Số lần xem
Đang xem 7011 Toàn hệ thống 20621 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
GS TRẦN VĂN KHÊ NGƯỜI THẦY NHẠC VIỆT Hoàng Kim
Thầy Trần Văn Khê đã bảo tồn tinh hoa âm nhạc cổ truyền và văn hóa dân tộc Việt Nam. Tôi viết bài này trong ngày mất của thầy ngày 24 tháng 6 năm 2015 như là một nén tâm hương tưởng niệm. Hôm nay, chúng ta tưởng nhớ Thầy đáng kính Người giữ gìn nét đẹp văn hóa Việt qua câu chuyện do Quang Minh tổng hợp trên trang trithucvn.net kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964 Cố GS Trần Văn Khê đã hỏi một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp “Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt?”. Chuyện này đã đăng trên Hồi ký Trần Văn Khê (hai tập) tái bản lần ba năm 2013
Giáo sư Trần Văn Khê từ trần hồi 020h55 ngày 24 tháng 6 năm 2015 (tức ngày 09/05 Ất Mùi) tại bệnh viện nhân dân Gia Định, TP. Hồ Chí Minh. hưởng thọ 94 tuổi. Thầy là nhà giáo giảng dạy và nghiên cứu nổi tiếng về âm nhạc cổ truyền và văn hóa Việt Nam, thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốctế UNESCO, giáo sư Đại học Sorbonne Pháp, tiến sĩ ngành âm nhạc học người Việt Nam đầu tiên tại Pháp. Thầy có công lớn trong quảng bá âm nhạc dân tộc, văn hóa Việt Nam ra thế giới. (Giào sư Trần Văn Khê khai đàn Nguyên đán Ất Mùi tại tư gia. Ảnh VnExpress)
Theo VnExpess.net “đúng bản di nguyện do Giáo sư lập ra, thi hài Giáo sư được quàn tại tư gia đường Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh. Lễ tang của ông cũng diễn ra ở tư gia. Lễ nhập liệm diễn ra vào 10h ngày 26/6. Lễ viếng bắt đầu từ 12h trưa ngày 26/6 và kéo dài đến hết ngày 28/6. Lễ động quan diễn ra vào 6h sáng 29/6. Sau đó, linh cữu ông được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM và gia đình cùng đứng ra tổ chức tang lễ cho Giáo sư Khê. Con trai trưởng của ông là Giáo sư Trần Quang Hải làm chủ tang. Hiện tại, Giáo sư Trần Quang Hải đang gấp rút trở về TP HCM từ một hội nghị quốc tế ở nước ngoài …”.
GS TRẦN VĂN KHÊ CUỘC ĐỜI VÀ DI SẢN
Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đang cập nhật thông tin về GS Trần Văn Khê.
Tiểu sử Trần Văn Khê sinh ngày 24 tháng 7 năm 1921 tại làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho (nay là huyện Châu Thành, Tiền Giang) trong một gia đình có bốn đời làm nhạc sĩ, nên từ nhỏ ông đã làm quen với nhạc cổ truyền. Năm lên 6 tuổi ông đã được cô (Ba Viện) và cậu (Năm Khương) dạy đàn kìm, đàn cò, đàn tranh[2], biết đàn những bản dễ như “Lưu Thuỷ”, “Bình Bán vắn”, “Kim Tiền”, “Long Hổ Hội”. Ông nội ông là Trần Quang Diệm (Năm Diệm), cha ông là Trần Quang Chiêu (Bảy Triều), cô là Trần Ngọc Viện (tức Ba Viện, người đã sáng lập gánh cải lương Đồng Nữ ban), đều là những nghệ nhân âm nhạc cổ truyền nổi tiếng. Cụ cố ngoại ông là tướng quân Nguyễn Tri Phương [3]. Ông ngoại ông là Nguyễn Tri Túc, cũng say mê âm nhạc, có ba người con đều theo nghiệp đờn ca[4]. Một trong số đó Nguyễn Tri Khương, thầy dạy nhạc và nhà soạn tuồng cải lương nổi tiếng. Riêng mẹ ông là Nguyễn Thị Dành (Tám Dành), sớm tham gia cách mạng, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 và bị thương rồi mất trong năm đó [5]. Cha ông vì thương nhớ vợ nên qua đời năm 1931. Ông có một người anh họ ngoại (con ông Nguyễn Tri Lạc) là nhạc sĩ Nguyễn Mỹ Ca [5].
Mồ côi từ rất sớm, mẹ mất năm 9 tuổi, cha mất năm 10 tuổi, nên ông cùng với hai em là Trần Văn Trạch (về sau là một ca sĩ nổi tiếng, có biệt danh Quái kiệt), Trần Ngọc Sương được cô Ba Viện nuôi nấng. Cô Ba Viện rất thương, cho anh em ông đi học võ, học đàn kìm.
Năm 10 tuổi, Trần Văn Khê đậu tiểu học, sang Tam Bình, Vĩnh Long nhờ người cô thứ năm nuôi. Đến đây Trần Văn Khê được học chữ Hán với nhà thơ Thượng Tân Thị. Trong kỳ sơ học năm 1934 tại Vĩnh Long được đậu sơ học có phần Hán Văn. Cả tỉnh chỉ có Trần Văn Khê và Nguyễn Trọng Danh được đậu bằng chữ Hán.
Năm 1934, ông vào trường Trung học Trương Vĩnh Ký, được cấp học bổng. Học rất giỏi, năm 1938 ông được phần thưởng là một chuyến du lịch từ Sài Gòn đến Hà Nội, ghé qua Phan Thiết, Đà Nẵng, Nha Trang, Huế. Nhờ đậu tú tài phần nhất năm 1940, thủ khoa phần nhì năm 1941, ông được đô đốc Jean Decoux thưởng cho đi viếng cả nước Campuchia xem Chùa Vàng, Chùa Bạc tại Nam Vang, viếng Đế Thiên Đế Thích. Khi về Việt Nam, nhờ thầy Phạm Thiều giới thiệu, ông được Đông Hồ tiếp đãi, dẫn đi chơi trong một tuần.
Thời gian này, ông cùng Lưu Hữu Phước, Võ Văn Quan lập dàn nhạc của trường, và dàn nhạc của học sinh trong câu lạc bộ học sinh mang tên là Scola Club của hội SAMIPIC. Ông là người chỉ huy hai dàn nhạc đó.
Năm 1942, Trần Văn Khê ra Hà Nội học y khoa. Tại đây, cùng với Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Phan Huỳnh Tấng (nay đổi thành Phạm Hữu Tùng), Nguyễn Thành Nguyên, hoạt động trong khuôn khổ của Tổng hội Sinh viên. Do thể hiện một trình độ cảm nhạc xuất sắc, ông được cử làm nhạc trưởng của giàn nhạc trường, nhân giới thiệu những bài hát của Lưu Hữu Phước. Ông còn tham gia phong trào “Truyền bá quốc ngữ” trong ban của GS Hoàng Xuân Hãn, “Truyền bá vệ sinh” của các sinh viên trường Thuốc, và cùng các bạn Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng tổ chức những chuyến “đi Hội đền Hùng”, và đi viếng sông Bạch Đằng, Ải Chi Lăng, đền Hai Bà.
Năm 1943, ông cưới bà Nguyễn Thị Sương, và sau đó có nhiều sự kiện làm Trần Văn Khê phải xin thôi học để trở về miền Nam. Con trai ông là Trần Quang Hải, sinh năm 1944, sau này cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam danh tiếng. Sau Cách Mạng Tháng Tám, ông tham gia kháng chiến một thời gian rồi về vùng Pháp kiểm soát cuối năm 1946.
Ông sang Pháp du học từ năm 1949. Hè năm 1951, ông thi đậu vào trường Chính trị Khoa giao dịch quốc tế. Cho đến năm 1958, ông theo học khoa nhạc học và chuẩn bị luận án tiến sĩ dưới sự chỉ đạo của các Giáo sư Jacques Chailley, Emile Gaspardone và André Schaeffner. Tháng 6 năm 1958, ông đậu Tiến sĩ Văn khoa (môn Nhạc học) của Đại học Sorbonne. Luận văn của ông có tên: “LaMusique vietnamienne traditionnelle” (Âm nhạc truyền thống Việt Nam).
Từ năm 1963, ông dạy trong Trung tâm Nghiên cứu nhạc Đông phương, dưới sự bảo trợ của Viện Nhạc học Paris (Institut de Musicologie de Paris). Ông là thành viên của Viện Khoa học Pháp, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm châu Âu về Khoa học, Văn chương và Nghệ thuật cũng như nhiều hội nghiên cứu âm nhạc quốc tế khác; là Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện quốc tế nghiên cứu âm nhạc bằng phương pháp đối chiếu của Đức (International Institute for Comparative Music Studies) [6].
Ông đã đi 67 nước trên khắp thế giới để nói chuyện, giảng dạy về âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Sau 50 năm nghiên cứu và giảng dạy ở Pháp, năm 2006, ông chính thức trở về sinh sống và tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc dân tộc tại Việt Nam. Ông cũng là người đã hiến tặng cho Thành phố Hồ Chí Minh 420 kiện hiện vật quý, trong đó có nhiều loại nhạc cụ dân tộc và tài liệu âm nhạc.
Sau một thời gian bị bệnh, ông qua đời vào khoảng hai giờ sáng ngày 24 tháng 6 năm 2015 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh [7].
Gia đình GS Trần Văn Khê có bốn người con: Trần Quang Hải hiện là nhà nghiên cứu nhạc dân tộc tại Paris, Trần Quang Minh hiện là kiến trúc sư ở TP Hồ Chí Minh), Trần Thị Thủy Tiên hiện sống tại Paris, và Trần Thị Thủy Ngọc, nhạc sĩ đàn tranh và làm việc cho một ban nghiên cứu Đông Nam Á của trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học ở Paris [8].
Người vợ đầu của ông Trần Văn Khê là bà Nguyễn Thị Sương (1921-2014). Khi ông Khê sang Pháp học năm 1949, do hoàn cảnh, hai người không còn sống với nhau nữa. Năm 1960, bà Sương và ông Trần Văn Khê ly dị [9]. tuy nhiên sau này vẫn coi nhau là bạn [10]. Sau đó ông có những người phụ nữ khác. Ông nói: “Đa tình thì có thể nhưng rất may là tôi không phải là người bạc tình và cũng chưa bao giờ cùng lúc có hai ba người. Chỉ có người này đi qua người khác đến. Cũng chưa có người phụ nữ nào oán trách tôi, khi chia tay chúng tôi đều giữ lại được tình bạn.” [11]. Mấy chục năm cuối đời ông sống một mình.
Khi ông Khê sang Pháp học năm 1949, người con gái út của ông Trần Thị Thủy Ngọc chưa ra đời. Sau này, năm 1961 Trần Quang Hải (trưởng nam) sang Pháp, tới năm 1969 đến lượt Thủy Ngọc (con gái út) sang Pháp ở với cha. Còn Trần Quang Minh và Thủy Tiên ở lại Việt Nam, sống với mẹ [12].
Hội viên
Giáo sư Trần Văn Khê là thành viên của nhiều hội nghiên cứu âm nhạc trong nước Pháp, Mỹ, Trung Quốc và trên trường quốc tế:
Hội Nhà văn Pháp (Société des Gens de Lettres) (Pháp)
Hội Âm nhạc học (Société Française de Musicologie) (Pháp)
Hội Dân tộc Nhạc học Pháp (Société Française d’Ethnomusicologie) (Pháp)
Hội Âm nhạc học Quốc tế (Société Internationale de Musicologie)
Hội Dân tộc Nhạc học (Society for Ethnomusicology) (Mỹ)
Hội Nhạc học Á châu (Society for Asian Music) (Mỹ)
Hội Âm nhạc Á châu và Thái Bình Dương (Society for Asian and Pacific Music)
Hội Quốc tế Giáo dục Âm nhạc (International Society for Music Education)
Thành viên và chủ tịch hội đồng khoa học của Viện Quốc tế Nghiên cứu Âm nhạc với Phương pháp Đối chiếu (International Institute for Comparative Music Studies) (Đức)
Hội đồng Quốc tế Âm nhạc truyền thống (International Council for Traditional Music) nguyên phó chủ tịch (Mỹ)
Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (International Music Council/UNESCO), nguyên uỷ viên ban chấp hành, nguyên phó chủ tịch, đương kim Chung sanh hội trưởng danh dự (Pháp)
Viện sĩ thông tấn, Hàn lâm viện Châu Âu, Khoa Học, Văn chương, Nghệ thuật…
Giải thưởng
1949: Giải thưởng nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan Thanh niên Budapest.
Huy chương bội tinh hạng nhứt của chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Văn hoá bội tinh hạng nhứt của Bộ giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
1975: Tiến sĩ âm nhạc danh dự (Docteur en musique, honoris causa) của Đại học Ottawa (Canada).
1981: Giải thưởng âm nhạc của UNESCO ở Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (Prix UNESCO – CIM de la Musique).
1991: Officier de l’Ordre des Arts et des Lettres, Ministère de la Culture et de l’Information du Gouvernement français (Huy chương về Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hoá Pháp).
1993: Cử vào Hàn lâm viện châu Âu về Khoa học, Văn chương, Nghệ thuật; viện sĩ thông tấn.
1998: Huy chương Vì Văn hoá Dân tộc của Bộ Văn hoá Việt Nam.
1999: Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch Trần Đức Lương cấp.
2005: Giải thưởng Đào Tấn do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trao tặng.
2011: Giải thưởng Phan Châu Trinh về nghiên cứu
NGƯỜI GIỮ GÌN NÉT ĐẸP VĂN HÓA VIỆT
Cố GS Trần Văn Khê: “Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt? trithucvn.net Quang Minh tổng hợp. Có một câu chuyện thể hiện niềm kiêu hãnh của người Việt đã được Giáo sư Trần Văn Khê kể lại nhiều lần cho các học trò của mình, và cũng được ông ghi lại trong cuốn hồi ký, kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964…
Tham dự buổi sinh hoạt này hầu hết là người Nhật và Pháp, duy chỉ có Giáo sư là người Việt. Diễn giả hôm ấy là một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp. Ông khởi đầu buổi nói chuyện như thế này:
“Thưa quý vị, tôi là Thủy sư đề đốc, đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy cả một rừng văn học. Và trong khu rừng ấy, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp. Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc, đậm đà. Nội hai điều đó thôi đã thấy các nước khác không dễ có được.”
Lời phát biểu đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Chính vì thế, khi buổi nói chuyện bước vào phần giao lưu, Giáo sư đã đứng dậy xin phép phát biểu:
“Tôi không phải là người nghiên cứu văn học, tôi là Giáo sư nghiên cứu âm nhạc, là thành viên hội đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO. Trong lời mở đầu phần nói chuyện, ông Thủy sư Đề đốc nói rằng đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Thưa ngài, chẳng biết khi ngài qua nước Việt, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của Việt Nam?
Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách… Phải chi ngài chơi với Giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm trên 1.500 sách báo về văn chương Việt Nam, in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ của Pháp số 1 năm 1934. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì ngài sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông Durand đã cất công sưu tập… Ông còn hiểu biết về nghệ thuật chầu văn, ông còn xuất bản sách ghi lại các sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam. Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng ngàn áng văn kiệt tác.
Tôi không biết ngài đối xử với người Việt Nam thế nào, nhưng người nước tôi thường rất hiếu khách, sẵn sàng nói cái hay trong văn hóa của mình cho người khác nghe. Nhưng người Việt chúng tôi cũng ‘chọn mặt gửi vàng’, với những người phách lối có khi chúng tôi không tiếp chuyện. Việc ngài không biết về áng văn nào của Việt Nam cho thấy ngài giao du với những người Pháp như thế nào, ngài đối xử với người Việt ra sao. Tôi rất tiếc vì điều đó. Vậy mà ông còn dùng đại ngôn trong lời mở đầu”.
Rồi để so sánh với Tanka, Giáo sư đưa ra những câu thơ như: “Núi cao chi lắm núi ơi; Núi che mặt trời, không thấy người yêu” hay “Đêm qua mận mới hỏi đào; Vườn hồng đã có ai vào hay chưa” để đối chiếu: tức là cũng dùng núi non, hoa lá để nói thay tâm sự của mình.
Còn về số lượng âm tiết, Giáo sư kể lại câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên, gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:
“Thanh thiên nhất đóa vân Hồng lô nhất điểm tuyết Thượng uyển nhất chi hoa Dao trì nhất phiến nguyệt Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!”
Dịch nghĩa là:
“Một đám mây giữa trời xanh Một bông tuyết trong lò lửa Một bông hoa giữa vườn thượng uyển Một vầng trăng trên mặt nước ao Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!”
Tất cả chỉ 29 âm chứ không phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như thế nào.
Khi Giáo sư Trần Văn Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt: “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam.”
Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ. Vị Thủy sư Đề đốc nói: “Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi”. Giáo sư đáp lời: “Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là: I forgive, but I cannot yet forget (Tạm dịch: Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)”.
Câu chuyện nhiều cảm hứng này cho chúng ta thấy một điều rằng, chỉ những người am hiểu văn hóa truyền thống mới có thể cứu vãn danh dự cho đất nước, chỉ những người không lãng quên những giá trị cổ xưa mới có thể gìn giữ tôn nghiêm của dân tộc.
NGƯỜI HIỀN ĐI XA TIẾNG THƠM CÒN MÃI
GS Trần Văn Khê người Thầy nhạc Việt. Thầy là một trong những người chính yếu giữ ngọn lửa thiêng âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt của thế hệ chúng ta. Những khúc dân ca Nam Bộ mát rượi lòng người, những điệu lý ngựa ô, lý qua cầu, điệu lý thương nhau là lời tình tự dân tộc vượt lên nghèo khó, chia cắt, khổ đau để đi đến bến bờ tự do hạnh phúc.
Xin kính cẩn dâng Người một nén tâm hương.
Hoàng Kim
NHỚ CHÂU PHI
Hoàng Kim Lúa sắn Việt Châu Phi là một ký ức vụn về đất nước, con người, tình hình nông nghiệp của một số nước châu Phi. Tôi được GMX Consulting Ltd là nhà cung cấp tư vấn nông nghiệp và dịch vụ quản lý châu Phi mời làm cố vấn trưởng giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây sắn (Dr. Casava) cùng với giáo sư Võ Tòng Xuân (Dr. Rice) đã làm cho cây lúa. Công việc hổ trợ kỹ thuật lúa sắn cho nông dân được thực hiện tập trung tại sáu nước Tây Phi (Nigeria, Ghana, Cote d’Ivoire, Sierra Leone, Liberia, Guinea) và ba nước Đông Phi (Uganda, Tanzania, Kenya).
Giáo sư tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp sớm 26 tháng 6 năm 2018, gọi điện cho tôi: “Giống sắn KM419 hiện trồng trên 40% diện tích sắn Việt Nam thật đáng tự hào. Chúc mừng anh và các bạn. Tôi vừa trình bày báo cáo sắn Việt Nam tại Hội thảo Sắn Toàn cầu ở Benin, từ 11-15 tháng Sáu năm 2018. Kính gửi anh Kim “conclution from CMD sesion” của Hội nghị sắn ở châu Phi 2018 để anh tham khảo nhé”.
Lúa sắn Việt Châu Phi là bài học quý là cố gắng của các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đi từ góc sân nhà mình ra thế giới. Giữa hai vùng tối sáng, tôi nghĩ về Châu Phi Ghana Bờ Biển Vàng và Việt Nam. Vẳng vẵng trong tai tôi bài đồng dao huyền thoại của Bác Hồ năm 1895 tại Đèo Ngang là ‘cậu bé 5 tuổi Nguyễn Tất Thành’ ngắm biển: “Biển là ao lớn/ Thuyền là con bò/ Thuyền ăn gió no/ Lội trên mặt nước/ Em trông thấy trước/ Anh trông thấy sau/ Chúng ta lớn mau/ Vượt qua ao lớn”. Con người và lịch sử lưu lại những dấu vết. Chí thiện và công đức thì còn. Tham vọng và cưỡng đoạt rồi mất. Chọn bạn mà chơi, cùng hợp tác lao động thân thiện, chia sẻ yêu thương, niềm vui cuộc sống là bài học lớn . Bạn Trần Quang ngày 15 tháng Sáu năm 2019 viết trên Báo Tin Việt ”Bạn có biết người Nhật, Hàn đem gì đến cho Châu Phi không? Họ mang đến xe hơi trong khi người dân ở đó thì cần cái để ăn. Bạn có biết người Mỹ, Pháp, Anh mang gì đến cho Châu Phi không? Là BOM! Cái loại vứt xuống mà không ăn được đấy! Lại còn tốn thêm máu thịt của người dân. Bạn có biết hàng vạn mảnh ruộng lúa nước ở Châu Phi và Trung Mỹ từ đâu mà ra không? Từ Việt Nam ra đấy! Chính Việt Nam thò tay gieo những hạt mầm nhỏ bé cứu đói cả Châu Lục đấy!” “Bạn nói “y tế Việt Nam thua Lào, thua Cam”. Nhưng sao tôi toàn thấy bác sĩ tình nguyện Việt Nam sang Lào – Cam khám chữa bệnh miễn phí cho dân mà không bao giờ thấy bác sĩ Lào – Cam qua khám chữa bệnh miễn phí cho người Việt bao giờ? Các bác sĩ Mỹ – Âu họ đến cùng hàng ngàn túp lều chữa bệnh và đi theo họ là hàng vạn tay su’ng khác, còn Việt Nam thì KHÔNG, họ đến với những túp lều chữa bệnh và hàng vạn câu chuyện về Việt Nam! Nếu có người hỏi bạn “Việt Nam đã làm được gì cho thế giới?” Hãy mạnh dạn trả lời:“Chúng tôi không hào phóng đem bom đạn đi ban phát cho các nước khác, như cái cách những quốc gia “văn minh” đã và đang làm. Chúng tôi đem đến miếng cơm cho người dân nghèo khi họ cần, chúng tôi đem tới mạng viễn thông. Hai thứ đảm bảo an ninh lương thực và thông tin liên lạc cho lục địa đen. Và chúng tôi đã tạo nên sức mạnh đánh sập hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”. Nhờ có đóng góp của người Việt, lần đầu tiên người nông dân Mozambique có thể trò chuyện được với người thân bằng điện thoại di động. Cũng ở miền đất châu Phi xa xôi ấy, giống lúa ngàn đời của người Việt đã trổ bông chín vàng. Chắp cánh những ước muốn”.
Bờ biển Vàng Accra Ghana một bài học lịch sử và so sánh thú vị. Lịch sử Ghana có từ Vương quốc Ghana cổ xưa tồn tại trước thế kỷ VIII cho đến thế kỷ XIII tại phía tây châu Phi . Cư dân của nó đã “Nam tiến” về phương Nam tới vùng bờ biển vàng xinh đẹp và ấm áp Accra thì tụ lại và lập nên Đế chế Ghana, Vương quốc Ashante hùng mạnh trải dài khắp cả khu vực Tây Phi. Cho đến khi Vương quốc Ghana thiết lập liên hệ thương mại với người Bồ Đào Nha và Liên Hiệp Anh từ thế kỷ XV thì tham vọng của tư bản châu Âu đã dần lấn át những quan hệ bè bạn để cưỡng chiếm Tây Phi, Nam Phi mỏ vàng kim cương khoáng sản và dầu lửa. Ghana đến năm 1874 thì thành thuộc địa của Liên Hiệp Anh với tên gọi Bờ Biển Vàng (Gold Coast). Nước Ghana giành độc lập vào năm 1957 và trở thành quốc gia độc lập đầu tiên ở vùng Châu Phi hạ Sahara Bờ biển Vàng Accra ngày nay, tôi đã gặp thật nhiều người Trung Quốc ‘Con sư tử phương Đông đã thức dậy’ Trung Quốc sự đầu tư thương mại và vùng đặc khu là khắp thế giới “chiến lược liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi” có rất, rất, rất nhiều câu chuyện ở châu Phi. Tôi thay vì bình luận thì tự mình đọc lại và suy ngẫm bài viết của giáo sư Vương “Nói thêm một lần về các đặc khu ven-trên biển: Tôi không muốn nói dài nữa. Khi tập trung tinh lực nghiên cứu Trung Quốc, tôi nhận ra rằng sau một thời gian dài lưỡng lự, giới cầm quyền Trung Quốc đã thôi ” thao quang dưỡng hối” , quyết đinh bạch hoá những đại quốc sách của họ, và một trong những đại quốc sách đó là trở thành siêu cường số một của thế giới. Công cụ thực hiện quan trọng nhất là thay đổi vị trí,vai trò của họ trong nền kinh tế và chính trị thế giới. Trong suốt hàng 5000 năm, nền văn hoá, văn minh Trung Quốc đã định tính là nền văn minh lục địa, nói chữ nghĩa là ” dĩ nông vi bản”, nói nôm na là “úp mặt vào đất”. Ngày nay, họ đã quá hiểu, đã “rút kinh nghiệm sâu sắc” rằng năm trăm năm qua, trên thế giới, muốn trở thành cường quốc, rồi đại cường, siêu cường, không thể không trước hết trở thành cường quốc biển (và cường quốc khoa học công nghệ).
GS TRẦN VĂN KHÊ NGƯỜI THẦY NHẠC VIỆT Hoàng Kim
Thầy Trần Văn Khê đã bảo tồn tinh hoa âm nhạc cổ truyền và văn hóa dân tộc Việt Nam. Tôi viết bài này trong ngày mất của thầy ngày 24 tháng 6 năm 2015 như là một nén tâm hương tưởng niệm. Hôm nay, chúng ta tưởng nhớ Thầy đáng kính Người giữ gìn nét đẹp văn hóa Việt qua câu chuyện do Quang Minh tổng hợp trên trang trithucvn.net kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964 Cố GS Trần Văn Khê đã hỏi một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp “Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt?”. Chuyện này đã đăng trên Hồi ký Trần Văn Khê (hai tập) tái bản lần ba năm 2013
Giáo sư Trần Văn Khê từ trần hồi 020h55 ngày 24 tháng 6 năm 2015 (tức ngày 09/05 Ất Mùi) tại bệnh viện nhân dân Gia Định, TP. Hồ Chí Minh. hưởng thọ 94 tuổi. Thầy là nhà giáo giảng dạy và nghiên cứu nổi tiếng về âm nhạc cổ truyền và văn hóa Việt Nam, thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốctế UNESCO, giáo sư Đại học Sorbonne Pháp, tiến sĩ ngành âm nhạc học người Việt Nam đầu tiên tại Pháp. Thầy có công lớn trong quảng bá âm nhạc dân tộc, văn hóa Việt Nam ra thế giới. (Giào sư Trần Văn Khê khai đàn Nguyên đán Ất Mùi tại tư gia. Ảnh VnExpress)
Theo VnExpess.net “đúng bản di nguyện do Giáo sư lập ra, thi hài Giáo sư được quàn tại tư gia đường Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh. Lễ tang của ông cũng diễn ra ở tư gia. Lễ nhập liệm diễn ra vào 10h ngày 26/6. Lễ viếng bắt đầu từ 12h trưa ngày 26/6 và kéo dài đến hết ngày 28/6. Lễ động quan diễn ra vào 6h sáng 29/6. Sau đó, linh cữu ông được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM và gia đình cùng đứng ra tổ chức tang lễ cho Giáo sư Khê. Con trai trưởng của ông là Giáo sư Trần Quang Hải làm chủ tang. Hiện tại, Giáo sư Trần Quang Hải đang gấp rút trở về TP HCM từ một hội nghị quốc tế ở nước ngoài …”.
GS TRẦN VĂN KHÊ CUỘC ĐỜI VÀ DI SẢN
Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đang cập nhật thông tin về GS Trần Văn Khê.
Tiểu sử Trần Văn Khê sinh ngày 24 tháng 7 năm 1921 tại làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho (nay là huyện Châu Thành, Tiền Giang) trong một gia đình có bốn đời làm nhạc sĩ, nên từ nhỏ ông đã làm quen với nhạc cổ truyền. Năm lên 6 tuổi ông đã được cô (Ba Viện) và cậu (Năm Khương) dạy đàn kìm, đàn cò, đàn tranh[2], biết đàn những bản dễ như “Lưu Thuỷ”, “Bình Bán vắn”, “Kim Tiền”, “Long Hổ Hội”. Ông nội ông là Trần Quang Diệm (Năm Diệm), cha ông là Trần Quang Chiêu (Bảy Triều), cô là Trần Ngọc Viện (tức Ba Viện, người đã sáng lập gánh cải lương Đồng Nữ ban), đều là những nghệ nhân âm nhạc cổ truyền nổi tiếng. Cụ cố ngoại ông là tướng quân Nguyễn Tri Phương [3]. Ông ngoại ông là Nguyễn Tri Túc, cũng say mê âm nhạc, có ba người con đều theo nghiệp đờn ca[4]. Một trong số đó Nguyễn Tri Khương, thầy dạy nhạc và nhà soạn tuồng cải lương nổi tiếng. Riêng mẹ ông là Nguyễn Thị Dành (Tám Dành), sớm tham gia cách mạng, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 và bị thương rồi mất trong năm đó [5]. Cha ông vì thương nhớ vợ nên qua đời năm 1931. Ông có một người anh họ ngoại (con ông Nguyễn Tri Lạc) là nhạc sĩ Nguyễn Mỹ Ca [5].
Mồ côi từ rất sớm, mẹ mất năm 9 tuổi, cha mất năm 10 tuổi, nên ông cùng với hai em là Trần Văn Trạch (về sau là một ca sĩ nổi tiếng, có biệt danh Quái kiệt), Trần Ngọc Sương được cô Ba Viện nuôi nấng. Cô Ba Viện rất thương, cho anh em ông đi học võ, học đàn kìm.
Năm 10 tuổi, Trần Văn Khê đậu tiểu học, sang Tam Bình, Vĩnh Long nhờ người cô thứ năm nuôi. Đến đây Trần Văn Khê được học chữ Hán với nhà thơ Thượng Tân Thị. Trong kỳ sơ học năm 1934 tại Vĩnh Long được đậu sơ học có phần Hán Văn. Cả tỉnh chỉ có Trần Văn Khê và Nguyễn Trọng Danh được đậu bằng chữ Hán.
Năm 1934, ông vào trường Trung học Trương Vĩnh Ký, được cấp học bổng. Học rất giỏi, năm 1938 ông được phần thưởng là một chuyến du lịch từ Sài Gòn đến Hà Nội, ghé qua Phan Thiết, Đà Nẵng, Nha Trang, Huế. Nhờ đậu tú tài phần nhất năm 1940, thủ khoa phần nhì năm 1941, ông được đô đốc Jean Decoux thưởng cho đi viếng cả nước Campuchia xem Chùa Vàng, Chùa Bạc tại Nam Vang, viếng Đế Thiên Đế Thích. Khi về Việt Nam, nhờ thầy Phạm Thiều giới thiệu, ông được Đông Hồ tiếp đãi, dẫn đi chơi trong một tuần.
Thời gian này, ông cùng Lưu Hữu Phước, Võ Văn Quan lập dàn nhạc của trường, và dàn nhạc của học sinh trong câu lạc bộ học sinh mang tên là Scola Club của hội SAMIPIC. Ông là người chỉ huy hai dàn nhạc đó.
Năm 1942, Trần Văn Khê ra Hà Nội học y khoa. Tại đây, cùng với Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Phan Huỳnh Tấng (nay đổi thành Phạm Hữu Tùng), Nguyễn Thành Nguyên, hoạt động trong khuôn khổ của Tổng hội Sinh viên. Do thể hiện một trình độ cảm nhạc xuất sắc, ông được cử làm nhạc trưởng của giàn nhạc trường, nhân giới thiệu những bài hát của Lưu Hữu Phước. Ông còn tham gia phong trào “Truyền bá quốc ngữ” trong ban của GS Hoàng Xuân Hãn, “Truyền bá vệ sinh” của các sinh viên trường Thuốc, và cùng các bạn Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng tổ chức những chuyến “đi Hội đền Hùng”, và đi viếng sông Bạch Đằng, Ải Chi Lăng, đền Hai Bà.
Năm 1943, ông cưới bà Nguyễn Thị Sương, và sau đó có nhiều sự kiện làm Trần Văn Khê phải xin thôi học để trở về miền Nam. Con trai ông là Trần Quang Hải, sinh năm 1944, sau này cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam danh tiếng. Sau Cách Mạng Tháng Tám, ông tham gia kháng chiến một thời gian rồi về vùng Pháp kiểm soát cuối năm 1946.
Ông sang Pháp du học từ năm 1949. Hè năm 1951, ông thi đậu vào trường Chính trị Khoa giao dịch quốc tế. Cho đến năm 1958, ông theo học khoa nhạc học và chuẩn bị luận án tiến sĩ dưới sự chỉ đạo của các Giáo sư Jacques Chailley, Emile Gaspardone và André Schaeffner. Tháng 6 năm 1958, ông đậu Tiến sĩ Văn khoa (môn Nhạc học) của Đại học Sorbonne. Luận văn của ông có tên: “LaMusique vietnamienne traditionnelle” (Âm nhạc truyền thống Việt Nam).
Từ năm 1963, ông dạy trong Trung tâm Nghiên cứu nhạc Đông phương, dưới sự bảo trợ của Viện Nhạc học Paris (Institut de Musicologie de Paris). Ông là thành viên của Viện Khoa học Pháp, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm châu Âu về Khoa học, Văn chương và Nghệ thuật cũng như nhiều hội nghiên cứu âm nhạc quốc tế khác; là Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện quốc tế nghiên cứu âm nhạc bằng phương pháp đối chiếu của Đức (International Institute for Comparative Music Studies) [6].
Ông đã đi 67 nước trên khắp thế giới để nói chuyện, giảng dạy về âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Sau 50 năm nghiên cứu và giảng dạy ở Pháp, năm 2006, ông chính thức trở về sinh sống và tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc dân tộc tại Việt Nam. Ông cũng là người đã hiến tặng cho Thành phố Hồ Chí Minh 420 kiện hiện vật quý, trong đó có nhiều loại nhạc cụ dân tộc và tài liệu âm nhạc.
Sau một thời gian bị bệnh, ông qua đời vào khoảng hai giờ sáng ngày 24 tháng 6 năm 2015 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh [7].
Gia đình GS Trần Văn Khê có bốn người con: Trần Quang Hải hiện là nhà nghiên cứu nhạc dân tộc tại Paris, Trần Quang Minh hiện là kiến trúc sư ở TP Hồ Chí Minh), Trần Thị Thủy Tiên hiện sống tại Paris, và Trần Thị Thủy Ngọc, nhạc sĩ đàn tranh và làm việc cho một ban nghiên cứu Đông Nam Á của trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học ở Paris [8].
Người vợ đầu của ông Trần Văn Khê là bà Nguyễn Thị Sương (1921-2014). Khi ông Khê sang Pháp học năm 1949, do hoàn cảnh, hai người không còn sống với nhau nữa. Năm 1960, bà Sương và ông Trần Văn Khê ly dị [9]. tuy nhiên sau này vẫn coi nhau là bạn [10]. Sau đó ông có những người phụ nữ khác. Ông nói: “Đa tình thì có thể nhưng rất may là tôi không phải là người bạc tình và cũng chưa bao giờ cùng lúc có hai ba người. Chỉ có người này đi qua người khác đến. Cũng chưa có người phụ nữ nào oán trách tôi, khi chia tay chúng tôi đều giữ lại được tình bạn.” [11]. Mấy chục năm cuối đời ông sống một mình.
Khi ông Khê sang Pháp học năm 1949, người con gái út của ông Trần Thị Thủy Ngọc chưa ra đời. Sau này, năm 1961 Trần Quang Hải (trưởng nam) sang Pháp, tới năm 1969 đến lượt Thủy Ngọc (con gái út) sang Pháp ở với cha. Còn Trần Quang Minh và Thủy Tiên ở lại Việt Nam, sống với mẹ [12].
Hội viên
Giáo sư Trần Văn Khê là thành viên của nhiều hội nghiên cứu âm nhạc trong nước Pháp, Mỹ, Trung Quốc và trên trường quốc tế:
Hội Nhà văn Pháp (Société des Gens de Lettres) (Pháp)
Hội Âm nhạc học (Société Française de Musicologie) (Pháp)
Hội Dân tộc Nhạc học Pháp (Société Française d’Ethnomusicologie) (Pháp)
Hội Âm nhạc học Quốc tế (Société Internationale de Musicologie)
Hội Dân tộc Nhạc học (Society for Ethnomusicology) (Mỹ)
Hội Nhạc học Á châu (Society for Asian Music) (Mỹ)
Hội Âm nhạc Á châu và Thái Bình Dương (Society for Asian and Pacific Music)
Hội Quốc tế Giáo dục Âm nhạc (International Society for Music Education)
Thành viên và chủ tịch hội đồng khoa học của Viện Quốc tế Nghiên cứu Âm nhạc với Phương pháp Đối chiếu (International Institute for Comparative Music Studies) (Đức)
Hội đồng Quốc tế Âm nhạc truyền thống (International Council for Traditional Music) nguyên phó chủ tịch (Mỹ)
Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (International Music Council/UNESCO), nguyên uỷ viên ban chấp hành, nguyên phó chủ tịch, đương kim Chung sanh hội trưởng danh dự (Pháp)
Viện sĩ thông tấn, Hàn lâm viện Châu Âu, Khoa Học, Văn chương, Nghệ thuật…
Giải thưởng
1949: Giải thưởng nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan Thanh niên Budapest.
Huy chương bội tinh hạng nhứt của chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Văn hoá bội tinh hạng nhứt của Bộ giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
1975: Tiến sĩ âm nhạc danh dự (Docteur en musique, honoris causa) của Đại học Ottawa (Canada).
1981: Giải thưởng âm nhạc của UNESCO ở Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (Prix UNESCO – CIM de la Musique).
1991: Officier de l’Ordre des Arts et des Lettres, Ministère de la Culture et de l’Information du Gouvernement français (Huy chương về Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hoá Pháp).
1993: Cử vào Hàn lâm viện châu Âu về Khoa học, Văn chương, Nghệ thuật; viện sĩ thông tấn.
1998: Huy chương Vì Văn hoá Dân tộc của Bộ Văn hoá Việt Nam.
1999: Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch Trần Đức Lương cấp.
2005: Giải thưởng Đào Tấn do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trao tặng.
2011: Giải thưởng Phan Châu Trinh về nghiên cứu
NGƯỜI GIỮ GÌN NÉT ĐẸP VĂN HÓA VIỆT
Cố GS Trần Văn Khê: “Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt? trithucvn.net Quang Minh tổng hợp. Có một câu chuyện thể hiện niềm kiêu hãnh của người Việt đã được Giáo sư Trần Văn Khê kể lại nhiều lần cho các học trò của mình, và cũng được ông ghi lại trong cuốn hồi ký, kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964…
Tham dự buổi sinh hoạt này hầu hết là người Nhật và Pháp, duy chỉ có Giáo sư là người Việt. Diễn giả hôm ấy là một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp. Ông khởi đầu buổi nói chuyện như thế này:
“Thưa quý vị, tôi là Thủy sư đề đốc, đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy cả một rừng văn học. Và trong khu rừng ấy, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp. Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc, đậm đà. Nội hai điều đó thôi đã thấy các nước khác không dễ có được.”
Lời phát biểu đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Chính vì thế, khi buổi nói chuyện bước vào phần giao lưu, Giáo sư đã đứng dậy xin phép phát biểu:
“Tôi không phải là người nghiên cứu văn học, tôi là Giáo sư nghiên cứu âm nhạc, là thành viên hội đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO. Trong lời mở đầu phần nói chuyện, ông Thủy sư Đề đốc nói rằng đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Thưa ngài, chẳng biết khi ngài qua nước Việt, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của Việt Nam?
Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách… Phải chi ngài chơi với Giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm trên 1.500 sách báo về văn chương Việt Nam, in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ của Pháp số 1 năm 1934. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì ngài sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông Durand đã cất công sưu tập… Ông còn hiểu biết về nghệ thuật chầu văn, ông còn xuất bản sách ghi lại các sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam. Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng ngàn áng văn kiệt tác.
Tôi không biết ngài đối xử với người Việt Nam thế nào, nhưng người nước tôi thường rất hiếu khách, sẵn sàng nói cái hay trong văn hóa của mình cho người khác nghe. Nhưng người Việt chúng tôi cũng ‘chọn mặt gửi vàng’, với những người phách lối có khi chúng tôi không tiếp chuyện. Việc ngài không biết về áng văn nào của Việt Nam cho thấy ngài giao du với những người Pháp như thế nào, ngài đối xử với người Việt ra sao. Tôi rất tiếc vì điều đó. Vậy mà ông còn dùng đại ngôn trong lời mở đầu”.
Rồi để so sánh với Tanka, Giáo sư đưa ra những câu thơ như: “Núi cao chi lắm núi ơi; Núi che mặt trời, không thấy người yêu” hay “Đêm qua mận mới hỏi đào; Vườn hồng đã có ai vào hay chưa” để đối chiếu: tức là cũng dùng núi non, hoa lá để nói thay tâm sự của mình.
Còn về số lượng âm tiết, Giáo sư kể lại câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên, gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:
“Thanh thiên nhất đóa vân Hồng lô nhất điểm tuyết Thượng uyển nhất chi hoa Dao trì nhất phiến nguyệt Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!”
Dịch nghĩa là:
“Một đám mây giữa trời xanh Một bông tuyết trong lò lửa Một bông hoa giữa vườn thượng uyển Một vầng trăng trên mặt nước ao Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!”
Tất cả chỉ 29 âm chứ không phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như thế nào.
Khi Giáo sư Trần Văn Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt: “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam.”
Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ. Vị Thủy sư Đề đốc nói: “Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi”. Giáo sư đáp lời: “Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là: I forgive, but I cannot yet forget (Tạm dịch: Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)”.
Câu chuyện nhiều cảm hứng này cho chúng ta thấy một điều rằng, chỉ những người am hiểu văn hóa truyền thống mới có thể cứu vãn danh dự cho đất nước, chỉ những người không lãng quên những giá trị cổ xưa mới có thể gìn giữ tôn nghiêm của dân tộc.
NGƯỜI HIỀN ĐI XA TIẾNG THƠM CÒN MÃI
GS Trần Văn Khê người Thầy nhạc Việt. Thầy là một trong những người chính yếu giữ ngọn lửa thiêng âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt của thế hệ chúng ta. Những khúc dân ca Nam Bộ mát rượi lòng người, những điệu lý ngựa ô, lý qua cầu, điệu lý thương nhau là lời tình tự dân tộc vượt lên nghèo khó, chia cắt, khổ đau để đi đến bến bờ tự do hạnh phúc.
Xin kính cẩn dâng Người một nén tâm hương.
Hoàng Kim
NHỚ CHÂU PHI
Hoàng Kim Lúa sắn Việt Châu Phi là một ký ức vụn về đất nước, con người, tình hình nông nghiệp của một số nước châu Phi. Tôi được GMX Consulting Ltd là nhà cung cấp tư vấn nông nghiệp và dịch vụ quản lý châu Phi mời làm cố vấn trưởng giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây sắn (Dr. Casava) cùng với giáo sư Võ Tòng Xuân (Dr. Rice) đã làm cho cây lúa. Công việc hổ trợ kỹ thuật lúa sắn cho nông dân được thực hiện tập trung tại sáu nước Tây Phi (Nigeria, Ghana, Cote d’Ivoire, Sierra Leone, Liberia, Guinea) và ba nước Đông Phi (Uganda, Tanzania, Kenya).
Giáo sư tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp sớm 26 tháng 6 năm 2018, gọi điện cho tôi: “Giống sắn KM419 hiện trồng trên 40% diện tích sắn Việt Nam thật đáng tự hào. Chúc mừng anh và các bạn. Tôi vừa trình bày báo cáo sắn Việt Nam tại Hội thảo Sắn Toàn cầu ở Benin, từ 11-15 tháng Sáu năm 2018. Kính gửi anh Kim “conclution from CMD sesion” của Hội nghị sắn ở châu Phi 2018 để anh tham khảo nhé”.
Lúa sắn Việt Châu Phi là bài học quý là cố gắng của các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đi từ góc sân nhà mình ra thế giới. Giữa hai vùng tối sáng, tôi nghĩ về Châu Phi Ghana Bờ Biển Vàng và Việt Nam. Vẳng vẵng trong tai tôi bài đồng dao huyền thoại của Bác Hồ năm 1895 tại Đèo Ngang là ‘cậu bé 5 tuổi Nguyễn Tất Thành’ ngắm biển: “Biển là ao lớn/ Thuyền là con bò/ Thuyền ăn gió no/ Lội trên mặt nước/ Em trông thấy trước/ Anh trông thấy sau/ Chúng ta lớn mau/ Vượt qua ao lớn”. Con người và lịch sử lưu lại những dấu vết. Chí thiện và công đức thì còn. Tham vọng và cưỡng đoạt rồi mất. Chọn bạn mà chơi, cùng hợp tác lao động thân thiện, chia sẻ yêu thương, niềm vui cuộc sống là bài học lớn . Bạn Trần Quang ngày 15 tháng Sáu năm 2019 viết trên Báo Tin Việt ”Bạn có biết người Nhật, Hàn đem gì đến cho Châu Phi không? Họ mang đến xe hơi trong khi người dân ở đó thì cần cái để ăn. Bạn có biết người Mỹ, Pháp, Anh mang gì đến cho Châu Phi không? Là BOM! Cái loại vứt xuống mà không ăn được đấy! Lại còn tốn thêm máu thịt của người dân. Bạn có biết hàng vạn mảnh ruộng lúa nước ở Châu Phi và Trung Mỹ từ đâu mà ra không? Từ Việt Nam ra đấy! Chính Việt Nam thò tay gieo những hạt mầm nhỏ bé cứu đói cả Châu Lục đấy!” “Bạn nói “y tế Việt Nam thua Lào, thua Cam”. Nhưng sao tôi toàn thấy bác sĩ tình nguyện Việt Nam sang Lào – Cam khám chữa bệnh miễn phí cho dân mà không bao giờ thấy bác sĩ Lào – Cam qua khám chữa bệnh miễn phí cho người Việt bao giờ? Các bác sĩ Mỹ – Âu họ đến cùng hàng ngàn túp lều chữa bệnh và đi theo họ là hàng vạn tay su’ng khác, còn Việt Nam thì KHÔNG, họ đến với những túp lều chữa bệnh và hàng vạn câu chuyện về Việt Nam! Nếu có người hỏi bạn “Việt Nam đã làm được gì cho thế giới?” Hãy mạnh dạn trả lời:“Chúng tôi không hào phóng đem bom đạn đi ban phát cho các nước khác, như cái cách những quốc gia “văn minh” đã và đang làm. Chúng tôi đem đến miếng cơm cho người dân nghèo khi họ cần, chúng tôi đem tới mạng viễn thông. Hai thứ đảm bảo an ninh lương thực và thông tin liên lạc cho lục địa đen. Và chúng tôi đã tạo nên sức mạnh đánh sập hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”. Nhờ có đóng góp của người Việt, lần đầu tiên người nông dân Mozambique có thể trò chuyện được với người thân bằng điện thoại di động. Cũng ở miền đất châu Phi xa xôi ấy, giống lúa ngàn đời của người Việt đã trổ bông chín vàng. Chắp cánh những ước muốn”.
Bờ biển Vàng Accra Ghana một bài học lịch sử và so sánh thú vị. Lịch sử Ghana có từ Vương quốc Ghana cổ xưa tồn tại trước thế kỷ VIII cho đến thế kỷ XIII tại phía tây châu Phi . Cư dân của nó đã “Nam tiến” về phương Nam tới vùng bờ biển vàng xinh đẹp và ấm áp Accra thì tụ lại và lập nên Đế chế Ghana, Vương quốc Ashante hùng mạnh trải dài khắp cả khu vực Tây Phi. Cho đến khi Vương quốc Ghana thiết lập liên hệ thương mại với người Bồ Đào Nha và Liên Hiệp Anh từ thế kỷ XV thì tham vọng của tư bản châu Âu đã dần lấn át những quan hệ bè bạn để cưỡng chiếm Tây Phi, Nam Phi mỏ vàng kim cương khoáng sản và dầu lửa. Ghana đến năm 1874 thì thành thuộc địa của Liên Hiệp Anh với tên gọi Bờ Biển Vàng (Gold Coast). Nước Ghana giành độc lập vào năm 1957 và trở thành quốc gia độc lập đầu tiên ở vùng Châu Phi hạ Sahara Bờ biển Vàng Accra ngày nay, tôi đã gặp thật nhiều người Trung Quốc ‘Con sư tử phương Đông đã thức dậy’ Trung Quốc sự đầu tư thương mại và vùng đặc khu là khắp thế giới “chiến lược liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi” có rất, rất, rất nhiều câu chuyện ở châu Phi. Tôi thay vì bình luận thì tự mình đọc lại và suy ngẫm bài viết của giáo sư Vương “Nói thêm một lần về các đặc khu ven-trên biển: Tôi không muốn nói dài nữa. Khi tập trung tinh lực nghiên cứu Trung Quốc, tôi nhận ra rằng sau một thời gian dài lưỡng lự, giới cầm quyền Trung Quốc đã thôi ” thao quang dưỡng hối” , quyết đinh bạch hoá những đại quốc sách của họ, và một trong những đại quốc sách đó là trở thành siêu cường số một của thế giới. Công cụ thực hiện quan trọng nhất là thay đổi vị trí,vai trò của họ trong nền kinh tế và chính trị thế giới. Trong suốt hàng 5000 năm, nền văn hoá, văn minh Trung Quốc đã định tính là nền văn minh lục địa, nói chữ nghĩa là ” dĩ nông vi bản”, nói nôm na là “úp mặt vào đất”. Ngày nay, họ đã quá hiểu, đã “rút kinh nghiệm sâu sắc” rằng năm trăm năm qua, trên thế giới, muốn trở thành cường quốc, rồi đại cường, siêu cường, không thể không trước hết trở thành cường quốc biển (và cường quốc khoa học công nghệ).
-Các bạn đọc trang Facebook: Thuannghia Le và lethuannghia.com và các môn sinh và học viên của các „Dưỡng Sinh Đường“ 3 miền lưu ý, Vòng luân chuyển khí huyết „Đại Chu Thiên“ là một trong những Nguyên lý Y học vô cùng quan trọng.
Nó không những là nền tảng căn bản cho người mới bắt đầu học Đông Y, mà còn là Y Lý uyên sâu cho cả quá trình ứng dụng tất cả các Y thuật, các phương pháp có liên quan đến Y học Cổ truyền, như Châm Cứu, Thảo Dược, Bấm Huyệt, Khí Công v. .v…
Ngoài ra nó còn hàm chứa gần như toàn bộ nền „Triết Học Đông Phương“ ở trong đó. Đặc biệt vòng „Đại Chu Thiên“ là nguồn cảm hứng cho rất nhiều công trình đoạt được giải Nobel Y sinh học. Như giải Nobel Y sinh năm 1998, 2015… Và rõ ràng nhất, cụ thể nhất, và gần như không có sai lệch bao nhiêu, đó là công trình giải mã “Đồng Hồ Sinh Học“ được Giải Nobel Y sinh học 2017 được trao cho ba nhà khoa học Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young vì những khám phá về cơ chế phân tử điều khiển nhịp sinh học ngày đêm. Công trình này gần như lặp lại những gì đã có trong vòng Thời khí “Đại Chu Thiên“ (chủ đề này LTN đã có nhiều bài phân tích rồi).
Bởi vì vậy để nắm rõ những nguyên tắc, những nền tảng Khoa học cấu thành nên “Hành Trang“ để sống chung với “Lũ“, kể cả bài “Kết“ cuối cùng cho seri “Hoạt Thông Thủy Đạo Tố Vấn“. Tôi xin đưa lại bài viết có thể giúp các bạn trong thời gian ngắn nhất, và có thể nhanh nhất nắm vững được các yếu tố cấu thành nên “Đại Chu Thiên“ nói riêng, và Y lý Cổ truyền nói chung. Đây cũng là “con đường tắt“, là “bát nước cốt, sắc nhân sâm ngàn năm“ cho những người đến với Đông Y quá muộn….
“Bài ca Đại Chu Thiên“ viết vào tháng 4 năm 2014, và dẫn điểm cho học viên Khí Công học “Quảng Nhẫn Tả Chưởng Đồ“ vào tháng 5 năm 2015, nay Quảng Nhẫn Lê Thuận Nghĩa đưa lại, trang Hoàng Kim CNM365 Chào ngày mới chép môn công phu tuyệt kỹ Y học Cổ truyền Á đông và Y học Tự Nhiên. Lưu ý xem thêm các link đính kèm về “Bàn Tay Sinh Khí“ (Rất quan trọng)
1- a.1 ( Bắt đầu từ Tâm kinh)
phía „Cực Tuyền“ em chớm mùa thảo mị
đầu „Thiếu Xung“ anh nhóm đốm mặt trời
chưa đủ cháy ngọn nồng cho ngày lụi
dưới „Thần Môn“ lá vẫy hú tìm nơi
2-a.2 (Tiểu trường kinh)
khúc Tiểu Trường nỡ sao em đành đoạn
cho „Thiếu Trạch“ lãng vội „Thính Cung“ âm
em có biết trong ngợp màu hạ đỏ
có bàn chân lạnh ướm một bàn chân
3-a.3 (Bàng quang kinh)
tận chót đỉnh „Tinh Minh“ còn chiếu rọi
anh vẫn còn ngóng mãi mái nhung huyền
dòng nhiệt thủy „Chí Âm“ chờ hạnh ngộ
mấy lần xuân cố níu một lần duyên
4-a.4 (Thận kinh)
em có biết anh bao lần cúi xuống
ngửa „Dũng Tuyền“ rưng rưng hứng giọt mơ
em thuôn nuỗn cuộn ấm tầng „Du Phủ“
để nao nao nhược thủy cuối xa mờ
5-b.1 (Tâm bào kinh)
và cứ vậy nơi „Thiên Trì“ nũng nịu
xiêm áo nhòa không đủ nghĩa non tươi
da thịt mịn mởn mơn màu lừng lựng
nhuốm „Trung Xung“ hơn hớn đẫm nụ cười
6-b.2 (Tam tiêu kinh)
em chưa thấm đủ ba tầng thủy tụ
đã Quan Xung mở nẫu chín tao lời
anh lụi cụi vét dọc ngang khe rảnh
vọng „Ty Trúc Không“ chẳn tiếng à ơi
7- b.3 (Đởm kinh)
mắt trẻ lạc ám buốt hồn „Đồng Tử“
uốn cành cong em bẫy mũi tên nhung
khiếp sợi thừng dáng xà run „Túc Khiếu“
anh chùn chân ngao ngán cửa vô cùng
8- b.4 (Can kinh)
bởi xanh lá màu trời khum nét nhạt
lụy muôn trùng nên gió cuốn mây bay
nương thảo dã „Đại Đôn“ ghìm thác loạn
khép „Kỳ Môn“ đành hãm vó mê say
9- c.1 (Phế kinh)
dang phiến mộng thỏa cánh đời hạc nội
trắng phù du lởn quởn gạ mây ngàn
anh còn nợ ở đầu nguồn „Thiếu Phủ“
cuối „Thiếu Thương“ sầu trả mối ly tan
10- c.2 (Đại trường kinh)
đừng phỉnh nịnh chiều „Thương Dương“ tóc rối
so đo gì chẳng nghĩa lý vàng thau
nhất dạ tạc „Nghinh Hương“ về bên lối
ráng trăng khuya cũng rớm bạc sắc màu
11-c.3 (Vị kinh)
xin lần nữa „Thừa Khấp“ ngưng giọt đắng
cho „Lệ Đoài“ khỏi vướng kiếp rưng rưng
và em ạ nẻo người này quá nặng
thì chua cay thôi đừng hỏi đã từng
12-c.4 (Tỳ kinh)
lần nữa thôi cho anh ngày tạ tội
vắng môi cười lối cũ khuyết bàn chân
gốc „Ẩn Bạch“ có lần nào run mỏi
lòng „Đại Bao“ coi như thể kề gần
13-(a.b.) (Vòng Đại chu thiên kế tiếp)
rất có thể đốm mặt trời anh nhóm
sẽ mai này nồng đượm chốn thiên nhai
khúc ngàn ca trên „Cực Tuyền“ lại nối
vòng thiên thu liễu nhiệm tháng năm dài….
..…
Chú Thích Thơ:
Là dân Y Học Cổ Truyền nói chung và dân Khí Công Y Gia nói riêng thì không ai là không biết đến Vòng Luân Chuyển Khí Huyết trong cơ thể theo từng giờ trong 12 Kinh Mạch. Vòng luân chuyển Khí Huyết này trong kinh điển „Y Học Cổ Truyền“ gọi là vòng Đại Chu Thiên.
– Vòng „Tiểu Chu Thiên“ là vòng khí huyết lưu chuyển trong hai mạch Nhâm- Đốc. Tức là mạch Nhâm, là „Mẹ“ của tất cả các đường Kinh Âm, chạy phía trước bụng. Và mạch Đốc, là „Cha“ của tất cả đường Kinh Dương chạy giữa sống lưng.
– Vòng „Đại Chu Thiên“ bao gồm 3 vòng „Đoạn Chu Thiên“ nối lại với nhau liên tục.
– Một vòng „Đoạn Chu Thiên“, là khởi đầu từ lồng ngực, bắt đầu từ một „Kinh Âm Ngắn“, chạy PHÍA TRONG cánh tay xuống đầu ngón tay rồi nối với một „Kinh Dương Ngắn“ bằng Lạc Mạch rồi chuyển hướng chạy từ phía NGOÀI CÁNH TAY lên mặt. „Kinh Dương Ngắn“ này lại nối với một „Kinh Dương Dài“ bằng một lạc mạch khác, rồi chạy lên đỉnh đầu, chạy tiếp xuống sau lưng và đổ xuống ngón chân. Từ ngón chân lại nối lạc mạch với một „Kinh Âm Dài“, chạy phía trước bụng lên lại lồng ngực. Kết thúc một vòng „Đoạn Chu Thiên“ ở Ngực.
– Vòng „Đại Chu Thiên“ là một vòng lớn nối 3 vòng „Đoạn Chu Thiên“ như thế liên tục. Cụ thể như sau:
1 – Vòng „Đại Chu Thiên“ bắt đầu từ Kinh Tâm, xuất phát từ huyệt „Cực Tuyền“ nơi chỉ nách trước lồng ngực chạy trong lòng cánh tay phía ngón út, chạy xuống phía trong ngón út và kết thúc ở huyệt Thiếu Xung (đoạn Thơ 1.a.1.) Kinh này thuộc hành ÂM HỎA, màu Đỏ (Đầu Thiếu Xung anh nhóm đốm mặt trời…).
2 – Kinh Tâm nối với Kinh Tiểu Trường ở đầu phía ngoài nón tay út tại huyệt „Thiếu Trạch“, từ đó chạy phía ngoài cánh tay lên mặt và kết thúc tại huyệt „Thính Cung“ trước cửa tai (đoạn thơ 2-a.2). Kinh này là Dương Hỏa (em có biết trong ngợp màu Hạ đỏ..).
3 – Từ huyệt „Thính Cung“, kinh Tiểu Trường bắt lạc mạch nối với kinh Bàng Quang tại huyệt „Tinh Minh“ nơi chân mày. Từ huyệt „Tinh Minh“ kinh Bàng Quang chạy lên đỉnh đầu, ngoặt ra sau lưng và chạy xuống hai vạch có các „Du Huyệt“ sau lưng, rồi chạy xuống chân phía ngoài ngón chân út và kết thúc tại huyệt „Chí Âm“ (đoạn Thơ 3- a.3). Kinh Bàng Quang thuộc hành DƯƠNG THỦY (anh vẫn còn ngóng mãi mái nhung huyền…).
4- Từ huyệt „Chí Âm“, kinh Bàng Quang bắt lạc mạch nối với huyệt „Dũng Tuyền“ của kinh Thận nằm dưới lòng bàn chân, rồi từ đó chạy phía trong chân, chạy lên bên cạnh rốn và chạy tới dưới xương quai xanh dưới cổ, kết thúc ở huyệt „Du Phủ“ (đoạn thơ 4-a.4). Kinh Thận thuộc hành Âm THỦY (để nao nao nhược thuỷ dưới xa mờ…). Đoạn Chu Thiên thứ nhất (Đệ Nhất Đoạn Chu Thiên) kết thúc ở đây.
5- „Đoạn Chu Thiên“ thứ 2 (Đệ Nhị Đoạn Chu Thiên) bắt đầu từ lạc mạch nối huyệt „Du Phủ“ của kinh Thận đến huyệt đầu của kinh Tâm Bào là huyệt „Thiên Trì“, cách vạch nách trước ngực cỡ một đốt ngón tay. Kinh Tâm bào bắt đầu từ huyệt „Thiên Trì“ chạy phía trong cánh tay xuống ngón giữa của bàn tay, kết thúc tại mé ngón giữa hướng bên phía ngón út tại huyệt „Trung Xung“. (Đoạn thơ 5-b.1). Kinh tâm bào cũng thuộc hành ÂM HỎA (da thịt mịn mởn mơn màu lừng lựng …)
6- Từ huyệt „Trung Xung“ khí huyết bắt lạc mạch, chạy dọc giữa khe ngón giũa và ngón áp út đến huyệt „Quan Xung“ của kinh Tam Tiêu, ở phía ngoài ngón nhẫn, rồi từ đó chạy phía ngoài cánh tay, chạy vòng sau tai, lên mặt, kết thúc tại huyệt „Ty Trúc Không“, nơi vàng tai trên giáp với mặt. (Đoạn Thơ 6-b.2). Kinh Tam Tiêu thuộc hành DƯƠNG HỎA, nhưng lại chủ về „Thuỷ Đạo“ trong cơ thể (em chưa thấm đủ ba tầng thủy tụ….).
7- Từ huyệt „Ty Trúc Không“, kinh Đởm bắt lạc mạch nối với huyệt đầu là huyệt „Đồng Tử Quan“ ở mé đuôi mắt, rồi chạy lên vùng trán, ngoặt ra bên mé đầu chạy ra phía sau hông lưng, rồi chạy xuống ngoài chân, kết thúc ở ngón áp út chân tại huyện „Túc Khiếu Âm“ (đoạn thơ 7- b.3). Kinh Đởm thuộc hành DƯƠNG MỘC (uốn cành cong em bẫy mũi tên nhung….).
8- Từ huyệt „Túc Khiếu Âm“ của kinh Đởm, kinh Can nối lạc mạch với huyệt „Đại Đôn“ ở phía mé trong ngón chân cái, rồi chạy phía trong nhượng chân chạy qua bẹn háng rồi ngoặt lên dưới sườn bụng. Kết thúc ở huyệt „Kỳ Môn“ ở mạng sườn (đoạn thơ 8-c.4). Kinh Can thuộc hành ÂM MỘC (bởi xanh lá màu trời khum nét nhạc….). „Đoạn Chu Thiên“ thứ 2 kết thúc tại đây.
9- „Đoạn Chu Thiên“ thứ 3 (Đệ Tam Đoạn Chu Thiên), bắt đầu từ lạc mạch nối từ huyệt „Kỳ Môn“ của Can kinh chạy ôm đầu nhũ hoa và bắt với huyệt đầu tiên của kinh Phế là huyệt „Thiếu Phủ“, nằm trên lồng ngực phía trên chỉ nách cỡ 2 đốt tay. Từ huyệt „Thiếu Phủ“. Kinh Phế chạy phía trong cánh tay, hướng bên ngón cái, và kết thúc tại mé trong ngón tay cái tại huyệt „Thiếu Thương“ (đoạn thơ 9-c.1). Kinh Phế thuộc hành ÂM KIM, màu trắng (trắng phù du lởn quởn gạ mây ngàn…).
10- Kinh Đại Trường bắt lạc mạch từ huyệt „Thiếu Thương“ của kinh Phế đầu ngón cái, chạy sang đầu ngón trỏ tại huyệt „Thương Dương“, rồi chạy qua hổ khẩu nơi „Hiệp Cốc“ rồi chạy theo mé ngoài cánh tay, chạy lên mặt, kết thúc ở huyệt „Nghênh Hương“ bên cánh mũi, (đoạn Thơ 10-c.2). Kinh Đại Trường thuộc hành DƯƠNG KIM (ráng trăng khua cũng rớm bạc sắc màu…).
11- Từ huyệt „Nginh Hương“, kinh Vị bắt lạc mạch trên mặt, nối với huyệt đầu là huyệt „Thừa Khấp“. Riêng kinh Vị là kinh Dương duy nhất chạy xuống chân bằng đường trước bụng, rồi ngoặt ra ngoài cẳng chân chạy xuống bàn chân, kết ở huyệt „Lệ Đoài“ mé ngón thứ 2, giáp ngón cái, đoạn Thơ 11-c.3. kinh Vị thuộc hành DƯƠNG THỔ.
12- Từ Lệ Đoài, kinh Tỳ bắt lạc mạch sang huyệt đầu là huyệt „Ẩn Bạch“ ở, mé ngoài móng ngón chân cái, từ đó chạy phía trong cẳng chân, chạy lên bẹn và chạy lên trước hông sườn trước bụng, kết thúc ở huyệt „Đại Bao“ tại đó, (đoạn Thơ 12-c.4) . Tỳ kinh thuộc hành ÂM THỔ. Vòng Đoạn Chu Thiên thứ 3 kết thúc tại đây, và cũng là nơi kết thúc một vòng Đại Chu Thiên trọn vẹn (bao gồm 3 vòng Đoạn Chu Thiên nối lại liên tục)
13- Từ huyệt „Đại Bao“, lạc mạch lại nối ở vùng mé ngực sang huyệt „Cực Tuyền“ của kinh Tâm, và bắt đầu một vòng „Đại Chu Thiên“ mới như từ đầu. (Đoạn thơ 14).
(LƯU Ý:
– Mỗi một cụm từ viết hoa để trong ngoặc kép của mỗi khổ thơ là tên của „Huyệt bắt đầu“ và „Huyệt cuối cùng“ của mỗi đường Kinh
– „Đại chu Thiên“ bao giờ cũng nối các kinh mạch theo công thức Âm-Dương thứ tự như sau: (1)Âm- (2)Dương- (3)Dương- (4)Âm- (5)Âm- (6)Dương- (7)Dương- (8)Âm- (9)Âm- (10)Dương- (11) Dương- 12 Âm-…..Âm- ….
– Lưu ý nắm rõ các Ngũ Hành của từng Kinh, là Hành gì, thuộc Âm hay Dương, và có màu sắc gì….là các chữ viết in hoa trong phần chú giải bài thơ
– Tất cả các đường „Kinh Âm“ chạy phía TRONG cánh tay, TRONG cẳng chân và TRƯỚC bụng. Các kinh Âm ngắn ở tay thì bắt đầu từ lòng NGỰC chạy xuống các ngón tay phía trong. Các kinh Âm dài thì chạy từ dưới ngón chân lên lòng NGỰC.
– Tất cả các đường „Kinh Dương“ chạy phía NGOÀI cánh tay, phía NGOÀI cẳng chân và phía SAU lưng. Các kinh Dương ngắn chạy từ dưới ngón tay lên MẶT. Các kinh Dương dài bắt đầu từ MẶT chạy lên đầu, vòng ra sau LƯNG và chạy xuống ngoài cẳng chân
– Cũng có nghĩa là:
a- Tất cả các đường KINH ÂM nối Lạc mạch với nhau tại LÒNG NGỰC.
b- Tất cả cácđường KINH DUO/NG nối Lạc mạch với nhau tại vùng MẶT
c- Tất cả các KINH ÂM NGẮN nối với các KINH DƯƠNG NGẮN ở các ĐẦU NGÓN TAY
d- Tất cả các đường KINH ÂM DÀI nối với các đường KINH DƯƠNG DÀI tại các ĐẦU NGÓN CHÂN
Cũng có nghĩa là các vị trí quan trọng nhất quyết định việc hành KHÍ hoạt HUYẾT trong Cơ thể là Vùng phía trên Ngực, vùng Mặt và các dầu Ngón Tay và Ngón Chân.
Các chữ viết In hoa trong Lưu ý này là những vấn đề quan trọng cần nắm bắt. )
Bài „ĐẠI CHU THIÊN CA“, là một trong những khổ được viết ra từ cảm hứng „Đại Chu Thiên Tả Chưởng Đồ“, hay là „Quảng Nhẫn Tả Chưởng Đồ“. Một trong những cách học „Đông Y“ bằng cách bấm đốt ngón tay do chính tôi sáng tạo ra, nhằm giúp cho học viên học Châm Cứu và Khí Công dễ thâu tóm bể học mênh mông của „Y Học Cổ Truyền“.
„Quảng Nhẫn Tả Chưởng Đồ“, bao giờ cũng được truyền dạy trong những bài học đầu tiên về „Y Lộ“ và „Khí Công Y Gia“ . Và luôn luôn nhắc học viên không được lơi lã bỏ quên vòng „Sinh Khí Đại Chu Thiên“. Vì đó là không những là nền tảng của thuật „Vận Khí“, „Liễm Khí“…., khi muốn trì luyện cấp độ cao của „Khí Công Y Gia“, mà còn là nền tảng căn bản nhất của „Thời Khí Bệnh Học“, để bổ phương, ra toa Thảo dược cho phù hợp với các cơ địa tại thời điểm chẩn trị.