Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1198
Toàn hệ thống 1974
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 10 THÁNG 9
Hoàng Kim
CNM365 Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Châu Mỹ chuyện không quên;.Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao; Trang thơ Hoàng Trung Trực; Minh triết cho mỗi ngày; Trung Quốc một suy ngẫm; Ngày 10 tháng 9 năm 1385, ngày sinh Lê Lợi, vua khai sáng nhà Hậu Lê, lãnh tụ khởi nghĩa chống quân Minh. Ngày 10 tháng 9 năm 1960, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam, ông giữ chức vụ này đến năm 1986. Ngày 10 tháng 9 năm 1823, Simón Bolívar nhà cách mạng nổi tiếng người Venezuela, trở thành tổng thốngPeru. Bài chọn lọc ngày 10 tháng 9 Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Châu Mỹ chuyện không quên;.Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao; Trang thơ Hoàng Trung Trực; Minh triết cho mỗi ngày; Trung Quốc một suy ngẫm; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-9/

NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN
Hoàng Kim

Nguyễn Trãi thơ Yên Tử, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự, ảnh Hoàng Kim. Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh nhưng như giáo sư Phan Huy Lê nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi – 560 năm sau vụ án Lệ chi viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh.Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.

Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).

Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục

YÊN TỬ

Nguyên văn chữ Hán

題 安子山花煙寺

安山山上最高峰,
纔五更初日正紅。
宇宙眼窮滄海外,
笑談人在碧雲中。
擁門玉槊森千畝,
掛石珠流落半空。
仁廟當年遺跡在,
白毫光裏睹重瞳。

Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự

Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.

YÊN TỬ

Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử
Nguyễn Trãi

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng

(Bản dịch của Hoàng Kim)

Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời
Đầu canh năm đã sáng trưng rồi
Mắt ngoài biển cả ôm trời đất
Người giữa mây xanh vẳng nói cười
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
D4i châu treo đá rũ lưng trời
Nhân Tông còn miếu thời nao đó
Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)

(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)

Trên núi Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới canh năm đã sáng trời
Tầm mắt bao trùm nơi biển tận
Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười
Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu
Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời
Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu
Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.

(Bản dịch của Lê Cao Phan)

Trên non Yên Tử chòm cao nhất,
Trời mới canh năm đã sáng tinh.
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả,
Nói cười người ở giữa mây xanh.
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dãi tua châu đá rủ mành.
Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy,
Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.

(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,
NXB Khoa học xã hội, 1976

Trên non Yên Tử ngọn cao nhất
Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời!
Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm
Giữa mây biếc rộn tiếng người cười.
Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu
Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời!
Miếu cổ Nhân Tông di tích đó
Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!

(Bản dịch của Lâm Trung Phú)

NGÔN CHÍ

Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến chốn yên hà
Cơm ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dững dưng ca

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

QUAN HẢI

Nguyên văn chữ Hán

樁木重重海浪前
沉江鐵鎖亦徒然
覆舟始信民猶水
恃險難憑命在天
禍福有媒非一日
英雄遺恨幾千年
乾坤今古無窮意
卻在滄浪遠樹烟

Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.

Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN

Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời

CỬA BIỂN

Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời

(Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU)

OAN THÁN

Nguyên văn chữ Hán

浮俗升沉五十年
故山泉石負情緣
虛名實禍殊堪笑
眾謗孤忠絕可憐
數有難逃知有命
大如未喪也關天
獄中牘背空遭辱
金闕何由達寸箋

Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ;
Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên.
Hư danh thực họa thù kham tiếu ;
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Số hữu nan đào tri thị mệnh ;
Văn như vị táng dã quan thiên.
Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ;
Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?

Dịch nghĩa THAN NỔI OAN

Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm,
Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ.
Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ;
Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại.
Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ;
Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời.
Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ;
Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?

Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:

Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời
Non xưa suối đá phụ duyên rồi
Trung côi , ghét lắm, bao đau xót
Họa thực, danh hư , khéo tức cười
Số khó lọt vành âu bởi mệnh
Văn chưa tàn lụi cũng do trời
Trong lao độc bối cam mang nhục
Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?

Bản dịch của Thạch Cam

Năm mươi năm thế tục bình bồng
Khe núi lòng cam bội ước chung
Cười nạn hư danh, trò thực họa
Thương phường báng bổ kẻ cô trung
Mạng đà định số, làm sao thoát
Trời chửa mất văn, vẫn được dùng
Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy
Oan tình khó đạt tới hoàng cung.

Bản dịch của Lê Cao Phan

TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?

Vũ Bình Lục

(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi)

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!

Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.

Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu

Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!

Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh:
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giải nguyệt in câu.

Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.

Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn:
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu

Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…

Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.

Hai câu cuối, tác giả viết:
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu?

Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.

‘NHẬT NGUYỆT HỐI RỒI LẠI MINH’
Trăng che mặt trời đêm rồi lại sáng
Thơ Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm
Ngày 9 tháng 3 bao chuyện lạ lùng
Hoàng Kim

Ngày 9 tháng 3 năm 141 trước công nguyên
Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt lên ngôi.
Nước Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm (sau) vết nhục nhã (mới) sạch làu.

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có”

“Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc

Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Văn bia Vĩnh Lăng di sản rõ ràng.

(Sách sử nay Đinh Lê Lý Trần
thay thế cho Triệu Đinh Lý Trần
Trăng che trời, sửa thơ Nguyễn Trãi ???
Đối sao được Hàn Đường Tống Nguyên)

Nước Nam Việt Triệu Đà tích xưa còn đó
Thời Hán Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm (sau) vết nhục nhã (mới) sạch làu.
Chính sử vẫn còn, sự thật ở đâu???

Soi gương kim cổ
Tích truyện xưa
Ghi lại đôi lời
Trăng giao với trời
Nhật thực hôm nay.

NGUYỄN TRỌNG TẠO NHỊP ĐỒNG DAO
Hoàng Kim
Bài viết ‘Kỷ niệm với anh Nguyễn Trọng Tạo’ của anh Vũ Duy Mẫn giới thiệu về “Nguyễn Trọng Tạo tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2, Indonesia: Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học”. Tôi coi đây là tuyên ngôn văn chương hay nhất và sau cùng của anh Nguyễn Trọng Tạo mà những người lính chiến trường, ở mũi nhọn của trận tuyến dân trí, không thể không đọc lại và suy ngẫm. Nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo ấn tượng nhất trong tôi tác phẩm ‘Khúc hát sông quê”, với chùm thơ hay: “Biển” “
Tin thì tin không tin thì thôi ” “Ngày không em” “Đi bộ cùng quá khứ” với 5 ảnh do Phan Chí Thắng, Ngô Minh, Vũ Duy Mẫn, Quyen Ngo lưu giữ; với một vài lời nhận xét thoáng qua nhưng lắng đọng. Thích cái khoe của người tử tế. ‘Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng daohttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trong-tao-nhip-dong-dao/

BIỂN
Nguyễn Trọng Tạo


Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát
Biếc xanh em mãi chớp sáng bầu trời
Điều có thể đã hóa thành không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi.

Bài “BIỂN” của anh Nguyễn Trọng Tạo hình như tôi chưa thấy in chính thức tại đâu, cũng như TỪ TUYỆT KHÔNG ĐỀ của anh Phan Chí Thắng dưới đây hình như tôi cũng chưa hề thấy ở sách Phan Chí Thắng nào cả. Hình như là các tác giả đã quên lãng nhưng sự ghi chép ‘
Thơ hay về biển‘ và ‘Bài thơ Viên đá Thời gian‘ là nhịp đồng dao có thật.

phanchithang

TỨ TUYỆT KHÔNG ĐỀ
Phan Chí Thắng

Không có rượu sao mà say đến thế
Giải Ngân Hà mờ tỏ  bóng thời gian
Ta đã được một lần say lặng lẽ
Giữa cuộc đời tỉnh táo đến khôn ngoan.

Anh Tạo nói đúng: “Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”… “Văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng tạo ra áp lực lớn cho nhà văn, anh phải chạy theo nó, hay anh phải thoát khỏi nó để sáng tạo ra những giá trị văn học thực sự mang tư tưởng thời đại và có sức sống lâu dài. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số nhà xuất bản và nhà văn chạy theo thị hiếu tiêu dùng để kiếm tiền, một số đông tác giả khác không thành danh thì tự bỏ tiền ra in tác phẩm để kiếm tìm cảm giác “tự sướng”, và họ cũng ném vào thị trường văn học khá nhiều rác, khiến độc giả càng trở nên loạn chuẩn … Nhà văn chân chính, phải hóa giải những nỗi sợ đó để tự vượt lên chính mình trong sáng tạo, nghĩa là nhà văn phải trung thành với tư tưởng nghệ thuật của mình, và văn chương của anh ngày càng phải hấp dẫn hơn, với hy vọng cải tạo, và giải thoát thị hiếu của tầng lớp độc giả đang đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”. Biết vậy, nhưng các bạn biết không, tôi vẫn rất sợ những độc giả như thế. Tôi yêu độc giả – người sáng tạo thứ 2

Quyen Ngo với ‘Đêm nghe khúc hát sông quê‘ và Vũ Thanh Hoa với “Giao hưởng biển‘ là hai bài thơ hay, có trường liên tưởng thật rộng. Câu thơ: ‘biết sông nào đọng phù sa… sông nào’ hay nhất trong số ấy .Cảm ơn Quyen Ngo.

ĐÊM NGHE KHÚC HÁT SÔNG QUÊ
tác giả: Gió Phương Nam

Đêm nghe khúc hát Sông Quê
Tự dưng nước mắt lăn về tuổi thơ
Khát khao nào có bến bờ
Sóng xô năm tháng dại khờ sóng ơi

Đêm buồn, sông chảy ngang môi
Giấc mơ không vớt nổi thời đắm xa
Tuổi thơ Người, tuổi thơ Ta
Biết sông nào đọng phù sa…sông nào!

Trịnh Công Sơn, Bữu Ý, Nguyễn Trọng Tạo và Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh internet) trong khảo luận ‘Trịnh Công Sơn tình yêu cuộc sống‘.

Nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết vậy, bạn bè anh vậy, nên anh đi xa rồi nhưng anh vẫn sống trong lòng tôi. Hôm nay nữa, một hình ảnh và mẫu thoại ngắn của tôi THÍCH CÁI KHOE CỦA NGƯỜI TỬ TẾ từ ngày 9 Tháng 9, 2017 được các bạn nhắc lại mà bùi ngùi nhớ: .”Giản dị thế mà sống, cần đếch gì chụp giật, phỏng ạ, Niềm vui cứ nho nhỏ thế thôi…” Văn Công Hùng viết vậy còn Phan Chi thì viết “lão Hâm ghét ông Nguyễn Trọng Tạo thêm 5 phút nữa. (Không kiếm được vé đi nghe đêm nhạc Nguyễn Trọng Tạo nên post bài này lên cho… bõ tức). Lão nông Trần Duy Quý thì khoe “Dân phấn khởi quá, vì so với giống Bắc Thơm 7 năng suất Sơn Lâm 1 vượt ít nhất 80 kg/ sào mà gạo hai giống ngon như nhau. Giá bán gạo đều 16-18 k trên kg nên hiệu quả rõ rệt. Dân tuyên bố sẽ trồng Sơn Lâm 1 thay cho Bắc Thơm 7 cả vụ xuân lẫn vụ mùa”. Cô Nguyễn Thị Trúc Mai thì khoe: “Bốn tháng sau trồng, không cần quảng cáo”. Anh Trần Mạnh Báo thì viết: “Sau nửa tháng đi công tác, hôm nay lại về với cánh đồng Trung tâm nghiên cứu thân yêu! Cảm ơn Mr Diệp (người e lệ đứng bên bờ ruộng) về ý tưởng trồng hoa trên bờ ruộng!”. Tôi thích cái khoe này. “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Cái khoe của họ là tiền tươi thóc thật của người tử tế. (Hoàng Kim)

Kỷ niệm với anh Nguyễn Trọng Tạo
Vũ Duy Mẫn

Tháng 12 năm 2008 anh Tạo ghé chơi New York. Thanh Chung không lái xe nên mình thành tài xế và hướng dẫn viên đưa anh Tạo đi chơi nhiều buổi. Về nước thỉnh thoảng anh Tạo nhắc lại những kỷ niệm về chuyến thăm New York.

Bẵng đi nhiều năm, một ngày giữa tháng 3 năm 2015, nhận được tin nhắn của anh Tạo hỏi thăm. Anh nói sắp đi dự liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 ở Jakarta, tham luận của anh chưa được dịch ra tiếng Anh mà hạn nộp thì gần hết và anh “cầu cứu” nhờ dịch. Mình nói không quen dịch thơ văn nên giới thiệu vài tên tuổi cho anh, nhưng anh bảo hoặc không quen hoặc người đó không ở nhà nên không nhờ được.

Vậy là dùng trọn một đêm để chuyển ngữ. Bài tham luận của anh hay, thấy được những điều bổ ích khi đọc và chuyển ngữ nó.

Biết tin anh Tạo bệnh nặng và hôm nay thì anh đã ra đi mãi mãi. Thương tiếc một nghệ sỹ tài hoa. Xin đưa lại bài tham luận của anh như một nén nhang cầu chúc anh được an nghỉ ở cõi vĩnh hằng.

***

NGUYỄN TRỌNG TẠO
(Tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 – Indonesia: Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học)

“Không có sách thì không có tri thức”, “Nhà văn là giáo sư của tâm hồn”. Những câu nói ấy luôn luôn là chân lý.

Chúng ta là những nhà văn, học giả, nghệ sĩ, và cả những người thưởng thức văn học nghệ thuật đến với Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 tại đất nước Indonesia giàu đẹp và có truyền thống văn hóa tỏa sáng lâu đời, tôi nghĩ rằng, chúng ta vô cùng biết ơn những sáng tạo tinh thần của nhau, và biết ơn những người thưởng thức nó, bởi người thưởng thức cũng chính là người sáng tạo thứ 2, sau những sáng tạo ban đầu của Nhà văn.

Là một Nhà thơ từ Việt Nam đến đây, tôi muốn nói rằng, tôi vô cùng quan tâm đến độc giả văn học: tôi yêu độc giả của tôi, và tôi cũng rất sợ độc giả của tôi. Và đó cũng là điều tôi muốn nói trong cuộc thảo luận về “Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” này.

1. Nỗi sợ đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”.

Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”.

Tôi sợ những độc giả theo chủ nghĩa tiêu dùng khi họ tạo ra một làn sóng thị hiếu thấp làn sóng thị hiếu thấp, vì làn sóng ấy có thể đánh bại các nhà văn chân chính, đẩy các nhà văn chân chính vào chân tường trong cuộc chiến thị trường không cân sức.

Tuy nhiên, nhìn một phía nào đó cũng thấy “văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng có phần tốt, nó làm cho văn học trở nên đa dạng và phong phú, nó đáp ứng nhu cầu giải trí của tầng lớp độc giả số đông là bình dân. Nhưng

CHÀO NGÀY MỚI 10 THÁNG 9
Hoàng Kim
CNM365 Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Châu Mỹ chuyện không quên;.Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao; Trang thơ Hoàng Trung Trực; Minh triết cho mỗi ngày; Trung Quốc một suy ngẫm; Ngày 10 tháng 9 năm 1385, ngày sinh Lê Lợi, vua khai sáng nhà Hậu Lê, lãnh tụ khởi nghĩa chống quân Minh. Ngày 10 tháng 9 năm 1960, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam, ông giữ chức vụ này đến năm 1986. Ngày 10 tháng 9 năm 1823, Simón Bolívar nhà cách mạng nổi tiếng người Venezuela, trở thành tổng thốngPeru. Bài chọn lọc ngày 10 tháng 9 Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Châu Mỹ chuyện không quên;.Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao; Trang thơ Hoàng Trung Trực; Minh triết cho mỗi ngày; Trung Quốc một suy ngẫm; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-9/

NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN
Hoàng Kim

Nguyễn Trãi thơ Yên Tử, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự, ảnh Hoàng Kim. Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh nhưng như giáo sư Phan Huy Lê nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi – 560 năm sau vụ án Lệ chi viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh.Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.

Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).

Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục

YÊN TỬ

Nguyên văn chữ Hán

題 安子山花煙寺

安山山上最高峰,
纔五更初日正紅。
宇宙眼窮滄海外,
笑談人在碧雲中。
擁門玉槊森千畝,
掛石珠流落半空。
仁廟當年遺跡在,
白毫光裏睹重瞳。

Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự

Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.

YÊN TỬ

Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử
Nguyễn Trãi

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng

(Bản dịch của Hoàng Kim)

Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời
Đầu canh năm đã sáng trưng rồi
Mắt ngoài biển cả ôm trời đất
Người giữa mây xanh vẳng nói cười
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
D4i châu treo đá rũ lưng trời
Nhân Tông còn miếu thời nao đó
Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)

(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)

Trên núi Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới canh năm đã sáng trời
Tầm mắt bao trùm nơi biển tận
Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười
Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu
Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời
Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu
Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.

(Bản dịch của Lê Cao Phan)

Trên non Yên Tử chòm cao nhất,
Trời mới canh năm đã sáng tinh.
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả,
Nói cười người ở giữa mây xanh.
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dãi tua châu đá rủ mành.
Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy,
Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.

(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,
NXB Khoa học xã hội, 1976

Trên non Yên Tử ngọn cao nhất
Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời!
Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm
Giữa mây biếc rộn tiếng người cười.
Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu
Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời!
Miếu cổ Nhân Tông di tích đó
Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!

(Bản dịch của Lâm Trung Phú)

NGÔN CHÍ

Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến chốn yên hà
Cơm ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dững dưng ca

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

QUAN HẢI

Nguyên văn chữ Hán

樁木重重海浪前
沉江鐵鎖亦徒然
覆舟始信民猶水
恃險難憑命在天
禍福有媒非一日
英雄遺恨幾千年
乾坤今古無窮意
卻在滄浪遠樹烟

Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.

Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN

Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời

CỬA BIỂN

Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời

(Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU)

OAN THÁN

Nguyên văn chữ Hán

浮俗升沉五十年
故山泉石負情緣
虛名實禍殊堪笑
眾謗孤忠絕可憐
數有難逃知有命
大如未喪也關天
獄中牘背空遭辱
金闕何由達寸箋

Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ;
Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên.
Hư danh thực họa thù kham tiếu ;
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Số hữu nan đào tri thị mệnh ;
Văn như vị táng dã quan thiên.
Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ;
Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?

Dịch nghĩa THAN NỔI OAN

Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm,
Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ.
Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ;
Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại.
Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ;
Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời.
Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ;
Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?

Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:

Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời
Non xưa suối đá phụ duyên rồi
Trung côi , ghét lắm, bao đau xót
Họa thực, danh hư , khéo tức cười
Số khó lọt vành âu bởi mệnh
Văn chưa tàn lụi cũng do trời
Trong lao độc bối cam mang nhục
Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?

Bản dịch của Thạch Cam

Năm mươi năm thế tục bình bồng
Khe núi lòng cam bội ước chung
Cười nạn hư danh, trò thực họa
Thương phường báng bổ kẻ cô trung
Mạng đà định số, làm sao thoát
Trời chửa mất văn, vẫn được dùng
Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy
Oan tình khó đạt tới hoàng cung.

Bản dịch của Lê Cao Phan

TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?

Vũ Bình Lục

(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi)

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!

Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.

Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu

Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!

Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh:
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giải nguyệt in câu.

Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.

Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn:
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu

Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…

Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.

Hai câu cuối, tác giả viết:
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu?

Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.

‘NHẬT NGUYỆT HỐI RỒI LẠI MINH’
Trăng che mặt trời đêm rồi lại sáng
Thơ Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm
Ngày 9 tháng 3 bao chuyện lạ lùng
Hoàng Kim

Ngày 9 tháng 3 năm 141 trước công nguyên
Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt lên ngôi.
Nước Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm (sau) vết nhục nhã (mới) sạch làu.

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có”

“Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc

Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Văn bia Vĩnh Lăng di sản rõ ràng.

(Sách sử nay Đinh Lê Lý Trần
thay thế cho Triệu Đinh Lý Trần
Trăng che trời, sửa thơ Nguyễn Trãi ???
Đối sao được Hàn Đường Tống Nguyên)

Nước Nam Việt Triệu Đà tích xưa còn đó
Thời Hán Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm (sau) vết nhục nhã (mới) sạch làu.
Chính sử vẫn còn, sự thật ở đâu???

Soi gương kim cổ
Tích truyện xưa
Ghi lại đôi lời
Trăng giao với trời
Nhật thực hôm nay.

NGUYỄN TRỌNG TẠO NHỊP ĐỒNG DAO
Hoàng Kim
Bài viết ‘Kỷ niệm với anh Nguyễn Trọng Tạo’ của anh Vũ Duy Mẫn giới thiệu về “Nguyễn Trọng Tạo tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2, Indonesia: Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học”. Tôi coi đây là tuyên ngôn văn chương hay nhất và sau cùng của anh Nguyễn Trọng Tạo mà những người lính chiến trường, ở mũi nhọn của trận tuyến dân trí, không thể không đọc lại và suy ngẫm. Nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo ấn tượng nhất trong tôi tác phẩm ‘Khúc hát sông quê”, với chùm thơ hay: “Biển” “
Tin thì tin không tin thì thôi ” “Ngày không em” “Đi bộ cùng quá khứ” với 5 ảnh do Phan Chí Thắng, Ngô Minh, Vũ Duy Mẫn, Quyen Ngo lưu giữ; với một vài lời nhận xét thoáng qua nhưng lắng đọng. Thích cái khoe của người tử tế. ‘Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng daohttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trong-tao-nhip-dong-dao/

BIỂN
Nguyễn Trọng Tạo


Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát
Biếc xanh em mãi chớp sáng bầu trời
Điều có thể đã hóa thành không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi.

Bài “BIỂN” của anh Nguyễn Trọng Tạo hình như tôi chưa thấy in chính thức tại đâu, cũng như TỪ TUYỆT KHÔNG ĐỀ của anh Phan Chí Thắng dưới đây hình như tôi cũng chưa hề thấy ở sách Phan Chí Thắng nào cả. Hình như là các tác giả đã quên lãng nhưng sự ghi chép ‘
Thơ hay về biển‘ và ‘Bài thơ Viên đá Thời gian‘ là nhịp đồng dao có thật.

phanchithang

TỨ TUYỆT KHÔNG ĐỀ
Phan Chí Thắng

Không có rượu sao mà say đến thế
Giải Ngân Hà mờ tỏ  bóng thời gian
Ta đã được một lần say lặng lẽ
Giữa cuộc đời tỉnh táo đến khôn ngoan.

Anh Tạo nói đúng: “Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”… “Văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng tạo ra áp lực lớn cho nhà văn, anh phải chạy theo nó, hay anh phải thoát khỏi nó để sáng tạo ra những giá trị văn học thực sự mang tư tưởng thời đại và có sức sống lâu dài. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số nhà xuất bản và nhà văn chạy theo thị hiếu tiêu dùng để kiếm tiền, một số đông tác giả khác không thành danh thì tự bỏ tiền ra in tác phẩm để kiếm tìm cảm giác “tự sướng”, và họ cũng ném vào thị trường văn học khá nhiều rác, khiến độc giả càng trở nên loạn chuẩn … Nhà văn chân chính, phải hóa giải những nỗi sợ đó để tự vượt lên chính mình trong sáng tạo, nghĩa là nhà văn phải trung thành với tư tưởng nghệ thuật của mình, và văn chương của anh ngày càng phải hấp dẫn hơn, với hy vọng cải tạo, và giải thoát thị hiếu của tầng lớp độc giả đang đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”. Biết vậy, nhưng các bạn biết không, tôi vẫn rất sợ những độc giả như thế. Tôi yêu độc giả – người sáng tạo thứ 2

Quyen Ngo với ‘Đêm nghe khúc hát sông quê‘ và Vũ Thanh Hoa với “Giao hưởng biển‘ là hai bài thơ hay, có trường liên tưởng thật rộng. Câu thơ: ‘biết sông nào đọng phù sa… sông nào’ hay nhất trong số ấy .Cảm ơn Quyen Ngo.

ĐÊM NGHE KHÚC HÁT SÔNG QUÊ
tác giả: Gió Phương Nam

Đêm nghe khúc hát Sông Quê
Tự dưng nước mắt lăn về tuổi thơ
Khát khao nào có bến bờ
Sóng xô năm tháng dại khờ sóng ơi

Đêm buồn, sông chảy ngang môi
Giấc mơ không vớt nổi thời đắm xa
Tuổi thơ Người, tuổi thơ Ta
Biết sông nào đọng phù sa…sông nào!

Trịnh Công Sơn, Bữu Ý, Nguyễn Trọng Tạo và Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh internet) trong khảo luận ‘Trịnh Công Sơn tình yêu cuộc sống‘.

Nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết vậy, bạn bè anh vậy, nên anh đi xa rồi nhưng anh vẫn sống trong lòng tôi. Hôm nay nữa, một hình ảnh và mẫu thoại ngắn của tôi THÍCH CÁI KHOE CỦA NGƯỜI TỬ TẾ từ ngày 9 Tháng 9, 2017 được các bạn nhắc lại mà bùi ngùi nhớ: .”Giản dị thế mà sống, cần đếch gì chụp giật, phỏng ạ, Niềm vui cứ nho nhỏ thế thôi…” Văn Công Hùng viết vậy còn Phan Chi thì viết “lão Hâm ghét ông Nguyễn Trọng Tạo thêm 5 phút nữa. (Không kiếm được vé đi nghe đêm nhạc Nguyễn Trọng Tạo nên post bài này lên cho… bõ tức). Lão nông Trần Duy Quý thì khoe “Dân phấn khởi quá, vì so với giống Bắc Thơm 7 năng suất Sơn Lâm 1 vượt ít nhất 80 kg/ sào mà gạo hai giống ngon như nhau. Giá bán gạo đều 16-18 k trên kg nên hiệu quả rõ rệt. Dân tuyên bố sẽ trồng Sơn Lâm 1 thay cho Bắc Thơm 7 cả vụ xuân lẫn vụ mùa”. Cô Nguyễn Thị Trúc Mai thì khoe: “Bốn tháng sau trồng, không cần quảng cáo”. Anh Trần Mạnh Báo thì viết: “Sau nửa tháng đi công tác, hôm nay lại về với cánh đồng Trung tâm nghiên cứu thân yêu! Cảm ơn Mr Diệp (người e lệ đứng bên bờ ruộng) về ý tưởng trồng hoa trên bờ ruộng!”. Tôi thích cái khoe này. “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Cái khoe của họ là tiền tươi thóc thật của người tử tế. (Hoàng Kim)

Kỷ niệm với anh Nguyễn Trọng Tạo
Vũ Duy Mẫn

Tháng 12 năm 2008 anh Tạo ghé chơi New York. Thanh Chung không lái xe nên mình thành tài xế và hướng dẫn viên đưa anh Tạo đi chơi nhiều buổi. Về nước thỉnh thoảng anh Tạo nhắc lại những kỷ niệm về chuyến thăm New York.

Bẵng đi nhiều năm, một ngày giữa tháng 3 năm 2015, nhận được tin nhắn của anh Tạo hỏi thăm. Anh nói sắp đi dự liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 ở Jakarta, tham luận của anh chưa được dịch ra tiếng Anh mà hạn nộp thì gần hết và anh “cầu cứu” nhờ dịch. Mình nói không quen dịch thơ văn nên giới thiệu vài tên tuổi cho anh, nhưng anh bảo hoặc không quen hoặc người đó không ở nhà nên không nhờ được.

Vậy là dùng trọn một đêm để chuyển ngữ. Bài tham luận của anh hay, thấy được những điều bổ ích khi đọc và chuyển ngữ nó.

Biết tin anh Tạo bệnh nặng và hôm nay thì anh đã ra đi mãi mãi. Thương tiếc một nghệ sỹ tài hoa. Xin đưa lại bài tham luận của anh như một nén nhang cầu chúc anh được an nghỉ ở cõi vĩnh hằng.

***

NGUYỄN TRỌNG TẠO
(Tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 – Indonesia: Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học)

“Không có sách thì không có tri thức”, “Nhà văn là giáo sư của tâm hồn”. Những câu nói ấy luôn luôn là chân lý.

Chúng ta là những nhà văn, học giả, nghệ sĩ, và cả những người thưởng thức văn học nghệ thuật đến với Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 tại đất nước Indonesia giàu đẹp và có truyền thống văn hóa tỏa sáng lâu đời, tôi nghĩ rằng, chúng ta vô cùng biết ơn những sáng tạo tinh thần của nhau, và biết ơn những người thưởng thức nó, bởi người thưởng thức cũng chính là người sáng tạo thứ 2, sau những sáng tạo ban đầu của Nhà văn.

Là một Nhà thơ từ Việt Nam đến đây, tôi muốn nói rằng, tôi vô cùng quan tâm đến độc giả văn học: tôi yêu độc giả của tôi, và tôi cũng rất sợ độc giả của tôi. Và đó cũng là điều tôi muốn nói trong cuộc thảo luận về “Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” này.

1. Nỗi sợ đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”.

Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”.

Tôi sợ những độc giả theo chủ nghĩa tiêu dùng khi họ tạo ra một làn sóng thị hiếu thấp làn sóng thị hiếu thấp, vì làn sóng ấy có thể đánh bại các nhà văn chân chính, đẩy các nhà văn chân chính vào chân tường trong cuộc chiến thị trường không cân sức.

Tuy nhiên, nhìn một phía nào đó cũng thấy “văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng có phần tốt, nó làm cho văn học trở nên đa dạng và phong phú, nó đáp ứng nhu cầu giải trí của tầng lớp độc giả số đông là bình dân. Nhưng nó chỉ tạo ra diện rộng của văn học chứ không thể làm đỉnh của văn học.

Nhìn từ một phía khác, “văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng tạo ra áp lực lớn cho nhà văn, anh phải chạy theo nó, hay anh phải thoát khỏi nó để sáng tạo ra những giá trị văn học thực sự mang tư tưởng thời đại và có sức sống lâu dài. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số nhà xuất bản và nhà văn chạy theo thị hiếu tiêu dùng để kiếm tiền, một số đông tác giả khác không thành danh thì tự bỏ tiền ra in tác phẩm để kiếm tìm cảm giác “tự sướng”, và họ cũng ném vào thị trường văn học khá nhiều rác, khiến độc giả càng trở nên loạn chuẩn.

Nhà văn chân chính, phải hóa giải những nỗi sợ đó để tự vượt lên chính mình trong sáng tạo, nghĩa là nhà văn phải trung thành với tư tưởng nghệ thuật của mình, và văn chương của anh ngày càng phải hấp dẫn hơn, với hy vọng cải tạo, và giải thoát thị hiếu của tầng lớp độc giả đang đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”.

Biết vậy, nhưng các bạn biết không, tôi vẫn rất sợ những độc giả như thế.

2. Tôi yêu độc giả – người sáng tạo thứ 2

Sợ, nhưng tôi luôn yêu độc giả của tôi. Dù họ chưa gặp tôi bao giờ, nhưng họ đã đọc tôi. Dù họ thích một câu thơ của tôi, một bài thơ của tôi, thậm chí họ không thích thơ tôi… nhưng họ đã đọc tôi. Hạnh phúc của Nhà văn là tác phẩm của mình có người đọc. Và mỗi người đọc lại có những ứng xử rất riêng với tác phẩm và tác giả của nó. Người khen và người chê, và có người im lặng. Người gặp tác giả nhờ giải thích một câu chưa hiểu hết. Người giảng giải cho tác giả sự thích thú của họ khiến tác giả bất ngờ. Người lại viết cả bài viết dài phân tích nội dung, phong cách nghệ thuật của tác giả. Vân vân và vân vân… Những người đọc như thế làm cho tác giả biết mình đang tồn tại, đang sống, đang được chia sẻ với chung quanh.

Có người nói rằng, “thi sĩ là người phá vỡ các thói quen của chúng ta”. Và tôi muốn nói thêm, độc giả có thể làm thay đổi sức sáng tạo của nhà văn. Đó là những độc giả luôn chờ đợi những tác phẩm mới của anh. Sự chờ đợi của độc giả, đặc biệt là độc giả tâm đắc, nó kích thích sự sáng tạo của nhà văn, khiến nhà văn không hài lòng với những gì đã có. Sự khó tính của độc giả cũng khiến nhà văn phá vỡ tính bảo thủ để vươn tới sự mới mẻ phía trước. Nhà văn sẽ thấy rõ hơn bao giờ hết trách nhiệm, thiên chức của mình trước nghiệp văn, trước độc giả và thời đại.

Có một câu chuyện làm tôi cảm động và nhớ mãi, đó là lần tôi công bố trên internet về một tuyển tập “Thơ và Trường ca” vừa xuất bản, thì có một độc giả người Việt Nam ở Ba Lan gửi 500 USD để mua 1 cuốn mà giá bìa chỉ 5 USD. Tôi muốn tặng thêm mấy cuốn nữa cho anh, nhưng anh không đồng ý. Đó là cuốn sách cao giá nhất trong cuộc đời sáng tác của tôi. Tôi hiểu, người độc giả ấy muốn chia sẻ để tỏ lòng yêu quý văn chương.

Mỗi nhà văn đều có những kỷ niệm khó quên với độc giả của mình. Có vui và có buồn. Nhưng điều nhạt nhẽo nhất là không vui cũng không buồn. Đó là thái độ dửng dưng của người đọc trước những sáng tạo của nhà văn. Thi sĩ Heinrich Heine cảm nhận thật sâu sắc về điều đó khi ông viết bài thơ đại ý thế này:

Người làm cuộc đời tôi
Khổ đau hơn cái chết
Là người không yêu tôi,
Và cũng không hề ghét.

Người đọc bài thơ đó, mỗi người một tâm trạng, một hoàn cảnh khác nhau, họ sẽ hiểu bài thơ như Heine đã yêu đơn phương, và có khi họ còn hiểu xa hơn thế nữa, đó là sự cay đắng trong xã hội vô tình. Chính vì vậy mà họ – bạn đọc – là người sáng tạo thứ 2 của bài thơ.

Nhà văn luôn cám ơn độc giả, vì nhờ họ mà tác phẩm của mình không nằm nguyên trên trang giấy.

3. Tin hay không tin?

Dù những con sóng của chủ nghĩa tiêu dùng đang ào ạt xô bờ văn học, nhưng rồi cũng đến ngày nó sẽ êm đềm hơn. Bạn có tin điều đó sẽ xảy ra không?

Theo tôi, vấn đề quan trọng là nhà văn có tin những điều mình viết ra là sự thật, là nhân văn, là hấp dẫn người đọc và dẫn dắt tâm hồn, tư tưởng của họ hay không. Đó là điều không dễ dàng.

Tôi cũng đã nhiều lần nghiền ngẫm về điều đó. Tin hay không tin? Và tôi đã viết nó thành bài thơ “Tin thì tin không tin thì thôi”. Tôi xin đọc bài thơ này thay cho lời kết thúc bài phát biểu của mình:

TIN THÌ TIN KHÔNG TIN THÌ THÔI
bốn lăm bậc thời gian dốc ngược
tôi đã vượt qua
em cách một sợi tơ
tôi đã không qua được
tin thì tin không tin thì thôi
tôi đã tới hang động yến sào tôi đã thèm ăn yến
vậy mà chưa được nếm bao giờ
hàng quốc cấm
nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm
mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua
tin thì tin không tin thì thôi
có anh hề đã nói với tôi
– đời thằng hề buồn lắm anh ơi
và tôi đã khóc
tin thì tin không tin thì thôi
nhưng tôi người cầm bút, than ôi
không thể không tin gì mà viết.
tin thì tin không tin thì thôi!

1991

***

NGUYEN TRONG TAO

(Presentation at the Second ASEAN Literary Festival – Indonesia: Consumerism and Literary Works)


“There is no knowledge without books”, “The writer is a soul professor”. These sentences are always the truth.

We as writers, scholars, artists, and those who enjoy literature and arts are coming here to the Second ASEAN Literary Festival in Indonesia, a prosperous country with long and rich cultural traditions. I think, we are extremely grateful to the creative spirit of each other, and grateful to those who enjoy it, because the person that enjoys it is the secondary creator, after the initial creator as the writer.

As a poet from Vietnam coming here, I want to say that I am extremely interested in literary readers: I love my readers, and I am also afraid of my readers. And that’s what I wanted to share in this discussion on “Consumerism and literary works”.


1. The fear nailed to “consumerism”

You may already know, Vietnam has 64 publishers that published each year nearly 20,000 book titles with hundreds of millions of copies. But literature accounts for only 10%, of which more than half are translated foreign works. And most of readers fall into the trap of consumerism, which we call “market literary” or ” entertainment literary”. This type of literature is called somewhere ironically “toilet paper literary”. I do not think it’s the own story of my country, but the story of other countries too. That is a cultural problem of reading, giving headaches and worries to writers who always see “Literature as a sacred temple.”

I fear readers who follow consumerism when they create a wave of low tastes, because this wave can defeat the genuine writers, push the authentic writers into the losing corner of the unequal market battlefield.

However, from a particular view angle, “market literary” or “entertainment literary” has also its good side, it makes literature become richer and more diversified, it helps to response to the entertainment needs of the mass and popular audience. But it can only create a wide spread of literature, not the peak of literature.

Looking from another side, the “market literary” or “entertainment literary” also creates greater pressure for the writer. You have to run after it, or to escape it in order to innovate your literary values that truly carry the thought of your era and the long-term viability. The reality is that in Vietnam some publishers and writers are rushing to embrace consumer tastes to make money, a large number of other unsuccessful authors using their own resources to publish their works in search of “self satisfaction.” And they also throw into the market pretty much garbage, and readers become more and more confused.

The true writer has to neutralize these fears to triumph himself in his creativity, meaning that the writer should be faithful to his art, and his literary becomes increasingly more attractive, with the hope to renovate, and to rescue the poor tastes of readers that are nailed to the “consumerism”.

Knowing that, but you know, I remain very afraid of such readers.


2. I love readers – the secondary creators

Afraid of, but I always love my readers. Even I never met them yet, but they’ve read me. Whether they like one of my poems, a poem by me, even if they do not like my poetry, but they’ve read me. A writer’s happiness is that his works have readers. And each reader has his unique attitude toward a work and its author. One compliments and other gives critics, and others are just silent. Some meet with the author to ask for an explanation of a not well-understood sentence. Some express their interests that surprise the author. There are readers that wrote long essays analyzing the contents, even the artistic style of the author. And so on and so forth… These readers give the author the sense that he is existing, living, and being shared by the surrounding world.

Someone said, “poet is the one who breaks our habits.” And I would add, readers are the ones who can alter the creativity of a writer. These are readers who are always waiting for your new works. The expectations of readers, especially your favorite ones, stimulate the creativity of the writer, make the writer becomes unsatisfied with what he already created. The grumpiness of the readers also tend to make the writer breaking his conservative to reach the new front. Writers will see ever more clearly their responsibility and their ministry for their profession, their readers and their era.

There is a story that touched my heart and I never forget it. It’s time I posted on my blog about my newly published collection “Poetry and Epic.” A Vietnamese reader in Poland sent me 500 USD to buy one copy of the collection that has a cover price of only 5 USD. I wanted to give him a few more copies, but he disagree. That is the most high priced book copy ever in my creative life. I understand, this reader wanted to share and to express his love and appreciation of literature.

Each writer has unforgettable memories with his readers. The happy memories and the sad ones. But the most bland ones are neither happy nor sad. It’s the indifferent attitude of the reader for the creation of the writer. Heinrich Heine felt deeply about it when he wrote a poem of following meaning:
People who make my life
Suffering more than death
Are people who do not love me,
And also not hate me.
Reading this poem, each will have a different mood, a different situation, they may understand as Heine had an unilateral love, and they may understand further, it’s the very bitterness in an unintentional society. So they – the readers – are the secondary creators of the poem.

Writers are always thankful to the readers, because thanks to them their works do not stay forever and as original on the page.


3. Believe it or not believe?

Despite the waves of consumerism are rushing to attack the literature shore, it will come the day where they will be calm. Do you believe that it will happen?
In my opinion, it is important whether the writer believes what he wrote are truth, are human, are compelling to the reader and guide their soul and their thought or not. This is not easy.

I also have mulled several times about it. Believe it or not? And I wrote the poem “Believe or don’t believe it’s alright.” I would like to read this poem as my closing words:


BELIEVE OR DON’T BELIEVE IT´S ALRIGHT

forty-five steps of time upside down
I have overcome
you are just a fine line of silk away
I have not overcome
believe or don’t believe it’s alright
I have come to the bird’s cave, I have longed to eat the bird’s nest
but I have not tasted
the national forbidden food
I have heard from old time it’s great to be king
but sometimes I am afraid to be king
believe or don’t believe it’s alright
there is a clown who told me
– a clown’s life is so sad, my brother
and I have cried
believe or don’t believe it’s alright
but me, a writer, oh dear
I can’t write without belief.
Believe or don’t believe it’s alright!
1991

Poet Nguyen Trong Tao
(Vietnam)

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim

Bạn ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi ấn tượng nhất là Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca  và thần Mặt trời, thực sự là một kho báu vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời  “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” là một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tất cả các chuyến đi tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên rỗi hai ngày là có thể đi thăm được.

Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi: Đó là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam.

Châu Mỹ chuyện không quên lắng đọng trong tôi nhiều ký ức sâu sắc về  đất nước, con người, bạn hữu, nền văn hóa.ở đó. Tôi ghi chép được ít bài viết sẽ sắp xếp và xâu chuỗi lại:: Lời Thầy dặn; Con đường di sản Lewis và Clark500 năm nông nghiệp BrazilĐối thoại giữa các nền văn hóaCIMMYT tươi rói một kỷ niệmHoa xương rồng; Giấc mơ thiêng dạo chơi cùng GoetheMark Twain là Lincoln văn học Mỹ; Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Đất nước Mexico ấn tượng lắng đọng; Rio thành phố giữa núi và biển; Borlaug và HemingwayBill Gates học để làm Truyện George Washington; Minh triết Thomas Jefferson; Kiệt tác của tâm hồn; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; Mark Zuckerberg thật tuyệt vời; Mark Zuckerberg và Facebook; Mark Zuckerberg bài học cuộc sốngSóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng . Biên khảo này có mục đích nhằm cung cấp thông tin,  bài học kinh nghiệm tình yêu cuộc sống cho bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ nghèo hiếu học có thể chọn được một số tri thức bổ ích và bài học quý cho riêng mình.

Hernan, bạn tôi ở nơi ấy. xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen xem tiếp… Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương

MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY
Hoàng Kim


Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với những kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình, Ana Karenina, Đường sống, Phục sinh. Minh triết cho mỗi ngày. Trước đây tôi thích ông theo tuần tự trên. Nhưng nay qua thời gian trãi nghiệm và lắng đọng tôi lại thích trình tự ngược lại. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Yêu thích là tự mình tỉnh thức.

Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903  (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa  dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH  Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn  nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy viết: “Nguồn hạnh phúc chân thực nằm trong trái tim bạn. Sẽ là ngốc nghếch nếu bạn tìm kiếm nó ở nơi nào khác. Bạn sẽ giống như kẻ chăn cừu tìm kiếm một con chiên lạc, trong khi nó được nhét vào ngay bên trong áo sơ mi của y (1). Quy tắc thứ nhất của minh triết, là biết chính bạn (2). Tuy nhiên đây là cái khó làm nhất. Quy tắc thứ nhất của đức hạnh là hạnh phúc với những điều nhỏ bé (3). Điều này nữa cũng khó làm. Chỉ có những ai tuân theo những quy tắc này, mới đủ mạnh để là một tấm gương đức hạnh cho người khác. Nếu bạn chỉ yêu chính mình, bạn không thể thực sự hạnh phúc. Hãy sống cho kẻ khác, rồi thì bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc chân thực. Các bạn đang lang thang tới đâu, hỡi những  con người bất hạnh? Đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ? Bạn đang chạy đi xa, nhưng hạnh phúc phải được tìm thấy bên trong bạn. Nếu nó không có mặt ở bên trong, thì nó không có mặt ở bất cứ nơi nào khác. Hạnh phúc nằm trong khả năng yêu kẻ khác của bạn”. (Suy niệm mỗi ngày, trang 53) (1) Nguồn hạnh phúc chân thực nằm trong trái tim bạn. Phật nói ‘ phật tại tâm ’ Chúa Jesu nói ‘Vương quốc của thượng đế ở bên trong các ngươi ’ (2) Minh triết trước hết là tự biết mình. (3) Phúc hậu là hạnh phúc với những điều nhỏ bé.

Lev Tonstoy viết tiếp: Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác , bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế. Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta. Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ

Hoàng Kim noi gương Thầy, tự mình thắp lên ngọn đèn trí tuệ chính mình “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”  tuân theo quy luật của sự chí thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“.  Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng tinh hoa lắng đọng
.
MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY

Minh triết đời người là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.

Nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết vậy, bạn bè anh vậy, nên anh đi xa rồi nhưng anh vẫn sống trong lòng tôi. Hôm nay nữa, một hình ảnh và mẫu thoại ngắn của tôi THÍCH CÁI KHOE CỦA NGƯỜI TỬ TẾ từ ngày 9 Tháng 9, 2017 được các bạn nhắc lại mà bùi ngùi nhớ: .”Giản dị thế mà sống, cần đếch gì chụp giật, phỏng ạ, Niềm vui cứ nho nhỏ thế thôi…” Văn Công Hùng viết vậy còn Phan Chi thì viết “lão Hâm ghét ông Nguyễn Trọng Tạo thêm 5 phút nữa. (Không kiếm được vé đi nghe đêm nhạc Nguyễn Trọng Tạo nên post bài này lên cho… bõ tức). Lão nông Trần Duy Quý thì khoe “Dân phấn khởi quá, vì so với giống Bắc Thơm 7 năng suất Sơn Lâm 1 vượt ít nhất 80 kg/ sào mà gạo hai giống ngon như nhau. Giá bán gạo đều 16-18 k trên kg nên hiệu quả rõ rệt. Dân tuyên bố sẽ trồng Sơn Lâm 1 thay cho Bắc Thơm 7 cả vụ xuân lẫn vụ mùa”. Cô Nguyễn Thị Trúc Mai thì khoe: “Bốn tháng sau trồng, không cần quảng cáo”. Anh Trần Mạnh Báo thì viết: “Sau nửa tháng đi công tác, hôm nay lại về với cánh đồng Trung tâm nghiên cứu thân yêu! Cảm ơn Mr Diệp (người e lệ đứng bên bờ ruộng) về ý tưởng trồng hoa trên bờ ruộng!”. Tôi thích cái khoe này. “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Cái khoe của họ là tiền tươi thóc thật của người tử tế. (Hoàng Kim).

“Hạnh phúc của Nhà văn là tác phẩm của mình có người đọc. Và mỗi người đọc lại có những ứng xử rất riêng với tác phẩm và tác giả của nó. Người khen và người chê, và có người im lặng. Người gặp tác giả nhờ giải thích một câu chưa hiểu hết. Người giảng giải cho tác giả sự thích thú của họ khiến tác giả bất ngờ. Người lại viết cả bài viết dài phân tích nội dung, phong cách nghệ thuật của tác giả. Vân vân và vân vân… Những người đọc như thế làm cho tác giả biết mình đang tồn tại, đang sống, đang được chia sẻ với chung quanh.” (Nguyễn Trọng Tạo)

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Bài ca thời gian Run away with me.
Vietnamese Dan Bau Music
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter  hoangkim vietnam 

Số lần xem trang : 20064
Nhập ngày : 09-09-2020
Điều chỉnh lần cuối : 10-09-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 11(07-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 11(06-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 11(05-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 11(04-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 11(03-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 11(03-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 11(02-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 11(01-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 31 tháng 10(31-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 10(30-10-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007