Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1168
Toàn hệ thống 2496
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 19 THÁNG 5
Hoàng Kim

CNM365Minh triết Hồ Chí Minh; Con đường xanh yêu thương; Ngọc Phương Nam ngày mới; Một nếp nhà văn hóa, Một gia đình yêu thương; Một niềm vui ngày mới; Suy ngẫm từ núi Xanh; Ngày 19 tháng 5 năm 1890 là ngày sinh của Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (mất năm 1969); Ngày 19 tháng 5 năm 1941 Một hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, theo đề xuất của Hồ Chí Minh; Ngày 19 tháng 5 năm 1959 Thành lập đơn vị vận tải quân sự chiến lược trên tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh.. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 5: Minh triết Hồ Chí Minh; Con đường xanh yêu thương; Ngọc Phương Nam ngày mới; Một nếp nhà văn hóa; Một gia đình yêu thương; Một niềm vui ngày mới; Suy ngẫm từ núi Xanh; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-5/;

 

MinhtrietHoChiMinh

 

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH
Hoàng Kim

Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam ngày nay và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Bác Hồ trọn đời minh triết. Bài viết này chỉ đề cập ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức; Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. Tôi bổ sung hai sử liệu chọn lọc: Thư gửi Nguyễn Ái Quốc của Phan Châu Trình (bàn về phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài kêu gọi người tài giỏi, đợi thời để xông vào trong nước) với thông tin nhiều năm chiêm nghiệm Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, sự thấu hiểu vì sao không có được giải pháp hợp tác khác hơn sự thật lịch sử đã xảy ra giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của nước Việt Nam mới

1. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt 

Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. 

Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”. 

Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn. 

” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ. 

Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ. 

Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng. 

Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”. 

“Thưa Ngài,
Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. 

Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. 

Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam. 

Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ. 

Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng. 

Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng.
Tháng 1-1947
Hồ Chí Minh” 

Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác. 

Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác. 

Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới. 

Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994 

Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc. 

19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ. 

Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó t là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác:

Chơi chữ 
Hồ Chí Minh 
(Bản dịch của Nam Trân): 

Người thoát khỏi tù ra dựng nước,
Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay;
Người biết lo âu, ưu điểm lớn,
Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay! 

Nguyên tác:
Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc,
Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung;
Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại,
Lung khai trúc sản, xuất chân long. 

折字
Chiết tự
Chơi chữ
囚人出去或為國
患過頭時始見 忠
人有憂愁優點大
籠開竹閂出真龍 

Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍). 

2. Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức 

Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán. 

Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng). 

Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” 

Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” 

3. Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn  

Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm. 

“Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ.   

Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam. 

Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”.

Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì chưa tìm thấy. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của Bác, học sự minh triết “dĩ công vi thượng”, tâm đức, quyền biến, năng động. Học làm người phúc hậu, thực việc, nói đi đôi với làm, chắt lọc tinh hoa lý luận và thực tiễn để vận dụng linh hoạt, sáng tạo, và thích hợp vào đời sống của mình.

Hồ Chí Minh trọn đời minh triết.

Hoàng Kim

(*) Bài viết Minh triết Hồ Chí Minh  nhân kỷ niệm 130 năm (1890 – 2020) ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

 

CON ĐƯỜNG XANH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim


Rời phố khi trời ưng ửng sớm
Về rừng lúc đất tỏa hương khuya
Mai núi nghiêng soi bên suối biếc
Bình yên xóm nhỏ tiếng chim gù.

Nguồn:
Con đường xanh yêu thươnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/con-duong-xanh-yeu-thuong/

 

 

NGỌC PHƯƠNG NAM NGÀY MỚI
Hoàng Kim (*)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
trạng Trình

Đến Trúc Lâm
Đạt năm việc lớn Hoàng Thành (**)
Đất trời xanh
Yên Tử …

(*) Hoàng Kim họa đối

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên


Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘ (*)

(**)
Hoàng Thành: 30 Hoàng Diệu Võ Miếu Việt Nam

Nguồn: Ngọc Phương Nam ngày mớihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngoc-phuong-nam-ngay-moi/

 

 

30 HOÀNG DIỆU VÕ MIẾU VIỆT NAM
Hoàng Kim

Hoàng Diệu là quan Tổng đốc của nhà Nguyễn sinh năm 1829, mất ngày 25 tháng 4 năm 1882 khi ông quyết tử bảo vệ thành Hà Nội chống lại Pháp tấn công. Trận đánh không cân sức, vì sự phòng thủ không được tăng cường, hỏa mai thô sơ không cản nổi đại bác, súng trường. Trong tình thế tuyệt vọng, Hoàng Diệu vẫn bình tĩnh dẫn đầu quân sĩ chiến đấu chống lại giặc Pháp. Đến lúc thành không thể giữ, ông lệnh cho tướng sĩ rút lui để tránh thương vong, và cắn ngón tay lấy máu viết di biểu gửi vua Tự Đức: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng“. Sau đó, ông ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử, hưởng dương 54 tuổi.

Võ Nguyên Giáp là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là một trong những người góp công thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960– 1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979)chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Ông được đánh giá là một trong những vị tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam và thế giới.

30 Hoàng Diệu là nơi ở của đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngôi đền thiêng Võ miếu  của dân tộc Việt, nơi lưu dấu hình ảnh của bậc anh hùng “Nghệ thuật quân sự Việt Nam là dám đánh và biết  thắng”.”Chúng tôi trả lời là từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi”. Võ Nguyên Giáp là  người đã cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo quân dân Việt kháng chiến chống Pháp thành công, rửa sạch làu nỗi nhục mất nước của dân tộc Việt  trong Chiến tranh Pháp – Đại Nam (1858 -1884) kết thúc bằng thắng lợi của Đế quốc thực dân Pháp chiếm toàn bộ lãnh thổ Đại Nam và thiết lập bộ máy cai trị thời kỳ Pháp thuộc.  Chiến tranh Pháp – Đại Nam (1858-1884) 26 năm và Chiến tranh Đông Dương (1946 – 1954) 9 năm, nguyên nhân mất nước và giành lại được chủ quyền là bài học lớn. Nói theo Binh pháp Tôn Tử là  phải tìm hiểu và đánh giá thật kỹ thực lực và nội tình đôi bên về  ” thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tướng soái, quân kỷ “. Nguyên nhân sự mất nước của triều vua Tự Đức nhà Nguyễn trong 26 năm đối trận chủ yếu thua là do “trang bị vũ khí  triều Nguyễn kém xa quân đội đế quốc Pháp”, “nền văn minh nông nghiệp Á Đông  quá lạc hậu so với nền văn minh khoa học phương Tây”, “tham vọng thực dân của đế quốc Pháp cướp chủ quyền, tài nguyên, nhân lực nước ta”; “sự lúng túng của vua quan nhà Nguyễn không tìm ra được cách đánh và kế sách biết thắng”.  Cụ Nguyễn Tri Phương, cụ Hoàng Diệu đều là người dám đánh nhưng chỉ đến thời cụ Hồ, tướng Giáp thì mới vừa “dám đánh và biết thắng”. Toàn dân đồng sức, trên dưới đồng lòng, tận dụng tốt  “thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tướng soái, quân kỷ” mà thành công.

Đọc và suy ngẫm về Hoàng DiệuTướng Giáp nhân ngày mất bi tráng của Tổng đốc Hoàng Diệu ngày 25 tháng 4 năm 1882. Hoàng Diệu được đông đảo sĩ phu, nhân dân Hà Nội và Bắc Hà khâm phục thương tiếc. Ông được thờ trong đền Trung Liệt (cùng với Nguyễn Tri Phương) trên gò Đống Đa với câu đối: Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa. Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh thiên Dịch: Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất/ Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh. Vua Tự Đức mặc dầu không ủng hộ Hoàng Diệu trong việc chống đối với quân Pháp tại thành Hà Nội, vẫn phải hạ chiếu khen ông đã tận trung tử tiết, sai quân tỉnh Quảng Nam làm lễ quốc tang. Tôn Thất Thuyết, một đại biểu nổi tiếng của sĩ phu kiên quyết chống Pháp đã ca ngợi ông trong hai câu đối: Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện. Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm. Dịch: Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước. Bình sanh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm. Cụ Phó bảng Nguyễn Trọng Tỉnh có bài thơ điếu Hoàng Diệu, ghi lại trong Lịch sử vua quan nhà Nguyễn của Phạm Khắc Hòe như sau: Tay đã cầm bút lại cầm binh. Muôn dặm giang sơn nặng một minh. Thờ chúa, chúa lo, lo với chúa. Giữ thành, thành mất, mất theo thành. Suối vàng ắt hẳn mài gươm bạc. Lòng đỏ thôi đành gửi sử xanh. Di biểu nay còn sôi chính khí. Khiến người thêm trọng bút khoa danh.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng Xuân Đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư…Hồi nhỏ nhà nghèo, mẹ chăn tằm dệt lụa nuôi con ăn học. Hoàng Diệu lớn lên bằng tuổi trẻ gian khổ ở làng quê, buổi sáng sớm đi học chỉ súc miệng và nhịn đói, trưa về ăn một chén bắp nấu đậu, đến tối cả nhà chia mỗi người một bát cơm. Ngày nghe tin chồng tuẫn tiết, bà Hoàng Diệu đang cuốc cỏ lá de, ngất xỉu ngay trên bờ ruộng…Làm quan Tổng đốc mà nhà còn nghèo đến thế, huống là nhà dân… Nhà văn Sơn Nam viết: “Đi thăm mộ Hoàng Diệu, (nghe) lúc làm quan, có lần ông gửi về cho mẹ một vóc lụa. Bà mẹ không nhận, gửi trả lại cho con, kèm theo một nhánh dâu, tượng trưng cho ngọn roi, để cảnh cáo đứa con đừng nhận quà cáp gì của dân.

Những người nặng lòng với nước đều biết rút tỉa bài học trong thịnh suy, thành bại để mưu cầu hạnh phúc cho dân.

Dám đánh và biết thắng là tinh hoa nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Hoàng Kim

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on FacebookKim on Twitter

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 19 THÁNG 5
Hoàng Kim

CNM365Minh triết Hồ Chí Minh; Con đường xanh yêu thương; Ngọc Phương Nam ngày mới; Một nếp nhà văn hóa, Một gia đình yêu thương; Một niềm vui ngày mới; Suy ngẫm từ núi Xanh; Ngày 19 tháng 5 năm 1890 là ngày sinh của Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (mất năm 1969); Ngày 19 tháng 5 năm 1941 Một hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, theo đề xuất của Hồ Chí Minh; Ngày 19 tháng 5 năm 1959 Thành lập đơn vị vận tải quân sự chiến lược trên tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh.. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 5: Minh triết Hồ Chí Minh; Con đường xanh yêu thương; Ngọc Phương Nam ngày mới; Một nếp nhà văn hóa; Một gia đình yêu thương; Một niềm vui ngày mới; Suy ngẫm từ núi Xanh; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-5/;

 

MinhtrietHoChiMinh

 

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH
Hoàng Kim

Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam ngày nay và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Bác Hồ trọn đời minh triết. Bài viết này chỉ đề cập ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức; Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. Tôi bổ sung hai sử liệu chọn lọc: Thư gửi Nguyễn Ái Quốc của Phan Châu Trình (bàn về phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài kêu gọi người tài giỏi, đợi thời để xông vào trong nước) với thông tin nhiều năm chiêm nghiệm Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, sự thấu hiểu vì sao không có được giải pháp hợp tác khác hơn sự thật lịch sử đã xảy ra giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của nước Việt Nam mới

1. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt 

Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. 

Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”. 

Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn. 

” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ. 

Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ. 

Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng. 

Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”. 

“Thưa Ngài,
Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. 

Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. 

Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam. 

Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ. 

Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng. 

Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng.
Tháng 1-1947
Hồ Chí Minh” 

Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác. 

Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác. 

Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới. 

Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994 

Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc. 

19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ. 

Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó t là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác:

Chơi chữ 
Hồ Chí Minh 
(Bản dịch của Nam Trân): 

Người thoát khỏi tù ra dựng nước,
Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay;
Người biết lo âu, ưu điểm lớn,
Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay! 

Nguyên tác:
Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc,
Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung;
Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại,
Lung khai trúc sản, xuất chân long. 

折字
Chiết tự
Chơi chữ
囚人出去或為國
患過頭時始見 忠
人有憂愁優點大
籠開竹閂出真龍 

Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍). 

2. Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức 

Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán. 

Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng). 

Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” 

Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” 

3. Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn  

Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm. 

“Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ.   

Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam. 

Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”.

Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì chưa tìm thấy. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của Bác, học sự minh triết “dĩ công vi thượng”, tâm đức, quyền biến, năng động. Học làm người phúc hậu, thực việc, nói đi đôi với làm, chắt lọc tinh hoa lý luận và thực tiễn để vận dụng linh hoạt, sáng tạo, và thích hợp vào đời sống của mình.

Hồ Chí Minh trọn đời minh triết.

Hoàng Kim

(*) Bài viết Minh triết Hồ Chí Minh  nhân kỷ niệm 130 năm (1890 – 2020) ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

 

CON ĐƯỜNG XANH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim


Rời phố khi trời ưng ửng sớm
Về rừng lúc đất tỏa hương khuya
Mai núi nghiêng soi bên suối biếc
Bình yên xóm nhỏ tiếng chim gù.

Nguồn:
Con đường xanh yêu thươnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/con-duong-xanh-yeu-thuong/

 

 

NGỌC PHƯƠNG NAM NGÀY MỚI
Hoàng Kim (*)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
trạng Trình

Đến Trúc Lâm
Đạt năm việc lớn Hoàng Thành (**)
Đất trời xanh
Yên Tử …

(*) Hoàng Kim họa đối

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên


Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘ (*)

(**)
Hoàng Thành: 30 Hoàng Diệu Võ Miếu Việt Nam

Nguồn: Ngọc Phương Nam ngày mớihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngoc-phuong-nam-ngay-moi/

 

 

30 HOÀNG DIỆU VÕ MIẾU VIỆT NAM
Hoàng Kim

Hoàng Diệu là quan Tổng đốc của nhà Nguyễn sinh năm 1829, mất ngày 25 tháng 4 năm 1882 khi ông quyết tử bảo vệ thành Hà Nội chống lại Pháp tấn công. Trận đánh không cân sức, vì sự phòng thủ không được tăng cường, hỏa mai thô sơ không cản nổi đại bác, súng trường. Trong tình thế tuyệt vọng, Hoàng Diệu vẫn bình tĩnh dẫn đầu quân sĩ chiến đấu chống lại giặc Pháp. Đến lúc thành không thể giữ, ông lệnh cho tướng sĩ rút lui để tránh thương vong, và cắn ngón tay lấy máu viết di biểu gửi vua Tự Đức: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng“. Sau đó, ông ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử, hưởng dương 54 tuổi.

Võ Nguyên Giáp là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là một trong những người góp công thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960– 1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979)chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Ông được đánh giá là một trong những vị tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam và thế giới.

30 Hoàng Diệu là nơi ở của đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngôi đền thiêng Võ miếu  của dân tộc Việt, nơi lưu dấu hình ảnh của bậc anh hùng “Nghệ thuật quân sự Việt Nam là dám đánh và biết  thắng”.”Chúng tôi trả lời là từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi”. Võ Nguyên Giáp là  người đã cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo quân dân Việt kháng chiến chống Pháp thành công, rửa sạch làu nỗi nhục mất nước của dân tộc Việt  trong Chiến tranh Pháp – Đại Nam (1858 -1884) kết thúc bằng thắng lợi của Đế quốc thực dân Pháp chiếm toàn bộ lãnh thổ Đại Nam và thiết lập bộ máy cai trị thời kỳ Pháp thuộc.  Chiến tranh Pháp – Đại Nam (1858-1884) 26 năm và Chiến tranh Đông Dương (1946 – 1954) 9 năm, nguyên nhân mất nước và giành lại được chủ quyền là bài học lớn. Nói theo Binh pháp Tôn Tử là  phải tìm hiểu và đánh giá thật kỹ thực lực và nội tình đôi bên về  ” thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tướng soái, quân kỷ “. Nguyên nhân sự mất nước của triều vua Tự Đức nhà Nguyễn trong 26 năm đối trận chủ yếu thua là do “trang bị vũ khí  triều Nguyễn kém xa quân đội đế quốc Pháp”, “nền văn minh nông nghiệp Á Đông  quá lạc hậu so với nền văn minh khoa học phương Tây”, “tham vọng thực dân của đế quốc Pháp cướp chủ quyền, tài nguyên, nhân lực nước ta”; “sự lúng túng của vua quan nhà Nguyễn không tìm ra được cách đánh và kế sách biết thắng”.  Cụ Nguyễn Tri Phương, cụ Hoàng Diệu đều là người dám đánh nhưng chỉ đến thời cụ Hồ, tướng Giáp thì mới vừa “dám đánh và biết thắng”. Toàn dân đồng sức, trên dưới đồng lòng, tận dụng tốt  “thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tướng soái, quân kỷ” mà thành công.

Đọc và suy ngẫm về Hoàng DiệuTướng Giáp nhân ngày mất bi tráng của Tổng đốc Hoàng Diệu ngày 25 tháng 4 năm 1882. Hoàng Diệu được đông đảo sĩ phu, nhân dân Hà Nội và Bắc Hà khâm phục thương tiếc. Ông được thờ trong đền Trung Liệt (cùng với Nguyễn Tri Phương) trên gò Đống Đa với câu đối: Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa. Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh thiên Dịch: Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất/ Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh. Vua Tự Đức mặc dầu không ủng hộ Hoàng Diệu trong việc chống đối với quân Pháp tại thành Hà Nội, vẫn phải hạ chiếu khen ông đã tận trung tử tiết, sai quân tỉnh Quảng Nam làm lễ quốc tang. Tôn Thất Thuyết, một đại biểu nổi tiếng của sĩ phu kiên quyết chống Pháp đã ca ngợi ông trong hai câu đối: Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện. Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm. Dịch: Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước. Bình sanh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm. Cụ Phó bảng Nguyễn Trọng Tỉnh có bài thơ điếu Hoàng Diệu, ghi lại trong Lịch sử vua quan nhà Nguyễn của Phạm Khắc Hòe như sau: Tay đã cầm bút lại cầm binh. Muôn dặm giang sơn nặng một minh. Thờ chúa, chúa lo, lo với chúa. Giữ thành, thành mất, mất theo thành. Suối vàng ắt hẳn mài gươm bạc. Lòng đỏ thôi đành gửi sử xanh. Di biểu nay còn sôi chính khí. Khiến người thêm trọng bút khoa danh.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng Xuân Đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư…Hồi nhỏ nhà nghèo, mẹ chăn tằm dệt lụa nuôi con ăn học. Hoàng Diệu lớn lên bằng tuổi trẻ gian khổ ở làng quê, buổi sáng sớm đi học chỉ súc miệng và nhịn đói, trưa về ăn một chén bắp nấu đậu, đến tối cả nhà chia mỗi người một bát cơm. Ngày nghe tin chồng tuẫn tiết, bà Hoàng Diệu đang cuốc cỏ lá de, ngất xỉu ngay trên bờ ruộng…Làm quan Tổng đốc mà nhà còn nghèo đến thế, huống là nhà dân… Nhà văn Sơn Nam viết: “Đi thăm mộ Hoàng Diệu, (nghe) lúc làm quan, có lần ông gửi về cho mẹ một vóc lụa. Bà mẹ không nhận, gửi trả lại cho con, kèm theo một nhánh dâu, tượng trưng cho ngọn roi, để cảnh cáo đứa con đừng nhận quà cáp gì của dân.

Những người nặng lòng với nước đều biết rút tỉa bài học trong thịnh suy, thành bại để mưu cầu hạnh phúc cho dân.

Dám đánh và biết thắng là tinh hoa nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Hoàng Kim

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on FacebookKim on Twitter

Số lần xem trang : 18788
Nhập ngày : 19-05-2020
Điều chỉnh lần cuối : 19-05-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5(04-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 5(03-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 4(28-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 4(27-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 4(26-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 4(25-04-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007