Số lần xem
Đang xem 1328 Toàn hệ thống 4471 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
SẮN VIỆT NAM BÀI HỌC QUÝ Hoàng Kim
Bảo tồn và phát triển bền vững sắn Việt Nam là một kinh nghiệm thành công. Ba bài học quý sắn Việt Nam đã được đúc kết là 6M, 10T và làm việc cùng nhau (6M, 10T and working together) Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS), Viện Công nghệ Sau Thu Hoạch (PHTI) Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) và Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (VEDAN) đã đồng tổ chức Hội thảo Sắn Việt Nam “Hiện trạng định hướng và giải pháp phát triển sắn những năm đầu thế kỷ 21”, tại PHTI thành phố Hồ Chí Minh ngày 13-14 tháng 3 năm 2001; Câu chuyện di sản bây giờ mới kể https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-bai-hoc-quy/
Địa chỉ xanh Ấn Độ, tôi đã đến đất nước này nhiều lần nhưng riêng có hai mẫu chuyện nhỏ thú vị không quên trong sự nhớ và quên. Văn hóa là sự lắng đọng tinh hoa khi người ta đã quên đi tất cả. Hội thảo sắn Ấn Độ năm 2003 tôi nhớ nhất việc cả hội trường vỗ tay và nhiều người đứng lân khi tôi trình bày xong ba bài học quý sắn Việt Nam là 6M, 10T và làm việc cùng nhau. Tôi mãi đến sau này và suốt cuộc đời khoa học của mình dường như không thể quên điều vinh dự Tổ quốc được ngân lên lúc tràng vỗ tay và đứng dậy. Tôi thật bất ngờ và xúc động vì điều ấy. Đoàn Việt Nam ngày đó có giáo sư Phạm Văn Biên, giáo sư Trần Ngọc Ngoạn, tiến sĩ Nguyễn Hữu Hỷ và tôi. Sau buổi họp, khi ra ngoài phố chúng tôi lại bất ngờ gặp lúc đảng Quốc Đại đang tổ chức diễu hành có dương cao ảnh Mác Ăng ghen Lê Nin và cờ đỏ với trống. Chuyện thật lạ ! Giáo sư Biên cười rũ và vui cười kéo chúng tôi đi hiên ngang để chụp ảnh kỷ niệm.Tôi tiếc đã lạc mất mấy hình này của chuyện vui nhớ mãi
Lê Quý Đôn tinh hoa có Kiến văn tiểu lục(12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes) . Đó là những điều mà Lê Quý Đôn tận mắt nhìn thấy, tai nghe, hoặc đọc được, và ông thật sự tâm đắc lưu ngay lại điều không nỡ quên này. Ông chức quan thật sự quan trọng và thật bận rộn nhưng nhờ lối học vấn đặc biệt này mà ông lưu giữ lại được. Tôi thật sự khâm phục cách làm này nên học lưu lại trên CNM365 một số ghi chép trân quý để làm tư liệu cho chính mình và người thân. .
Cách mạng sắn Việt Nam. https://youtu.be/81aJ5-cGp28 là một câu chuyện thành công Chương trình Sắn Việt Nam (Viet Nam Cassava Program VNCP) là một địa chỉ xanh của gia đình sắn. Gia đình sắn Việt Nam là một kinh nghiệm quý về sự liên kết chặt chẽ giữa các ‘bạn nhà nông’ chuyên gia nông học, thầy giáo cán bộ nghiên cứu sinh viên, các chuyên gia quốc tế cùng làm việc chặt chẽ với nông dân xây dựng mô hình điểm trình diễn, đó là chìa khóa cho sự bảo tồn và phát triển sắn bền vững. Chúng tôi đã cùng nhau đánh giá giống sắn mới và kỹ thuật thâm canh sắn thích hợp trên ruộng nông dân. Sự hợp tác chặt chẽ đã xâu chuỗi sự thành công bền vững. Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget).
Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.
Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.
Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI Hoàng Kim
Những bạn quý của nông dân trồng lúa Sóc Trăng, tôi quý và nhớ nhất anh Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng; Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh và vợ chồng anh Nguyễn Thành Phước (là người đứng thứ hai từ trái trong ảnh trên). Đó là những con người tận tụy gắn bó với đồng ruộng và hạt ngọc Việt.
PHẠM TRUNG NGHĨA NHÀ KHOA HỌC XANH Hoàng Kim
“Hãy cúi xuống học tốt. Khi kết quả thành rồi, người đời sẽ dắt bạn lên ” tưởng nhớ nhà khoa học xanh Phạm Trung Nghĩa. Rạng sáng ngày 19 tháng 10 năm 2012, lúc 6 giờ. Tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa Phó Viện Trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ trần. Anh ra đi sau cơn đột quỵ và hôn mê sâu để lại sự tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng nghiệp, học trò nghề nông, người thân và người dân khắp vùng Nam Bộ.
Anh Nghĩa đi xa đã mấy năm nhưng anh cũng đã đi vào bữa cơm mỗi gia đình thầm lặng thiết thực mà hiệu quả. Anh đi xa lúc 51 tuổi khi sức cống hiến của anh đối với khoa học đang ở độ rực rỡ nhất. Anh để lại những công trình dang dở, những giống lúa triển vọng đang xanh mướt trên đồng. Anh để lại những trang viết chưa dừng, những việc tốt đang làm và những dự định đang ấp ủ thực hiện. Anh là nhà khoa học xanh hiền hậu, tài năng, chịu khó, người bạn hiền của nông dân, người thầy giỏi của con tôi và nhiều lớp học trò may mắn được anh chỉ dạy. Mãi còn đó lời khuyên của anh chân thành mà minh triết: “Hãy cúi xuống làm việc. Khi kết quả thành rồi, người đời sẽ dắt bạn lên !”. “Hãy cúi xuống học trên đồng, cúi xuống học trong phòng thí nghiệm, cúi xuống học thầy, học bạn và lắng nghe tiếng nói người dân”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/
Nhà văn, nhà báo Huỳnh Kim vừa có bài viết ấn tượng Gạo thơm ST ra thế giới viết về kỹ sư Hồ Quang Cua, tác giả nhãn hiệu Gạo thơm Sóc Trăng nổi tiếng ST5, ST20,… “Thái Lan làm được sao mình không làm? ” “ST ra thế giới nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi“. Những trăn trở của anh Hồ Quang Cua và những người tâm huyết “chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao” cũng là trăn trở của hàng triệu nông dân Việt Nam.
Linh Giang dòng sông quê hương. Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan Chợ Mới Nguồn Son Quảng Bình. Quê tôi sông núi hữu tình. Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con. Tôi nợ quê hương mình những ký ức về Làng Minh Lệ quê tôi, nợ những người thân và bạn hữu quê hương bao chuyện tuổi thơ và cuộc đời nhưng thỉnh thoảng mới gặp. Tôi biết ơn tác phẩm “Thời lửa đạn” lưu dấu câu chuyện quê hương.
“Thời lửa đạn” là tập hồi ký của nhà giáo Hoàng Hữu Thanh, bí danh Nam Sơn sinh ngày 18 tháng 9 năm 1929 tại làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, trú quán số nhà 12, đường Đặng Dung, tiểu khu 10, phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cụ vừa mất năm 2018. Cụ Hoàng Hữu Thanh nguyên là đại đội trưởng đội thiếu niên du kích Minh Lệ huyền thoại, người trinh sát gan dạ, người chỉ huy tài năng năm xưa của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cụ cũng là thầy giáo ưu tú của Trường Sư phạm 10+3 Quảng Bình thời lửa đạn chống Pháp và chống Mỹ. Cụ đã được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba; Huân chương chống Mĩ cứu nước hạng Nhất; Hai huân chương chiến công hạng Ba; Huy chương vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Tác phẩm “Thời lửa đạn” là tự truyện đầy ắp thông tin chân thực và sống động về làng Minh Lệ trong khoảng từ năm 1940 đến năm 1975. Đây cũng là những phác thảo rất quý về gia phả, dòng họ, địa chí, văn hóa và quê hương đất và người.
Thầy giáo già Hoàng Hữu Thanh, vị trưởng bối đáng kính làng Minh Lệ đã làm được nghĩa cử to lớn vinh danh quê hương nghèo khó, ân tình, anh hùng, địa linh nhân kiệt và vinh danh những thế hệ cầm súng bảo vệ xóm làng. Ông đã kịp lưu lại một mảnh ký ức lớn, rất quý, truyền thần về làng Minh Lệ đất và người. Trang văn của thầy Hoàng Hữu Thanh chắc chắn sẽ có nhiều người và nhiều thế hệ đọc lại. Nhà thơ nhà báo Phan Văn Khuyến nhận xét:” Nhờ năng khiếu bẩm sinh và được học tập, rèn luyện trong ngành sư phạm nhiều năm nên lời văn của thầy Hoàng Hữu Thanh thật trong sáng, giản dị, diễn đạt chính xác các sự kiện cần nói, bố cục súc tích gọn gàng. Tuy là ghi chép theo lối hồi kí nhưng nhờ thực tế nên trong tập hồi kí này có nhiều trang viết rất hay, …”
Tôi (Hoàng Kim) đã đọc đi đọc lại nhiều lần “Thời lửa đạn” do có cha mẹ và gia đình mình hiển hiện chân thực trong đó. Tôi đã rất xúc động … vì nhớ lại tuổi thơ gian khó của người học trò nghèo cha mẹ mất sớm năm xưa trong Bài ca Trường Quảng Trạch “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng”.
Làng Minh Lệ quê tôi “Thời lửa đạn” thân thiết trong lòng tôi. Nguyễn Khải trong “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại” đã nói: “Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. Tại tự truyện “Thượng đế thì cười” , Nguyễn Khải cũng đã trích dẫn “Con người suy nghĩ còn Thượng đế thì cười” (Ngạn ngữ Do Thái, theo lời dẫn của Milan Kundera trong Diễn văn Zérusalem – Nguyên Ngọc dịch)
Tôi lưu ảnh ‘ Linh Giang dòng sông quê hương ‘ để nhớ về Làng Minh Lệ quê tôi và lưu giữ trang viết “Thời lửa đạn” như một địa chỉ xanh Quê Hương. Trang viết này khởi đầu năm 2013 đến năm 2018 mới bổ sung thêm ít ảnh và năm 2019 FB nhắc lại để viết tiếp. Cám ơn Trương Minh Dục, Hoàng Minh Đức,… với những người thân và bạn hữu. Món nợ lớn nhất đời người là tình cảm. Chúng ta ai cũng nợ ân tình Quê hương.
Câu chuyện ảnh tháng Sáu tôi lưu lại một khoảnh khắc không quên
…
Hoàng Kim
AN NINH MẠNG Ý KIẾN CHUYÊN GIA Hoàng Kim
chọn lọc đúc kết những ý kiến của các chuyên gia an ninh mạng để giúp tạo cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin tổng quan về những căn cứ khoa học và thực tiễn đóng góp cho Dự thảo Luật An Ninh Mạng được Quốc hội thông qua vào ngày 12/6/2018 là vấn đề là ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả mọi người dân, hiện còn gây nhiều tranh cãi. Luật An Ninh Mạng Dự thảo tại đây http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1382&LanID=1516&TabIndex=1 Mục tiêu và sứ mệnh của đảm bảo an ninh mạng là đảm bảo an toàn thông tin tự do sáng tạo, tiết kiệm thời gian công sức cho người dân, mang đến lợi thế so sánh của trí tuệ và sản phẩm Việt.
Luật An Ninh Mạng được Quốc Hội bỏ phiếu thông qua ngày 12/6/2018 sau giải trình cuối cùng của Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh và sau ý kiến tranh luận trên nghị trường của các đại biểu Quốc Hội, các chuyên gia giám định. LUẬT AN NINH MẠNG tương tự như câu chuyện BA ĐẶC KHU LIỆU CÓ ĐỘT PHÁ? có ý nghĩa sinh tử đối với TỔ QUỐC nên không thể không nghiên cứu kỹ. Luật đầu tư và hợp tác bền vững thành thực phải là vùng đặc khu hợp tác nghiên cứu phát triển trọng điểm hướng tới chén cợm ngon của người dân, lao động, việc làm, an sinh xã hội và giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền tài để phát huy sự tương đồng văn hóa. Luật An Ninh mạng không nhất thiết phải thể hiện lập trường ‘nghiêng về một phía, học riêng một thầy’ mà nên cân nhắc sự lợi thế so sánh đặc thù quốc gia để phát triển bền vững. Một dân tộc truyền kiếp bị đối xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu sắc nhất. (Hoàng Kim)
Ý kiến chuyên gia: DƯƠNG NGỌC THÁI CHUYÊN GIA AN NINH MẠNG
Kính thưa Quốc Hội, Tôi là Dương Ngọc Thái, kỹ sư an ninh mạng đang làm việc ở Mỹ. Tôi năm nay 34 tuổi, bắt đầu học và làm an ninh mạng từ năm 18 tuổi. Năm 20 tuổi tôi đã là trưởng phòng an ninh mạng của một Ngân hàng ở Việt Nam. Năm 2011, tôi rời Việt Nam sang Silicon Valley làm việc. Tôi là một chuyên gia nghiên cứu về an ninh phần mềm. Các phát hiện của tôi có ảnh hưởng sâu rộng đến sự an toàn của Internet, được trích dẫn trong nhiều bài báo khoa học, được đưa vào giảng dạy ở các đại học danh tiếng và đăng tải trên các tờ báo lớn trên thế giới.
Tôi giới thiệu dài dòng như vầy với hi vọng Quốc Hội hiểu rằng tôi là một kỹ sư an ninh mạng có kinh nghiệm thực tế và được thế giới biết đến. Để soạn thảo và thông qua một bộ luật đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn như Luật An Ninh Mạng, Chính phủ và Quốc hội cần phải dựa vào sự tư vấn và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia. Tuy vậy cho đến ngày 31/5/2018, mục “Ý kiến chuyên gia” trên trang Dự Thảo Online của Quốc hội không có ý kiến nào.
Cá nhân tôi chỉ biết về dự thảo khi báo chí đưa tin. Với trách nhiệm xã hội của một chuyên gia, tôi viết thư này để chia sẻ với Quốc hội và những ai quan tâm góc nhìn của một người đã dành nhiều thời gian suy nghĩ về an ninh mạng. Ba vấn đề tôi đặt ra và phân tích với Quốc hội (1) liệu dự thảo có đưa ra được các giải pháp chính sách thực sự để giải quyết vấn đề an ninh mạng? (2) tác động dự thảo đến doanh nghiệp, đến phát triển kinh tế như thế nào; và (3) khuyến nghị của tôi cho luật an ninh mạng và chính sách an ninh mạng Việt Nam. Đây là ý kiến của cá nhân tôi, không thể hiện quan điểm hay ý kiến của nơi tôi làm việc hay bất kỳ ai khác.
Chống nói xấu Đảng không đảm bảo được an ninh mạng
Tôi đã học và làm việc chung với nhiều giáo sư và chuyên gia hàng đầu thế giới, nhưng tôi chưa bao giờ nghe ai giải thích về an ninh mạng như đại biểu Nguyễn Thanh Hồng – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã nói trên tờ VnExpress: “An ninh mạng nếu giải thích dễ hiểu nhất là không truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước và làm sao để mỗi công dân có ý thức trong việc phòng chống tội phạm, bảo vệ bản thân và gia đình”. Hiểu an ninh mạng như vậy là sai bản chất và có thể dẫn đến nguy cơ vừa mất an ninh quốc gia vừa kìm hãm sự phát triển của đất nước. Đúng là Việt Nam đã và đang liên tục bị tấn công trên không gian mạng. Năm 2014, giữa lúc người Việt trong nước và hải ngoại đang sôi sục vì Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 vào Biển Đông, các chuyên gia đã phát hiện hệ thống máy tính của Bộ Tài Nguyên Môi Trường Việt Nam bị xâm nhập. Tại sao lại là Bộ Tài Nguyên Môi Trường? Vì đây là cơ quan nhà nước sở hữu nhiều thông tin quan trọng về bản đồ, sơ đồ, hải trình, báo cáo… của các chuyến thăm dò dầu khí, khai thác ngư sản cũng như các hoạt động tuần tra bảo vệ của Việt Nam trên Biển Đông. Ngoài Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Tập Đoàn Dầu Khí, Thông Tấn Xã và Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam cũng bị xâm nhập. Có nhiều bằng chứng để tin rằng những đối tượng đứng đằng sau các vụ tấn công này đến từ Trung Quốc. Gần đây hơn, nhiều sự cố an ninh mạng cũng liên tục xảy ra: • Tháng 5/2016, ngân hàng Tiên Phong Bank bị hacker xâm nhập, đánh cắp 1,1 triệu đôla Mỹ (đại diện Tiên Phong Bank nói rằng họ phát hiện và chặn được tấn công đúng lúc). • Tháng 7/2016, mạng máy tính sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài và Vietnam Airlines bị hacker Trung Quốc phá hoại. • Tháng 5/2017, ngay trong lúc ngài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang sang thăm Mỹ, hệ thống máy chủ email của Bộ Ngoại Giao lại bị hacker “lạ” xâm nhập. • Từ nhiều năm nay, các công ty công nghệ Việt Nam đã nằm trong tầm ngấm của những nhóm hacker “lạ”. Tháng 4/2018, kẻ tấn công đã tung lên mạng thông tin cá nhân bao gồm tên, ngày sinh, chứng minh nhân dân, số điện thoại, email và mật khẩu của gần 75 triệu tài khoản người dùng của VNG, công ty game và Internet lớn nhất Việt Nam. Có lẽ không cần nói thêm, Quốc hội cũng hiểu rằng “chống truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước” không thể bảo vệ Việt Nam khỏi những vụ tấn công như trên.
Đảm bảo an ninh mạng không có nghĩa là phải hi sinh phát triển kinh tế và tự do của người dân
Trong lúc hệ thống mạng máy tính Việt Nam liên tục bị tấn công, chính phủ mất bí mật, doanh nghiệp bị mất tiền, người dân mất thông tin cá nhân, sẽ là một sai lầm chiến lược nếu Quốc hội thông qua dự thảo Luật An Ninh Mạng. Dự thảo này không có nhiều sáng kiến cụ thể có thể giúp Việt Nam kiện toàn an ninh mạng mà còn có khả năng cản trở đà phát triển kinh tế, kìm hãm sự tự do sáng tạo và xâm hại riêng tư của người dân. Một vệ sĩ giỏi là người biết lùi lại phía sau, âm thầm quan sát, đảm bảo an toàn cho yếu nhân mà không gây cản trở công việc của họ. Một chuyên gia lành nghề là người hiểu mục tiêu kinh doanh của công ty, từ đó sáng tạo các giải pháp có sự cân bằng giữa an ninh, chi phí và tiện dụng để sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu khách hàng, giúp công ty kinh doanh thuận lợi, với những rủi ro chấp nhận được. Tôi hay nói với đồng nghiệp công việc của chúng ta không phải là chỉ là đảm bảo an ninh, mà là đảm bảo an ninh để công ty vẫn có thể sáng tạo và phát triển. Trách nhiệm của chúng ta là phục vụ các nhóm làm sản phẩm, giúp họ đảm bảo an toàn thông tin mà vẫn có thể tự do sáng tạo, vẫn tiết kiệm được thời gian, công sức, chứ không thể bắt họ phục tùng. Nếu chính sách an ninh kìm hãm sự tự do sáng tạo, làm chậm tốc độ phát triển, thì chính sách đó chưa đạt yêu cầu. Kỹ sư an ninh mạng làm việc có tâm phải luôn trăn trở tìm cách để chính sách an ninh không những không gây cản trở, mà còn đem đến lợi thế cạnh tranh. Tương tự như vậy, ở tầm quốc gia, một chiến lược an ninh mạng đúng đắn không thể bỏ qua phát triển kinh tế. Việt Nam cần đảm bảo an ninh mạng, nhưng an ninh mạng chỉ là phương tiện, không phải đích đến, để đạt đến các mục tiêu quan trọng nhất của đất nước là phát triển kinh tế, khai phóng con người, bảo vệ môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống. Muốn vậy, lực lượng chuyên trách an ninh mạng quốc gia cần đóng vai trò người hỗ trợ chứ không phải người kiểm soát. Nhưng tôi e rằng trao quyền cho cơ quan quản lý trực tiếp can thiệp vào cách doanh nghiệp điều hành và quản lý hệ thống thông tin của họ (như điều 26 và 24 dự luật) dễ dẫn đến lạm quyền, tạo điều kiện cho tham nhũng. Việc yêu cầu báo cáo, đánh giá – đi kèm với phê duyệt, chấp thuận – sẽ làm tăng chi phí; giảm sự sáng tạo; làm mất lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (vì thời gian là ‘vàng’ trong kinh tế số và thị trường công nghệ vốn cạnh tranh khốc liệt). Bài toán mà Quốc hội cần phải đặt ra cho dự thảo Luật An Ninh Mạng là: làm thế nào để không bị tấn công mạng, nhưng vẫn giữ tốc độ phát triển kinh tế cao, đảm bảo tự do cho người dân, tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của Việt Nam trên thế giới? Đặt đúng câu hỏi là đã giải quyết được một nửa vấn đề. Trong phần tiếp theo tôi đề xuất một số ý kiến về chính sách để giải quyết nửa còn lại.
Giải pháp nào cho an ninh mạng quốc gia?
Đối với Luật An Ninh Mạng nói riêng, chính sách và chiến lược an ninh mạng quốc gia nói chung, tôi đề xuất ba điểm. Thứ nhất, thay vì ôm đồm rất nhiều nội dung, luật chỉ nên tập trung vào hệ thống thông tin trọng yếu, chủ thể trung tâm trong vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng. Hệ thống thông tin trọng yếu bao gồm hệ thống công, do Chính phủ quản lý và hệ thống tư, thuộc sự quản lý và là tài sản của các doanh nghiệp tư nhân. Chính phủ chịu trách nhiệm và tùy nghi điều chỉnh hệ thống công, nhưng Chính phủ không được phép kiểm soát hệ thống tư, mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ, ngoại trừ có sự đồng ý của doanh nghiệp hoặc lệnh của tòa án. Để giúp đỡ doanh nghiệp, Chính phủ có thể chủ động chia sẻ thông tin tình báo, thông tin sự cố an toàn thông tin, hoặc các nhóm hacker nước ngoài mà Chính phủ đã theo dõi và nắm bắt được. Chính phủ cũng có thể khuyến khích doanh nghiệp hợp tác, chia sẻ thông tin, nhưng bất kỳ sự chia sẻ nào cũng phải là tự nguyện và phải đảm bảo được sự riêng tư của khách hàng của các doanh nghiệp. Chính phủ không thể mặc nhiên yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tất cả thông tin mà Chính phủ muốn. Quá trình chia sẻ thông tin, nội dung chia sẻ giữa doanh nghiệp và Chính phủ phải được luật hóa cụ thể. Chính phủ cũng có thể giúp doanh nghiệp bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn về an toàn thông tin. Các tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho hệ thống mạng máy tính của Nhà nước. Tuy nhiên doanh nghiệp có thể dựa vào đó để tự xây dựng tiêu chuẩn cho hệ thống máy tính và sản phẩm của họ. Nhà nước chỉ mua các sản phẩm đạt chuẩn, tạo động lực để doanh nghiệp muốn bán sản phẩm cho Nhà nước xây dựng các sản phẩm đúng chuẩn. Một việc có ích khác Chính phủ nên làm là dùng ngân sách để đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin chất lượng cao và nâng cao nhận thức an toàn thông tin cũng như quyền riêng tư của người dân. Bộ Thông Tin Truyền Thông đã trình Chính phủ những đề án cụ thể về hai vấn đề này, trách nhiệm của Quốc hội lúc này là giám sát việc thực thi các đề án này. Để đánh giá đề án thực thi có hiệu quả, có đúng với mục tiêu đặt ra, Quốc hội nên tham khảo ý kiến đánh giá độc lập của các chuyên gia. Thứ hai, chính sách an ninh mạng quốc gia cần phải bảo vệ quyền riêng tư của người dân. Quyền riêng tư là một quyền hiến định và được Liên Hợp Quốc công nhận là quyền cơ bản của con người. Nhà nước không thể dựa vào lý do an ninh quốc gia để tùy tiện xâm phạm riêng tư của người dân. Luật An Toàn Thông Tin Mạng có đề cập đến quyền riêng tư, nhưng tôi e rằng chưa đủ. Để bảo vệ riêng tư của người dân, tối thiểu Việt Nam cần có luật yêu cầu những tổ chức thu thập thông tin cá nhân của người dân phải thông báo đại chúng khi những nơi này bị xâm nhập và để lộ thông tin. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần cân nhắc tạo luật yêu cầu những do tổ chức thu thập và xử lý thông tin cá nhân nhạy cảm như tài chính và y tế phải có cơ chế đảm bảo sự riêng tư của khách hàng. Luật này sẽ đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể, cách thức người dân có thể phản ánh khiếu nại và cách Nhà nước sẽ xử lý chế tài ra sao các doanh nghiệp hay tổ chức phạm luật. Nhưng bảo vệ riêng tư không có nghĩa là phải lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam. Đa số người dân châu Âu sử dụng dịch vụ của các công ty Mỹ, nhưng Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) không yêu cầu các công ty Mỹ phải đặt máy chủ ở châu Âu. Do đó cách quy định như điều 26 của dự thảo luật không có mấy ý nghĩa thực tế. Dữ liệu là vấn đề pháp lý phức tạp, tôi cho rằng Quốc hội nên nghiên cứu kỹ lưỡng để có một đạo luật riêng về vấn đề này thay vì gộp chung vào Luật An Ninh Mạng như hiện nay. Cuối cùng, tôi cho rằng, để chống lại tấn công mạng, điều cốt lõi là con người, chứ không phải là công cụ pháp lý. Tuy nhiên, những chuyên gia hàng đầu Việt Nam mà tôi đã có dịp trao đổi đều không làm việc cho Chính phủ vì khu vực doanh nghiệp trả lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn, cơ hội nghề nghiệp công bằng hơn. Nhưng với uy tín của Chính phủ, tôi tin rằng Chính phủ dễ dàng huy động được những chuyên gia tên tuổi tham gia vào các dự án giúp đỡ đất nước. Năm 2016 tôi có đề xuất Việt Nam nên thành lập một đội đặc nhiệm bao gồm những chuyên gia Việt Nam giỏi nhất mà Việt Nam hiện có (xem bài Có một Biển Đông trên không gian mạng). Nhóm chuyên gia này, tương tự như tổ tư vấn về chính sách kinh tế, làm việc theo cơ chế phi lợi nhuận, sẽ giúp Chính phủ về chính sách và công nghệ. Đội đặc nhiệm này có vai trò tương tự như “Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an” mà dự thảo nêu ra, nhưng chỉ đóng vai trò hỗ trợ, chứ không có quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Kết thư
Từ vài năm nay tôi đã dành nhiều thời gian suy nghĩ về chiến lược an ninh mạng quốc gia cho Việt Nam. Những ý kiến của tôi ở đây đều là tổng kết của quá trình suy nghĩ lâu dài, không phải những suy nghĩ vội vàng. Tôi thấy cần phải chỉnh sửa, thu hẹp phạm vi của dự thảo Luật An Ninh Mạng, chỉ nên tập trung vào mục tiêu đảm bảo an ninh mạng cho hệ thống máy tính trọng yếu do nhà nước quản lý, loại bỏ những nội dung vi phạm quyền hiến định của người dân như quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư, cản trở tự do báo chí, tăng chi phí kinh doanh, giảm năng lực cạnh tranh, tạo cơ sở pháp lý cho một nhóm thiểu số nhũng nhiễu doanh nghiệp. Tôi không phải là một luật sư, nhưng với vốn kiến thức hạn hẹp tôi thấy rằng làm luật để kiểm soát người dân, kiểm soát doanh nghiệp là dùng pháp luật để cai trị dân chúng, chứ không phải dùng pháp luật để vận hành và phát triển đất nước. Dự thảo Luật An Ninh Mạng, do đó, nếu được thông qua, sẽ đẩy Việt Nam đi thụt lùi trên con đường trở thành một quốc gia pháp quyền. Kính thưa Quốc hội, Tôi đến Mỹ vì muốn tìm kiếm cơ hội chạy đua cùng thế giới, nhưng điều mà tôi tìm thấy lại quý giá hơn nhiều lần, đó là sự tự do. Nước Mỹ được như hôm nay là vì hiến pháp và văn hóa tôn trọng tự do của mỗi cá nhân. Ai cũng có quyền nói. Báo chí độc lập, là quyền lực thứ tư, giữ vai trò giám sát Nhà nước cho người dân. Internet không bị tường lửa ngăn chặn. Ở Trung Quốc thì ngược lại hoàn toàn. Vì vậy, mặc dù Trung Quốc đang giàu lên rất nhanh, nhưng người Trung Quốc vẫn muốn thành người Mỹ, chứ người Mỹ không muốn thành người Trung Quốc.
…
(lược trích)
MỘT CÚ BẤM NÚT CÓ THỂ TIÊU TAN HÀNG TỶ ĐÔ LA Lưu Trọng Văn
3 giờ · Ngày 12.6 hôm qua đã chứng kiến một sự kiện lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam khi khép lại ngày này 3,6 tỷ đô la của thị trường này tiêu tan.
Vì sao hàng loạt chỉ số chứng khoán của các nhà đầu tư ở Việt Nam hừng hực đỏ lửa?
Lò nào đang đốt?
Thật lạ lùng sự xuống dốc thê thảm của thị trường chứng khoán Việt Nam lại diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu trong đó đặc biệt là thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc, lên hương.
Điều gì diễn ra trong ngày 12.6 ấy vậy trên thế giới và ở Việt Nam?
Thế giới, cái bắt tay hoà bình của Trump và Ủn.
Việt Nam, QH thông qua Luật An ninh mạng.
Gã cảm nhận cảnh báo của các chuyên gia kinh tế đã thành hiện thực.
Câu hỏi đặt ra, gã vui hay buồn?
Ngắn gọn vừa vui vừa buồn.
Buồn là thiệt hại kinh tế cho đất nước vốn đang phải chắt chiu từng đồng, và bác Tổng đang phải đốt lò để bắt bọn tham nhũng ói ra từng đồng thì chỉ trong một ngày tiêu tan 3,6 tỷ đô la.
Vui vì 423 ĐBQH bấm nút thông qua Luật An ninh mạng sẽ phải hiểu ra điều mà các vị quyền cao chức trọng ấy chưa từng hiểu mạng Internet là gì.
Dễ hiểu thế này nhá.
Mạng Internet ở mức độ nào đó có thể được ví như hệ thống giao thông ( bao gồm giao thông tri thức, thông tin )trong nền kinh tế. Hệ thống ấy vì bất cứ lý do chính đáng g&
SẮN VIỆT NAM BÀI HỌC QUÝ Hoàng Kim
Bảo tồn và phát triển bền vững sắn Việt Nam là một kinh nghiệm thành công. Ba bài học quý sắn Việt Nam đã được đúc kết là 6M, 10T và làm việc cùng nhau (6M, 10T and working together) Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS), Viện Công nghệ Sau Thu Hoạch (PHTI) Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) và Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (VEDAN) đã đồng tổ chức Hội thảo Sắn Việt Nam “Hiện trạng định hướng và giải pháp phát triển sắn những năm đầu thế kỷ 21”, tại PHTI thành phố Hồ Chí Minh ngày 13-14 tháng 3 năm 2001; Câu chuyện di sản bây giờ mới kể https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-bai-hoc-quy/
Địa chỉ xanh Ấn Độ, tôi đã đến đất nước này nhiều lần nhưng riêng có hai mẫu chuyện nhỏ thú vị không quên trong sự nhớ và quên. Văn hóa là sự lắng đọng tinh hoa khi người ta đã quên đi tất cả. Hội thảo sắn Ấn Độ năm 2003 tôi nhớ nhất việc cả hội trường vỗ tay và nhiều người đứng lân khi tôi trình bày xong ba bài học quý sắn Việt Nam là 6M, 10T và làm việc cùng nhau. Tôi mãi đến sau này và suốt cuộc đời khoa học của mình dường như không thể quên điều vinh dự Tổ quốc được ngân lên lúc tràng vỗ tay và đứng dậy. Tôi thật bất ngờ và xúc động vì điều ấy. Đoàn Việt Nam ngày đó có giáo sư Phạm Văn Biên, giáo sư Trần Ngọc Ngoạn, tiến sĩ Nguyễn Hữu Hỷ và tôi. Sau buổi họp, khi ra ngoài phố chúng tôi lại bất ngờ gặp lúc đảng Quốc Đại đang tổ chức diễu hành có dương cao ảnh Mác Ăng ghen Lê Nin và cờ đỏ với trống. Chuyện thật lạ ! Giáo sư Biên cười rũ và vui cười kéo chúng tôi đi hiên ngang để chụp ảnh kỷ niệm.Tôi tiếc đã lạc mất mấy hình này của chuyện vui nhớ mãi
Lê Quý Đôn tinh hoa có Kiến văn tiểu lục(12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes) . Đó là những điều mà Lê Quý Đôn tận mắt nhìn thấy, tai nghe, hoặc đọc được, và ông thật sự tâm đắc lưu ngay lại điều không nỡ quên này. Ông chức quan thật sự quan trọng và thật bận rộn nhưng nhờ lối học vấn đặc biệt này mà ông lưu giữ lại được. Tôi thật sự khâm phục cách làm này nên học lưu lại trên CNM365 một số ghi chép trân quý để làm tư liệu cho chính mình và người thân. .
Cách mạng sắn Việt Nam. https://youtu.be/81aJ5-cGp28 là một câu chuyện thành công Chương trình Sắn Việt Nam (Viet Nam Cassava Program VNCP) là một địa chỉ xanh của gia đình sắn. Gia đình sắn Việt Nam là một kinh nghiệm quý về sự liên kết chặt chẽ giữa các ‘bạn nhà nông’ chuyên gia nông học, thầy giáo cán bộ nghiên cứu sinh viên, các chuyên gia quốc tế cùng làm việc chặt chẽ với nông dân xây dựng mô hình điểm trình diễn, đó là chìa khóa cho sự bảo tồn và phát triển sắn bền vững. Chúng tôi đã cùng nhau đánh giá giống sắn mới và kỹ thuật thâm canh sắn thích hợp trên ruộng nông dân. Sự hợp tác chặt chẽ đã xâu chuỗi sự thành công bền vững. Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget).
Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.
Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.
Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI Hoàng Kim
Những bạn quý của nông dân trồng lúa Sóc Trăng, tôi quý và nhớ nhất anh Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng; Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh và vợ chồng anh Nguyễn Thành Phước (là người đứng thứ hai từ trái trong ảnh trên). Đó là những con người tận tụy gắn bó với đồng ruộng và hạt ngọc Việt.
PHẠM TRUNG NGHĨA NHÀ KHOA HỌC XANH Hoàng Kim
“Hãy cúi xuống học tốt. Khi kết quả thành rồi, người đời sẽ dắt bạn lên ” tưởng nhớ nhà khoa học xanh Phạm Trung Nghĩa. Rạng sáng ngày 19 tháng 10 năm 2012, lúc 6 giờ. Tiến sĩ Phạm Trung Nghĩa Phó Viện Trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long từ trần. Anh ra đi sau cơn đột quỵ và hôn mê sâu để lại sự tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng nghiệp, học trò nghề nông, người thân và người dân khắp vùng Nam Bộ.
Anh Nghĩa đi xa đã mấy năm nhưng anh cũng đã đi vào bữa cơm mỗi gia đình thầm lặng thiết thực mà hiệu quả. Anh đi xa lúc 51 tuổi khi sức cống hiến của anh đối với khoa học đang ở độ rực rỡ nhất. Anh để lại những công trình dang dở, những giống lúa triển vọng đang xanh mướt trên đồng. Anh để lại những trang viết chưa dừng, những việc tốt đang làm và những dự định đang ấp ủ thực hiện. Anh là nhà khoa học xanh hiền hậu, tài năng, chịu khó, người bạn hiền của nông dân, người thầy giỏi của con tôi và nhiều lớp học trò may mắn được anh chỉ dạy. Mãi còn đó lời khuyên của anh chân thành mà minh triết: “Hãy cúi xuống làm việc. Khi kết quả thành rồi, người đời sẽ dắt bạn lên !”. “Hãy cúi xuống học trên đồng, cúi xuống học trong phòng thí nghiệm, cúi xuống học thầy, học bạn và lắng nghe tiếng nói người dân”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/
Nhà văn, nhà báo Huỳnh Kim vừa có bài viết ấn tượng Gạo thơm ST ra thế giới viết về kỹ sư Hồ Quang Cua, tác giả nhãn hiệu Gạo thơm Sóc Trăng nổi tiếng ST5, ST20,… “Thái Lan làm được sao mình không làm? ” “ST ra thế giới nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi“. Những trăn trở của anh Hồ Quang Cua và những người tâm huyết “chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao” cũng là trăn trở của hàng triệu nông dân Việt Nam.
Linh Giang dòng sông quê hương. Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan Chợ Mới Nguồn Son Quảng Bình. Quê tôi sông núi hữu tình. Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con. Tôi nợ quê hương mình những ký ức về Làng Minh Lệ quê tôi, nợ những người thân và bạn hữu quê hương bao chuyện tuổi thơ và cuộc đời nhưng thỉnh thoảng mới gặp. Tôi biết ơn tác phẩm “Thời lửa đạn” lưu dấu câu chuyện quê hương.
“Thời lửa đạn” là tập hồi ký của nhà giáo Hoàng Hữu Thanh, bí danh Nam Sơn sinh ngày 18 tháng 9 năm 1929 tại làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, trú quán số nhà 12, đường Đặng Dung, tiểu khu 10, phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cụ vừa mất năm 2018. Cụ Hoàng Hữu Thanh nguyên là đại đội trưởng đội thiếu niên du kích Minh Lệ huyền thoại, người trinh sát gan dạ, người chỉ huy tài năng năm xưa của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cụ cũng là thầy giáo ưu tú của Trường Sư phạm 10+3 Quảng Bình thời lửa đạn chống Pháp và chống Mỹ. Cụ đã được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba; Huân chương chống Mĩ cứu nước hạng Nhất; Hai huân chương chiến công hạng Ba; Huy chương vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Tác phẩm “Thời lửa đạn” là tự truyện đầy ắp thông tin chân thực và sống động về làng Minh Lệ trong khoảng từ năm 1940 đến năm 1975. Đây cũng là những phác thảo rất quý về gia phả, dòng họ, địa chí, văn hóa và quê hương đất và người.
Thầy giáo già Hoàng Hữu Thanh, vị trưởng bối đáng kính làng Minh Lệ đã làm được nghĩa cử to lớn vinh danh quê hương nghèo khó, ân tình, anh hùng, địa linh nhân kiệt và vinh danh những thế hệ cầm súng bảo vệ xóm làng. Ông đã kịp lưu lại một mảnh ký ức lớn, rất quý, truyền thần về làng Minh Lệ đất và người. Trang văn của thầy Hoàng Hữu Thanh chắc chắn sẽ có nhiều người và nhiều thế hệ đọc lại. Nhà thơ nhà báo Phan Văn Khuyến nhận xét:” Nhờ năng khiếu bẩm sinh và được học tập, rèn luyện trong ngành sư phạm nhiều năm nên lời văn của thầy Hoàng Hữu Thanh thật trong sáng, giản dị, diễn đạt chính xác các sự kiện cần nói, bố cục súc tích gọn gàng. Tuy là ghi chép theo lối hồi kí nhưng nhờ thực tế nên trong tập hồi kí này có nhiều trang viết rất hay, …”
Tôi (Hoàng Kim) đã đọc đi đọc lại nhiều lần “Thời lửa đạn” do có cha mẹ và gia đình mình hiển hiện chân thực trong đó. Tôi đã rất xúc động … vì nhớ lại tuổi thơ gian khó của người học trò nghèo cha mẹ mất sớm năm xưa trong Bài ca Trường Quảng Trạch “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng”.
Làng Minh Lệ quê tôi “Thời lửa đạn” thân thiết trong lòng tôi. Nguyễn Khải trong “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại” đã nói: “Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. Tại tự truyện “Thượng đế thì cười” , Nguyễn Khải cũng đã trích dẫn “Con người suy nghĩ còn Thượng đế thì cười” (Ngạn ngữ Do Thái, theo lời dẫn của Milan Kundera trong Diễn văn Zérusalem – Nguyên Ngọc dịch)
Tôi lưu ảnh ‘ Linh Giang dòng sông quê hương ‘ để nhớ về Làng Minh Lệ quê tôi và lưu giữ trang viết “Thời lửa đạn” như một địa chỉ xanh Quê Hương. Trang viết này khởi đầu năm 2013 đến năm 2018 mới bổ sung thêm ít ảnh và năm 2019 FB nhắc lại để viết tiếp. Cám ơn Trương Minh Dục, Hoàng Minh Đức,… với những người thân và bạn hữu. Món nợ lớn nhất đời người là tình cảm. Chúng ta ai cũng nợ ân tình Quê hương.
Câu chuyện ảnh tháng Sáu tôi lưu lại một khoảnh khắc không quên
…
Hoàng Kim
AN NINH MẠNG Ý KIẾN CHUYÊN GIA Hoàng Kim
chọn lọc đúc kết những ý kiến của các chuyên gia an ninh mạng để giúp tạo cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin tổng quan về những căn cứ khoa học và thực tiễn đóng góp cho Dự thảo Luật An Ninh Mạng được Quốc hội thông qua vào ngày 12/6/2018 là vấn đề là ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả mọi người dân, hiện còn gây nhiều tranh cãi. Luật An Ninh Mạng Dự thảo tại đây http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1382&LanID=1516&TabIndex=1 Mục tiêu và sứ mệnh của đảm bảo an ninh mạng là đảm bảo an toàn thông tin tự do sáng tạo, tiết kiệm thời gian công sức cho người dân, mang đến lợi thế so sánh của trí tuệ và sản phẩm Việt.
Luật An Ninh Mạng được Quốc Hội bỏ phiếu thông qua ngày 12/6/2018 sau giải trình cuối cùng của Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh và sau ý kiến tranh luận trên nghị trường của các đại biểu Quốc Hội, các chuyên gia giám định. LUẬT AN NINH MẠNG tương tự như câu chuyện BA ĐẶC KHU LIỆU CÓ ĐỘT PHÁ? có ý nghĩa sinh tử đối với TỔ QUỐC nên không thể không nghiên cứu kỹ. Luật đầu tư và hợp tác bền vững thành thực phải là vùng đặc khu hợp tác nghiên cứu phát triển trọng điểm hướng tới chén cợm ngon của người dân, lao động, việc làm, an sinh xã hội và giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền tài để phát huy sự tương đồng văn hóa. Luật An Ninh mạng không nhất thiết phải thể hiện lập trường ‘nghiêng về một phía, học riêng một thầy’ mà nên cân nhắc sự lợi thế so sánh đặc thù quốc gia để phát triển bền vững. Một dân tộc truyền kiếp bị đối xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu sắc nhất. (Hoàng Kim)
Ý kiến chuyên gia: DƯƠNG NGỌC THÁI CHUYÊN GIA AN NINH MẠNG
Kính thưa Quốc Hội, Tôi là Dương Ngọc Thái, kỹ sư an ninh mạng đang làm việc ở Mỹ. Tôi năm nay 34 tuổi, bắt đầu học và làm an ninh mạng từ năm 18 tuổi. Năm 20 tuổi tôi đã là trưởng phòng an ninh mạng của một Ngân hàng ở Việt Nam. Năm 2011, tôi rời Việt Nam sang Silicon Valley làm việc. Tôi là một chuyên gia nghiên cứu về an ninh phần mềm. Các phát hiện của tôi có ảnh hưởng sâu rộng đến sự an toàn của Internet, được trích dẫn trong nhiều bài báo khoa học, được đưa vào giảng dạy ở các đại học danh tiếng và đăng tải trên các tờ báo lớn trên thế giới.
Tôi giới thiệu dài dòng như vầy với hi vọng Quốc Hội hiểu rằng tôi là một kỹ sư an ninh mạng có kinh nghiệm thực tế và được thế giới biết đến. Để soạn thảo và thông qua một bộ luật đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn như Luật An Ninh Mạng, Chính phủ và Quốc hội cần phải dựa vào sự tư vấn và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia. Tuy vậy cho đến ngày 31/5/2018, mục “Ý kiến chuyên gia” trên trang Dự Thảo Online của Quốc hội không có ý kiến nào.
Cá nhân tôi chỉ biết về dự thảo khi báo chí đưa tin. Với trách nhiệm xã hội của một chuyên gia, tôi viết thư này để chia sẻ với Quốc hội và những ai quan tâm góc nhìn của một người đã dành nhiều thời gian suy nghĩ về an ninh mạng. Ba vấn đề tôi đặt ra và phân tích với Quốc hội (1) liệu dự thảo có đưa ra được các giải pháp chính sách thực sự để giải quyết vấn đề an ninh mạng? (2) tác động dự thảo đến doanh nghiệp, đến phát triển kinh tế như thế nào; và (3) khuyến nghị của tôi cho luật an ninh mạng và chính sách an ninh mạng Việt Nam. Đây là ý kiến của cá nhân tôi, không thể hiện quan điểm hay ý kiến của nơi tôi làm việc hay bất kỳ ai khác.
Chống nói xấu Đảng không đảm bảo được an ninh mạng
Tôi đã học và làm việc chung với nhiều giáo sư và chuyên gia hàng đầu thế giới, nhưng tôi chưa bao giờ nghe ai giải thích về an ninh mạng như đại biểu Nguyễn Thanh Hồng – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã nói trên tờ VnExpress: “An ninh mạng nếu giải thích dễ hiểu nhất là không truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước và làm sao để mỗi công dân có ý thức trong việc phòng chống tội phạm, bảo vệ bản thân và gia đình”. Hiểu an ninh mạng như vậy là sai bản chất và có thể dẫn đến nguy cơ vừa mất an ninh quốc gia vừa kìm hãm sự phát triển của đất nước. Đúng là Việt Nam đã và đang liên tục bị tấn công trên không gian mạng. Năm 2014, giữa lúc người Việt trong nước và hải ngoại đang sôi sục vì Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 vào Biển Đông, các chuyên gia đã phát hiện hệ thống máy tính của Bộ Tài Nguyên Môi Trường Việt Nam bị xâm nhập. Tại sao lại là Bộ Tài Nguyên Môi Trường? Vì đây là cơ quan nhà nước sở hữu nhiều thông tin quan trọng về bản đồ, sơ đồ, hải trình, báo cáo… của các chuyến thăm dò dầu khí, khai thác ngư sản cũng như các hoạt động tuần tra bảo vệ của Việt Nam trên Biển Đông. Ngoài Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Tập Đoàn Dầu Khí, Thông Tấn Xã và Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam cũng bị xâm nhập. Có nhiều bằng chứng để tin rằng những đối tượng đứng đằng sau các vụ tấn công này đến từ Trung Quốc. Gần đây hơn, nhiều sự cố an ninh mạng cũng liên tục xảy ra: • Tháng 5/2016, ngân hàng Tiên Phong Bank bị hacker xâm nhập, đánh cắp 1,1 triệu đôla Mỹ (đại diện Tiên Phong Bank nói rằng họ phát hiện và chặn được tấn công đúng lúc). • Tháng 7/2016, mạng máy tính sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài và Vietnam Airlines bị hacker Trung Quốc phá hoại. • Tháng 5/2017, ngay trong lúc ngài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang sang thăm Mỹ, hệ thống máy chủ email của Bộ Ngoại Giao lại bị hacker “lạ” xâm nhập. • Từ nhiều năm nay, các công ty công nghệ Việt Nam đã nằm trong tầm ngấm của những nhóm hacker “lạ”. Tháng 4/2018, kẻ tấn công đã tung lên mạng thông tin cá nhân bao gồm tên, ngày sinh, chứng minh nhân dân, số điện thoại, email và mật khẩu của gần 75 triệu tài khoản người dùng của VNG, công ty game và Internet lớn nhất Việt Nam. Có lẽ không cần nói thêm, Quốc hội cũng hiểu rằng “chống truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước” không thể bảo vệ Việt Nam khỏi những vụ tấn công như trên.
Đảm bảo an ninh mạng không có nghĩa là phải hi sinh phát triển kinh tế và tự do của người dân
Trong lúc hệ thống mạng máy tính Việt Nam liên tục bị tấn công, chính phủ mất bí mật, doanh nghiệp bị mất tiền, người dân mất thông tin cá nhân, sẽ là một sai lầm chiến lược nếu Quốc hội thông qua dự thảo Luật An Ninh Mạng. Dự thảo này không có nhiều sáng kiến cụ thể có thể giúp Việt Nam kiện toàn an ninh mạng mà còn có khả năng cản trở đà phát triển kinh tế, kìm hãm sự tự do sáng tạo và xâm hại riêng tư của người dân. Một vệ sĩ giỏi là người biết lùi lại phía sau, âm thầm quan sát, đảm bảo an toàn cho yếu nhân mà không gây cản trở công việc của họ. Một chuyên gia lành nghề là người hiểu mục tiêu kinh doanh của công ty, từ đó sáng tạo các giải pháp có sự cân bằng giữa an ninh, chi phí và tiện dụng để sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu khách hàng, giúp công ty kinh doanh thuận lợi, với những rủi ro chấp nhận được. Tôi hay nói với đồng nghiệp công việc của chúng ta không phải là chỉ là đảm bảo an ninh, mà là đảm bảo an ninh để công ty vẫn có thể sáng tạo và phát triển. Trách nhiệm của chúng ta là phục vụ các nhóm làm sản phẩm, giúp họ đảm bảo an toàn thông tin mà vẫn có thể tự do sáng tạo, vẫn tiết kiệm được thời gian, công sức, chứ không thể bắt họ phục tùng. Nếu chính sách an ninh kìm hãm sự tự do sáng tạo, làm chậm tốc độ phát triển, thì chính sách đó chưa đạt yêu cầu. Kỹ sư an ninh mạng làm việc có tâm phải luôn trăn trở tìm cách để chính sách an ninh không những không gây cản trở, mà còn đem đến lợi thế cạnh tranh. Tương tự như vậy, ở tầm quốc gia, một chiến lược an ninh mạng đúng đắn không thể bỏ qua phát triển kinh tế. Việt Nam cần đảm bảo an ninh mạng, nhưng an ninh mạng chỉ là phương tiện, không phải đích đến, để đạt đến các mục tiêu quan trọng nhất của đất nước là phát triển kinh tế, khai phóng con người, bảo vệ môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống. Muốn vậy, lực lượng chuyên trách an ninh mạng quốc gia cần đóng vai trò người hỗ trợ chứ không phải người kiểm soát. Nhưng tôi e rằng trao quyền cho cơ quan quản lý trực tiếp can thiệp vào cách doanh nghiệp điều hành và quản lý hệ thống thông tin của họ (như điều 26 và 24 dự luật) dễ dẫn đến lạm quyền, tạo điều kiện cho tham nhũng. Việc yêu cầu báo cáo, đánh giá – đi kèm với phê duyệt, chấp thuận – sẽ làm tăng chi phí; giảm sự sáng tạo; làm mất lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (vì thời gian là ‘vàng’ trong kinh tế số và thị trường công nghệ vốn cạnh tranh khốc liệt). Bài toán mà Quốc hội cần phải đặt ra cho dự thảo Luật An Ninh Mạng là: làm thế nào để không bị tấn công mạng, nhưng vẫn giữ tốc độ phát triển kinh tế cao, đảm bảo tự do cho người dân, tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của Việt Nam trên thế giới? Đặt đúng câu hỏi là đã giải quyết được một nửa vấn đề. Trong phần tiếp theo tôi đề xuất một số ý kiến về chính sách để giải quyết nửa còn lại.
Giải pháp nào cho an ninh mạng quốc gia?
Đối với Luật An Ninh Mạng nói riêng, chính sách và chiến lược an ninh mạng quốc gia nói chung, tôi đề xuất ba điểm. Thứ nhất, thay vì ôm đồm rất nhiều nội dung, luật chỉ nên tập trung vào hệ thống thông tin trọng yếu, chủ thể trung tâm trong vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng. Hệ thống thông tin trọng yếu bao gồm hệ thống công, do Chính phủ quản lý và hệ thống tư, thuộc sự quản lý và là tài sản của các doanh nghiệp tư nhân. Chính phủ chịu trách nhiệm và tùy nghi điều chỉnh hệ thống công, nhưng Chính phủ không được phép kiểm soát hệ thống tư, mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ, ngoại trừ có sự đồng ý của doanh nghiệp hoặc lệnh của tòa án. Để giúp đỡ doanh nghiệp, Chính phủ có thể chủ động chia sẻ thông tin tình báo, thông tin sự cố an toàn thông tin, hoặc các nhóm hacker nước ngoài mà Chính phủ đã theo dõi và nắm bắt được. Chính phủ cũng có thể khuyến khích doanh nghiệp hợp tác, chia sẻ thông tin, nhưng bất kỳ sự chia sẻ nào cũng phải là tự nguyện và phải đảm bảo được sự riêng tư của khách hàng của các doanh nghiệp. Chính phủ không thể mặc nhiên yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tất cả thông tin mà Chính phủ muốn. Quá trình chia sẻ thông tin, nội dung chia sẻ giữa doanh nghiệp và Chính phủ phải được luật hóa cụ thể. Chính phủ cũng có thể giúp doanh nghiệp bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn về an toàn thông tin. Các tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho hệ thống mạng máy tính của Nhà nước. Tuy nhiên doanh nghiệp có thể dựa vào đó để tự xây dựng tiêu chuẩn cho hệ thống máy tính và sản phẩm của họ. Nhà nước chỉ mua các sản phẩm đạt chuẩn, tạo động lực để doanh nghiệp muốn bán sản phẩm cho Nhà nước xây dựng các sản phẩm đúng chuẩn. Một việc có ích khác Chính phủ nên làm là dùng ngân sách để đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin chất lượng cao và nâng cao nhận thức an toàn thông tin cũng như quyền riêng tư của người dân. Bộ Thông Tin Truyền Thông đã trình Chính phủ những đề án cụ thể về hai vấn đề này, trách nhiệm của Quốc hội lúc này là giám sát việc thực thi các đề án này. Để đánh giá đề án thực thi có hiệu quả, có đúng với mục tiêu đặt ra, Quốc hội nên tham khảo ý kiến đánh giá độc lập của các chuyên gia. Thứ hai, chính sách an ninh mạng quốc gia cần phải bảo vệ quyền riêng tư của người dân. Quyền riêng tư là một quyền hiến định và được Liên Hợp Quốc công nhận là quyền cơ bản của con người. Nhà nước không thể dựa vào lý do an ninh quốc gia để tùy tiện xâm phạm riêng tư của người dân. Luật An Toàn Thông Tin Mạng có đề cập đến quyền riêng tư, nhưng tôi e rằng chưa đủ. Để bảo vệ riêng tư của người dân, tối thiểu Việt Nam cần có luật yêu cầu những tổ chức thu thập thông tin cá nhân của người dân phải thông báo đại chúng khi những nơi này bị xâm nhập và để lộ thông tin. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần cân nhắc tạo luật yêu cầu những do tổ chức thu thập và xử lý thông tin cá nhân nhạy cảm như tài chính và y tế phải có cơ chế đảm bảo sự riêng tư của khách hàng. Luật này sẽ đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể, cách thức người dân có thể phản ánh khiếu nại và cách Nhà nước sẽ xử lý chế tài ra sao các doanh nghiệp hay tổ chức phạm luật. Nhưng bảo vệ riêng tư không có nghĩa là phải lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam. Đa số người dân châu Âu sử dụng dịch vụ của các công ty Mỹ, nhưng Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) không yêu cầu các công ty Mỹ phải đặt máy chủ ở châu Âu. Do đó cách quy định như điều 26 của dự thảo luật không có mấy ý nghĩa thực tế. Dữ liệu là vấn đề pháp lý phức tạp, tôi cho rằng Quốc hội nên nghiên cứu kỹ lưỡng để có một đạo luật riêng về vấn đề này thay vì gộp chung vào Luật An Ninh Mạng như hiện nay. Cuối cùng, tôi cho rằng, để chống lại tấn công mạng, điều cốt lõi là con người, chứ không phải là công cụ pháp lý. Tuy nhiên, những chuyên gia hàng đầu Việt Nam mà tôi đã có dịp trao đổi đều không làm việc cho Chính phủ vì khu vực doanh nghiệp trả lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn, cơ hội nghề nghiệp công bằng hơn. Nhưng với uy tín của Chính phủ, tôi tin rằng Chính phủ dễ dàng huy động được những chuyên gia tên tuổi tham gia vào các dự án giúp đỡ đất nước. Năm 2016 tôi có đề xuất Việt Nam nên thành lập một đội đặc nhiệm bao gồm những chuyên gia Việt Nam giỏi nhất mà Việt Nam hiện có (xem bài Có một Biển Đông trên không gian mạng). Nhóm chuyên gia này, tương tự như tổ tư vấn về chính sách kinh tế, làm việc theo cơ chế phi lợi nhuận, sẽ giúp Chính phủ về chính sách và công nghệ. Đội đặc nhiệm này có vai trò tương tự như “Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an” mà dự thảo nêu ra, nhưng chỉ đóng vai trò hỗ trợ, chứ không có quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Kết thư
Từ vài năm nay tôi đã dành nhiều thời gian suy nghĩ về chiến lược an ninh mạng quốc gia cho Việt Nam. Những ý kiến của tôi ở đây đều là tổng kết của quá trình suy nghĩ lâu dài, không phải những suy nghĩ vội vàng. Tôi thấy cần phải chỉnh sửa, thu hẹp phạm vi của dự thảo Luật An Ninh Mạng, chỉ nên tập trung vào mục tiêu đảm bảo an ninh mạng cho hệ thống máy tính trọng yếu do nhà nước quản lý, loại bỏ những nội dung vi phạm quyền hiến định của người dân như quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư, cản trở tự do báo chí, tăng chi phí kinh doanh, giảm năng lực cạnh tranh, tạo cơ sở pháp lý cho một nhóm thiểu số nhũng nhiễu doanh nghiệp. Tôi không phải là một luật sư, nhưng với vốn kiến thức hạn hẹp tôi thấy rằng làm luật để kiểm soát người dân, kiểm soát doanh nghiệp là dùng pháp luật để cai trị dân chúng, chứ không phải dùng pháp luật để vận hành và phát triển đất nước. Dự thảo Luật An Ninh Mạng, do đó, nếu được thông qua, sẽ đẩy Việt Nam đi thụt lùi trên con đường trở thành một quốc gia pháp quyền. Kính thưa Quốc hội, Tôi đến Mỹ vì muốn tìm kiếm cơ hội chạy đua cùng thế giới, nhưng điều mà tôi tìm thấy lại quý giá hơn nhiều lần, đó là sự tự do. Nước Mỹ được như hôm nay là vì hiến pháp và văn hóa tôn trọng tự do của mỗi cá nhân. Ai cũng có quyền nói. Báo chí độc lập, là quyền lực thứ tư, giữ vai trò giám sát Nhà nước cho người dân. Internet không bị tường lửa ngăn chặn. Ở Trung Quốc thì ngược lại hoàn toàn. Vì vậy, mặc dù Trung Quốc đang giàu lên rất nhanh, nhưng người Trung Quốc vẫn muốn thành người Mỹ, chứ người Mỹ không muốn thành người Trung Quốc.
…
(lược trích)
MỘT CÚ BẤM NÚT CÓ THỂ TIÊU TAN HÀNG TỶ ĐÔ LA Lưu Trọng Văn
3 giờ · Ngày 12.6 hôm qua đã chứng kiến một sự kiện lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam khi khép lại ngày này 3,6 tỷ đô la của thị trường này tiêu tan.
Vì sao hàng loạt chỉ số chứng khoán của các nhà đầu tư ở Việt Nam hừng hực đỏ lửa?
Lò nào đang đốt?
Thật lạ lùng sự xuống dốc thê thảm của thị trường chứng khoán Việt Nam lại diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu trong đó đặc biệt là thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc, lên hương.
Điều gì diễn ra trong ngày 12.6 ấy vậy trên thế giới và ở Việt Nam?
Thế giới, cái bắt tay hoà bình của Trump và Ủn.
Việt Nam, QH thông qua Luật An ninh mạng.
Gã cảm nhận cảnh báo của các chuyên gia kinh tế đã thành hiện thực.
Câu hỏi đặt ra, gã vui hay buồn?
Ngắn gọn vừa vui vừa buồn.
Buồn là thiệt hại kinh tế cho đất nước vốn đang phải chắt chiu từng đồng, và bác Tổng đang phải đốt lò để bắt bọn tham nhũng ói ra từng đồng thì chỉ trong một ngày tiêu tan 3,6 tỷ đô la.
Vui vì 423 ĐBQH bấm nút thông qua Luật An ninh mạng sẽ phải hiểu ra điều mà các vị quyền cao chức trọng ấy chưa từng hiểu mạng Internet là gì.
Dễ hiểu thế này nhá.
Mạng Internet ở mức độ nào đó có thể được ví như hệ thống giao thông ( bao gồm giao thông tri thức, thông tin )trong nền kinh tế. Hệ thống ấy vì bất cứ lý do chính đáng gì thì khi xây hàng loạt trạm kiểm soát, thu phí bất hợp lý, hàng rào dù
nhân danh an toàn, đều gây tắc nghẽn giao thông.
Các nhà đầu tư không ai không lo ngại sự tắc nghẽn này nên ngày hôm qua 12.6 khi 423 quý vị bấm nút lập tức họ bán tống bán tháo cổ phiếu của mình.
Đỏ rực lửa.
Gã từng viết rằng tự do Internet cũng chính là môi trường đầu tư. Ai nghe?
Gã vui còn vì đã đến lúc mọi người dân hiểu ra rằng: Đất nước thân yêu của chúng ta đã thực sự là một bộ phận của thế giới và Chỉ số chứng khoán chính là chỉ số của Niềm tin.
Câu nhắc lại không thừa.
Mất niềm tin là mất tất cả.
Lời cảnh báo không thừa:
Nếu cuối năm nay các quý vị ĐBQH bấm nút ủng hộ Luật Đặc khu giành cho Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc thì rất có khả năng thị trường chứng khoán nước nhà sẽ gặp bão tố.
Vì: Ngoài yếu tố bất ổn, thiếu độ tin cậy về bản quyền sáng tạo, bản quyền sản phẩm từ các nhà đầu tư Trung Quốc tràn vào, các nhà đầu tư hiện hữu cảm thấy có sự bất lợi cho mình về cạnh tranh và chính sách thuế so với các nhà đầu tư ở các đặc khu kia.