Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1177
Toàn hệ thống 2502
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

  

 

CHÀO NGÀY MỚI 27 THÁNG 5
Hoàng Kim
CNM365
Phan Huy Chú thầy bách khoa thư;Truyện Pie Đại đế:Thầy bạn trong đời tôi; Một niềm tin thắp lửa; Học không bao giờ muộn; Ngày 27 tháng 5 năm 1703, Sa hoàng Pie Đại Đế Pyotr I của Nga cho thành lập thành phố Sankt-Peterburg thủ đô phương Bắc cố đô của Đế quốc Nga là thành phố lớn thứ hai ở Nga trên lãnh thổ mới chiếm được từ Thụy Điển. Sankt-Peterburg nằm trên một loạt đảo nhỏ trong châu thổ sông Neva; con sông này thông với Vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg. Ngày 27 tháng 5 năm  1964 ngày mất của  Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ (sinh năm 1889).Jawaharlal Nehru là một trong những nhân vật trung tâm của chính trị Ấn Độ trong phần lớn thế kỷ 20, là lãnh đạo tối cao của phong trào độc lập Ấn Độ dưới sự giám hộ của Mahatma Gandhi. Ông đã điều hành Ấn Độ từ khi thành lập quốc gia độc lập vào năm 1947 cho đến khi ông qua đời năm 1964. Nehru là chính trị gia, kiến trúc sư của nhà nước hiện đại Ấn Độ, vừa là nhà văn, là sử gia không chuyên, tộc trưởng của gia tộc Nehru-Gandhi là dòng họ chính trị nổi tiếng nhất ở Ấn Độ. Con gái ông, Indira Gandhi cũng là một thủ tướng Ấn Độ. Ngày 27 tháng 5 năm 1994, bắt đầu vận hành Đường dây 500 kV Bắc – Nam tại Việt Nam, góp phần chấm dứt tình trạng thiếu điện trầm trọng ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 5 Phan Huy Chú thầy bách khoa thư. Truyện Pie Đại đế; .Thầy bạn trong đời tôiMột niềm tin thắp lửa; Học không bao giờ muộn; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-5/

 

 

 

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim

‘Thanh nhàn vô sự là tiên’ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết vậy trong dòng đầu của Sấm Ký. Norman Borlaug lời Thầy dặn thật thấm thía:“Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”;
Thầy bạn trong đời tôi là một điểm nhấn cần đọc lại và suy ngẫm. Hoàng Kim thật tâm đắc khi tự đáy lòng viết lên những lời: “Em đã học nhiều gương sáng danh nhân Hãy biết nhục biết hèn mà rèn chí Thắp đèn lên đi em ngọn đèn dầu bền bỉ Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng. (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget.) Hoàng Kim cám ơn Mai Thành Phụng, Nguyen Duc Thuận và các bạn. THẦy BẠN TRONG ĐỜI TÔI là thông tin và một số hình ảnh chọn lọc lưu lại để dạy và học Tình yêu cuộc sốnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

 

 

 

Congviecnaytraolaichoem

 

 

 

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

 

 

 

HuynhHuong Vo Minh Luan
Congviecnaytraolaichoem
Congviecnaytraolaichoem1
Congviecnaytraolaichoem4
GiadinhNN
IAS 20 11 2015aa
IAS 20 11 2015a
IAS 20 11 2015aaa

 

 

 

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cp nht mi ngày

 

 

 

 

 

HỌC KHÔNG BAO GIỜ MUỘN
Hoàng Kim

Tình yêu, giáo dục, văn hóa, khoa học cây trồng và du lịch Việt là sự nghiệp trồng người, cần tự nguyện lặng lẽ dấn thân dạy và học suốt đời. Mục đích sau cùng của DẠY và HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Cảm ơn cậu Hoàng Gia Cương, chị Phương Thảo, anh Chiêm Lưu Huy với những bài viết hay, xin được chia sẻ cho chuyên mục “Học không bao giờ muộn”
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-khong-bao-gio-muon/

CẬU TÔI
Hoàng Gia Cương

FB HGC 27 5 2020
Nhớ về người CẬU (em ruột mẹ tôi) thân yêu, tôi đưa lên bài tôi đã viết về cậu:

Tôi cũng không còn nhớ được là tôi biết mặt cậu tôi từ lúc nào. Khi mẹ tôi sinh tôi thì cậu còn “lang bạt kỳ hồ” tận đẩu tận đâu không ai biết được. Cách mạng Tháng 8, cậu tôi về tham gia lãnh đạo cướp chính quyền ở địa phương (Quảng Trạch, Quảng Bình) rồi lại đi đây đi đó tận đâu đâu trước khi định cư tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), tôi cũng không biết rõ. Tôi từng đi tản cư ra Nghệ An khi mới lên 5, về quê thì không có cậu, ngay sau hoà bình lập lại thì tôi ra Hà Nội cho tới tận bây giờ. Tôi chỉ đoán chừng là tôi gặp cậu lần đầu lúc tôi đã lên 3, vì khi cách mạng tháng 8 thành công tôi đã tròn 3 tuổi. Tính ra khoảng thời gian mà tôi có dịp gặp và gần cậu cho tới tận năm cậu 93 tuổi, lúc cậu đi vào cõi vĩnh hằng, cộng lại chỉ được độ một tháng là cùng. Vậy mà tôi lại rất thân thiết và yêu quí cậu, yêu quý cậu gần như yêu quý mẹ tôi.

Năm thì mười hoạ có dịp qua Kỳ Anh tôi mới gặp cậu trong chốc lát. Đôi khi cậu cũng có dịp ra Hà Nội nhưng do tôi đi học, đi bộ đội hay đi công tác liên miên nên cũng ít khi gặp. Thế nhưng tôi lại hay gặp cậu qua thư từ. Cậu có nhiều cháu nhưng được cái là tôi rất hợp với cậu ở chỗ thích thơ, biết làm thơ, đặc biệt là thơ Đường luật nên cậu rất quý tôi. Hồi cha tôi ở Quảng Bình và cả khi đã ra Hà Nội, cha tôi thường tham gia hội hè, giao lưu với các cụ nhà nho, suốt ngày ngồi xướng hoạ. Hễ có bài thơ hay của mình hoặc của các bạn thơ, cha tôi lại gửi ngay cho cậu để cậu hoạ. Ở Hà Tĩnh, cậu cũng có một hội xướng hoạ thơ như thế. Vậy là hai bên liên tục thư đi thư lại với hàng loạt bài thơ nóng hổi, từ thơ vịnh cảnh, vịnh tình, cho tới thơ cổ động, tuyên truyền và thơ châm biếm, thơ đả kích giặc Mỹ xâm lược. Nhiều bài thơ của các cụ sau khi xướng hoạ và phẩm bình đã được đăng tải trên nhiều tờ báo như Cứu Quốc, Độc Lập, Thống Nhất… Từ nhỏ cha tôi đã tập cho tôi làm thơ Đường luật và cha tôi đã không ngờ là tôi nhanh chóng trở thành một bạn thơ của các cụ. Tôi cũng cùng tham gia xướng họa với các cụ ngay từ thời còn ngồi ghế trường phổ thông. Vì thế tôi gần như là một “hội viên nhóc con” của cả mấy hội xướng hoạ gồm toàn bậc cao niên ấy. Hồi tôi mới vào bộ đội, đang đóng quân ở sân bay Cát Bi, cha tôi có gửi cho tôi một bài thơ nói về gia đình mình với 7 người con, toàn trai, trong đó có đầy đủ tên con cháu nhưng đều nói lên truyền thống gia đình và hàm ý khích lệ, động viên con cháu:

Tài ba lừng lẫy ngoài ba xứ
Danh tiếng vang truyền khắp bốn phương

Tôi đã có một bài thơ hoạ lại, được cha tôi chuyển cho tất cả các cụ xem. Chừng hơn tháng sau tôi nhận được thư cậu tôi gửi từ Kỳ Anh, trong đó có 2 câu mà tôi nhớ mãi:

Cương cháu làm thơ giỏi thế a
Lời tuy gần gũi, ý cao xa…

Xin bạn đọc lượng thứ cho, viết lại 2 câu thơ này không phải tôi có ý “mèo khen mèo dài đuôi” đâu mà chỉ là để chứng minh rằng cậu tôi rất quý tôi, vậy thôi. Chính vì sự yêu quý này mà có lần cậu tôi đã kể cho tôi nghe về một khúc ngoặt quyết định trong cuộc đời cậu, cũng nhờ một bài thơ! Trước hết, cũng xin được nói rõ một chút về cậu tôi: Cậu tôi là NGUYỄN ĐÌNH NGÔ, một cán bộ lão thành cách mạng, nay đã mất. Cậu là cha của liệt sĩ NGUYỄN HOÀNG LƯU, người đã từng phát minh ra chiếc thước tính Lô ga rít hình tròn, làm nên một cuộc cải tiến kỹ thuật lớn trong Binh chủng Pháo Binh, người được mệnh danh là “nhà khoa học không bằng cấp” từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước.

Chuyện cậu tôi kể là như thế này:

“… Đầu những năm 30 của thế kỷ trước, do vừa biết chữ quốc ngữ lại vừa biết chữ nho nên cậu được chọn làm thơ lại (thư ký) cho Tuần vũ tỉnh Quảng Bình là Tôn Thất Chữ. Thời gian này là lúc thực dân Pháp đang ra sức đàn áp phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Chúng ráo riết truy lùng, bắt bớ, giam cầm và tra tấn dã man những người Cộng sản. Các nhà lao ở Vinh, Hà Tĩnh và ở Huế đều chật ních tù chính trị, vì vậy chúng đã chuyển một số tù nhân về giam ở nhà lao Đồng Hới.

Cậu còn nhớ, khoảng đầu năm 1933, cậu phải theo tuần vũ Tôn Thất Chữ đi thị sát nhà lao Đồng Hới. Khi đến khu biệt giam kín mít, Tôn Thất Chữ dừng lại trước hầm giam của một nữ tù Cộng sản. Đó là chị Võ Thị Ngọ, mới chưa tròn 20 tuổi. Chị Ngọ đã tham gia phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh và bị bắt ngoài Hà Tĩnh rồi được chuyển vào đây. Trong một lần đấu tranh quyết liệt chống hành động dã man vô nhân đạo của bọn cai ngục, chị Võ Thị Ngọ đã dũng cảm dùng thanh củi đánh lại tên cai ngục Phô-cô-ni nên bị chúng tống vào khu hầm kín biệt giam này. Quen thói trăng hoa, thấy chị Ngọ trẻ trung xinh đẹp, Tôn Thất Chữ buông lời bỡn cợt, trêu ghẹo. Chị Ngọ khinh bỉ nhìn tên tuần vũ. Biết không tán tỉnh được, Tôn Thất Chữ nói:

-Con gái trẻ trung xinh đẹp thế mà sao không chịu ở nhà lấy chồng, sinh con cho sung sướng lại nghe theo lời xúi giục của bọn cộng sản, thích đi làm giặc để phải tù phải tội cho khổ thân?
Chị Ngọ không thèm trả lời tên tuần vũ. Trước cái nhìn khinh bỉ và căm hờn của chị Ngọ, viên tuần vũ đành lặng lẽ bỏ đi. Sự việc xẩy ra rất nhanh nhưng nó đã như một tia chớp loé lên trong đầu cậu. Trước đây cậu chưa biết thế nào là người cộng sản, nghĩ là họ cũng chỉ như các đoàn thảo khấu, mọi rợ và ngu đần. Không ngờ một người con gái cộng sản mà có khí phách kiên cường như thế. Viên tuần vũ đi rồi mà cậu còn nấn ná dừng lại để nhìn người tù cho rõ mặt. Bỗng nhiên chị Ngọ chìa ra cho cậu một mảnh giấy, nhờ chuyển tận tay cho viên tuần vũ. Cậu không ngần ngại, nhận lời. Tranh thủ lúc đi một mình cậu đã đọc vội tờ giấy với nét chữ tuy viết bằng bút chì nhưng rất rõ ràng sắc sảo. Đó là một bài thơ! Phải khẳng định ngay rằng đây là một bài thơ Đường luật làm rất chuẩn về niêm luật, và đặc biệt là về ý tứ. Có lẽ vì bài thơ quá hay mà cậu đã thuộc lòng ngay từ khi ấy và cho tới tận ngày nay. Bài thơ của chị Ngọ như sau:

Nước mất nhà tan nợ gánh chung
Có ta, ta phải gánh vai cùng.
Liễu bồ cùng đứng trong trời đất
Vàng đá xin thề với núi sông!
Tay yếu, chân mềm tuy phận gái
Gan bền, chí vững ấy đàn ông.
Chưa đền nợ nước, duyên gì nữa?
Gươm nọ là con, súng ấy chồng!

Về đến dinh tuần vũ, lựa lúc Tôn Thất Chữ vui vẻ cậu trao bài thơ cho ông ta. Viên tuần vũ chăm chú đọc, nét mặt đầy kinh ngạc và tỏ ra rất khâm phục. Từ hôm ấy cậu thấy ông ta có ít nhiều thay đổi trong cách cư xử với tù chính trị. Phải chăng ông ta tự thẹn với lương tâm? Điều đó cậu không chắc lắm. Còn cậu, từ hôm ấy trong đầu óc cậu bài thơ cứ được đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần. Cậu cũng thấy tự thẹn với bản thân mình. Người ta là phận gái mà như thế, đằng này mình sức dài vai rộng lại cũng có ít chữ nghĩa mà cam tâm làm tay sai cho bọn thực dân và lũ tay chân gian ác sao?

Sau vài đêm suy nghĩ, cậu quyết định xin “treo ấn từ quan”. Về nhà, cậu đã xé bỏ sắc phong “cửu phẩm” của chính phủ bù nhìn Nam triều và bắt đầu một cuộc đời “mai danh ẩn tích” đi làm cách mạng. Cho đến nay cậu vẫn chưa có dịp gặp lại người nữ tù cộng sản ấy, chỉ nghe người ta nói là chị Ngọ đã dũng cảm và kiên cường vượt qua tất cả, không chỉ thời gian ấy mà cả nhiều lúc sóng gió sau này”…

Bài thơ của người nữ tù Cộng sản Võ Thị Ngọ đã làm thay đổi cuộc đời cậu tôi, đã đánh dấu một khúc ngoặt vô cùng quan trọng và có tính quyết định trong cuộc đời cậu tôi! Kể từ ngày ấy, cậu tôi đã tìm cách bắt mối với cách mạng và bắt đầu cuộc đời hoạt động bí mật. Để có vỏ bọc, cậu đã học nghề làm thầy địa lý, chuyên đi xem mạch đất cho người ta làm nhà, an táng, cải táng… Bước chân của cậu đã đi khắp các vùng nông thôn, miền núi Quảng Bình, Hà Tĩnh. Khi cách mạng tháng tám bùng nổ, cậu là một trong những người lãnh đạo cướp chính quyền ở huyện.

8/2003
HGC

Ảnh: Con sông quê tôi. — cùng với
Trương Minh Dục, Nicolas Hoàng, Hoàng Hữu Đức16 người khác.

NẾU SAU NÀY CÓ THÀNH MẸ CHỒNG
Phương Thảo FB 27 5 2020

1. Chị đừng nói xấu con dâu trước mặt con trai, bởi vì chị làm như vậy chỉ khiến chúng nó cãi nhau. Cãi nhau mãi cuối cùng không chịu đựng được thì li hôn. Đến lúc đó chị vừa có lỗi với con trai, vừa có lỗi với cháu nội, chị có nhẫn tâm không?

2.Việc chăm con(cháu nội mình) cứ để con dâu lo, là mẹ ai cũng lo cho con chị đừng bắt con dâu làm theo ý mình, chị có tâm thì chỉ hỗ trợ, san sẻ, còn đừng xen quá sâu vào việc chăm con của con dâu (ví dụ như phải uống cái này cái kia) tuyệt đối không nên.

3. Khi con dâu ở cữ , phải chăm con, chị có thể không giúp vì chị cho rằng đó không phải nghĩa vụ của chị, nhưng chị phải nhớ, đến khi chị bệnh tật, chị cũng đừng bảo con dâu phải chăm chị, nó không có nghĩa vụ đó đâu. Vậy nên chị ạ, hãy đối xử tốt với con dâu vì khi chị trăm tuổi người chăm sóc chị là con dâu chứ ai?

4. Chị đừng thấy bực dọc khi con trai giúp con dâu làm việc nhà, vì gia đình là tổ ấm của hai người, vợ chồng đều phải có trách nhiệm gánh vác trọng trách này.

5. Chị đừng bao giờ suốt ngày ca tụng con dâu nhà người khác giỏi giang,nào là thức khuya dậy sớm,chăm chỉ,thế này thế kia, ở trong chăn mới biết chăn có rận, chị làm sao biết được chuyện nhà người ta thế nào. Và quan trọng hơn, muốn có một người con dâu tốt cần phải trở thành người mẹ chồng tốt trước đã.

6. Chị đừng cho rằng chị sinh và nuôi lớn con trai chị thì con dâu nợ chị một đời. Chị ạ, chị muốn con dâu hiếu thuận, quan tâm yêu quý chị thì chị cũng phải đối xử tốt với con dâu. Chị phải dùng hành động để cảm hóa trái tim người khác chứ không thể yêu cầu và bắt buộc người khác phải đối tốt mới mình khi mà chị đối xử với người ta không ra gì.

7. Khi con dâu về nhà mẹ đẻ, mua quà biếu bố mẹ, chị đừng tức tối hay nóng giận bởi vì hai người đó dành cả đời để nuôi con dâu chị nên người, nhưng đến khi trưởng thành nó lại phải đi làm con gái người khác, chứ có được chăm sóc bố mẹ đẻ của nó đâu. Chị nên cảm ơn họ đã sinh ra và nuôi lớn con dâu chị .

8. Chị và con dâu cãi vã không nên đi ra nói xấu con dâu, không được chê bai này nọ, vì con trai mình quyết định cưới rồi thì ắt hẳn con dâu cũng có điểm tốt, nếu không người ta sẽ cười chị trước.

9. Hãy yêu quý con dâu như con gái thì nó cũng đối xử với chị như bố mẹ đẻ chị ạ.

Phụ nữ sau khi kết hôn chỉ có duy nhất 1 điểm tựa là người chồng, vì ở nhà ngoại họ chỉ là KHÁCH, ở nhà nội chỉ là người NGOÀI. Nếu người chồng không yêu thương vợ, không quan tâm và cảm thông với vợ thì phụ nữ trở thành ĐỨA TRẺ MỒ CÔI không nơi nương tựa. Thế nhưng người chồng – điểm tựa duy nhất của người phụ nữ chỉ thường xuyên nói với vợ “Em đối xử với MẸ anh tốt vào, bởi vì đó là người đã sinh ra anh, đã nuôi anh khôn lớn”. Nhưng không có người đàn ông nào nói với mẹ mình rằng, “MẸ, mẹ hãy đối xử tốt với vợ con đi ạ, vợ con phải rời khỏi vòng tay của bố mẹ, một mình đến nhà mình làm dâu không dễ dàng gì! Vậy nên gia đình chúng ta hãy đối xử thật tốt với cô ấy để cô ấy coi đây là nhà của mình ❤

NGƯỜI LÀM THƠ HAY NHÂN CÁCH THƠ
(Ảnh internet, bài
Chiêm Lưu Huy FB 27 5 2020)
*
Tôi có may mắn biết tên tuổi ba nhà thơ “Dân gian đương đại”. Người còn, người mất, người quá già yếu. Người trẻ nhất thì lại chết “ở tuổi còn son”. Xin được kể tên ngẫu nhiên… Lê Kim Giao, Đồng Đức Bốn, Nguyễn Hữu Mão và Nguyễn Bảo Sinh.

1 – Nguyễn Bảo Sinh được cha là Nguyễn Hữu Mão gắn cho chết danh “Sinh chó” giữa lòng Hà nội. Quả thật, sau bao năm tháng lăn lộn mưu sinh… về sau chính chó, mèo, hậu cần cho xới đá gà… là nghề giúp ông sống thanh thản với thơ dân gian.

2 – Đồng Đức Bốn tài thơ lục bát không thua mấy Nguyễn Bính, Bùi Giáng… Một thời “lạc đường” sang thơ tự do, may mà Nguyễn Huy Thiệp “ngộ” cho mà có được góc chiếu giữa đình văn chương, nghệ thuật. Lục bát của anh mới mẻ thần kỳ:
“Chiều nay hồ tây có giông.
Tôi ngồi trên sóng mà không thấy chìm”.
Hay:
“Tẽn tò con sáo sang sông,
Tưởng sang bên ấy mà không có gì.
Tẽn tò con sáo bay đi,
Tưởng sang bên ấy có gì lại không”.
Lại nữa:
“Đang trưa ăn mày vào chùa,
Sư ra cho một lá bùa rồi đi.
Ăn mày chẳng biết làm gì,
Nhét bùa vào túi lại đi ăn mày”.

3 – Lê Kim Giao “con ông cháu cha”, con nhà nòi… nhưng từ bỏ tất cả, về nông thôn làm ông giáo làng. Ông dậy lũ trẻ quê mùa, thò lò mũi:
“Đây là chữ o,
Đây là chữ a,
Đây là tay trái,
Đây là tay phải,
Còn mẹ thì không được bao giờ quên!”
Ông có những bài thơ về vật nuôi, tự trào như heo, gà trống… rất có giá… “Sống hiên ngang không sợ ó diều / Ăn chỉ mời gọi bạn / Ò… ó… o…! / Ngươi làm thơ”.

Người ta viết về “Tứ đại gia” không nhiều. Nay tôi xin đề thơ CHÂN DUNG họ theo phong cách của họ để tặng họ, gọi là có chút lòng thành! Không quên liên kết 5 khung hình mà người thơ:” vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”… ưa thích!?
CHÂN DUNG TỨ TỬ THƠ
*
Đây là Lê Kim Giao.
Đây là Đồng Đức Bốn.
Đây là Nguyễn Hữu Mão.
Đây là Nguyễn Bảo Sinh,
Mê mẩn thập tự chinh,
Trên trường văn, trận bút.

Về tới đích cũng chết.
Không về cũng lìa đời.
Sao không bỏ cuộc chơi,
Về với người yêu dấu …

Về với người yêu dấu,
Không phải đấu trường văn.
Không phải đòn trận bút.
Không phải đi đò đầy…

Ây à ê im ao.
Ây à ồng ức ốn.
Ây à uyễn ữu ão.
Ây à uyễn ảo inh.
Chiếm góc chiếu giữa đình,
Khóc cười người yêu dấu…
Tẽn tò sáo sang sông…
Kêu buồn đêm tối khổ…
Cho cái chưa của mình…

( 07.7.2011 – 27.5.2016)

Nghiên cứu đa dạng di truyền hệ gene người Việt Nam: Những viên gạch đầu tiên

Báo Tia Sáng 27/05/2020 07:25Thu Quỳnh

Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam có mối liên hệ với nhau như thế nào? Dù được các nhà dân tộc học và lịch sử bàn thảo suốt một thời gian dài nhưng vấn đề này vẫn chưa ngã ngũ. Và những nghiên cứu đầu tiên về đa dạng di truyền hệ gene ở người Việt Nam của Viện Nghiên cứu hệ gene (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) có thể hé mở một phần câu trả lời.

Ở thời kỳ Đông Sơn và tiền Đông Sơn, tất cả khối Lạc Việt, Tây Âu, hay Tày Thái cổ… đều là ‘Yue’ (Bách Việt). Nghiên cứu hệ gene ty thể của nhóm GS Nông Văn Hải cũng đã cho thấy điều này. Trong ảnh: Trống đồng Ngọc Lũ và hoa văn trên trống đồng. Nguồn: Bảo tàng lịch sử Việt Nam. 

Ký ức tộc người và “ký ức” hệ gene người

Cuộc thảo luận về nguồn gốc người Việt dường như chưa bao giờ dứt trên nhiều diễn đàn và luôn sẵn sàng được hâm nóng lên khi được xới lại. Thực ra đây không phải là chuyện “trà dư tửu hậu”, mà trong giới học thuật, tính đa dạng tộc người và nguồn gốc tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á lục địa đã được các nhà dân tộc học và tiền sử học đào bới cả trăm năm qua, như GS Peter Bellwood1 (ĐH Quốc gia Úc), nhà nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á từng cùng các nhà nghiên cứu Việt Nam công bố các nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn nhận định. Vấn đề này không dễ dàng ngã ngũ để đi đến kết luận, rất dễ gây hiểu lầm và chia rẽ, do một tình trạng phổ biến trong nghiên cứu tiền sơ sử và nguồn gốc tộc người là thiếu dữ liệu – những gì các nhà khoa học đang có hiện nay mới chỉ là những mảnh ghép khác nhau của một “bức tranh” khổng lồ đã chìm vào quá khứ.


Theo dòng hồi ức của các dư dân thời hiện đại và giả thiết của các nhà dân tộc học thì tổ tiên của 54 dân tộc (và có thể nhiều nhóm địa phương trong đó), nay được sắp xếp thuộc 5 ngữ hệ đã có vô vàn hướng dịch chuyển, cộng cư trong quá khứ. Chẳng hạn, nhiều cư dân thuộc các tộc người ở khu vực miền núi phía Bắc hoặc Tây Nguyên vẫn kể về quá trình họ đi từ phương Bắc xuống hoặc từ vùng biển phía Nam đi lên. Các nhà khảo cổ học cũng đã giải thích về sự đa dạng các nhóm người ngay trong kỷ nguyên khởi đầu lịch sử Việt Nam, như TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á cho biết: những cư dân Đông Sơn và Tiền Đông Sơn từ thời khởi đầu dựng nước Việt Nam không tương ứng với một tộc người duy nhất là Kinh hay bất kỳ một tộc người khác trong thời hiện đại ngày nay, bởi trong nhận thức của các nhà khảo cổ học thế giới, “ở thời kỳ Đông Sơn và tiền Đông Sơn, tất cả

 

 

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 27 THÁNG 5
Hoàng Kim
CNM365
Phan Huy Chú thầy bách khoa thư;Truyện Pie Đại đế:Thầy bạn trong đời tôi; Một niềm tin thắp lửa; Học không bao giờ muộn; Ngày 27 tháng 5 năm 1703, Sa hoàng Pie Đại Đế Pyotr I của Nga cho thành lập thành phố Sankt-Peterburg thủ đô phương Bắc cố đô của Đế quốc Nga là thành phố lớn thứ hai ở Nga trên lãnh thổ mới chiếm được từ Thụy Điển. Sankt-Peterburg nằm trên một loạt đảo nhỏ trong châu thổ sông Neva; con sông này thông với Vịnh Phần Lan, tạo vị thế hải cảng cho Sankt-Peterburg. Ngày 27 tháng 5 năm  1964 ngày mất của  Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ (sinh năm 1889).Jawaharlal Nehru là một trong những nhân vật trung tâm của chính trị Ấn Độ trong phần lớn thế kỷ 20, là lãnh đạo tối cao của phong trào độc lập Ấn Độ dưới sự giám hộ của Mahatma Gandhi. Ông đã điều hành Ấn Độ từ khi thành lập quốc gia độc lập vào năm 1947 cho đến khi ông qua đời năm 1964. Nehru là chính trị gia, kiến trúc sư của nhà nước hiện đại Ấn Độ, vừa là nhà văn, là sử gia không chuyên, tộc trưởng của gia tộc Nehru-Gandhi là dòng họ chính trị nổi tiếng nhất ở Ấn Độ. Con gái ông, Indira Gandhi cũng là một thủ tướng Ấn Độ. Ngày 27 tháng 5 năm 1994, bắt đầu vận hành Đường dây 500 kV Bắc – Nam tại Việt Nam, góp phần chấm dứt tình trạng thiếu điện trầm trọng ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 5 Phan Huy Chú thầy bách khoa thư. Truyện Pie Đại đế; .Thầy bạn trong đời tôiMột niềm tin thắp lửa; Học không bao giờ muộn; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-5/

 

 

 

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim

‘Thanh nhàn vô sự là tiên’ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết vậy trong dòng đầu của Sấm Ký. Norman Borlaug lời Thầy dặn thật thấm thía:“Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”;
Thầy bạn trong đời tôi là một điểm nhấn cần đọc lại và suy ngẫm. Hoàng Kim thật tâm đắc khi tự đáy lòng viết lên những lời: “Em đã học nhiều gương sáng danh nhân Hãy biết nhục biết hèn mà rèn chí Thắp đèn lên đi em ngọn đèn dầu bền bỉ Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng. (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget.) Hoàng Kim cám ơn Mai Thành Phụng, Nguyen Duc Thuận và các bạn. THẦy BẠN TRONG ĐỜI TÔI là thông tin và một số hình ảnh chọn lọc lưu lại để dạy và học Tình yêu cuộc sốnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

 

 

 

Congviecnaytraolaichoem

 

 

 

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

 

 

 

HuynhHuong Vo Minh Luan
Congviecnaytraolaichoem
Congviecnaytraolaichoem1
Congviecnaytraolaichoem4
GiadinhNN
IAS 20 11 2015aa
IAS 20 11 2015a
IAS 20 11 2015aaa

 

 

 

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cp nht mi ngày

 

 

 

 

 

HỌC KHÔNG BAO GIỜ MUỘN
Hoàng Kim

Tình yêu, giáo dục, văn hóa, khoa học cây trồng và du lịch Việt là sự nghiệp trồng người, cần tự nguyện lặng lẽ dấn thân dạy và học suốt đời. Mục đích sau cùng của DẠY và HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Cảm ơn cậu Hoàng Gia Cương, chị Phương Thảo, anh Chiêm Lưu Huy với những bài viết hay, xin được chia sẻ cho chuyên mục “Học không bao giờ muộn”
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-khong-bao-gio-muon/

CẬU TÔI
Hoàng Gia Cương

FB HGC 27 5 2020
Nhớ về người CẬU (em ruột mẹ tôi) thân yêu, tôi đưa lên bài tôi đã viết về cậu:

Tôi cũng không còn nhớ được là tôi biết mặt cậu tôi từ lúc nào. Khi mẹ tôi sinh tôi thì cậu còn “lang bạt kỳ hồ” tận đẩu tận đâu không ai biết được. Cách mạng Tháng 8, cậu tôi về tham gia lãnh đạo cướp chính quyền ở địa phương (Quảng Trạch, Quảng Bình) rồi lại đi đây đi đó tận đâu đâu trước khi định cư tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), tôi cũng không biết rõ. Tôi từng đi tản cư ra Nghệ An khi mới lên 5, về quê thì không có cậu, ngay sau hoà bình lập lại thì tôi ra Hà Nội cho tới tận bây giờ. Tôi chỉ đoán chừng là tôi gặp cậu lần đầu lúc tôi đã lên 3, vì khi cách mạng tháng 8 thành công tôi đã tròn 3 tuổi. Tính ra khoảng thời gian mà tôi có dịp gặp và gần cậu cho tới tận năm cậu 93 tuổi, lúc cậu đi vào cõi vĩnh hằng, cộng lại chỉ được độ một tháng là cùng. Vậy mà tôi lại rất thân thiết và yêu quí cậu, yêu quý cậu gần như yêu quý mẹ tôi.

Năm thì mười hoạ có dịp qua Kỳ Anh tôi mới gặp cậu trong chốc lát. Đôi khi cậu cũng có dịp ra Hà Nội nhưng do tôi đi học, đi bộ đội hay đi công tác liên miên nên cũng ít khi gặp. Thế nhưng tôi lại hay gặp cậu qua thư từ. Cậu có nhiều cháu nhưng được cái là tôi rất hợp với cậu ở chỗ thích thơ, biết làm thơ, đặc biệt là thơ Đường luật nên cậu rất quý tôi. Hồi cha tôi ở Quảng Bình và cả khi đã ra Hà Nội, cha tôi thường tham gia hội hè, giao lưu với các cụ nhà nho, suốt ngày ngồi xướng hoạ. Hễ có bài thơ hay của mình hoặc của các bạn thơ, cha tôi lại gửi ngay cho cậu để cậu hoạ. Ở Hà Tĩnh, cậu cũng có một hội xướng hoạ thơ như thế. Vậy là hai bên liên tục thư đi thư lại với hàng loạt bài thơ nóng hổi, từ thơ vịnh cảnh, vịnh tình, cho tới thơ cổ động, tuyên truyền và thơ châm biếm, thơ đả kích giặc Mỹ xâm lược. Nhiều bài thơ của các cụ sau khi xướng hoạ và phẩm bình đã được đăng tải trên nhiều tờ báo như Cứu Quốc, Độc Lập, Thống Nhất… Từ nhỏ cha tôi đã tập cho tôi làm thơ Đường luật và cha tôi đã không ngờ là tôi nhanh chóng trở thành một bạn thơ của các cụ. Tôi cũng cùng tham gia xướng họa với các cụ ngay từ thời còn ngồi ghế trường phổ thông. Vì thế tôi gần như là một “hội viên nhóc con” của cả mấy hội xướng hoạ gồm toàn bậc cao niên ấy. Hồi tôi mới vào bộ đội, đang đóng quân ở sân bay Cát Bi, cha tôi có gửi cho tôi một bài thơ nói về gia đình mình với 7 người con, toàn trai, trong đó có đầy đủ tên con cháu nhưng đều nói lên truyền thống gia đình và hàm ý khích lệ, động viên con cháu:

Tài ba lừng lẫy ngoài ba xứ
Danh tiếng vang truyền khắp bốn phương

Tôi đã có một bài thơ hoạ lại, được cha tôi chuyển cho tất cả các cụ xem. Chừng hơn tháng sau tôi nhận được thư cậu tôi gửi từ Kỳ Anh, trong đó có 2 câu mà tôi nhớ mãi:

Cương cháu làm thơ giỏi thế a
Lời tuy gần gũi, ý cao xa…

Xin bạn đọc lượng thứ cho, viết lại 2 câu thơ này không phải tôi có ý “mèo khen mèo dài đuôi” đâu mà chỉ là để chứng minh rằng cậu tôi rất quý tôi, vậy thôi. Chính vì sự yêu quý này mà có lần cậu tôi đã kể cho tôi nghe về một khúc ngoặt quyết định trong cuộc đời cậu, cũng nhờ một bài thơ! Trước hết, cũng xin được nói rõ một chút về cậu tôi: Cậu tôi là NGUYỄN ĐÌNH NGÔ, một cán bộ lão thành cách mạng, nay đã mất. Cậu là cha của liệt sĩ NGUYỄN HOÀNG LƯU, người đã từng phát minh ra chiếc thước tính Lô ga rít hình tròn, làm nên một cuộc cải tiến kỹ thuật lớn trong Binh chủng Pháo Binh, người được mệnh danh là “nhà khoa học không bằng cấp” từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước.

Chuyện cậu tôi kể là như thế này:

“… Đầu những năm 30 của thế kỷ trước, do vừa biết chữ quốc ngữ lại vừa biết chữ nho nên cậu được chọn làm thơ lại (thư ký) cho Tuần vũ tỉnh Quảng Bình là Tôn Thất Chữ. Thời gian này là lúc thực dân Pháp đang ra sức đàn áp phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Chúng ráo riết truy lùng, bắt bớ, giam cầm và tra tấn dã man những người Cộng sản. Các nhà lao ở Vinh, Hà Tĩnh và ở Huế đều chật ních tù chính trị, vì vậy chúng đã chuyển một số tù nhân về giam ở nhà lao Đồng Hới.

Cậu còn nhớ, khoảng đầu năm 1933, cậu phải theo tuần vũ Tôn Thất Chữ đi thị sát nhà lao Đồng Hới. Khi đến khu biệt giam kín mít, Tôn Thất Chữ dừng lại trước hầm giam của một nữ tù Cộng sản. Đó là chị Võ Thị Ngọ, mới chưa tròn 20 tuổi. Chị Ngọ đã tham gia phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh và bị bắt ngoài Hà Tĩnh rồi được chuyển vào đây. Trong một lần đấu tranh quyết liệt chống hành động dã man vô nhân đạo của bọn cai ngục, chị Võ Thị Ngọ đã dũng cảm dùng thanh củi đánh lại tên cai ngục Phô-cô-ni nên bị chúng tống vào khu hầm kín biệt giam này. Quen thói trăng hoa, thấy chị Ngọ trẻ trung xinh đẹp, Tôn Thất Chữ buông lời bỡn cợt, trêu ghẹo. Chị Ngọ khinh bỉ nhìn tên tuần vũ. Biết không tán tỉnh được, Tôn Thất Chữ nói:

-Con gái trẻ trung xinh đẹp thế mà sao không chịu ở nhà lấy chồng, sinh con cho sung sướng lại nghe theo lời xúi giục của bọn cộng sản, thích đi làm giặc để phải tù phải tội cho khổ thân?
Chị Ngọ không thèm trả lời tên tuần vũ. Trước cái nhìn khinh bỉ và căm hờn của chị Ngọ, viên tuần vũ đành lặng lẽ bỏ đi. Sự việc xẩy ra rất nhanh nhưng nó đã như một tia chớp loé lên trong đầu cậu. Trước đây cậu chưa biết thế nào là người cộng sản, nghĩ là họ cũng chỉ như các đoàn thảo khấu, mọi rợ và ngu đần. Không ngờ một người con gái cộng sản mà có khí phách kiên cường như thế. Viên tuần vũ đi rồi mà cậu còn nấn ná dừng lại để nhìn người tù cho rõ mặt. Bỗng nhiên chị Ngọ chìa ra cho cậu một mảnh giấy, nhờ chuyển tận tay cho viên tuần vũ. Cậu không ngần ngại, nhận lời. Tranh thủ lúc đi một mình cậu đã đọc vội tờ giấy với nét chữ tuy viết bằng bút chì nhưng rất rõ ràng sắc sảo. Đó là một bài thơ! Phải khẳng định ngay rằng đây là một bài thơ Đường luật làm rất chuẩn về niêm luật, và đặc biệt là về ý tứ. Có lẽ vì bài thơ quá hay mà cậu đã thuộc lòng ngay từ khi ấy và cho tới tận ngày nay. Bài thơ của chị Ngọ như sau:

Nước mất nhà tan nợ gánh chung
Có ta, ta phải gánh vai cùng.
Liễu bồ cùng đứng trong trời đất
Vàng đá xin thề với núi sông!
Tay yếu, chân mềm tuy phận gái
Gan bền, chí vững ấy đàn ông.
Chưa đền nợ nước, duyên gì nữa?
Gươm nọ là con, súng ấy chồng!

Về đến dinh tuần vũ, lựa lúc Tôn Thất Chữ vui vẻ cậu trao bài thơ cho ông ta. Viên tuần vũ chăm chú đọc, nét mặt đầy kinh ngạc và tỏ ra rất khâm phục. Từ hôm ấy cậu thấy ông ta có ít nhiều thay đổi trong cách cư xử với tù chính trị. Phải chăng ông ta tự thẹn với lương tâm? Điều đó cậu không chắc lắm. Còn cậu, từ hôm ấy trong đầu óc cậu bài thơ cứ được đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần. Cậu cũng thấy tự thẹn với bản thân mình. Người ta là phận gái mà như thế, đằng này mình sức dài vai rộng lại cũng có ít chữ nghĩa mà cam tâm làm tay sai cho bọn thực dân và lũ tay chân gian ác sao?

Sau vài đêm suy nghĩ, cậu quyết định xin “treo ấn từ quan”. Về nhà, cậu đã xé bỏ sắc phong “cửu phẩm” của chính phủ bù nhìn Nam triều và bắt đầu một cuộc đời “mai danh ẩn tích” đi làm cách mạng. Cho đến nay cậu vẫn chưa có dịp gặp lại người nữ tù cộng sản ấy, chỉ nghe người ta nói là chị Ngọ đã dũng cảm và kiên cường vượt qua tất cả, không chỉ thời gian ấy mà cả nhiều lúc sóng gió sau này”…

Bài thơ của người nữ tù Cộng sản Võ Thị Ngọ đã làm thay đổi cuộc đời cậu tôi, đã đánh dấu một khúc ngoặt vô cùng quan trọng và có tính quyết định trong cuộc đời cậu tôi! Kể từ ngày ấy, cậu tôi đã tìm cách bắt mối với cách mạng và bắt đầu cuộc đời hoạt động bí mật. Để có vỏ bọc, cậu đã học nghề làm thầy địa lý, chuyên đi xem mạch đất cho người ta làm nhà, an táng, cải táng… Bước chân của cậu đã đi khắp các vùng nông thôn, miền núi Quảng Bình, Hà Tĩnh. Khi cách mạng tháng tám bùng nổ, cậu là một trong những người lãnh đạo cướp chính quyền ở huyện.

8/2003
HGC

Ảnh: Con sông quê tôi. — cùng với
Trương Minh Dục, Nicolas Hoàng, Hoàng Hữu Đức16 người khác.

NẾU SAU NÀY CÓ THÀNH MẸ CHỒNG
Phương Thảo FB 27 5 2020

1. Chị đừng nói xấu con dâu trước mặt con trai, bởi vì chị làm như vậy chỉ khiến chúng nó cãi nhau. Cãi nhau mãi cuối cùng không chịu đựng được thì li hôn. Đến lúc đó chị vừa có lỗi với con trai, vừa có lỗi với cháu nội, chị có nhẫn tâm không?

2.Việc chăm con(cháu nội mình) cứ để con dâu lo, là mẹ ai cũng lo cho con chị đừng bắt con dâu làm theo ý mình, chị có tâm thì chỉ hỗ trợ, san sẻ, còn đừng xen quá sâu vào việc chăm con của con dâu (ví dụ như phải uống cái này cái kia) tuyệt đối không nên.

3. Khi con dâu ở cữ , phải chăm con, chị có thể không giúp vì chị cho rằng đó không phải nghĩa vụ của chị, nhưng chị phải nhớ, đến khi chị bệnh tật, chị cũng đừng bảo con dâu phải chăm chị, nó không có nghĩa vụ đó đâu. Vậy nên chị ạ, hãy đối xử tốt với con dâu vì khi chị trăm tuổi người chăm sóc chị là con dâu chứ ai?

4. Chị đừng thấy bực dọc khi con trai giúp con dâu làm việc nhà, vì gia đình là tổ ấm của hai người, vợ chồng đều phải có trách nhiệm gánh vác trọng trách này.

5. Chị đừng bao giờ suốt ngày ca tụng con dâu nhà người khác giỏi giang,nào là thức khuya dậy sớm,chăm chỉ,thế này thế kia, ở trong chăn mới biết chăn có rận, chị làm sao biết được chuyện nhà người ta thế nào. Và quan trọng hơn, muốn có một người con dâu tốt cần phải trở thành người mẹ chồng tốt trước đã.

6. Chị đừng cho rằng chị sinh và nuôi lớn con trai chị thì con dâu nợ chị một đời. Chị ạ, chị muốn con dâu hiếu thuận, quan tâm yêu quý chị thì chị cũng phải đối xử tốt với con dâu. Chị phải dùng hành động để cảm hóa trái tim người khác chứ không thể yêu cầu và bắt buộc người khác phải đối tốt mới mình khi mà chị đối xử với người ta không ra gì.

7. Khi con dâu về nhà mẹ đẻ, mua quà biếu bố mẹ, chị đừng tức tối hay nóng giận bởi vì hai người đó dành cả đời để nuôi con dâu chị nên người, nhưng đến khi trưởng thành nó lại phải đi làm con gái người khác, chứ có được chăm sóc bố mẹ đẻ của nó đâu. Chị nên cảm ơn họ đã sinh ra và nuôi lớn con dâu chị .

8. Chị và con dâu cãi vã không nên đi ra nói xấu con dâu, không được chê bai này nọ, vì con trai mình quyết định cưới rồi thì ắt hẳn con dâu cũng có điểm tốt, nếu không người ta sẽ cười chị trước.

9. Hãy yêu quý con dâu như con gái thì nó cũng đối xử với chị như bố mẹ đẻ chị ạ.

Phụ nữ sau khi kết hôn chỉ có duy nhất 1 điểm tựa là người chồng, vì ở nhà ngoại họ chỉ là KHÁCH, ở nhà nội chỉ là người NGOÀI. Nếu người chồng không yêu thương vợ, không quan tâm và cảm thông với vợ thì phụ nữ trở thành ĐỨA TRẺ MỒ CÔI không nơi nương tựa. Thế nhưng người chồng – điểm tựa duy nhất của người phụ nữ chỉ thường xuyên nói với vợ “Em đối xử với MẸ anh tốt vào, bởi vì đó là người đã sinh ra anh, đã nuôi anh khôn lớn”. Nhưng không có người đàn ông nào nói với mẹ mình rằng, “MẸ, mẹ hãy đối xử tốt với vợ con đi ạ, vợ con phải rời khỏi vòng tay của bố mẹ, một mình đến nhà mình làm dâu không dễ dàng gì! Vậy nên gia đình chúng ta hãy đối xử thật tốt với cô ấy để cô ấy coi đây là nhà của mình ❤

NGƯỜI LÀM THƠ HAY NHÂN CÁCH THƠ
(Ảnh internet, bài
Chiêm Lưu Huy FB 27 5 2020)
*
Tôi có may mắn biết tên tuổi ba nhà thơ “Dân gian đương đại”. Người còn, người mất, người quá già yếu. Người trẻ nhất thì lại chết “ở tuổi còn son”. Xin được kể tên ngẫu nhiên… Lê Kim Giao, Đồng Đức Bốn, Nguyễn Hữu Mão và Nguyễn Bảo Sinh.

1 – Nguyễn Bảo Sinh được cha là Nguyễn Hữu Mão gắn cho chết danh “Sinh chó” giữa lòng Hà nội. Quả thật, sau bao năm tháng lăn lộn mưu sinh… về sau chính chó, mèo, hậu cần cho xới đá gà… là nghề giúp ông sống thanh thản với thơ dân gian.

2 – Đồng Đức Bốn tài thơ lục bát không thua mấy Nguyễn Bính, Bùi Giáng… Một thời “lạc đường” sang thơ tự do, may mà Nguyễn Huy Thiệp “ngộ” cho mà có được góc chiếu giữa đình văn chương, nghệ thuật. Lục bát của anh mới mẻ thần kỳ:
“Chiều nay hồ tây có giông.
Tôi ngồi trên sóng mà không thấy chìm”.
Hay:
“Tẽn tò con sáo sang sông,
Tưởng sang bên ấy mà không có gì.
Tẽn tò con sáo bay đi,
Tưởng sang bên ấy có gì lại không”.
Lại nữa:
“Đang trưa ăn mày vào chùa,
Sư ra cho một lá bùa rồi đi.
Ăn mày chẳng biết làm gì,
Nhét bùa vào túi lại đi ăn mày”.

3 – Lê Kim Giao “con ông cháu cha”, con nhà nòi… nhưng từ bỏ tất cả, về nông thôn làm ông giáo làng. Ông dậy lũ trẻ quê mùa, thò lò mũi:
“Đây là chữ o,
Đây là chữ a,
Đây là tay trái,
Đây là tay phải,
Còn mẹ thì không được bao giờ quên!”
Ông có những bài thơ về vật nuôi, tự trào như heo, gà trống… rất có giá… “Sống hiên ngang không sợ ó diều / Ăn chỉ mời gọi bạn / Ò… ó… o…! / Ngươi làm thơ”.

Người ta viết về “Tứ đại gia” không nhiều. Nay tôi xin đề thơ CHÂN DUNG họ theo phong cách của họ để tặng họ, gọi là có chút lòng thành! Không quên liên kết 5 khung hình mà người thơ:” vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”… ưa thích!?
CHÂN DUNG TỨ TỬ THƠ
*
Đây là Lê Kim Giao.
Đây là Đồng Đức Bốn.
Đây là Nguyễn Hữu Mão.
Đây là Nguyễn Bảo Sinh,
Mê mẩn thập tự chinh,
Trên trường văn, trận bút.

Về tới đích cũng chết.
Không về cũng lìa đời.
Sao không bỏ cuộc chơi,
Về với người yêu dấu …

Về với người yêu dấu,
Không phải đấu trường văn.
Không phải đòn trận bút.
Không phải đi đò đầy…

Ây à ê im ao.
Ây à ồng ức ốn.
Ây à uyễn ữu ão.
Ây à uyễn ảo inh.
Chiếm góc chiếu giữa đình,
Khóc cười người yêu dấu…
Tẽn tò sáo sang sông…
Kêu buồn đêm tối khổ…
Cho cái chưa của mình…

( 07.7.2011 – 27.5.2016)

Nghiên cứu đa dạng di truyền hệ gene người Việt Nam: Những viên gạch đầu tiên

Báo Tia Sáng 27/05/2020 07:25Thu Quỳnh

Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam có mối liên hệ với nhau như thế nào? Dù được các nhà dân tộc học và lịch sử bàn thảo suốt một thời gian dài nhưng vấn đề này vẫn chưa ngã ngũ. Và những nghiên cứu đầu tiên về đa dạng di truyền hệ gene ở người Việt Nam của Viện Nghiên cứu hệ gene (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) có thể hé mở một phần câu trả lời.

Ở thời kỳ Đông Sơn và tiền Đông Sơn, tất cả khối Lạc Việt, Tây Âu, hay Tày Thái cổ… đều là ‘Yue’ (Bách Việt). Nghiên cứu hệ gene ty thể của nhóm GS Nông Văn Hải cũng đã cho thấy điều này. Trong ảnh: Trống đồng Ngọc Lũ và hoa văn trên trống đồng. Nguồn: Bảo tàng lịch sử Việt Nam. 

Ký ức tộc người và “ký ức” hệ gene người

Cuộc thảo luận về nguồn gốc người Việt dường như chưa bao giờ dứt trên nhiều diễn đàn và luôn sẵn sàng được hâm nóng lên khi được xới lại. Thực ra đây không phải là chuyện “trà dư tửu hậu”, mà trong giới học thuật, tính đa dạng tộc người và nguồn gốc tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á lục địa đã được các nhà dân tộc học và tiền sử học đào bới cả trăm năm qua, như GS Peter Bellwood1 (ĐH Quốc gia Úc), nhà nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á từng cùng các nhà nghiên cứu Việt Nam công bố các nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn nhận định. Vấn đề này không dễ dàng ngã ngũ để đi đến kết luận, rất dễ gây hiểu lầm và chia rẽ, do một tình trạng phổ biến trong nghiên cứu tiền sơ sử và nguồn gốc tộc người là thiếu dữ liệu – những gì các nhà khoa học đang có hiện nay mới chỉ là những mảnh ghép khác nhau của một “bức tranh” khổng lồ đã chìm vào quá khứ.


Theo dòng hồi ức của các dư dân thời hiện đại và giả thiết của các nhà dân tộc học thì tổ tiên của 54 dân tộc (và có thể nhiều nhóm địa phương trong đó), nay được sắp xếp thuộc 5 ngữ hệ đã có vô vàn hướng dịch chuyển, cộng cư trong quá khứ. Chẳng hạn, nhiều cư dân thuộc các tộc người ở khu vực miền núi phía Bắc hoặc Tây Nguyên vẫn kể về quá trình họ đi từ phương Bắc xuống hoặc từ vùng biển phía Nam đi lên. Các nhà khảo cổ học cũng đã giải thích về sự đa dạng các nhóm người ngay trong kỷ nguyên khởi đầu lịch sử Việt Nam, như TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á cho biết: những cư dân Đông Sơn và Tiền Đông Sơn từ thời khởi đầu dựng nước Việt Nam không tương ứng với một tộc người duy nhất là Kinh hay bất kỳ một tộc người khác trong thời hiện đại ngày nay, bởi trong nhận thức của các nhà khảo cổ học thế giới, “ở thời kỳ Đông Sơn và tiền Đông Sơn, tất cả khối Lạc Việt, Tây Âu (hay Tày-Thái cổ)… đều là ‘Yue’ (Bách Việt)”. Nhưng từ trước tới nay, các nhà dân tộc học và khảo cổ đang giữ những cứ liệu và các giả thiết đó mà chưa mang ra để đặt câu hỏi cho các nhà nghiên cứu hệ gene. Hầu như không ai hay biết gì về việc những quá trình giao lưu tiếp biến ấy đã được “ghi nhớ” như thế nào trên hệ gene của mỗi cá nhân ở các tộc người.


Trong khi đó, phân tích hệ gene người cổ sẽ chứng minh được điều đó, đem lại một trong những câu trả lời gần nhất cho những gì đã xảy ra trong quá khứ. Các kỹ thuật hiện đại giúp giải trình tự hệ gene từ di cốt người cổ có thể giúp bóc tách dần thông tin về nguồn gốc, lịch sử di truyền cũng như thấy được sự đa dạng, cộng cư của di cốt khai quật được theo mỗi mốc thời gian họ sinh sống. Tuy vậy, trước nay giới khảo cổ học và nghiên cứu hệ gene trong nước chưa có nhiều cơ hội trao đổi và thực hiện các nghiên cứu chung. Mãi tới gần đây, các  nhóm nghiên cứu quốc tế,  gồm các nhà di truyền ở ĐH Harvard, Hoa Kỳ, Bảo tàng thiên nhiên Copenhagen, Đan Mạch và ĐH Cambridge, Anh… đã cùng với các nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) hợp tác phân tích được di cốt người cổ ở Đông Nam Á, trong đó có người Mán Bạc2 và người Hoà Bình3 và xu hướng di cư sớm từ thời cổ đại. Những nghiên cứu này đã đưa một số dữ liệu gene người cổ tại Việt Nam vào cơ sở dữ liệu gene của thế giới – đây là căn cứ để các nhóm nghiên cứu khác lấy làm cơ sở so sánh đối chiếu sau này.


Bên cạnh đó, phân tích hệ gene ở người hiện tại có thể giúp khẳng định tính đa dạng di truyền của các tộc người hiện nay, ví dụ có thể cho biết những đặc điểm chung giữa người Kinh, Tày, Thái… so với các tộc người cụ thể khác trong cùng một nhóm tộc người (phân loại theo ngữ hệ) của mình hoặc các dân tộc thuộc ngữ hệ khác. Nhưng chính vì thiếu chia sẻ thông tin và chưa có nghiên cứu nào chung giữa các nhà khoa học xã hội với nhà nghiên cứu hệ gene người Việt Nam nên dường như câu hỏi liệu rằng hệ gene có thể lưu lại dấu vết nào cho những lần các tộc người gặp gỡ, giao thoa trong lịch sử dường như vẫn đang còn bỏ lửng.

Cỡ mẫu đủ lớn và đa dạng

Trong bối cảnh vẫn còn nhiều tranh luận ngổn ngang đó, GS Nông Văn Hải, nguyên Viện trưởng sáng lập Viện Nghiên cứu hệ gene, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, một nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm về hệ gene người Việt Nam đã đi tìm câu trả lời trong quá trình thực hiện Đề tài độc lập cấp Nhà nước (2015-2019), do Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ – “Giải trình tự và xây dựng hoàn chỉnh hệ gene người Việt Nam đầu tiên làm ‘trình tự tham chiếu’ và bước đầu phân tích nhân chủng học tiến hóa người Việt Nam”4.

Giữa các dân tộc có lịch sử di truyền, nguồn gốc chung nào đó và có sự giao thoa về mặt di truyền chứ không có một dân tộc ‘thuần chủng’

Trước khi đi sâu vào chẻ từng phát hiện của đề tài, ông giải thích về một số nguyên tắc khi nghiên cứu hệ gene để trả lời cho các câu hỏi về nhân chủng học tiến hóa ở trên. Tức là, để tìm ra tính đa dạng hệ gene, khu vực phân bố địa lý của các kiểu gene và ước lượng thời điểm chúng bắt đầu xuất hiện trong quá khứ, phải phân tích trình tự hệ gene ty thể (di truyền theo dòng mẹ), vùng đặc hiệu giới tính nam của nhiễm sắc thể Y (di truyền theo dòng bố) hoặc toàn bộ hệ gene (lai giữa dòng bố và dòng mẹ). Đây là cách làm đã thành chuẩn mực phổ biến của các nhóm trên thế giới – họ có thể sử dụng lần lượt hoặc kết hợp đồng thời cả ba trình tự hệ gene trên trong các nghiên cứu về nhân chủng học tiến hóa và lịch sử di truyền ở người hiện đại hoặc kết hợp, đối chiếu với các mẫu khảo cổ học.


Làm sao để biết đâu là đặc trưng của mỗi nhóm hoặc từng tộc người? Cũng theo thông lệ, sẽ cần phân tích trình tự và so sánh với hệ gene tham chiếu trên cơ sở dữ liệu gene quốc tế để từ đó xác định các kiểu gene đơn bội đặc trưng của người Việt Nam (haplotypes – một nhóm cụ thể của gene mà con cháu thừa hưởng từ cha mẹ. Haplotype có thể đặc trưng cho một nhóm, hay một quần thể và thậm chí là một loài).


Để thực hiện đề tài, GS Nông Văn Hải đã hợp tác với giáo sư người Mỹ Mark Stoneking, Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hóa, CHLB Đức, người dày dạn kinh nghiệm hợp tác phân tích hệ gene của nhiều tộc người, từ Thái Lan, Philipines đến các dân tộc ở châu Phi. Nhóm nghiên cứu khảo sát lấy mẫu gene các tộc người trên quy mô lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam – hơn 600 người thuộc 22 dân tộc ở năm ngữ hệ chính ở Việt Nam và Đông Nam Á lục địa (gồm các ngữ hệ: Nam Á, Thái – Kadai, Hmông-Miền, Nam Đảo và Hán-Tạng), đồng thời phân tích cùng với dữ liệu hệ gene của nhóm cư dân hiện đại lân cận và các tập dữ liệu gene của người ở Đông Nam Á cổ đại đã được công bố trước đây trong cơ sở dữ liệu hệ gene quốc tế.


Nhưng trong trình tự hệ gene với hơn 3 tỉ “ký tự”  của mỗi người, làm sao để xác định được sự giống và khác nhau giữa các tộc người theo cách hợp lý nhất? Nhóm phân tích dữ liệu đa hình nucleotide đơn  – SNP (single nucleotide polymorphisms), trong đó tập trung đi sâu phân tích hệ gene sử dụng công nghệ mới gene CHIP (gồm khoảng 600.000 điểm thể hiện sự khác biệt về mặt di truyền giữa các cá thể). Đây cũng là những công nghệ  mà các nhóm nghiên cứu đa dạng di truyền các tộc người trên thế giới đang sử dụng chủ yếu, bởi vì 99,9% trình tự hệ gene là hoàn toàn giống nhau giữa các cá thể, tộc người trong toàn bộ loài người, GS Nông Văn Hải cho biết.


Kết quả phân tích, được xuất bản trên tạp chí Molecular Biology and Evolution5 (Q1, IF~15, thứ 2 về sinh học  tiến hóa) cho thấy “tính đa dạng tộc người phân theo ngữ hệ đã phản ánh các nguồn gốc khác nhau về đa dạng di truyền ở Việt Nam”, nghĩa là trong 22 dân tộc được khảo sát, “dân tộc này cũng có chung các đặc điểm về gene của dân tộc khác trong cùng ngữ hệ hoặc khác ngữ hệ”, GS Nông Văn Hải giải thích. Chẳng hạn, nhìn các bảng số liệu phân tích mức độ lai hỗn hợp (Admixture) có thể thấy rõ: các dải màu sắc khác nhau quy ước cho các tộc người hay ngữ hệ khác nhau  cho thấy tình trạng “lai” giữa các dân tộc là phổ biến và hiển nhiên – “giữa các dân tộc có lịch sử di truyền, nguồn gốc chung nào đó và có sự giao thoa về mặt di truyền chứ không có một dân tộc ‘thuần chủng’”.

Bảng 1: Các dải màu sắc quy ước cho các tộc người trong biểu đồ này (màu giống nhau, chạy liên tục) cho thấy tình trạng “lai” giữa các dân tộc là hiển nhiên. Ảnh: Nhóm nghiên cứu cung cấp. 

Tạm lấy một số ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cho các phát hiện trên là: các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á có nhiều đặc điểm gần về gene so với các ngữ hệ Thái – Kadai, và cũng có những điểm chung với ngữ hệ Hmong – Miền. Đơn cử về người Kinh – tộc người phổ biến ở Việt Nam và thuộc ngữ hệ Nam Á – không chỉ có nhiều đặc điểm giống với các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái – Kadai (như Tày, Thái, Nùng…) mà cũng có cả điểm giống với dân tộc xa xôi và tương đối biệt lập khác ở miền núi phía Bắc như Lô Lô, Si La, Phù Lá (thuộc ngữ hệ Hán – Tạng) hay với các cư dân ở Nam Trung Quốc, đảo Đài Loan ngày nay và nhiều dân tộc khác nữa. Trong phần “thảo luận”, nhóm tác giả khẳng định nghiên cứu này, với dữ liệu nhiều hơn và chính xác hơn, đã đưa ra phát hiện ngược lại so với công bố về hệ gene người Kinh vào năm 2019.


Mặt khác, nghiên cứu cũng phát hiện ra, có những tộc người tuy gần gũi hơn với tộc người khác về mặt ngôn ngữ (cùng ngữ hệ), nhưng lại xa nhau hơn về mặt di truyền. Có thể trong lịch sử tổ tiên của họ là những nhóm lai, nhưng sau này do ảnh hưởng văn hóa, điều kiện sống, chiến tranh… các thế hệ sau đã chuyển sang dùng ngôn ngữ của nhóm khác, hoặc là đã có sự giao lưu tiếp xúc giữa các tộc người thuộc các ngữ hệ khác nhau.


Công bố này được đánh giá là đầy đủ nhất cho đến nay, sử dụng các phương pháp hiện đại trong phân tích dữ liệu hệ gene, nhằm làm rõ sự đa dạng về mặt di truyền của người Việt Nam, theo đánh giá trên trang của Hiệp hội Tiến bộ Khoa học Hoa Kỳ. Điều này thực sự có ý nghĩa bởi vì trước đây, sự đa dạng di truyền của Việt Nam vẫn là một địa hạt chưa được khai phá, đặc biệt là với dữ liệu hệ gene trên quy mô lớn, bởi vì đa phần các nghiên cứu về hệ gene trước đây đều tập trung vào nhóm người Kinh. Do đó, trong trong thông cáo báo chí của Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hóa, GS Mark Stoneking, đồng tác giả liên hệ của nghiên cứu cũng đã lưu ý rằng: “Nhìn chung, chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lấy mẫu của các nhóm dân tộc khác nhau nhằm xây dựng hoàn chỉnh dữ liệu hệ gene, từ đó cung cấp những hiểu biết mới về sự đa dạng di truyền và lịch sử của một khu vực đa sắc tộc, mà Việt Nam là ví dụ điển hình”.

“Những nghiên cứu này đã góp phần thêm một cái nhìn khách quan chân thực về tính đa dạng của người Việt Nam, bác bỏ những nhận định thiếu căn cứ khoa học, chủ quan về sự khác biệt của tộc người cụ thể đối với các tộc người khác trong một cộng đồng cùng tồn tại qua suốt chiều dài lịch sử”.

Giờ đây, các yếu tố đa dạng ngôn ngữ và đa dạng về ngoại hình (hình thái) của các cá thể thuộc các sắc tộc người Việt Nam mà “ai cũng có thể tự nhìn thấy” đã được khẳng định là có sự đa dạng về nguồn gốc di truyền. Điều này đã góp phần thêm một cái nhìn khách quan chân thực về tính đa dạng của người Việt Nam, bác bỏ những nhận định thiếu căn cứ khoa học, chủ quan về  sự khác biệt của tộc người cụ thể đối với các tộc người khác trong một cộng đồng cùng tồn tại qua suốt chiều dài lịch sử.

Truy ngược đồng hồ tiến hóa

Dữ liệu hệ gene không chỉ cho thấy chuyện của ngày hôm nay, mà các kỹ thuật phân tích có thể giúp “truy” dấu vết di truyền từ hàng ngàn đến hàng chục nghìn năm quá khứ. Trong đó, thông thường, các nhà khoa học trên thế giới sẽ phân tích gene đồng hồ tiến hóa và so sánh với các hệ gene tham chiếu của cư dân hiện đại thuộc các tộc người khác và của các mẫu người cổ trong cơ sở dữ liệu gene quốc tế để tìm ra các điểm bắt đầu phát sinh, rẽ nhánh. Từ đó xác định mốc thời gian giao thoa trong lịch sử của từng tộc người.

Vì thế, trước đó, vào năm 2018, cũng từ nguồn gene dùng trong nghiên cứu của Đề tài này, GS Nông Văn Hải và các đồng nghiệp đã phân tích các biến đổi trong trình tự hệ gene ty thể của người Việt Nam nhằm tìm ra dấu ấn của các lần xuất hiện và tập trung dân cư trong thời cổ đại và công bố trên tạp chí Scientific Reports, thuộc Tập đoàn xuất bản Nature6. Để phân tích tìm ra các điểm phát sinh, nhóm của ông đã giải trình tự hệ gene ty thể người Việt Nam ở trên và đối chiếu cùng với 2133 trình tự khác từ các dân tộc khác đang sinh sống ở lục địa Đông Nam Á (bao gồm: Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Tây Malaysia, Nam Trung Quốc) và Đài Loan, từ đó phát hiện được 111 dòng nhánh mới của DNA ty thể của người Việt Nam. Theo ước tính Bayesian về thời gian kết tụ (coalescence time) với 95% mật độ hậu nghiệm cao nhất (Highest Posterior Density, HPD), nhóm đã xác định được biểu hiện gene ghi dấu sự xuất hiện của người hiện đại trong hệ gene ty thể người Việt Nam vào khoảng 50 nghìn năm trước. Kết quả này đã khẳng định các giả thiết khảo cổ học về mốc xuất hiện của con người trên lục địa Đông Nam Á vào khoảng thời gian này.

GS Nông Văn Hải (trái) và GS Mark Stoneking trong Hội thảo quốc tế do Viện Nghiên cứu hệ gene tổ chức năm 2017. Ảnh: NVCC.


Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã phát hiện được đỉnh cao tập trung sự đa dạng DNA ty thể vào khoảng thời gian trùng với nền Văn hóa Đông Sơn, “có một sự tập trung gene cổ vào vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 2.500-3.000 năm về trước”. Như vậy, không phải chỉ tổ tiên của người Kinh tập trung ở đồng bằng sông Hồng mà tổ tiên của các tộc người thuộc 5 nhóm ngữ hệ ngày nay đều có dấu vết tập trung dân cư đông đúc ở đây vào thời Đông Sơn. Nghĩa là nền văn hóa Đông Sơn là chung của các dân tộc này trong quá khứ. Đây là bằng chứng khoa học mới, đầu tiên trên thế giới về di truyền phân tử người cho thấy sự đa dạng di truyền liên quan đến khoảng thời gian ra đời của văn hóa Đông Sơn. Và điều này có thể đem lại một phần lời giải cho khẳng định của các nhà nghiên cứu khảo cổ học tiền sơ sử như TS Nguyễn Việt về các cư dân thời Đông Sơn và tiền Đông Sơn là một khối Bách Việt.

Nhưng trên hết, GS Nông Văn Hải nhắc đi nhắc lại rằng những gì mà ông và các đồng nghiệp trong nước và quốc tế làm mới chỉ là các nghiên cứu bước đầu. Các câu trả lời cho các giả thiết về đa dạng di truyền, nguồn gốc các tộc người hay các vấn đề cụ thể về bệnh học tộc người sẽ ngày càng đầy đủ lên khi các nhà nghiên cứu bổ sung thêm các mẫu ở các tộc người khác nhau, với cỡ mẫu lớn hơn. Đây là lý do mà nhiều nước trên thế giới đã xây dựng những bộ dữ liệu hệ gene người rất đồ sộ, thậm chí đã xuất hiện các “câu lạc bộ” các nước mà chính phủ đã đầu tư nghiên cứu giải trình tự hàng trăm ngàn đến cả triệu hệ gene người.

Nguồn: Báo Tin Sáng 27 5 2020
https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Nghien-cuu-da-dang-di-truyen-he-gene-nguoi-Viet-Nam-Nhung-vien-gach-dau-tien/

Tài liệu tham khảo

1 The search for ancient DNA heads east, Science, 2018: Vol. 361, Issue 6397, pp. 31-32. DOI: 10.1126/science.aat8662

2 Mark Lipson et al, Ancient genomes document multiple waves of migration in Southeast Asian prehistory, Science  06 Jul 2018: Vol. 361, Issue 6397, pp. 92-95 DOI: 10.1126/science.aat3188 link online: https://science.sciencemag.org/content/361/6397/92

3 Hugh McColl et al, The prehistoric peopling of Southeast Asia. Science  06 Jul 2018: Vol. 361, Issue 6397, pp. 88-92 DOI: 10.1126/science.aat3628 link online: https://science.sciencemag.org/content/361/6397/88.full

4 Đề tài mã số ĐTĐL.CN-05/15, do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.

5 Dang Liu, Nguyen Thuy Duong, Nguyen Dang Ton, Nguyen Van Phong, Brigitte Pakendorf, Nong Van Hai, Mark Stoneking, Extensive ethnolinguistic diversity in Vietnam reflects multiple sources of genetic diversity, Molecular Biology and Evolution, msaa099, https://doi.org/10.1093/molbev/msaa099  (Nong Van Hai, Mark Stoneking là tác giả liên hệ)

6 Duong, N.T., Macholdt, E., Ton, N.D. et al. Complete human mtDNA genome sequences from Vietnam and the phylogeography of Mainland Southeast Asia. Sci Rep 8, 11651 (2018). https://doi.org/10.1038/s41598-018-29989-0 (Nong Van Hai, Mark Stoneking là tác giả liên hệ).


 

 

 

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

 
Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

 

Số lần xem trang : 19553
Nhập ngày : 27-05-2020
Điều chỉnh lần cuối : 27-05-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 10(09-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 10(08-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 10(07-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 10(06-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 10(06-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 10(04-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 10(03-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 10(02-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 10(01-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 9(30-09-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007