Số lần xem
Đang xem 1243 Toàn hệ thống 2552 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
(*) Nhà thơ Hải Như (Vũ Như Hải) sinh ngày 25/12/1923 tại Nam Định, từ trần lúc 7g 23’ ngày 30/6/2017 (tức 7/6 âm lịch năm Đinh Dậu), thượng thọ 95 tuổi. an táng tại nghĩa trang Hoa Viên Bình Dương. Bà quả phụ Nguyễn Thị Ngọc Tỉnh nay cũng đã mất và được hợp táng cùng chồng. Trưởng nam Vũ Dương Quân và thứ nam Vũ Hải Như Hạnh 14 Nguyễn Thiệp, Quận 1, điện thoại 0913070041, nối tiếp chuỗi liên hệ.
Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật lịch sử hiếm có của Việt Nam. Bác được tôn kính và ngưỡng mộ như một vị thánh. Dường như rất ít ai trên thế giới được như Bác có nhiều ngợi ca bằng viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, huyết họa, điện ảnh, sân khấu, thờ cúng trong gia đình và ngoài xã hội. Thời gian và sự tranh luận thêm bớt thần tượng hóa Bác Hồ không làm xóa nhòa những dấu ấn sâu đậm của Người trong lòng dân. Di sản to lớn nhất của Bác không chỉ là sự nghiệp huyền thoại vô song “anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới” mà cao đẹp hơn hết trong lòng dân là nhân cách Con Người đầy sức cảm hóa mà hiếm có một vị lãnh tụ nào đạt tới. Hải Như là nhà thơ viết về Bác Hồ ấn tượng nhất của lòng tôi trong số những nhà thơ Việt Nam. Dẫu Tố Hữu đã có các bài thơ “Việt Bắc“, “Theo chân Bác” viết rất hay về Người, Chế Lan Viên có bài thơ “Người đi tìm hình của nước” thật xúc động; Viễn Phương có bài “Viếng lăng Bác” hay nao lòng, và rất nhiều bài thơ khác nữa. … Nhưng lạ lùng thay, trên 43 năm trôi qua, tôi vẫn nhớ như in lời thơ của Hải Như “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ Bác Hồ ơi!“. Bài thơ do thầy Phạm Ngọc Căng, Phó Hiệu trưởng Trường cấp ba Bắc Quảng Trạch đọc trong đêm truy điệu Bác ngay sau khi bài thơ vừa ra đời, lên sóng truyền thanh Đài Tiếng Nói Việt Nam và thầy chép lại. Cả hội trường mênh mông không ai cầm được nước mắt …
Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.
Hỡi ai đó, không được rời đội ngũ
Theo hàng hai, đi lặng lẽ tiến dần
Đừng khóc oà, hãy rón rén bàn chân
Bước nhẹ nữa. Bác Hồ vừa chợp mắt
Bác nằm đó, bộ ka-ki Bác mặc
Chưa kịp thay, Người vừa ngả lưng nằm.
Nếu ta đoán không lầm; Bác mới đi thăm
Một xóm thợ, xem nơi ăn chốn nghỉ…
Nhưng không phải – vì khi ta ngắm kỹ
Trên má Bác Hồ còn in dấu chiếc hôn
Các cháu nhi đồng lớp học đầu thôn
Được Bác ghé thăm, Bác cho bá cổ…
Hỡi ai đó, cắn chặt môi, hãy cố
Đừng để cho tiếng nấc động tai Người.
Bác Hồ vừa chợp mắt ngủ đó thôi
Trước giường Bác, ta nghẹn ngào đứng ngắm
Mái tóc Bác lẫn với mầu gối trắng
Râu Bác thưa cũng bạc trắng một mầu,
Ta muốn làm con nhỏ vuốt chòm râu
Từng sợi bạc dãi dầu sương, nắng, gió.
Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ
Người quên Người, dành hết thảy cho ta!
Từ có Bác Hồ, thêm rạng rỡ ông cha
Tên của Bác đẹp thắm trang lịch sử.
Ta đứng lặng trước giấc Người yên Ngủ!
Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.
Hỡi ai đó, đừng gục đầu ủ rũ
Bác dặn ta: nhớ Bác phải vươn mình
Giường Bác nằm chiếu sáng giữa trăng thanh,
Chiếc giường một suốt đời, ta nhớ mãi…
Cạnh nách Bác, đồng chí đi bên ơi, có phải
Ta nhìn như chiếc quạt Bác hay dùng
Chiếc quạt quê nhà, Bác vẫn giắt lưng!
Cùng với khúc ca dao ngọt ngào, Bác thuộc.
Bên gối Bác còn ấm lời non nước
Ánh hào quang sông núi tụ trên mình
Bác chan hoà như biển lớn mông mênh
Hồn dân tộc kết tinh hồn thời đại…
Hỡi ai đó, như trẻ thơ khóc mãi
Hãy lau khô đừng để lệ chảy tràn
Bác không muốn ta chìm trong biển lệ khóc than
Trước khi ngủ, Bác dặn dò tha thiết
Vầng trán Bác in giấc mơ tuyệt đẹp!
Hãy đọc trong mi mắt khép: nụ cười,
Bác Hồ nằm, tay không để buông xuôi
Đặt trước ngực như khi Người dạo mát.
Ôi ta nhơ hai bàn tay của Bác
Vỗ nhịp cho cả nước hát Kết Đoàn.
Ngày mai đây khi giải phóng Miền Nam
Cả nước hát, vắng bàn tay Bác vỗ…
Ta đứng lặng trước giấc Người yên ngủ!
Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.
Hỡi ai đó, từ Cà Mau về đủ
Tạm dừng bên nhường bước bạn bè xa
Hỏi có ai giàu hơn Bác Hồ ta
Người chợp mắt, cả năm châu cùng đến
Trên giường Bác, chúng tôi không thắp nến
Đã có trăng sao ôm ấp quanh Người
Bác yêu trăng như yêu một con người
Trong thơ Bác, trăng với hoa là bạn
Giao thừa tới từ nay đâu tiếng Bác
Chúc đồng bào chiến sĩ, giọng ngân vang
Giọng của Bác Hồ làm ấm cả không gian
Nghìn thế hệ mai đây còn ấp ủ…
Hỡi ai đó, xiết chặt thêm đội ngũ
Người vẫy ta kia, môi Bác mỉm cười
Bác giữa Ba Đình rực rỡ nắng tươi
Trong tim óc chúng ta, Người vẫn sống
Bác dẫu ngủ, kẻ thù đừng hy vọng
Ánh sáng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đời
Bác thức tỉnh ta: giữ lấy kiếp người
Ta thức tỉnh, nguyện bên Người vĩnh viễn
Xin Bác ngủ giữa dòng đời lưu luyến
Với Mác Lênin, giấc ngủ nghìn đời
Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi…
(Chiều 8 tháng 9 năm 1969)
Hải Như nhà thơ về Bác Hồ
Theo đại tá nhà văn Bùi Văn Bồng trong bài “Nhà thơ Hải Như: Hãy cãi lại Bác Hồ” thì “Nhà thơ Hải Như năm 2017 đã 95 tuổi, sinh năm 1923, tên thật là Vũ Như Hải, quê thành phố Nam Định. Ông tham gia cách mạng trước năm 1945 trong Hội truyền bá Quốc ngữ ở Hà Nội. Năm 1946, ông vào quân đội, tham gia lớp đào tạo báo chí cách mạng đầu tiên mang tên Huỳnh Thúc Kháng ở chiến khu Việt Bắc. Sau đó, ông lần lượt công tác ở các báo Sông Lô, Vệ quốc quân, Cứu quốc và báo Giác Ngộ rồi sau đó dừng viết báo, chỉ lo chung thủy với “Nàng Thơ”. Theo ông: Làm báo là phục vụ cho nhiệm vụ chính trị thời điểm, thời sự, còn làm thơ là sáng tác ra tác phẩm nói lên những vấn đề của con người gắn với thời cuộc, thời đại. Nhà thơ cần tìm ra cái cốt lõi của đời sống xã hội, truy nguyên vào bản chất của nó, đồng thời “nấu cao ngôn ngữ, cắt chữ dựng tượng” để có những bài thơ, câu thơ chắt lọc, lắng đọng. Vì thế nhà thơ cần phải có năng lực dự báo, cánh chim báo bão, là người đi đầu phản biện góp phần cho sự phát triển các giá trị Chân-Thiện-Mỹ trong xã hội; đem hồn thơ làm thắm được hồn người, thơ không nên chỉ lo phục vụ chính trị, mà phải “văn dĩ tải đạo”. Ông là nhà thơ thuộc thế hệ đầu của cách mạng. Ông nổi tiếng với đề tài thơ viết về Hồ Chi Minh, trong đó nổi bật khoảng trên 50 bài in sách, đăng báo. Ông làm thơ ít chú ý đến vần-nhịp điệu, không tự khuôn vào các thể loại, mà cốt ở tứ thơ, ý thơ. Vì thế, thơ Hải Như tự nhiên như nói, tự nhiên nói lên suy nghĩ và chính kiến của mình, như lời tâm sự chân tình, lắng đọng. Những bài thơ đề tài Hồ Chí Minh với cách thể hiện riêng không lẫn với nhà thơ nào.”.
Tôi chưa rõ số bài thơ của Hải Như viết về Bác Hồ thực sự có bao nhiêu nhưng do kính trọng thơ ông nên tôi may mắn tiếp xúc được nhiều thơ ông viết về Bác. Tôi tâm đắc với anh Bùi Văn Bồng là Hải Như viết “những bài thơ đề tài Hồ Chí Minh với cách thể hiện riêng không lẫn với nhà thơ nào“. Hầu như bài nào cũng hay. Hầu như bài nào tôi biết cũng đều tâm đắc kỳ lạ. Nhà thơ Hải Như tiếp cận Bác Hồ không phải tiếp cận một lãnh tụ mà tiếp cận Bác với sự kính phục Con Người. Ông không xu nịnh, hoan hô, ngợi ca theo số đông mà thầm phục nhân cách:
KỶ NIỆM SINH NHẬT NGƯỜI NĂM ẤY
Hải Như
Nếu tôi nhớ không lầm
Có một nhà phê bình văn học được Bác Hồ mời lên
Thân tình góp ý:
“Làm nhà yêu nước đủ rồi! (Người cười vui) Đừng bắt Bác “cõng” thêm nhà thơ,
Bác mệt!”
Cũng vậy – khi trao đổi với mọi người
Hồ Chí Minh không bao giờ
tự cho mình đúng hết
Hãy cãi lại Bác Hồ… (Người đưa tay nghiêm nghị chỉ vào từng chúng ta)
Có lẽ nào
Các chú
lại không cho Bác
có quyền được biết mình sai!
(Tháng 5 năm 1980).
Học Bác Hồ qua thơ Hải Như
Những chính khách Việt Nam lỗi lạc Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, … đều có những cách riêng để học Bác Hồ. “Dĩ công vi thượng” là nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt lợi ích chung lên trên hết. Đó là lời Bác Hồ nói với Bác Giáp tại hang Pắc Bó trước năm 1945. Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt đời tâm đắc điều này và là tấm gương mẫu mực về Dĩ công vi thượng từ “buổi đầu dựng nước” “chiến đấu trong vòng vây” đến “những năm tháng quyết định”, “ứng xử cuối đời” đều mẫu mực một nhân cách lớn.
Giáo sư Trần Văn Giàu thì đúc kết bảy phẩm chất cơ bản của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca đối với “Nhân cách lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh “: 1) Ưu tiên đạo đức; 2) Tận tụy quên mình; 3) Kiên trì bất khuất; 4) Khiêm tốn giản dị; 5) Hài hòa kết hợp; 6) Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý; 7) Yêu thiên nhiên hòa hợp với thiên nhiên.
Chủ tịch Trường Chinh thật sâu sắc khi chỉ ra “Bác Hồ rất ít trích dẫn !” Lúc đầu ông cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: “Mác, Ang ghen, Lênin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Angghen, Lênin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Chủ tịch Trường Chinh hiểu thực chất ý tứ câu nói của Bác, đó là nắm chắc thực tiễn, coi trọng thực tiễn, nói và làm bất cứ điều gì phải phù hợp với hoàn cảnh. Những đổi mới của Việt Nam gắn liền sâu sắc với bài học đó.
Nhà thơ Hải Như cũng lặng lẽ học Bác nhưng ông đã tinh tế chỉ ra điều cần học nhất ở Bác Hồ là HỌC LÀM NGƯỜI, Bác Hồ nói: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người”. “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân“.
Nhà thơ Hải Như lặng lẽ học Bác, quan sát thực tiễn và mạnh dạn đề xướng việc cấp bách nhất trong phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay là phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân đang bành trướng trong toàn Đảng, làm suy yếu Đảng. Ông viết:
NGƯỜI SAU KHÔNG BỊ KHUẤT
Bác Hồ đứng
Người sau không bị khuất
Ta đứng (thường quên)
Che lấp…
Bạn mình!
(10 – 1970)
CẦN CÓ NHỮNG PHÚT BUỒN
Khác với chúng ta
Bác Hồ đắp chăn đơn – không muốn mình ấm quá
Người trằn trọc canh dài
Vì tiếng trẻ rao đêm
Khi còn những bất công (chưa dễ dàng ta xóa)
Cần có những phút buồn
Nâng chúng ta lên.
(1970)
ÁO THUỞ HÀN VI
Khi tiếp khách người thân
Bác vẫn khoác chiếc áo bông sờn
Hai vai áo này đây hai mụn vá
Đâu phải chỉ thương dân còn vất vả
Ta hiểu Người muốn ngụ ý sâu xa
(Bác Hồ thường không nghĩ hộ cho ta)
Người gợi ý. Ta tự tìm chân lý
Áo thuở hàn vi
Bác Hồ vẫn quý
Nhiều chúng ta lãng phí cả… con người.
(5 – 1971)
ĐÂU CHỈ VÌ GIẢN DỊ
Bác Hồ đi dép lốp cao su
Đâu chỉ vì giản dị
Mà vì lẽ cao hơn
Ta lười nghĩ chẳng tìm thêm
Khi trái đất này còn những trẻ em
Chưa có đủ giày đi
Người không sao sống khác
(1970)
KHÔNG ĐÁNG SỢ KẺ THÙ TRƯỚC MẶT
Ta hãy tự trả lời ta – Bạn hỡi
Khi ta vui
Và cả lúc ta buồn
Tâm hồn ta có trong sáng đẹp hơn
Trước phút đi xa Bác Hồ căn dặn
Không đáng sợ kẻ thù trước mặt
Sợ nhất
Kẻ thù ẩn náu trong ta!
(1970)
TRONG PHÒNG NHỎ MÌNH TA
Ta không muốn chỉ ngắm hoài bức ảnh
Bác Hồ cười trán chẳng rõ nếp nhăn
Trong phòng nhỏ mình ta
Rất nhiều lúc ta cần
Được thấy Bác nghiêm nhìn ta – tư lự
Và được thấy cả lúc Người giận chứ!
Lặng lẽ ngoảnh đi…
(Ta tự hiểu với mình…)
(9 – 1971)
NGÀI QUÁCH
Người tù bị nhốt lao làm thơ – rung động chân thành
Ngợi ca người coi ngục
Mỗi lần đọc bài thơ “Ngài Quách” trong Nhật kỹ trong tù
Ta lại tự hỏi thêm:
Có phải Bác Hồ muốn giúp ta định nghĩa rõ hơn
Thế nào là người cộng sản?
Người biết chắt chiu từng giọt người trong xã hội còn đêm
Người tin vào bản chất người không một ai muốn xấu
Người không cho là đã nhuốm bùn rồi thì hết nảy những mầm sen
(9 – 1978)
ĐỎ MẶT
Đứng trước khó khăn
Bác Hồ dặn ta cười
Và do đó mà ta biết khóc
Khi nghĩ xấu
Ta không còn… đỏ mặt
Ấy là khi ta bỏ mất ta rồi!
(1970)
TRÊN HÈ PHỐ MAI ĐÂY
Trên hè phố chúng ta mai đây
Nếu còn một trẻ nhỏ bị còng tay
Vì lẽ này lẽ nọ
Thì em ơi – đừng sợ
Phải nói thật với mình:
Lỗi đó ở em
Lỗi đó ở anh
Bác Hồ dạy chúng ta điều trước tiên
Nhận lỗi.
(5 – 1972)
MỘT LỐI ĐI RIÊNG
Chúng ta thích đón đưa
Bác Hồ không thích
Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”
Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta
Và đường quen thuộc Bác chẳng đi đâu
Đường quen thuộc thường xa
Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:
Ngắn nhất
Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn
Khi đích đã nhắm rồi
Người luôn luôn tạo cho mình:
Một lối đi riêng.
(1 – 1970)
Nhà thơ Hải Như với sự ngưỡng mộ chân thành sâu sắc đối với Con Người Bác Hồ đã chỉ ra ba khẩu hiệu mà theo ông do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra, nhưng chưa viết thành văn bản mà ông đã hiểu được trong quá trình nghiên cứu những tài liệu về hành trình sự nghiệp của Người. Đó là ba Không: Không vinh thân phì gia; Không phân biệt đối xử; Không đặc quyền đặc lợi.
Tại bài phỏng vấn “Thơ ca và những đề tài lớn” ông viết: “Khẩu hiệu thứ nhất là “Không vinh thân phì gia”. Tư tưởng phương Đông, một người làm quan cả họ được nhờ, đã làm quan thì thân được vinh hiển thay đổi cả vị trí xã hội và kinh tế, gia quyến thì được nhờ vả, được kính trọng lây. Hồ Chí Minh không vinh thân phì gia. Bà Thanh – chị ruột ra thăm Người rồi cũng về quê Kim Liên. Bác không có người thân nào ở cạnh để đề bạt cả, cho đến hết đời vẫn như thế. Thứ hai là “Không đặc quyền đặc lợi”. Hồ Chí Minh khi làm Cách mạng hay khi làm Chủ tịch Nước, cụ đều sống như những người dân thường. Cả nước đều biêt, khi có chính sách đề ra hũ gạo tiết kiệm thì hàng ngày Người cũng bớt một nắm gạo, bớt bữa ăn. Bác sống giản dị như người bình dân không nhà lầu, xe sang, ăn uống cũng đơn giản không đòi tiêu chuẩn riêng. Người không hưởng đặc quyền đặc lợi. Cụ vẫn đi dép lốp, đi xe cũ, mặc áo vá… luôn quan hệ gần gũi với người cận vệ, hàng ngày vẫn cho cá ăn, tưới rau. Khẩu hiệu thứ ba xuyên suốt cuộc đời Người. Đó là “Không phân biệt đối xử”. Hồ Chí Minh là người cộng sản nhưng khi thành lập Liên minh Chính phủ, ông đã mời cả những người ở đảng khác vào như Quốc Dân Đảng, Đảng Xã Hội… hay không phải Đảng viên. Cụ cũng mời các thành phần xã hội tham gia lãnh đạo Đất nước, tham gia kháng chiến… Về vấn đề kê khai tài sản, tôi thấy Nghị quyết Đảng đề ra đã lâu nhưng vẫn chưa làm được. Vẫn lúng túng quá. Phải chăng có điều gì khó khăn, khuất tất? Tại sao không học tập Hồ Chí Minh, chúng ta phải thấy rằng đây là một lãnh tụ duy nhất trên thế giới không kê khai tài sản mà công khai tài sản, Người chỉ xách một cái vali và đôi dép lốp về nước, làm Cách mạng đến khi làm Chủ tịch Nước vẫn công khai tài sản từng ấy. Người dân tin cậy Hồ Chí Minh vì ông là lãnh tụ sạch cho tới lúc ông ra đi.”
Nhà thơ Hải Như có em ruột và con trai hi sinh cho Tổ Quốc. Liệt sĩ Vũ Như Hà – em ruột nhà thơ Hải Như – sinh năm 1925 là người đã từng cùng ông Lê Đức Nhân (gốc người Đức do Bác Hồ đặt tên Việt) can đảm đóng giả sĩ quan Pháp vào đánh úp thắng lợi đồn giặc ở châu Nguyên Bình, Cao Bằng. Sau này, anh hi sinh năm 1948 ở Việt Bắc. Nhà thơ đã khóc em “Đi 22 tuổi chưa là trẻ/Ở đủ trăm năm chửa hẵn già / Kiêu hãnh ai xưa vào trại giặc/ Nghiêng cười sáng mãi nét tinh hoa”. Liệt sĩ Vũ Bắc Dũng – con trai nhà thơ Hải Như – sinh năm 1949 hi sinh năm 1969 ở chiến trường biên giới Việt Lào, đến nay vẫn chưa tìm thấy mộ. Nhà thơ Hải Như trong nỗi đau ấy hẵn thấu hiểu nỗi đau của Bác Hồ khi mất mẹ và em. Ông thấu hiểu, hiểu đúng và đồng cảm vì sao Bác Hồ đi dép lốp, cần có những phút buồn” mặc áo vá, đắp chăn đơn để Người hiểu và thương người lính cùng những người dân đói rách.
Nhà thơ Hải Như là thi sĩ nổi tiếng của hơn 100 bài thơ tình, quê hương, đất nước được phổ nhạc, trong đó mảng đề tài về Bác Hồ là sâu sắc hơn cả. Nhà sử học Đào Duy Anh nói với ông một câu bằng tiếng Pháp mà nhà thơ Hải Như nhớ mãi: “Anh đã có đề tài chuyên chở tư tưởng của anh rồi” và “Anh cứ tiếp tục làm đi!”. Đọc thơ Hải Như cùng những điều tâm huyết của ông trả lời khi được phỏng vấn đã giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về những giá trị nhân văn cao cả của Bác. Đó là bài học dấn thân “vì dân phục vụ” mà mỗi chúng ta, và đặc biệt là những vị đang nắm trọng trách của đất nước, chịu trách nhiệm trước lịch sử và nhân dân, cần đọc và suy ngẫm lời giáo sư Trần Văn Giàu: “Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn.”
Đêm nhớ Người tỉnh thức Hải Như. Hải Như “thơ viết về Người” Bác Hồ trong thơ Hải Như 41 bài ‘thơ viết về Người’ lắng đọng sâu sắc một đời là kiệt tác chân dung, minh triết Hồ Chí Minh, tuấn mã đưa Người về đích. Cụ Hải Như không ngợi ca lãnh tụ mà làm ‘thơ viết về Người’. Đích nhân văn của Cụ là THỨC TỈNH CON NGƯỜI, Cụ Hải Như ơi !
(*) Nhà thơ Hải Như (Vũ Như Hải) sinh ngày 25/12/1923 tại Nam Định, từ trần lúc 7g 23’ ngày 30/6/2017 (tức 7/6 âm lịch năm Đinh Dậu), thượng thọ 95 tuổi. an táng tại nghĩa trang Hoa Viên Bình Dương. Bà quả phụ Nguyễn Thị Ngọc Tỉnh nay cũng đã mất và được hợp táng cùng chồng. Trưởng nam Vũ Dương Quân và thứ nam Vũ Hải Như Hạnh 14 Nguyễn Thiệp, Quận 1, điện thoại 0913070041, nối tiếp chuỗi liên hệ.
Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật lịch sử hiếm có của Việt Nam. Bác được tôn kính và ngưỡng mộ như một vị thánh. Dường như rất ít ai trên thế giới được như Bác có nhiều ngợi ca bằng viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, huyết họa, điện ảnh, sân khấu, thờ cúng trong gia đình và ngoài xã hội. Thời gian và sự tranh luận thêm bớt thần tượng hóa Bác Hồ không làm xóa nhòa những dấu ấn sâu đậm của Người trong lòng dân. Di sản to lớn nhất của Bác không chỉ là sự nghiệp huyền thoại vô song “anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới” mà cao đẹp hơn hết trong lòng dân là nhân cách Con Người đầy sức cảm hóa mà hiếm có một vị lãnh tụ nào đạt tới. Hải Như là nhà thơ viết về Bác Hồ ấn tượng nhất của lòng tôi trong số những nhà thơ Việt Nam. Dẫu Tố Hữu đã có các bài thơ “Việt Bắc“, “Theo chân Bác” viết rất hay về Người, Chế Lan Viên có bài thơ “Người đi tìm hình của nước” thật xúc động; Viễn Phương có bài “Viếng lăng Bác” hay nao lòng, và rất nhiều bài thơ khác nữa. … Nhưng lạ lùng thay, trên 43 năm trôi qua, tôi vẫn nhớ như in lời thơ của Hải Như “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ Bác Hồ ơi!“. Bài thơ do thầy Phạm Ngọc Căng, Phó Hiệu trưởng Trường cấp ba Bắc Quảng Trạch đọc trong đêm truy điệu Bác ngay sau khi bài thơ vừa ra đời, lên sóng truyền thanh Đài Tiếng Nói Việt Nam và thầy chép lại. Cả hội trường mênh mông không ai cầm được nước mắt …
Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.
Hỡi ai đó, không được rời đội ngũ
Theo hàng hai, đi lặng lẽ tiến dần
Đừng khóc oà, hãy rón rén bàn chân
Bước nhẹ nữa. Bác Hồ vừa chợp mắt
Bác nằm đó, bộ ka-ki Bác mặc
Chưa kịp thay, Người vừa ngả lưng nằm.
Nếu ta đoán không lầm; Bác mới đi thăm
Một xóm thợ, xem nơi ăn chốn nghỉ…
Nhưng không phải – vì khi ta ngắm kỹ
Trên má Bác Hồ còn in dấu chiếc hôn
Các cháu nhi đồng lớp học đầu thôn
Được Bác ghé thăm, Bác cho bá cổ…
Hỡi ai đó, cắn chặt môi, hãy cố
Đừng để cho tiếng nấc động tai Người.
Bác Hồ vừa chợp mắt ngủ đó thôi
Trước giường Bác, ta nghẹn ngào đứng ngắm
Mái tóc Bác lẫn với mầu gối trắng
Râu Bác thưa cũng bạc trắng một mầu,
Ta muốn làm con nhỏ vuốt chòm râu
Từng sợi bạc dãi dầu sương, nắng, gió.
Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ
Người quên Người, dành hết thảy cho ta!
Từ có Bác Hồ, thêm rạng rỡ ông cha
Tên của Bác đẹp thắm trang lịch sử.
Ta đứng lặng trước giấc Người yên Ngủ!
Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.
Hỡi ai đó, đừng gục đầu ủ rũ
Bác dặn ta: nhớ Bác phải vươn mình
Giường Bác nằm chiếu sáng giữa trăng thanh,
Chiếc giường một suốt đời, ta nhớ mãi…
Cạnh nách Bác, đồng chí đi bên ơi, có phải
Ta nhìn như chiếc quạt Bác hay dùng
Chiếc quạt quê nhà, Bác vẫn giắt lưng!
Cùng với khúc ca dao ngọt ngào, Bác thuộc.
Bên gối Bác còn ấm lời non nước
Ánh hào quang sông núi tụ trên mình
Bác chan hoà như biển lớn mông mênh
Hồn dân tộc kết tinh hồn thời đại…
Hỡi ai đó, như trẻ thơ khóc mãi
Hãy lau khô đừng để lệ chảy tràn
Bác không muốn ta chìm trong biển lệ khóc than
Trước khi ngủ, Bác dặn dò tha thiết
Vầng trán Bác in giấc mơ tuyệt đẹp!
Hãy đọc trong mi mắt khép: nụ cười,
Bác Hồ nằm, tay không để buông xuôi
Đặt trước ngực như khi Người dạo mát.
Ôi ta nhơ hai bàn tay của Bác
Vỗ nhịp cho cả nước hát Kết Đoàn.
Ngày mai đây khi giải phóng Miền Nam
Cả nước hát, vắng bàn tay Bác vỗ…
Ta đứng lặng trước giấc Người yên ngủ!
Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.
Hỡi ai đó, từ Cà Mau về đủ
Tạm dừng bên nhường bước bạn bè xa
Hỏi có ai giàu hơn Bác Hồ ta
Người chợp mắt, cả năm châu cùng đến
Trên giường Bác, chúng tôi không thắp nến
Đã có trăng sao ôm ấp quanh Người
Bác yêu trăng như yêu một con người
Trong thơ Bác, trăng với hoa là bạn
Giao thừa tới từ nay đâu tiếng Bác
Chúc đồng bào chiến sĩ, giọng ngân vang
Giọng của Bác Hồ làm ấm cả không gian
Nghìn thế hệ mai đây còn ấp ủ…
Hỡi ai đó, xiết chặt thêm đội ngũ
Người vẫy ta kia, môi Bác mỉm cười
Bác giữa Ba Đình rực rỡ nắng tươi
Trong tim óc chúng ta, Người vẫn sống
Bác dẫu ngủ, kẻ thù đừng hy vọng
Ánh sáng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đời
Bác thức tỉnh ta: giữ lấy kiếp người
Ta thức tỉnh, nguyện bên Người vĩnh viễn
Xin Bác ngủ giữa dòng đời lưu luyến
Với Mác Lênin, giấc ngủ nghìn đời
Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi…
(Chiều 8 tháng 9 năm 1969)
Hải Như nhà thơ về Bác Hồ
Theo đại tá nhà văn Bùi Văn Bồng trong bài “Nhà thơ Hải Như: Hãy cãi lại Bác Hồ” thì “Nhà thơ Hải Như năm 2017 đã 95 tuổi, sinh năm 1923, tên thật là Vũ Như Hải, quê thành phố Nam Định. Ông tham gia cách mạng trước năm 1945 trong Hội truyền bá Quốc ngữ ở Hà Nội. Năm 1946, ông vào quân đội, tham gia lớp đào tạo báo chí cách mạng đầu tiên mang tên Huỳnh Thúc Kháng ở chiến khu Việt Bắc. Sau đó, ông lần lượt công tác ở các báo Sông Lô, Vệ quốc quân, Cứu quốc và báo Giác Ngộ rồi sau đó dừng viết báo, chỉ lo chung thủy với “Nàng Thơ”. Theo ông: Làm báo là phục vụ cho nhiệm vụ chính trị thời điểm, thời sự, còn làm thơ là sáng tác ra tác phẩm nói lên những vấn đề của con người gắn với thời cuộc, thời đại. Nhà thơ cần tìm ra cái cốt lõi của đời sống xã hội, truy nguyên vào bản chất của nó, đồng thời “nấu cao ngôn ngữ, cắt chữ dựng tượng” để có những bài thơ, câu thơ chắt lọc, lắng đọng. Vì thế nhà thơ cần phải có năng lực dự báo, cánh chim báo bão, là người đi đầu phản biện góp phần cho sự phát triển các giá trị Chân-Thiện-Mỹ trong xã hội; đem hồn thơ làm thắm được hồn người, thơ không nên chỉ lo phục vụ chính trị, mà phải “văn dĩ tải đạo”. Ông là nhà thơ thuộc thế hệ đầu của cách mạng. Ông nổi tiếng với đề tài thơ viết về Hồ Chi Minh, trong đó nổi bật khoảng trên 50 bài in sách, đăng báo. Ông làm thơ ít chú ý đến vần-nhịp điệu, không tự khuôn vào các thể loại, mà cốt ở tứ thơ, ý thơ. Vì thế, thơ Hải Như tự nhiên như nói, tự nhiên nói lên suy nghĩ và chính kiến của mình, như lời tâm sự chân tình, lắng đọng. Những bài thơ đề tài Hồ Chí Minh với cách thể hiện riêng không lẫn với nhà thơ nào.”.
Tôi chưa rõ số bài thơ của Hải Như viết về Bác Hồ thực sự có bao nhiêu nhưng do kính trọng thơ ông nên tôi may mắn tiếp xúc được nhiều thơ ông viết về Bác. Tôi tâm đắc với anh Bùi Văn Bồng là Hải Như viết “những bài thơ đề tài Hồ Chí Minh với cách thể hiện riêng không lẫn với nhà thơ nào“. Hầu như bài nào cũng hay. Hầu như bài nào tôi biết cũng đều tâm đắc kỳ lạ. Nhà thơ Hải Như tiếp cận Bác Hồ không phải tiếp cận một lãnh tụ mà tiếp cận Bác với sự kính phục Con Người. Ông không xu nịnh, hoan hô, ngợi ca theo số đông mà thầm phục nhân cách:
KỶ NIỆM SINH NHẬT NGƯỜI NĂM ẤY
Hải Như
Nếu tôi nhớ không lầm
Có một nhà phê bình văn học được Bác Hồ mời lên
Thân tình góp ý:
“Làm nhà yêu nước đủ rồi! (Người cười vui) Đừng bắt Bác “cõng” thêm nhà thơ,
Bác mệt!”
Cũng vậy – khi trao đổi với mọi người
Hồ Chí Minh không bao giờ
tự cho mình đúng hết
Hãy cãi lại Bác Hồ… (Người đưa tay nghiêm nghị chỉ vào từng chúng ta)
Có lẽ nào
Các chú
lại không cho Bác
có quyền được biết mình sai!
(Tháng 5 năm 1980).
Học Bác Hồ qua thơ Hải Như
Những chính khách Việt Nam lỗi lạc Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, … đều có những cách riêng để học Bác Hồ. “Dĩ công vi thượng” là nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt lợi ích chung lên trên hết. Đó là lời Bác Hồ nói với Bác Giáp tại hang Pắc Bó trước năm 1945. Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt đời tâm đắc điều này và là tấm gương mẫu mực về Dĩ công vi thượng từ “buổi đầu dựng nước” “chiến đấu trong vòng vây” đến “những năm tháng quyết định”, “ứng xử cuối đời” đều mẫu mực một nhân cách lớn.
Giáo sư Trần Văn Giàu thì đúc kết bảy phẩm chất cơ bản của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca đối với “Nhân cách lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh “: 1) Ưu tiên đạo đức; 2) Tận tụy quên mình; 3) Kiên trì bất khuất; 4) Khiêm tốn giản dị; 5) Hài hòa kết hợp; 6) Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý; 7) Yêu thiên nhiên hòa hợp với thiên nhiên.
Chủ tịch Trường Chinh thật sâu sắc khi chỉ ra “Bác Hồ rất ít trích dẫn !” Lúc đầu ông cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: “Mác, Ang ghen, Lênin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Angghen, Lênin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Chủ tịch Trường Chinh hiểu thực chất ý tứ câu nói của Bác, đó là nắm chắc thực tiễn, coi trọng thực tiễn, nói và làm bất cứ điều gì phải phù hợp với hoàn cảnh. Những đổi mới của Việt Nam gắn liền sâu sắc với bài học đó.
Nhà thơ Hải Như cũng lặng lẽ học Bác nhưng ông đã tinh tế chỉ ra điều cần học nhất ở Bác Hồ là HỌC LÀM NGƯỜI, Bác Hồ nói: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người”. “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân“.
Nhà thơ Hải Như lặng lẽ học Bác, quan sát thực tiễn và mạnh dạn đề xướng việc cấp bách nhất trong phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay là phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân đang bành trướng trong toàn Đảng, làm suy yếu Đảng. Ông viết:
NGƯỜI SAU KHÔNG BỊ KHUẤT
Bác Hồ đứng
Người sau không bị khuất
Ta đứng (thường quên)
Che lấp…
Bạn mình!
(10 – 1970)
CẦN CÓ NHỮNG PHÚT BUỒN
Khác với chúng ta
Bác Hồ đắp chăn đơn – không muốn mình ấm quá
Người trằn trọc canh dài
Vì tiếng trẻ rao đêm
Khi còn những bất công (chưa dễ dàng ta xóa)
Cần có những phút buồn
Nâng chúng ta lên.
(1970)
ÁO THUỞ HÀN VI
Khi tiếp khách người thân
Bác vẫn khoác chiếc áo bông sờn
Hai vai áo này đây hai mụn vá
Đâu phải chỉ thương dân còn vất vả
Ta hiểu Người muốn ngụ ý sâu xa
(Bác Hồ thường không nghĩ hộ cho ta)
Người gợi ý. Ta tự tìm chân lý
Áo thuở hàn vi
Bác Hồ vẫn quý
Nhiều chúng ta lãng phí cả… con người.
(5 – 1971)
ĐÂU CHỈ VÌ GIẢN DỊ
Bác Hồ đi dép lốp cao su
Đâu chỉ vì giản dị
Mà vì lẽ cao hơn
Ta lười nghĩ chẳng tìm thêm
Khi trái đất này còn những trẻ em
Chưa có đủ giày đi
Người không sao sống khác
(1970)
KHÔNG ĐÁNG SỢ KẺ THÙ TRƯỚC MẶT
Ta hãy tự trả lời ta – Bạn hỡi
Khi ta vui
Và cả lúc ta buồn
Tâm hồn ta có trong sáng đẹp hơn
Trước phút đi xa Bác Hồ căn dặn
Không đáng sợ kẻ thù trước mặt
Sợ nhất
Kẻ thù ẩn náu trong ta!
(1970)
TRONG PHÒNG NHỎ MÌNH TA
Ta không muốn chỉ ngắm hoài bức ảnh
Bác Hồ cười trán chẳng rõ nếp nhăn
Trong phòng nhỏ mình ta
Rất nhiều lúc ta cần
Được thấy Bác nghiêm nhìn ta – tư lự
Và được thấy cả lúc Người giận chứ!
Lặng lẽ ngoảnh đi…
(Ta tự hiểu với mình…)
(9 – 1971)
NGÀI QUÁCH
Người tù bị nhốt lao làm thơ – rung động chân thành
Ngợi ca người coi ngục
Mỗi lần đọc bài thơ “Ngài Quách” trong Nhật kỹ trong tù
Ta lại tự hỏi thêm:
Có phải Bác Hồ muốn giúp ta định nghĩa rõ hơn
Thế nào là người cộng sản?
Người biết chắt chiu từng giọt người trong xã hội còn đêm
Người tin vào bản chất người không một ai muốn xấu
Người không cho là đã nhuốm bùn rồi thì hết nảy những mầm sen
(9 – 1978)
ĐỎ MẶT
Đứng trước khó khăn
Bác Hồ dặn ta cười
Và do đó mà ta biết khóc
Khi nghĩ xấu
Ta không còn… đỏ mặt
Ấy là khi ta bỏ mất ta rồi!
(1970)
TRÊN HÈ PHỐ MAI ĐÂY
Trên hè phố chúng ta mai đây
Nếu còn một trẻ nhỏ bị còng tay
Vì lẽ này lẽ nọ
Thì em ơi – đừng sợ
Phải nói thật với mình:
Lỗi đó ở em
Lỗi đó ở anh
Bác Hồ dạy chúng ta điều trước tiên
Nhận lỗi.
(5 – 1972)
MỘT LỐI ĐI RIÊNG
Chúng ta thích đón đưa
Bác Hồ không thích
Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”
Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta
Và đường quen thuộc Bác chẳng đi đâu
Đường quen thuộc thường xa
Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:
Ngắn nhất
Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn
Khi đích đã nhắm rồi
Người luôn luôn tạo cho mình:
Một lối đi riêng.
(1 – 1970)
Nhà thơ Hải Như với sự ngưỡng mộ chân thành sâu sắc đối với Con Người Bác Hồ đã chỉ ra ba khẩu hiệu mà theo ông do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra, nhưng chưa viết thành văn bản mà ông đã hiểu được trong quá trình nghiên cứu những tài liệu về hành trình sự nghiệp của Người. Đó là ba Không: Không vinh thân phì gia; Không phân biệt đối xử; Không đặc quyền đặc lợi.
Tại bài phỏng vấn “Thơ ca và những đề tài lớn” ông viết: “Khẩu hiệu thứ nhất là “Không vinh thân phì gia”. Tư tưởng phương Đông, một người làm quan cả họ được nhờ, đã làm quan thì thân được vinh hiển thay đổi cả vị trí xã hội và kinh tế, gia quyến thì được nhờ vả, được kính trọng lây. Hồ Chí Minh không vinh thân phì gia. Bà Thanh – chị ruột ra thăm Người rồi cũng về quê Kim Liên. Bác không có người thân nào ở cạnh để đề bạt cả, cho đến hết đời vẫn như thế. Thứ hai là “Không đặc quyền đặc lợi”. Hồ Chí Minh khi làm Cách mạng hay khi làm Chủ tịch Nước, cụ đều sống như những người dân thường. Cả nước đều biêt, khi có chính sách đề ra hũ gạo tiết kiệm thì hàng ngày Người cũng bớt một nắm gạo, bớt bữa ăn. Bác sống giản dị như người bình dân không nhà lầu, xe sang, ăn uống cũng đơn giản không đòi tiêu chuẩn riêng. Người không hưởng đặc quyền đặc lợi. Cụ vẫn đi dép lốp, đi xe cũ, mặc áo vá… luôn quan hệ gần gũi với người cận vệ, hàng ngày vẫn cho cá ăn, tưới rau. Khẩu hiệu thứ ba xuyên suốt cuộc đời Người. Đó là “Không phân biệt đối xử”. Hồ Chí Minh là người cộng sản nhưng khi thành lập Liên minh Chính phủ, ông đã mời cả những người ở đảng khác vào như Quốc Dân Đảng, Đảng Xã Hội… hay không phải Đảng viên. Cụ cũng mời các thành phần xã hội tham gia lãnh đạo Đất nước, tham gia kháng chiến… Về vấn đề kê khai tài sản, tôi thấy Nghị quyết Đảng đề ra đã lâu nhưng vẫn chưa làm được. Vẫn lúng túng quá. Phải chăng có điều gì khó khăn, khuất tất? Tại sao không học tập Hồ Chí Minh, chúng ta phải thấy rằng đây là một lãnh tụ duy nhất trên thế giới không kê khai tài sản mà công khai tài sản, Người chỉ xách một cái vali và đôi dép lốp về nước, làm Cách mạng đến khi làm Chủ tịch Nước vẫn công khai tài sản từng ấy. Người dân tin cậy Hồ Chí Minh vì ông là lãnh tụ sạch cho tới lúc ông ra đi.”
Nhà thơ Hải Như có em ruột và con trai hi sinh cho Tổ Quốc. Liệt sĩ Vũ Như Hà – em ruột nhà thơ Hải Như – sinh năm 1925 là người đã từng cùng ông Lê Đức Nhân (gốc người Đức do Bác Hồ đặt tên Việt) can đảm đóng giả sĩ quan Pháp vào đánh úp thắng lợi đồn giặc ở châu Nguyên Bình, Cao Bằng. Sau này, anh hi sinh năm 1948 ở Việt Bắc. Nhà thơ đã khóc em “Đi 22 tuổi chưa là trẻ/Ở đủ trăm năm chửa hẵn già / Kiêu hãnh ai xưa vào trại giặc/ Nghiêng cười sáng mãi nét tinh hoa”. Liệt sĩ Vũ Bắc Dũng – con trai nhà thơ Hải Như – sinh năm 1949 hi sinh năm 1969 ở chiến trường biên giới Việt Lào, đến nay vẫn chưa tìm thấy mộ. Nhà thơ Hải Như trong nỗi đau ấy hẵn thấu hiểu nỗi đau của Bác Hồ khi mất mẹ và em. Ông thấu hiểu, hiểu đúng và đồng cảm vì sao Bác Hồ đi dép lốp, cần có những phút buồn” mặc áo vá, đắp chăn đơn để Người hiểu và thương người lính cùng những người dân đói rách.
Nhà thơ Hải Như là thi sĩ nổi tiếng của hơn 100 bài thơ tình, quê hương, đất nước được phổ nhạc, trong đó mảng đề tài về Bác Hồ là sâu sắc hơn cả. Nhà sử học Đào Duy Anh nói với ông một câu bằng tiếng Pháp mà nhà thơ Hải Như nhớ mãi: “Anh đã có đề tài chuyên chở tư tưởng của anh rồi” và “Anh cứ tiếp tục làm đi!”. Đọc thơ Hải Như cùng những điều tâm huyết của ông trả lời khi được phỏng vấn đã giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về những giá trị nhân văn cao cả của Bác. Đó là bài học dấn thân “vì dân phục vụ” mà mỗi chúng ta, và đặc biệt là những vị đang nắm trọng trách của đất nước, chịu trách nhiệm trước lịch sử và nhân dân, cần đọc và suy ngẫm lời giáo sư Trần Văn Giàu: “Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn.”
Đêm nhớ Người tỉnh thức Hải Như. Hải Như “thơ viết về Người” Bác Hồ trong thơ Hải Như 41 bài ‘thơ viết về Người’ lắng đọng sâu sắc một đời là kiệt tác chân dung, minh triết Hồ Chí Minh, tuấn mã đưa Người về đích. Cụ Hải Như không ngợi ca lãnh tụ mà làm ‘thơ viết về Người’. Đích nhân văn của Cụ là THỨC TỈNH CON NGƯỜI, Cụ Hải Như ơi !
Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa”
(Remember to Africa friends near and far A good name and godly heritage is better than silver and gold. Love you home, leave the promised land. Involve yourself in the land of bloom)
Cám ơn GS Nguyễn Tử Siêm, PGS Dương Văn Chín (Chin Duong) anh Trần Quang Phước (Quang Phước Trần) đã đồng cảm chùm bài ‘Nhớ châu Phi” tiếp nối chuyên khảo Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Nam, Lúa sắn Việt Nam tới châu Phi, Chuyện trồng lúa ở châu Phi; Sắn Việt Nam đến châu Phi Mười hai ngày ở Ghana …. là những mẫu chuyện ký ức vụn mà tôi muốn tập hợp và biên tập lại
LÚA SẮN VIỆT NAM TỚI CHÂU PHI
Giáo sư Võ Tòng Xuân và tiến sĩ Tô Văn Trường dường như là những nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam đầu tiên mang lúa Việt sang nghiên cứu và sản xuất thực nghiệm ở châu Phi. Hình trên là Giáo sư Võ Tòng Xuân (bên phải) và tiến sĩ Tô Văn Trường trên ruộng lúa thực nghiệm lúa Việt Nam ở châu Phi. Lúa Sắn Việt Nam đến châu Phi dường như có một nhân duyên khó lý giải. Điều này giống như câu chuyện Cristoforo Colombo ngày 3 tháng 8 năm 1492 khởi hành từ Palos de la Frontera, Tây Ban Nha trong hành trình viễn dương đầu tiên của ông để khám phá ra châu Mỹ. Colombo đâu có ngờ rằng đó chính là bước đi đầu tiên của một sứ giả kết gắn Tân Thế Giới với Cựu Thế Giới của đầu thế kỷ 15. Lúa Sắn Việt Nam đến châu Phi là sự trãi nghiệm cuộc sống mà tôi may mắn là người được chứng kiến trong chặng đường đầu. Bài viết này chia sẻ các nhận thức về tầm nhìn, mục tiêu, nôi dung, giá trị kết quả và bài học
Tôi theo thầy Võ Tòng Xuân đến châu Phi với danh nghĩa là chuyên gia nông học “Dr. Cassava” và ý nghĩ “giúp bạn cũng là tự giúp mình”. Tôi thành tâm và tự nguyện dấn thân tiếp nối ý nguyện, việc làm của Norman Borlaug di sản niềm tin và nổ lực, Bill Gates học để làm,…Họ là thầy bạn tốt đã đến châu Phi sớm hơn. Tôi thực lòng tin vào minh triết sống thung dung phúc hậu, thích vươn ra ngoài khi có cơ hội trãi nghiệm cuộc sống, dạy học và làm việc thực sự có ích, còn thì dành trọn phần lớn tâm sức và thời gian cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông học đến đồng bào Việt Nam ở vùng sâu vùng xa, thích đúc kết thực tiễn, văn hóa. Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Tôi được lôi cuốn vào việc được nhiều đợt ở châu Phi với các chương trình khác nhau là do may mắn và tình cờ.
“Bài học thực tiễn từ người Thầy” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những gian nan của cây lúa Việt khi đến châu Phi. Đọc bài “Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất” của TS. Tô Văn Trường viết về giáo sư Võ Tòng Xuân là câu chuyên dài, một thuở đã tưng bừng trên báo mạng liên quan đến Huỳnh Kim, một cây bút cự phách của Đồng Bằng Sông Cửu Long và Sài Gòn tiếp thị, một Hoàng Kim Đồng Tháp Hai Lúa miền Tây và một Hoàng Kim Nông Lâm (là tôi) thầm lặng hơn, thích chuyên môn cây lương thực hơn, chỉ thỉnh thoảng ló dạng góp vui như bài Hoa điển điển và em Cao Nguyên, làm không ít bạn đọc lầm rằng đó là Hoàng Kim (Đồng Tháp), hoặc là Huỳnh Kim (cây bút vàng), ngay cả đối với những bạn bè thân.
Tiến sĩ Tô Văn Trường mail về bài Huỳnh Kim và chất vấn của Hoàng Kim Đồng Tháp: “Nhân đọc bài “Sang Châu Phi trồng lúa” đăng trên báo Sài gòn tiếp thị, tác giả Huỳnh Kim bức xúc, viết bài “Tại sao bỗng dưng nhẩy tưng sang Châu Phi lập liên doanh trồng lúa” đặt vấn đề rất cụ thể những nhà khởi xướng, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cụ thể là Chính phủ Việt Nam phải trả lời thỏa đáng cho nông dân Việt Nam các câu hỏi : Việt Nam được lợi gì khi đầu tư trồng lúa ở Châu Phi? Và việc phát triển cây lúa ở Châu Phi có mất thị trường xuất khẩu gạo của nông dân Việt Nam, do tạo thêm cạnh tranh về xuất khẩu gạo hay không? Lợi đâu không thấy, có đâu mà thấy (?!). Nếu có thì quí vị hãy trưng ra. Tôi chỉ thấy toàn là tai hại cho nông dân Việt Nam, và nền kinh tế Việt Nam“.
Giáo sư Võ Tòng Xuân khi khởi sự trồng lúa giúp châu Phi, thầy cho rằng ”Giúp bạn cũng là tự giúp mình ! ”khác ý kiến của anh Hoàng Kim (Đồng Tháp). Tôi (Hoàng Kim Nông Lâm) thực sự ủng hộ quan điểm của thầy Xuân vì thật ra đây là vấn đề an sinh xã hội. Thầy Norman Boulaug nhà nhân đạo và khoa học nông nghiệp, cha đẻ cách mạng xanh từng nói “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”. Tôi liên tưởng đến “Chuyện bếp gas nhiên liệu sinh học”, hiện đã là tiến bộ kỹ thuật rộng lớn tại Nigeria. Nó được gợi mở ý tưởng qua học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam. Các đoàn chuyên gia dầu khí và nghề sắn của châu Phi đã đến Việt Nam. Họ thăm ruộng sắn và nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học, thăm thu hoạch sắn và học trên đồng cùng nông dân và sinh viên, họ cũng đến thặm gia đình chúng tôi. Tôi ủng hộ hợp tác Nam Nam “gạo sắn châu Phi, chuyên môn Việt Nam”. Tôi ủng hộ đến Châu Phi cùng học tập và chia sẻ trãi nghiệm thực tế . Khi bạn hữu quý trọng và tín nhiệm mình, nếu ngại khó ngại khổ mà thoái lui thì chính mình tự hổ thẹn mình là không xứng đáng làm một người bạn.
Thầy Võ Tòng Xuân cùng chúng tôi mạnh mẽ chuyển tới các bạn châu Phi thông điệp: Gạo sắn châu Phi, chuyên môn Việt Nam. Việt Nam và Châu Phi hợp tác Nam Nam lan tỏa Con đường lúa gạo Việt Nam. Các nước Tây Phi và Việt Nam điều kiện sinh thái cùng trên một nền khí hậu nhiệt đới là hoàn toàn tương tự nhau dễ dàng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cây trồng và thâm canh phù hợp. Lúa gạo là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới, sản lượng đứng sau ngô và trước lúa mì. Gạo là lương thực ổn định thân thiết và không thể thay thế ở châu Phi, đặc biệt là ở Tây Phi, nơi mà những năm gần đây mức tiêu thụ gạo trong gia đình người dân vùng Tây Phi đang tăng lên đáng kể do thu nhập đời sống, gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa.
Lúa Sắn ở nhiều nước châu Phi là cây lương thực chính. Bài học lúa sắn và chén cơm thường ngày của người dân là ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người khách đến thăm châu Phi. GMX Consulting đang mở rộng tư vấn từ Lúa, Sắn đến Cá, Rau xanh. Đó thực sự là một câu chuyện dài. Tôi tạm đưa lên một ít hình về câu chuyện “Cassava in Ghana: Save and Grow” có nhiều thông tin liên quan về lúa và Dr. Rice Võ Tòng Xuân.
Vùng Tây Phi là một khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất toàn cầu trong khi Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tây Phi mỗi năm đang chi 3 tỷ đô la Mỹ cho sự nhập khẩu gạo. Châu Phi là vùng tiềm năng cho sự tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ gạo lớn hơn, như Nigeria và Ghana vẫn đang trong khoảng 30- 40kg so với hơn 100kg ở các nước như Sierra Leone, Guinea and Liberia. Chuyên môn lúa Việt Nam là đáng tin cậy Tốc độ tăng năng suất lúa gạo Việt Nam (1975-2014) vượt 1,73 lần so với tốc độ tăng năng suất lúa gạo bình quân chung của toàn thế giới. Năm 2015, diện tích đất trồng lúa ở Việt Nam là 7,83 triệu ha, tổng sản lượng lúa đạt 45,22 triệu tấn, năng suất bình quân đạt 57,7 tạ/ha, đã xuất khẩu 6,7 triệu tấn, tăng 5,8% so với năm 2014.
Việt Nam đã được một trong 3 nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong 25 năm qua. Quá trình chuyển đổi của Việt Nam đến một nước xuất khẩu gạo hàng đầu của những năm gần đây đã sản sinh ra nhiều chuyên gia lúa gạo, hạt giống phù hợp, thủy lợi và phát triển các kỹ thuật mà có thể được triển khai tới châu Phi. Trong chuỗi giá trị hàng hóa từ cây lúa đến hạt gạo đến chén cơm ngon có biết bao những vấn đề bức xúc , niềm vui, nổi buồn và những vấn nạn.
Trăm nghe không bằng một thấy. Việt Nam Châu Phi xa mà gần. Tôi thực sự được trãi nghiệm và thấm thía sâu sắc những bài học thực tiển về bảo tồn và phát triển.
CHUYỆN TRỒNG LÚA Ở CHÂU PHI
Lúa Việt Nam đến châu Phi chỉ thực sự được bắt đầu năm 2005 khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đến Việt Nam. Ông đã về thẳng Đồng Bằng Sông Cửu Long thăm trường đại học An Giang và vùng sản xuất lúa An Giang. Ngưỡng mộ và ấn tượng trước các thành tích về phát triển lương thực của Việt Nam, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa năng suất cao của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mà tỉnh An Giang lúc đó đã đạt sản lượng trên một triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đã trân trọng mời GSTS. Võ Tòng Xuân sang Sierra Leone giúp xây dựng chương trình an ninh lương thực.
Giáo sư Xuân nhớ lại: “Kể từ năm 1984, là chuyên gia quốc tế, tôi tham gia vào các hội nghị và các đoàn chuyên gia được tạo ra bởi WB, FAO, IFAD, CIRAD, CGIAR để thực hiện các công trình tư vấn tại Senegal, Nigeria, Kenya, Ethiopia, Madagascar. Tôi nhận ra rằng cần phải có một cách tiếp cận tốt hơn để chấm dứt nạn đói và nghèo đói ở châu Phi. Ngày 16 tháng Ba năm 2006, ngài Sierra Leone Đại sứ Sierra Leone trên đường đến Bắc Kinh đã ký với tôi biên bản ghi nhớ hợp tác trong một quán cà phê tại Galaxy Hotel, Phan Đình Phùng, Hà Nội“. Sau đó, trong năm 2006, GSTS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường đại học An Giang đã đến Sierra Leone làm việc với Phó Tổng thống Solomon Berawa, Bộ trưởng Sama Monde về chương trình nói trên. Sau khi đi khảo sát thực địa, Hai bên thống nhất lựa chọn vùng Mange Bureh thuộc huyện Port Loko làm khu thí điểm trồng lúa. Theo GS Võ Tòng Xuân, tại Sierra Leone chỉ cần cải tạo lại, bón phân hữu cơ, cải tạo hệ thống kênh dẫn nước từ sông vào là có thể trồng được mỗi năm 2 vụ lúa ngắn ngày.
Tiến sĩ Tô Văn Trường đã thuật lại chi tiết trong bài “Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất” đăng ở bài học thực tiễn từ người Thầy: “Vấn đề đặt ra là làm sao có được nguồn kinh phí để có thể bắt tay vào việc xây dựng khu thí điểm này? Sierra Leone là quốc gia nằm ở Tây Phi có diện tích 71.740 km2, dân số hơn 5 triệu người, có nhiều tiềm năng về tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản…) nhưng vì mới trải qua cuộc nội chiến, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, lạc hậu, lương thực phải nhập khẩu hơn 90%, ngay Thủ đô là Freetown cũng thiếu điện nước trầm trọng, nhiều phố phải thắp đèn dầu và hình ảnh người dân từ già đến trẻ phải nhẫn nại đi đội nước mang về dùng trở thành khá phổ biến trên các đường phố”.
Bài toán đã có lời giải khi Công ty Long Dân, một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu mặt hàng nông sản có trụ sở tại TP.HCM đã hợp tác với GS Võ Tòng Xuân bỏ ra 150.000 USD để trồng lúa tại đất nước này. “Việc lựa chọn khu thí điểm hơn 100 ha để trồng lúa ở Mange Bureh là hoàn toàn thích hợp về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, nguồn nước. Giống lúa của Việt Nam đưa sang có ưu điểm là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao so với giống lúa địa phương. Các giống lúa trồng thí điểm ở Trại nông nghiệp Rokupr (gần 1 ha) mọc khá tốt vì có đủ nguồn nước. Riêng 4 ha lúa thí điểm ở Mange Bureh phát triển không được như mong muốn vì 3 nguyên nhân (1) Cỏ tranh cao ngút đầu người, làm đất chỉ bằng thủ công không có máy cày lật hết rễ cỏ tranh nên ảnh hưởng nhiều đến cây lúa (2) Làm đất, gieo trồng vào cuối tháng 8 nên khi mùa mưa chấm dứt, không có đủ nguồn nước cung cấp cho các giai đoạn phát triển của cây lúa (ra lá, đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín) và (3) bón phân và thuốc trừ sâu đều thiếu so với yêu cầu phát triển của cây lúa.”
5 bước kế hoạch phát triển lúa: kinh nghiệm của tiến sĩ Lúa (Giáo sư Võ Tòng Xuân) là: 1) Khảo sát đồng ruộng, chọn điểm và mô tả điểm. 2) Thiết lập các thí nghiệm hợp phần kỹ thuật thích hợp sinh thái (về giống, thời vụ bón phân, mật độ, phòng trừ sâu bệnh hại,…) 3) Thiết kế hệ thống tưới tiêu cho các điểm đã tuyển chọn; 4) Trình duyệt dự án đầu tư được chấp thuận với khuyến nghị đồng thuận của Bộ/ Sở Nông nghiệp đến ngân hàng cho vay; 5) Tổ chức sản xuất lúa gạo của nông dân địa phương châu Phi với hướng dẫn thực hành của nông dân trồng lúa có kinh nghiệm Việt Nam.
Kết quả mà nhóm chuyên gia do GS Võ Tòng Xuân dẫn đầu đã thu được kết quả khá tốt. Năng suất lúa (giống lúa ngắn ngày đem từ đồng bằng sông Cửu Long qua) đạt 4,8 – 5,2 tấn/ha trong vòng 105 ngày, so với giống lúa địa phương trên 140 ngày mà năng suất dưới 3 tấn/ha.
Nhiều nông dân ĐBSCL đã được đưa sang các nước châu Phi để chuyển giao kỹ thuật trồng lúa. Bài báo “Quảng bá hạt lúa Việt ở châu Phi” của Hải Cường – Cẩm Tú – B.T đăng trên dân Việt ngày 25 tháng 1 năm 2012 đã kể chi tiết cho bạn nghe chuyện này:
“…cách đây khoảng 5 năm (2007) bà Từ Thanh Hương, một Việt kiều Đức thuê 110 ha đất nông nghiệp ở nước Cộng hoà Sierra Leone làm trang trại trồng lúa. Lý giải về lý do chọn đất nước này, bà Hương cho hay: “Thổ nhưỡng, khí hậu ở Sierra Leone giống như đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, rất thuận lợi trồng lúa nước. Trong khi đấy là đất nước còn rất khó khăn về lương thực“. …“Chúng tôi dựa trên cơ sở hạ tầng thuỷ lợi sẵn có rồi đầu tư thêm một số hạng mục để sản xuất lúa giống bán lại cho người dân địa phương” – bà Hương cho biết. “Một số công ty của nước láng giềng Nigeria nghe tin đã lập tức mời GS Võ Tòng Xuân sang khảo sát giúp. GS Xuân đã sang Nigeria thăm 7 tiểu bang, rồi cũng thiết kế chương trình tương tự như ở Sierra Leone. Cũng tương tự như thế, nhóm chuyên gia Việt Nam đã có mặt tại Sudan, Mozambique, Rwanda, Burundi và Liberia để khảo sát vùng thích nghi cây lúa của Ghana và Mauritania theo yêu cầu của Công ty Nissa Development Ltd và Societe Mauritanienne d’Armement Pelagique” .
…“Tại Liberia, PGS – TS Dương Văn Chín – Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL, người đang cùng làm việc với những công nhân nông nghiệp ở một trại thực nghiệm trồng lúa tại vùng Madina cách thủ đô Monrovia 150km, cũng cho biết: “Liberia là một trong số 37 nước trên thế giới đang gặp khủng hoảng và mất an ninh lương thực. Hàng năm đất nước này cần khoảng 500.000 tấn gạo để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, diện tích lúa ở đất rất nhỏ, năng suất thấp. Vì vậy, việc các chuyên gia Việt Nam có mặt tại đây để giúp họ trồng lúa, quảng bá hạt ngọc Việt rất có nhiều ý nghĩa”.
Thực tế là sau một thời gian khảo sát, với kinh nghiệm của mình, Việt Nam có thể giúp Liberia phát triển trồng lúa cũng như quảng bá hạt lúa Việt Nam. Theo PGS – TS Chín, chúng ta đã và đang chuyển giao cho bạn những kỹ thuật phù hợp. Thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống thoát thủy khoa học cho vùng đầm lầy. Du nhập và thử nghiệm các giống lúa chất lượng cao từ châu Á. Tập huấn và tổ chức nhân giống lúa cấp xác nhận. “Việc đưa kỹ thuật trồng lúa sang giúp đỡ bạn một mặt sẽ tăng cường quan hệ hai nước, mặt khác sẽ giúp người dân nơi đấy biết đến hạt lúa Việt Nam” – PGS – TS Chín nói.”
“Theo những thông tin mới nhất, hiện nay nhiều quốc gia châu Phi đã chính thức đặt vấn đề mở rộng hợp tác đi vào chiều sâu bằng cách đưa nông dân Việt Nam sang châu Phi, triển khai các chương trình sản xuất lúa và chế biến tại chỗ. Hiện tại, ở một số quốc gia châu Phi như Benin, Mali, Mozambique, Guinea Conakry… cũng có khoảng hơn 30 chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đang trực tiếp giúp các nước bạn về nhiều ứng dụng công nghệ – khoa học mà Việt Nam đã thành công trong thời gian qua …”
SẮN VIỆT NAM ĐẾN CHÂU PHI
Sắn là cây lương thực cứu đói, cây thức ăn gia súc, cây tinh bột và nhiên liệu sinh học được FAO quan tâm rất sớm trong các giải pháp an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo, nguồn nguyên liệu để mang lại nhiên liệu sạch giá cạnh tranh , mang đến nhiều cơ hội sinh kế và việc làm cho người nghèo của châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.
Năm 2003, tiến sĩ Hoàng Kim may mắn được nằm trong nhóm chuyên gia quốc tế khảo sát đánh giá một số vùng sắn chính ở châu Phi và châu Mỹ La tinh sau đó họp ở CIAT/ Colombia về chọn tạo giống và định hướng nghiên cứu bảo tồn phát triển sắn. Trước đó năm 2000, tôi đã có báo cáo tại FAO (Rome) “Tình trạng sắn tại Việt Nam các gợi ý cho tương tai nghiên cứu và phát triển” (Status cassava in Vietnam: implication for future research and development, by Hoang Kim, Pham Van Bien and R.H. Howeler) và bài được đăng trên tài liệu của FAO 2003. Sau này bài viết này đã được FAO coi như là một chỉ dấu minh chứng so sánh để thấy rõ tốc độ tăng năng suất và sản lượng sắn Việt, đã góp phần tăng thêm sinh kế, thu nhập đời sống và cơ hội việc làm cho người dân nghèo Việt Nam.
Sắn Việt Nam năng suất củ tươi năm 2000 gần tương đương sắn châu Phi và thấp hơn so bình quân năng suất sắn châu Mỹ nhưng sau mười năm, năng suất sắn Việt Nam đã tăng lên gấp đôi và sản lượng sắn Việt Nam tăng lên gấp năm lần, vượt năng suất sắn châu Mỹ và vượt xa năng suất sắn châu Phi. Kinh nghiệm thực tiễn đã mang cây sắn Việt Nam đến với các bạn châu Phi.
Nhóm chuyên gia sắn quốc tế người Uganda, Nigeria, Brazil, … làm việc ở CIAT năm 2003 để báo cáo kết quả khảo sát các vùng sắn chính ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh và lập kế hoạch phối hợp nghiên cứu phát triển sắn. Tất cả mọi người đều rất hào hứng chăm chú theo dõi và trao đổi về “hợp tác Nam Nam” tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 chú trọng nông nghiệp.
Các chuyên gia sắn CIAT Ấn Độ Châu Phi Châu Á Châu Mỹ Latinh Việt Nam đã cùng làm việc trên đồng ruộng Việt Nam. Thành tựu công việc trên đồng ruộng đã được trao đổi chia sẻ thân thiết, cùng bảo tồn và phát triển.
Thành tựu và bài học sắn Việt Nam đang được chia sẻ với châu Phi. Việt Nam có những thành tựu và bài học thành công nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có những trả giá đau đớn trong quản lý của chương trình sắn làm nhiên liệu sinh học. Lục địa đen đang vượt lên theo cách riêng của họ. Nigeria hiện đã đưa nhiên liệu xanh “cồn sinh học từ sắn” (*) vào sử dụng trong bếp ga thường ngày của hàng triệu hộ gia đình, thay thế cho “xăng pha chì truyền thống” được ưu tiên dành cho xuất khẩu. Họ cũng sử dụng sắn đa dạng hơn trong lương thực, thực phẩm chế biến, thức ăn gia súc.
MƯỜI HAI NGÀY Ở GHANA
Ghana thứ Hai ngày 30 tháng 6
CNM365. Ngày 30 tháng 6 năm 1337 là ngày sinh của Trần Duệ Tông hoàng đế thứ 9 thời nhà Trần, là vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam bị tử trận khi đương quyền. Trần Duệ Tông hoàng đế có lòng dũng cảm, mong muốn chấn hưng Đại Việt và trấn áp kẻ thù nhưng vì ông quá nóng vội nên bại trận. Thế nước Đại Việt suy kém sau trận thua lớn ở Đồ Bàn, những người kế vị đều vô tài nên nhà Trần ngày càng suy, cho đến năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần . Ngày 30 tháng 6 năm 1894, Cầu Tháp Luân Đôn được khánh thành, cầu bắc qua sông Thames đoạn chảy qua thủ đô của Anh Quốc. Cầu Tháp Luân Đôn (Tower Bridge) là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng (có thể mở ra cho tàu thuyền lớn đi qua), nằm liền với Tháp Luân Đôn, (là cung điện và pháo đài của Nữ hoàng, Di sản thế giới của UNESCO) tạo thành quần thể biểu tượng nổi tiếng của thành phố Luân Đôn và nước Anh. Ngày 30 tháng 6 năm 1905, Bài viết “Zur Elektrodynamik bewegter Körper” giới thiệu thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein được tiếp nhận và xuất bản sau đó. Ngày 30 tháng 6 năm 1908, Một vụ nổ lớn xảy ra gần sông Trung Tunguska thuộc khu vực Siberi của Đế quốc Nga, sự kiện có tác động lớn đối với Trái Đất. Đây có thể đã được gây bởi vụ nổ trên không của một tiểu hành tinh hay sao chổi từ khoảng cách 5 đến 10 kilômét trên bề mặt Trái Đất. Năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 megaton TNT, tương đương với Castle Bravo, quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được Hoa Kỳ chế tạo. Vụ nổ đã làm đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 kilômét vuông, có tác động lớn đối với Trái Đất. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 6: Nhà Trần trong sử Việt; Nhớ Châu Phi.
Sáng nay, tôi thức dậy sớm để kịp hoàn thiện báo cáo Sắn ở Ghana bảo tồn và phát triển (Cassava in Ghana: save and grow). Tôi xem lại power point, bổ sung và hiệu đính rõ các nguồn trích dẫn, sắp xếp dàn bài phát biểu và trình chiếu ở các thời lượng 5, 10, 15 phút , dự kiến các câu hỏi và nội dung cần trao đổi.
9 giờ NaNa và Jinny đón tôi đến làm việc với Bộ Thương Mại và Công nghiệp, ngài E.K. Smith cùng với hai trợ lý của ông. Ông trao đổi kỹ và sâu. Báo cáo được quan tâm đặc biệt và ông ngỏ ý muốn tiếp cận và có bản sao về các thông tin chi tiết vừa trình bày. Tôi trao đổi với Jinny và anh Quân (ở Anh) để tăng cường mối quan hệ hợp tác. Cassava in Ghana: Save and Grow
Buổi chiều chúng tôi đến làm việc với các Tổ chức Quốc tế về tài chính, tư vấn, nghiên cứu sản xuất kinh doanh và phát triển ngành hàng sắn ổn định bền vững tại châu Phi và Ghana. Tôi có thêm những người bạn mới của Ghana và nhiều nước.
Xa Tổ Quốc, làm việc hướng thiện và nhân đạo, tôi càng xúc động bởi lời ca Chúng ta là cả thế giới We are the world bài ca sống mãi với thời gian của thiên tài ca nhạc Michael Jackson. “Khi bạn cảm thấy lạc lõng và suy sụp. Không một chút hy vọng hay ước mơ. Nhưng nếu bạn tin tưởng, Chúng ta sẽ không bao giờ gục ngã. Nào, nào, nào, hãy nhận ra rằng. Sự thay đổi chắc chắn sẽ đến . Khi chúng ta sát cánh bên nhau.” “Chúng ta là cả thế giới. Chúng ta là lớp trẻ. Chúng ta là những người làm ngày mai tươi sáng hơn”.
Một ngày mới đi qua với nhiều hiệu quả và niềm vui.