Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 4746
Toàn hệ thống 10839
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 12 THÁNG 6
Hoàng Kim

CNM365 Ông Bảy Nhị An Giang, Kênh ông Kiệt giữa lòng dân; Dưới đáy đại dương là ngọc. Chúc mừng Ngày nước Nga. Ngày 12 tháng 6 là ngày lễ quốc khánh từ năm 1992 của Liên bang Nga. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 6: Ông Bảy Nhị An Giang. Kênh ông Kiệt giữa lòng dân Dưới đáy đại dương là ngọc. Thông tin tại
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-6/


ÔNG BẢY NHỊ AN GIANG
Hoàng Kim.

Ông Nguyễn Minh Nhị, bên phải, cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ  là chuyện cổ tích người lớn. Ông Nguyễn Minh Nhị, thường gọi là Bảy Nhị nguyên chủ tịch rồi bí thư của  tỉnh An Giang. Ông sống tử tế đã nghỉ hưu, Tôi lưu lại chuyện hay nhớ mãi này tại Chuyện cổ tích người lớn đã năm năm nay quay lại. Có những giá trị cần chiêm nghiệm thử thánh “ủ ngấu” với thời gian. Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Nhị chủ tịch ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng ông đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên, góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.

Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi khi đó làm Giám đốc Trung tâm. Ông tham khảo ý kiến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất phèn mặn ngập năn lác của hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?

Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.

Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.

Ông Nguyễn Minh Nhị có mấy bài viết hay gửi ông Nguyễn Bá Thanh, tình cảm của họ thật chân thành và cảm động. Sự chân thành thân thiết theo tôi chẳng cần lời bình luận nào thêm mà chỉ cần ghi lại. Tôi trầm tư trước câu hỏi: Làm thế nào để tháo gỡ “những vật cản không dễ vượt qua”. Tôi tâm đắc với lời Bác Giáp suốt đời học Bác Hồ “dĩ công vi thượng” việc công trên hết. Câu trả lời thật rõ ràng là: Khi Nhân Dân, Tổ Quốc trên hết, thì bất cứ giải pháp nào có lợi cho Dân cho Nước cũng đều nghiên cứu vận dụng được cả, không từ một giải pháp nào. Thực chất đó là phép quyền biến “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Đó là trích đoạn tôi ghi chép về ông Bảy trong bài “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi

BẢY NHỊ TÔI ĐÃ QUA

Ông Bảy là con người thực tiễn. Ông đã nghỉ hưu, nay viết hồi ký “Tôi đã qua”. Ông kể lại những mẫu chuyện thực của đời mình. Sách “TÔI ĐÃ QUA” gồm hai tập với 675 trang. Lối kể chuyện của ông là tôn trọng sự thật, sát thực tế và tâm huyết. Tôi háo hức đọc và chia sẻ đôi lời cảm nhận với bạn, để mong cùng bạn  từ trong chuyện đời thường rút tỉa được đôi điều về bài học cuộc sống.

Tôi bâng khuâng nhớ chuyệnxưa Đào Duy Từ còn mãi mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như sự thổ lộ của vua Trần Thái Tông “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Di sản của vua Trần Thái Tông và Đào Duy Từ đều không phải ở trước tác mà là triều đại. Họ đều là những nhà thực tiễn sáng suốt, trọng thực tiễn hơn lý thuyết và có tầm nhìn sâu rộng lạ thường, ngay trong trước tác  cũng rất chú trọng gắn thực tiễn với lý luận. Họ đều đặc biệt chú trọng thực tiễn mà không theo lối khoa trương, hủ nho của người đương thời.

Ôn cũ nói mới để không phải so sánh những vĩ nhân lỗi lạc kia với ông Bảy mà là để thấm thía lời ông Bảy, cũng là một mẫu người rất coi trọng thực tiễn : “Người dân hỏi chính khách làm gì cho dân nhờ chớ không hỏi hàng ngày ông làm gì? Cụ Đồ Chiểu có cho Tiểu Đồng nói trong thơ Lục Vân Tiên rất hay: “Đồng rằng trong túi vắng hoe/ Bởi tin nên mắc bởi nghe nên lầm” ! Ông Bảy nói vậy vì con đường đi lên của nông nghiệp Việt Nam thật vất vả và nhọc nhằn quá !

Nông nghiệp nông dân nông thôn Việt Nam sau khoán 10, sau nghị quyết 100, sau đổi mới, sau liên kết nông nghiệp 10 năm, nay tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, … thực tế đời sống người nông dân đã tăng lên bao nhiêu? tăng nhiều hay tăng ít ? có ổn định bền vững không? đã thật sự công bằng chưa? Hỏi xem thu nhập thực tế của nông dân túi họ có bao nhiêu tiền thì biết. Làm gì để chất lượng cuộc sống nông thôn tốt hơn?

Ông Bảy làm Chủ tịch Tỉnh, sau đó làm Bí thư tỉnh ủy An Giang là một tỉnh nông nghiệp. Vất vả đi lên từ hột lúa, con cá, ông thấm thía thật nhiều về sự liên kết nông nghiệp, đưa hiện đại hóa, công nghiệp hóa vào nông nghiệp, nông thôn. Ông đã từng tìm tòi và trả giá cho những bứt phá đúng nhưng chưa hợp thời như chuyện “Hai dự án tranh cãi”. Dự án thứ nhất là trồng bắp thu trái non, trồng đậu nành rau và xây dựng nhà máy đông lạnh rau quả xuất khẩu. Dự án thứ hai là nhà máy tinh bột khoai mì.

Hơn 20 năm sau nhìn lại, ông viết: “Hai dự án đầy tranh cãi mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Chủ tịch Nước Trần Đức Lương,… từng đến thăm mấy lần và khen ghê lắm. Dự án thứ nhất nay lãi hằng năm cũng vài tỷ rồi cả vài chục tỷ đồng; có việc làm ổn định cho gần một ngàn công nhân (không kể lao động ngoài nhà máy). Dự án thứ hai, dù cho nhà máy bán đi nhưng An Giang được 9.000 ha đất từ Kiên Giang được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cho, từ hoang hoá và phèn nặng trở thành đất sản xuất 2-3 vụ/năm, lập thêm hai xã mới với gần một vạn dân. Đây là mồ hôi và cả nước mắt của hàng vạn con người. Nhưng không có ai tranh cãi. Chỉ có tôi và những người không đổ mồ hôi mới tranh cãi mà thôi.

Ông vui buồn trăn trở mà nói vậy thôi. An Giang nay đã vươn lên đứng đầu toàn quốc về sản lượng và xuất khẩu lúa, cá nhưng con đường nhọc nhằn của nghề nông, tâm huyết của một kẻ sĩ, luôn cánh cánh trong lòng câu hỏi: “Người dân hỏi chính khách làm gì cho dân nhờ chớ không hỏi hàng ngày ông làm gì?”. Tìm được câu trả lời vẹn toàn. Thật khó lắm thay!

Tôi kính trọng những người thực tiễn, tâm huyết, biết thao thức vận dụng học để làm trong thực tế cụ thể của chính mình, biến những điều học ở trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân để làm được điều gì đó thiết thực cụ thể cho dân, cho nước, cho cộng động xã hội gia đình, và cho chính bản thân mình.

Ông Bảy mail cho tôi những trang hồi ký chỉ để đọc giữa một ít người trong gia đình và thân quen. Ông vui khi đọc bài viết Kênh ông Kiệt giữa lòng dân và nhận xét: “HK viết lúc mình đã nghĩ hưu nên cả HK cũng không bị ai hiểu là “tâng kẻ có chức”. Tôi thì ám ảnh bởi những điều trong đời mình, chính đời mình mắt thấy tai nghe, nếu mà tôi không lưu lại, không kể lại được thì thật khó có thể trao truyền lại những bài học thực tiễn cho người thân và các bạn trẻ nên tôi lựa chọn để kể.

BẢY NHỊ VĂN VÀ ĐỜI

Ông Bảy Nhị An Giang viết: “Hôm nay, mồng 1 tháng 5 năm 2015, kỷ niệm 40 năm ngày tôi “Đến bờ mong đợi” tại Cây số 5 Long Sơn – Tân Châu và cũng là kỷ niệm ngày sanh cháu ngoại đầu lòng – Nguyễn Minh Tú Anh đã tròn 10 tuổi. Tôi vừa tự in xong tập hồi ký “TÔI ĐÃ QUA” gồm hai tập 675 trang như là câu chuyện về “nguồn cội” của hai họ Nguyễn – Đặng trên vùng đất khai hoang – mở cỏi và cũng là “lượt qua” cuộc đời tôi đã trãi.

Tôi đang vào tuổi 70 không tư duy, không suy nghĩ ra cái gì hay và không làm được việc gì mới. Nói như Nhà văn Nguyễn Trọng Tín năm tôi 60 tuổi về hưu: “Anh giờ như tằm chín chỉ còn ‘nhả ra’ chớ không còn ‘thâu vô’ được nữa”.

Đúng vậy! Mười năm qua, vợ chồng tôi chỉ tiếp tục lao động tạo ra của cải, giải quyết việc làm cho 60 lao động, lập ra trang trại làm lúa, nuôi cá, trồng rừng và lập cơ sở nuôi dạy trẻ… Những việc làm ấy tưởng như mới, nhưng thực ra cũng chỉ là tiếp tục cái vốn có của gia đình và bản thân thân tích lũy được. Nếu nói về cương vị xã hội thì vợ chồng tôi từ quan hệ “một chiều” là “người đày tớ”, hay “người lãnh đạo” tuy nhỏ nhưng là trách nhiệm tập thể, còn bây giờ thì chuyển sang quan hệ “hai chiều” nghĩa là vừa “làm chủ” vừa “làm thuê” cho dù quy mô không lớn nhưng phải tự chịu trách  nhiệm. Một khi con tầm còn tơ là còn phải nhả vậy thôi!

Mười năm làm những công việc ấy; đồng thời nhớ lại và suy nghĩ dài theo đường đời mà “Tôi đã qua” ngót 60 năm, từ khi tôi chập chững vào đời,. Ngoài những con người, sự việc đã ghi trong hồi ký, mấy hôm nay tôi lục bài vỡ, tư liệu cũ sắp xếp lại cho ngăn nấp…Tôi như sống lại một thời sôi động với những việc làm vẫn còn tên gọi mà nay chỉ còn là kỷ niệm! Tất cả đều đã cũ, tôi gom lại, hệ thống, phân loại và  in thành tập. Tôi đặt cho tập sách mới nầy cái tên “CÒN LÀ KỶ NIỆM”, hay Tập 3 của hồi ký “Tôi đã qua”.

“Còn là kỷ niệm” có mấy phần: Phần I – Những người tôi nhớ. Phần II – Những lời tôi nghe. Phần III – Những bài tôi viết trong 10 năm đầu nghĩ hưu. Và phần kết. Nguyễn Minh Nhị
(mục này đăng theo đúng bản gốc của email tác giả gửi).

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN

Sự thật và giá trị nhân văn lắng đọng. Sự thật tốt hơn ngàn lời nói. Đừng phán xét vội vã Nên đánh giá thực tiễn. Tôi tháng năm nhớ lại, năm 2018 xong tâm nguyện giúp hai con học nghề, đã thành tâm đi bộ lên Thái Sơn hướng Phật, thăm lại Khổng Tử chốn xưa KHỔNG TỬ DẠY VÀ HỌC. Ngẫm lời thơ và đánh giá của Bác.

Sâu sắc thay thơ “Thăm Khúc Phụ/ Hồ Chí Minh/ Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ,/ Thông già, miếu cổ thảy lu mờ./ Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?/ Bia cũ còn soi chút nắng tà”. “Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”. “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” (Báo Nhân Dân ngày 14/6/1951).

Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân và tự nguyện thực hành trọn đời của Hồ Chí Minh (và theo Hồ Chí Minh) về “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là có noi theo Khổng Tử. Các đồng sự, học trò, đồng chí, đồng tâm, của thời đại Hồ Chí Minh bao nhiêu người thực lòng, lặng lẽ không phô trương, học để làm, học bởi làm (Learning by Doing) theo tinh thần ấy?

Chuyện cổ tích người lớn.

Hoàng Kim

Nguồn: ÔNG BẢY NHỊ AN GIANG https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ong-bay-nhi-an-giang/

KenhVoVanKiet

KÊNH ÔNG KIỆT GIỮA LÒNG DÂN
Hoàng Kim

Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên

Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân

Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm

Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.

ÔNG SÁU KIỆT VĨNH LONG

“Vẫn là Thủ tướng của nhân dân / Vẫn là anh Sáu mọi gia đình/ Lồng lộng bóng soi miền sông nước/ Đời nặng ân tình, đất nặng chân”
. ông Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang có những câu thơ cảm khái khóc tiễn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thật cảm động (kênh Võ Văn Kiệt, ảnh Thanh Dũng). Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa VII,  một năm sau khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần, đã Quyết nghị đặt tên công trình kênh T5 là kênh Võ Văn Kiệt và đặt bia lưu niệm tại đầu kênh để ghi nhớ công lao của cố Thủ tướng với hệ thống kênh huyết mạch, tháo chua, rửa phèn, mở mang vùng đất hoang hóa của khu vực Tứ giác Long Xuyên.

Báo An Giang, báo Trường Đại học An Giang đã đăng bài Kênh “ông Kiệt” tắm mát đồng bằng của tác giả Bảo Trị và Thành Chinh. Báo Đất Việt đăng bài Kênh ông Kiệt của tác giả Võ Ngọcvà Bảo Châu. Báo Tuổi Trẻ đăng loạt bài Từ kênh Vĩnh Tế đến kênh Võ Văn Kiệt của tác giả Quốc Việt. Kỳ 1: Hào lũy đất phương Nam ; Kỳ 2: Trấn giữ biên giới ; Kỳ 3: Thương hồ Vĩnh Tế ; Kỳ 4: Dấu chân lấm bùn của ông Sáu Dân; Kỳ 5: Đào kênh T5. Tôi đã viết bài thơ ‘Kênh ông Kiệt giữa lòng dân’ với lòng tri âm việc ông làm kênh cho Dân với lòng biết ơn sâu sắc.

Sớm nay khi viết bài này PGS TS Phan Thanh Kiếm, người bạn học Trồng trọt 4 cùng tôi thuở xưa ở Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (tiền thân của Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Bắc Giang sau này) đã nhắn: “Viết dài, đọc chóng mặt”. Anh Đức Thuấn cũng nhắn: “Không đủ kiên nhẫn và không đủ thời gian để đọc quá dài”. Tôi đã trả lời hai anh: “Cảm ơn hai anh. Mình biết vậy nhưng mình có chủ ý bảo tồn tinh hoa lắng đọng. Anh đọc hai ba dòng đầu thôi anh, nếu anh thích thì đọc sâu thông tin chọn lọc ở dưới. Điều tổng quát mình đã đưa lên đầu trang rồi, và chi tiết bài viết đều có đường link cả. Ai không thích đọc dài, không quan tâm chủ đề ấy, hoặc không có thì giờ, thì thôi không đọc tiếp bài viết nữa, mà chỉ nên xem qua ít dòng thông tin khởi đầu thôi. Hoàng Kim bảo tồn và phát triển CNM365 có chủ đích, đã viết và liên tục trở lại bổ sung 15 năm nay. Kính anh an nhiên vui khỏe. Ví dụ như bài “Kênh ông Kiệt giữa lòng dân” này, với mình là một ký ức sâu năng không thể nào quên, vì sự tâm đắc này từ những người như ông Sáu Dân, ông Bảy Nhị mà mình đã thấm thía trãi nghiệm 9 năm đi về Miền Tây thương và An Giang, Sóc Trăng,…”.

Kênh Vĩnh Tế và Kênh Võ Văn Kiệt là hai công trình sống mãi trong lòng dân.

Kênh Vĩnh Tế dài gần 100km chạy dọc biên giới hai tỉnh An Giang, Kiên Giang với vương quốc Campuchia. Kênh do Thượng đạo Khâm sai, trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại chỉ huy hơn 80.000 dân binh đào ròng rã 5 năm liền (1819-1824). Sau khi hoàn thành, vua Minh Mạng đã lấy tên bà Châu Thị Vĩnh Tế, vợ của Thoại Ngọc Hầu, đặt tên cho con kênh này là kênh Vĩnh Tế. Thượng nguồn con kênh tiếp dòng sông Hậu ở thị xã Châu Đốc, hạ nguồn nhập sông Giang Thành ở Hà Tiên để ra biển Tây. Kênh Vĩnh Tế hiện rộng khoảng 40-70m, sâu 3-4m so với mực nước biển tùy từng đoạn. Kênh Vĩnh Tế là tuyến thủy lộ, tuyến kênh biên giới đặc biệt quan trọng mở mang vùng đất Tây Nam Bộ mang tầm vóc của một công trình chiến lược nhất thế kỷ 19 hào lũy đất phương Nam,khẳng định chủ quyền lãnh thổ, mở mang vùng đất mới.

Kênh Võ Văn Kiệt (kênh T5) dài 48km, rộng 30-36m và sâu 3m, thông kênh Vĩnh Tế ở Tri Tôn, An Giang, chảy qua Hòn Đất, Kiên Giang rồi đổ ra vịnh Thái Lan. Đây là một cụm “công trình thủy lợi cấp bách” mang dấn ấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt, “bác Sáu Dân” nhằm “thoát lũ biển Tây” ngọt hóa vùng đất năng lác hoang hóa sình lầy của hai tỉnh An Giang, Kiên Giang biến thành đất sản xuất nông nghiệp…. Ông Bảy Nhị đã chia sẻ: “Thời điểm trước năm 1997 (trước khi tuyến kênh T5 hoàn thành) cứ dạo lũ về là các cấp, các ngành lo ngai ngái. Lũ về là những vùng trũng, đầu nguồn lại phải lo cảnh sơ tán dân, cứu đói, cắt lúa chạy lũ. Từ khi hệ thống kênh mương cấp 2, 3 hoàn thành theo Quyết định 99/TTg như: Nạo vét kênh Tám Ngàn, H7, các kênh 5, 13, 16… , phần nào lũ đã khống chế. Tuy vậy, những vùng như Tứ giác Long Xuyên, cảnh lũ trắng đồng vẫn là nỗi lo lớn, buộc những người lãnh đạo phải bàn quyết sách tháo gỡ vấn đề”. “Tứ giác Long Xuyên, vùng đất trũng phèn có diện tích gần 500.000 ha đất nông nghiệp vẫn còn hoang hóa nhiễm phèn, trong đó An Giang chiếm diện tích khá lớn chính là vùng đất chúng ta bỏ quên bấy lâu nay chưa khai phá. Đất không phụ người, chỉ sợ người phụ đất mà thôi”.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong chuyến về thăm và làm việc tại An Giang trong hai ngày 21, 22-7-1996, đã đi thị sát cánh đồng Lạc Quới, kênh mương nội đồng vùng Tứ giác Long Xuyên. Thủ tướng đã chỉ thị: “Đề án quy hoạch thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên cần nhanh chóng thực hiện vì nó sẽ giúp khu vực sử dụng được nguồn phù sa vô giá của lũ sông Cửu Long, chính nó sẽ đảm đương việc thoát lũ, rửa phèn khai phá đất nông nghiệp cho vùng Tứ giác Long Xuyên. Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy lợi, Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường cần nhanh chóng phối hợp lập kế hoạch xây dựng tuyến kênh thoát lũ ra Vịnh Thái Lan“.

Sau việc đào xong kênh T6, đưa nước từ Vĩnh Tế qua kênh Mới về biển Hà Tiên vào năm 1996. Đầu năm 1997, công trình chống lũ cấp bách kênh T5 – Tuần Thống, Luỳnh Quỳnh, Tân Thành – Lò Gạch, tuyến đê bờ nam Vĩnh Tế; hệ thống cống ngăn, xả lũ và 2 đập điều chỉnh lũ Tha La, Trà Sư; các cống ngăn mặn giữ ngọt thoát lũ ven biển… đã được cấp bách xây dựng theo Quyết định 159/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hàng loạt công trình thủy lợi phục vụ dẫn ngọt, tiêu chua, tiêu úng, xổ phèn, ngăn mặn và hàng vạn cây số bờ bao bảo vệ lúa hè thu được xây dựng đã góp phần quyết định vào việc phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trong vùng. Trong đó, kênh T5 có ý nghĩa chiến lược, được khởi công giữa quý I đến cuối tháng 8-1997 là hoàn thành. Đây là công trình thủy lợi hoàn thành nhanh nhất trong lịch sử đào kênh ở Việt Nam. Ngày mùng 8 Tết Mậu Dần 1998 (nhằm ngày 4-2-1998), 50.000 ha đất hai tỉnh An Giang, Kiên Giang được ngọt hóa. Ngày mùng 9 Tết Mậu Dần khởi công nạo vét kênh Vĩnh Tế, điều tiết lũ cùng dòng Võ Văn Kiệt thoát lũ ra biển Tây. Chọn bờ Nam song song tuyến kênh hình thành những tuyến dân cư vượt lũ trên toàn tuyến. Đây là đại công trình thủy lợi gồm hệ thống các kênh T4, T5, T6 thoát lũ, dẫn ngọt, tháo chua, rửa phèn, khai hoang, phục hóa hàng trăm ngàn ha đất .

Những năm sau, cụm từ “lũ đẹp” bắt đầu xuất hiện và định nghĩa “sống chung với lũ “cũng từ đó hình thành, Từ một công trình thủy lợi đã mở mang diện tích sản xuất, giảm thiểu ngập lũ. Ổn định vững chắc hai vụ sản xuất đông xuân và hè thu; giảm thấp mức lũ chính vụ, tạo điều kiện phát triển sản xuất, giảm chi phí xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, giảm thiệt hại về người và của mùa lũ về. Từ đó, tạo thế đưa nước ngọt giàu phù sa từ sông Hậu vào kết hợp ngăn mặn, giữ ngọt, tháo chua rửa phèn, cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường nước, vệ sinh đồng ruộng phục vụ phát triển sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Tất cả đã được kênh T5 đảm trách hiệu quả.

Tri Tôn, Tịnh Biên là những huyện khó khăn của tỉnh An Giang. Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng. Bạn xem chùm ảnh cũ trong blog của tôi để rõ hơn cách làm. Giống lúa KĐM105 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo. Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân. Khoa học kỹ thuật bám dân, bám ruộng, âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên. Tôi đã có chín năm gắn bó với mảnh đất này. Đi đâu người dân cũng khen ông Sáu Kiệt và ôngBbảy Nhị. Kênh ông Kiệt giữa lòng dân. Vùng đất hoang hóa sình lầy nay đã thành vựa lúa. Tỉnh An Giang nay đã thành vùng lúa sản lượng cao nhất nước.

BayNhi

ÔNG BẢY NHỊ AN GIANG

Ông Bảy Nhị tên thật là Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang (hình Ông Nguyễn Minh Nhị  bên phải  cùng anh Ngô Vi Nghĩa với các giống mì KM94 (KU50)  và KM98-1 (KU72), KM98-5, KM140 ngắn ngày trên ruộng tăng vụ, Sắn Việt và sắn Thái như bóng đá Việt và bóng đá Thái ngang ngữa nhau từ thuở này). Ông Bảy Nhị có nhiều bài viết được dân rất ưa nghe và dư luận quan tâm vì thiết thực, thật hay và thẳng băng sự thật, như các bài viết “Giá lúa nằm ngoài hạt gạo”, “Gửi anh Nguyễn Bá Thanh: Phút 89…”,  …

Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Nhị chủ tịch tỉnh ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ mà ông đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên, góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.

Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi khi đó làm Giám đốc Trung tâm. Ông tham khảo ý kiếm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất phèn mặn ngập năn lác của hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?

Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.

Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “ Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.

Ông Nguyễn Minh Nhị có mấy bài viết hay gửi ông Nguyễn Bá Thanh, tình cảm của họ thật chân thành và cảm động. Sự chân thành thân thiết  theo tôi chẳng cần lời bình luận nào thêm mà chỉ cần ghi lại. Sau này, người thì về hưu, người thì ngã ngựa , nhưng đó lại là một câu chuyện khác, dài hơn và thâm trầm hơn. Tôi trầm tư trước câu hỏi: Làm thế nào để tháo gỡ “những vật cản không dễ vượt qua”. Tôi tâm đắc với lời Bác Giáp suốt đời học Bác Hồ “dĩ công vi thượng” việc công trên hết. Câu trả lời thật rõ ràng là: Khi Nhân Dân, Tổ Quốc trên hết, thì bất cứ giải pháp nào có lợi cho Dân cho Nước cũng đều nghiên cứu vận dụng được cả, không từ một giải pháp nào. Thực chất đó là phép quyền biến “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

KÊNH ÔNG KIỆT TRONG TÔI

“Kênh ông Kiệt” và vùng đất Nam Bộ là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM98-5,. KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ, nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc. An Giang cũng là nôi ứng dụng đầu tiên của Việt Nam và thế giới đối với những dòng khoai mì đột biến KM440 theo hướng ngắn ngày. Chúng tôi những người tạo chọn giống củ mì thật biết ơn kênh ông Kiệt và ông Bảy Nhị. Không có kênh ông Kiệt Bảy Nhị thì củ mì ngắn ngày năng suất cao của chúng tôi chưa thể ra đời nhanh như vậy.

Đề tài chọn tạo giống sắn ngắn ngày “né lũ” giúp tôi tiếp cận vùng đất hoang hóa, thấu hiểu những khổ cực của người dân nghèo vùng lũ và ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi. Sau này, khi giới thiệu với các chuyên gia Nhật Bản, như giáo sư tiến sĩ Motoaki Seki – RIKEN PSC và tiến sĩ Hirano – RIKEN Nishina về đề tài “Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang” thực hiện năm 2002-2004 tại vùng đất hoang hóa Tri Tôn Tịnh Biên. Họ đều ngạc nhiên thích thú vì Việt Nam đã triển khai hướng nghiên cứu ứng dụng đột biến lý học nguồn Co 60 để chiếu xạ trên hai vạn hạt giống KM94 tuyển chọn đã xử lý và ủ nứt nanh với các lô hạt sắn KM94 khô tại các liều xạ chọn lọc và thời gian chiếu xạ khác nhau, tạo ra các dòng/ giống sắn ngắn ngày để luân canh lúa sắn trên vùng đất hoang hóa Tri Tôn Tịnh Biên An Giang từ rất sớm.

Câu chuyện cây sắn “né lũ” mà tôi vừa kể trên cũng tương tự như câu chuyện Giống khoai lang Việt Nam HL518 và HL491. Những kết nối nghiên cứu và sản xuất đã giúp cơ hội cho các giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) chất lượng cao, vỏ đỏ, ruột cam; giống khoai lang HL491 (Nhật tím) vỏ đỏ ruột tím, giống khoai lang Kokey 14 (Nhật vàng) … phổ biến rộng rãi trong sản xuất mang lại bội thu cho nông dân như Kỳ tích từ cây lúa, củ khoai ở Hòn Ðất Kiên Giang với doanh nghiệp của ông Đỗ Quý Hạo trồng khoai lang rất thành công. Đất và Người phương Nam là nôi nuôi dưỡng hột lúa, củ khoai, giống mì mới bén rễ và sinh sôi.

Tôi là người con xa xứ của vùng đất nghèo miền Trung. Gia đình chúng tôi đi như dòng sông tụ về phương Nam và nay đã gắn bó nhiều năm với đất lành Nam Bộ. Tôi cùng đồng nghiệp đã chọn tạo được nhiều giống tốt cho mảnh đất này. Đó là các giống sắn cao sản KM419, KM94, KM140, KM98-5, KM98-1, KM937-26, KM60, KM23, KM24, KM20; các giống lúa KĐM 105, GSR, KĐM, giống ngô VN25-99, giống đậu nành HL92, HL203, giống lạc HL25, giống đậu xanh HL89-E3, HL115, giống đậu rồng Bình Minh Chim Bu Long Khánh, giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Chiêm Dâu. Tôi thật cảm phục, yêu thương, biết ơn những người mở đất, những con kênh, đất và người phương Nam. Ngọc phương Nam, sự biết ơn trong tôi, hóa ra là câu chuyện tâm đắc một đời.

Ngày mất của ông Sáu, tôi chép lại bài thơ này, ít lời ngõ và phóng sự ảnh như là một nén hương tưởng nhớ. Bài viết này tiếp nối loạt bài Việt Nam con đường xanh, Lương Định Của lúa Việt; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Luật lúa OMCS OM;Thầy nghề nông chiến sĩ; Thầy bạn trong đời tôi . Ngày sinh của ông Sáu, tôi bồi hồi bổ sung thêm và hoàn chỉnh dần.

Kênh ông Kiệt giữa lòng dân.

Hoàng Kim

(Phóng sự ảnh)

KenhongKiet2

Tri Tôn Tịnh Biên là những huyện khó khăn cuả tỉnh An Giang


Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt”
đã mang nguồn nước ngọt về ruộng


Giống lúa KĐM 105 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa
được tưới đã mang lại niềm vui cho nhiều người dân nghèo.


Các giống mì, bắp, rau, đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa KĐM105


Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả
làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên


“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng,Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giangvới giống mì KM98-1)


Kênh ông Kiệt Bảy Nhị trong tôi. (ảnh tác giả gieo ươm và đánh giá trên 6000 dòng lai và đột biến để chọn giống khoai mì mới năng suất cao ngắn ngày ở Tri Tôn,Tịnh Biên.

Food Crops News 295

Cây Lương thực Việt Nam http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

DƯỚI ĐÁY ĐẠI DƯƠNG LÀ NGỌC

CHÀO NGÀY MỚI 12 THÁNG 6
Hoàng Kim

CNM365 Ông Bảy Nhị An Giang, Kênh ông Kiệt giữa lòng dân; Dưới đáy đại dương là ngọc. Chúc mừng Ngày nước Nga. Ngày 12 tháng 6 là ngày lễ quốc khánh từ năm 1992 của Liên bang Nga. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 6: Ông Bảy Nhị An Giang. Kênh ông Kiệt giữa lòng dân Dưới đáy đại dương là ngọc. Thông tin tại
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-6/


ÔNG BẢY NHỊ AN GIANG
Hoàng Kim.

Ông Nguyễn Minh Nhị, bên phải, cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ  là chuyện cổ tích người lớn. Ông Nguyễn Minh Nhị, thường gọi là Bảy Nhị nguyên chủ tịch rồi bí thư của  tỉnh An Giang. Ông sống tử tế đã nghỉ hưu, Tôi lưu lại chuyện hay nhớ mãi này tại Chuyện cổ tích người lớn đã năm năm nay quay lại. Có những giá trị cần chiêm nghiệm thử thánh “ủ ngấu” với thời gian. Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Nhị chủ tịch ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng ông đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên, góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.

Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi khi đó làm Giám đốc Trung tâm. Ông tham khảo ý kiến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất phèn mặn ngập năn lác của hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?

Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.

Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.

Ông Nguyễn Minh Nhị có mấy bài viết hay gửi ông Nguyễn Bá Thanh, tình cảm của họ thật chân thành và cảm động. Sự chân thành thân thiết theo tôi chẳng cần lời bình luận nào thêm mà chỉ cần ghi lại. Tôi trầm tư trước câu hỏi: Làm thế nào để tháo gỡ “những vật cản không dễ vượt qua”. Tôi tâm đắc với lời Bác Giáp suốt đời học Bác Hồ “dĩ công vi thượng” việc công trên hết. Câu trả lời thật rõ ràng là: Khi Nhân Dân, Tổ Quốc trên hết, thì bất cứ giải pháp nào có lợi cho Dân cho Nước cũng đều nghiên cứu vận dụng được cả, không từ một giải pháp nào. Thực chất đó là phép quyền biến “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Đó là trích đoạn tôi ghi chép về ông Bảy trong bài “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi

BẢY NHỊ TÔI ĐÃ QUA

Ông Bảy là con người thực tiễn. Ông đã nghỉ hưu, nay viết hồi ký “Tôi đã qua”. Ông kể lại những mẫu chuyện thực của đời mình. Sách “TÔI ĐÃ QUA” gồm hai tập với 675 trang. Lối kể chuyện của ông là tôn trọng sự thật, sát thực tế và tâm huyết. Tôi háo hức đọc và chia sẻ đôi lời cảm nhận với bạn, để mong cùng bạn  từ trong chuyện đời thường rút tỉa được đôi điều về bài học cuộc sống.

Tôi bâng khuâng nhớ chuyệnxưa Đào Duy Từ còn mãi mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như sự thổ lộ của vua Trần Thái Tông “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Di sản của vua Trần Thái Tông và Đào Duy Từ đều không phải ở trước tác mà là triều đại. Họ đều là những nhà thực tiễn sáng suốt, trọng thực tiễn hơn lý thuyết và có tầm nhìn sâu rộng lạ thường, ngay trong trước tác  cũng rất chú trọng gắn thực tiễn với lý luận. Họ đều đặc biệt chú trọng thực tiễn mà không theo lối khoa trương, hủ nho của người đương thời.

Ôn cũ nói mới để không phải so sánh những vĩ nhân lỗi lạc kia với ông Bảy mà là để thấm thía lời ông Bảy, cũng là một mẫu người rất coi trọng thực tiễn : “Người dân hỏi chính khách làm gì cho dân nhờ chớ không hỏi hàng ngày ông làm gì? Cụ Đồ Chiểu có cho Tiểu Đồng nói trong thơ Lục Vân Tiên rất hay: “Đồng rằng trong túi vắng hoe/ Bởi tin nên mắc bởi nghe nên lầm” ! Ông Bảy nói vậy vì con đường đi lên của nông nghiệp Việt Nam thật vất vả và nhọc nhằn quá !

Nông nghiệp nông dân nông thôn Việt Nam sau khoán 10, sau nghị quyết 100, sau đổi mới, sau liên kết nông nghiệp 10 năm, nay tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, … thực tế đời sống người nông dân đã tăng lên bao nhiêu? tăng nhiều hay tăng ít ? có ổn định bền vững không? đã thật sự công bằng chưa? Hỏi xem thu nhập thực tế của nông dân túi họ có bao nhiêu tiền thì biết. Làm gì để chất lượng cuộc sống nông thôn tốt hơn?

Ông Bảy làm Chủ tịch Tỉnh, sau đó làm Bí thư tỉnh ủy An Giang là một tỉnh nông nghiệp. Vất vả đi lên từ hột lúa, con cá, ông thấm thía thật nhiều về sự liên kết nông nghiệp, đưa hiện đại hóa, công nghiệp hóa vào nông nghiệp, nông thôn. Ông đã từng tìm tòi và trả giá cho những bứt phá đúng nhưng chưa hợp thời như chuyện “Hai dự án tranh cãi”. Dự án thứ nhất là trồng bắp thu trái non, trồng đậu nành rau và xây dựng nhà máy đông lạnh rau quả xuất khẩu. Dự án thứ hai là nhà máy tinh bột khoai mì.

Hơn 20 năm sau nhìn lại, ông viết: “Hai dự án đầy tranh cãi mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Chủ tịch Nước Trần Đức Lương,… từng đến thăm mấy lần và khen ghê lắm. Dự án thứ nhất nay lãi hằng năm cũng vài tỷ rồi cả vài chục tỷ đồng; có việc làm ổn định cho gần một ngàn công nhân (không kể lao động ngoài nhà máy). Dự án thứ hai, dù cho nhà máy bán đi nhưng An Giang được 9.000 ha đất từ Kiên Giang được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cho, từ hoang hoá và phèn nặng trở thành đất sản xuất 2-3 vụ/năm, lập thêm hai xã mới với gần một vạn dân. Đây là mồ hôi và cả nước mắt của hàng vạn con người. Nhưng không có ai tranh cãi. Chỉ có tôi và những người không đổ mồ hôi mới tranh cãi mà thôi.

Ông vui buồn trăn trở mà nói vậy thôi. An Giang nay đã vươn lên đứng đầu toàn quốc về sản lượng và xuất khẩu lúa, cá nhưng con đường nhọc nhằn của nghề nông, tâm huyết của một kẻ sĩ, luôn cánh cánh trong lòng câu hỏi: “Người dân hỏi chính khách làm gì cho dân nhờ chớ không hỏi hàng ngày ông làm gì?”. Tìm được câu trả lời vẹn toàn. Thật khó lắm thay!

Tôi kính trọng những người thực tiễn, tâm huyết, biết thao thức vận dụng học để làm trong thực tế cụ thể của chính mình, biến những điều học ở trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân để làm được điều gì đó thiết thực cụ thể cho dân, cho nước, cho cộng động xã hội gia đình, và cho chính bản thân mình.

Ông Bảy mail cho tôi những trang hồi ký chỉ để đọc giữa một ít người trong gia đình và thân quen. Ông vui khi đọc bài viết Kênh ông Kiệt giữa lòng dân và nhận xét: “HK viết lúc mình đã nghĩ hưu nên cả HK cũng không bị ai hiểu là “tâng kẻ có chức”. Tôi thì ám ảnh bởi những điều trong đời mình, chính đời mình mắt thấy tai nghe, nếu mà tôi không lưu lại, không kể lại được thì thật khó có thể trao truyền lại những bài học thực tiễn cho người thân và các bạn trẻ nên tôi lựa chọn để kể.

BẢY NHỊ VĂN VÀ ĐỜI

Ông Bảy Nhị An Giang viết: “Hôm nay, mồng 1 tháng 5 năm 2015, kỷ niệm 40 năm ngày tôi “Đến bờ mong đợi” tại Cây số 5 Long Sơn – Tân Châu và cũng là kỷ niệm ngày sanh cháu ngoại đầu lòng – Nguyễn Minh Tú Anh đã tròn 10 tuổi. Tôi vừa tự in xong tập hồi ký “TÔI ĐÃ QUA” gồm hai tập 675 trang như là câu chuyện về “nguồn cội” của hai họ Nguyễn – Đặng trên vùng đất khai hoang – mở cỏi và cũng là “lượt qua” cuộc đời tôi đã trãi.

Tôi đang vào tuổi 70 không tư duy, không suy nghĩ ra cái gì hay và không làm được việc gì mới. Nói như Nhà văn Nguyễn Trọng Tín năm tôi 60 tuổi về hưu: “Anh giờ như tằm chín chỉ còn ‘nhả ra’ chớ không còn ‘thâu vô’ được nữa”.

Đúng vậy! Mười năm qua, vợ chồng tôi chỉ tiếp tục lao động tạo ra của cải, giải quyết việc làm cho 60 lao động, lập ra trang trại làm lúa, nuôi cá, trồng rừng và lập cơ sở nuôi dạy trẻ… Những việc làm ấy tưởng như mới, nhưng thực ra cũng chỉ là tiếp tục cái vốn có của gia đình và bản thân thân tích lũy được. Nếu nói về cương vị xã hội thì vợ chồng tôi từ quan hệ “một chiều” là “người đày tớ”, hay “người lãnh đạo” tuy nhỏ nhưng là trách nhiệm tập thể, còn bây giờ thì chuyển sang quan hệ “hai chiều” nghĩa là vừa “làm chủ” vừa “làm thuê” cho dù quy mô không lớn nhưng phải tự chịu trách  nhiệm. Một khi con tầm còn tơ là còn phải nhả vậy thôi!

Mười năm làm những công việc ấy; đồng thời nhớ lại và suy nghĩ dài theo đường đời mà “Tôi đã qua” ngót 60 năm, từ khi tôi chập chững vào đời,. Ngoài những con người, sự việc đã ghi trong hồi ký, mấy hôm nay tôi lục bài vỡ, tư liệu cũ sắp xếp lại cho ngăn nấp…Tôi như sống lại một thời sôi động với những việc làm vẫn còn tên gọi mà nay chỉ còn là kỷ niệm! Tất cả đều đã cũ, tôi gom lại, hệ thống, phân loại và  in thành tập. Tôi đặt cho tập sách mới nầy cái tên “CÒN LÀ KỶ NIỆM”, hay Tập 3 của hồi ký “Tôi đã qua”.

“Còn là kỷ niệm” có mấy phần: Phần I – Những người tôi nhớ. Phần II – Những lời tôi nghe. Phần III – Những bài tôi viết trong 10 năm đầu nghĩ hưu. Và phần kết. Nguyễn Minh Nhị
(mục này đăng theo đúng bản gốc của email tác giả gửi).

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN

Sự thật và giá trị nhân văn lắng đọng. Sự thật tốt hơn ngàn lời nói. Đừng phán xét vội vã Nên đánh giá thực tiễn. Tôi tháng năm nhớ lại, năm 2018 xong tâm nguyện giúp hai con học nghề, đã thành tâm đi bộ lên Thái Sơn hướng Phật, thăm lại Khổng Tử chốn xưa KHỔNG TỬ DẠY VÀ HỌC. Ngẫm lời thơ và đánh giá của Bác.

Sâu sắc thay thơ “Thăm Khúc Phụ/ Hồ Chí Minh/ Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ,/ Thông già, miếu cổ thảy lu mờ./ Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?/ Bia cũ còn soi chút nắng tà”. “Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”. “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” (Báo Nhân Dân ngày 14/6/1951).

Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân và tự nguyện thực hành trọn đời của Hồ Chí Minh (và theo Hồ Chí Minh) về “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là có noi theo Khổng Tử. Các đồng sự, học trò, đồng chí, đồng tâm, của thời đại Hồ Chí Minh bao nhiêu người thực lòng, lặng lẽ không phô trương, học để làm, học bởi làm (Learning by Doing) theo tinh thần ấy?

Chuyện cổ tích người lớn.

Hoàng Kim

Nguồn: ÔNG BẢY NHỊ AN GIANG https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ong-bay-nhi-an-giang/

KenhVoVanKiet

KÊNH ÔNG KIỆT GIỮA LÒNG DÂN
Hoàng Kim

Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên

Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân

Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm

Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.

ÔNG SÁU KIỆT VĨNH LONG

“Vẫn là Thủ tướng của nhân dân / Vẫn là anh Sáu mọi gia đình/ Lồng lộng bóng soi miền sông nước/ Đời nặng ân tình, đất nặng chân”
. ông Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang có những câu thơ cảm khái khóc tiễn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thật cảm động (kênh Võ Văn Kiệt, ảnh Thanh Dũng). Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa VII,  một năm sau khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần, đã Quyết nghị đặt tên công trình kênh T5 là kênh Võ Văn Kiệt và đặt bia lưu niệm tại đầu kênh để ghi nhớ công lao của cố Thủ tướng với hệ thống kênh huyết mạch, tháo chua, rửa phèn, mở mang vùng đất hoang hóa của khu vực Tứ giác Long Xuyên.

Báo An Giang, báo Trường Đại học An Giang đã đăng bài Kênh “ông Kiệt” tắm mát đồng bằng của tác giả Bảo Trị và Thành Chinh. Báo Đất Việt đăng bài Kênh ông Kiệt của tác giả Võ Ngọcvà Bảo Châu. Báo Tuổi Trẻ đăng loạt bài Từ kênh Vĩnh Tế đến kênh Võ Văn Kiệt của tác giả Quốc Việt. Kỳ 1: Hào lũy đất phương Nam ; Kỳ 2: Trấn giữ biên giới ; Kỳ 3: Thương hồ Vĩnh Tế ; Kỳ 4: Dấu chân lấm bùn của ông Sáu Dân; Kỳ 5: Đào kênh T5. Tôi đã viết bài thơ ‘Kênh ông Kiệt giữa lòng dân’ với lòng tri âm việc ông làm kênh cho Dân với lòng biết ơn sâu sắc.

Sớm nay khi viết bài này PGS TS Phan Thanh Kiếm, người bạn học Trồng trọt 4 cùng tôi thuở xưa ở Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (tiền thân của Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Bắc Giang sau này) đã nhắn: “Viết dài, đọc chóng mặt”. Anh Đức Thuấn cũng nhắn: “Không đủ kiên nhẫn và không đủ thời gian để đọc quá dài”. Tôi đã trả lời hai anh: “Cảm ơn hai anh. Mình biết vậy nhưng mình có chủ ý bảo tồn tinh hoa lắng đọng. Anh đọc hai ba dòng đầu thôi anh, nếu anh thích thì đọc sâu thông tin chọn lọc ở dưới. Điều tổng quát mình đã đưa lên đầu trang rồi, và chi tiết bài viết đều có đường link cả. Ai không thích đọc dài, không quan tâm chủ đề ấy, hoặc không có thì giờ, thì thôi không đọc tiếp bài viết nữa, mà chỉ nên xem qua ít dòng thông tin khởi đầu thôi. Hoàng Kim bảo tồn và phát triển CNM365 có chủ đích, đã viết và liên tục trở lại bổ sung 15 năm nay. Kính anh an nhiên vui khỏe. Ví dụ như bài “Kênh ông Kiệt giữa lòng dân” này, với mình là một ký ức sâu năng không thể nào quên, vì sự tâm đắc này từ những người như ông Sáu Dân, ông Bảy Nhị mà mình đã thấm thía trãi nghiệm 9 năm đi về Miền Tây thương và An Giang, Sóc Trăng,…”.

Kênh Vĩnh Tế và Kênh Võ Văn Kiệt là hai công trình sống mãi trong lòng dân.

Kênh Vĩnh Tế dài gần 100km chạy dọc biên giới hai tỉnh An Giang, Kiên Giang với vương quốc Campuchia. Kênh do Thượng đạo Khâm sai, trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại chỉ huy hơn 80.000 dân binh đào ròng rã 5 năm liền (1819-1824). Sau khi hoàn thành, vua Minh Mạng đã lấy tên bà Châu Thị Vĩnh Tế, vợ của Thoại Ngọc Hầu, đặt tên cho con kênh này là kênh Vĩnh Tế. Thượng nguồn con kênh tiếp dòng sông Hậu ở thị xã Châu Đốc, hạ nguồn nhập sông Giang Thành ở Hà Tiên để ra biển Tây. Kênh Vĩnh Tế hiện rộng khoảng 40-70m, sâu 3-4m so với mực nước biển tùy từng đoạn. Kênh Vĩnh Tế là tuyến thủy lộ, tuyến kênh biên giới đặc biệt quan trọng mở mang vùng đất Tây Nam Bộ mang tầm vóc của một công trình chiến lược nhất thế kỷ 19 hào lũy đất phương Nam,khẳng định chủ quyền lãnh thổ, mở mang vùng đất mới.

Kênh Võ Văn Kiệt (kênh T5) dài 48km, rộng 30-36m và sâu 3m, thông kênh Vĩnh Tế ở Tri Tôn, An Giang, chảy qua Hòn Đất, Kiên Giang rồi đổ ra vịnh Thái Lan. Đây là một cụm “công trình thủy lợi cấp bách” mang dấn ấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt, “bác Sáu Dân” nhằm “thoát lũ biển Tây” ngọt hóa vùng đất năng lác hoang hóa sình lầy của hai tỉnh An Giang, Kiên Giang biến thành đất sản xuất nông nghiệp…. Ông Bảy Nhị đã chia sẻ: “Thời điểm trước năm 1997 (trước khi tuyến kênh T5 hoàn thành) cứ dạo lũ về là các cấp, các ngành lo ngai ngái. Lũ về là những vùng trũng, đầu nguồn lại phải lo cảnh sơ tán dân, cứu đói, cắt lúa chạy lũ. Từ khi hệ thống kênh mương cấp 2, 3 hoàn thành theo Quyết định 99/TTg như: Nạo vét kênh Tám Ngàn, H7, các kênh 5, 13, 16… , phần nào lũ đã khống chế. Tuy vậy, những vùng như Tứ giác Long Xuyên, cảnh lũ trắng đồng vẫn là nỗi lo lớn, buộc những người lãnh đạo phải bàn quyết sách tháo gỡ vấn đề”. “Tứ giác Long Xuyên, vùng đất trũng phèn có diện tích gần 500.000 ha đất nông nghiệp vẫn còn hoang hóa nhiễm phèn, trong đó An Giang chiếm diện tích khá lớn chính là vùng đất chúng ta bỏ quên bấy lâu nay chưa khai phá. Đất không phụ người, chỉ sợ người phụ đất mà thôi”.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong chuyến về thăm và làm việc tại An Giang trong hai ngày 21, 22-7-1996, đã đi thị sát cánh đồng Lạc Quới, kênh mương nội đồng vùng Tứ giác Long Xuyên. Thủ tướng đã chỉ thị: “Đề án quy hoạch thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên cần nhanh chóng thực hiện vì nó sẽ giúp khu vực sử dụng được nguồn phù sa vô giá của lũ sông Cửu Long, chính nó sẽ đảm đương việc thoát lũ, rửa phèn khai phá đất nông nghiệp cho vùng Tứ giác Long Xuyên. Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy lợi, Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường cần nhanh chóng phối hợp lập kế hoạch xây dựng tuyến kênh thoát lũ ra Vịnh Thái Lan“.

Sau việc đào xong kênh T6, đưa nước từ Vĩnh Tế qua kênh Mới về biển Hà Tiên vào năm 1996. Đầu năm 1997, công trình chống lũ cấp bách kênh T5 – Tuần Thống, Luỳnh Quỳnh, Tân Thành – Lò Gạch, tuyến đê bờ nam Vĩnh Tế; hệ thống cống ngăn, xả lũ và 2 đập điều chỉnh lũ Tha La, Trà Sư; các cống ngăn mặn giữ ngọt thoát lũ ven biển… đã được cấp bách xây dựng theo Quyết định 159/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hàng loạt công trình thủy lợi phục vụ dẫn ngọt, tiêu chua, tiêu úng, xổ phèn, ngăn mặn và hàng vạn cây số bờ bao bảo vệ lúa hè thu được xây dựng đã góp phần quyết định vào việc phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trong vùng. Trong đó, kênh T5 có ý nghĩa chiến lược, được khởi công giữa quý I đến cuối tháng 8-1997 là hoàn thành. Đây là công trình thủy lợi hoàn thành nhanh nhất trong lịch sử đào kênh ở Việt Nam. Ngày mùng 8 Tết Mậu Dần 1998 (nhằm ngày 4-2-1998), 50.000 ha đất hai tỉnh An Giang, Kiên Giang được ngọt hóa. Ngày mùng 9 Tết Mậu Dần khởi công nạo vét kênh Vĩnh Tế, điều tiết lũ cùng dòng Võ Văn Kiệt thoát lũ ra biển Tây. Chọn bờ Nam song song tuyến kênh hình thành những tuyến dân cư vượt lũ trên toàn tuyến. Đây là đại công trình thủy lợi gồm hệ thống các kênh T4, T5, T6 thoát lũ, dẫn ngọt, tháo chua, rửa phèn, khai hoang, phục hóa hàng trăm ngàn ha đất .

Những năm sau, cụm từ “lũ đẹp” bắt đầu xuất hiện và định nghĩa “sống chung với lũ “cũng từ đó hình thành, Từ một công trình thủy lợi đã mở mang diện tích sản xuất, giảm thiểu ngập lũ. Ổn định vững chắc hai vụ sản xuất đông xuân và hè thu; giảm thấp mức lũ chính vụ, tạo điều kiện phát triển sản xuất, giảm chi phí xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, giảm thiệt hại về người và của mùa lũ về. Từ đó, tạo thế đưa nước ngọt giàu phù sa từ sông Hậu vào kết hợp ngăn mặn, giữ ngọt, tháo chua rửa phèn, cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường nước, vệ sinh đồng ruộng phục vụ phát triển sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Tất cả đã được kênh T5 đảm trách hiệu quả.

Tri Tôn, Tịnh Biên là những huyện khó khăn của tỉnh An Giang. Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng. Bạn xem chùm ảnh cũ trong blog của tôi để rõ hơn cách làm. Giống lúa KĐM105 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo. Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân. Khoa học kỹ thuật bám dân, bám ruộng, âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên. Tôi đã có chín năm gắn bó với mảnh đất này. Đi đâu người dân cũng khen ông Sáu Kiệt và ôngBbảy Nhị. Kênh ông Kiệt giữa lòng dân. Vùng đất hoang hóa sình lầy nay đã thành vựa lúa. Tỉnh An Giang nay đã thành vùng lúa sản lượng cao nhất nước.

BayNhi

ÔNG BẢY NHỊ AN GIANG

Ông Bảy Nhị tên thật là Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang (hình Ông Nguyễn Minh Nhị  bên phải  cùng anh Ngô Vi Nghĩa với các giống mì KM94 (KU50)  và KM98-1 (KU72), KM98-5, KM140 ngắn ngày trên ruộng tăng vụ, Sắn Việt và sắn Thái như bóng đá Việt và bóng đá Thái ngang ngữa nhau từ thuở này). Ông Bảy Nhị có nhiều bài viết được dân rất ưa nghe và dư luận quan tâm vì thiết thực, thật hay và thẳng băng sự thật, như các bài viết “Giá lúa nằm ngoài hạt gạo”, “Gửi anh Nguyễn Bá Thanh: Phút 89…”,  …

Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Nhị chủ tịch tỉnh ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ mà ông đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên, góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.

Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi khi đó làm Giám đốc Trung tâm. Ông tham khảo ý kiếm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất phèn mặn ngập năn lác của hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?

Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.

Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “ Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.

Ông Nguyễn Minh Nhị có mấy bài viết hay gửi ông Nguyễn Bá Thanh, tình cảm của họ thật chân thành và cảm động. Sự chân thành thân thiết  theo tôi chẳng cần lời bình luận nào thêm mà chỉ cần ghi lại. Sau này, người thì về hưu, người thì ngã ngựa , nhưng đó lại là một câu chuyện khác, dài hơn và thâm trầm hơn. Tôi trầm tư trước câu hỏi: Làm thế nào để tháo gỡ “những vật cản không dễ vượt qua”. Tôi tâm đắc với lời Bác Giáp suốt đời học Bác Hồ “dĩ công vi thượng” việc công trên hết. Câu trả lời thật rõ ràng là: Khi Nhân Dân, Tổ Quốc trên hết, thì bất cứ giải pháp nào có lợi cho Dân cho Nước cũng đều nghiên cứu vận dụng được cả, không từ một giải pháp nào. Thực chất đó là phép quyền biến “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

KÊNH ÔNG KIỆT TRONG TÔI

“Kênh ông Kiệt” và vùng đất Nam Bộ là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM98-5,. KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ, nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc. An Giang cũng là nôi ứng dụng đầu tiên của Việt Nam và thế giới đối với những dòng khoai mì đột biến KM440 theo hướng ngắn ngày. Chúng tôi những người tạo chọn giống củ mì thật biết ơn kênh ông Kiệt và ông Bảy Nhị. Không có kênh ông Kiệt Bảy Nhị thì củ mì ngắn ngày năng suất cao của chúng tôi chưa thể ra đời nhanh như vậy.

Đề tài chọn tạo giống sắn ngắn ngày “né lũ” giúp tôi tiếp cận vùng đất hoang hóa, thấu hiểu những khổ cực của người dân nghèo vùng lũ và ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi. Sau này, khi giới thiệu với các chuyên gia Nhật Bản, như giáo sư tiến sĩ Motoaki Seki – RIKEN PSC và tiến sĩ Hirano – RIKEN Nishina về đề tài “Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang” thực hiện năm 2002-2004 tại vùng đất hoang hóa Tri Tôn Tịnh Biên. Họ đều ngạc nhiên thích thú vì Việt Nam đã triển khai hướng nghiên cứu ứng dụng đột biến lý học nguồn Co 60 để chiếu xạ trên hai vạn hạt giống KM94 tuyển chọn đã xử lý và ủ nứt nanh với các lô hạt sắn KM94 khô tại các liều xạ chọn lọc và thời gian chiếu xạ khác nhau, tạo ra các dòng/ giống sắn ngắn ngày để luân canh lúa sắn trên vùng đất hoang hóa Tri Tôn Tịnh Biên An Giang từ rất sớm.

Câu chuyện cây sắn “né lũ” mà tôi vừa kể trên cũng tương tự như câu chuyện Giống khoai lang Việt Nam HL518 và HL491. Những kết nối nghiên cứu và sản xuất đã giúp cơ hội cho các giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) chất lượng cao, vỏ đỏ, ruột cam; giống khoai lang HL491 (Nhật tím) vỏ đỏ ruột tím, giống khoai lang Kokey 14 (Nhật vàng) … phổ biến rộng rãi trong sản xuất mang lại bội thu cho nông dân như Kỳ tích từ cây lúa, củ khoai ở Hòn Ðất Kiên Giang với doanh nghiệp của ông Đỗ Quý Hạo trồng khoai lang rất thành công. Đất và Người phương Nam là nôi nuôi dưỡng hột lúa, củ khoai, giống mì mới bén rễ và sinh sôi.

Tôi là người con xa xứ của vùng đất nghèo miền Trung. Gia đình chúng tôi đi như dòng sông tụ về phương Nam và nay đã gắn bó nhiều năm với đất lành Nam Bộ. Tôi cùng đồng nghiệp đã chọn tạo được nhiều giống tốt cho mảnh đất này. Đó là các giống sắn cao sản KM419, KM94, KM140, KM98-5, KM98-1, KM937-26, KM60, KM23, KM24, KM20; các giống lúa KĐM 105, GSR, KĐM, giống ngô VN25-99, giống đậu nành HL92, HL203, giống lạc HL25, giống đậu xanh HL89-E3, HL115, giống đậu rồng Bình Minh Chim Bu Long Khánh, giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Chiêm Dâu. Tôi thật cảm phục, yêu thương, biết ơn những người mở đất, những con kênh, đất và người phương Nam. Ngọc phương Nam, sự biết ơn trong tôi, hóa ra là câu chuyện tâm đắc một đời.

Ngày mất của ông Sáu, tôi chép lại bài thơ này, ít lời ngõ và phóng sự ảnh như là một nén hương tưởng nhớ. Bài viết này tiếp nối loạt bài Việt Nam con đường xanh, Lương Định Của lúa Việt; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Luật lúa OMCS OM;Thầy nghề nông chiến sĩ; Thầy bạn trong đời tôi . Ngày sinh của ông Sáu, tôi bồi hồi bổ sung thêm và hoàn chỉnh dần.

Kênh ông Kiệt giữa lòng dân.

Hoàng Kim

(Phóng sự ảnh)

KenhongKiet2

Tri Tôn Tịnh Biên là những huyện khó khăn cuả tỉnh An Giang


Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt”
đã mang nguồn nước ngọt về ruộng


Giống lúa KĐM 105 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa
được tưới đã mang lại niềm vui cho nhiều người dân nghèo.


Các giống mì, bắp, rau, đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa KĐM105


Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả
làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên


“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng,Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giangvới giống mì KM98-1)


Kênh ông Kiệt Bảy Nhị trong tôi. (ảnh tác giả gieo ươm và đánh giá trên 6000 dòng lai và đột biến để chọn giống khoai mì mới năng suất cao ngắn ngày ở Tri Tôn,Tịnh Biên.

Food Crops News 295

Cây Lương thực Việt Nam http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

DƯỚI ĐÁY ĐẠI DƯƠNG LÀ NGỌC
Hoàng Kim

Anh Nguyễn Thành Phước (Phuoc Nguyen Thanh) nói: “Chỉ có những người cùng cam khổ mới hiểu hết nỗi cực khổ…” Tôi xúc động nói với anh: “Tôi theo chân anh Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh Viện Lúa để về quê hương người anh hùng lao động Lương Định Của, gạo thơm Sóc Trăng Hồ Quang Cua, để cùng Hoang Long con tôi, chung sức với vợ chồng anh học trò và bạn hữu anh gắng gỏi tuyển chọn giống lúa siêu xanh thích ứng với biến đổi khí hậu có phẩm chất tốt, năng suất cao, ngắn ngày, ít sâu bệnh. Năm năm qua từ nguồn vật liệu quý hiếm nhập nội và bảo tồn tại Trại giống lúa Sóc Trăng đã lan tỏa ra nhiều tỉnh. Nay Phú Yên và nơi anh đã tuyển được các giống tốt GSR90, GSR65, GSR38 (HHZ5 Y7- Y3). Nhìn lại con đường xanh gian khổ vươn tới của gạo Việt chất lượng và thương hiệu, càng thấm thía ‘Dưới đáy đại dương là Ngọc”. Tôi lưu hình ảnh và vài ghi chú để viết tiếp về vợ chồng anh và đồng đội anh; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/duoi-day-dai-duong-la-ngoc/

Khi viết về anh Nguyễn Thành Phước, cô Nguyễn Thị Bắp, em Từ Văn Dững và các bạn ở Trại Giống Lúa Long Phú Sóc Trăng tôi lại xúc động nhớ về thuở xưa của rốn phèn Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười nay đã biết bao đổi thay. Trò chuyện với các bạn về cha con của người anh hùng bác Năm Hoằng và chị Ba Sương để thấm câu dặn của bác Năm Hoàng “Dưới đáy đại dương là Ngọc”

CHA CON NGƯỜI ANH HÙNG

Hôm bác Năm Hoằng mất, chúng tôi gần như đi suốt đêm từ Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Đồng Nai) về Nông trường sông Hậu (Hậu Giang) để kịp viếng bác. Tôi biết ơn bác Năm đã năm lần lội ruộng thăm đồng Trung tâm Hưng Lôc và đã gợi ý cho tôi nhiều điều. Trong đó có một lần bác tặng cho tôi chiếc máy điện thoại di động “Cháu giữ mà dùng, bác mua lại cái khác”, “Thông tin là cần thiết, đừng tiết kiệm quá con ạ !” “Chưa kỹ đâu con đừng vội làm sư” “Bác có chút kinh nghiệm thau chua, rửa phèn, lấn biến” “Hiểu cây và đất thì mới làm ra được giống mới con ạ !” “Phải sản xuất kinh doanh khép kín mới khá được” “Dưới đáy đại dương là ngọc !”. Những bài học của bác Năm và chị Ba đã giúp chúng tôi rất nhiều. Trở lại nụ cười Ba Sương : “Hậu Giang gió nổi bời bời/ Người ta một nắng, chị thời … Ba Sương/ Theo cha đi mở nông trường/ Sáu mươi tóc vẫn còn vương mùi phèn/ Giữa bùn lòng mở cánh sen/ Thương bao phận khó mà quên phận mình, …” .

Sự kiện ngày 15 tháng 8 năm 2009 đến nay trong lòng dân đâu đã quên và chuyện đâu đã khép lại…Lâu nay chúng ta đã xúc động nhiều với cuộc đời bất hạnh của chị Ba Sương nhưng hình như việc “tích tụ ruộng đất”, “xây dựng nông trại điển hình”, và “lập quỹ trái phép”, của Nông trường sông Hậu thời bác Năm Hoằng và chị Ba Sương cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo để rút ra những bài học sâu sắc về quan điểm, tầm nhìn, cách đầu tư khép kín trong nông nghiệp. Không chỉ vậy, những bài học tổng kết thực tiễn kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Thế giới và Việt Nam việc soát xét 10 năm, 40 năm, 90 năm, 500 năm để tính toán một tầm nhìn trung và dài hạn vẫn chưa có những công trình xứng tầm để đánh giá thấu đáo và đúc kết những bài học phát triển. Bác Năm đã yên nghĩ, chị Ba Sương kêu án tù 8 năm và được thả. Người đương thời chưa thể mổ xẻ và phân tích đúng sai về cách “tích tụ ruộng đất” và “lập quỷ trái phép” nhưng nếu khép lại điều này thì không thể nói rõ nhiều việc và cũng không đúng tâm nguyện của những bậc anh hùng trượng nghĩa Nam Bộ đã quyết liệt dấn thân trọn đời cho sự nghiệp và niềm tin ấy.

Còn hột lúa ngon chúng ta hôm nay, năm năm rồi GSR65, GSR90 và các dòng lúa đang nhân rộng và tiếp tục bồi dục, hình ảnh cảm động của anh Mai Thành Phụng tổ chức Hội thảo Lúa Miền Trung ở Phú Yên và hình ảnh lúa siêu xanh trên đồng ngày nay, với những câu chuyện trên đồng của các em Đàm Thanh Tồn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Thỏa Phạm Thị,… câu chuyện đâu đã kịp khép lại

Dưới đáy đại dương là Ngọc.

Sao anh chưa về miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.

Anh có về Bảy Núi Cửu Long
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ
Anh có về nơi ấy với em không?

Nay miền Tây mai miền Trung
Dưới đáy đại dương là Ngọc.

Trong một câu chuyện khác tôi có kể cùng thầy bạn về ông Bảy Nhị An Giang, anh Lê Minh Tùng và anh Ngo Vi Nghia, rồi nữa những con người như thầy Luat Nguyen, thầy Quyen Mai Van, anh Trần Mạnh Báo, cô Tram Nguyen, thầy Hoan Nguyen, anh Le Hung Lan những chuyện thực đời thường, những con người bằng thịt bằng xương rành rành, tôi không thể quên, mà ký ức tận tụy của họ luôn lắng đọng ám ảnh.

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nht mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi|Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sốngFood CropsKim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19759
Nhập ngày : 12-06-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  Ở hai đầu nỗi nhớ(13-08-2009)

  Tập hợp các bài báo hay về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh bệnh tật(27-07-2009)

  Đến Thái Sơn(26-07-2009)

  Bao giờ cho đến tháng Ba(07-07-2009)

  Bố cũng là người thầy dạy chúng tôi về cách sống(25-06-2009)

  Nước mắt chảy vào trong(06-06-2009)

  Một chiều ngược gió(20-05-2009)

  Triết học và Lịch sử (Hồ Ngọc Đại)(13-05-2009)

  Ngày của Mẹ(13-05-2009)

  Những bài thơ hay về mẹ(13-05-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007