Số lần xem
Đang xem 1246 Toàn hệ thống 2862 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Ngọc Phương Nam. A Na bà chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Hình tượng Mẹ thật tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. Những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa gần đây của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để tích cũ viết lạị bài A Na bà chúa Ngọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu đã trích dẫn (HK).
BÀ THIÊN Y A NAN
Lược sử
Xưa tại núi Đại An (Đại điển) có hai vợ chồng Ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất.
Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chừng chín mười tuổi hái dưa rồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương ông đem về nuôi. Hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.
Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã thiếu nữ lấy đá chất ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực nhân thấy khúc kỳ nam theo nước nguồn trôi đến tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ rũ đến xem. Thấy gỗ tốt xứm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.
Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực, thấy khúc gỗ không lớn lắm lẽ gì nặng đến nỗi giở không lên, Thái Tử bèn lấy tay nhấc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì khúc gỗ nhẹ như tờ giấy, bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.
Một đêm, dưới bóng trăng mờ. Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ bay ra. Chàng quyết rình xem mấy đêm liền không hề thấy khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra.
Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và gho biết rõ lai lịch.
Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.
Thái Tử vốn đã trưởng thành nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua xin bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát” liền cử lễ thành hôn.
Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.
Thời gian qua trong êm ấm Nhưng một hôm lòng quê thúc giục Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.
Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm Thiên Y bèn xây đắp mồ mã cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn dã man, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa, dạy cày cấy, dạy kéo vải, đệt sợi .. và đặt ra lễ nghi .. từ ấy ruộng nương mở rộng đời sống của nhân dân mỗi ngày mỗi thêm phúc túc phong lưu công khai phá của bà chẳng những ở trong địa phương và các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.
Nhân dân địa phương nhớ ơn đức xây tháp tạc tượng vào năm 817 phụng thờ và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên 23. 3 âm lịch tổ chức lễ múa bóng dâng hương hoa rất long trọng. Ở Bắc hải Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại an tìm kiếm. Khi thuyền đã đến nơi thì bà đã trở về Bồng đảo. Người Bắc hải ỷ đông hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối bèn hành hung không giữ lễ xúc phạm thần tượng, nhân dân bèn thắp nhang khấn vái. Liền đó gió thổi đá bay đánh đắm thuyền của Thái Tử Bắc hải.
Nơi đây nổi lên một hòn đá lớn tục gọi là đá chữ.
Ngày 20 5 năm Tự Đức thứ 9 ‘1857’ PHAN THANH GIẢN
Thượng thư Lễ nghi thảo văn, theo bản dịch Quách Tấn
Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt), văn bản đánh máy của Hoàng Kim sao y văn bản tại tháp Po Nagar, Nha Trang.
ĐẠO MẪU VIỆT NAM (tập 1 & tập 2) Ngô Đức Thịnh 2009 (NXB Tôn Giáo 2009)
Bộ sách gồm 2 tập gần 1000 trang giấy khổ lớn này là công trình nghiên cứu qua nhiều năm của Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam, bao gồm hầu hết những vấn đề liên quan đến tục thờ Mẫu ở Việt Nam từ xưa đến nay và trên khắp ba miền Nam, Trung, Bắc, tất nhiên là được trình bày dưới sự nhìn nhận và đánh giá của khoa học hiện đại.
Sách chia làm 6 phần. Phần thứ nhất trình bày những thành tựu nghiên cứu hiện nay về những vấn đề chung nhất đối với đạo Mẫu. Phần thứ hai, thứ ba và thứ tư tuần tự phân tích chi tiết về đạo Mẫu ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Phần thứ năm đánh giá chung về đạo Mẫu và các giá trị tích cực cũng như tiêu cực của nó. Cuối cùng, phần thứ sáu là phần sưu tầm các bản văn thơ, tư liệu bằng văn bản được lưu truyền trong đạo Mẫu.Link DownloadeBook có trong tuyển tập DVD Văn Hóa https://www.scribd.com/doc/239678283/Dao-Mau-Viet-Nam
ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHĂM PA
Lê Đình Phụng 2015 (Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Tác giả Lê Đình Phụng; Nhà Xuất bản Khoa học xã hội; Khổ sách 16 cm x 24 cm; Số lượng 302 trang; Năm 2015.
Văn hóa Champa là một nền văn hóa lớn, độc đáo, mang bản sắc riêng, có nhiều đóng góp quan trọng vào văn hóa dân tộc trong lịch sử và tỏa sáng đến ngày nay. Kế thừa từ văn hóa cội nguồn của tộc người và sự tiếp thu hội nhập từ văn minh Ấn Độ đưa lại, người Chăm đã xây dựng và phát triển tạo nên một nền văn hóa rực rỡ có mặt từ Nam đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) chạy dài theo dải đất miền Trung đến bờ Bắc sông Đồng Nai (tỉnh Bình Thuận), lan tỏa lên vùng cao nguyên đại ngàn hùng vĩ cùng hệ thống các đảo ven biển miền Trung.Lê Đình Phùng là một cán bộ nghiên cứu công tác tại Viện Khảo cổ. Ông được phân công nghiên cứu về khảo cổ học Champa. Sau hơn 30 năm nghiên cứu về nền văn hóa này, với lòng yêu nghề và niềm đam mê đã thôi thúc tác giả luôn tìm hiểu, tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời. Cuốn sách “ Đối thoại với nền văn minh cổ Champa” như sự tự độc thoại với nền văn minh trong quá khứ. Tác giả không nêu các thành tựu nghiên cứu đã đạt được mà chỉ nêu những vấn đề còn chưa có lời giải thỏa đáng.
Tác phẩm gồm 4 nội dung chính:
Phần I: Đối thoại với chủ nhân nền văn hóa Champa – Người Chăm
Phần II : Đối thoại với lịch sử Champa
Phần III : Đối với tín ngưỡng và tôn giáo Champa
Phần IV : Đối thoại với di sản vật chất Champa
Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Dân tộc Chăm – một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ dân tộc Việt Nam đã từng có một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, mặc dù Vương quốc Chăm Pa đã không còn nữa, người Chăm hiện diện với tư cách là một tộc người bộ phận trong đại gia đình các dân tộc anh em của Việt Nam; song, những giá trị cả về lịch sử lẫn văn hóa mà Vương quốc Chăm nói chung, con người Chăm nói riêng để lại vẫn còn nguyên vẹn. Có những giá trị đã được phơi bày trước ánh sáng khoa học; nhưng đồng thời cũng có những giá trị vẫn còn là một dấu chấm hỏi đặt ra để thử thách giới khoa học.
Một quá trình hỗn cư vì điều kiện lịch sử quy định đã cho phép quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm. Giới nghiên cứu trong nước đã có những công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa hai nền văn hóa này.
Trong quá trình học tập, sự tìm hiểu về văn hóa Chăm là cần thiết và thường xuyên đối với bản thân tác giả. Điều kiện của tác giả hiện nay tốt hơn những bậc tiên bối đi trước, vì tôi có được sự kế thừa những thành quả nghiên cứu của họ. Tiếp nối những thành quả đó, bài viết này mang tính kế thừa là chủ yếu. Tôi tập trung làm rõ diễn trình “biến hóa” của Mẹ Nữ thần Xứ sở Yang Po Inâ Nâgar để trở thành Thiên Yana Diễn Ngọc Phi thông qua việc tập trung giải quyết 3 câu hỏi: Hình tượng Mẹ Xứ sở trong tâm thức người Chăm là như thế nào? – Cơ sở biến đổi từ Mẹ Xứ sở sang Nữ thần Thiên Yana là gì? – Dấu ấn của sự giao thoa đó được biểu hiện trên những bình diện nào?
Với 3 vấn đề đó, cá nhân tôi nghĩ cũng là tạm đủ trong khuôn khổ một bài viết mang tính kế thừa như vậy. Hi vọng sẽ là hữu ích cho người đọc.
*
Vương quốc Chăm Pa trong lịch sử là vương quốc được hình thành từ sự hợp nhất của bộ tộc Cau và bộ tộc Dừa. Sự hình thành của Vương quốc Chăm được đánh mốc từ năm 192, sau khi Khu Liên (Kurung) nổi lên chống lại phong kiến nhà Đông Hán và thành lập Vương quốc Lâm Ấp – tiền thân của Chăm Pa. Với việc hình thành nhà nước từ sớm, trải qua quá trình phát triển lâu dài, người Chăm có đời sống văn hóa rất phát triển, đặc biệt là đời sống tinh thần. Trong đó, vì nằm trên địa bàn thuận lợi về giao thông biển cho nên “… từ văn hóa Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã có mối liên hệ giao lưu trao đổi với văn hóa Ấn Độ…” [6: 147]. Cho đến hiện nay, về cơ bản thì các nhà nghiên cứu tạm chia người Chăm ra làm 4 nhóm: Chăm Ahier – Chăm Awal – Chăm Islam – Chăm H’roi. Sự phân chia này được đề xuất dựa trên cơ sở tôn giáo. Tôi không có tham vọng làm rõ việc phân chia đó là hợp lý hay chưa trong bài viết này.
Tôn giáo và tín ngưỡng là hai nội hàm khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau. Nếu tôn giáo là một tổ chức có hệ thống phân chia rõ ràng thì tín ngưỡng chỉ dừng lại ở mức là một niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó, chưa có một hệ thống rõ ràng để lý giải và chúng chủ yếu lưu truyền trong dân gian. Cũng như người Việt, bên cạnh việc ảnh hưởng từ yếu tố tôn giáo (có thể là nội sinh hoặc ngoại nhập), người Chăm cũng có tín ngưỡng bản địa của riêng mình. Một trong số đó là tín ngưỡng thờ Mẹ. Điều này được thể hiện qua hình tượng Yang Po Inâ Nâgar – vị Mẫu thần mà người Chăm tôn thờ và gọi bà là Mẹ Nữ thần Xứ sở. Việc “lựa chọn” này của người Chăm đã trùng với sự “lựa chọn” của người Việt để rồi sau này, khi điều kiện lịch sử chi phối thì hình tượng Thiên Yana Diễn Ngọc Phi đã ra đời như một sự khẳng định cho dấu ấn giao thoa hai nền văn hóa Việt – Chăm.
Trong phân tích về nguồn gốc chế độ Mẫu hệ của người Chăm, Phú Văn Hẳn đã căn cứ đến 4 yếu tố mà theo ông, chính đó là nguyên nhân lý giải cho việc người Chăm theo Mẫu hệ. Bốn yếu tố đó bao gồm: Nguồn gốc lịch sử, chính trị – kinh tế, nguồn gốc nhân chủng – yếu tố tình cảm [1: 34]. Trong đó, cá nhân tác giả bài viết đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân thứ nhất là nguồn gốc lịch sừ; “Về nguồn gốc lịch sử, theo truyền thuyết, dân tộc Champa tôn xưng Nữ thần Po Inâ Nâgar là “Thần mẹ của xứ sở”, người đã khai sáng ra giang sơn gấm vóc của dân tộc Champa… Phải chăng vì nhân vật đầu tiên khai sáng ra non sông Champa là một nữ thần nên dân tộc Champa từ trong quá khứ của cội nguồn?” [1: 34]. Giả định này của Phú Văn Hẳn có lẽ còn cần phải xem xét lại về độ tin cậy. Tuy nhiên, việc đặt giả định như vậy cũng cho thấy ảnh hưởng của nữ thần Yang Po Inâ Nâgar trong tâm thức người Chăm là lớn đến nhường nào.
Về nguồn gốc của vị nữ thần này, căn cứ vào các nguồn tư liệu, Ngô Đức Thịnh đã phân thành hai nhánh truyền thuyết: Một mang tính vũ trụ luận tôn giáo, một mang tính dân gian phi tôn giáo. Sau đây, xin được trích dẫn hai dị bản mang tính vũ trụ luận tôn giáo về truyền thuyết của Bà.
“… Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có 97 người chồng, 36 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37 giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể bà đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của bà chính là bầu trời, đầu của bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư cả Bàlamôn, cánh tay của bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân bà là sao Bắc Đẩu, răng của bà rìu đá của thần Sấm Sét, …” [7: 203, 204]. Một dị bản khác thì cho rằng: “Theo người Chàm, nữ thần Pô Nagar với tên gọi đầy đủ là Pô Yang Ino Nagara được sinh ra từ mây trời và từ bọt biển, nữ thần đã hiện thân dưới hình dáng một khúc gỗ kỳ nam nổi trên mặt biển. Bà có 97 người chồng, trong đó Po Yang Amô là người yêu có nhiều mãnh lực nhứt, và bà đã sinh 38 người con gái, đều cũng đã trở thành nữ thần như mẹ. Bà đã tạo sinh ra đất đai, cây kỳ nam và lúa gạo, không khí chung quanh bà đượm mùi thơm của lúa và chính bà đã đem sinh khí cho cây sung thần” [3: 225, 226].Như vậy, hai truyền thuyết về vị nữ thần này dù có sự khác nhau đôi chút về phương diện mô tả, song tất cả đều hướng đến một mục đích là khẳng định vai trò to lớn của Yang Po Inâ Nâgar trong việc lập quốc.
Hiện nay, tại một số di tích đền tháp Chăm còn sót lại, ngoài các vị thần “ngoại lai” được du nhập vào tôn giáo của người Chăm từ việc tiếp nhận Bàlamôn giáo, Yang Po Inâ Nâgar vẫn là vị nữ thần được tôn thờ nhiều nhất trong các đền tháp. Những di tích đền tháp này tập trung chủ yếu ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên [7: 209]. Trong những di tích đó, đáng kể nhất là tại Nha Trang với quần thể di tích Tháp Bà. Một điểm khá thú vị mà Ngô Đức Thịnh đã rút ra được trong công trình Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1) chính là: “… các di tích thờ Pô Inư Nưgar từ Nha Trang trở ra đến Huế đã bị Việt hóa, thành nơi thờ phụng các nữ thần mang danh thần Việt, như Thiên Yana, Bà Chúa Ngọc…” [7: 209]. Đến đây, một vị nữ thần khác là Thiên Yana đã xuất hiện và có thể xem đây là dấu ấn to lớn nhất trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Sự giao thoa này cần phải được xem xét trước tiên ở góc độ lịch sử.
“Hoành Sơn, một dãy núi ngang, ở vào 10 thế kỷ trước, nó chẳng những là ranh giới giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành mà còn là ranh giới giao tiếp của hai nền văn hóa lớn của nhân loại: phía Bắc là vùng ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán, phía nam chịu ành hưởng của văn hóa Ấn Độ giáo” [3: 225]. Tuy nhiên, những biến thiên của lịch sử đã biến vị thế của ngọn núi ấy, tưởng chừng như là rào cản lớn lao, trở nên vô nghĩa. Sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt và thu hẹp lãnh thổ của vương quốc Chăm về phương Nam đã tạo nên một hình tượng mới trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Và, Thiên Yana “ra đời” như một điều tất yếu. Quá trình đi về phương Nam của người Việt đã đồng hành với quá trình Nho giáo hóa ở vùng đất mới; tuy nhiên, vốn là vùng đất từng tồn tại một nền văn hóa rực rỡ, không đơn giản cho những người chủ mới (người Việt)biến đổi tính bản địa của văn hóa khu vực này một cách nhanh chóng mà ngược lại, “… người Việt đã tiếp xúc với việc thờ cúng nguyên mẫu các thần Chăm, trong đó có thần Pô Yang Ino Nagar”[3: 230].
Thiên Yana là ai ? Nói như Ngô Văn Doanh, Bà là một nữ thần bản địa của người Chăm đã được Việt hóa, là một Thượng đẳng thần và được người dân địa phương tôn kính thờ phụng [5: 272]. Đây có lẽ là câu trả lời ngắn gọn nhất nhưng chưa phải là rõ ràng nhất, nhất là trong việc ta muốn làm rõ tính hỗn dung văn hóa Việt – Chăm. Hiện nay, đa phần các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng hình tượng Thiên Yana và Yang Po Inâ Nâgar chính là một chỉnh thể duy nhất, song là hai vị nữ thần của hai dân tộc khác nhau. Cơ sở của sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm thành nữ thần Thiên Yana theo tôi bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: (1) Sự trùng hợp về việc tôn trọng vai trò người phụ nữ trong văn hóa truyền thống – (2) Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử.
Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, vai trò người phụ nữ luôn được đề cao. Sự ảnh hưởng của Nho giáo sau này mới làm cho vai trò và vị trí của người phụ nữ bị giảm sút. Trong khi đó, như đã đề cập, người phụ nữ trong văn hóa Chăm vốn dĩ đã trở nên vĩ đại với việc họ tôn sùng người khai sinh ra dân tộc là một vị nữ thần – Nữ thần Yang Po Inâ Nâgar.
Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử đã tạo ra bước ngoặc trong việc giao lưu và tiếp biến văn hóa.“… Lâu nay, khi nói về quá trình Nam tiến đó, thì nhiều người nghĩ đơn giản là cứ mỗi lần mở rộng phạm vi lãnh thổ quốc gia Đại Việt, người Việt tiến sâu về phương nam thì người Chăm càng co dần rút về tụ cư ở vùng đất Ninh Thuận Bình Thuận ngày nay. Thực ra không hoàn toàn là như vậy, mà cơ bản người Chăm vẫn bám trụ đất cũ, cùng cộng cư với người Việt mới tới và diễn ra quá trình người Chăm đồng hóa người Việt…” [7: 227].
Còn một nguyên nhân phụ khác, theo tôi cũng nên đề cập mặc dù nó không phải là nguyên nhân chính. Đó chính là việc tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar lúc ban đầu của người Việt chính là biểu hiện của việc tôn trọng tổ tiên của vùng đất này trước đây. Hai nguyên nhân chính và một nguyên nhân phụ chính là tiền đề cho việc hình thành hình tượng “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”.
Danh xưng đầy đủ của vị nữ thần này là “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”. Trong việc phân tích danh xưng đầy đủ của vị nữ thần người Việt này, Nguyễn Hữu Hiếu đã có những kiến giải rất hợp lý. Thiên Yana là sự Việt hóa từ khái niệm Devayana, trong đó Thiên = Yang = Deva = Trời; Yana = phần còn lại của Devayana. “Diễn Ngọc Phi” hay “Diễn Phi Chúa Ngọc” phản ánh sự kiện vào năm 1797, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng đền thờ Bà Chúa Ngọc trên núi Diễn (Khánh Hòa) để mong vùng đất này không bị cọp quấy nhiễu [3]. Như vậy, ngay trong danh xưng của hai vị nữ thần này ta đã thấy có sự trùng hợp về mặt ngôn ngữ.
Sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm và đưa vào hệ thống điện thờ của người Việt đã vấp phải những rào cản nhất định. Thực chất hiện nay, ở mỗi địa phương khác nhau, hình tượng Thiên Yana đã có sự biến đổi tương đối. Sự biến đổi ở đây có thể là biến đổi về danh xưng (Thiên Yana – Bà Chúa Ngọc – Bà Bô Bô – Bà Thu Bồn – Bà Mẹ Đất) hoặc có thể là biến đổi về chức năng thờ cúng (có thể Bà là Mẹ Đất, Mẹ Sông, …) [6, 7]. Theo tôi, đặc điểm này được quy định bởi yếu tố địa – văn hóa. Bởi vì, ở một số địa phương, Thiên Yana được thờ phụng cạnh một số dòng sông và khi đó, danh xưng lẫn chức năng của vị nữ thần này cũng đồng thời bị biến đổi. Mặt khác, ở địa phương không có sông suối, bà lại trở lại thành Bà Chúa Ngọc hay Thiên Yana.
Dấu ấn của sự giao thoa văn hóa được thể hiện rõ nét nhất chính là tại quần thể di tích Tháp Bà ở Nha Trang. Ai trong chúng ta cũng đều biết, đây vốn là một công trình đền tháp của người Chăm xây dựng nhằm tôn thờ Mẹ Nữ thần Xứ sở của họ. Tuy nhiên, hiện nay, tại đây lại để cụm chữ “Tháp – Thiên – Y – Thánh – Mẫu” và có vẻ như đã phủ nhận hoàn toàn hình tượng Yang Po Inâ Nâgar (?).Và một thực tế là du khách khi đến tham quan tại quần thể di tích Tháp Bà hiện nay quan sát đều có thể thấy, cộng đồng người Chăm tại khu vực này còn tập trung rất ít, các nghi lễ thờ cúng do người Việt phụ trách là đa số.
Nói tóm lại, có thể xem thờ Mẫu là một điểm chung giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm: “… sự hỗn cư giữa người Chăm và người Việt, thì tín ngưỡng thờ Mẹ [của người Chăm – HTP] vẫn được duy trì bảo lưu và có sự gia nhập của người Việt, mang trong tinh thần Việt tục thờ Mẫu hội nhập với tục thờ Mẹ của người Chăm…” [6: 146]. Vì điều kiện lịch sử, giữa hai nền văn hóa này đã diễn ra sự chung đụng, quá trình tiếp biến văn hóa đã diễn ra như một quy luật tất yếu như nhận định của Nguyễn Thừa Hỷ “Trên thế giới, các nền văn hóa không đứng cô lập và bất biến” [4: 12]. Ta có quyền tự hào về hình tượng Thiên Yana – một sản phẩm minh chứng rõ nét cho quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: Chi hội Dân tộc Chăm (2014), Những vấn đề văn hóa – xã hội người Chăm ngày nay, NXB Trẻ.
[2]: Ngô Văn Doanh (2006), Lễ hội Chuyển mùa của người Chăm, NXB Trẻ.
[3]: Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Diễn trình văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Thời đại.
[4]: Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, NXB Thông tin và Truyền thông.
[5]: Nhiều tác giả (2013), Văn hóa một số vùng miền ở Việt Nam, NXB Thời đại.
[6]: Lê Đình Phụng (2015), Đối thoại với nền văn minh cổ Chămpa, NXB Khoa học Xã hội.
[7]: Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam – tập 1, NXB Tôn giáo.
Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nôn nao lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là
Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè miền Đông
Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ sao Vàm Cỏ ngọt dòng sông xanh
Nhớ từ xóm Giữa xa em
Nhớ lên Bù Đốp, Lộc Ninh, xóm Chùa
Xa em từ bấy đến chừ
Một vầng trăng sáng xẻ chia đôi miền
Em về Châu Đốc, Long Xuyên
Anh lên Sêrêpốc với niềm nhớ thương
Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Nghe chao cánh võng giữa rừng đêm khuya
Chăm chăm theo nét bản đồ
Cùng anh cùng bạn tiến vô Sài Gòn
Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nhớ em nhớ bạn, thuỷ chung vẹn toàn
Phải vì vất vả gian nan
Của bao năm đặm nhớ thương đến rày …
Non sông những tháng năm này
Lọc muôn sắc đỏ cho ngày hội vui
Nhớ em trong dạ bùi ngùi …
Trông trời hoa, nhớ đất trời miền Đông.
NẮM CHẶT TAY ANH ĐI EM
Hoàng Kim
Đừng ngớ ngẩn lạc mất nhau em nhé.
Ta thương nhau thăm thẳm tháng năm dài.
Khi thoáng chốc trăm năm nhìn trở lại.
Suốt trọn đời tay nắm chặt bàn tay.
Nắm chặt tay anh đi em!
Anh ước mong em đến đây
Giữa hoa lá cỏ cây
Của mùa Xuân ngập nắng
Trời hóa xanh trong
Sau cơn mưa chiều bất ngờ rơi nặng
Gió mang hương đồng tha thiết tặng em.
Đừng hỏi anh sao mãi ước mong thêm
Dù mình đã trao những lời hạnh phúc
Biết bao yêu thương,
giận hờn, cơ cực
Dẫu trao nhận hoài
cũng chẳng đủ cho nhau.
Trong cái nắng chiều,
Dòng người đang đi vội vã
Sao anh nhớ em đến vậy!
Ước được nắm tay em
Mặc dòng người xô đẩy,
Vượt qua phố đông
ngã năm, ngả bảy…
Đi đến tận cùng
Hạnh phúc tình yêu.
Là điều anh ước mơ bấy lâu
(Và chắc em cũng vậy).
Đừng cười anh, em nhé!
Ước mơ của anh nhỏ nhoi, bình dị.
Mong cho những lứa đôi như mình
Mãi mãi yêu thương!
Nắm chặt tay anh đi em!
Bằng lòng theo anh
Cho dẫu cuộc đời
Nhiều khi xô ta ngã
Anh nguyện suốt đời
làm chỗ dựa của đời em.
Em mãi là ngôi nhà
hạnh phúc bình yên!
Giữ chặt tay anh đi em!
Bởi khi mình đã trong nhau
Thì vất vả đọa đầy
cũng không chia cắt nổi
Mình đã tri kỷ với nhau rồi
Thì chẳng thể nào
Vuột khỏi đời nhau.
Ngọc Phương Nam. A Na bà chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Hình tượng Mẹ thật tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. Những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa gần đây của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để tích cũ viết lạị bài A Na bà chúa Ngọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu đã trích dẫn (HK).
BÀ THIÊN Y A NAN
Lược sử
Xưa tại núi Đại An (Đại điển) có hai vợ chồng Ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất.
Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chừng chín mười tuổi hái dưa rồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương ông đem về nuôi. Hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.
Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã thiếu nữ lấy đá chất ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực nhân thấy khúc kỳ nam theo nước nguồn trôi đến tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ rũ đến xem. Thấy gỗ tốt xứm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.
Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực, thấy khúc gỗ không lớn lắm lẽ gì nặng đến nỗi giở không lên, Thái Tử bèn lấy tay nhấc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì khúc gỗ nhẹ như tờ giấy, bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.
Một đêm, dưới bóng trăng mờ. Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ bay ra. Chàng quyết rình xem mấy đêm liền không hề thấy khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra.
Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và gho biết rõ lai lịch.
Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.
Thái Tử vốn đã trưởng thành nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua xin bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát” liền cử lễ thành hôn.
Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.
Thời gian qua trong êm ấm Nhưng một hôm lòng quê thúc giục Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.
Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm Thiên Y bèn xây đắp mồ mã cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn dã man, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa, dạy cày cấy, dạy kéo vải, đệt sợi .. và đặt ra lễ nghi .. từ ấy ruộng nương mở rộng đời sống của nhân dân mỗi ngày mỗi thêm phúc túc phong lưu công khai phá của bà chẳng những ở trong địa phương và các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.
Nhân dân địa phương nhớ ơn đức xây tháp tạc tượng vào năm 817 phụng thờ và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên 23. 3 âm lịch tổ chức lễ múa bóng dâng hương hoa rất long trọng. Ở Bắc hải Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại an tìm kiếm. Khi thuyền đã đến nơi thì bà đã trở về Bồng đảo. Người Bắc hải ỷ đông hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối bèn hành hung không giữ lễ xúc phạm thần tượng, nhân dân bèn thắp nhang khấn vái. Liền đó gió thổi đá bay đánh đắm thuyền của Thái Tử Bắc hải.
Nơi đây nổi lên một hòn đá lớn tục gọi là đá chữ.
Ngày 20 5 năm Tự Đức thứ 9 ‘1857’ PHAN THANH GIẢN
Thượng thư Lễ nghi thảo văn, theo bản dịch Quách Tấn
Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt), văn bản đánh máy của Hoàng Kim sao y văn bản tại tháp Po Nagar, Nha Trang.
ĐẠO MẪU VIỆT NAM (tập 1 & tập 2) Ngô Đức Thịnh 2009 (NXB Tôn Giáo 2009)
Bộ sách gồm 2 tập gần 1000 trang giấy khổ lớn này là công trình nghiên cứu qua nhiều năm của Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam, bao gồm hầu hết những vấn đề liên quan đến tục thờ Mẫu ở Việt Nam từ xưa đến nay và trên khắp ba miền Nam, Trung, Bắc, tất nhiên là được trình bày dưới sự nhìn nhận và đánh giá của khoa học hiện đại.
Sách chia làm 6 phần. Phần thứ nhất trình bày những thành tựu nghiên cứu hiện nay về những vấn đề chung nhất đối với đạo Mẫu. Phần thứ hai, thứ ba và thứ tư tuần tự phân tích chi tiết về đạo Mẫu ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Phần thứ năm đánh giá chung về đạo Mẫu và các giá trị tích cực cũng như tiêu cực của nó. Cuối cùng, phần thứ sáu là phần sưu tầm các bản văn thơ, tư liệu bằng văn bản được lưu truyền trong đạo Mẫu.Link DownloadeBook có trong tuyển tập DVD Văn Hóa https://www.scribd.com/doc/239678283/Dao-Mau-Viet-Nam
ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHĂM PA
Lê Đình Phụng 2015 (Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Tác giả Lê Đình Phụng; Nhà Xuất bản Khoa học xã hội; Khổ sách 16 cm x 24 cm; Số lượng 302 trang; Năm 2015.
Văn hóa Champa là một nền văn hóa lớn, độc đáo, mang bản sắc riêng, có nhiều đóng góp quan trọng vào văn hóa dân tộc trong lịch sử và tỏa sáng đến ngày nay. Kế thừa từ văn hóa cội nguồn của tộc người và sự tiếp thu hội nhập từ văn minh Ấn Độ đưa lại, người Chăm đã xây dựng và phát triển tạo nên một nền văn hóa rực rỡ có mặt từ Nam đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) chạy dài theo dải đất miền Trung đến bờ Bắc sông Đồng Nai (tỉnh Bình Thuận), lan tỏa lên vùng cao nguyên đại ngàn hùng vĩ cùng hệ thống các đảo ven biển miền Trung.Lê Đình Phùng là một cán bộ nghiên cứu công tác tại Viện Khảo cổ. Ông được phân công nghiên cứu về khảo cổ học Champa. Sau hơn 30 năm nghiên cứu về nền văn hóa này, với lòng yêu nghề và niềm đam mê đã thôi thúc tác giả luôn tìm hiểu, tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời. Cuốn sách “ Đối thoại với nền văn minh cổ Champa” như sự tự độc thoại với nền văn minh trong quá khứ. Tác giả không nêu các thành tựu nghiên cứu đã đạt được mà chỉ nêu những vấn đề còn chưa có lời giải thỏa đáng.
Tác phẩm gồm 4 nội dung chính:
Phần I: Đối thoại với chủ nhân nền văn hóa Champa – Người Chăm
Phần II : Đối thoại với lịch sử Champa
Phần III : Đối với tín ngưỡng và tôn giáo Champa
Phần IV : Đối thoại với di sản vật chất Champa
Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Dân tộc Chăm – một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ dân tộc Việt Nam đã từng có một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, mặc dù Vương quốc Chăm Pa đã không còn nữa, người Chăm hiện diện với tư cách là một tộc người bộ phận trong đại gia đình các dân tộc anh em của Việt Nam; song, những giá trị cả về lịch sử lẫn văn hóa mà Vương quốc Chăm nói chung, con người Chăm nói riêng để lại vẫn còn nguyên vẹn. Có những giá trị đã được phơi bày trước ánh sáng khoa học; nhưng đồng thời cũng có những giá trị vẫn còn là một dấu chấm hỏi đặt ra để thử thách giới khoa học.
Một quá trình hỗn cư vì điều kiện lịch sử quy định đã cho phép quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm. Giới nghiên cứu trong nước đã có những công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa hai nền văn hóa này.
Trong quá trình học tập, sự tìm hiểu về văn hóa Chăm là cần thiết và thường xuyên đối với bản thân tác giả. Điều kiện của tác giả hiện nay tốt hơn những bậc tiên bối đi trước, vì tôi có được sự kế thừa những thành quả nghiên cứu của họ. Tiếp nối những thành quả đó, bài viết này mang tính kế thừa là chủ yếu. Tôi tập trung làm rõ diễn trình “biến hóa” của Mẹ Nữ thần Xứ sở Yang Po Inâ Nâgar để trở thành Thiên Yana Diễn Ngọc Phi thông qua việc tập trung giải quyết 3 câu hỏi: Hình tượng Mẹ Xứ sở trong tâm thức người Chăm là như thế nào? – Cơ sở biến đổi từ Mẹ Xứ sở sang Nữ thần Thiên Yana là gì? – Dấu ấn của sự giao thoa đó được biểu hiện trên những bình diện nào?
Với 3 vấn đề đó, cá nhân tôi nghĩ cũng là tạm đủ trong khuôn khổ một bài viết mang tính kế thừa như vậy. Hi vọng sẽ là hữu ích cho người đọc.
*
Vương quốc Chăm Pa trong lịch sử là vương quốc được hình thành từ sự hợp nhất của bộ tộc Cau và bộ tộc Dừa. Sự hình thành của Vương quốc Chăm được đánh mốc từ năm 192, sau khi Khu Liên (Kurung) nổi lên chống lại phong kiến nhà Đông Hán và thành lập Vương quốc Lâm Ấp – tiền thân của Chăm Pa. Với việc hình thành nhà nước từ sớm, trải qua quá trình phát triển lâu dài, người Chăm có đời sống văn hóa rất phát triển, đặc biệt là đời sống tinh thần. Trong đó, vì nằm trên địa bàn thuận lợi về giao thông biển cho nên “… từ văn hóa Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã có mối liên hệ giao lưu trao đổi với văn hóa Ấn Độ…” [6: 147]. Cho đến hiện nay, về cơ bản thì các nhà nghiên cứu tạm chia người Chăm ra làm 4 nhóm: Chăm Ahier – Chăm Awal – Chăm Islam – Chăm H’roi. Sự phân chia này được đề xuất dựa trên cơ sở tôn giáo. Tôi không có tham vọng làm rõ việc phân chia đó là hợp lý hay chưa trong bài viết này.
Tôn giáo và tín ngưỡng là hai nội hàm khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau. Nếu tôn giáo là một tổ chức có hệ thống phân chia rõ ràng thì tín ngưỡng chỉ dừng lại ở mức là một niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó, chưa có một hệ thống rõ ràng để lý giải và chúng chủ yếu lưu truyền trong dân gian. Cũng như người Việt, bên cạnh việc ảnh hưởng từ yếu tố tôn giáo (có thể là nội sinh hoặc ngoại nhập), người Chăm cũng có tín ngưỡng bản địa của riêng mình. Một trong số đó là tín ngưỡng thờ Mẹ. Điều này được thể hiện qua hình tượng Yang Po Inâ Nâgar – vị Mẫu thần mà người Chăm tôn thờ và gọi bà là Mẹ Nữ thần Xứ sở. Việc “lựa chọn” này của người Chăm đã trùng với sự “lựa chọn” của người Việt để rồi sau này, khi điều kiện lịch sử chi phối thì hình tượng Thiên Yana Diễn Ngọc Phi đã ra đời như một sự khẳng định cho dấu ấn giao thoa hai nền văn hóa Việt – Chăm.
Trong phân tích về nguồn gốc chế độ Mẫu hệ của người Chăm, Phú Văn Hẳn đã căn cứ đến 4 yếu tố mà theo ông, chính đó là nguyên nhân lý giải cho việc người Chăm theo Mẫu hệ. Bốn yếu tố đó bao gồm: Nguồn gốc lịch sử, chính trị – kinh tế, nguồn gốc nhân chủng – yếu tố tình cảm [1: 34]. Trong đó, cá nhân tác giả bài viết đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân thứ nhất là nguồn gốc lịch sừ; “Về nguồn gốc lịch sử, theo truyền thuyết, dân tộc Champa tôn xưng Nữ thần Po Inâ Nâgar là “Thần mẹ của xứ sở”, người đã khai sáng ra giang sơn gấm vóc của dân tộc Champa… Phải chăng vì nhân vật đầu tiên khai sáng ra non sông Champa là một nữ thần nên dân tộc Champa từ trong quá khứ của cội nguồn?” [1: 34]. Giả định này của Phú Văn Hẳn có lẽ còn cần phải xem xét lại về độ tin cậy. Tuy nhiên, việc đặt giả định như vậy cũng cho thấy ảnh hưởng của nữ thần Yang Po Inâ Nâgar trong tâm thức người Chăm là lớn đến nhường nào.
Về nguồn gốc của vị nữ thần này, căn cứ vào các nguồn tư liệu, Ngô Đức Thịnh đã phân thành hai nhánh truyền thuyết: Một mang tính vũ trụ luận tôn giáo, một mang tính dân gian phi tôn giáo. Sau đây, xin được trích dẫn hai dị bản mang tính vũ trụ luận tôn giáo về truyền thuyết của Bà.
“… Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có 97 người chồng, 36 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37 giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể bà đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của bà chính là bầu trời, đầu của bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư cả Bàlamôn, cánh tay của bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân bà là sao Bắc Đẩu, răng của bà rìu đá của thần Sấm Sét, …” [7: 203, 204]. Một dị bản khác thì cho rằng: “Theo người Chàm, nữ thần Pô Nagar với tên gọi đầy đủ là Pô Yang Ino Nagara được sinh ra từ mây trời và từ bọt biển, nữ thần đã hiện thân dưới hình dáng một khúc gỗ kỳ nam nổi trên mặt biển. Bà có 97 người chồng, trong đó Po Yang Amô là người yêu có nhiều mãnh lực nhứt, và bà đã sinh 38 người con gái, đều cũng đã trở thành nữ thần như mẹ. Bà đã tạo sinh ra đất đai, cây kỳ nam và lúa gạo, không khí chung quanh bà đượm mùi thơm của lúa và chính bà đã đem sinh khí cho cây sung thần” [3: 225, 226].Như vậy, hai truyền thuyết về vị nữ thần này dù có sự khác nhau đôi chút về phương diện mô tả, song tất cả đều hướng đến một mục đích là khẳng định vai trò to lớn của Yang Po Inâ Nâgar trong việc lập quốc.
Hiện nay, tại một số di tích đền tháp Chăm còn sót lại, ngoài các vị thần “ngoại lai” được du nhập vào tôn giáo của người Chăm từ việc tiếp nhận Bàlamôn giáo, Yang Po Inâ Nâgar vẫn là vị nữ thần được tôn thờ nhiều nhất trong các đền tháp. Những di tích đền tháp này tập trung chủ yếu ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên [7: 209]. Trong những di tích đó, đáng kể nhất là tại Nha Trang với quần thể di tích Tháp Bà. Một điểm khá thú vị mà Ngô Đức Thịnh đã rút ra được trong công trình Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1) chính là: “… các di tích thờ Pô Inư Nưgar từ Nha Trang trở ra đến Huế đã bị Việt hóa, thành nơi thờ phụng các nữ thần mang danh thần Việt, như Thiên Yana, Bà Chúa Ngọc…” [7: 209]. Đến đây, một vị nữ thần khác là Thiên Yana đã xuất hiện và có thể xem đây là dấu ấn to lớn nhất trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Sự giao thoa này cần phải được xem xét trước tiên ở góc độ lịch sử.
“Hoành Sơn, một dãy núi ngang, ở vào 10 thế kỷ trước, nó chẳng những là ranh giới giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành mà còn là ranh giới giao tiếp của hai nền văn hóa lớn của nhân loại: phía Bắc là vùng ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán, phía nam chịu ành hưởng của văn hóa Ấn Độ giáo” [3: 225]. Tuy nhiên, những biến thiên của lịch sử đã biến vị thế của ngọn núi ấy, tưởng chừng như là rào cản lớn lao, trở nên vô nghĩa. Sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt và thu hẹp lãnh thổ của vương quốc Chăm về phương Nam đã tạo nên một hình tượng mới trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Và, Thiên Yana “ra đời” như một điều tất yếu. Quá trình đi về phương Nam của người Việt đã đồng hành với quá trình Nho giáo hóa ở vùng đất mới; tuy nhiên, vốn là vùng đất từng tồn tại một nền văn hóa rực rỡ, không đơn giản cho những người chủ mới (người Việt)biến đổi tính bản địa của văn hóa khu vực này một cách nhanh chóng mà ngược lại, “… người Việt đã tiếp xúc với việc thờ cúng nguyên mẫu các thần Chăm, trong đó có thần Pô Yang Ino Nagar”[3: 230].
Thiên Yana là ai ? Nói như Ngô Văn Doanh, Bà là một nữ thần bản địa của người Chăm đã được Việt hóa, là một Thượng đẳng thần và được người dân địa phương tôn kính thờ phụng [5: 272]. Đây có lẽ là câu trả lời ngắn gọn nhất nhưng chưa phải là rõ ràng nhất, nhất là trong việc ta muốn làm rõ tính hỗn dung văn hóa Việt – Chăm. Hiện nay, đa phần các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng hình tượng Thiên Yana và Yang Po Inâ Nâgar chính là một chỉnh thể duy nhất, song là hai vị nữ thần của hai dân tộc khác nhau. Cơ sở của sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm thành nữ thần Thiên Yana theo tôi bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: (1) Sự trùng hợp về việc tôn trọng vai trò người phụ nữ trong văn hóa truyền thống – (2) Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử.
Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, vai trò người phụ nữ luôn được đề cao. Sự ảnh hưởng của Nho giáo sau này mới làm cho vai trò và vị trí của người phụ nữ bị giảm sút. Trong khi đó, như đã đề cập, người phụ nữ trong văn hóa Chăm vốn dĩ đã trở nên vĩ đại với việc họ tôn sùng người khai sinh ra dân tộc là một vị nữ thần – Nữ thần Yang Po Inâ Nâgar.
Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử đã tạo ra bước ngoặc trong việc giao lưu và tiếp biến văn hóa.“… Lâu nay, khi nói về quá trình Nam tiến đó, thì nhiều người nghĩ đơn giản là cứ mỗi lần mở rộng phạm vi lãnh thổ quốc gia Đại Việt, người Việt tiến sâu về phương nam thì người Chăm càng co dần rút về tụ cư ở vùng đất Ninh Thuận Bình Thuận ngày nay. Thực ra không hoàn toàn là như vậy, mà cơ bản người Chăm vẫn bám trụ đất cũ, cùng cộng cư với người Việt mới tới và diễn ra quá trình người Chăm đồng hóa người Việt…” [7: 227].
Còn một nguyên nhân phụ khác, theo tôi cũng nên đề cập mặc dù nó không phải là nguyên nhân chính. Đó chính là việc tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar lúc ban đầu của người Việt chính là biểu hiện của việc tôn trọng tổ tiên của vùng đất này trước đây. Hai nguyên nhân chính và một nguyên nhân phụ chính là tiền đề cho việc hình thành hình tượng “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”.
Danh xưng đầy đủ của vị nữ thần này là “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”. Trong việc phân tích danh xưng đầy đủ của vị nữ thần người Việt này, Nguyễn Hữu Hiếu đã có những kiến giải rất hợp lý. Thiên Yana là sự Việt hóa từ khái niệm Devayana, trong đó Thiên = Yang = Deva = Trời; Yana = phần còn lại của Devayana. “Diễn Ngọc Phi” hay “Diễn Phi Chúa Ngọc” phản ánh sự kiện vào năm 1797, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng đền thờ Bà Chúa Ngọc trên núi Diễn (Khánh Hòa) để mong vùng đất này không bị cọp quấy nhiễu [3]. Như vậy, ngay trong danh xưng của hai vị nữ thần này ta đã thấy có sự trùng hợp về mặt ngôn ngữ.
Sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm và đưa vào hệ thống điện thờ của người Việt đã vấp phải những rào cản nhất định. Thực chất hiện nay, ở mỗi địa phương khác nhau, hình tượng Thiên Yana đã có sự biến đổi tương đối. Sự biến đổi ở đây có thể là biến đổi về danh xưng (Thiên Yana – Bà Chúa Ngọc – Bà Bô Bô – Bà Thu Bồn – Bà Mẹ Đất) hoặc có thể là biến đổi về chức năng thờ cúng (có thể Bà là Mẹ Đất, Mẹ Sông, …) [6, 7]. Theo tôi, đặc điểm này được quy định bởi yếu tố địa – văn hóa. Bởi vì, ở một số địa phương, Thiên Yana được thờ phụng cạnh một số dòng sông và khi đó, danh xưng lẫn chức năng của vị nữ thần này cũng đồng thời bị biến đổi. Mặt khác, ở địa phương không có sông suối, bà lại trở lại thành Bà Chúa Ngọc hay Thiên Yana.
Dấu ấn của sự giao thoa văn hóa được thể hiện rõ nét nhất chính là tại quần thể di tích Tháp Bà ở Nha Trang. Ai trong chúng ta cũng đều biết, đây vốn là một công trình đền tháp của người Chăm xây dựng nhằm tôn thờ Mẹ Nữ thần Xứ sở của họ. Tuy nhiên, hiện nay, tại đây lại để cụm chữ “Tháp – Thiên – Y – Thánh – Mẫu” và có vẻ như đã phủ nhận hoàn toàn hình tượng Yang Po Inâ Nâgar (?).Và một thực tế là du khách khi đến tham quan tại quần thể di tích Tháp Bà hiện nay quan sát đều có thể thấy, cộng đồng người Chăm tại khu vực này còn tập trung rất ít, các nghi lễ thờ cúng do người Việt phụ trách là đa số.
Nói tóm lại, có thể xem thờ Mẫu là một điểm chung giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm: “… sự hỗn cư giữa người Chăm và người Việt, thì tín ngưỡng thờ Mẹ [của người Chăm – HTP] vẫn được duy trì bảo lưu và có sự gia nhập của người Việt, mang trong tinh thần Việt tục thờ Mẫu hội nhập với tục thờ Mẹ của người Chăm…” [6: 146]. Vì điều kiện lịch sử, giữa hai nền văn hóa này đã diễn ra sự chung đụng, quá trình tiếp biến văn hóa đã diễn ra như một quy luật tất yếu như nhận định của Nguyễn Thừa Hỷ “Trên thế giới, các nền văn hóa không đứng cô lập và bất biến” [4: 12]. Ta có quyền tự hào về hình tượng Thiên Yana – một sản phẩm minh chứng rõ nét cho quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: Chi hội Dân tộc Chăm (2014), Những vấn đề văn hóa – xã hội người Chăm ngày nay, NXB Trẻ.
[2]: Ngô Văn Doanh (2006), Lễ hội Chuyển mùa của người Chăm, NXB Trẻ.
[3]: Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Diễn trình văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Thời đại.
[4]: Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, NXB Thông tin và Truyền thông.
[5]: Nhiều tác giả (2013), Văn hóa một số vùng miền ở Việt Nam, NXB Thời đại.
[6]: Lê Đình Phụng (2015), Đối thoại với nền văn minh cổ Chămpa, NXB Khoa học Xã hội.
[7]: Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam – tập 1, NXB Tôn giáo.
Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nôn nao lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là
Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè miền Đông
Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ sao Vàm Cỏ ngọt dòng sông xanh
Nhớ từ xóm Giữa xa em
Nhớ lên Bù Đốp, Lộc Ninh, xóm Chùa
Xa em từ bấy đến chừ
Một vầng trăng sáng xẻ chia đôi miền
Em về Châu Đốc, Long Xuyên
Anh lên Sêrêpốc với niềm nhớ thương
Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Nghe chao cánh võng giữa rừng đêm khuya
Chăm chăm theo nét bản đồ
Cùng anh cùng bạn tiến vô Sài Gòn
Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nhớ em nhớ bạn, thuỷ chung vẹn toàn
Phải vì vất vả gian nan
Của bao năm đặm nhớ thương đến rày …
Non sông những tháng năm này
Lọc muôn sắc đỏ cho ngày hội vui
Nhớ em trong dạ bùi ngùi …
Trông trời hoa, nhớ đất trời miền Đông.
NẮM CHẶT TAY ANH ĐI EM
Hoàng Kim
Đừng ngớ ngẩn lạc mất nhau em nhé.
Ta thương nhau thăm thẳm tháng năm dài.
Khi thoáng chốc trăm năm nhìn trở lại.
Suốt trọn đời tay nắm chặt bàn tay.
Nắm chặt tay anh đi em!
Anh ước mong em đến đây
Giữa hoa lá cỏ cây
Của mùa Xuân ngập nắng
Trời hóa xanh trong
Sau cơn mưa chiều bất ngờ rơi nặng
Gió mang hương đồng tha thiết tặng em.
Đừng hỏi anh sao mãi ước mong thêm
Dù mình đã trao những lời hạnh phúc
Biết bao yêu thương,
giận hờn, cơ cực
Dẫu trao nhận hoài
cũng chẳng đủ cho nhau.
Trong cái nắng chiều,
Dòng người đang đi vội vã
Sao anh nhớ em đến vậy!
Ước được nắm tay em
Mặc dòng người xô đẩy,
Vượt qua phố đông
ngã năm, ngả bảy…
Đi đến tận cùng
Hạnh phúc tình yêu.
Là điều anh ước mơ bấy lâu
(Và chắc em cũng vậy).
Đừng cười anh, em nhé!
Ước mơ của anh nhỏ nhoi, bình dị.
Mong cho những lứa đôi như mình
Mãi mãi yêu thương!
Nắm chặt tay anh đi em!
Bằng lòng theo anh
Cho dẫu cuộc đời
Nhiều khi xô ta ngã
Anh nguyện suốt đời
làm chỗ dựa của đời em.
Em mãi là ngôi nhà
hạnh phúc bình yên!
Giữ chặt tay anh đi em!
Bởi khi mình đã trong nhau
Thì vất vả đọa đầy
cũng không chia cắt nổi
Mình đã tri kỷ với nhau rồi
Thì chẳng thể nào
Vuột khỏi đời nhau.