Số lần xem
Đang xem 996 Toàn hệ thống 3138 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Tô điểm Hà Thành một hạt châu
Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu
Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước
Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu
Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm
Bút son kiến quốc hạc đương chầu
Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm
Kìa tượng Vua Lê chót vót cao
1966
(Đã in trong tuyển tập Ngàn năm thương nhớ
NXB Hội Nhà Văn xuất bản năm 2004 nhân kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội)
TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực
Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm.
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời.
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.
LEV TONSTOY NĂM KIỆT TÁC Hoàng Kim
Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại.
LEV TOLSTOY SUY NIỆM MỖI NGÀY
Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy.Ông xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”.
Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tolstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tolstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thừ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, Và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sup đổ của Liên bang Xô Viết.
Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.
Lev Tonstoy ‘Suy niệm mỗi ngày’ 365 ngày, mỗi ngày ông viết một mục suy ngẫm ngắn và sâu sắc. Trung Quốc thời kỳ đại cách mạng văn hóa có một câu chuyện khác tương tự, Lâm Bưu người được coi là nhà đầu tư quyền lực hiệu quả nhất và phát kiến thiên tài khi ông tạo dựng nên được cơn sốt sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông đã tuột mất đại quyền và thành phe thiểu số để cân bằng quyền lực, chọi với đỉnh cao thế lực Đảng Chính quyền phái đa số Lưu Đặng khi ấy Lưu Thiếu Kỳ đã làm Chủ tịch Nước và Đặng Tiểu Bình nắm cương vị Tổng Bí Thư Đảng. Lâm Bưu với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã chọn lọc phát hành 5 triệu cuốn sách đỏ Mao tuyển cho toàn quân và Hồng vệ binh. Cuốn sách đỏ nhỏ bỏ túi này với những danh ngôn tuyển chọn của Mao Trạch Đông có giá trị hiện thực như thế nào trong lật ngược thế cờ bạn đã thấy rõ. Bây giờ chúng ta hãy Đọc lại và suy ngẫm “Đức tin” và “Tình yêu” của Lev Tonstoy trong CNM365 ngày của ông:
Lev Tonstoy viết ĐỨC TIN. Quy luật của Thượng đế tất yếu bao hàm đòi hỏi việc chu toàn ý chí của Ngài. Bởi về tất cả mọi con người đều được Thượng đế sáng tạo ra một cách bình đẳng, nên quy luật của Ngài là Một, chung cho tất cả chúng ta. Đời chúng ta chỉ có thể tốt đẹp khi nào chúng ta hiểu quy luật của Thượng đế và tuân theo nó.
Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác, bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế.
Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta.
Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ“
Lev Tonstoy khuyên chúng ta về ĐỨC TIN. “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng” hãy tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“. Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy.
Lev Tonstoy viết về TÌNH YÊU. Ông Lev Tonstoi khi về già nhớ những kỷ niệm cũ. Ông đã viết “Suy niệm mỗi ngày” cho 365 ngày để tự nhìn lại kiệt tác “Tự thú” mà ông đã viết trước đó. Ông đã đúc kết, chắt lọc, hòa trộn tác phẩm cũ và nâng lên cao hơn trong mục từ TÌNH YÊU. Ông viết: “Người ta hỏi một hiền triết phương Đông: Khoa học là gì? Ông đáp: Biết người. Họ hỏi Cái Thiện là gì? Ông đáp: Yêu người. Để sống theo quy luật của Thượng đế, một con chim phải bay, một con cá phải bơi và một con người phải yêu thương. Cách tốt nhất để cải thiện cuộc đời của nhau là qua tình yêu Yêu là biểu lộ cái tốt lành. Tình yêu không chỉ thực hiện trong lời nói mà còn trong những hành động chúng ta thực hiện vì kẻ khác“.
Hoàng Kim noi theo người Thầy lớn minh triết, thắp lên ngọn đèn trí tuệ của chính mình. Tôi diễn đạt ĐỨC TIN và TÌNH YÊU của tôi theo sự trãi nghiệm cuộc đời niềm tin và nghị lực
NIỀM TIN VÀ NGHỊ LỰC
Hoàng Kim
Minh triết đời người là yêu thương Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.
LEV TONSTOY CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
Lev Tolstoy đại văn hào Nga, là cha đẻ của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình”, đỉnh cao của trí tuệ con người. Tiểu thuyết sử thi vĩ đại này đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968.
Tóm tắt tác phẩm Chiến tranh và hòa bình
Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng trong giới quý tộc Nga của Sankt Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của Napoléon và cuộc chiến tranh sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezukhov rất giàu có, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức. Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hi vọng có thể có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham gia trận đánh Austerlitz lừng danh, bị thương nặng, bị bỏ lại trên chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời. Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natasha con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vasily, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc thông cảm cho nàng lúc này là Pierre. Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Kutuzov được cử làm tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến và tinh thần yêu nước của nhân dân Nga. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị tướng Kutuzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất. Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa. Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Kutuzov hiểu còn Napoléon thì không hiểu. Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên nữa mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản mà . tham gia tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.
“Chiến tranh và hòa bình” là bộ sử thi vĩ đại nhất của Lev Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân Nga và quân đội thiện chiến và tướng lĩnh giỏi của Pháp gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc. Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ XIX : cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805 – 1812, 1812 – 1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu này. Chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm. Một trong những đặc điểm nổi bật khác của “Chiến tranh và hòa bình” là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử Văn học Nga và Văn học thế giới. Phim Chiến tranh và Hoà bình có thời lượng : 484 phút (4 tập): Tập 1 – Andrei Bolkonsky Tập 2 – Natasha Rostova (225 phút – 1965); Tập 3 – 1812 (104 phút – 1966); Tập 4 – Pierre Bezukhov (125 phút – 1966).
Sách Chiến tranh và hòa bìnhlời giới thiệu
Hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra-mốp và V.N.Đê-min đã giới thiệu và bình chọn tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” như sau: “Một lần nhân lúc nhàn rỗi vì chưa có kế hoạch mới, để đỡ buồn tẻ và sốt ruột, tôi nghĩ ra một câu hỏi cho mình tự trả lời: Nếu như ta bị đày ra hoang đảo, và chỉ được phép mang theo một cuốn sách thôi, ta sẽ chọn quyển nào?. Suy nghĩ chốc lát, tôi đưa ra đáp án: “Có lẽ chỉ mỗi “Chiến tranh và hòa bình!” Tại sao ư? Nhiều quyển đáng chọn lắm cơ mà ! Câu trả lời đơn giản là vậy mà hóa ra không dễ trả lời.”
”Chiến tranh và hòa bình” ẩn chứa điều bí mật sau đây: Nó là cuốn cẩm nang, là đáp án của tất cẩ mọi câu hỏi mà độc giả có thể gặp trong cuộc sống. Tiểu thuyết có một tầm bao quát sâu rộng lớn: Tính sử thi hùng tráng và tính trữ tình tinh tế, những suy ngẫm triết lý sâu xa về số phận con người, lịch sử và thế giới, những hình tượng bất tử, luôn sống động như đang hiện diện trước mắt ta nhờ bút pháp diệu kỳ của nhà văn. Sẽ là không đầy đủ, nếu chỉ gọi “Chiến tranh và hòa bình” là bộ “Bách khoa toàn thư”; muốn trọn vẹn hơn, ta phải coi nó là “pháp điển đạo đức”. Định nghĩa này là chính xác, bởi bao thế hệ đã từng không mệt mỏi noi theo, học tập suốt đời lý tưởng sống cao đẹp của An-đrây Bôn-côn-xki và Na-ta-sa Rô-xtôva, học tập chủ nghĩa yêu nước nồng nàn của lớp lớp nhân vật khác trong tác phẩm, và của chính nhà văn….”
GS Tôn Thất Trình trao đổi về Chiến tranh và Hòa bình
Giáo sư Tôn Thất Trình có bài viết khá dài về những hấp dẫn của kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình nhưng có nhận xét khá thú vị Thầy viết “Chiến Tranh và Hòa Bình là truyện của năm gia đình Nga: Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonskki.. không có mấy bi hài kịch tính như truyện Lôi Vũ của Lỗ Tấn-Tàu, các truyên Việt Nam Công chúa Trần Huyền Trân vói vua Chiêm Thành và tướng Trần Khắc Chung: “Đừng về Chiêm quốc nhé Huyền Trân !”, bà Chúa Chè – Trịnh Sâm, Công chúa Ngọc Hân – Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) Vua Gia Long, Công Nương Ngọc Khoa với vua Miên, Chuyện Tám Bính – Bỉ Vỏ- Nguyên Hồng, Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Anh Phải sống của Khái Hưng …”
Vài ghi chép của Hoàng Kim
Ngày 9 tháng 9 có bốn sự kiện Quốc tế trùng hợp: Ngày 9 tháng 9 năm 1791, thủ đô Washington, D.C. được đặt tên theo tên George Washington tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên; Ngày 9 tháng 9 năm 1828 là ngày sinh Lev Tolstoy, nhà văn Nga, tác giả của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình” đỉnh cao văn chương Nga và Thế giới; Ngày 9 tháng 9 năm 1872 là ngày sinh Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ Việt Nam; Ngày 9 tháng 9 năm 1976 là ngày mất của Mao Trạch Đông, lãnh tụ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Bốn nhân vật lịch sử trên đây ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hóa của bốn dân tộc và nhân loại. Họ nếu sinh ra đồng thời và sống chung cùng một chổ liệu họ có trở thành những người bạn chí thiết?
George Washington, Lev Tolstoy, Phan Châu Trinh ba người đều có quan điểm triết học thiên về tiến hóa, bảo tồn và phát triển nhưng Mao Trạch Đông thi lại có quan điểm triết học thiên về cách mạng, cải tạo con người, cải tạo xã hội. Một bên năng về xây, một bên năng về chống.
Mao Trạch Đông bình sinh kính trọng George Washington, Lev Tolstoy nhưng thích quan điểm cách mạng của Karl Marx và Vladimir Lenin hơn. Mao Trạch Đông nghiên cứu sâu sắc triết học phương Tây và phương Đông nhưng văn chương thì yêu thích nhất là kiệt tác Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông khi ở trên đỉnh cao quyền lực thì cuốn sách không rời tay là “Tư trị Thông giám” học về thuật cai trị của đế vương, nhằm tìm trong sự rối loạn của lịch sử những quy luật và mưu lược kinh bang tế thế. Mao chủ trương “cách mạng gia tộc, cách mạng sư sinh (thầy và trò)“. Ông chủ trương: “Cách mạng không thoát khỏi chiến tranh, mới có thể xóa cũ lập mới”. Tháng 8 năm 1917, Mao đã viết thư cho học giả Bắc Kinh nói lên sự cần thiết của triết học Trung Quốc. Ông nói: “Đây không phải là vấn đề lấy triết học của phương Tây để thay thế, bởi vì dân chủ của giai cấp tư sản phương Tây đã không đủ khả năng giải quyết vấn đề của nhân loại. Cho nên tư tưởng phương Tây, phương Đông phải biết cách lợi dụng. Ý của tôi là tư tưởng phương Tây vẫn chưa đầy đủ, trong đó có nhiều bộ phận phải được cải tạo đồng thời với tư tưởng phương Đông. Vấn đề mấu chốt ăn sâu và tim óc và tiềm thức của Mao Trạch Đông là cách mạng, là nổ lực cải tạo Trung Quốc, cải tạo Thế Giới.
Thế giới đang đổi thay. Những người theo quan điểm thực dụng, hiện sinh đang chen lấn với những người cách mạng, bạo lực và các xu hướng vị kỷ, tôn thờ tự do cá nhân, xã hội dân sự, dân chủ …
“Chiến tranh và hòa bình” kiệt tác của Lev Tolstoy, cần đọc lại và suy ngẫm.
Còn ba tác phẩm Ana Karenina, Phục sinh; Đường sống; tôi sẽ dành chiêm nghiệm vào một dịp khác.
TRANG THƠHOÀNG TRUNG TRỰC Hoàng Kim
Chúc mừng anh chị Hoàng Trung Trực, Trần Thị Hương Du về tập thơ Hoàng Trung Trực ‘dấu chân người lính‘ gồm sáu bài: Viếng mộ cha mẹ; Nhớ bạn, Mảnh đạn trong người; Bền chí; Trò chuyện với thiền sư, Trạng Trình và tập sử thi ‘Dấu chân người lính‘ với một số ghi chú (Notes). ‘Dấu chân người lính’ thơ Hoàng Trung Trực ghi lại kỷ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Trân trọng giới thiệu cùng quý thầy bạn và người đọc; xem tiếphttps://hoangkimvn.wordpress.com/2020/09/08/trang-tho-hoang-trung-truc/
VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực
Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là binh nghiệp cha một thuở đau đời
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.
Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng
Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương
Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình
MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI Hoàng Trung Trực
Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…
Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.
Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình
Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa
Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê
Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.
BỀN CHÍ Hoàng Trung Trực
Chỉ có chí mới giúp ta đứng vững
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
Giờ ta hiểu vì sao Đặng Dung mài kiếm
Thơ “Thuật hoài” đau cảnh trần ai.
Cụ Nguyễn Du vì sao nén thở dài
Quan san cả trong lòng người áo gầm
Lầu Ngưng Bích vì đâu Kiều xế bóng
Khúc “Đoạn trường” dậy sóng nhớ lòng ai
Phạm Ngũ Lão sớm xuất chúng hơn người
Vì sao thành một hiền nhân trầm mặc
Ai chộn rộn đi kiếm tìm quyền lực
Để đời Ức Trai phải chịu án Lệ Chi Viên
Thương Nguyễn kim nặng lòng tri kỷ
Xoay cơ trời tạo lại nghiệp nhà Lê
Giữa sa trường phải chịu thác mưu gian
Gương trung liệt dám quên mình vì nước
Ơn Trạng Trình nhìn sâu thế nước
Miền Đằng Trong hiến kế Nguyễn Hoàng
Hoành Linh Lũy Thầy dựng nghiệp phương Nam
Đào Duy Từ người Thầy nhà Nguyễn
Sông núi này mỏi mòn cố quận
Hạnh Phúc là gì mà ta chưa hay
Ta đọc Kiều thương hàn sĩ đời nay
Còn lận đận giữa mênh mang trời đất.
Ta an viên vợ con, em trai Thầy học
Anh trai ta lưu ‘Khát vọng” ở đời
Chỉ có chí cùng niềm tin chân thật
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
TRÒ CHUYỆN VỚI THIỀN SƯ Hoàng Trung Trực
Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời
Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.
Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.
Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành
TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực
Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.
DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH Hoàng Trung Trực
Cuộc đời và thời thế
Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương Nước nhà gặp cảnh tai ương Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh Pháp Nhật Tàu tới hoành hành Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân Người dân khổ cực muôn phần Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha Trường Sơn rừng núi là nhà Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời *
(*) Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nên ông đã mô tả người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xemBorlaug và Hemingway
Tô điểm Hà Thành một hạt châu
Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu
Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước
Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu
Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm
Bút son kiến quốc hạc đương chầu
Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm
Kìa tượng Vua Lê chót vót cao
1966
(Đã in trong tuyển tập Ngàn năm thương nhớ
NXB Hội Nhà Văn xuất bản năm 2004 nhân kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội)
TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực
Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm.
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời.
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.
LEV TONSTOY NĂM KIỆT TÁC Hoàng Kim
Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại.
LEV TOLSTOY SUY NIỆM MỖI NGÀY
Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy.Ông xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”.
Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tolstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tolstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thừ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, Và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sup đổ của Liên bang Xô Viết.
Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.
Lev Tonstoy ‘Suy niệm mỗi ngày’ 365 ngày, mỗi ngày ông viết một mục suy ngẫm ngắn và sâu sắc. Trung Quốc thời kỳ đại cách mạng văn hóa có một câu chuyện khác tương tự, Lâm Bưu người được coi là nhà đầu tư quyền lực hiệu quả nhất và phát kiến thiên tài khi ông tạo dựng nên được cơn sốt sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông đã tuột mất đại quyền và thành phe thiểu số để cân bằng quyền lực, chọi với đỉnh cao thế lực Đảng Chính quyền phái đa số Lưu Đặng khi ấy Lưu Thiếu Kỳ đã làm Chủ tịch Nước và Đặng Tiểu Bình nắm cương vị Tổng Bí Thư Đảng. Lâm Bưu với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã chọn lọc phát hành 5 triệu cuốn sách đỏ Mao tuyển cho toàn quân và Hồng vệ binh. Cuốn sách đỏ nhỏ bỏ túi này với những danh ngôn tuyển chọn của Mao Trạch Đông có giá trị hiện thực như thế nào trong lật ngược thế cờ bạn đã thấy rõ. Bây giờ chúng ta hãy Đọc lại và suy ngẫm “Đức tin” và “Tình yêu” của Lev Tonstoy trong CNM365 ngày của ông:
Lev Tonstoy viết ĐỨC TIN. Quy luật của Thượng đế tất yếu bao hàm đòi hỏi việc chu toàn ý chí của Ngài. Bởi về tất cả mọi con người đều được Thượng đế sáng tạo ra một cách bình đẳng, nên quy luật của Ngài là Một, chung cho tất cả chúng ta. Đời chúng ta chỉ có thể tốt đẹp khi nào chúng ta hiểu quy luật của Thượng đế và tuân theo nó.
Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác, bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế.
Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta.
Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ“
Lev Tonstoy khuyên chúng ta về ĐỨC TIN. “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng” hãy tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“. Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy.
Lev Tonstoy viết về TÌNH YÊU. Ông Lev Tonstoi khi về già nhớ những kỷ niệm cũ. Ông đã viết “Suy niệm mỗi ngày” cho 365 ngày để tự nhìn lại kiệt tác “Tự thú” mà ông đã viết trước đó. Ông đã đúc kết, chắt lọc, hòa trộn tác phẩm cũ và nâng lên cao hơn trong mục từ TÌNH YÊU. Ông viết: “Người ta hỏi một hiền triết phương Đông: Khoa học là gì? Ông đáp: Biết người. Họ hỏi Cái Thiện là gì? Ông đáp: Yêu người. Để sống theo quy luật của Thượng đế, một con chim phải bay, một con cá phải bơi và một con người phải yêu thương. Cách tốt nhất để cải thiện cuộc đời của nhau là qua tình yêu Yêu là biểu lộ cái tốt lành. Tình yêu không chỉ thực hiện trong lời nói mà còn trong những hành động chúng ta thực hiện vì kẻ khác“.
Hoàng Kim noi theo người Thầy lớn minh triết, thắp lên ngọn đèn trí tuệ của chính mình. Tôi diễn đạt ĐỨC TIN và TÌNH YÊU của tôi theo sự trãi nghiệm cuộc đời niềm tin và nghị lực
NIỀM TIN VÀ NGHỊ LỰC
Hoàng Kim
Minh triết đời người là yêu thương Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.
LEV TONSTOY CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
Lev Tolstoy đại văn hào Nga, là cha đẻ của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình”, đỉnh cao của trí tuệ con người. Tiểu thuyết sử thi vĩ đại này đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968.
Tóm tắt tác phẩm Chiến tranh và hòa bình
Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng trong giới quý tộc Nga của Sankt Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của Napoléon và cuộc chiến tranh sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezukhov rất giàu có, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức. Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hi vọng có thể có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham gia trận đánh Austerlitz lừng danh, bị thương nặng, bị bỏ lại trên chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời. Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natasha con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vasily, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc thông cảm cho nàng lúc này là Pierre. Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Kutuzov được cử làm tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến và tinh thần yêu nước của nhân dân Nga. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị tướng Kutuzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất. Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa. Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Kutuzov hiểu còn Napoléon thì không hiểu. Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên nữa mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản mà . tham gia tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.
“Chiến tranh và hòa bình” là bộ sử thi vĩ đại nhất của Lev Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân Nga và quân đội thiện chiến và tướng lĩnh giỏi của Pháp gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc. Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ XIX : cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805 – 1812, 1812 – 1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu này. Chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm. Một trong những đặc điểm nổi bật khác của “Chiến tranh và hòa bình” là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử Văn học Nga và Văn học thế giới. Phim Chiến tranh và Hoà bình có thời lượng : 484 phút (4 tập): Tập 1 – Andrei Bolkonsky Tập 2 – Natasha Rostova (225 phút – 1965); Tập 3 – 1812 (104 phút – 1966); Tập 4 – Pierre Bezukhov (125 phút – 1966).
Sách Chiến tranh và hòa bìnhlời giới thiệu
Hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra-mốp và V.N.Đê-min đã giới thiệu và bình chọn tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” như sau: “Một lần nhân lúc nhàn rỗi vì chưa có kế hoạch mới, để đỡ buồn tẻ và sốt ruột, tôi nghĩ ra một câu hỏi cho mình tự trả lời: Nếu như ta bị đày ra hoang đảo, và chỉ được phép mang theo một cuốn sách thôi, ta sẽ chọn quyển nào?. Suy nghĩ chốc lát, tôi đưa ra đáp án: “Có lẽ chỉ mỗi “Chiến tranh và hòa bình!” Tại sao ư? Nhiều quyển đáng chọn lắm cơ mà ! Câu trả lời đơn giản là vậy mà hóa ra không dễ trả lời.”
”Chiến tranh và hòa bình” ẩn chứa điều bí mật sau đây: Nó là cuốn cẩm nang, là đáp án của tất cẩ mọi câu hỏi mà độc giả có thể gặp trong cuộc sống. Tiểu thuyết có một tầm bao quát sâu rộng lớn: Tính sử thi hùng tráng và tính trữ tình tinh tế, những suy ngẫm triết lý sâu xa về số phận con người, lịch sử và thế giới, những hình tượng bất tử, luôn sống động như đang hiện diện trước mắt ta nhờ bút pháp diệu kỳ của nhà văn. Sẽ là không đầy đủ, nếu chỉ gọi “Chiến tranh và hòa bình” là bộ “Bách khoa toàn thư”; muốn trọn vẹn hơn, ta phải coi nó là “pháp điển đạo đức”. Định nghĩa này là chính xác, bởi bao thế hệ đã từng không mệt mỏi noi theo, học tập suốt đời lý tưởng sống cao đẹp của An-đrây Bôn-côn-xki và Na-ta-sa Rô-xtôva, học tập chủ nghĩa yêu nước nồng nàn của lớp lớp nhân vật khác trong tác phẩm, và của chính nhà văn….”
GS Tôn Thất Trình trao đổi về Chiến tranh và Hòa bình
Giáo sư Tôn Thất Trình có bài viết khá dài về những hấp dẫn của kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình nhưng có nhận xét khá thú vị Thầy viết “Chiến Tranh và Hòa Bình là truyện của năm gia đình Nga: Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonskki.. không có mấy bi hài kịch tính như truyện Lôi Vũ của Lỗ Tấn-Tàu, các truyên Việt Nam Công chúa Trần Huyền Trân vói vua Chiêm Thành và tướng Trần Khắc Chung: “Đừng về Chiêm quốc nhé Huyền Trân !”, bà Chúa Chè – Trịnh Sâm, Công chúa Ngọc Hân – Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) Vua Gia Long, Công Nương Ngọc Khoa với vua Miên, Chuyện Tám Bính – Bỉ Vỏ- Nguyên Hồng, Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Anh Phải sống của Khái Hưng …”
Vài ghi chép của Hoàng Kim
Ngày 9 tháng 9 có bốn sự kiện Quốc tế trùng hợp: Ngày 9 tháng 9 năm 1791, thủ đô Washington, D.C. được đặt tên theo tên George Washington tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên; Ngày 9 tháng 9 năm 1828 là ngày sinh Lev Tolstoy, nhà văn Nga, tác giả của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình” đỉnh cao văn chương Nga và Thế giới; Ngày 9 tháng 9 năm 1872 là ngày sinh Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ Việt Nam; Ngày 9 tháng 9 năm 1976 là ngày mất của Mao Trạch Đông, lãnh tụ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Bốn nhân vật lịch sử trên đây ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hóa của bốn dân tộc và nhân loại. Họ nếu sinh ra đồng thời và sống chung cùng một chổ liệu họ có trở thành những người bạn chí thiết?
George Washington, Lev Tolstoy, Phan Châu Trinh ba người đều có quan điểm triết học thiên về tiến hóa, bảo tồn và phát triển nhưng Mao Trạch Đông thi lại có quan điểm triết học thiên về cách mạng, cải tạo con người, cải tạo xã hội. Một bên năng về xây, một bên năng về chống.
Mao Trạch Đông bình sinh kính trọng George Washington, Lev Tolstoy nhưng thích quan điểm cách mạng của Karl Marx và Vladimir Lenin hơn. Mao Trạch Đông nghiên cứu sâu sắc triết học phương Tây và phương Đông nhưng văn chương thì yêu thích nhất là kiệt tác Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông khi ở trên đỉnh cao quyền lực thì cuốn sách không rời tay là “Tư trị Thông giám” học về thuật cai trị của đế vương, nhằm tìm trong sự rối loạn của lịch sử những quy luật và mưu lược kinh bang tế thế. Mao chủ trương “cách mạng gia tộc, cách mạng sư sinh (thầy và trò)“. Ông chủ trương: “Cách mạng không thoát khỏi chiến tranh, mới có thể xóa cũ lập mới”. Tháng 8 năm 1917, Mao đã viết thư cho học giả Bắc Kinh nói lên sự cần thiết của triết học Trung Quốc. Ông nói: “Đây không phải là vấn đề lấy triết học của phương Tây để thay thế, bởi vì dân chủ của giai cấp tư sản phương Tây đã không đủ khả năng giải quyết vấn đề của nhân loại. Cho nên tư tưởng phương Tây, phương Đông phải biết cách lợi dụng. Ý của tôi là tư tưởng phương Tây vẫn chưa đầy đủ, trong đó có nhiều bộ phận phải được cải tạo đồng thời với tư tưởng phương Đông. Vấn đề mấu chốt ăn sâu và tim óc và tiềm thức của Mao Trạch Đông là cách mạng, là nổ lực cải tạo Trung Quốc, cải tạo Thế Giới.
Thế giới đang đổi thay. Những người theo quan điểm thực dụng, hiện sinh đang chen lấn với những người cách mạng, bạo lực và các xu hướng vị kỷ, tôn thờ tự do cá nhân, xã hội dân sự, dân chủ …
“Chiến tranh và hòa bình” kiệt tác của Lev Tolstoy, cần đọc lại và suy ngẫm.
Còn ba tác phẩm Ana Karenina, Phục sinh; Đường sống; tôi sẽ dành chiêm nghiệm vào một dịp khác.
TRANG THƠHOÀNG TRUNG TRỰC Hoàng Kim
Chúc mừng anh chị Hoàng Trung Trực, Trần Thị Hương Du về tập thơ Hoàng Trung Trực ‘dấu chân người lính‘ gồm sáu bài: Viếng mộ cha mẹ; Nhớ bạn, Mảnh đạn trong người; Bền chí; Trò chuyện với thiền sư, Trạng Trình và tập sử thi ‘Dấu chân người lính‘ với một số ghi chú (Notes). ‘Dấu chân người lính’ thơ Hoàng Trung Trực ghi lại kỷ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Trân trọng giới thiệu cùng quý thầy bạn và người đọc; xem tiếphttps://hoangkimvn.wordpress.com/2020/09/08/trang-tho-hoang-trung-truc/
VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực
Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là binh nghiệp cha một thuở đau đời
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.
Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng
Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương
Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình
MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI Hoàng Trung Trực
Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…
Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.
Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình
Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa
Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê
Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.
BỀN CHÍ Hoàng Trung Trực
Chỉ có chí mới giúp ta đứng vững
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
Giờ ta hiểu vì sao Đặng Dung mài kiếm
Thơ “Thuật hoài” đau cảnh trần ai.
Cụ Nguyễn Du vì sao nén thở dài
Quan san cả trong lòng người áo gầm
Lầu Ngưng Bích vì đâu Kiều xế bóng
Khúc “Đoạn trường” dậy sóng nhớ lòng ai
Phạm Ngũ Lão sớm xuất chúng hơn người
Vì sao thành một hiền nhân trầm mặc
Ai chộn rộn đi kiếm tìm quyền lực
Để đời Ức Trai phải chịu án Lệ Chi Viên
Thương Nguyễn kim nặng lòng tri kỷ
Xoay cơ trời tạo lại nghiệp nhà Lê
Giữa sa trường phải chịu thác mưu gian
Gương trung liệt dám quên mình vì nước
Ơn Trạng Trình nhìn sâu thế nước
Miền Đằng Trong hiến kế Nguyễn Hoàng
Hoành Linh Lũy Thầy dựng nghiệp phương Nam
Đào Duy Từ người Thầy nhà Nguyễn
Sông núi này mỏi mòn cố quận
Hạnh Phúc là gì mà ta chưa hay
Ta đọc Kiều thương hàn sĩ đời nay
Còn lận đận giữa mênh mang trời đất.
Ta an viên vợ con, em trai Thầy học
Anh trai ta lưu ‘Khát vọng” ở đời
Chỉ có chí cùng niềm tin chân thật
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
TRÒ CHUYỆN VỚI THIỀN SƯ Hoàng Trung Trực
Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời
Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.
Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.
Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành
TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực
Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.
DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH Hoàng Trung Trực
Cuộc đời và thời thế
Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương Nước nhà gặp cảnh tai ương Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh Pháp Nhật Tàu tới hoành hành Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân Người dân khổ cực muôn phần Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha Trường Sơn rừng núi là nhà Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời *
(*) Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nên ông đã mô tả người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xemBorlaug và Hemingway
Tuổi thơ trong nghèo đói
Ai quyền sống được làm người
Mà dân mất nước gặp thời chua cay?
Đời Cha sự nghiệp đổi thay
Lính Tây ngày trước, thời này đánh Tây Ru ta lời Mẹ đêm ngày
Vọng theo hồn Nước tháng ngày bên Cha
Cha thì chiến đấu đường xa
Mẹ con chạy giặc, cửa nhà thì không
Nỗi niềm cuộc sống đau lòng
Bão mưa tàn phá, gió lồng không ngơi.
Gia đình nhiều nguy nan
Mẹ ta dãi nắng dầm mưa
Lo cho con có cháo dưa học hành
Giữa rừng số phận mong manh
Mẹ phải chịu bệnh hoành hành héo hon
Đời Mẹ chung thủy sắt son
Đời Cha lính chiến tuổi xuân đọa đày
Lời thề nguyên bản xưa nay
Đã là người lính không lay lòng vàng
Bệnh về chẳng chút thở than
Bao nhiêu mầm bệnh Cha mang theo về
Mẹ Cha bao gian khổ
Bệnh sốt rét thật là ghê
Gan lách phù thủng trăm bề hại Cha
Chiến tranh tan cửa nát nhà
Mình Cha xoay xở thật là gian nan
Phận con rau cháo cơ hàn
Tuổi thơ năm tháng bần hàn Mẹ Cha
Tháng ngày khoai muối dưa cà
Đời còn Cha Mẹ đậm đà tình thương
Tình Cha Mẹ, nghĩa Nước Non
Tháng ngày chăm chút vuông tròn hiếu trung.
Tuổi xuân vui lên đường
Lên đường theo lệnh tòng quân Xa nhà nỗi nhớ bội phần từ đây
Mẹ khóc nước mắt tuôn đầy
Lo con gian khổ cuộc đời chiến binh
Cha không khóc chỉ làm thinh
Tiễn con tựa cửa lặng nhìn theo con Vần xoay sự nghiệp vuông tròn
Dấu chân Cha trước, nay con theo Người
Gẫm suy mới rõ thế thời
Hoàng Trung Trực đã thành người chiến binh.
Giải phóng nước bạn Lào
(10/1963- 5/1965)Đất Hương Khê , núi Quảng Bình
Vượt Trường Sơn vắt sức mình kiệt hao
Núi Phú Riềng, đất Lạc Xao
Nơi này ghi dấu chiến hào binh ta
Đời nhọc nhằn, thân xót xa Trĩu vai súng đạn, gạo là quanh lưng
Vượt bao đèo dốc hành quân
Liên hồi tác chiến, máu dầm mồ hôi
Lại thêm sốt rét từng hồi
Thuốc men chẳng có, tháng trời toàn măng
Chia nhau chén cháo cứu thân
Trên bom, dưới đạn, ngủ hầm, tình thâm.
Nhớ người thân đã khuất
Đêm trường thân lại xông pha
Theo chân thủ trưởng vào ra trận thù
Đạn giặc đan chéo như mưa
Đôi chân thủ trưởng đạn cưa mất rối
Trong ta tỉnh thức tình người
Cõng ngay thủ trưởng xuôi đồi chạy lui
Đêm rừng trời lại tối thui
Lạc mất phương hướng tới lui tìm đường
Quay đầu hỏi ý tình thương
Mới hay thủ trưởng tìm đường đi xa
Không hơi thở một xác ma
Làm ta thực sự xót xa một mình Người thấm mệt, phút tử sinh
Giữa rừng im ắng lặng thinh không người
Chỉ nghe tiếng thú quanh đồi Làm cho ớn lạnh khắp người của ta
Song vì cái đói không tha
Cho nên khiếp sợ theo đà mất tiêu
Trãi qua những phút hiểm nghèo
Vác xác thủ trưởng cố leo tìm đường.
Giữa rừng núi, không người thương
Còn đâu phương hướng, tai ương không người
Một tâm hồn một cuộc đời
Không gạo không lửa, giữa trời rừng xanh
Một mình tính mạng mong manh
Tình thương người lính giúp anh chí bền
Năm ngày thủ trưởng vẫn nguyên
Tìm ra đơn vị bình yên lòng mình.
Tin Mẹ mất giữa chiến trường
(xem tiếp chuỗi chiến dịch và sự kiện chính …)
(*) Hoàng Trung Trực ‘dấu chân người lính‘ ghi lại kỷ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh.
Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, thương binh bậc 2/4, hiện đã nghĩ hưu từ tháng 11/1991 tại số nhà 28/8/25 đường Lương Thế Vinh , phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra và lớn lên trong thời điểm của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dài nhất, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Ông đã trở thành người lính trưởng thành trong lửa đạn, chỉ huy từ tiểu đội đến sư đoàn binh chủng hợp thành, trãi qua các chiến dịch giải phóng nước bạn Lào 10/1963- 5/1965, đường 9 Khe Sanh Quảng Trị 6/1965 -12/1967, Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế 1/1968 – 12/1970, đường 9 Nam Lào 1/1971-4/1971, thành cổ Quảng Trị 5/1972-11/1973; các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh 12/1973-4/1975; các chiến dịch giúp nước bạn Cămpuchia 5/1977-12/1985. Ông đã qua Học viện Lục Quân Đà Lạt, Học viện Quân sự Cao cấp Khóa 1 ở Hà Nội, Chủ tịch Quân quản Quận 10, Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tư lệnh Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo.Ông có vợ là bà Trần Thị Hương Du, là bộ đội đướng ống dẫn dầu trong chiến tranh thống nhất tổ quốc, sau năm 1975 làm ở Ngân hàng (đã nghỉ hưu) với gia đình hai con là Hoàng Thế Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn bác sỹ.
TỪ MAO TRẠCH ĐÔNG TỚI TẬP CẬN BÌNH Hoàng Kim
nghiên cứu lịch sử nhằm tìm hiểu bình sinh Mao Trạch Đông và bình sinh Tập Cận Bình. Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông là một nhân vật hiếm có trong lịch sử, nghìn năm công tội. Thời gian và sự khen chê không thể xóa nhòa những dấu ấn nổi bật của Mao. Di sản của Mao Trạch Đông không chỉ là bốn bộ trước tác nổi tiếng “Luận về thực tiễn”, “Luận về mâu thuẫn”, “Bàn về đánh lâu dài” “Bàn về Chủ nghĩa Dân chủ mới” mà chủ yếu là triều đại, thực tiễn và tư tưởng. Chức vụ tối cao của Mao Trạch Đông được trao truyền qua các thế hệ lãnh đạo của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa lần lượt từ Mao Trạch Đông, tiếp nối là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đến Tập Cận Bình, nay đã trên 70 năm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là con người bí ẩn với hai cuốn sách lớn “Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầu” và “Những Suy tư từ sông Dương Tử“ góp phần giúp ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử khó khăn chọn ra người đứng đầu chính phủ cùa một quốc gia hơn 1, 34 tỷ người, dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Cách hành xử của vị lãnh tụ này thật cẩn trọng, quyết đoán và khó lường. Các chuyên gia chiến lược thế giới suy đoán về tư tưởng và đường lối chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình là Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới ,Giấc mộng Trung Quốc, ‘Một vành đai một con đường’ kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin Tư tưởng Mao Trạch Đông Lý luận Đặng Tiểu Bình, Thuyết Ba Đại Diện, Quan điểm phát triển khoa học. Chủ tịch Tập Cận Bình chọn theo Mao là chọn theo đường lối thực tiễn “có lý, có lợi, đúng lúc”.
Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình Bài 1 đã được đăng năm 2015 . Bài 2 đã được đăng năm 2016. Bài 3 đăng vào ngày 10 tháng 10 năm 2017 Bài 4 đăng ngày 23 tháng 7 năm 2018. Bài 5 đăng ngày 23 tháng 7 năm 2020.
BÌNH SINH MAO TRẠCH ĐÔNG
Ngày 19 tháng 6 năm 1945, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông liên tục giữ chức vụ này cho đến khi từ trần. Ngày 19 tháng 6 năm 1944, trước đó một năm so ngày Mao đượcbầu , cũng là ngày khởi đầu trận hải chiến bằng hàng không mẫu hạm lớn nhất trong lịch sử thế giới giữa hải quân Đế quốc Nhật Bản và hải quân Mỹ tại quần đảo Mariana, thuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, kết quả hải quân Mỹ thắng.
Chủ tịch Mao Trạch Đông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1893, mất ngày 9 tháng 9 năm 1976, ông tên tự Nhuận Chi, bút danh là Tử Nhậm, làm Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc.
Chủ tịch Mao Trạch Đông đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được Trung Quốc hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay ban lãnh đạo Trung Quốc gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông. Những người theo chủ nghĩa này gọi là những người Mao-ít (Maoist), tương tự như Marxist, Leninist.
Chủ tịch Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, nhưng cũng bị phê phán về trách nhiệm của ông trong nạn đói 1959 – 1961 và những tai họa của Cách mạng văn hóa. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Đại nhảy vọt) trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa. Theo một số liệu thống kê, Mao Trạch Đông là nhà lãnh đạo đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người.
Chủ tịch Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Mao Chủ tịch. Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, ông được tôn là người có bốn cái “vĩ đại”: Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại.
Chủ tịch Mao Trạch Đông nắm chức vụ tối cao của thế hệ thứ nhất ngày 19 tháng 6 năm 1945 và chức vụ này được trao truyền qua các thế hệ lãnh đạo của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa lần lượt từ Mao Trạch Đông, tiếp nối là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đến Tập Cận Bình. Từ đó cho đến ngày 19 tháng 6 năm 2015 là vừa tròn 70 năm. Theo quy định về tuổi tác và nhiệm kỳ thì Tập Cận Bình sẽ phải về hưu sau đại hội năm 2022, và sau đại hội năm 2017 thì 5 trên 7 ủy viên thường vụ hiện nay sẽ phải về hưu nhường chỗ cho các gương mặt mới cũng như đại diện của thế hệ thứ sáu (*). Đường lối của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nay, theo đánh giá của Peter Martin và David Cohen, là “theo Mao và mãi mãi theo Mao” (Mao and Forever).
Mao Trạch Đông gia đình và dòng họ
Chủ tịch Mao Trạch Đông sinh giờ Thìn ngày 19 tháng 11 năm Quý Tị (năm Quang Tự thứ 19) theo âm lịch, tức 26 tháng 12 năm 1893 tại làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Ông là con út trong một gia đình trung nông.
Mao Trạch Đông có bố là Mao Di Xương, tên tự là Mao Thuận Sinh, sinh ngày 15 tháng 10 năm 1870, mất ngày 23 tháng 1 năm 1920. Mẹ của Mao Trạch Đông là Văn Thất Muội sinh ngày 12 tháng 2 năm 1867 mất ngày 5 tháng 10 năm 1919, lấy chồng năm 1885. ông nội là Mao Ân Phổ; cố nội là Mao Tổ Nhân. Dòng tộc của ông vào thời nhà Minh đã di cư từ tỉnh Giang Tây đến đây và nhiều đời làm nghề nông.
Mao Trạch Đông có bảy anh chị em gồm 5 trai và 2 gái. Hai anh trai và chị gái Mao Trạch Đông đều chết sớm. Hai em trai Mao Trạch Dân, Mao Trạch Đàm cùng Dương Khai Tuệ vợ Mao Trạch Đông và chị họ Mao Trạch Kiến (còn gọi là Mao Trạch Hồng) đều bị Quốc dân Đảng giết trong thời kỳ nội chiến.
Mao Trạch Đông lần lượt kết hôn với bốn người. Khi 14 tuổi, bố ông đã sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị (1889–1910), kết hôn năm 1907, nhưng Mao không công nhận cuộc hôn nhân ép buộc này và hai người chưa hề ăn ở với nhau và không có con. Ông kết hôn năm 1921 với Dương Khai Tuệ (1901–1930) ở Trường Sa, sống với nhau đến năm 1927. Bà bị Quốc dân Đảng hành quyết năm 1930. Bà sinh được 3 người con trai. Ông kết hôn với Hạ Tử Trân (1910 – 1984) người Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây. Hai người chung sống từ tháng 5 năm 1928, đến năm 1937 thì bà sang Liên Xô chữa bệnh. Bà sinh nở 6 lần nhưng 5 con chết non hoặc mất tích và chỉ có Lý Mẫn trưởng thành. Ông kết hôn với Giang Thanh từ năm 1938 đến lúc Mao mất và có một con gái là Lý Nạp.
Mao Trạch Đông có bốn người con trưởng thành (chưa tính những người chết lúc còn quá nhỏ): Con cả của ông với bà Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Long (1921- 1931?) mất tích. (*) Có người cho rằng đó là Tô Chú, biệt danh là Hoa Quốc Phong, là người tham gia cuộc kháng chiến chống Nhật, sau khi thực hiện cuộc Vạn lý trường chinh năm 1936, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1938, tham gia chiến đấu trong Bát Lộ Quân 12 năm dưới sự chỉ huy của tướng Chu Đức, phụ trách Uỷ ban tuyên truyền cấp tỉnh của Đảng hồi giữa thập niên 1940, được bầu vào Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản năm 1969, trở thành bộ trưởng Bộ Công an năm 1972, sau khi người tiền nhiệm là Tạ Phú Trị qua đời, vào Bộ Chính trị năm 1973, trở thành Phó Thủ tướng năm 1975, quyền Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi Chu Ân Lai mất tháng 1 năm 1976, trở thành Thủ tướng và phó Chủ tịch thứ nhất của Đảng tháng 4 năm 1976, và Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc khi Mao chết, tháng 9 năm 1976, được chỉ định kế tục Mao Trạch Đông trở thành lãnh tụ tối cao Đảng Cộng sản Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vài năm sau, ông bị Đặng Tiểu Bình lật đổ và buộc phải về hưu sớm); Con trai thứ hai của Mao Trạch Đông với bà Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Anh (1922-1950), trước học ở Liên Xô, sau chết trong kháng Mỹ viện Triều, kết hôn với Lưu Tư Tề, tên khai sinh là Lưu Tùng Lâm; Con trai thứ ba của ông với bà Dương Khai Tuệ là Mao Ngạn Thanh (1923-2007), kết hôn với Thiệu Hoa, em gái Lưu Tư Tề, sinh ra con trai là Mao Tân Vũ hiện là tướng lĩnh trong quân đội Trung Quốc; Con gái của Mao Trạch Đông với Hạ Tử Trân là Lý Mẫn, sinh năm 1936), kết hôn với Khổng Lệnh Hoa, sinh ra con trai là Khổng Kế Ninh, con gái là Khổng Đông Mai. Mao từng có biệt danh là Lý Đức Thắng, nên có lẽ vì vậy mà Lý Mẫn lấy họ này; Con gái của Mao Trạch Đông với Giang Thanh là Lý Nạp, sinh năm 1940, kết hôn với Vương Cảnh Thanh, sinh ra con trai là Vương Hiệu Chi. Lý là họ gốc của Giang Thanh. Lưu ý là tên đệm trong từng thế hệ gia đình Mao là giống nhau, tuần tự các đời là Tổ-Ân-Di-Trạch-Ngạn. Các con của Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm có tên đệm là Viễn. Mao Viễn Tân là một nhận vật quan trọng thời cách mạng văn hóa. Người Trung Nam Hải xì xào, Mao có đại phúc tướng nhưng chỉ có diễm phúc mà thiếu thê phúc. Quan hệ vợ con ngoài hôn thú của Mao Trạch Đông hiện vẫn còn là điều bí ẩn.
Mao Trạch Đông cuộc đời và sự nghiệp
Mao Trạch Đông lúc còn là một học sinh 18 tuổi thì Cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ, triều nhà Thanh bị lật đổ, những người lãnh đạo Cách mạng Trung Quốc tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa nhưng không thành lập được một chính phủ thống nhất và vững vàng, dẫn đến cuộc nội chiến trong một thời gian dài. Mao Trạch Đông phục vụ trong quân đội tỉnh Hồ Nam, sau đó trở về trường học. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với giáo sư Dương Xương Tế, người thầy học và là cha vợ tương lai, lên Bắc Kinh. Giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh và giới thiệu Mao Trạch Đông làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lý Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc Tú, Hồ Thích và Tiền Huyền Đồng giảng bài. Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. Sau phong trào Ngũ Tứ, ngày 4 tháng 5 năm 1919, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luận và Tân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Hồ Nam.
Mao Trạch Đông đã tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải ngày 23 tháng 7 năm 1921. Hai năm sau, tại Đại hội lần thứ ba (1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm 5 người. Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc – Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng. Sau đó ông lên đường đi Thượng Hải làm việc tại cơ quan Ban chấp hành Quốc dân Đảng, rồi sang năm sau lại về Quảng Châu làm quyền trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân Đảng, rồi kiêm thêm một chân trong Ủy ban vận động nông dân của đảng này. Lúc này ông đã bị Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.
Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng Giới Thạch sau khi Tưởng quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, nhưng ông không được Trần Độc Tú chấp nhận và Mao Trạch Đông bị thất sủng. Ông bèn lui về quê ở Hồ Nam cho ra đời Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, tác phẩm quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa Mao.
Mao thoát được bạch sắc khủng bố vào năm 1927 và lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thu ở Trường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Ông thu thập tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người tìm nơi ẩn náu ở vùng núi Tỉnh Cương Sơn, nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và một quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện cải cách ruộng đất. Chính tại nơi đây từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Trung ương lâm thời. Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân, sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết.
Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố bởi các chiến dịch bao vây càn quét của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải nên chạy dạt về trú ngụ ở khu Xô-viết. Nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực, đấu tranh về đường lối và chiến thuật. Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng.
Tưởng Giới Thạch với quyết tâm tiêu diệt bằng được những người cộng sản, tháng 10 năm 1934, đã trực tiếp chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới.
Mao Trạch Đông trên đường trường chinh đã bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổ và cố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm thực quyền và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Mao Trạch Đông từ căn cứ mới ở Diên An, đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (1937–1945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh.
Ngay sau khi Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào năm 1949.
Mao Trạch Đông thuộc phái tả kiên định, năm 1920, Mao trở thành người Mác xít. Năm 1921, là một trong 21 người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng mãi đến năm 1935, Mao mới trở thành người lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc sau hai lần thất bại vào năm 1927 và 1934, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được nhờ Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, lực lượng của Đảng dần được củng cố mạnh lên. Đến năm 1947, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc tấn công toàn diện vào Chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu. Qua hai năm rưỡi đánh nhau, bằng ba đại chiến dịch “Liêu Thẩm” “Bình Tân” và “Hoài Hải”, Mao Trạch Đông đã lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chính quyền năm 1949 và giải phóng toàn bộ đại lục Trung Quốc; Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ nhân dân trung ương , Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Chu Ân Lai làm Phó Chủ tịch, trong đó Chu Ân Lai kiêm nhiệm Thủ tướng Quốc vụ viện.
Mao Trạch Đông từ năm 1949 đến 1976, trong suốt 27 năm, ông luôn là nhân vật quan trọng nhất trong Chính quyền Trung ương Trung Quốc, đã kiên trì thực hiện công cuộc cải cách vĩ đại mang ý nghĩa sâu xa trên toàn đất nước, nhưng ông đồng thời cũng bắt nhân dân phải trả giá đau đớn. Mao phải chịu trách nhiệm chính về phong trào “trăm hoa đua nở” năm 1957 bắt hữu phái, tát cạn trí thức tinh anh; phong trào “giương cao ba ngọn cờ hồng” năm 1958 “đường lối chung, đại nhảy vọt, công xã nhân dân” điển hình là “Đại nhảy vọt kinh tế”: ” toàn dân xây dựng công xã nhân dân, xây dựng nhà ăn công cộng” “toàn dân luyện gang thép” thiệt hại lớn, đất nước lâm vào đói kém, do “ba phần thiên tai, bảy phần nhân họa” mà không chỉ là “chính sách sai lệch, Liên Xô đòi nợ, thiên tai hoành hành”. Năm 1959, tại Lư Sơn, ông giương cao cờ chống hữu, đấu thắng Bành Đức Hoài, tẩy sạch những ai dám nói. Diệu kế của Mao là khi cảm nhận được ba ngọn cờ hồng sẽ gây ra tai họa, ông nhường bớt quyền bính giao tuyến 1 cho Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình đảm nhận với cương vị là Chủ tịch Nước và Tổng Bí thư Đảng xử lý công việc thường nhật. Ông lui về tuyến 2 chuyên công tác nghiên cứu lý luận Mác Lê Nin, thông qua Lâm Bưu làm Phó Chủ tịch Đảng sau này là Bộ trưởng Quốc phòng (thay thế Bành Đức Hoài) phát động phong trào học tập “Mao tuyển” trên toàn quốc.
Tiếp đó, Mao ủng hộ “Đại Cách mạng văn hóa vô sản” vào những năm 60 của thế kỷ XX. Mao tự đánh giá “”Đại Cách mạng văn hóa” là một trong hai đại sự lớn nhất đời Mao . Có điều đặc biệt là khi phát động “Đại nhảy vọt”, Mao Trạch Đông đã hơn 60 tuổi; còn “Đại Cách mạng văn hóa” diễn ra lúc ông gần 70 tuổi; và khi quyết định thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ thì Mao đã gần 80 tuổi.
Mao Trạch Đông qua đời ngày 9 tháng 9 năm 1976, 10 phút sau nửa đêm ở thủ đô Bắc Kinh. Ông chết vì bệnh xơ cứng teo cơ (tên khoa học amyotrophic lateral sclerosis), ở Hoa Kỳ bệnh này thường được gọi là Lou Gehrig’s hoặc Motor Neurone, cùng một căn bệnh với Stephen Hawking. Sức khỏe của Mao Trạch Đông đã rất kém trong nhiều năm và suy giảm rất rõ rệt trong thời gian vài tháng trước khi chết. Thi hài ông được an táng tại Đại lễ đường nhân dân. Lễ tưởng niệm ông cử hành vào ngày 18 tháng 9 năm 1976 tại quảng trường Thiên An Môn. Trong lễ tưởng niệm có 3 phút mặc niệm. Sau đó thi hài ông được đặt trong Lăng Mao Trạch Đông, mặc dù ông muốn được hỏa táng và là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên ký văn bản chính thức vào tháng 11 năm 1956 quy định tất cả những người lãnh đạo cấp trung ương sau khi chết sẽ được an táng theo nghi thức hỏa táng.
Mao Trạch Đông di sản và đánh giá
Sách “Giang Thanh toàn truyện”, nguyên tác Diệp Vĩnh Liệt. Người dịch Vũ Kim Thoa, Chương 21 Màn cuối cùng. Trong bệnh nặng, Mao Trạch Đông dặn dò hậu sự. Khi xẩy ra sự kiện Thiên An Môn, Mao Trạch Đông ốm nặng… Ông tự biết những ngày còn lại không bao nhiêu, sợ bệnh tim bột phát; vào lúc cảm thấy tinh thần còn sáng suốt, ngày 15 tháng 6 năm 1976, Mao Trạch Đông triệu tập Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Vương Hải Dung … để nói chuyện như thể dặn dó lúc lâm chung. Mao Trạch Đông nói rất vất vả, tốn sức lực, tuy nhiên còn chưa đến nổi lắm. Mao Trạch Đông nói:
“Nhân sinh thất thập cổ lai hy” tôi đã ngoài 80, người gia bao giờ cũng nghĩ đến hậu sự. Trung Quốc có câu cổ thoại, ý nói: “đậy nắp quan tài định luận. Tôi tuy chưa đậy nắp quan tài nhưng cũng sắp đến lúc rồi, có thể định luận được rồi.
Trong đời tôi đã làm hai việc, một là đấu tranh với Tưởng Giới Thạch mấy chục năm, đuổi hắn chạy ra ngoài đảo xa. Rồi kháng chiến tám năm, đã mời được người Nhật Bản trở về nhà họ. Với sự việc này không có mấy ai dị nghị , chỉ có năm ba người xì xào đến tai tôi, đó là muốn tôi sớm thu hồi mấy hòn đảo kia về. Một sự việc khác, các đồng chí đều biết, đó là việc phát động đại Cách mạng Văn hóa. Về việc này người ủng hộ không nhiều, người phản đối không ít.
Hai việc này đều chưa xong. Di sản này phải giao lại cho đời sau. Giao như thế nào? Giao một cách hòa bình không được thì phải giao trong sự lộn xộn . Làm không nên có khi còn đổ máu. Vì thế, các đồng chí làm như thế nào, chỉ có trời biết”.
Trong cuộc đời Mao Trạch Đông, lần nói chuyện này chính là một cuộc tổng kết. Di sản của Mao Trạch Đông không chỉ là bốn bộ trước tác nổi tiếng “Luận về thực tiễn”, “Luận về mâu thuẫn”, “Bàn về đánh lâu dài” “Bàn về Chủ nghĩa Dân chủ mới” mà chủ yếu là triều đại, thực tiễn và tư tưởng. Những câu nói nổi tiếng: “Súng đẻ ra chính quyền” “Nông thôn bao vây thành thị” “trí thức không bằng cục phân” “Dụ địch vào sâu” ” tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi, ngồi trên núi xem hổ đánh nhau” “Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu” “có lý, có lợi, đúng lúc“,…
Mao Trạch Đông khởi xướng chính sách được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lịch sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ, nhắc lại lời Mao: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe đế quốc Tây phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau thế chiến lần thứ nhất, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Ladakh, Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái Bình Dương như Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc.”
Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói:
“Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”… (xem thêm: Trân Vũ Hán bài học lịch sử; Từ Trường Giang Tam Hiệp đến Mekong)
Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia nhận xét:
Đánh giá một nhà chính trị thời kỳ cận đại là rất khó khăn; Có thể so sánh Mao Trạch Đông với Tần Thủy Hoàng; vì họ đều là người Trung Quốc, đều là các nhà cải cách. Nếu so sánh Mao Trạch Đông với Lê Nin cũng là xác đáng, họ đều sống ở thế kỷ 20, Mao Trạch Đông là người kiến tạo Chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc, cũng như Lê Nin là người đặt nền móng cho Chủ nghĩa Marx ở nước Nga. Mới nhìn ta thấy Mao Trạch Đông gần như nổi bật hơn Lê Nin vì Trung Quốc có số dân gấp ba lần Liên Xô, nhưng Lê Nin có trước và đã là một tấm gương cho Mao Trạch Đông, có ảnh hưởng đối với Mao Trạch Đông.
BÌNH SINH TẬP CẬN BÌNH
Chủ tịch Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quốc gia tối cao, thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 5 của nước Trung Quốc mới đang trỗi dậy. Trung Quốc sau bốn thập kỷ tăng trưởng liên tục, đến thời Chủ tịch Tập Cận Bình, đã vượt lên nổi nhục bị tám đế quốc xâu xé cuối thời Mãn Thanh, sự nội chiến Quốc Cộng hơn 20 năm, sự xâm lược và chiếm đóng của Nhật Bản, sự xáo động dữ dội của thời kỳ “đại loạn” đại cách mạng văn hóa, sự hiểm họa cực kỳ do tham nhũng, tranh chấp quyền lực, lũng đoạn kinh tế, suy thoái môi trường , phân hóa giàu nghèo và phát triển nóng. Đến nay, tuy nguy cơ này vẫn rất cao nhưng có vẻ như đang từng bước vượt qua.
Tập Cận Bình tiểu sử tóm tắt
Chủ tịch Tập Cận Bình hiện là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, 19 Chủ tịch Quân Ủy Trung ương, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là nhân vật số một trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan thực quyền cao nhất Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường là thế hệ tiếp nối ngay sau thế hệ thứ tư là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Chủ tịch Tập Cận Bình, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1953 tại Bắc Kinh, là con trai cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, gia đình gốc ở Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Khi ông 10 tuổi, cha ông bị thanh trừng và gởi đi làm việc tại một hãng xưởng ở Lạc Dương, Hà Nam. Vào năm 1968 khi ông được 15 tuổi thì cha ông bị giam tù trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Tháng 1 năm 1969, ông tham gia đại đội Lương Gia Hà, xã Văn An Dịch, huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây. Tháng 1 năm 1974, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó làm Bí thư Chi bộ Đảng của nhóm sản xuất (1969-1975).
Từ năm 1975 đến 1979, ông là sinh viên học tập tại Trường Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Từ năm 1979 đến 1982, làm Thư ký Văn phòng Quốc vụ viện và Thư ký Văn phòng Quân ủy Trung ương. Năm 1982-1983, Phó Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc. Từ năm 1983 đến năm 2007, ông đã trải qua các chức vụ như: Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc (1983-1985); Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (1985-1988); Bí thư Thị ủy Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến (1988-1990); Thường vụ Thành ủy thành phố Phúc Châu, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến (1990-1993); Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Bí thư thành phố Phúc Châu, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Phúc Châu (1993- 1995); Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến, Bí thư thành phố Phúc Châu, Chủ tịch HĐND Thành phố Phúc Châu (1995-1996); Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến (1996-1999); Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Chủ tịch lâm thời tỉnh Phúc Kiến (1999-2000); Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Phúc Kiến (2000- 2002); Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Triết Giang (2002- 2003); Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Triết Giang (2003-2007); Bí thư Thành phố Thượng Hải (2007). Năm 1998-2002, tiếp tục học tại Đại học Thanh Hoa và lấy bằng Tiến sỹ Luật.
Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 15, Ủy viên Chính thức Trung ương Đảng các khoá 16, 17. Tháng 10 năm 2007, tại Đại hội 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc, được bầu làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương; được phân công kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương.
Ngày 15 tháng 3 năm 2008, được Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu làm Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông được phân công làm Tổng Chỉ huy công tác tổ chức Olympic Bắc Kinh khai mạc lúc 8 giờ 8 phút tối ngày 8 tháng 8 năm 2008. (Beijing 2008 *)
Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5, khóa 17, Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã bầu Tập Cận Bình giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương – đây là cơ quan chỉ đạo và quyết định mọi hướng đi của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Ngày 15 tháng 11 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đã tiến hành phiên họp đầu tiên sau đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 và quyết định bầu ông làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Ngày 14 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Tập Cận Bình những chính sách lớn
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang quyết tâm cao độ theo đuổi chủ thuyết Trung Nam Hải “nắm vững Trung, hướng về Nam, mở rộng Hải” của Chủ tịch Mao Trạch Đông trên cơ sở thuyết “biển lịch sử” từ thời đế quốc La Mã tuyên ngôn cách đây 2000 năm nhằm đưa ra phương lược mưu chiếm trọn 80% hải phận của vùng Đông Nam Á (theo đường Lưỡi Bò), khôi phục vị thế và địa giới lịch sử Trung Quốc thời kỳ rộng nhất, huy hoàng nhất. Trung Quốc không còn chấp nhận vai trò của Mĩ như một cảnh sát khu vực để duy trì hòa bình và giữ cho các tuyến đường biển thông suốt.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch chiến lược “3 mũi nhọn” thâu tóm châu Á và đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông ráo riết thực hiện chiến lược “không đánh mà thắng” với một loạt kế sách liên hoàn trên biển Đông thông qua sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ: xây dựng đảo trong quần đảo Trường Sa; điều giàn khoan thăm dò dầu khí chập chờn ở các điểm nóng; ký hợp tác Trung Nga nhận mua khí đốt và năng lượng dài hạn từ Nga giải tỏa giúp Nga sự căng thẳng suy thoái kinh tế do sức ép giá dầu lửa xuống thấp do sự can thiệp của Tây Âu và Mỹ; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi cạnh Tổng Thống Nga Putin trong đại lễ 70 năm kỷ niệm Ngày Chiến thắng Chủ nghĩa Phát xít khi Tổng thống Mỹ Obama cùng nguyên thủ nhiều nước châu Âu và thế giới theo phe Mỹ không tham dự, Trung Quốc tỏ rõ lập trường ủng hộ Nga chống li khai để giữ vững đường hằng hải sống còn của Nga thông ra biển lớn mà Pie Đại Đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga quyết tâm sắt đá tranh đoạt bằng được Sankt-Peterburg dù mọi giá thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Trung Quốc thực hành chiến lược “Nam Nam” mở rộng ảnh hưởng nước lớn tại Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Trung Quốc hiện là tâm điểm của cuộc khủng hoảng địa chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ hiện đang ngày một gia tăng tại châu Á và Thế giới .
Chủ tịch Tập Cận Bình trước và ngay sau ngày 14 tháng 3 năm 2013 (ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã nhanh chóng ra tay chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”. Các con hổ lớn Bạc Hi Lai (2012), Từ Tài Hậu (2012), Chu Vĩnh Khang (2013) và mới đây là Quách Bá Hùng (2015) lần lượt bị sa lưới. Chiến dịch này hiện đang ở vào hồi kết thúc của giai đoạn ” đả hổ, diệt ruồi” giành thắng lợi quyết định ở cấp lãnh đạo thượng tầng, quân đội, công an, tài chính kinh tế và truyền thông tại các thành phố lớn, nay đang chuyển sang giai đoạn “săn sói, quét muỗi” càn quét cường hào tham nhũng ừa và nhỏ ở vùng nông thôn và những nguy cơ tiềm ẩn ở các lĩnh vực khác.
Chủ tịch Tập Cận Bình “chống tham nhũng không màng sống chết cá nhân”. Ông đề ra khẩu hiệu “Tứ Toàn” (Bốn toàn diện): “Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện; Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện; Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện;Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện”. Đây là một cuộc chiến sinh tử, một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc, rộng lớn và triệt để về kinh tế, xã hội, nhà nước và đảng cầm quyền. Trong cuộc chiến này, quan điểm của ông Tập là vạch trần mọi tật xấu, sai lầm, khuyết điểm, không được che dấu đảng viên và nhân dân điều gì, không có nhân vật nào bất khả xâm phạm, không một lãnh vực nào bị cấm, dù là lãnh tụ tối cao.
Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện mưu lược ”dương đông kích tây” lợi dụng mâu thuẫn Mỹ – Nga và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để hướng dư luận ra bên ngoài, rãnh tay dẹp yên trong, trực tiếp nắm lại quân đội. Hôm 25/7, Tòa án quân sự Trung Quốc đã tuyên phạt cựu Phó chủ tịch Quân ủy Quách Bá Hùng tù chung thân, tước quyền chính trị suốt đời, tước quân hàm Thượng tướng và tịch thu toàn bộ tài sản. Nga – Trung chuẩn bị tập trận trên Biển Đông vào tháng 9 tới. Ông cũng thực hành mưu lược “an dân” nhằm tháo ngòi nổ phẩn uất trong lòng của một lực lượng đông đảo nạn nhân, đối lập và bất bình đã làm chia rẽ xã hội Trung Quốc.Theo tạp chí chính trị Zhengming ở Hồng Kông. Nhà tưởng niệm Mao sẽ biến mất khỏi Bắc Kinh. Quyết định bí mật này đã được giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra. Xác ướp của Mao sẽ được chuyển đến thành phố quê hương của ông ta. Cấp dưới của cựu phụ tá lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bị thất sủng tiếp tục ngã ngựa. Lệnh Kế Hoạch, 59 tuổi, từng là Chánh văn phòng Trung ương Đảng và phụ tá cho cựu lãnh đạo Đảng Hồ Cẩm Đào. Ông ta bị bắt vào ngày 20 tháng 7 năm 2015, và bị buộc tội tham nhũng và lĩnh án tù chung thân vào 4 tháng 7 năm 2016. Gần đây, hai cấp phó của Lệnh là Triệu Thắng Hiên và Hà Dũng cũng đã bị âm thầm đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo. Hà Dũng là người đã bị Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) nhận dạng đóng vai trò tích cực trong việc bức hại Pháp Luân Công, do cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân phát động ngày 20 tháng 7 năm 1999 lúc Pháp Luân Công có trên 70 triệu người Trung Quốc tập luyện.
“Tập Cận Bình giống Mao Trạch Đông hay Tưởng Giới Thạch?” Đài phát thanh VOA (Voice of America) của Mỹ ngày 25/5 đã dẫn chứng quan điểm nêu trên của ông James Carter – Giáo sư lịch sử của trường Đại học Saint Joseph, Hoa Kỳ và ông Jeffrey Wasserstrom – Nhà sử học và Giáo sư của trường Đại học California. Hai vị học giả đã phát biểu bài viết của mình trên trang tạp chí “Thời báo Los Angeles” vào ngày 24/5, “nếu muốn hiểu Tập Cận Bình, người lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong mấy năm trở lại đây, thì tuyệt đối đừng so sánh ông với Mao Trạch Đông, mà hãy tìm hiểu về Tưởng Giới Thạch”.
Trước đó, BBC Tiếng Việt ngày 20 tháng 12 năm 2013 có đăng bài viết “Ông Mao là gì với Trung Quốc hôm nay?” của Sidney Rittenberg Cựu đảng viên cộng sản Trung Quốc. “Giống như mọi thứ khác ở Trung Quốc , vai trò của Mao ngày nay mang nhiều nét đối nghịch . Ông vừa lớn hơn, lại vừa nhỏ hơn so với bức chân dung khổng lồ đặt tại Thiên An Môn- tấm hình chắc sẽ không dễ dỡ đi nay mai“. “Lớn hơn, bởi Mao là một nhân vật kiểu George Washington. Ông là người sáng lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thống nhất được một quốc gia giàu truyền thống nhưng có nhiều khác biệt và dàn trải trên một lãnh thổ rộng lớn. Nhỏ hơn, bởi giới trẻ Trung Quốc hiện nay, gồm cả những đảng viên cộng sản, hầu như không biết gì về những bài viết, học thuyết, thành công và cả những sai lầm khủng khiếp của ông. Tập Cận Bình và ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã cảnh báo rằng sự đi xuống của chủ nghĩa Mao, tương tự như ở Liên Xô, sẽ dẫn tới sự hỗn loạn và làm suy yếu chế độ hiện tại-chế độ vốn coi sự ổn định là yếu tố tiên quyết trên con đường cải cách đầy chông gai. Tuy vậy, họ cũng không ngần ngại khi chỉ ra những thảm họa dưới thời Mao Trạch Đông như “Đại Nhảy Vọt” thời cuối thập niên 1950 và thời Cách Mạng Văn Hóa giai đoạn 1966- 1976. Những cuộc thử nghiệm xã hội đầy hoang tưởng đó đã cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người vô tội.”Bài báo viết. “Ông Tập Cận Bình đang trái ngược hoàn toàn với kinh tế kiểu Mao, nhưng ông đã khéo léo sử dụng logic biện chứng của chủ nghĩa Mao để phân tích các vấn đề của Trung Quốc, và từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp. Ông cũng thường ca ngợi những thành tựu tích cực của thời đại Mao Trạch Đông… Học thuyết phân tích và tổng hợp của Mao là vũ khí bí mật của Trung Quốc, dù nó đang bị bỏ quên tại thời điểm hiện tại, ngay cả ở chính Trung Quốc“.
Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn có nói về Đại văn hào Kim Dung đã viết bộ tiểu thuyết võ hiệp đầu tay Tuyết Sơn phi hồ (Flying Fox of Snowy Mountain) đăng trên Minh báo năm 1959 và viết Lộc Đỉnh Ký là bộ sách tâm đắc nhất cuối cùng. Kim Dung nói rằng ông gửi gắm những điều vi diệu tâm đắc nhất của ông vào hai bộ sách khai tập và kết thúc này. Năm 2007, một đoạn trích tác phẩm “Tuyết Sơn phi hồ” đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa môn ngữ văn tại Trung Quốc, thay thế “AQ chính truyện”, đã gây nên nhiều dư luận rất khác nhau.
Trung Quốc đang muốn vẽ lại biểu tượng người Trung Hoa mới thay thế AQ. Hình tượng Mao Trạch Đông thời trẻ nay sừng sững trên núi Tuyết khiến người ta liên tưởng trận đấu sinh tử của Hồ Phỉ tuổi trẻ anh hùng nghĩa hiệp và nhân ái trên đỉnh Tuyết Sơn. Mao Trạch Đông có bài thơ Tuyết – Thẩm Viên Xuân – mô tả về núi sông hùng vĩ , đánh giá về hào kiệt các thời của đất nước Trung Hoa và bài thơ Côn Lôn – Niệm Nô Kiều – chính là ngầm ý nói về sự hùng vĩ của Tuyết Sơn và hùng tâm tráng khí cách mạng của ông cải tạo Trung Hoa và Thế Giới. Những chính khách Trung Quốc tiếp nối Mao Trạch Đông dường như yêu thích Vi Tiểu Bảo hoặc Khang Hy trong Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung hơn. Đó là nhân vật giảo hoạt , quyền biến “bất kể mèo trắng hoặc mèo đen miễn là bắt được chuột”.
Hai vị học giả James Carter và Jeffrey Wasserstrom thì cho rằng, Tập Cận Bình của năm 2016 rất giống với Tưởng Giới Thạch của năm 1946. Tập Cận Bình cũng giống như Tưởng Giới Thạch, chuẩn bị chu toàn để tạo dựng tầm ảnh hưởng với thế giới. Họ đều cho rằng hiện đại hóa của Trung Quốc có thể hòa hợp với tư tưởng của Nho gia. Tập Cận Bình từ sau khi nhậm chức đến nay đã không ngừng nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa truyền thống đặc biệt là tư tưởng Nho gia: “Quốc gia có tứ duy (tức 4 cơ sở chính yếu lập quốc của Trung quốc: lễ, nghĩa, liêm, sỉ), tứ duy không lớn mạnh, đất nước ắt sẽ diệt vong! Tứ duy hưng thịnh, đất nước sẽ phục hưng bền vững!”. Tập Cận Bình tôn trọng văn hóa truyền thống Trung Quốc, đồng thời tỏ ý sẽ kế thừa và phát huy nền văn hóa ấy. Năm 2013, Tập Cận Bình đặc biệt đến thăm Khúc Phụ để tế bái mộ Khổng Tử. Vào ngày nhà giáo năm 2014, ông Tập đã đặc biệt đến trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh công khai phản đối việc sách giáo khoa lược bỏ văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ông nói, “lược bỏ đi kinh điển văn hóa truyền thống trong sách giáo khoa là điều đáng buồn thay”.
Tác giả Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) đã viết bài “Thời kỳ hoàng hôn của Đảng Cộng sản cai trị ở Trung Quốc” (The Twilight of Communist Party Rule in China) công bố tại The American Interest Vol. 11, No, 4. 2015, người dịch Song Phan, tháng 3-4/2016, nguồn ABS, nhận định:
“Một trong những lựa chọn chiến lược khôn ngoan nhất do Đặng Tiểu Bình thực hiện là phát triển quan hệ thân thiện với phương Tây do Mỹ đứng đầu để đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa của Trung Quốc. Trong thời kỳ hậu Đặng Tiểu Bình, hai người tiền nhiệm của Tập Cận Bình là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, cũng đã học được bài học quan trọng từ sự sụp đổ của Liên Xô: một cuộc xung đột chiến lược với Hoa Kỳ sẽ gây nguy hiểm đến sự sống còn thật sự của ĐCSTQ. Chi phí của một cuộc chạy đua vũ trang mới là khó có thể kham nổi, và sự thù địch dứt khoát trong quan hệ Trung- Mỹ sẽ phá hủy quan hệ kinh tế song phương. Hiện chưa rõ liệu lãnh đạo ĐCSTQ có hiểu hết những nguy cơ chiến lược sinh tồn mới của họ và nguy cơ chiến lược sinh tồn đó vẫn còn đang tiến triển hay không. Nếu các thành viên của ĐCSTQ tin chắc rằng, chỉ có chiến lược này mới có thể cứu vãn được quyền cai trị của ĐCSTQ, hiện đang bị đe dọa bởi việc gãy đổ những trụ cột chính của mô hình hậu Thiên An Môn, thì có khả năng họ sẽ tiếp tục trên con đường hiện nay. Trớ trêu thay, con đường đó, nếu phân tích bên trên là đúng, càng chắc chắn hơn sẽ đẩy ĐCSTQ sụp đổ nhanh hơn, thay vì ngăn chặn sự sụp đổ của họ.”
Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là giáo sư về Chính quyền học tại trường ĐH Claremont McKenna College và là thành viên cao cấp không thường trực Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Cuốn sách mới nhất của ông: China’s Crony Capitalism: Dynamics of Regime Decay (Chủ nghĩa tư bản bè cánh của Trung Quốc: Động lực làm phân rã chế độ), sẽ được Đại học Harvard xuất bản vào năm 2016. Bài viết này được rút ra từ một dự án nghiên cứu lớn hơn về quá trình chuyển đổi chế độ có khả năng xảy ra của Trung Quốc được ủng hộ tài chính từ Quỹ Smith Richardson, Tổng công ty Carnegie của New York, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur.
Những nhận xét cuối bài viết của tác giả Bùi Mẫn Hân :“The Twilight of Communist Party Rule in China” được dịch là “Thời kỳ hoàng hôn của Đảng Cộng sản cai trị ở Trung Quốc” cũng có thể hiểu “Hoàng hôn của mô hình Đảng cộng sản Trung Quốc” hoặc ” “Hoàng hôn của khuôn vàng thước ngọc Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Ông ngầm chơi chữ “Rule” (cứng, thước, khuôn vàng thước ngọc, mô hình) tùy góc nhìn, cách hiểu và tầm nhìn.
Góc nhìn Mỹ, giấc mơ Mỹ, lối sống Mỹ lựa chọn biểu tượng George Washington “trang nghiêm và uy nghi, trước sau như một, ôn hòa và thành thật, lễ nghĩa công bình nhân đạo” thích “nói và làm đi đôi” “nói và làm nhất quán” mới tạo được “lòng tin chiến lược“. Thế nhưng, góc nhìn phương Đông có thể khác “quyền biến“, “mềm, năng động, có mềm có cứng“, “trong cứng có mềm, trong mềm có cứng“,”nói vậy mà không phải vậy“, “nói một đằng làm một nẻo“, “bất kể mèo trắng mèo đen, miễn là bắt được chuột“, “không không có có không có có không“. Điều đó có nghĩa : nói làm đi đôi, làm mà không nói, nói mà không làm, có thể cứng Rule, có thể mềm, vô pháp vô thiên như cách Mao Trạch Đông.
Bí mật Trung Cộng và TC cưỡng bách tù nhân chính trị bán bộ phận cơ thể là hai thông tin thâm cung bí sử của thượng tầng lãnh đạo Trung Quốc tại nguồn tin của an ninh Mỹ qua thu thập của trang ABS. Theo nguồn tin này, thương gia Lệnh Hoàn Thành (Ling Wancheng) biến mất khỏi tầm mắt công chúng của vùng California năm ngoái sau khi người anh ruột Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), cựu viên chức cao cấp trong đảng cộng sản Trung Quốc bị bắt vì tội tham nhũng tại Trung Hoa. Lệnh Hoàn Thành đã tiết lộ những bí mật về chính trị và quân sự kể cả chi tiết về hệ thống vũ khí nguyên tử của Trung Cộng (TC) cho giới chức tình báo Hoa Kỳ FBI và CIA, từ mùa thu năm 2015 và được giữ bí mật vì tình báo TC tìm cách bắt giữ hoặc thủ tiêu ông. Cũng theo trang tin này, TC cưỡng bách tù nhân chính trị bán bộ phận cơ thể, việc này đang làm sôi nổi những ý kiến chống đối liên quan đếp Pháp Luân Công và vai trò của Giang Trạch Dân.
Ngày 22 tháng 8 năm 2017, Đài VOA Hoa Kỳ có bài bình luận: “Tập Cận Bình sẽ được nâng lên ngang hàng Mao Trạch Đông?” cho hay: “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được sự đồng thuận về việc đưa tư tưởng mang tên ông vào điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc tại cuộc họp kín của các lãnh đạo cùng các nguyên lão trong Đảng tại Bắc Đới Hà, các nguồn tin cho biết. Như vậy với động thái này, địa vị của ông Tập trong Đảng Cộng sản đã được nâng lên ngang hàng với cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, người duy nhất cho đến nay được ghi tư tưởng của mình vào Điều lệ Đảng tại Đại hội 7 hồi năm 1945.
Theo hãng truyền thông AsiaToday thì hội nghị Bắc Đới Hà hồi tuần trước “gần như chắc chắn” đồng ý đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng. Hãng truyền thông dẫn lời một số nguồn tin phương Tây ở Bắc Kinh cho biết quyết định này đã được thông qua mà không vấp phải bất kỳ sự phản đối nào. Hãng tin AP cũng dẫn lời các nhà phân tích cho rằng ông Tập sẽ thực hiện điều này tại Đại hội 19. Nếu như việc này được chính thức thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 19 vào cuối năm nay thì vị thế của ông Tập đã vượt qua những người tiền nhiệm của ông là các cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào…AsiaToday cho rằng hội nghị Bắc Đới Hà năm này là hội nghị “của ông Tập, bởi ông Tập và vì ông Tập”.
Quyền lực của ông Tập Cận Bình đã và đang rất mạnh trước và sau đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2017). Hơn 1,3 triệu quan tham Trung Quốc ‘ngã ngựa’, Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 9 tháng 10 năm 2017 đưa tin: “Theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI), chỉ trong vòng 5 năm qua, đã có hơn 1,343 triệu quan chức nước này bị trừng phạt vì tham nhũng. Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình đã phát huy hiệu quả, đem lại sự tin tưởng và hài lòng với nhân dân…THX dẫn báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) hôm qua cho biết, tổng cộng đã có 1,343 triệu quan chức từ cao cấp tới cấp thấp bị trừng phạt do tội danh tham nhũng ở nước này 5 năm qua. Trong số đó, 648.000 là quan chức cấp thôn, xã liên quan đến các vụ tham nhũng quy mô nhỏ, tham nhũng vặt. Không dừng lại ở trong nước, Trung Quốc đồng thời phối hợp với quốc tế để truy lùng tội phạm tham nhũng qua chiến dịch “Sky Net” (Lưới trời). Tính tới cuối tháng 8/2017, đã có 3.339 đối tượng bị bắt tại hơn 90 quốc gia và vũng lãnh thổ, trong đó có 628 là cựu quan chức. CCDI cho biết qua đó đã tịch thu lại 9,36 tỉ NDT (1,41 tỉ USD) cho nhà nước. Trong số 100 nghi phạm thuộc diện bị truy nã gắt gao theo danh sách của Interpol (tổ chức Cảnh sát quốc tế), 46 đã bị bắt. Do áp lực từ Bắc Kinh, số lượng các quan chức tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài đã giảm rõ rệt, từ 101 năm 2014 xuống 31 trường hợp năm 2015 và tới năm 2016 chỉ còn 19 trường hợp. Tờ Chinadaily cho biết thêm, để ngăn chặn tham nhũng, Trung Quốc đã ban hành bộ quy tắc 8 điểm, chỉ rõ các biểu hiện của suy thoái đạo đức, từ quan liêu, cửa quyền tới tiêu xài xa hoa, lãng phí. Cho đến cuối năm 2016, đã có 155.300 vụ việc vi phạm bị điều tra. Số liệu kiểm tra cũng cho thấy các vụ việc giảm dần theo từng năm: 78,2% vụ việc xảy ra trong năm 2013 và 2014, 15,1% trong năm 2015 và 6,7% trong năm 2016. Khảo sát của Cơ quan Thống kê quốc gia (NBS), 92,9% người dân Trung Quốc hài lòng với chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập, tăng 17,9% so với năm 2012. Ông Tập Cận Bình được xác định sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ 2 trên cương vị Tổng bí thư trong 5 năm, từ 2017-2022. Một loạt “hổ” Trung Quốc bị đả trong thời gian vừa qua được bình luận là bước chuẩn bị cho Đại hội 19 của ông Tập. Tờ Straitstimes (Singapore) từng nhận định, ông Tập đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và không loại trừ khả năng nắm mở rộng quyền lực thêm một nhiệm kỳ nữa, vượt qua giới hạn 2 nhiệm kỳ theo Hiến pháp Trung Quốc hiện nay“.
Tập Cận Bình những chính sách lớn dường như đang phát huy tác dụng. Theo nhà báo Hiệu Minh ngày 19 tháng 10 năm 2017 trích dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ về bức tranh xuất nhập khẩu Trung Quốc Hoa Kỳ (1985-2017), với đường mầu xanh là Trung Quốc xuất sang Mỹ và đường mầu đỏ là Trung Quốc nhập từ Mỹ. Trung Quốc thắng lớn trong toàn cầu hóa, năm 2017 Mỹ nhập siêu 239 tỷ từ Trung Quốc so với năm 2016 là 347 tỷ đô la. Mỹ bị thua thiệt kinh tế trong chiến lược toàn cầu. GDP Trung Quốc đạt 11 ngàn tỷ đô la năm 2016 chỉ đứng sau Hoa Kỳ với 18 ngàn tỷ, chỉ tính riêng tỉnh Quảng Đông thì GPD của họ đã gấp 5 lần GPD của Việt Nam.
Tập Cận Bình những chính sách lớn là khá nhất quán từ ngày 18 tháng 10 năm 2010, khi ông giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương đến ngày 15 tháng 11 năm 2012 được bầu làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đến sau ngày 14 tháng 3 năm 2013, khi ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Năm năm qua, ông Tập đã liệt kê những thành tựu của Trung Quốc trong nhiệm kỳ (2012-2017) của ông: Về đối nội thực hiện chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”, chống tham nhũng khiến hơn một triệu quan chức bị xử phạt, hiện đại hóa quân đội, quyết liệt làm “Tứ Toàn” (Bốn toàn diện): “Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện; Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện; Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện; Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện”. Ông kêu gọi các đảng viên “luôn gắn bó với người dân, dốc tâm trí xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”. Về đối ngoại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch chiến lược “3 mũi nhọn” thâu tóm châu Á và đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông ráo riết thực hiện chiến lược “không đánh mà thắng” với một loạt kế sách liên hoàn, khởi xướng và thực thi chiến lược ‘liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi’ “một vành đai, một con đường”, xử lý vấn đề biển Hoa Đông, lưỡi bò biển Đông, đưa tầu chiến áp sát cuộc tập trận NATO, trỗi dậy thách thức Mỹ về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế.
Trung Quốc trong nhiệm kỳ tiếp theo của Tập Cận Bình đang rời bỏ vị thế “ẩn mình chờ thời” mà đã bước ra vũ đài thế giới khẳng định Trung Quốc như một cường quốc hàng đầu thế giới, theo giới quan sát. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố Trung Quốc bước vào “thời đại mới” và cần đóng vai trò “trung tâm trên thế giới”, nhờ “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” và cho thấy có “lựa chọn mới” cho các nước. Ông phát biểu khai mạc Đại hội Đảng 19 với 14 điểm chính sách và ba trọng tâm.
Giảm Đặng tăng Mao đề cao ý Tập. Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình từ ‘Có lý, có lợi, đúng lúc’ đến ’14 điểm chính sách và ba trọng tâm’. (*) Đại hội Đảng lần thứ 19 (năm 2017) gồm có 7 ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có: Tập Cận Bình,Lý Khắc Cường, Uông Dương, Lật Chiến Thư, Vương Hỗ Ninh, Triệu Lạc Tế, Hàn Chính, 7 ủy viên Ban Bí thư gồm có Vương Hỗ Ninh, Đinh Tiết Tường, Dương Hiểu Độ, Trần Hi, Quách Thanh Côn, Hoàng Khôn Minh, Vưu Quyền; 25 ủy viên chính thức Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 gồm có: Đinh Tiết Tường, Vương Thần, Vương Hỗ Ninh, Lưu Hạc, Hứa Kỳ Lượng, Lý Hi, Lý Cường, Lý Khắc Cường, Lý Hồng Trung, Dương Khiết Trì, Dương Hiểu Độ, Uông Dương, Trương Hựu Hiệp, Trần Hi, Trần Toàn Quốc, Trần Mẫn Nhĩ, Triệu Lạc Tế, Hồ Xuân Hoa, Lật Chiến Thư, Quách Thanh Côn, Hoàng Khôn Minh, Hàn Chính, Thái Kỳ, Tôn Xuân Lan
Đại dịch Covid 19 đã làm thay đổi thế giới. Trung Quốc và trật tự thế giới mới hậu Covid-19 đang thay đổi. Liên Hiệp Quốc rơi vào tình trạng mất trật tự sau 75 năm tồn tại. “Quyền lãnh đạo toàn cầu bị mất tích trong lúc thi hành nhiệm vụ – Global leadership is missing in action”, tờ báo Anh The Economist nhận xét. Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa trừng phạt chưa từng có của Mỹ nhắm vào nhiều quan chức Trung Quốc Mỹ đình chỉ tài trợ và đe dọa rời bỏ Tổ Chức Y Tế Thế Giới, quan tâm nhiều hơn đến việc đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch này. Liên minh về công nghệ gián điệp giữa Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand đã được thiết lập. Mỹ áp đặt lệnh cấm liên quan 5 công ty công nghệ của Trung Quốc gồm Huawei, ZTE, Hytera Communications, Hangzhou Hikvision Digital Technology và Dahua Technology. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định tiếp tục chính sách nhất quán trong bài phát biểu của ông tại Davos năm 2017 bảo vệ thương mại tự do và hành động chung về biến đổi khí hậu, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có quan điểm hoàn toàn ngược lại. Trung Quốc áp dụng Luật An ninh Quốc gia gây tranh cãi ở Hồng Kông, tiếp cận Tổ chức Thương mại Thế giới, tham gia G20, ký kết hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trong khi Mỹ đã rút ra khỏi hiệp định này. Trung Quốc đưa ra các chính sách đối ngoại quyết đoán hơn bao giờ hết trong những tháng gần đây, tranh chấp mạnh hơn ở Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng bắng nhiều ngả, khi thế giới vẫn tập trung kiểm soát đại dịch. Nga thản nhiên giành lấy Crimée vùng tranh chấp với Ukraina, Liên Âu đàm phán căng thẳng suốt thời gian dài và mấy hôm nay tại Bruxelles vẫn không thể tìm được tiếng nói chung chấn hưng kinh tế châu Âu, trong khi Đức đồng tình với Ý, Tây Ban Nha và Pháp là các quốc gia thành viên bị Covid-19 tấn công mạnh nhất của khối và đang nóng lòng đợi gói kich cầu do Liên Âu giúp đỡ, thì Hà Lan, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan lại chủ trương thắt lưng buộc bụng.
Tất cả những thông tin hé lộ, trong một chừng mực nào đó giúp cho sự nghiên cứu lịch sử đánh giá đúng tình hình. Dẫu vậy, mọi suy đoán chỉ có tính cách tham khảo.Từ điển Bách khoa Mở Wikipedia tiếng Việt, Wikipedia tiếng Anh và những bài nghiên cứu quốc tế về Trung Quốc được thu thập đúc kết thông tin cập nhật liên quan bài viết này.
Suy ngẫm từ núi xanh Bắc Kinh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có hai cuốn sách lớn “Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầu” và “Những Suy tư từ sông Dương Tử“ góp phần giúp ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử khó khăn chọn ra người đứng đầu chính phủ cùa một quốc gia hơn 1, 34 tỷ người, dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Tư tưởng và đường lối chính trị của vị lãnh tụ này hiện còn là điều bí ẩn. Thế giới chỉ có thể suy đoán và hiểu người qua việc làm và dư luận. Năm năm qua (2012-2017) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đánh giá là đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đã xác định nhiệm kỳ 2 trên cương vị Tổng bí thư từ 2017-2022.
Peter Martin và David Cohen có bài viết : “ Mao and Forever: Xi Jinping’s Authoritarian Reforms” (Những cải cách độc đoán của Tập Cận Bình: theo Mao và mãi mãi theo Mao), người dịch Huỳnh Phan. Bài nghiên cứu giúp chúng ta một góc nhìn đối thoại. Mao Trạch Đông là một nhân vật hiếm có trong lịch sử, nghìn năm công tội. Thời gian và sự khen chê không thể xóa nhòa những dấu ấn nổi bật của Mao. Chọn theo Mao là chọn theo đường lối thực tiễn “có lý, có lợi, đúng lúc”. https://www.youtube.com/embed/g_O8F_j_fNg?version=3&rel=1&fs=1&autohide=2&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&wmode=transparent
Tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc.
Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình” “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình) (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Tập Cận Bình nối Tôn Trung Sơn liên Nga thân Việt trừ tà tứ toàn.
Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !
Việt Nam tự cũng cố, trầm tĩnh theo dõi sát, ứng phó chủ động thích hợp.