Số lần xem
Đang xem 1217 Toàn hệ thống 4092 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Núi Đá Bia Vũng Rô Đại Lãnh
Ngón tay minh sư thề giữa trời
Vạn Kiếp tình yêu người gửi lại.
Ngàn năm Đại Lãnh nhạn quay về.
Mằng Lăng Alexande de Rhores
Người khai sinh chữ quốc ngữ
Tiếng Việt yêu thương muôn đời.
Bãi biển “hoa vàng trên cỏ xanh”
Đại Lãnh Đèo Cả Cù Mông
Sông Ba Sông Cái Sông Cầu
Lương Văn Chánh thành hoàng
Châu Văn Tiếp Phú Yên
Bí mật Cao Biền trong sử Việt
Bà Lã Thị Nga tổ Lụa Hà Đông
Ô Loan ghềnh đá Đĩa mả Cao Biền
Tháp Nhạn muôn đời lịch sử
Sắn Phú Yên Lúa Siêu Xanh
Đồng Xuân Sông Hinh Tuy Hòa
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn” (*)
(*) trích dẫn thơ ‘Tiếng hát con tàu’ của Chế Lan Viên
CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT Hoàng Kim
Cao Vương1 tinh đẩu trời xứ Bắc
Lão sư 2 An Hải đất phương Nam
Sống gửi chốn xưa lưu thiên cổ 3
Thác về đất mới đón Vạn Xuân4
Vùng cao tụ khí bình an tới 5
Biển thẳm hoàn lưu chính khí về 6
Danh tướng Lão sư 2 Thầy địa lý 7
Nghe tiếng nghìn năm ta xuống xe 8
TÍCH XƯA TRUYỆN CAO VƯƠNG
Hoàng Kim
(1) Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). (trích) Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。
(2) Mả Cao Biền ở Đồng Môn, xóm Cát, thôn 5 xã An Hải, Tuy An, Phú Yên. Cao Biền thời Đường được phong Cao Vương , tĩnh Hải Quân
(3) Lưu thiên cổ: Cựu Đường thư, Tân Đường thư Tư trị Thông giám, là ba bộ sách chính sử của Trung Quốc lưu danh thiên cổ Cao Biền
(4) Đón Vạn Xuân: Vạn cổ thử giang san. Cao Biền buông kiếm tìm về An Hải, sống và chết làm dân Việt Nam. Nhà Đường sụp đổ., Chu Ôn lập nhà Hậu Lương. Khúc Thừa Dụ nhân thế lập nước Vạn Xuân. Việt Nam thời độc lập tự chủ.
(5) Bình an tới: Ngôi đất Cao Biền chọn là làng An Hải, đầm Ô Long Phú Yên. Thời Cao Vương, ông đã lập tuyến phòng thủ từ Ô Long Vũng Rô biển Phú Yên theo sinh lộ Đắk Lắk nối Stung Treng tới hợp lưu sông Me kong (xem bản đồ hình 1 thời hậu Đường) kết nối sinh lộ Bắc Nam dọc Trường Sơn. Mặt Bắc ông đã lập tuyến phòng thủ chắc tiếp ứng nhanh đắp thành Đại La kết nối Vân Đồn của Tĩnh Hải quân, và Lĩnh Nam Đông đạo (nối Hà Nội với Hải Phòng và Quảng Châu ngày nay) nối thủy lộ sông Hồng sông Ka Long sông Bắc Luân.
(6) Chính khí về : chùa Thanh Lương có tượng Phật Quan Âm từ biển dạt vào
(7) Danh tướng đại sư thầy địa lý là ba đánh giá chính về Cao Biền
(8) Nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe “Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ” “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe”. Cao Biền dòng dõi tướng môn, quản lý Thần Sách quân thân tín bên cạnh vua. Cao Biền là danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường qua đúc kết bởi ba danh mục chính sử Trung Quốc là Cựu Đường Thư, Tân Đường Thư, Tư Trị Thông Giám của ba Tể tướng sử quan và danh sĩ tinh hoa Trung Quốc lần lượt là Lưu Hu, Âu Dương Tu ,Tư Mã Quang. Cao Biền là con người có thật trong lịch sử, giỏi như Gia Cát Vũ Hầu Khổng Minh thời Hán mạt Tam quốc trước đó. Sự khác biệt là Khổng Minh cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, còn Cao Biền thì gặp lúc mạt Đường, nhiều kẻ mưu mô, lũ phương sĩ, hoạn quan, quyền thần và kẻ hám lợi cầu danh khắp mọi nơi, với sự kiệt sức của một triều đại đã khủng hoảng đến cực điểm Đặc biệt, Cao Biền bị bó tay khi vua kém tài đức, buông bỏ chính sự, mê muội đồng bóng, tin theo lời dèm pha và mưu kế nghịch tặc tìm cách mượn tay giặc giết lần giết mòn thân tín của ông vì sợ Cao Biền tiếm quyền. Nguy hại thay vua giỏi bị hoạn quan đầu độc chết; vua kém, nhỏ tuổi, bất tài, dễ khiến thì bị đẩy lên ngôi. Sự bi thảm của Cao Biền là ở chỗ đó nhưng sự kiệt xuất của ông là di sản ngàn năm còn mãi với thời gian.“Cao Biền cuộc đời và thời thế” đối chiếu sử Việt tại Đại Việt sử ký toàn thư (1675), Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký Gia phả Trạng Trình của Vũ Khâm Lân (1743) Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ (1775), Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (1919) với nhiều dẫn liệu về Cao Biền đặc biệt trong Thiên đô chiếu của Lý Thái Tổ năm 1010, Thiền Uyển Tập Anh (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch từ bản chữ Hán được khắc in năm 1715. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990) cùng với các huyền tích, huyền thoại và sự đánh giá của các sử thần Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên. Đồng thời tập hợp gạn đục khơi trong các giai thoại ‘Lẩy bẫy như Cao Biền dậy non’ ‘Long mạch đất Việt và Cao Biền’ để có được thông tin Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại. Chân dung Cao Biền khá trùng khớp với nhận định trên. Ông là một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường. Ông là một danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân, bị Tần Ngạn mưu hại, (nhưng sử Việt và tâm thức dân gian thì cho rằng vợ chồng Cao Biền đều chết ở đất phương Nam , vợ Cao Biền là bà Lã Thị Nga tổ sư nghề dệt lụa Hà Đông đền thờ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay, Cao Biền thì thành công sau kế “kim thuyền thoát xác” để Cao Biền sau đó về chết ở Đầm Môn xóm cát, thôn 5, An Hải, Tuy An, Phú Yên .Ông bà Cao Biền sống và chết ở đất Việt.Viếng mộ Cao Biền đất Phú Yên là thăm và chiêu tuyết một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường mà sự nghiệp của ông dẫu khen hay chê, dẫu bia đời bia miệng công tội ngàn năm thì dấu ấn và bài học lịch sử vẫn đọng mãi với thời gian. Bài học đặc biệt thấm thía nhất là cuối đời ông đã rũ bỏ kẻ làm vua không xứng để biết tìm về với dân và giá trị cốt lõi. Tuy ông về nơi cát đá nhưng dấu ấn của ông thì không thể xóa nhòa. Người ấy nay đã trãi trên ngàn năm về vùng bình an sông núi hữu tình ở vùng an hải tên xưa và nay làm bạn với đất phú trời yên dân dân lành . Kẻ sĩ trong thiên hạ quý người thân thương, tri âm tri kỷ, trọng hiền tài, thầy quý bạn hiền, việc làm và lời nói luôn giữ gìn chí thiện, minh triết, thật không thẹn với lòng mình. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bi-mat-cao-bien-trong-su-viet/
CAO VƯƠNG KỲ TÀI ĐẤT VIẾT
Lược khảo và diễn nôm
Hoàng Kim
Cao Biền thời mạt Đường là ‘tướng giặc’
Chịu mệnh vua đánh Nam Chiếu cứu An Nam.
Ông là Kiêu Vệ Tướng Quân nhân chiếu Vua ban,
Dẫn Thần Sách quân xuống Quảng Châu điều binh cứu Việt.
Chuyện giống “Thủy Hử” sau này với Lư Tuấn Nghĩa,
Kẻ gian ác giám quân là Lý Duy Chu
Ghìm vạn quân không chịu phát binh
Mưu hiểm mượn tay địch quân để giết Cao Biền.
Ông thắng nhờ tài thao lược với năm nghìn quân
Ngược sông Hồng đánh úp thắng năm vạn giặc
Cao Biền xây La Thành cứu 40 vạn dân và chặn địch.
La Thành nối Vân Đồn phòng thủ chắc tiếp viện nhanh
Ông nối sinh lộ Bắc Nam dọc dãy Trường Sơn
Nối Ô Long Vũng Rô với Stung Treng Mekong
Lập phòng tuyến Bắc Nam Đông Tây
Phá thế hợp tung Nam Chiếu và Lâm Ấp
Nực cười dựng chuyện ông trấn yểm La Thành
Trái ngược “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ
“Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương”
Di sản Vạn Xuân, Thăng Long ngàn năm còn đó
Long Mạch non sông Việt Nam năm thế núi mạch sông
“Vạn cổ thử giang san” bài học địa chính trị muôn đời
Cao Biền trên thông thiên văn, dưới tường địa lý
Kỳ tài thời Đường chính sử Tàu Việt đều ghi
Ba tuyến phòng thủ Tịnh Hải Quân
Đó là tm nhìn Lão sư sâu sắc.
Phòng thủ chắc, tiếp viện nhanh
Chiến tranh Pháp Thanh hậu thế rõ ràng
Thơ ông Lê Quý Đôn lưu dấu.
Kỳ tài tiếc thay sinh chẳng gặp thời
Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh
Tùy thời, tùy thế lại tùy nghị
Vua sáng thời Đường bị ngầm hạ độc
Vua kém mạt Đường một lũ vô luân
Kẻ gian mưu mô hãm hại hiền tài
Trương Lân, Chu Bảo, Cao Tầm,… chết thảm
Danh tướng bị triệt rồi Cao Biền biết cây ai?
Vợ ông Lã Thị Nga bị bức tử mất xác ở sông Tô
đền miếu Vạn Phúc tổ Lụa Hà Đông còn đó
Vợ chồng ông sống chết thủy chung với Việt Nam
Mộ Cao Biền ở Đầm Môn An Hải Phú Yên
An Hải lời nguyền trời yên biển lặng
Thuở vua không ra vua kẻ gian lộng hành
Vợ chồng ông thành Dân Việt Nam là bài học lớn.
Chuyện xưa nay soi gương kim cổ.
Kỳ tài non sông bền vững âu vàng.
Bí mật Cao Biền sử Việt ngàn năm.
Hoành Linh Đá Dựng miếu cổ quê tôi
Thế núi mạch sông muôn năm Tổ Quốc.
Chúc người nay nhìn sâu vận nước.
CẨN TRỌNG giữ gìn minh triết thung dung
Lịch sử công bằng VÌ NƯỚC VÌ DÂN.
BÁU VẬT NƠI ĐẤT VIỆT Hoàng Kim
Bí mật Cao Biền trong sử Việt góp phần hé lộ và giải mã một bí ẩn lịch sử suốt ngàn năm. Bà Lã Thị Nga vợ Cao Biền là tổ sư nghề dệt lụa Hà Đông đền thờ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay. Đầm Môn xóm Cát Cao Biền có đôi chim Nhạn đang chuyền cành Mai. Ngó ra thấy mả Cao Biền. Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên Chóp Chài. Chuyện Cao Biền huyền thoại ngàn năm khi nhìn sâu vào bí ẩn của lịch sử mới thấu hiểu. Tôi làm lúa siêu xanh ở Tuy An, Phú Yên trên ba năm. Tại Đầm Môn xóm Cát xã An Hải trên một sườn núi đẹp có mả Cao Biền gối đầu lên núi, nhìn ra biển Đông và bao quát một tầm nhìn thấu Tuy Hòa. Mả Cao Biền không quá xa chùa Thanh Lương nơi có tượng Phật Quan Âm trở về từ biển, gần kho báu Ghềnh Đá Dĩa, gần Nhà thờ Mằng Lăng nơi lưu giữ ‘phép giảng tám ngày’ của ông Alecxandre de Rhodes người phát minh chữ Tiếng Việt. Nơi ấy cũng là trục giao lộ nối trục ngang Đần Ô Long, cảng Quy Nhơn với Champasak Nơi hội tụ Đông Dương và kết nối trục dọc Trường Sơn sinh lộ biển trời Mekong một tầm nhìn phong thủy đặc biệt xuất sắc thể hiện trong bản đồ cổ thời Đường, quả là lạ lùng !
Cao Biền là một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý, kiến trúc sư và nhà tiên tri thời Đường mạt, ông có tên tự là Thiên Lý, sinh năm 821, mất ngày 24 tháng 9 năm 887, tước vị cao nhất là Cao Vương Tỉnh Hải quân, Bột Hải quân vương, kiểm giáo thái úy, là thuộc hạ của Đường Tuyên Tông, Đường Ý Tông và Đường Hy Tông, Đường Chiêu Tông là ba vị vua gần cuối cùng của thời hậu Đường, lúc triều Đường chìm trong tình trạng đại loạn, nạn tranh đoạt cát cứ diễn ra khắp nơi, tiêu biểu là loạn Nam Chiếu, loạn Hoàng Sào và sự sụp đổ tất yếu của nhà Đường với sự soán ngôi của Chu Ôn năm 907 lập ra triều đại Hậu Lương, mở ra thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc trong Lịch sử Trung Quốc.
Cao Biền hiện có rất nhiều huyền thoại khắp mọi miền Bắc Trung Nam của Việt Nam và tại các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc. Huyền thoại phổ biến nhất là “Long Mạch đất Việt với Cao Biền”, “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” kèm theo rất nhiều khảo dị. Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại là huyền thoại và sự thật ngàn năm về hai vợ chồng Cao Biền vốn là người phương Bắc nhưng đã chọn đất Việt Nam làm quê hương và nơi an nghĩ vạn xuân. Một người là tổ sư nghề lụa Hà Đông, một người là danh tướng, đạo sư, thầy địa lý, nhà tiên tri nay là người dân Việt có mộ ở tại thôn 5 xóm Cát, xã An Hải, huyên Tuy An, tỉnh Phú Yên. Mời bạn ghé đọc và cùng trao đổi bàn luận https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bi-mat-cao-bien-trong-su-viet
Hoàng Kim dịp trước có viết bài “Nha Trang và Yersin” là một vĩ nhân nước ngoài chọn Việt Nam làm quê hương. Nha Trang, biển yến rừng trầm, thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể mộ Yersin ở Suối Dầu và thư viện Yersin ở Viện Pasteur Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Tại làng Tân Xương ở Suối Dầu, dân làng thờ Yersin làm thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống. Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc (xem tiếp...)
Tôi cũng đã có viết bài Ông Alexandre de Rhodes chữ tiếng Việt. Ông Alexandre de Rhodes là người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam. Ông Alexandre de Rhodes là người gốc Do Thái, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1591 tại Avignon trong gia đình một nhà buôn tơ lụa, mất ngày 5 tháng 11 năm 1660 tại một nghĩa trang ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran. Ông là nhà ngôn ngữ học thông thạo nhiều thứ tiếng nên đã “lần ra, nhận biết, phân biệt và ghi lại bằng ký hiệu thích hợp những âm thanh khác nhau, đôi khi rất gần gũi, vì thế dễ đánh lừa, trong tiếng Việt”. Ông cũng là một trong những linh mục dòng Tên đầu tiên đến Việt Nam truyền đạo công giáo từ năm 1626. Đến nay đã trên 391 năm khai sinh tiếng Việt và sau 72 năm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập năm 1945 và vận động toàn dân học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ, sau 42 năm sau ngày Việt Nam thống nhất 1975. Nay có lẽ đã hợp thời để chúng ta gạn đục khơi trong, lưu danh ông Alexandre de Rhodes trên viên tảng đá tưởng nhớ đặt tại công viên Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác để tỏ lòng biết ơn chân thành đối với người đã phát minh ra chữ Quốc ngữ. (xem tiếp…)
Tôi hôm nay khi đứng nơi có mả Cao Biền, trên ‘đỉnh núi không còn ghồ ghề’ nghe tiếng gió hàng dương rì rào thổi bản nhạc đồng quê mênh mang ” Khi đỉnh núi không còn ghồ ghề Khi nước sông ngừng chảy Khi thời gian ngừng lại, ngày tháng bất phân. Khi vạn vật trên đất trời hóa thành hư vô …” tôi mới cảm nhận hết sự sâu xa trong bài văn của tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743 về Trạng Trình “Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký” (Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình): “Trình Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.” . Tôi bồi hồi thấu hiểu điều hay của Lê Quý Đôn khi chép lại bài thơ hay của Cao Biền gửi lại:
Mênh mông mây nước sắp về chiều,
Khói nội, gà gô khắc khoải kêu.
Muôn dặm anh về chầu đế khuyết,
Năm thu Nam tiến nhớ tâu triều.
Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu.
Nguồn: Lê Quý Đôn toàn tập, tập II: Kiến văn tiểu lục, Thiên chương (Văn thơ, Từ lệnh), Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977
Vì sao tôi chọn: “Bí mật Cao Biền trong sử Việt” để tìm hiểu ? Tôi có chuyện ‘Đá Dựng bút thần của Cao Biền’ được nghe kể từ hồi nhỏ. Chuyện rằng Cao Biền có cây bút thần có thể chọc thủng đá và khi vẽ diều và điểm nhãn thi diều có thể trở thành diều thật bay được và Cao Biền đã cưỡi diều bay đi khắp nơi để trấn yểm long mạch Việt. Nhưng duy nhất tại đại cán long Trường Sơn ở Quảng Bình nơi hẹp nhất Việt Nam thì Cao Biền không thể trấn yểm nổi mà phải hi sinh báu vật quý giá nhất đời mình là bút thần để thành lời nguyền địa lý kết nối sinh tử. Nơi bút thần cắm xuống hóa thành hòn đá Dựng trỏ lên trời xanh, và phía dưới chân hòn đá Dựng là mạch nước ngọt vọt lên chảy hoài không dứt… Dấu tích sự thật còn đó và câu chuyện tuổi thơ nghe được ám ảnh suốt đời tôi. Cao Biền xưa tước vị Cao Vương Tỉnh Hải Quân, danh tướng, đạo sư, tuân mệnh vua Đường Ý Tông dẹp loạn Nam Chiếu, vỗ yên và trấn yểm Long Mạch Việt để tĩnh hải vùng biên viễn, cai trị lâu dài đất phương Nam, nhưng sau cùng ông buông đao thành Phật, đã quyết định chọn Việt Nam làm nơi an nghĩ vạn xuân, làm bạn thân thiết với đất và người Việt Nam, khi ông cảm nhận được sự tươi đẹp, hiền tài, thân thiện, yêu thương của đất và người phương Nam, thấu hiểu Phật chuyển pháp luân thông suốt sinh tử vốn Không mà giải thoát sống và chết được rốt ráo, không phải cầu vào đâu. Cao Biền sống và chết tại Việt Nam là bài học lớn tìm trong di sản.
Thiền sư Thích Phổ Tuệ ở chùa Ráng Tổ Đình Viên Minh đã tặng tôi hai cuốn sách quý với dòng đầu phần duyên khởi ứng dụng trong đời sống hiện đại “Việc lớn đời người không gì lớn hơn Sống và Chết, mà vấn đề rất khó giải quyết cũng chỉ có sống chết mà thôi”. Tôi vốn tâm đắc với lời Thầy dạy và luôn ghi lòng: “Việc chính đời người chỉ ít thôi/ Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi/ Phúc hậu suốt đời làm việc thiện/ Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Những danh nhân người nước ngoài gắn bó sống và chết với Việt Nam như Yersin, Cao Biền hoặc như Alexandre de Rhodes, người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam, tôi xin dành một sự ngưỡng mộ và quý mến.
Tôi thật muốn vì Người tìm về cõi xưa và viết nên sự khảo cứu huyền thoại và sự thật.
CAO BIỀN CUỘC ĐỜI VÀ THỜI THẾ
Cao Biền tên tự Thiên Lý (千里, tên chữ Hán là Gāo Pián, 高骈, 高駢, tại các thư mục cổ Tư trị Thông giám (1), quyển 250-257, Cựu Đường thư (2) quyển 151,182 , Tân Đường thư (3) quyển 224 hạ), là một danh tướng, đại sư, nhà phong thủy trứ danh và nhà tiên tri thời hậu Đường. Tác phẩm Cao Biền “An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều” cùng với những huyền thoại dã sử “Long Mạch đất Việt với Cao Biền”, “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” tấu thư, tấm bản đồ bí ẩn đã hé lộ thông tin quý để góp phần nhận thức lại đầy đủ hơn về thân phận con người của một bậc kỳ tài, đồng thời cũng thấm thía bài học lịch sử về khởi nghĩa nôngdân, thủ đoạn tranh đoạt nội bộ, nạn cát cứ, để cuối cùng Cao Biền chọn tìm về đất Việt.
Cao Biền sinh năm 821 mất ngày 24 tháng 9, năm 887, tước vị là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Cao Vương, Cao Thái úy, Lạc Điêu thị ngự (落雕侍御) ; Chức quan là Kiểm giáo Thái úy, Chư đạo Hành doanh binh mã Đô thống; Cao Biền trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị Tân Đường thư (3) quyển 224 hạ coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân (Sự dùng từ “phản thần” của Âu Dương Tu cũng là tuyệt hay. Cao Biền đến lúc đó đã chính thức rũ bỏ Đường Hy Tông vì chế độ Đường mạt không còn cơ cứu chữa) . Theo chính sử, năm 887, ông bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại nhưng theo dã sử Việt thì Cao Biền khi trốn về Nam đã chứng kiến vợ là Lã Thị Nga cùng toàn gia quyến của người cháu họ là Cao Tầm làm Tiết Độ Sứ ở Giao Châu đã bị những kẻ tranh đoạt thời mạt Đường sát hại thì ông đã chọn về nơi an nghĩ nơi vùng đất ẩn long tiếp giáp giữa Tỉnh Hải và Lâm Ấp tại xóm Cát đầm Môn, An Hải, Tuy An, Phú Yên của đất phương Nam.
Lược sử Cao Biền nguồn trích dẫn từ ba tác phẩm lớn (1) (2) (3), Tác phẩm hầu hết đều chép lại đúng sự thật lịch sử và đánh giá khách quan. Danh sĩ tinh hoa trong thiên hạ thường chuộng thực tâm, thực tài, thực việc. Cao Biền sau cùng đã quyết định chọn tìm về đất Việt, ký thác đời mình cho mảnh đất yêu thương Việt Nam
(1) Tư trị thông giám là một cuốn biên niên sử quan trọng của Trung Quốc, với tổng cộng 294 thiên và khoảng 3 triệu chữ. Tác giả chính của cuốn sử này là Tư Mã Quang – nhà sử học thời Tống. Đây là cuốn sách mà chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông lúc sinh thời nghiền ngẫm không rời tay với Thủy Hử và Tam Quốc Chí được học và vận dụng suốt thời trẻ trong những năm tháng đấu tranh khốc liệt trên chiến trường, còn sách Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang (1019–1086), tự Quân Thật, hiệu Vu Tẩu, là nhà sử học, học giả Trung Quốc, thừa tướng thời nhà Tống thì Mao Trạch Đông luôn không rời tay suốt những năm tháng cầm quyền. Ông muốn lục tìm trong r
Núi Đá Bia Vũng Rô Đại Lãnh
Ngón tay minh sư thề giữa trời
Vạn Kiếp tình yêu người gửi lại.
Ngàn năm Đại Lãnh nhạn quay về.
Mằng Lăng Alexande de Rhores
Người khai sinh chữ quốc ngữ
Tiếng Việt yêu thương muôn đời.
Bãi biển “hoa vàng trên cỏ xanh”
Đại Lãnh Đèo Cả Cù Mông
Sông Ba Sông Cái Sông Cầu
Lương Văn Chánh thành hoàng
Châu Văn Tiếp Phú Yên
Bí mật Cao Biền trong sử Việt
Bà Lã Thị Nga tổ Lụa Hà Đông
Ô Loan ghềnh đá Đĩa mả Cao Biền
Tháp Nhạn muôn đời lịch sử
Sắn Phú Yên Lúa Siêu Xanh
Đồng Xuân Sông Hinh Tuy Hòa
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn” (*)
(*) trích dẫn thơ ‘Tiếng hát con tàu’ của Chế Lan Viên
CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT Hoàng Kim
Cao Vương1 tinh đẩu trời xứ Bắc
Lão sư 2 An Hải đất phương Nam
Sống gửi chốn xưa lưu thiên cổ 3
Thác về đất mới đón Vạn Xuân4
Vùng cao tụ khí bình an tới 5
Biển thẳm hoàn lưu chính khí về 6
Danh tướng Lão sư 2 Thầy địa lý 7
Nghe tiếng nghìn năm ta xuống xe 8
TÍCH XƯA TRUYỆN CAO VƯƠNG
Hoàng Kim
(1) Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). (trích) Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。
(2) Mả Cao Biền ở Đồng Môn, xóm Cát, thôn 5 xã An Hải, Tuy An, Phú Yên. Cao Biền thời Đường được phong Cao Vương , tĩnh Hải Quân
(3) Lưu thiên cổ: Cựu Đường thư, Tân Đường thư Tư trị Thông giám, là ba bộ sách chính sử của Trung Quốc lưu danh thiên cổ Cao Biền
(4) Đón Vạn Xuân: Vạn cổ thử giang san. Cao Biền buông kiếm tìm về An Hải, sống và chết làm dân Việt Nam. Nhà Đường sụp đổ., Chu Ôn lập nhà Hậu Lương. Khúc Thừa Dụ nhân thế lập nước Vạn Xuân. Việt Nam thời độc lập tự chủ.
(5) Bình an tới: Ngôi đất Cao Biền chọn là làng An Hải, đầm Ô Long Phú Yên. Thời Cao Vương, ông đã lập tuyến phòng thủ từ Ô Long Vũng Rô biển Phú Yên theo sinh lộ Đắk Lắk nối Stung Treng tới hợp lưu sông Me kong (xem bản đồ hình 1 thời hậu Đường) kết nối sinh lộ Bắc Nam dọc Trường Sơn. Mặt Bắc ông đã lập tuyến phòng thủ chắc tiếp ứng nhanh đắp thành Đại La kết nối Vân Đồn của Tĩnh Hải quân, và Lĩnh Nam Đông đạo (nối Hà Nội với Hải Phòng và Quảng Châu ngày nay) nối thủy lộ sông Hồng sông Ka Long sông Bắc Luân.
(6) Chính khí về : chùa Thanh Lương có tượng Phật Quan Âm từ biển dạt vào
(7) Danh tướng đại sư thầy địa lý là ba đánh giá chính về Cao Biền
(8) Nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe “Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ” “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe”. Cao Biền dòng dõi tướng môn, quản lý Thần Sách quân thân tín bên cạnh vua. Cao Biền là danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường qua đúc kết bởi ba danh mục chính sử Trung Quốc là Cựu Đường Thư, Tân Đường Thư, Tư Trị Thông Giám của ba Tể tướng sử quan và danh sĩ tinh hoa Trung Quốc lần lượt là Lưu Hu, Âu Dương Tu ,Tư Mã Quang. Cao Biền là con người có thật trong lịch sử, giỏi như Gia Cát Vũ Hầu Khổng Minh thời Hán mạt Tam quốc trước đó. Sự khác biệt là Khổng Minh cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, còn Cao Biền thì gặp lúc mạt Đường, nhiều kẻ mưu mô, lũ phương sĩ, hoạn quan, quyền thần và kẻ hám lợi cầu danh khắp mọi nơi, với sự kiệt sức của một triều đại đã khủng hoảng đến cực điểm Đặc biệt, Cao Biền bị bó tay khi vua kém tài đức, buông bỏ chính sự, mê muội đồng bóng, tin theo lời dèm pha và mưu kế nghịch tặc tìm cách mượn tay giặc giết lần giết mòn thân tín của ông vì sợ Cao Biền tiếm quyền. Nguy hại thay vua giỏi bị hoạn quan đầu độc chết; vua kém, nhỏ tuổi, bất tài, dễ khiến thì bị đẩy lên ngôi. Sự bi thảm của Cao Biền là ở chỗ đó nhưng sự kiệt xuất của ông là di sản ngàn năm còn mãi với thời gian.“Cao Biền cuộc đời và thời thế” đối chiếu sử Việt tại Đại Việt sử ký toàn thư (1675), Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký Gia phả Trạng Trình của Vũ Khâm Lân (1743) Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ (1775), Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (1919) với nhiều dẫn liệu về Cao Biền đặc biệt trong Thiên đô chiếu của Lý Thái Tổ năm 1010, Thiền Uyển Tập Anh (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch từ bản chữ Hán được khắc in năm 1715. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990) cùng với các huyền tích, huyền thoại và sự đánh giá của các sử thần Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên. Đồng thời tập hợp gạn đục khơi trong các giai thoại ‘Lẩy bẫy như Cao Biền dậy non’ ‘Long mạch đất Việt và Cao Biền’ để có được thông tin Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại. Chân dung Cao Biền khá trùng khớp với nhận định trên. Ông là một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường. Ông là một danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân, bị Tần Ngạn mưu hại, (nhưng sử Việt và tâm thức dân gian thì cho rằng vợ chồng Cao Biền đều chết ở đất phương Nam , vợ Cao Biền là bà Lã Thị Nga tổ sư nghề dệt lụa Hà Đông đền thờ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay, Cao Biền thì thành công sau kế “kim thuyền thoát xác” để Cao Biền sau đó về chết ở Đầm Môn xóm cát, thôn 5, An Hải, Tuy An, Phú Yên .Ông bà Cao Biền sống và chết ở đất Việt.Viếng mộ Cao Biền đất Phú Yên là thăm và chiêu tuyết một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường mà sự nghiệp của ông dẫu khen hay chê, dẫu bia đời bia miệng công tội ngàn năm thì dấu ấn và bài học lịch sử vẫn đọng mãi với thời gian. Bài học đặc biệt thấm thía nhất là cuối đời ông đã rũ bỏ kẻ làm vua không xứng để biết tìm về với dân và giá trị cốt lõi. Tuy ông về nơi cát đá nhưng dấu ấn của ông thì không thể xóa nhòa. Người ấy nay đã trãi trên ngàn năm về vùng bình an sông núi hữu tình ở vùng an hải tên xưa và nay làm bạn với đất phú trời yên dân dân lành . Kẻ sĩ trong thiên hạ quý người thân thương, tri âm tri kỷ, trọng hiền tài, thầy quý bạn hiền, việc làm và lời nói luôn giữ gìn chí thiện, minh triết, thật không thẹn với lòng mình. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bi-mat-cao-bien-trong-su-viet/
CAO VƯƠNG KỲ TÀI ĐẤT VIẾT
Lược khảo và diễn nôm
Hoàng Kim
Cao Biền thời mạt Đường là ‘tướng giặc’
Chịu mệnh vua đánh Nam Chiếu cứu An Nam.
Ông là Kiêu Vệ Tướng Quân nhân chiếu Vua ban,
Dẫn Thần Sách quân xuống Quảng Châu điều binh cứu Việt.
Chuyện giống “Thủy Hử” sau này với Lư Tuấn Nghĩa,
Kẻ gian ác giám quân là Lý Duy Chu
Ghìm vạn quân không chịu phát binh
Mưu hiểm mượn tay địch quân để giết Cao Biền.
Ông thắng nhờ tài thao lược với năm nghìn quân
Ngược sông Hồng đánh úp thắng năm vạn giặc
Cao Biền xây La Thành cứu 40 vạn dân và chặn địch.
La Thành nối Vân Đồn phòng thủ chắc tiếp viện nhanh
Ông nối sinh lộ Bắc Nam dọc dãy Trường Sơn
Nối Ô Long Vũng Rô với Stung Treng Mekong
Lập phòng tuyến Bắc Nam Đông Tây
Phá thế hợp tung Nam Chiếu và Lâm Ấp
Nực cười dựng chuyện ông trấn yểm La Thành
Trái ngược “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ
“Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương”
Di sản Vạn Xuân, Thăng Long ngàn năm còn đó
Long Mạch non sông Việt Nam năm thế núi mạch sông
“Vạn cổ thử giang san” bài học địa chính trị muôn đời
Cao Biền trên thông thiên văn, dưới tường địa lý
Kỳ tài thời Đường chính sử Tàu Việt đều ghi
Ba tuyến phòng thủ Tịnh Hải Quân
Đó là tm nhìn Lão sư sâu sắc.
Phòng thủ chắc, tiếp viện nhanh
Chiến tranh Pháp Thanh hậu thế rõ ràng
Thơ ông Lê Quý Đôn lưu dấu.
Kỳ tài tiếc thay sinh chẳng gặp thời
Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh
Tùy thời, tùy thế lại tùy nghị
Vua sáng thời Đường bị ngầm hạ độc
Vua kém mạt Đường một lũ vô luân
Kẻ gian mưu mô hãm hại hiền tài
Trương Lân, Chu Bảo, Cao Tầm,… chết thảm
Danh tướng bị triệt rồi Cao Biền biết cây ai?
Vợ ông Lã Thị Nga bị bức tử mất xác ở sông Tô
đền miếu Vạn Phúc tổ Lụa Hà Đông còn đó
Vợ chồng ông sống chết thủy chung với Việt Nam
Mộ Cao Biền ở Đầm Môn An Hải Phú Yên
An Hải lời nguyền trời yên biển lặng
Thuở vua không ra vua kẻ gian lộng hành
Vợ chồng ông thành Dân Việt Nam là bài học lớn.
Chuyện xưa nay soi gương kim cổ.
Kỳ tài non sông bền vững âu vàng.
Bí mật Cao Biền sử Việt ngàn năm.
Hoành Linh Đá Dựng miếu cổ quê tôi
Thế núi mạch sông muôn năm Tổ Quốc.
Chúc người nay nhìn sâu vận nước.
CẨN TRỌNG giữ gìn minh triết thung dung
Lịch sử công bằng VÌ NƯỚC VÌ DÂN.
BÁU VẬT NƠI ĐẤT VIỆT Hoàng Kim
Bí mật Cao Biền trong sử Việt góp phần hé lộ và giải mã một bí ẩn lịch sử suốt ngàn năm. Bà Lã Thị Nga vợ Cao Biền là tổ sư nghề dệt lụa Hà Đông đền thờ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay. Đầm Môn xóm Cát Cao Biền có đôi chim Nhạn đang chuyền cành Mai. Ngó ra thấy mả Cao Biền. Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên Chóp Chài. Chuyện Cao Biền huyền thoại ngàn năm khi nhìn sâu vào bí ẩn của lịch sử mới thấu hiểu. Tôi làm lúa siêu xanh ở Tuy An, Phú Yên trên ba năm. Tại Đầm Môn xóm Cát xã An Hải trên một sườn núi đẹp có mả Cao Biền gối đầu lên núi, nhìn ra biển Đông và bao quát một tầm nhìn thấu Tuy Hòa. Mả Cao Biền không quá xa chùa Thanh Lương nơi có tượng Phật Quan Âm trở về từ biển, gần kho báu Ghềnh Đá Dĩa, gần Nhà thờ Mằng Lăng nơi lưu giữ ‘phép giảng tám ngày’ của ông Alecxandre de Rhodes người phát minh chữ Tiếng Việt. Nơi ấy cũng là trục giao lộ nối trục ngang Đần Ô Long, cảng Quy Nhơn với Champasak Nơi hội tụ Đông Dương và kết nối trục dọc Trường Sơn sinh lộ biển trời Mekong một tầm nhìn phong thủy đặc biệt xuất sắc thể hiện trong bản đồ cổ thời Đường, quả là lạ lùng !
Cao Biền là một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý, kiến trúc sư và nhà tiên tri thời Đường mạt, ông có tên tự là Thiên Lý, sinh năm 821, mất ngày 24 tháng 9 năm 887, tước vị cao nhất là Cao Vương Tỉnh Hải quân, Bột Hải quân vương, kiểm giáo thái úy, là thuộc hạ của Đường Tuyên Tông, Đường Ý Tông và Đường Hy Tông, Đường Chiêu Tông là ba vị vua gần cuối cùng của thời hậu Đường, lúc triều Đường chìm trong tình trạng đại loạn, nạn tranh đoạt cát cứ diễn ra khắp nơi, tiêu biểu là loạn Nam Chiếu, loạn Hoàng Sào và sự sụp đổ tất yếu của nhà Đường với sự soán ngôi của Chu Ôn năm 907 lập ra triều đại Hậu Lương, mở ra thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc trong Lịch sử Trung Quốc.
Cao Biền hiện có rất nhiều huyền thoại khắp mọi miền Bắc Trung Nam của Việt Nam và tại các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc. Huyền thoại phổ biến nhất là “Long Mạch đất Việt với Cao Biền”, “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” kèm theo rất nhiều khảo dị. Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại là huyền thoại và sự thật ngàn năm về hai vợ chồng Cao Biền vốn là người phương Bắc nhưng đã chọn đất Việt Nam làm quê hương và nơi an nghĩ vạn xuân. Một người là tổ sư nghề lụa Hà Đông, một người là danh tướng, đạo sư, thầy địa lý, nhà tiên tri nay là người dân Việt có mộ ở tại thôn 5 xóm Cát, xã An Hải, huyên Tuy An, tỉnh Phú Yên. Mời bạn ghé đọc và cùng trao đổi bàn luận https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bi-mat-cao-bien-trong-su-viet
Hoàng Kim dịp trước có viết bài “Nha Trang và Yersin” là một vĩ nhân nước ngoài chọn Việt Nam làm quê hương. Nha Trang, biển yến rừng trầm, thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể mộ Yersin ở Suối Dầu và thư viện Yersin ở Viện Pasteur Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Tại làng Tân Xương ở Suối Dầu, dân làng thờ Yersin làm thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống. Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc (xem tiếp...)
Tôi cũng đã có viết bài Ông Alexandre de Rhodes chữ tiếng Việt. Ông Alexandre de Rhodes là người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam. Ông Alexandre de Rhodes là người gốc Do Thái, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1591 tại Avignon trong gia đình một nhà buôn tơ lụa, mất ngày 5 tháng 11 năm 1660 tại một nghĩa trang ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran. Ông là nhà ngôn ngữ học thông thạo nhiều thứ tiếng nên đã “lần ra, nhận biết, phân biệt và ghi lại bằng ký hiệu thích hợp những âm thanh khác nhau, đôi khi rất gần gũi, vì thế dễ đánh lừa, trong tiếng Việt”. Ông cũng là một trong những linh mục dòng Tên đầu tiên đến Việt Nam truyền đạo công giáo từ năm 1626. Đến nay đã trên 391 năm khai sinh tiếng Việt và sau 72 năm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập năm 1945 và vận động toàn dân học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ, sau 42 năm sau ngày Việt Nam thống nhất 1975. Nay có lẽ đã hợp thời để chúng ta gạn đục khơi trong, lưu danh ông Alexandre de Rhodes trên viên tảng đá tưởng nhớ đặt tại công viên Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác để tỏ lòng biết ơn chân thành đối với người đã phát minh ra chữ Quốc ngữ. (xem tiếp…)
Tôi hôm nay khi đứng nơi có mả Cao Biền, trên ‘đỉnh núi không còn ghồ ghề’ nghe tiếng gió hàng dương rì rào thổi bản nhạc đồng quê mênh mang ” Khi đỉnh núi không còn ghồ ghề Khi nước sông ngừng chảy Khi thời gian ngừng lại, ngày tháng bất phân. Khi vạn vật trên đất trời hóa thành hư vô …” tôi mới cảm nhận hết sự sâu xa trong bài văn của tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743 về Trạng Trình “Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký” (Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình): “Trình Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.” . Tôi bồi hồi thấu hiểu điều hay của Lê Quý Đôn khi chép lại bài thơ hay của Cao Biền gửi lại:
Mênh mông mây nước sắp về chiều,
Khói nội, gà gô khắc khoải kêu.
Muôn dặm anh về chầu đế khuyết,
Năm thu Nam tiến nhớ tâu triều.
Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu.
Nguồn: Lê Quý Đôn toàn tập, tập II: Kiến văn tiểu lục, Thiên chương (Văn thơ, Từ lệnh), Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977
Vì sao tôi chọn: “Bí mật Cao Biền trong sử Việt” để tìm hiểu ? Tôi có chuyện ‘Đá Dựng bút thần của Cao Biền’ được nghe kể từ hồi nhỏ. Chuyện rằng Cao Biền có cây bút thần có thể chọc thủng đá và khi vẽ diều và điểm nhãn thi diều có thể trở thành diều thật bay được và Cao Biền đã cưỡi diều bay đi khắp nơi để trấn yểm long mạch Việt. Nhưng duy nhất tại đại cán long Trường Sơn ở Quảng Bình nơi hẹp nhất Việt Nam thì Cao Biền không thể trấn yểm nổi mà phải hi sinh báu vật quý giá nhất đời mình là bút thần để thành lời nguyền địa lý kết nối sinh tử. Nơi bút thần cắm xuống hóa thành hòn đá Dựng trỏ lên trời xanh, và phía dưới chân hòn đá Dựng là mạch nước ngọt vọt lên chảy hoài không dứt… Dấu tích sự thật còn đó và câu chuyện tuổi thơ nghe được ám ảnh suốt đời tôi. Cao Biền xưa tước vị Cao Vương Tỉnh Hải Quân, danh tướng, đạo sư, tuân mệnh vua Đường Ý Tông dẹp loạn Nam Chiếu, vỗ yên và trấn yểm Long Mạch Việt để tĩnh hải vùng biên viễn, cai trị lâu dài đất phương Nam, nhưng sau cùng ông buông đao thành Phật, đã quyết định chọn Việt Nam làm nơi an nghĩ vạn xuân, làm bạn thân thiết với đất và người Việt Nam, khi ông cảm nhận được sự tươi đẹp, hiền tài, thân thiện, yêu thương của đất và người phương Nam, thấu hiểu Phật chuyển pháp luân thông suốt sinh tử vốn Không mà giải thoát sống và chết được rốt ráo, không phải cầu vào đâu. Cao Biền sống và chết tại Việt Nam là bài học lớn tìm trong di sản.
Thiền sư Thích Phổ Tuệ ở chùa Ráng Tổ Đình Viên Minh đã tặng tôi hai cuốn sách quý với dòng đầu phần duyên khởi ứng dụng trong đời sống hiện đại “Việc lớn đời người không gì lớn hơn Sống và Chết, mà vấn đề rất khó giải quyết cũng chỉ có sống chết mà thôi”. Tôi vốn tâm đắc với lời Thầy dạy và luôn ghi lòng: “Việc chính đời người chỉ ít thôi/ Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi/ Phúc hậu suốt đời làm việc thiện/ Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Những danh nhân người nước ngoài gắn bó sống và chết với Việt Nam như Yersin, Cao Biền hoặc như Alexandre de Rhodes, người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam, tôi xin dành một sự ngưỡng mộ và quý mến.
Tôi thật muốn vì Người tìm về cõi xưa và viết nên sự khảo cứu huyền thoại và sự thật.
CAO BIỀN CUỘC ĐỜI VÀ THỜI THẾ
Cao Biền tên tự Thiên Lý (千里, tên chữ Hán là Gāo Pián, 高骈, 高駢, tại các thư mục cổ Tư trị Thông giám (1), quyển 250-257, Cựu Đường thư (2) quyển 151,182 , Tân Đường thư (3) quyển 224 hạ), là một danh tướng, đại sư, nhà phong thủy trứ danh và nhà tiên tri thời hậu Đường. Tác phẩm Cao Biền “An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều” cùng với những huyền thoại dã sử “Long Mạch đất Việt với Cao Biền”, “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” tấu thư, tấm bản đồ bí ẩn đã hé lộ thông tin quý để góp phần nhận thức lại đầy đủ hơn về thân phận con người của một bậc kỳ tài, đồng thời cũng thấm thía bài học lịch sử về khởi nghĩa nôngdân, thủ đoạn tranh đoạt nội bộ, nạn cát cứ, để cuối cùng Cao Biền chọn tìm về đất Việt.
Cao Biền sinh năm 821 mất ngày 24 tháng 9, năm 887, tước vị là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Cao Vương, Cao Thái úy, Lạc Điêu thị ngự (落雕侍御) ; Chức quan là Kiểm giáo Thái úy, Chư đạo Hành doanh binh mã Đô thống; Cao Biền trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị Tân Đường thư (3) quyển 224 hạ coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân (Sự dùng từ “phản thần” của Âu Dương Tu cũng là tuyệt hay. Cao Biền đến lúc đó đã chính thức rũ bỏ Đường Hy Tông vì chế độ Đường mạt không còn cơ cứu chữa) . Theo chính sử, năm 887, ông bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại nhưng theo dã sử Việt thì Cao Biền khi trốn về Nam đã chứng kiến vợ là Lã Thị Nga cùng toàn gia quyến của người cháu họ là Cao Tầm làm Tiết Độ Sứ ở Giao Châu đã bị những kẻ tranh đoạt thời mạt Đường sát hại thì ông đã chọn về nơi an nghĩ nơi vùng đất ẩn long tiếp giáp giữa Tỉnh Hải và Lâm Ấp tại xóm Cát đầm Môn, An Hải, Tuy An, Phú Yên của đất phương Nam.
Lược sử Cao Biền nguồn trích dẫn từ ba tác phẩm lớn (1) (2) (3), Tác phẩm hầu hết đều chép lại đúng sự thật lịch sử và đánh giá khách quan. Danh sĩ tinh hoa trong thiên hạ thường chuộng thực tâm, thực tài, thực việc. Cao Biền sau cùng đã quyết định chọn tìm về đất Việt, ký thác đời mình cho mảnh đất yêu thương Việt Nam
(1) Tư trị thông giám là một cuốn biên niên sử quan trọng của Trung Quốc, với tổng cộng 294 thiên và khoảng 3 triệu chữ. Tác giả chính của cuốn sử này là Tư Mã Quang – nhà sử học thời Tống. Đây là cuốn sách mà chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông lúc sinh thời nghiền ngẫm không rời tay với Thủy Hử và Tam Quốc Chí được học và vận dụng suốt thời trẻ trong những năm tháng đấu tranh khốc liệt trên chiến trường, còn sách Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang (1019–1086), tự Quân Thật, hiệu Vu Tẩu, là nhà sử học, học giả Trung Quốc, thừa tướng thời nhà Tống thì Mao Trạch Đông luôn không rời tay suốt những năm tháng cầm quyền. Ông muốn lục tìm trong rối loạn của lịch sử những kế sách kinh bang tế thế. Cao Biền thời Đường mạt trong sách này tại các quyển 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256 và 257. Nhân vật Cao Biền được sử cổ đánh giá tương tự như nhân vật Khổng Minh Gia Cát Lượng đời Hán mạt.
(2) Cựu Đường thư là bộ sách lịch sử nằm trong 24 bộ chính sử Trung Quốc do sử quan Lưu Hu triều Hậu Tấn biên soạn. Bắt đầu vào năm Thiên Phúc thứ sáu (941) Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường đời Hậu Tấn lệnh cho Trương Chiêu Viễn và Giả Vĩ phụ trách việc biên soạn sách sử về nhà Đường, dưới sự giám sát sửa chữa của tể tướng Triệu Oánh. Đến năm Khai Vận thứ hai đời Tấn Xuất Đế, (945) thì sách viết xong, ban đầu sách có tên là Đường thư. Do khi đó Lưu Hu là tể tướng giám sát việc tu sửa, xuất bản nên người ta coi sách này là do ông chủ biên. Cựu Đường thư là nguồn sử liệu quý thời nhà Đường (18 tháng 6, 618 – 1 tháng 6, 907). Nhà Đường là một Triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau nó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc. Nhà Đường được hoàng đế Đường Cao Tổ Lý Uyên thành lập. Cao Tổ hoàng đế đã từ lâu thâu tóm lấy quyền hành khi nhà Tùy suy yếu rồi sụp đổ. Triều đại này bị gián đoạn khi Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên nắm lấy quyền hành và lập ra nhà Võ Chu (8 tháng 10, 690 – 3 tháng 3, 705). Bà là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Đường với kinh đô Trường An (là thành phố đông dân nhất thời bấy giờ, nay là Tây An) được các nhà sử học coi là đỉnh cao trong văn minh Trung Hoa; ngang bằng hoặc vượt trội hơn so với thời kì đầu nhà Hán, một thời kì hoàng kim của văn minh thế giới. Lãnh thổ của nhà Đường rất rộng lớn, lúc cực thịnh đạt gấp rưỡi lãnh thổ của nhà Hán nhờ có lực lượng quân đội hùng mạnh và các cuộc chinh chiến quân sự. Vua Minh Hiến Tông đánh giá: “Từ thời Tam Đại về sau, công lao cai trị không đâu thịnh bằng nhà Đường, mà trong 300 năm triều Đường, không đâu thịnh bằng thời Trinh Quán (Đường Thái Tông)”. Nhà Hán Học người Đức là Max Weber nhận xét “Dựng nên văn hóa và bản đồ Trung Quốc với những bậc dựng nghiệp chân chính, nhà Đường đáng lưu vinh đến muôn đời”. Cao Biền trong Cựu Đường thư được coi là một danh tướng thời Đường mạt, Cao Biền phò ta ba vua Đường Ý Tông, Đường Hy Tông, Đường Chiêu Tông là ba vị vua cuối cùngcủa nhà Đường.
(3) Tân Đường thư là một sách lịch sử theo thể kỷ truyện nằm trong 24 bộ sách chính sử Trung Quốc. Sách Tân Đường thư do Âu Dương Tu (1007 – 1072), là một nhà văn nổi tiếng, một nhà thơ lớn, một nhà sử học, chính trị gia và đồng thời là một nhà làm từ xuất sắc thời Bắc Tống chủ biên cùng Tống Kỳ, Phạm Trấn, Lữ Hạ Khanh tham gia vào việc viết và biên soạn vào năm Khánh Lịch thứ 4, đến tháng 7 năm Chí Hòa nguyên niên thì hoàn thành. Âu Dương Tu đỗ đầu khoa thi tiến sĩ; từng giữ các chức quan Hàn lâm học sĩ, Xu mật viện phó sứ, Tham tri chính sự… Dưới thời vua Tống Thần Tông làm Binh bộ Thượng thư, khi mất được đặt tên thụy là Văn Trung. Tân Đường thư tên gốc ban đầu là Đường thư, người đời sau để phân biệt với Cựu Đường thư của Lưu Hu nhà Hậu Tấn thời Ngũ đại thập quốc nên đổi tên bộ chính sử thành Tân Đường thư. Tân Đường thư tổng cộng có 225 quyển, bao gồm Bản kỷ 10 quyển, Chí 50 quyển, Biểu 15 quyển, Liệt truyện 150 quyển, sách ghi chép lịch sử hưng thịnh và suy vong của nhà Đường bắt đầu từ khi Đường Cao Tổ kiến quốc năm 618 đến khi Đường Ai Đế bị Chu Ôn phế truất năm 907. Liệt truyện 149 hạ Phản thần hạ có Cao Biền. Âu Dương Tu, Tống Kì trong sách “Tân Đường thư” ở phần “Bắc Địch truyện” đối với công tích của nhà Đường đều có khẳng định: “Nhà Đường có đức lớn vậy !” .
Bí mật Cao Biền trong sử Việt và nguồn sử Trung Quốc là một góc nhìn tham chiếu.
CHUYỆN ROWLING VÀ HARRY POTTER Hoàng Kim
Nữ văn sĩ Anh J. K. Rowling đã sáng tác Harry Potter sách bán chạy nhất lịch sử nhân loại, đã được dịch sang 67 ngôn ngữ và được tiêu thụ trên 450 triệu bản chỉ tính riêng đến tháng 6 năm 2011. Sách dường như thần thoại này có gì hay mà lay động và tỉnh thức lòng người đến vậy?
Tôi tìm về Giấc mơ lành yêu thương của chính bản ngã con người, dạo chơi vùng thắng cảnh Vạn Xuân nơi An Hải, Đại Lãnh nhạn quay về, Cao Biền trong sử Việt; Tích xưa chuyện Cao Biền; Báu vật nơi đất Việt; Tôi nhớ lại Ấn tượng Borlaug và HemingwayGiấc mơ thiêng cùng Goethe; những người thây lớn mà tôi có duyên hạnh ngộ; để không mơ ước hảo huyền mà chỉ tìm về tiếng gọi vĩnh cữu chân thiện mỹ thao thức trong lòng của chính mình để lưu lại chút bút ký của một chuyến lang thang sau bảy năm ở Phú Yên và ba năm tìm lúa siêu xanh chịu hạn mặn ở vùng đất Tuy An, An Hải gần mả Cao Biền, nơi mà ít người thích và muốn lên ngắm xem người bị sử Tàu trách cứ “phản thần” buông tay để nhà Đường tan và Khúc Thừa Dụ nhân cơ hội trỗi dậy lập nên nước Việt Vạn Xuân còn Cao Biền thì mả ở An Hải còn vợ thì chết mất xác nhưng đền thờ thì lưu ở làng Vạn Phúc được dân kính trọng tổ nghề lụa Hà Đông
Tôi đã đọc nhiều lần, cố gắng hiểu, và không hề nghỉ rằng mình có duyên với sử thi bút ký khoa học và đạt được sự tỉnh thức cao quý ấy, nhưng thực sự tôi vẫn chưa thể hiểu nổi bài học quý giá của Harry Potter mà chỉ thích thú theo dõi và tò mò nhận thấy mình cũng có duyên nay tiếp cận được những báu vật cổ vô giá, đã lần tìm đúng hướng ra sự thật, chẳng qua là chưa biết cách khai mở mà thôi. Khi lần theo Kim Dung trong ngày mới, tôi thường bị lạc như đi trong đám sương mù và cảm thấy tôi thật yêu thích sử thi Trần Nhân Tông, Trạng Trình, Nguyễn Du, Goethe, Tô Đông Pha, … Khi chứng nghiệm riêng mình giấc mơ tuổi thơ qua chùm truyện kể Trung Quốc một suy ngẫm; Cao Biền trong sử Việt; Đại Lãnh nhạn quay về, tôi thấy dường như có vùng bí ẩn tâm linh khoa học chính mình chưa được khai mở. Tôi tạm chép câu chuyện Rowling và Harry Potter. để suy ngẫm
Ngày 21 tháng 7 năm 2007, Harry Potter và Bảo bối Tử thần được phát hành, là truyện cuối cùng của loạt truyện Harry Potter, ngày đầu phát hành bán được 11 triệu bản, và là sách bán chạy nhất trong lịch sử thế giới. Sách kể về câu chuyện một cậu bé phù thủy.
1645 – Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn của nhà Thanh ban một chiếu chỉ lệnh cho toàn bộ nam giới người Hán phải cạo tóc ở trán và tết phần tóc còn lại theo phong tục của người Mãn.
Harry Potter hình ảnh có nhiều phiên bản, trên đây là một trong nhưng phiên bản được nhiều người ưa thích. Harry Potter là bộ truyện bảy phần của J. K. Rowling viết về những cuộc phiêu lưu của cậu bé phù thủy Harry Potter và những người bạn Ronald Weasley, Hermione Granger tại Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts nước Anh. Đây là cuộc chiến của Harry Potter chống lại Chúa tể hắc ám Voldemort là kẻ có tham vọng muốn trở nên bất tử, thống trị thế giới phù thủy, nô dịch những người không pháp thuật và tiêu diệt bất cứ ai cản đường hắn đặc biệt là Harry Potter. Bộ truyện viết cho trẻ mới lớn kết hợp các yếu tố giả tưởng ước mơ, phiêu lưu, lãng mạn, huyền bí, kinh dị, nhiều triết lí văn hóa và tư liệu tham khảo, chủ đề chính là sự sống và cái chết theo lời tác giả J. K. Rowling.
Bảy cuốn truyện này được dựng thành loạt 8 bộ phim cùng tên bởi hãng Warner Bros. Pictures, trở thành loạt phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại, kéo theo thương hiệu Harry Potter có giá trị hơn 15 tỉ USD.
Joanne “Jo” Rowling sinh ngày 31 tháng 7 năm 1965, bút danh là J. K. Rowling, là nữ nhà văn người Anh , hiện sống tại thủ đô Edinburgh,của Scotland, (là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Scotland chiếm một phần ba diện tích phía bắc của đảo Anh, có biên giới với Anh ở phía nam). J. K. Rowling là tác giả của bộ truyện giả tưởng nổi tiếng Harry Potter. Bà “Jo” Rowling hiện được tạp chí Forbes bình chọn là người phụ nữ giàu thứ hai trong lĩnh vực nghệ thuật giải trí chỉ sau Oprah Winfrey. Bà được tạp chí Entertainment Weekly của Mỹ bình chọn là một trong 25 nghệ sĩ nổi bật nhất năm 2007. Bà cũng đã được trao Bắc Đẩu Bội tinh huân chương cao quý nhất của Nhà nước Pháp vào ngày 3 tháng 2 năm 2009 vì tài năng xuất chúng về văn học thiếu nhi. Năm 2010 bà được trao Giải Văn học Hans Christian Andersen là một giải thưởng văn học quốc tế của Đan Mạch, được trao 2 năm một lần bắt đầu từ năm 2007, cho những tác giả có văn phong gần giống của Hans Christian Andersen. Ba người lần lượt đoạt giải này là ông Paulo Coelho (tác giả người Brazil, tác phẩm ‘Nhà giả kim’ (O Alquimista) tiếng Bồ Đào Nha, đoạt giải năm 2007), bà J.K. Rowling (tác giả người Scotland, tác phẩm ‘Harry Potter’ đoạt giải năm 2010) và bà Isabel Allende ( nhà văn Chile với tư cách công dân Mỹ, tác phẩm Ngôi nhà của các linh hồn (La casa de los espíritus) 1982 và Thành phố của những tên ác quỷ (La ciudad de las bestias) 2002 tiếng Tây Ban Nha, đoạt giải năm 2012).