Số lần xem
Đang xem 1231 Toàn hệ thống 2544 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHÀO NGÀY MỚI 28 THÁNG 6
Hoàng Kim CNM365Giấc mơ lành yêu thương; Gạo Việt và thương hiệu;Hoa Người; Câu chuyện ảnh tháng Sáu; Một niềm tin thắp lửa; Cuối dòng sông là biển; Ngày 28 tháng 6 hàng năm là ngày gia đình Việt Nam được ban hành tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 72/2001/QĐ-TTG .Gia đình Việt Nam là ngày tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, các cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc“. Ngày 28 tháng 6 năm 1838, Lễ đăng quang của Nữ hoàng Victoria (24 tháng 5 năm 1819 – 22 tháng 1 năm 1901) là Nữ vương của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland từ 20 tháng 6 năm 1837 đến khi bà qua đời. Từ ngày 1 tháng 5 năm 1876, bà mang thêm danh hiệu Nữ hoàng Ấn Độ Thời đại Victoria kéo dài 63 năm và 7 tháng là một giai đoạn được đánh dấu bởi một loạt tiến bộ về công nghiệp, văn hóa, chính trị, khoa học, và quân sự trên khắp Vương quốc Anh và sự mở rộng đáng kể của Đế chế Anh Ngày 28 tháng 6 năm 2006, Cộng hòa Montenegro trở thành thành viên thứ 192 của Liên Hiệp Quốc Nước Cộng hòa này tại miền đông nam châu Âu là một quốc gia giáp với biển Adriatic về phía tây nam, và có chung đường biên giới với Croatia về phía tây, Bosna và Hercegovina về phía tây bắc, Serbia về phía đông bắc, Kosovo về phía đông và Albania về phía đông nam.Thủ đô của quốc gia này là Podgorica, trong khi thành phố Cetinje được gọi là Thành phố Thủ đô Hoàng gia.Cộng hòa Montenegro độc lập từ cuối Trung cổ tới năm 1918, nước này là một phần của vài chính phủ của Nam Tư và liên bang Serbia và Montenegro. Montenegro tuyên bố độc lập ngày 3 tháng 6 năm 2006 và ngày 28 tháng 6 được trở thành thành viên thứ 192 của Liên Hiệp Quốc. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 6: Giấc mơ lành yêu thương; ; Gạo Việt và thương hiệu;, Hoa Người; Câu chuyện ảnh tháng Sáu; Một niềm tin thắp lửa; Cuối dòng sông là biển; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-6/
GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.
Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương
Ta có nhau trong cuộc đời này.
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành
Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Hoàng Long và Hoàng Kim (bài tổng hợp)
Lúa gạo Việt Nam đang có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ từ lượng sang chất, giống tốt tới thương hiệu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với thị trường tiêu thụ và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Gạo Việt trong sự thách thức mới của hội nhập quốc tế sâu rộng, biến đổi khí hậu cực đoan, qui mô sản xuất nhỏ, hiện đang đối mặt với những yêu cầu cấp bách mới. Sự cấp thiết chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam, phát triển mạnh mẽ thương hiệu gạo Việt đáp ứng tốt nhất theo từng phân khúc gạo trên thị trường; đồng thời phục tráng lại một số giống lúa đặc sản địa phương đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng vùng lúa chuyên canh; tổ chức đánh giá nguồn tài nguyên giống lúa địa phương và nhập nội để bảo tồn và phát triển nguồn gen và nghề Lúa gạo Việt Nam chốn tổ của nghề lúa.
Canh tác lúa gạo Việt Nam theo vùng sinh thái thực hiện việc chuyển đổi phù hợp dựa trên đặc điểm sinh thái kinh tế xã hội thế mạnh lợi thế cạnh tranh cây con, nhu cầu an sinh xã hội thị trường của từng vùng. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựạ lúa chính của Việt Nam. Tổng sản lượng lúa của ĐBSCL hiện nay xấp xỉ 25 triệu tấn, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Sản lượng lúa ĐBSCL so năm 1976 chỉ đạt khoảng 4,5 triệu tấn, năm 1986 khoảng 7 triệu tấn thì sự gia tăng sản lượng và năng suất lúa gạo ở ĐBSCL ngày nay là thành tựu kinh tế đặc biệt ấn tượng. Tuy vậy, ĐBSCL 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường đang đặt ra những khó khăn và thách thức mới.
Lúa gạo Việt tại vùng sinh thái nông nghiệp ĐBSCL là vựa lúa quan trọng nhất nước hiện đang được định hình lại mô hình phát triển, thực hiện cấp bách Nghị quyết 120/NQ-CP. PGS TS Nguyễn Văn Bộ trong bài “Phát triển lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập ở Việt Nam” tại Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ Hai Cần Thơ ngày 11-12 tháng 8 năm 2016 đã viết: “Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích thu hoạch năm 2015 là 7.835 ngàn ha , sản lượng 45,2 triệu tấn thóc, xuất khẩu 6.997 ngàn tấn gạo với kim ngạch 2.852 triệu USD. Tuy nhiên , xét thuần túy về kinh tế, lúa gạo chỉ đóng góp khoảng 5,45% GDP của cả nước và người sản xuất lúa gạo chỉ có thu nhập thuần 419 USD/ha so với 1.128 USD /ha của nông dân Thái Lan. Thêm nữa, theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016, chúng ta có tới 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 16,8 % diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập lụt khi mực nước biển dâng 100 cm và nếu điều này xảy ra, sản lượng lúa gạo có thể giảm trên 30-35%. Do vậy, việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cần được xem xét một cách thấu đáo từ góc độ kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở đảm bảo ổn định an ninh lương thực quốc gia và ổn định xã hội“. “Phát triển lúa gạo đang đối mặt với thách thức to lớn về Biến đổi khí hậu, cạnh tranh về đất đai với nông nghiệp đô thị và giao thông Canh tác quá mức với việc thâm canh , tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính. Thêm nữa, sản xuất lúa gạo mang lại lợi nhuận thấp nên gần như không có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa. Chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Đã đến lúc chúng ta cần đối xử với hạt gạo và người trồng lúa một cách công bằng hơn. Phải coi trọng sản xuất lúa gạo không chỉ là vấn đề kinh tế mà là lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế. Chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hoặc giảm vụ một cách hợp lý cùng với việc tích tụ ruộng đất là xu hướng cần được xem xét . Việc bảo hiểm cho nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng cũng cần có giải pháp khả thi với sự quan tâm hiệu quả từ Nhà nước. Xuất khẩu gạo nên xem xét lại về mặt chiến lược dài hạn, lấy thu nhập của người sản xuất lúa gạo làm trung tâm.”
GS Nguyễn Ngọc Trân đã khái quát “ĐBSCL 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường“ : “ĐBSCL sản xuất tăng nhanh liên tụcnhưng đang tụt hậu so với cả nước ; tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, đồng ruộng không còn được hứng phù sa và làm vệ sinh hàng năm vào mùa lũ như trước đây; Tài nguyên nước bị lãng phí vì một lượng nước vào mùa mưa trước đây tràn đồng thì nay bị dồn vào trong lòng dẫn các sông kênh chảy siết để thoát lũ, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng tăng về số lượng và về mức độ nghiêm trọng. Đa dạng sinh học, đặc biệt các loài cá đen, rùa, rắn, các loài chim, trong các hệ sinh thái ngập nước trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Rừng tràm U Minh biến mất dần. Sản xuất lúa gạo do canh tác quá mức với việc thâm canh, tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính, lợi nhuận thấp chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Thủy sản là một thế mạnh khác, sau lúa gạo, của ĐBSCL. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản biển hãy còn khiêm tốn trong thập niên 1980. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ĐBSCL chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này Thủy sản là thế mạnh sau lúa gạo, của ĐBSCL có giá trị kim ngạch xuất chưa tương xứng với tiềm năng”.
ĐBSCL xoay trục chiến lược nông nghiệp phát triển bền vững theo ba vùng, (là vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển) và xoay trục chiến lược sang thủy sản; trái cây; lúa gạo. Bộ NN & PTNT xác định:” Dựa trên biến động về nguồn nước, tính thích nghi về đất đai và nhu cầu thị trường, các ngành hàng chiến lược được phân thành vùng ổn định, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt. Cơ cấu lại sản xuất theo 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm địa phương – chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”)” . ” Tạo đột phá trong phát triển chế biến và thương mại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết 3 khâu là giống, thức ăn và chế biến nông lâm thủy sản. ĐBSCL đặt mục tiêu đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực (thủy sản, trái cây, lúa); đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế. Tăng cường thâm canh bền vững, giảm tối đa sử dụng vật tư (phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật), bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho vùng chuyên canh, các cụm/khu công nghiệp chế biến, các hệ thống thương mại hậu cần, chuỗi bảo quản lạnh để kết nối thị trường. “.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị đánh giá 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đã nhấn mạnh: “Quy hoạch ĐBSCL sẽ tích hợp, đa ngành, lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp ‘không hối tiếc’ có điều phối liên vùng, liên kết ngành, lĩnh vực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị toàn vùng. Huy động nguồn lực tổng thể của Nhà nước, các thành phần kinh tế, toàn dân, hợp tác quốc tế”. Định hướng các vùng cũng được xác định rõ. Trong đó, vùng thượng: Phát triển nông nghiệp đa dạng, có tính đến thích ứng với lũ cực đoan; là vùng trọng điểm về sản xuất lúa và cá tra theo hướng hiện đại, bền vững. Vùng đóng vai trò điều tiết và hấp thụ lũ cho ĐBSCL, Vùng giữa: Phát triển nông nghiệp miệt vườn điển hình, là trung tâm chuyên canh trái cây lớn nhất ĐBSCL và cả nước. Bên cạnh đó, phát triển một số vùng lúa gạo tập trung, thủy sản nước ngọt, rau màu, cây công nghiệp và thủy sản nước lợ ở mức độ vừa phải. Vùng đóng vai trò điều tiết nước ngọt cho vùng ven biển. Cuối cùng là vùng ven biển: Phát triển nông nghiệp dựa chính vào nước mặn và lợ, phát huy lợi thế thủy sản; kết hợp vùng lúa gạo đặc sản, các cây trồng sử dụng ít nước ngọt và chịu mặn.” (Tham khảo các tài liệu “Thích ứng biến đổi khí hậu: ĐBSCL cần thêm sức người, sức của; Xoay trục chiến lược nông nghiệp ĐBSCL;(Clip) Quyết tâm hành động để ĐBSCL cất cánh;chuyentrangsk.monre.gov.vn/diendandbscl2019/tailieu
PGS,TS Dương Văn Chín thông tin ngày 27 tháng 6 năm 2019: Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ là loại gạo thơm trắng của Tập đoàn Lộc trời có hạt gạo nguyên dài trên 8 mm, đang được bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam; Giống lúa cao sản ngắn ngày đặc sản Lộc trời 28 đạt năng suất cao, chất lượng gạo, chất lượng cơm của giống Lộc trời 28 đã đạt được giải nhất, vượt chất lượng giống lúa mùa địa phương nổi tiếng Hom Mali của Thái Lan và giống Sen Krop của Cambodia trong cuộc đấu xảo liên lục địa tổ chức vào cuối tháng 11/2018 tại Trung Quốc. ” Chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo” do Đài Truyền hình Vĩnh Long phát sóng cho thấy thông tin lúa gạo mới đây của tập đoàn Lộc Trời
Lễ ký kết ủy quyền khai thác và phát triển đối với giống lúa thuần OM249 đã thực hiện giữa Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long nôi thành tựu Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc với Công ty Cổ phần Giống Cây trồng Đông Nam.
Sáng 21 tháng 4 năm 2018 tại thành phố Tuy Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên phối hợp với Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên và các đơn vị tổ chức Hội nghị giới thiệu các giống lúa mới GSR65, GSR90, … mở rộng trong sản xuất .
Sáng ngày 20 tháng 4 năm 2018, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long ký kết hợp đồng Chuyển giao quyền sử dụng độc quyền đối với giống lúa thuần OM 429 và giống lúa nếp thuần OM 368 cho Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố.
Gạo Việt chất lượng và thương hiệu đang ngày được các cấp chính quyền, doanh nghiệp và địa phương chú trọng trong thời gian gần đây.
Ngày 19 tháng 4 năm 2018 tại Dak Lak, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã tổ chức hội nghị Sơ kết sản xuất trồng trọt Đông Xuân 2017/ 2018 kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2018 tại Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Vụ Đông Xuân 2017/ 2018 được đánh giá là vụ được mùa lớn về diện tích, năng suất, sản lượng. Đây là một vụ sản xuất được mùa được giá. Giống chất lượng vẫn là vấn đề còn hạn chế, lượng giống lúa sử dụng trên đơn vị diện tích còn nhiều, có nơi lên đến 150 kg/ha. Cơ cấu giống một số nơi chậm đổi mới. Kết quả sản xuất sẽ tốt hơn nếu công tác giống tốt hơn theo tin nhanh của anh Trần Mạnh Báo.
Sáng 20 tháng 4 năm 2018 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Lâm Đồng và các tổ chức Quốc tế tổ chức Hội thảo “Đối thoại chính sách cải thiện năng suất lao động nông nghiệp và vai trò của khu vực tư nhân”. Các ý kiến nêu ra tại hội thảo đều hướng vào các chính sách tháo gỡ phát triển doanh nghiệp, đầu tư nông nghiệp, giống cây trồng, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, cơ sở hạ tầng.
Thai Binh Seed thắng lớn
Hoàng Kim gửi anh Trần Mạnh Báo
Những trận đánh liên tục
Cánh én gọi mùa xuân
Đánh thức tiềm năng đất
Thắp lên niềm tin yêu.
Hội hè già trước tuổi
Lao động trẻ trung hoài
Say mê làm việc tốt
Dạy và học đi đôi
Doanh nghiệp và nông dân
Đầu ra cho nông sản ThaiBinh Seed thắng lớn
Chúc mừng bạn thành công.
FB của anh Trần Mạnh Báo đưa tin nhanh về ‘Liên kết Doanh Nghiệp và HTX trong sản xuất nông nghiệp tìm đầu ra cho nông sản!”
“Sáng nay 21 tháng 4 năm 2018, Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Ngãi tổ chức hội nghị đầu bở cánh đồng Mẫu tại xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa. Cánh đồng cấy một giống TBR225 của ThaiBinh Seed. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, đây là cánh đồng vừa thực hiện dồn điền đổi thửa theo chủ trương của tỉnh. Sau khi dồn điền đổi thửa địa phương chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu để nhân rộng ra toàn huyện. Thực tế gieo cấy mấy vụ trước ở quy mô nhỏ, Hợp tác xã Nghĩa Phương thấy giống lúa TBR225 phù hợp với đồng đất của địa vừa cho năng suất cao vừa có hiệu quả cao. Vì vậy vụ Đông Xuân 2017-2018 đã quyết định đưa TBR225 vào cánh đồng mẫu rộng 25 ha.
Sau khi thăm thực tế trên đồng ruộng và nghe báo cáo của phòng nông nghiệp huyện các đại biểu đánh giá cao Giống lúa TBR225 trên đất Quảng Ngãi. Năng suất TBR225 tại mô hình này đạt 7,5-8,0 tấn/ha, cao nhất từ trước tới nay. Chất lượng gạo ngon và có mùi thơm nhẹ, rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ở đây.
Phát biểu tại hội nghị các đại biểu đề nghị ThaiBinh Seed giúp đỡ phát triển giống TBR225 và các giống mới của Công ty tại địa phương trong thời gian tới. Ông Trần Ngọc Thương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi chỉ đạo vụ Đông Xuân 2018-2019 phát triển TBR225 trong sản xuất của tỉnh và đề nghị ThaiBinh Seed hợp tác với địa phương xây dựng mô hình liên kết và giúp bao tiêu sản phẩm để tăng thu nhập cho Nông dân. Lãnh đạo ThaiBinh Seed đã đồng ý hợp tác phát triển các giống của mình tại Quãng Ngãi để tri ân địa phương, và sẽ bắt đầu triển khai từ vụ Hè Thu 2018.”
Thầy Hoan vào làm lúa Tây Nguyên
Hoàng Kim chép một chùm hình ảnh Lớp học trên đồng ở Tây Nguyên (Gia Lai 2013), Lúa lai ở Việt Nam, Việt Lai 24 (2007 ở Hà Nội), TBR225, Hương Cốm, GSR90 ở Gia Lai, Lúa lai và lúa siêu xanh ở Tây Nguyên. Những bức ảnh nhằm trao đổi thông tin.
Lớp học trên đồng ở Tây Nguyên (Gia Lai 2013). bạn có thể thấy TBR225, Hương Cốm, GSR90 ở Gia Lai,… chúng tôi đã đánh giá và tuyển chọn những giống lúa này tại nơi đây từ 5 năm qua.
Lúa lai, lúa thuần và lúa siêu xanh đang gặp gỡ tuyệt vời tại Tây Nguyên và miền Trung và bài học thực tiễn là những kinh nghiệm quý lắng đọng. Lúa lai, lúa thuần và lúa siêu xanh là các hướng nghiên cứu giống và khác nhau. Đó là một câu chuyện dài. Lúa lai ở Việt Nam có công trình nghiên cứu chuyên sâu của Nguyễn Công Tạn (chủ biên) Ngô Thế Dân, Hoàng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Trí Hoàn, Quách Ngọc Ân, Nhà Xuất Bản Nông nghiệp 2002.
Thực tiễn Việt Nam lúa lai thành tựu mạnh mẽ là từ năm 2007 có công trình nổi bật của PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm người thầy lúa lai với TH3-3 , TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 và lúa thơm Hương cốm (ảnh Hương cốm 2 ở Tây Nguyên HK báo cho cô Trâm).
Công trình nổi bật của PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan đặc sắc là Việt Lai 20 và Việt Lai 24.
Hội thảo Quốc tế về lúa lai Việt Nam tổ chức ở Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. Năm 2007 Hoàng Kim là giảng viên chính cây lương thực tại Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh được thầy Hoan ưu ái mời dự Hội thảo Quốc tế Lúa lai ở Việt Nam với các chuyên gia Nhật và những đồng nghiệp Trung Quốc, Việt Nam tại Học Viên Nông Nghiệp Hà Nội (hồi ấy là Đại học Nông nghiệp 1). Tôi ấn tượng nhất là những công trình đột phá lúa lai của thầy Nguyễn Văn Hoan, cô Nguyễn Thị Trâm và anh Nguyễn Trí Hoàn. Trả lời câu hỏi “Nơi sản xuất lúa giống của lúa lai hai dòng nên chọn ở đâu để không sợ lạnh giá và lụt bão khi trỗ? “. DẠY VÀ HỌC thực tiễn sát thực tế đã cho chúng ta một điểm hẹn lý tưởng tuyệt vời mà chúng ta cùng gặp.
Anh Trần Mạnh Báo và 4 người khác vừa thăm thầy Hoan Nguyen nay đang tìm tòi kết quả mới ở Chưprông, Gia Lai (ảnh nguồn TMB). Chúng tôi mừng vì sự say mê đồng ruộng, yêu thích chọn giống lúa tốt của quý thầy bạn. Thật tâm đắc với sự lặng lẽ kiên nhẫn tìm nguồn gen, sự kết hợp và vùng sản xuất nhân giống lúa lai hai dòng trên cao nguyên đầy nắng và gió, không sợ lạnh giá và lụt bão. Chúc mừng thầy Hoan vào làm lúa ở Tây Nguyên và cây ăn quả quý. Chúc mừng bài viết xuất sắc của anh Trần Mạnh Báo chân tình, ngắn gọn, giàu thông tin.
DẠY VÀ HỌC thực tiễn sát thực tế đã cho chúng ta một điểm hẹn lý tưởng tuyệt vời mà chúng ta cùng gặp.
ThaiBinh Seed TBR225, TBR 288 là các giống lúa thật tốt, tuy vậy thời gian sinh trưởng cần sớm hơn khoảng một tuần và chất lượng gạo đang ngon vừa, cần phải rất ngon.
Lúa siêu xanh (Green Super Rice) là giải pháp tốt tiếp nối cho trước mắt và lâu dài của Gạo Việt để tích hợp được nhiều đặc tính quý về dạng hình cây lúa siêu xanh lý tưởng, với năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, ít sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và thích hợp với các vùng lúa hạn, mặn, thâm canh.
Chọn tạo giống lúa siêu xanh năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng biến đổi khí hậu và xây dựng quy trình thâm canh thích hợp cho từng vùng lúa chính đang là nổ lực của chúng ta.
Gạo Việt và thương hiệu
GẠO VIỆT VÀ THƯƠNG HIỆU Hoàng Long và Hoàng Kim (bài tổng hợp)
Lúa gạo Việt Nam đang có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ từ lượng sang chất, giống tốt tới thương hiệu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với thị trường tiêu thụ và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Gạo Việt trong sự thách thức mới của hội nhập quốc tế sâu rộng, biến đổi khí hậu cực đoan, qui mô sản xuất nhỏ, hiện đang đối mặt với những yêu cầu cấp bách mới. Sự cấp thiết chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam, phát triển mạnh mẽ thương hiệu gạo Việt đáp ứng tốt nhất theo từng phân khúc gạo trên thị trường; đồng thời phục tráng lại một số giống lúa đặc sản địa phương đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng vùng lúa chuyên canh; tổ chức đánh giá nguồn tài nguyên giống lúa địa phương và nhập nội để bảo tồn và phát triển nguồn gen và nghề Lúa gạo Việt Nam chốn tổ của nghề lúa.
Canh tác lúa gạo Việt Nam theo vùng sinh thái thực hiện việc chuyển đổi phù hợp dựa trên đặc điểm sinh thái kinh tế xã hội thế mạnh lợi thế cạnh tranh cây con, nhu cầu an sinh xã hội thị trường của từng vùng. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựạ lúa chính của Việt Nam. Tổng sản lượng lúa của ĐBSCL hiện nay xấp xỉ 25 triệu tấn, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Sản lượng lúa ĐBSCL so năm 1976 chỉ đạt khoảng 4,5 triệu tấn, năm 1986 khoảng 7 triệu tấn thì sự gia tăng sản lượng và năng suất lúa gạo ở ĐBSCL ngày nay là thành tựu kinh tế đặc biệt ấn tượng. Tuy vậy, ĐBSCL 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường đang đặt ra những khó khăn và thách thức mới.
Lúa gạo Việt tại vùng sinh thái nông nghiệp ĐBSCL là vựa lúa quan trọng nhất nước hiện đang được định hình lại mô hình phát triển, thực hiện cấp bách Nghị quyết 120/NQ-CP. PGS TS Nguyễn Văn Bộ trong bài “Phát triển lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập ở Việt Nam” tại Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ Hai Cần Thơ ngày 11-12 tháng 8 năm 2016 đã viết: “Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích thu hoạch năm 2015 là 7.835 ngàn ha , sản lượng 45,2 triệu tấn thóc, xuất khẩu 6.997 ngàn tấn gạo với kim ngạch 2.852 triệu USD. Tuy nhiên , xét thuần túy về kinh tế, lúa gạo chỉ đóng góp khoảng 5,45% GDP của cả nước và người sản xuất lúa gạo chỉ có thu nhập thuần 419 USD/ha so với 1.128 USD /ha của nông dân Thái Lan. Thêm nữa, theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016, chúng ta có tới 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 16,8 % diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập lụt khi mực nước biển dâng 100 cm và nếu điều này xảy ra, sản lượng lúa gạo có thể giảm trên 30-35%. Do vậy, việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cần được xem xét một cách thấu đáo từ góc độ kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở đảm bảo ổn định an ninh lương thực quốc gia và ổn định xã hội“. “Phát triển lúa gạo đang đối mặt với thách thức to lớn về Biến đổi khí hậu, cạnh tranh về đất đai với nông nghiệp đô thị và giao thông Canh tác quá mức với việc thâm canh , tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính. Thêm nữa, sản xuất lúa gạo mang lại lợi nhuận thấp nên gần như không có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa. Chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Đã đến lúc chúng ta cần đối xử với hạt gạo và người trồng lúa một cách công bằng hơn. Phải coi trọng sản xuất lúa gạo không chỉ là vấn đề kinh tế mà là lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế. Chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hoặc giảm vụ một cách hợp lý cùng với việc tích tụ ruộng đất là xu hướng cần được xem xét . Việc bảo hiểm cho nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng cũng cần có giải pháp khả thi với sự quan tâm hiệu quả từ Nhà nước. Xuất khẩu gạo nên xem xét lại về mặt chiến lược dài hạn, lấy thu nhập của người sản xuất lúa gạo làm trung tâm.”
GS Nguyễn Ngọc Trân đã khái quát “ĐBSCL 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường“ : “ĐBSCL sản xuất tăng nhanh liên tụcnhưng đang tụt hậu so với cả nước ; tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, đồng ruộng không còn được hứng phù sa và làm vệ sinh hàng năm vào mùa lũ như trước đây; Tài nguyên nước bị lãng phí vì một lượng nước vào mùa mưa trước đây tràn đồng thì nay bị dồn vào trong lòng dẫn các sông kênh chảy siết để thoát lũ, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng tăng về số lượng và về mức độ nghiêm trọng. Đa dạng sinh học, đặc biệt các loài cá đen, rùa, rắn, các loài chim, trong các hệ sinh thái ngập nước trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Rừng tràm U Minh biến mất dần. Sản xuất lúa gạo do canh tác quá mức với việc thâm canh, tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính, lợi nhuận thấp chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Thủy sản là một thế mạnh khác, sau lúa gạo, của ĐBSCL. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản biển hãy còn khiêm tốn trong thập niên 1980. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ĐBSCL chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này Thủy sản là thế mạnh sau lúa gạo, của ĐBSCL có giá trị kim ngạch xuất chưa tương xứng với tiềm năng”.
ĐBSCL xoay trục chiến lược nông nghiệp phát triển bền vững theo ba vùng, (là vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển) và xoay trục chiến lược sang thủy sản; trái cây; lúa gạo. Bộ NN & PTNT xác định:” Dựa trên biến động về nguồn nước, tính thích nghi về đất đai và nhu cầu thị trường, các ngành hàng chiến lược được phân thành vùng ổn định, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt. Cơ cấu lại sản xuất theo 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm địa phương – chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”)” . ” Tạo đột phá trong phát triển chế biến và thương mại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết 3 khâu là giống, thức ăn và chế biến nông lâm thủy sản. ĐBSCL đặt mục tiêu đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực (thủy sản, trái cây, lúa); đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế. Tăng cường thâm canh bền vững, giảm tối đa sử dụng vật tư (phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật), bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho vùng chuyên canh, các cụm/khu công nghiệp chế biến, các hệ thống thương mại hậu cần, chuỗi bảo quản lạnh để kết nối thị trường. “.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị đánh giá 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đã nhấn mạnh: “Quy hoạch ĐBSCL sẽ tích hợp, đa ngành, lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp ‘không hối tiếc’ có điều phối liên vùng, liên kết ngành, lĩnh vực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị toàn vùng. Huy động nguồn lực tổng thể của Nhà nước, các thành phần kinh tế, toàn dân, hợp tác quốc tế”. Định hướng các vùng cũng được xác định rõ. Trong đó, vùng thượng: Phát triển nông nghiệp đa dạng, có tính đến thích ứng với lũ cực đoan; là vùng trọng điểm về sản xuất lúa và cá tra theo hướng hiện đại, bền vững. Vùng đóng vai trò điều tiết và hấp thụ lũ cho ĐBSCL, Vùng giữa: Phát triển nông nghiệp miệt vườn điển hình, là trung tâm chuyên canh trái cây lớn nhất ĐBSCL và cả nước. Bên cạnh đó, phát triển một số vùng lúa gạo tập trung, thủy sản nước ngọt, rau màu, cây công nghiệp và thủy sản nước lợ ở mức độ vừa phải. Vùng đóng vai trò điều tiết nước ngọt cho vùng ven biển. Cuối cùng là vùng ven biển: Phát triển nông nghiệp dựa chính vào nước mặn và lợ, phát huy lợi thế thủy sản; kết hợp vùng lúa gạo đặc sản, các cây trồng sử dụng ít nước ngọt và chịu mặn.” (Tham khảo các tài liệu “Thích ứng biến đổi khí hậu: ĐBSCL cần thêm sức người, sức của; Xoay trục chiến lược nông nghiệp ĐBSCL;(Clip) Quyết tâm hành động để ĐBSCL cất cánh;chuyentrangsk.monre.gov.vn/diendandbscl2019/tailieu
PGS,TS Dương Văn Chín thông tin ngày 27 tháng 6 năm 2019: Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ là loại gạo thơm trắng của Tập đoàn Lộc trời có hạt gạo nguyên dài trên 8 mm, đang được bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam; Giống lúa cao sản ngắn ngày đặc sản Lộc trời 28 đạt năng suất cao, chất lượng gạo, chất lượng cơm của giống Lộc trời 28 đã đạt được giải nhất, vượt chất lượng giống lúa mùa địa phương nổi tiếng Hom Mali của Thái Lan và giống Sen Krop của Cambodia trong cuộc đấu xảo liên lục địa tổ chức vào cuối tháng 11/2018 tại Trung Quốc. ” Chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo” do Đài Truyền hình Vĩnh Long phát sóng cho thấy thông tin lúa gạo mới đây của tập đoàn Lộc Trời
Lễ ký kết ủy quyền khai thác và phát triển đối với giống lúa thuần OM249 đã thực hiện giữa Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long nôi thành tựu Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc với Công ty Cổ phần Giống Cây trồng Đông Nam.
Sáng 21 tháng 4 năm 2018 tại thành phố Tuy Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên phối hợp với Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên và các đơn vị tổ chức Hội nghị giới thiệu các giống lúa mới GSR65, GSR90, … mở rộng trong sản xuất .
Sáng ngày 20 tháng 4 năm 2018, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long ký kết hợp đồng Chuyển giao quyền sử dụng độc quyền đối với giống lúa thuần OM 429 và giống lúa nếp thuần OM 368 cho Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố.
Gạo Việt chất lượng và thương hiệu đang ngày được các cấp chính quyền, doanh nghiệp và địa phương chú trọng trong thời gian gần đây.
Ngày 19 tháng 4 năm 2018 tại Dak Lak, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã tổ chức hội nghị Sơ kết sản xuất trồng trọt Đông Xuân 2017/ 2018 kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2018 tại Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Vụ Đông Xuân 2017/ 2018 được đánh giá là vụ được mùa lớn về diện tích, năng suất, sản lượng. Đây là một vụ sản xuất được mùa được giá. Giống chất lượng vẫn là vấn đề còn hạn chế, lượng giống lúa sử dụng trên đơn vị diện tích còn nhiều, có nơi lên đến 150 kg/ha. Cơ cấu giống một số nơi chậm đổi mới. Kết quả sản xuất sẽ tốt hơn nếu công tác giống tốt hơn theo tin nhanh của anh Trần Mạnh Báo.
Sáng 20 tháng 4 năm 2018 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Lâm Đồng và các tổ chức Quốc tế tổ chức Hội thảo “Đối thoại chính sách cải thiện năng suất lao động nông nghiệp và vai trò của khu vực tư nhân”. Các ý kiến nêu ra tại hội thảo đều hướng vào các chính sách tháo gỡ phát triển doanh nghiệp, đầu tư nông nghiệp, giống cây trồng, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, cơ sở hạ tầng.
ThaiBinh Seed thắng lớn
Hoàng Kim gửi anh Trần Mạnh Báo
Những trận đánh liên tục
Cánh én gọi mùa xuân
Đánh thức tiềm năng đất
Thắp lên niềm tin yêu.
Hội hè già trước tuổi
Lao động trẻ trung hoài
Say mê làm việc tốt
Dạy và học đi đôi
Doanh nghiệp và nông dân
Đầu ra cho nông sản ThaiBinh Seed thắng lớn
Chúc mừng bạn thành công.
FB của anh Trần Mạnh Báo đưa tin nhanh về ‘Liên kết Doanh Nghiệp và HTX trong sản xuất nông nghiệp tìm đầu ra cho nông sản!”
“Sáng nay 21 tháng 4 năm 2018, Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Ngãi tổ chức hội nghị đầu bở cánh đồng Mẫu tại xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa. Cánh đồng cấy một giống TBR225 của ThaiBinh Seed. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, đây là cánh đồng vừa thực hiện dồn điền đổi thửa theo chủ trương của tỉnh. Sau khi dồn điền đổi thửa địa phương chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu để nhân rộng ra toàn huyện. Thực tế gieo cấy mấy vụ trước ở quy mô nhỏ, Hợp tác xã Nghĩa Phương thấy giống lúa TBR225 phù hợp với đồng đất của địa vừa cho năng suất cao vừa có hiệu quả cao. Vì vậy vụ Đông Xuân 2017-2018 đã quyết định đưa TBR225 vào cánh đồng mẫu rộng 25 ha.
Sau khi thăm thực tế trên đồng ruộng và nghe báo cáo của phòng nông nghiệp huyện các đại biểu đánh giá cao Giống lúa TBR225 trên đất Quảng Ngãi. Năng suất TBR225 tại mô hình này đạt 7,5-8,0 tấn/ha, cao nhất từ trước tới nay. Chất lượng gạo ngon và có mùi thơm nhẹ, rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ở đây.
Phát biểu tại hội nghị các đại biểu đề nghị ThaiBinh Seed giúp đỡ phát triển giống TBR225 và các giống mới của Công ty tại địa phương trong thời gian tới. Ông Trần Ngọc Thương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi chỉ đạo vụ Đông Xuân 2018-2019 phát triển TBR225 trong sản xuất của tỉnh và đề nghị ThaiBinh Seed hợp tác với địa phương xây dựng mô hình liên kết và giúp bao tiêu sản phẩm để tăng thu nhập cho Nông dân. Lãnh đạo ThaiBinh Seed đã đồng ý hợp tác phát triển các giống của mình tại Quãng Ngãi để tri ân địa phương, và sẽ bắt đầu triển khai từ vụ Hè Thu 2018.”
Thầy Hoan vào làm lúa Tây Nguyên
Hoàng Kim chép một chùm hình ảnh Lớp học trên đồng ở Tây Nguyên (Gia Lai 2013), Lúa lai ở Việt Nam, Việt Lai 24 (2007 ở Hà Nội), TBR225, Hương Cốm, GSR90 ở Gia Lai, Lúa lai và lúa siêu xanh ở Tây Nguyên. Những bức ảnh nhằm trao đổi thông tin.
Lớp học trên đồng ở Tây Nguyên (Gia Lai 2013). bạn có thể thấy TBR225, Hương Cốm, GSR90 ở Gia Lai,… chúng tôi đã đánh giá và tuyển chọn những giống lúa này tại nơi đây từ 5 năm qua.
Lúa lai, lúa thuần và lúa siêu xanh đang gặp gỡ tuyệt vời tại Tây Nguyên và miền Trung và bài học thực tiễn là những kinh nghiệm quý lắng đọng. Lúa lai, lúa thuần và lúa siêu xanh là các hướng nghiên cứu giống và khác nhau. Đó là một câu chuyện dài. Lúa lai ở Việt Nam có công trình nghiên cứu chuyên sâu của Nguyễn Công Tạn (chủ biên) Ngô Thế Dân, Hoàng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Trí Hoàn, Quách Ngọc Ân, Nhà Xuất Bản Nông nghiệp 2002.
Thực tiễn Việt Nam lúa lai thành tựu mạnh mẽ là từ năm 2007 có công trình nổi bật của PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm người thầy lúa lai với TH3-3 , TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 và lúa thơm Hương cốm (ảnh Hương cốm 2 ở Tây Nguyên HK báo cho cô Trâm).
Công trình nổi bật của PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan đặc sắc là Việt Lai 20 và Việt Lai 24.
Hội thảo Quốc tế về lúa lai Việt Nam tổ chức ở Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. Năm 2007 Hoàng Kim là giảng viên chính cây lương thực tại Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh được thầy Hoan ưu ái mời dự Hội thảo Quốc tế Lúa lai ở Việt Nam với các chuyên gia Nhật và những đồng nghiệp Trung Quốc, Việt Nam tại Học Viên Nông Nghiệp Hà Nội (hồi ấy là Đại học Nông nghiệp 1). Tôi ấn tượng nhất là những công trình đột phá lúa lai của thầy Nguyễn Văn Hoan, cô Nguyễn Thị Trâm và anh Nguyễn Trí Hoàn. Trả lời câu hỏi “Nơi sản xuất lúa giống của lúa lai hai dòng nên chọn ở đâu để không sợ lạnh giá và lụt bão khi trỗ? “. DẠY VÀ HỌC thực tiễn sát thực tế đã cho chúng ta một điểm hẹn lý tưởng tuyệt vời mà chúng ta cùng gặp.
Anh Trần Mạnh Báo và 4 người khác vừa thăm thầy Hoan Nguyen nay đang tìm tòi kết quả mới ở Chưprông, Gia Lai (ảnh nguồn TMB). Chúng tôi mừng vì sự say mê đồng ruộng, yêu thích chọn giống lúa tốt của quý thầy bạn. Thật tâm đắc với sự lặng lẽ kiên nhẫn tìm nguồn gen, sự kết hợp và vùng sản xuất nhân giống lúa lai hai dòng trên cao nguyên đầy nắng và gió, không sợ lạnh giá và lụt bão. Chúc mừng thầy Hoan vào làm lúa ở Tây Nguyên và cây ăn quả quý. Chúc mừng bài viết xuất sắc của anh Trần Mạnh Báo chân tình, ngắn gọn, giàu thông tin.
DẠY VÀ HỌC thực tiễn sát thực tế đã cho chúng ta một điểm hẹn lý tưởng tuyệt vời mà chúng ta cùng gặp.
ThaiBinh Seed TBR225, TBR 288 là các giống lúa thật tốt, tuy vậy thời gian sinh trưởng cần sớm hơn khoảng một tuần và chất lượng gạo đang ngon vừa, cần phải rất ngon.
Lúa siêu xanh (Green Super Rice) là giải pháp tốt tiếp nối cho trước mắt và lâu dài của Gạo Việt để tích hợp được nhiều đặc tính quý về dạng hình cây lúa siêu xanh lý tưởng, với năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, ít sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và thích hợp với các vùng lúa hạn, mặn, thâm canh.
Chọn tạo giống lúa siêu xanh năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng biến đổi khí hậu và xây dựng quy trình thâm canh thích hợp cho từng vùng lúa chính đang là nổ lực của chúng ta.
Gạo Việt chất lượng và thương hiệu thao thức những khát vọng…
Bài viết của anh Trần Mạnh Báo về PGS.TS Nguyễn Văn Hoan với thông tin “Thầy Hoan vào làm lúa ở Tây Nguyên” thật lắng đọng và sâu sắc. Cám ơn thầy Hoan, anh Báo đã khơi dậy bài viết GẠO VIỆT CHẤT LƯỢNG VÀ THƯƠNG HIỆU.
Ông là nhà khoa học, là người thầy yêu quý của nhiều thế hệ học sinh trường Đại học Nông nghiệp 1 (Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Năm nay Ông đã 69 tuổi, đã một lần bị tai biến và chân đi không còn thăng bằng nữa. Hiện nay Ông đang làm một việc mà nhiều người cho là không bình thường. Ông là PGS, TS Nguyễn Văn Hoan. Ông là tác giả của nhiều giống lúa, trong đó có giống lúa lai Việt Lai 20. Sau khi Ông nghỉ hưu và không làm việc tại Học viện Nông nghiệp nữa Ông vào Tây nguyên mua đất, dựng lều, làm ruộng để nghiên cứu giống cây trồng. Tôi và Ông có nhiều điều tâm đắc, cùng say mê với đồng ruộng và yêu cây lúa. Vì vậy chúng tôi đã hợp tác nghiên cứu. Kết quả còn chờ thời gian và sự may mắn. Nhưng những gì ông làm, những gì tôi chứng kiến trong nhiều năm qua đã thực sự thuyết phục tôi và thương yêu, quý trọng Ông hơn.
Để có thể cấy được lúa trên đất Tây Nguyên Ông phải đào sâu 40-50 cm, lót bạt chịu nước rồi đổ đất lên trồng lúa trong những nhà lưới tự thiết kế thi công. Để trồng cây ăn quả mà chịu được hạn mùa khô Ông phải đào hố sâu 40 cm, giữa hố khoan lỗ sâu 40-50 cm và cho vào đó một cái ống tre. Khi trồng cây chú ý cho cái rễ cái vào cái ống tre. Như vậy rễ cây sẽ ăn sâu vào đất hàng mét. Về mùa khô không phải tưới vẫn xanh tốt. Ruộng vườn của Ông được đắp bờ vùng, bờ thửa như ở đồng bằng Sông Hồng. Khi mùa mưa đến nước sẽ được giữ lại không trôi tuột xuống chân đồi. Người dân ở đây đến thấy lạ thì nói “Ông làm những việc không bình thường”. Ông liền trả lời “Thế mới là tôi, không phải là ông”. Còn tôi, tôi tin những gì Ông làm đều được nghiên cứu kĩ càng và dựa trên cơ sở khoa học.
Biết tôi đến thăm, Ông làm cơm với tất cả các món ăn được làm từ sản phẩm do Ông Bà tự sản xuất ra không thiếu những gì mà người Hà Nội cần cho một bữa cơm đãi khách.
Trong ngôi nhà nhỏ, vẫn có một bàn ăn và trên tường có một cái bảng viết đầy tiếng Anh. Thấy tôi đứng đọc bài viết trên bảng, Ông nói. Bà ấy đang học tiếng Anh đấy. “Bà ấy” là một ngươi phụ nữ đã nghỉ hưu theo Ông vào đây để cùng ông dệt cái giấc mơ mà Ông đang ngày đêm khát khao thực hiện. Đó là nghiên cứu tìm giống cho Tây Nguyên, đặc biệt là các giống chịu hạn. Để chờ hai con Ông học ở nước ngoài về kế nghiệp.
Chia tay Ông chúng tôi thật sự bùi ngùi, xúc động, cầu mong Ông Bà luôn mạnh khỏe, thành công trong công việc và hạnh phúc trong “một mái nhà tôn hai trái tim vàng”./.
Nguồn FB. Trần Mạnh Báo Chưprông – Gia Lai 12:30 – 18/04/2018
Số lần xem trang : 19466 Nhập ngày : 28-06-2020 Điều chỉnh lần cuối : 29-06-2020