Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1329
Toàn hệ thống 4467
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 17 THÁNG 6
Hoàng Kim

CNM365 Viện Lúa xây dựng và phát triển; Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc; Thơ dâng theo dấu Tagore; Nha Trang; Học không bao giờ muộn; Dạy và học cẩn trọng. Ngày 17 tháng 6 năm 1930 ,Nguyễn Thái Học cùng 12 đảng viên Quốc Dân đảng bị chính phủ bảo hộ Pháp chặt đầu do tiến hành Khởi nghĩa Yên Bái. Ngày 17 tháng 6 năm 1885 , Tượng Nữ Thần Tự Do được chở một cách an toàn đến cảng New York trên chiếc tàu hơi nước Isère của Pháp. Ngày 17 tháng 6 năm 1939, ngày mất Nguyễn Khắc Hiếu, hiệu Tản Đà, nhà thơViệt Nam; Bài chọn lọc ngày 17 tháng 6: Viện Lúa xây dựng và phát triển; Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc; Thơ dâng theo dấu Tagore; Nha Trang. Dạy và học cẩn trọng. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-6/

vienlua2017

VIỆN LÚA RẠNG DANH TỒ QUỐC
Hữu Đức, Ngọc Thắng


(DẠY VÀ HỌC) Báo Nông nghiệp Việt Nam có chùm bài viết Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc của các tác giả Hữu Đức Ngọc Thắng ghi theo lời trao đổi của giáo sư Bùi Chí Bửu và tiến sĩ Trần Ngọc Thạch . Bài 1: Sứ mệnh lịch sử tìm giống lúa mới; Bài 2: Bước tiến diệu kỳ; Bài 3: Thành quả và con đường phía trước. (
Viện Lúa xây dựng và phát triển , Ảnh HK)
I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ TÌM GIỐNG LÚA MỚI

Danh tiếng các giống lúa OM đã vượt xa phạm vi địa lý vựa lúa ĐBSCL, được nông dân miền Nam, Tây Nguyên và cả nước lựa chọn gieo trồng. Vượt ngàn vạn dặm theo chân các chuyên gia trồng lúa sang Lào, Campuchia, Brunei đến các nước châu Phi, Mỹ Latinh…, lúa OM minh chứng khả năng thích nghi, sức sống mãnh liệt, góp phần làm rạng danh Việt Nam, quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Từ chiếc nôi nghiên cứu chọn tạo bộ giống lúa kỳ diệu này – hơn 42 năm qua các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL đã biết cách chọn ra con đường ngắn nhất, thời gian ngắn nhất để đạt thành tựu hôm nay; xem tiếp
https://hocmoingay.blogspot.com/2019/06/vien-lua-rang-danh-to-quoc.html. 

VIỆN LÚA XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Hoàng Kim

Chúc mừng Viện Lúa xây dựng và phát triển 42 năm qua (1977-2019) luôn là lá cờ đầu nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa, nghiên cứu quy trình kỹ thuật thâm canh lúa, hệ thống canh tác cây trồng, vật nuôi lấy lúa làm nền, góp phần đưa năng suất lúa từ 2 – 3 tấn/ha/vụ tăng lên 6 – 7 tấn/ha/ vụ, tăng sản lượng lúa ở ĐBSCL hơn gấp 6 lần từ khoảng 4 triệu tấn/ của năm 1977 vượt lên trên 25 triệu tấn/năm 2017- 2019 ,

vienluathambacgiap

Chúc mừng con đường lúa gạo Việt Nam. Chúc mừng các gương thầy bạn thân thiết, Chúc mừng Viện Lúa với lớp trẻ đang tiếp bước thầm lặng vươn tới tầm cao mới khoa học nông nghiệp, tận tâm cống hiến cho quê hương. Thành tựu 42 năm qua của Viện Lúa (1977-2019) là bài học cao quý của sự đoàn kết một lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ của các thế hệ cán bộ viên chức người lao động Viện Lúa, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương và doanh nghiệp, sự cộng hưởng, giúp đỡ và liên kết thật tuyệt vời của thầy cô, bạn hữu, đồng nghiệp bạn nhà nông với đông đảo nông dân từ khắp mọi miền đất nước. xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/2019/06/17/vien-lua-xay-dung-va-phat-trien/

THƠ DÂNG THEO DẤU TAGORE
Hoàng Kim

Cảm nhận về bài viết hay mới đây “
Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc(1)(2)(3)” được trích dẫn đầy đủ ở cuối bài với sự họa thơ của lương y Phan Đào Toàn​ và nhà thơ Phan Chi​ Thắng​. 

Ở đâu bàng hoàng Phố Thị
Ngẫn ngơ suốt cả buổi chiều
Đêm nhảy xe đò về ruộng
Mưa dầm bóng Mẹ liêu xiêu.

Con lên giảng đường học chữ
Lời nào Thầy dạy đầu tiên
Biết ơn nhọc nhằn Cha Mẹ
Lấm lem con chữ ưu phiền

Phố Thị ngày càng đông đúc
Đồng Xuân xa lại càng thưa
Vui với việc hiền ở phố
Bâng khuâng thương nhớ chiêm mùa…

Nhớ ai vừng đông vừa rạng
Ước dòng tin nhắn đầu tiên
Hương đất thơm mùa ruộng cấy
Phương xa vời vợi bạn hiền.

Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê mờ tỏ Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn.

PHỐ THỊ
Phan Đào Toàn

Phố thị người xe mắc cửi
Vỉa hè sóng sánh bia hơi
Chân trần miên man diệu vợi
Chói đèn cao áp – Trăng ơi…

Biết không mãi nhờ được bạn
Toàn dân buôn mận bán mơ
Hết đời trả chưa xong nợ
Nắng mưa gội trắng chiêm mùa…

Thương con chiều ra Phố thị
Đáy bồ, mầm chữ lơ thơ
Đem tuổi xanh ra tỉ thí
Vốn khởi đầu là: Ước mơ…

Ở ĐÂU?
Phan Chí Thắng

Ở đâu có một ngôi nhà bé
Cửa sổ đèn khuya bóng em ngồi
Giai điệu dân ca ngân nhè nhẹ
Tự tình dạ khúc gửi xa xôi

Ở đâu có một khuôn vườn lặng
Em nở dùm tôi những nụ hồng
Chim hót chào reo bình minh nắng
Sương mòn xao xuyến như mắt mong

Ở đâu có một trời thương nhớ
Em thấu dùm tôi nỗi cháy lòng
Ở đâu có một con thuyền nhỏ
Chở những vần thơ tôi sang sông


Phan Chí Thắng
trích dẫn trong tập
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Ở đâu bàng hoàng Phố Thị…
Xem thêm — với Hoang Long tại Tt Long Phu,long Phu, Soc Trang. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-dang-theo-dau-tagore

NHA TRANG
Hoàng Kim

Nha Trang anh chị tôi ở đấy
Bạn học thân từ thuở ấu thơ
Trời xanh như ngọc người phúc hậu
Biển lam màu nắng xuân bốn mùa.

Như lúa đồng xuân đón thái dương
Hoa hướng dương soi tỏ nẻo đường
Đất lành chim đậu người hiền ở
Ana (1) Nha Trang và Yersin (2)

(1) Ana truyện bà chúa Ngọc
https://cnm365.wordpress.com/2016/04/05/truyen-ba-chua-ngoc/

(2) Nha Trang và Yersin
https://hoangkimlong.wordpress.com/…/nha-trang-va-yersin/ — cùng với Hue DO Thi MinhHồ Hải Sâm.

DẠY VÀ HỌC CẨN TRỌNG
Hoàng Kim


Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và LÀM được việc

Norman Borlaug lời Thầy dặn thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “
Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời

Hoàng Kim “Ngày xuân đọc Trạng Trình”
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-xuan-doc-trang-trinh/, đã trích dẫn lời cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt. Cụ đã diễn giải rất rõ ràng, thấu nghĩa lý của sự buông bỏ và sự làm việc thiện đúng nghĩa: “Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê. Nghĩa chữ Trung Chính là ở chỗ Chí Thiện. (Trung Tân quán bi ký, 1543). Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568).

Biết đủ chính là buông, là “xả” trong “từ bi hỉ xả” minh triết của đạo Bụt. Không tranh giành chính là từ bi. Không tranh cãi chính là trí tuệ. Không nghe chính là thanh tịnh. Không nhìn chính là tự tại. Tha thứ chính là giải thoát.

Nhiều người chưa biết buông bỏ và hiểu lầm làm việc thiện. “Nồi cơm của Khổng Tử” “Tổn thương sâu mới buông” “Rất đau nhưng không buông” là ba câu chuyện mẫu mực về tính cẩn trọng trong sự suy xét lời nói và việc làm để hiểu đúng bản chất sự việc, uốn nắn sai lầm và không làm tổn thương người khác.

Dạy và học cẩn trọng
Hoàng Kim

CHUYỆN NỒI CƠM CỦA KHỔNG TỬ

Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử

Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …

Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …

Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?

Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”

Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …

Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”

TỔN THƯƠNG SÂU MỚI BUÔNG

Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Đau rồi tự khắc sẽ buông!
Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?

RẤT ĐAU NHƯNG KHÔNG BUÔNG


Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi:
– Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và lúc nào nên bỏ xuống chuyện của chính mình.

Hoàng Kim sưu tầm 3 câu chuyện này và trích dẫn từ nguồn
Hoa Vô ưu và Hoài Vân

ThuXua

Video yêu thích
Casava in Vietnam: Save and Grow, PhuYen
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on FacebookKim on Twitter

CHÀO NGÀY MỚI 17 THÁNG 6
Hoàng Kim

CNM365 Viện Lúa xây dựng và phát triển; Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc; Thơ dâng theo dấu Tagore; Nha Trang; Học không bao giờ muộn; Dạy và học cẩn trọng. Ngày 17 tháng 6 năm 1930 ,Nguyễn Thái Học cùng 12 đảng viên Quốc Dân đảng bị chính phủ bảo hộ Pháp chặt đầu do tiến hành Khởi nghĩa Yên Bái. Ngày 17 tháng 6 năm 1885 , Tượng Nữ Thần Tự Do được chở một cách an toàn đến cảng New York trên chiếc tàu hơi nước Isère của Pháp. Ngày 17 tháng 6 năm 1939, ngày mất Nguyễn Khắc Hiếu, hiệu Tản Đà, nhà thơViệt Nam; Bài chọn lọc ngày 17 tháng 6: Viện Lúa xây dựng và phát triển; Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc; Thơ dâng theo dấu Tagore; Nha Trang. Dạy và học cẩn trọng. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-6/

vienlua2017

VIỆN LÚA RẠNG DANH TỒ QUỐC
Hữu Đức, Ngọc Thắng


(DẠY VÀ HỌC) Báo Nông nghiệp Việt Nam có chùm bài viết Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc của các tác giả Hữu Đức Ngọc Thắng ghi theo lời trao đổi của giáo sư Bùi Chí Bửu và tiến sĩ Trần Ngọc Thạch . Bài 1: Sứ mệnh lịch sử tìm giống lúa mới; Bài 2: Bước tiến diệu kỳ; Bài 3: Thành quả và con đường phía trước. (
Viện Lúa xây dựng và phát triển , Ảnh HK)
I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ TÌM GIỐNG LÚA MỚI

Danh tiếng các giống lúa OM đã vượt xa phạm vi địa lý vựa lúa ĐBSCL, được nông dân miền Nam, Tây Nguyên và cả nước lựa chọn gieo trồng. Vượt ngàn vạn dặm theo chân các chuyên gia trồng lúa sang Lào, Campuchia, Brunei đến các nước châu Phi, Mỹ Latinh…, lúa OM minh chứng khả năng thích nghi, sức sống mãnh liệt, góp phần làm rạng danh Việt Nam, quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Từ chiếc nôi nghiên cứu chọn tạo bộ giống lúa kỳ diệu này – hơn 42 năm qua các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL đã biết cách chọn ra con đường ngắn nhất, thời gian ngắn nhất để đạt thành tựu hôm nay; xem tiếp
https://hocmoingay.blogspot.com/2019/06/vien-lua-rang-danh-to-quoc.html. 

VIỆN LÚA XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Hoàng Kim

Chúc mừng Viện Lúa xây dựng và phát triển 42 năm qua (1977-2019) luôn là lá cờ đầu nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa, nghiên cứu quy trình kỹ thuật thâm canh lúa, hệ thống canh tác cây trồng, vật nuôi lấy lúa làm nền, góp phần đưa năng suất lúa từ 2 – 3 tấn/ha/vụ tăng lên 6 – 7 tấn/ha/ vụ, tăng sản lượng lúa ở ĐBSCL hơn gấp 6 lần từ khoảng 4 triệu tấn/ của năm 1977 vượt lên trên 25 triệu tấn/năm 2017- 2019 ,

vienluathambacgiap

Chúc mừng con đường lúa gạo Việt Nam. Chúc mừng các gương thầy bạn thân thiết, Chúc mừng Viện Lúa với lớp trẻ đang tiếp bước thầm lặng vươn tới tầm cao mới khoa học nông nghiệp, tận tâm cống hiến cho quê hương. Thành tựu 42 năm qua của Viện Lúa (1977-2019) là bài học cao quý của sự đoàn kết một lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ của các thế hệ cán bộ viên chức người lao động Viện Lúa, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương và doanh nghiệp, sự cộng hưởng, giúp đỡ và liên kết thật tuyệt vời của thầy cô, bạn hữu, đồng nghiệp bạn nhà nông với đông đảo nông dân từ khắp mọi miền đất nước. xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/2019/06/17/vien-lua-xay-dung-va-phat-trien/

THƠ DÂNG THEO DẤU TAGORE
Hoàng Kim

Cảm nhận về bài viết hay mới đây “
Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc(1)(2)(3)” được trích dẫn đầy đủ ở cuối bài với sự họa thơ của lương y Phan Đào Toàn​ và nhà thơ Phan Chi​ Thắng​. 

Ở đâu bàng hoàng Phố Thị
Ngẫn ngơ suốt cả buổi chiều
Đêm nhảy xe đò về ruộng
Mưa dầm bóng Mẹ liêu xiêu.

Con lên giảng đường học chữ
Lời nào Thầy dạy đầu tiên
Biết ơn nhọc nhằn Cha Mẹ
Lấm lem con chữ ưu phiền

Phố Thị ngày càng đông đúc
Đồng Xuân xa lại càng thưa
Vui với việc hiền ở phố
Bâng khuâng thương nhớ chiêm mùa…

Nhớ ai vừng đông vừa rạng
Ước dòng tin nhắn đầu tiên
Hương đất thơm mùa ruộng cấy
Phương xa vời vợi bạn hiền.

Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê mờ tỏ Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn.

PHỐ THỊ
Phan Đào Toàn

Phố thị người xe mắc cửi
Vỉa hè sóng sánh bia hơi
Chân trần miên man diệu vợi
Chói đèn cao áp – Trăng ơi…

Biết không mãi nhờ được bạn
Toàn dân buôn mận bán mơ
Hết đời trả chưa xong nợ
Nắng mưa gội trắng chiêm mùa…

Thương con chiều ra Phố thị
Đáy bồ, mầm chữ lơ thơ
Đem tuổi xanh ra tỉ thí
Vốn khởi đầu là: Ước mơ…

Ở ĐÂU?
Phan Chí Thắng

Ở đâu có một ngôi nhà bé
Cửa sổ đèn khuya bóng em ngồi
Giai điệu dân ca ngân nhè nhẹ
Tự tình dạ khúc gửi xa xôi

Ở đâu có một khuôn vườn lặng
Em nở dùm tôi những nụ hồng
Chim hót chào reo bình minh nắng
Sương mòn xao xuyến như mắt mong

Ở đâu có một trời thương nhớ
Em thấu dùm tôi nỗi cháy lòng
Ở đâu có một con thuyền nhỏ
Chở những vần thơ tôi sang sông


Phan Chí Thắng
trích dẫn trong tập
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Ở đâu bàng hoàng Phố Thị…
Xem thêm — với Hoang Long tại Tt Long Phu,long Phu, Soc Trang. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-dang-theo-dau-tagore

NHA TRANG
Hoàng Kim

Nha Trang anh chị tôi ở đấy
Bạn học thân từ thuở ấu thơ
Trời xanh như ngọc người phúc hậu
Biển lam màu nắng xuân bốn mùa.

Như lúa đồng xuân đón thái dương
Hoa hướng dương soi tỏ nẻo đường
Đất lành chim đậu người hiền ở
Ana (1) Nha Trang và Yersin (2)

(1) Ana truyện bà chúa Ngọc
https://cnm365.wordpress.com/2016/04/05/truyen-ba-chua-ngoc/

(2) Nha Trang và Yersin
https://hoangkimlong.wordpress.com/…/nha-trang-va-yersin/ — cùng với Hue DO Thi MinhHồ Hải Sâm.

DẠY VÀ HỌC CẨN TRỌNG
Hoàng Kim


Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và LÀM được việc

Norman Borlaug lời Thầy dặn thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “
Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời

Hoàng Kim “Ngày xuân đọc Trạng Trình”
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-xuan-doc-trang-trinh/, đã trích dẫn lời cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt. Cụ đã diễn giải rất rõ ràng, thấu nghĩa lý của sự buông bỏ và sự làm việc thiện đúng nghĩa: “Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê. Nghĩa chữ Trung Chính là ở chỗ Chí Thiện. (Trung Tân quán bi ký, 1543). Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568).

Biết đủ chính là buông, là “xả” trong “từ bi hỉ xả” minh triết của đạo Bụt. Không tranh giành chính là từ bi. Không tranh cãi chính là trí tuệ. Không nghe chính là thanh tịnh. Không nhìn chính là tự tại. Tha thứ chính là giải thoát.

Nhiều người chưa biết buông bỏ và hiểu lầm làm việc thiện. “Nồi cơm của Khổng Tử” “Tổn thương sâu mới buông” “Rất đau nhưng không buông” là ba câu chuyện mẫu mực về tính cẩn trọng trong sự suy xét lời nói và việc làm để hiểu đúng bản chất sự việc, uốn nắn sai lầm và không làm tổn thương người khác.

Dạy và học cẩn trọng
Hoàng Kim

CHUYỆN NỒI CƠM CỦA KHỔNG TỬ

Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử

Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …

Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …

Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?

Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”

Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …

Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”

TỔN THƯƠNG SÂU MỚI BUÔNG

Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Đau rồi tự khắc sẽ buông!
Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?

RẤT ĐAU NHƯNG KHÔNG BUÔNG


Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi:
– Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và lúc nào nên bỏ xuống chuyện của chính mình.

Hoàng Kim sưu tầm 3 câu chuyện này và trích dẫn từ nguồn
Hoa Vô ưu và Hoài Vân

ThuXua

Video yêu thích
Casava in Vietnam: Save and Grow, PhuYen
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on FacebookKim on Twitter

Số lần xem trang : 22031
Nhập ngày : 17-06-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 7(12-07-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 7(11-07-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 7(09-07-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 7(08-07-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 7(07-07-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 7(06-07-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 7(05-07-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 7(04-07-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 7(03-07-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 7(02-07-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007