Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1166
Toàn hệ thống 4717
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 6

Hoàng Kim
CNM365
ĐBSCL45 năm chuyển đổi; Có một ngày như thếCây táo Apple Steve Jobs; Ngày 15 tháng 6 năm 2001, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được nguyên thủ 6 nước ký tuyên ngôn thành lập gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan. Đây là bước đi đầu tiên của chiến lược “Liên Nga, bạn Ấn, hợp tác Á Âu Phi”,”vành đai và con đường” của Trung Quốc. Ngày 15 tháng 6 năm 1932 là ngày sinh Nguyễn Quang Riệu, là giáo sư tiến sĩ người Pháp gốc Việt, nhà vật lý thiên văn hàng đầu thế giới. Ông sinh ngày 15 tháng 6 năm 1932 tại Hải Phòng, là con đầu của một gia đình có ba anh em trai đều là những nhà khoa học tên tuổi. Ông làm giám đốc nghiên cứu Đài thiên văn Paris, đã công bố trên 150 công trình khoa học về vật lý thiên văn và viết nhiều sách chuyên ngành, sách phổ biến khoa học bằng tiếng nước ngoài và tiếng Việt. Ông cũng là Giám đốc Nghiên cứu Danh dự (Emeritus) của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS). đã được nhận giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp năm 1973. Ngày 15 tháng 6 năm 1219, Quốc kỳ Đan Mạch lần đầu tiên được sử dụng trong chiến trận Lyndanisse, là quốc kỳ cổ nhất thế giới. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 6: ĐBSCL, 45 năm chuyển đổi; Có một ngày như thế; Cây táo Apple Steve Jobs; Thông tin tại: http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-6/

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, 44 NĂM CHUYỂN ĐỔI
KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

Nguyễn Ngọc Trân [1]

Tóm tắt. Sau năm 1975 đồng bằng sông Cửu Long cùng cả nước bắt tay ngay vào công cuộc tái thiết đất nước, lúc đó đang bị bao vây cấm vận, hòa bình vẫn chưa được trọn vẹn ở hai đầu biên giới phía Bắc và Tây Nam. Đồng bằng còn phải đối diện với biến đổi khí hậu và hệ quả của việc sử dụng nguồn nước trên thượng nguồn.

Chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh kế dẫn đến những chuyển đổi về môi trường. Sự phát triển của ĐBSCL trong 44 năm qua ra sao và làm gì để có được sự tăng trưởng kinh tế ổn định, môi trường được bảo vệ, và cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện về vật chất và về tinh thần, đặc biệt sau khi có Nghị quyết 120 của Chính phủ, là nội dung của bài viết.

Một vùng đất trẻ đang bị uy hiếp nghiêm trọng
Châu thổ sông Mekong là vùng đất nằm ở tận cùng của lưu vực sông Mekong, giáp với Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là phần của châu thổ trên lãnh thổ Việt Nam. Châu thổ được hình thành vào khoảng 6000 năm trước hiện tại (BP) từ quá trình biển lùi và từ trầm tích thượng nguồn theo sông Mekong đổ ra biển, dưới tác động tổng hợp của sông, sóng và triều. Chương trình khoa học nhà nước Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long đã phân ĐBSCL thành 5 đơn vị môi trường vật lý [2], Hình 1. Sự giao thoa giữa sông và triều hình thành nên tại ĐBSCL ba tiểu vùng: (I) sông chi phối, (II) tranh chấp sông – biển, và (III) biển chi phối. Ranh giữa ba tiểu vùng không cố định. Hình 2.

Hình 1.  Năm đơn vị môi trường vật lý của ĐBSCL   Hình 2. Ba tiểu vùng từ giao thoa sông-biển
ĐBSCL bằng phẳng, thấp trũng, cao trình mặt đất so với mực nước biển phổ biến từ 0,5 đến 1,5 mét. Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đánh giá ĐBSCL là một trong ba châu thổ lớn trên thế giới bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi sự nóng lên của khí hậu toàn cầu.

Mặt khác đồng bằng đứng trước nguy cơ bị xâm thực từ biển và bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng do đói trầm tích bị các đập thủy điện trên dòng chính ở thượng nguồn giữ lại và do khai thác sỏi, cuội, cát của các quốc gia trong lưu vực, kể cả Việt Nam.

Thành tựu ấn tượng về kinh tế, thay đổi sâu sắc về môi trường

Sau năm 1975, Việt Nam bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước. Sản xuất lương thực là một nhiệm vụ kinh tế xã hội bức bách hàng đầu đặc biệt của ĐBSCL vốn được xem là vựa lúa của cả nước.

Ba vấn đề cần giải quyết là phèn, chuamặn để khai thác ba tiểu vùng đất rộng người thưa lúc bấy giờ là Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long XuyênBán đảo Cà Mau.

Khó khăn khi đó đối với đồng bằng, đặc biệt trong hai đồng lũ Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, là vào mùa mưa thì thừa nước, đồng ruộng bị ngập trắng, nhưng vào mùa khô thì lại thiếu nước trầm trọng, đất nứt nẻ, phèn xì lên từ những lớp đất phèn bên dưới bị oxy hóa. Vào mùa khô nước mặn theo triều xâm nhập sâu vào đồng bằng. Đầu mùa mưa, phèn được rửa, chảy vào kênh rạch kéo độ pH xuống thấp. Phải chờ cho bớt phèn mới bắt đầu canh tác được.

Việt Nam đã vượt qua khá thành công các thách thức này bằng sự thay đổi khá sâu sắc môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái.

Hình 3a,b

Một nỗ lực phi thường: hàng chục ngàn kilomet kênh các cấp đã được đào để tiếp ngọt, ém phèn, thao chua, rửa mặn. Nhiều trạm bơm để tiếp ngọt, tiêu úng, nhiều cống ngăn mặn, giữ ngọt và “ngọt hóa” những vùng bị nhiểm mặn đã được xây [3]. Kênh “Trung ương” Hồng Ngự – Long An đã mang nước ngọt từ sông Tiền sang đến tận sông Vàm Cở Tây, làm nhòa ranh giới lưu vực sông Mekong trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long. Để mở rộng diện tích canh tác lúa, rừng tràm trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, ở rừng U Minh bị thu hẹp dần (Hình 3a,b), các vùng trũng được “chắt cạn” nước. Nhiều vùng trũng đã phơi đáy trong đợt hạn năm 2016.

Ban đầu các bờ bao, các cống dọc theo sông kênh tại An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Long An được đắp tạm để ngăn lũ cho đến khi thu hoạch xong vụ lúa Hè Thu. Từ hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [4] và các tỉnh tìm cách làm thêm vụ lúa Thu Đông, nâng lên làm ba vụ một năm, bằng cách nâng cao các bờ bao làm chậm lũ thành đê bao ngăn lũ triệt để. Hình 4.

Hình 4

Tổng sản lượng lúa của đồng bằng năm 1976 khoảng 4,5 triệu tấn, năm 1986 khoảng 7 triệu tấn. Hiện nay, xấp xỉ 25 triệu tấn. Xuất khẩu gạo từ ĐBSCL chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này.

Cái giá phải trả về môi trường là tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, đồng ruộng không được hứng phù sa và làm vệ sinh hàng năm vào mùa lũ như trước đây. Sâu bệnh ngày càng nhiều. Phân bón hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng liên tục, suốt năm. Tài nguyên nước bị lãng phí vì một lượng nước vào mùa mưa trước đây tràn đồng thì nay bị dồn vào trong lòng dẫn các sông kênh, chảy siết để thoát lũ, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng tăng về số lượng và về mức độ nghiêm trọng. Đa dạng sinh học, đặc biệt các loài cá đen, rùa, rắn, các loài chim, trong các hệ sinh thái ngập nước trong Đồng Tháp mười, Tứ giác Long Xuyên, Rừng tràm U Minh biến mất dần. 

Thủy sản là một thế mạnh khác, sau lúa gạo, của ĐBSCL. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản biển hãy còn khiêm tốn trong thập niên 1980. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ĐBSCL chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này.

Diện tích nuôi tôm lớn lên nhanh chóng. Trong tiểu vùng (III) quy hoạch diện tích nuôi tôm cho 5 năm đã được các tỉnh ven biển từ Bến Tre qua Cà Mau đến Kiên Giang hoàn thành trong 2 đến 3 năm, thậm chí có nơi còn nhanh hơn. Một động lực của chuyển đổi là cánh kéo giữa giá lúa và giá tôm (lúc đó giá 1 ký tôm bằng 12 ký lúa).

Có cả những cống ngăn mặn giữ ngọt trước đây được xây để canh tác lúa, (như ở Đầm Dơi, Gành Hào, tỉnh Cà Mau) bị đập phá bởi chính những người dân đã xây nên để lấy nước mặn vào nuôi tôm. Có nhiều cống ngăn mặn trong vùng ngọt hóa ở Bán đảo Cà Mau được mở thường xuyên để cho nước mặn vào các vuông tôm trong vùng. Cái giá phải trả là mất rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn ở bán đảo Cà Mau, đã không bị chất độc màu da cam hũy diệt trong chiến tranh, lại mất đi nhanh chóng nhường chỗ cho các vuông nuôi tôm. Hình 5.

Hình 5. Ảnh vệ tinh rừng ngập mặn ở Mũi Cà Mau vào các năm 1973, 1983 và 2010

Thiếu nước ngọt, để giữ cho độ mặn trong ao phù hợp cho nuôi tôm, nước ngầm đã được bơm bổ sung. Ở một số nơi trong vùng đã ngọt hóa, người dân lại khai thác nước ngầm mặn khi cần để đảm bảo độ mặn trong vuông cho tôm phát triển. Việc khai thác quá mức và khó quản lý nước ngầm dẫn đến mực nước ngầm tụt giảm nhanh và mặt đất bị sụt lún ở nhiều nơi.

Sản xuất tăng nhanh, liên tục, nhưng đồng bằng đang tụt hậu so với cả nướcMặc dù sản xuất và đóng góp của ĐBSCL vào nền kinh tế chung cả nước liên tục tăng, từ năm 2000 thu nhập bình quân đầu người ở ĐBSCL liên tục giảm và thấp hơn bình quân chung cả nước [5]. Hình 6,7.

Sự tụt hậu của ĐBSCL so với cả nước còn được xác nhận qua số liệu một số biến đổi xã hội được trích ra từ Báo cáo quốc gia15 năm thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ của Việt NamHình 8.
Nguyên nhân của tình trạng này cần được phân tích một cách khách quan và khoa học, cân nhắc đầy đủ các khía cạnh. Bài viết này chỉ đề cập đến ba vấn đề: mô hình tăng trưởng kinh tế, đầu tư trở lại cho đồng bằngmặt bằng văn hóa, giáo dục ở đồng bằng sông Cửu Long.

Có thể nói mô hình tăng trưởng kinh tế ở đồng bằng là một điển hình của cuộc chạy đua tốc độkhông ngưng nghỉ suốt 44 năm theo số lượng, chủ yếu bằng khai thác tài nguyên, hiệu quả chưa phải là ưu tiên hàng đầu. Chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra có nhiều đứt khoản thì các mặt hàng nông sản không thể có giá trị cao được. Sản phẩm xuất khẩu thì nhiều nhưng bao nhiêu có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý?

Mặt bằng văn hóa, giáo dục là bệ phóng cho phát triển của bất kỳ một quốc gia, của một vùng lãnh thổ nào. Trong 44 năm qua, hầu như tất cả các cuộc họp về đồng bằng đều đánh giá đồng bằng sông Cửu Long là một vùng trũng về giáo dục. Bảng đánh giá việc thực hiện MDG trên đây là một xác nhận. Cấp bách phải thoát ra vùng trũng bởi lẽ nếu không hành động quyết liệt, nó sẽ càng trũng hơn nữa ở thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Lũy kết ODA và FDI tại ĐBSCL trong 22 năm (1993-2014) thuộc loại thấp nhất trong các vùng trong cả nước. Cụ thể, về ODA ĐBSCL đã nhận được 5,7 tỷ USD bằng 8,2% tổng ODA mà Việt Nam nhận được. Cũng trong khoảng thời gian này, ĐBSCL nhận được 4,9% tổng FDI mà Việt Nam đã nhận được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ngoài mặt bằng dân trí và lao động đã qua đào tạo, cả hai đều là điểm yếu của đồng bằng, thì hạ tầng cơ sở giao thông là một nguyên nhân quan trọng của sự tụt hậu của đồng bằng.

Hạ tầng cơ sở về giao thông bất cập, một điểm nghẽn chính cho phát triển 
Những công trình quan trọng về hạ tầng cơ sở giao thông được xây dựng từ năm 1975 ở đồng bằng gồm có 4 cây cầu bắt qua sông Tiền (Mỹ Thuận 2000, Cao Lãnh 2018), và sông Hậu (Cần Thơ 2010, Vàm Cống 2019), đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Luong (40 km, 2010). Đường N2 kết nối Tp Hồ Chí Minh với Cà Mau với hai cầu Cao Lãnh và Vàm Cống vừa hoàn thành giai đoạn 1.

Tuy vậy Hình 9 cho thấy tình trạng nghèo nàn, bất cập về hạ tầng có sở giao thông ở ĐBSCL so với cả nước.

Năm 2009, mật độ đường bộ tất cả các loại là 1343 mét/km2; 3132 mét/1000 dân. Riêng cho Quốc lộ và đường cao tốc các mật độ là 44 mét/km2 và 103 mét/1000 dân. Cho tới nay, vẫn chưa có một luồng cho tàu biển trọng tải 20000 tấn vào tới Cần Thơ.

Tình trạng này khiến cho giá cả vật tư đầu vào thì cao, giá bán sản phẩm lại thấp, rất bất lợi cho người sản xuất. Thu nhập của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều.

Đường sá đi lại khó khăn nhất là vào mùa ngập nước cũng đã ảnh hưởng đến việc học hành của các cháu, đến phát triển giáo dục, nâng cao dân trí nói chung và về lâu dài đến sự phát triển của ĐBSCL. Điều này đã được đề cập trên đây.

Vốn đã ít, đầu tư càng phải có hiệu quả.Dự án Luồng vào sông Hậu cho tàu biển có trọng tải lớn qua kênh Quan Chánh Bố và Kênh Tắt (đào mới) cần sớm có giải pháp và rút kinh nghiệm. Trong hơn mười năm qua đã chi cho Dự án gần mười ngàn tỷ đồng mà mục tiêu đề ra còn rất xa vời, thậm chí tính khả thi và bền vững vẫn còn là dấu hỏi [7].

Định hình lại mô hình phát triển. Nghị quyết 120/NQ-CP
Giai đoạn tăng trưởng thiên về số lượngphát triển theo chiều rộng đã hoàn thành nhiệm vụ của nó. Sự chuyển đổi của ĐBSCL trong 44 năm qua mặt khác cho thấy đầu tư nói chung, đầu tư về hạ tầng cơ sở giao thông ở ĐBSCL còn nhiều bất cập. Định hình lại sự phát triển của ĐBSCL là cần thiết.

Cần thiết và còn là tất yếu vì ĐBSCL đang đối diện hai thách thức nghiêm trọng ảnh hưởng đến bản thân sự tồn tại của nó. Một, toàn cầu, là biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và một, khu vực, là việc sử dụng nguồn nước sông Mekong trên thượng nguồn, mà trước tiên là xây dựng các nhà máy thủy điện trên dòng chính sông Mekong [8]. Hai thách thức này đang đặt ĐBSCL trước nguy cơ bị xâm thực và bị lún chìm. Phải chăng ĐBSCL đang bước vào chặng đường đầu của một quá trình ngược lại với quá trình đã sinh ra nó?  
Những ai chia sẻ ý kiến về sự cần thiết này đều trông đợi ở Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, được tổ chức ngày 26 – 27/09/2017 tại Cần Thơ, do Thủ tướng Chính phủ trực tiêp chủ trì.

Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ mang tên của Hội nghị đã được ban hành ngày 17/11/2017 với bốn quan điểm chỉ đạo rõ ràng:

(a) Kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng, trên cơ sở chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, (…); chú trọng bảo vệ đất, nước và con người.

(b) Thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; (…)  phát triển mạnh mẽ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch gắn với chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu;

(c) Tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên; chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn; (…) Phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm, giải quyết an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.

(d) Phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long vì lợi ích chung của đất nước, Tiểu vùng sông Mê Công và quốc tế và là sự nghiệp của toàn dân, khuyến khích, huy động tất cả các tầng lớp, thành phần xã hội, các đối tác quốc tế và doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển.

Làm gì để ĐBSCL phát triển bền vững từ thực tế đã trải nghiệm?

(1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột

Để sự phát triển được bền vững, phải tác động một cách hài hòa lên ba trụ cột: tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường. thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Trải nghiệm này là một khẳng định một kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 [9].
Hài hòa có nghĩa là mọi tác động (bằng quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư, công trình, hay bằng cơ chế chính sách) đều phải có tác động tích cực cho cả ba cột trụ, hay nói cách khác, phải dẫn đến phần giao chung giữa ba vòng. Hình 10.
Sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” cũng phải áp dụng cho ĐBSCL.

(2) Vai trò của Nhà nước là quyết định

Có vai trò quyết định bởi lẽ Nhà nước kiến tạo mô hình tăng trưởng của đất nước, của các vùng kinh tế-sinh thái trong đó có ĐBSCL, trong hoạch định các quy hoạch phát triển với tầm nhìn trung và dài hạn, các kế hoạch 5 năm, trong quyết định những dự án đầu tư công và cả với tổng mức đầu tư cao, tác động quan trọng đến môi trường và số cư dân phải di dời, tái định cư.
Hệ thống hành chính của Việt Nam hiện nay có 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã. Các quy hoạch, kế hoạch, dưới cấp quốc gia, vì những lý do hiễn nhiên, phải kết nối nhiều tỉnh. Việc xây dựng và triển khai các quy hoạch ở cấp này cần được Nhà nước quy định trong những thể chế và cơ chế phù hợp.

Việc xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch cần đến sự phối hợp liên ngành thực chất và hữu hiệu trong Chính phủ. Cần phải vượt qua tình trạng chia cắt giữa các ngành, khép kín trong ngành để khách quan phân tích đánh giá Được/Mất của từng phương án trước khi quyết định, trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, có tính đến những thay đổi sâu sắc, nhanh chóng từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trách nhiệm của Nhà nước là đầu tư trở lại cho đồng bằng sông Cửu Long, như là một vùng kinh tế – sinh thái, đúng với môi trường, sinh thái, có hiệu quảtương xứng với những gì đã khai thác các dịch vụ hệ sinh thái từ ĐBSCL.

Vai trò của Nhà nước còn là xây dựng các chính sách nhằm huy động, phát huy các nguồn lực của xã hội trong việc triển khai, và cập nhật mô hình tăng trưởng theo các thành tựu khoa học và công nghệ trên thế giới. Các chính sách còn phản ánh chiến lược về nhân tài và tài năng mà Nhà nước cần sớm xây dựng, sao cho cán cân giữa “ra đi” và “trở về” hay “đến Việt Nam” trước mắt, trong trung và dài hạn có lợi nhất cho đất nước.

Theo dõi, tổng kết, rút kinh nghiệm
các công tác trên đây, đặc biệt các chương trình, dự án đầu tư tác động mạnh đến môi trường đồng bằng là không thể thiếu.
Cuối cùng, Nhà nước, đặc biệt Quốc hội, cần giám sát việc triển khai các công việc nêu lên trên đây và thông qua giám sát để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước.

(3) Vai trò của cộng đồng xã hội là không thể thiếu

Vai trò của cộng đồng xã hội là không thể thiếu vì con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của mọi chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường. Có phát triển bền vững một quốc gia, một vùng lãnh thổ được hay không, vai trò của cộng đồng xã hội, từ nhận thức đến hành động, có ý nghĩa quyết định. Những tác động của Nhà nước và của cộng đồng xã hội phải đi cùng hướng thì mới dẫn đến phần giao chung của ba trụ cột. Muốn vậy, trước khi ra những quyết định quan trọng Nhà nước cần thông báo và lắng nghe ý kiến của cộng đồng xã hội. Ngược lại cộng đồng xã hội cần xem việc đi tìm sự hài hòa của ba trụ cột là lợi ích của chính mình. Thông báo cho nhau, trao đổi với nhau, đi đến tích hợp những ý kiến đúng vào quy hoạch, kế hoạch tổng thể và ngành vì sự phát triển bền vững là cần thiết. Hình 11.

Hình 10. Ba trụ cột và phần giao PTBV    Hình 11. Vai trò của quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng xã hội phải đi cùng hướng

Trong cộng đồng xã hội, ở ĐBSCL, đóng góp của các nhà khoa học, các viện trường, ngoài nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, là nâng cao năng suất và hiệu quả của các khâu trong chuỗi các mặt hàng nông thủy sản bằng những tiến bộ khoa học công nghệ, và được hưởng thành quả lao động của mình; các doanh nghiệpdoanh nhân gắn kết các khâu của chuỗi sản phầm từ đầu vảo đến đầu ra và bằng cách này nâng cao giá trị và thương hiệu các mặt hàng nông thủy sản. Nhà nông, mỗi nông hộ, từ chỗ nhạy bén học, bắt chước nhau sản xuất, phải trở thành những doanh nghiệp “siêu vi mô” liên kết với nhau để cùng nhau đi xa và đi vững chắc trong thời buổi các nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh khốc liệt.

(4) Triển khai nghiêm túc NQ 120/NQ-CP

NQ 120 đã đúc kết ý kiến của các Bộ ngành, của các chuyên gia trong và ngoài nước tại một hội nghị do Thủ tướng Chính phủ chủ trì cách đây 18 tháng. Triển khai nghiêm túc nghị quyết sẽ hướng chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường ở ĐBSCL theo hướng phát triển bền vững.

Từ những gì đã trình bày trong (1)(2)(3) trên đây, và từ tìm hiểu, trong chừng mực có thể, việc triển khai Nghị quyết của các Bộ ngành trong 18 tháng qua, tác giả có mấy nhận xét và kiến nghị với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ dưới đây.

(1) Cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo của NQ. “Nói theo NQ 120” mà làm vẫn như cũ là trường hợp loại trừ để triển khai thành công Nghị quyết.

(2) Triển khai NQ 120, Chính phủ cần có lộ trình để giải quyết nạn thừa chồng chéo và thiếu phối hợp kinh niên. Đề nghị chọn lĩnh vực thí điểmtài nguyên nướcthủy lợi rất thiết thân với ĐBSCL.

(3) Sớm ban hành “Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” (do Bộ NNvPTNT phụ trách) và “Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu” (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phụ trách).
Làm rõ tác động của hai thách thức (biến đổi khí hậu nước biển dâng và nguồn nước từ thượng nguồn) đối với đồng bằng lên sản xuất, sinh kế, và khả năng thích ứng của cộng đồng trong các tiểu vùng (I), (II) và (III) trên nền môi trường vật lý (Hình 1,2) là một căn cứ cần thiết cho hai tài liệu.
Kiên quyết không để các dự án theo tư duy củ đặt Chương trình tổng thể và Quy hoạch tổng thể vào thế bị động, trước “sự việc đã rồi”.

(4) Mọi nhiệm vụ mang tính tổng hợp phải làm rõ phương pháp luận tổng hợp. Yêu cầu này là cần thiết để có thể áp dụng các thành tựu của cuộc “cách mạng số” vào công tác tổng hợp.

(5) Triển khai liên kết các tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Duyên hải phía Đông, và Bán đảo Cà mau có cơ sở khoa học, cùng một phương pháp luận. Thiết chế và cơ chế cần cho liên kết, phối hợp cần được ban hành.

(6) Bộ Khoa học và Công nghệ và Chương trình Tây Nam Bộ, các Chương trình KC và KX có những nhiệm vụ liên quan đến ĐBSCL triển khai theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết. Không thể tách biệt hai mảng khoa học công nghệ và khoa học xã hội và nhân văn.

(7) Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương ở ĐBSCL có kế hoạch giải quyết cho bằng được tình trạng mãn tính “đồng bằng là vùng trũng về GD ĐT”, và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực ở đây.

 (8) Bộ Giao thông vận tải giải quyết tình trạng hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường hàng hải hết sức bất cập kinh niên ở đồng bằng, Giao thông vận tải phải thực sự là một điểm đột phá cho phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.

(9) Không chỉ đánh giá tác động môi trường của các dự án triển khai trên địa bàn ĐBSCL mà còn cả các dự án ngoài đồng bằng nhưng khai thác tài nguyên của đồng bằng. Cụ thể Dự án khu (đô thị) du lịch biển Cần Giờ có kế hoạch khai thác gần 90 trệu m3 cát ở đồng bằng để san lấp cho dự án. Quyết định phê duyệt ĐTM của dự án này có nên xét đến hay không với trách nhiệm quản lý ngành của Bộ TNvMT trên phạm vi cả nước?

(10) Các Bộ ngành sẽ báo cáo các nhiệm vụ trong chương trình hành động của mình. Đó là những nhiệm vụ chuyên ngành. Còn có những nhiệm vụ cần giải quyết để đạt các mục tiêu đa ngành hay liên ngành thì ai đề xuất, ai thực hiện?

(11) Để huy động sự đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, và các chuyên gia quốc tế trong việc triển khai NQ 120, nên giới thiệu các quy hoạch, kế hoạch, dự án, công trình có tác động quan trọng đến môi trường, ngay từ giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và khả thi trên cổng thông tin điện tử của các Bộ chủ quản đầu tư.
Tác giả tin rằng với nhận thức đúng, cách tiếp cận đúng, những chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường tại đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới sẽ thúc đẩy đồng bằng phát triển bền vững./.

Chú thích:

[1] Giáo sư Tiến sĩ khoa học, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước, Chủ nhiệm Chương trình khoa học nhà nước Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long (1983-1990), Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI  (1992-2007), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (1997-2007)
[2] , Báo cáo tổng hợp của Chương trình khoa học nhà nước “Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long”, Ủy Ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước, Hà Nội, tháng 3.1991.
[3] Theo một báo cáo của Tổng Cục Thủy lợi, tháng 5.2019, các dự án Ngọt hóa Gò Công (Tiền Giang), Thủy lợi Bắc Bến Tre, Nam Măng Thít, Tiếp Nhật – Long Mỹ (Sóc Trăng). Hệ thống Tầm Phương (tỉnh Trà Vinh), Quản Lộ-Phụng Hiệp, Ô Môn  – Xà No, “Đề án điều khiển lũ Bắc Vàm Nao”, …  đã được triển khai tại ĐBSCL.
[4] Quyết định số 101/QĐ-BNN-TT của Bộ NNvPTNT ngày 15.01.2015.
[5] Tính toán của TS.Hồ Long Phi từ số liệu của NGTK trung ương và của các tỉnh ĐBSCL. Thông báo tại cuộc họp của Mekong Delta Plan Focus Group, Tp Hồ Chí Minh, 14.01.2015.
[6] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kết quả 15 năm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam, Báo cáo quốc gia, tháng 9 năm 2015 (Bản tiếng Anh).
[7] Nguyễn Ngọc Trân, Luồng kênh Quan Chánh Bố, Bài học và kiến nghị,
http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/luong-kenh-quan-chanh-bo-bai-hoc-va-kien-nghi-3378412/
[8] Nguyễn Ngọc Trân, Định hình phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, tham luận gửi Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu tại Cần Thơ, ngày 26 – 27 tháng 9 năm 2017. Xem nội dung tại
http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/dinh-hinh-phat-trien-ben-vung-dbscl-3343352/
[9] Global Summit on Sustainable Development (WSSD), Report N0263694, Johannesburg 2002.

 

Ngày 09 tháng 06 năm 2019
Nguyễn Ngọc Trân

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

Có một ngày như thế
Đầy đặn niềm tin yêu
xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

Ong va Hoa

CÂY TÁO APPLE STEVE JOBS
Hoàng Kim
Cây táo Apple Steve Jobs’ là bài mà tôi đã viết từ năm trước nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thiện. Đây là một câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa lớn. Steve Jobs xây dựng thương hiệu Apple giá trị nhất toàn cầu đi từ ý tưởng quả ‘Táo khuyết’ Nhà thơ Mỹ viết “Bài ca cây táo” đạt tới điều kỳ diệu mà nhà văn
Hoàng Đình Quang đã viết lời cảm khái “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia”. Táo Tây, Táo Ta và Táo Tàu những loài quả quá thông dụng ở thế giới và Việt Nam tôi cứ tưởng là mình đã hiểu nhưng hóa ra nghe thì dễ, nhìn dễ lầm và viết lại một mục từ nhỏ bách khoa thư Việt Nam đứng đắn thì lại thật không dễ chút nào. Kính mong thầy Nguyễn Lân Dũng người khuyến khích em viết bài này với giáo sư Vumanh Hai bạn học, phó giáo sư Ke Nguyen người thân là những người thầy chuyên dạy quả, cùng giáo sư Nguyễn Tử Siêm, trưởng ban bách khoa thư Việt Nam quyển 9 nông nghiệp và thủy lợi cùng và quý thầy bạn đọc giúp thêm sự góp ý để bài này được hoàn thiện.

Cây Táo trên Thế giới và Việt Nam được phân biệt Táo Tây, Táo Ta và Táo Tàu. Táo Tây có tên khoa học là Malus domestica, tiếng Anh gọi là Apple, tiếng Việt gọi là Táo Tây hoặc bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp. Cây táó trong tiếng Việt là gồm cả táo tây, táo ta và táo tàu; đó là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới. Cây táo đã gợi cảm hứng cho Steve Jobs đặt tên Apple cho thương hiệu “Quả táo khuyết’ ngày nay trở thành thương hiệu giá trị nhất hành tinh. Cây táo cũng đã gợi cảm hứng cho William Cullen Bryant (1794-1878) là nhà thơ và nhà báo Mỹ viết “Bài ca cây táo” nổi tiếng lưu danh tại thế giới thi ca Viện Hàn Lâm Khoa học Nhận văn của Mỹ. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và vào văn hóa nhân loại .

TÁO TÂY, TÁO TA VÀ TÁO TÀU

Táo Tây Malus domestica là một loài cây thân gỗ trong họ Hoa hồng ( Rosaceae) được biết đến vì quả ngọt của nó (quả táo tây). Nó là loài được trồng rộng rãi nhất trong chi Hải đường (Malus).và là một loài cây ăn quả chủ lực của toàn thế giới.

Cây Táo Tây có nguồn gốc ở Trung Á, nơi tổ tiên của nó là loài táo dại Tân Cương vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Họ Táo (Rhamnaceae) là một họ lớn trong thực vật có hoa, chủ yếu là cây gỗ, cây bụi và một số dây leo. Họ này chứa khoảng 50-60 chi và khoảng 870-950 loài (APG II công nhận 52 chi với 925 loài [1]). Họ Rhamnaceae phân bố rộng khắp thế giới, nhưng là phổ biến hơn trong khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới.

xem tiếp:Cây táo Apple Steve Jobshttps://hoangkimlong.wordpress.com/2020/06/15/cay-tao-apple-steve-jobs/

Bài viết mới

  • Cây táo Apple Steve Jobs
  • Chào ngày mới 15 tháng 6
  • Giống lạc HL25 Việt Ấn
  •  


    CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 6

    Hoàng Kim
    CNM365
    ĐBSCL45 năm chuyển đổi; Có một ngày như thếCây táo Apple Steve Jobs; Ngày 15 tháng 6 năm 2001, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được nguyên thủ 6 nước ký tuyên ngôn thành lập gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan. Đây là bước đi đầu tiên của chiến lược “Liên Nga, bạn Ấn, hợp tác Á Âu Phi”,”vành đai và con đường” của Trung Quốc. Ngày 15 tháng 6 năm 1932 là ngày sinh Nguyễn Quang Riệu, là giáo sư tiến sĩ người Pháp gốc Việt, nhà vật lý thiên văn hàng đầu thế giới. Ông sinh ngày 15 tháng 6 năm 1932 tại Hải Phòng, là con đầu của một gia đình có ba anh em trai đều là những nhà khoa học tên tuổi. Ông làm giám đốc nghiên cứu Đài thiên văn Paris, đã công bố trên 150 công trình khoa học về vật lý thiên văn và viết nhiều sách chuyên ngành, sách phổ biến khoa học bằng tiếng nước ngoài và tiếng Việt. Ông cũng là Giám đốc Nghiên cứu Danh dự (Emeritus) của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS). đã được nhận giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp năm 1973. Ngày 15 tháng 6 năm 1219, Quốc kỳ Đan Mạch lần đầu tiên được sử dụng trong chiến trận Lyndanisse, là quốc kỳ cổ nhất thế giới. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 6: ĐBSCL, 45 năm chuyển đổi; Có một ngày như thế; Cây táo Apple Steve Jobs; Thông tin tại: http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-6/

    ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, 44 NĂM CHUYỂN ĐỔI
    KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

    Nguyễn Ngọc Trân [1]

    Tóm tắt. Sau năm 1975 đồng bằng sông Cửu Long cùng cả nước bắt tay ngay vào công cuộc tái thiết đất nước, lúc đó đang bị bao vây cấm vận, hòa bình vẫn chưa được trọn vẹn ở hai đầu biên giới phía Bắc và Tây Nam. Đồng bằng còn phải đối diện với biến đổi khí hậu và hệ quả của việc sử dụng nguồn nước trên thượng nguồn.

    Chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh kế dẫn đến những chuyển đổi về môi trường. Sự phát triển của ĐBSCL trong 44 năm qua ra sao và làm gì để có được sự tăng trưởng kinh tế ổn định, môi trường được bảo vệ, và cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện về vật chất và về tinh thần, đặc biệt sau khi có Nghị quyết 120 của Chính phủ, là nội dung của bài viết.

    Một vùng đất trẻ đang bị uy hiếp nghiêm trọng
    Châu thổ sông Mekong là vùng đất nằm ở tận cùng của lưu vực sông Mekong, giáp với Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là phần của châu thổ trên lãnh thổ Việt Nam. Châu thổ được hình thành vào khoảng 6000 năm trước hiện tại (BP) từ quá trình biển lùi và từ trầm tích thượng nguồn theo sông Mekong đổ ra biển, dưới tác động tổng hợp của sông, sóng và triều. Chương trình khoa học nhà nước Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long đã phân ĐBSCL thành 5 đơn vị môi trường vật lý [2], Hình 1. Sự giao thoa giữa sông và triều hình thành nên tại ĐBSCL ba tiểu vùng: (I) sông chi phối, (II) tranh chấp sông – biển, và (III) biển chi phối. Ranh giữa ba tiểu vùng không cố định. Hình 2.

    Hình 1.  Năm đơn vị môi trường vật lý của ĐBSCL   Hình 2. Ba tiểu vùng từ giao thoa sông-biển
    ĐBSCL bằng phẳng, thấp trũng, cao trình mặt đất so với mực nước biển phổ biến từ 0,5 đến 1,5 mét. Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đánh giá ĐBSCL là một trong ba châu thổ lớn trên thế giới bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi sự nóng lên của khí hậu toàn cầu.

    Mặt khác đồng bằng đứng trước nguy cơ bị xâm thực từ biển và bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng do đói trầm tích bị các đập thủy điện trên dòng chính ở thượng nguồn giữ lại và do khai thác sỏi, cuội, cát của các quốc gia trong lưu vực, kể cả Việt Nam.

    Thành tựu ấn tượng về kinh tế, thay đổi sâu sắc về môi trường

    Sau năm 1975, Việt Nam bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước. Sản xuất lương thực là một nhiệm vụ kinh tế xã hội bức bách hàng đầu đặc biệt của ĐBSCL vốn được xem là vựa lúa của cả nước.

    Ba vấn đề cần giải quyết là phèn, chuamặn để khai thác ba tiểu vùng đất rộng người thưa lúc bấy giờ là Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long XuyênBán đảo Cà Mau.

    Khó khăn khi đó đối với đồng bằng, đặc biệt trong hai đồng lũ Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, là vào mùa mưa thì thừa nước, đồng ruộng bị ngập trắng, nhưng vào mùa khô thì lại thiếu nước trầm trọng, đất nứt nẻ, phèn xì lên từ những lớp đất phèn bên dưới bị oxy hóa. Vào mùa khô nước mặn theo triều xâm nhập sâu vào đồng bằng. Đầu mùa mưa, phèn được rửa, chảy vào kênh rạch kéo độ pH xuống thấp. Phải chờ cho bớt phèn mới bắt đầu canh tác được.

    Việt Nam đã vượt qua khá thành công các thách thức này bằng sự thay đổi khá sâu sắc môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái.

    Hình 3a,b

    Một nỗ lực phi thường: hàng chục ngàn kilomet kênh các cấp đã được đào để tiếp ngọt, ém phèn, thao chua, rửa mặn. Nhiều trạm bơm để tiếp ngọt, tiêu úng, nhiều cống ngăn mặn, giữ ngọt và “ngọt hóa” những vùng bị nhiểm mặn đã được xây [3]. Kênh “Trung ương” Hồng Ngự – Long An đã mang nước ngọt từ sông Tiền sang đến tận sông Vàm Cở Tây, làm nhòa ranh giới lưu vực sông Mekong trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long. Để mở rộng diện tích canh tác lúa, rừng tràm trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, ở rừng U Minh bị thu hẹp dần (Hình 3a,b), các vùng trũng được “chắt cạn” nước. Nhiều vùng trũng đã phơi đáy trong đợt hạn năm 2016.

    Ban đầu các bờ bao, các cống dọc theo sông kênh tại An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Long An được đắp tạm để ngăn lũ cho đến khi thu hoạch xong vụ lúa Hè Thu. Từ hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [4] và các tỉnh tìm cách làm thêm vụ lúa Thu Đông, nâng lên làm ba vụ một năm, bằng cách nâng cao các bờ bao làm chậm lũ thành đê bao ngăn lũ triệt để. Hình 4.

    Hình 4

    Tổng sản lượng lúa của đồng bằng năm 1976 khoảng 4,5 triệu tấn, năm 1986 khoảng 7 triệu tấn. Hiện nay, xấp xỉ 25 triệu tấn. Xuất khẩu gạo từ ĐBSCL chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này.

    Cái giá phải trả về môi trường là tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, đồng ruộng không được hứng phù sa và làm vệ sinh hàng năm vào mùa lũ như trước đây. Sâu bệnh ngày càng nhiều. Phân bón hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng liên tục, suốt năm. Tài nguyên nước bị lãng phí vì một lượng nước vào mùa mưa trước đây tràn đồng thì nay bị dồn vào trong lòng dẫn các sông kênh, chảy siết để thoát lũ, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng tăng về số lượng và về mức độ nghiêm trọng. Đa dạng sinh học, đặc biệt các loài cá đen, rùa, rắn, các loài chim, trong các hệ sinh thái ngập nước trong Đồng Tháp mười, Tứ giác Long Xuyên, Rừng tràm U Minh biến mất dần. 

    Thủy sản là một thế mạnh khác, sau lúa gạo, của ĐBSCL. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản biển hãy còn khiêm tốn trong thập niên 1980. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ĐBSCL chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này.

    Diện tích nuôi tôm lớn lên nhanh chóng. Trong tiểu vùng (III) quy hoạch diện tích nuôi tôm cho 5 năm đã được các tỉnh ven biển từ Bến Tre qua Cà Mau đến Kiên Giang hoàn thành trong 2 đến 3 năm, thậm chí có nơi còn nhanh hơn. Một động lực của chuyển đổi là cánh kéo giữa giá lúa và giá tôm (lúc đó giá 1 ký tôm bằng 12 ký lúa).

    Có cả những cống ngăn mặn giữ ngọt trước đây được xây để canh tác lúa, (như ở Đầm Dơi, Gành Hào, tỉnh Cà Mau) bị đập phá bởi chính những người dân đã xây nên để lấy nước mặn vào nuôi tôm. Có nhiều cống ngăn mặn trong vùng ngọt hóa ở Bán đảo Cà Mau được mở thường xuyên để cho nước mặn vào các vuông tôm trong vùng. Cái giá phải trả là mất rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn ở bán đảo Cà Mau, đã không bị chất độc màu da cam hũy diệt trong chiến tranh, lại mất đi nhanh chóng nhường chỗ cho các vuông nuôi tôm. Hình 5.

    Hình 5. Ảnh vệ tinh rừng ngập mặn ở Mũi Cà Mau vào các năm 1973, 1983 và 2010

    Thiếu nước ngọt, để giữ cho độ mặn trong ao phù hợp cho nuôi tôm, nước ngầm đã được bơm bổ sung. Ở một số nơi trong vùng đã ngọt hóa, người dân lại khai thác nước ngầm mặn khi cần để đảm bảo độ mặn trong vuông cho tôm phát triển. Việc khai thác quá mức và khó quản lý nước ngầm dẫn đến mực nước ngầm tụt giảm nhanh và mặt đất bị sụt lún ở nhiều nơi.

    Sản xuất tăng nhanh, liên tục, nhưng đồng bằng đang tụt hậu so với cả nướcMặc dù sản xuất và đóng góp của ĐBSCL vào nền kinh tế chung cả nước liên tục tăng, từ năm 2000 thu nhập bình quân đầu người ở ĐBSCL liên tục giảm và thấp hơn bình quân chung cả nước [5]. Hình 6,7.

    Sự tụt hậu của ĐBSCL so với cả nước còn được xác nhận qua số liệu một số biến đổi xã hội được trích ra từ Báo cáo quốc gia15 năm thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ của Việt NamHình 8.
    Nguyên nhân của tình trạng này cần được phân tích một cách khách quan và khoa học, cân nhắc đầy đủ các khía cạnh. Bài viết này chỉ đề cập đến ba vấn đề: mô hình tăng trưởng kinh tế, đầu tư trở lại cho đồng bằngmặt bằng văn hóa, giáo dục ở đồng bằng sông Cửu Long.

    Có thể nói mô hình tăng trưởng kinh tế ở đồng bằng là một điển hình của cuộc chạy đua tốc độkhông ngưng nghỉ suốt 44 năm theo số lượng, chủ yếu bằng khai thác tài nguyên, hiệu quả chưa phải là ưu tiên hàng đầu. Chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra có nhiều đứt khoản thì các mặt hàng nông sản không thể có giá trị cao được. Sản phẩm xuất khẩu thì nhiều nhưng bao nhiêu có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý?

    Mặt bằng văn hóa, giáo dục là bệ phóng cho phát triển của bất kỳ một quốc gia, của một vùng lãnh thổ nào. Trong 44 năm qua, hầu như tất cả các cuộc họp về đồng bằng đều đánh giá đồng bằng sông Cửu Long là một vùng trũng về giáo dục. Bảng đánh giá việc thực hiện MDG trên đây là một xác nhận. Cấp bách phải thoát ra vùng trũng bởi lẽ nếu không hành động quyết liệt, nó sẽ càng trũng hơn nữa ở thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
    Lũy kết ODA và FDI tại ĐBSCL trong 22 năm (1993-2014) thuộc loại thấp nhất trong các vùng trong cả nước. Cụ thể, về ODA ĐBSCL đã nhận được 5,7 tỷ USD bằng 8,2% tổng ODA mà Việt Nam nhận được. Cũng trong khoảng thời gian này, ĐBSCL nhận được 4,9% tổng FDI mà Việt Nam đã nhận được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    Ngoài mặt bằng dân trí và lao động đã qua đào tạo, cả hai đều là điểm yếu của đồng bằng, thì hạ tầng cơ sở giao thông là một nguyên nhân quan trọng của sự tụt hậu của đồng bằng.

    Hạ tầng cơ sở về giao thông bất cập, một điểm nghẽn chính cho phát triển 
    Những công trình quan trọng về hạ tầng cơ sở giao thông được xây dựng từ năm 1975 ở đồng bằng gồm có 4 cây cầu bắt qua sông Tiền (Mỹ Thuận 2000, Cao Lãnh 2018), và sông Hậu (Cần Thơ 2010, Vàm Cống 2019), đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Luong (40 km, 2010). Đường N2 kết nối Tp Hồ Chí Minh với Cà Mau với hai cầu Cao Lãnh và Vàm Cống vừa hoàn thành giai đoạn 1.

    Tuy vậy Hình 9 cho thấy tình trạng nghèo nàn, bất cập về hạ tầng có sở giao thông ở ĐBSCL so với cả nước.

    Năm 2009, mật độ đường bộ tất cả các loại là 1343 mét/km2; 3132 mét/1000 dân. Riêng cho Quốc lộ và đường cao tốc các mật độ là 44 mét/km2 và 103 mét/1000 dân. Cho tới nay, vẫn chưa có một luồng cho tàu biển trọng tải 20000 tấn vào tới Cần Thơ.

    Tình trạng này khiến cho giá cả vật tư đầu vào thì cao, giá bán sản phẩm lại thấp, rất bất lợi cho người sản xuất. Thu nhập của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều.

    Đường sá đi lại khó khăn nhất là vào mùa ngập nước cũng đã ảnh hưởng đến việc học hành của các cháu, đến phát triển giáo dục, nâng cao dân trí nói chung và về lâu dài đến sự phát triển của ĐBSCL. Điều này đã được đề cập trên đây.

    Vốn đã ít, đầu tư càng phải có hiệu quả.Dự án Luồng vào sông Hậu cho tàu biển có trọng tải lớn qua kênh Quan Chánh Bố và Kênh Tắt (đào mới) cần sớm có giải pháp và rút kinh nghiệm. Trong hơn mười năm qua đã chi cho Dự án gần mười ngàn tỷ đồng mà mục tiêu đề ra còn rất xa vời, thậm chí tính khả thi và bền vững vẫn còn là dấu hỏi [7].

    Định hình lại mô hình phát triển. Nghị quyết 120/NQ-CP
    Giai đoạn tăng trưởng thiên về số lượngphát triển theo chiều rộng đã hoàn thành nhiệm vụ của nó. Sự chuyển đổi của ĐBSCL trong 44 năm qua mặt khác cho thấy đầu tư nói chung, đầu tư về hạ tầng cơ sở giao thông ở ĐBSCL còn nhiều bất cập. Định hình lại sự phát triển của ĐBSCL là cần thiết.

    Cần thiết và còn là tất yếu vì ĐBSCL đang đối diện hai thách thức nghiêm trọng ảnh hưởng đến bản thân sự tồn tại của nó. Một, toàn cầu, là biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và một, khu vực, là việc sử dụng nguồn nước sông Mekong trên thượng nguồn, mà trước tiên là xây dựng các nhà máy thủy điện trên dòng chính sông Mekong [8]. Hai thách thức này đang đặt ĐBSCL trước nguy cơ bị xâm thực và bị lún chìm. Phải chăng ĐBSCL đang bước vào chặng đường đầu của một quá trình ngược lại với quá trình đã sinh ra nó?  
    Những ai chia sẻ ý kiến về sự cần thiết này đều trông đợi ở Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, được tổ chức ngày 26 – 27/09/2017 tại Cần Thơ, do Thủ tướng Chính phủ trực tiêp chủ trì.

    Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ mang tên của Hội nghị đã được ban hành ngày 17/11/2017 với bốn quan điểm chỉ đạo rõ ràng:

    (a) Kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng, trên cơ sở chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, (…); chú trọng bảo vệ đất, nước và con người.

    (b) Thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; (…)  phát triển mạnh mẽ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch gắn với chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu;

    (c) Tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên; chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn; (…) Phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm, giải quyết an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.

    (d) Phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long vì lợi ích chung của đất nước, Tiểu vùng sông Mê Công và quốc tế và là sự nghiệp của toàn dân, khuyến khích, huy động tất cả các tầng lớp, thành phần xã hội, các đối tác quốc tế và doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển.

    Làm gì để ĐBSCL phát triển bền vững từ thực tế đã trải nghiệm?

    (1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột

    Để sự phát triển được bền vững, phải tác động một cách hài hòa lên ba trụ cột: tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường. thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
    Trải nghiệm này là một khẳng định một kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 [9].
    Hài hòa có nghĩa là mọi tác động (bằng quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư, công trình, hay bằng cơ chế chính sách) đều phải có tác động tích cực cho cả ba cột trụ, hay nói cách khác, phải dẫn đến phần giao chung giữa ba vòng. Hình 10.
    Sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” cũng phải áp dụng cho ĐBSCL.

    (2) Vai trò của Nhà nước là quyết định

    Có vai trò quyết định bởi lẽ Nhà nước kiến tạo mô hình tăng trưởng của đất nước, của các vùng kinh tế-sinh thái trong đó có ĐBSCL, trong hoạch định các quy hoạch phát triển với tầm nhìn trung và dài hạn, các kế hoạch 5 năm, trong quyết định những dự án đầu tư công và cả với tổng mức đầu tư cao, tác động quan trọng đến môi trường và số cư dân phải di dời, tái định cư.
    Hệ thống hành chính của Việt Nam hiện nay có 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã. Các quy hoạch, kế hoạch, dưới cấp quốc gia, vì những lý do hiễn nhiên, phải kết nối nhiều tỉnh. Việc xây dựng và triển khai các quy hoạch ở cấp này cần được Nhà nước quy định trong những thể chế và cơ chế phù hợp.

    Việc xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch cần đến sự phối hợp liên ngành thực chất và hữu hiệu trong Chính phủ. Cần phải vượt qua tình trạng chia cắt giữa các ngành, khép kín trong ngành để khách quan phân tích đánh giá Được/Mất của từng phương án trước khi quyết định, trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, có tính đến những thay đổi sâu sắc, nhanh chóng từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

    Trách nhiệm của Nhà nước là đầu tư trở lại cho đồng bằng sông Cửu Long, như là một vùng kinh tế – sinh thái, đúng với môi trường, sinh thái, có hiệu quảtương xứng với những gì đã khai thác các dịch vụ hệ sinh thái từ ĐBSCL.

    Vai trò của Nhà nước còn là xây dựng các chính sách nhằm huy động, phát huy các nguồn lực của xã hội trong việc triển khai, và cập nhật mô hình tăng trưởng theo các thành tựu khoa học và công nghệ trên thế giới. Các chính sách còn phản ánh chiến lược về nhân tài và tài năng mà Nhà nước cần sớm xây dựng, sao cho cán cân giữa “ra đi” và “trở về” hay “đến Việt Nam” trước mắt, trong trung và dài hạn có lợi nhất cho đất nước.

    Theo dõi, tổng kết, rút kinh nghiệm
    các công tác trên đây, đặc biệt các chương trình, dự án đầu tư tác động mạnh đến môi trường đồng bằng là không thể thiếu.
    Cuối cùng, Nhà nước, đặc biệt Quốc hội, cần giám sát việc triển khai các công việc nêu lên trên đây và thông qua giám sát để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước.

    (3) Vai trò của cộng đồng xã hội là không thể thiếu

    Vai trò của cộng đồng xã hội là không thể thiếu vì con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của mọi chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường. Có phát triển bền vững một quốc gia, một vùng lãnh thổ được hay không, vai trò của cộng đồng xã hội, từ nhận thức đến hành động, có ý nghĩa quyết định. Những tác động của Nhà nước và của cộng đồng xã hội phải đi cùng hướng thì mới dẫn đến phần giao chung của ba trụ cột. Muốn vậy, trước khi ra những quyết định quan trọng Nhà nước cần thông báo và lắng nghe ý kiến của cộng đồng xã hội. Ngược lại cộng đồng xã hội cần xem việc đi tìm sự hài hòa của ba trụ cột là lợi ích của chính mình. Thông báo cho nhau, trao đổi với nhau, đi đến tích hợp những ý kiến đúng vào quy hoạch, kế hoạch tổng thể và ngành vì sự phát triển bền vững là cần thiết. Hình 11.

    Hình 10. Ba trụ cột và phần giao PTBV    Hình 11. Vai trò của quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng xã hội phải đi cùng hướng

    Trong cộng đồng xã hội, ở ĐBSCL, đóng góp của các nhà khoa học, các viện trường, ngoài nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, là nâng cao năng suất và hiệu quả của các khâu trong chuỗi các mặt hàng nông thủy sản bằng những tiến bộ khoa học công nghệ, và được hưởng thành quả lao động của mình; các doanh nghiệpdoanh nhân gắn kết các khâu của chuỗi sản phầm từ đầu vảo đến đầu ra và bằng cách này nâng cao giá trị và thương hiệu các mặt hàng nông thủy sản. Nhà nông, mỗi nông hộ, từ chỗ nhạy bén học, bắt chước nhau sản xuất, phải trở thành những doanh nghiệp “siêu vi mô” liên kết với nhau để cùng nhau đi xa và đi vững chắc trong thời buổi các nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh khốc liệt.

    (4) Triển khai nghiêm túc NQ 120/NQ-CP

    NQ 120 đã đúc kết ý kiến của các Bộ ngành, của các chuyên gia trong và ngoài nước tại một hội nghị do Thủ tướng Chính phủ chủ trì cách đây 18 tháng. Triển khai nghiêm túc nghị quyết sẽ hướng chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường ở ĐBSCL theo hướng phát triển bền vững.

    Từ những gì đã trình bày trong (1)(2)(3) trên đây, và từ tìm hiểu, trong chừng mực có thể, việc triển khai Nghị quyết của các Bộ ngành trong 18 tháng qua, tác giả có mấy nhận xét và kiến nghị với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ dưới đây.

    (1) Cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo của NQ. “Nói theo NQ 120” mà làm vẫn như cũ là trường hợp loại trừ để triển khai thành công Nghị quyết.

    (2) Triển khai NQ 120, Chính phủ cần có lộ trình để giải quyết nạn thừa chồng chéo và thiếu phối hợp kinh niên. Đề nghị chọn lĩnh vực thí điểmtài nguyên nướcthủy lợi rất thiết thân với ĐBSCL.

    (3) Sớm ban hành “Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” (do Bộ NNvPTNT phụ trách) và “Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu” (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phụ trách).
    Làm rõ tác động của hai thách thức (biến đổi khí hậu nước biển dâng và nguồn nước từ thượng nguồn) đối với đồng bằng lên sản xuất, sinh kế, và khả năng thích ứng của cộng đồng trong các tiểu vùng (I), (II) và (III) trên nền môi trường vật lý (Hình 1,2) là một căn cứ cần thiết cho hai tài liệu.
    Kiên quyết không để các dự án theo tư duy củ đặt Chương trình tổng thể và Quy hoạch tổng thể vào thế bị động, trước “sự việc đã rồi”.

    (4) Mọi nhiệm vụ mang tính tổng hợp phải làm rõ phương pháp luận tổng hợp. Yêu cầu này là cần thiết để có thể áp dụng các thành tựu của cuộc “cách mạng số” vào công tác tổng hợp.

    (5) Triển khai liên kết các tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Duyên hải phía Đông, và Bán đảo Cà mau có cơ sở khoa học, cùng một phương pháp luận. Thiết chế và cơ chế cần cho liên kết, phối hợp cần được ban hành.

    (6) Bộ Khoa học và Công nghệ và Chương trình Tây Nam Bộ, các Chương trình KC và KX có những nhiệm vụ liên quan đến ĐBSCL triển khai theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết. Không thể tách biệt hai mảng khoa học công nghệ và khoa học xã hội và nhân văn.

    (7) Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương ở ĐBSCL có kế hoạch giải quyết cho bằng được tình trạng mãn tính “đồng bằng là vùng trũng về GD ĐT”, và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực ở đây.

     (8) Bộ Giao thông vận tải giải quyết tình trạng hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường hàng hải hết sức bất cập kinh niên ở đồng bằng, Giao thông vận tải phải thực sự là một điểm đột phá cho phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.

    (9) Không chỉ đánh giá tác động môi trường của các dự án triển khai trên địa bàn ĐBSCL mà còn cả các dự án ngoài đồng bằng nhưng khai thác tài nguyên của đồng bằng. Cụ thể Dự án khu (đô thị) du lịch biển Cần Giờ có kế hoạch khai thác gần 90 trệu m3 cát ở đồng bằng để san lấp cho dự án. Quyết định phê duyệt ĐTM của dự án này có nên xét đến hay không với trách nhiệm quản lý ngành của Bộ TNvMT trên phạm vi cả nước?

    (10) Các Bộ ngành sẽ báo cáo các nhiệm vụ trong chương trình hành động của mình. Đó là những nhiệm vụ chuyên ngành. Còn có những nhiệm vụ cần giải quyết để đạt các mục tiêu đa ngành hay liên ngành thì ai đề xuất, ai thực hiện?

    (11) Để huy động sự đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, và các chuyên gia quốc tế trong việc triển khai NQ 120, nên giới thiệu các quy hoạch, kế hoạch, dự án, công trình có tác động quan trọng đến môi trường, ngay từ giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và khả thi trên cổng thông tin điện tử của các Bộ chủ quản đầu tư.
    Tác giả tin rằng với nhận thức đúng, cách tiếp cận đúng, những chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường tại đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới sẽ thúc đẩy đồng bằng phát triển bền vững./.

    Chú thích:

    [1] Giáo sư Tiến sĩ khoa học, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước, Chủ nhiệm Chương trình khoa học nhà nước Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long (1983-1990), Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI  (1992-2007), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (1997-2007)
    [2] , Báo cáo tổng hợp của Chương trình khoa học nhà nước “Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long”, Ủy Ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước, Hà Nội, tháng 3.1991.
    [3] Theo một báo cáo của Tổng Cục Thủy lợi, tháng 5.2019, các dự án Ngọt hóa Gò Công (Tiền Giang), Thủy lợi Bắc Bến Tre, Nam Măng Thít, Tiếp Nhật – Long Mỹ (Sóc Trăng). Hệ thống Tầm Phương (tỉnh Trà Vinh), Quản Lộ-Phụng Hiệp, Ô Môn  – Xà No, “Đề án điều khiển lũ Bắc Vàm Nao”, …  đã được triển khai tại ĐBSCL.
    [4] Quyết định số 101/QĐ-BNN-TT của Bộ NNvPTNT ngày 15.01.2015.
    [5] Tính toán của TS.Hồ Long Phi từ số liệu của NGTK trung ương và của các tỉnh ĐBSCL. Thông báo tại cuộc họp của Mekong Delta Plan Focus Group, Tp Hồ Chí Minh, 14.01.2015.
    [6] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kết quả 15 năm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam, Báo cáo quốc gia, tháng 9 năm 2015 (Bản tiếng Anh).
    [7] Nguyễn Ngọc Trân, Luồng kênh Quan Chánh Bố, Bài học và kiến nghị,
    http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/luong-kenh-quan-chanh-bo-bai-hoc-va-kien-nghi-3378412/
    [8] Nguyễn Ngọc Trân, Định hình phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, tham luận gửi Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu tại Cần Thơ, ngày 26 – 27 tháng 9 năm 2017. Xem nội dung tại
    http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/dinh-hinh-phat-trien-ben-vung-dbscl-3343352/
    [9] Global Summit on Sustainable Development (WSSD), Report N0263694, Johannesburg 2002.

    Ngày 09 tháng 06 năm 2019
    Nguyễn Ngọc Trân

    CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
    Hoàng Kim

    Có một ngày như thế
    Đầy đặn niềm tin yêu
    xem tiếp
    https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

    Ong va Hoa

    CÂY TÁO APPLE STEVE JOBS
    Hoàng Kim
    Cây táo Apple Steve Jobs’ là bài mà tôi đã viết từ năm trước nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thiện. Đây là một câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa lớn. Steve Jobs xây dựng thương hiệu Apple giá trị nhất toàn cầu đi từ ý tưởng quả ‘Táo khuyết’ Nhà thơ Mỹ viết “Bài ca cây táo” đạt tới điều kỳ diệu mà nhà văn
    Hoàng Đình Quang đã viết lời cảm khái “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia”. Táo Tây, Táo Ta và Táo Tàu những loài quả quá thông dụng ở thế giới và Việt Nam tôi cứ tưởng là mình đã hiểu nhưng hóa ra nghe thì dễ, nhìn dễ lầm và viết lại một mục từ nhỏ bách khoa thư Việt Nam đứng đắn thì lại thật không dễ chút nào. Kính mong thầy Nguyễn Lân Dũng người khuyến khích em viết bài này với giáo sư Vumanh Hai bạn học, phó giáo sư Ke Nguyen người thân là những người thầy chuyên dạy quả, cùng giáo sư Nguyễn Tử Siêm, trưởng ban bách khoa thư Việt Nam quyển 9 nông nghiệp và thủy lợi cùng và quý thầy bạn đọc giúp thêm sự góp ý để bài này được hoàn thiện.

    Cây Táo trên Thế giới và Việt Nam được phân biệt Táo Tây, Táo Ta và Táo Tàu. Táo Tây có tên khoa học là Malus domestica, tiếng Anh gọi là Apple, tiếng Việt gọi là Táo Tây hoặc bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp. Cây táó trong tiếng Việt là gồm cả táo tây, táo ta và táo tàu; đó là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới. Cây táo đã gợi cảm hứng cho Steve Jobs đặt tên Apple cho thương hiệu “Quả táo khuyết’ ngày nay trở thành thương hiệu giá trị nhất hành tinh. Cây táo cũng đã gợi cảm hứng cho William Cullen Bryant (1794-1878) là nhà thơ và nhà báo Mỹ viết “Bài ca cây táo” nổi tiếng lưu danh tại thế giới thi ca Viện Hàn Lâm Khoa học Nhận văn của Mỹ. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và vào văn hóa nhân loại .

    TÁO TÂY, TÁO TA VÀ TÁO TÀU

    Táo Tây Malus domestica là một loài cây thân gỗ trong họ Hoa hồng ( Rosaceae) được biết đến vì quả ngọt của nó (quả táo tây). Nó là loài được trồng rộng rãi nhất trong chi Hải đường (Malus).và là một loài cây ăn quả chủ lực của toàn thế giới.

    Cây Táo Tây có nguồn gốc ở Trung Á, nơi tổ tiên của nó là loài táo dại Tân Cương vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

    Họ Táo (Rhamnaceae) là một họ lớn trong thực vật có hoa, chủ yếu là cây gỗ, cây bụi và một số dây leo. Họ này chứa khoảng 50-60 chi và khoảng 870-950 loài (APG II công nhận 52 chi với 925 loài [1]). Họ Rhamnaceae phân bố rộng khắp thế giới, nhưng là phổ biến hơn trong khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới.

    xem tiếp:Cây táo Apple Steve Jobshttps://hoangkimlong.wordpress.com/2020/06/15/cay-tao-apple-steve-jobs/

    Bài viết mới

    Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
    CNM365, ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

    Video yêu thích

    KimYouTube
    Trở về trang chính

    Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook  Kim on Twitter

     

     

    Số lần xem trang : 19641
    Nhập ngày : 16-06-2020
    Điều chỉnh lần cuối :

    Ý kiến của bạn về bài viết này


    In trang này

    Lên đầu trang

    Gởi ý kiến

      CNM365 Tình yêu cuộc sống

      CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 2(03-02-2021)

      CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 2(02-02-2021)

      CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 2(01-02-2021)

      CNM365 Chào ngày mới 31 tháng 1(31-01-2021)

      CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 1(30-01-2021)

      CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 1(30-01-2021)

      CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 1(29-01-2021)

      CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 1(29-01-2021)

      CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 1(26-01-2021)

      CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 1(25-01-2021)

    Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007