Số lần xem
Đang xem 549 Toàn hệ thống 1480 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHUYỆNCÔ TRÂM LÚA LAI
Hoàng Kim
PGS.TS anh hùng lao động Nguyễn Thị Trâm là nhà giáo nhân dân, nhà nông học chọn tạo giống lúa lai nổi tiếng Việt Nam, với thành tựu nổi bật trong lĩnh vực đào tạo giảng dạy và nghiên cứu khoa học chọn tạo giống lúa lai thơm cốm thương hiệu Việt. Cô Trâm nguyên là Phó Viện trường Viện Sinh học Nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu di truyền chọn giống và khoa học cây trồng. Cô Trâm đã nghỉ hưu từ năm 2004 nhưng đến nay (2020) nhưng cô vẫn tiếp tục những cống hiến không mệt mỏi cho hạt ngọc Việt cây lúa Việt Nam. Sinh ra và lớn lên ở thị xã Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, người con của mảnh đất này đã dùng sự kiên trì đáng khâm phục của mình để góp phần mang lại những thành công lớn trong giảng dạy đào tạo nguồn lực di truyền giống và nghiên cứu.cây lúa Việt Nam.
Giống lúa lai hai dòng thơm TH6-6 được trồng tại tỉnh Hòa Bình (ảnh), và vùng đất lúa-tôm tỉnh Bac Liêu mới đây, cho năng suất 7-9 tấn lúa tươi/ha tương đương Bayte1, cơm thơm ngon, thời gian sinh trưởng ngắn hơn 7-10 ngày.so với giống Bayte1. Giống lúa lai hai dòng thơm TH6-6 đã được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn công nhận giống chính thức năm 2019., và năm nay Giống lúa lai hai dòng thơm cốm này đang được khảo nghiệm sản xuất mở rộng ở vùng nước lợ. Bí quyết thành công của cô Nguyễn Thị Trâm là đầu tư thời gian và không bao giờ bỏ cuộc.
CÔ TRÂM NGƯỜI THẦY LÚA LAI
PGS.TS Nguyễn Thị Trâm là giáo viên hướng dẫn 8 tiến sĩ khoa học nông nghiệp và 34 thạc sĩ khoa học cây trồng chủ yếu về khoa học công nghệ kỹ thuật lúa lai. Cô trở thành người thầy di truyền giống chuyên sâu cây lúa và lúa lai của nhiều thế hệ. Danh mục 8 luận văn tiến sĩ 34 luận văn thạc sĩ và 62 bài báo công trình khoa học dưới đây là sự đúc kết để soi thấu thành tựu, bài học, đội ngũ kế thừa và định hướng mở. Cô Trâm đã xuất bản 6 sách chuyên môn: 1). Chọn giống lúa lai. Nguyễn Thị Trâm. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 1995; Tái bản, 2002. 2). Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học Nông nghiệp). Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 1997.3). Giống cây trồng(Giáo trình đại học). Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiêp, 1997. 4). Chọn giống cây trồng. Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2000; 5). Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Tập II.Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 2002; Tái bản, 2010; 6). Lúa lai ở Việt Nam. Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 2002; Sự nghiên cứu tạo chọn và phát triển lúa lai hai dòng đã đạt được 6 giống thương hiệu Việt được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn công nhận . Giống lúa TH3-3 (với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và quy trình sản xuất hạt lúa lai được công nhận năm 2005), được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận, kế tiếp là các giống lúa lai TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 vang bóng một thời của mười năm trước và mới đây là TH6-6 (dòng mẹ và bố đều mang gen thơm), đã được công nhận giống chính thức năm 2019. Cô Trâm cũng là tác giả của hai giống lúa thuần Hương Cốm và Hương Cốm 4 được lần lượt công nhận giống năm 2008 và năm 2016. Cô Trâm thành tựu chọn giống lúa lai và lúa thuần đều xuất sắc nhưng nổi bật nhất là chọn giống lúa lai. Các kết quả chọn tạo, sản xuất hạt lai, thương mại hóa sản phẩm hạt lai F1, xây dựng hệ thống hoàn chỉnh từ chọn tạo, làm thuần, sản xuất hạt lai đến cung ứng hạt giống lúa lai cho người sản xuất, đã góp phần tích cực quảng bá thương hiệu lúa lai Việt Nam.. Những giống lúa lai mới này có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng, tạo nên bước đột phá mới cho công nghệ sản xuất lúa lai ở Việt Nam. Sự kết nối sản xuất giống lúa lai từ Viện Trường tới các Công ty Giống Cây trồng Nông nghiệp địa phương đã mở ra những vùng sản xuất hạt giống lúa lai rộng lớn, từ miền núi phía Bắc đến đồng bằng Sông Hồng, vùng ven biển miền Trung ở Bắc và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, tạo ra công việc làm và thu nhập tốt hơn cho hàng vạn lao động nông nghiệp. PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đã nói những lời tâm huyết: “Nghề nông ở nước ta hiện nay vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và vô cùng khốc liệt. Để xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững ổn định cần có đội ngũ các nhà khoa học nông nghiêp yêu nghề, dám hy sinh suốt đời cho nghiên cứu khoa học …
CÔ TRÂM TRANG VÀNG NGHỊ LỰC
Cô Trâm là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Nhà giáo Nhân dân; Huân chương Lao động hạng Ba; Huy chương Kháng chiến hạng Nhì; Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ; Giải thưởng Kovalepscaia; Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục; Huy chương Vì sự nghiệp Nông nghiệp; Huy chương Vì thế hệ Trẻ.
Bài phát biểu của cô Nguyễn Thị Trâm tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII đối với chúng tôi thật xúc động và ám ảnh:
Bài phát biểu tại Đại hội thi đua yêu nước lấn thứ 8
PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm, ĐHNN Hà Nội
“Kính thưa: Quí vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
Kính thưa Đoàn chủ tịch Đại hội và Quí vị Đại biểu Đại hội
Được sự đồng ý của Ban tổ chức tôi xin phép trình bầy trước Đại hội đôi điều về những chặng đường làm giảng dậy và nghiên cứu khoa học của tôi.
Gia đình tôi quê ở Hà Nam, vùng đồng chiêm nghèo nên cha mẹ “tha phương cầu thực” đến Thị xã Thái Nguyên kiếm sống. Khi 3 tuổi, cha tôi đi kháng chiến, tôi theo mẹ chạy giặc vào vùng núi Võ Nhai, hòa bình lập lại mới được đến trường, vào Đại học ở tuổi 20, được xếp học ngành Cây lương thực, khoa Trồng trọt, tôi nghĩ đây là ngành phù hợp với mình nên cố gắng học hành với mong ước góp phần làm cho người dân có bữa cơm no. Khi đó, dân ta còn đói lắm, cơm độn ngô khoai sắn mà vẫn đứt bữa thường xuyên, trong khi tỷ lệ dân làm nghề nông chiếm tới 90%. Tình yêu nghề nông của tôi bắt đầu từ những bài thực tập chọn giống, lai ngô, lai lúa, ghép cây… Ra trường, được làm việc tại Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm nên tôi có cơ hội thực hiện khát vọng của mình. Tập sự xong, làm nghiên cứu tại bộ môn “Chọn tạo giống lúa” dưới sự hướng dẫn của thầy Lương Định Của, nhà Di truyền – chọn giống nổi tiếng từ Nhật trở về, Thầy đã truyền đạt cho tôi kiến thức khoa học cơ bản, phương pháp thực hành xác thực giúp biến kết quả nghiên cứu thành sản phẩm phục vụ xã hội. Tấm gương làm nghiên cứu khoa học mẫu mực đầy sáng tạo của Thầy và các nhà khoa học Nông nghiệp thế hệ trước luôn thôi thúc tôi làm việc tận tụy vì nông dân.
Năm 1980, đi học nghiên cứu sinh tại Liên xô, tôi chọn đề tài nghiên cứu giống lúa để có cơ hội học lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho chuyên môn sau này. Tốt nghiệp xong, tôi trở lại Trường Đại học Nông nghiệp làm giảng viên khi tuổi đã 40, tự rèn luyện ngay từ ngày đầu lên lớp, tích lũy kiến thức thông qua tài liệu trong, ngoài nước, cập nhật thông tin từ thực tế sản xuất, tìm phương pháp truyền đạt dễ tiếp thu để sinh viên hiểu bài. Sau giờ giảng, sinh viên tiếp thu được kiến thức, phương pháp mới, lôi cuốn họ say mê học bài đọc tài liệu, viết tiểu luận, nghiên cứu khoa học…Tôi luôn tìm những nội dung hay nhất mới nhất của môn học để truyền đạt, phân tích mở rộng giúp cho người học suy nghĩ tìm tòi cái mới. Trên lớp tôi dùng hình ảnh để diễn giải lý thuyết, dùng thí nghiệm cụ thể để minh họa và thực hành. Nhờ vậy, ngay từ năm đầu vào nghề giảng dậy tôi đã lôi cuốn nhiều học sinh tham gia nghiên cứu khoa học,và đã hướng dẫn họ rất tận tụy để họ có cơ hội sáng tạo từ khi còn rất trẻ.
Cuộc sống thời niên thiếu của tôi gắn liền với núi rừng, cây cối đã nuôi dưỡng trong tôi tình yêu thiên nhiên, ham muốn cải tạo sinh vật phục vụ con nguoi. Ngoài giờ giảng trên lớp, tôi đạp xe xuống nông thôn, giúp đội giống ở các HTX chọn lọc, bình tuyển giống, rút dòng, nhân hạt giống tốt cung cấp cho nông dân. Dẫn sinh viên xuống nông thôn làm đề tài, nêu câu hỏi, yêu cầu các em phân tích đánh giá, tìm giải pháp nâng cao năng suất.
Những năm 1990, tiến bộ kỹ thuật về lúa lai tràn vào nước ta, nhu cầu hạt giống lúa lai gia tăng ở mọi miền đất nước, hạt giống lai từ nước ngoài tràn vào thị trường ồ ạt tạo sức ép cho ngành giống cây trồng của Việt Nam. Năm 1993, được Bộ Nông nghiệp cho tham dự lớp huấn luyện kỹ thuật lúa lai tại Trung Quốc, quan sát thực tế tại Trung tâm, trao đổi trực tiếp với các nhà chọn giống giầu kinh nghiệm đã gợi mở trong tôi những ý tưởng mới vể chọn tạo giống lúa. Sau đợt học, tôi thu được nhiều kiến thức, tài liệu, phương pháp để bước vào hướng nghiên cứu mới: Tìm kiếm, xác định, chọn tạo cải tiến các vật liệu di truyền để tạo dòng bố mẹ và tạo giống lúa lai. Lúc này niềm đam mê chọn giống cuốn hút mọi thời gian và suy nghĩ của tôi. Tôi tự hỏi: Không có lẽ người Việt Nam lại không thể tạo được giống lúa lai cho chính mình ? Mặc dù chưa biết lấy phương tiện và kinh phí nghiên cứu từ đâu nhưng tôi nghĩ phải bắt đầu ngay. Tôi gieo trồng vật liệu, tổ chức sinh viên lai tạo, đánh giá, chọn lọc… Một số việc tỉ mỉ mất thời gian như tuốt dòng, phơi cá thể, sắp xếp, đo đếm bông hạt…tôi phải nhờ chính mẹ mình làm. Mẹ tôi rất tậm tâm làm thí nghiệm giúp con, bà cần cù, cẩn thận, minh mẫn và tận tụy. Có lẽ giờ đây ở đâu đó Bà vẫn dõi theo công việc của tôi.
Biết được khó khăn, thiếu thốn và quyết tâm của tôi, ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn đã mời hiệu trưởng trường tôi lên gặp để cấp cho 9.000 đô la (quĩ riêng của Bộ trưởng vì ông muốn ủng hộ ý tưởng mới của tôi nhưng tôi lại không thuộc Bộ Nông nghiệp theo phân công của Nhà nước). Nhờ số tiền này chúng tôi đã mua sắm một số trang bị tối thiểu cho nghiên cứu, đã xây được 360m2 nhà lưới, xây tường rào chống chuột bảo vệ 1 mẫu lúa giống, xây 1 buồng điều hòa nhiệt độ để đánh giá các dòng vật liệu mới. Sự quan tâm của Bộ trưởng thúc đẩy tôi làm việc miệt mài hơn. Tại một cuộc họp tổng kết sản xuất của Bộ, ông tuyên bố sẽ giành phần thưởng xứng đáng cho người chọn tạo được lúa lai cho Việt Nam. Việc này đã thôi thúc sự nôn nóng của tôi và nhiều nhà chọn giống khác. Năm 1996, tôi chọn ra 2 dòng bố, mẹ trong vườn vật liệu và sản xuất được 12 kg hạt lai F1 đưa lên Bộ để tham gia trình diễn tại Hà Tây cùng với giống của các tác giả khác. Lúa trình diễn sinh trưởng phát triển rất nhanh, cây khỏe, bông to trỗ đều. Bộ tổ chức Hội nghị đầu bờ mời nhiều tỉnh đến thăm và đánh giá. Mọi người khen ngợi lúa lai Việt Nam, ông Bộ trưởng phấn khởi lắm và rút tiền mặt thưởng tôi ngay trong hội thảo trước nhiều nhà lãnh đạo, đồng nghiệp, học sinh của tôi và nông dân. Tôi thực sự mừng vui xúc động. Thật không may, chỉ sau 1 tuần, lúa của tôi bị bệnh bạc lá làm “cháy” gần hết cả mẫu ruộng, lá không còn màu xanh để quang hợp, làm gì còn năng suất ! Tôi lo lắng, xấu hổ đến bẽ bàng vì sự nóng vội của mình. Tôi ngậm ngùi ân hận và lên xin Bộ trưởng để được trả lại tiền thưởng, ông không khiển trách mà động viên rằng: “Phần thưởng này ông giành cho người tạo ra giống lúa lai đầu tiên ở Việt Nam chứ chưa phải là thưởng cho giống lúa lai tốt”. Lời nhắc nhở rất khéo của ông khiến tôi ngượng ngùng xấu hổ, không còn cách nào từ chối mà âm thầm thúc đẩy tôi tìm cách nghiên cứu cải tiến mọi đặc tính của giống nhất là tính chống chịu sâu bệnh và thận trọng hơn khi đưa giống ra sản xuất đại trà.
Tuy nhiên để tạo giống lúa vừa có năng suất cao, chất lượng tốt lại vừa chống chịu sâu bệnh, và thích ứng cho nhiều vùng, nhiều vụ thì cần thời gian dài lắm mà tôi lại đã đến tuổi nghỉ hưu, quĩ thời gian làm việc đã hết, vậy làm thế nào để thực hiện? Tôi quyết định giành thời gian còn lại của cuộc đời để thực hiện ý tưởng chọn tạo thành công giống lúa lai cho Việt Nam. Tôi xin Nhà trường ở lại làm việc tiếp với điều kiện được sử dụng gần 1 ha ruộng trồng lúa, 1 phòng thí nghiệm nhỏ để nghiên cứu, chỉ hưởng lương hưu, dùng kết quả nghiên cứu của mình để tạo ra tiền chi trả mọi kinh phí nghiên cứu, trả lương cho cộng tác viên và mọi chi phí cần thiết khác phục vụ hoạt động nghiên cứu.
Đề nghị của tôi được Trường chấp nhận, tôi ở lại làm việc vô tư hết mình như thời còn trẻ, không kể thời gian, mưa nắng, khó khăn, tôi liên hệ với đồng nghiệp ở Bộ Nông nghiệp tham gia nghiên cứu cùng với họ. Đồng thời nhận hướng dẫn đề tài làm luận văn tốt nghiệp cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Trường để tận dụng nguồn nhân lực có kiến thức khoa học, có khả năng tư duy sáng tạo phục vụ cho nghiên cứu của mình và cũng là để truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm và “nghệ thuật” chọn giống cho họ. Các vấn đề nghiên cứu của tôi đã trở thành những đề tài hay để họ làm luận án tiến sĩ, thạc sĩ, giúp họ học thêm nhiều điều có ích cho sự nghiệp về sau. Ngoài ra, tôi giành thời gian đi Khuyến nông, đi giảng các lớp huấn luyện ngắn hạn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn sản xuất hạt giống… Các hoạt động này giúp mở rộng quan hệ và hiểu biết thực tiễn cho học trò của tôi, cho cán bộ trẻ trong Phòng, hơn nữa còn thu được tiền để nuôi đội ngũ kỹ sư mới tuyển, giúp họ học thêm và làm viêc tốt hơn.
Tôi giành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ cải tiến những nhược điểm của từng vật liệu, chọn lọc, đánh giá lặp lai nhiều lần và cuối cùng sự cố gắng không mệt mỏi đã đem lại thành công là tạo ra các dòng bất dục đực, các dòng cho phấn mới, các giống lúa lai, lúa thuần có giá trị sử dụng cao. Giống lúa lai hai dòng TH3-3 cùng với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và qui trình sản xuất hạt lai được công nhận năm 2005, được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận. Sau TH3-3 là TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 và lúa thơm Hương cốm. Các giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng nên nhu cầu về hạt giống tăng cao. Chúng tôi không còn đủ năng lực sản xuất và cung ứng kịp cho nông dân nên đã quyết định chuyển nhượng bản quyền cho Doanh nghiệp để tập trung thời gian cho nghiên cứu chọn tạo các giống mới tốt hơn. Doanh nghiệp có điều kiện tốt về tài chính, có kinh nghiệm kinh doanh, có thể mở rộng sản xuất đáp ứng yêu cầu của nông dân. Việc chuyển nhượng bản quyền đã tạo ra bước đột phá mới trong nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu đưa được đến tận tay người sản xuất, diện tích sử dụng giống mở rộng nhanh rõ rệt, năm 2009 diện tích sản xuất hạt lai của 2 giống được chuyển nhượng chiếm trên 60% tổng diện tích sản xuất hạt lai trong nước, cung cấp trên 1000 tấn hạt giống lai/năm cho nông dân các tỉnh phía Bắc, tạo lợi thế canh tranh cho lúa lai Việt Nam. Các Công ty mở ra nhiều vùng sản xuất hạt giống lai rộng lớn, từ miền núi phía bắc đến đồng bằng, miền Trung và Tây Nguyên tạo công việc làm cho hàng vạn lao động nông nghiệp có tay nghề cao, thu nhập cao hơn. Nhờ chuyển nhượng bản quyền, Nhà trường thu hồi được kinh phí sự nghiệp khoa học, Nhà nước thu thuế bản quyền, Viện chúng tôi có tiền mua ô tô, xây thêm phòng làm việc, kho tàng và mở rộng nghiên cứu theo nhiều hướng mới. Cán bộ nghiên cứu có thêm lương, thưởng, được cấp học bổng học cao học, huấn luyện nâng cao trình độ ở trong nước và cả nước ngoài. Phòng nghiên cứu của chúng tôi trở thành đơn vị đi đầu thực hiện có hiệu quả chỉ thị 115 của chính phủ, chỉ thị về giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất của các cơ quan nghiên cứu khoa học.
Sau 10 năm làm việc ở tuổi nghỉ hưu, một nhóm nghiên cứu bé nhỏ từ 3 người, đã lớn mạnh thành một Phòng nghiên cứu vững vàng về lý luận, có tay nghề chọn tạo và sản xuất giống lúa giỏi với 2 tiến sĩ; 6 thạc sĩ; 4 kỹ sư; 1 kỹ thuật viên. Trong thời gian đó nhóm chúng tôi vừa nghiên cứu, vừa học tập nâng cao trình độ vừa lai tạo, chọn lọc, mở rộng sản xuất các giống lúa mới, vừa phổ biến kiến thức trồng lúa, sản xuất hạt giống lúa lai cho nông dân. Đồng thời đã tham gia viết sách, viết bài giảng, công bố các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo tốt cho ngành chọn giống và sản xuất giống nước nhà.
Kính thưa Đại Hội,
Nghề nông ở nước ta hiện nay vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và vô cùng khốc liệt… Để xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững ổn định cần có đội ngũ các nhà khoa học nông nghiêp yêu nghề, dám hy sinh suốt đời cho nghiên cứu khoa học. Thế nhưng khoa học nông nghiệp là khoa học ứng dụng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian thâm nhập thực tế, phải kiên trì thử nghiệm trên đồng ruộng ở nhiều vùng, nhiều vụ khác nhau nên khi thành đạt thì đa số tuổi đã quá cao. Những thách thức đó thật vô cùng khắc nghiệt, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn giúp nhà khoa học có điều kiện thử nghiệm, hiện thực hóa các ý tưởng mới táo bạo của mình.
Phụ nữ làm khoa học nông nghiệp phải chịu quá nhiều vất vả gian nan và cả sự đố kỵ… Trước những thách thức đó cần có một tình yêu nghề nồng cháy, một mục tiêu rõ ràng để theo đuổi, một phương pháp chính xác và luôn được bổ sung, phải bình tĩnh suy xét, lựa chọn biện pháp ứng xử hợp lý để vượt qua khó khăn thách thức và chắc chắn sẽ thành công.
Kính thưa Đại hội
– Để có được những đóng góp nêu trên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều. Từ trái tim mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước, đối với các thầy cô giáo, những người đã tận tụy dậy dỗ, cho tôi hưởng một nền giáo dục mới để làm một người công dân tốt, một nhà giáo, nhà khoa học có ích.
– Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các cấp lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Giáo dục & ĐT, các cục vụ chuyên môn của hai Bộ, những người đã tìm mọi cách nâng đỡ các ý tưởng mới, táo bạo khuyến khích tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu, triển khai, mở rộng và phát triển sản xuất ở các địa phương.
– Xin cảm tạ bà con nông dân trên mọi miền đất nước, những người đã sẵn sàng dùng đất đai, lao động của mình thử nghiệm sản xuất hạt giống, gieo trồng giống mới, ứng dụng các kỹ thuật mới trên đồng ruộng, không ngại rủi ro giúp chúng tôi thành công. Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với bạn bè đồng nghiệp các thế hệ sinh viên, học viên cao học ,NCS đã đóng góp sức lực, trí tuệ cùng nghiên cứu giải quyết các vấn đề trong thực tế sản xuất nông nghiệp của nước nhà.
– Cuối cùng Xin kính chúc Quí vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, quí vị đại biểu sang năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công mới.
Xin trân trọng cảm ơn.
Nguyễn Thị Trâm”
CÔ TRÂM THÀNH QUẢ LAO ĐỘNG
Cô Nguyễn Thị Trâm hướng dẫn Nghiên cứu sinh: 8 luận án Tiến sĩ : 1). Trần Văn Thuỷ, 1999 “Thu thập đánh giá và sử dụng tập đoàn lúa cạn Tây Nguyên”, . 2). Phạm Đức Hùng, 2000. “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu nước sâu cho vùng đồng bằng Sông Hồng”, 3). Trần Văn Quang, 2008. “Nghiên cứu phân lập và sử dụng dòng bất dục đực gen nhân mẫn cảm quang chu kỳ ngắn”, 4). Nguyễn Bá Thông, 2009 “Nghiên cứu tuyển chọn và sản xuất giống lúa lai ngắn ngày cho vùng Thanh Hoá”, 2009. 5). Trần Tấn Phương, 2011 “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm cao sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”, 6). Nguyễn Văn Mười, “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai hai dòng thơm, chất lượng cao”. 7). Mai Thế Tuấn, “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai hai dòng kháng bệnh bạc lá”. 8). Bùi Viết Thư, “Nghiên cứu chọn tạo dòng A, B mới để phát triển lúa lai ba dòng ở Việt Nam”.
Cô Nguyễn Thị Trâm hướng dẫn 34 thạc sĩ khoa học cây trồng: 1) Lê Thị Hảo 1995, “Tìm hiểu khả năng sử dụng một số cặp bố mẹ lúa lai nhập nội hệ “ba dòng” trong điều kiện miền Bắc Việt Nam”, 2. Nguyễn Thị Mai, 1995, “ Khảo sát tập đoàn giống nhập nội mới và tìm hiểu khả năng phục hồi phấn của chúng phục vụ cho nghiên cứu phát triển lúa lai ở Việt Nam”, .; 3). Nguyễn Thị Gấm. 1996, “Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa lai hai dòng ở Việt Nam”, 4). Phạm Đình Phục, 1997 “Tuyển chọn và đánh giá các dòng phục hồi phấn cho một số dòng bất dục đực di truyền tế bào chất nhập nội”, .5). Lê Hữu Khang, 1999. “Nghiên cứu ứng dụng các dòng TGMS mới chọn tạo góp phần phát triển lúa lai hai dòng”, 6). Lại Văn Nhự, 1999 “Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sự tích lũy prôtêin trong đọt sinh trưởng của một số giống lúa có hàm lượng prôtêin cao”, 7). Phạm Văn Ngọc, 2000 “Nghiên cứu sử dụng dòng Peai’64S ở vùng Gia Lâm, Hà Nội”, .8). Nguyễn Bá Thông,2001 “Nghiên cứu xác định khả năng nhân dòng bất dục đực chức năng di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ (TGMS) Peiai’64S và sản xuát hạt lai F1 Bồi tạp 77 và Bồi tạp sơn thanh tại Thanh Hoá”, 9). Nguyễn Như Hải, 2002 “Nghiên cứu sử dụng vật liệu khởi đầu lúa đột biến để chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao”. 10). Vũ Bình Hải, 2002.“Tìm hiểu ảnh hưởng của các dòng bố mẹ có chiều dài hạt gạo khác nhau đến chất lượng thương trường của gạo lúa lai”, 11. Trần Văn Quang, 2003. “Nghiên cứu phân lập các dòng lúa bất dục đực di truyền nhân cảm ứng môi trường (EGMS) phù hợp với điều kiện Việt Nam”, 12. Nguyễn Văn Quân, 2004. “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng tổ hợp của các dòng EGMS và các dòng R mới chọn tạo tại Việt Nam”, 13). Đặng Duy Huynh, 2004. “Tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai “hai dòng”mới của Việt Nam cho vùng Thanh Hóa”, 14). Nguyễn Thị Thu Hương, 2006. “Nghiên cứu tuyển chọn các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao cho tỉnh Thái Bình”, 15). Phan Thị Kim Hoa, 2006. “Tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai “hai dòng” mới của Việt Nam cho vùng Nghệ An”, 16). Trần Thanh Nhạn, 2007.“Nghiên cứu giá trị sử dụng của các dòng TGMS mới chọn tạo và nhập nội”, 17). Đặng Văn Hùng, 2007.“Đánh giá ngưỡng chuyển đổi tính dục của các dòng TGMS mới”, 18). Phạm Thị Ngọc Yến, 2008.“Tuyển chọn và thiết lập quy trình nhân dòng và sản xuất một số tổ hợp lai chất lượng cao”, 19). Nguyễn Văn Mười, 2008. “Nghiên cứu khả năng duy trì năng suất và chất lượng của giống lúa thơm Hương cốm”, 20). Nguyễn Trọng Tú, 2009. “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số dòng bố mẹ lúa lai góp phần phát triển sản xuất hạt lai F1 tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, 21). Vũ Thị Bích Ngọc, 2009. “Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa lai hai dòng thơm, chất lượng cao”, 22). Trần Thị Minh Ngọc, 2009 “Nghiên cứu tuyển chọn tổ hợp lai ba dòng phù hợp với điều kiện Việt Nam, mới nhập từ Tứ Xuyên, Trung Quốc”, .23). Đặng Thị Hường, 2010.“Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng cho phấn trong chọn giống lúa lai hai dòng”, 24). Nguyễn Văn Phan, 2010.“Xác định sự trùng khớp trỗ bông nở hoa của một số dòng bố mẹ mới và nghiên cứu khả năng thích ứng của các tổ hợp tại các địa phương thí nghiệm”, 25). Lê Thị Khải Hoàn, 2010 “Tìm hiểu thời gian và mức độ “trượt ” ngưỡng chuyển đổi tính dục của một số dòng TGMS mới chọn tạo tại Việt Nam”, 26). Lê Văn Thuyết, 2010. “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân dòng P5S và sản xuất hạt lai F1 TH5-1 ở vụ xuân”, 27). Trần Thị Thuận, 2011.“Nghiên cứu tuyển chọn một số tổ hợp lai hai dòng và thiết lập qui trình sản xuất hạt lai F1”, 28). Phạm Văn Duệ, 2011.“Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần chất lượng cao thích ứng cho vùng Hà Nội”, 29). Phạm Đức Đông, 2012.“Tuyển chọn các tổ hợp lúa lai mới và ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các tổ hợp được tuyển chọn tại huyện Giao thủy tỉnh Nam Định”, 30). Phùng Danh Huân, 2012.“Nghiên cứu tuyển chọn tổ hợp lai ba dòng triển vọng và thiết lập qui trình sản xuất hạt lai F1 của chúng”, 31). Vũ Văn Quang, 2013. “Nghiên cứu chọn tạo dòng bất dục đực tế bào chất thơm chất lượng cao11A/B, phục vụ chọn giống lúa lai ba dòng”, 32). Ngô Thị Thanh Tuyền,2013. “Tuyển chọn và phát triển một số tổ hợp lúa lai mới chọn tạo trong điều kiện tỉnh Thái Bình”, 33). Vũ Thị Xim, 2013.“Tuyển chọn một số giống lúa thuần chất lượng cao và tìm hiểu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống được tuyển chọn tại Hải Dương”, 34). Trần Thị Huyền, 2013. “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai hai dòng có mẹ là dòng PGMS cải tiến”,
Các bài báo nghiên cứu
1. Chọn tạo giống nếp thơm số 44. Nguyễn Thị Trâm. Thông báo khoa học của các trường Đại học, Chuyên đề Sinh học Nông nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, H- Giáo dục, 1991.
2. Kết quả chọn tạo giống lúa từ nguồn gen của VN10. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học của trường Đại học Nông nghiệp 1 (1986-1991), H- Nông nghiệp, 1991.
3. Đánh giá sơ bộ một số giống lúa mới nhập nội của Trung Quốc. Nguyễn Thị Trâm. Thông tin Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp 1, số 2, 1992.
4. Giống lúa nhập nội mới X70. Nguyễn Thị Trâm. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học của Khoa Trồng trọt, Đại học Nông nghiệp 1 (1991-1992), H- Nông nghiệp, 1992.
5. Giống lúa mới 256. Nguyễn Thị Trâm. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số 4, 1992.
6. Giống lúa thơm ngắn ngày T2-92. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng dạy nữ, H- Nông nghiệp, 1993.
7. Khả năng ứng dụng kỹ thuật làm mạ theo công nghệ sản xuất lúa Nhật Bản ở vụ mùa và vụ xuân. Nguyễn Thị Trâm. Thông tin Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp 1, số 2, 1993.
8. Một số kết quả nghiên cứu trong chọn tạo giống lúa của Bộ môn Di truyền –Giống, trường Đại học Nông nghiệp 1. Đồng tác giả. Tạp chí Họat động khoa học, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, 6 – 1993.
9. Kết quả nghiên cứu một số cặp dòng bố mẹ lúa lai ba dòng nhập nội. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, trường Đại học Nông nghiệp 1 (1992-1993), H- Nông nghiệp, 1993.
10. Điều kiện khí hậu và khả năng sử dụng các dòng bố mẹ lúa lai nhập nội từ Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, trường Đại học Nông nghiệp 1 (1992-1993), H- Nông nghiệp, 1993.
11. Dòng bất dục đực tế bào chất (CMS) Kim 23A và khả năng sử dụng ở Việt Nam. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệpvà Công nghiệp thực phẩm, số 8,1995.
12. Khả năng phục hồi phấn của tập đoàn giống lúa nhập nội. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, trường Đại học Nông nghiệp I (1994-1995), 1995.
13. Lúa lai “một dòng”. Nguyễn Thị Trâm. Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, số 3, 1995.
14. Ưu thế lai và đặc tính di truyền một số tính trạng số lượng ở các tổ hợp lúa lai “ba dòng”. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, trường Đại học Nông nghiệp 1 (1994-1995), H- Nông nghiệp, 1995.
15. Phát hiện một số dòng bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm nhiệt độ. Nguyễn Thị Trâm. Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, số 1, 1996.
16. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai. Đồng tác giả. Thông báo khoa học của các trường Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong chuyên đề “Sinh học-Nông học-Y học”, H- Giáo dục, 1996.
17. Kết quả đánh giá sơ bộ tập đoàn lúa cạn thu thập tại Đắk Lắk. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trường Đại học Nông nghiệp 1, H- Nông nghiệp, 1996.
18. Bước đầu nghiên cứu chọn tạo dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ để phát triển lúa lai hai dòng. Đồng tác giả. In trong: Tuyển tập Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, kỷ niệm 40 năm thành lập trường Đại học Nông nghiệp 1 (1956-1996 ), H- Nông nghiệp, 1996.
19. Current status of Hybrid Rice Reseach and development in Vietnam. Đồng tác giả. In Abstracsts Proc. 3thInt.Symposium on Hybrid Rice; November, 1996.
20. Possibility of developing two-line hybrid rice in Northen Vietnam. Nguyễn Thị Trâm. In Proc of Inter Symp on two-line system heterosis breeding in crops; September, 6- 8 th,1997.
21. Bước đầu thu thập, phân loại và đánh giá tập đoàn lúa cạn Tây Nguyên. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, trường Đại học Nông nghiệ I (1995-1996), H- Nông nghiệp, 1997.
22. Chọn tạo và nghiên cứu dòng bất dục đực di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ (TGMS) để phát triển lúa lai hai dòng. Đồng tác giả. Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, số 1, 1998.
23. Khai thác nguồn gen lúa cạn vùng Tây Nguyên. Đồng tác giả. Thông báo khoa học của các trường Đại học, Chuyên đề Sinh học-Nông nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, H- Giáo dục, 1999.
24. Phương pháp đánh giá gián tiếp khả năng chịu nước sâu của các giống lúa. Đồng tác giả. Thông báo khoa học của các trường Đại học, Chuyên đề Sinh học-Nông nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, H- Giáo dục, 1999.
25. Lúa lai kết quả và triển vọng. Đồng tác giả. Thông tin chuyên đề, Trung tâm Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 1999.
26. Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự phục hồi hữu dục của một số dòng bất dục đực di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ (TGMS). Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số12, 2000.
27. Kết quả nghiên cứu dòng bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm nhiệt độ Peiai’ 64S trong điều kiện miền Bắc Việt Nam. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số12, 2000.
28. Kết quả nghiên cứu lúa lai của trường Đại học Nông nghiệp 1. Nguyễn Thị Trâm. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , số 9, 2001.
29. Fertility alteration of TGMS line Peiai64S and the ability of seed multiplication and hybrid seed production in Vietnam. Đồng tác giả. In Abstracts of the 4th Int. Symp On hybrid rice, 2002.
30. Kết quả chọn tạo giống lúa lai hai dòng mới ngắn ngày, năng suất cao chất lượng tốt TH3-3. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 6, 2003.
31. Kết quả nghiên cứu chọn tạo dòng bất dục đực cảm ứng quang chu kỳ ngắn. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 10, 2003.
32. Kết quả nghiên cứu khả năng tổ hợp của các dòng bố mẹ mới chọn tạo trong lúa lai hai dòng. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp 1, tập III, số 1, 2005.
33. Kết quả chọn tạo giống lúa lai hai dòng mới TH2-1. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Nông nghiệp 1, tập III, số 1, 2005.
34. Một số đặc điểm chất lượng gạo của các dòng bố mẹ và con lai. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp 1, tập III, số 1, 2005.
35. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất hạt lai F1 TH3-3. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 12, 2005.
36. Đánh giá tiềm năng ưu thế lai và phân tích di truyền của tính bất dục đực cảm ứng quang chu kỳ ngắn ở dòng P5S. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 8, 2006.
CHUYỆNCÔ TRÂM LÚA LAI
Hoàng Kim
PGS.TS anh hùng lao động Nguyễn Thị Trâm là nhà giáo nhân dân, nhà nông học chọn tạo giống lúa lai nổi tiếng Việt Nam, với thành tựu nổi bật trong lĩnh vực đào tạo giảng dạy và nghiên cứu khoa học chọn tạo giống lúa lai thơm cốm thương hiệu Việt. Cô Trâm nguyên là Phó Viện trường Viện Sinh học Nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu di truyền chọn giống và khoa học cây trồng. Cô Trâm đã nghỉ hưu từ năm 2004 nhưng đến nay (2020) nhưng cô vẫn tiếp tục những cống hiến không mệt mỏi cho hạt ngọc Việt cây lúa Việt Nam. Sinh ra và lớn lên ở thị xã Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, người con của mảnh đất này đã dùng sự kiên trì đáng khâm phục của mình để góp phần mang lại những thành công lớn trong giảng dạy đào tạo nguồn lực di truyền giống và nghiên cứu.cây lúa Việt Nam.
Giống lúa lai hai dòng thơm TH6-6 được trồng tại tỉnh Hòa Bình (ảnh), và vùng đất lúa-tôm tỉnh Bac Liêu mới đây, cho năng suất 7-9 tấn lúa tươi/ha tương đương Bayte1, cơm thơm ngon, thời gian sinh trưởng ngắn hơn 7-10 ngày.so với giống Bayte1. Giống lúa lai hai dòng thơm TH6-6 đã được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn công nhận giống chính thức năm 2019., và năm nay Giống lúa lai hai dòng thơm cốm này đang được khảo nghiệm sản xuất mở rộng ở vùng nước lợ. Bí quyết thành công của cô Nguyễn Thị Trâm là đầu tư thời gian và không bao giờ bỏ cuộc.
CÔ TRÂM NGƯỜI THẦY LÚA LAI
PGS.TS Nguyễn Thị Trâm là giáo viên hướng dẫn 8 tiến sĩ khoa học nông nghiệp và 34 thạc sĩ khoa học cây trồng chủ yếu về khoa học công nghệ kỹ thuật lúa lai. Cô trở thành người thầy di truyền giống chuyên sâu cây lúa và lúa lai của nhiều thế hệ. Danh mục 8 luận văn tiến sĩ 34 luận văn thạc sĩ và 62 bài báo công trình khoa học dưới đây là sự đúc kết để soi thấu thành tựu, bài học, đội ngũ kế thừa và định hướng mở. Cô Trâm đã xuất bản 6 sách chuyên môn: 1). Chọn giống lúa lai. Nguyễn Thị Trâm. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 1995; Tái bản, 2002. 2). Chọn giống cây trồng (Giáo trình Cao học Nông nghiệp). Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 1997.3). Giống cây trồng(Giáo trình đại học). Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiêp, 1997. 4). Chọn giống cây trồng. Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2000; 5). Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Tập II.Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 2002; Tái bản, 2010; 6). Lúa lai ở Việt Nam. Đồng tác giả. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 2002; Sự nghiên cứu tạo chọn và phát triển lúa lai hai dòng đã đạt được 6 giống thương hiệu Việt được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn công nhận . Giống lúa TH3-3 (với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và quy trình sản xuất hạt lúa lai được công nhận năm 2005), được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận, kế tiếp là các giống lúa lai TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 vang bóng một thời của mười năm trước và mới đây là TH6-6 (dòng mẹ và bố đều mang gen thơm), đã được công nhận giống chính thức năm 2019. Cô Trâm cũng là tác giả của hai giống lúa thuần Hương Cốm và Hương Cốm 4 được lần lượt công nhận giống năm 2008 và năm 2016. Cô Trâm thành tựu chọn giống lúa lai và lúa thuần đều xuất sắc nhưng nổi bật nhất là chọn giống lúa lai. Các kết quả chọn tạo, sản xuất hạt lai, thương mại hóa sản phẩm hạt lai F1, xây dựng hệ thống hoàn chỉnh từ chọn tạo, làm thuần, sản xuất hạt lai đến cung ứng hạt giống lúa lai cho người sản xuất, đã góp phần tích cực quảng bá thương hiệu lúa lai Việt Nam.. Những giống lúa lai mới này có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng, tạo nên bước đột phá mới cho công nghệ sản xuất lúa lai ở Việt Nam. Sự kết nối sản xuất giống lúa lai từ Viện Trường tới các Công ty Giống Cây trồng Nông nghiệp địa phương đã mở ra những vùng sản xuất hạt giống lúa lai rộng lớn, từ miền núi phía Bắc đến đồng bằng Sông Hồng, vùng ven biển miền Trung ở Bắc và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, tạo ra công việc làm và thu nhập tốt hơn cho hàng vạn lao động nông nghiệp. PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đã nói những lời tâm huyết: “Nghề nông ở nước ta hiện nay vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và vô cùng khốc liệt. Để xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững ổn định cần có đội ngũ các nhà khoa học nông nghiêp yêu nghề, dám hy sinh suốt đời cho nghiên cứu khoa học …
CÔ TRÂM TRANG VÀNG NGHỊ LỰC
Cô Trâm là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Nhà giáo Nhân dân; Huân chương Lao động hạng Ba; Huy chương Kháng chiến hạng Nhì; Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ; Giải thưởng Kovalepscaia; Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục; Huy chương Vì sự nghiệp Nông nghiệp; Huy chương Vì thế hệ Trẻ.
Bài phát biểu của cô Nguyễn Thị Trâm tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII đối với chúng tôi thật xúc động và ám ảnh:
Bài phát biểu tại Đại hội thi đua yêu nước lấn thứ 8
PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm, ĐHNN Hà Nội
“Kính thưa: Quí vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
Kính thưa Đoàn chủ tịch Đại hội và Quí vị Đại biểu Đại hội
Được sự đồng ý của Ban tổ chức tôi xin phép trình bầy trước Đại hội đôi điều về những chặng đường làm giảng dậy và nghiên cứu khoa học của tôi.
Gia đình tôi quê ở Hà Nam, vùng đồng chiêm nghèo nên cha mẹ “tha phương cầu thực” đến Thị xã Thái Nguyên kiếm sống. Khi 3 tuổi, cha tôi đi kháng chiến, tôi theo mẹ chạy giặc vào vùng núi Võ Nhai, hòa bình lập lại mới được đến trường, vào Đại học ở tuổi 20, được xếp học ngành Cây lương thực, khoa Trồng trọt, tôi nghĩ đây là ngành phù hợp với mình nên cố gắng học hành với mong ước góp phần làm cho người dân có bữa cơm no. Khi đó, dân ta còn đói lắm, cơm độn ngô khoai sắn mà vẫn đứt bữa thường xuyên, trong khi tỷ lệ dân làm nghề nông chiếm tới 90%. Tình yêu nghề nông của tôi bắt đầu từ những bài thực tập chọn giống, lai ngô, lai lúa, ghép cây… Ra trường, được làm việc tại Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm nên tôi có cơ hội thực hiện khát vọng của mình. Tập sự xong, làm nghiên cứu tại bộ môn “Chọn tạo giống lúa” dưới sự hướng dẫn của thầy Lương Định Của, nhà Di truyền – chọn giống nổi tiếng từ Nhật trở về, Thầy đã truyền đạt cho tôi kiến thức khoa học cơ bản, phương pháp thực hành xác thực giúp biến kết quả nghiên cứu thành sản phẩm phục vụ xã hội. Tấm gương làm nghiên cứu khoa học mẫu mực đầy sáng tạo của Thầy và các nhà khoa học Nông nghiệp thế hệ trước luôn thôi thúc tôi làm việc tận tụy vì nông dân.
Năm 1980, đi học nghiên cứu sinh tại Liên xô, tôi chọn đề tài nghiên cứu giống lúa để có cơ hội học lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho chuyên môn sau này. Tốt nghiệp xong, tôi trở lại Trường Đại học Nông nghiệp làm giảng viên khi tuổi đã 40, tự rèn luyện ngay từ ngày đầu lên lớp, tích lũy kiến thức thông qua tài liệu trong, ngoài nước, cập nhật thông tin từ thực tế sản xuất, tìm phương pháp truyền đạt dễ tiếp thu để sinh viên hiểu bài. Sau giờ giảng, sinh viên tiếp thu được kiến thức, phương pháp mới, lôi cuốn họ say mê học bài đọc tài liệu, viết tiểu luận, nghiên cứu khoa học…Tôi luôn tìm những nội dung hay nhất mới nhất của môn học để truyền đạt, phân tích mở rộng giúp cho người học suy nghĩ tìm tòi cái mới. Trên lớp tôi dùng hình ảnh để diễn giải lý thuyết, dùng thí nghiệm cụ thể để minh họa và thực hành. Nhờ vậy, ngay từ năm đầu vào nghề giảng dậy tôi đã lôi cuốn nhiều học sinh tham gia nghiên cứu khoa học,và đã hướng dẫn họ rất tận tụy để họ có cơ hội sáng tạo từ khi còn rất trẻ.
Cuộc sống thời niên thiếu của tôi gắn liền với núi rừng, cây cối đã nuôi dưỡng trong tôi tình yêu thiên nhiên, ham muốn cải tạo sinh vật phục vụ con nguoi. Ngoài giờ giảng trên lớp, tôi đạp xe xuống nông thôn, giúp đội giống ở các HTX chọn lọc, bình tuyển giống, rút dòng, nhân hạt giống tốt cung cấp cho nông dân. Dẫn sinh viên xuống nông thôn làm đề tài, nêu câu hỏi, yêu cầu các em phân tích đánh giá, tìm giải pháp nâng cao năng suất.
Những năm 1990, tiến bộ kỹ thuật về lúa lai tràn vào nước ta, nhu cầu hạt giống lúa lai gia tăng ở mọi miền đất nước, hạt giống lai từ nước ngoài tràn vào thị trường ồ ạt tạo sức ép cho ngành giống cây trồng của Việt Nam. Năm 1993, được Bộ Nông nghiệp cho tham dự lớp huấn luyện kỹ thuật lúa lai tại Trung Quốc, quan sát thực tế tại Trung tâm, trao đổi trực tiếp với các nhà chọn giống giầu kinh nghiệm đã gợi mở trong tôi những ý tưởng mới vể chọn tạo giống lúa. Sau đợt học, tôi thu được nhiều kiến thức, tài liệu, phương pháp để bước vào hướng nghiên cứu mới: Tìm kiếm, xác định, chọn tạo cải tiến các vật liệu di truyền để tạo dòng bố mẹ và tạo giống lúa lai. Lúc này niềm đam mê chọn giống cuốn hút mọi thời gian và suy nghĩ của tôi. Tôi tự hỏi: Không có lẽ người Việt Nam lại không thể tạo được giống lúa lai cho chính mình ? Mặc dù chưa biết lấy phương tiện và kinh phí nghiên cứu từ đâu nhưng tôi nghĩ phải bắt đầu ngay. Tôi gieo trồng vật liệu, tổ chức sinh viên lai tạo, đánh giá, chọn lọc… Một số việc tỉ mỉ mất thời gian như tuốt dòng, phơi cá thể, sắp xếp, đo đếm bông hạt…tôi phải nhờ chính mẹ mình làm. Mẹ tôi rất tậm tâm làm thí nghiệm giúp con, bà cần cù, cẩn thận, minh mẫn và tận tụy. Có lẽ giờ đây ở đâu đó Bà vẫn dõi theo công việc của tôi.
Biết được khó khăn, thiếu thốn và quyết tâm của tôi, ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn đã mời hiệu trưởng trường tôi lên gặp để cấp cho 9.000 đô la (quĩ riêng của Bộ trưởng vì ông muốn ủng hộ ý tưởng mới của tôi nhưng tôi lại không thuộc Bộ Nông nghiệp theo phân công của Nhà nước). Nhờ số tiền này chúng tôi đã mua sắm một số trang bị tối thiểu cho nghiên cứu, đã xây được 360m2 nhà lưới, xây tường rào chống chuột bảo vệ 1 mẫu lúa giống, xây 1 buồng điều hòa nhiệt độ để đánh giá các dòng vật liệu mới. Sự quan tâm của Bộ trưởng thúc đẩy tôi làm việc miệt mài hơn. Tại một cuộc họp tổng kết sản xuất của Bộ, ông tuyên bố sẽ giành phần thưởng xứng đáng cho người chọn tạo được lúa lai cho Việt Nam. Việc này đã thôi thúc sự nôn nóng của tôi và nhiều nhà chọn giống khác. Năm 1996, tôi chọn ra 2 dòng bố, mẹ trong vườn vật liệu và sản xuất được 12 kg hạt lai F1 đưa lên Bộ để tham gia trình diễn tại Hà Tây cùng với giống của các tác giả khác. Lúa trình diễn sinh trưởng phát triển rất nhanh, cây khỏe, bông to trỗ đều. Bộ tổ chức Hội nghị đầu bờ mời nhiều tỉnh đến thăm và đánh giá. Mọi người khen ngợi lúa lai Việt Nam, ông Bộ trưởng phấn khởi lắm và rút tiền mặt thưởng tôi ngay trong hội thảo trước nhiều nhà lãnh đạo, đồng nghiệp, học sinh của tôi và nông dân. Tôi thực sự mừng vui xúc động. Thật không may, chỉ sau 1 tuần, lúa của tôi bị bệnh bạc lá làm “cháy” gần hết cả mẫu ruộng, lá không còn màu xanh để quang hợp, làm gì còn năng suất ! Tôi lo lắng, xấu hổ đến bẽ bàng vì sự nóng vội của mình. Tôi ngậm ngùi ân hận và lên xin Bộ trưởng để được trả lại tiền thưởng, ông không khiển trách mà động viên rằng: “Phần thưởng này ông giành cho người tạo ra giống lúa lai đầu tiên ở Việt Nam chứ chưa phải là thưởng cho giống lúa lai tốt”. Lời nhắc nhở rất khéo của ông khiến tôi ngượng ngùng xấu hổ, không còn cách nào từ chối mà âm thầm thúc đẩy tôi tìm cách nghiên cứu cải tiến mọi đặc tính của giống nhất là tính chống chịu sâu bệnh và thận trọng hơn khi đưa giống ra sản xuất đại trà.
Tuy nhiên để tạo giống lúa vừa có năng suất cao, chất lượng tốt lại vừa chống chịu sâu bệnh, và thích ứng cho nhiều vùng, nhiều vụ thì cần thời gian dài lắm mà tôi lại đã đến tuổi nghỉ hưu, quĩ thời gian làm việc đã hết, vậy làm thế nào để thực hiện? Tôi quyết định giành thời gian còn lại của cuộc đời để thực hiện ý tưởng chọn tạo thành công giống lúa lai cho Việt Nam. Tôi xin Nhà trường ở lại làm việc tiếp với điều kiện được sử dụng gần 1 ha ruộng trồng lúa, 1 phòng thí nghiệm nhỏ để nghiên cứu, chỉ hưởng lương hưu, dùng kết quả nghiên cứu của mình để tạo ra tiền chi trả mọi kinh phí nghiên cứu, trả lương cho cộng tác viên và mọi chi phí cần thiết khác phục vụ hoạt động nghiên cứu.
Đề nghị của tôi được Trường chấp nhận, tôi ở lại làm việc vô tư hết mình như thời còn trẻ, không kể thời gian, mưa nắng, khó khăn, tôi liên hệ với đồng nghiệp ở Bộ Nông nghiệp tham gia nghiên cứu cùng với họ. Đồng thời nhận hướng dẫn đề tài làm luận văn tốt nghiệp cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Trường để tận dụng nguồn nhân lực có kiến thức khoa học, có khả năng tư duy sáng tạo phục vụ cho nghiên cứu của mình và cũng là để truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm và “nghệ thuật” chọn giống cho họ. Các vấn đề nghiên cứu của tôi đã trở thành những đề tài hay để họ làm luận án tiến sĩ, thạc sĩ, giúp họ học thêm nhiều điều có ích cho sự nghiệp về sau. Ngoài ra, tôi giành thời gian đi Khuyến nông, đi giảng các lớp huấn luyện ngắn hạn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn sản xuất hạt giống… Các hoạt động này giúp mở rộng quan hệ và hiểu biết thực tiễn cho học trò của tôi, cho cán bộ trẻ trong Phòng, hơn nữa còn thu được tiền để nuôi đội ngũ kỹ sư mới tuyển, giúp họ học thêm và làm viêc tốt hơn.
Tôi giành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ cải tiến những nhược điểm của từng vật liệu, chọn lọc, đánh giá lặp lai nhiều lần và cuối cùng sự cố gắng không mệt mỏi đã đem lại thành công là tạo ra các dòng bất dục đực, các dòng cho phấn mới, các giống lúa lai, lúa thuần có giá trị sử dụng cao. Giống lúa lai hai dòng TH3-3 cùng với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và qui trình sản xuất hạt lai được công nhận năm 2005, được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận. Sau TH3-3 là TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 và lúa thơm Hương cốm. Các giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng nên nhu cầu về hạt giống tăng cao. Chúng tôi không còn đủ năng lực sản xuất và cung ứng kịp cho nông dân nên đã quyết định chuyển nhượng bản quyền cho Doanh nghiệp để tập trung thời gian cho nghiên cứu chọn tạo các giống mới tốt hơn. Doanh nghiệp có điều kiện tốt về tài chính, có kinh nghiệm kinh doanh, có thể mở rộng sản xuất đáp ứng yêu cầu của nông dân. Việc chuyển nhượng bản quyền đã tạo ra bước đột phá mới trong nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu đưa được đến tận tay người sản xuất, diện tích sử dụng giống mở rộng nhanh rõ rệt, năm 2009 diện tích sản xuất hạt lai của 2 giống được chuyển nhượng chiếm trên 60% tổng diện tích sản xuất hạt lai trong nước, cung cấp trên 1000 tấn hạt giống lai/năm cho nông dân các tỉnh phía Bắc, tạo lợi thế canh tranh cho lúa lai Việt Nam. Các Công ty mở ra nhiều vùng sản xuất hạt giống lai rộng lớn, từ miền núi phía bắc đến đồng bằng, miền Trung và Tây Nguyên tạo công việc làm cho hàng vạn lao động nông nghiệp có tay nghề cao, thu nhập cao hơn. Nhờ chuyển nhượng bản quyền, Nhà trường thu hồi được kinh phí sự nghiệp khoa học, Nhà nước thu thuế bản quyền, Viện chúng tôi có tiền mua ô tô, xây thêm phòng làm việc, kho tàng và mở rộng nghiên cứu theo nhiều hướng mới. Cán bộ nghiên cứu có thêm lương, thưởng, được cấp học bổng học cao học, huấn luyện nâng cao trình độ ở trong nước và cả nước ngoài. Phòng nghiên cứu của chúng tôi trở thành đơn vị đi đầu thực hiện có hiệu quả chỉ thị 115 của chính phủ, chỉ thị về giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất của các cơ quan nghiên cứu khoa học.
Sau 10 năm làm việc ở tuổi nghỉ hưu, một nhóm nghiên cứu bé nhỏ từ 3 người, đã lớn mạnh thành một Phòng nghiên cứu vững vàng về lý luận, có tay nghề chọn tạo và sản xuất giống lúa giỏi với 2 tiến sĩ; 6 thạc sĩ; 4 kỹ sư; 1 kỹ thuật viên. Trong thời gian đó nhóm chúng tôi vừa nghiên cứu, vừa học tập nâng cao trình độ vừa lai tạo, chọn lọc, mở rộng sản xuất các giống lúa mới, vừa phổ biến kiến thức trồng lúa, sản xuất hạt giống lúa lai cho nông dân. Đồng thời đã tham gia viết sách, viết bài giảng, công bố các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo tốt cho ngành chọn giống và sản xuất giống nước nhà.
Kính thưa Đại Hội,
Nghề nông ở nước ta hiện nay vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và vô cùng khốc liệt… Để xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững ổn định cần có đội ngũ các nhà khoa học nông nghiêp yêu nghề, dám hy sinh suốt đời cho nghiên cứu khoa học. Thế nhưng khoa học nông nghiệp là khoa học ứng dụng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian thâm nhập thực tế, phải kiên trì thử nghiệm trên đồng ruộng ở nhiều vùng, nhiều vụ khác nhau nên khi thành đạt thì đa số tuổi đã quá cao. Những thách thức đó thật vô cùng khắc nghiệt, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn giúp nhà khoa học có điều kiện thử nghiệm, hiện thực hóa các ý tưởng mới táo bạo của mình.
Phụ nữ làm khoa học nông nghiệp phải chịu quá nhiều vất vả gian nan và cả sự đố kỵ… Trước những thách thức đó cần có một tình yêu nghề nồng cháy, một mục tiêu rõ ràng để theo đuổi, một phương pháp chính xác và luôn được bổ sung, phải bình tĩnh suy xét, lựa chọn biện pháp ứng xử hợp lý để vượt qua khó khăn thách thức và chắc chắn sẽ thành công.
Kính thưa Đại hội
– Để có được những đóng góp nêu trên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều. Từ trái tim mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước, đối với các thầy cô giáo, những người đã tận tụy dậy dỗ, cho tôi hưởng một nền giáo dục mới để làm một người công dân tốt, một nhà giáo, nhà khoa học có ích.
– Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các cấp lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Giáo dục & ĐT, các cục vụ chuyên môn của hai Bộ, những người đã tìm mọi cách nâng đỡ các ý tưởng mới, táo bạo khuyến khích tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu, triển khai, mở rộng và phát triển sản xuất ở các địa phương.
– Xin cảm tạ bà con nông dân trên mọi miền đất nước, những người đã sẵn sàng dùng đất đai, lao động của mình thử nghiệm sản xuất hạt giống, gieo trồng giống mới, ứng dụng các kỹ thuật mới trên đồng ruộng, không ngại rủi ro giúp chúng tôi thành công. Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với bạn bè đồng nghiệp các thế hệ sinh viên, học viên cao học ,NCS đã đóng góp sức lực, trí tuệ cùng nghiên cứu giải quyết các vấn đề trong thực tế sản xuất nông nghiệp của nước nhà.
– Cuối cùng Xin kính chúc Quí vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, quí vị đại biểu sang năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công mới.
Xin trân trọng cảm ơn.
Nguyễn Thị Trâm”
CÔ TRÂM THÀNH QUẢ LAO ĐỘNG
Cô Nguyễn Thị Trâm hướng dẫn Nghiên cứu sinh: 8 luận án Tiến sĩ : 1). Trần Văn Thuỷ, 1999 “Thu thập đánh giá và sử dụng tập đoàn lúa cạn Tây Nguyên”, . 2). Phạm Đức Hùng, 2000. “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu nước sâu cho vùng đồng bằng Sông Hồng”, 3). Trần Văn Quang, 2008. “Nghiên cứu phân lập và sử dụng dòng bất dục đực gen nhân mẫn cảm quang chu kỳ ngắn”, 4). Nguyễn Bá Thông, 2009 “Nghiên cứu tuyển chọn và sản xuất giống lúa lai ngắn ngày cho vùng Thanh Hoá”, 2009. 5). Trần Tấn Phương, 2011 “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm cao sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”, 6). Nguyễn Văn Mười, “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai hai dòng thơm, chất lượng cao”. 7). Mai Thế Tuấn, “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai hai dòng kháng bệnh bạc lá”. 8). Bùi Viết Thư, “Nghiên cứu chọn tạo dòng A, B mới để phát triển lúa lai ba dòng ở Việt Nam”.
Cô Nguyễn Thị Trâm hướng dẫn 34 thạc sĩ khoa học cây trồng: 1) Lê Thị Hảo 1995, “Tìm hiểu khả năng sử dụng một số cặp bố mẹ lúa lai nhập nội hệ “ba dòng” trong điều kiện miền Bắc Việt Nam”, 2. Nguyễn Thị Mai, 1995, “ Khảo sát tập đoàn giống nhập nội mới và tìm hiểu khả năng phục hồi phấn của chúng phục vụ cho nghiên cứu phát triển lúa lai ở Việt Nam”, .; 3). Nguyễn Thị Gấm. 1996, “Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa lai hai dòng ở Việt Nam”, 4). Phạm Đình Phục, 1997 “Tuyển chọn và đánh giá các dòng phục hồi phấn cho một số dòng bất dục đực di truyền tế bào chất nhập nội”, .5). Lê Hữu Khang, 1999. “Nghiên cứu ứng dụng các dòng TGMS mới chọn tạo góp phần phát triển lúa lai hai dòng”, 6). Lại Văn Nhự, 1999 “Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sự tích lũy prôtêin trong đọt sinh trưởng của một số giống lúa có hàm lượng prôtêin cao”, 7). Phạm Văn Ngọc, 2000 “Nghiên cứu sử dụng dòng Peai’64S ở vùng Gia Lâm, Hà Nội”, .8). Nguyễn Bá Thông,2001 “Nghiên cứu xác định khả năng nhân dòng bất dục đực chức năng di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ (TGMS) Peiai’64S và sản xuát hạt lai F1 Bồi tạp 77 và Bồi tạp sơn thanh tại Thanh Hoá”, 9). Nguyễn Như Hải, 2002 “Nghiên cứu sử dụng vật liệu khởi đầu lúa đột biến để chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao”. 10). Vũ Bình Hải, 2002.“Tìm hiểu ảnh hưởng của các dòng bố mẹ có chiều dài hạt gạo khác nhau đến chất lượng thương trường của gạo lúa lai”, 11. Trần Văn Quang, 2003. “Nghiên cứu phân lập các dòng lúa bất dục đực di truyền nhân cảm ứng môi trường (EGMS) phù hợp với điều kiện Việt Nam”, 12. Nguyễn Văn Quân, 2004. “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng tổ hợp của các dòng EGMS và các dòng R mới chọn tạo tại Việt Nam”, 13). Đặng Duy Huynh, 2004. “Tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai “hai dòng”mới của Việt Nam cho vùng Thanh Hóa”, 14). Nguyễn Thị Thu Hương, 2006. “Nghiên cứu tuyển chọn các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao cho tỉnh Thái Bình”, 15). Phan Thị Kim Hoa, 2006. “Tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai “hai dòng” mới của Việt Nam cho vùng Nghệ An”, 16). Trần Thanh Nhạn, 2007.“Nghiên cứu giá trị sử dụng của các dòng TGMS mới chọn tạo và nhập nội”, 17). Đặng Văn Hùng, 2007.“Đánh giá ngưỡng chuyển đổi tính dục của các dòng TGMS mới”, 18). Phạm Thị Ngọc Yến, 2008.“Tuyển chọn và thiết lập quy trình nhân dòng và sản xuất một số tổ hợp lai chất lượng cao”, 19). Nguyễn Văn Mười, 2008. “Nghiên cứu khả năng duy trì năng suất và chất lượng của giống lúa thơm Hương cốm”, 20). Nguyễn Trọng Tú, 2009. “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số dòng bố mẹ lúa lai góp phần phát triển sản xuất hạt lai F1 tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, 21). Vũ Thị Bích Ngọc, 2009. “Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa lai hai dòng thơm, chất lượng cao”, 22). Trần Thị Minh Ngọc, 2009 “Nghiên cứu tuyển chọn tổ hợp lai ba dòng phù hợp với điều kiện Việt Nam, mới nhập từ Tứ Xuyên, Trung Quốc”, .23). Đặng Thị Hường, 2010.“Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng cho phấn trong chọn giống lúa lai hai dòng”, 24). Nguyễn Văn Phan, 2010.“Xác định sự trùng khớp trỗ bông nở hoa của một số dòng bố mẹ mới và nghiên cứu khả năng thích ứng của các tổ hợp tại các địa phương thí nghiệm”, 25). Lê Thị Khải Hoàn, 2010 “Tìm hiểu thời gian và mức độ “trượt ” ngưỡng chuyển đổi tính dục của một số dòng TGMS mới chọn tạo tại Việt Nam”, 26). Lê Văn Thuyết, 2010. “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân dòng P5S và sản xuất hạt lai F1 TH5-1 ở vụ xuân”, 27). Trần Thị Thuận, 2011.“Nghiên cứu tuyển chọn một số tổ hợp lai hai dòng và thiết lập qui trình sản xuất hạt lai F1”, 28). Phạm Văn Duệ, 2011.“Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần chất lượng cao thích ứng cho vùng Hà Nội”, 29). Phạm Đức Đông, 2012.“Tuyển chọn các tổ hợp lúa lai mới và ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các tổ hợp được tuyển chọn tại huyện Giao thủy tỉnh Nam Định”, 30). Phùng Danh Huân, 2012.“Nghiên cứu tuyển chọn tổ hợp lai ba dòng triển vọng và thiết lập qui trình sản xuất hạt lai F1 của chúng”, 31). Vũ Văn Quang, 2013. “Nghiên cứu chọn tạo dòng bất dục đực tế bào chất thơm chất lượng cao11A/B, phục vụ chọn giống lúa lai ba dòng”, 32). Ngô Thị Thanh Tuyền,2013. “Tuyển chọn và phát triển một số tổ hợp lúa lai mới chọn tạo trong điều kiện tỉnh Thái Bình”, 33). Vũ Thị Xim, 2013.“Tuyển chọn một số giống lúa thuần chất lượng cao và tìm hiểu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống được tuyển chọn tại Hải Dương”, 34). Trần Thị Huyền, 2013. “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai hai dòng có mẹ là dòng PGMS cải tiến”,
Các bài báo nghiên cứu
1. Chọn tạo giống nếp thơm số 44. Nguyễn Thị Trâm. Thông báo khoa học của các trường Đại học, Chuyên đề Sinh học Nông nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, H- Giáo dục, 1991.
2. Kết quả chọn tạo giống lúa từ nguồn gen của VN10. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học của trường Đại học Nông nghiệp 1 (1986-1991), H- Nông nghiệp, 1991.
3. Đánh giá sơ bộ một số giống lúa mới nhập nội của Trung Quốc. Nguyễn Thị Trâm. Thông tin Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp 1, số 2, 1992.
4. Giống lúa nhập nội mới X70. Nguyễn Thị Trâm. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học của Khoa Trồng trọt, Đại học Nông nghiệp 1 (1991-1992), H- Nông nghiệp, 1992.
5. Giống lúa mới 256. Nguyễn Thị Trâm. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số 4, 1992.
6. Giống lúa thơm ngắn ngày T2-92. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng dạy nữ, H- Nông nghiệp, 1993.
7. Khả năng ứng dụng kỹ thuật làm mạ theo công nghệ sản xuất lúa Nhật Bản ở vụ mùa và vụ xuân. Nguyễn Thị Trâm. Thông tin Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp 1, số 2, 1993.
8. Một số kết quả nghiên cứu trong chọn tạo giống lúa của Bộ môn Di truyền –Giống, trường Đại học Nông nghiệp 1. Đồng tác giả. Tạp chí Họat động khoa học, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, 6 – 1993.
9. Kết quả nghiên cứu một số cặp dòng bố mẹ lúa lai ba dòng nhập nội. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, trường Đại học Nông nghiệp 1 (1992-1993), H- Nông nghiệp, 1993.
10. Điều kiện khí hậu và khả năng sử dụng các dòng bố mẹ lúa lai nhập nội từ Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, trường Đại học Nông nghiệp 1 (1992-1993), H- Nông nghiệp, 1993.
11. Dòng bất dục đực tế bào chất (CMS) Kim 23A và khả năng sử dụng ở Việt Nam. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệpvà Công nghiệp thực phẩm, số 8,1995.
12. Khả năng phục hồi phấn của tập đoàn giống lúa nhập nội. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, trường Đại học Nông nghiệp I (1994-1995), 1995.
13. Lúa lai “một dòng”. Nguyễn Thị Trâm. Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, số 3, 1995.
14. Ưu thế lai và đặc tính di truyền một số tính trạng số lượng ở các tổ hợp lúa lai “ba dòng”. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, trường Đại học Nông nghiệp 1 (1994-1995), H- Nông nghiệp, 1995.
15. Phát hiện một số dòng bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm nhiệt độ. Nguyễn Thị Trâm. Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, số 1, 1996.
16. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai. Đồng tác giả. Thông báo khoa học của các trường Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong chuyên đề “Sinh học-Nông học-Y học”, H- Giáo dục, 1996.
17. Kết quả đánh giá sơ bộ tập đoàn lúa cạn thu thập tại Đắk Lắk. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trường Đại học Nông nghiệp 1, H- Nông nghiệp, 1996.
18. Bước đầu nghiên cứu chọn tạo dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ để phát triển lúa lai hai dòng. Đồng tác giả. In trong: Tuyển tập Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, kỷ niệm 40 năm thành lập trường Đại học Nông nghiệp 1 (1956-1996 ), H- Nông nghiệp, 1996.
19. Current status of Hybrid Rice Reseach and development in Vietnam. Đồng tác giả. In Abstracsts Proc. 3thInt.Symposium on Hybrid Rice; November, 1996.
20. Possibility of developing two-line hybrid rice in Northen Vietnam. Nguyễn Thị Trâm. In Proc of Inter Symp on two-line system heterosis breeding in crops; September, 6- 8 th,1997.
21. Bước đầu thu thập, phân loại và đánh giá tập đoàn lúa cạn Tây Nguyên. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng trọt, trường Đại học Nông nghiệ I (1995-1996), H- Nông nghiệp, 1997.
22. Chọn tạo và nghiên cứu dòng bất dục đực di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ (TGMS) để phát triển lúa lai hai dòng. Đồng tác giả. Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, số 1, 1998.
23. Khai thác nguồn gen lúa cạn vùng Tây Nguyên. Đồng tác giả. Thông báo khoa học của các trường Đại học, Chuyên đề Sinh học-Nông nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, H- Giáo dục, 1999.
24. Phương pháp đánh giá gián tiếp khả năng chịu nước sâu của các giống lúa. Đồng tác giả. Thông báo khoa học của các trường Đại học, Chuyên đề Sinh học-Nông nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, H- Giáo dục, 1999.
25. Lúa lai kết quả và triển vọng. Đồng tác giả. Thông tin chuyên đề, Trung tâm Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 1999.
26. Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự phục hồi hữu dục của một số dòng bất dục đực di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ (TGMS). Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số12, 2000.
27. Kết quả nghiên cứu dòng bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm nhiệt độ Peiai’ 64S trong điều kiện miền Bắc Việt Nam. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số12, 2000.
28. Kết quả nghiên cứu lúa lai của trường Đại học Nông nghiệp 1. Nguyễn Thị Trâm. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , số 9, 2001.
29. Fertility alteration of TGMS line Peiai64S and the ability of seed multiplication and hybrid seed production in Vietnam. Đồng tác giả. In Abstracts of the 4th Int. Symp On hybrid rice, 2002.
30. Kết quả chọn tạo giống lúa lai hai dòng mới ngắn ngày, năng suất cao chất lượng tốt TH3-3. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 6, 2003.
31. Kết quả nghiên cứu chọn tạo dòng bất dục đực cảm ứng quang chu kỳ ngắn. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 10, 2003.
32. Kết quả nghiên cứu khả năng tổ hợp của các dòng bố mẹ mới chọn tạo trong lúa lai hai dòng. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp 1, tập III, số 1, 2005.
33. Kết quả chọn tạo giống lúa lai hai dòng mới TH2-1. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Nông nghiệp 1, tập III, số 1, 2005.
34. Một số đặc điểm chất lượng gạo của các dòng bố mẹ và con lai. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp 1, tập III, số 1, 2005.
35. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất hạt lai F1 TH3-3. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 12, 2005.
36. Đánh giá tiềm năng ưu thế lai và phân tích di truyền của tính bất dục đực cảm ứng quang chu kỳ ngắn ở dòng P5S. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 8, 2006.
37. Kết quả chọn tạo giống lúa thơm chất lượng cao hương cốm. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ I, 9 – 2006.
38. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân dòng bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm nhiệt độ T1S-96 tại Thanh Hóa. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 9, 2007.
39. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo cấy đến khả năng sản xuất hạt lai F1 tổ hợp TH3-3 và TH3-4 tại Thanh Hóa. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 9, 2007.
40. Giống lúa lai hai dòng mới TH3-4. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2, 2008.
41. Bất dục đực mẫn cảm quang chu kỳ ngắn ở lúa và khả năng ứng dụng. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học và Phát triển, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, số 5, 2008.
42. Nghiên cứu xác định vùng nhân dòng TGMS và sản xuất hạt giống lúa lai hai dòng ở Việt Nam. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 3, 2010.
43. Kết quả chọn tạo giống lúa thơn hạt thon dài bằng phương pháp lai đa dòng. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 11, 2010.
44. Đánh giá mùi thơm và gen kiểm soát mùi thơm của các giống lúa thơm địa phương và cải tiến. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học và Phát triển, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, số 8, 2010.
45. Sử dụng phương pháp lai kết hợp nhiều bơ mẹ trong vhonj tạo giống lúa thơm. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 1, 9 – 2010.
46. Application of nuclear technology and complex crossing for breeding aromatic rice varieties. Đồng tác giả. Nuclear science and technology, Vietnam Alonic energy society, 2009.
47. The aromatic gene in indigenous rice and multilines crossing for breeding special aromatic rice varieties. Đồng tác giả. 3rd International rice congress 2010 Hanoi, Vietnam, IRRI, Los Banos Philippines, 2010.
48. Sử dụng phương pháp lai kết hợp nhiều bố mẹ trong chọn tạo giống lúa thơm. Đồng tác giả. In trong: Kết quả nghiên cứu Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, H- Nông nghiệp, 2010.
49. Phân tích di truyền số lượng trên chiều dài hạt và thời gian sinh trưởng của một số giống lúa thơm. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 8, 2011.
50. Đánh giá phẩm chất gạo của các giống lúa thơm được chọn tạo tại Sóc Trăng. Đồng tác giả. 2011.
51. Breeding and developing two-line hybrid rice in Vietnam. Nguyễn Thị Trâm. In trong: Vietnam fifty years of rice research and development, Agricultural publishing house, 2010.
52. Kết quả nghiên cứu chọn lọc duy trì độ thuần dòng mẹ lúa lai hai dòng. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2+3, 2011.
53. Chọn tạo và khảo nghiệm giống lúa lai hai dòng mới TH8-3. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học và Phát triển của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2011.
54. Khai thác triệt để giá trị của cây lúa Việt Nam. Nguyễn Thị Trâm. In trong: Tuyển tập các Báo cáo của Hội thảo Quốc tế “Con đường phát triển lúa gạo chất lượng cao Việt Nam – Pathways to develop high quality rice in Vietnam” tại Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 2, 2011.
55. Nghiên cứu biểu hiện di truyền tính thơm trong chọn tạo lúa lai hai dòng năng suất cao. Đồng tác giả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4, 2012.
56. Giống lúa lai hai dòng mới TH7-5. Đồng tác giả. Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 4, 2012.
57. Hybrid rice breeding and development at Hanoi University of Agriculture. Đồng tác giả. In Proceding of the International hybrid rice conference “Research strategy for hybrid rice development in the context of adaptation to global climate change”, May 2012.
58. Research and application of photoperiodic sensitive genetic male sterile (PGMS) of rice in Vietnam. Đồng tác giả. In Proceding of the International hybrid rice conference: “Research strategy for hybrid rice development in the context of adaptation to global climate change, Hanoi, 24th May 2012.
59. Defining sowing date and technical practices for multiplication of the male sterile line II-32A at Hanoi. Đồng tác giả. In Proceding of the International hybrid rice conference “Research strategy for hybrid rice development in the context of adaptation to global climate change” , Hanoi, 24th May 2012.
60. Preliminary research of cytoplasmic male sterile line 11A/B for three line hybrid rice production. Đồng tác giả. In Proceding of the International hybrid rice conference “Research strategy for hybrid rice development in the context of adaptation to global climate change”, Hanoi, 24th May 2012.
61. The prospects of two-line hybrid rice development at highland in Vietnam. Đồng tác giả. In Proceding of the International hybrid rice conference “Research strategy for hybrid rice development in the context of adaptation to global climate change”, Hanoi, 24th May 2012.
62. Selection of new three-line hybrid rice suitable to Northern Vietnam. Đồng tác giả. In Proceding of the International hybrid rice conference “Research strategy for hybrid rice development in the context of adaptation to global climate change”, Hanoi, 24th May 2012.
Niên biểu cuộc đời
Thời gian
Hoạt động
1944
Sinh tại thị xã Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
1953 – 1960
Học trường Tiểu học, Trung học cơ sở tại xã La Hiên, Võ Nhai, Thái Nguyên.
1961 – 1964
Học THPT Lương Ngọc Quyến, thị xã Thái Nguyên.
1964 – 1968
Sinh viên trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
1968 – 1980
Kỹ sư Nông nghiệp tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
1980 – 1984
Nghiên cứu sinh tại Đại học Nông nghiệp Kuban, Liên Xô.
1985 – 1999
Cán bộ giảng dạy Bộ môn Di truyền – Chọn giống, Khoa Nông học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; – Được phong hàm Phó Giáo sư (1996).
1999 – 2010
Phó Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (1999 – 2004);
Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai, Viện Sinh học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (2004 – 2010).
Từ 6-2010
Cố vấn nghiên cứu chọn tạo giống lúa, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Trở thành kỹ sư nông nghiệp năm 1968, PGS. TS Nguyễn Thị Trâm công tác tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm của Bộ Nông nghiệp cho đến năm 1980. Ở đây, với việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa, cô đã cùng đồng nghiệp chọn tạo thành công các giống lúa như: NN8 -388, NN23, NN9, NN10, NN75-6. Tất cả các giống lúa này đều được đưa vào ứng dụng trong sản xuất, trong đó giống lúa NN75-6 đã đem lại cho cô bằng tác giả sáng chế năm 1984.
Trong thời gian đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài trong 4 năm từ năm 1980 đến 1984 cô Trâm đã mang về tấm bằng góp thêm vào học vị của mình với việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lúa lùn và sử dụng lúa lùn trong chọn tạo giống lúa thâm canh” tại Đại học Nông nghiệp Kuban và Viện Nghiên cứu Lúa toàn Liên Xô, Thành phố Kratsnodar (Liên Xô cũ).
Sau khi về nước, trở thành Tiến sĩ Nông nghiệp PGS. TS Nguyễn Thị Trâm công tác tại trường Đại học Nông nghiệp 1. Cô làm cán bộ giảng dạy các bộ môn Di truyền chọn giống Khoa Nông học của trường. Thời gian này cô Trâm đã cống hiến rất nhiều tâm lực của mình trong việc nghiên cứu, giảng dạy cũng như hướng dẫn các sinh viên làm đề tài tốt nghiệp. Trong số đó có rất nhiều tiến sĩ và thạc sĩ bảo vệ thành công luận án của mình và được tốt nghiệp với những tấm bằng loại ưu. Bên cạnh đó cô còn viết các giáo trình và sách tham khảo cùng giáo trình bài giảng cho cao học các chuyên ngành Trồng trọt, chọn giống. Cùng các đồng nghiệp, cô đã nghiên cứu chọn tạo thành công các giống lúa thuần như nếp thơm 44, tẻ 256, ĐH 104 và được đưa ra sản xuất.
Làm phó Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp và Trưởng phòng nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai tại trường Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội cho đến năm 2004 cô Trâm lĩnh sổ lương hưu trí. Sau khi nghỉ hưu cô vẫn muốn góp thêm sức lực và trí tuệ của mình để phục vụ cho ngành nghiên cứu khoa học nước nhà nên cô đã nhận lời mời tiếp tục làm Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai, và tiếp tục nghiên cứu để tạo ra các giống lúa mới. Viết thêm những tài liệu và giáo trình để phục vụ giảng dạy và hướng dẫn cho các học viên thực tập tốt nghiệp kiêm hướng dẫn nghiên cứu sinh…
Mười tỉ đồng, một giống lúa, và mười bảy năm nghiên cứu lúa lai. Nhìn cảnh cô Trâm đếm từng hạt lúa, bạn sẽ thấy 10 tỉ đồng chuyển giao công nghệ không hề nhiều. Trong chương trình Người đương thời, bạn sẽ được nghe cô Trâm tiết lộ bí quyết lúa lai của Việt Nam. Và quan trọng hơn, bạn sẽ biết bí quyết thành công của cô: đó là đầu tư thời gian, và không bao giờ bỏ cuộc.
Việt Nam con đường xanh, Chuyện cô Trâm lúa lai là một nghiên cứu điển hình (key study) chọn tạo giống lúa lai Việt Nam, sản xuất hạt lai, thương mại hóa sản phẩm hạt lai F1, xây dựng hệ thống hoàn chỉnh từ chọn tạo, làm thuần, sản xuất hạt lai đến cung ứng hạt giống lúa lai cho người sản xuất, đã góp phần tích cực quảng bá thương hiệu lúa lai Việt Nam,.tạo lợi thế canh tranh cho lúa lai Việt Nam, góp phần hiệu quả cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt. Chúng ta tiếp nối đội ngũ, theo gương sáng thầy bạn là lộc xuân cuộc đời, tôn vinh giá trị hạt ngọc Việt, tỏa rộng Con đường lúa gạo Việt Nam, xem tiếp https://hoangkimvn.wordpress.com/2020/07/20/chuyen-co-tram-lua-lai/
ĐẠI LÃNH NHẠN QUAY VỀ
Hoàng Kim
Núi Đá Bia thiên nhãn phương nam
Biển Vũng Rô mắt thần tịnh hải
Tháp Nhạn người Chăm lưu đất Phú
Mằng Lăng chữ Việt dấu trời Yên
Xuân Đài thành cổ ghềnh Đá Đĩa
Sông Ba sông Cái núi Cù Mông
Vạn kiếp tình yêu người gửi lại
Ngàn năm Đại Lãnh nhạn quay về
Biển Vũng Rô
Tháp Nhạn
Nhà thờ Mằng Lăng
Biển Tuy Hòa
CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT Hoàng Kim
Bài viết này đánh giá lại Cao Biền là một tướng giặc nhưng hai vợ chồng ông đã bỏ phương Bắc để về làm dân nước Nam. Mộ Cao Biền ở Phú Yên Đền thờ vợ ông ở Hà Đông, Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư, Ninh Bình, ra thành Đại La,Hà Nội, đã viết: “Thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?” (Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993. Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何)
VẠN XUÂN NƠI AN HẢI
Vạn Xuân thế nước ngàn năm
Cao Vương đã chọn nước Nam tìm về.
Địa linh nhân kiệt chở che
An Hải, Vạn Phúc ước thế tròn duyên.
“Cái quạt” Nguyễn Bính “Mưa xuân”
xin nối đôi vần kể chuyện nước Nam
“Cái quạt mười tám cái nan
Anh phất vào đấy muôn vàn nhớ nhung
Gió sông, gió núi, gió rừng
Anh niệm thần chú thì ngừng lại đây.
Gió Nam Bắc, gió Đông Tây
Hãy hầu công chúa thâu ngày, thâu đêm
Em ơi công chúa là em
Anh là quan trạng đi xem hoa về
Trên giời có vẩy tê tê
Đôi bên ước thề duyên hãy tròn duyên
Quạt này trạng để làm tin
Đêm nay khép mở tình duyên với nàng.” (1)
Lã Thị Nga vợ Cao Biền
Tổ sư nghề lụa Hà Đông đền thờ
Dân làng Vạn Phúc đến giờ
Đức thương công lớn, phước nhờ ơn thiêng (2)
“Đầm Môn xóm Cát Cao Biền
có đôi chim Nhạn đang chuyền cành Mai”
“Ngó ra thấy mả Cao Biền.
Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên Chóp Chài”(3)
‘Đá Dựng’ ‘miếu cổ Cao Quân’
‘Giang sơn bến Lội’ ‘Hoành Linh Long Xà’
‘Tử Sinh’ ‘Cao Cát Mạc Sơn’
‘Tầm Long’ ‘Địa Lý Toàn Thư’ lưu truyền (4).
TÍCH XƯA CHUYỆN CAO BIỀN
Thời mạt Đường Cao Biền là ‘tướng giặc’
Chịu mệnh vua đánh Nam Chiếu cứu An Nam.
Ông là Kiêu Vệ Tướng Quân nhân chiếu Vua ban,
Dẫn Ngự lâm quân xuống Quảng Châu điều binh cứu Việt.
Chuyện giống “Thủy Hử” sau này với Lư Tuấn Nghĩa,
Kẻ gian ác giám quân Lý Duy Chu
Hai vạn tinh binh không chịu phát binh
Mưu hiểm mượn tay địch quân để giết Cao Biền.
Ông vẫn thắng với 5000 thủy quân nhờ tài thao lược.
Cao Biền xây La Thành là để cứu 40 vạn dân và chặn giặc.
Ông trị thủy sông Tô Lịch là giỏi chuyển mạch sông
Nực cười đời sau dựng chuyện ông trấn yểm La Thành
Trái ngược “Chiếu dời đô” vua Lý Thái Tổ đã khẳng định
“Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương”
Di sản Vạn Xuân, Thăng Long ngàn năm còn đó
Long Mạch non sông Việt Nam năm thế núi mạch sông
‘Vạn cổ thử giang san’
Cao Biền trên thông thiên văn, dưới tường địa lý
Kỳ tài mạt Đường chính sử Tàu Việt đều ghi
Tịnh Hải Quân thông tuyến đường thủy Bắc Luân
Nối tam giác châu “Quảng Châu – Hà Nội – Hải Phòng”
Đó là tầm nhìn binh gia sâu sắc.
Phòng thủ chắc, tiếp viện nhanh
Chiến tranh Pháp Thanh hậu thế rõ ràng
Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh
Tùy thời, tùy thế lại tùy nghị
Tiếc thay kỳ tài chẳng gặp thời
Thơ ông giải bày Lê Quý Đôn lưu dấu.
Vua giỏi thời mạt Đường bị hoạn quan ngầm hạ độc
Vua kém thời mạt Đường bị bọn thuật sĩ
kẻ mưu mô bày mưu hãm hại hiền tài
Trương Lân, Chu Bảo, Cao Tầm, Lã Thị Nga
Hiền tài danh tướng bị giết rồi Cao Biền biết cây ai?
Vợ ông Lã Thị Nga làm thành hoàng nghề dâu tằm
đền miếu chứng tích ngàn năm còn đó ở Hà Đông
Mộ Cao Biền ở Đầm Môn An Hải Phú Yên
Vợ chồng ông sống và chết thủy chung ở đất phương Nam
Thuở vua không ra vua, kẻ gian lộng hành
Vợ chồng ông trở thành Dân Việt Nam.
Đó là bài học lớn.
Chuyện xưa nay soi gương kim cổ.
Kỳ tài non sông bền vững âu vàng.
Bí mật Cao Biền sử Việt ngàn năm.
Hoành Linh Đá Dựng miếu cổ quê tôi
Thế núi mạch sông muôn năm Tổ Quốc.
Chúc người nay nhìn sâu vận nước.
Cẩn trọng giữ gìn minh triết thung dung
Lịch sử công bằng vì nước vì dân.
CAO VƯƠNG Ở PHÚ YÊN Hoàng Kim
Cao Vương1 tinh đẩu trời xứ Bắc
Lão sư 2an hải đất phương Nam
Sống gửi chốn xưa lưu thiên cổ 3
Thác về đất mới đón vạn xuân4
Vùng cao tụ khí bình an tới 5
Biển thẳm hoàn lưu chính khí về 6
Danh tướng đại sư thầy địa lý 7
Nghe tiếng nghìn năm ta xuống xe 8
SỬ VIỆT CÒN LƯU DẤU
(1) Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội) viết: “Thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?” Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。
(2) Mả Cao Biền ở Đồng Môn, xóm Cát, thôn 5 xã An Hải, Tuy An, Phú Yên. Cao Biền thời Đường được phong Cao Vương , tĩnh Hải Quân
(3) Lưu thiên cổ: Cựu Đường thư, Tân Đường thư Tư trị Thông giám, là ba bộ sách chính sử của Trung Quốc lưu danh thiên cổ Cao Biền
(4) Đón vạn xuân: Vạn cổ thử giang san
(5) Bình an tới: Ngôi đất Cao Biền chọn là làng An Hải
(6) Chính khí về : chùa Thanh Lương có tượng Phật Quan Âm từ biển dạt vào
(7) Danh tướng đại sư thầy địa lý là ba đánh giá chính về Cao Biền
(8) Nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe “Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ” “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe”.
LỜI KHUYÊN THÓI QUEN TỐT Hoàng Kim
Học không bao giờ muộn Dạy con phải kịp thời
Thương cháu cần dạy sớm
Thói quen tốt con ơi.
Giấc ngủ cần trước nhất
Sức khỏe nhờ ngủ ngon
Thiếu ngủ thường mệt mỏi
Ngủ giúp não phục hồi.
Vận động nhiều một chút
Đi bộ và dạo chơi
Cần đứng lên ngồi xuống
Sau mỗi giờ làm bài
Ăn đủ chất dinh dưỡng
Thức ăn nóng sạch tươi
Thích ăn cá rau quả
Không thích thứ nguội thiu
Ngủ vận động và ăn
Là thói quen lành mạnh
Sống nơi không gian xanh
Công việc chọn an lành.