Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1240
Toàn hệ thống 2858
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 24 THÁNG 8
Hoàng Kim
CNM365Học không bao giờ muộn; Sớm Thu; Gõ ban mai vào phím; Lúa Lộc Trời An Giang; Sản xuất sắn bền vững ở châu Á; Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa siêu xanh Việt Nam;Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 24 tháng 8 năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) định nghĩa lại khái niệm hành tinh, sao Diêm Vương do vậy trở thành hành tinh lùn. Ngày 24 tháng 8 năm 1117, ngày mất  Nguyên phi Ỷ Lan, Hoàng thái hậu triều Lý. Ngày 24 tháng 8 năm 1631 Hoàng Thái Cực thân chinh dẫn quân Kim xuất phát đánh thành Đại Lăng Hà của quân Minh. Bài chọn lọc ngày 24 tháng 8: Học không bao giờ muộn; Sớm Thu; Gõ ban mai vào phím; Lúa Lộc Trời An Giang; Sản xuất sắn bền vững ở châu Á; Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa siêu xanh Việt Nam;Quản lý bền vững sắn châu Á; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-8/

 

Sao Diêm Vương

 

Ngày 24 tháng 8 năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) định nghĩa lại khái niệm hành tinh, sao Diêm Vương do vậy trở thành hành tinh lùn.

 

 

HỌC KHÔNG BAO GIỜ MUỘN
Hoàng Kim

Cảm ơn giáo sư Trần Đăng Hòa đã chép tặng và chia sẽ bài “Lời thề Socrates dành cho giảng viên trong Viện Đại học Nghiên cứu (A Socrateic Oath for Faculty of Research Universities). Cám ơn bạn Hoài Vân đã chép tặng và chia sẻ ba mẫu chuyện lời vàng vô giá: 1. Vàng hay bùn, thứ nào giá trị hơn? 2. Gạo vẫn là gạo; 3. Một cốc nước và một hồ nước. Hoàng Kim dạy và học xin được chép lại và lưu về trang trường học và CNM365 để hiến tặng bạn đọc

Học không bao giờ muộn

LỜI THỀ SOCRATES DÀNH CHO GIẢNG VIÊN TRONG VIỆN ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU
(A Socratic Oath for Faculty of Research Universities)

1. Tôi xin tuyên thệ cống hiến sức mình cho sự tiến bộ và mở mang tri thức, nhận thức rằng tôi có nghĩa vụ đối với sinh viên, với lĩnh vực chuyên môn, với các giảng viên đồng nghiệp, với viện đại học, và với công chúng.

2. Tôi dấn thân vào nghề dạy học và xem nó như là một thiên chức đạo đức. Tôi thừa nhận nghiên cứu và hoạt động học thuật hàm chứa sự tín thác của công chúng và chấp thuận công việc chuyên môn như là một nghĩa vụ xã hội. Trong quá trình thực hiện những nghĩa vụ của mình, tôi sẽ dành cho công tác giảng dạy lẫn nghiên cứu lòng tận tâm bền bỉ, sáng tạo, và kiên định. Tôi sẽ theo đuổi kiến thức mới và những hoạt động sáng tạo một cách cẩn trọng phù hợp với những tiêu chuẩn nghề nghiệp cao nhất trong lĩnh vực của mình. Và tôi sẽ làm hết sức mình để phục vụ cộng đồng rộng lớn hơn. Khi thực hiện những nhiệm vụ này, tôi thừa nhận rằng giảng dạy, nghiên cứu, và phục vụ công chúng là những trách nhiệm căn bản của mỗi giảng viên đại học; rằng đó là những trách nhiệm cần phải được cân đối thường xuyên; và rằng trong khi những trách nhiệm này có tầm quan trọng như nhau, giảng dạy luôn là trọng tâm trong sứ mệnh của viện đại học.

3. Vì mục đích đó, tôi chấp nhận lòng tín thác hàm chứa trong việc truyền tải kiến thức để có được sự chính xác, công bằng, cân đối, và thống nhất trong cách trình bày chuyên môn của tôi và trong việc xử lý những quan điểm khác nhau. Dù giảng dạy chủ đề gì đi nữa tôi cũng sẽ thực hiện một cách nghiêm ngặt, nhưng cũng với tinh thần khai phóng, “nêu bật cái tổng quát trong bản thân cái cụ thể,” với tầm nhìn sâu, rộng và cách nhìn nhân bản đối với những vấn đề nền tảng, với bối cảnh, những mối quan hệ, và những hệ quả của nó.

4. Tôi sẽ tôn trọng sự chính trực trong mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên, ở khía cạnh cá nhân lẫn tri thức, nhằm loại bỏ từ trong ý thức những biểu hiện quá trớn nhằm thuyết phục người khác hay bao biện, cũng như đối với hành vi lạm dụng hay quấy rối.

5. Tôi sẽ rất cẩn trọng trong việc chuẩn bị cho các giờ giảng trên lớp, các buổi thảo luận, các buổi thực hành trong phòng thí nghiệm, hay những hoạt động khác và giám sát với cùng cung cách như vậy đối với việc chuẩn bị của các sinh viên trợ giảng cộng tác với tôi. Tôi sẽ khách quan, nghiêm khắc, và công bằng trong đánh giá sinh viên và sẽ có mặt trong các buổi thảo luận của sinh viên, những giờ tiếp sinh viên, những buổi thực hành trong phòng thí nghiệm, và những cuộc tiếp xúc chính thức khác bên ngoài giảng đường.

6. Cuối cùng, tôi sẽ tham gia vào đời sống của cộng đồng viện đại học, hợp tác với các đồng nghiệp của tôi trong những nỗ lực giáo dục và tham gia vào các hoạt động trong khuôn viên đại học. Và, trong khi phát triển sự nghiệp của chính mình, tôi sẽ khuyến khích, giúp đỡ, và hướng dẫn các đồng nghiệp của mình, đặc biệt là những người mới được bổ nhiệm, để họ có thể trở thành những giảng viên hiệu năng và những học giả thành công.Lời thề này do tôi tự nguyện thực hiện và gìn giữ với ý thức rằng đặc ân của quyền tự do học thuật được dành cho tôi đi liền với bổn phận của trách nhiệm nghề nghiệp để vinh danh và phục vụ sinh viên, ngành học, nghề nghiệp, đồng nghiệp, và viện đại học của tôi, và xã hội rộng lớn hơn.

Nguồn: “Tạo dựng tương lai (The Creation of the Future)” – Frank T.H. RhodesBiên dịch bởi Hoàng Kháng, Tô Diệu Lan. Cảm ơn Giáo sư Trần Đăng Hòa đã chép lại và chia sẻ

BA BÀI HỌC QUÝ GIÁ
Hoài Vân sưu tầm tuyển chọn và hiệu đính
Tháng 8 mùa thu, lá khởi vàng chưa nhỉ? (ảnh trên)


1. Vàng hay bùn, thứ nào giá trị hơn?

Một cao tăng hỏi: Anh cho rằng một hạt vàng và một đống bùn, thứ gì tốt hơn? Người cầu đạo đáp: “Tất nhiên là vàng rồi!”Vị cao tăng mỉm cười, nói tiếp: “Vậy nếu anh là một hạt giống thì sao?”Lời bình: Trên thế giới này không có cái gì là xấu, tốt tuyệt đối. Chỉ cần phù hợp với bạn sẽ là tốt.

2. Gạo vẫn là gạo

Một thanh niên thỉnh giáo vị đạo sĩ: “Sư phụ, có người nói con là thiên tài, cũng có người mắng con là ngốc nghếch, ý kiến của thầy thế nào ạ?”“Vậy con đánh giá mình thế nào?” – vị đạo sĩ hỏi lại. Người thanh niên nọ vẻ mặt ngơ ngác.“Ví dụ một cân gạo, trong mắt người làm bánh thì nó là bánh nướng, trong mắt người nấu rượu thì nó là rượu, trong mắt người ăn xin thì đó là một bữa cơm cứu mạng. Còn gạo thì vẫn là gạo mà thôi. ”Lời bình: Cách bạn tự đánh giá bản thân mình có vai trò quyết định đến giá trị của chính bạn.

3. Một cốc nước và một hồ nước

Đạo trưởng có một đệ tử thường hay oán thán. Một hôm, ông bỏ muối vào một cốc nước và bảo người đó uống. Đệ tử nói: “Mặn đến phát đắng.”Vị đạo trưởng tiếp tục bỏ nhiều muối hơn vào hồ nước và bảo đệ tử thử lại. Sau khi uống xong, người này nói: “Nước rất tinh khiết và ngọt”. Lúc này, vị đạo trưởng mới nói: “Đời người, đau khổ chính là muối, vị mặn của nó được quyết định bởi thứ vật dụng chứa nó.”Lời bình: Những người thường hay ca thán, oán trách thế giới, hãy xem lại liệu có phải trái tim của mình quá hẹp hòi?

xem tiếp …

 

“Nghĩ về nhau hóa nên gần/ Còn hơn chỉ cách vài phân hững hờ” Thơ ảnh Hoahuyen Đào Ngọc

 

HỌC KHÔNG BAO GIỜ MUỘN
Hoàng Kim


Hôm nay chúng ta cùng đọc bài NHỚ ÔNG với thư trao đổi của cu Nguyễn Xiển gửi cụ Đỗ Mười; cùng nghiên cứu bài giảng tóm tắt PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC và trích yếu 20 sách hay của PGS. TSKH Phan Dũng; cùng nghiền ngẫm CHÚ NĂM tản văn sâu sắc của nhà văn Phan Chí Thắng.Học không bao giờ muộn; xem tiếp tại
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-khong-bao-gio-muon/

 

 

SỚM THU
Hoàng Kim

Thanh thản an vui dạo dọn vườn
Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương
Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng
Tâm sáng an lành trãi gió sương
Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt
Mới hay nhà phước lắm con đường
An nhiên vô sự là tiên cảnh
Sớm thu mai nở nắng thu vương.(*)

(*) Họa thơ “Vườn Thu” Hoàng Thanh Luận

 

 

SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG
Hoàng Kim

1

Tỉnh thức ban mai đã sớm thu
Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ
Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy
Lộc biếc me xanh chín đợi chờ.

2

Sớm thu trên đồng rộng
Em cười trời đất nghiêng
Lúa ngậm đòng con gái
Em đang thì làm duyên.

Sớm thu trên đồng rộng
Cây đời xanh thật xanh
Lúa siêu xanh tỏa rộng
Hương lúa thơm mông mênh.

Sớm thu trên đồng rộng
Trời đất đẹp lạ lùng
Bản nhạc vui an lành
Ơi đồng xanh yêu dấu…

3

Chớm thu Thu mưa Thu vịnh
Thu buồn Thu hứng Thu sơn
Chiều thu Tiếng thu Thu tứ
Đêm thu Thu ẩm Thu ca

4

Thu vàng Giọt mưa thu
Nắng thu Thơ gửi mùa thu
Thư tình gửi mùa thu
Sớm thu thơ giữa lòng

5

Thích thơ hay bạn quý
Yêu sương mai đầu cành
Bình minh chào ngày mới
Vườn nhà bừng nắng lên

Cà phê vui bầu bạn
Trung thu bánh tình thân
Phố núi cao thu sớm
Gia an nguyên lộc gần.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/

Sớm thu thơ giữa lòng gồm thơ tác giả lưu chung với 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc “Mùa thu trong thi ca” gồm: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh.

CHỚM THU
Hoàng Gia Cương

Ban mai rười rượi – thu vừa chớm
Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng
Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn
Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương!

Mây bông lặng vén rèm che mỏng
Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn
Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng …
Hình như trời đất biếc xanh hơn!

Qua bao giông bão bao mưa lũ
Đất lại hồi sinh lại mượt mà
Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ
Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa!

1998
[1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101

VƯỜN THU
Hoàng Thanh Luận

Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn
Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương
Phong lan một nhánh đang khoe sắc
Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương
Sớm sớm chim về vui hội mới
Chiều chiều ong đến rộn gia đường
Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ
Cảnh ấy người say mãi vấn vương

THU MƯA
Đỗ Phủ
Dịch thơ Khương Hữu Dụng

Hết gió liền mưa bời bời thu,
Tám hướng tứ bề mây mịt mù.
Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng,
Vị trong Kinh đục trông xô bồ.
Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối,
Nhà nông già trẻ ai dám nói.
Trong thành đấu gạo so áo chăn,
Hơn thiệt kể gì miễn được đổi.

Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962

THU MƯA
Nguyễn Hoài Nhơn

Thu về vườn lá chớm xanh
Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ
Ai người hạnh phúc bất thành
Ai người tình yêu dang dở?

Mưa rây tận cùng ướt lạnh
Thấm tháp gì tôi mưa ơi
Úp mặt vào tay cóng buốt
Đi hoang xa, vắng cõi người

Nỗi quê nửa đời thao thức
Hạt mưa tha hương phương nào
Ta như đất và…như cỏ
Như chẳng còn ta nữa sao ?

Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt
Mùa đi ai nỡ giữ mùa
Em về hòan nguyên hòai ước
Hãy giữ giùm tôi thu mưa.

THU VỊNH
Nguyễn Khuyến

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao.

Nguồn:
1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979)
2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984
3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994

THU BUỒN
Đỗ Phủ
Dịch thơ
Phan Ngọc

Gió bụi nổi vạn dặm,
Giặc giã đang hoành hành.
Nhà xa gửi thư lắm,
Thư đến, khách buồn tênh.
Chim bay, cao buồn ngắm,
Già lưu lạc theo người.
Bụng muốn đến Tam Giáp,
Về hai kinh chịu thôi.

Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001

THU HỨNG 1
Đỗ Phủ
Dịch thơ
Thích Quảng Sự


Thê lương sương phủ ủ rừng phong
Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn.
Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh
Sóng đùa sông nước hợp trời tung.
Hai mùa cúc nở còn vương lệ
Một chiếc thuyền tình mãi sắt son.
Đan áo nơi nơi cho giá rét
Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông.

THU HỨNG 4
Đỗ Phủ
Dịch thơ
Trương Việt Linh

Nghe nói Trường An rối cuộc cờ
Trăm năm thế sự não lòng chưa
Lâu đài khanh tướng thay người mới
Áo mũ công hầu khác thưở xưa
Xe ngựa xứ tây tin rộn đến
Cõi bờ đất bắc trống vang đưa
Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh
Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa

THU SƠN (Núi thu)
Bạch Cư Dị
Dịch thơ
Trương Việt Linh

Ốm lâu,trong bụng cũng lười
Sáng nay lên núi dạo chơi một lần
Núi thu mây cảnh lạnh lùng
Xanh xao cũng tựa mặt mình như in
Dây xanh dựa bước dễ vin
Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi
Trải lòng thoả dạ mừng vui
Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà
Trăm năm trong cõi người ta
Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu
Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu
Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi
Lưới trần khi gỡ ra rồi
Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn

CHIỀU THU
Nguyễn Bính

Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.
Con cò bay lả trong câu hát,
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.

Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.
Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,
Đàn kiến trường chinh tự thủa nào.

Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,
Điểm nhạt da trời những chấm son.

Hai cánh chia quân chiếm mặt gò,
Bê con đùa mẹ bú chưa no.
Cờ lau súng sậy giam chân địch,
Trận Điện Biên này lại thắng to.

Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi,
Nhà bè khói bếp lững lờ trôi.
Đường mòn rộn bước chân về chợ,
Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi.

Thong thả trăng non dựng cuối làng,
Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang.
Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép,
Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng.

Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003

TIẾNG THU
Lưu Trọng Lư

Tặng bạn Văn

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

Nguồn:
1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939
2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987
3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007
4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968

THU TỨ (Ý thu)
Bạch Cư Dị
Dịch thơ
Hải Đà

Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng
Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong
Mây bay lơ lửng muôn hình thú
Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong
Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn
Suối Nam dồn dập tiếng chày buông
Trời thu hiu hắt tình muôn ý
Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ?

ĐÊM THU
Trần Đăng Khoa

Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào
1972

Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999

ĐÊM THU
Quách Tấn

Vườn thu óng ả nét thuỳ dương,
Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường.
Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt,
Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương.
Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá,
Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương.
Say khướt hơi men thời Lý Bạch,
Non xa mây phới nếp nghê thường.
Nguồn:
1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960
2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941
3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990

xem tiếp Sớm Thu
https://hoangkimvn.wordpress.com/2020/08/23/som-thu/

 

 

GÕ BAN MAI VÀO PHÍM
Hoàng Kim
Ta gõ
ban mai vào bàn phím
Dậy đi em
ngày mới đến rồi

Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc
Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng
thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  …

Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Vui bước tới thảnh thơi
Vui đi dưới mặt trời

Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.
Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.

 

 

LÚA LỘC TRỜI AN GIANG
Hoàng Kim

Nơi ấy thao thức một ước vọng …
I
Về miền Tây
Sao anh chưa về lại miền Tây .
Nơi một góc đời anh ở đó.
An Giang Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.

Anh có về Bảy Núi Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?

*

Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.

Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.

(xem tiếp …)

 

 

SẢN XUẤT SẮN BỀN VỮNG Ở CHÂU Á
cho nhiều mục tiêu và nhiều thị trường

Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả. CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn (
tại đây)

 

 

LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM GSR65
Hoang Long et al. 2015, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b

Giống lúa siêu xanh GSR65
Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Hoang Long et al. 2015, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.

Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha

Hoàng Kim đã chia sẻ một video trực tiếp. 10 tháng 3, 2018 lúc 22:52 ·Buổi đánh giá giống lúa của Viện Lúa ĐBSCL. Gạo Việt và thương hiệu. https://hoangkimlong.wordpress.com/…/gao-viet-chat-luong-v…/-5:09 970 lượt xem OM Lúa Giống đã phát trực tiếp — tại Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long.8 tháng 3, 2018 lúc 08:02 ·Hoàng Kim10 tháng 3, 2018 lúc 23:49 ·

Lúa siêu xanh Việt Nam là câu chuyện chín năm trên đồng ruộng, một niềm tin và Việt Nam con đường xanh đi tới. Tôi đã viết bài thơ “Hoa Lúa” kể về câu chuyện này

HOA LÚA
Hoàng Kim


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai.

Biết ơn Thầy trọn đời thương hạt gạo
Bưng bát cơm đầy, quý giọt mồ hôi
Con theo Thầy nguyện làm Hoa Lúa
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

“Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 24 THÁNG 8
Hoàng Kim
CNM365Học không bao giờ muộn; Sớm Thu; Gõ ban mai vào phím; Lúa Lộc Trời An Giang; Sản xuất sắn bền vững ở châu Á; Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa siêu xanh Việt Nam;Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 24 tháng 8 năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) định nghĩa lại khái niệm hành tinh, sao Diêm Vương do vậy trở thành hành tinh lùn. Ngày 24 tháng 8 năm 1117, ngày mất  Nguyên phi Ỷ Lan, Hoàng thái hậu triều Lý. Ngày 24 tháng 8 năm 1631 Hoàng Thái Cực thân chinh dẫn quân Kim xuất phát đánh thành Đại Lăng Hà của quân Minh. Bài chọn lọc ngày 24 tháng 8: Học không bao giờ muộn; Sớm Thu; Gõ ban mai vào phím; Lúa Lộc Trời An Giang; Sản xuất sắn bền vững ở châu Á; Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa siêu xanh Việt Nam;Quản lý bền vững sắn châu Á; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-8/

 

Sao Diêm Vương

 

Ngày 24 tháng 8 năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) định nghĩa lại khái niệm hành tinh, sao Diêm Vương do vậy trở thành hành tinh lùn.

 

 

HỌC KHÔNG BAO GIỜ MUỘN
Hoàng Kim

Cảm ơn giáo sư Trần Đăng Hòa đã chép tặng và chia sẽ bài “Lời thề Socrates dành cho giảng viên trong Viện Đại học Nghiên cứu (A Socrateic Oath for Faculty of Research Universities). Cám ơn bạn Hoài Vân đã chép tặng và chia sẻ ba mẫu chuyện lời vàng vô giá: 1. Vàng hay bùn, thứ nào giá trị hơn? 2. Gạo vẫn là gạo; 3. Một cốc nước và một hồ nước. Hoàng Kim dạy và học xin được chép lại và lưu về trang trường học và CNM365 để hiến tặng bạn đọc

Học không bao giờ muộn

LỜI THỀ SOCRATES DÀNH CHO GIẢNG VIÊN TRONG VIỆN ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU
(A Socratic Oath for Faculty of Research Universities)

1. Tôi xin tuyên thệ cống hiến sức mình cho sự tiến bộ và mở mang tri thức, nhận thức rằng tôi có nghĩa vụ đối với sinh viên, với lĩnh vực chuyên môn, với các giảng viên đồng nghiệp, với viện đại học, và với công chúng.

2. Tôi dấn thân vào nghề dạy học và xem nó như là một thiên chức đạo đức. Tôi thừa nhận nghiên cứu và hoạt động học thuật hàm chứa sự tín thác của công chúng và chấp thuận công việc chuyên môn như là một nghĩa vụ xã hội. Trong quá trình thực hiện những nghĩa vụ của mình, tôi sẽ dành cho công tác giảng dạy lẫn nghiên cứu lòng tận tâm bền bỉ, sáng tạo, và kiên định. Tôi sẽ theo đuổi kiến thức mới và những hoạt động sáng tạo một cách cẩn trọng phù hợp với những tiêu chuẩn nghề nghiệp cao nhất trong lĩnh vực của mình. Và tôi sẽ làm hết sức mình để phục vụ cộng đồng rộng lớn hơn. Khi thực hiện những nhiệm vụ này, tôi thừa nhận rằng giảng dạy, nghiên cứu, và phục vụ công chúng là những trách nhiệm căn bản của mỗi giảng viên đại học; rằng đó là những trách nhiệm cần phải được cân đối thường xuyên; và rằng trong khi những trách nhiệm này có tầm quan trọng như nhau, giảng dạy luôn là trọng tâm trong sứ mệnh của viện đại học.

3. Vì mục đích đó, tôi chấp nhận lòng tín thác hàm chứa trong việc truyền tải kiến thức để có được sự chính xác, công bằng, cân đối, và thống nhất trong cách trình bày chuyên môn của tôi và trong việc xử lý những quan điểm khác nhau. Dù giảng dạy chủ đề gì đi nữa tôi cũng sẽ thực hiện một cách nghiêm ngặt, nhưng cũng với tinh thần khai phóng, “nêu bật cái tổng quát trong bản thân cái cụ thể,” với tầm nhìn sâu, rộng và cách nhìn nhân bản đối với những vấn đề nền tảng, với bối cảnh, những mối quan hệ, và những hệ quả của nó.

4. Tôi sẽ tôn trọng sự chính trực trong mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên, ở khía cạnh cá nhân lẫn tri thức, nhằm loại bỏ từ trong ý thức những biểu hiện quá trớn nhằm thuyết phục người khác hay bao biện, cũng như đối với hành vi lạm dụng hay quấy rối.

5. Tôi sẽ rất cẩn trọng trong việc chuẩn bị cho các giờ giảng trên lớp, các buổi thảo luận, các buổi thực hành trong phòng thí nghiệm, hay những hoạt động khác và giám sát với cùng cung cách như vậy đối với việc chuẩn bị của các sinh viên trợ giảng cộng tác với tôi. Tôi sẽ khách quan, nghiêm khắc, và công bằng trong đánh giá sinh viên và sẽ có mặt trong các buổi thảo luận của sinh viên, những giờ tiếp sinh viên, những buổi thực hành trong phòng thí nghiệm, và những cuộc tiếp xúc chính thức khác bên ngoài giảng đường.

6. Cuối cùng, tôi sẽ tham gia vào đời sống của cộng đồng viện đại học, hợp tác với các đồng nghiệp của tôi trong những nỗ lực giáo dục và tham gia vào các hoạt động trong khuôn viên đại học. Và, trong khi phát triển sự nghiệp của chính mình, tôi sẽ khuyến khích, giúp đỡ, và hướng dẫn các đồng nghiệp của mình, đặc biệt là những người mới được bổ nhiệm, để họ có thể trở thành những giảng viên hiệu năng và những học giả thành công.Lời thề này do tôi tự nguyện thực hiện và gìn giữ với ý thức rằng đặc ân của quyền tự do học thuật được dành cho tôi đi liền với bổn phận của trách nhiệm nghề nghiệp để vinh danh và phục vụ sinh viên, ngành học, nghề nghiệp, đồng nghiệp, và viện đại học của tôi, và xã hội rộng lớn hơn.

Nguồn: “Tạo dựng tương lai (The Creation of the Future)” – Frank T.H. RhodesBiên dịch bởi Hoàng Kháng, Tô Diệu Lan. Cảm ơn Giáo sư Trần Đăng Hòa đã chép lại và chia sẻ

BA BÀI HỌC QUÝ GIÁ
Hoài Vân sưu tầm tuyển chọn và hiệu đính
Tháng 8 mùa thu, lá khởi vàng chưa nhỉ? (ảnh trên)


1. Vàng hay bùn, thứ nào giá trị hơn?

Một cao tăng hỏi: Anh cho rằng một hạt vàng và một đống bùn, thứ gì tốt hơn? Người cầu đạo đáp: “Tất nhiên là vàng rồi!”Vị cao tăng mỉm cười, nói tiếp: “Vậy nếu anh là một hạt giống thì sao?”Lời bình: Trên thế giới này không có cái gì là xấu, tốt tuyệt đối. Chỉ cần phù hợp với bạn sẽ là tốt.

2. Gạo vẫn là gạo

Một thanh niên thỉnh giáo vị đạo sĩ: “Sư phụ, có người nói con là thiên tài, cũng có người mắng con là ngốc nghếch, ý kiến của thầy thế nào ạ?”“Vậy con đánh giá mình thế nào?” – vị đạo sĩ hỏi lại. Người thanh niên nọ vẻ mặt ngơ ngác.“Ví dụ một cân gạo, trong mắt người làm bánh thì nó là bánh nướng, trong mắt người nấu rượu thì nó là rượu, trong mắt người ăn xin thì đó là một bữa cơm cứu mạng. Còn gạo thì vẫn là gạo mà thôi. ”Lời bình: Cách bạn tự đánh giá bản thân mình có vai trò quyết định đến giá trị của chính bạn.

3. Một cốc nước và một hồ nước

Đạo trưởng có một đệ tử thường hay oán thán. Một hôm, ông bỏ muối vào một cốc nước và bảo người đó uống. Đệ tử nói: “Mặn đến phát đắng.”Vị đạo trưởng tiếp tục bỏ nhiều muối hơn vào hồ nước và bảo đệ tử thử lại. Sau khi uống xong, người này nói: “Nước rất tinh khiết và ngọt”. Lúc này, vị đạo trưởng mới nói: “Đời người, đau khổ chính là muối, vị mặn của nó được quyết định bởi thứ vật dụng chứa nó.”Lời bình: Những người thường hay ca thán, oán trách thế giới, hãy xem lại liệu có phải trái tim của mình quá hẹp hòi?

xem tiếp …

 

“Nghĩ về nhau hóa nên gần/ Còn hơn chỉ cách vài phân hững hờ” Thơ ảnh Hoahuyen Đào Ngọc

 

HỌC KHÔNG BAO GIỜ MUỘN
Hoàng Kim


Hôm nay chúng ta cùng đọc bài NHỚ ÔNG với thư trao đổi của cu Nguyễn Xiển gửi cụ Đỗ Mười; cùng nghiên cứu bài giảng tóm tắt PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC và trích yếu 20 sách hay của PGS. TSKH Phan Dũng; cùng nghiền ngẫm CHÚ NĂM tản văn sâu sắc của nhà văn Phan Chí Thắng.Học không bao giờ muộn; xem tiếp tại
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-khong-bao-gio-muon/

 

 

SỚM THU
Hoàng Kim

Thanh thản an vui dạo dọn vườn
Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương
Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng
Tâm sáng an lành trãi gió sương
Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt
Mới hay nhà phước lắm con đường
An nhiên vô sự là tiên cảnh
Sớm thu mai nở nắng thu vương.(*)

(*) Họa thơ “Vườn Thu” Hoàng Thanh Luận

 

 

SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG
Hoàng Kim

1

Tỉnh thức ban mai đã sớm thu
Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ
Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy
Lộc biếc me xanh chín đợi chờ.

2

Sớm thu trên đồng rộng
Em cười trời đất nghiêng
Lúa ngậm đòng con gái
Em đang thì làm duyên.

Sớm thu trên đồng rộng
Cây đời xanh thật xanh
Lúa siêu xanh tỏa rộng
Hương lúa thơm mông mênh.

Sớm thu trên đồng rộng
Trời đất đẹp lạ lùng
Bản nhạc vui an lành
Ơi đồng xanh yêu dấu…

3

Chớm thu Thu mưa Thu vịnh
Thu buồn Thu hứng Thu sơn
Chiều thu Tiếng thu Thu tứ
Đêm thu Thu ẩm Thu ca

4

Thu vàng Giọt mưa thu
Nắng thu Thơ gửi mùa thu
Thư tình gửi mùa thu
Sớm thu thơ giữa lòng

5

Thích thơ hay bạn quý
Yêu sương mai đầu cành
Bình minh chào ngày mới
Vườn nhà bừng nắng lên

Cà phê vui bầu bạn
Trung thu bánh tình thân
Phố núi cao thu sớm
Gia an nguyên lộc gần.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/

Sớm thu thơ giữa lòng gồm thơ tác giả lưu chung với 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc “Mùa thu trong thi ca” gồm: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh.

CHỚM THU
Hoàng Gia Cương

Ban mai rười rượi – thu vừa chớm
Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng
Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn
Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương!

Mây bông lặng vén rèm che mỏng
Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn
Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng …
Hình như trời đất biếc xanh hơn!

Qua bao giông bão bao mưa lũ
Đất lại hồi sinh lại mượt mà
Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ
Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa!

1998
[1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101

VƯỜN THU
Hoàng Thanh Luận

Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn
Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương
Phong lan một nhánh đang khoe sắc
Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương
Sớm sớm chim về vui hội mới
Chiều chiều ong đến rộn gia đường
Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ
Cảnh ấy người say mãi vấn vương

THU MƯA
Đỗ Phủ
Dịch thơ Khương Hữu Dụng

Hết gió liền mưa bời bời thu,
Tám hướng tứ bề mây mịt mù.
Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng,
Vị trong Kinh đục trông xô bồ.
Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối,
Nhà nông già trẻ ai dám nói.
Trong thành đấu gạo so áo chăn,
Hơn thiệt kể gì miễn được đổi.

Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962

THU MƯA
Nguyễn Hoài Nhơn

Thu về vườn lá chớm xanh
Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ
Ai người hạnh phúc bất thành
Ai người tình yêu dang dở?

Mưa rây tận cùng ướt lạnh
Thấm tháp gì tôi mưa ơi
Úp mặt vào tay cóng buốt
Đi hoang xa, vắng cõi người

Nỗi quê nửa đời thao thức
Hạt mưa tha hương phương nào
Ta như đất và…như cỏ
Như chẳng còn ta nữa sao ?

Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt
Mùa đi ai nỡ giữ mùa
Em về hòan nguyên hòai ước
Hãy giữ giùm tôi thu mưa.

THU VỊNH
Nguyễn Khuyến

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao.

Nguồn:
1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979)
2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984
3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994

THU BUỒN
Đỗ Phủ
Dịch thơ
Phan Ngọc

Gió bụi nổi vạn dặm,
Giặc giã đang hoành hành.
Nhà xa gửi thư lắm,
Thư đến, khách buồn tênh.
Chim bay, cao buồn ngắm,
Già lưu lạc theo người.
Bụng muốn đến Tam Giáp,
Về hai kinh chịu thôi.

Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001

THU HỨNG 1
Đỗ Phủ
Dịch thơ
Thích Quảng Sự


Thê lương sương phủ ủ rừng phong
Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn.
Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh
Sóng đùa sông nước hợp trời tung.
Hai mùa cúc nở còn vương lệ
Một chiếc thuyền tình mãi sắt son.
Đan áo nơi nơi cho giá rét
Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông.

THU HỨNG 4
Đỗ Phủ
Dịch thơ
Trương Việt Linh

Nghe nói Trường An rối cuộc cờ
Trăm năm thế sự não lòng chưa
Lâu đài khanh tướng thay người mới
Áo mũ công hầu khác thưở xưa
Xe ngựa xứ tây tin rộn đến
Cõi bờ đất bắc trống vang đưa
Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh
Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa

THU SƠN (Núi thu)
Bạch Cư Dị
Dịch thơ
Trương Việt Linh

Ốm lâu,trong bụng cũng lười
Sáng nay lên núi dạo chơi một lần
Núi thu mây cảnh lạnh lùng
Xanh xao cũng tựa mặt mình như in
Dây xanh dựa bước dễ vin
Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi
Trải lòng thoả dạ mừng vui
Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà
Trăm năm trong cõi người ta
Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu
Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu
Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi
Lưới trần khi gỡ ra rồi
Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn

CHIỀU THU
Nguyễn Bính

Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.
Con cò bay lả trong câu hát,
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.

Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.
Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,
Đàn kiến trường chinh tự thủa nào.

Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,
Điểm nhạt da trời những chấm son.

Hai cánh chia quân chiếm mặt gò,
Bê con đùa mẹ bú chưa no.
Cờ lau súng sậy giam chân địch,
Trận Điện Biên này lại thắng to.

Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi,
Nhà bè khói bếp lững lờ trôi.
Đường mòn rộn bước chân về chợ,
Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi.

Thong thả trăng non dựng cuối làng,
Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang.
Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép,
Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng.

Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003

TIẾNG THU
Lưu Trọng Lư

Tặng bạn Văn

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

Nguồn:
1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939
2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987
3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007
4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968

THU TỨ (Ý thu)
Bạch Cư Dị
Dịch thơ
Hải Đà

Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng
Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong
Mây bay lơ lửng muôn hình thú
Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong
Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn
Suối Nam dồn dập tiếng chày buông
Trời thu hiu hắt tình muôn ý
Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ?

ĐÊM THU
Trần Đăng Khoa

Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào
1972

Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999

ĐÊM THU
Quách Tấn

Vườn thu óng ả nét thuỳ dương,
Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường.
Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt,
Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương.
Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá,
Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương.
Say khướt hơi men thời Lý Bạch,
Non xa mây phới nếp nghê thường.
Nguồn:
1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960
2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941
3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990

xem tiếp Sớm Thu
https://hoangkimvn.wordpress.com/2020/08/23/som-thu/

 

 

GÕ BAN MAI VÀO PHÍM
Hoàng Kim
Ta gõ
ban mai vào bàn phím
Dậy đi em
ngày mới đến rồi

Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc
Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng
thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  …

Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Vui bước tới thảnh thơi
Vui đi dưới mặt trời

Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.
Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.

 

 

LÚA LỘC TRỜI AN GIANG
Hoàng Kim

Nơi ấy thao thức một ước vọng …
I
Về miền Tây
Sao anh chưa về lại miền Tây .
Nơi một góc đời anh ở đó.
An Giang Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.

Anh có về Bảy Núi Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?

*

Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.

Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.

(xem tiếp …)

 

 

SẢN XUẤT SẮN BỀN VỮNG Ở CHÂU Á
cho nhiều mục tiêu và nhiều thị trường

Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả. CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn (
tại đây)

 

 

LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM GSR65
Hoang Long et al. 2015, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b

Giống lúa siêu xanh GSR65
Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Hoang Long et al. 2015, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.

Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha

Hoàng Kim đã chia sẻ một video trực tiếp. 10 tháng 3, 2018 lúc 22:52 ·Buổi đánh giá giống lúa của Viện Lúa ĐBSCL. Gạo Việt và thương hiệu. https://hoangkimlong.wordpress.com/…/gao-viet-chat-luong-v…/-5:09 970 lượt xem OM Lúa Giống đã phát trực tiếp — tại Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long.8 tháng 3, 2018 lúc 08:02 ·Hoàng Kim10 tháng 3, 2018 lúc 23:49 ·

Lúa siêu xanh Việt Nam là câu chuyện chín năm trên đồng ruộng, một niềm tin và Việt Nam con đường xanh đi tới. Tôi đã viết bài thơ “Hoa Lúa” kể về câu chuyện này

HOA LÚA
Hoàng Kim


Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai.

Biết ơn Thầy trọn đời thương hạt gạo
Bưng bát cơm đầy, quý giọt mồ hôi
Con theo Thầy nguyện làm Hoa Lúa
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

“Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (*)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

(*) thơ Dương Phượng Toại

*

Thông tin tiếp nối tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/con-duong-lua-gao-viet-nam/

 

ST25 gạo ngon Việt Nam

 

Tôn vinh hạt ngọc Việt, Video Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng trong Chương trình VTV1 Giai điệu tự hào 27/10/2019 :

Việt Nam con đường xanh
Một niềm tin thắp lửa
Gạo Việt và thương hiệu
Con đường lúa gạo Việt Nam
Trường tôi nôi yêu thương
Viện Lúa Sao Thần Nông
Đường tới IAS 100 năm
Lương Định Của con đường lúa gạo
Sóc Trăng Lương Định Của
Lương Định Của lúa Việt
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Quyền thâm canh lúa
Thầy Luật lúa OMCS OM
Bùi Huy Đáp lúa xuân Việt Nam
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa siêu xanh Việt Nam
Lúa siêu xanh Phú Yên
Lúa Việt tới Châu Mỹ
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa C4 và lúa cao cây
Thầy nghề nông chiến sĩ
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi
Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh
Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh
Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng
Những người Việt lỗi lạc ở FAO
Lê Hùng Lân gạo ngon Hoa Tiên
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
Ông Bảy Nhị An Giang
Thầy bạn là lộc xuân
Về miền Tây
Hoa và Ong
Hoa Người
Hoa Lúa
Hoa Đất

xem tiếp

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/

 

 

LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM
Hoàng Long và Hoàng Kim

Lúa Lộc Trời An Giang
www.loctroi.vn PGS TS Dương Văn Chín Chin Duong ngày 21 8 2020, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời “Công tác nghiên cứu trong nông nghiệp quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân” . Anh cùng đồng nghiệp chung sức dấn thân cho giá trị đích thực hạt gạo ngon nông sản Việt đến nay đã hơn 8 năm, chưa kể thời gian dài trước đó anh làm việc ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Câu chuyện anh kể là một bài học đáng suy ngẫm cho con đường đi lên của nông sản Việt. “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “ chúng ta cùng đọc lại một câu chuyện khác. Đó là câu chuyện “Nấu cơm” của anh Đoàn Nam Sinh mà chúng tôi đã trãi thực tiễn chọn giống lúa siêu xanh trên mười năm và đúc kết hình tượng chuỗi giá trị lúa gạo qua sơ đồ trên đây.

Chuyện “Nấu cơm” của anh
Nam Sinh Đoàn viết như vầy về thực trạng sản xuất lúa gạo Việt Nam theo kiểu cũ: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”.

Chúng tôi (
Hoàng Long và Hoàng Kim) khi trãi nghiệm nghiên cứu và giảng dạy Cây Lương thực Việt Nam đã thấm thía điều đó, và trả lời: Mời quý thầy bạn hãy nhìn sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo đã được mô hình hóa Chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam (siêu xanh, năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, chịu mặn hạn, ít sâu bệnh, vật liệu khởi đầu). Từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn ngấu. Mời đọc chuỗi những bài khảo cứu tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam, Việt Nam con đường xanh Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-8/

 

 

LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM
Viet Nam Green Super Rice (GVN & GSR)


Nhớ ai vừng đông vừa rạng
Ước dòng tin nhắn đầu tiên
Hương đất thơm mùi ruộng cấy
Phương xa vời vợi bạn hiền

Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê vằng vặc Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn

http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim

 

LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Về miền Tây với Hai Lúa https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10211457387531986&set=pob.100005991462558&type=3&theater
GSR65 Gạo Việt chất lượng và thương hiệu https://hoangkimlong.wordpress.com/category/gao-viet-chat-luong-va-thuong-hieu/

 

Xem tiếp
Con đường lúa gạo Việt Nam
Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI
Việt Nam con đường xanh

Video nhạc tuyển
Bài ca thời gian

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng KimNgọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 18059
Nhập ngày : 24-08-2020
Điều chỉnh lần cuối : 24-08-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5(04-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 5(03-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 4(28-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 4(27-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 4(26-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 4(25-04-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007