Số lần xem
Đang xem 313 Toàn hệ thống 530 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.
Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.
“Ðá cheo leo trâu trèo trâu trượt…”
Ði mòn đàng dứt cỏ đợi người thương
Ðây muối mặn gừng cay lòng khế xót
Ta như chim trong tiếng Việt như rừng.
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.
Một đảo nhỏ ngoài khơi nhiều kẻ nhận
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.
Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.
Ai thuở trước nói những lời thứ nhất
Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu
Ðiều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt
Ai người sau nói tiếp những lời yêu?
Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển
Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya?
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình…
Đây là một bài thơ hiếm hoi của Lưu Quang Vũ được đăng báo trong những năm người ta từ chối thơ anh. Để đăng được trên báo Văn nghệ, nhà thơ Phạm Tiến Duật khi đó đã phải biên tập sửa ba chỗ như chú thích trong bài. Bản được công bố được coi là bản chính nên các tuyển thơ Lưu Quang Vũ về sau đều in theo bản này. Bản ở đây được chép căn cứ theo bản thảo viết tay gốc của tác giả và được công bố sau này.
Trích đoạn bài thơ này được sử dụng trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2016.
Nguồn: Trích dẫn từ Thi Viện.
1. Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội nhà văn, 2010
2. Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002
3. Lưu Quang Vũ – thơ và đời, NXB Văn hoá – Thông tin, 1999
4. Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục, 1985
Thuyền và biển Xuân Quỳnh
Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:
“Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa… còn xa
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió”
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
4-1963
Bài thơ này đã được các nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Hữu Xuân phổ nhạc thành các bài hát cùng tên.
Nguồn: Xuân Quỳnh, Chồi biếc, NXB Văn học, 1963, trích dẫn và bảo tồn bởi Thi Viện
VÙNG TRỜI NHÂN VĂN Bên lề chính sử xưa nay Hoàng Kim
Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến vùng trời nhân văn Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.
Bên lề chính sử dạo chơi Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về. Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.
(*) Vùng trời nhân văn :Nguyễn Du thơ ‘Kỳ Lân Mộ” tại “Bắc Hành tạp lục”là kiệt tác văn chương, thấu tình đạt lý, sức mạnh như một đạo quân, đã làm thay đổi chính sách của vua Thanh và danh tướng Phúc Khang An tổng đốc Lưỡng Quảng, thay vì báo thù rửa hận cho Tôn Sĩ Nghị, đã giữ hòa hiếu lâu dài với Việt Nam. Nguyễn Du là bậc anh hùng quốc sĩ, kỳ tài hiếm có của dân tộc Việt. Nguyễn Du là bậc anh hùng
KỲ LÂN MỘ
Nguyễn Du
Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?
Nguyên văn chữ Hán
Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?
BÊN LỀ CHÍNH SỬ XƯA NAY Hoàng Kim
Bên lề chính sử xưa
Sự tích hồ Gươm và điềm báo quốc biến thời Lê Trịnh SỰ TÍCH HỒ GƯƠM. (Theo) Trần Ngọc Đông: Nhân chuyện cả nước xôn xao khi rùa Hồ Gươm chết nhằm ngày mùng 10 tháng Chạp năm nay. Nhiều người vẫn cứ cho rằng đây là con rùa có từ thời Lê Lợi đã cắp gươm báu mang đi. Nên đánh máy và trích chép lại hai câu chuyện ở trong sách ‘Tang Thương Ngẫu Lục’ của đôi bạn Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án viết trong khoảng cuối Tây Sơn đầu đời Nguyễn nói về Hồ Gươm và rùa ở nơi đây.
Đánh máy lại theo bản khắc in năm Bính Thân 1896 triều Nguyễn. Bản dịch nghĩa của GS Trương Chính-2012 Kết luận: Gươm báu đã bỏ hồ bay đi năm Bính Ngọ 1786, cách đây đã 230 năm. Năm ấy nước nhà có biến lớn, chúa Trịnh đại bại, ít lâu sau thì triều Lê mất.
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM Trích: Tang Thương Ngẫu Lục (Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án)
Truyện 1: HOÀN KIẾM HỒ
Hồ Hoàn Kiếm Thành Thăng Long ở bên cạnh phường Báo Thiên, thông với nước ngoài sông, hình thế rất to rộng. Ấy là nơi Đức Thái Tổ Hoàng Đế tiên triều đánh rơi kiếm. Hồi Thái Tổ khởi nghĩa, ngài bắt được một thanh kiếm cổ, sau khi lên làm vua thường vẫn đeo ở bên mình. Một hôm chơi thuyền ở trong hồ, bỗng một con rùa rất lớn nổi lên mặt nước, bắn không trúng, vua lấy thanh kiếm mà chỉ. Bất đồ thanh kiếm rơi xuống nước, con rùa cũng lặn theo. Vua giận, sai lấp cửa hồ lại, đắp bờ ngang tát hết nước để tìm nhưng chẳng thấy đâu cả. Đời sau, nhân cái bờ ấy chia làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Cuối đời Cảnh Hưng, có một vật gì mọc lên từ cái đảo trong hồ, sáng rực rỡ rồi tắt. Người ta cho là thanh bảo kiếm đã bay đi.
Phiên âm: Thăng Long Hoàn Kiếm Hồ tại Báo Thiên phường. Tắc dữ giang thủy thông, thế thậm quảng. Hồi tiên triều hoàng Thái Tổ Hoàng Đế Trụy kiếm xứ dã. Sơ Thái Tổ khởi nghĩa thời đắc cổ kiếm nhất khẩu. Đắc quốc hậu thưởng dĩ tự bội. Nhất nhật phiếm chu hồ trung. Cự quy phiếm thủy thượng xạ chi bất trúng dĩ kiếm chi trụy thủy một. Quy tùy kiếm khứ. Đế nộ. Mệnh tắc hồ khẩu, trúc đê kiệt thủy cầu chi bất đắc. Hậu thế nhân kỳ tích phân vi nhị: Tả Vọng, Hữu Vọng. Cảnh Hưng mạt hữu vật tòng đảo khởi quang tán nhi diệt. Nhân dĩ vi bảo kiếm phi.
Truyện 2: KIẾM HỒ (Hồ Gươm)
Mùa hạ năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng (1786) đương nửa đêm, giữa hồ Hoàn Kiếm, bỗng có những vật đỏ ối hiện ra trên đảo, tia sáng nhoáng tỏa ra bốn phía, bay về bờ phía Nam rồi biến mất. Sau đó sóng gió ầm ầm nổi lên. Sáng hôm sau thấy xác tôm cá nổi trên mặt nước không biết bao nhiêu mà kể. Có người nói, ở trên nóc nhà Trung Hòa Đường trong phủ Chúa cũng hiện ra những vật tương tự, ánh sáng tỏa ra bốn phía rồi tự nhiên tắt ngấm. Chưa bao lâu xảy ra việc quốc biến (*). Phiên âm: Lê Cảnh Hưng Bính Ngọ niên hạ. Kiếm Hồ dạ bán hữu vật tòng đảo khởi tứ tán phi nam ngạn nhi diệt. Ba đào hỗn dũng . Lạp nhật ngư hà phù thủy thượng bát khả thắng số. Hữu vân vương phủ Trung Hòa Đường hữu vật tòng khởi quang tán nhi diệt diệc như chi. Vị kỷ quốc biến.
(*) Quốc biến: Nguyễn Huệ ra bắc đánh nhà Trịnh
Bên lề chính sử nay
RÙA ƠI
Hoàng Gia Cương
Rùa ơi quá nặng phải không
Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư?
Mấy trăm năm gội nắng mưa
Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng!
Hoa đời như sắc phù dung
Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy
Ngàn năm còn mất những gì?
Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người!
Biết ơn rùa lắm, rùa ơi
Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn
Để tôn vinh bậc trí nhân
Để nền văn hiến ngàn năm không nhoà!
Rùa ơi, ta chẳng là ta
Nếu như đạo học lìa xa đất này!
Khi đồng chí ấy là ủy viên Trung ương Đảng mà vẫn rụt rè gửi người bạn học tập hồ sơ xin việc cho con, dù bằng cấp, trình độ đào tạo của con mình hoàn toàn đầy đủ. Rồi ngay cả khi con không được tiếp nhận, ông vẫn khiêm nhường cảm ơn, thậm chí cáo lỗi với người bạn được nhờ. Khi đồng chí ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhưng về thăm ngôi trường cấp 3 Nguyễn Gia Thiều, ông vẫn xin được đứng sau khi chụp ảnh, nhường ghế ngồi hàng đầu cho các thầy cô, bạn học lớn tuổi hơn. Khi đồng chí ấy là người đứng đầu Thủ đô vẫn lặng lẽ một mình đi xe máy về thăm Trường Đại học Tổng hợp trong sự ngỡ ngàng của cô thầy bè bạn. Không xe đưa rước, không trống rong cờ mở, không võng lọng nghênh ngang, chỉ là một người đàn ông cao tuổi tự đi xe về trường. Khi đồng chí ấy là Chủ tịch Quốc hội, tứ trụ triều đình, đám cưới con gái ông ấy hầu như không ai biết. Sau đó một số bạn bè thân lắm mới nhận được thiếp báo hỷ mà thôi. Và khi đồng chí ấy là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đi dự gặp mặt lớp cũ ông ấy đã nói: Xin cho em, cho tôi bỏ mọi chức tước bên ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn… Chức tước như phù vân !
Hôm vừa rồi lại có bạn đồng nghiệp nói về chị N, con ông ấy, tôi hỏi mãi mới ra, chị ấy giờ cũng chỉ là cán bộ bình thường ở một tạp chí. Đấy chẳng phải đâu xa, đồng chí ấy là một vị quan đương chức đang hiển hiện trước mắt chúng ta. Một người đàn ông gần 80 tuổi có gương mặt hiền hòa, mái tóc trắng tinh thường mặc chiếc áo rét màu cánh gián đã cũ rất nhiều năm. Bạn có biết, người đàn ông đang được nhắc đến đã, đang là: – Ủy viên Trung ương Đảng 6 khóa (hơn 26 năm); Đại biểu Quốc hội 4 khóa (hơn 18 năm); Ủy viên Bộ Chính trị 5 khóa (hơn 22 năm); Đảm nhiệm 3 chức vụ cao nhất. Thế nhưng… – Đồng chí ấy vẫn đang sử dụng xe công vụ là một chiếc Toyota Crown 1998 có tuổi đời đã hơn 20 năm. Phu nhân của ông ấy vẫn đi một chiếc xe Cub bình thường; các con ông ấy đều là những công chức nhỏ bé.
Nếu chúng ta để ý, có lẽ ngoài dịp thực hiện nghi lễ, hay gặp đoàn lãnh đạo cấp cao, ông ấy mới mặc vest. Còn lại với những hoạt động bình thường ông chỉ mặc những bộ quần áo giản dị, có những chiếc áo cũ đến sờn vai. Một cuộc sống giản dị xuất phát từ đạo đức của con người biết giữ gìn sự liêm sỉ cá nhân, hòa chung với cuộc sống của quần chúng nhân dân. Đồng chí ấy là Nguyễn Phú Trọng – Một con người, một nhân cách lớn, có Tầm, có Tâm, và có đạo đức. Ông ấy chính là một “vị quan” biết con đường để tu dưỡng của mình, vì đạo đức của vị quan đứng đầu bộ máy ảnh hưởng lên cuộc đời, sự nghiệp của nhiều người khác. Người làm quan mà lòng tham không kiềm chế được thì ảnh hưởng của họ sẽ đè lên công chúng vô cùng lớn và còn gây hại tới tiềm lực quốc gia.
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.
Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.
“Ðá cheo leo trâu trèo trâu trượt…”
Ði mòn đàng dứt cỏ đợi người thương
Ðây muối mặn gừng cay lòng khế xót
Ta như chim trong tiếng Việt như rừng.
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.
Một đảo nhỏ ngoài khơi nhiều kẻ nhận
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.
Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.
Ai thuở trước nói những lời thứ nhất
Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu
Ðiều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt
Ai người sau nói tiếp những lời yêu?
Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển
Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya?
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình…
Đây là một bài thơ hiếm hoi của Lưu Quang Vũ được đăng báo trong những năm người ta từ chối thơ anh. Để đăng được trên báo Văn nghệ, nhà thơ Phạm Tiến Duật khi đó đã phải biên tập sửa ba chỗ như chú thích trong bài. Bản được công bố được coi là bản chính nên các tuyển thơ Lưu Quang Vũ về sau đều in theo bản này. Bản ở đây được chép căn cứ theo bản thảo viết tay gốc của tác giả và được công bố sau này.
Trích đoạn bài thơ này được sử dụng trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2016.
Nguồn: Trích dẫn từ Thi Viện.
1. Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội nhà văn, 2010
2. Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002
3. Lưu Quang Vũ – thơ và đời, NXB Văn hoá – Thông tin, 1999
4. Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục, 1985
Thuyền và biển Xuân Quỳnh
Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:
“Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa… còn xa
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió”
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
4-1963
Bài thơ này đã được các nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Hữu Xuân phổ nhạc thành các bài hát cùng tên.
Nguồn: Xuân Quỳnh, Chồi biếc, NXB Văn học, 1963, trích dẫn và bảo tồn bởi Thi Viện
VÙNG TRỜI NHÂN VĂN Bên lề chính sử xưa nay Hoàng Kim
Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến vùng trời nhân văn Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.
Bên lề chính sử dạo chơi Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về. Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.
(*) Vùng trời nhân văn :Nguyễn Du thơ ‘Kỳ Lân Mộ” tại “Bắc Hành tạp lục”là kiệt tác văn chương, thấu tình đạt lý, sức mạnh như một đạo quân, đã làm thay đổi chính sách của vua Thanh và danh tướng Phúc Khang An tổng đốc Lưỡng Quảng, thay vì báo thù rửa hận cho Tôn Sĩ Nghị, đã giữ hòa hiếu lâu dài với Việt Nam. Nguyễn Du là bậc anh hùng quốc sĩ, kỳ tài hiếm có của dân tộc Việt. Nguyễn Du là bậc anh hùng
KỲ LÂN MỘ
Nguyễn Du
Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?
Nguyên văn chữ Hán
Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?
BÊN LỀ CHÍNH SỬ XƯA NAY Hoàng Kim
Bên lề chính sử xưa
Sự tích hồ Gươm và điềm báo quốc biến thời Lê Trịnh SỰ TÍCH HỒ GƯƠM. (Theo) Trần Ngọc Đông: Nhân chuyện cả nước xôn xao khi rùa Hồ Gươm chết nhằm ngày mùng 10 tháng Chạp năm nay. Nhiều người vẫn cứ cho rằng đây là con rùa có từ thời Lê Lợi đã cắp gươm báu mang đi. Nên đánh máy và trích chép lại hai câu chuyện ở trong sách ‘Tang Thương Ngẫu Lục’ của đôi bạn Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án viết trong khoảng cuối Tây Sơn đầu đời Nguyễn nói về Hồ Gươm và rùa ở nơi đây.
Đánh máy lại theo bản khắc in năm Bính Thân 1896 triều Nguyễn. Bản dịch nghĩa của GS Trương Chính-2012 Kết luận: Gươm báu đã bỏ hồ bay đi năm Bính Ngọ 1786, cách đây đã 230 năm. Năm ấy nước nhà có biến lớn, chúa Trịnh đại bại, ít lâu sau thì triều Lê mất.
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM Trích: Tang Thương Ngẫu Lục (Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án)
Truyện 1: HOÀN KIẾM HỒ
Hồ Hoàn Kiếm Thành Thăng Long ở bên cạnh phường Báo Thiên, thông với nước ngoài sông, hình thế rất to rộng. Ấy là nơi Đức Thái Tổ Hoàng Đế tiên triều đánh rơi kiếm. Hồi Thái Tổ khởi nghĩa, ngài bắt được một thanh kiếm cổ, sau khi lên làm vua thường vẫn đeo ở bên mình. Một hôm chơi thuyền ở trong hồ, bỗng một con rùa rất lớn nổi lên mặt nước, bắn không trúng, vua lấy thanh kiếm mà chỉ. Bất đồ thanh kiếm rơi xuống nước, con rùa cũng lặn theo. Vua giận, sai lấp cửa hồ lại, đắp bờ ngang tát hết nước để tìm nhưng chẳng thấy đâu cả. Đời sau, nhân cái bờ ấy chia làm hai hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Cuối đời Cảnh Hưng, có một vật gì mọc lên từ cái đảo trong hồ, sáng rực rỡ rồi tắt. Người ta cho là thanh bảo kiếm đã bay đi.
Phiên âm: Thăng Long Hoàn Kiếm Hồ tại Báo Thiên phường. Tắc dữ giang thủy thông, thế thậm quảng. Hồi tiên triều hoàng Thái Tổ Hoàng Đế Trụy kiếm xứ dã. Sơ Thái Tổ khởi nghĩa thời đắc cổ kiếm nhất khẩu. Đắc quốc hậu thưởng dĩ tự bội. Nhất nhật phiếm chu hồ trung. Cự quy phiếm thủy thượng xạ chi bất trúng dĩ kiếm chi trụy thủy một. Quy tùy kiếm khứ. Đế nộ. Mệnh tắc hồ khẩu, trúc đê kiệt thủy cầu chi bất đắc. Hậu thế nhân kỳ tích phân vi nhị: Tả Vọng, Hữu Vọng. Cảnh Hưng mạt hữu vật tòng đảo khởi quang tán nhi diệt. Nhân dĩ vi bảo kiếm phi.
Truyện 2: KIẾM HỒ (Hồ Gươm)
Mùa hạ năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng (1786) đương nửa đêm, giữa hồ Hoàn Kiếm, bỗng có những vật đỏ ối hiện ra trên đảo, tia sáng nhoáng tỏa ra bốn phía, bay về bờ phía Nam rồi biến mất. Sau đó sóng gió ầm ầm nổi lên. Sáng hôm sau thấy xác tôm cá nổi trên mặt nước không biết bao nhiêu mà kể. Có người nói, ở trên nóc nhà Trung Hòa Đường trong phủ Chúa cũng hiện ra những vật tương tự, ánh sáng tỏa ra bốn phía rồi tự nhiên tắt ngấm. Chưa bao lâu xảy ra việc quốc biến (*). Phiên âm: Lê Cảnh Hưng Bính Ngọ niên hạ. Kiếm Hồ dạ bán hữu vật tòng đảo khởi tứ tán phi nam ngạn nhi diệt. Ba đào hỗn dũng . Lạp nhật ngư hà phù thủy thượng bát khả thắng số. Hữu vân vương phủ Trung Hòa Đường hữu vật tòng khởi quang tán nhi diệt diệc như chi. Vị kỷ quốc biến.
(*) Quốc biến: Nguyễn Huệ ra bắc đánh nhà Trịnh
Bên lề chính sử nay
RÙA ƠI
Hoàng Gia Cương
Rùa ơi quá nặng phải không
Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư?
Mấy trăm năm gội nắng mưa
Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng!
Hoa đời như sắc phù dung
Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy
Ngàn năm còn mất những gì?
Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người!
Biết ơn rùa lắm, rùa ơi
Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn
Để tôn vinh bậc trí nhân
Để nền văn hiến ngàn năm không nhoà!
Rùa ơi, ta chẳng là ta
Nếu như đạo học lìa xa đất này!
Khi đồng chí ấy là ủy viên Trung ương Đảng mà vẫn rụt rè gửi người bạn học tập hồ sơ xin việc cho con, dù bằng cấp, trình độ đào tạo của con mình hoàn toàn đầy đủ. Rồi ngay cả khi con không được tiếp nhận, ông vẫn khiêm nhường cảm ơn, thậm chí cáo lỗi với người bạn được nhờ. Khi đồng chí ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhưng về thăm ngôi trường cấp 3 Nguyễn Gia Thiều, ông vẫn xin được đứng sau khi chụp ảnh, nhường ghế ngồi hàng đầu cho các thầy cô, bạn học lớn tuổi hơn. Khi đồng chí ấy là người đứng đầu Thủ đô vẫn lặng lẽ một mình đi xe máy về thăm Trường Đại học Tổng hợp trong sự ngỡ ngàng của cô thầy bè bạn. Không xe đưa rước, không trống rong cờ mở, không võng lọng nghênh ngang, chỉ là một người đàn ông cao tuổi tự đi xe về trường. Khi đồng chí ấy là Chủ tịch Quốc hội, tứ trụ triều đình, đám cưới con gái ông ấy hầu như không ai biết. Sau đó một số bạn bè thân lắm mới nhận được thiếp báo hỷ mà thôi. Và khi đồng chí ấy là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đi dự gặp mặt lớp cũ ông ấy đã nói: Xin cho em, cho tôi bỏ mọi chức tước bên ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn… Chức tước như phù vân !
Hôm vừa rồi lại có bạn đồng nghiệp nói về chị N, con ông ấy, tôi hỏi mãi mới ra, chị ấy giờ cũng chỉ là cán bộ bình thường ở một tạp chí. Đấy chẳng phải đâu xa, đồng chí ấy là một vị quan đương chức đang hiển hiện trước mắt chúng ta. Một người đàn ông gần 80 tuổi có gương mặt hiền hòa, mái tóc trắng tinh thường mặc chiếc áo rét màu cánh gián đã cũ rất nhiều năm. Bạn có biết, người đàn ông đang được nhắc đến đã, đang là: – Ủy viên Trung ương Đảng 6 khóa (hơn 26 năm); Đại biểu Quốc hội 4 khóa (hơn 18 năm); Ủy viên Bộ Chính trị 5 khóa (hơn 22 năm); Đảm nhiệm 3 chức vụ cao nhất. Thế nhưng… – Đồng chí ấy vẫn đang sử dụng xe công vụ là một chiếc Toyota Crown 1998 có tuổi đời đã hơn 20 năm. Phu nhân của ông ấy vẫn đi một chiếc xe Cub bình thường; các con ông ấy đều là những công chức nhỏ bé.
Nếu chúng ta để ý, có lẽ ngoài dịp thực hiện nghi lễ, hay gặp đoàn lãnh đạo cấp cao, ông ấy mới mặc vest. Còn lại với những hoạt động bình thường ông chỉ mặc những bộ quần áo giản dị, có những chiếc áo cũ đến sờn vai. Một cuộc sống giản dị xuất phát từ đạo đức của con người biết giữ gìn sự liêm sỉ cá nhân, hòa chung với cuộc sống của quần chúng nhân dân. Đồng chí ấy là Nguyễn Phú Trọng – Một con người, một nhân cách lớn, có Tầm, có Tâm, và có đạo đức. Ông ấy chính là một “vị quan” biết con đường để tu dưỡng của mình, vì đạo đức của vị quan đứng đầu bộ máy ảnh hưởng lên cuộc đời, sự nghiệp của nhiều người khác. Người làm quan mà lòng tham không kiềm chế được thì ảnh hưởng của họ sẽ đè lên công chúng vô cùng lớn và còn gây hại tới tiềm lực quốc gia.