Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 378
Toàn hệ thống 877
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

TranHungDao1

 

CHÀO NGÀY MỚI 20 THÁNG 8
Hoàng Kim
CNM365 Lời dặn của Thánh Trần; Tháng bảy mưa ngâu; Vắt ngang thế kỷ trồng cây Đức; Việt Nam đối thoại biển; Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Hoa Mai với Thiền sư; Hoa và Ong, Ngày 20 tháng 8 năm 1300, ngày mất Trần Hưng Đạo , nhà chính trị, nhà văn, và là tư lệnh tối cao (Quốc Công Tiết Chế) của Việt Nam thời nhà Trần. Ngày 20 tháng 8 năm 1858, Charles Darwin lần đầu tiên công bố học thuyết Tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên của ông, đồng thời với học thuyết tương tự của Alfred Russel Wallace. Ngày 20 tháng 8 năm 1864, ngày mất Trương Định, thủ lĩnh nghĩa quân Việt Nam chống Pháp giữa thế kỷ 19, tuẫn tiết (ông sinh năm 1820). Ngày 20 tháng 8 Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu gặp nhau (Ngày Thất Tịch 7/7 âm lịch nhắm ngày 25/8 /2020 ) trong huyền thoại Việt và văn hóa phương Đông, (Châu Á). Bài chọn lọc ngày 20 tháng 8 Lời dặn của Thánh Trần; Tháng bảy mưa ngâu; Vắt ngang thế kỷ trồng cây Đức; Việt Nam đối thoại biển; Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Hoa Mai với Thiền sư; Hoa và Ong, Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-8/

 

 

 

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN
Hoàng Kim
Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần  trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”
* (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).

Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Đức Thánh Trần gương soi kim cổ

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.

“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.

Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.

Bảy phép để biết người:

1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không
2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ.
3.  Cho gián điệp thử xem có trung thành không.
4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào.
5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không
6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không.
7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.
8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.

Tướng ngu có tám điều tệ:

1. Lòng tham mà không chán
2. Ghen người hiền, ghét người tài
3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót
4. Xét người mà không xét mình
5. Do dự không quả quyết
6. Say đắm rượu và sắc đẹp
7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát
8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ

Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.

Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;

Bảy phép sau đây để biết người

1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng;
2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến;
3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức;
4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm;
5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình;
6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực;
7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.

Tám hạng tướng và bậc đại tướng

Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.

Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.

Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.
Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,  giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.
Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.
Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”

Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.

Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình; xem tiếp… https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/

 

DSC02002

 

THÁNG BẢY MƯA NGÂU
Hoàng Kim

Tháng Bảy mưa Ngâu
Trời thương chúng mình
Mưa giăng
Ướt đầm vạt áo
Bảy sắc cầu vồng
Lung linh huyền ảo
Mẹ thương con
Đưa em về cùng anh.

Chuyến xe tốc hành
Chạy giữa trăm năm
Chở đầy kỷ niệm
Chở đầy ắp tình em
Từ nơi chân trời
Góc biển

Chàng Ngưu hóa mình vào dân ca
Con ngựa, con trâu
Suốt đời siêng năng làm lụng.
Thương con gà luôn dậy sớm
Biết ơn con chó thức đêm trường.

Em ơi !
Những câu thơ ông bà gửi lại
Đã theo chúng mình đi suốt thời gian.

Tháng Bảy mưa Ngâu
Đầy trời mưa giăng giăng
Thương nàng Chức Nữ
Em là tiên đời thường
Đầy đặn yêu thương

 

DSC02003

 

Tháng Bảy mưa Ngâu
Nhớ thương ai góc biển chân trời
Những cuộc chia ly
Đong đầy nỗi nhớ …

Chiêm bao mơ về chuyện cũ
Khói sương mờ ký ức thời gian
Chốn nào chúng mình hò hẹn
Nơi em cùng anh xao xuyến yêu thương

Ngắm mưa Ngâu tháng Bảy
Mưa, mưa hoài, mưa mãi
Mưa trong lòng người
Nên mưa rất lâu…

Mưa rơi như dòng lệ trắng
Đất trời thương nối một nhịp cầu.

Em ơi
Lời tình tự của nghìn năm dân tộc.
Như sắc cầu vồng
Nối hai miền xa cách
Để xa nên gần
Vời vợi nhớ thương.

 

Cầu vồng yêu thương

 

Tháng Bảy mưa Ngâu” là chuyện tình cảm động Ngưu Lang Chức Nữ có trong dân gian Việt Nam. Truyện về nàng tiên Chức Nữ xinh đẹp, phúc hậu, nết na yêu thương chàng trai Ngưu Lang khôi ngô, hiền lành, chăm chỉ. Họ yêu nhau say đắm, bất chấp sự xa xôi nghìn trùng của cõi Trời và cõi Người. Cảm động trước tình yêu son sắt thủy chung của hai người, mỗi năm Trời Phật đã nối duyên cho họ găp nhau một lần vào tiết tháng Bảy mưa ngâu (tiết thất tịch ngày 7 tháng 7 âm lịch , năm 2020 nhằm ngày 25 tháng 8, muộn hơn năm ngoái, vì năm nay là năm nhuận) trước rằm Trung Thu tháng Tám. Đó là dịp Trời gom góp của nhà Trời và sự cần mẫn suốt năm của Ngưu Lang Chức Nữ để làm thành chiếc cầu vồng bảy màu nối liền đôi bờ thăm thẳm cho họ được gặp nhau. Muôn vạn con quạ, con cò, con vạc, bồ nông, ngỗng trời đã hợp lực ken kín cầu Ô Thước để giúp Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Những giọt nước mắt mừng tủi của hai người và sự cảm động của trời đất, chim muông đã hóa thành mưa ngâu.

 

 

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Giúp bà con cải thiện mùa vụ (Video Long Phu ở Lào)
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

 

TranHungDao1

 

CHÀO NGÀY MỚI 20 THÁNG 8
Hoàng Kim
CNM365 Lời dặn của Thánh Trần; Tháng bảy mưa ngâu; Vắt ngang thế kỷ trồng cây Đức; Việt Nam đối thoại biển; Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Hoa Mai với Thiền sư; Hoa và Ong, Ngày 20 tháng 8 năm 1300, ngày mất Trần Hưng Đạo , nhà chính trị, nhà văn, và là tư lệnh tối cao (Quốc Công Tiết Chế) của Việt Nam thời nhà Trần. Ngày 20 tháng 8 năm 1858, Charles Darwin lần đầu tiên công bố học thuyết Tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên của ông, đồng thời với học thuyết tương tự của Alfred Russel Wallace. Ngày 20 tháng 8 năm 1864, ngày mất Trương Định, thủ lĩnh nghĩa quân Việt Nam chống Pháp giữa thế kỷ 19, tuẫn tiết (ông sinh năm 1820). Ngày 20 tháng 8 Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu gặp nhau (Ngày Thất Tịch 7/7 âm lịch nhắm ngày 25/8 /2020 ) trong huyền thoại Việt và văn hóa phương Đông, (Châu Á). Bài chọn lọc ngày 20 tháng 8 Lời dặn của Thánh Trần; Tháng bảy mưa ngâu; Vắt ngang thế kỷ trồng cây Đức; Việt Nam đối thoại biển; Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Hoa Mai với Thiền sư; Hoa và Ong, Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-8/

 

 

 

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN
Hoàng Kim
Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần  trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”
* (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).

Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Đức Thánh Trần gương soi kim cổ

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.

“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.

Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.

Bảy phép để biết người:

1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không
2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ.
3.  Cho gián điệp thử xem có trung thành không.
4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào.
5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không
6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không.
7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.
8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.

Tướng ngu có tám điều tệ:

1. Lòng tham mà không chán
2. Ghen người hiền, ghét người tài
3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót
4. Xét người mà không xét mình
5. Do dự không quả quyết
6. Say đắm rượu và sắc đẹp
7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát
8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ

Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.

Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;

Bảy phép sau đây để biết người

1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng;
2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến;
3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức;
4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm;
5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình;
6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực;
7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.

Tám hạng tướng và bậc đại tướng

Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.

Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.

Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.
Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,  giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.
Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.
Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”

Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.

Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình; xem tiếp… https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/

 

DSC02002

 

THÁNG BẢY MƯA NGÂU
Hoàng Kim

Tháng Bảy mưa Ngâu
Trời thương chúng mình
Mưa giăng
Ướt đầm vạt áo
Bảy sắc cầu vồng
Lung linh huyền ảo
Mẹ thương con
Đưa em về cùng anh.

Chuyến xe tốc hành
Chạy giữa trăm năm
Chở đầy kỷ niệm
Chở đầy ắp tình em
Từ nơi chân trời
Góc biển

Chàng Ngưu hóa mình vào dân ca
Con ngựa, con trâu
Suốt đời siêng năng làm lụng.
Thương con gà luôn dậy sớm
Biết ơn con chó thức đêm trường.

Em ơi !
Những câu thơ ông bà gửi lại
Đã theo chúng mình đi suốt thời gian.

Tháng Bảy mưa Ngâu
Đầy trời mưa giăng giăng
Thương nàng Chức Nữ
Em là tiên đời thường
Đầy đặn yêu thương

 

DSC02003

 

Tháng Bảy mưa Ngâu
Nhớ thương ai góc biển chân trời
Những cuộc chia ly
Đong đầy nỗi nhớ …

Chiêm bao mơ về chuyện cũ
Khói sương mờ ký ức thời gian
Chốn nào chúng mình hò hẹn
Nơi em cùng anh xao xuyến yêu thương

Ngắm mưa Ngâu tháng Bảy
Mưa, mưa hoài, mưa mãi
Mưa trong lòng người
Nên mưa rất lâu…

Mưa rơi như dòng lệ trắng
Đất trời thương nối một nhịp cầu.

Em ơi
Lời tình tự của nghìn năm dân tộc.
Như sắc cầu vồng
Nối hai miền xa cách
Để xa nên gần
Vời vợi nhớ thương.

 

Cầu vồng yêu thương

 

Tháng Bảy mưa Ngâu” là chuyện tình cảm động Ngưu Lang Chức Nữ có trong dân gian Việt Nam. Truyện về nàng tiên Chức Nữ xinh đẹp, phúc hậu, nết na yêu thương chàng trai Ngưu Lang khôi ngô, hiền lành, chăm chỉ. Họ yêu nhau say đắm, bất chấp sự xa xôi nghìn trùng của cõi Trời và cõi Người. Cảm động trước tình yêu son sắt thủy chung của hai người, mỗi năm Trời Phật đã nối duyên cho họ găp nhau một lần vào tiết tháng Bảy mưa ngâu (tiết thất tịch ngày 7 tháng 7 âm lịch , năm 2020 nhằm ngày 25 tháng 8, muộn hơn năm ngoái, vì năm nay là năm nhuận) trước rằm Trung Thu tháng Tám. Đó là dịp Trời gom góp của nhà Trời và sự cần mẫn suốt năm của Ngưu Lang Chức Nữ để làm thành chiếc cầu vồng bảy màu nối liền đôi bờ thăm thẳm cho họ được gặp nhau. Muôn vạn con quạ, con cò, con vạc, bồ nông, ngỗng trời đã hợp lực ken kín cầu Ô Thước để giúp Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Những giọt nước mắt mừng tủi của hai người và sự cảm động của trời đất, chim muông đã hóa thành mưa ngâu.

 

 

Hoàng Kim bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Giúp bà con cải thiện mùa vụ (Video Long Phu ở Lào)
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19911
Nhập ngày : 20-08-2020
Điều chỉnh lần cuối : 21-08-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5(04-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 5(03-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 4(28-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 4(27-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 4(26-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 4(25-04-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007