Số lần xem
Đang xem 6443 Toàn hệ thống 18411 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
NHỚ CỤ NGUYỄN NGỌC TRÌU Hoàng Kim
Hôm nay là kỷ niệm ngày mất của cụ Nguyễn Ngọc Trìu. (Cụ mất ngày 9/7/2016 đưa tang ngày 14/7/2016). Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một danh nhân lỗi lạc, một nhân cách lớn như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”. Xin dâng nén tâm hương tưởng nhớ Người. Câu chuyện về Người, tôi sẽ còn nhiều lần quay lại. Đó là một bài học lớn. Hình ảnh 1 là Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam”. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất, vang bóng một thời..
Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông Lâm Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ. Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội những người làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm” .Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một nhân cách lớn như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.
Xin dâng nén tâm hương tưởng nhớ Người.
Hoàng Kim
(*) Ghi chú: NHỚ KỶ NIỆM MỘT THỜI. Hoàng Kim. Viện trưởng Trần Thế Thông đưa Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu lên thăm Hưng Lộc hôm trước thì ngay hôm sau, Pham Sy Tan và Đặng Kim Sơn lại cùng thầy Quyen Mai Van và ông Carangal lên Trung tâm Hưng Lộc trao đổi và bàn chuyện hợp tác phát triển Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam. (Hình ảnh 2 là GSTS V. R. Carangal IRRI, người áo đỏ, bìa trái, đang trao đổi trên đồng ruộng với GSTS Mai Văn Quyền IAS, thứ hai phải qua,, TS. Đặng Kim Sơn CLRRI & IPSARD, TS. Phạm Sĩ Tân, CLRRI và TS Hoàng Kim cùng bàn về sự hợp tác IRRI và Việt Nam trong chương trình liên kết nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác). Tôi khi đó đã kể lại câu chuyện về ‘xếp’ Thông và cụ Trìu vừa lên thăm hôm qua, và trả lời Sơn, kể chuyện “Ấn tượng Borlaug và Hemingway” với sự đồng cảm thật sâu sắc. “Norman Borlaug nhà khoa học xanh”, “Lời Thầy dặn” thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Nhớ kỷ niệm một thời không thể nào quên. Đặng Kim Sơn hỏi : Cậu ấn tượng nhất chuyên gì trong chuyến đi học CIMMYT mới đây? Tôi cười nói :”Ấn tượng Borlaug và Hemingway” “Năm tháng ở CIMMYT” . Chuyện “Norman Borlaug nhà khoa học xanh” thầy tới thăm tôi ở nhà riêng là không thể quên. Tôi đọc bốn câu thơ cho thầy Quyen Mai Van, với các bạn Đặng Kim Sơn, Pham Sy Tan cùng nghe và, bất ngờ giáo sư V R Carangal rút bút ra ghi và nói lời đồng cảm.
Cụ Nguyễn Ngọc Trìu cũng có đến thăm bạn học của tôi là Đinh Thế Lữ (Hoàng Kim với Pham Sy Tan học chung một lớp Trồng trọt 4, chung giường tầng giường dưới giường trên. Tôi học chung lớp Đinh Thế Lữ lớp Trồng trọt 10 sau khi bộ đội sáu năm và cùng chung lớp tiến sĩ với Đặng Kim Sơn, Mai Thành Phụng….Hình ảnh 3 từ trái qua phải: ô Nguyễn Quốc Tuấn PCT nguyên Viên trưởng Cây lương thực. Ô Ngô Thế Dân CT nguyên Thứ trưởng TT Bộ NN & PTNT, Bà Thanh, Ô Nguyễn Ngọc Trìu nguyên Bộ trưởng NN. PCT Hội đồng Bộ Trưởng (Phó Thủ Tướng CP). Ô Lữ. O Bùi Sỹ Tiếu PCT TT nguyên Bí thư TƯ Thái Bình Phó Trưởng Ban TW Đảng)
Cụ Nguyễn Ngọc Trìu trước là Chủ tịch Hội Làm Vườn, sau mới đến GS Ngô Thế Dân.
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI.
Hoàng Kim
“Thung dung cùng với cỏ hoa. Thỏa thuê đèn sách, nhẫn nha dọn vườn”. Cám ơn Trung Trung đã sửa lại câu thơ trên hay hơn và sâu sắc hơn “Thỏa thuê cùng với cỏ hoa.Thung dung đèn sách nhẫn nha dọn vườn”, mình đã sửa lại. Đó là triết lý nhân sinh “Ta về sống giữa thiên nhiên” của một đội ngũ các nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ đã chấp nhận trọn đời sống với ruộng đồng và chén cơm ngon của người dân. Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý tứ ‘thung dung’ đứng đầu câu thơ, lựa chọn cỏ hoa, thiên nhiên, chân quê làm khởi nghiệp. Sự nghiệp ấy gắn liền với cả một đời, một nghề, để sau này nhìn lại. “Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585) “Thanh nhàn vô sự là tiên” trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước. Cám ơn bạn về ý THUNG DUNG, mình đưa ý này lên đầu dòng nhé. https://hoangkimlong.wordpress.com/…/thay-ban-trong-doi-toi/
TA VỀ SỐNG GIỮA THIÊN NHIÊN
Hoàng Kim
Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng, cái cười thì nông
Ta vui ở lại ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.
Thỏa thuê cùng với cỏ hoa
Thung dung đèn sách, nhẫn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng
Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian
Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi
Ung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta về sống giữa thiên nhiên
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.
NHỚ CỤ NGUYỄN NGỌC TRÌU Hoàng Kim
Hôm nay là kỷ niệm ngày mất của cụ Nguyễn Ngọc Trìu. (Cụ mất ngày 9/7/2016 đưa tang ngày 14/7/2016). Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một danh nhân lỗi lạc, một nhân cách lớn như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”. Xin dâng nén tâm hương tưởng nhớ Người. Câu chuyện về Người, tôi sẽ còn nhiều lần quay lại. Đó là một bài học lớn. Hình ảnh 1 là Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam”. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất, vang bóng một thời..
Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông Lâm Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ. Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội những người làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm” .Cụ Nguyễn Ngọc Trìu là một nhân cách lớn như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.
Xin dâng nén tâm hương tưởng nhớ Người.
Hoàng Kim
(*) Ghi chú: NHỚ KỶ NIỆM MỘT THỜI. Hoàng Kim. Viện trưởng Trần Thế Thông đưa Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu lên thăm Hưng Lộc hôm trước thì ngay hôm sau, Pham Sy Tan và Đặng Kim Sơn lại cùng thầy Quyen Mai Van và ông Carangal lên Trung tâm Hưng Lộc trao đổi và bàn chuyện hợp tác phát triển Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam. (Hình ảnh 2 là GSTS V. R. Carangal IRRI, người áo đỏ, bìa trái, đang trao đổi trên đồng ruộng với GSTS Mai Văn Quyền IAS, thứ hai phải qua,, TS. Đặng Kim Sơn CLRRI & IPSARD, TS. Phạm Sĩ Tân, CLRRI và TS Hoàng Kim cùng bàn về sự hợp tác IRRI và Việt Nam trong chương trình liên kết nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác). Tôi khi đó đã kể lại câu chuyện về ‘xếp’ Thông và cụ Trìu vừa lên thăm hôm qua, và trả lời Sơn, kể chuyện “Ấn tượng Borlaug và Hemingway” với sự đồng cảm thật sâu sắc. “Norman Borlaug nhà khoa học xanh”, “Lời Thầy dặn” thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Nhớ kỷ niệm một thời không thể nào quên. Đặng Kim Sơn hỏi : Cậu ấn tượng nhất chuyên gì trong chuyến đi học CIMMYT mới đây? Tôi cười nói :”Ấn tượng Borlaug và Hemingway” “Năm tháng ở CIMMYT” . Chuyện “Norman Borlaug nhà khoa học xanh” thầy tới thăm tôi ở nhà riêng là không thể quên. Tôi đọc bốn câu thơ cho thầy Quyen Mai Van, với các bạn Đặng Kim Sơn, Pham Sy Tan cùng nghe và, bất ngờ giáo sư V R Carangal rút bút ra ghi và nói lời đồng cảm.
Cụ Nguyễn Ngọc Trìu cũng có đến thăm bạn học của tôi là Đinh Thế Lữ (Hoàng Kim với Pham Sy Tan học chung một lớp Trồng trọt 4, chung giường tầng giường dưới giường trên. Tôi học chung lớp Đinh Thế Lữ lớp Trồng trọt 10 sau khi bộ đội sáu năm và cùng chung lớp tiến sĩ với Đặng Kim Sơn, Mai Thành Phụng….Hình ảnh 3 từ trái qua phải: ô Nguyễn Quốc Tuấn PCT nguyên Viên trưởng Cây lương thực. Ô Ngô Thế Dân CT nguyên Thứ trưởng TT Bộ NN & PTNT, Bà Thanh, Ô Nguyễn Ngọc Trìu nguyên Bộ trưởng NN. PCT Hội đồng Bộ Trưởng (Phó Thủ Tướng CP). Ô Lữ. O Bùi Sỹ Tiếu PCT TT nguyên Bí thư TƯ Thái Bình Phó Trưởng Ban TW Đảng)
Cụ Nguyễn Ngọc Trìu trước là Chủ tịch Hội Làm Vườn, sau mới đến GS Ngô Thế Dân.
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI.
Hoàng Kim
“Thung dung cùng với cỏ hoa. Thỏa thuê đèn sách, nhẫn nha dọn vườn”. Cám ơn Trung Trung đã sửa lại câu thơ trên hay hơn và sâu sắc hơn “Thỏa thuê cùng với cỏ hoa.Thung dung đèn sách nhẫn nha dọn vườn”, mình đã sửa lại. Đó là triết lý nhân sinh “Ta về sống giữa thiên nhiên” của một đội ngũ các nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ đã chấp nhận trọn đời sống với ruộng đồng và chén cơm ngon của người dân. Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý tứ ‘thung dung’ đứng đầu câu thơ, lựa chọn cỏ hoa, thiên nhiên, chân quê làm khởi nghiệp. Sự nghiệp ấy gắn liền với cả một đời, một nghề, để sau này nhìn lại. “Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585) “Thanh nhàn vô sự là tiên” trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước. Cám ơn bạn về ý THUNG DUNG, mình đưa ý này lên đầu dòng nhé. https://hoangkimlong.wordpress.com/…/thay-ban-trong-doi-toi/
TA VỀ SỐNG GIỮA THIÊN NHIÊN
Hoàng Kim
Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng, cái cười thì nông
Ta vui ở lại ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.
Thỏa thuê cùng với cỏ hoa
Thung dung đèn sách, nhẫn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng
Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian
Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi
Ung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta về sống giữa thiên nhiên
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.