Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 3478
Toàn hệ thống 6856
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


Statue of Tran Hung Dao, Ho Chi Minh City, Vietnam.jpg

CHÀO NGÀY MỚI 3 THÁNG 9
Hoàng Kim
CNM365 Lời dặn của Thánh Trần; Lời thề trên sông Hóa; Bảy Núi Thiên Cấm Sơn; Có lớp sinh viên như thế; Giữ trong sáng Tiếng Việt; Ngày 3 tháng 9 năm 1300, ngày mất Trần Quốc Tuấn, nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1288 đã đưa ông vào hàng đại danh nhân nổi tiếng nhất của lịch sử Việt Nam. Ngày 3 tháng 9 năm 1883, ngày mất  Ivan Sergeyevich Turgenev  đại văn hào Nga với tiểu thuyết Cha và con được coi là một trong những tác phẩm lớn nhất thế kỉ 19. Ngày 3 tháng 9 năm 1868, kinh đô Tōkyō (Đông Kinh) được xây dựng do Thiên hoàng Minh Trị, vị minh quân có công lớn nhất của Nhật Bản. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 9 Lời dặn của Thánh Trần; Lời thề trên sông Hóa; Bảy Núi Thiên Cấm Sơn; Có lớp sinh viên như thế; Giữ trong sáng Tiếng Việt; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-9/

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN
Hoàng Kim
Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần  trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”
* (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).

Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Đức Thánh Trần gương soi kim cổ

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.

“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.

Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.

Bảy phép để biết người:

1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không
2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ.
3.  Cho gián điệp thử xem có trung thành không.
4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào.
5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không
6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không.
7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.
8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.

Tướng ngu có tám điều tệ:

1. Lòng tham mà không chán
2. Ghen người hiền, ghét người tài
3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót
4. Xét người mà không xét mình
5. Do dự không quả quyết
6. Say đắm rượu và sắc đẹp
7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát
8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ

Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.

Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;

 

Bảy phép sau đây để biết người

1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng;
2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến;
3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức;
4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm;
5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình;
6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực;
7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.

 

Tám hạng tướng và bậc đại tướng

Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.

Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.

Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.

Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,  giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.

Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.

Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”

Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình;

Hoàng Kim

Danghuong

LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim


Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn của Thánh Trần (*)

Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.

Rào Nan Đá Dựng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ lẫm liệt hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/[…] / Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ […] / Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối / Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ […] /Trời cũng chiều người / Hung đồ hết lối! ” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”.— cùng với Tình yêu cuộc sống, Kim Hoàng, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị ThủyHoang Long.

BẢY NÚI THIÊN CẤM SƠN
Hoàng Kim

An Giang có Bảy Núi
Cổ tích giữa đời thường
Núi Nguyễn Vương thoát hiểm
Huế có Thiên Thụ Sơn

Đỉnh Mồ Côi năm nao
Thiên Cấm Sơn có phải
Ngắm ảnh sắn An Giang
Nhớ hoài kênh ông Kiệt

Tu Phật tới Phú Yên
Tu Tiên lên Bảy Núi
Đức lớn nuôi chí bền
Đường trần đi không mỏi

Cám ơn Ngốc PhươngNam, Huỳnh Lý, Trúc Mai, Huỳnh Hồng, Chin Duong, Võ Đắc Danh … đã đồng cảm https://dayvahoc.blogspot.com/…/bay-nui-co-tich-giua-oi-thu…

Bảy Núi là bảy ngọn núi tiêu biểu trong số 37 ngọn núi ở hai huyện Tri Tôn Tịnh Biên tỉnh An Giang. Tôi có một thuở đi về dưới chân núi này. Theo Nguyễn Văn Hầu 1955 trong sách “Thất Sơn mầu nhiệm” thì Bảy Núi gồm “Tượng, Tô, Cấm, Trà Sư, Két, Dài, Bà Đội Ôm” là vùng đất thiêng nơi lưu truyền câu ca cổ “Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi” Vùng Bảy Núi xưa kia là đất của Chân Lạp, Chúa của đất Chân Lạp là Nặc Ông Tôn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại được ngôi vua. Nặc Ông Tôn để ta ơn đạ hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi cho chứa Nguyễn vào năm 1757. Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) nghe nói thuở xưa rất hoang vu, có câu chuyện rắn thần đánh cọp và Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương đã về lánh ẩn ở đất này và đều bị Long Nhương thượng tướng quân Nguyễn Huệ truy bắt đuổi cùng giết tận tại đất này, chỉ còn người cháu của Thái Thượng Vương là Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát được, sau này diệt nhà Tây Sơn và nối nghiệp nhà Nguyễn.

Bảy Núi là phên dậu nơi chốn biên thùy, vua Gia Long đã từng nói: “Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên không kém Bắc Thành“.

Năm 1997-2003, tôi làm đề tài ở vùng này và đã có kể chuyện
Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi với bạn đọc trong dịp trước. Thuở đó, ông Cao Đức Phát sau là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng có thời gian ngắn “luân chuyển cán bộ” về An Giang, anh Lê Minh Tùng sau này là Phó Chủ tịch tỉnh kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang và anh Ngô Vi Nghĩa, anh Bảy Dế vẫn thường lội ruộng cùng chúng tôi. Trong những câu chuyện miên man về văn hóa xã hội vùng Bảy Núi, tôi có loáng thoáng biết chuyện dì Ba trên đỉnh núi Mồ Côi Thiên Cấm Sơn, nhưng do mãi bận việc thực hiện các thí nghiệm dưới chân núi, như hình đầu trang, nên tôi chưa để ý.

Sau này vua Gia Long tại Huế đã chọn Thiên Thụ Sơn là hướng núi cho quần thể di tích cung điện và quần thể lăng mộ của triều đại vua chúa nhà Nguyễn , âu cũng là một câu chuyện kỳ thú. đầu tiên là hướng chính cho quần thể thể di tích kinh đô Huế đế lăng Trường cơ của chúa Nguyễn Hoàng và sau cùng là lăng mô của vua Gia Long Nguyễn Phúc Anh

Huế có Thiên Thụ Sơn là một câu chuyện dài

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu Thiên Câm Sơn. Võ Đắc Danh có hai bài ký “Cổ tích trên đỉnh Mồ Côi” và “Người đàn bà mê núi” kể về Bảy Núi. Bạn hãy cùng tôi đọc lời cảm nhận của Nguyễn Quang Lập: “Cổ tích trên đỉnh mồ côi” kể về hai má con dì Ba và anh Bông đã nhận nuôi 12 đứa trẻ bị bỏ rơi từ các bệnh viện. Cái kí đọc một lần là nhớ đời. Mình là chúa hay quên tên, đến tên nhân vật tiểu thuyết của mình cũng phải nhờ thằng Nguyên (Phạm Xuân Nguyên) nhắc giùm nhưng tên hai má con dì Ba và anh Bông khiến mình nhớ mãi. Thằng này viết thật khéo, nó cứ kể tưng tửng vậy thôi mà ứa nước mắt. Nhớ nhất câu nói của anh Bông, khi người ta hỏi sao không lấy vợ, anh nói: “Tụi nó đã khổ từ trong bào thai rồi, tôi không muốn tụi nó phải khổ vì mẹ ghẻ”. Cái câu này mình cũng nhớ như in, vì lời nói chân chất của anh Bông lại chính là một câu thoại rất đặc sắc, nó vừa đưa thông tin, vừa thể hiện tính cách nhân vật và chứa đựng cái “ý tại ngôn ngoại” về tấm lòng một người cha của những đứa trẻ mồ côi”.

Bạn đọc cũng hẳn nhớ Võ Đắc Danh là người viết “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” mà tôi đã từng kể trong
Sơn Nam ông già Nam Bộ. Cái anh nhà báo Võ Đắc Danh có lối viết thân phận thật đằm và sâu: “Dường như với Sơn Nam, mọi thứ đều rất thực tế và rất đơn giản. Trong câu chuyện Âm dương cách trở của ông cách nay gần 20 năm, tôi vẫn bị ám ảnh một chi tiết: “Ông già hớt tóc vỉa hè bị công an khu vực xét hộ khẩu, ông nói: “Tôi sống ở đây gần trọn một đời người, chỉ biết mình là công dân của Tổ quốc Việt Nam thôi”. Anh công an hỏi: “Vậy theo ông thế nào là Tổ quốc?”. Ông già nói: “Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn”. Ông già hớt tóc sau đó qua đời, được một người bạn thầy tu cho hỏa táng và mang hũ hài cốt về quê ở U Minh”.

Nay mời bạn hãy cùng tôi đọc ba cái ký sau đây của Võ Đắc Danh để biết thêm một câu chuyện về Bảy Núi Thiên Cấm Sơn. Xưa và nay Bảy Núi Thiên Cấm Sơn “ngọa hổ tàng long” vẫn ẩn tàng nhiều huyền thoại, như chuyện
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân vậy.

CÓ LỚP SINH VIÊN NHƯ THẾ
Hoàng Kim


“Lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo”. Câu chuyện về họ là chuyện thực đời thường như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Chúc các bạn nổ lực học tập để khởi nghiệp thành công. Tôi trò chuyện với
Văn Công Hùng, nhà văn Tây Nguyên, tác giả của “Lời vĩnh cửu” và “Tây Nguyên của tôi” rằng, sinh viên Tây Nguyên hôm nay đã hỏi tôi: Thưa Thầy, Thầy đi nhiều hãy cho chúng em biết nơi nào đáng sống nhất và đáng học nhất?; Thưa Thầy, quê em ở …. ruộng nửa khô nửa nước, đất ương điền canh tác khó khăn, thầy giúp ý kiến nuôi trồng để dân thoát nghèo có lợi nhất?”… Những câu hỏi thông minh đến vậy đã làm cho sự trả lời không đơn giản, đánh thức trong tôi việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và đúc kết di sản lý luận để đáp ứng. Dạy và học không chỉ là sự trao truyền kiến thức chuyên môn mà còn thắp lên ngọn lửa, đánh thức tiềm lực, giúp học viên tìm tòi, suy nghĩ đối thoại tìm ra định hướng để khai mở vùng năng lượng to lớn của con người và thiên nhiên nơi mình đang sống. Bởi định hướng quan trọng hơn tốc độ.

Tôi đã trả lời câu hỏi “Nơi nào đáng sống nhất và đáng học nhất ” rằng tôi từng nghĩ đến Thụy Sĩ và Bắc Âu là nơi có chất lượng cuộc sống cao và môi trường sống an lành nhất, người dân hiền lành thân thiện, đáng sống và đáng học hỏi nhất. Nhưng, tôi đã có bài viết dài Đêm trắng và bình minh kể về câu chuyện này sau khi tự mình trãi nghiệm  hơn sáu mươi nước và điểm đến đã đi qua để chiêm nghiệm và tự rút ra kết luận là: “Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất !

Quan niệm nhân sinh này của tôi cũng hợp với suy nghĩ của người Thầy đáng kính Nguyễn Hiến Lê sao sáng trời Nam. Cụ đã viết “Tự bạch” về nhân sinh: “Hồi trẻ, quan niệm của tôi về hạnh phúc là được tự do, độc lập, làm một công việc hữu ích mà mình thích, gia đình êm ấm, con cái học được, phong lưu một chút chứ đừng giàu quá. Nhưng hồi năm mươi tuổi tôi thấy bấy nhiêu chưa đủ, cần thêm điều kiện này nữa: sống trong một xã hội lành mạnh, ổn định và tương đối thịnh vượng “. Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) là nhà giáo, nhà văn, học giả, dịch giả, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông là người được giới trí thức và nhân dân lao động kính trọng vì nhân cách cao qúy, cuộc sống thanh bạch, học vấn uyên bác và hiệu qủa lao động hiếm thấy. Trong “Lời mở đầu” tác phẩm “Đời viết văn của tôi” Nguyễn Hiến Lê đã viết: “Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời. Tôi VIẾT ĐỂ HỌC và HỌC ĐỂ VIẾT”. Nguyễn Hiến Lê trí tuệ bậc Thầy, ngọn đèn văn hóa, sao sáng trời Nam. Cuộc đời và di sản của Nguyễn Hiến Lê là mẫu mực nhân cách người hiền còn mãi với thời gian.

Chọn nơi gắn bó phần lớn cuộc đời mình làm nơi đáng sống nhất và đáng học nhất, cũng hợp với tâm sự của nhà văn Văn Công Hùng trong ‘Tây Nguyên của tôi’ : “Tôi sống ở đất này đã hơn ba mươi năm. Đã có nhiều cơ hội để đi, đến những thành phố lớn hơn, như Huế, Hà Nội, Sài Gòn… nhưng rồi đều đã dằng díu mà ở lại. Té ra mình yêu nó đến mức không dứt ra mà đi được rồi… Bài viết này tôi viết trong nỗi yêu thương và cả đắng đót xót xa đến đớn đau về cái vùng đất mình đã gắn với nó hơn nửa đời người. Và là bài viết về Tây Nguyên ưng ý nhất từ xưa đến nay, nhiều bạn bè văn chương đã đọc và đều… khen, huhu…

Cũng có những suy tư khác như tôi đã kể trong Chuyện tử tế phim học làm người: “Cách đây hơn mười năm Trần Văn Thủy đã xuất bản cuốn sách có nhan đề Nếu Đi Hết Biển, nêu lên một thắc mắc vừa cụ thể vừa siêu hình: nếu đi hết biển thì sẽ tới đâu? Thoạt đầu với khái niệm trái đất tròn, tác giả cho rằng “nếu đi hết biển, qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi thì cuối cùng lại trở về quê mình, làng mình”. Nhưng nhiều năm sau, khi tác giả đã đi đến đất Mỹ thì mới thấy rằng người Việt xa xứ “qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi” mà cuối cùng không thể “trở về quê mình, làng mình” được. Cuốn sách mới nhất Trong Đống Tro Tàn này cho chúng ta cảm tưởng tác giả không còn điều thắc mắc ấy nữa. Con đường địa lý của quả địa cầu dù trên mặt đất hay mặt biển thì rất rõ ràng, đi mãi thì có thể trở về nơi mình xuất phát. Nhưng con đường của lòng người, với bao nhiêu thứ hệ lụy của cuộc sống thì không thể vạch một lộ trình đơn giản nào”.

Trong Nhớ Sơn Nam ông già Nam Bộ có mẫu chuyện “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” của Võ Đắc Danh:  “Dường như với Sơn Nam, mọi thứ đều rất thực tế và rất đơn giản. Trong câu chuyện Âm dương cách trở của ông cách nay gần 20 năm, tôi vẫn bị ám ảnh một chi tiết: Ông già hớt tóc vỉa hè bị công an khu vực xét hộ khẩu, ông nói: “Tôi sống ở đây gần trọn một đời người, chỉ biết mình là công dân của Tổ quốc Việt Nam thôi”. Anh công an hỏi: “Vậy theo ông thế nào là Tổ quốc?”. Ông già nói: “Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn”. Ông già hớt tóc sau đó qua đời, được một người bạn thầy tu cho hỏa táng và mang hũ hài cốt về quê ở U Minh”. Cho đến bây giờ, khát vọng đơn giản của ông già kia vẫn đang là khát vọng của hàng triệu con người. Càng nghĩ càng thấy “đáng sợ” một Sơn Nam.”

Tôi nói với các em sinh viên Nông Học 14 Gia Lai: Trên đây là một số góc nhìn  trãi nghiệm về nơi nào đáng sống nhất và đáng học nhất ?. Đối với Thầy (Hoàng Kim), đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình.  Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.

Hành trình dạy và học là quay về tự thân, tìm lại chính mình.

Câu hỏi: Làm thế nào để dân thoát nghèo có lợi nhất nơi đất ruộng nửa khô nửa nước, đất ương điền canh tác khó khăn? bạn hãy nghe Bảy Nhị chuyện cổ tích cho người lớn để thấu hiểu hành trình đi tìm câu trả lời cho việc đánh thức tiềm năng của một vùng đất rốn phèn năn lác hoang hóa vùng tứ giác Long Xuyên sau hơn 20 năm, nay thành vựa lúa. Bạn sau đó hãy tự mình suy ngẫm, tìm tòi lời giải cho bài toán của chính bạn. (xem tiếp…)

Ông Văn Công Hùng viết:  “Mình chưa gặp ông Nguyễn Minh Nhị chủ tịch tỉnh An Giang bao giờ, nhưng nghe về ông, đọc về ông và đọc của ông thì thấy quý ông, một người tử tế, một lãnh


Statue of Tran Hung Dao, Ho Chi Minh City, Vietnam.jpg

CHÀO NGÀY MỚI 3 THÁNG 9
Hoàng Kim
CNM365 Lời dặn của Thánh Trần; Lời thề trên sông Hóa; Bảy Núi Thiên Cấm Sơn; Có lớp sinh viên như thế; Giữ trong sáng Tiếng Việt; Ngày 3 tháng 9 năm 1300, ngày mất Trần Quốc Tuấn, nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1288 đã đưa ông vào hàng đại danh nhân nổi tiếng nhất của lịch sử Việt Nam. Ngày 3 tháng 9 năm 1883, ngày mất  Ivan Sergeyevich Turgenev  đại văn hào Nga với tiểu thuyết Cha và con được coi là một trong những tác phẩm lớn nhất thế kỉ 19. Ngày 3 tháng 9 năm 1868, kinh đô Tōkyō (Đông Kinh) được xây dựng do Thiên hoàng Minh Trị, vị minh quân có công lớn nhất của Nhật Bản. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 9 Lời dặn của Thánh Trần; Lời thề trên sông Hóa; Bảy Núi Thiên Cấm Sơn; Có lớp sinh viên như thế; Giữ trong sáng Tiếng Việt; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-9/

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN
Hoàng Kim
Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần  trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”
* (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).

Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Đức Thánh Trần gương soi kim cổ

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.

“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.

Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.

Bảy phép để biết người:

1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không
2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ.
3.  Cho gián điệp thử xem có trung thành không.
4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào.
5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không
6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không.
7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không.
8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.

Tướng ngu có tám điều tệ:

1. Lòng tham mà không chán
2. Ghen người hiền, ghét người tài
3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót
4. Xét người mà không xét mình
5. Do dự không quả quyết
6. Say đắm rượu và sắc đẹp
7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát
8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ

Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.

Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;

Bảy phép sau đây để biết người

1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng;
2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến;
3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức;
4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm;
5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình;
6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực;
7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.

Tám hạng tướng và bậc đại tướng

Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.

Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.

Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.

Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.

Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý.

Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân,  giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái.

Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau.

Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.

Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”

Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”

Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc, đời sau chỉ có chân truyền lời này.

Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.

Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình;

Hoàng Kim

Danghuong

LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim


Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn của Thánh Trần (*)

Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.

Rào Nan Đá Dựng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ lẫm liệt hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/[…] / Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ […] / Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối / Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ […] /Trời cũng chiều người / Hung đồ hết lối! ” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”.— cùng với Tình yêu cuộc sống, Kim Hoàng, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị ThủyHoang Long.

BẢY NÚI THIÊN CẤM SƠN
Hoàng Kim

An Giang có Bảy Núi
Cổ tích giữa đời thường
Núi Nguyễn Vương thoát hiểm
Huế có Thiên Thụ Sơn

Đỉnh Mồ Côi năm nao
Thiên Cấm Sơn có phải
Ngắm ảnh sắn An Giang
Nhớ hoài kênh ông Kiệt

Tu Phật tới Phú Yên
Tu Tiên lên Bảy Núi
Đức lớn nuôi chí bền
Đường trần đi không mỏi

Cám ơn Ngốc PhươngNam, Huỳnh Lý, Trúc Mai, Huỳnh Hồng, Chin Duong, Võ Đắc Danh … đã đồng cảm https://dayvahoc.blogspot.com/…/bay-nui-co-tich-giua-oi-thu…

Bảy Núi là bảy ngọn núi tiêu biểu trong số 37 ngọn núi ở hai huyện Tri Tôn Tịnh Biên tỉnh An Giang. Tôi có một thuở đi về dưới chân núi này. Theo Nguyễn Văn Hầu 1955 trong sách “Thất Sơn mầu nhiệm” thì Bảy Núi gồm “Tượng, Tô, Cấm, Trà Sư, Két, Dài, Bà Đội Ôm” là vùng đất thiêng nơi lưu truyền câu ca cổ “Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi” Vùng Bảy Núi xưa kia là đất của Chân Lạp, Chúa của đất Chân Lạp là Nặc Ông Tôn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại được ngôi vua. Nặc Ông Tôn để ta ơn đạ hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi cho chứa Nguyễn vào năm 1757. Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) nghe nói thuở xưa rất hoang vu, có câu chuyện rắn thần đánh cọp và Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương đã về lánh ẩn ở đất này và đều bị Long Nhương thượng tướng quân Nguyễn Huệ truy bắt đuổi cùng giết tận tại đất này, chỉ còn người cháu của Thái Thượng Vương là Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát được, sau này diệt nhà Tây Sơn và nối nghiệp nhà Nguyễn.

Bảy Núi là phên dậu nơi chốn biên thùy, vua Gia Long đã từng nói: “Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên không kém Bắc Thành“.

Năm 1997-2003, tôi làm đề tài ở vùng này và đã có kể chuyện
Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi với bạn đọc trong dịp trước. Thuở đó, ông Cao Đức Phát sau là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng có thời gian ngắn “luân chuyển cán bộ” về An Giang, anh Lê Minh Tùng sau này là Phó Chủ tịch tỉnh kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang và anh Ngô Vi Nghĩa, anh Bảy Dế vẫn thường lội ruộng cùng chúng tôi. Trong những câu chuyện miên man về văn hóa xã hội vùng Bảy Núi, tôi có loáng thoáng biết chuyện dì Ba trên đỉnh núi Mồ Côi Thiên Cấm Sơn, nhưng do mãi bận việc thực hiện các thí nghiệm dưới chân núi, như hình đầu trang, nên tôi chưa để ý.

Sau này vua Gia Long tại Huế đã chọn Thiên Thụ Sơn là hướng núi cho quần thể di tích cung điện và quần thể lăng mộ của triều đại vua chúa nhà Nguyễn , âu cũng là một câu chuyện kỳ thú. đầu tiên là hướng chính cho quần thể thể di tích kinh đô Huế đế lăng Trường cơ của chúa Nguyễn Hoàng và sau cùng là lăng mô của vua Gia Long Nguyễn Phúc Anh

Huế có Thiên Thụ Sơn là một câu chuyện dài

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu Thiên Câm Sơn. Võ Đắc Danh có hai bài ký “Cổ tích trên đỉnh Mồ Côi” và “Người đàn bà mê núi” kể về Bảy Núi. Bạn hãy cùng tôi đọc lời cảm nhận của Nguyễn Quang Lập: “Cổ tích trên đỉnh mồ côi” kể về hai má con dì Ba và anh Bông đã nhận nuôi 12 đứa trẻ bị bỏ rơi từ các bệnh viện. Cái kí đọc một lần là nhớ đời. Mình là chúa hay quên tên, đến tên nhân vật tiểu thuyết của mình cũng phải nhờ thằng Nguyên (Phạm Xuân Nguyên) nhắc giùm nhưng tên hai má con dì Ba và anh Bông khiến mình nhớ mãi. Thằng này viết thật khéo, nó cứ kể tưng tửng vậy thôi mà ứa nước mắt. Nhớ nhất câu nói của anh Bông, khi người ta hỏi sao không lấy vợ, anh nói: “Tụi nó đã khổ từ trong bào thai rồi, tôi không muốn tụi nó phải khổ vì mẹ ghẻ”. Cái câu này mình cũng nhớ như in, vì lời nói chân chất của anh Bông lại chính là một câu thoại rất đặc sắc, nó vừa đưa thông tin, vừa thể hiện tính cách nhân vật và chứa đựng cái “ý tại ngôn ngoại” về tấm lòng một người cha của những đứa trẻ mồ côi”.

Bạn đọc cũng hẳn nhớ Võ Đắc Danh là người viết “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” mà tôi đã từng kể trong
Sơn Nam ông già Nam Bộ. Cái anh nhà báo Võ Đắc Danh có lối viết thân phận thật đằm và sâu: “Dường như với Sơn Nam, mọi thứ đều rất thực tế và rất đơn giản. Trong câu chuyện Âm dương cách trở của ông cách nay gần 20 năm, tôi vẫn bị ám ảnh một chi tiết: “Ông già hớt tóc vỉa hè bị công an khu vực xét hộ khẩu, ông nói: “Tôi sống ở đây gần trọn một đời người, chỉ biết mình là công dân của Tổ quốc Việt Nam thôi”. Anh công an hỏi: “Vậy theo ông thế nào là Tổ quốc?”. Ông già nói: “Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn”. Ông già hớt tóc sau đó qua đời, được một người bạn thầy tu cho hỏa táng và mang hũ hài cốt về quê ở U Minh”.

Nay mời bạn hãy cùng tôi đọc ba cái ký sau đây của Võ Đắc Danh để biết thêm một câu chuyện về Bảy Núi Thiên Cấm Sơn. Xưa và nay Bảy Núi Thiên Cấm Sơn “ngọa hổ tàng long” vẫn ẩn tàng nhiều huyền thoại, như chuyện
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân vậy.

CÓ LỚP SINH VIÊN NHƯ THẾ
Hoàng Kim


“Lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo”. Câu chuyện về họ là chuyện thực đời thường như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Chúc các bạn nổ lực học tập để khởi nghiệp thành công. Tôi trò chuyện với
Văn Công Hùng, nhà văn Tây Nguyên, tác giả của “Lời vĩnh cửu” và “Tây Nguyên của tôi” rằng, sinh viên Tây Nguyên hôm nay đã hỏi tôi: Thưa Thầy, Thầy đi nhiều hãy cho chúng em biết nơi nào đáng sống nhất và đáng học nhất?; Thưa Thầy, quê em ở …. ruộng nửa khô nửa nước, đất ương điền canh tác khó khăn, thầy giúp ý kiến nuôi trồng để dân thoát nghèo có lợi nhất?”… Những câu hỏi thông minh đến vậy đã làm cho sự trả lời không đơn giản, đánh thức trong tôi việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và đúc kết di sản lý luận để đáp ứng. Dạy và học không chỉ là sự trao truyền kiến thức chuyên môn mà còn thắp lên ngọn lửa, đánh thức tiềm lực, giúp học viên tìm tòi, suy nghĩ đối thoại tìm ra định hướng để khai mở vùng năng lượng to lớn của con người và thiên nhiên nơi mình đang sống. Bởi định hướng quan trọng hơn tốc độ.

Tôi đã trả lời câu hỏi “Nơi nào đáng sống nhất và đáng học nhất ” rằng tôi từng nghĩ đến Thụy Sĩ và Bắc Âu là nơi có chất lượng cuộc sống cao và môi trường sống an lành nhất, người dân hiền lành thân thiện, đáng sống và đáng học hỏi nhất. Nhưng, tôi đã có bài viết dài Đêm trắng và bình minh kể về câu chuyện này sau khi tự mình trãi nghiệm  hơn sáu mươi nước và điểm đến đã đi qua để chiêm nghiệm và tự rút ra kết luận là: “Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất !

Quan niệm nhân sinh này của tôi cũng hợp với suy nghĩ của người Thầy đáng kính Nguyễn Hiến Lê sao sáng trời Nam. Cụ đã viết “Tự bạch” về nhân sinh: “Hồi trẻ, quan niệm của tôi về hạnh phúc là được tự do, độc lập, làm một công việc hữu ích mà mình thích, gia đình êm ấm, con cái học được, phong lưu một chút chứ đừng giàu quá. Nhưng hồi năm mươi tuổi tôi thấy bấy nhiêu chưa đủ, cần thêm điều kiện này nữa: sống trong một xã hội lành mạnh, ổn định và tương đối thịnh vượng “. Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) là nhà giáo, nhà văn, học giả, dịch giả, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông là người được giới trí thức và nhân dân lao động kính trọng vì nhân cách cao qúy, cuộc sống thanh bạch, học vấn uyên bác và hiệu qủa lao động hiếm thấy. Trong “Lời mở đầu” tác phẩm “Đời viết văn của tôi” Nguyễn Hiến Lê đã viết: “Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời. Tôi VIẾT ĐỂ HỌC và HỌC ĐỂ VIẾT”. Nguyễn Hiến Lê trí tuệ bậc Thầy, ngọn đèn văn hóa, sao sáng trời Nam. Cuộc đời và di sản của Nguyễn Hiến Lê là mẫu mực nhân cách người hiền còn mãi với thời gian.

Chọn nơi gắn bó phần lớn cuộc đời mình làm nơi đáng sống nhất và đáng học nhất, cũng hợp với tâm sự của nhà văn Văn Công Hùng trong ‘Tây Nguyên của tôi’ : “Tôi sống ở đất này đã hơn ba mươi năm. Đã có nhiều cơ hội để đi, đến những thành phố lớn hơn, như Huế, Hà Nội, Sài Gòn… nhưng rồi đều đã dằng díu mà ở lại. Té ra mình yêu nó đến mức không dứt ra mà đi được rồi… Bài viết này tôi viết trong nỗi yêu thương và cả đắng đót xót xa đến đớn đau về cái vùng đất mình đã gắn với nó hơn nửa đời người. Và là bài viết về Tây Nguyên ưng ý nhất từ xưa đến nay, nhiều bạn bè văn chương đã đọc và đều… khen, huhu…

Cũng có những suy tư khác như tôi đã kể trong Chuyện tử tế phim học làm người: “Cách đây hơn mười năm Trần Văn Thủy đã xuất bản cuốn sách có nhan đề Nếu Đi Hết Biển, nêu lên một thắc mắc vừa cụ thể vừa siêu hình: nếu đi hết biển thì sẽ tới đâu? Thoạt đầu với khái niệm trái đất tròn, tác giả cho rằng “nếu đi hết biển, qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi thì cuối cùng lại trở về quê mình, làng mình”. Nhưng nhiều năm sau, khi tác giả đã đi đến đất Mỹ thì mới thấy rằng người Việt xa xứ “qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi” mà cuối cùng không thể “trở về quê mình, làng mình” được. Cuốn sách mới nhất Trong Đống Tro Tàn này cho chúng ta cảm tưởng tác giả không còn điều thắc mắc ấy nữa. Con đường địa lý của quả địa cầu dù trên mặt đất hay mặt biển thì rất rõ ràng, đi mãi thì có thể trở về nơi mình xuất phát. Nhưng con đường của lòng người, với bao nhiêu thứ hệ lụy của cuộc sống thì không thể vạch một lộ trình đơn giản nào”.

Trong Nhớ Sơn Nam ông già Nam Bộ có mẫu chuyện “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” của Võ Đắc Danh:  “Dường như với Sơn Nam, mọi thứ đều rất thực tế và rất đơn giản. Trong câu chuyện Âm dương cách trở của ông cách nay gần 20 năm, tôi vẫn bị ám ảnh một chi tiết: Ông già hớt tóc vỉa hè bị công an khu vực xét hộ khẩu, ông nói: “Tôi sống ở đây gần trọn một đời người, chỉ biết mình là công dân của Tổ quốc Việt Nam thôi”. Anh công an hỏi: “Vậy theo ông thế nào là Tổ quốc?”. Ông già nói: “Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn”. Ông già hớt tóc sau đó qua đời, được một người bạn thầy tu cho hỏa táng và mang hũ hài cốt về quê ở U Minh”. Cho đến bây giờ, khát vọng đơn giản của ông già kia vẫn đang là khát vọng của hàng triệu con người. Càng nghĩ càng thấy “đáng sợ” một Sơn Nam.”

Tôi nói với các em sinh viên Nông Học 14 Gia Lai: Trên đây là một số góc nhìn  trãi nghiệm về nơi nào đáng sống nhất và đáng học nhất ?. Đối với Thầy (Hoàng Kim), đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình.  Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.

Hành trình dạy và học là quay về tự thân, tìm lại chính mình.

Câu hỏi: Làm thế nào để dân thoát nghèo có lợi nhất nơi đất ruộng nửa khô nửa nước, đất ương điền canh tác khó khăn? bạn hãy nghe Bảy Nhị chuyện cổ tích cho người lớn để thấu hiểu hành trình đi tìm câu trả lời cho việc đánh thức tiềm năng của một vùng đất rốn phèn năn lác hoang hóa vùng tứ giác Long Xuyên sau hơn 20 năm, nay thành vựa lúa. Bạn sau đó hãy tự mình suy ngẫm, tìm tòi lời giải cho bài toán của chính bạn. (xem tiếp…)

Ông Văn Công Hùng viết:  “Mình chưa gặp ông Nguyễn Minh Nhị chủ tịch tỉnh An Giang bao giờ, nhưng nghe về ông, đọc về ông và đọc của ông thì thấy quý ông, một người tử tế, một lãnh đạo vì dân.

Sáng nay ăn sáng với ông Hoàng Kim, một chuyên gia về nông nghiệp, chuyên gia giỏi ấy, và gặp ông này thì… chủ yếu là ngồi nghe ông nói, đủ mọi chuyện, chuyện gì cũng chính xác vì ông có một trí nhớ rất kinh khủng, dù kiến thức của ông rất dày, ông phải nhớ nó, thế mà còn nhớ biết bao chuyện ngoài chuyên môn nữa. Ông kể về ông Bảy Nhị: Hồi ấy vùng Tứ giác Long Xuyên có vùng rốn phèn Tri Tôn, Tịnh Biên có một vùng đất hoang hóa chua phèn, giữa Kiên Giang và An Giang, chỉ toàn cỏ lút đầu người, chưa có dân. Ông Bảy Nhị lên xin ông Kiệt một ít cho An Giang, mấy chục nghìn héc ta đấy. Ông Kiệt cho. Ông Nhị lên Sài Gòn tìm gặp các nhà khoa học xin tham vấn nên làm gì, có ông Kim. Ông Kim nói có giống sắn 7 tháng thu hoạch có thể trồng xem canh với lúa ở đấy, đánh liếp (luống) lên trồng…

Một sáng ông Kim ngủ dậy, dậy sớm, ra mở cửa, thấy một cái ô tô đẹp và sang đậu trước cổng. Tò mò ra đánh thức cậu lái xe dậy bảo sao lại đậu trước cổng nhà tôi, lái xe bảo cháu lái xe cho ông Bảy nhị, nay là tháng thứ 6 kể từ cuộc gặp với tiến sĩ, ông Nhị bảo cháu chở lên gặp tiến sĩ, nhưng sớm quá, TS đang ngủ nên ông Nhị chạy trước vào vườn thực nghiệm nhổ trước một bụi sắn kiểm tra rồi hẹn cháu quay lại bao giờ TS dậy thì chở TS vào vườn bàn tiếp…

Ông Kim kết luận: Với những lãnh đạo như ông Nhị thì đúng nhà khoa học nào bịp được ông ấy. Là 1/2 cuộc ăn sáng nói chuyện về… khoa học và các nhà khoa học. Huhu khoa học mà không dám nói thật, không biết sự thật, chỉ nói theo, nói dựa vào ý lãnh đạo, chính xác là minh họa cho ý tưởng của lãnh đạo, thì chính lãnh đạo cũng chả cần chứ đừng nói nhân dân. Ý này triển khai lúc 2 anh em nói về hàng loạt nhà máy xăng sinh học… đắp chiếu, dù lúc động thổ hoặc cắt băng toàn nguyên thủ đến dự…

Có lớp sinh viên như thế. Lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo. Câu chuyện về họ là những chuyện thực đời thường như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Dạy và học với họ đã khai mở tiềm năng, đánh thức vốn sống thực tiễn trong tôi, gọi dậy những bài học kinh nghiệm sáng suốt kết nối với lý luận. Thực tiễn là tiêu chuẩn cao nhất của chân lý.

Chúng tôi đến thăm ký túc xá Cỏ May tiếp bước sinh viên nghèo học giỏi trùng hợp với ngày 1 tháng 4 nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tình yêu cuộc sống ‘Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về…’ “sống trong đời sống cần có 1 tấm lòng Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi , để gió cuốn đi …” Phía sau tuyệt phẩm âm nhạc nổi tiếng những ca từ thao thức lòng người, phía sau những tấm lòng và sự dấn thân là những số phận, những câu chuyện đời. Đường xuân chúng ta tiếp bước, chung sức để Tổ Quốc và Dân tộc Việt mãi đi tới. Các bạn , các em hãy viết tiếp

Anh Hinh Lâm Quang viết: “Hoàng Kim bạn già của tôi ơi . Lần này không ra hội trường với anh em, vắng Kim ai cũng nhớ trong đó có người nhớ Kim nhiều hơn cả. Biết là Kim bận mọi người thông cảm chỉ có hơi tiếc nuối thôi. Hẹn Kim lần sau nhé”. Thầy bạn trong đời tôi mãi là câu chuyện không bao giờ quên…

“Lắng nghe chăm chú, hỏi thông minh, học và làm sáng tạo”. Câu chuyện về họ là chuyện thực đời thường như suối nguồn tươi trẻ, thao thiết chảy mãi không ngừng. Chúc các bạn nổ lực học tập để khởi nghiệp thành công.

(*) Tái bút: Ngắm ảnh những sinh viên Nông Lâm ngày tốt nghiệp tự dưng, tôi liên tưởng tới một tản văn thật dễ thương của Văn Công Hùng bạn tôi nột người Huế nay đã thành người Tây Nguyên vì đã gắn bó thật nhiều năm trên đó. Văn Công Hùng viết bài “Ông Núp giữa đời thường” được nhiều người đọcvà quay lại “Lịch sử nhỏ nhoi từ cái giọt nước mắt trùng phùng đến cả một dân tộc vĩ đại từ cái bến nước nơi Núp đã trao vòng cầu hôn cho Liêu đến cái dáng còng của bà Ch’rơ người em của Liêu người vợ nối dây tảo tần chịu thương chịu khó của Núp. Từ ngọn núi Tơ Tung hùng vĩ đến dấu tích hầm chông bẫy đã vẫn còn ở làng S’tơ (Kông Hoa) ngày nào…” …”Hôm ông Núp mất, được quàn ở hội trường tỉnh ủy. Tang lễ phối kết hợp giữa nghi thức nhà binh, phong tục truyền thống Việt và Tây Nguyên. Tức là có tiêu binh điều lệnh, có thắp hương và có cả cồng chiêng. Điều lạ là, rất nhiều người dân bình thường chả liên quan gì đã đến viếng ông. Đến khi đã chuẩn bị di quan, đội tiêu binh đã vào vị trí, khẩu lệnh đã vang lên, vẫn có hơn chục người, là các chị bán vé số, chạy vội vào viếng ông. Họ lạy rất thành kính, rất đúng bài bản, như lạy vĩnh biệt một người ông trong gia đình. Họ biết tin muộn, đã bỏ cá buổi bán đến để chia tay ông. Hôm ấy nghi lễ đã phải dừng lại một lúc để chờ những người dân như họ, viếng ông. Và đoàn người tiễn ông tới nghĩa trang liệt sĩ đông đến mức đầu đã tới nơi mà đuôi vẫn còn ở hội trường. Anh hùng của nhân dân là thế, dù trước đấy có người còn nghĩ, ông Núp mất lâu rồi…”

9ức Thánh Trần lời dặn lại

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365Kim on LinkedInKim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19411
Nhập ngày : 03-09-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 6(24-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 6(23-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 6(22-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 6(21-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 6(20-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 6(19-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 6(18-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 6(17-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 6(16-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 6(15-06-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007