhà cao lại dưới đất dày mọc lên
Tay nâng hòn đất lặng im
Để nguyên là đất, cất nên là nhà
Quảng Ngọc, 26-9-1972
Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân, 1973
NHỚLỜI VÀNG ALBERT EINSTEIN
Hoàng Kim
Albert Einstein thật minh triết. “Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm”. (Love is a better teacher than duty). “Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi.” (Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning). “Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng”. (Science without religion is lame, religion without science is blind). “Đừng tham công mà hãy cố gắng làm người có ích”. (Strive not to be a success, but rather to be of value). “Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ”. (If you can’t explain it simply, you don’t understand it well enough). xem tiếp Nhớ lời vàng Albert Einstein https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-loi-vang-albert-einstein/
Nguyễn Duy từ “Cát trắng” đến “Bụi”. Cát trắng tinh khôi nhưng Bụi dân sinh hơn. Nguyễn Duy viết về ‘Bụi’ ‘”đừng chê anh khoái bụi đời, bụi dân sinh ấy bụi người đấy em’. ‘Nhìn từ xa … Tổ Quốc’ “Dù có sao vẫn Tổ Quốc trong lòng / mạch tâm linh trong sạch vô ngần /còn thơ còn dân/ ta là dân – vậy thì ta tồn tại”. Trước đó anh viết ‘bầu trời vuông’ “sục sôi bom lửa chiến trường tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng” và viết ‘ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa’ “ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” . Thế nhưng, tôi ám ảnh hơn hết vẫn là hai bài ‘tre Việt Nam’ “đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh’ và ‘Bài hát người làm gạch’ “Tay nâng hòn đất lặng yên để nguyên là đất cất nên là nhà”. Sự bình thơ và giới thiệu về Nguyễn Duy thì bài của Chu Văn Sơn và Lưu Văn Hạnh là hay và thú vị hơn cả.
Nhiều người cánh lính rất thích thơ Nguyễn Duy, Anh Hoàng Đại Nhân một người bạn lính cũng là bạn học thân thiết của tôi ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh một giám đốc chăn nuôi tài năng cũng là một người rất yêu thơ Nguyễn Duy . Anh tâm đắc bài “Về làng” thấy hình ảnh gia đình mình và bao ngườibạn ở đó “Làng ta ở tận làng ta / Mấy năm một bận con xa về làng / Gốc cây, hòn đá cũ càng, /Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay/ Cha ta cầm cuốc trên tay,/ Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa / Lưng trần bạc nắng thâm mưa / Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Rượu tăm vẫn để dành khi con về / Ngọt ngào một chút men quê / Cay tê cả lưỡi, đắng tê cả lòng/ Gian ngoài thông thống gian trong/ Một đời làm lụng sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Người còn là quí kể chi bạc vàng / Chiến tranh như trận cháy làng / Bà con ta trắng khăn tang trên đầu / Vẫn đồng cạn, vẫn đồng sâu / Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa/ Đường làng cây cỏ lưa thưa / Thanh bình từ ấy sao chưa có gì / Không răng! cha lại cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho buồn / Mẹ ta vo gạo thổi cơm / Ba ông táo sứt lửa rơm khói mù / Nhà bên xay lúa ù ù / Vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào / Các em ta vác cuốc cào,/ Rủ nhau bước thấp bước cao ra đồng/ Mồ hôi đã chảy ròng ròng / Máu và nước mắt sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho rầu / Cha con xa cách bấy lâu / Mấy năm mới uống với nhau một lần / Bụng ta thắt, mặt ta nhăn / Cha ta thì vẫn không răng cười cười / Ta đi mơ mộng trên đời / Để cha cuốc đất một đời chưa xong.”
Tôi cũng rất thích “Về làng” của Nguyễn Duy và khi đọc bài này thường luôn liên tưởng về bài thơ Cuốc đất đêm của anh Hoàng Ngọc Dộ trang thơ khát vọng “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể mất và không thể tìm lại được”: Mười lăm trăng quả thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm ta hẹn trăng càng dòm thêm Đất vàng vàng ánh trăng đêm Đêm trăng ta với nàng quên nhọc nhằn“
Thơ Nguyễn Duy hay vì thơ anh vượt lên cõi nhân sinh chạm thấu thân phận con người, chạm thấu tình yêu cuộc sống làm ta trân quý. Tôi thích những câu thơ cát bụi dân sinh của Nguyễn Duy và tôi biết trong thơ mình các câu thơ nhọc nhằn có một phần ảnh hưởng thơ anh. Khi đọc Chuyến tàu đêm của mình thì tôi nhớ về Cát Bụi và anh
CHUYẾN TÀU ĐÊM Hoàng Kim
Nước mắt ta rơi bởi điều rất thật
Muối mặn gừng cay xó tối đường xa
Sợi tóc bạc thương đêm dài đói ngủ
Người trực tàu nhường chỗ giúp cho ta.
Câu chuyện cũ suốt đời ta mãi nhớ Bụi dân sinh ấy chính bụi người
Nơi cát bụi nhà nghèo vô tư quá
Chốn thần tiên là con mắt thứ ba.
CƠM BỤI CA Nguyễn Duy
Xa nhau cực nhớ cực thèm
ai về Hà Nội gửi em đôi nhời
cô đầu thời các cụ chơi
ta đây cơm bụi bia hơi tà tà
Lò mò Cấm Chỉ Bắc qua
mà coi trai gái vặt quà như điên
tiết canh Hàng Bút Hàng Phèn
bún xuôi Tô Tịch phở lên Hàng Đồng
cháo lòng Chợ Đuổi Hàng Bông
Nhật Tân Âm Phủ mênh mông thịt cầy
bánh tôm hơ hớ Hồ Tây
cơm đầu ghế bát ngát ngay vỉa hè (*)
Cực kỳ gốc sấu bóng me
cực ngon cực nhẹ cực nhòe em ơi
đừng chê anh khoái bụi đời
bụi dân sinh ấy bụi người đấy em
Xin nghe anh nói cực nghiêm
linh hồn cát bụi ở miền trong veo
rủ nhau cơm bụi giá bèo
yêu nhau theo mốt nhà nghèo… vô tư!
(Nhà quê, một ngày giáp tết con Tuất, 1994)
(*) Nguyên văn in trên báo Người Hà Nội, số Xuân Giáp Tuất 1994. Khổ thơ thứ hai sau này in trong tập thơ Về đã bị cắt đi:
ta đây cơm bụi bia hơi lè phè…
(Cực kỳ gốc sấu bóng me…)
Nguồn: Nguyễn Duy, Về, NXB Hội nhà văn, 1994
NHÌN TỪ XA … TỔ QUỐC Nguyễn Duy
Ðối diện ngọn đèn
trang giấy trắng như xeo bằng ánh sáng
Đêm bắc bán cầu vần vụ trắng
nơm nớp ai rình sau lưng ta
Nhủ mình bình tâm nhìn về quê nhà
xa vắng
núi và sông
và vết rạn địa tầng
Nhắm mắt lại mà nhìn
thăm thẳm
yêu và đau
quằn quại bi hùng
Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng
cột biên giới đóng từ thương đến nhớ
*
Ngọn đèn sáng trắng nóng mắt quá
ai cứ sau mình lẩn quất như ma
Ai?
im lặng
Ai?
cái bóng!
A…
xin chào người anh hùng bất lực dài ngoẵng
bóng máu bầm đen sõng soài nền nhà
Thôi thì ta quay lại
chuyện trò cùng cái bóng máu me ta
*
Có một thời ta mê hát đồng ca
chân thành và say đắm ta là ta mà ta vẫn mê ta
Vâng – đã có một thời hùng vĩ lắm
hùng vĩ đau thương hùng vĩ máu xương
mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm
Vâng – một thời không thể nào phủ nhận
tất cả trôi xuôi – cấm lội ngược dòng
Thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
ợ lên nhồn nhột cả tim gan
*
Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh
nỗi day dứt khôn nguôi vón sạn gót chân
nhói dài mỗi bước
Thời hậu chiến ta vẫn người trong cuộc
xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày?
Ai?
không ai
Vết bầm đen đấm ngực
*
Xứ sở nhân tình
sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu
nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng
Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện
ma cụt đầu phục kích nhà quan
Ai?
không ai
Vết bầm đen quều quào giơ tay
*
Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma
ma quái – ma cô – ma tà – ma mãnh…
quỉ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài
Đêm huyền hoặc
dựng tóc gáy thấy lòng toang hoác
mắt ai xanh lè lạnh toát lửa ma trơi
Ai?
không ai
Vết bầm đen ngửa mặt lên trời
*
Xứ sở linh thiêng
sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác
đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh
Giấy rách mất lề
tượng Phật khóc Ðức Tin lưu lạc
Thiện – Ác nhập nhằng
Công Lý nổi lênh phênh
Ai?
không ai
Vết bầm đen tọa thiền
*
Xứ sở thông minh
sao thật lắm trẻ con thất học
lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt
tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp
tuổi thơ bay như lá ngã tư đường
Bịt mắt bắt dê đâu cũng đụng thần đồng
mở mắt… bóng nhân tài thất thểu
Lãnh chúa sứ quân san sát vùng cát cứ
lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa
Luật pháp như đùa – như có – như không có
một người đi chật cả con đường
Ai?
không ai
Vết bầm đen gập vuông thước thợ
*
?…
?…
?…
*
Ai?
Ai?
Ai?
không ai!
Tự vấn – mỏi
vết bầm đen còng còng dấu hỏi
*
Thôi thì ta trở về
còn trang giấy trắng tinh chưa băng hoại
còn chút gì le lói ở trong lòng
*
Đôi khi nổi máu lên đồng
hồn thoát xác
rũ ruột gan ra đếm
Chích một giọt máu thường xét nghiệm
tí trí thức – tí thợ cày – tí điếm
tí con buôn – tí cán bộ – tí thằng hề
phật và ma… mỗi thứ tí ti…
Khốn nạn thân nhau
nặng kiếp phân thân mặt nạ
Thì lột mặt nạ đi – lần lữa mãi mà chi
dù dối nữa cũng không lừa được nữa
khôn và ngu đều có tính mức độ
*
Bụng dạ cồn cào bất ổn làm sao
miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít
mất vệ sinh bội thực tự hào
Sự thật hôn mê – ngộ độc ca ngợi
bệnh và tật bao nhiêu năm ủ lại
biết thế nhưng mà biết làm thế nào
Chả lẽ bây giờ bốc thang chửi bới
thấy chửi bới nhe giàn nanh cơ hội
Chả lẽ bốc thang cỏ khô nhai lại
lạy ông-cơ-chế lạy bà-tư-duy…
xin đừng hót những lời chim chóc mãi
Đừng lớn lời khi dân lành ốm đói
vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn
Đổi mới thật không hay giả vờ đổi mới?
máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?
*
Thật đáng sợ ai không có ai thương
càng đáng sợ ai không còn ai ghét
Ngày càng hiếm hoi câu thơ tuẫn tiết
ta là gì?
ta cần thiết cho ai?
*
Có thể ta không tin ai đó
có thể không ai tin ta nữa
dù có sao vẫn tin ở con người
Dù có sao
đừng khoanh tay
khủng khiếp thay ngoảnh mặt bó gối
Cái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn?
những người tốt đang cần liên hiệp lại
*
Dù có sao
vẫn Tổ Quốc trong lòng
mạch tâm linh trong sạch vô ngần
còn thơ còn dân
ta là dân – vậy thì ta tồn tại
*
Giọt từng giọt
nặng nhọc
Nặng nhọc thay
Dù có sao
đừng thở dài còn da lông mọc còn chồi nảy cây
Mátxcơva, tháng 5.1988
TP.Hồ Chí Minh 19.8.1988
BẦU TRỜI VUÔNG Nguyễn Duy
Thắng rồi trận đánh thọc sâu
lại về với mái tăng * – bầu trời vuông
sục sôi bom lửa chiến trường
tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng
Khoái nào bằng phút ngả lưng
mở trang thư dưới bóng rùng đung đưa
trời tròn còn có rơi mưa
trời vuông vuông suốt bốn mùa nắng xanh
Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em
thức là ngày ngủ là đêm
nghiêng nghiêng hai mái hai miền quê xa
Ở đây là tấm lòng ta
sông dài núi rộng cũng là ở đây
vuông vuông chỉ một chút này
mà che trọn vẹn ngàn ngày quân đi
(Ái Tử, 1971)
(*) Mái tăng: tấm vải nhựa che mưa che nắng cho lính Trường Sơn
NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA
Nguyễn Duy
Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẽo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò… sung chát… đào chua …
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho đến mùa thu
trái bòng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho đến tháng năm
mẹ ra trãi chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẽo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sửa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương (*)
1986
(*) Ca dao
TRE VIỆT NAM Nguyễn Duy
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau…
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
1970-1972
Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân, 1973
BÀI HÁT NGƯỜI LÀM GẠCH Nguyễn Duy
Tặng em Hạng – người làm gạch
Đất im lặng dưới chân ta
Mà nghe có tiếng phố nhà âm vang
Xôn xao mái ngói, nhà tầng
Lắng nghe có tiếng hát thầm… đất thôi
Hòn đất là hòn đất rời
Thành vuông gạch dẻo – tay người nhào nên
Hòn đất là hòn đất mềm
Qua nghìn độ lửa – chắc bền dài lâu
Hòn đất là hòn đất nâu
Ra lò – đất rực rỡ màu đỏ tươi
Nhanh tay nào bạn mình ơi
Gạch đi trăm ngả trăm nơi đang chờ
Bom rơi xuống phố xuống nhà
Phố nhà rơi xuống đất ta những ngày…
Bàn tay vẫy gọi bàn tay
Nhà cao lại dưới đất dày mọc lên
Tay nâng hòn đất lặng im
Để nguyên là đất, cất nên là nhà
Quảng Ngọc, 26-9-1972
Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân, 1973
NHỚLỜI VÀNG ALBERT EINSTEIN
Hoàng Kim
Albert Einstein thật minh triết. “Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm”. (Love is a better teacher than duty). “Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi.” (Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning). “Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng”. (Science without religion is lame, religion without science is blind). “Đừng tham công mà hãy cố gắng làm người có ích”. (Strive not to be a success, but rather to be of value). “Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ”. (If you can’t explain it simply, you don’t understand it well enough). xem tiếp Nhớ lời vàng Albert Einstein https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-loi-vang-albert-einstein/