Số lần xem
Đang xem 1964 Toàn hệ thống 4240 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHÀO NGÀY MỚI 3 THÁNG 7
Hoàng Kim CNM365 Học không bao giờ muộn, Đậu Quốc Anh vầng đá khiêm nhường, Nhà Trần trong sử Việt; Trung Quốc một suy ngẫm; Cuộc đối chiến Mỹ Trung; Nhớ Châu Phi, Ngày 3 tháng 7 năm 1290, là ngày mất của Trần Thánh Tông, Hoàng đế thứ hai nhà Trần. Trần Thánh Tông (12 tháng 10 năm 1240– 3 tháng 7 năm 1290) tên húy Trần Hoảng là vị hoàng đế thứ hai của nhà Trần nước Đại Việt, ở ngôi từ ngày 30 tháng 3 năm 1258 đến ngày 8 tháng 11 năm 1278. Sau đó ông làm Thái thượng hoàng từ cuối năm 1278 cho đến khi qua đời năm 1290. Ông thường được sử sách mô tả là một minh quân tài giỏi, giữ vững được cơ nghiệp của triều đại và nền độc lập của quốc gia. Hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông đã cùng Quốc Công Trần Hưng Đạo, Thái Sư Trần Quang Khải, đại tướng Trần Khánh Dư với nhiều danh tướng quân dân thời Trần lập nên các chiến công lừng lẫy Bạch Đằng Chương Dương, Hàm Tử, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã lãnh đạo quân dân Đại Việt kháng chiến đánh bại hai cuộc xâm lược của Nguyên- Mông năm 1285 và 1287.Ngày 3 tháng 7 năm 1944, Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô giải phóng Minsk khỏi lực lượng Đức Quốc Xã trong Chiến dịch Bagration . Đây là “thất bại thảm hại nhất của Quân đội Đức Quốc xã trong toàn bộ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai“. Ngày 3 tháng 7 năm 1991, ngày mất Lê Văn Thiêm, nhà toán học Việt Nam. Lê Văn Thiêm (1918-1991) là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học toán học đầu tiên của Việt Nam, một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông nghiên cứu chủ yếu về lý thuyết các hàm phân hình, diện Riemann và một số vấn đề về toán học ứng dụng. Lê Văn Thiêm và Hoàng Tuỵ là hai nhà toán học Việt Nam được chính phủ Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 vào năm 1996 và Huân chương Độc lập hạng nhất về những công trình toán học đặc biệt xuất sắc. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 7: Học không bao giờ muộn, Đậu Quốc Anh vầng đá khiêm nhường, Nhà Trần trong sử Việt; Trung Quốc một suy ngẫm; Cuộc đối chiến Mỹ Trung; Nhớ Châu Phi, Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-7/
HỌC KHÔNG BAO GIỜ MUỘN Hoàng Kim
Đường trần tỏa sáng ý thơ
Thênh thênh dạo bước bến mơ thỏa tình
Em vui đạt được ý mình
Anh mừng giống mới sắp thành niềm vui
Lúa thí nghiệm vụ Hè Thu tại Trung tâm DTARC Tập đoàn Lộc trời, ở ấp Hòa Tân, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn , tỉnh An Giang, đang ngậm sữa đến chín, ảnh Dương Văn Chín
MƯỜI THÓI QUEN MỖI NGÀY
Hoàng Kim
1. Vui khỏe phúc hậu, an nhàn vô sự là tiên
2. Biết dưỡng sinh, sống quen thanh đạm nhẹ mình
3. Hưởng ánh nắng, khí trời và sương mai mỗi sáng
4. Dạy và học tình yêu cuộc sống cnm365 mỗi ngày
5. Đi bộ và dọn vườn, tập thể dục mỗi ngày nữa giờ
6. Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày có lợi cho sức khỏe
7. Luyện thói quen đi lại ít phút sau mỗi giờ làm việc
8. Sau khi đi làm về cần nghĩ ngơi 15 phút mới tắm
9. Khi người mệt mỏi tốt nhất ngủ ngon và nghỉ ngơi
10 Buông bỏ những dư thừa và hư danh giả tạm
MƯỜI TƯ DUY TÍCH CỰC
Ai đúng ai sai, mình không sai là được
Người già người trẻ, cứ vui khỏe là được
Việc nhiều lộc ít, làm xong việc là được
Tận tâm tiết kiệm, đừng lãng phí là được
Bất kể giàu nghèo, cứ hoà thuận là được
Không kén ngon dở, cứ sạch nóng là được
Bất luận đẹp xấu, cứ tốt duyên là được
Nhà lớn nhà nhỏ, cứ ấm no là được
Xe mới xe cũ, cứ chạy tốt là được
Sung túc hay nghèo, cứ bình an là được
TRẠNG TRÌNH DƯỠNG SINH THI
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585)
Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.
(Bản dịch của GS. Lê Trí Viễn)
BẢY BƯỚC ĐẾN HẠNH PHÚC
1. Suy nghĩ ít lại, Cảm nhận nhiều hơn!
2. Bớt đi khó chịu, Mỉm cười nhiều hơn!
3. Nói ít lại, Lắng nghe nhiều hơn!
4. Xem it lại, Hành động nhiều hơn!
5. Phán xét ít lại, Chấp nhãn nhiều hơn!
6. Phàn nàn ít lại, Trân trọng nhiều hơn!
7. Sợ hãi ít lại, Yêu thương nhiều hơn!
CHÍN ĐIỀU LÀNH SỨC KHỎE
1) Cười nhiều Giận ít
2) Vui nhiều Lo ít
3) Làm nhiều Nói ít
4) Đi nhiều Ngồi ít
5) Rau nhiều Thịt ít
6) Chay nhiều Mặn ít
7) Chua nhiều Ngọt ít
8) Tắm nhiều Lười ít
9) Thiện nhiều Tham ít
BÀI TẬP THỞ DƯỠNG SINH
Cách thở dưỡng sinh có nguồn gốc từ bài tập thở Ấn Độ tên pranayama (điều hòa hơi thở 478), hiện vẫn được áp dụng trong thiền, yoga, bao gồm thở vào trong 4 giây, giữ hơi trong 7 giây và thở ra trong 8 giây, đếm thầm trong đầu. Kỹ thuật thở này giúp bạn thư giản,nhanh hồi sức, ngủ nhanh, ngon và sâu , Cách điều hòa hơi thở 478 là sự tập trung chú ý luyện thở thay vì suy nghĩ lo lắng khi bạn nằm xuống ngủ. Các bước thực hiện:
Bước 1: Thở ra, hoặc thổi hơi ra hoàn toàn bằng miệng. Lưu ý thở mạnh, tạo thành tiếng. Đầu lưỡi đặt đằng sau răng hàm trên.
Bước 2: Đóng miệng, hít nhẹ nhàng bằng mũi, đếm thầm trong đầu đến 4.
Bước 3: Nín thở, đếm đến 7.
Bước 4: Lại thở mạnh ra thành tiếng, đếm đến 8.
Bước 5: Đóng miệng vào và hít nhẹ nhàng, lặp lại toàn bộ quá trình thêm ba lần nữa.
Nếu kỹ thuật này chưa đủ giúp bạn ngủ nhanh thì nên được kết hợp với các vật dụng hỗ trợ như mặt nạ ngủ, nút tai, nhạc thư giãn, tinh dầu khuếch tán hoa oải hương hoặc tránh uống nước có cafeine trước khi ngủ.
QUY TẮC VÀNG BA PHÚT
Phương pháp đánh răng333
Mỗi ngày nên đánh răng 3 lần, sau bữa ăn 3 phút, mỗi lần đánh 3 phút. Nguyên tắc cơ bản khi đánh răng là chải sạch mọi mặt, từ bên trong lẫn bên ngoài của hàm răng.
Dưỡng tâm 3 phút sau khi tỉnh dậy
Nhắm mắt dưỡng tâm 3 phút sau khi tỉnh dậy rồi từ từ vận động tứ chi và đầu cổ.đừng vội bật nhanh dậy như khi người lính chiến tranh. Người già bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh tim, mỗi khi thức giấc không nên ngồi dậy ngay; 25% trường hợp đột quỵ và đột tử xảy ra vào buổi sáng từ 7h đến 8h.
Đun nước thêm 3 phút sau khi sôi
Khi đun nước cần làm theo các bước: Trước tiên, để nước trong ấm một lúc rồi mới bắt đầu đun sôi; khi nước sôi mở nắp ấm; cuối cùng đợi nước sôi tầm ba phút và để lửa nhỏ. Cách đun này giúp các chất có hại trong nước bay hơi.
Ăn uống nóng lạnh cách nhau 3 phút
Không ăn uống nóng lạnh cùng lúc hại sức khỏe mà tối thiểu cách 3 phút. Ăn đồ nóng huyết quản sẽ giãn ra, nếu uống nước lạnh ngay, huyết quản đột ngột co lại làm huyết áp tăng cao dẫn đến đau đầu, buồn nôn, đau bụng.
Học cách hãm trà đừng nóng vội
Trà ngon, cà phê ngon phải biết pha đúng cách, đúng gu phải biết cách pha trà không nóng vội Ngâm trà trong nước 70-80 độ C khoảng 3 phút sau đó thay nước và tiếp tục ngâm trà thêm 3 phút nữa làm tăng hương vị của trà, giúp cafein tiết ra uống ngon, tỉnh táo, sảng khoái tinh thần
Không tức giận quá 3 phút
Năng lượng tiêu tốn trong 10 phút tức giận tương đương khi chạy 3.000 m. Ngoài ra, các phản ứng sinh lý lúc tức giận kích thích cơ thể sản sinh các chất độc phức tạp hơn bất cứ cảm xúc nào. Do đó, người tức giận khó sống lâu. Muốn tăng sức khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ, bạn không nên tức giận quá 3 phút.
Em có về Quảng Trị với anh không ?
Miền đất thân thương bao mùa nắng gió
Mảnh đất kiên trung thắm dòng máu đỏ
Nơi cổ thành tiếng súng vọng ngàn xa…
Hãy ghé thăm dòng Bến Hải hiền hòa
Đậm dấu tích một dòng sông lịch sử
Đã qua rồi, thời đạn bom khói lửa
Nay dịu êm nghe sóng vỗ cửa Tùng
Rồi ghé thăm dòng Thạch Hãn kiên trung
Dòng nước biếc chứa bao điều huyền thoại
Dòng sông lửa – chiến công vang vọng mãi
Nơi “Đáy sông còn đó bạn tôi nằm”*
Nghĩa trang Trường Sơn, em nhớ ghé thăm
Hãy thắp nhang khu tượng đài tưởng niệm
Niềm xúc động dâng trào khi bước đến
Hơn chục ngàn liệt sĩ trắng hàng bia
Những chàng trai từ khắp các miền quê
Đã nằm xuống cho non sông một dải
Tuổi hai mươi, các anh còn sống mãi
Như Trường Sơn mây trắng nắng vàng bay
Quảng Trị hôm nay cuộc sống đổi thay
Đồng xanh lúa đang chờ mùa gặt mới
Cảng Cửa Việt vươn tầm xa đi tới
Cầu Hiền Lương nâng nhịp bước đôi bờ
Đakrông đẹp xinh như một bài thơ
Một dòng sông ẩn chứa nhiều huyền thoại
Về Quảng Trị một lần là nhớ mãi
Mảnh đất thiêng, tiếng vọng gọi ta về.
Công tác lai tạo chọn lọc giống cây trồng nói chung và lai tạo chọn lọc giống lúa mới nói riêng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, giữ lửa đam mê của các nhà di truyền chọn giống cây trồng. Hiện nay mặc dù có những công cụ hiện đại về mặt sinh học phân tử giúp ích nhiều trong chọn tạo giống lúa mới, nhưng lai truyền thống theo phả hệ vẫn đóng một vai trò quan trọng. Cây lúa làm mẹ được khử nhị đực. Nhị đực của cây bố được lấy hạt phấn và rắc vào bầu nhụy cái của cây mẹ. Quá trình thụ phấn và thu tinh xảy ra để tạo ra hạt lai F1. Cây F1 có cường lực giống lai và khỏe mạnh cường tráng hơn bố mẹ, nhưng là quần thể đồng nhất chưa phân ly. Từ thế hệ F2 trở đi, quá trình phân ly diễn ra . Nhà di truyền chọn giống chọn cá thể từ thế hệ này sang thế hệ khác, trên cơ sơ những đặc tính tốt của bố và những đặc tính tốt của mẹ để đến thế hệ F9- F10 thì cá thể được chọn lọc đã thuần , không còn phân ly . Những dòng thuần triển vọng được so sánh tại cơ sở lai tạo . Những dòng thuần xuất sắc được đựa đi khảo nghiệm quốc gia tổ chức bởi Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp & PTNT) ở những vùng sinh thái khác nhau và ở những mùa vụ khác nhau. Kết tiếp là khảo nghiệm sản xuất trên diện đại trà . Thông thường mất khoảng 10 năm mới ra được 1 giống lúa mới được công nhận chính thức . Thí dụ như giống Lộc trời 1 , đạt Top 3 gạo ngon nhất thế giới đấu xảo năm 2015 tại Malaysia , phải mất 12 năm mới được công nhận chính thức . Cặp lai được tiến hành năm 2004 và Bộ NN công nhận chính thức năm 2016 ( Hình 1 : Các dòng lúa còn phân ly đang được chọn lọc cá thể ; Hình 2 : giống lúa đã thuần đang được khảo nghiệm quốc gia vụ Hè Thu 2020 tại DTARC )
ĐẬU QUỐC ANH VẦNG ĐÁ KHIÊM NHƯỜNG
Hoàng Kim
Đậu Quốc Anh là thầy giáo giảng dạy và nghiên cứu sinh thái môi trường và hệ thống nông nghiệp của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam mà tôi quý trọng thường ghé thăm nhau để cùng đọc và suy ngẫm. Anh thầm lặng góp ích cho dân trí và đào tạo nhân tài, tinh thần dạy và học của anh như vầng đá khiêm nhường trên dấu chân Phật ở Sri Lanka (đất nước Tích Lan nhỏ bé nhưng trí tuệ đức hạnh. Em Hoàng Kim xin phép ảnh vàng đá tỏa sáng Ban Mai và chép lại những câu chuyện học được từ trang anh.Nghia Nguyen Dang, Nguyễn Văn Bộ, Mai Thành Phụng, Nguyễn Hinh, Loan Phuong, … bạn em cũng đều nghĩ tốt về anh như vậy.
Em thầm phục anh chọn bài viết về đạo Bụt 8 di sản thế giới ở Sri Lanka để đọng lại. Bài viết ‘bờ vai lời mẹ dạy’ và bài viết ‘vua chọn quan nên thế nào” em gặp lại “Suy niệm mỗi ngày” của Lev Tonstoy. Ôi ! thời buổi văn minh vật chất lên ngôi, việc thấm thía đạo học, khoảng lặng cuộc sống để biết sống hài hòa cân bằng là rất quý cần học. Em Hoàng Kim xin phép được chép trao đổi này về trang nhà và viết tiếp câu chuyện này.
Ba câu chuyện dưới đây là tích cũ viết lại theo lối văn phóng tác”Suy niệm mỗi ngày” của Lev Tonstoy, cốt giữ lấy tinh thần và cốt truyện của bài văn và phóng tác theo duyên của người kể và tình huống cụ thể của lớp học. Cám ơn anh Đậu Quốc Anh về hồn cốt của ba câu chuyện này. Hoàng Kim xin phép tích cũ viết lại lối phiếm đàm
VUA TUYỂN QUAN CẦN NHƯ THẾ NÀO?
Nước quân chủ nọ cần tuyển một Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao để chống tham nhũng và duy trì kỷ cương phép nước. Viên quan văn đầu triều, Viên quan võ đầu triều được triều thần nhất trí đề cử vào cương vị này. Vua đề nghị chọn thêm, rốt cục, dân tình đề cử thêm một người thứ ba để bầu. Người này có tiếng chính trực nhưng chỉ làm nghề thầy giáo bình thường.
Ngày ứng tuyển, ba ứng viên được đưa vào cung điện. Nhà vua đưa họ tới bên một hồ nước. Trong hồ có mấy quả chanh đang trôi lơ lửng.Nhà vua hỏi ba vị ứng viên ” Các khanh cho biết trong hồ có tổng cộng có mấy quả chanh?”
Viên quan văn đi gần tới hồ nước, đứng bên bờ và bắt đầu đếm. Sau đó người này tự tin trả lời: “Thưa bệ hạ, tổng cộng có 6 quả “.
Viên quan võ nhìn mặt nước thậm chí chẳng tiến gần tới bên hồ mà trực tiếp nối lời viên quan văn: “Thần cũng nhìn thấy 6 quả, thưa bệ hạ!”.
Người thầy giáo kia chưa vội trả lời, đi thẳng tới bên bờ hồ, cởi giày ra và lội xuống làn nước. Sau một hồi, ông cầm tất cả những miếng chanh ấy lên bờ và tâu với nhà vua: “Thưa bệ hạ, tổng cộng chỉ có 3 quả chanh. Vì những quả này đều đã bị cắt gần như làm đôi”.
Nhà vua gật đầu: Khanh mới chính là nhà chấp pháp. Trước khi đưa ra kết luận sau cùng, ta vẫn cần phải chứng minh. Bởi lẽ những gì ta đang nhìn thấy chưa chắc đã là chân tướng thực sự”.Thành ngữ tiếng Anh có câu: “Don’t judge a book by its cover”,(đừng đánh giá một cuốn sách chỉ dựa vào trang bìa). Nhìn sâu vào chất lượng cuộc sống dân chúng mới thấu hiểu giá trị cải cách đích thực. Chúng ta từ trước tới nay tiếc rằng thường dễ dàng đưa lời phán xét về những việc mình chưa tỏ tường hoặc vội nghe theo dư luận mà quên mất rằng phải tận mắt nhìn thấy đôi khi cũng chưa phải là sự thật!
BỜ VAI LỜI MẸ DẶN CON
Thuở tôi còn nhỏ, mẹ tôi có một câu đố: ” Đố con bộ phận nào là quan trọng nhất trên cơ thể?” Tôi thưa với mẹ rằng đôi tai là quan trọng nhất vì âm thanh và lời nói khuyến khích khen chê làm điều chỉnh hành vi con người. Mẹ lắc đầu: “Không phải đâu con. Có rất nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con.”
Lúc tôi trưởng thành, tôi thưa với mẹ đôi mắt là quan trong nhất. Mắt là cửa sồ tâm hồn, đúng sai tốt xấu phải được chính mắt mình nhìn thấy mới bớt sai lầm và đưa ra chính kiến đúng đi. Mẹ cười nhìn tôi âu yếm nói: “Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa thật đúng, vì vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì.”
Khi tôi xây dựng gia đình, tôi thưa với mẹ của quý bảo tồn di sản gia đình dòng tộc tiếp nối thế hệ là quan trọng nhất. Mẹ cười thật vui nói với bố : Con mình đã thực sự trưởng thành rồi. Mẹ trả lời tôi: “Con đang tiến bộ rất nhiều nhưng đó vẫn chưa phải là câu trả lời tổng quát.”
Rồi đến ngày người ông yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì thương nhớ ông. Một mình tôi vừa chạy bộ vừa khóc trên suốt chặng đường hai mươi cây số từ thành phố về nhà trong đêm mưa rào ngày 25 tháng 4 âm lịch của năm đó. Tôi cố gắng chạy thật nhanh về nhà để mong được gặp ông nội lần cuối. Nhưng khi tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi.
Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố khóc như tôi. Lúc liệm ông nội xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?” Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là quả tim mà cụ thể bên ngoài là bờ vai. Ai cũng cần một bờ vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều người thân và bạn hữu để có thể nhận được nhiều tình thương, để mỗi khi con khóc, có được những bờ vai thân thiết.”
Hạnh phúc thay là người hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải là “phần ích kỷ”, mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.
SRILANKA VỚI 8 DI SẢN THẾ GIỚI
“Sri Lanka là đảo quốc nhỏ bé ở Nam Á, mang hình một giọt nước nằm tách biệt, có chung đường biên giới bờ biển với Ấn độ và Maldives. Đất nước với hơn ba ngàn năm lịch sử, ôm ấp trong mình 8 di sản văn hóa thế giới cùng những đồi chè xanh tươi bạt ngàn đang dần tỏa sáng vẻ đẹp cho mọi người tới thăm. Vào năm 1994, anh Đậu Quốc Anh đã tham gia một cuộc hội thảo của “ Dự án Mạng lưới nông lâm kết hợp vùng châu Á-Thái Bình Dương” tại Sri Lanka. Anh lưu lại chùm ảnh và một lời giới thiệu thật đẹp và ngắn về đất nước tươi đẹp và hội thảo cuộc hội thảo này . 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận là ‘kiệt tác của nhân loại” lần lượt là
Thành phố linh thiêng Anuradhapura, là kinh đô đầu tiên của đất nước Tích Lan được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên và có cội bồ đề 2.000 năm tuổi, được chiết ra từ gốc bồ đề nơi Thái tử Tất Đạt Đa đã ngồi thiền trước khi thành đạo. Và cội Bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng ngày nay chính là 1 nhánh chiết từ đây.
Thành phố cổ Polonnaruwa kinh đô thứ hai của Sri Lanka. Nơi đây còn lại phế tích của bức tường thành bao bọc thành phố cổ, cung điện hoàng gia, tượng vua Parakramabahu khắc trên đá, hồ nước Parakrama Samudra, quyển sách bằng đá Potha với chiều dài 8 mét và chiều ngang 4,25 mét. Đẹp nhất và hoành tráng nhất là Vihara với ba bức tượng Phật tạc trong vách đá trong ba tư thế khác nhau, đứng, ngồi và nằm, riêng bức tượng Đức Phật nằm nghiêng có chiều dài đến 7 mét.
Ngọn núi đá sư tử Sigiriya (Lion Rock), Sri Lanka, một ngọn đá khổng lồ cao gần 200 mét, từng là một thủ đô trong thế kỷ thứ 5. Cung điện hoàng gia được xây dựng trên đỉnh đá và hai mặt được trang trí bằng những bức bích họa đầy màu sắc dưới sự chỉ huy của vua Kasyapa (Ca Diếp). Sau đó, cung điện này được sử dụng như một tu viện Phật giáo.
Thành phố linh thiêng Kandy, nằm trên một cao nguyên với khí hậu mát lạnh quanh năm. Thành phố nằm trong một thung lũng chung quanh có núi bao bọc. Ở trung tâm thành phố là hồ nước xinh xắn, nhà cửa được xây dựng chung quanh hồ và lên cao dần ở các sườn núi chung quanh.
Khu Bảo tồn rừng Sinharaja là một vườn quốc gia, một điểm nóng đa dạng sinh học ở Sri Lanka. Khu bảo tồn này có ý nghĩa quốc tế và đã được đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển và di sản thế giới UNESCO. Tên của khu rừng có nghĩa là Vương quốc Sư Tử.
Đền thờ động Dambulla, là ngôi đền nằm trong hang động lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất Sri Lanka. Hang động được các nhà sư Phật giáo 22 thế kỷ trước khai phá từ một núi đá thành 5 gian nhà và được sử dụng như một nơi thờ cúng cho đến ngày nay. Điểm hấp dẫn chính được trải ra trong 5 hang động, có chứa các bức tượng và tranh ảnh liên quan đến Đức Phật và cuộc sống của Ngài trong đó nổi bật nhất là những bức tượng Phật mạ vàng cao đến hơn 15m với đủ các tư thế và các bức họa phủ kín vách đá trong một khu hang động rộng đến 1.951 mét vuông.
Thị trấn cổ Galle Galle, đã từng là một thành phố cảng sầm uất rất phát triển trong lịch sử. Văn hóa truyền thống bản địa khi kết hợp với phong cách Châu Âu được những người Hà Lan và Bồ Đào Nha mang đến đã kết hợp một cách hoàn hảo với nhau tạo thành một nét văn hóa pha trộn rất đặc biệt. Nơi này gần giống như Hội An ở Việt Nam. Năm 1988 UNESCO đã công nhận nơi đây trở thành di sản văn hóa thế giới.
Cao nguyên Trung tâm Sri Lanka, là tên gọi một cao nguyên nằm tại trung tâm phía Nam của Sri Lanka. Nơi này được coi là một trong những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó, hệ sinh thái học ở đây cũng phong phú hiếm thấy.
Tôi nhớ một câu thoại cổ nhưng tiếc chỉ nhớ ý chứ không thuộc lời: Núi không cần cao, có tiên phật người lành lành là linh điạ. Nước không cần sâu,có suối nguồn thắng tích hẵn an nhiên.
Ngắm bức ảnh gia đình anh Đậu Quốc Anh xưa ở một căn nhà nhỏ, cuối con ngõ nhỏ thuộc phố Sinh Từ, nay gọi là phố Nguyễn Khuyến, khá gần ga Hàng Cỏ, Hà Nội. Người khôn ngoan không nói dài mà nói những lời hữu ích đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ. Lời nói là bạc nhưng im lặng chắt lọc tinh hoa minh triết là vàng. Đậu Quốc Anh vầng đá khiêm nhường. Tôi bâng khuâng nhớ về NẾP NHÀ VÀ NÉT ĐẸP VĂN HÓA https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nep-nha-va-net-dep-van-hoa/
Vụ xuân năm 2014, anh Nguyễn Trọng Tùng, phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT cùng anh Phúc, anh Thắng, Hoàng Long, Trúc Mai, anh Mạnh, anh Minh, anh Tồn, cô Thỏa và tôi bắt đầu triển khai việc đánh giá và tuyển chọn 12 giống lúa triển vọng thực hiện vụ đầu tiên trên vùng hạn Đồng Xuân, vùng mặn Tuy An và vùng thâm canh ở trại giống lúa Hòa An và Hòa Đồng. Lúa Siêu Xanh Phú Yên thật tốt, hứa hẹn tuyển chọn được giống mới triển vọng.
CHÀO NGÀY MỚI 3 THÁNG 7
Hoàng Kim CNM365 Học không bao giờ muộn, Đậu Quốc Anh vầng đá khiêm nhường, Nhà Trần trong sử Việt; Trung Quốc một suy ngẫm; Cuộc đối chiến Mỹ Trung; Nhớ Châu Phi, Ngày 3 tháng 7 năm 1290, là ngày mất của Trần Thánh Tông, Hoàng đế thứ hai nhà Trần. Trần Thánh Tông (12 tháng 10 năm 1240– 3 tháng 7 năm 1290) tên húy Trần Hoảng là vị hoàng đế thứ hai của nhà Trần nước Đại Việt, ở ngôi từ ngày 30 tháng 3 năm 1258 đến ngày 8 tháng 11 năm 1278. Sau đó ông làm Thái thượng hoàng từ cuối năm 1278 cho đến khi qua đời năm 1290. Ông thường được sử sách mô tả là một minh quân tài giỏi, giữ vững được cơ nghiệp của triều đại và nền độc lập của quốc gia. Hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông đã cùng Quốc Công Trần Hưng Đạo, Thái Sư Trần Quang Khải, đại tướng Trần Khánh Dư với nhiều danh tướng quân dân thời Trần lập nên các chiến công lừng lẫy Bạch Đằng Chương Dương, Hàm Tử, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã lãnh đạo quân dân Đại Việt kháng chiến đánh bại hai cuộc xâm lược của Nguyên- Mông năm 1285 và 1287.Ngày 3 tháng 7 năm 1944, Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô giải phóng Minsk khỏi lực lượng Đức Quốc Xã trong Chiến dịch Bagration . Đây là “thất bại thảm hại nhất của Quân đội Đức Quốc xã trong toàn bộ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai“. Ngày 3 tháng 7 năm 1991, ngày mất Lê Văn Thiêm, nhà toán học Việt Nam. Lê Văn Thiêm (1918-1991) là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học toán học đầu tiên của Việt Nam, một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông nghiên cứu chủ yếu về lý thuyết các hàm phân hình, diện Riemann và một số vấn đề về toán học ứng dụng. Lê Văn Thiêm và Hoàng Tuỵ là hai nhà toán học Việt Nam được chính phủ Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 vào năm 1996 và Huân chương Độc lập hạng nhất về những công trình toán học đặc biệt xuất sắc. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 7: Học không bao giờ muộn, Đậu Quốc Anh vầng đá khiêm nhường, Nhà Trần trong sử Việt; Trung Quốc một suy ngẫm; Cuộc đối chiến Mỹ Trung; Nhớ Châu Phi, Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-7/
HỌC KHÔNG BAO GIỜ MUỘN Hoàng Kim
Đường trần tỏa sáng ý thơ
Thênh thênh dạo bước bến mơ thỏa tình
Em vui đạt được ý mình
Anh mừng giống mới sắp thành niềm vui
Lúa thí nghiệm vụ Hè Thu tại Trung tâm DTARC Tập đoàn Lộc trời, ở ấp Hòa Tân, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn , tỉnh An Giang, đang ngậm sữa đến chín, ảnh Dương Văn Chín
MƯỜI THÓI QUEN MỖI NGÀY
Hoàng Kim
1. Vui khỏe phúc hậu, an nhàn vô sự là tiên
2. Biết dưỡng sinh, sống quen thanh đạm nhẹ mình
3. Hưởng ánh nắng, khí trời và sương mai mỗi sáng
4. Dạy và học tình yêu cuộc sống cnm365 mỗi ngày
5. Đi bộ và dọn vườn, tập thể dục mỗi ngày nữa giờ
6. Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày có lợi cho sức khỏe
7. Luyện thói quen đi lại ít phút sau mỗi giờ làm việc
8. Sau khi đi làm về cần nghĩ ngơi 15 phút mới tắm
9. Khi người mệt mỏi tốt nhất ngủ ngon và nghỉ ngơi
10 Buông bỏ những dư thừa và hư danh giả tạm
MƯỜI TƯ DUY TÍCH CỰC
Ai đúng ai sai, mình không sai là được
Người già người trẻ, cứ vui khỏe là được
Việc nhiều lộc ít, làm xong việc là được
Tận tâm tiết kiệm, đừng lãng phí là được
Bất kể giàu nghèo, cứ hoà thuận là được
Không kén ngon dở, cứ sạch nóng là được
Bất luận đẹp xấu, cứ tốt duyên là được
Nhà lớn nhà nhỏ, cứ ấm no là được
Xe mới xe cũ, cứ chạy tốt là được
Sung túc hay nghèo, cứ bình an là được
TRẠNG TRÌNH DƯỠNG SINH THI
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585)
Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.
(Bản dịch của GS. Lê Trí Viễn)
BẢY BƯỚC ĐẾN HẠNH PHÚC
1. Suy nghĩ ít lại, Cảm nhận nhiều hơn!
2. Bớt đi khó chịu, Mỉm cười nhiều hơn!
3. Nói ít lại, Lắng nghe nhiều hơn!
4. Xem it lại, Hành động nhiều hơn!
5. Phán xét ít lại, Chấp nhãn nhiều hơn!
6. Phàn nàn ít lại, Trân trọng nhiều hơn!
7. Sợ hãi ít lại, Yêu thương nhiều hơn!
CHÍN ĐIỀU LÀNH SỨC KHỎE
1) Cười nhiều Giận ít
2) Vui nhiều Lo ít
3) Làm nhiều Nói ít
4) Đi nhiều Ngồi ít
5) Rau nhiều Thịt ít
6) Chay nhiều Mặn ít
7) Chua nhiều Ngọt ít
8) Tắm nhiều Lười ít
9) Thiện nhiều Tham ít
BÀI TẬP THỞ DƯỠNG SINH
Cách thở dưỡng sinh có nguồn gốc từ bài tập thở Ấn Độ tên pranayama (điều hòa hơi thở 478), hiện vẫn được áp dụng trong thiền, yoga, bao gồm thở vào trong 4 giây, giữ hơi trong 7 giây và thở ra trong 8 giây, đếm thầm trong đầu. Kỹ thuật thở này giúp bạn thư giản,nhanh hồi sức, ngủ nhanh, ngon và sâu , Cách điều hòa hơi thở 478 là sự tập trung chú ý luyện thở thay vì suy nghĩ lo lắng khi bạn nằm xuống ngủ. Các bước thực hiện:
Bước 1: Thở ra, hoặc thổi hơi ra hoàn toàn bằng miệng. Lưu ý thở mạnh, tạo thành tiếng. Đầu lưỡi đặt đằng sau răng hàm trên.
Bước 2: Đóng miệng, hít nhẹ nhàng bằng mũi, đếm thầm trong đầu đến 4.
Bước 3: Nín thở, đếm đến 7.
Bước 4: Lại thở mạnh ra thành tiếng, đếm đến 8.
Bước 5: Đóng miệng vào và hít nhẹ nhàng, lặp lại toàn bộ quá trình thêm ba lần nữa.
Nếu kỹ thuật này chưa đủ giúp bạn ngủ nhanh thì nên được kết hợp với các vật dụng hỗ trợ như mặt nạ ngủ, nút tai, nhạc thư giãn, tinh dầu khuếch tán hoa oải hương hoặc tránh uống nước có cafeine trước khi ngủ.
QUY TẮC VÀNG BA PHÚT
Phương pháp đánh răng333
Mỗi ngày nên đánh răng 3 lần, sau bữa ăn 3 phút, mỗi lần đánh 3 phút. Nguyên tắc cơ bản khi đánh răng là chải sạch mọi mặt, từ bên trong lẫn bên ngoài của hàm răng.
Dưỡng tâm 3 phút sau khi tỉnh dậy
Nhắm mắt dưỡng tâm 3 phút sau khi tỉnh dậy rồi từ từ vận động tứ chi và đầu cổ.đừng vội bật nhanh dậy như khi người lính chiến tranh. Người già bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh tim, mỗi khi thức giấc không nên ngồi dậy ngay; 25% trường hợp đột quỵ và đột tử xảy ra vào buổi sáng từ 7h đến 8h.
Đun nước thêm 3 phút sau khi sôi
Khi đun nước cần làm theo các bước: Trước tiên, để nước trong ấm một lúc rồi mới bắt đầu đun sôi; khi nước sôi mở nắp ấm; cuối cùng đợi nước sôi tầm ba phút và để lửa nhỏ. Cách đun này giúp các chất có hại trong nước bay hơi.
Ăn uống nóng lạnh cách nhau 3 phút
Không ăn uống nóng lạnh cùng lúc hại sức khỏe mà tối thiểu cách 3 phút. Ăn đồ nóng huyết quản sẽ giãn ra, nếu uống nước lạnh ngay, huyết quản đột ngột co lại làm huyết áp tăng cao dẫn đến đau đầu, buồn nôn, đau bụng.
Học cách hãm trà đừng nóng vội
Trà ngon, cà phê ngon phải biết pha đúng cách, đúng gu phải biết cách pha trà không nóng vội Ngâm trà trong nước 70-80 độ C khoảng 3 phút sau đó thay nước và tiếp tục ngâm trà thêm 3 phút nữa làm tăng hương vị của trà, giúp cafein tiết ra uống ngon, tỉnh táo, sảng khoái tinh thần
Không tức giận quá 3 phút
Năng lượng tiêu tốn trong 10 phút tức giận tương đương khi chạy 3.000 m. Ngoài ra, các phản ứng sinh lý lúc tức giận kích thích cơ thể sản sinh các chất độc phức tạp hơn bất cứ cảm xúc nào. Do đó, người tức giận khó sống lâu. Muốn tăng sức khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ, bạn không nên tức giận quá 3 phút.
Em có về Quảng Trị với anh không ?
Miền đất thân thương bao mùa nắng gió
Mảnh đất kiên trung thắm dòng máu đỏ
Nơi cổ thành tiếng súng vọng ngàn xa…
Hãy ghé thăm dòng Bến Hải hiền hòa
Đậm dấu tích một dòng sông lịch sử
Đã qua rồi, thời đạn bom khói lửa
Nay dịu êm nghe sóng vỗ cửa Tùng
Rồi ghé thăm dòng Thạch Hãn kiên trung
Dòng nước biếc chứa bao điều huyền thoại
Dòng sông lửa – chiến công vang vọng mãi
Nơi “Đáy sông còn đó bạn tôi nằm”*
Nghĩa trang Trường Sơn, em nhớ ghé thăm
Hãy thắp nhang khu tượng đài tưởng niệm
Niềm xúc động dâng trào khi bước đến
Hơn chục ngàn liệt sĩ trắng hàng bia
Những chàng trai từ khắp các miền quê
Đã nằm xuống cho non sông một dải
Tuổi hai mươi, các anh còn sống mãi
Như Trường Sơn mây trắng nắng vàng bay
Quảng Trị hôm nay cuộc sống đổi thay
Đồng xanh lúa đang chờ mùa gặt mới
Cảng Cửa Việt vươn tầm xa đi tới
Cầu Hiền Lương nâng nhịp bước đôi bờ
Đakrông đẹp xinh như một bài thơ
Một dòng sông ẩn chứa nhiều huyền thoại
Về Quảng Trị một lần là nhớ mãi
Mảnh đất thiêng, tiếng vọng gọi ta về.
Công tác lai tạo chọn lọc giống cây trồng nói chung và lai tạo chọn lọc giống lúa mới nói riêng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, giữ lửa đam mê của các nhà di truyền chọn giống cây trồng. Hiện nay mặc dù có những công cụ hiện đại về mặt sinh học phân tử giúp ích nhiều trong chọn tạo giống lúa mới, nhưng lai truyền thống theo phả hệ vẫn đóng một vai trò quan trọng. Cây lúa làm mẹ được khử nhị đực. Nhị đực của cây bố được lấy hạt phấn và rắc vào bầu nhụy cái của cây mẹ. Quá trình thụ phấn và thu tinh xảy ra để tạo ra hạt lai F1. Cây F1 có cường lực giống lai và khỏe mạnh cường tráng hơn bố mẹ, nhưng là quần thể đồng nhất chưa phân ly. Từ thế hệ F2 trở đi, quá trình phân ly diễn ra . Nhà di truyền chọn giống chọn cá thể từ thế hệ này sang thế hệ khác, trên cơ sơ những đặc tính tốt của bố và những đặc tính tốt của mẹ để đến thế hệ F9- F10 thì cá thể được chọn lọc đã thuần , không còn phân ly . Những dòng thuần triển vọng được so sánh tại cơ sở lai tạo . Những dòng thuần xuất sắc được đựa đi khảo nghiệm quốc gia tổ chức bởi Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp & PTNT) ở những vùng sinh thái khác nhau và ở những mùa vụ khác nhau. Kết tiếp là khảo nghiệm sản xuất trên diện đại trà . Thông thường mất khoảng 10 năm mới ra được 1 giống lúa mới được công nhận chính thức . Thí dụ như giống Lộc trời 1 , đạt Top 3 gạo ngon nhất thế giới đấu xảo năm 2015 tại Malaysia , phải mất 12 năm mới được công nhận chính thức . Cặp lai được tiến hành năm 2004 và Bộ NN công nhận chính thức năm 2016 ( Hình 1 : Các dòng lúa còn phân ly đang được chọn lọc cá thể ; Hình 2 : giống lúa đã thuần đang được khảo nghiệm quốc gia vụ Hè Thu 2020 tại DTARC )
ĐẬU QUỐC ANH VẦNG ĐÁ KHIÊM NHƯỜNG
Hoàng Kim
Đậu Quốc Anh là thầy giáo giảng dạy và nghiên cứu sinh thái môi trường và hệ thống nông nghiệp của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam mà tôi quý trọng thường ghé thăm nhau để cùng đọc và suy ngẫm. Anh thầm lặng góp ích cho dân trí và đào tạo nhân tài, tinh thần dạy và học của anh như vầng đá khiêm nhường trên dấu chân Phật ở Sri Lanka (đất nước Tích Lan nhỏ bé nhưng trí tuệ đức hạnh. Em Hoàng Kim xin phép ảnh vàng đá tỏa sáng Ban Mai và chép lại những câu chuyện học được từ trang anh.Nghia Nguyen Dang, Nguyễn Văn Bộ, Mai Thành Phụng, Nguyễn Hinh, Loan Phuong, … bạn em cũng đều nghĩ tốt về anh như vậy.
Em thầm phục anh chọn bài viết về đạo Bụt 8 di sản thế giới ở Sri Lanka để đọng lại. Bài viết ‘bờ vai lời mẹ dạy’ và bài viết ‘vua chọn quan nên thế nào” em gặp lại “Suy niệm mỗi ngày” của Lev Tonstoy. Ôi ! thời buổi văn minh vật chất lên ngôi, việc thấm thía đạo học, khoảng lặng cuộc sống để biết sống hài hòa cân bằng là rất quý cần học. Em Hoàng Kim xin phép được chép trao đổi này về trang nhà và viết tiếp câu chuyện này.
Ba câu chuyện dưới đây là tích cũ viết lại theo lối văn phóng tác”Suy niệm mỗi ngày” của Lev Tonstoy, cốt giữ lấy tinh thần và cốt truyện của bài văn và phóng tác theo duyên của người kể và tình huống cụ thể của lớp học. Cám ơn anh Đậu Quốc Anh về hồn cốt của ba câu chuyện này. Hoàng Kim xin phép tích cũ viết lại lối phiếm đàm
VUA TUYỂN QUAN CẦN NHƯ THẾ NÀO?
Nước quân chủ nọ cần tuyển một Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao để chống tham nhũng và duy trì kỷ cương phép nước. Viên quan văn đầu triều, Viên quan võ đầu triều được triều thần nhất trí đề cử vào cương vị này. Vua đề nghị chọn thêm, rốt cục, dân tình đề cử thêm một người thứ ba để bầu. Người này có tiếng chính trực nhưng chỉ làm nghề thầy giáo bình thường.
Ngày ứng tuyển, ba ứng viên được đưa vào cung điện. Nhà vua đưa họ tới bên một hồ nước. Trong hồ có mấy quả chanh đang trôi lơ lửng.Nhà vua hỏi ba vị ứng viên ” Các khanh cho biết trong hồ có tổng cộng có mấy quả chanh?”
Viên quan văn đi gần tới hồ nước, đứng bên bờ và bắt đầu đếm. Sau đó người này tự tin trả lời: “Thưa bệ hạ, tổng cộng có 6 quả “.
Viên quan võ nhìn mặt nước thậm chí chẳng tiến gần tới bên hồ mà trực tiếp nối lời viên quan văn: “Thần cũng nhìn thấy 6 quả, thưa bệ hạ!”.
Người thầy giáo kia chưa vội trả lời, đi thẳng tới bên bờ hồ, cởi giày ra và lội xuống làn nước. Sau một hồi, ông cầm tất cả những miếng chanh ấy lên bờ và tâu với nhà vua: “Thưa bệ hạ, tổng cộng chỉ có 3 quả chanh. Vì những quả này đều đã bị cắt gần như làm đôi”.
Nhà vua gật đầu: Khanh mới chính là nhà chấp pháp. Trước khi đưa ra kết luận sau cùng, ta vẫn cần phải chứng minh. Bởi lẽ những gì ta đang nhìn thấy chưa chắc đã là chân tướng thực sự”.Thành ngữ tiếng Anh có câu: “Don’t judge a book by its cover”,(đừng đánh giá một cuốn sách chỉ dựa vào trang bìa). Nhìn sâu vào chất lượng cuộc sống dân chúng mới thấu hiểu giá trị cải cách đích thực. Chúng ta từ trước tới nay tiếc rằng thường dễ dàng đưa lời phán xét về những việc mình chưa tỏ tường hoặc vội nghe theo dư luận mà quên mất rằng phải tận mắt nhìn thấy đôi khi cũng chưa phải là sự thật!
BỜ VAI LỜI MẸ DẶN CON
Thuở tôi còn nhỏ, mẹ tôi có một câu đố: ” Đố con bộ phận nào là quan trọng nhất trên cơ thể?” Tôi thưa với mẹ rằng đôi tai là quan trọng nhất vì âm thanh và lời nói khuyến khích khen chê làm điều chỉnh hành vi con người. Mẹ lắc đầu: “Không phải đâu con. Có rất nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con.”
Lúc tôi trưởng thành, tôi thưa với mẹ đôi mắt là quan trong nhất. Mắt là cửa sồ tâm hồn, đúng sai tốt xấu phải được chính mắt mình nhìn thấy mới bớt sai lầm và đưa ra chính kiến đúng đi. Mẹ cười nhìn tôi âu yếm nói: “Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa thật đúng, vì vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì.”
Khi tôi xây dựng gia đình, tôi thưa với mẹ của quý bảo tồn di sản gia đình dòng tộc tiếp nối thế hệ là quan trọng nhất. Mẹ cười thật vui nói với bố : Con mình đã thực sự trưởng thành rồi. Mẹ trả lời tôi: “Con đang tiến bộ rất nhiều nhưng đó vẫn chưa phải là câu trả lời tổng quát.”
Rồi đến ngày người ông yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì thương nhớ ông. Một mình tôi vừa chạy bộ vừa khóc trên suốt chặng đường hai mươi cây số từ thành phố về nhà trong đêm mưa rào ngày 25 tháng 4 âm lịch của năm đó. Tôi cố gắng chạy thật nhanh về nhà để mong được gặp ông nội lần cuối. Nhưng khi tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi.
Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố khóc như tôi. Lúc liệm ông nội xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?” Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là quả tim mà cụ thể bên ngoài là bờ vai. Ai cũng cần một bờ vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều người thân và bạn hữu để có thể nhận được nhiều tình thương, để mỗi khi con khóc, có được những bờ vai thân thiết.”
Hạnh phúc thay là người hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải là “phần ích kỷ”, mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.
SRILANKA VỚI 8 DI SẢN THẾ GIỚI
“Sri Lanka là đảo quốc nhỏ bé ở Nam Á, mang hình một giọt nước nằm tách biệt, có chung đường biên giới bờ biển với Ấn độ và Maldives. Đất nước với hơn ba ngàn năm lịch sử, ôm ấp trong mình 8 di sản văn hóa thế giới cùng những đồi chè xanh tươi bạt ngàn đang dần tỏa sáng vẻ đẹp cho mọi người tới thăm. Vào năm 1994, anh Đậu Quốc Anh đã tham gia một cuộc hội thảo của “ Dự án Mạng lưới nông lâm kết hợp vùng châu Á-Thái Bình Dương” tại Sri Lanka. Anh lưu lại chùm ảnh và một lời giới thiệu thật đẹp và ngắn về đất nước tươi đẹp và hội thảo cuộc hội thảo này . 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận là ‘kiệt tác của nhân loại” lần lượt là
Thành phố linh thiêng Anuradhapura, là kinh đô đầu tiên của đất nước Tích Lan được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên và có cội bồ đề 2.000 năm tuổi, được chiết ra từ gốc bồ đề nơi Thái tử Tất Đạt Đa đã ngồi thiền trước khi thành đạo. Và cội Bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng ngày nay chính là 1 nhánh chiết từ đây.
Thành phố cổ Polonnaruwa kinh đô thứ hai của Sri Lanka. Nơi đây còn lại phế tích của bức tường thành bao bọc thành phố cổ, cung điện hoàng gia, tượng vua Parakramabahu khắc trên đá, hồ nước Parakrama Samudra, quyển sách bằng đá Potha với chiều dài 8 mét và chiều ngang 4,25 mét. Đẹp nhất và hoành tráng nhất là Vihara với ba bức tượng Phật tạc trong vách đá trong ba tư thế khác nhau, đứng, ngồi và nằm, riêng bức tượng Đức Phật nằm nghiêng có chiều dài đến 7 mét.
Ngọn núi đá sư tử Sigiriya (Lion Rock), Sri Lanka, một ngọn đá khổng lồ cao gần 200 mét, từng là một thủ đô trong thế kỷ thứ 5. Cung điện hoàng gia được xây dựng trên đỉnh đá và hai mặt được trang trí bằng những bức bích họa đầy màu sắc dưới sự chỉ huy của vua Kasyapa (Ca Diếp). Sau đó, cung điện này được sử dụng như một tu viện Phật giáo.
Thành phố linh thiêng Kandy, nằm trên một cao nguyên với khí hậu mát lạnh quanh năm. Thành phố nằm trong một thung lũng chung quanh có núi bao bọc. Ở trung tâm thành phố là hồ nước xinh xắn, nhà cửa được xây dựng chung quanh hồ và lên cao dần ở các sườn núi chung quanh.
Khu Bảo tồn rừng Sinharaja là một vườn quốc gia, một điểm nóng đa dạng sinh học ở Sri Lanka. Khu bảo tồn này có ý nghĩa quốc tế và đã được đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển và di sản thế giới UNESCO. Tên của khu rừng có nghĩa là Vương quốc Sư Tử.
Đền thờ động Dambulla, là ngôi đền nằm trong hang động lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất Sri Lanka. Hang động được các nhà sư Phật giáo 22 thế kỷ trước khai phá từ một núi đá thành 5 gian nhà và được sử dụng như một nơi thờ cúng cho đến ngày nay. Điểm hấp dẫn chính được trải ra trong 5 hang động, có chứa các bức tượng và tranh ảnh liên quan đến Đức Phật và cuộc sống của Ngài trong đó nổi bật nhất là những bức tượng Phật mạ vàng cao đến hơn 15m với đủ các tư thế và các bức họa phủ kín vách đá trong một khu hang động rộng đến 1.951 mét vuông.
Thị trấn cổ Galle Galle, đã từng là một thành phố cảng sầm uất rất phát triển trong lịch sử. Văn hóa truyền thống bản địa khi kết hợp với phong cách Châu Âu được những người Hà Lan và Bồ Đào Nha mang đến đã kết hợp một cách hoàn hảo với nhau tạo thành một nét văn hóa pha trộn rất đặc biệt. Nơi này gần giống như Hội An ở Việt Nam. Năm 1988 UNESCO đã công nhận nơi đây trở thành di sản văn hóa thế giới.
Cao nguyên Trung tâm Sri Lanka, là tên gọi một cao nguyên nằm tại trung tâm phía Nam của Sri Lanka. Nơi này được coi là một trong những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó, hệ sinh thái học ở đây cũng phong phú hiếm thấy.
Tôi nhớ một câu thoại cổ nhưng tiếc chỉ nhớ ý chứ không thuộc lời: Núi không cần cao, có tiên phật người lành lành là linh điạ. Nước không cần sâu,có suối nguồn thắng tích hẵn an nhiên.
Ngắm bức ảnh gia đình anh Đậu Quốc Anh xưa ở một căn nhà nhỏ, cuối con ngõ nhỏ thuộc phố Sinh Từ, nay gọi là phố Nguyễn Khuyến, khá gần ga Hàng Cỏ, Hà Nội. Người khôn ngoan không nói dài mà nói những lời hữu ích đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ. Lời nói là bạc nhưng im lặng chắt lọc tinh hoa minh triết là vàng. Đậu Quốc Anh vầng đá khiêm nhường. Tôi bâng khuâng nhớ về NẾP NHÀ VÀ NÉT ĐẸP VĂN HÓA https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nep-nha-va-net-dep-van-hoa/
Vụ xuân năm 2014, anh Nguyễn Trọng Tùng, phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT cùng anh Phúc, anh Thắng, Hoàng Long, Trúc Mai, anh Mạnh, anh Minh, anh Tồn, cô Thỏa và tôi bắt đầu triển khai việc đánh giá và tuyển chọn 12 giống lúa triển vọng thực hiện vụ đầu tiên trên vùng hạn Đồng Xuân, vùng mặn Tuy An và vùng thâm canh ở trại giống lúa Hòa An và Hòa Đồng. Lúa Siêu Xanh Phú Yên thật tốt, hứa hẹn tuyển chọn được giống mới triển vọng.