Số lần xem
Đang xem 1177 Toàn hệ thống 2700 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Nam tiến là xu thế tự nhiên, tất yếu của lịch sử người Việt. Bản đồ đất nước Việt Nam qua các đời nguồn Wikipedia là dẫn liệu toàn cảnh, quan trọng cho tầm nhìn lịch sử Nam tiến của người Việt từ thời Lý cho đến nay. Một cách khái lược, hành trình Nam tiến kéo dài trên 700 năm từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập (năm 938) cho đến nay (năm 2016) lãnh thổ Việt Nam hình thành và tồn tại với tổng diện tích gấp 3 lần.
Tác phẩm”Nỗi niềm Biển Đông”của nhà văn Nguyên Ngọc dẫn lời của giáo sư Đào Duy Anh là một khái quát gọn nhất và rõ nhất về hai phân kỳ Lịch sử Việt Nam; nguồn gốc và động lực Nam Tiến. Tôi xin được trích dẫn nguyên văn:
“Mở đầu cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.” Thật ngắn gọn, thật súc tich, vị học giả cao kiến đã đúc kết chặt chẽ và cực kỳ chính xác hai chặng đường lớn mấy thiên niên kỷ của dân tộc; và chỉ bằng mấy chữ cô đọng, chỉ ra không thể rõ hơn nữa đặc điểm cơ bản của mỗi chặng, có ý nghĩakhông chỉ để nhìn nhận quá khứ, mà còn để suy nghĩ về hôm nay và ngày mai – những suy nghĩ, lạ thay, dường như đang càng ngày càng trở nên nóng bỏng, cấp thiết hơn. xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nam-tien-cua-nguoi-viet/
Chặng thứ nhất, tổ tiên ta, từ những rừng núi chật hẹp phía bắc và tây bắc, quyết chí lao xuống chiếm lĩnh hai vùng châu thổ lớn sông Hồng và sông Mã, mênh mông và vô cùng hoang vu, toàn bùn lầy chưa kịp sánh đặc, “thảm đảm kinh dinh để giành quyền sống với vạn vật” – mấy chữ mới thống thiết làm sao – hơn một nghìn năm vật lộn dai dẳng giành giật với sóng nước, với bùn lầy, với bão tố, với thuồng luồng, cá sấu … để từng ngày, từng đêm, từng giờ, vắt khô từng tấc đất, cắm xuống đấy một cây vẹt, một cây mắm, rồi một cây đước, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, trăm năm này qua trăm năm khác, khi đất đã được vắt khô, được rửa mặn và ứng đặc, cắm xuống đấy một cây tạo bóng mát, rồi một cây ăn quả, một cây lúa, một mảnh lúa, rồi một đồng lúa …, tạo nên chỗ đứng chân cho từng con người, từng đôi lứa, từng gia đình, rồi từng cộng đồng, từng xóm mạc, từng làng, từng tổng, từng huyện, …cho đến toàn dân tộc, toàn xã hội, lập nên nửa phần là gốc cội của giang sơn ta ngày nay. Và hẳn còn phải nói thêm điều này nữa, cuộc thảm đạm kinh dinh vật lộn với thiên nhiên ấy lại còn phải cọng thêm cuộc vật lộn cũng dai dẳng, quyết liệt, không hề kém can trường và thông minh, để sáng tạo, định hình và gìn giữ một bản sắc Việt riêng giữa trăm Việt, là một Việt độc đáo và đặc sắc, không bị hòa tan bởi một thế lực hung hản, khổng lồ, luôn muốn xóa bỏ và hòa tan tất cả … Hơn một thiên niên kỷ thiết lập và trụ vững, tạo nên nền tảng vững bền, để bước sang chặng thứ hai.
Chặng thứ hai, như cụ Đào Duy Anh đã đúc kết cũng thật ngắn gọn và chính xác, “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”. Trên gốc cội ấy rồi, đi về đâu? Chỉ còn một con đường duy nhất: Về Nam. Có lẽ cũng phải nói rõ điều này: trước hết, khi đã đứng chân được trên châu thổ sông Hồng sông Mã rồi, kháng cự vô cùng dũng cảm và thông minh suốt một nghìn năm để vẫn là một Việt đặc sắc không gì đồng hóa được rồi, thì mối uy hiếp bị thôn tính đến từ phương bắc vẫn thường xuyên và mãi mãi thường trực. Không nối dài được giang sơn cho đến tận Cà Mau và Hà Tiên thì không thể nào bắc cự. Ở bước đường chiến lược này của dân tộc có cả hai khía cạnh đều hết sức trọng yếu. Khía cạnh thứ nhất: phải tạo được một hậu phương thật sâu thì mới đủ sức và đủ thế linh hoạt để kháng cự với mưu đồ thôn tính thường trực kia. Lịch sử suốt từ Đinh Lê Lý Trần Lê, và cả cuộc chiến tuyệt vời của Nguyễn Huệ đã chứng minh càng về sau càng rõ điều đó. Chỉ xin nhắc lại một sự kiện nghe có thể lạ: chỉ vừa chấm dứt được 1000 năm bắc thuộc bằng trận đại thắng của Ngô Quyền, thì Lê Hoàn đã có trận đánh sâu về phương nam đến tận Indrapura tức Đồng Dương, nam sông Thu Bồn của Quảng Nam. Đủ biết cha ông ta đã tính toán sớm và sâu về vai trò của phương Nam trong thế trận tất yếu phải đứng vững lâu dài của dân tộc trước phương bắc như thế nào.
Khía cạnh thứ hai, vừa gắn chặt với khía cạnh thứ nhất, vừa là một “bước tiến thủ” mới “mở rộng hy vọng cho tương lai”, như cách nói sâu sắc của cụ Đào Duy Anh. Bởi có một triết lý thấu suốt: chỉ có thể giữ bằng cách mở, giữ để mà mở, mở để mà giữ. Phải mở rộng hy vọng cho tương lai thì mới có thể tồn tại. Tồn tại bao giờ cũng có nghĩa là phát triển. Đi về Nam là phát triển. Là mở. Không chỉ mở đất đai. Càng quan trọng hơn nhiều là mở tầm nhìn. Có thể nói, suốt một thiên niên kỷ trước, do cuộc thảm đảm kinh dinh để giành dật sự sống với vạn vật còn quá vật vã gian nan, mà người Việt chủ yếu mới cắm cúi nhìn xuống đất, giành thêm được một một mẩu đất là thêm được một mẩu sống còn. Bây giờ đã khác. Đã có 1000 năm lịch sử để chuẩn bị, đã có thời gian và vô số thử thách để tạo được một bản lĩnh, đã có trước mặt một không gian thoáng đảng để không chỉ nhìn xa mãi về nam, mà là nhìn ra bốn hướng. Nhìn ra biển. Phát hiện ra biển, biển một bên và ta một bên, mà lâu nay ta chưa có thể toàn tâm chú ý đến. Hay thay và cũng tuyệt thay, đi về Nam, người Việt lại cũng đồng thời nhìn ra biển, nhận ra biển, nhận ra không gian sống mới, không gian sinh tồn và phát triển mới mệnh mông của mình. Hôm nay tôi được ban tổ chức tọa đàm giao cho đề tài có tên là “nổi niềm Biển Đông”. Tôi xin nói rằng chính bằng việc đi về nam, trên con đường đi ngày càng xa về nam mà trong tâm tình Việt đã có được nổi niềm biển, nổi niềm Biển Đông. Cũng không phải ngẫu nhiên mà từ đó, nghĩa là từ đầu thiên niên kỷ thứ hai, với nổi niềm biển ngày càng thấm sâu trong máu Việt, cha ông ta, người dân Việt, và các Nhà nước Việt liên tục, đã rất sớm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các hải đảo và thểm lục địa “.
Nam Tiến của người Việt từ thời tự chủ cho đến ngày nay được chia làm ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 từ năm 1009 khởi đầu nhà Lý cho đến năm 1525 khởi đầu nhà Mạc, trãi Đinh, Tiền Lê, Nhà Lý, Nhà Trần (1226-1400), Nhà Hồ (1400- 1407), Nhà Lê sơ (1428-1527). Cương vực nước Đại Việt là bản đồ màu xanh đến ranh giới đèo Ngang hoặc sông Gianh ranh giới Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay. Giải đất các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ suốt thời kỳ này là sự giành đi chiếm lại của Đại Việt và Chiêm Thành.Đây là giai đoạn đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước.
Giai đoạn 2 từ năm 1526 khởi đầu nhà Mạc của nước Đại Việt đến năm 1693 kết thúc việc sáp nhập Chiêm Thành vào Đại Việt và đến năm 1816 sáp nhập hoàn toàn Chân Lạp, Tây Nguyên với các hải đảo vào lãnh thổ của nước Đại Nam thời Minh Mệnh nhà Nguyễn để có ranh giới cương vực như hiện nay. Thời kỳ này trãi từ Nhà Mạc (1527- 1592), Nhà Lê trung hưng (1533-1789), Trịnh-Nguyễn phân tranh, nhà Tây Sơn (1778- 1802) Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1789-1802) Việt Nam thời Nhà Nguyễn (1804-1839). Bản đồ cương vực màu xanh gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ thuộc Đằng Ngoài, cương vực màu vàng từ địa đầu Quảng Bình đến đèo Cù Mông tỉnh Phú Yên, bao gồm các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ, Tây Nguyên thuộc Đàng Trong, Từ năm 1693 cho đến năm 1839 lãnh thổ Việt Nam lần lượt bao gồm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với các hải đảo .
Giai đoạn 3 từ năm 1839 cho đến nay, bao gồm: Đại Nam thời Nhà Nguyễn (1839- 1945); Thời Pháp thuộc Liên bang Đông Dương (nhập chung với Lào, Campuchia, Quảng Châu Loan 1887 -1945); Giai đoạn từ năm 1945 đến nay (Đế quốc Việt Nam: tháng 4 năm 1945 – tháng 8 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: từ 2 tháng 9 năm 1945 đến 2 tháng 7 năm 1976; Quốc gia Việt Nam: dựng lên từ 1949 đến 1955 với quốc trưởng Bảo Đại bởi chính quyền Pháp; Việt Nam Cộng hòa: tồn tại với danh nghĩa kế tục Quốc gia Việt Nam từ 1955 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam; Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam sau là Cộng hoà Miền Nam Việt Nam: từ 8 tháng 6 năm 1960 đến 2 tháng 7 năm 1976; Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay).
Đặc trung của giai đoạn 1 là Sông Giang làm cực Nam của Đằng Ngoài khi chân chúa Nguyễn Hoàng sáng nghiệp đất Đằng Trong. Năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng với con em vùng đất Thanh Nghệ vào trấn nhậm ở đất Thuận Hóa Quảng Nam, lấy Hoành Sơn, Linh Giang và Luỹ Thầy sau này làm trường thành chắn Bắc. Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất Đằng Trong mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Các hậu duệ của Nguyễn Hoàng tiếp tục chính sách bắc cự nhà Trịnh, nam mở mang đất, đến năm 1693 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chiêm Thành vào Đại Việt.
Đặc trưng của giai đoạn 2 làNúi Đại Lãnh và núi đá Bia tỉnh Phú Yên là chỉ dấu quan trọng Nam tiến của người Việt từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 17. Lê Hoàn năm 982 đem quân đánh Chiêm Thành mở đất phương Nam là lần xuất chinh sớm nhất của Đại Việt, và năm 1693 là năm cuối cùng toàn bộ phần đất Chiêm Thành ở Phú Yên sáp nhập hoàn toàn vào Đại Việt.
Vua Lê Thánh Tông năm 1471 khi thân chinh cầm quân tấn công Chiêm Thành tương truyền đã dừng tại chân núi đá Bia và cho quân lính trèo lên khắc ghi rõ cương vực Đại Việt.Thời Nhà Nguyễn, đến năm 1816 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chân Lạp, Tây Nguyên và các hải đảo vào lãnh thổ Đại Nam. Kể từ lần xuất chinh đầu tiên của Lê Hoàn từ năm 982 đến năm 1693 trãi 711 năm qua nhiều triều đại, hai vùng đất Đại Việt Chiêm Thành mới quy về một mối. Người Việt đã đi như một dòng sông lớn xuôi về biển, có khi hiền hòa có khi hung dữ, với hai lần hôn phối thời Trần (Huyền Trân Công Chúa) và thời Nguyễn (Ngọc Khoa Công Chúa), chín lần chiến tranh lớn nhỏ. đã hòa máu huyết với người Chiêm để bước qua lời nguyền núi đá Bia ở núi Phú Yên “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”, cho đến năm 1834 thành nước Đại Nam như ngày nay.
Đặc trưng của giai đoạn 3 làNước Việt Nam độc lập toàn vẹn. Chủ tịch Hồ Chí Minh người đặt nền móng cho một nước Việt Nam mới đã kiên quyết khôn khéo nhanh tay giành được chính quyền và lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bởi Pháp bại Nhật hàng vua Bảo Đại thoái vị. Bác nói và làm những điều rất hợp lòng dân: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. “Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài.[240]
Nam tiến của người Việt thành công vì đó là là xu thế tự nhiên, tất yếu lịch sử người Việt.
Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt.
Anh đưa em vào miền cổ tích
nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ
sinh ra đồng bào mình trong bọc trứng,
thăm đền Hùng Phú Thọ
ở Nghĩa Lĩnh, Việt Trì,
về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội,
thủ đô Việt Nam,
hồn thiêng sông núi tụ về.
“Khắp vùng đồng bằng sông Hồng,
vùng núi và trung du phía Bắc,
không mẩu đất nào không lưu dấu tổ tiên
để giành quyền sống với vạn vật.
Suốt dọc các vùng
từ duyên hải Bắc Trung Bộ,
đến duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ,
Đồng Bằng Sông Cửu Long,
là sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên
để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc” (1)
(1) Đào Duy Anh
Tổ Quốc bốn nghìn năm
giang sơn gấm vóc
biết bao nơi lòng ta thầm ước
một lần đến thăm.
Anh đưa em lên Phù Vân
giữa bạt ngàn Yên Tử
nơi “vũ trụ mắt soi ngoài biển cả” (2)
( 2) Nguyễn Trãi
đến Hạ Long,
Hương Sơn,
Phong Nha,
Huế,
Hải Vân,
Non nước,
Hội An,
Thiên Ấn,
Hoài Nhơn,
Nha Trang,
Đà Lạt.
Về tổ ấm chúng mình
Ngọc phương Nam.
Tình yêu muôn đời:
Non nước Việt Nam.
Lênh đênh qua cửa Thần Phù Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
(ca dao cổ)
Đứa bé trai đến gần một ông già có vẻ ngoài rất thông thái. Ngước nhìn ông, cậu bé nói:“Cháu biết ông là một người rất sáng suốt, uyên thâm. Ông hãy cho cháu biết giá trị tình yêu cuộc sống?” Ông già nhìn đứa bé đáp:“Suốt cuộc đời mình, ông đã suy ngẫm rất nhiều về điều này và có thể nói ngắn gọn chỉ trong bốn từ: Đầu tiên là SUY NGHĨ . Hãy nghĩ về những giá trị mà con sống vì chúng. Thứ hai là TỰ TIN. Hãy tin tưởng bản thân bằng cách dựa vào những giá trị con nghĩ rằng vì chúng mà con sẽ sống. Thứ ba là ƯỚC MƠ. Mơ ước những gì có thể thành hiện thực dựa vào sự tự tin và những giá trị mà ta sẽ theo đuổi trong cuộc sống. Và cuối cùng là DÁM LÀM. Hãy dám thực hiện để biến ước mơ thành sự thật bằng chính niềm tin và giá trị của chúng ta. Ông già đó chính là hoạ sĩ Walt Disney, người bạn của trẻ em của thế giới.
Họa sĩ Walt Disney có họ tên đầy đủ là Walter Elias Disney sinh ngày 5 tháng 12 năm 1901 mất ngày 15 tháng 12 năm 1966. Ông là nhà sản xuất phim, đạo diễn, người viết kịch bản phim, diễn viên lồng tiếng và họa sĩ phim hoạt hình Mỹ. Ông lớn lên tại trang trại ở Macerline, Missouri.
Ngay từ nhỏ, Walt Disney đã có thiên hướng kinh doanh vượt trội với việc bán những bức phác họa cho bạn bè cùng lớp tiểu học. Walt Disney nhận ra rằng những nét vẽ nguệch ngoạc ấy lại là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời sau việc đổi những bức tranh biếm họa ấy với những lần cắt tóc miễn phí. Disney quan tâm sâu sắc tới hội họa và điện ảnh thời trung học đã tham gia lớp học buổi tối tại Trường Nghệ thuật Chicago.
Walt Disney dấn thân vào con đường họa sĩ hoạt hình ở Kansas. Năm 1920, khi đang làm việc tại xưởng quảng cáo phim Kansas City Film Ads, Walt Disney nghĩ ra những nhân vật hoạt hình đầu tiên và năm 1922 lập công ty đầu đời Lau-O-grams. Chẳng bao lâu sau công ty gặp khó khăn, Walt Disney quyết định rời Thành phố Kansas đến Hollywood lập nghiệp chỉ với tinh thần hăng hái của tuổi trẻ, bộ đồ vẽ và những ý tưởng hoạt hình trong đầu. Lúc đi ông nói: “Tôi sẽ làm đạo diễn phim Hollywood!”.
Song ước mơ của Disney không trở thành hiện thực vì tìm chỗ đứng trong làng điện ảnh này không hề dễ dàng. Thế rồi một gara để xe của bác Robert cùng với người anh trai là Ron, Walt Disney thành lập xưởng phim “Disney Brothers Studios” với việc vay Ron 200 USD, người chú 500 USD và nhờ bố mẹ thế chấp ngôi nhà để có 2.500 USD nữa. Sau một thời gian dài, Disney thuê được trụ sở ở Hollywood và bán được loạt phim hoạt hình đầu tiên dựa trên nhân vật cổ tích là Alice, loạt phim Alice Comedies.
Walt Disney luôn tiên phong trong nghệ thuật giải trí lành mạnh một nhu cầu thiết yếu và bền vững của cuộc sống. Năm 1932, bộ phim hoạt hình đầu tiên của thế giới Flowers and Trees do ông sản xuất giành được giải Oscar. Năm 1937, ông cho ra mắt bộ phim hoạt hình dài đầu tiên Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn ở rạp chiếu bóng Carthay ở Los Angeles. Bộ phim tốn gấn 1,5 triệu đô la Mỹ là một khoản tiền khổng lồ thời đó, nhất là trong bối cảnh đại khủng hoảng diễn ra ở Mỹ. Ông đã mạo hiểm đặt cược toàn bộ sự nghiệp của mình vào bộ phim này và đã được đền đáp. Bộ phim đã thành công vang dội trên phim trường và thương trường: đoạt giải Oscar cộng với 8,0 triệu đô la Mỹ lợi nhuận, một con số kỉ lục của nền điện ảnh Mỹ thời thập niên 1930.
Walt Disney từ bộ phim ‘Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn’ đã trở thành nhân vật huyền thoại danh tiếng lừng lẫy của nền điện ảnh thế giới. Trong vòng năm năm sau đó, Disney sản xuất những bộ phim hoạt hình đã trở nên kinh điển như Pinocchio, Chú nai Bambi, Fantasia, Chú voi biết bay Dumbo. Vào thập niên 1940 Disney điều hành Burbank Studios với hơn 1.000 nhân viên.
Walt Disney còn giữ một kỷ lục vô địch tuyệt đối là đã đoạt được 39 Giải Oscar, trong đó có một Giải Oscar danh dự thể hiện lòng ngưỡng mộ đối với thành quả lao động nghệ thuật bất hủ của ông. Oscars là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ (tiếng Anh: Academy of Motion Picture Arts and Sciences, viết tắt là AMPAS) Giải thưởng Viện Hàn lâm Oscar được trao hàng năm từ năm 1928 tại thành phố Los Angelesđể ghi nhận những thành tựu xuất sắc của điện ảnh trong năm của các đạo diễn, diễn viên, kịch bản và nhiều lĩnh vực khác. AMPAS là một tổ chức nghề nghiệp danh dự của những người làm điện ảnh Hoa Kỳ sẽ chịu trách nhiệm bầu chọn và trao giải Oscar. Lễ trao giải Oscar gần đây nhất là Giải Oscar lần thứ 89 đã được trao vào năm 2017. Walt Disney thường bổ sung một câu nói rất ý nghĩa, thể hiện sự mênh mông của lòng mình: “Trong 39 giải Oscar thì 38 giải Oscar còn lại xứng đáng được tặng cho các cộng sự đã cùng với tôi lăn lộn làm phim”
Walt Disney tự biết giới hạn của mình, ông thừa nhận: “Tôi chỉ làm một phần của ngành kinh doanh giải trí là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người chứ tôi chưa bao giờ làm nghệ thuật cả”. Walt Disney nhắc đi nhắc lại mục đích của ông không phải vì tiền mà ông chỉ coi tiền là phương tiện để đạt đến kết quả cuối cùng. Thế giới cổ tích giải trí mà ông mang đến cho con người là một nhu cầu thiết yếu vĩnh viễn còn mãi với thời gian chứ không phải là một sự giải trí ngẫu hứng nhất thời. Ông quan tâm đến nhu cầu giải trí của mọi người chứ quyết không không tìm cách thể hiện mình. Walt Disney có đối tượng phục vụ không chỉ là trẻ em mà chính là người lớn, nôi gia đình hạnh phúc, nơi ông bà cha mẹ và con cháu cùng vui chơi với nhau. Disneyland chính là vườn thiêng hạnh phúc. Công viên Disneyland là công viên giải trí đầu tiên được xây dựng tại Disneyland Resort ở Anaheim, California, khai trương vào ngày 17 tháng 7 năm 1955 là công viên chủ đề duy nhất được thiết kế và xây dựng dưới sự giám sát trực tiếp của Walt Disney. Chuột Mickey, chú chuột đáng yêu được họa sĩ Ub Iwerks tạo ra vào năm 1928 đã được ông Walt Disney lồng tiếng và ra đời như thế.
Walt Disney biết vượt qua những thất bại đau đớn khi kinh doanh và cọ xát trên thương trường . Ông trưởng thành, đủ kinh nghiệm và bản lĩnh vượt qua những thất bại tiềm ẩn khi hợp tác và cạnh tranh với những bạn hàng và đối thủ đa dạng trong cuộc sống. Ông đã đúc kết những giá trị bài học đó là ‘suy nghĩ, tự tin, ước mơ, dám làm’. Walt Disney kể lại: “Điều chúng tôi cảm thấy là công chúng mà đặc biệt là trẻ em đều rất thích những con vật nhỏ bé nhưng lanh lợi. Tôi nghĩ chúng tôi mắc nợ Vua hề Sác-lô Charlie Chaplin một ý tưởng. Chúng tôi nghĩ đến chú chuột nhắt bé xíu cũng có lòng khát khao như Vua hề Sác-lô, một anh chàng nhỏ bé cố gắng làm điều mà anh ta có thể làm một cách tốt nhất”. Chú chuột nhắt Mickey nổi tiếng khắp thế giới bí quyết là do chú ta “rất người”. Chuột Mickey ra đời năm 1928 và nhanh chóng trở thành nhân vật yêu thích của các gia đình Mỹ, tượng trưng cho tinh thần vui vẻ ngay cả khi trong tình huống hiểm nghèo nhất. Đó cũng là lần đầu tiên Walt Disney dùng nhạc nền và các kĩ xảo phụ họa cho phim hoạt hình và hình tượng chú chuột nhắt Mickey trong nghệ thuật hoạt hình tổng hợp sáng tạo đến bất ngờ đã được công chúng nhiệt liệt chào đón, nhất là vào những ngày đầu tiên xuất hiện phim lồng tiếng. Năm 1955, Walt Disney mở hướng đi mới khi ông bỏ ra 17 triệu đô la Mỹ để khai trương công viên Disneyland rộng 70ha chuyên vui chơi giải trí dựa theo những bộ phim hoạt hình của ông. Đây là vườn thiêng cổ tích không chỉ cho trẻ em mà ngay cả người lớn cũng say mê khi chu du trong đó. Walt Disney từ mạo hiểm đến thành công khi trong bảy tuần đầu tiên ‘chuột Mickey và các bạn’ đã đón trên một triệu lượt khách đến thăm. Walt Disney cũng là một trong những người tiên phong của lĩnh vực truyền hình từ năm 1954, ông đã là một trong những người đầu tiên làm truyền hình màu: Năm 1961, ông cho ra đời kênh truyền hình Walt Disney’s Wonderful World of Color;Disney World .Từ giữa thập niên 1960, Walt Disney Disney đã xây dựng, cải tạo, mở rộng Disneyworld với những mục đích xã hội. Disneyworld rộng hơn Disneyland 15 lần, gồm có công viên giải trí, hợp tố khách sạn, sân bay… Ông quan tâm dến từng chi tiết của công trình này, nhưng không kịp sống đến ngày khai trương Disneyworld vào tháng 10 năm 1971. Ông mất ngày 15 tháng 12 năm 1966 vì căn bệnh ung thư phổi. Ngày nay, tên tuổi ông Walt Disney đã trở thành thương hiệu toàn cầu: Walt Disney, người bạn của trẻ em của thế giới.
Walt Disney người bạn lớn trong câu chuyện nhỏ.
BA ĐẶC KHU LIỆU CÓ ĐỘT PHÁ ?
đọc lại và suy ngẫm Hoàng Kim
“Ba đặc khu liệu có đột phá? theo tôi là KHÔNG. Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi giải trí… Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài. Đó là câu chuyện khác. Luật đầu tư và hợp tác bền vững thành thực phải là vùng đặc khu hợp tác nghiên cứu phát triển trọng điểm hướng tới chén cợm ngon của người dân, lao động, việc làm, an sinh xã hội và giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền tài để phát huy sự tương đồng văn hóa. Một dân tộc truyền kiếp bị đối xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu sắc nhất.” (Hoàng Kim) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-dac-khu-lieu-co-dot-pha/
Nam tiến là xu thế tự nhiên, tất yếu của lịch sử người Việt. Bản đồ đất nước Việt Nam qua các đời nguồn Wikipedia là dẫn liệu toàn cảnh, quan trọng cho tầm nhìn lịch sử Nam tiến của người Việt từ thời Lý cho đến nay. Một cách khái lược, hành trình Nam tiến kéo dài trên 700 năm từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập (năm 938) cho đến nay (năm 2016) lãnh thổ Việt Nam hình thành và tồn tại với tổng diện tích gấp 3 lần.
Tác phẩm”Nỗi niềm Biển Đông”của nhà văn Nguyên Ngọc dẫn lời của giáo sư Đào Duy Anh là một khái quát gọn nhất và rõ nhất về hai phân kỳ Lịch sử Việt Nam; nguồn gốc và động lực Nam Tiến. Tôi xin được trích dẫn nguyên văn:
“Mở đầu cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.” Thật ngắn gọn, thật súc tich, vị học giả cao kiến đã đúc kết chặt chẽ và cực kỳ chính xác hai chặng đường lớn mấy thiên niên kỷ của dân tộc; và chỉ bằng mấy chữ cô đọng, chỉ ra không thể rõ hơn nữa đặc điểm cơ bản của mỗi chặng, có ý nghĩakhông chỉ để nhìn nhận quá khứ, mà còn để suy nghĩ về hôm nay và ngày mai – những suy nghĩ, lạ thay, dường như đang càng ngày càng trở nên nóng bỏng, cấp thiết hơn. xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nam-tien-cua-nguoi-viet/
Chặng thứ nhất, tổ tiên ta, từ những rừng núi chật hẹp phía bắc và tây bắc, quyết chí lao xuống chiếm lĩnh hai vùng châu thổ lớn sông Hồng và sông Mã, mênh mông và vô cùng hoang vu, toàn bùn lầy chưa kịp sánh đặc, “thảm đảm kinh dinh để giành quyền sống với vạn vật” – mấy chữ mới thống thiết làm sao – hơn một nghìn năm vật lộn dai dẳng giành giật với sóng nước, với bùn lầy, với bão tố, với thuồng luồng, cá sấu … để từng ngày, từng đêm, từng giờ, vắt khô từng tấc đất, cắm xuống đấy một cây vẹt, một cây mắm, rồi một cây đước, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, trăm năm này qua trăm năm khác, khi đất đã được vắt khô, được rửa mặn và ứng đặc, cắm xuống đấy một cây tạo bóng mát, rồi một cây ăn quả, một cây lúa, một mảnh lúa, rồi một đồng lúa …, tạo nên chỗ đứng chân cho từng con người, từng đôi lứa, từng gia đình, rồi từng cộng đồng, từng xóm mạc, từng làng, từng tổng, từng huyện, …cho đến toàn dân tộc, toàn xã hội, lập nên nửa phần là gốc cội của giang sơn ta ngày nay. Và hẳn còn phải nói thêm điều này nữa, cuộc thảm đạm kinh dinh vật lộn với thiên nhiên ấy lại còn phải cọng thêm cuộc vật lộn cũng dai dẳng, quyết liệt, không hề kém can trường và thông minh, để sáng tạo, định hình và gìn giữ một bản sắc Việt riêng giữa trăm Việt, là một Việt độc đáo và đặc sắc, không bị hòa tan bởi một thế lực hung hản, khổng lồ, luôn muốn xóa bỏ và hòa tan tất cả … Hơn một thiên niên kỷ thiết lập và trụ vững, tạo nên nền tảng vững bền, để bước sang chặng thứ hai.
Chặng thứ hai, như cụ Đào Duy Anh đã đúc kết cũng thật ngắn gọn và chính xác, “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”. Trên gốc cội ấy rồi, đi về đâu? Chỉ còn một con đường duy nhất: Về Nam. Có lẽ cũng phải nói rõ điều này: trước hết, khi đã đứng chân được trên châu thổ sông Hồng sông Mã rồi, kháng cự vô cùng dũng cảm và thông minh suốt một nghìn năm để vẫn là một Việt đặc sắc không gì đồng hóa được rồi, thì mối uy hiếp bị thôn tính đến từ phương bắc vẫn thường xuyên và mãi mãi thường trực. Không nối dài được giang sơn cho đến tận Cà Mau và Hà Tiên thì không thể nào bắc cự. Ở bước đường chiến lược này của dân tộc có cả hai khía cạnh đều hết sức trọng yếu. Khía cạnh thứ nhất: phải tạo được một hậu phương thật sâu thì mới đủ sức và đủ thế linh hoạt để kháng cự với mưu đồ thôn tính thường trực kia. Lịch sử suốt từ Đinh Lê Lý Trần Lê, và cả cuộc chiến tuyệt vời của Nguyễn Huệ đã chứng minh càng về sau càng rõ điều đó. Chỉ xin nhắc lại một sự kiện nghe có thể lạ: chỉ vừa chấm dứt được 1000 năm bắc thuộc bằng trận đại thắng của Ngô Quyền, thì Lê Hoàn đã có trận đánh sâu về phương nam đến tận Indrapura tức Đồng Dương, nam sông Thu Bồn của Quảng Nam. Đủ biết cha ông ta đã tính toán sớm và sâu về vai trò của phương Nam trong thế trận tất yếu phải đứng vững lâu dài của dân tộc trước phương bắc như thế nào.
Khía cạnh thứ hai, vừa gắn chặt với khía cạnh thứ nhất, vừa là một “bước tiến thủ” mới “mở rộng hy vọng cho tương lai”, như cách nói sâu sắc của cụ Đào Duy Anh. Bởi có một triết lý thấu suốt: chỉ có thể giữ bằng cách mở, giữ để mà mở, mở để mà giữ. Phải mở rộng hy vọng cho tương lai thì mới có thể tồn tại. Tồn tại bao giờ cũng có nghĩa là phát triển. Đi về Nam là phát triển. Là mở. Không chỉ mở đất đai. Càng quan trọng hơn nhiều là mở tầm nhìn. Có thể nói, suốt một thiên niên kỷ trước, do cuộc thảm đảm kinh dinh để giành dật sự sống với vạn vật còn quá vật vã gian nan, mà người Việt chủ yếu mới cắm cúi nhìn xuống đất, giành thêm được một một mẩu đất là thêm được một mẩu sống còn. Bây giờ đã khác. Đã có 1000 năm lịch sử để chuẩn bị, đã có thời gian và vô số thử thách để tạo được một bản lĩnh, đã có trước mặt một không gian thoáng đảng để không chỉ nhìn xa mãi về nam, mà là nhìn ra bốn hướng. Nhìn ra biển. Phát hiện ra biển, biển một bên và ta một bên, mà lâu nay ta chưa có thể toàn tâm chú ý đến. Hay thay và cũng tuyệt thay, đi về Nam, người Việt lại cũng đồng thời nhìn ra biển, nhận ra biển, nhận ra không gian sống mới, không gian sinh tồn và phát triển mới mệnh mông của mình. Hôm nay tôi được ban tổ chức tọa đàm giao cho đề tài có tên là “nổi niềm Biển Đông”. Tôi xin nói rằng chính bằng việc đi về nam, trên con đường đi ngày càng xa về nam mà trong tâm tình Việt đã có được nổi niềm biển, nổi niềm Biển Đông. Cũng không phải ngẫu nhiên mà từ đó, nghĩa là từ đầu thiên niên kỷ thứ hai, với nổi niềm biển ngày càng thấm sâu trong máu Việt, cha ông ta, người dân Việt, và các Nhà nước Việt liên tục, đã rất sớm khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các hải đảo và thểm lục địa “.
Nam Tiến của người Việt từ thời tự chủ cho đến ngày nay được chia làm ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 từ năm 1009 khởi đầu nhà Lý cho đến năm 1525 khởi đầu nhà Mạc, trãi Đinh, Tiền Lê, Nhà Lý, Nhà Trần (1226-1400), Nhà Hồ (1400- 1407), Nhà Lê sơ (1428-1527). Cương vực nước Đại Việt là bản đồ màu xanh đến ranh giới đèo Ngang hoặc sông Gianh ranh giới Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay. Giải đất các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ suốt thời kỳ này là sự giành đi chiếm lại của Đại Việt và Chiêm Thành.Đây là giai đoạn đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước.
Giai đoạn 2 từ năm 1526 khởi đầu nhà Mạc của nước Đại Việt đến năm 1693 kết thúc việc sáp nhập Chiêm Thành vào Đại Việt và đến năm 1816 sáp nhập hoàn toàn Chân Lạp, Tây Nguyên với các hải đảo vào lãnh thổ của nước Đại Nam thời Minh Mệnh nhà Nguyễn để có ranh giới cương vực như hiện nay. Thời kỳ này trãi từ Nhà Mạc (1527- 1592), Nhà Lê trung hưng (1533-1789), Trịnh-Nguyễn phân tranh, nhà Tây Sơn (1778- 1802) Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1789-1802) Việt Nam thời Nhà Nguyễn (1804-1839). Bản đồ cương vực màu xanh gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ thuộc Đằng Ngoài, cương vực màu vàng từ địa đầu Quảng Bình đến đèo Cù Mông tỉnh Phú Yên, bao gồm các đồng bằng nhỏ ven biển Nam Trung Bộ, Tây Nguyên thuộc Đàng Trong, Từ năm 1693 cho đến năm 1839 lãnh thổ Việt Nam lần lượt bao gồm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với các hải đảo .
Giai đoạn 3 từ năm 1839 cho đến nay, bao gồm: Đại Nam thời Nhà Nguyễn (1839- 1945); Thời Pháp thuộc Liên bang Đông Dương (nhập chung với Lào, Campuchia, Quảng Châu Loan 1887 -1945); Giai đoạn từ năm 1945 đến nay (Đế quốc Việt Nam: tháng 4 năm 1945 – tháng 8 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: từ 2 tháng 9 năm 1945 đến 2 tháng 7 năm 1976; Quốc gia Việt Nam: dựng lên từ 1949 đến 1955 với quốc trưởng Bảo Đại bởi chính quyền Pháp; Việt Nam Cộng hòa: tồn tại với danh nghĩa kế tục Quốc gia Việt Nam từ 1955 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam; Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam sau là Cộng hoà Miền Nam Việt Nam: từ 8 tháng 6 năm 1960 đến 2 tháng 7 năm 1976; Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay).
Đặc trung của giai đoạn 1 là Sông Giang làm cực Nam của Đằng Ngoài khi chân chúa Nguyễn Hoàng sáng nghiệp đất Đằng Trong. Năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng với con em vùng đất Thanh Nghệ vào trấn nhậm ở đất Thuận Hóa Quảng Nam, lấy Hoành Sơn, Linh Giang và Luỹ Thầy sau này làm trường thành chắn Bắc. Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất Đằng Trong mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Các hậu duệ của Nguyễn Hoàng tiếp tục chính sách bắc cự nhà Trịnh, nam mở mang đất, đến năm 1693 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chiêm Thành vào Đại Việt.
Đặc trưng của giai đoạn 2 làNúi Đại Lãnh và núi đá Bia tỉnh Phú Yên là chỉ dấu quan trọng Nam tiến của người Việt từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 17. Lê Hoàn năm 982 đem quân đánh Chiêm Thành mở đất phương Nam là lần xuất chinh sớm nhất của Đại Việt, và năm 1693 là năm cuối cùng toàn bộ phần đất Chiêm Thành ở Phú Yên sáp nhập hoàn toàn vào Đại Việt.
Vua Lê Thánh Tông năm 1471 khi thân chinh cầm quân tấn công Chiêm Thành tương truyền đã dừng tại chân núi đá Bia và cho quân lính trèo lên khắc ghi rõ cương vực Đại Việt.Thời Nhà Nguyễn, đến năm 1816 thì sáp nhập toàn bộ đất đai Chân Lạp, Tây Nguyên và các hải đảo vào lãnh thổ Đại Nam. Kể từ lần xuất chinh đầu tiên của Lê Hoàn từ năm 982 đến năm 1693 trãi 711 năm qua nhiều triều đại, hai vùng đất Đại Việt Chiêm Thành mới quy về một mối. Người Việt đã đi như một dòng sông lớn xuôi về biển, có khi hiền hòa có khi hung dữ, với hai lần hôn phối thời Trần (Huyền Trân Công Chúa) và thời Nguyễn (Ngọc Khoa Công Chúa), chín lần chiến tranh lớn nhỏ. đã hòa máu huyết với người Chiêm để bước qua lời nguyền núi đá Bia ở núi Phú Yên “gian nan tiến thủ để mở rộng hy vọng cho tương lai”, cho đến năm 1834 thành nước Đại Nam như ngày nay.
Đặc trưng của giai đoạn 3 làNước Việt Nam độc lập toàn vẹn. Chủ tịch Hồ Chí Minh người đặt nền móng cho một nước Việt Nam mới đã kiên quyết khôn khéo nhanh tay giành được chính quyền và lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bởi Pháp bại Nhật hàng vua Bảo Đại thoái vị. Bác nói và làm những điều rất hợp lòng dân: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. “Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài.[240]
Nam tiến của người Việt thành công vì đó là là xu thế tự nhiên, tất yếu lịch sử người Việt.
Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt.
Anh đưa em vào miền cổ tích
nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ
sinh ra đồng bào mình trong bọc trứng,
thăm đền Hùng Phú Thọ
ở Nghĩa Lĩnh, Việt Trì,
về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội,
thủ đô Việt Nam,
hồn thiêng sông núi tụ về.
“Khắp vùng đồng bằng sông Hồng,
vùng núi và trung du phía Bắc,
không mẩu đất nào không lưu dấu tổ tiên
để giành quyền sống với vạn vật.
Suốt dọc các vùng
từ duyên hải Bắc Trung Bộ,
đến duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ,
Đồng Bằng Sông Cửu Long,
là sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên
để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc” (1)
(1) Đào Duy Anh
Tổ Quốc bốn nghìn năm
giang sơn gấm vóc
biết bao nơi lòng ta thầm ước
một lần đến thăm.
Anh đưa em lên Phù Vân
giữa bạt ngàn Yên Tử
nơi “vũ trụ mắt soi ngoài biển cả” (2)
( 2) Nguyễn Trãi
đến Hạ Long,
Hương Sơn,
Phong Nha,
Huế,
Hải Vân,
Non nước,
Hội An,
Thiên Ấn,
Hoài Nhơn,
Nha Trang,
Đà Lạt.
Về tổ ấm chúng mình
Ngọc phương Nam.
Tình yêu muôn đời:
Non nước Việt Nam.
Lênh đênh qua cửa Thần Phù Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
(ca dao cổ)
Đứa bé trai đến gần một ông già có vẻ ngoài rất thông thái. Ngước nhìn ông, cậu bé nói:“Cháu biết ông là một người rất sáng suốt, uyên thâm. Ông hãy cho cháu biết giá trị tình yêu cuộc sống?” Ông già nhìn đứa bé đáp:“Suốt cuộc đời mình, ông đã suy ngẫm rất nhiều về điều này và có thể nói ngắn gọn chỉ trong bốn từ: Đầu tiên là SUY NGHĨ . Hãy nghĩ về những giá trị mà con sống vì chúng. Thứ hai là TỰ TIN. Hãy tin tưởng bản thân bằng cách dựa vào những giá trị con nghĩ rằng vì chúng mà con sẽ sống. Thứ ba là ƯỚC MƠ. Mơ ước những gì có thể thành hiện thực dựa vào sự tự tin và những giá trị mà ta sẽ theo đuổi trong cuộc sống. Và cuối cùng là DÁM LÀM. Hãy dám thực hiện để biến ước mơ thành sự thật bằng chính niềm tin và giá trị của chúng ta. Ông già đó chính là hoạ sĩ Walt Disney, người bạn của trẻ em của thế giới.
Họa sĩ Walt Disney có họ tên đầy đủ là Walter Elias Disney sinh ngày 5 tháng 12 năm 1901 mất ngày 15 tháng 12 năm 1966. Ông là nhà sản xuất phim, đạo diễn, người viết kịch bản phim, diễn viên lồng tiếng và họa sĩ phim hoạt hình Mỹ. Ông lớn lên tại trang trại ở Macerline, Missouri.
Ngay từ nhỏ, Walt Disney đã có thiên hướng kinh doanh vượt trội với việc bán những bức phác họa cho bạn bè cùng lớp tiểu học. Walt Disney nhận ra rằng những nét vẽ nguệch ngoạc ấy lại là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời sau việc đổi những bức tranh biếm họa ấy với những lần cắt tóc miễn phí. Disney quan tâm sâu sắc tới hội họa và điện ảnh thời trung học đã tham gia lớp học buổi tối tại Trường Nghệ thuật Chicago.
Walt Disney dấn thân vào con đường họa sĩ hoạt hình ở Kansas. Năm 1920, khi đang làm việc tại xưởng quảng cáo phim Kansas City Film Ads, Walt Disney nghĩ ra những nhân vật hoạt hình đầu tiên và năm 1922 lập công ty đầu đời Lau-O-grams. Chẳng bao lâu sau công ty gặp khó khăn, Walt Disney quyết định rời Thành phố Kansas đến Hollywood lập nghiệp chỉ với tinh thần hăng hái của tuổi trẻ, bộ đồ vẽ và những ý tưởng hoạt hình trong đầu. Lúc đi ông nói: “Tôi sẽ làm đạo diễn phim Hollywood!”.
Song ước mơ của Disney không trở thành hiện thực vì tìm chỗ đứng trong làng điện ảnh này không hề dễ dàng. Thế rồi một gara để xe của bác Robert cùng với người anh trai là Ron, Walt Disney thành lập xưởng phim “Disney Brothers Studios” với việc vay Ron 200 USD, người chú 500 USD và nhờ bố mẹ thế chấp ngôi nhà để có 2.500 USD nữa. Sau một thời gian dài, Disney thuê được trụ sở ở Hollywood và bán được loạt phim hoạt hình đầu tiên dựa trên nhân vật cổ tích là Alice, loạt phim Alice Comedies.
Walt Disney luôn tiên phong trong nghệ thuật giải trí lành mạnh một nhu cầu thiết yếu và bền vững của cuộc sống. Năm 1932, bộ phim hoạt hình đầu tiên của thế giới Flowers and Trees do ông sản xuất giành được giải Oscar. Năm 1937, ông cho ra mắt bộ phim hoạt hình dài đầu tiên Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn ở rạp chiếu bóng Carthay ở Los Angeles. Bộ phim tốn gấn 1,5 triệu đô la Mỹ là một khoản tiền khổng lồ thời đó, nhất là trong bối cảnh đại khủng hoảng diễn ra ở Mỹ. Ông đã mạo hiểm đặt cược toàn bộ sự nghiệp của mình vào bộ phim này và đã được đền đáp. Bộ phim đã thành công vang dội trên phim trường và thương trường: đoạt giải Oscar cộng với 8,0 triệu đô la Mỹ lợi nhuận, một con số kỉ lục của nền điện ảnh Mỹ thời thập niên 1930.
Walt Disney từ bộ phim ‘Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn’ đã trở thành nhân vật huyền thoại danh tiếng lừng lẫy của nền điện ảnh thế giới. Trong vòng năm năm sau đó, Disney sản xuất những bộ phim hoạt hình đã trở nên kinh điển như Pinocchio, Chú nai Bambi, Fantasia, Chú voi biết bay Dumbo. Vào thập niên 1940 Disney điều hành Burbank Studios với hơn 1.000 nhân viên.
Walt Disney còn giữ một kỷ lục vô địch tuyệt đối là đã đoạt được 39 Giải Oscar, trong đó có một Giải Oscar danh dự thể hiện lòng ngưỡng mộ đối với thành quả lao động nghệ thuật bất hủ của ông. Oscars là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ (tiếng Anh: Academy of Motion Picture Arts and Sciences, viết tắt là AMPAS) Giải thưởng Viện Hàn lâm Oscar được trao hàng năm từ năm 1928 tại thành phố Los Angelesđể ghi nhận những thành tựu xuất sắc của điện ảnh trong năm của các đạo diễn, diễn viên, kịch bản và nhiều lĩnh vực khác. AMPAS là một tổ chức nghề nghiệp danh dự của những người làm điện ảnh Hoa Kỳ sẽ chịu trách nhiệm bầu chọn và trao giải Oscar. Lễ trao giải Oscar gần đây nhất là Giải Oscar lần thứ 89 đã được trao vào năm 2017. Walt Disney thường bổ sung một câu nói rất ý nghĩa, thể hiện sự mênh mông của lòng mình: “Trong 39 giải Oscar thì 38 giải Oscar còn lại xứng đáng được tặng cho các cộng sự đã cùng với tôi lăn lộn làm phim”
Walt Disney tự biết giới hạn của mình, ông thừa nhận: “Tôi chỉ làm một phần của ngành kinh doanh giải trí là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người chứ tôi chưa bao giờ làm nghệ thuật cả”. Walt Disney nhắc đi nhắc lại mục đích của ông không phải vì tiền mà ông chỉ coi tiền là phương tiện để đạt đến kết quả cuối cùng. Thế giới cổ tích giải trí mà ông mang đến cho con người là một nhu cầu thiết yếu vĩnh viễn còn mãi với thời gian chứ không phải là một sự giải trí ngẫu hứng nhất thời. Ông quan tâm đến nhu cầu giải trí của mọi người chứ quyết không không tìm cách thể hiện mình. Walt Disney có đối tượng phục vụ không chỉ là trẻ em mà chính là người lớn, nôi gia đình hạnh phúc, nơi ông bà cha mẹ và con cháu cùng vui chơi với nhau. Disneyland chính là vườn thiêng hạnh phúc. Công viên Disneyland là công viên giải trí đầu tiên được xây dựng tại Disneyland Resort ở Anaheim, California, khai trương vào ngày 17 tháng 7 năm 1955 là công viên chủ đề duy nhất được thiết kế và xây dựng dưới sự giám sát trực tiếp của Walt Disney. Chuột Mickey, chú chuột đáng yêu được họa sĩ Ub Iwerks tạo ra vào năm 1928 đã được ông Walt Disney lồng tiếng và ra đời như thế.
Walt Disney biết vượt qua những thất bại đau đớn khi kinh doanh và cọ xát trên thương trường . Ông trưởng thành, đủ kinh nghiệm và bản lĩnh vượt qua những thất bại tiềm ẩn khi hợp tác và cạnh tranh với những bạn hàng và đối thủ đa dạng trong cuộc sống. Ông đã đúc kết những giá trị bài học đó là ‘suy nghĩ, tự tin, ước mơ, dám làm’. Walt Disney kể lại: “Điều chúng tôi cảm thấy là công chúng mà đặc biệt là trẻ em đều rất thích những con vật nhỏ bé nhưng lanh lợi. Tôi nghĩ chúng tôi mắc nợ Vua hề Sác-lô Charlie Chaplin một ý tưởng. Chúng tôi nghĩ đến chú chuột nhắt bé xíu cũng có lòng khát khao như Vua hề Sác-lô, một anh chàng nhỏ bé cố gắng làm điều mà anh ta có thể làm một cách tốt nhất”. Chú chuột nhắt Mickey nổi tiếng khắp thế giới bí quyết là do chú ta “rất người”. Chuột Mickey ra đời năm 1928 và nhanh chóng trở thành nhân vật yêu thích của các gia đình Mỹ, tượng trưng cho tinh thần vui vẻ ngay cả khi trong tình huống hiểm nghèo nhất. Đó cũng là lần đầu tiên Walt Disney dùng nhạc nền và các kĩ xảo phụ họa cho phim hoạt hình và hình tượng chú chuột nhắt Mickey trong nghệ thuật hoạt hình tổng hợp sáng tạo đến bất ngờ đã được công chúng nhiệt liệt chào đón, nhất là vào những ngày đầu tiên xuất hiện phim lồng tiếng. Năm 1955, Walt Disney mở hướng đi mới khi ông bỏ ra 17 triệu đô la Mỹ để khai trương công viên Disneyland rộng 70ha chuyên vui chơi giải trí dựa theo những bộ phim hoạt hình của ông. Đây là vườn thiêng cổ tích không chỉ cho trẻ em mà ngay cả người lớn cũng say mê khi chu du trong đó. Walt Disney từ mạo hiểm đến thành công khi trong bảy tuần đầu tiên ‘chuột Mickey và các bạn’ đã đón trên một triệu lượt khách đến thăm. Walt Disney cũng là một trong những người tiên phong của lĩnh vực truyền hình từ năm 1954, ông đã là một trong những người đầu tiên làm truyền hình màu: Năm 1961, ông cho ra đời kênh truyền hình Walt Disney’s Wonderful World of Color;Disney World .Từ giữa thập niên 1960, Walt Disney Disney đã xây dựng, cải tạo, mở rộng Disneyworld với những mục đích xã hội. Disneyworld rộng hơn Disneyland 15 lần, gồm có công viên giải trí, hợp tố khách sạn, sân bay… Ông quan tâm dến từng chi tiết của công trình này, nhưng không kịp sống đến ngày khai trương Disneyworld vào tháng 10 năm 1971. Ông mất ngày 15 tháng 12 năm 1966 vì căn bệnh ung thư phổi. Ngày nay, tên tuổi ông Walt Disney đã trở thành thương hiệu toàn cầu: Walt Disney, người bạn của trẻ em của thế giới.
Walt Disney người bạn lớn trong câu chuyện nhỏ.
BA ĐẶC KHU LIỆU CÓ ĐỘT PHÁ ?
đọc lại và suy ngẫm Hoàng Kim
“Ba đặc khu liệu có đột phá? theo tôi là KHÔNG. Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi giải trí… Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài. Đó là câu chuyện khác. Luật đầu tư và hợp tác bền vững thành thực phải là vùng đặc khu hợp tác nghiên cứu phát triển trọng điểm hướng tới chén cợm ngon của người dân, lao động, việc làm, an sinh xã hội và giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền tài để phát huy sự tương đồng văn hóa. Một dân tộc truyền kiếp bị đối xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu sắc nhất.” (Hoàng Kim) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ba-dac-khu-lieu-co-dot-pha/