Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 3226
Toàn hệ thống 7280
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 7 THÁNG 6
Hoàng Kim

CNM365
Trường tôi nôi yêu thương, Học lắng nghe cuộc sống; Chọn giống sắn Việt Nam; Sắn Việt và Sắn Thái; Phan Thiết có nhà tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Tứ Cô Nương bay qua giấc mơ; Tháng Năm ngày Tết Đoan Dương (năm 2020 nhuận hai tháng tư nên Tết Đoan Dương lùi về ngày 25 tháng 6), Ngày 7 tháng 6 năm 1654, Louis XIV cử hành nghi lễ đăng quang quốc vương của Pháp. Vua Louis XIV là người năm 1682, xây dựng Điện Versailles, di sản thế giới tại Pháp, là cung điện hoàng gia vĩ đại nhất thế giới. Ngày 7 tháng 6 năm 1891 là  ngày mất  Đỗ Huy Liêu, danh sĩ và quan nhà Nguyễn Việt Nam (sinh năm 1845). Bài chọn lọc ngày 7 tháng 6: Trường tôi nôi yêu thương; Chọn giống sắn Việt Nam; Sắn Việt và Sắn Thái; Tháng Năm ngày Tết Đoan Dương; Phan Thiết có nhà tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Tứ Cô Nương bay qua giấc mơ; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-6/

Chúc mừng tân tiến sĩ Trịnh Việt Nga (Nga Trịnh). Chúc mừng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Nông học, Viện Nghiên cứu CNSH & Môi trường; Chúc mừng phòng Công nghệ Tế bào Thực vật, Viện Sinh Học Nhiệt Đới vừa nâng cấp thêm một tiến sĩ. Chúc mừng gia đình Thuy Nguyen Nga Trinh ngày hạnh phúc tuyệt vời. Chúc mừng đại gia đình thầy Vu Trinh với quý thầy cô bạn hữu TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG trong sự nghiệp đào tạo đội ngũ nhân lực khoa học
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truong-toi-noi-yeu-thuong/ — với Mai Thành Phụng14 người khác.

HỌC LẮNG NGHE CUỘC SỐNG
Hoàng Kim

Hiểu là một cách cảm ơn chân thành nhất. Lắng nghe cuộc sống để thấu hiểu. Đọc bài viết của nhà văn
Phan ChiBi kịch mang tính Vũ Mão” và bài văn của tác giả.’Bên thắng cuộc’ Truong Huy SanVũ Mão – người đứng sau nhiều đổi mới của Quốc hội” Tôi xin phép hai anh Phan ChiTruong Huy San được chép chung hình tượng này về cùng một chỗ với một nhân cách khác cùng thời, đó là nhà văn Nguyên Ngọc, một người thật tâm đắc với sự học “lắng nghe cuộc sống”. Hoàng Kim đã trích dẫn bài viết “Nguyên Ngọc về Tây Nguyên” để mọi người cùng đọc để thấu hiểu. .

Anh
Phan Chi viết ‘Bi kịch mang tính Vũ Mão” nguyên văn như sau:

BI KỊCH MANG TÊN VŨ MÃO
Phan Chí Thắng

Những ngày qua, sau tang lễ ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – đã có những bài viết trái chiều đánh giá ông ta.

Thông thường, người Việt chúng ta ít nhắc đến khuyết điểm của người quá cố, nhất là người vừa nằm xuống. Trường hợp ông Vũ Mão thì lại làm rộ lên cuộc tranh luận trên mạng xã hội. Nguyên nhân lại chính là bài điếu do ông Vũ Mão đọc tại tang lễ tướng Trần Độ mà ông Vũ Mão đọc với tư cách trưởng ban lễ tang, có đoạn vạch ra “các khuyết điểm” của ông Trần Độ. Kịch tính đến mức, đại diện tang quyến không chấp nhận lời điếu đó.

Nhiều người mà tôi rất kính trọng về tính khách quan của họ đã lên tiếng thanh minh cho ông Vũ Mão, rằng ông đã bị buộc phải làm cái việc không đúng lương tâm và tình cảm của mình.

Nhiều người có quan hệ thân tình với ông Vũ Mão nhấn mạnh và chứng minh ông là người tốt, có nhiều cống hiến.

Chính gia đình tướng Trần Độ cũng không trách oán gì ông Vũ Mão, cho thấy sự khoan dung của những nhân cách lớn. Để khoan dung, đã có sự THẤU HIỂU. Hiểu ông Vũ Mão cũng chỉ là nạn nhân của tấn kịch chính trị mà ông đã tự nguyện tìm cho mình một vai tương đương bộ trưởng, một vai tự ông mong muốn nên không thể từ chối khi kịch bản không theo ý ông.

Bị kịch mang tên Vũ Mão là ở chỗ đó.

Là người tốt, có năng lực, thi đi nghiên cứu sinh trượt, ông về Quảng Ninh làm chuyên môn (kỹ sư thủy lợi) và làm công tác đoàn. Rồi công tác đoàn đưa ông lên những bậc thang quyền lực theo đúng con đường mà nhiều “lãnh tụ” thanh niên bay cao ở Liên Xô, Trung Quốc và ở Việt Nam.

Ngoan, dễ bảo, nhiệt tình, có khả năng minh họa tài tình các chủ trương lớn của Đảng. Các cán bộ phong trào được quan tâm bồi dưỡng, đưa về Trung ương Đoàn. Trưởng ban ở đây tương đương vụ trưởng. Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn sang ngang làm… bộ trưởng!

Bi kịch của ông Vũ Mão là do con đường ông tự chọn. Một số người chê ông không đủ bản lĩnh từ chối đọc bài điếu văn tự ông cho là sai trái.

Một người quen ăn theo nói leo, quen làm theo ý kiến cấp cao hơn thì làm sao từ chối lệnh trên? Anh đã đóng vai kịch của cuộc đời anh thì phải đóng cho trót.

Nói về bi kịch mang tên Vũ Mão, một người tốt đành lòng làm việc không tốt, là tôi muốn nói đến cái bi kịch chung của chúng ta, không riêng gì của ông ấy

Nhà văn
Truong Huy San, tác giả.’Bên thắng cuộc’ nổi tiếng, ông đã có viết bài “Vũ Mão – người đứng sau nhiều đổi mới của Quốc hội

VŨ MÃO – NGƯỜI ĐỨNG SAU NHIỀU ĐỔI MỚI CỦA QUỐC HỘI
Trương Huy San

Nhớ những lần gặp khi ông đang phải đối diện với rất nhiều chỉ trích sau lễ tang tướng Trần Độ. Đăm chiêu nhưng điềm tĩnh. Do lúc ấy chưa bàn giao xong chức Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông buộc phải thi hành cái phận sự “thay thế những người giấu mặt”. Đấy là một tai nạn chính trị, ông nhận lấy phần trách nhiệm của mình, “nhân vô thập toàn”.

Làm chính trị trong một thể chế đầy sự xét nét nhưng, ông Vũ Mão như tôi biết là một người không giữ và không diễn. Ông sống hết mình kể cả cho những đam mê văn nghệ rất có hại cho con đường công danh. Có lẽ thế mà gương mặt ông cho tới tận cuối đời luôn luôn thanh thản.

Vai trò của ông Vũ Mão chủ yếu ở hậu trường, công lao của ông, “trên” cũng ít ghi nhận mà công chúng cũng không biết mấy.

Trong khóa VIII, ông đã là Ủy viên Hội đồng Nhà nước (HĐNN), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (QH) và HĐNN. Văn phòng, nơi ông lãnh đạo, là cơ quan chịu trách nhiệm chính soạn thảo Hiến pháp 1992 (ông Nguyễn Đình Lộc, khi ấy là Phó Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách “tổ biên tập”). Hiến pháp 1992 là hiến pháp có ý nghĩa nhất trên thực tế, thay thế mô hình đảng trực trị sang mô hình đảng cầm quyền thông qua nhà nước.

Hiến pháp 1992 đã thiết lập được cho Việt Nam một “nền cộng hòa trên giấy” và những người như ông tìm cách để cho các thiết chế cộng hòa ấy không ngủ quên.

Không có nền cộng hòa nào ngay lập tức trưởng thành. Hiến pháp 1992 thiết lập những cơ sở chính trị để những ai có khát vọng đều có cơ hội tạo ra những chuyển động cho lịch sử. Quốc hội, từ vai trò trang trí cho chế độ, cũng đã đi những bước dài đến chỗ trở thành một diễn đàn, nơi các đại biểu có thể bày tỏ khát khao quyền lực. Bản lĩnh của từng cá nhân lãnh đạo Quốc hội đã đóng một vai trò quyết định. Ông Vũ Mão nằm trong số đó.

Không phải cải cách chính trị nào cũng có thể được tiên liệu hết bằng văn bản. Những cuộc “cách mạng hình thức” đôi khi lại đóng vai trò thực sự tiên phong.

Từ Khóa VII, khi bầu không khí chính trị vẫn còn rất chuyên chính, và chức vụ chủ tịch Quốc hội cũng không có nhiều quyền lực cả trên thực tế và lý thuyết, ngày 24-6-1981, khi nắm quyền điều khiển kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa VII, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã mời các ủy viên Bộ Chính trị, những người trong các nhiệm kỳ trước vẫn ngự trên các dãy ghế Chủ tịch Đoàn, rời khỏi lễ đài. Quyền chủ trì các phiên họp Quốc hội, từ hôm đó, được trả lại cho Quốc hội.

Sự kiện ba mươi ba đoàn đại biểu Quốc hội, đa số là các đoàn miền Nam, giới thiệu ông Võ Văn Kiệt ra tranh cử chức chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mà ông Vũ Mão đã góp phần “đẩy” thành một cuộc “tranh cử” giữa ông Kiệt với ông Đỗ Mười (tháng 6-1988) dù không trở thành một tiền lệ vẫn cho thấy các đại biểu đã không còn đến Hội trường Ba Đình để chỉ giơ tay như trước.

Thế hệ những nhà lãnh đạo như ông Vũ Mão không được trang bị các kiến thức đúng và đủ về nhà nước ngay từ đầu. Nhưng những ai không đóng đinh đầu óc của mình vào cái gọi là “chủ nghĩa Marx -Lenin” thì sẽ không quay lưng với cái mới. Ông Vũ Mão là một người như thế. Những đóng góp làm thay đổi Quốc hội của ông thường bắt đầu từ bản tính thích tìm tòi cái mới.

Năm 1989, ông Mão quyết định đặt hàng bên quân đội thiết kế cho Quốc hội máy đếm khi biểu quyết. Chiếc máy đếm đầu tiên mà Quốc hội Việt Nam sử dụng chỉ có hai nút, “đồng ý” và “không đồng ý”. Nhưng sau chuyến thăm Nghị viện Đài Loan, “phát hiện” máy đếm của họ có ba nút: “đồng ý”, “không đồng ý” và “không biểu quyết”. Ông Vũ Mão quyết định áp dụng ở Việt Nam.

Sáng kiến này lúc đầu bị ông Nguyễn Việt Dũng, Tổng thư ký Quốc hội và Hội đồng Nhà nước (một cấp trung gian theo Hiến pháp 1980) phản đối; vì theo ông “đã là đảng viên thì phải rõ ràng chính kiến”. Ông Vũ Mão và người giúp việc, ông Nguyễn Sỹ Dũng, đã khéo léo để QH có cái cái nút thứ ba, “không biểu quyết”, này.

Phải quan sát cách làm việc của QH trước đó mới thấy hết ý nghĩa của những thay đổi tưởng như chỉ “cấu thành hình thức”. Trước năm 1989, khi Quốc hội “quyết định những vấn đề lớn của đất nước”, chủ tịch đoàn kỳ họp chỉ cần hỏi “ai đồng ý giơ tay?” là lập tức cả hội trường giơ tay; rồi chủ tịch đoàn lại hỏi “ai không đồng ý giơ tay?” là có thể tuyên bố “một trăm phần trăm” ngay. Khi, không phải là những cánh tay nữa mà là những con số tăng, giảm, ngập ngừng trên bảng điện, “3 nút” đó không chỉ tạo thêm kịch tính cho hoạt động Quốc hội mà còn nhắc nhở đại biểu trách nhiệm hơn với dân chúng.

Thời ông Vũ Mão làm Chủ nhiệm Văn phòng, nhà báo chúng tôi còn được ở trong 37 Hùng Vương hoặc số 8 Chu Văn An. Đi xe đại biểu ăn suất ăn đại biểu; uống “bia nhà kính” với từ Tổng bí thư Đỗ Mười cho đến những đại biểu chỉ là giáo viên tỉnh nhỏ. Lúc đó, lượng nhà báo tìm đến Hội trường Ba Đình chưa đông như bây giờ nhưng lý do chính vẫn là, ông Vũ Mão đánh giá rất đúng sức mạnh của truyền thông trong việc nâng cao vai trò Quốc hội.

Nếu không có ông Vũ Mão thì năm 1998, truyền hình chưa thể bắt đầu tường thuật trực tiếp các phiên chất vấn. Ở thời điểm ấy, đó là một sáng kiến chính trị táo bạo. Thường vụ QH đồng ý đề xuất của ông Vũ Mão nhưng quyết định phải báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị. Bộ Chính trị chấp nhận nhưng Ban Cán sự Đảng của Chính phủ và nhiều thế lực chính trị khác vẫn tìm cách chống. Cận ngày chất vấn, việc truyền hình trực tiếp hay không vẫn còn ý kiến đôi co. Tuy nhiên, ông Vũ Mão vẫn triển khai kế hoạch với Đài Truyền hình Trung ương.

Quốc hội dưới thời ông Vũ Mão trở thành cơ quan nhà nước đầu tiên sử dụng máy tính ở Việt Nam. Đặc biệt, bằng việc lắp đặt phần mềm ghi tốc ký biên bản, ghi chép và lưu trữ từng lời phát biểu trên hội trường, các đại biểu đã ý thức được trách nhiệm của mình hơn với dân, với lịch sử.

Rất nhiều người lính của ông Vũ Mão về sau nắm giữ những vị trí rất then chốt trong QH. Họ chịu ảnh hưởng không ít từ ông, họ biết từng đóng góp của ông, người đứng sau rất nhiều đổi mới. Họ cũng biết rất rõ, những người nhận được nhiều lợi ích chính trị nhất sau các đổi mới có sự đóng góp của ông đó, thường không phải là ông.

Ông Vũ Mão vào Trung ương chính thức từ 1982, khi ông Phan Văn Khải, Nguyễn Văn An… mới là ủy viên dự khuyết; khi những Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh… chỉ vừa le lói trong các nền chính trị địa phương. Những nhân vật đó đều lần lượt đi qua, giữ vị trị bên trên ông. Về thâm niên họ đều thua ông, về tài năng thì không có nhiều phần cho ông tâm phục. Tôi ít khi thấy ông Vũ Mão hành xử như vai trò cấp dưới. Ông thi hành phận sự bằng sự tôn trọng tổ chức nhưng vẫn giữ sự ngạo nghễ của một người có bản lĩnh và tư cách. Có lẽ vì thế mà ông giữ kỷ lục 5 khóa Trung ương nhưng chỉ dẫm chân ở những chức vụ lơ lửng đó.

Cho dù công chúng không biết hết, chế độ không ghi nhận hết…, tôi nghĩ, ông biết những việc mà mình đã làm. Trong thể chế chính trị này, những nỗ lực để dân có được tiếng nói hơn là điều vô cùng ý nghĩa.

Cái quan định luận. Ông đã nghe khá đủ những lời chỉ trích mình. Ông không được nghe những điều đánh giá công trạng mà mọi người đang dành cho mình. Nhưng, tôi nghĩ là ông ra đi nhẹ nhàng và yên nghỉ.

Hoàng Kim đã trích dẫn vào đây bài viết “Nguyên Ngọc về Tây Nguyên” để mọi người cùng đọc để thấu hiểu. Tôi không trích dẫn “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên”; “Nước mội rừng xanh và sự sống”; mà chép lại “Cái quan định luận” của Nguyên Ngọc đối với Nguyễn Trãi có tưa đề “Nguyễn Khải nhà văn tài năng nhất thế hệ chúng tôi” Xin bạn đọc tự bằng lòng vì sao tôi diễn đạt theo lối này. Chính khách và nhà văn Việt một thời soi lại chính mình và bài học của hình tượng một thời qua các câu chuyện này

NGUYÊN NGỌC VỀ TÂY NGUYÊN
Hoàng Kim

Tôi có chút ghi chép
Nguyên Ngọc về Tây Nguyên
‘Tản mạn nhớ và quên’
‘Bạn bè tôi ở đó’

‘Rừng Xà Nu’, ‘Đất Quảng’
‘Đường chúng ta đi’ hoài
‘Lắng nghe cuộc sống’ gọi
Cụ làm
ngọc cho đời.

Thung dung ngày nắng hạ
Chuyển mùa ngắm mưa rơi
Cuối dòng sông là biển
Cây đời mãi xanh tươi

Nguyên Ngọc Nguyên Ngọc có nhiều tác phẩm viết về Tây Nguyên nhưng ấn tượng nhất và sâu sắc nhất trong tôi là Phát triển bền vững ở Tây Nguyên; với Nước mội, rừng xanh và sự sống Văn là Người. Cụ là nhà văn chiến sĩ dấn thân suốt đời không mệt mỏi, có những trang văn thắp lửa, dữ dội và minh triết như lời khen của cụ “Nguyễn Khải nhà văn tài năng nhất của thế hệ chúng tôi” (trong Ngọc cho đời).. Bất luận khen chê, Cụ là người thật đáng tôn kính.

Nguyên Ngọc lắng nghe cuộc sống

“††Vấn đề Tây Nguyên về nhiều phương diện là một vấn đề lớn lại có những đặc trưng riêng trong sự phát triển chung của cả nước. Vấn đề này vốn đã không hề đơn giản, nay đã càng trở nên hết sức phức tạp, khó khăn, có thể còn khó khăn lâu dài, với những diễn biến cũng có thể còn chưa lường được hết và còn bất ngờ. Song vấn đề cũng có thể trở nên đơn giản hơn, vẫn có thể có lối ra, nếu ta dám thật sự nhìn lại tình hình một cách khách quan, nhận ra sai lầm lớn lẽ ra hoàn toàn có thể không mắc phải nếu biết tôn trọng thực tế và biết lắng nghe, từ đó nghiêm túc xác định lại quan điểm đúng, để có cách nhìn và cách hành xử thích hợp, đặc biệt biết thật sự tôn trọng các dân tộc bản địa Tây Nguyên, một bộ phận tuy có đến chậm hơn nhưng từng gắn bó rất sâu sắc, có đóng góp hết sức to lớn trong tiến trình lịch sử gian nan mấy thế kỷ qua của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ở Tây Nguyên nếu không thật sự đặt quyền lợi của các dân tộc bản địa lên trên hết, là mục tiêu hàng đầu của mọi kế hoạch phát triển, thì chắc chắn không việc gị có thể thành công, sẽ thất bại tất yếu, thậm chí có thể đi đến thảm họa”. “††††††††††† Nhà Tây Nguyên học xuất sắc Jacques Dournes có một câu bất hủ khi nói về Tây Nguyên, ông viết: “Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu”. Đối với Tây Nguyên, cần một sự hiểu biết và một tình yêu đầy sự tôn trọng thật sự, một sự tôn kính chân thành và đấy ưu tư đối với một vùng đất và một vùng văn hoá vào loại độc đáo nhất còn lại trên đất nước ta và trên thế giới ngày nay.“.”Cần có một tình yêu đầy tôn trọng như vậy, để ra sức tìm hiểu sâu sắc vùng đất và người hết sức quan trọng và vô cùng đặc sắc này, từ đó mà có chủ trương và hành động đúng, mới mong có thể thoát ra khỏi bế tắc hiện tại, đưa Tây Nguyên vững chắc vào tiến trình phát triển chung của đất nước, vì Tây Nguyên, và vì cả nước“.

Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn… Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này. Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước

Cần ngay bây giờ chấm dứt mọi khai phá ở Tây Nguyên. Cần nghĩ đến một con đường sống khác, một kiểu sống khác, một kiểu phát triển khác. Trên cả nước. Trước hết trên mái nhà sinh tử Tây Nguyên. Bắt đầu lại một công cuộc cứu lấy Tây Nguyên. Bắt đầu một sự nghiệp to lớn trồng lại rừng Tây Nguyên, trong một trăm năm, quyết liệt, kiên định, thông minh, với những kế hoạch cụ thể, cho 50 năm, 20 năm, 10 năm, 5 năm, toàn Tây Nguyên, từng tỉnh, từng huyện, từng xã, từng làng. Khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên. Bắt đầu ngay từ hôm nay, mùa xuân, mùa của màu xanh, của sự tỉnh táo, khôn ngoan. Cho đến một ngày, có thể một trăm năm nữa, con cháu chúng ta sẽ có thể bụm vào lòng bàn tay một ngụm nước mội trong veo mát lạnh rỉ ra từ đất cát và ngửa cổ uống ngon lành. Và biết rằng cha ông chúng từng rất dại dột, nhưng rồi cũng đã từng biết khôn ngoan, để cho sự sống từng sắp bị triệt diệt, lại được cứu, lại sinh sôi, phát triển, trường tồn“.

Nguyên Ngọc đọc lại và suy ngẫm

Nguyên Ngọc cuộc đời và tác phẩm có thật nhiều điều đáng đọc lại và suy ngẫm: Đó là khối lượng đồ sộ tác phẩm Nguyên Ngọc với các bài viết của bạn hữu, người đương thời nói và viết về ông, rất nhiều khen, nhưng cũng có người chê. Tôi ấn tượng nhất và thường đọc lại hơn cả là hai bài trên Phát triển bền vững ở Tây Nguyên; Nước mội rừng xanh và sự sống và có trích dẫn dưới đây để thỉnh thoảng tự chính mình đọc lại. Kể cả những bài mới đây nhất và cũng thuộc loại nhậy cảm nhất là “Con người nào thì làm ra văn hóa ấy …” (bài viết trên VHNA).

Những phản biện của Cụ Nguyên Ngọc như quan gián nghị đại phu cương trực xưa, thuốc đắng khó uống, chối tai khó nghe, nhưng thật uyên thâm, mạch lạc và sâu sắc. Chúng ta không phải điều nào cũng đồng tình với Cụ nhưng xã hội và minh quân cần những lời khó nghe ấy, đó là chính kiến và chỉ dấu trí tuệ. “Con người nào làm ra văn hóa ấy…” cụ Nguyên Ngọc đã cảnh báo sớm những khác biệt và biến thái trong định hướng đầu tư phụ thuộc vào con người và tầm văn hóa. Vụ Sơn Trà và điểm nóng Đà Nẳng bùng phát mới đây (2017) và đã xử lý năm 2020 thì trước đó năm 2006, ông đã cảnh báo “Phát triển bền vững là phát triển một cách có văn hóa” Các làng ven đô đang bị các khu công nghiệp (và biệt thự biển) mọc lên với tốc độ ngày càng nhanh nuốt chững hết đất, và cùng với đất là văn hóa lâu đời của các xứ đất ấy. họ đổ ra thành phố với một cục tiền đền bù chưa bao giờ cầm được to tướng đến vậy nhưng không còn đất, và đương nhiên cả cái văn hóa nghìn đời của đất ấy. Họ đổ ra thành phố, bơ vơ, vô nghề nghiệp, và điều này có thể nguy hơn nữa: bổng trở thành ‘vô văn hóa’ luôn. Văn hóa không phải theo nghĩa dăm ba chữ học hành, mà theo nghĩa những gì hàng nghìn năm con người đã tạo nên được cho tâm hồn mình do vật lộn và gắn bó sinh tử với đất mẹ quê hương. (Nguyên Ngọc lắng nghe cuộc sống NXB Văn Nghệ trang 163-175)

Cụ Nguyên Ngọc về Tây Nguyên ngày nay lúc cụ đã luống tuổi. Cụ ăn lẩu ở phố Núi và lưu ảnh kỷ niệm với nhà văn Tây Nguyên Văn Công Hùng, với đôi mắt nhìn thẳng trực diện tinh tường. Cụ bút lực trên 88 tuổi vẫn chưa suy giảm và vẫn trên đường xa. .

Nguyên Ngọc đôi lời cảm nhận

Tôi biết ơn nhà văn Nguyên Ngọc đã nói hộ lòng mình. Tôi noi gương nhà văn lão thành để viết Nguyễn Khải ngọc cho đời, Đến với Tây Nguyên mới.

Kỷ niệm với thầy bạn quý ở Tây Nguyên. Hiểu là một cách cảm ơn chân thành nhất. Lắng nghe cuộc sống để thấu hiểu

Đến với Tây Nguyên mới lắng nghe cuộc sống, cùng những thầy bạn ưu tú dấn thân cho nghề nông và lưu lại những trang đời lắng đọng. “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên”; “Nước mội rừng xanh và sự sống”; “Nguyễn Khải nhà văn tài năng nhất thế hệ chúng tôi” đọc lại và suy ngẫm.

*

Học lắng nghe cuộc sống. Sự học “lắng nghe cuộc sống” thật tâm đắc thay !

Hoàng Kim
https://cnm365.wordpress.com/category/hoc-lang-nghe-cuoc-song/

Những điều cần lưu ý trong Tết Đoan Ngọ

Tháng Năm ngày Tết Đoan Dương

Giỗ Ông Ngoại ngày mùng Năm
Trùng ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang
Tháng năm ngày Tết Đoan Dương
Giờ cúng chính Ngọ vào thường giữa trưa

PHAN THIẾT CÓ NHÀ TÔI
Hoàng Kim

Phan Thiết có nhà tôi
Ra khỏi cửa rừng là nhà cửa biển
Tà Cú ngất cao, thong thả tượng Phật nằm
Đồi Trinh nữ nhũ hồng đắm say cảm mến.

Phan Thiết có nhà tôi
Quên hết bụi trần
Lãng đãng tứ cô nương
Ngọt lịm một lời thách đối:
Chứa Chan, Chán Chưa, Chưa Chán.

Phan Thiết có nhà tôi
Vị tướng trỏ tay thề
Mũi Kê Gà mắt thần canh biển
Ai đi xa nhớ nước mắm mặn mòi

Phan Thiết có nhà tôi
Sau đồi cát kia là dinh Thầy Thím
Lánh chốn ồn ào, tìm nơi tĩnh vắng
Tin nhắn một chiều  Im lặng và Nghe

PHAN THIẾT CÓ BẠN TÔI
Thanh Chung

Phan Thiết có bạn tôi
Lâm Cúc ở rừng, Kim Oanh ở biển
Thân nhau như chị em ruột thịt
Hoài Vân và tôi thành “tứ cô nương”

Phan Thiết có bạn tôi
Chiều lãng đãng qua chùa
Thắp hương cầu Phật
Bật cười nghe sư thầy hát
“Em ơi trái đất vẫn tròn…”

Phan Thiết có bạn tôi
Bãi biển đêm bỗng sáng rực đèn trời
Bập bùng ánh lửa
Chú rể – cô dâu nắm tay nhảy múa
Ì ầm cơn mưa

Phan Thiết có bạn tôi
Đêm chẳng thể dài hơn
Mặt trời tỉnh giấc
Tay nắm bàn tay
Âm thầm nước mắt
Thương nhau.

(Tháng 7 năm 2009)

ĐỊA CHỈ XANH ẤN ĐỘ
Hoàng Kim

Tôi lưu lại một ít hình ảnh và ghi chép tôn vinh đất nước con người Ấn Độ, tình bạn và sự hợp tác cao quý Ấn Việt:
CNM365Tình yêu cuộc sống, Địa chỉ xanh Ấn Độ, Minh triết của đức Phật; Tagore Thánh sư Ấn Độ;Giống lạc HL25 Việt Ấn; Học để làm ở Ấn Độ;Thơ dâng theo dấu Tagore; Tĩnh lặng với Osho; Việt Nam con đường xanh; giúp bảo tồn các kỷ niệm đẹp khó phai mờ theo thời gian. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dia-chi-xanh-an-do/

Minh triết của đức Phật

Tôi nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Trong lòng tôi minh triết củ

CHÀO NGÀY MỚI 7 THÁNG 6
Hoàng Kim

CNM365
Trường tôi nôi yêu thương, Học lắng nghe cuộc sống; Chọn giống sắn Việt Nam; Sắn Việt và Sắn Thái; Phan Thiết có nhà tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Tứ Cô Nương bay qua giấc mơ; Tháng Năm ngày Tết Đoan Dương (năm 2020 nhuận hai tháng tư nên Tết Đoan Dương lùi về ngày 25 tháng 6), Ngày 7 tháng 6 năm 1654, Louis XIV cử hành nghi lễ đăng quang quốc vương của Pháp. Vua Louis XIV là người năm 1682, xây dựng Điện Versailles, di sản thế giới tại Pháp, là cung điện hoàng gia vĩ đại nhất thế giới. Ngày 7 tháng 6 năm 1891 là  ngày mất  Đỗ Huy Liêu, danh sĩ và quan nhà Nguyễn Việt Nam (sinh năm 1845). Bài chọn lọc ngày 7 tháng 6: Trường tôi nôi yêu thương; Chọn giống sắn Việt Nam; Sắn Việt và Sắn Thái; Tháng Năm ngày Tết Đoan Dương; Phan Thiết có nhà tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Tứ Cô Nương bay qua giấc mơ; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-6/

Chúc mừng tân tiến sĩ Trịnh Việt Nga (Nga Trịnh). Chúc mừng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Nông học, Viện Nghiên cứu CNSH & Môi trường; Chúc mừng phòng Công nghệ Tế bào Thực vật, Viện Sinh Học Nhiệt Đới vừa nâng cấp thêm một tiến sĩ. Chúc mừng gia đình Thuy Nguyen Nga Trinh ngày hạnh phúc tuyệt vời. Chúc mừng đại gia đình thầy Vu Trinh với quý thầy cô bạn hữu TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG trong sự nghiệp đào tạo đội ngũ nhân lực khoa học
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truong-toi-noi-yeu-thuong/ — với Mai Thành Phụng14 người khác.

HỌC LẮNG NGHE CUỘC SỐNG
Hoàng Kim

Hiểu là một cách cảm ơn chân thành nhất. Lắng nghe cuộc sống để thấu hiểu. Đọc bài viết của nhà văn
Phan ChiBi kịch mang tính Vũ Mão” và bài văn của tác giả.’Bên thắng cuộc’ Truong Huy SanVũ Mão – người đứng sau nhiều đổi mới của Quốc hội” Tôi xin phép hai anh Phan ChiTruong Huy San được chép chung hình tượng này về cùng một chỗ với một nhân cách khác cùng thời, đó là nhà văn Nguyên Ngọc, một người thật tâm đắc với sự học “lắng nghe cuộc sống”. Hoàng Kim đã trích dẫn bài viết “Nguyên Ngọc về Tây Nguyên” để mọi người cùng đọc để thấu hiểu. .

Anh
Phan Chi viết ‘Bi kịch mang tính Vũ Mão” nguyên văn như sau:

BI KỊCH MANG TÊN VŨ MÃO
Phan Chí Thắng

Những ngày qua, sau tang lễ ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – đã có những bài viết trái chiều đánh giá ông ta.

Thông thường, người Việt chúng ta ít nhắc đến khuyết điểm của người quá cố, nhất là người vừa nằm xuống. Trường hợp ông Vũ Mão thì lại làm rộ lên cuộc tranh luận trên mạng xã hội. Nguyên nhân lại chính là bài điếu do ông Vũ Mão đọc tại tang lễ tướng Trần Độ mà ông Vũ Mão đọc với tư cách trưởng ban lễ tang, có đoạn vạch ra “các khuyết điểm” của ông Trần Độ. Kịch tính đến mức, đại diện tang quyến không chấp nhận lời điếu đó.

Nhiều người mà tôi rất kính trọng về tính khách quan của họ đã lên tiếng thanh minh cho ông Vũ Mão, rằng ông đã bị buộc phải làm cái việc không đúng lương tâm và tình cảm của mình.

Nhiều người có quan hệ thân tình với ông Vũ Mão nhấn mạnh và chứng minh ông là người tốt, có nhiều cống hiến.

Chính gia đình tướng Trần Độ cũng không trách oán gì ông Vũ Mão, cho thấy sự khoan dung của những nhân cách lớn. Để khoan dung, đã có sự THẤU HIỂU. Hiểu ông Vũ Mão cũng chỉ là nạn nhân của tấn kịch chính trị mà ông đã tự nguyện tìm cho mình một vai tương đương bộ trưởng, một vai tự ông mong muốn nên không thể từ chối khi kịch bản không theo ý ông.

Bị kịch mang tên Vũ Mão là ở chỗ đó.

Là người tốt, có năng lực, thi đi nghiên cứu sinh trượt, ông về Quảng Ninh làm chuyên môn (kỹ sư thủy lợi) và làm công tác đoàn. Rồi công tác đoàn đưa ông lên những bậc thang quyền lực theo đúng con đường mà nhiều “lãnh tụ” thanh niên bay cao ở Liên Xô, Trung Quốc và ở Việt Nam.

Ngoan, dễ bảo, nhiệt tình, có khả năng minh họa tài tình các chủ trương lớn của Đảng. Các cán bộ phong trào được quan tâm bồi dưỡng, đưa về Trung ương Đoàn. Trưởng ban ở đây tương đương vụ trưởng. Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn sang ngang làm… bộ trưởng!

Bi kịch của ông Vũ Mão là do con đường ông tự chọn. Một số người chê ông không đủ bản lĩnh từ chối đọc bài điếu văn tự ông cho là sai trái.

Một người quen ăn theo nói leo, quen làm theo ý kiến cấp cao hơn thì làm sao từ chối lệnh trên? Anh đã đóng vai kịch của cuộc đời anh thì phải đóng cho trót.

Nói về bi kịch mang tên Vũ Mão, một người tốt đành lòng làm việc không tốt, là tôi muốn nói đến cái bi kịch chung của chúng ta, không riêng gì của ông ấy

Nhà văn
Truong Huy San, tác giả.’Bên thắng cuộc’ nổi tiếng, ông đã có viết bài “Vũ Mão – người đứng sau nhiều đổi mới của Quốc hội

VŨ MÃO – NGƯỜI ĐỨNG SAU NHIỀU ĐỔI MỚI CỦA QUỐC HỘI
Trương Huy San

Nhớ những lần gặp khi ông đang phải đối diện với rất nhiều chỉ trích sau lễ tang tướng Trần Độ. Đăm chiêu nhưng điềm tĩnh. Do lúc ấy chưa bàn giao xong chức Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông buộc phải thi hành cái phận sự “thay thế những người giấu mặt”. Đấy là một tai nạn chính trị, ông nhận lấy phần trách nhiệm của mình, “nhân vô thập toàn”.

Làm chính trị trong một thể chế đầy sự xét nét nhưng, ông Vũ Mão như tôi biết là một người không giữ và không diễn. Ông sống hết mình kể cả cho những đam mê văn nghệ rất có hại cho con đường công danh. Có lẽ thế mà gương mặt ông cho tới tận cuối đời luôn luôn thanh thản.

Vai trò của ông Vũ Mão chủ yếu ở hậu trường, công lao của ông, “trên” cũng ít ghi nhận mà công chúng cũng không biết mấy.

Trong khóa VIII, ông đã là Ủy viên Hội đồng Nhà nước (HĐNN), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (QH) và HĐNN. Văn phòng, nơi ông lãnh đạo, là cơ quan chịu trách nhiệm chính soạn thảo Hiến pháp 1992 (ông Nguyễn Đình Lộc, khi ấy là Phó Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách “tổ biên tập”). Hiến pháp 1992 là hiến pháp có ý nghĩa nhất trên thực tế, thay thế mô hình đảng trực trị sang mô hình đảng cầm quyền thông qua nhà nước.

Hiến pháp 1992 đã thiết lập được cho Việt Nam một “nền cộng hòa trên giấy” và những người như ông tìm cách để cho các thiết chế cộng hòa ấy không ngủ quên.

Không có nền cộng hòa nào ngay lập tức trưởng thành. Hiến pháp 1992 thiết lập những cơ sở chính trị để những ai có khát vọng đều có cơ hội tạo ra những chuyển động cho lịch sử. Quốc hội, từ vai trò trang trí cho chế độ, cũng đã đi những bước dài đến chỗ trở thành một diễn đàn, nơi các đại biểu có thể bày tỏ khát khao quyền lực. Bản lĩnh của từng cá nhân lãnh đạo Quốc hội đã đóng một vai trò quyết định. Ông Vũ Mão nằm trong số đó.

Không phải cải cách chính trị nào cũng có thể được tiên liệu hết bằng văn bản. Những cuộc “cách mạng hình thức” đôi khi lại đóng vai trò thực sự tiên phong.

Từ Khóa VII, khi bầu không khí chính trị vẫn còn rất chuyên chính, và chức vụ chủ tịch Quốc hội cũng không có nhiều quyền lực cả trên thực tế và lý thuyết, ngày 24-6-1981, khi nắm quyền điều khiển kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa VII, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã mời các ủy viên Bộ Chính trị, những người trong các nhiệm kỳ trước vẫn ngự trên các dãy ghế Chủ tịch Đoàn, rời khỏi lễ đài. Quyền chủ trì các phiên họp Quốc hội, từ hôm đó, được trả lại cho Quốc hội.

Sự kiện ba mươi ba đoàn đại biểu Quốc hội, đa số là các đoàn miền Nam, giới thiệu ông Võ Văn Kiệt ra tranh cử chức chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mà ông Vũ Mão đã góp phần “đẩy” thành một cuộc “tranh cử” giữa ông Kiệt với ông Đỗ Mười (tháng 6-1988) dù không trở thành một tiền lệ vẫn cho thấy các đại biểu đã không còn đến Hội trường Ba Đình để chỉ giơ tay như trước.

Thế hệ những nhà lãnh đạo như ông Vũ Mão không được trang bị các kiến thức đúng và đủ về nhà nước ngay từ đầu. Nhưng những ai không đóng đinh đầu óc của mình vào cái gọi là “chủ nghĩa Marx -Lenin” thì sẽ không quay lưng với cái mới. Ông Vũ Mão là một người như thế. Những đóng góp làm thay đổi Quốc hội của ông thường bắt đầu từ bản tính thích tìm tòi cái mới.

Năm 1989, ông Mão quyết định đặt hàng bên quân đội thiết kế cho Quốc hội máy đếm khi biểu quyết. Chiếc máy đếm đầu tiên mà Quốc hội Việt Nam sử dụng chỉ có hai nút, “đồng ý” và “không đồng ý”. Nhưng sau chuyến thăm Nghị viện Đài Loan, “phát hiện” máy đếm của họ có ba nút: “đồng ý”, “không đồng ý” và “không biểu quyết”. Ông Vũ Mão quyết định áp dụng ở Việt Nam.

Sáng kiến này lúc đầu bị ông Nguyễn Việt Dũng, Tổng thư ký Quốc hội và Hội đồng Nhà nước (một cấp trung gian theo Hiến pháp 1980) phản đối; vì theo ông “đã là đảng viên thì phải rõ ràng chính kiến”. Ông Vũ Mão và người giúp việc, ông Nguyễn Sỹ Dũng, đã khéo léo để QH có cái cái nút thứ ba, “không biểu quyết”, này.

Phải quan sát cách làm việc của QH trước đó mới thấy hết ý nghĩa của những thay đổi tưởng như chỉ “cấu thành hình thức”. Trước năm 1989, khi Quốc hội “quyết định những vấn đề lớn của đất nước”, chủ tịch đoàn kỳ họp chỉ cần hỏi “ai đồng ý giơ tay?” là lập tức cả hội trường giơ tay; rồi chủ tịch đoàn lại hỏi “ai không đồng ý giơ tay?” là có thể tuyên bố “một trăm phần trăm” ngay. Khi, không phải là những cánh tay nữa mà là những con số tăng, giảm, ngập ngừng trên bảng điện, “3 nút” đó không chỉ tạo thêm kịch tính cho hoạt động Quốc hội mà còn nhắc nhở đại biểu trách nhiệm hơn với dân chúng.

Thời ông Vũ Mão làm Chủ nhiệm Văn phòng, nhà báo chúng tôi còn được ở trong 37 Hùng Vương hoặc số 8 Chu Văn An. Đi xe đại biểu ăn suất ăn đại biểu; uống “bia nhà kính” với từ Tổng bí thư Đỗ Mười cho đến những đại biểu chỉ là giáo viên tỉnh nhỏ. Lúc đó, lượng nhà báo tìm đến Hội trường Ba Đình chưa đông như bây giờ nhưng lý do chính vẫn là, ông Vũ Mão đánh giá rất đúng sức mạnh của truyền thông trong việc nâng cao vai trò Quốc hội.

Nếu không có ông Vũ Mão thì năm 1998, truyền hình chưa thể bắt đầu tường thuật trực tiếp các phiên chất vấn. Ở thời điểm ấy, đó là một sáng kiến chính trị táo bạo. Thường vụ QH đồng ý đề xuất của ông Vũ Mão nhưng quyết định phải báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị. Bộ Chính trị chấp nhận nhưng Ban Cán sự Đảng của Chính phủ và nhiều thế lực chính trị khác vẫn tìm cách chống. Cận ngày chất vấn, việc truyền hình trực tiếp hay không vẫn còn ý kiến đôi co. Tuy nhiên, ông Vũ Mão vẫn triển khai kế hoạch với Đài Truyền hình Trung ương.

Quốc hội dưới thời ông Vũ Mão trở thành cơ quan nhà nước đầu tiên sử dụng máy tính ở Việt Nam. Đặc biệt, bằng việc lắp đặt phần mềm ghi tốc ký biên bản, ghi chép và lưu trữ từng lời phát biểu trên hội trường, các đại biểu đã ý thức được trách nhiệm của mình hơn với dân, với lịch sử.

Rất nhiều người lính của ông Vũ Mão về sau nắm giữ những vị trí rất then chốt trong QH. Họ chịu ảnh hưởng không ít từ ông, họ biết từng đóng góp của ông, người đứng sau rất nhiều đổi mới. Họ cũng biết rất rõ, những người nhận được nhiều lợi ích chính trị nhất sau các đổi mới có sự đóng góp của ông đó, thường không phải là ông.

Ông Vũ Mão vào Trung ương chính thức từ 1982, khi ông Phan Văn Khải, Nguyễn Văn An… mới là ủy viên dự khuyết; khi những Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh… chỉ vừa le lói trong các nền chính trị địa phương. Những nhân vật đó đều lần lượt đi qua, giữ vị trị bên trên ông. Về thâm niên họ đều thua ông, về tài năng thì không có nhiều phần cho ông tâm phục. Tôi ít khi thấy ông Vũ Mão hành xử như vai trò cấp dưới. Ông thi hành phận sự bằng sự tôn trọng tổ chức nhưng vẫn giữ sự ngạo nghễ của một người có bản lĩnh và tư cách. Có lẽ vì thế mà ông giữ kỷ lục 5 khóa Trung ương nhưng chỉ dẫm chân ở những chức vụ lơ lửng đó.

Cho dù công chúng không biết hết, chế độ không ghi nhận hết…, tôi nghĩ, ông biết những việc mà mình đã làm. Trong thể chế chính trị này, những nỗ lực để dân có được tiếng nói hơn là điều vô cùng ý nghĩa.

Cái quan định luận. Ông đã nghe khá đủ những lời chỉ trích mình. Ông không được nghe những điều đánh giá công trạng mà mọi người đang dành cho mình. Nhưng, tôi nghĩ là ông ra đi nhẹ nhàng và yên nghỉ.

Hoàng Kim đã trích dẫn vào đây bài viết “Nguyên Ngọc về Tây Nguyên” để mọi người cùng đọc để thấu hiểu. Tôi không trích dẫn “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên”; “Nước mội rừng xanh và sự sống”; mà chép lại “Cái quan định luận” của Nguyên Ngọc đối với Nguyễn Trãi có tưa đề “Nguyễn Khải nhà văn tài năng nhất thế hệ chúng tôi” Xin bạn đọc tự bằng lòng vì sao tôi diễn đạt theo lối này. Chính khách và nhà văn Việt một thời soi lại chính mình và bài học của hình tượng một thời qua các câu chuyện này

NGUYÊN NGỌC VỀ TÂY NGUYÊN
Hoàng Kim

Tôi có chút ghi chép
Nguyên Ngọc về Tây Nguyên
‘Tản mạn nhớ và quên’
‘Bạn bè tôi ở đó’

‘Rừng Xà Nu’, ‘Đất Quảng’
‘Đường chúng ta đi’ hoài
‘Lắng nghe cuộc sống’ gọi
Cụ làm
ngọc cho đời.

Thung dung ngày nắng hạ
Chuyển mùa ngắm mưa rơi
Cuối dòng sông là biển
Cây đời mãi xanh tươi

Nguyên Ngọc Nguyên Ngọc có nhiều tác phẩm viết về Tây Nguyên nhưng ấn tượng nhất và sâu sắc nhất trong tôi là Phát triển bền vững ở Tây Nguyên; với Nước mội, rừng xanh và sự sống Văn là Người. Cụ là nhà văn chiến sĩ dấn thân suốt đời không mệt mỏi, có những trang văn thắp lửa, dữ dội và minh triết như lời khen của cụ “Nguyễn Khải nhà văn tài năng nhất của thế hệ chúng tôi” (trong Ngọc cho đời).. Bất luận khen chê, Cụ là người thật đáng tôn kính.

Nguyên Ngọc lắng nghe cuộc sống

“††Vấn đề Tây Nguyên về nhiều phương diện là một vấn đề lớn lại có những đặc trưng riêng trong sự phát triển chung của cả nước. Vấn đề này vốn đã không hề đơn giản, nay đã càng trở nên hết sức phức tạp, khó khăn, có thể còn khó khăn lâu dài, với những diễn biến cũng có thể còn chưa lường được hết và còn bất ngờ. Song vấn đề cũng có thể trở nên đơn giản hơn, vẫn có thể có lối ra, nếu ta dám thật sự nhìn lại tình hình một cách khách quan, nhận ra sai lầm lớn lẽ ra hoàn toàn có thể không mắc phải nếu biết tôn trọng thực tế và biết lắng nghe, từ đó nghiêm túc xác định lại quan điểm đúng, để có cách nhìn và cách hành xử thích hợp, đặc biệt biết thật sự tôn trọng các dân tộc bản địa Tây Nguyên, một bộ phận tuy có đến chậm hơn nhưng từng gắn bó rất sâu sắc, có đóng góp hết sức to lớn trong tiến trình lịch sử gian nan mấy thế kỷ qua của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ở Tây Nguyên nếu không thật sự đặt quyền lợi của các dân tộc bản địa lên trên hết, là mục tiêu hàng đầu của mọi kế hoạch phát triển, thì chắc chắn không việc gị có thể thành công, sẽ thất bại tất yếu, thậm chí có thể đi đến thảm họa”. “††††††††††† Nhà Tây Nguyên học xuất sắc Jacques Dournes có một câu bất hủ khi nói về Tây Nguyên, ông viết: “Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu”. Đối với Tây Nguyên, cần một sự hiểu biết và một tình yêu đầy sự tôn trọng thật sự, một sự tôn kính chân thành và đấy ưu tư đối với một vùng đất và một vùng văn hoá vào loại độc đáo nhất còn lại trên đất nước ta và trên thế giới ngày nay.“.”Cần có một tình yêu đầy tôn trọng như vậy, để ra sức tìm hiểu sâu sắc vùng đất và người hết sức quan trọng và vô cùng đặc sắc này, từ đó mà có chủ trương và hành động đúng, mới mong có thể thoát ra khỏi bế tắc hiện tại, đưa Tây Nguyên vững chắc vào tiến trình phát triển chung của đất nước, vì Tây Nguyên, và vì cả nước“.

Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn… Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này. Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước

Cần ngay bây giờ chấm dứt mọi khai phá ở Tây Nguyên. Cần nghĩ đến một con đường sống khác, một kiểu sống khác, một kiểu phát triển khác. Trên cả nước. Trước hết trên mái nhà sinh tử Tây Nguyên. Bắt đầu lại một công cuộc cứu lấy Tây Nguyên. Bắt đầu một sự nghiệp to lớn trồng lại rừng Tây Nguyên, trong một trăm năm, quyết liệt, kiên định, thông minh, với những kế hoạch cụ thể, cho 50 năm, 20 năm, 10 năm, 5 năm, toàn Tây Nguyên, từng tỉnh, từng huyện, từng xã, từng làng. Khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên. Bắt đầu ngay từ hôm nay, mùa xuân, mùa của màu xanh, của sự tỉnh táo, khôn ngoan. Cho đến một ngày, có thể một trăm năm nữa, con cháu chúng ta sẽ có thể bụm vào lòng bàn tay một ngụm nước mội trong veo mát lạnh rỉ ra từ đất cát và ngửa cổ uống ngon lành. Và biết rằng cha ông chúng từng rất dại dột, nhưng rồi cũng đã từng biết khôn ngoan, để cho sự sống từng sắp bị triệt diệt, lại được cứu, lại sinh sôi, phát triển, trường tồn“.

Nguyên Ngọc đọc lại và suy ngẫm

Nguyên Ngọc cuộc đời và tác phẩm có thật nhiều điều đáng đọc lại và suy ngẫm: Đó là khối lượng đồ sộ tác phẩm Nguyên Ngọc với các bài viết của bạn hữu, người đương thời nói và viết về ông, rất nhiều khen, nhưng cũng có người chê. Tôi ấn tượng nhất và thường đọc lại hơn cả là hai bài trên Phát triển bền vững ở Tây Nguyên; Nước mội rừng xanh và sự sống và có trích dẫn dưới đây để thỉnh thoảng tự chính mình đọc lại. Kể cả những bài mới đây nhất và cũng thuộc loại nhậy cảm nhất là “Con người nào thì làm ra văn hóa ấy …” (bài viết trên VHNA).

Những phản biện của Cụ Nguyên Ngọc như quan gián nghị đại phu cương trực xưa, thuốc đắng khó uống, chối tai khó nghe, nhưng thật uyên thâm, mạch lạc và sâu sắc. Chúng ta không phải điều nào cũng đồng tình với Cụ nhưng xã hội và minh quân cần những lời khó nghe ấy, đó là chính kiến và chỉ dấu trí tuệ. “Con người nào làm ra văn hóa ấy…” cụ Nguyên Ngọc đã cảnh báo sớm những khác biệt và biến thái trong định hướng đầu tư phụ thuộc vào con người và tầm văn hóa. Vụ Sơn Trà và điểm nóng Đà Nẳng bùng phát mới đây (2017) và đã xử lý năm 2020 thì trước đó năm 2006, ông đã cảnh báo “Phát triển bền vững là phát triển một cách có văn hóa” Các làng ven đô đang bị các khu công nghiệp (và biệt thự biển) mọc lên với tốc độ ngày càng nhanh nuốt chững hết đất, và cùng với đất là văn hóa lâu đời của các xứ đất ấy. họ đổ ra thành phố với một cục tiền đền bù chưa bao giờ cầm được to tướng đến vậy nhưng không còn đất, và đương nhiên cả cái văn hóa nghìn đời của đất ấy. Họ đổ ra thành phố, bơ vơ, vô nghề nghiệp, và điều này có thể nguy hơn nữa: bổng trở thành ‘vô văn hóa’ luôn. Văn hóa không phải theo nghĩa dăm ba chữ học hành, mà theo nghĩa những gì hàng nghìn năm con người đã tạo nên được cho tâm hồn mình do vật lộn và gắn bó sinh tử với đất mẹ quê hương. (Nguyên Ngọc lắng nghe cuộc sống NXB Văn Nghệ trang 163-175)

Cụ Nguyên Ngọc về Tây Nguyên ngày nay lúc cụ đã luống tuổi. Cụ ăn lẩu ở phố Núi và lưu ảnh kỷ niệm với nhà văn Tây Nguyên Văn Công Hùng, với đôi mắt nhìn thẳng trực diện tinh tường. Cụ bút lực trên 88 tuổi vẫn chưa suy giảm và vẫn trên đường xa. .

Nguyên Ngọc đôi lời cảm nhận

Tôi biết ơn nhà văn Nguyên Ngọc đã nói hộ lòng mình. Tôi noi gương nhà văn lão thành để viết Nguyễn Khải ngọc cho đời, Đến với Tây Nguyên mới.

Kỷ niệm với thầy bạn quý ở Tây Nguyên. Hiểu là một cách cảm ơn chân thành nhất. Lắng nghe cuộc sống để thấu hiểu

Đến với Tây Nguyên mới lắng nghe cuộc sống, cùng những thầy bạn ưu tú dấn thân cho nghề nông và lưu lại những trang đời lắng đọng. “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên”; “Nước mội rừng xanh và sự sống”; “Nguyễn Khải nhà văn tài năng nhất thế hệ chúng tôi” đọc lại và suy ngẫm.

*

Học lắng nghe cuộc sống. Sự học “lắng nghe cuộc sống” thật tâm đắc thay !

Hoàng Kim
https://cnm365.wordpress.com/category/hoc-lang-nghe-cuoc-song/

Những điều cần lưu ý trong Tết Đoan Ngọ

Tháng Năm ngày Tết Đoan Dương

Giỗ Ông Ngoại ngày mùng Năm
Trùng ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang
Tháng năm ngày Tết Đoan Dương
Giờ cúng chính Ngọ vào thường giữa trưa

PHAN THIẾT CÓ NHÀ TÔI
Hoàng Kim

Phan Thiết có nhà tôi
Ra khỏi cửa rừng là nhà cửa biển
Tà Cú ngất cao, thong thả tượng Phật nằm
Đồi Trinh nữ nhũ hồng đắm say cảm mến.

Phan Thiết có nhà tôi
Quên hết bụi trần
Lãng đãng tứ cô nương
Ngọt lịm một lời thách đối:
Chứa Chan, Chán Chưa, Chưa Chán.

Phan Thiết có nhà tôi
Vị tướng trỏ tay thề
Mũi Kê Gà mắt thần canh biển
Ai đi xa nhớ nước mắm mặn mòi

Phan Thiết có nhà tôi
Sau đồi cát kia là dinh Thầy Thím
Lánh chốn ồn ào, tìm nơi tĩnh vắng
Tin nhắn một chiều  Im lặng và Nghe

PHAN THIẾT CÓ BẠN TÔI
Thanh Chung

Phan Thiết có bạn tôi
Lâm Cúc ở rừng, Kim Oanh ở biển
Thân nhau như chị em ruột thịt
Hoài Vân và tôi thành “tứ cô nương”

Phan Thiết có bạn tôi
Chiều lãng đãng qua chùa
Thắp hương cầu Phật
Bật cười nghe sư thầy hát
“Em ơi trái đất vẫn tròn…”

Phan Thiết có bạn tôi
Bãi biển đêm bỗng sáng rực đèn trời
Bập bùng ánh lửa
Chú rể – cô dâu nắm tay nhảy múa
Ì ầm cơn mưa

Phan Thiết có bạn tôi
Đêm chẳng thể dài hơn
Mặt trời tỉnh giấc
Tay nắm bàn tay
Âm thầm nước mắt
Thương nhau.

(Tháng 7 năm 2009)

ĐỊA CHỈ XANH ẤN ĐỘ
Hoàng Kim

Tôi lưu lại một ít hình ảnh và ghi chép tôn vinh đất nước con người Ấn Độ, tình bạn và sự hợp tác cao quý Ấn Việt:
CNM365Tình yêu cuộc sống, Địa chỉ xanh Ấn Độ, Minh triết của đức Phật; Tagore Thánh sư Ấn Độ;Giống lạc HL25 Việt Ấn; Học để làm ở Ấn Độ;Thơ dâng theo dấu Tagore; Tĩnh lặng với Osho; Việt Nam con đường xanh; giúp bảo tồn các kỷ niệm đẹp khó phai mờ theo thời gian. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dia-chi-xanh-an-do/

Minh triết của đức Phật

Tôi nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Trong lòng tôi minh triết của đức Phật là triết lý tình yêu cuộc sống.Lời Phật dạy trong tôi lắng đọng 28 khẩu quyết yêu thích mà tôi thật sự tâm đắc.

An nhiên
CNM365

Thả cho nó bay.
Hòa nhã với tất cả
Chọn bạn mà chơi
Tình yêu cuộc sống
Yêu thương và Sống
Không ai có thể đi giúp ta.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.
Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Minh triết trước hết là tự biết mình.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin.

Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại..
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.

Tagore Thánh sư Ấn Độ

 

Rabindranath Tagore, sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861,  mất ngày 7 tháng 8 năm 1941, tại Konkata, Ấn Độlà người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học năm 1913. Tagore không chỉ là nhà thơ và văn hóa lớn Bengal, một triết gia lỗi lạc có đạo đức phẩm hạnh cao quý được Gandhi và  mọi người Ấn Độ gọi là Thánh sư, mà còn là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng vì phong trào giải phóng Ấn Độ, vì con người, vì nhân đạo và hòa bình. Tagore là niềm tự hào của trên 1,2 tỷ người Ấn Độ, là nguồn cảm hứng của hơn 200 triệu người Bengal sống ở Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh cũng như nhiều người trên khắp thế giới. Tagore đã đến Việt Nam. Thơ Tagore đến với bạn đọc người Việt qua các bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Đào Xuân Quý và các dịch giả khác.

 

Tôi yêu mây và sóng Tagore
Hoàng Kim

tỉnh thức với Jana Gaṇa Mana
tôi yêu mây và sóng Tagor.
thích tranh Tagor bút chì tự họa
bài ca thời gian trăng rằm cổ tích

Học để làm ở Ấn Độ

Nghị Khắc NhuICRISAT.1 tháng 4, 2016Hyderabad, Telangana, Ấn Độ viết trên FB: Cây lúa miến hay cây cao lương (tên tiếng Anh là Sorghum), cây này đã đi vào truyền thuyết của người Việt những năm bao cấp đói khát với tên gọi bo bo (Có 1 người rất bự Việt Nam vào năm 1976 đã xưng rằng: “10 năm nữa mỗi người Việt Nam sẽ có 1 xe máy, 1 tivi, 1 tủ lạnh”, nhưng kết quả trong 10 năm đó gạo không có đủ mà ăn bo bo) Trong 1 tháng tập huấn bên Ấn Độ, tôi được họ giới thiệu rất nhiều về cây này, bên cạnh cây Millet (cây kê). Nó được Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho những vùng nhiệt đới bán khô hạn (International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics – ICRISAT) có trụ sở tại Ấn Độ nghiên cứu rất nhiều. Và hầu hết đều là sweet-sorghum, cho mục đích cung cấp thêm nguồn lương thực ngoài cây lúa. Hạt của giống “bo bo” này không đắng như lúc các thế hệ trước của chúng ta ăn. Đây được xem là cây trồng lý tưởng cho vùng Hyderabad, tỉnh Telangana của Ấn Độ, nơi có mùa khô thật sự khắc nghiệt. Viện này có hơn 40 nước và các tổ chức phi chính phủ cung cấp tài chính cho việc nghiên cứu, trong đó có cả Thái Lan và Philippines, nhưng rất tiếc không có Việt Nam. Trong lúc tìm thêm vài hình minh họa (do số lượng hình tự chụp không đủ dùng), mới biết bác Hoàng Kim cũng có làm về cây này.

Tôi đã nhiều lần tới Ấn Độ, tời ICRISAT (Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho những vùng nhiệt đới bán khô hạn International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics, Patancheru, India) với CTCRI (Viện Cây Có Củ Toàn Ấn Central Tuber Crops Research Institute Trivandrum 695017 India) và nhiều nơi. Tôi có nhiều thầy bạn quý thân thiết ở đó. Trãi trên một phần tư thế kỷ, thầy bạn là lộc xuân cuộc đời, nhưng tôi chỉ mới lưu lại được một ít hình ảnh và những ghi chú nhỏ (Notes) ởđây. Nay bình tâm nhớ lại và suy ngẫm.

Bài học quý giá nhất của tôi học được từ đất nước Ấn Độ là triết lý vô ngã. HÃY LÀ CHÍNH MÌNH, HỌC ĐỂ LÀM, HỌC BỞI LÀM (Learning by Doing/ Learning to Doing). Tôi chưa viết được gì về Ấn Độ đất nước và con người, chưa kể được nhiều nhặn gì về đất nước và con người mà tôi nhiều quý trọng. ICRISATở Ấn Độ; Địa chỉ xanh Ấn Độ là phóng sự ảnh, là ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi, đối với các người bạn lớn Ấn Độ và các người bạn nước khác tới ‘chung lưng đấu cật’ cho nông nghiệp ở đất nước Việt Nam.

Dia chi xanh An Do 7

Triết lý vô ngã Learning by Doing là sự hợp tác thân thiện, một bài học thành công. Ảnh Tiến sĩ Wiliam Dar và Tiến sĩ C L Laxmipathi Gowda là Viện Trưởng và Phó Viện Trưởng của Viện ICRISAT Ấn Độ với PGS.TS Nguyễn Văn Bộ với. GS.TS Bùi Chí Bửu là Viện Trưởng và Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), GSTS Nguyễn Hay là Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh với các chuyên gia Quốc tế FAO, IFAD, CIAT, … và Việt Nam tổng kết dự án hợp tác nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011.

Dia chi xanh An Do 4

Ảnh Giáo sư Tiến sĩ S. Edison là Viện Trưởng của Viện Cây Có Củ Toàn Ấn (CTCRI), Phó Tổng Giám đốc của Trung tâm Khoai tây, Khoai lang Quốc tế (CIP) ở Lima, Peru. Ông đã nhiều lần sang thăm Sắn Việt Nam và đã từng cùng vợ chồng thầy Mai Văn Quyền (Van Quyen Mai) với vợ chồng Thứ trưởng Bùi Bá Bổng dự tiệc cưới các con tôi là Hoàng Bá Lộc (Phố Núi Cao) và Hoàng Tố Nguyên tại thành phố Hồ Chí Minh.

Dia chi xanh An Do 2

Giống lạc HL25 Việt Ấn

Giống lạc HL 25, có tên gốc là ICGSE 56, nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Cây trồng vùng Nhiệt đới Bán khô hạn (ICRISAT), được nhập nội theo Chương trình Hệ thống canh tác lúa châu Á.từ IRRI vào Việt Nam năm 1988 Giống thích hợp canh tác cho vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long suốt một thời gian dài. Giống lạc HL25 cho đến nay vẫn là một giống lạc tốt được nông dân nhiều địa phương các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung ưa chuộng.

Giống lạc HL25 được chọn taọ, khảo nghiêm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất, nhân giống, xây dựng mô hình canh tác trồng thuần và trồng xen ngô đậu hiệu quả (Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc, Mai Văn Quyền, Đỗ Thị Dung 1999, 2004). Giống lạc HL25 được công nhận giống tạm thời tại Quyết định số 3493/ QĐ/BNN/KHCN ngày 09/9/1999, công nhận giống chính thức tại Quyết định số 2182/QĐ/ BNN/ KHCN ngày 29/7/2004.

DSCN5768

Những đặc điểm chính: TGST: 90 – 95 ngày. Cao cây: 50 – 60 cm, thuộc nhóm Spanish. Số cành cấp 1: 4 – 5 cành Tổng số quả/cây: 25 – 35 quả.Tỷ lệ trái 3 hạt: 60 – 65%. P 100 hạt: 40 – 45 g. Vỏ trái có gân, mỏ quả thẳng cong, màu hạt trắng hồng. Tỷ lệ nhân 70 – 72 %. Kháng bệnh rỉ sắt, đốm lá trung bình (cấp 4-6). Năng suất đạt 2,0 – 2,5 tấn/ha trong vụ Hè Thu và Thu Đông, đạt 2,5 – 3,5 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè.

Giống lạc HL25 tên gốc là ICGV86015 của nhà chọn giống lạc Shyam Narayan Nigam (chuyên gia hàng đầu của ICRISAT và thế giới về lạc và đậu thực phẩm) có từ rất sớm ở Ấn Độ (1986) nôi của môi trường thân thiện nơi mà người dân (nhổ lạc) và chim muông (con cò) thân thiện bên người . Quá trình dục thành giống lạc ICGV86025 đã được nhập nội theo Chương trình Hệ thống canh tác lúa châu Á.từ IRRI vào Việt Nam năm 1988, thực hiện nghiên cứu và phát triển sản xuất tại mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền và đồng sự 1988-1991), Mô hình trồng xen đậu xanh, lạc, đậu rồng với sắn ở vùng Đông Nam Bộ và vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Hoàng Kim, 1991), Hệ thống cây trồng thích hợp trên đất trồng cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản ở Đông Nam Bộ.(Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc, Võ Văn Tuấn, Đinh Văn Cự, Mai Văn Quyền 1996).Mô hình trồng lạc xen với cao su non.(Hoàng Kim và đồng sự,1997) Chọn tạo và phát triển giống lạc HL25 (Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc, Mai Văn Quyền, Đỗ Thị Dung 1999, 2004). Giống lạc HL25 trong suốt 15 năm (1988-2004) chọn tạo và phát triển sản xuất đã được Việt hóa, tích hợp, tuyển chọn, kế thừa và phát triển so với giống lạc gốc Ấn Độ là ICGV86015

Tiến sĩ Shyam Narayan Nigam rất được tín nhiệm ở ICRISAT Ấn Độ. Ông đóng góp nhiều và rất hiệu quả cho chương trình chọn giống lạc của Ấn Độ, Châu Á, châu Phi và Quốc tế. Ông là bạn nhà nông, đã nhiều lần tới làm việc ở Việt Nam.

Giống lạc HL25 là một giống cây trồng tốt của thời kỳ 1999-2004 nhưng tồn tại khá lâu trong sản xuất mãi đến nay. Niềm vui gặp lại những người bạn tốt khi đã luống tuổi, luôn yêu thương quý trọng nhau, gợi nhớ lại một thời. Nhớ lại và suy ngẫm những bài học lịch sử thấm thía. Khoa học nông nghiệp là khoa học thực tiễn. Những bài học kinh nghiệm cần thành hoa đất, thành phù sa cho cây và bài học cho lớp trẻ. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu thăm mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ. Thầy Đào Thế Tuấn đánh giá cao mô hình trồng xen giống lạc HL25 và đậu rồng với sắn, ngô . mời xem tại Đào Thế Tuấn chân dung người thầyhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/dao-the-tuan-chan-dung-nguoi-thay/

Hoàng Kim học để làm ở Ấn Độ

Học để làm ở Ấn Độ

Khai thác các cây nhiên liêu sinh học chịụ hạn để tăng cơ hội thu nhập cho các nông hộ sản xuất nhỏ ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh (Harnessing water – use efficient bio- energy crops for enhancing livelihood opportunities of smallholder farmers in Asia, Africa and Latin America). Đó là một kinh nghiệm lớn.

Learning to Doing at ICRISAT; Địa chỉ xanh Ấn Độ: Ấn Độ xa mà gần, Giống lạc HL25 Việt Ấn sắn KM419, cao lương ngọt, đậu đỗ thực phẩm, khoai lang, khoai môn, cropsforbiofuel, cassavaviet, love and peace, good teacher and friends, books and flowers, love and life love lắng đọng trong tôi những bài học quý.

Hernan Ceballos (CIAT Colombia), Keith Fahney (CIAT Asia), Nguyễn Văn Bộ, Hoàng Kim (VAAS and Nong Lam University) Rod Lefroy (CIAT Asia), Bernado Ospina (CLAYUCA Colombia), Tian Yinong (Guangxi Subtropical Crops Research Institute). Chúng tôi chung sức trong một dự án nông nghiệp

Dia chi xanh An Do 6

Tiến sĩ C L Laxmipathi Gowda (người thứ ba bên trái qua) là Phó Viện Trưởng của Viện ICRISAT Ấn Độ, ông là trưởng chương trình hợp tác Ấn Việt nghiên cứu phát triển đậu đỗ. Ông đã cùng Shyam Narayan Nigam làm việc nhiều năm với PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, GS Ngô Thế Dân, GS Phan Liêu, GS Phạm Văn Biên, TS Lê Công Nông, TS Ngô Thị Lam Giang, TS Đỗ Thị Dung;… Chương trình IFAD GRANT 974 đã kết nối ICRISAT, CIAT và Việt Nam .

Việt Nam con đường xanh; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Học để làm ở Ấn Độ, bài học lớn trong câu chuyên nhỏ.

Dia chi xanh An Do 8

Cassava for Biofuel in Vietnam. CROPS FOR BIOFUEL This paper to supply the final report for three years (2008-2010) research and development of cassava varieties and new techniques at pilot site selection in Dong Nai, Tay Ninh, Ninh Thuan and Yen Bai province, a production map of cassava for biofuel in Vietnam: opportunities and challenges, and recommendation for next step. See more http://cropsforbiofuel.blogspot.com/2011/04/cassava-for-biofuel-in-vietnam.htm

Học để làm ở Ấn Độ là một kinh nghiệm lớn Đất nước Ấn Độ có những vùng văn hóa đặc sắc như PunjabPoila Baisakh,Bengal,Kerala, … mà sắn Ấn Độ, đất nước dẫn đầu năng suất sắn của toàn thế giới, lại có nhiều ở Kerala và Tamil Nadu.Tôi có được những dịp may khảo sát nông nghiệp từ Nam Ấn đến Bắc Ấn, gặp gỡ nông dân, thưởng thức biểu diễn Yoga, chứng kiến pháp sư Mật tông dạy rắn độc, thăm các di tích lịch sử nổi tiếng, thưởng thức những đêm nhạc và tuyệt phẩm điện ảnh đầy tính văn hóa, sử thi Tôi chưa viết được về Ấn Độ đất nước và con người. Đó là một món nợ tình cảm. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng có nói trong bài “Viết văn là nghề khó nhất” rằng cần phải tích lũy từng ngày, từng tháng, từng năm cho khát vọng thật sự đối với đất nước con người nghề nghiệp và văn chương.


ĐỊA CHỈ XANH ẤN ĐỘ
Green address in India

Hoàng Kim
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dia-chi-xanh-an-do/cùng với C L Laxmipathi Gowda; Shyam Narayan Nigam. Hình ảnh và ghi chép này tôn vinh đất nước con người Ấn Độ, tình bạn và sự hợp tác cao quý Ấn Việt. CNM365Tình yêu cuộc sống, Địa chỉ xanh Ấn Độ, Minh triết của đức Phật; Tagore Thánh sư Ấn Độ;Giống lạc HL25 Việt Ấn; Học để làm ở Ấn Độ; Thơ dâng theo dấu Tagore; Tĩnh lặng với Osho; Phục sinh giữa tối sáng; Việt Nam con đường xanh; giúp bảo tồn các kỷ niệm đẹp.

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Hoàng Kim

Cuối dòng sông là biển
Cuối cuộc tình yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phuc-sinh-giua-toi-sang/

My firiends, Prof. Sheela Mn said:
My grand mother with the 5th generation…
But Innocence same…
My grandmother with my grandchild Neelakantan..
Both…. My blessings.

Hoàng Kim said:
Both…. My blessings.
Greeting from
Hoàng Kim Vietnam
and friends in the World
Congtualation to
Sheela Mn
and grand mother with the 5th generation…
and who all of my life
But Innocence same…
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the World
I remember the American sacred temple
and Indian green address (*)
Cultural beauty
Not only India but also Vietnam
And everywhere in the world
I remember the American sacred temple
and Indian green address
Cultural beauty
Go around your country to understand your homeland!
Go around your country to understand my homeland!
Go around my country to understand my homeland!

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG

Người bạn của tôi Giáo sư Sheela Mn nói:
Mẹ tôi với thế hệ thứ 5 …
Nhưng ngây thơ cũng vậy …
Bà tôi với cháu Neelakantan ..
Cả …. lời chúc của tôi.

Hoàng Kim nói:
Cả …. lời chúc của tôi.
Lời chào từ
Hoàng Kim Việt Nam
và bạn bè khắp thế giới
Chúc mừng Giáo sư
Sheela Mn
và bà ngoại với thế hệ thứ 5 …
và tất cả những người trong cuộc sống của tôi
Nhưng ngây thơ cũng vậy …

Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên thế giới
Tôi nhớ ngôi đền linh thiêng của Mỹ
và địa chỉ xanh của Ấn Độ
Vẻ đẹp văn hóa
Không chỉ Ấn Độ mà cả Việt Nam
Và ở khắp mọi nơi trên thế giới
Tôi nhớ ngôi đền linh thiêng của Mỹ
và địa chỉ xanh Ấn Độ
Vẻ đẹp văn hóa
Đi khắp đất nước của bạn để hiểu quê hương của bạn!
Đi khắp đất nước của bạn để hiểu quê hương của tôi!
Đi khắp đất nước tôi để hiểu quê hương!

Phục sinh giữa tối sáng

Cuối dòng sông là biển
Cuối cuộc tình yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.

xem tiếp...https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dia-chi-xanh-an-do/.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/phuc-sinh-giua-toi-sang/ and (*) Indian green address Địa chỉ xanh Ấn Độ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dia-chi-xanh-an-do/

Số lần xem trang : 19453
Nhập ngày : 08-06-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  Ở hai đầu nỗi nhớ(13-08-2009)

  Tập hợp các bài báo hay về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh bệnh tật(27-07-2009)

  Đến Thái Sơn(26-07-2009)

  Bao giờ cho đến tháng Ba(07-07-2009)

  Bố cũng là người thầy dạy chúng tôi về cách sống(25-06-2009)

  Nước mắt chảy vào trong(06-06-2009)

  Một chiều ngược gió(20-05-2009)

  Triết học và Lịch sử (Hồ Ngọc Đại)(13-05-2009)

  Ngày của Mẹ(13-05-2009)

  Những bài thơ hay về mẹ(13-05-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007