Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 6821
Toàn hệ thống 20249
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


 

 

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 12 THÁNG 8
Hoàng Kim

CNM365Ban mai lặng lẽ sáng; Sớm Thu thơ giữa lòng; Đi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Ân tìnhNhớ châu Phi; Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (hình). Ngày 12 tháng 8 là ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (International Youth Day) của Liên Hiệp Quốc. Ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN, là ngày mất của Nữ Hoàng Ai Cập Cleopatra VII Philopator, vị vua cuối cùng của triều đại Ptolemaios đã tự tử bằng cách để rắn độc cắn. Ngày 12 tháng 8 năm 1877, Asaph Hall nhà thiên văn học người Mỹ đã khám phá được vệ tinh Deimos của Sao Hỏa; Bài chọn lọc ngày 12 tháng 8: Ban mai lặng lẽ sáng; Sớm Thu thơ giữa lòng; Đi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Ân tìnhNhớ châu Phi; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-8

 

 

 

 

BAN MAI LẶNG LẼ SÁNG
Hoàng Kim

– với
PGS.TSKH Phan Dũng

Ban mai lặng lẽ sáng
Vui đi dưới mặt trời
Minh triết và sáng tạo
Phúc hậu tới thảnh thơi

Sách hay là bạn quý
Lời ngọc học để làm
Đêm thiêng chào ngày mới
Chiếu đất ở Thái An

Đức trị sáng trí tuệ
Hiền tài là tinh anh
Một niềm tin thắp lửa
Bảo tồn và trưởng thành

Sách hay là bạn quý
Hoàng Kim cám ơn PGS. TSKH Phan Dũng đã tặng sách hay

Thư ngỏ tặng sách trên mạng
của PGS. TSKH Phan Dũng


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26/5/2017

Kính gửi các bạn thật sự trăn trở, thật sự lo lắng về tình hình giáo dục-đào tạo Việt Nam trong suốt thời gian dài.

Thưa các bạn:

Đã gần 70 tuổi, tôi xin phép xưng hô “tôi – các bạn” cho thân mật.Tôi là Phan Dũng, PGS. TSKH, người sáng lập và giám đốc Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật (TSK) thuộc Trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh từ năm 1991 đến 2014.

Tôi viết thư ngỏ này nhằm thông tin đến các bạn một “điểm sáng” trên bức tranh giáo dục-đào tạo không mấy phấn khởi của nước nhà. “Điểm sáng” này là những kết quả việc làm của chúng tôi hơn 40 năm qua, thể hiện ở mấy đặc điểm sau:
– Chưa từng có ở Việt Nam từ trước đến nay.
– Hiện đang là duy nhất ở Việt Nam.
– Đối với thế giới vẫn còn đang rất mới.
– Những người học đã thu được những ích lợi rất to lớn trong cuộc sống, công việc cả về nhận thức lẫn hành động, cảm thấy hạnh phúc hơn so với trước khi học.

Triết lý của chúng tôi là giáo dục-đào tạo phải xây dựng những người học hạnh phúc. Biện pháp thực hiện của chúng tôi là chọn, biên soạn và dạy môn học trang bị cho người học những năng lực cần thiết để người học biết mưu cầu hạnh phúc và biết cách đạt được hạnh phúc phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể riêng của mỗi người, có những đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của xã hội, đất nước.

Môn học được chúng tôi chọn, biên soạn và dạy là Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (TRIZ mở rộng), viết tắt là PPLSTVĐM (TRIZ mở rộng). TRIZ có nghĩa là Lý thuyết giải các bài toán sáng chế với tác giả G.S. Altshuller. Môn học này dạy các phương pháp và các kỹ năng tư duy sáng tạo tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, giúp người học giải quyết tốt các vấn đề và ra quyết định đúng trong suốt cuộc đời của mỗi người. Đến nay, chúng tôi đã dạy hơn 500 khóa học cơ bản và nâng cao cho hơn 20.000 người ở trong và ngoài nước, đủ mọi thành phần kinh tế, xã hội, chuyên môn, nghiệp vụ, có độ tuổi từ 15 đến 74, từ học sinh đến tiến sỹ, từ anh đạp xích lô, chị nội trợ, tiểu thương đến các cán bộ cấp vụ, thứ trưởng.

Chúng tôi đã tiết kiệm cho xã hội khoảng 100 triệu USD vì người Việt Nam không học tại TSK thì phải học ở nước ngoài với giá học phí 500 USD một người, một ngày. Ngoài ra còn phải tính đến các chi phí khác như vé máy bay khứ hồi, ăn, ở, đi lại… tại chỗ. Trong khi đó, suốt hơn 40 năm qua chúng tôi hoạt động tự trang trải, không dùng tiền từ ngân sách nhà nước.

Mặt khác, ngoài 20 quyển sách bằng tiếng Việt viết về PPLSTVĐM (TRIZ mở rộng), chúng tôi còn công bố các công trình nghiên cứu dưới dạng các báo cáo, báo cáo chính, các bài báo, các bài báo mời ở các nước như Nga, Mỹ, Anh, Hà Lan, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan.

Thông tin mà tôi gửi đến các bạn tập trung trong quyển sách có tựa đề “Giáo dục và đào tạo: xây dựng những người hạnh phúc nhờ sáng tạo (một số kết quả thu được trong hơn 40 năm qua)” (xem hình).

 

 

 

 

Tôi xin tặng các bạn quyển sách nói trên.

Mời các bạn click vào địa chỉ sau:
http://cstc.vn/papers/SThoc-13_kemThuNgo_saved.pdf

Quyển sách có Mục lục ở trang 5 nhưng để các bạn tiện theo dõi, tôi xin tóm tắt nội dung:

– Lý luận khoa học là cơ sở triết lý giáo dục-đào tạo xây dựng những người hạnh phúc và biện pháp thực hiện triết lý của chúng tôi được trình bày từ trang 15 đến trang 140.

– Du nhập, phổ biến và phát triển PPLSTVĐM (TRIZ mở rộng) ở Việt Nam được trình bày từ trang 141 đến trang 171.

Tiếp theo là các bản thu hoạch, thư cảm nhận của các học viên sau khi học môn PPLSTVĐM (TRIZ mở rộng). Bạn nào quan tâm nhiều hơn có thể đến TSK đọc nhiều ngàn bản thu hoạch tương tự. Mỗi bản thu hoạch của học viên (người thực, việc thực) có thể coi là truyện ngắn thậm chí rất ngắn, tâm sự về các thay đổi tích cực, các áp dụng của học viên sau khi học môn PPLSTVĐM (TRIZ mở rộng) nên rất dễ đọc với độ tin cậy cao. Quả thật, sau khi học, các học viên thấy mình hạnh phúc hơn.

Các bản thu hoạch của các học viên chứng minh chúng tôi đã chọn triết lý giáo dục-đào tạo xây dựng những người hạnh phúc và thực hiện triết lý đó trên thực tế hơn 40 năm qua là đúng. Chúng tôi cho rằng, chúng tôi đã thành công. Chính vì vậy, chúng tôi mới thông tin đến các bạn thông qua quyển sách tổng kết các việc làm của chúng tôi.

Các bản thu hoạch của các học viên này được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Thu hoạch nêu lý do thúc đẩy học viên đi học môn PPLSTVĐM (TRIZ mở rộng) và các ích lợi trình bày từ trang 171 đến trang 252.

2. Thu hoạch của học sinh, sinh viên trình bày từ trang 252 đến 325.

3. Thu hoạch của công nhân, tiểu thương, người làm nghề tự do trình bày từ trang 325 đến trang 355.

4. Thu hoạch của những người trình độ đại học trình bày từ trang 355 đến trang 395.

5. Thu hoạch của các nhân viên, cán bộ quản lý làm việc trong các cơ quan nhà nước trình bày từ trang 395 đến trang 432.

6. Thu hoạch của các nhân viên, cán bộ quản lý làm việc trong các công ty tư nhân, nhà nước, liên doanh trình bày từ trang 432 đến trang 541.

7. Thu hoạch của các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục các cấp từ mầm non đến sau đại học trình bày từ trang 541 đến trang 663.

8. Các vần thơ thu hoạch của các học viên trình bày từ trang 664 đến trang 709.

9. Thu hoạch của các cán bộ quản lý, giảng dạy và nghiên cứu trong các lớp tôi dạy ở nước ngoài trình bày từ trang 710 đến 724.

Tiếp theo là 8 phụ lục rất nên đọc.Bạn không nhất thiết đọc lần lượt mà có thể chọn đề tài nhất định theo số thứ tự trang đã viết ở trên để đọc, tùy theo sự quan tâm của mình. Ví dụ, bạn nào không quan tâm phần lý luận có thể đọc ngay phần các bản thu hoạch của các học viên từ trang 171, hoặc bạn nào quan tâm thu hoạch của các học viên là những người làm việc trong các công ty tư nhân, nhà nước, liên doanh, xin đọc từ trang 432 đến trang 541…

Vì sự phát triển lành mạnh, đúng hướng của giáo dục và đào tạo Việt Nam, vì sự nghiệp chung, vì tương lai của nước nhà, tôi tha thiết mong các bạn chia sẻ “thư ngỏ” này, trước hết cho các bạn của bạn trên Facebook, cho càng nhiều người biết và đọc quyển sách càng tốt.

Các bạn quan tâm thêm các hoạt động mở lớp học thường xuyên của TSK… xin truy cập website của TSK:
http://cstc.vn.

Các bạn quan tâm thêm các hoạt động của tôi, xin vào Google đánh cụm từ “PGS. TSKH. Phan Dũng”.

Các ý kiến trao đổi xin gửi về địa chỉ email:
phandung.tsk@gmail.com

Trân trọng cảm ơn các bạn rất nhiều và chúc các bạn mọi điều tốt lành nhất.

Phan Dũng

 

 

 

 

NHỚ ÔNG
Nam Nguyen28 Tháng 9, 2018

Lời PGSTSKH. Phan Dũng (9 8 2020): Thư của ông Nguyễn Xiển, người 40 năm làm Phó rồi Tổng thư ký Đảng xã hội Việt Nam gửi Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười cách đây 26 năm.

Giữa những năm 90 ông Xiển đã điếc nặng, đi lại cũng khó khăn hơn rồi. Ông không được hút thuốc lá nữa, nhưng vẫn có thể nhấm nháp mỗi bữa một chút bia. Thỉnh thoảng có học trò cũ, anh chị em trí thức hay Việt kiều qua thăm ông vui lắm. Các con cháu phải đọc báo thật to cho ông nghe, còn tivi thì phải vặn hết cỡ volume ông mới nghe được. Bà lúc này cũng mệt dài dài, phải nằm một chỗ, không chăm sóc được cho ông như trước nữa. May mà có nhiều con gái, con trai ở gần và qua lại luôn để ông đỡ buồn.

Chẳng còn giữ chức vụ nào nữa, tuổi cao lắm rồi nhưng vẫn có nhiều người muốn hỏi ý kiến ông, muốn ông cho ý kiến với lãnh đạo về việc này, việc khác. Tôi nhớ có một tối ông tiếp một chị trung niên còn khá trẻ, khi chị về rồi ông mới bảo “Đấy là vợ ông Trần Xuân Bách đấy, thương lắm, chả biết giúp thế nào…”. Viết hồi ký cũng là một việc để ông vận dụng trí lực, chống với tuổi già.

Đây có lẽ là một trong những bức thư cuối cùng của ông Xiển, tôi xin đăng lại mà không có comment nào, các bạn hãy tự đọc và chiêm nghiệm…

THƯ GỬI ĐỒNG CHÍ ĐỖ MƯỜI
Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 1994

Kính gửi: Đồng chí Đỗ Mười

Thưa Anh.
Trước hết, tôi xin cảm ơn Anh đã cho người đến thu ý kiến của tôi đề đạt với hội nghị giữa nhiệm kỳ. Tôi luôn quan tâm với vận mệnh của đất nước, nhưng với cái tuổi 87, tuổi gần đất xa trời, trí óc tôi không còn được minh mẫn như trước nữa, e có những điều suy nghĩ không được đúng chăng! Tôi đã trao đổi với anh Nguyễn Lân và cùng nhau viết nên bản góp ý này.

Cũng may là tôi còn có vinh dự được nhiều anh em trí thức cũ và mới quý mến và tin cậy. Trong số đó có những đồng chí cũ của tôi ở Đảng Xã hội Việt Nam và một số anh em trí thức trẻ, kể cả mấy người là đảng viên cộng sản.Vậy tôi xin trình bày với anh một số thắc mắc, băn khoăn của anh em để anh xem xét. Họ nói với tôi nhiều vấn đề nhưng chủ yếu là hai điều chính sau đây:

Một là mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng.
Hai là quan hệ giữa Đảng với trí thức.

Họ nói: “Đảng luôn tuyên bố là Đảng hoàn toàn vì dân, thậm chí là đầy tớ trung thành của dân. Nhưng trong thực tế, từ trung ương đến địa phương, người dân ngoài Đảng hoàn toàn bị lép vế, thậm chí như là thứ dân”.

Họ cho rằng số đảng viên so với toàn dân chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, nhưng từ ban lãnh đạo xã đến chính phủ trung ương, rất hiếm có người ngoài Đảng tham gia. Trong hội đồng nhân dân các cấp cũng như trong Quốc hội, có mấy ai là người ngoài Đảng.

Nhớ lại khi Bác Hồ mới về lãnh đạo đất nước, họ thấy trong Chính phủ của Bác cũng như ở các cơ sở, đa số là những người ngoài Đảng tin Bác và tin Đảng, tận tụy công tác đến cuối đời. Nhìn lại thấy rất ít người mắc khuyết điểm.

Đến nay thì từ chủ tịch xã, phường đến chánh, phó chủ nhiệm các khoa, trưởng phó phòng hành chính, tuyệt đại bộ phận đều phải là đảng viên. Mà buồn thay trong cái quốc nạn tham nhũng hiện nay thì có thể nói thủ phạm phần nhiều là những đảng viên, vì chỉ họ mới có quyền để mà tham nhũng!

Hôm trước, tôi có báo cáo với anh Phạm Văn Đồng là nhiều người rất thắc mắc về có ý định đưa ảnh bà Nguyễn Thị Định vào thờ trong đền Hai Bà Trưng. Anh Đồng đã cho đi điều tra. Tôi mong sẽ ngăn ngừa được những việc làm thiếu thận trọng như vậy cũng như việc xâm phạm Tháp Rùa trên Hồ Gươm.

Về vấn đề trí thức, anh chị em có nhiều thắc mắc. Họ hỏi tôi: Có phải trí thức ngày nay kém các bác ngày xưa mà trong chính phủ, các cơ quan, kể cả các viện khoa học, hầu như không có một người lãnh đạo nào là người ngoài Đảng.

Họ kể chuyện rằng hiện nay ở Trung Quốc, nhiều viện trưởng, chủ nhiệm khoa trường đại học là những Hoa Kiều ở ngoại quốc được mời về. Trong khi đó cũng có những Việt kiều đóng những vai quan trọng trong chính giới và nhất là trong các ngành kinh tế của các nước tư bản. Liệu Đảng ta có dám mời họ về giữ những nhiệm vụ như thế không?

Họ nói: Gần đây, Đảng tuyên bố trí thức là một trong ba thành phần cơ bản của nhân dân, nhưng sao trí thức ngoài Đảng lại không được Đảng tin tưởng? Trái lại, họ còn bị rẻ rúng nữa. Một nhà trí thức lớn như Trần Đức Thảo đã từng tranh đấu thắng lợi với một nhà tư tưởng trứ danh như Jean-Paul-Sartre mà chỉ vì nói thẳng trong vụ Nhân văn – Giai phẩm mà bị bỏ rơi trong bao nhiêu năm. Đến khi ông ta chết ở Pháp, được Pháp trọng thị, thì ta mới đề cao trong báo chí. Anh em cho đó là một việc đáng buồn! Một trí thức khác như Nguyễn Mạnh Tường, 22 tuổi đỗ hai bằng tiến sĩ ở Pháp, khi về nước tham gia kháng chiến được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành xuất sắc, nhưng chỉ vì phát biểu không đúng theo chủ trương của Đảng mà bị bắt ngồi xó trong bao nhiêu năm, đến nỗi trở thành một người bất mãn, khiến gần đây cho xuất bản quyển “Un excomunié” rất tệ hại.

Gần đây, một trí thức lớn là Nguyễn Khắc Viện đã có công to trong kháng chiến chống Pháp và trong phổ biến văn hoá Việt Nam, thế mà tuy đã là đảng viên, nhưng chỉ vì nói thẳng mà bị coi như một kẻ phản động.

Một trí thức lỗi lạc khác là Phan Đình Diệu, một nhà khoa học được nhiều trường Đại học trên thế giới ca tụng nhưng chỉ vì trình bày thẳng thắn những ý kiến của mình mà bị hắt hủi, đến nỗi các báo chí không được đăng những bài đáp lại những lời phê phán của người khác.

 

 

 

 

Chắc anh còn nhớ lại nội dung câu chuyện giữa chúng ta trong buổi trao tặng huân chương sao vàng cho Đảng Xã hội Việt Nam trước khi kết thúc 40 năm hoạt động. Tôi có nói với Anh tại sao tôi không gia nhập Đảng Cộng sản: “Hồ Chủ tịch đã giao cho tôi làm Phó tổng thư ký rồi Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam. Bây giờ đã già rồi, tôi vào Đảng Cộng sản làm gì!”.

Sau khi tuyên bố thôi hoạt động thì chúng tôi an phận thủ thường. Tuy không nhắc lại chuyện cũ, nhưng cũng thật khó hiểu vì sao khi đăng tin cáo phó hoặc mừng thọ một số đảng viên Xã hội hay Dân chủ, kể cả các nguyên ủy viên Ban chấp hành Trung ương, thì báo chí ta không dám nói đến khía cạnh hoạt động này của họ. Trường hợp đưa tin mừng đại thọ 90 tuổi của anh Hoàng Minh Giám trên báo Nhân dân (có đăng ảnh anh đến thăm gia đình) là một ví dụ điển hình. Vì sao lại không dám nhắc đến việc làm Phó Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam của anh ấy trong mấy chục năm qua, nhưng lại nêu đã từng làm Phó chủ tịch Quốc hội (một chức vụ anh Giám chưa bao giờ làm). Tôi đã đích thân yêu cầu Báo Nhân Dân đính chính nhưng đã không được đáp ứng đúng mức. Việc viết lịch sử cách mạng Việt Nam gần đây, trong đó có lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, thường quá chú trọng đến thành tích quy công cho Đảng, nhưng lại chưa nêu đúng mức hoặc bỏ qua những sai lầm, khuyết điểm (thậm chí có lúc nghiêm trọng) cũng như vai trò, đóng góp của quần chúng, những người ngoài đảng. Bản sơ thảo lịch Quốc hội khoá I là một ví dụ. Những bài viết về đăng trên một số báo gần đây không dám đề cập đến 40 năm của tôi trong Đảng Xã hội Việt Nam.

Tôi xin nêu thí dụ gần đây nhất: Nhà báo Hoàng Phong có viết một bài về sự nghiệp của tôi đăng trên báo Đoàn kết của Hội Việt kiều tại Pháp. Mặc dù rất thân, song cũng không dám đả động gì đến 40 năm làm Phó rồi Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam của tôi. Một số bạn thân có đề nghị tôi nhắc lại trong dịp này, những ý kiến mà tôi đã phát biểu ở Mặt trận và Quốc hội mà không được chấp nhận. Tôi không muốn nhắc lại chuyện cũ, chỉ đề nghị những việc gì Đảng nhận thấy sai thì phải sửa. Nếu Đảng tiếp tục đối xử với Anh Nguyễn Khắc Viện, Anh Phan Đình Diệu như hiện nay thì sẽ không được lòng tin ở trong nước cũng như trí thức Việt kiều ở ngoài nước. Trí thức Việt Nam khao khát độc lập, tự do, dân chủ, không thể bằng lòng với chế độ chưa có tự do báo chí – ngôn luận như hiện nay. Xin Đảng phải sáng suốt hơn các Đảng khác, phải thay chế độ “đảng trị” bằng chế độ “đức trị”.

Xin chân thành cảm ơn.

Kính chúc anh dồi dào sức khỏe, hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình.

Kính thư

Đồng kính gửi:
– Các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị.
– Đồng chí Cố vấn Phạm Văn Đồng.”

Thương nhớ ông vô cùng!

CHÚ NĂM
Phan Chí Thắng


Quê tôi không có lệ gọi người theo thứ tự trong nhà như dân Nam Bộ. Tôi không rõ chú tên Năm hay là thứ 5 trong gia đình. Trong số đồng hương với cha mẹ tôi, chú là người hay đến chơi với cha mẹ tôi nhất.

Tôi đặc biệt để ý đến chú vì chú chẳng bao giờ nói chuyện với tôi, ngoài một lần chú bảo chú đi cách mạng là theo ba cháu chứ hồi đó chú chỉ biết cách mạng là đánh Pháp giành độc lập thôi. Chú không nói chuyện với tôi vì tôi còn trẻ con và vì chú còn bận nói chuyện với cha tôi.

Chú nhỏ con, gầy gò. Trên người chú duy có đôi mắt là sáng, còn lại không có gì đáng chú ý. Chú là công an nhưng chưa bao giờ tôi thấy chú mặc sắc phục nên không biết chú chức gì, làm việc gì. Quần áo chú mặc trên người cũng tầm tầm như bao cán bộ công nhân viên hồi đó. Quần kaki tem phiếu, áo sơ mi cũng tem phiếu. Mùa đông thêm chiếc áo đại cán kaki chắc cũng tem phiếu.

Bao giờ chú cũng chở vợ trên chiếc xe đạp nam có lẽ hơi cao so với chú đến thăm cha mẹ tôi. Vợ chú gầy như con mắm, môi thâm, da vàng và mắt lộ bạch, di chứng nhiều năm sốt rét rừng. Cô chú không có con. Đàn ông không con không sao, đàn bà không con thường khô đét, khó tính và tự kỷ.

Tôi chưa từng thấy người đàn bà nào ít nói và buồn bã như cô Năm và cũng chưa thấy ai chăm vợ như chú ấy. Nhớ mãi mỗi lần ra về, chú Năm dựng xe đạp sát vỉa hè, ngồi lên yên, một chân chống lên vỉa hè cho vững, đợi cô ngồi đàng hoàng trên booc ba ga rồi chú mới cong lưng đạp xe đi.

Có những đợt bặt vài năm cô chú không đến nhà tôi. Cha tôi nói chắc chú đi công tác xa Hà Nội. Cha không nói chú đi đâu, có thể cha cũng không biết. Sau 1975 tôi mới biết là chú đi B. Con người gầy gò nhỏ thó đó vượt Trường Sơn nhiều lần.

Sau mỗi lần đi B ra Hà Nội chú lại chở cô đến nhà tôi chơi. Chú rì rầm trò chuyện với cha tôi trong khi cô được mẹ tôi châm cứu và cho ít thuốc bổ. Còn tôi giả vờ học bài nhưng căng tai nghe cha chú nói chuyện. Lúc nào cần để tôi không hiểu, họ dùng tiếng Pháp.Sau 1975 chú chuyển về Huế, vẫn làm công an. Từ đó tôi ít gặp chú. Năm 1985, một lần về quê tôi đạp xe tìm thăm chú. Chú người làng khác, bên kia đường xe lửa. Ngôi nhà ba gian bình thường, sân láng xi măng nằm trong khu vườn nhỏ. Không có vẻ gì là chú làm to. Trên tường ngoài ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh không thấy treo bằng khen huân huy chương gì cả. Người như chú bét ra phải có huy chương chống Pháp và huy chương chống Mỹ.

Chú về hưu được mấy năm, ở nhà làm vườn. Chú pha trà mời tôi uống, miệng ngậm điếu sâu kèn như mọi người Huế xưa, cô xuống bếp luộc khoai đãi cháu. Cô gầy hơn xưa, tóc bạc trắng. Chú biểu tôi kể chuyện Hà Nội. Tôi hạ giọng thì thầm, bắt chước kiểu cha tôi trước đây nói chuyện với chú:
⁃ Đại hội tới có nhiều cái mới lắm ạ.

Đôi mắt chú vốn đã sáng nay lấp lánh. Chắc hẳn cán bộ đảng viên như chú mong chờ đổi mới lắm. Tiếc là tôi không biết gì hơn để nói với chú về Đại hội.

Cô mang nồi khoai ra, bốc khói thơm lừng. Tôi ăn khoai, ngắm chú bóc vỏ mời cô ăn. Họ có hạnh phúc không nhỉ? Cặp vợ chồng thời chiến mấy khi gần nhau, lại không con cái. Ta là lọ hoa, con cái như bông hoa. Lọ hoa không có hoa thật buồn.

Mà hạnh phúc là gì. Nếu hạnh phúc là được thương yêu nhau, được cho nhiều hơn nhận thì chú Năm là người hạnh phúc. Chú hài lòng với thực tại, nghĩa là chú hạnh phúc?

Cuộc mưu sinh làm tôi ít có dịp thăm chú. Đám tang chú không ai báo, mà nếu biết chắc tôi cũng không bay về Huế kịp.

 

 

❤️

 

 

Có lẽ tôi đã quên chú Năm như quên nhiều người khác. Họ nhiều lắm, không có gì đặc biệt và tự họ không thấy mình đặc biệt, nếu năm ngoái tôi không về quê lên đồi thắp hương cho người bà con trong họ.

Người Huế rất coi trọng mồ mả. Mả to đẹp gọi là lăng. Thường chôn người chết trên đồi hoặc vùng đất cao. Mỗi năm một nhiều thêm lên những ngôi mộ mới, đồi chi chít mộ.

Lăng của người bà con tôi xây đã lâu, cũ kỹ nằm tít trên cao. Đập vào mắt tôi là một cái lăng đôi còn khá mới, xây kỹ và đẹp. Thấy tôi tò mò, đứa cháu chở xe đưa tôi đi thăm mộ nói lăng ôn Năm bà Năm đó. ⁃ Ôn Năm nào? ⁃ Ôn Năm công an lính của ba cậu hồi xưa.

Tôi thắp mấy nén hương cắm trước bia, vái mấy vái. Bia ghi tên ông bà Năm. Dưới có dòng chữ “con cháu bác sĩ Tôn Thất Tân đồng phụng lập”

Thật kỳ lạ, thường là nam nữ tử tôn đồng phụng lập, nôm na là con cháu nội ngoại cùng xây lăng này. Chú Năm không con. Lăng lại do người khác họ xây.

Thằng cháu tôi, hiện làm Phó công an Phường liền kể: ⁃ Khi con trai của bác sĩ Tôn Thất Tân từ Mỹ về ra Phường xin phép xây lăng cho ôn Năm mọi người mới biết câu chuyện từ năm 1945.Sau Cách mạng tháng Tám, chính quyền non trẻ có một số người cực đoan và manh động. Cụ Phạm Quỳnh bị giết trong trường hợp này. Chú Năm lúc đó trong đội diệt tề, là đội chuyên ám sát những người làm cho Pháp, được lệnh giết bác sĩ Tân. Nhận thấy bác sĩ Tân là người nhân hậu, tuy làm cho Pháp nhưng làm thầy thuốc chứ không chống cách mạng, ôn Năm đột nhập vào nhà bác sĩ Tân, nói rõ nhiệm vụ của mình phải giết bác sĩ và khuyên bác sĩ hãy trốn vào Sài Gòn hành nghề, đừng ở Huế nữa. Do không hoàn thành nhiệm vụ ôn Năm bị kỷ luật.

Ông bác sĩ kịp chạy vào Sài Gòn, không tham gia chính trường dù nhiều lần được người Pháp và ông Diệm mời ra làm việc. Sau 75 ông đưa cả gia đình sang Mỹ định cư. Trước khi chết, ông kể với người con trai cả, cũng là bác sĩ, về ông Năm và việc ông Năm cứu sống ông năm 1945 như thế nào.

Thực hiện di nguyện của cha, ông bác sĩ về quê, xin xây lăng cho cô chú Năm.

Đúng ngày giỗ chú Năm, cả nhà ông bác sĩ từ Mỹ về, đông mấy chục người, mời thầy chùa tụng kinh làm lễ trước lăng, đông và vui lắm.Tôi lại tự hỏi cô chú Năm có hạnh phúc không nhỉ, hạnh phúc là gì?

Hạnh phúc là được làm người tử tế.

 

 

 

 

SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG
Hoàng Kim

1

Tỉnh thức ban mai đã sớm thu
Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ
Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy
Lộc biếc me xanh chín đợi chờ.

2

Sớm thu trên đồng rộng
Em cười trời đất nghiêng
Lúa ngậm đòng con gái
Em đang thì làm duyên.

Sớm thu trên đồng rộng
Cây đời xanh thật xanh
Lúa siêu xanh tỏa rộng
Hương lúa thơm mông mênh.

Sớm thu trên đồng rộng
Trời đất đẹp lạ lùng
Bản nhạc vui an lành
Ơi đồng xanh yêu dấu…

3

Chớm thu Thu mưa Thu vịnh
Thu buồn Thu hứng Thu sơn
Chiều thu Tiếng thu Thu tứ
Đêm thu Thu ẩm Thu ca

4

Thu vàng Giọt mưa thu
Nắng thu Thơ gửi mùa thu
Thư tình gửi mùa thu
Sớm thu thơ giữa lòng

5

Thích thơ hay bạn quý
Yêu sương mai đầu cành
Bình minh chào ngày mới
Vườn nhà bừng nắng lên

Cà phê vui bầu bạn
Trung thu bánh tình thân
Phố núi cao thu sớm
Gia an nguyên lộc gần.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/

Sớm thu thơ giữa lòng gồm thơ tác giả lưu chung với 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc “Mùa thu trong thi ca” gồm: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh.

CHỚM THU
Hoàng Gia Cương

Ban mai rười rượi – thu vừa chớm
Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng
Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn
Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương!

Mây bông lặng vén rèm che mỏng
Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn
Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng …
Hình như trời đất biếc xanh hơn!

Qua bao giông bão bao mưa lũ
Đất lại hồi sinh lại mượt mà
Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ
Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa!

1998
[1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101

THU MƯA
Đỗ Phủ
Dịch thơ Khương Hữu Dụng

Hết gió liền mưa bời bời thu,
Tám hướng tứ bề mây mịt mù.
Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng,
Vị trong Kinh đục trông xô bồ.
Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối,
Nhà nông già trẻ ai dám nói.
Trong thành đấu gạo so áo chăn,
Hơn thiệt kể gì miễn được đổi.

Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962

THU MƯA
Nguyễn Hoài Nhơn

Thu về vườn lá chớm xanh
Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ
Ai người hạnh phúc bất thành
Ai người tình yêu dang dở?

Mưa rây tận cùng ướt lạnh
Thấm tháp gì tôi mưa ơi
Úp mặt vào tay cóng buốt
Đi hoang xa, vắng cõi người

Nỗi quê nửa đời thao thức
Hạt mưa tha hương phương nào
Ta như đất và…như cỏ
Như chẳng còn ta nữa sao ?

Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt
Mùa đi ai nỡ giữ mùa
Em về hòan nguyên hòai ước
Hãy giữ giùm tôi thu mưa.

THU VỊNH
Nguyễn Khuyến

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao.

Nguồn:
1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979)
2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984
3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994

THU BUỒN
Đỗ Phủ
Dịch thơ
Phan Ngọc

Gió bụi nổi vạn dặm,
Giặc giã đang hoành hành.
Nhà xa gửi thư lắm,
Thư đến, khách buồn tênh.
Chim bay, cao buồn ngắm,
Già lưu lạc theo người.
Bụng muốn đến Tam Giáp,
Về hai kinh chịu thôi.

Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001

THU HỨNG 1
Đỗ Phủ
Dịch thơ
Thích Quảng Sự


Thê lương sương phủ ủ rừng phong
Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn.
Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh
Sóng đùa sông nước hợp trời tung.
Hai mùa cúc nở còn vương lệ
Một chiếc thuyền tình mãi sắt son.
Đan áo nơi nơi cho giá rét
Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông.

THU HỨNG 4
Đỗ Phủ
Dịch thơ
Trương Việt Linh

Nghe nói Trường An rối cuộc cờ
Trăm năm thế sự não lòng chưa
Lâu đài khanh tướng thay người mới
Áo mũ công hầu khác thưở xưa
Xe ngựa xứ tây tin rộn đến
Cõi bờ đất bắc trống vang đưa
Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh
Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa

THU SƠN (Núi thu)
Bạch Cư Dị
Dịch thơ
Trương Việt Linh

Ốm lâu,trong bụng cũng lười
Sáng nay lên núi dạo chơi một lần
Núi thu mây cảnh lạnh lùng
Xanh xao cũng tựa mặt mình như in
Dây xanh dựa bước dễ vin
Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi
Trải lòng thoả dạ mừng vui
Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà
Trăm năm trong cõi người ta
Cái thân nhăng nhít đáng là chi


 

 

CHÀO NGÀY MỚI 12 THÁNG 8
Hoàng Kim

CNM365Ban mai lặng lẽ sáng; Sớm Thu thơ giữa lòng; Đi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Ân tìnhNhớ châu Phi; Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (hình). Ngày 12 tháng 8 là ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (International Youth Day) của Liên Hiệp Quốc. Ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN, là ngày mất của Nữ Hoàng Ai Cập Cleopatra VII Philopator, vị vua cuối cùng của triều đại Ptolemaios đã tự tử bằng cách để rắn độc cắn. Ngày 12 tháng 8 năm 1877, Asaph Hall nhà thiên văn học người Mỹ đã khám phá được vệ tinh Deimos của Sao Hỏa; Bài chọn lọc ngày 12 tháng 8: Ban mai lặng lẽ sáng; Sớm Thu thơ giữa lòng; Đi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Ân tìnhNhớ châu Phi; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-8

 

 

 

 

BAN MAI LẶNG LẼ SÁNG
Hoàng Kim

– với
PGS.TSKH Phan Dũng

Ban mai lặng lẽ sáng
Vui đi dưới mặt trời
Minh triết và sáng tạo
Phúc hậu tới thảnh thơi

Sách hay là bạn quý
Lời ngọc học để làm
Đêm thiêng chào ngày mới
Chiếu đất ở Thái An

Đức trị sáng trí tuệ
Hiền tài là tinh anh
Một niềm tin thắp lửa
Bảo tồn và trưởng thành

Sách hay là bạn quý
Hoàng Kim cám ơn PGS. TSKH Phan Dũng đã tặng sách hay

Thư ngỏ tặng sách trên mạng
của PGS. TSKH Phan Dũng


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26/5/2017

Kính gửi các bạn thật sự trăn trở, thật sự lo lắng về tình hình giáo dục-đào tạo Việt Nam trong suốt thời gian dài.

Thưa các bạn:

Đã gần 70 tuổi, tôi xin phép xưng hô “tôi – các bạn” cho thân mật.Tôi là Phan Dũng, PGS. TSKH, người sáng lập và giám đốc Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật (TSK) thuộc Trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh từ năm 1991 đến 2014.

Tôi viết thư ngỏ này nhằm thông tin đến các bạn một “điểm sáng” trên bức tranh giáo dục-đào tạo không mấy phấn khởi của nước nhà. “Điểm sáng” này là những kết quả việc làm của chúng tôi hơn 40 năm qua, thể hiện ở mấy đặc điểm sau:
– Chưa từng có ở Việt Nam từ trước đến nay.
– Hiện đang là duy nhất ở Việt Nam.
– Đối với thế giới vẫn còn đang rất mới.
– Những người học đã thu được những ích lợi rất to lớn trong cuộc sống, công việc cả về nhận thức lẫn hành động, cảm thấy hạnh phúc hơn so với trước khi học.

Triết lý của chúng tôi là giáo dục-đào tạo phải xây dựng những người học hạnh phúc. Biện pháp thực hiện của chúng tôi là chọn, biên soạn và dạy môn học trang bị cho người học những năng lực cần thiết để người học biết mưu cầu hạnh phúc và biết cách đạt được hạnh phúc phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể riêng của mỗi người, có những đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của xã hội, đất nước.

Môn học được chúng tôi chọn, biên soạn và dạy là Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (TRIZ mở rộng), viết tắt là PPLSTVĐM (TRIZ mở rộng). TRIZ có nghĩa là Lý thuyết giải các bài toán sáng chế với tác giả G.S. Altshuller. Môn học này dạy các phương pháp và các kỹ năng tư duy sáng tạo tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, giúp người học giải quyết tốt các vấn đề và ra quyết định đúng trong suốt cuộc đời của mỗi người. Đến nay, chúng tôi đã dạy hơn 500 khóa học cơ bản và nâng cao cho hơn 20.000 người ở trong và ngoài nước, đủ mọi thành phần kinh tế, xã hội, chuyên môn, nghiệp vụ, có độ tuổi từ 15 đến 74, từ học sinh đến tiến sỹ, từ anh đạp xích lô, chị nội trợ, tiểu thương đến các cán bộ cấp vụ, thứ trưởng.

Chúng tôi đã tiết kiệm cho xã hội khoảng 100 triệu USD vì người Việt Nam không học tại TSK thì phải học ở nước ngoài với giá học phí 500 USD một người, một ngày. Ngoài ra còn phải tính đến các chi phí khác như vé máy bay khứ hồi, ăn, ở, đi lại… tại chỗ. Trong khi đó, suốt hơn 40 năm qua chúng tôi hoạt động tự trang trải, không dùng tiền từ ngân sách nhà nước.

Mặt khác, ngoài 20 quyển sách bằng tiếng Việt viết về PPLSTVĐM (TRIZ mở rộng), chúng tôi còn công bố các công trình nghiên cứu dưới dạng các báo cáo, báo cáo chính, các bài báo, các bài báo mời ở các nước như Nga, Mỹ, Anh, Hà Lan, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan.

Thông tin mà tôi gửi đến các bạn tập trung trong quyển sách có tựa đề “Giáo dục và đào tạo: xây dựng những người hạnh phúc nhờ sáng tạo (một số kết quả thu được trong hơn 40 năm qua)” (xem hình).

 

 

 

 

Tôi xin tặng các bạn quyển sách nói trên.

Mời các bạn click vào địa chỉ sau:
http://cstc.vn/papers/SThoc-13_kemThuNgo_saved.pdf

Quyển sách có Mục lục ở trang 5 nhưng để các bạn tiện theo dõi, tôi xin tóm tắt nội dung:

– Lý luận khoa học là cơ sở triết lý giáo dục-đào tạo xây dựng những người hạnh phúc và biện pháp thực hiện triết lý của chúng tôi được trình bày từ trang 15 đến trang 140.

– Du nhập, phổ biến và phát triển PPLSTVĐM (TRIZ mở rộng) ở Việt Nam được trình bày từ trang 141 đến trang 171.

Tiếp theo là các bản thu hoạch, thư cảm nhận của các học viên sau khi học môn PPLSTVĐM (TRIZ mở rộng). Bạn nào quan tâm nhiều hơn có thể đến TSK đọc nhiều ngàn bản thu hoạch tương tự. Mỗi bản thu hoạch của học viên (người thực, việc thực) có thể coi là truyện ngắn thậm chí rất ngắn, tâm sự về các thay đổi tích cực, các áp dụng của học viên sau khi học môn PPLSTVĐM (TRIZ mở rộng) nên rất dễ đọc với độ tin cậy cao. Quả thật, sau khi học, các học viên thấy mình hạnh phúc hơn.

Các bản thu hoạch của các học viên chứng minh chúng tôi đã chọn triết lý giáo dục-đào tạo xây dựng những người hạnh phúc và thực hiện triết lý đó trên thực tế hơn 40 năm qua là đúng. Chúng tôi cho rằng, chúng tôi đã thành công. Chính vì vậy, chúng tôi mới thông tin đến các bạn thông qua quyển sách tổng kết các việc làm của chúng tôi.

Các bản thu hoạch của các học viên này được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Thu hoạch nêu lý do thúc đẩy học viên đi học môn PPLSTVĐM (TRIZ mở rộng) và các ích lợi trình bày từ trang 171 đến trang 252.

2. Thu hoạch của học sinh, sinh viên trình bày từ trang 252 đến 325.

3. Thu hoạch của công nhân, tiểu thương, người làm nghề tự do trình bày từ trang 325 đến trang 355.

4. Thu hoạch của những người trình độ đại học trình bày từ trang 355 đến trang 395.

5. Thu hoạch của các nhân viên, cán bộ quản lý làm việc trong các cơ quan nhà nước trình bày từ trang 395 đến trang 432.

6. Thu hoạch của các nhân viên, cán bộ quản lý làm việc trong các công ty tư nhân, nhà nước, liên doanh trình bày từ trang 432 đến trang 541.

7. Thu hoạch của các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục các cấp từ mầm non đến sau đại học trình bày từ trang 541 đến trang 663.

8. Các vần thơ thu hoạch của các học viên trình bày từ trang 664 đến trang 709.

9. Thu hoạch của các cán bộ quản lý, giảng dạy và nghiên cứu trong các lớp tôi dạy ở nước ngoài trình bày từ trang 710 đến 724.

Tiếp theo là 8 phụ lục rất nên đọc.Bạn không nhất thiết đọc lần lượt mà có thể chọn đề tài nhất định theo số thứ tự trang đã viết ở trên để đọc, tùy theo sự quan tâm của mình. Ví dụ, bạn nào không quan tâm phần lý luận có thể đọc ngay phần các bản thu hoạch của các học viên từ trang 171, hoặc bạn nào quan tâm thu hoạch của các học viên là những người làm việc trong các công ty tư nhân, nhà nước, liên doanh, xin đọc từ trang 432 đến trang 541…

Vì sự phát triển lành mạnh, đúng hướng của giáo dục và đào tạo Việt Nam, vì sự nghiệp chung, vì tương lai của nước nhà, tôi tha thiết mong các bạn chia sẻ “thư ngỏ” này, trước hết cho các bạn của bạn trên Facebook, cho càng nhiều người biết và đọc quyển sách càng tốt.

Các bạn quan tâm thêm các hoạt động mở lớp học thường xuyên của TSK… xin truy cập website của TSK:
http://cstc.vn.

Các bạn quan tâm thêm các hoạt động của tôi, xin vào Google đánh cụm từ “PGS. TSKH. Phan Dũng”.

Các ý kiến trao đổi xin gửi về địa chỉ email:
phandung.tsk@gmail.com

Trân trọng cảm ơn các bạn rất nhiều và chúc các bạn mọi điều tốt lành nhất.

Phan Dũng

 

 

 

 

NHỚ ÔNG
Nam Nguyen28 Tháng 9, 2018

Lời PGSTSKH. Phan Dũng (9 8 2020): Thư của ông Nguyễn Xiển, người 40 năm làm Phó rồi Tổng thư ký Đảng xã hội Việt Nam gửi Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười cách đây 26 năm.

Giữa những năm 90 ông Xiển đã điếc nặng, đi lại cũng khó khăn hơn rồi. Ông không được hút thuốc lá nữa, nhưng vẫn có thể nhấm nháp mỗi bữa một chút bia. Thỉnh thoảng có học trò cũ, anh chị em trí thức hay Việt kiều qua thăm ông vui lắm. Các con cháu phải đọc báo thật to cho ông nghe, còn tivi thì phải vặn hết cỡ volume ông mới nghe được. Bà lúc này cũng mệt dài dài, phải nằm một chỗ, không chăm sóc được cho ông như trước nữa. May mà có nhiều con gái, con trai ở gần và qua lại luôn để ông đỡ buồn.

Chẳng còn giữ chức vụ nào nữa, tuổi cao lắm rồi nhưng vẫn có nhiều người muốn hỏi ý kiến ông, muốn ông cho ý kiến với lãnh đạo về việc này, việc khác. Tôi nhớ có một tối ông tiếp một chị trung niên còn khá trẻ, khi chị về rồi ông mới bảo “Đấy là vợ ông Trần Xuân Bách đấy, thương lắm, chả biết giúp thế nào…”. Viết hồi ký cũng là một việc để ông vận dụng trí lực, chống với tuổi già.

Đây có lẽ là một trong những bức thư cuối cùng của ông Xiển, tôi xin đăng lại mà không có comment nào, các bạn hãy tự đọc và chiêm nghiệm…

THƯ GỬI ĐỒNG CHÍ ĐỖ MƯỜI
Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 1994

Kính gửi: Đồng chí Đỗ Mười

Thưa Anh.
Trước hết, tôi xin cảm ơn Anh đã cho người đến thu ý kiến của tôi đề đạt với hội nghị giữa nhiệm kỳ. Tôi luôn quan tâm với vận mệnh của đất nước, nhưng với cái tuổi 87, tuổi gần đất xa trời, trí óc tôi không còn được minh mẫn như trước nữa, e có những điều suy nghĩ không được đúng chăng! Tôi đã trao đổi với anh Nguyễn Lân và cùng nhau viết nên bản góp ý này.

Cũng may là tôi còn có vinh dự được nhiều anh em trí thức cũ và mới quý mến và tin cậy. Trong số đó có những đồng chí cũ của tôi ở Đảng Xã hội Việt Nam và một số anh em trí thức trẻ, kể cả mấy người là đảng viên cộng sản.Vậy tôi xin trình bày với anh một số thắc mắc, băn khoăn của anh em để anh xem xét. Họ nói với tôi nhiều vấn đề nhưng chủ yếu là hai điều chính sau đây:

Một là mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng.
Hai là quan hệ giữa Đảng với trí thức.

Họ nói: “Đảng luôn tuyên bố là Đảng hoàn toàn vì dân, thậm chí là đầy tớ trung thành của dân. Nhưng trong thực tế, từ trung ương đến địa phương, người dân ngoài Đảng hoàn toàn bị lép vế, thậm chí như là thứ dân”.

Họ cho rằng số đảng viên so với toàn dân chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, nhưng từ ban lãnh đạo xã đến chính phủ trung ương, rất hiếm có người ngoài Đảng tham gia. Trong hội đồng nhân dân các cấp cũng như trong Quốc hội, có mấy ai là người ngoài Đảng.

Nhớ lại khi Bác Hồ mới về lãnh đạo đất nước, họ thấy trong Chính phủ của Bác cũng như ở các cơ sở, đa số là những người ngoài Đảng tin Bác và tin Đảng, tận tụy công tác đến cuối đời. Nhìn lại thấy rất ít người mắc khuyết điểm.

Đến nay thì từ chủ tịch xã, phường đến chánh, phó chủ nhiệm các khoa, trưởng phó phòng hành chính, tuyệt đại bộ phận đều phải là đảng viên. Mà buồn thay trong cái quốc nạn tham nhũng hiện nay thì có thể nói thủ phạm phần nhiều là những đảng viên, vì chỉ họ mới có quyền để mà tham nhũng!

Hôm trước, tôi có báo cáo với anh Phạm Văn Đồng là nhiều người rất thắc mắc về có ý định đưa ảnh bà Nguyễn Thị Định vào thờ trong đền Hai Bà Trưng. Anh Đồng đã cho đi điều tra. Tôi mong sẽ ngăn ngừa được những việc làm thiếu thận trọng như vậy cũng như việc xâm phạm Tháp Rùa trên Hồ Gươm.

Về vấn đề trí thức, anh chị em có nhiều thắc mắc. Họ hỏi tôi: Có phải trí thức ngày nay kém các bác ngày xưa mà trong chính phủ, các cơ quan, kể cả các viện khoa học, hầu như không có một người lãnh đạo nào là người ngoài Đảng.

Họ kể chuyện rằng hiện nay ở Trung Quốc, nhiều viện trưởng, chủ nhiệm khoa trường đại học là những Hoa Kiều ở ngoại quốc được mời về. Trong khi đó cũng có những Việt kiều đóng những vai quan trọng trong chính giới và nhất là trong các ngành kinh tế của các nước tư bản. Liệu Đảng ta có dám mời họ về giữ những nhiệm vụ như thế không?

Họ nói: Gần đây, Đảng tuyên bố trí thức là một trong ba thành phần cơ bản của nhân dân, nhưng sao trí thức ngoài Đảng lại không được Đảng tin tưởng? Trái lại, họ còn bị rẻ rúng nữa. Một nhà trí thức lớn như Trần Đức Thảo đã từng tranh đấu thắng lợi với một nhà tư tưởng trứ danh như Jean-Paul-Sartre mà chỉ vì nói thẳng trong vụ Nhân văn – Giai phẩm mà bị bỏ rơi trong bao nhiêu năm. Đến khi ông ta chết ở Pháp, được Pháp trọng thị, thì ta mới đề cao trong báo chí. Anh em cho đó là một việc đáng buồn! Một trí thức khác như Nguyễn Mạnh Tường, 22 tuổi đỗ hai bằng tiến sĩ ở Pháp, khi về nước tham gia kháng chiến được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành xuất sắc, nhưng chỉ vì phát biểu không đúng theo chủ trương của Đảng mà bị bắt ngồi xó trong bao nhiêu năm, đến nỗi trở thành một người bất mãn, khiến gần đây cho xuất bản quyển “Un excomunié” rất tệ hại.

Gần đây, một trí thức lớn là Nguyễn Khắc Viện đã có công to trong kháng chiến chống Pháp và trong phổ biến văn hoá Việt Nam, thế mà tuy đã là đảng viên, nhưng chỉ vì nói thẳng mà bị coi như một kẻ phản động.

Một trí thức lỗi lạc khác là Phan Đình Diệu, một nhà khoa học được nhiều trường Đại học trên thế giới ca tụng nhưng chỉ vì trình bày thẳng thắn những ý kiến của mình mà bị hắt hủi, đến nỗi các báo chí không được đăng những bài đáp lại những lời phê phán của người khác.

 

 

 

 

Chắc anh còn nhớ lại nội dung câu chuyện giữa chúng ta trong buổi trao tặng huân chương sao vàng cho Đảng Xã hội Việt Nam trước khi kết thúc 40 năm hoạt động. Tôi có nói với Anh tại sao tôi không gia nhập Đảng Cộng sản: “Hồ Chủ tịch đã giao cho tôi làm Phó tổng thư ký rồi Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam. Bây giờ đã già rồi, tôi vào Đảng Cộng sản làm gì!”.

Sau khi tuyên bố thôi hoạt động thì chúng tôi an phận thủ thường. Tuy không nhắc lại chuyện cũ, nhưng cũng thật khó hiểu vì sao khi đăng tin cáo phó hoặc mừng thọ một số đảng viên Xã hội hay Dân chủ, kể cả các nguyên ủy viên Ban chấp hành Trung ương, thì báo chí ta không dám nói đến khía cạnh hoạt động này của họ. Trường hợp đưa tin mừng đại thọ 90 tuổi của anh Hoàng Minh Giám trên báo Nhân dân (có đăng ảnh anh đến thăm gia đình) là một ví dụ điển hình. Vì sao lại không dám nhắc đến việc làm Phó Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam của anh ấy trong mấy chục năm qua, nhưng lại nêu đã từng làm Phó chủ tịch Quốc hội (một chức vụ anh Giám chưa bao giờ làm). Tôi đã đích thân yêu cầu Báo Nhân Dân đính chính nhưng đã không được đáp ứng đúng mức. Việc viết lịch sử cách mạng Việt Nam gần đây, trong đó có lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, thường quá chú trọng đến thành tích quy công cho Đảng, nhưng lại chưa nêu đúng mức hoặc bỏ qua những sai lầm, khuyết điểm (thậm chí có lúc nghiêm trọng) cũng như vai trò, đóng góp của quần chúng, những người ngoài đảng. Bản sơ thảo lịch Quốc hội khoá I là một ví dụ. Những bài viết về đăng trên một số báo gần đây không dám đề cập đến 40 năm của tôi trong Đảng Xã hội Việt Nam.

Tôi xin nêu thí dụ gần đây nhất: Nhà báo Hoàng Phong có viết một bài về sự nghiệp của tôi đăng trên báo Đoàn kết của Hội Việt kiều tại Pháp. Mặc dù rất thân, song cũng không dám đả động gì đến 40 năm làm Phó rồi Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam của tôi. Một số bạn thân có đề nghị tôi nhắc lại trong dịp này, những ý kiến mà tôi đã phát biểu ở Mặt trận và Quốc hội mà không được chấp nhận. Tôi không muốn nhắc lại chuyện cũ, chỉ đề nghị những việc gì Đảng nhận thấy sai thì phải sửa. Nếu Đảng tiếp tục đối xử với Anh Nguyễn Khắc Viện, Anh Phan Đình Diệu như hiện nay thì sẽ không được lòng tin ở trong nước cũng như trí thức Việt kiều ở ngoài nước. Trí thức Việt Nam khao khát độc lập, tự do, dân chủ, không thể bằng lòng với chế độ chưa có tự do báo chí – ngôn luận như hiện nay. Xin Đảng phải sáng suốt hơn các Đảng khác, phải thay chế độ “đảng trị” bằng chế độ “đức trị”.

Xin chân thành cảm ơn.

Kính chúc anh dồi dào sức khỏe, hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình.

Kính thư

Đồng kính gửi:
– Các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị.
– Đồng chí Cố vấn Phạm Văn Đồng.”

Thương nhớ ông vô cùng!

CHÚ NĂM
Phan Chí Thắng


Quê tôi không có lệ gọi người theo thứ tự trong nhà như dân Nam Bộ. Tôi không rõ chú tên Năm hay là thứ 5 trong gia đình. Trong số đồng hương với cha mẹ tôi, chú là người hay đến chơi với cha mẹ tôi nhất.

Tôi đặc biệt để ý đến chú vì chú chẳng bao giờ nói chuyện với tôi, ngoài một lần chú bảo chú đi cách mạng là theo ba cháu chứ hồi đó chú chỉ biết cách mạng là đánh Pháp giành độc lập thôi. Chú không nói chuyện với tôi vì tôi còn trẻ con và vì chú còn bận nói chuyện với cha tôi.

Chú nhỏ con, gầy gò. Trên người chú duy có đôi mắt là sáng, còn lại không có gì đáng chú ý. Chú là công an nhưng chưa bao giờ tôi thấy chú mặc sắc phục nên không biết chú chức gì, làm việc gì. Quần áo chú mặc trên người cũng tầm tầm như bao cán bộ công nhân viên hồi đó. Quần kaki tem phiếu, áo sơ mi cũng tem phiếu. Mùa đông thêm chiếc áo đại cán kaki chắc cũng tem phiếu.

Bao giờ chú cũng chở vợ trên chiếc xe đạp nam có lẽ hơi cao so với chú đến thăm cha mẹ tôi. Vợ chú gầy như con mắm, môi thâm, da vàng và mắt lộ bạch, di chứng nhiều năm sốt rét rừng. Cô chú không có con. Đàn ông không con không sao, đàn bà không con thường khô đét, khó tính và tự kỷ.

Tôi chưa từng thấy người đàn bà nào ít nói và buồn bã như cô Năm và cũng chưa thấy ai chăm vợ như chú ấy. Nhớ mãi mỗi lần ra về, chú Năm dựng xe đạp sát vỉa hè, ngồi lên yên, một chân chống lên vỉa hè cho vững, đợi cô ngồi đàng hoàng trên booc ba ga rồi chú mới cong lưng đạp xe đi.

Có những đợt bặt vài năm cô chú không đến nhà tôi. Cha tôi nói chắc chú đi công tác xa Hà Nội. Cha không nói chú đi đâu, có thể cha cũng không biết. Sau 1975 tôi mới biết là chú đi B. Con người gầy gò nhỏ thó đó vượt Trường Sơn nhiều lần.

Sau mỗi lần đi B ra Hà Nội chú lại chở cô đến nhà tôi chơi. Chú rì rầm trò chuyện với cha tôi trong khi cô được mẹ tôi châm cứu và cho ít thuốc bổ. Còn tôi giả vờ học bài nhưng căng tai nghe cha chú nói chuyện. Lúc nào cần để tôi không hiểu, họ dùng tiếng Pháp.Sau 1975 chú chuyển về Huế, vẫn làm công an. Từ đó tôi ít gặp chú. Năm 1985, một lần về quê tôi đạp xe tìm thăm chú. Chú người làng khác, bên kia đường xe lửa. Ngôi nhà ba gian bình thường, sân láng xi măng nằm trong khu vườn nhỏ. Không có vẻ gì là chú làm to. Trên tường ngoài ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh không thấy treo bằng khen huân huy chương gì cả. Người như chú bét ra phải có huy chương chống Pháp và huy chương chống Mỹ.

Chú về hưu được mấy năm, ở nhà làm vườn. Chú pha trà mời tôi uống, miệng ngậm điếu sâu kèn như mọi người Huế xưa, cô xuống bếp luộc khoai đãi cháu. Cô gầy hơn xưa, tóc bạc trắng. Chú biểu tôi kể chuyện Hà Nội. Tôi hạ giọng thì thầm, bắt chước kiểu cha tôi trước đây nói chuyện với chú:
⁃ Đại hội tới có nhiều cái mới lắm ạ.

Đôi mắt chú vốn đã sáng nay lấp lánh. Chắc hẳn cán bộ đảng viên như chú mong chờ đổi mới lắm. Tiếc là tôi không biết gì hơn để nói với chú về Đại hội.

Cô mang nồi khoai ra, bốc khói thơm lừng. Tôi ăn khoai, ngắm chú bóc vỏ mời cô ăn. Họ có hạnh phúc không nhỉ? Cặp vợ chồng thời chiến mấy khi gần nhau, lại không con cái. Ta là lọ hoa, con cái như bông hoa. Lọ hoa không có hoa thật buồn.

Mà hạnh phúc là gì. Nếu hạnh phúc là được thương yêu nhau, được cho nhiều hơn nhận thì chú Năm là người hạnh phúc. Chú hài lòng với thực tại, nghĩa là chú hạnh phúc?

Cuộc mưu sinh làm tôi ít có dịp thăm chú. Đám tang chú không ai báo, mà nếu biết chắc tôi cũng không bay về Huế kịp.

 

 

❤️

 

 

Có lẽ tôi đã quên chú Năm như quên nhiều người khác. Họ nhiều lắm, không có gì đặc biệt và tự họ không thấy mình đặc biệt, nếu năm ngoái tôi không về quê lên đồi thắp hương cho người bà con trong họ.

Người Huế rất coi trọng mồ mả. Mả to đẹp gọi là lăng. Thường chôn người chết trên đồi hoặc vùng đất cao. Mỗi năm một nhiều thêm lên những ngôi mộ mới, đồi chi chít mộ.

Lăng của người bà con tôi xây đã lâu, cũ kỹ nằm tít trên cao. Đập vào mắt tôi là một cái lăng đôi còn khá mới, xây kỹ và đẹp. Thấy tôi tò mò, đứa cháu chở xe đưa tôi đi thăm mộ nói lăng ôn Năm bà Năm đó. ⁃ Ôn Năm nào? ⁃ Ôn Năm công an lính của ba cậu hồi xưa.

Tôi thắp mấy nén hương cắm trước bia, vái mấy vái. Bia ghi tên ông bà Năm. Dưới có dòng chữ “con cháu bác sĩ Tôn Thất Tân đồng phụng lập”

Thật kỳ lạ, thường là nam nữ tử tôn đồng phụng lập, nôm na là con cháu nội ngoại cùng xây lăng này. Chú Năm không con. Lăng lại do người khác họ xây.

Thằng cháu tôi, hiện làm Phó công an Phường liền kể: ⁃ Khi con trai của bác sĩ Tôn Thất Tân từ Mỹ về ra Phường xin phép xây lăng cho ôn Năm mọi người mới biết câu chuyện từ năm 1945.Sau Cách mạng tháng Tám, chính quyền non trẻ có một số người cực đoan và manh động. Cụ Phạm Quỳnh bị giết trong trường hợp này. Chú Năm lúc đó trong đội diệt tề, là đội chuyên ám sát những người làm cho Pháp, được lệnh giết bác sĩ Tân. Nhận thấy bác sĩ Tân là người nhân hậu, tuy làm cho Pháp nhưng làm thầy thuốc chứ không chống cách mạng, ôn Năm đột nhập vào nhà bác sĩ Tân, nói rõ nhiệm vụ của mình phải giết bác sĩ và khuyên bác sĩ hãy trốn vào Sài Gòn hành nghề, đừng ở Huế nữa. Do không hoàn thành nhiệm vụ ôn Năm bị kỷ luật.

Ông bác sĩ kịp chạy vào Sài Gòn, không tham gia chính trường dù nhiều lần được người Pháp và ông Diệm mời ra làm việc. Sau 75 ông đưa cả gia đình sang Mỹ định cư. Trước khi chết, ông kể với người con trai cả, cũng là bác sĩ, về ông Năm và việc ông Năm cứu sống ông năm 1945 như thế nào.

Thực hiện di nguyện của cha, ông bác sĩ về quê, xin xây lăng cho cô chú Năm.

Đúng ngày giỗ chú Năm, cả nhà ông bác sĩ từ Mỹ về, đông mấy chục người, mời thầy chùa tụng kinh làm lễ trước lăng, đông và vui lắm.Tôi lại tự hỏi cô chú Năm có hạnh phúc không nhỉ, hạnh phúc là gì?

Hạnh phúc là được làm người tử tế.

 

 

 

 

SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG
Hoàng Kim

1

Tỉnh thức ban mai đã sớm thu
Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ
Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy
Lộc biếc me xanh chín đợi chờ.

2

Sớm thu trên đồng rộng
Em cười trời đất nghiêng
Lúa ngậm đòng con gái
Em đang thì làm duyên.

Sớm thu trên đồng rộng
Cây đời xanh thật xanh
Lúa siêu xanh tỏa rộng
Hương lúa thơm mông mênh.

Sớm thu trên đồng rộng
Trời đất đẹp lạ lùng
Bản nhạc vui an lành
Ơi đồng xanh yêu dấu…

3

Chớm thu Thu mưa Thu vịnh
Thu buồn Thu hứng Thu sơn
Chiều thu Tiếng thu Thu tứ
Đêm thu Thu ẩm Thu ca

4

Thu vàng Giọt mưa thu
Nắng thu Thơ gửi mùa thu
Thư tình gửi mùa thu
Sớm thu thơ giữa lòng

5

Thích thơ hay bạn quý
Yêu sương mai đầu cành
Bình minh chào ngày mới
Vườn nhà bừng nắng lên

Cà phê vui bầu bạn
Trung thu bánh tình thân
Phố núi cao thu sớm
Gia an nguyên lộc gần.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/

Sớm thu thơ giữa lòng gồm thơ tác giả lưu chung với 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc “Mùa thu trong thi ca” gồm: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh.

CHỚM THU
Hoàng Gia Cương

Ban mai rười rượi – thu vừa chớm
Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng
Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn
Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương!

Mây bông lặng vén rèm che mỏng
Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn
Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng …
Hình như trời đất biếc xanh hơn!

Qua bao giông bão bao mưa lũ
Đất lại hồi sinh lại mượt mà
Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ
Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa!

1998
[1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101

THU MƯA
Đỗ Phủ
Dịch thơ Khương Hữu Dụng

Hết gió liền mưa bời bời thu,
Tám hướng tứ bề mây mịt mù.
Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng,
Vị trong Kinh đục trông xô bồ.
Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối,
Nhà nông già trẻ ai dám nói.
Trong thành đấu gạo so áo chăn,
Hơn thiệt kể gì miễn được đổi.

Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962

THU MƯA
Nguyễn Hoài Nhơn

Thu về vườn lá chớm xanh
Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ
Ai người hạnh phúc bất thành
Ai người tình yêu dang dở?

Mưa rây tận cùng ướt lạnh
Thấm tháp gì tôi mưa ơi
Úp mặt vào tay cóng buốt
Đi hoang xa, vắng cõi người

Nỗi quê nửa đời thao thức
Hạt mưa tha hương phương nào
Ta như đất và…như cỏ
Như chẳng còn ta nữa sao ?

Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt
Mùa đi ai nỡ giữ mùa
Em về hòan nguyên hòai ước
Hãy giữ giùm tôi thu mưa.

THU VỊNH
Nguyễn Khuyến

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao.

Nguồn:
1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979)
2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984
3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994

THU BUỒN
Đỗ Phủ
Dịch thơ
Phan Ngọc

Gió bụi nổi vạn dặm,
Giặc giã đang hoành hành.
Nhà xa gửi thư lắm,
Thư đến, khách buồn tênh.
Chim bay, cao buồn ngắm,
Già lưu lạc theo người.
Bụng muốn đến Tam Giáp,
Về hai kinh chịu thôi.

Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001

THU HỨNG 1
Đỗ Phủ
Dịch thơ
Thích Quảng Sự


Thê lương sương phủ ủ rừng phong
Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn.
Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh
Sóng đùa sông nước hợp trời tung.
Hai mùa cúc nở còn vương lệ
Một chiếc thuyền tình mãi sắt son.
Đan áo nơi nơi cho giá rét
Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông.

THU HỨNG 4
Đỗ Phủ
Dịch thơ
Trương Việt Linh

Nghe nói Trường An rối cuộc cờ
Trăm năm thế sự não lòng chưa
Lâu đài khanh tướng thay người mới
Áo mũ công hầu khác thưở xưa
Xe ngựa xứ tây tin rộn đến
Cõi bờ đất bắc trống vang đưa
Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh
Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa

THU SƠN (Núi thu)
Bạch Cư Dị
Dịch thơ
Trương Việt Linh

Ốm lâu,trong bụng cũng lười
Sáng nay lên núi dạo chơi một lần
Núi thu mây cảnh lạnh lùng
Xanh xao cũng tựa mặt mình như in
Dây xanh dựa bước dễ vin
Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi
Trải lòng thoả dạ mừng vui
Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà
Trăm năm trong cõi người ta
Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu
Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu
Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi
Lưới trần khi gỡ ra rồi
Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn

CHIỀU THU
Nguyễn Bính

Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.
Con cò bay lả trong câu hát,
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.

Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.
Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,
Đàn kiến trường chinh tự thủa nào.

Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,
Điểm nhạt da trời những chấm son.

Hai cánh chia quân chiếm mặt gò,
Bê con đùa mẹ bú chưa no.
Cờ lau súng sậy giam chân địch,
Trận Điện Biên này lại thắng to.

Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi,
Nhà bè khói bếp lững lờ trôi.
Đường mòn rộn bước chân về chợ,
Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi.

Thong thả trăng non dựng cuối làng,
Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang.
Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép,
Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng.

Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003

TIẾNG THU
Lưu Trọng Lư

Tặng bạn Văn

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

Nguồn:
1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939
2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987
3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007
4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968

THU TỨ (Ý thu)
Bạch Cư Dị
Dịch thơ
Hải Đà

Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng
Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong
Mây bay lơ lửng muôn hình thú
Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong
Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn
Suối Nam dồn dập tiếng chày buông
Trời thu hiu hắt tình muôn ý
Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ?

ĐÊM THU
Trần Đăng Khoa

Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào
1972

Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999

ĐÊM THU
Quách Tấn

Vườn thu óng ả nét thuỳ dương,
Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường.
Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt,
Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương.
Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá,
Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương.
Say khướt hơi men thời Lý Bạch,
Non xa mây phới nếp nghê thường.
Nguồn:
1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960
2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941
3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990

THU ẨM
Nguyễn Khuyến

Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.

Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm).

Nguồn:
1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979)
2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984
3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994

THU CA
Chanson d’automne (Paul Verlaine)
Dịch thơ
Kiều Văn


Tiếng vĩ cầm nức nở
Của mùa thu ngân dài
Giọng đều đều buồn tẻ
Cứa mãi vào tim tôi.

Tất cả chợt lịm đi
Trong giây phút tái tê
Khi chuông giờ gõ điểm.

Tôi miên man tưởng niệm
Những ngày xưa xa xôi
Và nước mắt tôi rơi.

Rồi tôi đi, đi mãi
Giữa cơn gió phũ phàng
Cuốn tôi mang đây đó
Như chiếc lá úa vàng.
Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007

THU VÀNG
Alexxandr Puskin
Dịch thơ Hồ Quốc Vĩ

Thu buồn, – cặp mắt đắm say,
Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi.
Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi,
Rừng thay áo mới, cả trời vàng au.
Ồn ào hơi gió thở mau,
Bầu trời gợn sóng như màu khói sương.
Vài tia nắng hiếm nhớ thương
Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh.
Đắm trong yên tĩnh ngọt lành,
Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ.

Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ,
Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai.

Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999

THU VÀNG
Thu Bồn

Tặng T. A.

ập thoáng chốc… thu về như lá rụng
ngoài hiên em đã đến tự bao giờ
trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa
cây sấu cho hè hết cả trái chua

thế là hạ đã qua trong giây lát
giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng
em đã đến mà như chưa đến
tiếng chim kêu se sắt muộn màng

mắt le lói nhìn sao khuya rụng
Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay
nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế
nâng trái tim mình lên uống để mà say

em nhanh quá anh về chậm quá
trái đất vô tư níu giữ vòng quay
chân anh mỏi âm thầm mặc cảm
véo von em lảnh lót giữa đời bay

mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày
anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy
thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy
chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây

đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ
để anh nghe lá rụng cọ tim mình
xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ
tay mơ hồ đang chạm những lời ru…
(Hà Nội đêm 29-08-1990)

Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992

GIỌT MƯA THU
Thái Lượng


Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng
Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu
Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu
Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt

Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt
Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang
Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng
Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng

Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng
Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh
Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh
Như khắc khoải không ngừng câu ai oán

Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán
Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư
Biết nói sao cho hết được ngôn từ
Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ

Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở
Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân
Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần
Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ

Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ
Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi
Mưa thu ơi xin trút hết cho đời
Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy…

NẮNG THU
Nam Trân

Tặng Hoàng Khôi

Hát bài hát ngô nghê và êm ái,
Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về,
Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê,
Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái.

Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh
Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang
Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang
Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh.

Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt
Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem.
Âm thầm cảnh vật vào Đêm:
Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt.
Nguồn:
1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939
2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007
3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990

THƠ GỬI MÙA THU
Nguyễn Hoài Nhơn


Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc
Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa
Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa
Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ?

Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế
Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà
Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ
Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua

Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi
Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy
Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng
Và con đường buôn buốt gió heo may.

THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU
Xuân Quỳnh


Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay

Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ

Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
– Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may

Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu.

 

 

 

 

ÂN TÌNH
Hoàng Kim

Thương nước biết ơn bao người ngọc (*)
Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng
Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt
Ân tình lưu mãi những dòng sông.

(*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, …
(**)
Chút Huế cho em (thơ Hoàng Kim)

 

 

 

 

NHỚ CHÂU PHI
Hoàng Kim
Ở Ai Cập, tôi có hai người bạn tại Viện Nghiên cứu Cây trồng (Field Crops Research Institute FCRI) là Mahfouz Nenr Abd- Nour  và Yousef El Sayed Ahmed Ars  làm giám đốc của hai trạm nghiên cứu là  Sids Agricultural Research Station,  Beba Beni – SUEF EGYPT và Sakha Agricultural Research Station, Sakha, KAFR, EL SHEAKLI  EGYPT. Chuyện tôi kể sẽ tóm tắt Ai Cập một thoáng nhìn, Cairo thủ đô Ai Cập thánh địa Hồi giáo, Nông nghiệp Ai Cập và bạn tôi, Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Chuyện này tiếp nối
Nhớ châu Phi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-chau-phi/

 

 

 

 

Ai Cập một thoáng nhìn

Ai Cập có tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập phía đông bắc giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel, phía đông giáp vịnh Aqaba, phía đông nam giáp biển Đỏ, phía nam giáp Sudan, phía tây giáp Libya. Ai Cập có biên giới hàng hải với Jordan và Ả Rập Xê Út qua vịnh Aqaba và biển Đỏ. Ai Cập là một trong số ít nước trên thế giới có lịch sử  lâu đời nhất vào khoảng thế kỷ 10 trước công nguyên.  Ai Cập cổ đại được nhận định là một trong những nôi văn minh đầu tiên của nhân loại phát triển sớm nhất về chữ viết, nông nghiệp, đô thị hoá, tôn giáo có tổ chức và chính phủ trung ương. Ai Cập có một di sản văn hoá đặc biệt phong phú, giao thoa nhiều nền văn hóa cổ Hy Lạp, Ba Tư, La Mã, Ả Rập, Ottoman,  châu Âu. Ai Cập từng là . một trong các trung tâm ban đầu của Cơ Đốc giáo, trải qua Hồi giáo hoá trong thế kỷ thứ 7 và ngày nay là nước trung tâm Hồi giáo với gần 90% dân số. Ai Cập có diện tích 1.010.407,87 km² (gấp trên ba lần diện tích Việt Nam) dân số 95, 73 triệu dân (năm 2017, tương đương dân số Việt Nam), là quốc gia đông dân nhất Bắc Phi, đông dân thứ ba tại châu Phi và thứ 15 trên thế giới. Đại đa số cư dân sống gần bờ sông Nin, tại các trung tâm dân cư đông đúc là Đại Cairo, Alexandria và các thành phố lớn khác của  đồng bằng châu thổ sông Nin, là nơi duy nhất có đất canh tác. Ai Cập, phần lớn diện tích đất của khu vực rộng lớn thuộc sa mạc Sahara có cư dân thưa thớt. Ai Cập có nền kinh tế, văn hoá, chính trị và quân sự vào hạng lớn nhất, đa dạng nhất,  có thực lực và ảnh hưởng đáng kể tại  Bắc Phi, Trung Đông và Thế giới Hồi giáo. Ai Cập là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Phong trào không liên kết, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh châu Phi, và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.

 

 

 

 

Cairo thủ đô Ai Cập thánh địa Hồi giáo.
Cairo là vùng đô thị đông dân nhất châu Phi, ở bên sông Nile, với dân số trên 15,2 triệu người. Quảng trường Tahrir và Bảo tàng Ai Cập rộng lớn, tọa lạc tại trung tâm thành phố Cairo, nơi có các bộ sưu tập cổ xác ướp hoàng gia và đồ tạo tác mạ vàng của vua Tutankhamun. Điểm nổi bật của khu vực trung tâm Cairo là Pháo đài Babylon thời kỳ La Mã, Nhà thờ Treo và Bảo tàng Coptic, trưng bày các cổ vật của Ai Cập Cơ đốc giáo. Trên đỉnh đồi giữa thành phố là pháo đài Citadel thời trung cổ, nơi có nhà thờ Hồi giáo Muhammad Ali, một địa danh mang phong cách Ottoman. Tháp Cairo cao 187m tại quận Zamalek đảo Gezira,cung cấp tầm nhìn toàn cảnh thành phố. Bảo tàng Cổ vật Ai Cập, thường được biết đến như Bảo tàng Ai Cập hay bảo tàng Cairo, tại Cairo, Ai Cập, là quê hương của một bộ sưu tập rộng của cổ vật Ai Cập cổ đại.

 

 

 

 

Cao nguyên Giza gần Cairo là địa điểm của các kim tự tháp mang tính biểu tượng đất nước Ai Cập và châu Phi từ thời cổ xưa thuở bình minh nhân loại. Khu lăng mộ Giza là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại có niên đại sớm nhất và kỳ quan duy nhất còn tồn tại, ở cao nguyên Giza gần sông Nin, cách trung tâm thành phố Cairo thủ đô Ai Cập khoảng 20 km về phía tây nam. Ngày 23 tháng 7 là ngày Quốc khánh Ai Cập ngày cách mạng năm 1952, thường có nhiều người hành hương về nơi này. Khu phức hợp kim tự tháp Giza là nơi có ba kim tự tháp vĩ đại (Khufu, Khafre and Menkaure), và ít nhất sáu kim tự tháp khác với một số cấu trúc nổi bật khác như Nhân sư vĩ đại và Đền Valley chứa đựng bao điều bí ẩn kho báu lạ lùng của lịch sử chưa thể thấu hiểu đầy đủ. ancient-wisdom.com

 

 

 

 

Nông nghiệp Ai Cập và bạn tôi

Theo tiến sĩ Dr. Amr Shams, trưởng phòng thông tin và hợp tác quốc tế Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI). Ai Cập được công nhận là một đất nước nông nghiệp lớn. Các cây trồng chính gồm ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch, lúa miến và ngô), các loại đậu (đậu faba, cỏ cà ri, đậu lupin, đậu chickpea và đậu cowpea), cây có dầu (cây rum và mè), lanh, cỏ ba lá và hành tây đã được trồng từ hàng ngàn năm. Vào đầu thế kỷ 20, sự gia tăng dân số theo cấp số nhân và nhu cầu lương thực leo thang đã thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách, nơi những nỗ lực đã được thực hiện để cải thiện hệ thống sản xuất và canh tác cây trồng.

Hoạt động nghiên cứu nông học ban đầu từ Giống cây trồng (1903- 1910),  Bộ Nông nghiệp (1910-1958), đến Viện nghiên cứu các cây trồng  (1958-1972) Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) và sau đó là Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp (ARC) từ năm 1973 cho đến ngày nay. Trong thập niên 1980, Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) nỗ lực hướng về tăng cường nghiên cứu khuyến nông, dần  chuyển dịch theo hướng tư nhân hóa, hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng nông nghiệp quốc tế, và một số cơ quan phát triển nói riêng. USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ United States Agency for International Development) đồng tài trợ hai dự án lớn là EMCIP NARP.

Trong lịch sử của Viện, hơn năm trăm giống cây trồng khác nhau đã được giới thiệu đưa vào nông nghiệp Ai Cập. Các mục tiêu chính của Viện là: Tăng năng suất các loại cây trồng lĩnh vực chủ yếu thông qua phát triển giống cây trồng cho năng suất cao; Sản xuất giống gốc của các loại giống đã được cải thiện; Khắc phục những hạn chế của các yếu tố kỹ thuật canh tác trong sản xuất lớn; Cung cấp khuyến nghị sản xuất phù hợp, thực hiện các hoạt động khuyến nông kết nối trong nước và tăng cường hợp tác với các trung tâm nghiên cứu, phát triển quốc gia và quốc tế khác nhau.

Hiện nay, FCRI có 15 phòng nghiên cứu. Viện tuyển dụng hơn 1.500 nhân viên trong các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, quản lý và đào tạo. Trụ sở của FCRI được đặt tại Giza, cùng với một số cơ sở thí nghiệm hiện trường, các hoạt động chọn giống liên hợp và nông học. Các cơ sở bổ sung được cung cấp tại hơn 23 trạm nghiên cứu nông nghiệp quốc gia. Các thí nghiệm đồng ruộng và sản xuất thử nghiệm được tiến hành trên các cánh đồng của nông dân trên toàn quốc.

 

 

 

 

Ngọc lục bảo Paulo Coelho 

Ngày xưa có một người thợ đá thử 999.999 viên đá, đến viên đá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc lục bảo quý giá vô ngần. Paulo Coelho là một nhà thơ trữ tình và tiểu thuyết gia người Brazil, là ngọc lục bảo của đất nước Brazil. Ông được biết đến với cuốn tiểu thuyết của ông “O Alquimista” tiếng Bồ Đào Nha kể về bí mật ngôi mộ cổ gần kim tự tháp Ai Cập mà một chàng trai Brazil đã đi tìm kho báu chính mình tại đó và đã thành công. “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn. Cuốn sách này tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ, và bản tiếng Việt có tựa đề là “Nhà giả kim” do Lê Chu Cầu dịch, Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành.Tiểu thuyết này đã được dịch ra 56 thứ tiếng, bán chạy chỉ sau kinh Thánh, đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới.  Ông Paulo Coelho sinh ngày gày 24 tháng 8 năm 1947 (70 tuổi), tại Rio de Janeiro, Braxin là một người sử dụng phương tiện truyền thông điện tử, vào năm 2014, ông đã tải lên các giấy tờ cá nhân của mình trực tuyến để tạo một Quỹ Paulo Coelho ảo. Paulo Coelho nhà văn Brazil này đã tìm thấy ngọc trong đá của chính mình.

Paulo Coelho thật khéo kể chuyện. Lối dẫn truyện của ông hay ám ảnh. Paulo Coelho thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. Đề từ“Nhà giả kim”, Paulo Coelho viết: Kính tặng J, người đã thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. “Chúa Jesu và các môn đệ tiếp tục đi, đến một làng nọ. Một cô gái tên Marta rước người vào nhà. Em gái cô là Maria ngồi dưới chân Người nghe giảng dạy, còn Marta thì bận rộn lo tiếp đãi Người. Rồi cô phàn nàn rằng: “Chúa không thấy em con để một mình con làm hết mọi việc sao? Xin Chúa hãy bảo nó phụ con với!”. Chúa mới bảo cô: “Marta ơi, Marta. Con bận rộn, lo lắng nhiều việc quá. Nhưng chỉ có một việc thật cần thiết thôi và Maria đã chọn phần việc ấy thì không ai truất phần của em con được. Thánh Kinh Tân Ước, Lukas 10:38-42

Vào truyện Sự tích hoa Thủy tiên ở đầu sách và Chuyện Thánh nữ và Chúa Hài Đồng ở cuối sách cũng là sự huyền diệu của kiệt tác. Các bạn sinh viên đừng bao giờ coi thường PHẦN ĐẦU và  PHỤ LỤC cuối luận văn. Những phần này dễ lơ đểnh bỏ qua nhưng thường là phần tinh tế của một kiệt tác. Một số nhà khoa học và nhà văn không thành công là khi sản phẩm khoa học và tác phẩm chưa đến được tận tay đông đảo người tiêu dùng.

 

 

 

 

Tôi đang tìm về kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Hoàng Kim

 

xem tiếp:

 

Nhớ Châu Phi (chùm bài viết từ bài 1 đến bài 12)  https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-chau-phi/

 

 

 

 

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 20999
Nhập ngày : 12-08-2020
Điều chỉnh lần cuối : 13-08-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 8(25-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 8(24-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 8(24-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 8(24-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 8(21-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 8(20-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 8(20-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 8(20-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 8(17-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 8(16-08-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007