Số lần xem
Đang xem 10186 Toàn hệ thống 23406 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHÀO NGÀY MỚI 23 THÁNG 6
Hoàng Kim
CNM365Sông Mekong tin nổi bật; Đến với bài thơ hay; Trung Quốc một suy ngẫm; Ngày 23 tháng 6 năm 1988, ngày mất Phạm Huy Thông (sinh năm 1916), nhà thơ, nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học và khảo cổ học Việt Nam. Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông tiên phong trong phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô. Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương. Năm 26 tuổi, ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp .Năm 1946 tại Paris, ông được chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi. Ông là hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III. Ngày 23 tháng 6 năm 1926, kỳ thi chuẩn hóa SAT đầu tiên của Hoa Kỳ được tổ chức do tổ chức phi lợi nhuận College Board thực hiện, là một bài học quý giáo dục. Ngày 23 tháng 6 năm 1989, Hội nghị toàn thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định bãi chức Tổng bí thư Ủy ban Trung ương đảng của Triệu Tử Dương. Ông là nhân vật lịch sửm đến nay không đánh giá tại Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 6: Sông Mekong tin nổi bật; Đến với bài thơ hay; Trung Quốc một suy ngẫm; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-6/
SÔNG MEKONG TIN NỔI BẬT
Hoàng Kim
Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông Việt Nam. Sông Mekong dài 4.400 km tính theo độ dài đứng thứ 12 nhưng tính theo lưu lượng nước thì đứng thứ 10 trên thế giới với lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 tỉ m³. Lưu vực sông Mekong rộng khoảng 795.000 km², với lưu lượng dòng chảy trung bình 15.000 m³/s đứng thứ 8 trên thế giới. Sông Mekong là điểm nhấn địa chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội rất quan trọng của châu Á. Đó là nguồn sống, nguồn tài nguyên và nôi văn hoá, văn minh phương Đông của nhiều cộng đồng dân tộc.
Thông tin của Lê Thanh Tùng mới đây ” Khái quát về xâm nhập mặn, hạn mùa khô 2019-2020 vùng ĐBSCL” là một cảnh báo rất quan trọng.
Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An ngày 20 tháng 6 năm 2020 đã tổ chức Hội nghị “Tổng kết công tác phòng chống hạn hán thiếu nước xâm nhập mặn mùa khô 2019-2020 và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long” .nhìn lại những được và chưa được trong mùa hạn mặn 2019-2020., có một sự liên hệ rất mật thiết về Sông Mêkong tin nổi bật và giải pháp ứng phó hiệu quả.
Biến đổi khí hậu liên quan chặt chẽ tới yếu tố kép đó là sự quản lý nước sông Mekong, sự phục hồi rừng và giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu toàn diện, tích cực, chủ động, phù hợp, hiệu quả. “Đập trên sông Mekong ” là yếu tố chính có ý nghĩa điều tiết lớn .
Đặc điểm thủy năng nổi bật của Sông Mekong là vai trò điều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé Sap, người Việt thường gọi là “Biển Hồ” là hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á, Phần thượng nguồn sông Mekong người Trung Quốc hiện đã hoàn thành xây dựng một loạt các đập trên sông tại Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, và đang xây đập Tiểu Loan với hơn một chục đập thủy điện điều lượng nước gây nhiều tranh cãi cho an sinh vì thay đổi trữ lượng nước, gia tăng mức độ xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nông nghiệp và nguồn cá. Trung Quốc dùng khoa học công nghệ và kinh tế để chế ngự điều tiết lượng nước đầu nguồn và chi phối lượng nước hạ lưu sông Mekong đó là một chiến lược kinh tế chính trị sâu sắc mà gần đây nhiều tài liệu quan tâm tới điều này.
Những tài liệu đáng chú ý về sông Mekong gần đây gồm bài: Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào, Làm thay đổi cả hành tinh trong thời gian ngắn, đại dịch COVID-19 tạo tiền đề cho trật tự thế giới mới? Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước; Từ Trường Giang Tam Hiệp đến Mekong, Mực nước sông Mekong xuống thấp nhất trong 30 năm; Sông Mekong và Biển Đông hai cái gai trong quan hệ Việt Trung; Dòng sông Mekong bị bức tử nguy cơ cận kề. Lưu vực sông Mekong địa bàn thách đố của Hoa Kỳ; Hiệp đinh Mekong 1995 đang tan vỡ, Thích ứng với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thất bại vì đập thủy điện.
Sông Mekong bị giảm mực nước do sự điều tiết nước hệ thống đập thủy điện thượng nguồn tại Trung Quốc, kết hợp với biến đổi khí hậu và sự mất rừng đang gây nên áp lực kép của sự xâm nhập mặn và hạn cục bộ diện rộng tại nhiều tỉnh Việt Nam. Tiếp theo bài Vựa lúa Nam Bộ bị ngập mặn và thay đổi tư duy thì những thông tin mới về các đập sắp xây dựng ở Lào và Campuchia; cùng với bài viết Hồi sinh sông Danube – bài học lịch sử cho dòng Mekong là cảnh báo cần đọc lại và suy ngẫm .
“Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào” tiến sĩ Lê Hồng Hiệp Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế ngày 7 tháng 1 năm 2020 nhận định: “Về lâu dài, Việt Nam cần tự giải quyết các vấn đề của mình để đảm bảo một nguồn cung điện bền vững, giá cả phải chăng và thân thiện hơn với môi trường để phục vụ sự phát triển của đất nước. Ngay cả khi Việt Nam tham gia vào một số dự án xây dựng đập thủy điện ở Lào, chúng ta vẫn cần tiếp tục phản đối việc xây dựng các con đập mới trên sông Mê Kông. Trong trường hợp Lào quyết định tiến hành xây dựng các đập mới, chúng ta cần phải yêu cầu Lào lựa chọn các thiết kế đập và công nghệ thủy điện phù hợp để giảm thiểu tác động môi trường. Xét cho cùng, đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng đối với an ninh lương thực của không chỉ Việt Nam mà còn của cả khu vực. Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng trên ISEAS Commentary” . Thông tin này được tiếp nối bởi bài viết Làm thay đổi cả hành tinh trong thời gian ngắn, đại dịch COVID-19 tạo tiền đề cho trật tự thế giới mới? góc nhìn của đại sứ Nguyễn Quang Khai tại http://www.soha.vn ngày 5 tháng 4 năm 2020 và thông tin trước đây Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước của Lê Viết Thọ BBC News Tiếng Việt 24 tháng 10 2019. Ý kiến nói rằng, tương lai ảm đạm của Mekong vì các dự án thủy điện thượng nguồn, trong khi cơ chế tham vấn quốc tế không còn hiệu quả.
Vựa lúa Nam Bộ bị ngập mặn và thay đổi tư duy Cố giáo sư viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng cách đây nhiều năm đã cảnh báo vấn nạn này: Việc chọn tạo nguồn lương thực thực phẩm thích ứng với điều kiện khô hạn và xâm nhập mặn là cấp thiết vì trái đất nóng lên, nạn mất rừng và các dòng sông lớn của Việt Nam có nước đầu nguồn từ Trung Quốc có thể bị điều tiết lưu lượng nước bởi việc làm thủy điện, sẽ gây khô hạn hoặc ngập úng diện rộng khi chặn dòng hoặc xả lũ. Việc chọn tạo giống cây trồng chịu hạn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu và thích hợp vùng khó khăn đã được lưu ý từ lâu rồi, nên giáo sư Võ Tòng Xuân mới tự tin nói vậy. Nhìn xa hơn một chút vào lịch sử cho thấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn nằm trong tổng thể của tầm nhìn quốc gia. Việt Nam soi vào Trung Quốc và Brazil của quá khứ và hiện tại, qua 500 năm nông nghiệp Brazil và Trận Vũ Hán bài học lịch sử,sẽ ngộ được nhiều bài học lớn cho nông nghiệp. Brazil hiện nay vì sao bảo tồn và phát triển nông nghiệp được, bởi họ có bài học lịch sử đắt giá của bảo tồn phát triển nông nghiệp và các ngành hàng buôn bán thương mại Việt Nam khắc phục khô hạn và ngập úng hiện nay cần giải pháp tổng thể và chuỗi lịch sử mà không thể chỉ nhìn giải pháp tình thế và phân khúc. Trận Vũ Hán bài học lịch sử năm 1938 lụt Hoàng Hà do chủ động phá đê để gây lầy lội chặn chiến dịch thần tốc của quân Nhật trong chiến tranh Trung Nhật (làm chết hơn 50 vạn dân thường), sau này đã được chủ tịch Mao Trạch Đông nghiên cứu vận dụng trong đại kế chiến lược Tam Tuyến, xây đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang, xây nhiều đập thủy điện trên sông Mekong, hình thành khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (xem Quảng Tây nay và xưa), Đó là mưu lược liên hoàn đã có tính toán từ trước. Tình hình hiện nay, khối ASEAN đang lớn mạnh, Mỹ đang xoay trục về châu Á, BRIC (Brazil, Rusian, India, China) đang trỗi dậy, Biển Đông, Mekong, đang làm thay đổi chiều hướng chính trị kinh tế khu vực. Việt Nam và các nước cuối lưu vực sông Mekong yêu cầu mở dự trữ nước đầu nguồn, điều tiết lưu lượng nước để chống hạn và xâm nhập mặn. Các điểm nóng đang dần lộ diện nhiều vấn đề quan hệ quốc tế nhạy cảm và phức tạp về kinh tế chính trị khu vực. Sự biến đổi khí hậu, khô cạn hoặc ngập úng tại lưu vực những dòng sông lớn do điều tiết nước, diện tích đất rừng bị thu hẹp đang gây hiệu ứng kép lên nhiều vùng rộng lớn Việt Nam. Chọn tạo giống cây trồng chịu hạn mặn và giải pháp kỹ thuật canh tác thích ứng biến đổi khí hậu là cấp thiết và hiện đã có một số kết quả gợi những góc nhìn tham chiếu về bảo tồn và phát triển nông nghiệp bền vững.
Đến với bài thơ hay
EM NÀO CÓ HỮNG HỜ
Mai Khoa Thu Hà Nội
Em nào có hững hờ
Lá vẫn xanh màu diệp lục
Nắng vẫn trong vàng hong sắc nắng
Tơ trời dệt mấy vần thơ …
Anh đi đâu, gác bếp buồn râu ngô
Phất phơ nhện giăng trần bám bụi
Gió đi hoang lạc lối
Mạng nhện trói buộc tả tơi
Nỗi nhớ tháng năm, xa vợi tháng mười
Thóc chín oằn vai mùa gặt
Em lo cho bồ đầy thóc
Tháng mười nếp mới cơm thơm
Em ở bên anh mấy nỗi dặm trường
Mà ngơ ngẩn tìm đâu hoài viễn vọng
Xuân qua, hè tới, thu sang, đông bãng lãng
Mình đây, sao chưa nhìn thấy nhau.
Nhà thơ Phạm Thị Mai Khoa (Mai Khoa Thu Hà Nội), là Hội viên Hội nhà văn TP.HCM, tác giả của bốn tập thơ Thu Hà Nội, NXB Thanh Niên, 2010, Sóng pha lê, NXB Văn hóa Văn nghệ, 2011; Thương về một miền quê, NXB Hội Nhà Văn, 2013; Ánh nhìn nơi ấy ,NXB Hội Nhà Văn, 2018. Đến với bài thơ hay “Em nào có hững hờ” Hoàng Kim ngẫu hứng đối họa bài “Vui đi dưới mặt trời” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-di-duoi-mat-troi/
Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …
Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng
Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích
Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.
VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim
Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa
Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.
Mình thích những người tử tế
Sống đời thanh thản bình yên
Trời đất người là năng lượng
Cây xanh muôn thuở vững bền.
(ảnh minh họa Trịnh Thế Hoan)
ANH ĐI VỀ PHÍA VÙNG TÂM BÃO
Hoàng Kim
Anh đi về phía vùng tâm bão
Chân bước thung dung chẳng ngại ngần
Biển thẳm sóng im như giấy phẳng
Trời quang gió vắng chỉ còn trăng.
Dưới đáy đại dương kia là ngọc
Sóng bắt đầu từ gió sóng ơi
Ấm lạnh cuộn hai đầu thăm thẳm
Trãi bão dông mới hiểu cuộc đời
Gửi chút niềm riêng chưa ngõ hết
Mà thôi đón bão nói chi nhiều
An nhiên kiên định đi vào trận
Bão không quật ngã bởi trời theo
ĐỢI NẮNG
Hoàng Kim
Em đã yêu và tôi đã yêu
Mình nối dài vần thơ có lửa
Ta đã là máu thịt trong nhau
Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ …
Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu
Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái
Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về
Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối.
Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn
Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá
Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy
Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi.
Đợi nắng mùa đông
Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu
Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li
Tôi đã yêu và em đã yêu
Em đã yêu và tôi đã yêu
MÙA THU HÔN TÔI
Phan Chí Thắng
Mùa thu ôm tôi
Chặt hơn một người từng ôm người khác
Bàn tay heo may luồn trong man mác
Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu
Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa
Mùa thu hôn tôi
Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng
Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng
Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè
Băng giá mùa đông đâu đó chưa về
Mùa thu yêu tôi
Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ
Lá níu cành sợ không xanh được nữa
Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa
Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa
Tôi trong mùa thu
Người đàn bà yêu đắm say tha thiết
Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi
Tôi đã yêu và em đã yêu
Em đã yêu và tôi đã yêu.
Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.
BẢY BƯỚC TỚI HẠNH PHÚC
Bảy điều hạnh phúc của chính bạn
Hoàng Kim
Biết mình mong muốn gì
An nhiên thung dung sống
Kiên trì bám mục tiêu
Biết dựa vào chính mình
Khéo nắm bắt cơ hội
Đừng phiền chuyện sau lưng
Luôn miệt mài tiến bước.
Học tư duy tích cực của Helen Kenler người mù điếc huyền thoại Hãy quay về hướng mặt trời, và bạn sẽ không thấy bóng tối.
Keep your face to the sunshine and you cannot see a shadow.
TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM Hoàng Kim
“Căn phòng nơi chuyện đó xảy ra: Hồi ký Nhà Trắng” (The Room Where It Happened: A White House Memoir) Cuốn hồi ký của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, ngày 23/ 6/ 2020 hôm nay xuất bản, làm rung động cả nước Mỹ và Thế giới. Theo đó, Bolton cho biết trong cuốn hồi ký này rằng, tại cuộc gặp quan trọng của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 6 năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuyển đi thông điệp cực kỳ quan trọng đó là “nội dung đối thoại sang bầu cử tổng thống Mỹ một cách cừ khôi, ám chỉ khả năng kinh tế của Trung Quốc có thể tác động đến các chiến dịch tranh cử đang diễn ra và đề nghị ông Tập đảm bảo rằng ông sẽ giành chiến thắng”. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ngỏ ý rằng “đó chính xác là điều phải làm” khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói “đang xây dựng trại tập trung cho hàng triệu người Hồi giáo” Chính phủ Mỹ chuyển đi thông điệp nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thắng cử sẽ sẵn sàng bỏ qua các hành vi lạm quyền của Trung Quốc về vấn đề người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Tất cả các báo CNN, Fox, VNE hôm nay đều nhất loạt đưa tin. Sự thách giá, trả giá cho nước cờ phân chia quyền lợi và ảnh hưởng thế giới đang bộc lộ ngày càng rõ sự gay cấn, động thái và tình thế mới.
Còn nhớ tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng Hải năm 2012 khi hợp tung sáu nước Trung Nga và bốn nước Trung Á khác “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á” “Trung Quốc không còn chấp nhận vai trò của Mĩ như một cảnh sát khu vực để duy trì hòa bình và giữ cho các tuyến đường biển thông suốt nữa”. Tình thế mới ngày nay đang chuyển đi thông điệp trước đây của Tổng thống Mỹ Trump “Hãy chăm lo ngôi nhà của mình” “Nước Mỹ trên hết”.
Giáo sư Luat Nguyen viết “Em Kim đã đọc cuốn “MTĐ ngàn năm công tội” chưa. Đoc cuốn này do Việt Nam Thông tấn xã xuất bản, tác giả là một là đại tá TQ; và đọc một số bài của Thượng tướng Tàu Lưu Á Châu thì thấy TQ có nhiều nhà mưu lược, không có nhà chiến lược..Chúng ta (TQ) đã thua rồi! (lời của tướng Lưu Á Châu nói).
Hoàng Kim thì tin chuyện “Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tu-mao-trach-dong-toi-tap-can-binh/ Đường lối của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nay, theo đánh giá của Peter Martin và David Cohen, là “theo Mao và mãi mãi theo Mao” (Mao and Forever), Trung Quốc không phải không có nhà chiến lược. Thời trước, Nguyễn Du đã viết về sự trãi nghiệm của chính ông mười lăm năm lưu lạc và ông đã đúc kết thơ này::
Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này.
Sâu hiểm quanh co giống lòng người,
Nguy vong, nghiêng đổ đều ý trời.
Tài cao văn chương thường bị ghét,
Thịt người là thứ ma quỷ thích,
Làm sao dẹp yên hết phong ba ?
Trung tín thảy không nhờ cậy được.
Không tin: “Ra cửa đường hiểm nguy“
Hãy ngắm dòng sông cuồn cuộn chảy.
CHÀO NGÀY MỚI 23 THÁNG 6
Hoàng Kim
CNM365Sông Mekong tin nổi bật; Đến với bài thơ hay; Trung Quốc một suy ngẫm; Ngày 23 tháng 6 năm 1988, ngày mất Phạm Huy Thông (sinh năm 1916), nhà thơ, nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học và khảo cổ học Việt Nam. Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông tiên phong trong phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô. Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương. Năm 26 tuổi, ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp .Năm 1946 tại Paris, ông được chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi. Ông là hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III. Ngày 23 tháng 6 năm 1926, kỳ thi chuẩn hóa SAT đầu tiên của Hoa Kỳ được tổ chức do tổ chức phi lợi nhuận College Board thực hiện, là một bài học quý giáo dục. Ngày 23 tháng 6 năm 1989, Hội nghị toàn thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định bãi chức Tổng bí thư Ủy ban Trung ương đảng của Triệu Tử Dương. Ông là nhân vật lịch sửm đến nay không đánh giá tại Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 6: Sông Mekong tin nổi bật; Đến với bài thơ hay; Trung Quốc một suy ngẫm; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-6/
SÔNG MEKONG TIN NỔI BẬT
Hoàng Kim
Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông Việt Nam. Sông Mekong dài 4.400 km tính theo độ dài đứng thứ 12 nhưng tính theo lưu lượng nước thì đứng thứ 10 trên thế giới với lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 tỉ m³. Lưu vực sông Mekong rộng khoảng 795.000 km², với lưu lượng dòng chảy trung bình 15.000 m³/s đứng thứ 8 trên thế giới. Sông Mekong là điểm nhấn địa chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội rất quan trọng của châu Á. Đó là nguồn sống, nguồn tài nguyên và nôi văn hoá, văn minh phương Đông của nhiều cộng đồng dân tộc.
Thông tin của Lê Thanh Tùng mới đây ” Khái quát về xâm nhập mặn, hạn mùa khô 2019-2020 vùng ĐBSCL” là một cảnh báo rất quan trọng.
Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An ngày 20 tháng 6 năm 2020 đã tổ chức Hội nghị “Tổng kết công tác phòng chống hạn hán thiếu nước xâm nhập mặn mùa khô 2019-2020 và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long” .nhìn lại những được và chưa được trong mùa hạn mặn 2019-2020., có một sự liên hệ rất mật thiết về Sông Mêkong tin nổi bật và giải pháp ứng phó hiệu quả.
Biến đổi khí hậu liên quan chặt chẽ tới yếu tố kép đó là sự quản lý nước sông Mekong, sự phục hồi rừng và giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu toàn diện, tích cực, chủ động, phù hợp, hiệu quả. “Đập trên sông Mekong ” là yếu tố chính có ý nghĩa điều tiết lớn .
Đặc điểm thủy năng nổi bật của Sông Mekong là vai trò điều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé Sap, người Việt thường gọi là “Biển Hồ” là hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á, Phần thượng nguồn sông Mekong người Trung Quốc hiện đã hoàn thành xây dựng một loạt các đập trên sông tại Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, và đang xây đập Tiểu Loan với hơn một chục đập thủy điện điều lượng nước gây nhiều tranh cãi cho an sinh vì thay đổi trữ lượng nước, gia tăng mức độ xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nông nghiệp và nguồn cá. Trung Quốc dùng khoa học công nghệ và kinh tế để chế ngự điều tiết lượng nước đầu nguồn và chi phối lượng nước hạ lưu sông Mekong đó là một chiến lược kinh tế chính trị sâu sắc mà gần đây nhiều tài liệu quan tâm tới điều này.
Những tài liệu đáng chú ý về sông Mekong gần đây gồm bài: Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào, Làm thay đổi cả hành tinh trong thời gian ngắn, đại dịch COVID-19 tạo tiền đề cho trật tự thế giới mới? Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước; Từ Trường Giang Tam Hiệp đến Mekong, Mực nước sông Mekong xuống thấp nhất trong 30 năm; Sông Mekong và Biển Đông hai cái gai trong quan hệ Việt Trung; Dòng sông Mekong bị bức tử nguy cơ cận kề. Lưu vực sông Mekong địa bàn thách đố của Hoa Kỳ; Hiệp đinh Mekong 1995 đang tan vỡ, Thích ứng với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thất bại vì đập thủy điện.
Sông Mekong bị giảm mực nước do sự điều tiết nước hệ thống đập thủy điện thượng nguồn tại Trung Quốc, kết hợp với biến đổi khí hậu và sự mất rừng đang gây nên áp lực kép của sự xâm nhập mặn và hạn cục bộ diện rộng tại nhiều tỉnh Việt Nam. Tiếp theo bài Vựa lúa Nam Bộ bị ngập mặn và thay đổi tư duy thì những thông tin mới về các đập sắp xây dựng ở Lào và Campuchia; cùng với bài viết Hồi sinh sông Danube – bài học lịch sử cho dòng Mekong là cảnh báo cần đọc lại và suy ngẫm .
“Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào” tiến sĩ Lê Hồng Hiệp Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế ngày 7 tháng 1 năm 2020 nhận định: “Về lâu dài, Việt Nam cần tự giải quyết các vấn đề của mình để đảm bảo một nguồn cung điện bền vững, giá cả phải chăng và thân thiện hơn với môi trường để phục vụ sự phát triển của đất nước. Ngay cả khi Việt Nam tham gia vào một số dự án xây dựng đập thủy điện ở Lào, chúng ta vẫn cần tiếp tục phản đối việc xây dựng các con đập mới trên sông Mê Kông. Trong trường hợp Lào quyết định tiến hành xây dựng các đập mới, chúng ta cần phải yêu cầu Lào lựa chọn các thiết kế đập và công nghệ thủy điện phù hợp để giảm thiểu tác động môi trường. Xét cho cùng, đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng đối với an ninh lương thực của không chỉ Việt Nam mà còn của cả khu vực. Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng trên ISEAS Commentary” . Thông tin này được tiếp nối bởi bài viết Làm thay đổi cả hành tinh trong thời gian ngắn, đại dịch COVID-19 tạo tiền đề cho trật tự thế giới mới? góc nhìn của đại sứ Nguyễn Quang Khai tại http://www.soha.vn ngày 5 tháng 4 năm 2020 và thông tin trước đây Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước của Lê Viết Thọ BBC News Tiếng Việt 24 tháng 10 2019. Ý kiến nói rằng, tương lai ảm đạm của Mekong vì các dự án thủy điện thượng nguồn, trong khi cơ chế tham vấn quốc tế không còn hiệu quả.
Vựa lúa Nam Bộ bị ngập mặn và thay đổi tư duy Cố giáo sư viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng cách đây nhiều năm đã cảnh báo vấn nạn này: Việc chọn tạo nguồn lương thực thực phẩm thích ứng với điều kiện khô hạn và xâm nhập mặn là cấp thiết vì trái đất nóng lên, nạn mất rừng và các dòng sông lớn của Việt Nam có nước đầu nguồn từ Trung Quốc có thể bị điều tiết lưu lượng nước bởi việc làm thủy điện, sẽ gây khô hạn hoặc ngập úng diện rộng khi chặn dòng hoặc xả lũ. Việc chọn tạo giống cây trồng chịu hạn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu và thích hợp vùng khó khăn đã được lưu ý từ lâu rồi, nên giáo sư Võ Tòng Xuân mới tự tin nói vậy. Nhìn xa hơn một chút vào lịch sử cho thấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn nằm trong tổng thể của tầm nhìn quốc gia. Việt Nam soi vào Trung Quốc và Brazil của quá khứ và hiện tại, qua 500 năm nông nghiệp Brazil và Trận Vũ Hán bài học lịch sử,sẽ ngộ được nhiều bài học lớn cho nông nghiệp. Brazil hiện nay vì sao bảo tồn và phát triển nông nghiệp được, bởi họ có bài học lịch sử đắt giá của bảo tồn phát triển nông nghiệp và các ngành hàng buôn bán thương mại Việt Nam khắc phục khô hạn và ngập úng hiện nay cần giải pháp tổng thể và chuỗi lịch sử mà không thể chỉ nhìn giải pháp tình thế và phân khúc. Trận Vũ Hán bài học lịch sử năm 1938 lụt Hoàng Hà do chủ động phá đê để gây lầy lội chặn chiến dịch thần tốc của quân Nhật trong chiến tranh Trung Nhật (làm chết hơn 50 vạn dân thường), sau này đã được chủ tịch Mao Trạch Đông nghiên cứu vận dụng trong đại kế chiến lược Tam Tuyến, xây đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang, xây nhiều đập thủy điện trên sông Mekong, hình thành khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (xem Quảng Tây nay và xưa), Đó là mưu lược liên hoàn đã có tính toán từ trước. Tình hình hiện nay, khối ASEAN đang lớn mạnh, Mỹ đang xoay trục về châu Á, BRIC (Brazil, Rusian, India, China) đang trỗi dậy, Biển Đông, Mekong, đang làm thay đổi chiều hướng chính trị kinh tế khu vực. Việt Nam và các nước cuối lưu vực sông Mekong yêu cầu mở dự trữ nước đầu nguồn, điều tiết lưu lượng nước để chống hạn và xâm nhập mặn. Các điểm nóng đang dần lộ diện nhiều vấn đề quan hệ quốc tế nhạy cảm và phức tạp về kinh tế chính trị khu vực. Sự biến đổi khí hậu, khô cạn hoặc ngập úng tại lưu vực những dòng sông lớn do điều tiết nước, diện tích đất rừng bị thu hẹp đang gây hiệu ứng kép lên nhiều vùng rộng lớn Việt Nam. Chọn tạo giống cây trồng chịu hạn mặn và giải pháp kỹ thuật canh tác thích ứng biến đổi khí hậu là cấp thiết và hiện đã có một số kết quả gợi những góc nhìn tham chiếu về bảo tồn và phát triển nông nghiệp bền vững.
Đến với bài thơ hay
EM NÀO CÓ HỮNG HỜ
Mai Khoa Thu Hà Nội
Em nào có hững hờ
Lá vẫn xanh màu diệp lục
Nắng vẫn trong vàng hong sắc nắng
Tơ trời dệt mấy vần thơ …
Anh đi đâu, gác bếp buồn râu ngô
Phất phơ nhện giăng trần bám bụi
Gió đi hoang lạc lối
Mạng nhện trói buộc tả tơi
Nỗi nhớ tháng năm, xa vợi tháng mười
Thóc chín oằn vai mùa gặt
Em lo cho bồ đầy thóc
Tháng mười nếp mới cơm thơm
Em ở bên anh mấy nỗi dặm trường
Mà ngơ ngẩn tìm đâu hoài viễn vọng
Xuân qua, hè tới, thu sang, đông bãng lãng
Mình đây, sao chưa nhìn thấy nhau.
Nhà thơ Phạm Thị Mai Khoa (Mai Khoa Thu Hà Nội), là Hội viên Hội nhà văn TP.HCM, tác giả của bốn tập thơ Thu Hà Nội, NXB Thanh Niên, 2010, Sóng pha lê, NXB Văn hóa Văn nghệ, 2011; Thương về một miền quê, NXB Hội Nhà Văn, 2013; Ánh nhìn nơi ấy ,NXB Hội Nhà Văn, 2018. Đến với bài thơ hay “Em nào có hững hờ” Hoàng Kim ngẫu hứng đối họa bài “Vui đi dưới mặt trời” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-di-duoi-mat-troi/
Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …
Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng
Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích
Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.
VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim
Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa
Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.
Mình thích những người tử tế
Sống đời thanh thản bình yên
Trời đất người là năng lượng
Cây xanh muôn thuở vững bền.
(ảnh minh họa Trịnh Thế Hoan)
ANH ĐI VỀ PHÍA VÙNG TÂM BÃO
Hoàng Kim
Anh đi về phía vùng tâm bão
Chân bước thung dung chẳng ngại ngần
Biển thẳm sóng im như giấy phẳng
Trời quang gió vắng chỉ còn trăng.
Dưới đáy đại dương kia là ngọc
Sóng bắt đầu từ gió sóng ơi
Ấm lạnh cuộn hai đầu thăm thẳm
Trãi bão dông mới hiểu cuộc đời
Gửi chút niềm riêng chưa ngõ hết
Mà thôi đón bão nói chi nhiều
An nhiên kiên định đi vào trận
Bão không quật ngã bởi trời theo
ĐỢI NẮNG
Hoàng Kim
Em đã yêu và tôi đã yêu
Mình nối dài vần thơ có lửa
Ta đã là máu thịt trong nhau
Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ …
Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu
Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái
Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về
Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối.
Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn
Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá
Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy
Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi.
Đợi nắng mùa đông
Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu
Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li
Tôi đã yêu và em đã yêu
Em đã yêu và tôi đã yêu
MÙA THU HÔN TÔI
Phan Chí Thắng
Mùa thu ôm tôi
Chặt hơn một người từng ôm người khác
Bàn tay heo may luồn trong man mác
Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu
Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa
Mùa thu hôn tôi
Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng
Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng
Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè
Băng giá mùa đông đâu đó chưa về
Mùa thu yêu tôi
Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ
Lá níu cành sợ không xanh được nữa
Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa
Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa
Tôi trong mùa thu
Người đàn bà yêu đắm say tha thiết
Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi
Tôi đã yêu và em đã yêu
Em đã yêu và tôi đã yêu.
Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.
BẢY BƯỚC TỚI HẠNH PHÚC
Bảy điều hạnh phúc của chính bạn
Hoàng Kim
Biết mình mong muốn gì
An nhiên thung dung sống
Kiên trì bám mục tiêu
Biết dựa vào chính mình
Khéo nắm bắt cơ hội
Đừng phiền chuyện sau lưng
Luôn miệt mài tiến bước.
Học tư duy tích cực của Helen Kenler người mù điếc huyền thoại Hãy quay về hướng mặt trời, và bạn sẽ không thấy bóng tối.
Keep your face to the sunshine and you cannot see a shadow.
TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM Hoàng Kim
“Căn phòng nơi chuyện đó xảy ra: Hồi ký Nhà Trắng” (The Room Where It Happened: A White House Memoir) Cuốn hồi ký của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, ngày 23/ 6/ 2020 hôm nay xuất bản, làm rung động cả nước Mỹ và Thế giới. Theo đó, Bolton cho biết trong cuốn hồi ký này rằng, tại cuộc gặp quan trọng của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 6 năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuyển đi thông điệp cực kỳ quan trọng đó là “nội dung đối thoại sang bầu cử tổng thống Mỹ một cách cừ khôi, ám chỉ khả năng kinh tế của Trung Quốc có thể tác động đến các chiến dịch tranh cử đang diễn ra và đề nghị ông Tập đảm bảo rằng ông sẽ giành chiến thắng”. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ngỏ ý rằng “đó chính xác là điều phải làm” khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói “đang xây dựng trại tập trung cho hàng triệu người Hồi giáo” Chính phủ Mỹ chuyển đi thông điệp nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thắng cử sẽ sẵn sàng bỏ qua các hành vi lạm quyền của Trung Quốc về vấn đề người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Tất cả các báo CNN, Fox, VNE hôm nay đều nhất loạt đưa tin. Sự thách giá, trả giá cho nước cờ phân chia quyền lợi và ảnh hưởng thế giới đang bộc lộ ngày càng rõ sự gay cấn, động thái và tình thế mới.
Còn nhớ tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng Hải năm 2012 khi hợp tung sáu nước Trung Nga và bốn nước Trung Á khác “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á” “Trung Quốc không còn chấp nhận vai trò của Mĩ như một cảnh sát khu vực để duy trì hòa bình và giữ cho các tuyến đường biển thông suốt nữa”. Tình thế mới ngày nay đang chuyển đi thông điệp trước đây của Tổng thống Mỹ Trump “Hãy chăm lo ngôi nhà của mình” “Nước Mỹ trên hết”.
Giáo sư Luat Nguyen viết “Em Kim đã đọc cuốn “MTĐ ngàn năm công tội” chưa. Đoc cuốn này do Việt Nam Thông tấn xã xuất bản, tác giả là một là đại tá TQ; và đọc một số bài của Thượng tướng Tàu Lưu Á Châu thì thấy TQ có nhiều nhà mưu lược, không có nhà chiến lược..Chúng ta (TQ) đã thua rồi! (lời của tướng Lưu Á Châu nói).
Hoàng Kim thì tin chuyện “Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tu-mao-trach-dong-toi-tap-can-binh/ Đường lối của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nay, theo đánh giá của Peter Martin và David Cohen, là “theo Mao và mãi mãi theo Mao” (Mao and Forever), Trung Quốc không phải không có nhà chiến lược. Thời trước, Nguyễn Du đã viết về sự trãi nghiệm của chính ông mười lăm năm lưu lạc và ông đã đúc kết thơ này::
Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này.
Sâu hiểm quanh co giống lòng người,
Nguy vong, nghiêng đổ đều ý trời.
Tài cao văn chương thường bị ghét,
Thịt người là thứ ma quỷ thích,
Làm sao dẹp yên hết phong ba ?
Trung tín thảy không nhờ cậy được.
Không tin: “Ra cửa đường hiểm nguy“
Hãy ngắm dòng sông cuồn cuộn chảy.