Số lần xem
Đang xem 1196 Toàn hệ thống 2700 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
SUY NGẪM TỪ NÚI XANH Hoàng Kim
“Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”.;“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình” (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc:Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta.
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
Hoàng Kim
Bảo tồn và phát triển thích hợp bền vững là bài học cuộc sống đặc biệt quý giá. Hình ảnh trên đây chỉ là một thí dụ nhỏ của câu chuyện Một gia đình yêu thươngMột nếp nhà văn hóa gợi mở cho sự ghi chép và nghiên cứu về Đối thoại giữa các nền văn hóa. Cụ Nguyễn Trãi có câu “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm” Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm thì viết rằng: ”Đạo trời đất là Trung Tân. Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện.Trung Tân quán bi ký, 1543). Đạo ở mình ta lấy đạo trung/ Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ chữ Nôm, Bài số 104) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao (Thơ chữ Nôm, Bài số 79). Nơi vắng vẻ theo ý Cụ là không ham những chốn “lao xao” thanh tịnh để sáng chí , thanh đạm để đến xa. Cụ Hồ Chí Minh dạy rằng “Muốn cải tiến kỹ thuật phải biết kỹ thuật. Muốn cải tiến tổ chức lao động, cũng phải biết phương pháp tổ chức và có kinh nghiệm tổ chức” Bảo tồn và phát triển thích hợp bền vững là đường sống.
Di truyền và biến đổi Châu Mỹ chuyện không quên, là nội dung chính của bài viết này. Tôi trầm tư nghĩ về người Mỹ di truyền và biến đổi khi thăm người da đỏ ở Mexico, khảo sát cây ngô nguồn gốc di truyển và sự tiến hóa, so sánh bữa ăn thường ngày của người dân nông thôn Mexico và Obregon California bản địa truyền thống với người dân ở các phố xá sầm uất hiện nay khi tôi may mắn được đi dọc suốt các bang miền Tây nước Mỹ. Sự bảo tồn và phát triển, điều gì được giữ lại và điều gì đang biến đổi phát triển?. Mệnh trời (thiên mệnh, số trời) ở đâu?. Ai nhân danh công lý để hủy diệt cái xưa củ, cái lạc hậu yếu kém, cái không thích hợp? Luật nhân quả, luật di truyền và biến đổi, bảo tồn và phát triển thích hợp bền vững là gi? Điều lạ là chẳng phải tôi ở ngành di truyền chọn giống nông học quan tâm câu chuyện “Người da đỏ ở Mexico” mà các em tôi là giáo sư Nguyễn Hữu Minh và phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Chiến Thắng ở ngành xã hội học và kinh tế học của khoa học nhân văn, nguyên là cựu sinh viên Georgetown University thuộc Washington, United States, cùng với Nga Lê, Anh và Tim, và hầu như cả nhà, ai cũng đều rất quan tâm điều đó. “Người da đỏ ở Seattle“, “Vị thần Inca bị quên lãng” là điểm nhấn được bảo tồn để quay lại.
Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào tựa lưng vào “Cổ Sơn” cột chống trời, “Thành phố đã mất của người Inca, theo cổ ngữ của người Inca; Đó là một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tất cả các chuyến đi tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP rất gần trung tâm Lima và sân bay quốc tế nên rỗi hai ngày là bạn có thể đi thăm được.
Minh triết Thomas Jefferson tôi đọc kỹ lại chủ thuyết của ông và suy ngẫm trong sự so sánh với Viện Goethe, Viện Khổng Tử, với học thuyết tiến hóa của Darwin, và kể cả với cái gọi là học thuyết “không gian sinh tồn” đầy tranh cãi Điều gì là quy luật của tạo hóa? Điều gì là tương đồng, điều gì là tương phản và điều gì là dị biệt trong các học thuyết di truyền và biến đổi ?. Tỉnh lặng để thấu hiểu tiếng vọng thời gian. Thomas Jefferson là vị tổng thống thứ ba của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, ông là người sáng lập ra Đảng Dân chủ và Cộng hòa Hoa Kỳ, là nhà tư tưởng, lập pháp hàng đầu của nước Mỹ, một nhà triết học chính trị theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành có ảnh hưởng lớn nhất thời cận đại Vị trí của ông chỉ đứng sau George Washington người có công lớn khai sinh ra nước Mỹ,. Di sản lớn nhất của Thomas Jefferson là tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và Người Cha của Đại Học Virginia’.
Nhân chủng học Người Mỹ trở thành đề tài nóng trong sự tiếp cận đa ngành tìm hiểu người Mỹ hiện đại. Người Mỹ di truyền và biến đổi, con đường di sản còn nhiều điều cần học và bàn luận. Người Mỹ ở nước Mỹ có lẽ được nghiên cứu về dân tộc học kỹ hơn hết so với nhiều nước trên thế giới. Dân số nước Mỹ năm 2016 ước khoảng 323,14 triệu người. Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng tộc, nơi sinh sống của nhiều người có nhiều nguồn gốc quốc gia và chủng tộc khác nhau. Vì vậy, Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, nơi có rất nhiều truyền thống và giá trị đa dạng khác nhau. Nền văn hóa phương Tây khởi đầu từ của những người định cư Hà Lan, Anh, Đức Ái Nhĩ Lan, Ý, Ba Lan Pháp, Scotland hòa máu với dòng văn hóa bản địa sắc tộc Mỹ trở thành dòng chủ đạo.
Người Mỹ gốc Phi và nền văn hóa đặc sắc Mỹ gốc châu Phi, phát triển trên truyền thống của những người nô lệ Trung Phi ngày nay khi được hòa trộn với văn hóa bản địa sắc tộc Mỹ đã có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa dòng chính của Mỹ. Sự bành trướng lãnh thổ của Hoa Kỳ về miền Tây đã hội nhập vùng Louisiana và vùng Tây Nam Spenish Territory ngôn ngữ Tây Ban Nha và văn hóa Mexico đến gần hơn với Hoa Kỳ. Làn sóng di dân ồ ạt từ Đông Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin tới nước Mỹ suốt những thập kỷ qua đã hòa trộn lan tỏa nấu chảy các nền văn hóa để có dòng chủ lưu và các đặc điểm văn hóa riêng biệt của tổ tiên mình. Người Mỹ còn có hơn 4 triệu người sống ở ngoại quốc, chủ yếu ở Canada, Mexico và châu Mỹ Latinh.
So sánh các nhóm sắc tộc và chủng tộc của người Mỹ và người Mexico cho thấy: Tại México người lai giữa người da trắng và người da đỏ ước 60-75%, người da đỏ bản địa chiếm tỉ lệ 12 – 30% dân số; người da trắng đến từ Tây Ban Nha, Mỹ, Canada, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Nga,…chiếm tỉ lệ 9 – 25 %; người da vàng đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ … và người da đen đến từ châu Phi chiếm tỷ lệ ít hơn.
Tại Mỹ những số liệu chi tiết tôi chưa có cơ hội khảo sát sâu hơn nhưng sự sử dụng ngôn ngữ của người Mỹ đã cho thấy: Các ngôn ngữ (2007) Tiếng Anh (1 ngôn ngữ) 225,5 triệu; Tiếng Tây Ban Nha bao gồm tiếng Creole 34,5 triệu; Tiếng Hoa 2,5 triệu; Tiếng Pháp bao gồm tiếng Creole 2,0 triệu; Tiếng Tagalog 1,5 triệu; Tiếng Việt 1,2 triệu; Tiếng Đức 1,1 triệu; Tiếng Triều Tiên 1,1 triệu. Cập nhật thông tin về sắc tộc và ngôn ngữ sẽ rất thú vị trong sự nghiên cứu di truyền và biến đổi.
Tiến sĩ Hannibal Multar, là người Mỹ gốc Do Thái Jesusalem, chuyên gia CIMMYT dẫn tôi đi thăm thăm nguồn gốc cây ngô ở thung lũng Oaxaca ở Tây Nam Mexico và cộng đồng người da đỏ ở Teotihuacan thành phố thời tiền Colombo, di sản thế giới 1987 tại Mexico, thăm kim tự tháp cổ Monte Alban trung tâm của nền văn minh Zapotec, di sản thế giới năm 1987 ở tiểu bang Oaxaca phía nam Mexico. Chuyến đi tôi tóm tắt ở bài Mexico ấn tượng lắng đọng.
Cây ngô có tên khoa học là Zea mays L. do nhà thực vật học Thụy Điển Linnaeus đặt tên theo hệ thống tên kép Hy Lạp – La tinh: Zea là một từ của Hy Lạp để chỉ cây ngũ cốc và mays là từ “Maya”, tên một bộ tộc da đỏ ở vùng Trung Mỹ. Cây ngô có nguồn gốc ở Trung Mỹ, trồng nhiều nhất ở Châu Mỹ, nước trồng nhiều nhất là Hoa Kỳ, sản lượng ngô năm 2014 khoảng 353 triệu tấn/năm. Cây ngô hiện đại đã là kết quả thuần dưỡng từ cỏ ngô Teosinte thung lũng sông Balsas, ở nam Mexico từ 5.500 tới 10.000 TCN. Dấu tích bắp ngô khảo cổ tìm thấy sớm nhất khoảng năm 4.250 TCN tại hang Guila Naquitz trong thung lũng Oaxaca ở tây nam Mexico. Oaxaca là một trong 31 tiểu bang của Mexico được bao bọc bởi các bang Guerrero về phía tây, Puebla về phía tây bắc, Veracruz về phía bắc, Chiapas về phía đông và đường bờ biểnThái Bình Dương ở phía nam. Cây ngô tại Trung Mỹ sau đó được lan dần ra các khu vực xung quanh trở thành cây lương thực quan trọng nhất của châu Mỹ trước khi Cristop Colông tìm ra châu Mỹ. Đến cuối thế kỉ 15, cây ngô được người Tây Ban Nha đưa về trồng ở vùng Địa Trung Hải, Italia, Pháp… sau đó người Bồ Đào Nha đưa sang Trung Quốc, Nhật Bản…ở Châu Á và đến thế kỉ 16 mới đưa sang các nước châu Phi (José Antonio Serratos Hernández 2009). Ở Việt Nam cây ngô có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đầu đời Khang Hi, năm 1685, Trần Thế Vinh đi sứ nhà Thanh lấy được giống ngô đem về nước (Lê Quý Đôn “Vân Đài loại ngữ” ). Ngô được trồng ở hạt Sơn Tây, làm lương thực chính, sau đó lan rộng ra cả nước. Cây ngô từ nguồn gốc ban đầu ở Mexico nay vùng phân bố phổ biến khắp toàn cầu với sản lượng đứng đầu cây lương thực cây thực phẩm và thức ăn gia súc. Tổng sản lượng ngô toàn cầu năm 2014 là 1.016,74 triệu tấn, kế tiếp là lúa nước 745,71 triệu tấn, lúa mì 713,18 triệu tấn. (Hoàng Kim chủ biên 2017).
Mexico là nôi cội nguồn của cây ngô. Người dân México cho đến nay mặc dẫu đã nhiều thay đổi nhưng bữa ăn truyền thống vẫn dùng ngô làm món ăn chính. Ngô được ăn chung với các loài rau đậu, ớt, cà chua, lúa mì. México là nơi ra đời có nhiều loại bánh ngô có nhân thịt hoặc trộn rau, bánh ngô phomat, bánh ngô cay, thực phẩm đồ uống phổ biến là sữa ngô và rượu tequila được chế từ lá cây Agave Azul Tequilana, một loài thực vật bản địa ở Mexico, có độ cồn từ 38–40%, cá biệt có loại có độ cồn lên tới 43–46%. Ngày nay việc sử dụng gạo cũng rất phổ biến tai México để làm lương thực, ngoài ra còn có thịt bò, thịt lợn, thịt gà, rượu nho, tỏi, đu đủ, dứa, ớt cay, khoai lang, đậu, lạc, chocolate … thế nhưng món ăn ngô vẫn chủ đạo trong đời sống thường ngày.
Tôi liên tưởng câu chuyện “Thăm ngôi nhà cũ của Darwin”. Charles Robert Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Tại ngôi nhà cũ bình dị Down House ở Anh, Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. Ông đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên.“Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin, xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11, năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa. Tôi đến thăm ngôi nhà xưa của ông trước đây ở Anh ngắm nhìn đôi mắt nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin soi thấu nguồn gốc muôn loài, và thật ngưỡng mộ sức khái quát của ông trong sự đúc kết “Nguồn gốc các loài”. Triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên.
Ý tưởng thật lạ này của sinh học tiến hóa.cứ đeo bám tôi suốt nhiều năm khi tôi so sánh cơ hội đến “Thăm ngôi nhà cũ của Darwin”, được du học ở “Viện Di truyền Mendel Tiệp Khắc”, thăm Praha Goethe và lâu đài cổ , Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, Dạo chơi cùng Goethe, thăm Di sản Walter Scott, Nghị lực, Học để làm ở Ấn Độ, có thời gian làm việc với Những người bạn Nga của Viện Vavilop, được đến Brazil và nhiều nước Nam Mỹ thấu hiểu tài liệu quý 500 năm nông nghiệp Brazil, may mắn tiếp cận trang vàng của những người thầy lớn có tầm nhìn rộng và sức khái quát cao. Tôi may mắn cũng đã được trãi nghiệm một phần trong 90 năm Viện KHKTNN miền Nam; 60 năm Đại học Nông Lâm TP. HCM và duyên may đã được học tận gốc, nhiều trăn trở may kịp chụp ảnh lại, nay rỗi rãi nhớ việc thăm người da đỏ ở Mexico ở Oregon miền Tây nước Mỹ và thăm cây ngô nguồn gốc phát sinh và đa dạng di truyền ở Mexico. Tôi lẩn thẩn nhớ về học thuyết tiến hóa và liên tưởng tới sự tương quan giữa cây Ngô di truyền và biến đổi với người Mỹ di truyền và biến đổi. chỉ tiếc vẫn là mình đang dạo chơi trong thực tiễn và ký ức vụn mà chưa lý giải gì được về điều này một cách có hệ thống.
Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.
Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng.
Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/
Hồ Gươm
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân
Tô điểm Hà Thành một hạt châu
Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu
Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước
Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu !
Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm?
Bút son kiến quốc hạc đương chầu !
Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm
Kía tượng vua Lê chót vót cao !
Minh SơnHoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782
Rùa ơi
Hoàng Gia Cương
Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng!
Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người!
Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa
Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này
Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266
Cuốc đất đêm
Hoàng Ngọc Dộ
Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.
Con chim xanh Chu Nhạc
Con chim xanh trong tán lá xanh
Chỉ một màu xanh lay động
Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng
Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh.
(*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng.
Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc
Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Buồn ư em?
Trăng vằng vặc trên đầu!
Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu
Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn
“Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn”
Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm?
Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1)
Ta mời em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Vui ư em?
Trăng lồng lộng trên đầu!
Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu
Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi
Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ
Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre.
Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm
Ta cùng em uống rượu ngắm trăng
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Hãy uống đi em!
Mặc đời dâu bể.
Trăng khuyết lại tròn
Mấy kẻ tri âm?
Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm
Hoàng Kim
1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm
Đãi trăng
Nguyễn Lâm Cúc
Hôm nay nhàn ta mở tiệc mời trăng
Để thỏa thích bưng dòng sông ra uống
Bày lên mâm là dạt dào cảm hứng
Bạn tri âm, bạn có vui cùng?
Này trăng, trăng chớ ngại ngần
Cạn ly nhé. Sông có vơi cũng mặc.
Say thì say nhưng đừng khóc!
Trần gian…cứ mặc kệ trần gian.
Không hẹn hò đời hóa hoang vu
Nguyễn Lâm Cúc
Hôm nay buồn lại bày tiệc gọi trăng
Lại mời rượu
Lại bưng sông ra uống
Đặt lên mâm những quả tình nẫu chín
Hái từ vườn ấp ủ trăm năm
Nào,
Cạn ly nhé trăng!
Chớ có chau mày mà xôn xao vằng vặc
Mây bạc đầu còn lang thang như hành khách
Dưới vòm trời nơi nao chẳng cô đơn?
Chốn ồn ào chắc gì đã vui luôn?
Nói nhiều, cười nhiều. Mấy câu là thật
Đâu hay gì khi khoe sầu chất ngất
Nhưng ít ra đó là nỗi lòng ta
Nào,
Nghiêng sông, rót nữa trăng ha!
Muôn thuở tràn trên chén đầy dâu bể
Trăng ơi!
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Không hẹn hò đời hóa hoang vu.
Hát vu vơ
Nguyễn Lâm Cúc
Trần gian một chuyến rong chơi
Thấy trăng giữa chợ, đông người vỗ tay
Mua vui một cuộc rõ hài
Gọi trăng, trăng khẽ chau mày rồi thôi…
SUY NGẪM TỪ NÚI XANH Hoàng Kim
“Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”.;“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình” (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc:Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta.
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
Hoàng Kim
Bảo tồn và phát triển thích hợp bền vững là bài học cuộc sống đặc biệt quý giá. Hình ảnh trên đây chỉ là một thí dụ nhỏ của câu chuyện Một gia đình yêu thươngMột nếp nhà văn hóa gợi mở cho sự ghi chép và nghiên cứu về Đối thoại giữa các nền văn hóa. Cụ Nguyễn Trãi có câu “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm” Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm thì viết rằng: ”Đạo trời đất là Trung Tân. Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện.Trung Tân quán bi ký, 1543). Đạo ở mình ta lấy đạo trung/ Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ chữ Nôm, Bài số 104) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao (Thơ chữ Nôm, Bài số 79). Nơi vắng vẻ theo ý Cụ là không ham những chốn “lao xao” thanh tịnh để sáng chí , thanh đạm để đến xa. Cụ Hồ Chí Minh dạy rằng “Muốn cải tiến kỹ thuật phải biết kỹ thuật. Muốn cải tiến tổ chức lao động, cũng phải biết phương pháp tổ chức và có kinh nghiệm tổ chức” Bảo tồn và phát triển thích hợp bền vững là đường sống.
Di truyền và biến đổi Châu Mỹ chuyện không quên, là nội dung chính của bài viết này. Tôi trầm tư nghĩ về người Mỹ di truyền và biến đổi khi thăm người da đỏ ở Mexico, khảo sát cây ngô nguồn gốc di truyển và sự tiến hóa, so sánh bữa ăn thường ngày của người dân nông thôn Mexico và Obregon California bản địa truyền thống với người dân ở các phố xá sầm uất hiện nay khi tôi may mắn được đi dọc suốt các bang miền Tây nước Mỹ. Sự bảo tồn và phát triển, điều gì được giữ lại và điều gì đang biến đổi phát triển?. Mệnh trời (thiên mệnh, số trời) ở đâu?. Ai nhân danh công lý để hủy diệt cái xưa củ, cái lạc hậu yếu kém, cái không thích hợp? Luật nhân quả, luật di truyền và biến đổi, bảo tồn và phát triển thích hợp bền vững là gi? Điều lạ là chẳng phải tôi ở ngành di truyền chọn giống nông học quan tâm câu chuyện “Người da đỏ ở Mexico” mà các em tôi là giáo sư Nguyễn Hữu Minh và phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Chiến Thắng ở ngành xã hội học và kinh tế học của khoa học nhân văn, nguyên là cựu sinh viên Georgetown University thuộc Washington, United States, cùng với Nga Lê, Anh và Tim, và hầu như cả nhà, ai cũng đều rất quan tâm điều đó. “Người da đỏ ở Seattle“, “Vị thần Inca bị quên lãng” là điểm nhấn được bảo tồn để quay lại.
Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào tựa lưng vào “Cổ Sơn” cột chống trời, “Thành phố đã mất của người Inca, theo cổ ngữ của người Inca; Đó là một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tất cả các chuyến đi tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP rất gần trung tâm Lima và sân bay quốc tế nên rỗi hai ngày là bạn có thể đi thăm được.
Minh triết Thomas Jefferson tôi đọc kỹ lại chủ thuyết của ông và suy ngẫm trong sự so sánh với Viện Goethe, Viện Khổng Tử, với học thuyết tiến hóa của Darwin, và kể cả với cái gọi là học thuyết “không gian sinh tồn” đầy tranh cãi Điều gì là quy luật của tạo hóa? Điều gì là tương đồng, điều gì là tương phản và điều gì là dị biệt trong các học thuyết di truyền và biến đổi ?. Tỉnh lặng để thấu hiểu tiếng vọng thời gian. Thomas Jefferson là vị tổng thống thứ ba của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, ông là người sáng lập ra Đảng Dân chủ và Cộng hòa Hoa Kỳ, là nhà tư tưởng, lập pháp hàng đầu của nước Mỹ, một nhà triết học chính trị theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành có ảnh hưởng lớn nhất thời cận đại Vị trí của ông chỉ đứng sau George Washington người có công lớn khai sinh ra nước Mỹ,. Di sản lớn nhất của Thomas Jefferson là tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và Người Cha của Đại Học Virginia’.
Nhân chủng học Người Mỹ trở thành đề tài nóng trong sự tiếp cận đa ngành tìm hiểu người Mỹ hiện đại. Người Mỹ di truyền và biến đổi, con đường di sản còn nhiều điều cần học và bàn luận. Người Mỹ ở nước Mỹ có lẽ được nghiên cứu về dân tộc học kỹ hơn hết so với nhiều nước trên thế giới. Dân số nước Mỹ năm 2016 ước khoảng 323,14 triệu người. Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng tộc, nơi sinh sống của nhiều người có nhiều nguồn gốc quốc gia và chủng tộc khác nhau. Vì vậy, Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, nơi có rất nhiều truyền thống và giá trị đa dạng khác nhau. Nền văn hóa phương Tây khởi đầu từ của những người định cư Hà Lan, Anh, Đức Ái Nhĩ Lan, Ý, Ba Lan Pháp, Scotland hòa máu với dòng văn hóa bản địa sắc tộc Mỹ trở thành dòng chủ đạo.
Người Mỹ gốc Phi và nền văn hóa đặc sắc Mỹ gốc châu Phi, phát triển trên truyền thống của những người nô lệ Trung Phi ngày nay khi được hòa trộn với văn hóa bản địa sắc tộc Mỹ đã có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa dòng chính của Mỹ. Sự bành trướng lãnh thổ của Hoa Kỳ về miền Tây đã hội nhập vùng Louisiana và vùng Tây Nam Spenish Territory ngôn ngữ Tây Ban Nha và văn hóa Mexico đến gần hơn với Hoa Kỳ. Làn sóng di dân ồ ạt từ Đông Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin tới nước Mỹ suốt những thập kỷ qua đã hòa trộn lan tỏa nấu chảy các nền văn hóa để có dòng chủ lưu và các đặc điểm văn hóa riêng biệt của tổ tiên mình. Người Mỹ còn có hơn 4 triệu người sống ở ngoại quốc, chủ yếu ở Canada, Mexico và châu Mỹ Latinh.
So sánh các nhóm sắc tộc và chủng tộc của người Mỹ và người Mexico cho thấy: Tại México người lai giữa người da trắng và người da đỏ ước 60-75%, người da đỏ bản địa chiếm tỉ lệ 12 – 30% dân số; người da trắng đến từ Tây Ban Nha, Mỹ, Canada, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Nga,…chiếm tỉ lệ 9 – 25 %; người da vàng đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ … và người da đen đến từ châu Phi chiếm tỷ lệ ít hơn.
Tại Mỹ những số liệu chi tiết tôi chưa có cơ hội khảo sát sâu hơn nhưng sự sử dụng ngôn ngữ của người Mỹ đã cho thấy: Các ngôn ngữ (2007) Tiếng Anh (1 ngôn ngữ) 225,5 triệu; Tiếng Tây Ban Nha bao gồm tiếng Creole 34,5 triệu; Tiếng Hoa 2,5 triệu; Tiếng Pháp bao gồm tiếng Creole 2,0 triệu; Tiếng Tagalog 1,5 triệu; Tiếng Việt 1,2 triệu; Tiếng Đức 1,1 triệu; Tiếng Triều Tiên 1,1 triệu. Cập nhật thông tin về sắc tộc và ngôn ngữ sẽ rất thú vị trong sự nghiên cứu di truyền và biến đổi.
Tiến sĩ Hannibal Multar, là người Mỹ gốc Do Thái Jesusalem, chuyên gia CIMMYT dẫn tôi đi thăm thăm nguồn gốc cây ngô ở thung lũng Oaxaca ở Tây Nam Mexico và cộng đồng người da đỏ ở Teotihuacan thành phố thời tiền Colombo, di sản thế giới 1987 tại Mexico, thăm kim tự tháp cổ Monte Alban trung tâm của nền văn minh Zapotec, di sản thế giới năm 1987 ở tiểu bang Oaxaca phía nam Mexico. Chuyến đi tôi tóm tắt ở bài Mexico ấn tượng lắng đọng.
Cây ngô có tên khoa học là Zea mays L. do nhà thực vật học Thụy Điển Linnaeus đặt tên theo hệ thống tên kép Hy Lạp – La tinh: Zea là một từ của Hy Lạp để chỉ cây ngũ cốc và mays là từ “Maya”, tên một bộ tộc da đỏ ở vùng Trung Mỹ. Cây ngô có nguồn gốc ở Trung Mỹ, trồng nhiều nhất ở Châu Mỹ, nước trồng nhiều nhất là Hoa Kỳ, sản lượng ngô năm 2014 khoảng 353 triệu tấn/năm. Cây ngô hiện đại đã là kết quả thuần dưỡng từ cỏ ngô Teosinte thung lũng sông Balsas, ở nam Mexico từ 5.500 tới 10.000 TCN. Dấu tích bắp ngô khảo cổ tìm thấy sớm nhất khoảng năm 4.250 TCN tại hang Guila Naquitz trong thung lũng Oaxaca ở tây nam Mexico. Oaxaca là một trong 31 tiểu bang của Mexico được bao bọc bởi các bang Guerrero về phía tây, Puebla về phía tây bắc, Veracruz về phía bắc, Chiapas về phía đông và đường bờ biểnThái Bình Dương ở phía nam. Cây ngô tại Trung Mỹ sau đó được lan dần ra các khu vực xung quanh trở thành cây lương thực quan trọng nhất của châu Mỹ trước khi Cristop Colông tìm ra châu Mỹ. Đến cuối thế kỉ 15, cây ngô được người Tây Ban Nha đưa về trồng ở vùng Địa Trung Hải, Italia, Pháp… sau đó người Bồ Đào Nha đưa sang Trung Quốc, Nhật Bản…ở Châu Á và đến thế kỉ 16 mới đưa sang các nước châu Phi (José Antonio Serratos Hernández 2009). Ở Việt Nam cây ngô có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đầu đời Khang Hi, năm 1685, Trần Thế Vinh đi sứ nhà Thanh lấy được giống ngô đem về nước (Lê Quý Đôn “Vân Đài loại ngữ” ). Ngô được trồng ở hạt Sơn Tây, làm lương thực chính, sau đó lan rộng ra cả nước. Cây ngô từ nguồn gốc ban đầu ở Mexico nay vùng phân bố phổ biến khắp toàn cầu với sản lượng đứng đầu cây lương thực cây thực phẩm và thức ăn gia súc. Tổng sản lượng ngô toàn cầu năm 2014 là 1.016,74 triệu tấn, kế tiếp là lúa nước 745,71 triệu tấn, lúa mì 713,18 triệu tấn. (Hoàng Kim chủ biên 2017).
Mexico là nôi cội nguồn của cây ngô. Người dân México cho đến nay mặc dẫu đã nhiều thay đổi nhưng bữa ăn truyền thống vẫn dùng ngô làm món ăn chính. Ngô được ăn chung với các loài rau đậu, ớt, cà chua, lúa mì. México là nơi ra đời có nhiều loại bánh ngô có nhân thịt hoặc trộn rau, bánh ngô phomat, bánh ngô cay, thực phẩm đồ uống phổ biến là sữa ngô và rượu tequila được chế từ lá cây Agave Azul Tequilana, một loài thực vật bản địa ở Mexico, có độ cồn từ 38–40%, cá biệt có loại có độ cồn lên tới 43–46%. Ngày nay việc sử dụng gạo cũng rất phổ biến tai México để làm lương thực, ngoài ra còn có thịt bò, thịt lợn, thịt gà, rượu nho, tỏi, đu đủ, dứa, ớt cay, khoai lang, đậu, lạc, chocolate … thế nhưng món ăn ngô vẫn chủ đạo trong đời sống thường ngày.
Tôi liên tưởng câu chuyện “Thăm ngôi nhà cũ của Darwin”. Charles Robert Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Tại ngôi nhà cũ bình dị Down House ở Anh, Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. Ông đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên.“Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin, xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11, năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa. Tôi đến thăm ngôi nhà xưa của ông trước đây ở Anh ngắm nhìn đôi mắt nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin soi thấu nguồn gốc muôn loài, và thật ngưỡng mộ sức khái quát của ông trong sự đúc kết “Nguồn gốc các loài”. Triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên.
Ý tưởng thật lạ này của sinh học tiến hóa.cứ đeo bám tôi suốt nhiều năm khi tôi so sánh cơ hội đến “Thăm ngôi nhà cũ của Darwin”, được du học ở “Viện Di truyền Mendel Tiệp Khắc”, thăm Praha Goethe và lâu đài cổ , Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, Dạo chơi cùng Goethe, thăm Di sản Walter Scott, Nghị lực, Học để làm ở Ấn Độ, có thời gian làm việc với Những người bạn Nga của Viện Vavilop, được đến Brazil và nhiều nước Nam Mỹ thấu hiểu tài liệu quý 500 năm nông nghiệp Brazil, may mắn tiếp cận trang vàng của những người thầy lớn có tầm nhìn rộng và sức khái quát cao. Tôi may mắn cũng đã được trãi nghiệm một phần trong 90 năm Viện KHKTNN miền Nam; 60 năm Đại học Nông Lâm TP. HCM và duyên may đã được học tận gốc, nhiều trăn trở may kịp chụp ảnh lại, nay rỗi rãi nhớ việc thăm người da đỏ ở Mexico ở Oregon miền Tây nước Mỹ và thăm cây ngô nguồn gốc phát sinh và đa dạng di truyền ở Mexico. Tôi lẩn thẩn nhớ về học thuyết tiến hóa và liên tưởng tới sự tương quan giữa cây Ngô di truyền và biến đổi với người Mỹ di truyền và biến đổi. chỉ tiếc vẫn là mình đang dạo chơi trong thực tiễn và ký ức vụn mà chưa lý giải gì được về điều này một cách có hệ thống.
Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.
Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng.
Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/
Hồ Gươm
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân
Tô điểm Hà Thành một hạt châu
Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu
Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước
Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu !
Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm?
Bút son kiến quốc hạc đương chầu !
Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm
Kía tượng vua Lê chót vót cao !
Minh SơnHoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782
Rùa ơi
Hoàng Gia Cương
Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng!
Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người!
Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa
Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này
Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266
Cuốc đất đêm
Hoàng Ngọc Dộ
Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.
Con chim xanh Chu Nhạc
Con chim xanh trong tán lá xanh
Chỉ một màu xanh lay động
Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng
Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh.
(*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng.
Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc
Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Buồn ư em?
Trăng vằng vặc trên đầu!
Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu
Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn
“Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn”
Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm?
Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1)
Ta mời em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Vui ư em?
Trăng lồng lộng trên đầu!
Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu
Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi
Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ
Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre.
Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm
Ta cùng em uống rượu ngắm trăng
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Hãy uống đi em!
Mặc đời dâu bể.
Trăng khuyết lại tròn
Mấy kẻ tri âm?
Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm
Hoàng Kim
1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm
Đãi trăng
Nguyễn Lâm Cúc
Hôm nay nhàn ta mở tiệc mời trăng
Để thỏa thích bưng dòng sông ra uống
Bày lên mâm là dạt dào cảm hứng
Bạn tri âm, bạn có vui cùng?
Này trăng, trăng chớ ngại ngần
Cạn ly nhé. Sông có vơi cũng mặc.
Say thì say nhưng đừng khóc!
Trần gian…cứ mặc kệ trần gian.
Không hẹn hò đời hóa hoang vu
Nguyễn Lâm Cúc
Hôm nay buồn lại bày tiệc gọi trăng
Lại mời rượu
Lại bưng sông ra uống
Đặt lên mâm những quả tình nẫu chín
Hái từ vườn ấp ủ trăm năm
Nào,
Cạn ly nhé trăng!
Chớ có chau mày mà xôn xao vằng vặc
Mây bạc đầu còn lang thang như hành khách
Dưới vòm trời nơi nao chẳng cô đơn?
Chốn ồn ào chắc gì đã vui luôn?
Nói nhiều, cười nhiều. Mấy câu là thật
Đâu hay gì khi khoe sầu chất ngất
Nhưng ít ra đó là nỗi lòng ta
Nào,
Nghiêng sông, rót nữa trăng ha!
Muôn thuở tràn trên chén đầy dâu bể
Trăng ơi!
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Không hẹn hò đời hóa hoang vu.
Hát vu vơ
Nguyễn Lâm Cúc
Trần gian một chuyến rong chơi
Thấy trăng giữa chợ, đông người vỗ tay
Mua vui một cuộc rõ hài
Gọi trăng, trăng khẽ chau mày rồi thôi…