Số lần xem
Đang xem 2910 Toàn hệ thống 6278 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?.Tôi trả lời không chút ngập ngừng, đó là Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO tại Peru, một trong 7 kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản thần Mặt trời nền văn minh người da đỏ Inca Đấy thực sự là một kỳ quan thiên nhiên vĩ đại kho báu kỳ bí tâm linh khoa học chưa thể giải thích. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, tại “Thành phố đã mất của người Inca” là một khu tàn tích IĐế chế Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tất cả các chuyến đi tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco. Ở thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. Trung tâm khoai tây khoai lang quốc tế CIP ( International Potato Center Headquarters Avenida La Molina 1895, La Molina Apartado 1558, Lima 12, Peru https://cipotato.org/) ở gần trung tâm Lima và sân bay nên rỗi hai ngày là bạn có thể đi thăm Machu Picchu được.
Photography by Kent and CNM365 by Kim
Khoảnh khắc và sự lắng đọng bền vững
Thời gian sáng sớm trôi đi. Thưởng thức!
Hạnh phúc là được làm điều tốt yêu thích
Hành trình xanh là sự vui sống mỗi ngày.
Machu Picchu Time Lapse Video by Kent Weakley
Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng
Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO ở Peru
nơi đây là một trong 7 kỳ quan thế giới mới
Châu Mỹ chuyện không quên.
Photography by Kent and CNM365 by Kim
Moment and sustainable deposition
The early morning time passed. Enjoy!
Happiness is to do good and favorite things
Green journey is the joy of living every day.
Machu Picchu Time Lapse Video by Kent Weakley
The Inca sun god was forgotten
Machu Picchu, UNESCO world heritage site in Peru
This place is one of 7 new wonders of the world
The Americas do not forget
Ba Trung tâm Nông nghiệp Quốc tế bảo tồn và phát triển nguồn gen khoai tây, khoai lang (CIP) và sắn (CIAT) và ngô, lúa mì (CIMMYT) toàn cầu ở Châu Mỹ. CIP ở Peru, CIAT ở Colombia CIMMYT ở Mexico. Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất đó là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/
VẮT NGANG THẾ KỶ TRỒNG CÂY ĐỨC
Cụ Đỗ Hoàng Phong
mừng cụ Nguyễn Đức Hà
Chín sáu mùa xuân ai bảo nhầm
Đối nhân xử thế đúng phương châm
Vắt ngang thế kỷ trồng cây Đức
Xẻ dọc biên niên dệt chữ Tâm
Dũng sĩ so tài không kém sức
Anh hùng đọ trí cũng ngang tầm
Huân chương Nước tặng hồng trên ngực
Bách tuế ghi tên vẫn nhớ thầm
TIỄN ANH TỐNG QUANG ANH
Hoàng Kim kính viếng
Vĩnh biệt anh Tống Quang Anh, một người anh cao quý: một nhà văn không chạy theo danh tiếng, một thầy giáo yêu nghề, một người bạn chí thiết của anh Phan Chi Thắng thầy bạn quý của em. Xin lưu ảnh hai anh và bài viết này về chung chuyên mục anh Phan Chi Thắng “Bài thơ viên đá thời gian” với sự yêu quý lắng đọng. Năm tháng đi qua chỉ tình yêu còn lại. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/
VĨNH BIỆT TỐNG QUANG ANH ! Phan Chí Thắng
Tống Quang Anh cùng tuổi với tôi, cùng từng học ở Liên Xô, cùng có ham thích viết nhưng không tự nhận mình là nhà văn.
Anh là người Nam Bộ tiêu biểu. Hiền lành, đôn hậu, hào sảng. Lần tôi đi du lịch Campuchia cùng anh, có chuyến đến thăm lớp học sinh nổi trên Biển Hồ của các cháu Việt kiều nghèo, anh không đi được, gửi tôi mấy trăm ngàn cho các cháu.
Lần tôi vào Sài Gòn thăm bạn bè, anh chạy xe mấy chục cây số đến chơi với tôi ở nhà nhà văn Kao Sơn, thấy chiếc ba lô của tôi sắp đứt quai, anh đưa luôn cho tôi cái mới tinh anh đang dùng.
Tôi là người động viên anh biên tập cuốn hồi ký của cha anh – chiến sĩ tình báo hoạt động ở Lào. Anh nói anh học toán, không rành văn chương. Tôi nói tôi cũng không rành, cứ viết ra, hay dở không quan trọng, miễn là nói hết được lòng mình.
Anh mang bản thảo tác phẩm đầu tay đến mấy nhà sách, không đâu nhận bèn gọi điện hỏi tôi cách ra sách. Tôi giới thiệu anh với Trần Mai Hường, cô bé nhà thơ và giỏi việc in sách. Từ đó Trần Mai Hường giúp anh ra được 8 đầu sách, thật đáng nể sức viết của anh!
Anh viết về gia đình, quê hương Nam Bộ, đặc biệt là cộng đồng học sinh miền Nam mà anh coi như gia đình mình với những tình cảm yêu thương đằm thắm.
Tôi hay gọi anh là Tô tiên sinh (trên Facebook anh là Tô Quang Anh), đánh giá cao kiến thức đa dạng cũng như chất kẻ sĩ của anh.
Anh ra đi quá bất ngờ, còn một cuốn sách chưa in xong. Bạn bè ai cũng choáng váng vì mới tuần trước anh cùng nhóm bạn đi chơi miền Tây.
Biết là sớm muộn gì mỗi người chúng ta đều rời xa cõi tạm mà sao tôi không thể chấp nhận được một sự thật hôm nay là tang lễ của anh.
Vĩnh biệt anh, một nhà văn không chạy theo danh tiếng, một thầy giáo yêu nghề, một người bạn chí thiết!
Đọc “Ông chánh Sở” của anh Phan Chi Thắng lại nhớ Nguyễn Khải “Đi tìm cái tôi đã mất”. Xin chép lại để suy ngẫm:
ĐỌC PHAN CHÍ THẮNG NHỚ NGUYỄN KHẢI Hoàng Kim
Đọc “Ông chánh Sở” của anh Phan Chi Thắng lại Thương nhớ Nguyễn Khải với cái Tùy bút cuối cùng Đi tìm cái tôi đã mất.
Xin chép lại và so sánh vài trích đoạn:
Nguyễn Khải (đoạn 1): “Tôi về một xã, xã cho tôi ở nhà một anh bưu tá, lúc rảnh rỗi hỏi chuyện gì anh cũng bảo không biết. Ở xã ba ngày, đảng uỷ, uỷ ban không ai tiếp cả. Có một buổi tối có một anh chàng to béo đến chơi với gia đình, cả vợ lẫn chồng nhà chủ ăn nói thưa gửi, bộ điệu khúm núm. Anh ta ngồi ưỡn người trên ghế tựa, hai chân xoạc rộng, hai bàn tay đặt lên bụng, nói hỏi trống không, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn tôi nhưng không hỏi gì, chào cũng không, mắt nhìn cứ lừ lừ, mà hắn chỉ đáng tuổi con tuổi cháu. Tôi cứ nghĩ tay này hẳn là dân buôn bán ở tỉnh có họ hàng gì với anh chủ nhà, tạt qua chốc lát rồi đi. Nhưng anh bưu tá lại bảo đó là ông chủ tịch xã.
Lại một ngạc nhiên nữa ! Mấy ngày sau lại về một xã thuộc phía Bắc tỉnh. Cách đây đã ba chục năm tôi đã đi đi về về xã đó khoảng một năm để viết về một anh chủ tịch xã chưa tới ba mươi tuổi trong cái thời có cao trào lập hợp tác xã nông nghiệp. Ngồi chơi ở phố huyện kề liền xã bất ngờ lại gặp người quen cũ của mấy chục năm trước. Hiện giờ ông ấy đã ngoài sáu chục tuổi, có cửa hiệu chụp ảnh ở ngay phố, to béo, rềnh ràng, chuyện gì cũng biết, lại biết cách thuật lại về mọi cái biết của mình một cách sống động, tươi rói, nghe chuyện mà tưởng như chính mình cũng được chứng kiến. Nhà văn mà gặp được một người như thế là có thể nghĩ ngay một cuốn sách sẽ viết, viết cũng nhanh thôi, vì mọi vật liệu đã sẵn sàng. Bao nhiêu chuyện xui xẻo, buồn bã của chuyến đi bất thần được đền bù quá hậu hĩ nhân một lần gặp lại người quen cũ. Đang mừng khấp khởi liền bị mấy ông xã nhảy vô phá đám, đi một bước có trưởng công an xã theo một bước, vừa là người hướng dẫn vừa là người bảo vệ. Chỉ được trò chuyện với người đã được xã giới thiệu và ăn ngủ tại nhà ông bí thư xã.
Nhưng tôi đâu có chịu thua hoàn toàn. Xuống cái xã bị ghẻ lạnh thì tôi chơi với dân, viết về một ông nông dân bị giời hành, được bạn bè khen là rất khá. Về cái xã được chiều chuộng quá mức tôi viết được cái bút ký “Mất toi một cuốn sách”.
Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người“.
Xin bạn đọc so sánh với bài của anh Phan Chí Thắng (nguyên văn “Ông chánh Sở” ).
Hai cậu cháu lão Hâm ở hai thành phố khác nhau nên họ ít khi gặp mặt. Năm thì mười họa họ gọi điện hỏi thăm nhau hoặc nhờ cậy việc gì đó. Còn chủ yếu là gặp vào các dịp tết nhất hoặc hiếu hỉ.
Nó xinh. Bốn mươi lăm tuổi rồi mà người vẫn thon thả, da mịn màng như da con gái. Nhìn nó ăn mặc lụa là ngon nghẻ ai cũng khen, pha một chút ghen tỵ:
– Bà bác sỹ vợ Giám đốc Sở có khác!
Mỗi lần lão Hâm về quê có việc, nó hay đón cậu về nhà nó ngủ, để cậu đỡ tốn tiền khách sạn. Vì nhà nó rộng, luôn có phòng để không. Nhà Giám đốc Sở cơ mà!
Ông cháu rể người tầm thước, lộ rõ nguồn gốc nông dân. Da sạm và bì bì do nhiều bia rượu và các món ăn bổ dưỡng. Cái nhìn xeo xéo vừa ra vẻ cấp trên vừa như là lo ngại ai lấy mất của mình cái gì.
Thường lão Hâm ít giáp mặt cháu rể vì cháu rể toàn đi nhậu đến khuya mới về. Công việc của Giám đốc Sở là vậy. Nhậu quá bến luôn, không thèm tới bến.
Mà nếu có gặp nhau thì cũng chỉ ngúc ngắc dăm câu xã giao vì thâm tâm lão Hâm chê thằng ấy quê, còn thằng ấy thì nghĩ là ông cậu vợ hâm.
Lão Hâm chả thèm hỏi thằng cha ấy làm Giám đốc sở nào. Sở nào thì cũng vậy thôi, ngon hơn ngon kém một ít, đằng nào thì cũng là ngon.
Vợ chồng cháu có hai căn nhà ba lầu, một để ở, một cho thuê. Cộng một miếng đất dăm trăm mét vuông ở ngoại thành để trồng cây chơi. Đó là phần nổi. Phần chìm thì thánh mới biết.
Thôi thế cũng được, lão Hâm nghĩ. Thằng chồng vơ vét ở đâu mình không biết. Khuất mắt là coi như không thấy. Miễn là nó yêu thương vợ con, lo cho vợ con đầy đủ là tốt rồi. Cháu mình sướng, mình bớt phải lo. Mặt khác, thấy cô cháu phởn phơ, tươi tỉnh, lão Hâm cảm thấy yên tâm về cuộc sống gia đình cháu.
Hôm rồi có việc hiếu, lão Hâm bay về quê. Mọi người trong nội ngoại tộc ai nấy đều buồn thiu, mặt mày ủ rũ, tất bật việc này việc nọ nên lão Hâm không để ý thấy dưới đôi mắt xinh đẹp của cô cháu gái có quầng thâm. Mãi đến tối, về nhà cháu nghỉ ngơi lão mới nhận thấy.
Cô cháu ngồi cuối cái đi văng, cố tình để sấp bóng cái đèn cây. Cái chao đèn to đùng che bớt nửa khuôn mặt.
– Cháu sao vậy, mấy hôm nay mất ngủ à?
– Sao cậu biết?
– Thì tao thấy mày bơ phờ, hai mắt trũng sâu.
Cô cháu không nói gì, tay mân mê cái khăn trải bàn làm từ lụa tơ tằm. Rồi hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má.
– Cháu cực lắm cậu ơi. Nhiều khi hết muốn sống.
– Mày sướng thế mà còn kêu khổ thì ai trên đời này mới được gọi là sướng? Chồng làm to, con ngoan học giỏi, bản thân mình có nghề nghiệp và công việc vững vàng, nhà cao cửa rộng, xe sang, quần áo dăm chục bộ. Nói chi lạ rứa!
– Cháu sẵn sàng đánh đổi hết nhà cao cửa rộng để lấy một cuộc sống vợ chồng bình thường cậu ạ.
– Nó đánh mày à?
– Còn hơn cả đánh. Cái đó gọi là bạo hành thời @.
– Là sao?
Cô cháu từ từ kể lại câu chuyện đau đớn của mình, xen với những lần dùng tay quệt nước mắt.
*
* *
Cô bác sỹ trẻ với cái lý lịch dính líu ngụy quân ngụy quyền bị phân công về bệnh xá một huyện miền núi.
Cô ở đó 5 năm, vất vả, gian khổ. Cũng có thể sẽ là nhiều hơn 5 năm hoặc vĩnh viễn ở đó, nếu cô không gặp người sau này là chồng cô, ông Giám đốc Sở tương lai.
Anh gầy gò, đen đúa. Mà thực ra, cả đoàn càn bộ của huyện lên thăm xã miền núi ai cũng đen đúa gầy gò cả. Dáng dấp quê mùa của anh một thời được nghi nhận là thật thà hiền lành.
Qua dịp đó, hai người làm quen nhau, thư từ qua lại. Một năm sau anh xin cưới cô.
Anh gia đình thành phần cơ bản, nói cho vuông là nông dân, bố tham gia du kích bị địch bắn chết. Anh là con liệt sỹ. Con liệt sỹ thì được cộng điểm ưu tiên vào đại học, ưu tiên khi phân công tác. Mấy chú trên tỉnh tốt lắm, nâng đỡ con bạn như một cách tri ân với người đã khuất.
Anh cứ tuần tự mà thăng quan tiến chức. Đến một cái chức nào đó thì người ta hoàn toàn có khả năng xin cho vợ chuyển về bệnh viện tỉnh. Việc đó hoàn toàn hợp lý vì chị đã cống hiến nhiều năm cho vùng sâu vùng xa rồi. Tuy nhiên chắc gì đã là hợp lý đối với những người không có nhất thân nhì thế.
Tính anh hay ki cóp. Chị rất hiểu và thương. Nhiều năm sống trong thiếu thốn, chính chị cũng muốn dành dụm để cất một cái nhà mà ở. Tiền anh kiếm thêm, tiền chị làm thêm đều gom lại để anh gửi tiết kiệm. Người ta nói của chồng công vợ. Người ta còn nói giàu nhờ bạn sang nhờ vợ. Chị là người có học, chị quá biết. Chị không theo rõi các sổ tiết kiệm xem trong sổ có bao nhiêu tiền. Việc này để anh lo.
Anh cũng không đưa tiền cho chị đi chợ. Nội trợ là việc của đàn bà. Anh còn hơn khối thằng đàn ông vợ phải chu cấp tiền bia rượu thuốc nước.
Lâu lâu anh lại rỉ tai vợ:
– Anh gom được gần 90 triệu rồi. Em xem có tiền bù thêm cho đủ 100 để anh gửi ngân hàng.
Có thì chị đưa, không có thì chị vay mượn cho đủ. Mấy tháng sau đó chị ráng trực thêm giờ, ráng xoay xở tiền trả nợ.
Cứ thế chị chăm chút cho ngôi nhà hạnh phúc của mình.
Xong ngôi nhà thứ nhất, họ lo tiếp ngôi nhà thứ 2. Có hai cái nhà thì hạnh phúc biến mất, như chưa bao giờ có. Nhất là từ khi anh lên Chánh Sở thì hạnh phúc gia đình đã trở thành một ước mơ xa vời.
Anh ăn nhậu triền miên với ai đó, đi khuya bất thùng chi thình với ai đó. Chị kệ. Anh không quan tâm đến chị, đến sức khỏe chị, đến việc chị vui hay buồn. Chị khóc. Hình như anh cần một người để sinh con và trông nhà nấu cơm cho anh ta.
Chị buồn lắm. Đêm đêm nằm khóc một mình. Người gầy rộc. Đi khám chuyên khoa, cô bạn bác sĩ nói chị bị suy nhược thần kinh. Tối đó chị nói với chồng là em bị ung thư buồng trứng. Những tưởng anh sẽ sửng sốt, đau đớn, cuống quít lo tìm phương cứu chữa, tìm thầy tìm thuốc cho vợ. Không. Anh lặng lẽ về buồng, thức khuya viết một tờ di chúc của hai vợ chồng, trong đó ghi là để lại cho mỗi đứa con một ngôi nhà. Sáng sớm hôm sau, khi vợ vừa lo xong bữa sáng, anh đưa cho chị tờ giấy, bảo xem đi rồi ký.
Chị òa khóc:
– Anh không lo gì cho sinh mạng của em mà chỉ lo chuyện tài sản là sao?
– Anh lo chứ, nhưng lo chuyện hậu sự cũng là lo?
Từ đó chị hết hy vọng níu kéo hạnh phúc. Chị chỉ là cái máy đẻ, cái máy kiếm tiền nuôi cả nhà và phụ thêm cho anh tích lũy.
Cũng dịp ấy bệnh viện nơi chị công tác triển khai quy chế cấm bác sỹ nhận tiền của bệnh nhân, nói chung là chống tiêu cực, đề cao khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu”
Thu nhập của chị giảm hẳn đi. Thiếu tiền đi chợ, chị nói với anh. Anh cáu:
– Bệnh viện em vẽ chuyện, quy chế cái con khỉ! Thiếu tiền thì từ nay em bớt mua sắm quần áo đi. Người dân đang sống thiếu thốn mà em trưng diện quá cũng không hay, vừa lãng phí vừa vô lương tâm.
Rồi anh cũng đưa tiền chợ cho chị, nhưng lấy ngay quyển sổ ra ghi chép đầy đủ trước mặt chị. Để theo rõi xem chị có ăn bớt tiền chợ hay không.
Ngày Tết, ngày lễ nhà anh rất nhiều khách. Cấp dưới trực tiếp, cấp dưới có liên quan, các cơ quan hữu quan v.v. đến tấp nập. Anh không bao giờ nhận phong bì. Đạo đức tư cách người lãnh đạo không cho phép làm việc đó. Đó là việc của phu nhân lãnh đạo. Song anh có biệt tài là nhớ hết những ai đến đưa quà, tổng cộng là bao nhiêu phong bì, đề phòng chị ăn bớt.
Dịp 30 tháng Tư vừa rồi cũng vậy, rất nhiều khách đến thăm. Chị nhận hết các phong bì rồi chuyển lại cho anh đầy đủ khi khách đã ra về.
Gần 11 giờ đêm, anh gõ cửa phòng chị, mặt hầm hầm:
– Thằng X công ty Y năm ngoái đi hai triệu sao năm nay chỉ có một?
Chị như bị một cái tát vào mặt. Anh nghĩ chị lấy bớt đi một triệu chăng?
– Anh đi mà hỏi nó. Nó đưa bao nhiêu em đưa lại anh nguyên phong bao chưa bóc.
Anh không tin thì mai đứng ra mà tự nhận phong bì.
Chuyện này thì không thể. Anh đành nhân nhuợng:
– Anh hỏi cho biết cái bụng của thằng X thôi. Chả hiểu sao năm nay nó đi ít thế?
Khuôn mặt anh bần thần đến thảm hại. Ngày hôm sau anh bưng về một cái hòm phiếu, cái mà người ta hay dùng để bỏ phiếu trong các kỳ đại hội. Nó được làm bằng kính nhựa trong, khung nhôm, mặt trên có xẻ rãnh để người đi bầu nhét phiếu vào đó. Có cả cái khóa đồng treo lủng lẳng. Trông rất công khai minh mạch.
Anh để cái hòm phiếu bên buồng chị, ở cái chỗ mà từ phòng anh, từ chỗ anh ngồi tiếp khách hé cửa nhìn sang là thấy rõ nó.
Khách đến, ngồi chơi nói chuyện với ông bà Giám đốc Sở. Họ kín đáo đưa phong bì cho bà mệnh phụ phu nhân. Tiễn khách xong là bà chạy về phòng mình bỏ ngay lá phiếu vào hòm phiếu.
Đêm hôm đó, khi đã thiêm thiếp ngủ, chị giật mình thấy có bóng người vào phòng mình. Đó là anh. Nhiều năm rồi anh không vào phòng chị vào ban đêm. Chị hồi hộp, nín thở hy vọng.
Anh đi nhẹ nhàng rón rén. Cũng rất nhẹ nhàng, anh lần lượt khám xét túi xách của chị, cái tủ đầu giường, tủ treo quần áo. Gần một tiếng đồng hồ anh như cán bộ điều tra hiện trường xem xét tỉ mỉ xem chị có tiền riêng cất dấu ở đâu không.
Chị nằm im, cố không nhúc nhích. Sau khi anh rời phòng chị, chị cũng đơ người như vậy đến sáng. Nhục nhã cho mình và hổ thẹn cho anh.
Tóm lại, đối với anh tiền là tối thượng, là lẽ sống còn. Không tình, không nghĩa, không trách nhiệm gì cả.
Chị đã từng muốn li dị. Nhưng phần vì anh van vỉ khóc lóc xin xỏ, phần vì chị thương hai đứa con nên thôi. Chán nản, chị lao đầu vào công việc, lấy công việc làm niềm vui.
Cách đây mấy ngày có đoàn học sinh đi nghỉ mát bị lật xe, ba cháu chết, hơn hai chục cháu bị thương. Chị lo cấp cứu các cháu từ sáng đến tối mịt. Trưa chị không về nhà, gọi điện bảo anh ăn cơm đi, cơm trong nồi, thức ăn đậy lồng bàn, em còn lo mấy ca cấp cứu. Anh cáu trong điện thoại; “Tôi không biết hâm cơm!” rồi dập máy.
Tối đó chị về muộn, người mệt rũ nhưng lòng rất vui vì cứu được ba cháu bị thương nặng. Khác với mọi ngày đi nhậu xong là chui vô phòng bật điều hòa nằm, anh ngồi chờ chị ở phòng khách:
– Mai bà còn đi riết nữa không. Nếu còn đi thì tôi khỏi về nhà ăn trưa.
Chị cố nói thật nhẹ nhàng:
– Đó là công việc, là trách nhiệm và cũng là lương tâm của em. Em không thể bỏ các cháu đau đớn quằn qoại được anh ạ.
Anh chửi đổng:
– Mẹ, làm như không có cô thì thiên hạ này chết hết!
Ông cán bộ lãnh đạo luôn mồm “vì dân” mà nói thế đấy!
Chị không phản ứng, ra mở vòi nước rửa tay chuẩn bị ăn cơm. Cả ngày chị chưa có hột cơm nào vào bụng. Nhìn tay chị, chỗ cái nhẫn vàng hai chỉ là một cái vết trăng trắng, anh hoảng hốt:
– Cái nhẫn của cô đâu?
Chị chậm rãi trả lời:
– Em không có tiền mà cần tiền quá nên em bán đi rồi.
– Cần tiền làm gì, lại mua áo váy?
– Anh không để ý chứ đã ba năm nay em toàn xài quần áo cũ. Em không có nhu cầu mua sắm thêm.
– Vậy cần tiền làm gì?
– Có một vài loại thuốc rất cần cho các cháu mà kho dược bệnh viện vừa hết, em phải mua ngoài.
Anh há hốc mồm ngạc nhiên, đờ người vì cái tin kỳ lạ. Khuôn mặt méo xệch, anh đấm mạnh tay xuống bàn, tấm kính lót bàn vỡ tan:
– Ngu! Thời này mà còn có loại người ngu như cô!
*
* *
– Cháu buồn lắm cậu ạ. Cháu chả dám kể với ai, sợ mất thanh danh anh ấy. Chỉ kể với cậu thôi.
Lão Hâm nhìn đăm đăm vào cái chao đèn, cái chao đèn đang che khuất một nửa khuôn mặt cô cháu gái. Hồi lâu lão mới thốt lên:
– Thôi đi ngủ đi con, mai con còn phải đến bệnh viện làm việc rồi lại phải tranh thủ về chỗ đám tang.
Cô cháu ngoan ngoãn đứng lên đi về buồng. Cái lưng còng xuống.
Lão Hâm bật chai nước khoáng mặn ngồi uống một mình. Ước gì có một chai rượu. Chai rượu của riêng lão chứ trong tủ rượu của ông cháu rể thì đầy ắp các thứ rượu Tây hảo hạng.
Đã qua 12 giờ đêm, ông Chánh Sở đi nhậu vẫn chưa về”.
Qua lăng kính của một chủ tịch xã dưới ngòi bút tả chân trào lộng của Nguyễn Khải, và một gia đình trí thức dưới lăng kính tả thực của Lão Hâm Phan Chí ta thấy được thực trạng xã hội về những vấn nạn văn hóa.
ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ Từ một chữ Thích Như Nhiên Thích Tánh Tuệ
Cũng là chữ Thích đi đầu
Mà đằng sau có muôn màu khổ vui
Thích tiền đời mãi ngược xuôi
Hạnh phúc quanh quẩn lui hui với tiền
Chán rồi thì lại thích Tiên
Gặp Tiên bảo bỏ dấu huyền mới thương
Thích Danh lồng lộng bốn phương
Đời còn đánh đổi phong sương kiếp trần
Thích phiêu bồng cuộc ái ân
Tử sinh lũy kiếp bội phần xuống lên.
Thích nhớ mà chẳng thích quên
Tự mình giam ngục triền miên sống sầu
Thích ngũ dục thích truy cầu
Tìm vui trong khổ nghiệp sâu chất chồng
Thích hưởng thụ thích đèo bồng
Một ngày phước tận, đời trong úa tàn
Thích làm ác thích làm càn
Lưới trời bủa xuống oán than giận mình
Thích vơ vét tận tâm tình
Trắng tay đối diện vạn nghìn khổ đau
Cũng là chữ Thích đi đầu
Thích bao đạo lý nhiệm mầu xa xưa.
Thích hành thiện thích đi chùa
Thích san sẻ thích ngăn ngừa ác nhân
Thích cười hơn thích giận sân
Đời bao bất thiện dần dần nhạt phai
Thích giúp người lúc chẳng may
Về sau khổ nạn bỗng tay ai chìa
Thích đơn giản thích quay về
Cõi lòng thanh tịnh Bồ Đề không xa.
Chuyện gì cũng thích cho qua
Ngàn hoa chẳng đẹp bằng hoa nụ cười.
Mỗi ngày biết “Tạ ơn đời “
Sống tùy duyên hạnh thảnh thơi khoan từ
Bỏ dấu cộng thích dấu trừ
Thuyền tâm một sớm tạ từ bến mê
Nẻo luân hồi dứt lê thê
Thích và không thích đưa về một phương
Sống không hỷ xả vui buồn
Mê thay áo Ngộ cội nguồn bao la
Thung dung Hoàng Kim
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên (*).
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**) Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm: Ta về còn trọn niềm tin.
(*) PHẬT BẢO ‘BUÔNG BỎ’ LÀ BUÔNG BỎ CÁI GÌ?
1. Buông bỏ việc tranh luận đúng sai.
2. Buông bỏ tâm thái muốn khống chế người khác.
3. Buông bỏ sự trách móc, hờn giận.
4. Buông bỏ cảm xúc dằn vặt bản thân mình.
5. Buông bỏ tự ti về hiểu biết hữu hạn của bản thân.
6. Buông bỏ tâm phàn nàn, xét nét.
7. Buông bỏ cái tâm thái phê bình người khác và sự việc khác.
8. Buông bỏ tâm cầu danh, hám danh.
9. Buông bỏ tính lười nhác, thiếu cố gắng.
10. Buông bỏ tâm thái tùy ý nhận định người khác.
11. Buông bỏ sự sợ hãi.
12. Buông bỏ tâm bao biện.
13. Buông bỏ quá khứ.
14. Buông bỏ tâm cố chấp.
15. Buông bỏ việc nhìn vào người khác, sống cuộc sống của chính mình.
(*) Thích Tánh Tuệ, Thích Giác Tâm là cao tăng Đạo Phật ngày nay
Hoàng Kim là người thầy khoa học xanh chiến sĩ quê ở Quảng Bình
(**) Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt : Nhạc Trịnh.
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?.Tôi trả lời không chút ngập ngừng, đó là Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO tại Peru, một trong 7 kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản thần Mặt trời nền văn minh người da đỏ Inca Đấy thực sự là một kỳ quan thiên nhiên vĩ đại kho báu kỳ bí tâm linh khoa học chưa thể giải thích. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, tại “Thành phố đã mất của người Inca” là một khu tàn tích IĐế chế Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tất cả các chuyến đi tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco. Ở thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. Trung tâm khoai tây khoai lang quốc tế CIP ( International Potato Center Headquarters Avenida La Molina 1895, La Molina Apartado 1558, Lima 12, Peru https://cipotato.org/) ở gần trung tâm Lima và sân bay nên rỗi hai ngày là bạn có thể đi thăm Machu Picchu được.
Photography by Kent and CNM365 by Kim
Khoảnh khắc và sự lắng đọng bền vững
Thời gian sáng sớm trôi đi. Thưởng thức!
Hạnh phúc là được làm điều tốt yêu thích
Hành trình xanh là sự vui sống mỗi ngày.
Machu Picchu Time Lapse Video by Kent Weakley
Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng
Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO ở Peru
nơi đây là một trong 7 kỳ quan thế giới mới
Châu Mỹ chuyện không quên.
Photography by Kent and CNM365 by Kim
Moment and sustainable deposition
The early morning time passed. Enjoy!
Happiness is to do good and favorite things
Green journey is the joy of living every day.
Machu Picchu Time Lapse Video by Kent Weakley
The Inca sun god was forgotten
Machu Picchu, UNESCO world heritage site in Peru
This place is one of 7 new wonders of the world
The Americas do not forget
Ba Trung tâm Nông nghiệp Quốc tế bảo tồn và phát triển nguồn gen khoai tây, khoai lang (CIP) và sắn (CIAT) và ngô, lúa mì (CIMMYT) toàn cầu ở Châu Mỹ. CIP ở Peru, CIAT ở Colombia CIMMYT ở Mexico. Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất đó là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/
VẮT NGANG THẾ KỶ TRỒNG CÂY ĐỨC
Cụ Đỗ Hoàng Phong
mừng cụ Nguyễn Đức Hà
Chín sáu mùa xuân ai bảo nhầm
Đối nhân xử thế đúng phương châm
Vắt ngang thế kỷ trồng cây Đức
Xẻ dọc biên niên dệt chữ Tâm
Dũng sĩ so tài không kém sức
Anh hùng đọ trí cũng ngang tầm
Huân chương Nước tặng hồng trên ngực
Bách tuế ghi tên vẫn nhớ thầm
TIỄN ANH TỐNG QUANG ANH
Hoàng Kim kính viếng
Vĩnh biệt anh Tống Quang Anh, một người anh cao quý: một nhà văn không chạy theo danh tiếng, một thầy giáo yêu nghề, một người bạn chí thiết của anh Phan Chi Thắng thầy bạn quý của em. Xin lưu ảnh hai anh và bài viết này về chung chuyên mục anh Phan Chi Thắng “Bài thơ viên đá thời gian” với sự yêu quý lắng đọng. Năm tháng đi qua chỉ tình yêu còn lại. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/
VĨNH BIỆT TỐNG QUANG ANH ! Phan Chí Thắng
Tống Quang Anh cùng tuổi với tôi, cùng từng học ở Liên Xô, cùng có ham thích viết nhưng không tự nhận mình là nhà văn.
Anh là người Nam Bộ tiêu biểu. Hiền lành, đôn hậu, hào sảng. Lần tôi đi du lịch Campuchia cùng anh, có chuyến đến thăm lớp học sinh nổi trên Biển Hồ của các cháu Việt kiều nghèo, anh không đi được, gửi tôi mấy trăm ngàn cho các cháu.
Lần tôi vào Sài Gòn thăm bạn bè, anh chạy xe mấy chục cây số đến chơi với tôi ở nhà nhà văn Kao Sơn, thấy chiếc ba lô của tôi sắp đứt quai, anh đưa luôn cho tôi cái mới tinh anh đang dùng.
Tôi là người động viên anh biên tập cuốn hồi ký của cha anh – chiến sĩ tình báo hoạt động ở Lào. Anh nói anh học toán, không rành văn chương. Tôi nói tôi cũng không rành, cứ viết ra, hay dở không quan trọng, miễn là nói hết được lòng mình.
Anh mang bản thảo tác phẩm đầu tay đến mấy nhà sách, không đâu nhận bèn gọi điện hỏi tôi cách ra sách. Tôi giới thiệu anh với Trần Mai Hường, cô bé nhà thơ và giỏi việc in sách. Từ đó Trần Mai Hường giúp anh ra được 8 đầu sách, thật đáng nể sức viết của anh!
Anh viết về gia đình, quê hương Nam Bộ, đặc biệt là cộng đồng học sinh miền Nam mà anh coi như gia đình mình với những tình cảm yêu thương đằm thắm.
Tôi hay gọi anh là Tô tiên sinh (trên Facebook anh là Tô Quang Anh), đánh giá cao kiến thức đa dạng cũng như chất kẻ sĩ của anh.
Anh ra đi quá bất ngờ, còn một cuốn sách chưa in xong. Bạn bè ai cũng choáng váng vì mới tuần trước anh cùng nhóm bạn đi chơi miền Tây.
Biết là sớm muộn gì mỗi người chúng ta đều rời xa cõi tạm mà sao tôi không thể chấp nhận được một sự thật hôm nay là tang lễ của anh.
Vĩnh biệt anh, một nhà văn không chạy theo danh tiếng, một thầy giáo yêu nghề, một người bạn chí thiết!
Đọc “Ông chánh Sở” của anh Phan Chi Thắng lại nhớ Nguyễn Khải “Đi tìm cái tôi đã mất”. Xin chép lại để suy ngẫm:
ĐỌC PHAN CHÍ THẮNG NHỚ NGUYỄN KHẢI Hoàng Kim
Đọc “Ông chánh Sở” của anh Phan Chi Thắng lại Thương nhớ Nguyễn Khải với cái Tùy bút cuối cùng Đi tìm cái tôi đã mất.
Xin chép lại và so sánh vài trích đoạn:
Nguyễn Khải (đoạn 1): “Tôi về một xã, xã cho tôi ở nhà một anh bưu tá, lúc rảnh rỗi hỏi chuyện gì anh cũng bảo không biết. Ở xã ba ngày, đảng uỷ, uỷ ban không ai tiếp cả. Có một buổi tối có một anh chàng to béo đến chơi với gia đình, cả vợ lẫn chồng nhà chủ ăn nói thưa gửi, bộ điệu khúm núm. Anh ta ngồi ưỡn người trên ghế tựa, hai chân xoạc rộng, hai bàn tay đặt lên bụng, nói hỏi trống không, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn tôi nhưng không hỏi gì, chào cũng không, mắt nhìn cứ lừ lừ, mà hắn chỉ đáng tuổi con tuổi cháu. Tôi cứ nghĩ tay này hẳn là dân buôn bán ở tỉnh có họ hàng gì với anh chủ nhà, tạt qua chốc lát rồi đi. Nhưng anh bưu tá lại bảo đó là ông chủ tịch xã.
Lại một ngạc nhiên nữa ! Mấy ngày sau lại về một xã thuộc phía Bắc tỉnh. Cách đây đã ba chục năm tôi đã đi đi về về xã đó khoảng một năm để viết về một anh chủ tịch xã chưa tới ba mươi tuổi trong cái thời có cao trào lập hợp tác xã nông nghiệp. Ngồi chơi ở phố huyện kề liền xã bất ngờ lại gặp người quen cũ của mấy chục năm trước. Hiện giờ ông ấy đã ngoài sáu chục tuổi, có cửa hiệu chụp ảnh ở ngay phố, to béo, rềnh ràng, chuyện gì cũng biết, lại biết cách thuật lại về mọi cái biết của mình một cách sống động, tươi rói, nghe chuyện mà tưởng như chính mình cũng được chứng kiến. Nhà văn mà gặp được một người như thế là có thể nghĩ ngay một cuốn sách sẽ viết, viết cũng nhanh thôi, vì mọi vật liệu đã sẵn sàng. Bao nhiêu chuyện xui xẻo, buồn bã của chuyến đi bất thần được đền bù quá hậu hĩ nhân một lần gặp lại người quen cũ. Đang mừng khấp khởi liền bị mấy ông xã nhảy vô phá đám, đi một bước có trưởng công an xã theo một bước, vừa là người hướng dẫn vừa là người bảo vệ. Chỉ được trò chuyện với người đã được xã giới thiệu và ăn ngủ tại nhà ông bí thư xã.
Nhưng tôi đâu có chịu thua hoàn toàn. Xuống cái xã bị ghẻ lạnh thì tôi chơi với dân, viết về một ông nông dân bị giời hành, được bạn bè khen là rất khá. Về cái xã được chiều chuộng quá mức tôi viết được cái bút ký “Mất toi một cuốn sách”.
Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người“.
Xin bạn đọc so sánh với bài của anh Phan Chí Thắng (nguyên văn “Ông chánh Sở” ).
Hai cậu cháu lão Hâm ở hai thành phố khác nhau nên họ ít khi gặp mặt. Năm thì mười họa họ gọi điện hỏi thăm nhau hoặc nhờ cậy việc gì đó. Còn chủ yếu là gặp vào các dịp tết nhất hoặc hiếu hỉ.
Nó xinh. Bốn mươi lăm tuổi rồi mà người vẫn thon thả, da mịn màng như da con gái. Nhìn nó ăn mặc lụa là ngon nghẻ ai cũng khen, pha một chút ghen tỵ:
– Bà bác sỹ vợ Giám đốc Sở có khác!
Mỗi lần lão Hâm về quê có việc, nó hay đón cậu về nhà nó ngủ, để cậu đỡ tốn tiền khách sạn. Vì nhà nó rộng, luôn có phòng để không. Nhà Giám đốc Sở cơ mà!
Ông cháu rể người tầm thước, lộ rõ nguồn gốc nông dân. Da sạm và bì bì do nhiều bia rượu và các món ăn bổ dưỡng. Cái nhìn xeo xéo vừa ra vẻ cấp trên vừa như là lo ngại ai lấy mất của mình cái gì.
Thường lão Hâm ít giáp mặt cháu rể vì cháu rể toàn đi nhậu đến khuya mới về. Công việc của Giám đốc Sở là vậy. Nhậu quá bến luôn, không thèm tới bến.
Mà nếu có gặp nhau thì cũng chỉ ngúc ngắc dăm câu xã giao vì thâm tâm lão Hâm chê thằng ấy quê, còn thằng ấy thì nghĩ là ông cậu vợ hâm.
Lão Hâm chả thèm hỏi thằng cha ấy làm Giám đốc sở nào. Sở nào thì cũng vậy thôi, ngon hơn ngon kém một ít, đằng nào thì cũng là ngon.
Vợ chồng cháu có hai căn nhà ba lầu, một để ở, một cho thuê. Cộng một miếng đất dăm trăm mét vuông ở ngoại thành để trồng cây chơi. Đó là phần nổi. Phần chìm thì thánh mới biết.
Thôi thế cũng được, lão Hâm nghĩ. Thằng chồng vơ vét ở đâu mình không biết. Khuất mắt là coi như không thấy. Miễn là nó yêu thương vợ con, lo cho vợ con đầy đủ là tốt rồi. Cháu mình sướng, mình bớt phải lo. Mặt khác, thấy cô cháu phởn phơ, tươi tỉnh, lão Hâm cảm thấy yên tâm về cuộc sống gia đình cháu.
Hôm rồi có việc hiếu, lão Hâm bay về quê. Mọi người trong nội ngoại tộc ai nấy đều buồn thiu, mặt mày ủ rũ, tất bật việc này việc nọ nên lão Hâm không để ý thấy dưới đôi mắt xinh đẹp của cô cháu gái có quầng thâm. Mãi đến tối, về nhà cháu nghỉ ngơi lão mới nhận thấy.
Cô cháu ngồi cuối cái đi văng, cố tình để sấp bóng cái đèn cây. Cái chao đèn to đùng che bớt nửa khuôn mặt.
– Cháu sao vậy, mấy hôm nay mất ngủ à?
– Sao cậu biết?
– Thì tao thấy mày bơ phờ, hai mắt trũng sâu.
Cô cháu không nói gì, tay mân mê cái khăn trải bàn làm từ lụa tơ tằm. Rồi hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má.
– Cháu cực lắm cậu ơi. Nhiều khi hết muốn sống.
– Mày sướng thế mà còn kêu khổ thì ai trên đời này mới được gọi là sướng? Chồng làm to, con ngoan học giỏi, bản thân mình có nghề nghiệp và công việc vững vàng, nhà cao cửa rộng, xe sang, quần áo dăm chục bộ. Nói chi lạ rứa!
– Cháu sẵn sàng đánh đổi hết nhà cao cửa rộng để lấy một cuộc sống vợ chồng bình thường cậu ạ.
– Nó đánh mày à?
– Còn hơn cả đánh. Cái đó gọi là bạo hành thời @.
– Là sao?
Cô cháu từ từ kể lại câu chuyện đau đớn của mình, xen với những lần dùng tay quệt nước mắt.
*
* *
Cô bác sỹ trẻ với cái lý lịch dính líu ngụy quân ngụy quyền bị phân công về bệnh xá một huyện miền núi.
Cô ở đó 5 năm, vất vả, gian khổ. Cũng có thể sẽ là nhiều hơn 5 năm hoặc vĩnh viễn ở đó, nếu cô không gặp người sau này là chồng cô, ông Giám đốc Sở tương lai.
Anh gầy gò, đen đúa. Mà thực ra, cả đoàn càn bộ của huyện lên thăm xã miền núi ai cũng đen đúa gầy gò cả. Dáng dấp quê mùa của anh một thời được nghi nhận là thật thà hiền lành.
Qua dịp đó, hai người làm quen nhau, thư từ qua lại. Một năm sau anh xin cưới cô.
Anh gia đình thành phần cơ bản, nói cho vuông là nông dân, bố tham gia du kích bị địch bắn chết. Anh là con liệt sỹ. Con liệt sỹ thì được cộng điểm ưu tiên vào đại học, ưu tiên khi phân công tác. Mấy chú trên tỉnh tốt lắm, nâng đỡ con bạn như một cách tri ân với người đã khuất.
Anh cứ tuần tự mà thăng quan tiến chức. Đến một cái chức nào đó thì người ta hoàn toàn có khả năng xin cho vợ chuyển về bệnh viện tỉnh. Việc đó hoàn toàn hợp lý vì chị đã cống hiến nhiều năm cho vùng sâu vùng xa rồi. Tuy nhiên chắc gì đã là hợp lý đối với những người không có nhất thân nhì thế.
Tính anh hay ki cóp. Chị rất hiểu và thương. Nhiều năm sống trong thiếu thốn, chính chị cũng muốn dành dụm để cất một cái nhà mà ở. Tiền anh kiếm thêm, tiền chị làm thêm đều gom lại để anh gửi tiết kiệm. Người ta nói của chồng công vợ. Người ta còn nói giàu nhờ bạn sang nhờ vợ. Chị là người có học, chị quá biết. Chị không theo rõi các sổ tiết kiệm xem trong sổ có bao nhiêu tiền. Việc này để anh lo.
Anh cũng không đưa tiền cho chị đi chợ. Nội trợ là việc của đàn bà. Anh còn hơn khối thằng đàn ông vợ phải chu cấp tiền bia rượu thuốc nước.
Lâu lâu anh lại rỉ tai vợ:
– Anh gom được gần 90 triệu rồi. Em xem có tiền bù thêm cho đủ 100 để anh gửi ngân hàng.
Có thì chị đưa, không có thì chị vay mượn cho đủ. Mấy tháng sau đó chị ráng trực thêm giờ, ráng xoay xở tiền trả nợ.
Cứ thế chị chăm chút cho ngôi nhà hạnh phúc của mình.
Xong ngôi nhà thứ nhất, họ lo tiếp ngôi nhà thứ 2. Có hai cái nhà thì hạnh phúc biến mất, như chưa bao giờ có. Nhất là từ khi anh lên Chánh Sở thì hạnh phúc gia đình đã trở thành một ước mơ xa vời.
Anh ăn nhậu triền miên với ai đó, đi khuya bất thùng chi thình với ai đó. Chị kệ. Anh không quan tâm đến chị, đến sức khỏe chị, đến việc chị vui hay buồn. Chị khóc. Hình như anh cần một người để sinh con và trông nhà nấu cơm cho anh ta.
Chị buồn lắm. Đêm đêm nằm khóc một mình. Người gầy rộc. Đi khám chuyên khoa, cô bạn bác sĩ nói chị bị suy nhược thần kinh. Tối đó chị nói với chồng là em bị ung thư buồng trứng. Những tưởng anh sẽ sửng sốt, đau đớn, cuống quít lo tìm phương cứu chữa, tìm thầy tìm thuốc cho vợ. Không. Anh lặng lẽ về buồng, thức khuya viết một tờ di chúc của hai vợ chồng, trong đó ghi là để lại cho mỗi đứa con một ngôi nhà. Sáng sớm hôm sau, khi vợ vừa lo xong bữa sáng, anh đưa cho chị tờ giấy, bảo xem đi rồi ký.
Chị òa khóc:
– Anh không lo gì cho sinh mạng của em mà chỉ lo chuyện tài sản là sao?
– Anh lo chứ, nhưng lo chuyện hậu sự cũng là lo?
Từ đó chị hết hy vọng níu kéo hạnh phúc. Chị chỉ là cái máy đẻ, cái máy kiếm tiền nuôi cả nhà và phụ thêm cho anh tích lũy.
Cũng dịp ấy bệnh viện nơi chị công tác triển khai quy chế cấm bác sỹ nhận tiền của bệnh nhân, nói chung là chống tiêu cực, đề cao khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu”
Thu nhập của chị giảm hẳn đi. Thiếu tiền đi chợ, chị nói với anh. Anh cáu:
– Bệnh viện em vẽ chuyện, quy chế cái con khỉ! Thiếu tiền thì từ nay em bớt mua sắm quần áo đi. Người dân đang sống thiếu thốn mà em trưng diện quá cũng không hay, vừa lãng phí vừa vô lương tâm.
Rồi anh cũng đưa tiền chợ cho chị, nhưng lấy ngay quyển sổ ra ghi chép đầy đủ trước mặt chị. Để theo rõi xem chị có ăn bớt tiền chợ hay không.
Ngày Tết, ngày lễ nhà anh rất nhiều khách. Cấp dưới trực tiếp, cấp dưới có liên quan, các cơ quan hữu quan v.v. đến tấp nập. Anh không bao giờ nhận phong bì. Đạo đức tư cách người lãnh đạo không cho phép làm việc đó. Đó là việc của phu nhân lãnh đạo. Song anh có biệt tài là nhớ hết những ai đến đưa quà, tổng cộng là bao nhiêu phong bì, đề phòng chị ăn bớt.
Dịp 30 tháng Tư vừa rồi cũng vậy, rất nhiều khách đến thăm. Chị nhận hết các phong bì rồi chuyển lại cho anh đầy đủ khi khách đã ra về.
Gần 11 giờ đêm, anh gõ cửa phòng chị, mặt hầm hầm:
– Thằng X công ty Y năm ngoái đi hai triệu sao năm nay chỉ có một?
Chị như bị một cái tát vào mặt. Anh nghĩ chị lấy bớt đi một triệu chăng?
– Anh đi mà hỏi nó. Nó đưa bao nhiêu em đưa lại anh nguyên phong bao chưa bóc.
Anh không tin thì mai đứng ra mà tự nhận phong bì.
Chuyện này thì không thể. Anh đành nhân nhuợng:
– Anh hỏi cho biết cái bụng của thằng X thôi. Chả hiểu sao năm nay nó đi ít thế?
Khuôn mặt anh bần thần đến thảm hại. Ngày hôm sau anh bưng về một cái hòm phiếu, cái mà người ta hay dùng để bỏ phiếu trong các kỳ đại hội. Nó được làm bằng kính nhựa trong, khung nhôm, mặt trên có xẻ rãnh để người đi bầu nhét phiếu vào đó. Có cả cái khóa đồng treo lủng lẳng. Trông rất công khai minh mạch.
Anh để cái hòm phiếu bên buồng chị, ở cái chỗ mà từ phòng anh, từ chỗ anh ngồi tiếp khách hé cửa nhìn sang là thấy rõ nó.
Khách đến, ngồi chơi nói chuyện với ông bà Giám đốc Sở. Họ kín đáo đưa phong bì cho bà mệnh phụ phu nhân. Tiễn khách xong là bà chạy về phòng mình bỏ ngay lá phiếu vào hòm phiếu.
Đêm hôm đó, khi đã thiêm thiếp ngủ, chị giật mình thấy có bóng người vào phòng mình. Đó là anh. Nhiều năm rồi anh không vào phòng chị vào ban đêm. Chị hồi hộp, nín thở hy vọng.
Anh đi nhẹ nhàng rón rén. Cũng rất nhẹ nhàng, anh lần lượt khám xét túi xách của chị, cái tủ đầu giường, tủ treo quần áo. Gần một tiếng đồng hồ anh như cán bộ điều tra hiện trường xem xét tỉ mỉ xem chị có tiền riêng cất dấu ở đâu không.
Chị nằm im, cố không nhúc nhích. Sau khi anh rời phòng chị, chị cũng đơ người như vậy đến sáng. Nhục nhã cho mình và hổ thẹn cho anh.
Tóm lại, đối với anh tiền là tối thượng, là lẽ sống còn. Không tình, không nghĩa, không trách nhiệm gì cả.
Chị đã từng muốn li dị. Nhưng phần vì anh van vỉ khóc lóc xin xỏ, phần vì chị thương hai đứa con nên thôi. Chán nản, chị lao đầu vào công việc, lấy công việc làm niềm vui.
Cách đây mấy ngày có đoàn học sinh đi nghỉ mát bị lật xe, ba cháu chết, hơn hai chục cháu bị thương. Chị lo cấp cứu các cháu từ sáng đến tối mịt. Trưa chị không về nhà, gọi điện bảo anh ăn cơm đi, cơm trong nồi, thức ăn đậy lồng bàn, em còn lo mấy ca cấp cứu. Anh cáu trong điện thoại; “Tôi không biết hâm cơm!” rồi dập máy.
Tối đó chị về muộn, người mệt rũ nhưng lòng rất vui vì cứu được ba cháu bị thương nặng. Khác với mọi ngày đi nhậu xong là chui vô phòng bật điều hòa nằm, anh ngồi chờ chị ở phòng khách:
– Mai bà còn đi riết nữa không. Nếu còn đi thì tôi khỏi về nhà ăn trưa.
Chị cố nói thật nhẹ nhàng:
– Đó là công việc, là trách nhiệm và cũng là lương tâm của em. Em không thể bỏ các cháu đau đớn quằn qoại được anh ạ.
Anh chửi đổng:
– Mẹ, làm như không có cô thì thiên hạ này chết hết!
Ông cán bộ lãnh đạo luôn mồm “vì dân” mà nói thế đấy!
Chị không phản ứng, ra mở vòi nước rửa tay chuẩn bị ăn cơm. Cả ngày chị chưa có hột cơm nào vào bụng. Nhìn tay chị, chỗ cái nhẫn vàng hai chỉ là một cái vết trăng trắng, anh hoảng hốt:
– Cái nhẫn của cô đâu?
Chị chậm rãi trả lời:
– Em không có tiền mà cần tiền quá nên em bán đi rồi.
– Cần tiền làm gì, lại mua áo váy?
– Anh không để ý chứ đã ba năm nay em toàn xài quần áo cũ. Em không có nhu cầu mua sắm thêm.
– Vậy cần tiền làm gì?
– Có một vài loại thuốc rất cần cho các cháu mà kho dược bệnh viện vừa hết, em phải mua ngoài.
Anh há hốc mồm ngạc nhiên, đờ người vì cái tin kỳ lạ. Khuôn mặt méo xệch, anh đấm mạnh tay xuống bàn, tấm kính lót bàn vỡ tan:
– Ngu! Thời này mà còn có loại người ngu như cô!
*
* *
– Cháu buồn lắm cậu ạ. Cháu chả dám kể với ai, sợ mất thanh danh anh ấy. Chỉ kể với cậu thôi.
Lão Hâm nhìn đăm đăm vào cái chao đèn, cái chao đèn đang che khuất một nửa khuôn mặt cô cháu gái. Hồi lâu lão mới thốt lên:
– Thôi đi ngủ đi con, mai con còn phải đến bệnh viện làm việc rồi lại phải tranh thủ về chỗ đám tang.
Cô cháu ngoan ngoãn đứng lên đi về buồng. Cái lưng còng xuống.
Lão Hâm bật chai nước khoáng mặn ngồi uống một mình. Ước gì có một chai rượu. Chai rượu của riêng lão chứ trong tủ rượu của ông cháu rể thì đầy ắp các thứ rượu Tây hảo hạng.
Đã qua 12 giờ đêm, ông Chánh Sở đi nhậu vẫn chưa về”.
Qua lăng kính của một chủ tịch xã dưới ngòi bút tả chân trào lộng của Nguyễn Khải, và một gia đình trí thức dưới lăng kính tả thực của Lão Hâm Phan Chí ta thấy được thực trạng xã hội về những vấn nạn văn hóa.
ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ Từ một chữ Thích Như Nhiên Thích Tánh Tuệ
Cũng là chữ Thích đi đầu
Mà đằng sau có muôn màu khổ vui
Thích tiền đời mãi ngược xuôi
Hạnh phúc quanh quẩn lui hui với tiền
Chán rồi thì lại thích Tiên
Gặp Tiên bảo bỏ dấu huyền mới thương
Thích Danh lồng lộng bốn phương
Đời còn đánh đổi phong sương kiếp trần
Thích phiêu bồng cuộc ái ân
Tử sinh lũy kiếp bội phần xuống lên.
Thích nhớ mà chẳng thích quên
Tự mình giam ngục triền miên sống sầu
Thích ngũ dục thích truy cầu
Tìm vui trong khổ nghiệp sâu chất chồng
Thích hưởng thụ thích đèo bồng
Một ngày phước tận, đời trong úa tàn
Thích làm ác thích làm càn
Lưới trời bủa xuống oán than giận mình
Thích vơ vét tận tâm tình
Trắng tay đối diện vạn nghìn khổ đau
Cũng là chữ Thích đi đầu
Thích bao đạo lý nhiệm mầu xa xưa.
Thích hành thiện thích đi chùa
Thích san sẻ thích ngăn ngừa ác nhân
Thích cười hơn thích giận sân
Đời bao bất thiện dần dần nhạt phai
Thích giúp người lúc chẳng may
Về sau khổ nạn bỗng tay ai chìa
Thích đơn giản thích quay về
Cõi lòng thanh tịnh Bồ Đề không xa.
Chuyện gì cũng thích cho qua
Ngàn hoa chẳng đẹp bằng hoa nụ cười.
Mỗi ngày biết “Tạ ơn đời “
Sống tùy duyên hạnh thảnh thơi khoan từ
Bỏ dấu cộng thích dấu trừ
Thuyền tâm một sớm tạ từ bến mê
Nẻo luân hồi dứt lê thê
Thích và không thích đưa về một phương
Sống không hỷ xả vui buồn
Mê thay áo Ngộ cội nguồn bao la
Thung dung Hoàng Kim
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên (*).
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**) Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm: Ta về còn trọn niềm tin.
(*) PHẬT BẢO ‘BUÔNG BỎ’ LÀ BUÔNG BỎ CÁI GÌ?
1. Buông bỏ việc tranh luận đúng sai.
2. Buông bỏ tâm thái muốn khống chế người khác.
3. Buông bỏ sự trách móc, hờn giận.
4. Buông bỏ cảm xúc dằn vặt bản thân mình.
5. Buông bỏ tự ti về hiểu biết hữu hạn của bản thân.
6. Buông bỏ tâm phàn nàn, xét nét.
7. Buông bỏ cái tâm thái phê bình người khác và sự việc khác.
8. Buông bỏ tâm cầu danh, hám danh.
9. Buông bỏ tính lười nhác, thiếu cố gắng.
10. Buông bỏ tâm thái tùy ý nhận định người khác.
11. Buông bỏ sự sợ hãi.
12. Buông bỏ tâm bao biện.
13. Buông bỏ quá khứ.
14. Buông bỏ tâm cố chấp.
15. Buông bỏ việc nhìn vào người khác, sống cuộc sống của chính mình.
(*) Thích Tánh Tuệ, Thích Giác Tâm là cao tăng Đạo Phật ngày nay
Hoàng Kim là người thầy khoa học xanh chiến sĩ quê ở Quảng Bình
(**) Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt : Nhạc Trịnh.