Số lần xem
Đang xem 8996 Toàn hệ thống 22521 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kimvà Hoàng Long
Định hướng quan trọng hơn tốc độ. Báo Việt Nam Net ngày 8 tháng 7 năm 2019 đưa lên diễn đàn kinh doanh đầu tư một câu hỏi nhức nhối thao thức lương tâm xã hội: “8,6 triệu hộ nông dân Việt lạc lối trên thị trường tỷ dân“. KHÔNG! Chúng ta không thể lạc lối trong chính nhà mình, trên quê hương đất nước mình.
Năm trong số 13 giải pháp đồng bộ cần sự đột phá, gồm: 1) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là hạt nhân; 2) Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước; 3) Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; 4) Củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; 5) Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt tạo đột phá hiệu quả về giá trị kinh tế xã hội khoa học và môi trường trong 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam con đường xanh tầm nhìn, định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh cần sâu rộng tổ chức lại theo chuỗi sản phẩm, đáp ứng thích hợp hiệu quả nhất theo lợi thế so sánh của Việt Nam, thích hợp hiệu quả nhất tại từng vùng, từng địa phương. Hộ nông dân “sĩ, nông, công, thương, binh” ngôi sao vàng lấp lánh trên cờ Tổ Quốc phải thực sự gắn kết đích thực lấy LÒNG DÂN NIỀM TIN SỨC DÂN làm trung tâm thành sức mạnh Việt. Thế mạnh của Người Việt, Đất Việt, Hồn Việt cần được chắt chiu từng đồng, kế hoạch chu toàn cho sự vươn lên của niềm tin và sức mạnh Việt. “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân” (Nguyễn Trãi). Ai sinh xã hội, an tâm, an cư lạc nghiệp, an toàn, an ninh là mấu chốt của an dân. Cơm ăn, áo mặc, học hành, chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe là mấu chốt của an sinh xã hội. VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH mời đọc toàn văn bài viết ở đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/
Tài liệu dẫn
8,6 triệu hộ nông dân Việt lạc lối trên thị trường tỷ dân
Viet Nam Net. 08/07/2019 09:50:02 (GMT +7) CPTPP. và EVFTA chiếm 35% giao dịch thương mại toàn cầu, thị trường rộng lớn gần 1 tỷ người. Theo đó, 8,6 triệu hộ nông dân Việt sản xuất manh mún sẽ phải cạnh tranh với các cường quốc có đất đai rộng mênh mông, trình độ canh tác cao. (ảnh VNN: Các chuyên gia cho rằng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn manh mún nhỏ lẻ)
Câu hỏi của Thủ tướng: Chúng ta đứng top 15 nước về nông nghiệp được không? Nông nghiệp thăng tiến, nông dân vẫn lắc lư dễ ngã Đưa nông nghiệp sản xuất theo hướng công nghiệp
Nông dân Việt đấu với nông dân các cường quốc
Tại Hội nghị Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do vừa diễn ra cuối tháng 6, các chuyên gia trong ngành nhận định, tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ là cơ hội để mở rộng thị trường cho nông sản Việt, song cũng có nhiều thách thức và rủi ro.
Chia sẻ về vấn đề trên, đại diện tỉnh Đồng Tháp thừa nhận xu thế hội nhập thế giới “sâu và rộng” đang mở ra cơ hội rất lớn cho các nước đang phát triển như Việt Nam. Qua đó, có thể tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư nước ngoài, tiếp thu các nền tảng khoa học – công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Các chuyên gia cho rằng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn manh mún nhỏ lẻ (ảnh trích dẫn dầu trang)
Các hiệp định thương mại tự do song phương lẫn đa phương được ký kết thời gian qua là tiền đề quan trọng, giúp sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp vươn ra biển lớn, cạnh tranh cùng các nước nếu tận dụng tốt cơ hội này.
Song, vị lãnh đạo này cũng thừa nhận, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp còn hạn chế. Trong khi đó, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ được quan tâm nhưng tính chặt chẽ chưa cao. Đặc biệt, sản xuất của nông dân còn mang tính tự phát, chất lượng sản phẩm hạn chế so với nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng logistics còn kém, cơ sở hạ tầng giao thông chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế nên việc huy động vốn đầu tư, nhất là khu vực FDI còn nhiều khó khăn.
Đồng quan điểm, lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Cần Thơ cũng lo ngại, thách thức lớn nhất khi tham gia các hiệp định thương mại là nền nông nghiệp ở nước ta còn dựa trên nông hộ là chủ yếu, với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún và phân tán, năng lực sản xuất còn hạn chế, sức cạnh tranh thấp, không đảm bảo nguồn cung với số lượng lớn.
Bên cạnh đó, chúng ta còn phải chịu áp lực cạnh tranh từ hàng hoá nhập khẩu tại thị trường nội địa, từ các hàng rào phi thuê quan của các nước nhập khẩu…
Đề cập tới vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng chúng ta phải nhận diện rõ đâu là cơ hội.
Ông cho biết, tổng GDP của 2 thị trường CPTPP và EVFTA chiếm hơn 30% GDP toàn cầu, tổng giao dịch thương mại khoảng 35% thương mại toàn cầu, thị trường có dân số tới gần 1 tỷ người. Đây là cơ hội nhưng ngược lại cũng rất nhiều thách thức và rủi ro mà không nỗ lực thì chúng ta sẽ đánh mất cơ hội và mất ngay thị trường sân nhà Việt Nam.
“Khi mở cửa, chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi kể cả có những điều kiện mà chưa bằng các nước bạn”. Bộ trưởng dẫn chứng, ở những quốc gia như Canada, Úc, New Zealand,… có tiềm năng phát triển nông nghiệp hàng hóa rất tốt. Chúng ta phải chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng”.
Bộ trưởng Cường cũng thừa nhân, khi tham gia các hiệp định, ngành nông nghiệp có rất nhiều vấn đề đáng lo lắng. Chẳng hạn, sản xuất manh mún nhỏ lẻ, có tới 8,6 triệu hộ, 10 triệu ha đất canh tác mà phải đi cạnh tranh với những cường quốc có tài nguyên đất rộng mênh mông, sản xuất nông sản hàng hoá theo quy mô trang trại lớn, trình độ canh tác ở mức cao, chất lượng sản phẩm đồng đều ở mức cao và đặc biệt có khả năng cung cấp nguồn hàng lớn.
Bộ trưởng Cường cho rằng vận động nông dân tham gia HTX, liên kết với doanh nghiệp sẽ nâng cao được tính cạnh tranh (ảnh sơ chế, đóng gói vải thiều trước khi xuất khẩu tại HTX Sản xuất nông sản và thương mại Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) Thêm vào đó, vấn đề biến đổi khí hậu, thời gian hội nhập ngắn, phải cạnh tranh với những nước có bề dày kinh tế cũng là một trở ngại lớn mà nông nghiệp Việt Nam phải đối diện trong thời gian tới.
Vận động nông dân vào hợp tác xã, bắt tay doanh nghiệp
Để khắc phục được những điểm yếu trên, giúp nông sản Việt Nam cạnh tranh được với nông sản của các nước lớn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, giải pháp duy nhất buộc phải làm là vận động nông dân tham gia vào các hợp tác xã kiểu mới hay bắt tay liên kết cùng với các doanh nghiệp trong ngành làm hàng hoá ở quy mô lớn, theo chuỗi.
Thực tế hiện nay, có nhiều mô hình hợp tác xã đem lại thành công, nông dân tăng thu nhập khi liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Nhờ đó, sản phẩm của họ đã xuất khẩu được sang những thị trường khó tính nhất thế giới.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định cũng nhìn nhận, để người nông dân chủ động thích ứng với những thời cơ cũng như thách thức mà các hiệp định thương mại tự do mang lại, các ngành chức năng cần tăng cường thông tin cho các doanh nghiệp và nông dân. Nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất, tuân thủ các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp trong sử dụng đầu vào, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, tập trung vào những nông dân có năng lực, có nguyện vọng gắn bó lâu dài với nông nghiệp để hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. Tạo cơ chế hình thành và phát triển các hợp tác xã kiểu mới, huy động sự tham gia của hộ sản xuất và nông dân, tạo cơ chế đất đai, nâng cao năng lực lập kế hoạch sản xuất và quản trị của lãnh đạo hợp tác xã, ông chia sẻ.
Theo đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), nền nông nghiệp nước ta chủ yếu sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Những mối liên kết còn lỏng lẻo, đặc biệt là mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để tạo ra các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa lớn còn hạn chế. Chính các yếu tố này đã làm cho nền nông nghiệp Việt Nam rất dễ bị tổn thương và kém sức cạnh tranh.
Trong bối cảnh đó, chuỗi giá trị (doanh nghiệp – hợp tác xã – hộ nông dân) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nếu chúng ta không xây dựng thành công chuỗi giá trị sẽ khó cạnh tranh, đủ năng lực đưa các sản phẩm trong nước ra thị trường quốc tế.
Quyển sách “China’s Management Revolution Spirit, Land, Energy” khảo luận sâu sắc tầm nhìn chiến lược dài hạn của Trung Quốc Cách mạng Quản lý: Tinh thần, Đất đai, Năng lượng. Đó là chiến lược “không đánh mà thắng” giữ thế thượng phong, chủ động điều tiết nguồn tài nguyên nước thượng nguồn, mà bất luận khen hay chê, là rất khó thay đổi, chỉ nên thích ứng.
Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu Việt Nam đang thuận thiên, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động giải quyết. Triển khai chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, chủ động cam kết giảm thiểu phát thải khí nhà kính, Xây dựng chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai và chương trình phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng, khu vực, như vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mekong và sông Hồng.Thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp . Giảm thiểu những rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra , nhất là khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Sửu Long;
VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kimvà Hoàng Long
Định hướng quan trọng hơn tốc độ. Báo Việt Nam Net ngày 8 tháng 7 năm 2019 đưa lên diễn đàn kinh doanh đầu tư một câu hỏi nhức nhối thao thức lương tâm xã hội: “8,6 triệu hộ nông dân Việt lạc lối trên thị trường tỷ dân“. KHÔNG! Chúng ta không thể lạc lối trong chính nhà mình, trên quê hương đất nước mình.
Năm trong số 13 giải pháp đồng bộ cần sự đột phá, gồm: 1) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là hạt nhân; 2) Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước; 3) Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; 4) Củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; 5) Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt tạo đột phá hiệu quả về giá trị kinh tế xã hội khoa học và môi trường trong 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam con đường xanh tầm nhìn, định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh cần sâu rộng tổ chức lại theo chuỗi sản phẩm, đáp ứng thích hợp hiệu quả nhất theo lợi thế so sánh của Việt Nam, thích hợp hiệu quả nhất tại từng vùng, từng địa phương. Hộ nông dân “sĩ, nông, công, thương, binh” ngôi sao vàng lấp lánh trên cờ Tổ Quốc phải thực sự gắn kết đích thực lấy LÒNG DÂN NIỀM TIN SỨC DÂN làm trung tâm thành sức mạnh Việt. Thế mạnh của Người Việt, Đất Việt, Hồn Việt cần được chắt chiu từng đồng, kế hoạch chu toàn cho sự vươn lên của niềm tin và sức mạnh Việt. “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân” (Nguyễn Trãi). Ai sinh xã hội, an tâm, an cư lạc nghiệp, an toàn, an ninh là mấu chốt của an dân. Cơm ăn, áo mặc, học hành, chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe là mấu chốt của an sinh xã hội. VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH mời đọc toàn văn bài viết ở đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/
Tài liệu dẫn
8,6 triệu hộ nông dân Việt lạc lối trên thị trường tỷ dân
Viet Nam Net. 08/07/2019 09:50:02 (GMT +7) CPTPP. và EVFTA chiếm 35% giao dịch thương mại toàn cầu, thị trường rộng lớn gần 1 tỷ người. Theo đó, 8,6 triệu hộ nông dân Việt sản xuất manh mún sẽ phải cạnh tranh với các cường quốc có đất đai rộng mênh mông, trình độ canh tác cao. (ảnh VNN: Các chuyên gia cho rằng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn manh mún nhỏ lẻ)
Câu hỏi của Thủ tướng: Chúng ta đứng top 15 nước về nông nghiệp được không? Nông nghiệp thăng tiến, nông dân vẫn lắc lư dễ ngã Đưa nông nghiệp sản xuất theo hướng công nghiệp
Nông dân Việt đấu với nông dân các cường quốc
Tại Hội nghị Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do vừa diễn ra cuối tháng 6, các chuyên gia trong ngành nhận định, tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ là cơ hội để mở rộng thị trường cho nông sản Việt, song cũng có nhiều thách thức và rủi ro.
Chia sẻ về vấn đề trên, đại diện tỉnh Đồng Tháp thừa nhận xu thế hội nhập thế giới “sâu và rộng” đang mở ra cơ hội rất lớn cho các nước đang phát triển như Việt Nam. Qua đó, có thể tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư nước ngoài, tiếp thu các nền tảng khoa học – công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Các chuyên gia cho rằng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn manh mún nhỏ lẻ (ảnh trích dẫn dầu trang)
Các hiệp định thương mại tự do song phương lẫn đa phương được ký kết thời gian qua là tiền đề quan trọng, giúp sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp vươn ra biển lớn, cạnh tranh cùng các nước nếu tận dụng tốt cơ hội này.
Song, vị lãnh đạo này cũng thừa nhận, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp còn hạn chế. Trong khi đó, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ được quan tâm nhưng tính chặt chẽ chưa cao. Đặc biệt, sản xuất của nông dân còn mang tính tự phát, chất lượng sản phẩm hạn chế so với nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng logistics còn kém, cơ sở hạ tầng giao thông chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế nên việc huy động vốn đầu tư, nhất là khu vực FDI còn nhiều khó khăn.
Đồng quan điểm, lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Cần Thơ cũng lo ngại, thách thức lớn nhất khi tham gia các hiệp định thương mại là nền nông nghiệp ở nước ta còn dựa trên nông hộ là chủ yếu, với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún và phân tán, năng lực sản xuất còn hạn chế, sức cạnh tranh thấp, không đảm bảo nguồn cung với số lượng lớn.
Bên cạnh đó, chúng ta còn phải chịu áp lực cạnh tranh từ hàng hoá nhập khẩu tại thị trường nội địa, từ các hàng rào phi thuê quan của các nước nhập khẩu…
Đề cập tới vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng chúng ta phải nhận diện rõ đâu là cơ hội.
Ông cho biết, tổng GDP của 2 thị trường CPTPP và EVFTA chiếm hơn 30% GDP toàn cầu, tổng giao dịch thương mại khoảng 35% thương mại toàn cầu, thị trường có dân số tới gần 1 tỷ người. Đây là cơ hội nhưng ngược lại cũng rất nhiều thách thức và rủi ro mà không nỗ lực thì chúng ta sẽ đánh mất cơ hội và mất ngay thị trường sân nhà Việt Nam.
“Khi mở cửa, chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi kể cả có những điều kiện mà chưa bằng các nước bạn”. Bộ trưởng dẫn chứng, ở những quốc gia như Canada, Úc, New Zealand,… có tiềm năng phát triển nông nghiệp hàng hóa rất tốt. Chúng ta phải chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng”.
Bộ trưởng Cường cũng thừa nhân, khi tham gia các hiệp định, ngành nông nghiệp có rất nhiều vấn đề đáng lo lắng. Chẳng hạn, sản xuất manh mún nhỏ lẻ, có tới 8,6 triệu hộ, 10 triệu ha đất canh tác mà phải đi cạnh tranh với những cường quốc có tài nguyên đất rộng mênh mông, sản xuất nông sản hàng hoá theo quy mô trang trại lớn, trình độ canh tác ở mức cao, chất lượng sản phẩm đồng đều ở mức cao và đặc biệt có khả năng cung cấp nguồn hàng lớn.
Bộ trưởng Cường cho rằng vận động nông dân tham gia HTX, liên kết với doanh nghiệp sẽ nâng cao được tính cạnh tranh (ảnh sơ chế, đóng gói vải thiều trước khi xuất khẩu tại HTX Sản xuất nông sản và thương mại Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) Thêm vào đó, vấn đề biến đổi khí hậu, thời gian hội nhập ngắn, phải cạnh tranh với những nước có bề dày kinh tế cũng là một trở ngại lớn mà nông nghiệp Việt Nam phải đối diện trong thời gian tới.
Vận động nông dân vào hợp tác xã, bắt tay doanh nghiệp
Để khắc phục được những điểm yếu trên, giúp nông sản Việt Nam cạnh tranh được với nông sản của các nước lớn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, giải pháp duy nhất buộc phải làm là vận động nông dân tham gia vào các hợp tác xã kiểu mới hay bắt tay liên kết cùng với các doanh nghiệp trong ngành làm hàng hoá ở quy mô lớn, theo chuỗi.
Thực tế hiện nay, có nhiều mô hình hợp tác xã đem lại thành công, nông dân tăng thu nhập khi liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Nhờ đó, sản phẩm của họ đã xuất khẩu được sang những thị trường khó tính nhất thế giới.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định cũng nhìn nhận, để người nông dân chủ động thích ứng với những thời cơ cũng như thách thức mà các hiệp định thương mại tự do mang lại, các ngành chức năng cần tăng cường thông tin cho các doanh nghiệp và nông dân. Nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất, tuân thủ các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp trong sử dụng đầu vào, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, tập trung vào những nông dân có năng lực, có nguyện vọng gắn bó lâu dài với nông nghiệp để hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. Tạo cơ chế hình thành và phát triển các hợp tác xã kiểu mới, huy động sự tham gia của hộ sản xuất và nông dân, tạo cơ chế đất đai, nâng cao năng lực lập kế hoạch sản xuất và quản trị của lãnh đạo hợp tác xã, ông chia sẻ.
Theo đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), nền nông nghiệp nước ta chủ yếu sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Những mối liên kết còn lỏng lẻo, đặc biệt là mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để tạo ra các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa lớn còn hạn chế. Chính các yếu tố này đã làm cho nền nông nghiệp Việt Nam rất dễ bị tổn thương và kém sức cạnh tranh.
Trong bối cảnh đó, chuỗi giá trị (doanh nghiệp – hợp tác xã – hộ nông dân) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nếu chúng ta không xây dựng thành công chuỗi giá trị sẽ khó cạnh tranh, đủ năng lực đưa các sản phẩm trong nước ra thị trường quốc tế.
Quyển sách “China’s Management Revolution Spirit, Land, Energy” khảo luận sâu sắc tầm nhìn chiến lược dài hạn của Trung Quốc Cách mạng Quản lý: Tinh thần, Đất đai, Năng lượng. Đó là chiến lược “không đánh mà thắng” giữ thế thượng phong, chủ động điều tiết nguồn tài nguyên nước thượng nguồn, mà bất luận khen hay chê, là rất khó thay đổi, chỉ nên thích ứng.
Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu Việt Nam đang thuận thiên, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động giải quyết. Triển khai chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, chủ động cam kết giảm thiểu phát thải khí nhà kính, Xây dựng chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai và chương trình phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng, khu vực, như vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mekong và sông Hồng.Thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp . Giảm thiểu những rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra , nhất là khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Sửu Long;