Số lần xem
Đang xem 1129 Toàn hệ thống 4262 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Tôi may mắn đã tới Rio de Janeiro thành phố giữa núi và biển, một danh thắng của bảy kỳ quan thế giới mới nổi tiếng xinh đẹp tại Brazil; Nơi đó có EMBRAPA một trung tâm khoa học nông nghiêp tuyệt vời, và tôi được tặng cuốn sách quý “Đất đai và thức ăn 500 năm nông nghiệp Brazil’ (Land and Food 500 years of Agriculture in Brazil), giúp các chỉ dấu quan trọng để đi tới. Ở Rio, tôi được đọc kiệt tác “O Alquimista” của Paulo Coelho, cuốn sách bán chạy chỉ sau kinh Thánh, mang thông điệp nhân văn “Hãy sống trọn vẹn ước mơ của mình!” tiếng nói yêu thương con người và khai mở tâm linh vũ trụ. Đời người thật hạnh phúc và may mắn khi gặp được kiệt tác của tâm hồn để lòng ta sâu lắng và tỉnh lặng hơn.
“Vui đi dưới mặt trời” là bài thơ tôi viết tặng em ngày mới:
VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim
Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa
Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.
Rio thành phố giữa núi và biển
Trong tháng 5 và tháng 6 năm 2003, tôi được khảo sát một số nước trọng điểm sắn ở châu Phi và châu Mỹ, trong đó có Brazil và Colombia. Dịp này, tôi được làm việc với nhiều người bạn tốt tại EMBRAPA (Empresa Brasileira de Pesquisa Agropecuária) – CNPMF, Brazil và được chiêm ngưỡng Rio de Janeiro thành phố núi và biển, Di sản thế giới UNESCO, một trong bảy kỳ quan thế giới mới nổi tiếng xinh đẹp và quyến rũ.
Hội thảo sắn CIAT ở Colombia “Phát triển của một giao thức cho các thế hệ sắn đơn bội kép và sử dụng chúng trong chọn giống” (The Development of a Protocol for the Generation of Cassava Doubled-Haploids and their Use in Breeding) đã giúp tôi dịp may này.
Rio de Janeiro thành phố đẹp giữa núi và biển được khám phá lần đầu tiên ngày 1 tháng 1 năm 1502 do một đoàn thám hiểm của Bồ Đào Nha trở thành những người châu Âu tìm đến vùng đất mới Rio, nay là thành phố Rio de Janeiro tại Brasil, Di sản thế giới được công nhận bởi UNESCO, một trong bảy kỳ quan thế giới mới.
Tượng Chúa Cứu Thế tại Rio de Janeiro của Brasil đã cùng với Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc), Đấu trường La Mã (Ý), Chichén Itzá (México) , Machu Picchu (Peru), Petra (Jordan), Taj Mahal (Ấn Độ) , làm thành bảy kiệt tác kiến trúc nghệ thuật mới của văn minh nhân loại do mạng lưới toàn cầu bình chọn, bên cạnh Bảy kỳ quan thế giới cổ đại .
Rio de Janeiro là thành phố ở phía nam của Brasil với diện tích 1260 km² và dân số 5.613.000 người nhưng toàn vùng đô thị Rio de Janeiro có dân số lên đến 11.620.000 người. Rio đã từng là thủ đô của Brasil giai đoạn 1763-1960 và thuộc Đế quốc Bồ Đào Nha từ 1808-1821.Thành phố này từng là thủ đô của Brazil cho đến năm 1960, khi Brasilia được chọn làm thủ đô.
Thành phố này từng là thủ đô của Brazil cho đến năm 1960, khi Brasilia được chọn làm thủ đô. Thành phố kỳ diệu này nổi tiếng với phong cảnh tự nhiên, nhạc samba và các lễ hội carnival, các loại hình âm nhạc khác và các bãi biển. Sân bay quốc tế Galeão – Antônio Carlos Jobim kết nối Rio de Janeiro với nhiều chuyến bay và các thành phố khắp trên thế giới và các tuyến điểm của Brasil.
Thành phố Rio de Janeiro có nhiệt độ ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm của biển dao động từ 22 °C trong giai đoạn tháng 7-10 đến 26 °C trong tháng 2 và tháng 3.[12].. Do vị trí địa lý gần biển, gió thay đổi hướng thường xuyên, nên thành phố thường hứng các đợt lạnh từ Nam Cực vào mùa thu và mùa đông. Hầu hết mùa hè thường có mưa rào gây lũ và lở đất. Các vùng núi có lượng mưa lớn hơn vì núi chắn luồng gió ẩm thổi đến từ Đại Tây Dương.
Rio thuộc vùng khí hậu savan nhiệt đới rất gần với ranh giới khí hậu nhiệt đới gió mùa và thường đặc trưng bởi mùa mưa kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. nhiệt độ mùa hè trên 27 °C rất giống điều kiện mùa hè Nam Bộ, Việt Nam.
Thành phố Rio de Janeiro được mệnh danh là thành phố giữa núi và biển với đỉnh núi Corcovado (với bức tượng chúa Kitô nổi tiếng), những thắng cảnh trên các ngọn đồi xung quanh vịnh Guanabara, những bãi biển tuyệt đẹp cát trắng trải dài, thảm thực vật của Vườn quốc gia Tijuca và Vườn bách thảo, .. tất cả tạo ra một sự hài hòa giữa một đô thị đông dân cư, góp phần cho phong cảnh văn hóa sống ngoài trời của thành phố.
Với những giá trị văn hóa, các công trình kiến trúc hài hòa với núi và biển, UNESCO đã công nhận Rio de Janeiro là di sản thế giới vào năm 2012 với quần thế kiến trúc bao gồm: Tượng chúa cứu thế, Vườn quốc gia Tijuca, vịnh Guanabara, Rừng Tijuca và núi Corcovado, với các công trình ở các ngọn đồi dọc bờ biển quanh vịnh, Vườn bách thảo, công viên văn hóa của thành phố.
Tượng chúa Giê-su cứu thế tại Rio de Janeiro, Brasil cao 30 mét, không kể bệ cao 8 mét, và sải tay của tượng là 28 mét.Tượng nặng 635 tấn, và nằm trên đỉnh của núi Corcovado cao 700 mét thuộc công viên quốc gia rừng Tijuca trông về phía thành phố. Tượng được làm từ bê tông cốt thép và đá biến chất steatit, và được xây dựng từ năm 1922 đến năm 1931. Tượng là một phù hiệu của Cơ Đốc giáo Brasil, trở thành một hình tượng văn hóa của cả thành phố Rio de Janeiro và quốc gia Brasil.
Thực tế những ngày tôi được sống ở đây giữa bầu không khí của những người bạn khoa học thật dễ chịu và các chuyến rong ruổi khảo sát sắn trên nước bạn, thật là trên cả tuyệt vời nên tôi thấy đất nước Brazil thật thân thiết và mến khách. EMBRAPA trung tâm khoa học nông nghiêp là một bài học thực tiễn sâu sắc đối với tôi.
Tôi chỉ mới phác thảo câu chuyện “500 năm nông nghiệp Brazil” mà chưa viết được câu chuyện “500 năm nông nghiệp Việt Nam” kể từ năm 1500 chặng đường đầu tiên hành trình xuôi phương Nam của dân tộc Việt cũng là lúc khai mở vùng đất mới Brazil.
Câu chuyện “500 năm nông nghiệp Việt Nam” với tôi là một khát khao xanh vươn tới.
Hồi giáo với trên 1,57 tỷ tín đồ chiếm một phần tư dân số toàn thế giới , đứng thứ hai chỉ sau Kito giáo. Cộng đồng Hồi giáo có 25% tại Nam Á, 20% ở Trung Đông, 15% ở Châu Phi, và 13% ở Indonesia. Người theo đạo Hồi cũng có ở châu Âu, Trung Quốc, Nga và châu Mỹ nhưng tỷ lệ thấp hơn. Đạo Hồi chủ yếu có 2 dòng Sunni (75–90%) và Shia (20-10%). Nhà tiên tri Muhammad, sinh ngày 2 tháng 5, sống vào khoảng năm 570 – 632, được những tín đồ Hồi giáo Islam toàn cầu gọi là “sứ giả của Thượng Đế” và tin là vị ngôn sứ Allah cuối cùng mà Thiên Chúa gửi xuống để dẫn dắt nhân loại.
Tôi tóm tắt câu chuyện ‘Hồi giáo và nhà tiên tri Muhammad’ giữa hai vùng tối sáng. Mời bạn xem video Prophet Muhammad (PBUH) Complete life story in English của BBC dưới đây để hiểu thêm về nhà tiên tri Muhammad. Dường như cõi nhân gian bé tí sự hiểu biết đúng không dễ vì nhiều lăng kính và ảo ảnh khúc xạ khác nhau làm cho ta ngộ nhận lầm tưởng. Sự khôn ngoan là bớt nói hồ đồ và biết lắng nghe. Nhà tiên tri Muhammad nói với chúng ta rằng ông chỉ là một người bình thường được may mắn làm sứ giả của Thượng đế để tiếp nhận và trao lại cho con người lời nhắn đó mà hậu thế gọi là Kinh Qu’ran
Tôi trong quá trình sang Trung Đông, đến với châu Phi, Âu Mỹ và Ấn Độ, đã được tiếp xúc với nhiều nguồn văn hóa, mới thấm hiểu tự do và cực đoan, thông suốt và vướng mắc, vô thần và đức tin, quả trứng nở ra con gà hay con gà đẻ ra quả trứng. Hành trình triết học là một chuỗi chiêm nghiệm để tìm về tự thân và hiểu biết minh triết Tôi đã chuyên chú học và viết CNM365 suốt trên 7 năm qua (2012-2019) cùng sự liên hệ mật thiết với Wikipedia, để đúc kết thông tin này cho mình và hiến tặng bạn đọc. Mời bạn tìm hiểu chi tiết tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mohamet-va-dao-hoi/
“Ấn tượng Obama” là câu chuyện cũ mà tôi muốn nhắc lại lời khuyên của ông là nên “tôn trọng mọi tín ngưỡng”. Obama vững tin vào tương lai của nước Mỹ nhưng với linh cảm mà tầm nhìn ông đã thấy trước một bức tranh tối sáng đan xen của tương lai thế giới đầy lo âu hơn.Tôi nhớ lại thông điệp sau cùng của Obama cuối năm 2016:“Tôi muốn kết luận lại bài diễn văn của mình bằng cách nói rằng tôi thừa nhận lịch sử đang kể một câu chuyện rất khác câu chuyện tôi nói ngày hôm nay. Chúng ta đã chọn một cái nhìn lịch sử đen tối hơn và đầy hoài nghi hơn. (Let me conclude by saying that I recognize history tells a different story than the one that I’ve talked about here today. There’s a much darker and more cynical view of history that we can adopt).
Một phần trong bức tranh thế giới hôm nay.là Hồi giáo và nhà tiên tri Muhammad..
HỒI GIÁO
Sự ra đời Đạo Hồi có từ thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, do nhà tiên tri Muhammad là vị sứ giả Thượng đế nhận được mặc khải cuối cùng Kinh Koran của Allah Đấng Tối Cao, truyền cho con người qua thiên thần Jibrael. Islam nghĩa gốc Hồi giáo là “vâng mệnh, quy phục Thượng Đế” và Muslim trong tiếng Ả Rập là chỉ người theo đạo Islam.
Xuất xứ Hồi giáo từ dân tộc Hồi Hột là một nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc Dân tộc Hồi Hột lãnh thổ lúc rộng lớn nhất vào khoảng năm 616 đến 840, vùng phân bố kéo dài từ đông Mãn Châu đến tây Trung Á. Tài liệu xưa nhất dùng danh từ “Hồi Hột” là Liêu Sử soạn vào thế kỷ 12. Dân tộc Hồi Hột đã giúp nhà Đường dẹp loạn An Lộc Sơn. Đến thời Nguyên (1260 – 1368), dân tộc Hồi Hột chuyển đổi thành “người Hồi” để chỉ người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào. Đến thời Minh (1368 – 1644), cụm từ “người Hồi” dần đổi nghĩa để chỉ những người theo đạo Islam. Tại Trung Quốc từ thời Nguyên, đã có cụm từ “Đại Thực giáo”, “đạo A-lạp-bá”, “Thanh Chân giáo” trong nhiều từ điển tiếng Hán và dùng phổ biến tại các thánh đường Islam quán ăn, nhà ăn. Ngày nay tại Trung Quốc người ta cũng thường gọi Islam theo phiên âm là Y Tư Lan giáo. Ở Việt Nam người dân quen dùng từ Hồi giáo hoặc Đạo Hồi.
Giáo lý căn bản của Hồi giáo tại duy nhất một quyển kinh Koran, gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi giáo, kinh Koran là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng. Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam qua Noah, Abraham, Moise, đến Jesus. Người Hồi giáo cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự “lệch lạc” do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur’an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai cuốn kinh sách nói trên. Người Hồi giáo cũng kính trọng đức Jesus là một sứ giả rất được kính mến của Allah, nhưng họ không tin Jesus là con của Thiên Chúa mà Jesus chỉ là một con người, một sứ giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có con, như Kinh Koran đã phán “Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề có người bạn đường? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật.” (trích 6:101). Người Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eva không là nguồn gốc tội lỗi của loài người. Không một ai có quyền rửa tội cho một ai khác, ngoại trừ Allah. Sự khác nhau giữa Kinh Cựu Ước, Kinh Tân Ước và Kinh Koran căn bản như sau: Kinh Cựu Ước: ‘Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình’ (sách Sáng Thế 1:27). Kinh Tân Ước: ‘Ta và Cha ta là một’ (Tân Ước Gioan 10:30). Kinh Koran: ‘Ngài là Đấng Duy Nhất. Allah Đấng Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài. Không một ai đồng đẳng với Ngài’. (Kinh Koran 112: 1-4).
Đạo Hồi kinh Koran liệt kê mười điều tâm nguyện
Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
Tôn trọng quyền của người khác.
Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
Cấm ngoại tình.
Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
Hãy cư xử công bằng với mọi người.
Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
Hãy khiêm tốn
(*) Hai trường hợp đặc biệt được giết người mà không bị trọng tội là:
1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.
2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.
Năm trụ cột căn bản của đạo Hồi
1) Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài
2) Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối.
3) Bố thí.
4) Nhịn chay tháng Ramadan.
5) Hành hương về Mecca.
Tín đồ Hồi giáo có chín luật lệ
1) Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
2) Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật ô uế.
3) Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
4) Nghiêm cấm cờ bạc.
5) Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
6) Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).
7) Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
8) Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
9) Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng
Đạo thường hằng trong vũ trụ. Theo quan điểm Hồi giáo, đạo của họ là đạo thường hằng trong vũ trụ, do Thượng Đế tạo ra, và vì Thượng Đế vốn bất sinh bất diệt nên đạo của Ngài cũng bất sinh bất diệt; còn Muhammad đơn thuần chỉ là một người “thuật nhi bất tác”, thuật lại cho mọi người những mặc khải của Thượng Đế mà thôi.
Con người đầu tiên Adam do Thượng Đế tạo ra là tín đồ Hồi giáo đầu tiên, và thuở hồng hoang, khắp đất trời là một vương quốc Hồi giáo. Không chỉ người mà thôi, mà tất cả muông thú, cỏ cây đều tuân theo Hồi giáo cả. Adam và loài người được kiến tạo là để thay mặt Thượng Đế cai quản các loài thảo cầm ở nhân gian. Do đẳng cấp của loài người cao và tự do ý chí nên dẫn đến lầm lạc rời bỏ Thượng Đế, và xa dần chính đạo. Khi Adam, con người đầu tiên lìa trần, con cháu ông thiếu sự chỉ dạy nên lầm lạc đi vào đường tối.
Vì vậy Thượng Đế đã gửi xuống nhân gian những vị Thiên Sứ để nhắc lại Thiên Đạo, đưa loài người về đúng nẻo ngay. Trước Muhammad, đã có nhiều nhà tiên tri giảng lời mặc khải ở trần thế, trong đó có Noah, Abraham, Moses, David và Jesus … Tuy nhiên, do loài người chưa tỉnh ngộ và do sự tự cao, tự đại của con người, mà không theo chính đạo.
Muhammad là vị Thiên Sứ hoàn hảo nhất và là vị Thiên Sứ cuối cùng. Bất cứ ai dám xưng Thiên Sứ sau Muhammad đều là kẻ tà giáo. Abraham (Ibrohim) cử xuống cho Do Thái Giáo và Giêsu (Ysa) cử xuống cho Kitô giáo, đều có vị trí Thiên Sứ trong Hồi giáo. Đấng Toàn Năng Allah mà ba tôn giáo này thờ phượng chỉ là một. Người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo cũng được tín đồ Hồi giáo tương đối coi trọng và gọi là Giáo Dân Thánh Thư (People of The Book). Kinh Thánh cũng là sách thiêng trong Hồi giáo, nhưng Kinh Koran là đầy đủ và hoàn thiện nhất.
NHÀ TIÊN TRI MUHAMMAD
Muhammad được sinh vào khoảng năm 570 tại Mecca (Makkah) và qua đời ngày 8 tháng 6 năm 632 tại Medina (Madinah). Hai thành phố Mecca và Medina thuộc về miền tây của Ả Rập Saudi ngày nay. Muhammad có nghĩa là “người được ca ngợi” trong tiếng Ả Rập. Tín đồ Islam khắp mọi nơi thế giới thường gọi ông là Nabi (al-nabi,النبي) “sứ giả (của Thượng Đế)”, Rasul-Allah (رسول الله ) hoặc Rasul có nghĩa là “thiên sứ của Thượng Đế”.
Một số tự điển lớn Anh Pháp dùng định nghĩa Prophet/Prophète “Sứ giả của Thiên Chúa” và giải nghĩa thêm “Muhammad, người lập ra đạo Islam”. Các tín đồ Hồi giáo thường chúc tụng tiếng Anh là “Sall- Allahu alayhi wa salam” Peace and Benediction Upon Him”, viết tắt là PBUH, hoặc tiếng Pháp là “Paix et Bénédiction Sur Lui”, viết tắt là PBSL, tiếng Việt là ‘Cầu xin Allah ban ân phước và sự bình an cho ngài’, viết tắt là “(saw)” hay “(saas)”. Trong bản dịch tác phẩm văn học truyện Nghìn lẻ một đêm sang tiếng Việt và trên báo chí, ngôn ngữ tiếng Việt thông dụng thì nhà tiên tri Muhammad thường được gọi là Đấng tiên tri, Thánh Mô-ha-met hoặc Giáo chủ Mô-ha-met.
Nhà tiên tri Muhammad sinh ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập năm “Con Voi”. Năm ấy thống đốc vùng Yemen vào chiếm Mecca, trong đoàn quân có con voi chiến rất to, nên người ta gọi là năm Con Voi mà theo các sử gia ngày nay khoảng năm 569 – 571, số đông coi là năm 570. Thánh Muhammad là con đầu lòng của ông Abd-Allah và bà Aminah. Người Trung Đông và Ấn-Âu vốn có truyền thống lấy tên những người mình quý mến đặt cho con, nên tên thánh Muhammad rất thông dụng ngày nay.
Nhà tiên tri Muhammad không được biết mặt cha vì cha ông đã mất trên chuyến đi buôn xa vài tuần trước khi ông ra đời. Mẹ con ông từ đó được ông nội ông cấp dưỡng. Mẹ ông là người có học vấn và có sáng tác một số bài thơ, vẫn còn giữ được đến ngày nay. Tiếc thay, bà qua đời một cách đột ngột lúc ông lên sáu. Ông được ông nội rước về nuôi. Ông nội ông tuổi đã cao, nên ông cũng chỉ ở được với ông hai năm, sau đó được nuôi nấng và dạy dỗ bởi người bác là Abu Talib là người thừa kế chức quản lý đền Al Haram.
Nhà tiên tri Muhammad lớn lên có tiếng là người đẹp trai và hào hiệp. Ông rất trọng tín nghĩa lại gia nhập nhóm nghĩa hiệp ở Mecca nhiều lần bênh vực những người cô quả bị cường hào ác bá ức hiếp nên được tặng ngoại hiệu là Al-Amin (người đáng tin cậy). Ông theo nghề buôn bán và không biết đọc biết viết như số đông người Mecca thời bấy giờ. Gặp năm đói kém, kinh tế thành Mecca bị suy thoái. Bác ông, ông Abu Talib mới đề nghị ông làm việc cho một goá phụ giàu có là bà Khadija, để quản lý cho bà các chuyến buôn hàng đường xa. Sau một thời gian làm việc cho bà Khadija, ông thành hôn với bà năm ông 25 tuổi. Phần nhiều các tài liệu nói rằng lúc ấy bà Khadija tuổi đã 40, nhưng theo sách của Baladhuri thì lúc ấy bà chỉ mới 28. Tất cả tài liệu đều nói rằng sau đó hai người sống với nhau hạnh phúc đến lúc bà Khadija qua đời, khoảng 24 năm sau. Bà Khadija trong khoảng 10 năm tiếp theo, đã sinh cho ông 7 người con, 3 trai 4 gái. Bé trai đầu tên là Qasim chỉ nuôi được đến lúc vừa mới biết đi. Những người sau mới nuôi được đến lúc trưởng thành, nổi tiếng nhất là con gái út, tên là Fatima.
Nhà tiên tri Muhammad lúc tuổi gần 40, khi cuộc sống đã tạm an ổn, thường hay đến động Hira núi Ánh Sáng ở ngoại ô Mecca tu khổ hạnh theo lối tham thiền nhập định. Nhiều khi ông ở đấy mấy ngày liền và vợ ông phải cho người mang nước uống và thức ăn đến cho ông. Lúc ông 40 tuổi, vào một đêm cuối tháng 9 âm lịch Ả Rập (tháng Ramadan), tại động Hira, ông kể rằng ông chợt thấy một vầng sáng lạ hiện ra và nói “Ta là thiên thần Gabriel, được Thiên Chúa phái đến đây để báo cho anh được biết, anh được chọn làm sứ giả của Ngài”. Thiên thần dạy ông tẩy rửa theo nghi thức, và sau đó đưa cho ông một tấm lụa dài có thêu chữ bảo ông đọc. Ông trả lời rằng: Tôi không biết đọc. Thiên thần mới ôm siết lấy ông và nói: “Hãy đọc, nhân danh Chúa của ngươi, Đấng đã tạo ngươi từ một hòn máu đặc…” Ông đọc theo sau đó.
Động đá Hira ở Mecca là nơi mà thánh Muhammad đã nhận được kinh Koran theo các học giả Islam. Thiên thần Gabriel sau lần gặp đầu tiên đã tiếp tục đến với nhà tiên tri Muhammad nhiều lần với những điềm lành, và tiếp tục mang đến thêm những lời kinh bảo ông học thuộc. Những lời kinh Koran ấy có thứ tự trình bày ngược với thứ tự thời gian mà thiên thần Gabriel mang đến. Câu đầu của Koran, “Hãy đọc, nhân danh Chúa của ngươi…” sau trở thành câu 1 của chương 96.
Nhà tiên tri Muhammad sau đó bắt đầu truyền đạo Islam. Những giáo lý cơ bản như đã được tóm tắt ở phần trên. Người tín đồ đầu tiên là vợ ông, bà Khadija. Kế đến là người nô lệ vừa được ông trả tự do tên là Zaid. Rồi ông làm một buổi tiệc mời thân bằng quyến thuộc đến nhà, và giới thiệu về Islam. Sau buổi tiệc đó, con của ông Abu Talib, tuyên bố theo đạo. Kế đến là người bạn chí thân của ông, ông Abu Bakar, một doanh nhân giàu có, cũng tuyên bố theo đạo và lập tức trả tự do ngay cho 8 người nô lệ của ông. Ông cũng truyền đạo rất tích cực và ông Othman rể của nhà tiên tri Muhammad cũng thuận theo.
Khoảng năm 613, một hôm, theo tập quán cổ truyền khi có việc hệ trọng, nhà tiên tri Muhammad đã kêu gọi mọi người quy tụ trên đồi Safa ở Mecca. Ông bắt đầu bằng câu hỏi: Mọi người có tin không nếu tôi nói rằng phía sau ngọn đồi này đang có một đoàn quân đang hạ trại để chuẩn bị tấn công chúng ta ?. Người ta trả lời rằng: Ông chưa hề nói dối, dĩ nhiên ông nói gì ai cũng sẽ tin. Ông mới bắt đầu rằng: Thiên Chúa đã sai phái tôi đến cảnh cáo mọi người, và ai không nghe tôi hãy coi chừng cơn thịnh nộ của Ngài. và tiếp tục bài giảng. Từ đó, ông thường xuyên giảng đạo trước công chúng.
Quả như lời ông tiên tri, vì giáo điều Islam ngược lại với tín ngưỡng và lợi tức kinh tế của thành Mecca giảm sút sự dâng hương cúng tế nên một số người của dòng Qureysh bắt đầu có phản ứng mạnh để ngăn chống sự phát triển của Islam. Họ thương lượng và tìm nhiều biện pháp để ông chấm dứt truyền đạo. Họ châm biếm, chế nhạo, chửi rủa và ném đá khi ông gảng đạo. Họ chặn các bộ lạc từ xa đến hành hương và dặn đừng đến nghe ông. Đối với những người từ xa đến Mecca làm việc, thường là nô lệ thì họ dùng những cực hình dã man để bức bách bỏ đạo.
Năm 615, do sự bách hại đó, nên khoảng 101 tín đồ Islam, trong đó có 18 phụ nữ, dẫn đầu bởi ông Othman là rể của nhà tiên tri Muhammad đã buộc phải trốn khỏi Mecca và đi tị nạn ở Abyssinia. Ông Othman vào yết kiến vị hoàng đế xứ này và được chấp thuận tị nạn. Phe bảo thủ Mecca cho người đến Abyssinia đòi, nhưng bị khước từ.
Năm 619, ông Abu Talib, người đã nuôi nấng nhà tiên tri Muhammad từ lúc còn thơ, và là người đã cương quyết bảo vệ ông trước phe bảo thủ qua đời lúc ông đã hơn 80 tuổi. Vài hôm sau lại đến lượt bà Khadija từ trần. Năm ấy việc truyền đạo gặp nhiều khó khăn vì lúc bấy giờ quyền quản lý đền Al Haram được về tay ông Abu Lahab, một trong hai người chống đối nhất của ông.
Năm 620, một hôm, thánh Muhammad kể lại với tín đồ và công chúng rằng đêm qua thiên thần Gabriel đã rước ông đi Jerusalem. Tại Jerusalem ông đã cầu nguyện nơi ngôi đền mà xưa kia thánh vương Solomon đã dựng lên lần đầu tiên. Sau đó ông cưỡi con thiên mã lên các tầng trời, được gặp các thánh đời trước như tổ Adam, Chúa Giê-Su, thánh Moses và thánh Abraham rồi được vào bái kiến Thiên Chúa . Dịp này, ông đã nhận được lệnh là các tín đồ Islam phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày.
Tín đồ lắm người hoang mang ngờ vực, không biết còn nên tiếp tục tin ở ông hay không. Nhưng những điều lạ mà ông tiên tri cho đoàn khách thương được xác nhận khi về đến Mecca đã làm cho sự cầu nguyện mỗi ngày 5 lần trở thành giáo điều căn bản của Islam. Ngày nay, tại các xứ Islam, mỗi năm ngày 27 tháng 7 âm lịch Ả Rập là ngày nghỉ lễ để kỷ niệm chuyến đi lên thượng giới của ông, gọi là chuyến đi Miraj. Tại các đền chùa, người ta cầu nguyện suốt đêm.
Khoảng năm 620 có vài người Yathrib theo đạo, trở về truyền giảng được thành công lớn. Năm 621, tại đồi Aqaba ở Mecca, thánh Muhammad lần lượt gặp hai phái đoàn người Yathrib. Thành phố Yathrib nằm cách Mecca khoảng 450 km về phía bắc. Tại đây, hai nhóm người này đã thề trung thành với đạo và với ông. Họ cũng sẵn sàng đón tiếp những người bị bức hại ở Mecca và mời ông sang thành phố nơi họ cư trú. Sau hai cuộc hội thề này, nhiều tín đồ Islam ở Mecca dần dần trốn sang Yathrib. Thấy vậy, phe bảo thủ của tộc Qureysh lại nhóm họp và tìm ra một ý kiến mới: mỗi chi của tộc Qureysh sẽ cử ra một thanh niên, đứng canh trước cửa của nhà Muhammad, chờ ông bước ra thì đồng loạt xông đến hạ sát ông, và như vậy những ai muốn báo thù cho ông sẽ không thể nào hướng sự trả thù đến tất cả các chi trong bộ tộc. Nhà tiên tri Muhammad đã thoát được cạm bẫy này. Ông cùng ông Abu Bakar trốn ra khỏi Mecca, và sau mấy tháng vừa đi vừa ẩn trú, họ đến được Yathrib.
Nhà tiên tri Muhammad tại Yathrib đã được các tín đồ cũ mới đón tiếp nồng nhiệt và trở thành lãnh tụ của đa số dân thành phố này, nơi mà thời gian sau được đổi tên là “Thành Phố của vị Sứ Giả”gọi tắt là Medina. Việc đầu tiên ông làm ở đây là khởi công xây một thánh đường đơn sơ và giảng đạo trước công chúng vào buổi trưa thứ sáu hàng tuần. Ông cũng quy định khi cầu nguyện, hãy hướng mặt về Ngôi Đền Thiêng ở Mecca. Những người rời bỏ Mecca ít nhất 186 gia đình và khoảng 1500 tín đồ được người tiếp trợ cho tá túc và giúp kế sinh nhai. Medina lúc bấy giờ có hai bộ lạc Ả Rập và một thiểu số Do Thái với ba bộ lạc chính. Các bộ lạc này vừa trải qua mấy năm chiến tranh với nhau. Nhà tiên tri Muhammad họp các bộ lạc ấy lại, soạn một bản hiến pháp, và định quy chế thành bang cho Medina. Bản hiến pháp này gồm có 47 điều khoản, và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng châu Âu.
Nhà tiên tri Muhammad di cư từ Mecca đến Medina cùng với Abu Bakr năm 622. Năm này về sau (vào năm 638) được Umar lấy làm năm khởi đầu kỷ nguyên của cộng đồng Islam, gọi là kỷ nguyên Hijri (viết tắt là AH, Hijri nghĩa là Cuộc Di Cư), hay chính là năm đầu tiên của lịch Hồi giáo. Sau đó một thời gian, luật nhịn chay tháng Ramadan được ban ra, và được coi là một sự giảm nhẹ so với luật ban xuống thời trước (Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo nguyên thủy phải nhịn 40 ngày, thay vì 30 ngày). Luật Zakat (đóng góp an sinh xã hội, lấy từ 2,5% lợi tức đã trừ những chi tiêu căn bản), phân biệt với sự khuyến khích bố thí đã có từ trước, cũng được ban ra khoảng thời gian này.
Phe bảo thủ Mecca bằng mọi cách và thủ đoạn thuyết phục người Medina tuyệt giao với nhà tiên tri Muhammad và các tín đồ đến từ Mecca. Họ cũng liên lạc, bí mật hoặc công khai với các bộ lạc ở Medina và các vùng lân cận, để cấm vận kinh tế hay để có nội ứng cho cuộc tấn công về sau. Tín đồ Islam từ Mecca vẫn tiếp tục rải rác trốn đi Medina. Phe bảo thủ cũng cho người trà trộn trong những người này để hành thích ông, nhưng khi thích khách đến gần thì nhà t
Tôi may mắn đã tới Rio de Janeiro thành phố giữa núi và biển, một danh thắng của bảy kỳ quan thế giới mới nổi tiếng xinh đẹp tại Brazil; Nơi đó có EMBRAPA một trung tâm khoa học nông nghiêp tuyệt vời, và tôi được tặng cuốn sách quý “Đất đai và thức ăn 500 năm nông nghiệp Brazil’ (Land and Food 500 years of Agriculture in Brazil), giúp các chỉ dấu quan trọng để đi tới. Ở Rio, tôi được đọc kiệt tác “O Alquimista” của Paulo Coelho, cuốn sách bán chạy chỉ sau kinh Thánh, mang thông điệp nhân văn “Hãy sống trọn vẹn ước mơ của mình!” tiếng nói yêu thương con người và khai mở tâm linh vũ trụ. Đời người thật hạnh phúc và may mắn khi gặp được kiệt tác của tâm hồn để lòng ta sâu lắng và tỉnh lặng hơn.
“Vui đi dưới mặt trời” là bài thơ tôi viết tặng em ngày mới:
VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim
Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa
Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.
Rio thành phố giữa núi và biển
Trong tháng 5 và tháng 6 năm 2003, tôi được khảo sát một số nước trọng điểm sắn ở châu Phi và châu Mỹ, trong đó có Brazil và Colombia. Dịp này, tôi được làm việc với nhiều người bạn tốt tại EMBRAPA (Empresa Brasileira de Pesquisa Agropecuária) – CNPMF, Brazil và được chiêm ngưỡng Rio de Janeiro thành phố núi và biển, Di sản thế giới UNESCO, một trong bảy kỳ quan thế giới mới nổi tiếng xinh đẹp và quyến rũ.
Hội thảo sắn CIAT ở Colombia “Phát triển của một giao thức cho các thế hệ sắn đơn bội kép và sử dụng chúng trong chọn giống” (The Development of a Protocol for the Generation of Cassava Doubled-Haploids and their Use in Breeding) đã giúp tôi dịp may này.
Rio de Janeiro thành phố đẹp giữa núi và biển được khám phá lần đầu tiên ngày 1 tháng 1 năm 1502 do một đoàn thám hiểm của Bồ Đào Nha trở thành những người châu Âu tìm đến vùng đất mới Rio, nay là thành phố Rio de Janeiro tại Brasil, Di sản thế giới được công nhận bởi UNESCO, một trong bảy kỳ quan thế giới mới.
Tượng Chúa Cứu Thế tại Rio de Janeiro của Brasil đã cùng với Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc), Đấu trường La Mã (Ý), Chichén Itzá (México) , Machu Picchu (Peru), Petra (Jordan), Taj Mahal (Ấn Độ) , làm thành bảy kiệt tác kiến trúc nghệ thuật mới của văn minh nhân loại do mạng lưới toàn cầu bình chọn, bên cạnh Bảy kỳ quan thế giới cổ đại .
Rio de Janeiro là thành phố ở phía nam của Brasil với diện tích 1260 km² và dân số 5.613.000 người nhưng toàn vùng đô thị Rio de Janeiro có dân số lên đến 11.620.000 người. Rio đã từng là thủ đô của Brasil giai đoạn 1763-1960 và thuộc Đế quốc Bồ Đào Nha từ 1808-1821.Thành phố này từng là thủ đô của Brazil cho đến năm 1960, khi Brasilia được chọn làm thủ đô.
Thành phố này từng là thủ đô của Brazil cho đến năm 1960, khi Brasilia được chọn làm thủ đô. Thành phố kỳ diệu này nổi tiếng với phong cảnh tự nhiên, nhạc samba và các lễ hội carnival, các loại hình âm nhạc khác và các bãi biển. Sân bay quốc tế Galeão – Antônio Carlos Jobim kết nối Rio de Janeiro với nhiều chuyến bay và các thành phố khắp trên thế giới và các tuyến điểm của Brasil.
Thành phố Rio de Janeiro có nhiệt độ ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm của biển dao động từ 22 °C trong giai đoạn tháng 7-10 đến 26 °C trong tháng 2 và tháng 3.[12].. Do vị trí địa lý gần biển, gió thay đổi hướng thường xuyên, nên thành phố thường hứng các đợt lạnh từ Nam Cực vào mùa thu và mùa đông. Hầu hết mùa hè thường có mưa rào gây lũ và lở đất. Các vùng núi có lượng mưa lớn hơn vì núi chắn luồng gió ẩm thổi đến từ Đại Tây Dương.
Rio thuộc vùng khí hậu savan nhiệt đới rất gần với ranh giới khí hậu nhiệt đới gió mùa và thường đặc trưng bởi mùa mưa kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. nhiệt độ mùa hè trên 27 °C rất giống điều kiện mùa hè Nam Bộ, Việt Nam.
Thành phố Rio de Janeiro được mệnh danh là thành phố giữa núi và biển với đỉnh núi Corcovado (với bức tượng chúa Kitô nổi tiếng), những thắng cảnh trên các ngọn đồi xung quanh vịnh Guanabara, những bãi biển tuyệt đẹp cát trắng trải dài, thảm thực vật của Vườn quốc gia Tijuca và Vườn bách thảo, .. tất cả tạo ra một sự hài hòa giữa một đô thị đông dân cư, góp phần cho phong cảnh văn hóa sống ngoài trời của thành phố.
Với những giá trị văn hóa, các công trình kiến trúc hài hòa với núi và biển, UNESCO đã công nhận Rio de Janeiro là di sản thế giới vào năm 2012 với quần thế kiến trúc bao gồm: Tượng chúa cứu thế, Vườn quốc gia Tijuca, vịnh Guanabara, Rừng Tijuca và núi Corcovado, với các công trình ở các ngọn đồi dọc bờ biển quanh vịnh, Vườn bách thảo, công viên văn hóa của thành phố.
Tượng chúa Giê-su cứu thế tại Rio de Janeiro, Brasil cao 30 mét, không kể bệ cao 8 mét, và sải tay của tượng là 28 mét.Tượng nặng 635 tấn, và nằm trên đỉnh của núi Corcovado cao 700 mét thuộc công viên quốc gia rừng Tijuca trông về phía thành phố. Tượng được làm từ bê tông cốt thép và đá biến chất steatit, và được xây dựng từ năm 1922 đến năm 1931. Tượng là một phù hiệu của Cơ Đốc giáo Brasil, trở thành một hình tượng văn hóa của cả thành phố Rio de Janeiro và quốc gia Brasil.
Thực tế những ngày tôi được sống ở đây giữa bầu không khí của những người bạn khoa học thật dễ chịu và các chuyến rong ruổi khảo sát sắn trên nước bạn, thật là trên cả tuyệt vời nên tôi thấy đất nước Brazil thật thân thiết và mến khách. EMBRAPA trung tâm khoa học nông nghiêp là một bài học thực tiễn sâu sắc đối với tôi.
Tôi chỉ mới phác thảo câu chuyện “500 năm nông nghiệp Brazil” mà chưa viết được câu chuyện “500 năm nông nghiệp Việt Nam” kể từ năm 1500 chặng đường đầu tiên hành trình xuôi phương Nam của dân tộc Việt cũng là lúc khai mở vùng đất mới Brazil.
Câu chuyện “500 năm nông nghiệp Việt Nam” với tôi là một khát khao xanh vươn tới.
Hồi giáo với trên 1,57 tỷ tín đồ chiếm một phần tư dân số toàn thế giới , đứng thứ hai chỉ sau Kito giáo. Cộng đồng Hồi giáo có 25% tại Nam Á, 20% ở Trung Đông, 15% ở Châu Phi, và 13% ở Indonesia. Người theo đạo Hồi cũng có ở châu Âu, Trung Quốc, Nga và châu Mỹ nhưng tỷ lệ thấp hơn. Đạo Hồi chủ yếu có 2 dòng Sunni (75–90%) và Shia (20-10%). Nhà tiên tri Muhammad, sinh ngày 2 tháng 5, sống vào khoảng năm 570 – 632, được những tín đồ Hồi giáo Islam toàn cầu gọi là “sứ giả của Thượng Đế” và tin là vị ngôn sứ Allah cuối cùng mà Thiên Chúa gửi xuống để dẫn dắt nhân loại.
Tôi tóm tắt câu chuyện ‘Hồi giáo và nhà tiên tri Muhammad’ giữa hai vùng tối sáng. Mời bạn xem video Prophet Muhammad (PBUH) Complete life story in English của BBC dưới đây để hiểu thêm về nhà tiên tri Muhammad. Dường như cõi nhân gian bé tí sự hiểu biết đúng không dễ vì nhiều lăng kính và ảo ảnh khúc xạ khác nhau làm cho ta ngộ nhận lầm tưởng. Sự khôn ngoan là bớt nói hồ đồ và biết lắng nghe. Nhà tiên tri Muhammad nói với chúng ta rằng ông chỉ là một người bình thường được may mắn làm sứ giả của Thượng đế để tiếp nhận và trao lại cho con người lời nhắn đó mà hậu thế gọi là Kinh Qu’ran
Tôi trong quá trình sang Trung Đông, đến với châu Phi, Âu Mỹ và Ấn Độ, đã được tiếp xúc với nhiều nguồn văn hóa, mới thấm hiểu tự do và cực đoan, thông suốt và vướng mắc, vô thần và đức tin, quả trứng nở ra con gà hay con gà đẻ ra quả trứng. Hành trình triết học là một chuỗi chiêm nghiệm để tìm về tự thân và hiểu biết minh triết Tôi đã chuyên chú học và viết CNM365 suốt trên 7 năm qua (2012-2019) cùng sự liên hệ mật thiết với Wikipedia, để đúc kết thông tin này cho mình và hiến tặng bạn đọc. Mời bạn tìm hiểu chi tiết tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mohamet-va-dao-hoi/
“Ấn tượng Obama” là câu chuyện cũ mà tôi muốn nhắc lại lời khuyên của ông là nên “tôn trọng mọi tín ngưỡng”. Obama vững tin vào tương lai của nước Mỹ nhưng với linh cảm mà tầm nhìn ông đã thấy trước một bức tranh tối sáng đan xen của tương lai thế giới đầy lo âu hơn.Tôi nhớ lại thông điệp sau cùng của Obama cuối năm 2016:“Tôi muốn kết luận lại bài diễn văn của mình bằng cách nói rằng tôi thừa nhận lịch sử đang kể một câu chuyện rất khác câu chuyện tôi nói ngày hôm nay. Chúng ta đã chọn một cái nhìn lịch sử đen tối hơn và đầy hoài nghi hơn. (Let me conclude by saying that I recognize history tells a different story than the one that I’ve talked about here today. There’s a much darker and more cynical view of history that we can adopt).
Một phần trong bức tranh thế giới hôm nay.là Hồi giáo và nhà tiên tri Muhammad..
HỒI GIÁO
Sự ra đời Đạo Hồi có từ thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, do nhà tiên tri Muhammad là vị sứ giả Thượng đế nhận được mặc khải cuối cùng Kinh Koran của Allah Đấng Tối Cao, truyền cho con người qua thiên thần Jibrael. Islam nghĩa gốc Hồi giáo là “vâng mệnh, quy phục Thượng Đế” và Muslim trong tiếng Ả Rập là chỉ người theo đạo Islam.
Xuất xứ Hồi giáo từ dân tộc Hồi Hột là một nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc Dân tộc Hồi Hột lãnh thổ lúc rộng lớn nhất vào khoảng năm 616 đến 840, vùng phân bố kéo dài từ đông Mãn Châu đến tây Trung Á. Tài liệu xưa nhất dùng danh từ “Hồi Hột” là Liêu Sử soạn vào thế kỷ 12. Dân tộc Hồi Hột đã giúp nhà Đường dẹp loạn An Lộc Sơn. Đến thời Nguyên (1260 – 1368), dân tộc Hồi Hột chuyển đổi thành “người Hồi” để chỉ người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào. Đến thời Minh (1368 – 1644), cụm từ “người Hồi” dần đổi nghĩa để chỉ những người theo đạo Islam. Tại Trung Quốc từ thời Nguyên, đã có cụm từ “Đại Thực giáo”, “đạo A-lạp-bá”, “Thanh Chân giáo” trong nhiều từ điển tiếng Hán và dùng phổ biến tại các thánh đường Islam quán ăn, nhà ăn. Ngày nay tại Trung Quốc người ta cũng thường gọi Islam theo phiên âm là Y Tư Lan giáo. Ở Việt Nam người dân quen dùng từ Hồi giáo hoặc Đạo Hồi.
Giáo lý căn bản của Hồi giáo tại duy nhất một quyển kinh Koran, gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi giáo, kinh Koran là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng. Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam qua Noah, Abraham, Moise, đến Jesus. Người Hồi giáo cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự “lệch lạc” do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur’an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai cuốn kinh sách nói trên. Người Hồi giáo cũng kính trọng đức Jesus là một sứ giả rất được kính mến của Allah, nhưng họ không tin Jesus là con của Thiên Chúa mà Jesus chỉ là một con người, một sứ giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có con, như Kinh Koran đã phán “Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề có người bạn đường? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật.” (trích 6:101). Người Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eva không là nguồn gốc tội lỗi của loài người. Không một ai có quyền rửa tội cho một ai khác, ngoại trừ Allah. Sự khác nhau giữa Kinh Cựu Ước, Kinh Tân Ước và Kinh Koran căn bản như sau: Kinh Cựu Ước: ‘Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình’ (sách Sáng Thế 1:27). Kinh Tân Ước: ‘Ta và Cha ta là một’ (Tân Ước Gioan 10:30). Kinh Koran: ‘Ngài là Đấng Duy Nhất. Allah Đấng Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài. Không một ai đồng đẳng với Ngài’. (Kinh Koran 112: 1-4).
Đạo Hồi kinh Koran liệt kê mười điều tâm nguyện
Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
Tôn trọng quyền của người khác.
Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
Cấm ngoại tình.
Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
Hãy cư xử công bằng với mọi người.
Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
Hãy khiêm tốn
(*) Hai trường hợp đặc biệt được giết người mà không bị trọng tội là:
1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.
2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.
Năm trụ cột căn bản của đạo Hồi
1) Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài
2) Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối.
3) Bố thí.
4) Nhịn chay tháng Ramadan.
5) Hành hương về Mecca.
Tín đồ Hồi giáo có chín luật lệ
1) Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
2) Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật ô uế.
3) Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
4) Nghiêm cấm cờ bạc.
5) Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
6) Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).
7) Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
8) Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
9) Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng
Đạo thường hằng trong vũ trụ. Theo quan điểm Hồi giáo, đạo của họ là đạo thường hằng trong vũ trụ, do Thượng Đế tạo ra, và vì Thượng Đế vốn bất sinh bất diệt nên đạo của Ngài cũng bất sinh bất diệt; còn Muhammad đơn thuần chỉ là một người “thuật nhi bất tác”, thuật lại cho mọi người những mặc khải của Thượng Đế mà thôi.
Con người đầu tiên Adam do Thượng Đế tạo ra là tín đồ Hồi giáo đầu tiên, và thuở hồng hoang, khắp đất trời là một vương quốc Hồi giáo. Không chỉ người mà thôi, mà tất cả muông thú, cỏ cây đều tuân theo Hồi giáo cả. Adam và loài người được kiến tạo là để thay mặt Thượng Đế cai quản các loài thảo cầm ở nhân gian. Do đẳng cấp của loài người cao và tự do ý chí nên dẫn đến lầm lạc rời bỏ Thượng Đế, và xa dần chính đạo. Khi Adam, con người đầu tiên lìa trần, con cháu ông thiếu sự chỉ dạy nên lầm lạc đi vào đường tối.
Vì vậy Thượng Đế đã gửi xuống nhân gian những vị Thiên Sứ để nhắc lại Thiên Đạo, đưa loài người về đúng nẻo ngay. Trước Muhammad, đã có nhiều nhà tiên tri giảng lời mặc khải ở trần thế, trong đó có Noah, Abraham, Moses, David và Jesus … Tuy nhiên, do loài người chưa tỉnh ngộ và do sự tự cao, tự đại của con người, mà không theo chính đạo.
Muhammad là vị Thiên Sứ hoàn hảo nhất và là vị Thiên Sứ cuối cùng. Bất cứ ai dám xưng Thiên Sứ sau Muhammad đều là kẻ tà giáo. Abraham (Ibrohim) cử xuống cho Do Thái Giáo và Giêsu (Ysa) cử xuống cho Kitô giáo, đều có vị trí Thiên Sứ trong Hồi giáo. Đấng Toàn Năng Allah mà ba tôn giáo này thờ phượng chỉ là một. Người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo cũng được tín đồ Hồi giáo tương đối coi trọng và gọi là Giáo Dân Thánh Thư (People of The Book). Kinh Thánh cũng là sách thiêng trong Hồi giáo, nhưng Kinh Koran là đầy đủ và hoàn thiện nhất.
NHÀ TIÊN TRI MUHAMMAD
Muhammad được sinh vào khoảng năm 570 tại Mecca (Makkah) và qua đời ngày 8 tháng 6 năm 632 tại Medina (Madinah). Hai thành phố Mecca và Medina thuộc về miền tây của Ả Rập Saudi ngày nay. Muhammad có nghĩa là “người được ca ngợi” trong tiếng Ả Rập. Tín đồ Islam khắp mọi nơi thế giới thường gọi ông là Nabi (al-nabi,النبي) “sứ giả (của Thượng Đế)”, Rasul-Allah (رسول الله ) hoặc Rasul có nghĩa là “thiên sứ của Thượng Đế”.
Một số tự điển lớn Anh Pháp dùng định nghĩa Prophet/Prophète “Sứ giả của Thiên Chúa” và giải nghĩa thêm “Muhammad, người lập ra đạo Islam”. Các tín đồ Hồi giáo thường chúc tụng tiếng Anh là “Sall- Allahu alayhi wa salam” Peace and Benediction Upon Him”, viết tắt là PBUH, hoặc tiếng Pháp là “Paix et Bénédiction Sur Lui”, viết tắt là PBSL, tiếng Việt là ‘Cầu xin Allah ban ân phước và sự bình an cho ngài’, viết tắt là “(saw)” hay “(saas)”. Trong bản dịch tác phẩm văn học truyện Nghìn lẻ một đêm sang tiếng Việt và trên báo chí, ngôn ngữ tiếng Việt thông dụng thì nhà tiên tri Muhammad thường được gọi là Đấng tiên tri, Thánh Mô-ha-met hoặc Giáo chủ Mô-ha-met.
Nhà tiên tri Muhammad sinh ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập năm “Con Voi”. Năm ấy thống đốc vùng Yemen vào chiếm Mecca, trong đoàn quân có con voi chiến rất to, nên người ta gọi là năm Con Voi mà theo các sử gia ngày nay khoảng năm 569 – 571, số đông coi là năm 570. Thánh Muhammad là con đầu lòng của ông Abd-Allah và bà Aminah. Người Trung Đông và Ấn-Âu vốn có truyền thống lấy tên những người mình quý mến đặt cho con, nên tên thánh Muhammad rất thông dụng ngày nay.
Nhà tiên tri Muhammad không được biết mặt cha vì cha ông đã mất trên chuyến đi buôn xa vài tuần trước khi ông ra đời. Mẹ con ông từ đó được ông nội ông cấp dưỡng. Mẹ ông là người có học vấn và có sáng tác một số bài thơ, vẫn còn giữ được đến ngày nay. Tiếc thay, bà qua đời một cách đột ngột lúc ông lên sáu. Ông được ông nội rước về nuôi. Ông nội ông tuổi đã cao, nên ông cũng chỉ ở được với ông hai năm, sau đó được nuôi nấng và dạy dỗ bởi người bác là Abu Talib là người thừa kế chức quản lý đền Al Haram.
Nhà tiên tri Muhammad lớn lên có tiếng là người đẹp trai và hào hiệp. Ông rất trọng tín nghĩa lại gia nhập nhóm nghĩa hiệp ở Mecca nhiều lần bênh vực những người cô quả bị cường hào ác bá ức hiếp nên được tặng ngoại hiệu là Al-Amin (người đáng tin cậy). Ông theo nghề buôn bán và không biết đọc biết viết như số đông người Mecca thời bấy giờ. Gặp năm đói kém, kinh tế thành Mecca bị suy thoái. Bác ông, ông Abu Talib mới đề nghị ông làm việc cho một goá phụ giàu có là bà Khadija, để quản lý cho bà các chuyến buôn hàng đường xa. Sau một thời gian làm việc cho bà Khadija, ông thành hôn với bà năm ông 25 tuổi. Phần nhiều các tài liệu nói rằng lúc ấy bà Khadija tuổi đã 40, nhưng theo sách của Baladhuri thì lúc ấy bà chỉ mới 28. Tất cả tài liệu đều nói rằng sau đó hai người sống với nhau hạnh phúc đến lúc bà Khadija qua đời, khoảng 24 năm sau. Bà Khadija trong khoảng 10 năm tiếp theo, đã sinh cho ông 7 người con, 3 trai 4 gái. Bé trai đầu tên là Qasim chỉ nuôi được đến lúc vừa mới biết đi. Những người sau mới nuôi được đến lúc trưởng thành, nổi tiếng nhất là con gái út, tên là Fatima.
Nhà tiên tri Muhammad lúc tuổi gần 40, khi cuộc sống đã tạm an ổn, thường hay đến động Hira núi Ánh Sáng ở ngoại ô Mecca tu khổ hạnh theo lối tham thiền nhập định. Nhiều khi ông ở đấy mấy ngày liền và vợ ông phải cho người mang nước uống và thức ăn đến cho ông. Lúc ông 40 tuổi, vào một đêm cuối tháng 9 âm lịch Ả Rập (tháng Ramadan), tại động Hira, ông kể rằng ông chợt thấy một vầng sáng lạ hiện ra và nói “Ta là thiên thần Gabriel, được Thiên Chúa phái đến đây để báo cho anh được biết, anh được chọn làm sứ giả của Ngài”. Thiên thần dạy ông tẩy rửa theo nghi thức, và sau đó đưa cho ông một tấm lụa dài có thêu chữ bảo ông đọc. Ông trả lời rằng: Tôi không biết đọc. Thiên thần mới ôm siết lấy ông và nói: “Hãy đọc, nhân danh Chúa của ngươi, Đấng đã tạo ngươi từ một hòn máu đặc…” Ông đọc theo sau đó.
Động đá Hira ở Mecca là nơi mà thánh Muhammad đã nhận được kinh Koran theo các học giả Islam. Thiên thần Gabriel sau lần gặp đầu tiên đã tiếp tục đến với nhà tiên tri Muhammad nhiều lần với những điềm lành, và tiếp tục mang đến thêm những lời kinh bảo ông học thuộc. Những lời kinh Koran ấy có thứ tự trình bày ngược với thứ tự thời gian mà thiên thần Gabriel mang đến. Câu đầu của Koran, “Hãy đọc, nhân danh Chúa của ngươi…” sau trở thành câu 1 của chương 96.
Nhà tiên tri Muhammad sau đó bắt đầu truyền đạo Islam. Những giáo lý cơ bản như đã được tóm tắt ở phần trên. Người tín đồ đầu tiên là vợ ông, bà Khadija. Kế đến là người nô lệ vừa được ông trả tự do tên là Zaid. Rồi ông làm một buổi tiệc mời thân bằng quyến thuộc đến nhà, và giới thiệu về Islam. Sau buổi tiệc đó, con của ông Abu Talib, tuyên bố theo đạo. Kế đến là người bạn chí thân của ông, ông Abu Bakar, một doanh nhân giàu có, cũng tuyên bố theo đạo và lập tức trả tự do ngay cho 8 người nô lệ của ông. Ông cũng truyền đạo rất tích cực và ông Othman rể của nhà tiên tri Muhammad cũng thuận theo.
Khoảng năm 613, một hôm, theo tập quán cổ truyền khi có việc hệ trọng, nhà tiên tri Muhammad đã kêu gọi mọi người quy tụ trên đồi Safa ở Mecca. Ông bắt đầu bằng câu hỏi: Mọi người có tin không nếu tôi nói rằng phía sau ngọn đồi này đang có một đoàn quân đang hạ trại để chuẩn bị tấn công chúng ta ?. Người ta trả lời rằng: Ông chưa hề nói dối, dĩ nhiên ông nói gì ai cũng sẽ tin. Ông mới bắt đầu rằng: Thiên Chúa đã sai phái tôi đến cảnh cáo mọi người, và ai không nghe tôi hãy coi chừng cơn thịnh nộ của Ngài. và tiếp tục bài giảng. Từ đó, ông thường xuyên giảng đạo trước công chúng.
Quả như lời ông tiên tri, vì giáo điều Islam ngược lại với tín ngưỡng và lợi tức kinh tế của thành Mecca giảm sút sự dâng hương cúng tế nên một số người của dòng Qureysh bắt đầu có phản ứng mạnh để ngăn chống sự phát triển của Islam. Họ thương lượng và tìm nhiều biện pháp để ông chấm dứt truyền đạo. Họ châm biếm, chế nhạo, chửi rủa và ném đá khi ông gảng đạo. Họ chặn các bộ lạc từ xa đến hành hương và dặn đừng đến nghe ông. Đối với những người từ xa đến Mecca làm việc, thường là nô lệ thì họ dùng những cực hình dã man để bức bách bỏ đạo.
Năm 615, do sự bách hại đó, nên khoảng 101 tín đồ Islam, trong đó có 18 phụ nữ, dẫn đầu bởi ông Othman là rể của nhà tiên tri Muhammad đã buộc phải trốn khỏi Mecca và đi tị nạn ở Abyssinia. Ông Othman vào yết kiến vị hoàng đế xứ này và được chấp thuận tị nạn. Phe bảo thủ Mecca cho người đến Abyssinia đòi, nhưng bị khước từ.
Năm 619, ông Abu Talib, người đã nuôi nấng nhà tiên tri Muhammad từ lúc còn thơ, và là người đã cương quyết bảo vệ ông trước phe bảo thủ qua đời lúc ông đã hơn 80 tuổi. Vài hôm sau lại đến lượt bà Khadija từ trần. Năm ấy việc truyền đạo gặp nhiều khó khăn vì lúc bấy giờ quyền quản lý đền Al Haram được về tay ông Abu Lahab, một trong hai người chống đối nhất của ông.
Năm 620, một hôm, thánh Muhammad kể lại với tín đồ và công chúng rằng đêm qua thiên thần Gabriel đã rước ông đi Jerusalem. Tại Jerusalem ông đã cầu nguyện nơi ngôi đền mà xưa kia thánh vương Solomon đã dựng lên lần đầu tiên. Sau đó ông cưỡi con thiên mã lên các tầng trời, được gặp các thánh đời trước như tổ Adam, Chúa Giê-Su, thánh Moses và thánh Abraham rồi được vào bái kiến Thiên Chúa . Dịp này, ông đã nhận được lệnh là các tín đồ Islam phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày.
Tín đồ lắm người hoang mang ngờ vực, không biết còn nên tiếp tục tin ở ông hay không. Nhưng những điều lạ mà ông tiên tri cho đoàn khách thương được xác nhận khi về đến Mecca đã làm cho sự cầu nguyện mỗi ngày 5 lần trở thành giáo điều căn bản của Islam. Ngày nay, tại các xứ Islam, mỗi năm ngày 27 tháng 7 âm lịch Ả Rập là ngày nghỉ lễ để kỷ niệm chuyến đi lên thượng giới của ông, gọi là chuyến đi Miraj. Tại các đền chùa, người ta cầu nguyện suốt đêm.
Khoảng năm 620 có vài người Yathrib theo đạo, trở về truyền giảng được thành công lớn. Năm 621, tại đồi Aqaba ở Mecca, thánh Muhammad lần lượt gặp hai phái đoàn người Yathrib. Thành phố Yathrib nằm cách Mecca khoảng 450 km về phía bắc. Tại đây, hai nhóm người này đã thề trung thành với đạo và với ông. Họ cũng sẵn sàng đón tiếp những người bị bức hại ở Mecca và mời ông sang thành phố nơi họ cư trú. Sau hai cuộc hội thề này, nhiều tín đồ Islam ở Mecca dần dần trốn sang Yathrib. Thấy vậy, phe bảo thủ của tộc Qureysh lại nhóm họp và tìm ra một ý kiến mới: mỗi chi của tộc Qureysh sẽ cử ra một thanh niên, đứng canh trước cửa của nhà Muhammad, chờ ông bước ra thì đồng loạt xông đến hạ sát ông, và như vậy những ai muốn báo thù cho ông sẽ không thể nào hướng sự trả thù đến tất cả các chi trong bộ tộc. Nhà tiên tri Muhammad đã thoát được cạm bẫy này. Ông cùng ông Abu Bakar trốn ra khỏi Mecca, và sau mấy tháng vừa đi vừa ẩn trú, họ đến được Yathrib.
Nhà tiên tri Muhammad tại Yathrib đã được các tín đồ cũ mới đón tiếp nồng nhiệt và trở thành lãnh tụ của đa số dân thành phố này, nơi mà thời gian sau được đổi tên là “Thành Phố của vị Sứ Giả”gọi tắt là Medina. Việc đầu tiên ông làm ở đây là khởi công xây một thánh đường đơn sơ và giảng đạo trước công chúng vào buổi trưa thứ sáu hàng tuần. Ông cũng quy định khi cầu nguyện, hãy hướng mặt về Ngôi Đền Thiêng ở Mecca. Những người rời bỏ Mecca ít nhất 186 gia đình và khoảng 1500 tín đồ được người tiếp trợ cho tá túc và giúp kế sinh nhai. Medina lúc bấy giờ có hai bộ lạc Ả Rập và một thiểu số Do Thái với ba bộ lạc chính. Các bộ lạc này vừa trải qua mấy năm chiến tranh với nhau. Nhà tiên tri Muhammad họp các bộ lạc ấy lại, soạn một bản hiến pháp, và định quy chế thành bang cho Medina. Bản hiến pháp này gồm có 47 điều khoản, và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng châu Âu.
Nhà tiên tri Muhammad di cư từ Mecca đến Medina cùng với Abu Bakr năm 622. Năm này về sau (vào năm 638) được Umar lấy làm năm khởi đầu kỷ nguyên của cộng đồng Islam, gọi là kỷ nguyên Hijri (viết tắt là AH, Hijri nghĩa là Cuộc Di Cư), hay chính là năm đầu tiên của lịch Hồi giáo. Sau đó một thời gian, luật nhịn chay tháng Ramadan được ban ra, và được coi là một sự giảm nhẹ so với luật ban xuống thời trước (Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo nguyên thủy phải nhịn 40 ngày, thay vì 30 ngày). Luật Zakat (đóng góp an sinh xã hội, lấy từ 2,5% lợi tức đã trừ những chi tiêu căn bản), phân biệt với sự khuyến khích bố thí đã có từ trước, cũng được ban ra khoảng thời gian này.
Phe bảo thủ Mecca bằng mọi cách và thủ đoạn thuyết phục người Medina tuyệt giao với nhà tiên tri Muhammad và các tín đồ đến từ Mecca. Họ cũng liên lạc, bí mật hoặc công khai với các bộ lạc ở Medina và các vùng lân cận, để cấm vận kinh tế hay để có nội ứng cho cuộc tấn công về sau. Tín đồ Islam từ Mecca vẫn tiếp tục rải rác trốn đi Medina. Phe bảo thủ cũng cho người trà trộn trong những người này để hành thích ông, nhưng khi thích khách đến gần thì nhà tiên tri Muhammad đã nói cho biết là thích khách và người chủ mưu ám sát ông đã nói riêng những lời gì với nhau, khiến thích khách hoảng sợ, thú nhận âm mưu và sau đó đã theo ông nhập đạo.
Năm 624 trận Badr là cuộc chiến đầu tiên giữa cộng đồng Islam ở Medina và phe bảo thủ Mecca xảy ra . Địa điểm ở cách Medina khoảng 100 km về phía nam. Quân Mecca đông hơn 900, quân Islam chỉ được 313 người, nhưng thắng trận. Phe Mecca tử trận khoảng 70 người, trong đó có ông Abu Jahil, một trong hai người chống đối quan trọng nhất. Ông Abu Lahab không đi đánh, nhưng hay tin bại trận thì tức tối thành bệnh mà chết một tuần sau. Đa số tù binh được đối xử tử tế, và được trả tự do đổi lấy tiền chuộc. Ai biết chữ thì phải dạy đọc dạy viết cho hai đứa trẻ ở Medina. Ai nghèo quá thì cũng được trả tự do mà không có điều kiện gì .
Năm 626,Trận núi Uhud xẫy ra khi phe bảo thủ Mecca phái đến 3000 quân thì nhà tiên tri Muhammad cũng có đến 1000 quân để ứng chiến. Trận này quân Mecca thắng, nhưng quân Medina giữ được các vị trí quan trọng, nên người Mecca phải rút về.
Năm 627, Trận Chiến Hào phe bảo thủ Mecca chuẩn bị trở lại với một đoàn quân đông hơn nữa. đoàn quân này khoảng một vạn đến hai vạn tư người tùy tài liệu do có với một số lớn quân thuê từ các bộ lạc khác. Quân Islam có khoảng ba nghìn người. Nhà tiên tri Muhammad đã cho đào chiến hào để ngăn địch và ông cũng tham gia đào hào như mọi người. Quân Mecca trong trân chiến hào bị thiệt hại nặng và buộc phải rút lui.
Năm 628, một thủ lĩnh lớn của miền đông theo Islam và cấm bán thực phẩm đi Mecca. Kinh tế của Mecca cũng gần kiệt quệ vì phí tổn tổ chức trận Chiến Hào, nên Mecca bị nạn đói đe dọa. Thánh Muhammad bèn ra lệnh xuất công quỹ giúp đỡ một số người nghèo túng ở Mecca, bán thực phẩm cho Mecca, và để cho người của phe bảo thủ Mecca tự do đi ngang qua vùng kiểm soát của Medina để buôn bán với Syria và Palestine. Sau một số cử chỉ tỏ thiện ý muốn hòa bình với Mecca, thánh Muhammad và 1.400 người hành hương về Mecca và không mang theo vũ khí. Hai bên ký hòa ước. Năm sau, cuộc hành hương của ông và những người đồng hành đến Mecca diễn ra tốt đẹp. Hai bên đều theo đúng điều đã giao kết tại Hudaybiya.
Nhà tiên tri Muhammad khi ở phương xa đến cầm quyền ở thành Yathrib và mang lại nhiều thay đổi năm 621, thì một số kẻ chống đối do bị mất quyền lợi và địa vị đã ngầm liên lạc với phe bảo thủ Mecca để làm nội ứng và tích cực khuyến khích một số bộ lạc xa gần chống lại chính quyền Islam. Trận Mouta chống quân Đông La Mã của Hoàng đế Đông La Mã là Heraclius tập trung lực lượng khá đông gần cửa ải vào bán đảo, nhà tiên tri Muhammad phái một đội quân 3.000 người đi ngăn địch. Quân hai bên giao chiến tại Mouta. Theo At-Tabari, quân Medina bại trận, nhưng cũng cầm cự được 3 ngày. Đông La Mã thấy muốn thắng Ả Rập cũng phải tổn thất nhiều, và họ còn cần giữ lực lượng để phòng Ba Tư phản công, nên không tiến quân vào bán đảo.
Năm 630 có bộ lạc Banu Bakr đồng minh của Mecca đánh nhau với bộ lạc Khuza’ah đồng minh của Medina. Phe bảo thủ Mecca giúp bộ lạc Banu Bakr. Thánh Muhammad coi là họ đã xé bỏ hòa ước Hudaibiya qua hành động đó, nên chuẩn bị hưng binh, nhưng giữ bí mật không nói là sắp đi đâu. Thủ lĩnh phe bảo thủ Mecca là ông Abu Sufyan lo ngại, đích thân đến Medina điều đình, nhưng bị giữ lại không cho về. Nhà tiên tri Muhammad đem 10.000 quân đến Mecca. Phe bảo thủ Mecca hoang mang vì năm trước hai tướng giỏi nhất của họ là Khalid bin Walid và Amr bin Al Ass đã bỏ đi Medina theo Islam. Nay lại không có thủ lĩnh Abu Sufyan quyết định, nên đa số ngồi im không kháng cự. Nhà tiên tri Muhammad đã dẹp yên lưc lượng chống đối ở Mecca và đưa Attab bin Asid, một nhân vật quan trọng của phe bảo thủ, nay theo Islam, được ông đặt làm thống đốc Mecca, và quy định lương bổng theo cơ chế chính quyền Medina. Khi vào xem kho tàng của đền Ka’aba từ nhiều năm được khách thập phương dâng cúng, người ta kiểm kê được hơn 55.000 lạng vàng. Nhà tiên tri Muhammad không chạm đến tiền này. Sau khi ở lại Mecca vài tuần sắp xếp các công việc, ông trở về Medina.
Năm thứ 9 của kỷ nguyên Hijri (tương đương với năm 631) được các sử gia Islam gọi là Năm của Các Phái Đoàn. Năm ấy có rất nhiều phái đoàn đến từ khắp nơi trên bán đảo Ả Rập tuyên bố bộ lạc họ theo Islam và xin nội thuộc vào lãnh thổ Medina. Nhà tiên tri Muhammad dành nhiều thời gian để tổ chức hệ thống hành chính, thuế khóa cho các vùng mới gia nhập. Ông nghiêm cấm gia đình và người trong họ lấy tiền công quỹ chi tiêu riêng. Năm thứ 10 Hijri rất nhiều trường học được lập ra trong khắp lãnh thổ, và đặc biệt là ở Yemen phía nam bán đảo.
Năm 631, Ba Tư ngày càng suy yếu, trong 3 năm ngôi hoàng đế qua tay ít nhất 5 người. Đông La Mã nhận thấy có thể yên tâm làm một cuộc viễn chinh vào Ả Rập. Được quân tế tác cho biết Đông La Mã chuẩn bị binh sĩ, nhà tiên tri Muhammad bèn kêu gọi thánh chiến. Ông quy tụ được một đạo quân đông 30.000 người cho chiến dịch Tabuk. Nhà tiên tri Muhammad và quân sĩ ra đến ải Tabuk, cách Medina khoảng 800 km về phía bắc. Đông La Mã thấy quân đối phương hùng hậu và kỷ luật, ngại nhiều tổn thất, nên không dám tấn công. Thánh Muhammad ở lại Tabuk ít lâu nhận định tình thế, rồi rút quân về.
Năm 632 nhà tiên tri Muhammad về Mecca hành hương lần cuối và có bài giảng ở Arafat. Ngày 9 tháng 12 âm lịch Ả Rập, theo nghi thức hành hương, các tín đồ quy tụ ở đất Arafat, ngoại ô Mecca, để cầu nguyện. Tùy tài liệu, Số tín đồ có mặt nghe giảng đông đả khoảng chín vạn đến mười bốn vạn người . Thánh Muhammad đứng trên một đỉnh núi con là núi Từ Bi (‘Ar-Rahman’). Mỗi khoảng cách xa xa có một người khỏe giọng lặp truyền lại từng câu ông nói để mọi người đều nghe rõ.
Ông nhắc lại những tín điều quan trọng, dặn dò mọi người hãy cố gắng theo lời truyền dạy của kinh Koran, và tuyên bố là sứ mạng truyền đạo Islam của ông nay đã hoàn tất.
Mặc dù là lãnh tụ của một quốc gia rộng lớn, nhưng thánh Muhammad vẫn sống giản dị, ở nhà cửa sơ sài. Ông không đòi hỏi sự phục dịch, tự tay xách nước giếng khi cần tắm rửa. Ông thường nhịn chay, và tránh trong một bữa ăn hai thứ thịt. Trong thời gian bà Khadija còn sống, ông chỉ một vợ một chồng. Sau khi bà Khadija qua đời khoảng một năm thì ông tục huyền với một góa phụ, và sau đó thành hôn với mấy người nữa, đều là góa phụ hay đã ly dị chồng, ngoại trừ cô Aisha con ông Abu Bakar, trong những tình huống đặc biệt.
Đầu năm 11 Hijri, sức khỏe ông kém hẵn. Vài lần thấy mình không đủ sức dẫn lễ cầu nguyện ngày 5 lần ở thánh đường, nên ông nhờ ông Abu Bakar dẫn lễ thay. Ông kiểm lại tài sản, có chút ít đất đai thì ông để lấy huê lợi cho gia đình, còn 7 đồng dinar thì bố thí cho người nghèo. Ông cũng còn thanh gươm trị giá mấy đồng tiền vàng gởi cho người rể út là Ali, và một chiếc áo giáp nằm ở một hiệu cầm đồ người Do Thái ở Medina.
Ông qua đời ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập, cũng là sinh nhật của ông. Đã có nhiều người có khuynh hướng thờ phụng ông như một vị thần linh khi ông còn sống, nên ông mới tuyên bố: Hỡi dân chúng ! Nếu ai tôn thờ Muhammad thì hãy biết rằng Muhammad đã chết. Còn ai tôn thờ Allah thì Allah vẫn hằng sống và không bao giờ chết !
Thi hài ông được an táng trong khuôn viên thánh đường gần nhà, nay gọi là thánh đường Al-Nabawy (Thánh Đường Thiên Sứ). Sau thánh đường mở rộng, phần mộ ông nay nằm trong toà đại điện.
ĐỐI THOẠI TRIẾT HỌC
Năm 620, nhà tiên tri Muhammad một hôm đã kể lại rằng đêm qua thiên thần Gabriel đã rước ông đi Jerusalem. Tại Jerusalem ông đã cầu nguyện nơi ngôi đền mà xưa kia thánh vương Solomon đã dựng lên lần đầu tiên. Kế đó, ông duy nhất chỉ nói đến Kinh Koran và Năm trụ cột căn bản của đạo Hồi: 1) Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài; 2) Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối. 3) Bố thí. 4) Nhịn chay tháng Ramadan. 5) Hành hương về Mecca.
Vua Solomon và sách khôn ngoan là tinh hoa trí tuệ Do Thái. Vua Solomon (khoảng năm 965-928 trước công nguyên) là vị quân vương xuất sắc của Vương quốc Israel thống nhất, ông là chính trị gia, nhà cầm binh lỗi lạc, đồng thời cũng là con người khôn ngoan và nhà hiền triết. Ông có một số lượng tài sản khổng lồ và được coi là người giàu nhất lịch sử nhân loại. Thời gian ông trị vì là thời gian cực thịnh của vương quốc Israel. Ông áp dụng chính sách đối ngoại kết thân với các nước láng giềng nhằm phát triển về kinh tế và thương nghiệp, về đối nội thì củng cố chế độ phong kiến tập quyền, tăng cường tổ chức và phát triển quân đội, cải cách hành chính. Ông đã cho xây nhiều đền đài và lăng tẩm là những công trình kiến trúc tuyệt mỹ, di sản nghệ thuật quý báu để lại cho đời sau.
Tôi thích thái độ triết học ngày nay của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama: trân trọng và lắng nghe. Nghiên cứu Hồi giáo và nhà tiên tri Muhammad là chúng ta đang đối thoại với một di sản văn hóa lớn của vùng Mecca, Trung Đông Trung Á và Châu Phi, một tâm điểm của nền chính trị, văn hóa và tâm linh thế giới.
Anh Bu Lu Khin là người suy ngẫm và kiến giải rất sâu về đạo Bụt Việt Nam có nêu ra câu hỏi: ” Tại sao Đạo hồi dễ đi vào cực đoan, và khi đã cực đoan thì tàn hại cõi nhân sinh này thật khủng khiếp ???” Tôi Hoàng Kim đã mời anh ghé đọc chuyên mục ĐỐI THOẠI TRIẾT HỌC tiếp nối chuyên mục HỒI GIÁO và NHÀ TIÊN TRI MUHAMMAD cung cấp ba thông tin sự thật để góp phần lý giải ẩn ngữ trên. Trong mười tôn giáo lớn của thế giới, một số học giả đánh giá rằng tuyệt đại đa số các triết thuyết tôn giáo đều ít nhiều còn duyên nợ vấn vít giữa hữu và vô, giữa trí tuệ minh triết và vô minh, giữa vô thần và đức tin cố chấp theo một niềm tin nào đó, mà không cho phép dị biệt. Chỉ có ĐẠO PHẬT LÀ TỰ DO, triết lý vô ngã quay về tự thân, mà không tìm ở nơi khác. Đối với Hồi giáo và nhà tiên tri Muhammad, quá khứ và hiện tại đều có những uẩn khúc lịch sử (như trình bày trong bài trên) và môi trường thực tế có thể gieo mầm cực đoan đến mức tàn hại cõi nhân sinh này thật khủng khiếp (như đã thấy và nhiều người nghĩ). Lời vàng của Albert Einstein thật thấm thía: Không thể gìn giữ hòa bình bằng bạo lực. Nó chỉ có thể đạt được bằng sự thông hiểu lẫn nhau. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.) https://hoangkimlong.wordpress.com/…/loi-vang-albert…/
Anh Bu Lu Khin viết tiếp: “Bu tui đã đọc đối thoại triết học nhưng mênh mông quá nên chỉ muốn nghe quan điểm của chính Hoàng Kim thôi hihi”. Tôi trả lời: Anh Bu Lu Khin thiên kinh vạn quyển thì em vái anh rồi. Nghiên cứu sâu đạo Bụt thì em vái anh thêm mấy vái nữa, nhưng đối thoại triết học thì mệnh mông quá. Phân biện đúng sai thì tính anh rành mạch đúng ra đúng sai ra sai chứ không hồ đồ. Huhu… Anh kể tiếp chuyện Phỏng vấn Đường Tăng và kinh Vệ Đà cho vui anh Bu. Thầy Suong Ngoke khen: Hoàng Kim giỏi quá. Tiếp tục phát huy nhé. Theo lời khuyên của Thầy và anh Bu, em xin có thêm bài viết này
TRÚC LÂM THĂM THẲM MỘT GÓC NHÌN. Hoàng Kim
Kinh Dịch xem chơi,
365 ngày mê mãi.
Sách Nhàn đọc giấu, câu có câu không.
Trước đèn bảy trăm năm,
Yên Tử
Trúc Lâm
thăm thẳm một góc nhìn.
1 “Câu hữu câu vô, Quay bên phải, ngoái bên trái. Thuyết lý ầm ĩ, Ồn ào tranh cãi. Câu hữu câu vô, Khiến người rầu rĩ. Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo, Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt”.
2.
“Kinh Dịch xem chơi Yêu TÍNH SÁNG yêu hơn châu báu> Sách Nhàn đọc giấu Trọng LÒNG NGƯỜI trọng nữa hoàng kim”
3. “Ở đời vui đạo thả tùy duyên Đói cứ ăn đi , mệt ngủ liền Khoba1u trong nhà thôi tìm kiếm Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”
(Trúc Lâm Trần Nhân Tông)
Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình
Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …