Số lần xem
Đang xem 407 Toàn hệ thống 1179 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHÀO NGÀY MỚI 11 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365Châu Mỹ chuyện không quên; Trung Quốc một suy ngẫm; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Hoa Lúa; Lúa siêu xanh Việt Nam;Trang thơ Hoàng Trung Trực; Ngày 11 tháng 9 năm 2001 Sự kiện 11 tháng 9. Các phần tử Al-Qaeda thực hiện các vụ tiến công tự sát nhằm vào các mục tiêu tại khu vực thành phố New York và Washington, D.C. tại Hoa Kỳ, làm 2.974 người thiệt mạng và 24 người liệt kê mất tích xem như đã chết Theo phúc trình của Ủy ban Quốc gia về vụ Khủng bố tại Hoa Kỳ, 19 không tặc đã biến những chiếc máy bay thành những quả bom tự sát lớn nhất trong lịch sử. Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất trong thế kỷ 21, và là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự của lịch sử Hoa Kỳ cũng như những nơi khác trên thế giới. Tháp Tự do (hình) là Tòa Trung tâm Thương mại Thế giới được khởi công vào ngày 27/4/2006, tọa lạc gần vị trí cũ của Tòa tháp đôi, trở thành tòa nhà cao nhất tại Mỹ khi hoàn thành. Ngày 11 tháng 9 năm 1792, Viên kim cương Hope xanh đen saphir đẹp lộng lẫy phi thường và lớn nhất thế giới, cùng những châu báu vương thất bị đánh cắp trong tình hình hỗn loạn của Cách mạng Pháp. Hope lưu lạc với lời nguyền và nay được trưng bày tại Thủ đô Washington D.C của Mỹ trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian với giá khoảng 250 triệu USD. Ngày 11 tháng 9 năm 1961, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên mở cửa văn phòng đầu tiên tại Thụy Sỹ. Bài chọn lọc ngày 11 tháng 9 Châu Mỹ chuyện không quên; Trung Quốc một suy ngẫm; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Hoa Lúa; Lúa siêu xanh Việt Nam;Trang thơ Hoàng Trung Trực; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-9/
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, nay mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong tôi nhiều ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn yêu thích của tôi là khoa học cây trồng, cây lương thực, kết nối đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ, kể từ chuyến đi Mỹ đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau Đó.là chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới là vùng vật liệu di truyền của ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm: CIMMYT là trung tâm ngô và lúa mì quốc tế ở Mê hi cô. CIP là trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế ở Peru. CIAT là trung tâm sắn quốc tế và đậu thực phẩm với lúa châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như IITA là trung tâm của các cây trồng trên ở Nigeria châu Phí, ICRISAT ở Ấn Độ và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy scũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà đi lang thang thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.
“Châu Mỹ chuyện không quên” chùm thông tin này nhằm mục đích cung cấp điểm nhấn tư liệu bài học kinh nghiệm tình yêu cuộc sống cho bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ ham học hỏi xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/.
Tác phẩm gồm 36 bài có đường links, được hiệu đính và bổ sung. Mời bạn đọc trình tự:
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
(Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu)
CIAT COLOMBIA THẬT ẤN TƯỢNG
Hoàng Kim
Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi: Đó là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các cây giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu chúng đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.
MACHU PICCHU DI SẢN THẾ GIỚI
Hoàng Kim
Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi ấn tượng nhất là Machu Picchu di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu kỳ bí vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên bạn rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Tất cả các chuyến bay tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco.
“CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN” lắng đọng trong tôi nhiều ký ức sâu sắc về khoa học cây trồng, cây lương thực, đất nước, con người, bạn hữu, nền văn hóa hâu Mỹ. Tác phẩm này bao gồm 40 ghi chú (Notes) rãi rác nay được sắp xếp lại theo hệ thống có đường links: CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu ( kết nối phần mở đầu) Mexico ấn tượng lắng đọngLời Thầy dặn không quên Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Ấn tượng Borlaug và HemingwayCon đường di sản Lewis ClarkSóng yêu thương vỗ mãiĐối thoại nền văn hóaTruyện George WashingtonMinh triết Thomas JeffersonMark Twain là Lincoln MỹĐi để hiểu quê hương500 năm nông nghiệp BrazilNgọc lục bảo Paulo CoelhoRio phố núi và biểnKiệt tác của tâm hồnGiấc mơ thiêng cùng GoetheChuyện Henry Ford lên TrờiBài đồng dao huyền thoạiBảo tồn và phát triển Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregene xa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP khoai tây khoai lang Nam Mỹ trong mắt ai Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giớiMark Zuckerberg và FacebookLời vàng Albert EinsteinBill Gates học để làmThomas Edison một huyền thoạiToni Morrison nhà văn MỹWalt Disney bạn trẻ thơLúa Việt tới Châu Mỹ . Biên khảo này có mục đích nhằm cung cấp thông tin, bài học kinh nghiệm tình yêu cuộc sống cho bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ nghèo hiếu học có thể chọn được một số tri thức bổ ích và bài học quý cho riêng mình. xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/
Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003 MARTIN FREGENNE XA MÀ GẦN
Hoàng Kim Chúng tôi ghé thăm Martin Fregene tại nhà riêng ở CIAT Colombia năm 2003. Martin Fregene nay làm giám đốc điều hành hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp của Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG). Ông là giáo sư thực thụ trường đại học Nigeria, và từng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Chúng tôi đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene là một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria. Ông đã rời ‘miền đất hứa’ Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia để tự nguyện trở về Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo ở Nigeria mà tôi đã giới thiệu ở bài “Nhớ châu Phi” “Nigeria xa và gần”. MARTIN FREGENNE XA MÀ GẦN Hoàng Kim Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin, Kim enjoy fufu. Chúng tôi đã ăn tối thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều nay, trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á , châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ trở lại châu Phi”. Tôi vừa đọc sách “O Alquimista” của Paulo Coelho tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ và thích thú hứa với cháu bé. Hóa ra, ‘Nhớ châu Phi’ và “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“ là có thật ! Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng
CIMMYT, CIAT, CIP là những ấn tượng sâu sắc, đậm nét trong lòng tôi. Châu Mỹ là nôi ngô sắn khoai của Trái Đất. Ngô tại CIMMYT ở Mexico. Khoai lang, khoai tây tại CIP ở Peru. Sắn tại CIAT ở Colombia. Tôi may mắn được trãi nghiệm qua những nơi này và lưu lại Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đùa với các bạn là “Hoàng Kim có nhiều bạn ở nơi đó”. “Châu Mỹ có vị thần Mặt trời Inca bị quên lãng”. Phổ hệ chọn giống sắn ở Việt Nam có quan hệ nhiều trong chuyện này.. Ngày nay giống sắn Việt Nam trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và KM94 chiếm 38% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam.
Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.
Hoàng Kim và Chareinsak Rojanaridpiched Chareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo ra ” Kasetsart 50: giống sắn quan trọng nhất trên thế giới”. KU 50 với hơn 20 năm kinh nghiệm ở Thái Lan và Việt Nam, tăng từ 60 đến 75 phần trăm của tất cả nông dân trồng sắn, trên tổng số diện tích khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm, là một cây trồng an ninh lương thực quan trọng và nguồn thu nhập cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á. ChareinsakRojanaridpiched từng học ở Cornell University, một trường đại học nổi tiếng nhất của nước Mỹ nơi mà Ezra Cornell, người sáng lập trường năm1865 từng nói: “Tôi sẽ thành lập một trường mà bất cứ người nào cũng có thể tìm thấy hướng dẫn về bất cứ ngành nào”.
Kim nói với Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng, điều kiện riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi lại của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP và các nước châu Mỹ.
lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi trò chuyện về sự bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam nói về Trung Quốc ngày nay. Đầu tiên là phiếm đàm của Trần Đăng Khoa bài viết về Trung Hoa “Tào lao với Lão Khoa” tuy là nhàn đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tiếng là ‘tào lao’ mà thật sự nóng, hay và nghiêm cẩn.
Khoa viết đúng sự thật của Trung Quốc ngày nay: “Trung Quốc là một nước phát triển rất hùng mạnh về tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có truyền thông, thông tin. Thế kỷ XXI này là Thế kỷ Trung Quốc. Ở đâu cũng truy cập được internet, nhưng tiếc ở đó không dùng được Email, Google, Blog và cả Facebook. Vì thế, tôi như kẻ lạc rừng. Trung Quốc có gần trăm kênh truyền hình. Kênh nào cũng rất đẹp. Nhưng toàn truyền hình nội bộ của các tỉnh thành Trung Quốc, tuyệt không có một kênh nào của nước ngoài.” “Đúng là chúng tôi cũng còn nhiều hạn chế. Chúng tôi đang mở cửa. Nhưng mở cửa theo quy trình. Mở cửa từng bước…”. Sự đánh giá này của Khoa về Trung Quốc trong sự quản lý xây dựng, giao thông, du lịch văn hóa cũng thật chí lý: “Cái chúng ta còn phải phấn đấu để vươn tới thì Trung Quốc lại có cả một kho kinh nghiệm. Nói như một đồng chí ở Đại sứ quán ta, Trung Quốc có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo rất giỏi. Ngay một cán bộ ở địa phương cũng có tầm nhìn của trung ương. Lấy tư duy của trung ương để xử lý cả những việc cỏn con ở cơ sở. Vì thế họ có được sự đồng bộ và nhất quán xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Chúng tôi qua Lệ Giang rồi Đại Lý, một thành phố cổ của Trung Quốc ở tỉnh Vân Nam. Thành phố này đã bị phá hủy vào năm 1996 trong trận động đất 7,5 độ richte. Vậy mà họ vẫn khôi phục lại được. Một thành phố rất đẹp, cổ kính. Nhiều ngôi nhà dựng lại mà trông cổ kính như có tuổi thọ hàng ngàn năm tuổi. Phải nói là rất tài. Trung Quốc là thế đấy. Họ kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ. Bởi thế, Trung Quốc là đất nước của du lịch. Thành phố nào cũng có những vẻ đẹp bí ẩn khiến người ta muốn chiêm ngưỡng, khám phá. Đó là những vẻ đẹp không chỉ chinh phục du khách nước ngoài mà còn có thể mê hoặc được cả chính người dân Trung Quốc. Chỉ riêng khách du lịch Trung Quốc cũng đã đủ “nuôi” ngành du lịch Trung Quốc rồi.”
Tôi thích văn phong của Khoa “giản dị, xúc động, ám ảnh” và lối viết tưng tửng nhưng rất sát sự thật. Dẫu vậy, tôi thấy có điều đánh giá này cần phải đàm luận: Khoa đã nói: “Trung Quốc to mà vẫn không lớn. Vì rất không đàng hoàng. Ông bạn này cứ như một anh hàng xóm rất giàu có nhưng lại có cái tính rất khó chịu là cứ thích ăn cắp vặt. Nhà có hàng núi vàng, nhưng vẫn thích thó của những anh hàng xóm trái cam hay quả trứng gà. Nếu không lấy được thì khó chịu. Cái việc họ lấn đất, lấn biển lấn đảo cũng thế. Giả thiết nếu không có mấy hòn đảo ăn cắp, hay cả Biển Đông nữa, họ vẫn cứ lớn, vẫn giầu có, ở không ít mặt họ còn vượt cả Nga, cả Mỹ. Thế mà vẫn cứ càm cắp những thứ bé hin hin chẳng phải của mình. Khó chịu là thế!“.
Theo tôi thì nói như vậy lập luận vậy là đúng mà chưa rõ. Tôi thích lối lập luận của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hơn. Cụ Trạng nói: Muốn BÌNH sao chẳng lấy nhân. Muốn An sao lại bắt dân ghê mình?” . “Mấy hòn đảo ăn cắp, hay cả Biển Đông nữa” sao có thể coi là nhỏ khi so sánh 2,5 triệu kilomet vuông kinh tế biển với 9,3 triệu kilomet vuông đất liền? Trung Quốc ngày nay có luận thuyết Trung Nam Hải, “nắm vững Trung, hướng về Nam, tranh chấp Hải” đó là luận thuyết “biển lịch sử”, là cửa “sinh đạo” của Trung Quốc trong Dịch lý, ngược hướng với “Tử Cấm Thành”. Thuyết này là khâu trọng yếu của ‘giấc mộng Trung Hoa vành đai và con đường’ để Trung Hoa trỗi dây, đâu có thể lấy lý lẽ ‘trộm vặt’ ‘ăn cắp vặt’ để lý giải, mà cần là một hệ thống lý luận sâu hơn.
Tôi thích minh triết Hồ Chí Minh, ‘Bình Ngô’ của cụ Nguyễn Trãi, ý thơ của cụ Trạng Trình, Nguyễn Du, Giáp Hải và triết lý của Engels hơn.
Minh triết Hồ Chí Minh khác sự diễn đạt trên. Bác Hồ là người ở bên cạnh Borodin tại Trung Quốc thời thống chế Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch bắt đầu thò ra “đường chín đoạn” khởi đầu của tầm nhìn học thuyết mà sau này chủ tịch Trung Quốc phát triển thành chủ thuyết “Trung Nam Hải” và “biển lịch sử” “nắm vững Trung, hướng về Nam, tranh chấp Hải”. Bác Hồ không nói nhưng lại để cho anh trai là Nguyễn Tất Đạt kể chuyện cho Sơn Tùng để đăng trên báo Cứu Quốc năm 1950 kể về lời đồng dao huyền thoại:
“Biển là ao lớn
Thuyền là con BÒ
Thuyền ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em trông thấy trước
Anh trông thấy sau
Chúng ta lớn mau
Vượt qua ao lớn.”
(Thơ Nguyễn Sinh Cung, rút trong tập”Tất Đạt tự ngôn, Sơn Tùng công bố và Báo Cứu Quốc phát hành)
‘Bình Ngô’ của cụ Nguyễn Trãi viết rất hay, là tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:
Thay trời hành hoá, hoàng thượng truyền rằng.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.”
(Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, do Ngô Tất Tố dịch)
Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì thông điệp ngoại giao nhắn gửi con cháu về lý lẽ giữ nước thật thông suốt ” Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững trị bình”. (Vạn lý Đông minh quy bá ác Ức niên Nam cực điện long bình). Từ xưa đến nay, điều nhân là vô địch, Cần gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh. Cổ lai nhân giả tri vô địch, Hà tất khu khu sự chiến tranh) Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo (Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân) Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốn cả. Muốn bình sao chẳng lấy nhân. Muốn an sao lại bắt dân ghê mình. Đạo lý, Dịch lý, Ẩn ngữ Việt thật sâu sắc thay !
Nguyễn Du trong uẩn khúc lịch sử Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn, Vua Càn Long sau thất bại nặng nề của nhà Thanh trong chiến tranh với Tây Sơn đã sai danh tướng Phúc Khang An thay thế Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng định điều động thêm 50 vạn quân để ứng chiến vùng biên giới phía Nam nhưng nhà Thanh đang phải đối mặt với một vấn đề đặc biệt cơ mật và tối quan trọng tại Tây Tang là kho vàng tại tu viện Mật Tông bị quân Khuếch Nhĩ Khách Mông Cổ dòm ngó tấn công.Trong khi, nước Nam Nguyễn Huệ anh dũng thiện chiến không thể xem thường nên vua Càn Long lựa ý hòa hoãn với nhà Tây Sơn và tặng áo cho Nguyễn Huệ, sau đó đã dùng kế dập tắt hi vọng phục quốc của vua nhà Hậu Lê và các trung thần. Vua Càn Long viết.
Nước Phiên đến lúc ta đi tuần
Mới gặp mà như đã rất thân
Nước Tượng chưa từng nghe triều cận
Việc cống người vàng thật đáng khinh
Nhà Thanh coi trọng việc đi sứ
Chín đạo thường có đạo vỗ yên
Xếp võ tu văn thuận thiên đạo
Đại Thanh còn mãi vạn ngàn xuân.
Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại các giá trị sử thi văn hóa ngoại giao xuất chúng có một không hai. Lời nhận xét của giáo sư Mai Quốc Liên “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa”. Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán “Kỳ Lân mộ” .
Kỳ Lân Mộ Nguyễn Du
Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?
Nguyên văn chữ Hán
Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?
“Kỳ Lân mộ” được công bố vào năm Quý Dậu (1813) khi Nguyễn Du làm Chánh sứ của đoàn sứ thần nhà Nguyễn sang thông hiếu với nhà Thanh năm Gia Long thứ 12 và Gia Khánh thứ 17. “Kỳ Lân mộ” là văn kiện ngoại giao “ý tại ngôn ngoại” thể hiện quan điểm và đường lối chính trị của Việt Nam triều Nguyễn. “Kỳ Lân mộ” lấy từ điển tích đã được ghi trong chính sử: “Năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) có con Kỳ Lân xuất hiện ở Nam Dương. Quan trấn sai mang lên Bắc Kinh dâng Minh Thành Tổ. Nào ngờ đến đây Kỳ Lân chết. Viên quan sai chôn ở đây và lập bia để ghi lại chuyện đó. Mộ bị mưa gió san phẳng còn lại tấm bia này.” Nguyễn Du dùng bài thơ này để dâng lên vua Càn Long tỏ rõ chính kiến và thông điệp ngoại giao khéo gửi vua Càn Long và vua Gia Khánh. Bài thơ căm phẫn mắng chửi thẳng Yên Đệ Minh Thành Tổ là đồ bất nhân không xứng đáng là một ông vua. Yên Đệ Minh Thành Tổ là một nhân vật lịch sử nổi bật của Trung Quốc. Sử gia Trung Quốc cho đến nay vẫn gọi Minh Thành Tổ là Vĩnh Lạc Đế hay Vĩnh Lạc đại đế là một trong các Hoàng đế kiệt xuất nhất của triều đại nhà Minh và lịch sử của Trung Quốc. Thời kỳ của Yên Đệ được ca ngợi gọi là Vĩnh Lạc thịnh thế, khiến nhà Minh phát triển đỉnh cao về quyền lực trong lịch sử. Nguyễn Du qua tác phẩm “Kỳ Lân mộ” trong Bắc Hành
CHÀO NGÀY MỚI 11 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365Châu Mỹ chuyện không quên; Trung Quốc một suy ngẫm; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Hoa Lúa; Lúa siêu xanh Việt Nam;Trang thơ Hoàng Trung Trực; Ngày 11 tháng 9 năm 2001 Sự kiện 11 tháng 9. Các phần tử Al-Qaeda thực hiện các vụ tiến công tự sát nhằm vào các mục tiêu tại khu vực thành phố New York và Washington, D.C. tại Hoa Kỳ, làm 2.974 người thiệt mạng và 24 người liệt kê mất tích xem như đã chết Theo phúc trình của Ủy ban Quốc gia về vụ Khủng bố tại Hoa Kỳ, 19 không tặc đã biến những chiếc máy bay thành những quả bom tự sát lớn nhất trong lịch sử. Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất trong thế kỷ 21, và là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự của lịch sử Hoa Kỳ cũng như những nơi khác trên thế giới. Tháp Tự do (hình) là Tòa Trung tâm Thương mại Thế giới được khởi công vào ngày 27/4/2006, tọa lạc gần vị trí cũ của Tòa tháp đôi, trở thành tòa nhà cao nhất tại Mỹ khi hoàn thành. Ngày 11 tháng 9 năm 1792, Viên kim cương Hope xanh đen saphir đẹp lộng lẫy phi thường và lớn nhất thế giới, cùng những châu báu vương thất bị đánh cắp trong tình hình hỗn loạn của Cách mạng Pháp. Hope lưu lạc với lời nguyền và nay được trưng bày tại Thủ đô Washington D.C của Mỹ trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian với giá khoảng 250 triệu USD. Ngày 11 tháng 9 năm 1961, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên mở cửa văn phòng đầu tiên tại Thụy Sỹ. Bài chọn lọc ngày 11 tháng 9 Châu Mỹ chuyện không quên; Trung Quốc một suy ngẫm; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Hoa Lúa; Lúa siêu xanh Việt Nam;Trang thơ Hoàng Trung Trực; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-9/
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, nay mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong tôi nhiều ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn yêu thích của tôi là khoa học cây trồng, cây lương thực, kết nối đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ, kể từ chuyến đi Mỹ đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau Đó.là chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới là vùng vật liệu di truyền của ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm: CIMMYT là trung tâm ngô và lúa mì quốc tế ở Mê hi cô. CIP là trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế ở Peru. CIAT là trung tâm sắn quốc tế và đậu thực phẩm với lúa châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như IITA là trung tâm của các cây trồng trên ở Nigeria châu Phí, ICRISAT ở Ấn Độ và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy scũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà đi lang thang thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.
“Châu Mỹ chuyện không quên” chùm thông tin này nhằm mục đích cung cấp điểm nhấn tư liệu bài học kinh nghiệm tình yêu cuộc sống cho bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ ham học hỏi xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/.
Tác phẩm gồm 36 bài có đường links, được hiệu đính và bổ sung. Mời bạn đọc trình tự:
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
(Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu)
CIAT COLOMBIA THẬT ẤN TƯỢNG
Hoàng Kim
Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi: Đó là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các cây giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu chúng đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.
MACHU PICCHU DI SẢN THẾ GIỚI
Hoàng Kim
Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi ấn tượng nhất là Machu Picchu di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu kỳ bí vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên bạn rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Tất cả các chuyến bay tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco.
“CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN” lắng đọng trong tôi nhiều ký ức sâu sắc về khoa học cây trồng, cây lương thực, đất nước, con người, bạn hữu, nền văn hóa hâu Mỹ. Tác phẩm này bao gồm 40 ghi chú (Notes) rãi rác nay được sắp xếp lại theo hệ thống có đường links: CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu ( kết nối phần mở đầu) Mexico ấn tượng lắng đọngLời Thầy dặn không quên Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Ấn tượng Borlaug và HemingwayCon đường di sản Lewis ClarkSóng yêu thương vỗ mãiĐối thoại nền văn hóaTruyện George WashingtonMinh triết Thomas JeffersonMark Twain là Lincoln MỹĐi để hiểu quê hương500 năm nông nghiệp BrazilNgọc lục bảo Paulo CoelhoRio phố núi và biểnKiệt tác của tâm hồnGiấc mơ thiêng cùng GoetheChuyện Henry Ford lên TrờiBài đồng dao huyền thoạiBảo tồn và phát triển Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregene xa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP khoai tây khoai lang Nam Mỹ trong mắt ai Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giớiMark Zuckerberg và FacebookLời vàng Albert EinsteinBill Gates học để làmThomas Edison một huyền thoạiToni Morrison nhà văn MỹWalt Disney bạn trẻ thơLúa Việt tới Châu Mỹ . Biên khảo này có mục đích nhằm cung cấp thông tin, bài học kinh nghiệm tình yêu cuộc sống cho bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ nghèo hiếu học có thể chọn được một số tri thức bổ ích và bài học quý cho riêng mình. xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/
Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003 MARTIN FREGENNE XA MÀ GẦN
Hoàng Kim Chúng tôi ghé thăm Martin Fregene tại nhà riêng ở CIAT Colombia năm 2003. Martin Fregene nay làm giám đốc điều hành hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp của Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG). Ông là giáo sư thực thụ trường đại học Nigeria, và từng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Chúng tôi đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene là một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria. Ông đã rời ‘miền đất hứa’ Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia để tự nguyện trở về Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo ở Nigeria mà tôi đã giới thiệu ở bài “Nhớ châu Phi” “Nigeria xa và gần”. MARTIN FREGENNE XA MÀ GẦN Hoàng Kim Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin, Kim enjoy fufu. Chúng tôi đã ăn tối thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều nay, trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á , châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ trở lại châu Phi”. Tôi vừa đọc sách “O Alquimista” của Paulo Coelho tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ và thích thú hứa với cháu bé. Hóa ra, ‘Nhớ châu Phi’ và “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“ là có thật ! Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng
CIMMYT, CIAT, CIP là những ấn tượng sâu sắc, đậm nét trong lòng tôi. Châu Mỹ là nôi ngô sắn khoai của Trái Đất. Ngô tại CIMMYT ở Mexico. Khoai lang, khoai tây tại CIP ở Peru. Sắn tại CIAT ở Colombia. Tôi may mắn được trãi nghiệm qua những nơi này và lưu lại Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đùa với các bạn là “Hoàng Kim có nhiều bạn ở nơi đó”. “Châu Mỹ có vị thần Mặt trời Inca bị quên lãng”. Phổ hệ chọn giống sắn ở Việt Nam có quan hệ nhiều trong chuyện này.. Ngày nay giống sắn Việt Nam trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và KM94 chiếm 38% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam.
Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.
Hoàng Kim và Chareinsak Rojanaridpiched Chareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo ra ” Kasetsart 50: giống sắn quan trọng nhất trên thế giới”. KU 50 với hơn 20 năm kinh nghiệm ở Thái Lan và Việt Nam, tăng từ 60 đến 75 phần trăm của tất cả nông dân trồng sắn, trên tổng số diện tích khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm, là một cây trồng an ninh lương thực quan trọng và nguồn thu nhập cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á. ChareinsakRojanaridpiched từng học ở Cornell University, một trường đại học nổi tiếng nhất của nước Mỹ nơi mà Ezra Cornell, người sáng lập trường năm1865 từng nói: “Tôi sẽ thành lập một trường mà bất cứ người nào cũng có thể tìm thấy hướng dẫn về bất cứ ngành nào”.
Kim nói với Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng, điều kiện riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi lại của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP và các nước châu Mỹ.
lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi trò chuyện về sự bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam nói về Trung Quốc ngày nay. Đầu tiên là phiếm đàm của Trần Đăng Khoa bài viết về Trung Hoa “Tào lao với Lão Khoa” tuy là nhàn đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tiếng là ‘tào lao’ mà thật sự nóng, hay và nghiêm cẩn.
Khoa viết đúng sự thật của Trung Quốc ngày nay: “Trung Quốc là một nước phát triển rất hùng mạnh về tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có truyền thông, thông tin. Thế kỷ XXI này là Thế kỷ Trung Quốc. Ở đâu cũng truy cập được internet, nhưng tiếc ở đó không dùng được Email, Google, Blog và cả Facebook. Vì thế, tôi như kẻ lạc rừng. Trung Quốc có gần trăm kênh truyền hình. Kênh nào cũng rất đẹp. Nhưng toàn truyền hình nội bộ của các tỉnh thành Trung Quốc, tuyệt không có một kênh nào của nước ngoài.” “Đúng là chúng tôi cũng còn nhiều hạn chế. Chúng tôi đang mở cửa. Nhưng mở cửa theo quy trình. Mở cửa từng bước…”. Sự đánh giá này của Khoa về Trung Quốc trong sự quản lý xây dựng, giao thông, du lịch văn hóa cũng thật chí lý: “Cái chúng ta còn phải phấn đấu để vươn tới thì Trung Quốc lại có cả một kho kinh nghiệm. Nói như một đồng chí ở Đại sứ quán ta, Trung Quốc có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo rất giỏi. Ngay một cán bộ ở địa phương cũng có tầm nhìn của trung ương. Lấy tư duy của trung ương để xử lý cả những việc cỏn con ở cơ sở. Vì thế họ có được sự đồng bộ và nhất quán xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Chúng tôi qua Lệ Giang rồi Đại Lý, một thành phố cổ của Trung Quốc ở tỉnh Vân Nam. Thành phố này đã bị phá hủy vào năm 1996 trong trận động đất 7,5 độ richte. Vậy mà họ vẫn khôi phục lại được. Một thành phố rất đẹp, cổ kính. Nhiều ngôi nhà dựng lại mà trông cổ kính như có tuổi thọ hàng ngàn năm tuổi. Phải nói là rất tài. Trung Quốc là thế đấy. Họ kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ. Bởi thế, Trung Quốc là đất nước của du lịch. Thành phố nào cũng có những vẻ đẹp bí ẩn khiến người ta muốn chiêm ngưỡng, khám phá. Đó là những vẻ đẹp không chỉ chinh phục du khách nước ngoài mà còn có thể mê hoặc được cả chính người dân Trung Quốc. Chỉ riêng khách du lịch Trung Quốc cũng đã đủ “nuôi” ngành du lịch Trung Quốc rồi.”
Tôi thích văn phong của Khoa “giản dị, xúc động, ám ảnh” và lối viết tưng tửng nhưng rất sát sự thật. Dẫu vậy, tôi thấy có điều đánh giá này cần phải đàm luận: Khoa đã nói: “Trung Quốc to mà vẫn không lớn. Vì rất không đàng hoàng. Ông bạn này cứ như một anh hàng xóm rất giàu có nhưng lại có cái tính rất khó chịu là cứ thích ăn cắp vặt. Nhà có hàng núi vàng, nhưng vẫn thích thó của những anh hàng xóm trái cam hay quả trứng gà. Nếu không lấy được thì khó chịu. Cái việc họ lấn đất, lấn biển lấn đảo cũng thế. Giả thiết nếu không có mấy hòn đảo ăn cắp, hay cả Biển Đông nữa, họ vẫn cứ lớn, vẫn giầu có, ở không ít mặt họ còn vượt cả Nga, cả Mỹ. Thế mà vẫn cứ càm cắp những thứ bé hin hin chẳng phải của mình. Khó chịu là thế!“.
Theo tôi thì nói như vậy lập luận vậy là đúng mà chưa rõ. Tôi thích lối lập luận của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hơn. Cụ Trạng nói: Muốn BÌNH sao chẳng lấy nhân. Muốn An sao lại bắt dân ghê mình?” . “Mấy hòn đảo ăn cắp, hay cả Biển Đông nữa” sao có thể coi là nhỏ khi so sánh 2,5 triệu kilomet vuông kinh tế biển với 9,3 triệu kilomet vuông đất liền? Trung Quốc ngày nay có luận thuyết Trung Nam Hải, “nắm vững Trung, hướng về Nam, tranh chấp Hải” đó là luận thuyết “biển lịch sử”, là cửa “sinh đạo” của Trung Quốc trong Dịch lý, ngược hướng với “Tử Cấm Thành”. Thuyết này là khâu trọng yếu của ‘giấc mộng Trung Hoa vành đai và con đường’ để Trung Hoa trỗi dây, đâu có thể lấy lý lẽ ‘trộm vặt’ ‘ăn cắp vặt’ để lý giải, mà cần là một hệ thống lý luận sâu hơn.
Tôi thích minh triết Hồ Chí Minh, ‘Bình Ngô’ của cụ Nguyễn Trãi, ý thơ của cụ Trạng Trình, Nguyễn Du, Giáp Hải và triết lý của Engels hơn.
Minh triết Hồ Chí Minh khác sự diễn đạt trên. Bác Hồ là người ở bên cạnh Borodin tại Trung Quốc thời thống chế Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch bắt đầu thò ra “đường chín đoạn” khởi đầu của tầm nhìn học thuyết mà sau này chủ tịch Trung Quốc phát triển thành chủ thuyết “Trung Nam Hải” và “biển lịch sử” “nắm vững Trung, hướng về Nam, tranh chấp Hải”. Bác Hồ không nói nhưng lại để cho anh trai là Nguyễn Tất Đạt kể chuyện cho Sơn Tùng để đăng trên báo Cứu Quốc năm 1950 kể về lời đồng dao huyền thoại:
“Biển là ao lớn
Thuyền là con BÒ
Thuyền ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em trông thấy trước
Anh trông thấy sau
Chúng ta lớn mau
Vượt qua ao lớn.”
(Thơ Nguyễn Sinh Cung, rút trong tập”Tất Đạt tự ngôn, Sơn Tùng công bố và Báo Cứu Quốc phát hành)
‘Bình Ngô’ của cụ Nguyễn Trãi viết rất hay, là tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:
Thay trời hành hoá, hoàng thượng truyền rằng.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.”
(Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, do Ngô Tất Tố dịch)
Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì thông điệp ngoại giao nhắn gửi con cháu về lý lẽ giữ nước thật thông suốt ” Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững trị bình”. (Vạn lý Đông minh quy bá ác Ức niên Nam cực điện long bình). Từ xưa đến nay, điều nhân là vô địch, Cần gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh. Cổ lai nhân giả tri vô địch, Hà tất khu khu sự chiến tranh) Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo (Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân) Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốn cả. Muốn bình sao chẳng lấy nhân. Muốn an sao lại bắt dân ghê mình. Đạo lý, Dịch lý, Ẩn ngữ Việt thật sâu sắc thay !
Nguyễn Du trong uẩn khúc lịch sử Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn, Vua Càn Long sau thất bại nặng nề của nhà Thanh trong chiến tranh với Tây Sơn đã sai danh tướng Phúc Khang An thay thế Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng định điều động thêm 50 vạn quân để ứng chiến vùng biên giới phía Nam nhưng nhà Thanh đang phải đối mặt với một vấn đề đặc biệt cơ mật và tối quan trọng tại Tây Tang là kho vàng tại tu viện Mật Tông bị quân Khuếch Nhĩ Khách Mông Cổ dòm ngó tấn công.Trong khi, nước Nam Nguyễn Huệ anh dũng thiện chiến không thể xem thường nên vua Càn Long lựa ý hòa hoãn với nhà Tây Sơn và tặng áo cho Nguyễn Huệ, sau đó đã dùng kế dập tắt hi vọng phục quốc của vua nhà Hậu Lê và các trung thần. Vua Càn Long viết.
Nước Phiên đến lúc ta đi tuần
Mới gặp mà như đã rất thân
Nước Tượng chưa từng nghe triều cận
Việc cống người vàng thật đáng khinh
Nhà Thanh coi trọng việc đi sứ
Chín đạo thường có đạo vỗ yên
Xếp võ tu văn thuận thiên đạo
Đại Thanh còn mãi vạn ngàn xuân.
Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại các giá trị sử thi văn hóa ngoại giao xuất chúng có một không hai. Lời nhận xét của giáo sư Mai Quốc Liên “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa”. Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán “Kỳ Lân mộ” .
Kỳ Lân Mộ Nguyễn Du
Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?
Nguyên văn chữ Hán
Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?
“Kỳ Lân mộ” được công bố vào năm Quý Dậu (1813) khi Nguyễn Du làm Chánh sứ của đoàn sứ thần nhà Nguyễn sang thông hiếu với nhà Thanh năm Gia Long thứ 12 và Gia Khánh thứ 17. “Kỳ Lân mộ” là văn kiện ngoại giao “ý tại ngôn ngoại” thể hiện quan điểm và đường lối chính trị của Việt Nam triều Nguyễn. “Kỳ Lân mộ” lấy từ điển tích đã được ghi trong chính sử: “Năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) có con Kỳ Lân xuất hiện ở Nam Dương. Quan trấn sai mang lên Bắc Kinh dâng Minh Thành Tổ. Nào ngờ đến đây Kỳ Lân chết. Viên quan sai chôn ở đây và lập bia để ghi lại chuyện đó. Mộ bị mưa gió san phẳng còn lại tấm bia này.” Nguyễn Du dùng bài thơ này để dâng lên vua Càn Long tỏ rõ chính kiến và thông điệp ngoại giao khéo gửi vua Càn Long và vua Gia Khánh. Bài thơ căm phẫn mắng chửi thẳng Yên Đệ Minh Thành Tổ là đồ bất nhân không xứng đáng là một ông vua. Yên Đệ Minh Thành Tổ là một nhân vật lịch sử nổi bật của Trung Quốc. Sử gia Trung Quốc cho đến nay vẫn gọi Minh Thành Tổ là Vĩnh Lạc Đế hay Vĩnh Lạc đại đế là một trong các Hoàng đế kiệt xuất nhất của triều đại nhà Minh và lịch sử của Trung Quốc. Thời kỳ của Yên Đệ được ca ngợi gọi là Vĩnh Lạc thịnh thế, khiến nhà Minh phát triển đỉnh cao về quyền lực trong lịch sử. Nguyễn Du qua tác phẩm “Kỳ Lân mộ” trong Bắc Hành tạp lục, đã mắng thẳng Yên Đệ Minh Thành Tổ chẳng phải là minh quân mà là kẻ bá đạo dẫu có giành được ngai vàng, xô lệch lịch sử, thắng được cuộc chiến. cướp được nước người, xóa được di sản, nhưng không thể đoạt được lòng người, bia miệng muôn đời vẫn lưu tiếng xấu.
Giai thoại “Bài thơ vịnh bèo“ của Giáp Hải cũng ẩn chứa thông điệp ngoại giao sâu sắc. Năm Đinh Dậu, nhà Minh mượn cớ phò Lê diệt Mạc đã sai đô đốc Cừu Loan và tướng Mao Bá Ôn đem quân tiến vào ải Pha Luỹ. Mao Bá Ôn gửi chiến thư và bài thơ Bèo :
Mọc theo ruộng nước hóp như kim
Trôi dạt lênh đênh chẳng đứng im
Nào có gốc sâu, nào có lá
Dám sinh cành nhánh, dám sinh tim
Tụ rồi đã chắc không tan tác
Nổi đó nào hay chẳng đắm chìm
Đến lúc trời cao bùng gió dữ
Quét về hồ bể hẳn khôn tìm
Nguyên văn chữ Hán Tuỳ điền trục thuỷ mạc ương châm Đáo xứ khan lai thực bất thâm Không hữu căn miêu không hữu diệp Cảm sinh chi tiết, cảm sinh tâm Đồ chi tụ sứ ninh chi tán Đản thức phù thời ná thức trầm Đại để trung thiên phong khí ác Tảo quy hồ hải tiện nan tầm.
Trạng nguyên Giáp Hải chịu mệnh vua Mạc Đăng Dung lên biên ải tiếp sứ đã họa đáp:
Ken dầy vải gấm khó luồn kim
Rễ lá liền nhau, động vẫn im
Tranh với bóng mây che mặt nước
Chẳng cho tia nắng rọi xuyên tim
Sóng dồi muôn lớp thường không vỡ
Gió táp ngàn cơn cũng chẳng chìm
Nào cá nào rồng trong ấy ẩn
Cần câu Lã Vọng biết đâu tìm.
Nguyên văn chữ Hán Cẩm lâm mật mật bất dung châm Đái diệp liên căn khởi kế thâm Thường dữ bạch vân tranh thuỷ diện Khẳng giao hồng nhật truỵ ba tâm Thiên trùng lãng đả thành nan phá Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm Đa thiểu ngư long tàng giá lý Thái công vô kế hạ câu tầm.
Mao Bá Ôn và Cừu Loan tiếp thư của Trạng nguyên Giáp Hải, bàn bạc với nhau, nhận định rằng nước Nam có thực lực, chưa thể nuốt trôi được, nên lặng lẽ có trật tự cho lui binh về.
Engels triết gia người Đức trong học thuyết Mác Engels cũng nói: “Tự do là cái nhìn sâu sắc vào sự cần thiết.” (Engels 1878. freedom is the insight into necessity. Anti-Dühring, pt. 1, ch. 11). “Nền kinh tế hay khoa học làm giàu sinh ra ghen tị lẫn nhau và sự tham lam của các thương gia chính trị này, mang trên trán của nó là dấu hiệu của sự ích kỷ đáng ghét nhất.”. (This political economy or science of enrichment born of the merchants’ mutual envy and greed, bears on its brow the mark of the most detestable selfishness. Outlines of a Critique of Political Economy (1844).
Nhiều người dân Trung Quốc lương thiện trung hậu khác với một cộng đồng ‘diều hâu’ toan tính trỗi dậy bá quyền. Trung Quốc mộng tạo dựng một đế quốc Á Châu với cam kết ‘Trung Quốc sẽ không áp đặt QUÁ KHỨ BI THẢM CỦA CHÍNH HỌ lên các quốc gia khác’ ‘ Nhân dân Trung Quốc kiên trì theo đuổi các mối giao thiệp hữu hảo với toàn bộ các quốc gia khác”. “Giấc mộng Trung Hoa vành đai và con đường” là một thế lực phi chính thức và phần lớn dựa vào kinh tế để cố kết cơ sở hạ tầng cứng thuộc vòng ảnh hưởng của Trung Quốc mà Mỹ , Nga, cộng đồng châu Âu EU, cộng đồng Hồi giáo buộc phải tôn trọng. Họ mở cửa từng phần cũng vì dân trí có tốt có xấu. Việt Nam tự cũng cố, ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’.
Tom Miller có chuyên khảo công phu “Giấc mộng châu Á của Trung Quốc” nói về Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin. Nguyễn Trần Bạt có bài viết “Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới”, Các nguyên thủ nước lớn hiện đang là tiêu điểm tầm nhìn đầy lo âu, hi vọng của nền chính trị lớn thế giới và tất cả cộng đồng nhân loại. Chúng ta nhớ lại thông điệp sau cùng của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối năm 2016 về bức tranh tối tương lai thế giới đầy lo âu hơn: “Tôi muốn kết luận lại bài diễn văn của mình bằng cách nói rằng tôi thừa nhận lịch sử đang kể một câu chuyện rất khác câu chuyện tôi nói ngày hôm nay. Chúng ta đã chọn một cái nhìn lịch sử đen tối hơn và đầy hoài nghi hơn. (Let me conclude by saying that I recognize history tells a different story than the one that I’ve talked about here today. There’s a much darker and more cynical view of history that we can adopt).
‘Tào lao với Lão Khoa’ về Trung Hoa, tôi nêu chính kiến của mình “Ba đặc khu liệu có đột phá?” theo tôi là “không”. Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi, giải trí… Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài. Đó là một câu chuyện khác. Một dân tộc truyền kiếp bị đối xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu sắc nhất Việc hợp tác quyền biến ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’ nhất thiết không được rơi vào “bẫy nợ” và không được phạm sai lầm. Các sinh lộ Bắc Nam Đông Tây cùng những vị trí hiểm yếu nhậy cảm về an ninh quốc phòng kinh tế văn hóa đời sống dân sinh cần tự mình xây dựng với hiền tài Việt Nam có tư vấn quốc tế. Luật đầu tư và hợp tác bền vững thành thực cần kết nối lĩnh vực hợp tác nghiên cứu phát triển trọng điểm hướng tới chén cơm ngon người dân, lao động, việc làm, an sinh xã hội và giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền tài để phát huy sự tương đồng văn hóa. Hợp tác với Trung Quốc nên hướng vào xây dựng cải tiến chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp du lịch sinh thái, giao lưu ngôn ngữ văn hóa, giáo dục dưỡng sinh đông tây y kết hợp, đào tạo nguồn lực, phát triển hiệu quả bền vững, đi đôi bảo vệ môi trường, tiến bộ công bằng xã hôi.
Tôi đã đến Trung quốc nhiều lần, có mấy lần ăn cơm chung với nông dân trên núi cao và ngoài ruộng. Năm 1996, tôi có dịp khảo sát vùng khoai lang ở Sơn Đồng và Giang Tô và năm 2018 quay lại tự mình khảo sát so sánh nông nghiệp của chính vùng này, tận mắt và chính kiến nhìn nhận đánh giá. Năm 2014, tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Năm 2018 này, tôi lại có cơ hội tự mình đi du lịch bằng tàu cao tốc từ Bắc Kinh qua Thiên Tân đến Sơn Đông khảo sát nhanh nông nghiệp Trung Quốc, chuyến đi hơn 600 km chỉ hai tiếng. Những điều tôi được trực tiếp chứng kiến là tích cực và ấn tượng. Suốt dọc đường tới Thiên Tân và ba thành phố khác đến thành phố Thái An của Sơn Đông, tôi đã lưu được 5 video hình ảnh nông nghiệp Trung Quốc ngày nay để so sánh thấy được sự đổi thay cực kỳ ấn tượng của sản xuất nông nghiệp nước bạn.
Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, suy ngẫm từ đỉnh núi Thái Sơn ở Sơn Đông, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình” “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình) (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Chủ tịch Tập Cận Bình đang tiếp nối Tổng thống Tôn Trung Sơn để phát triển chủ thuyết liên Nga thân Việt trừ tà tứ toàn, một vành đai một con đường, ông cam kết những điều tốt đẹp với Việt Nam. Thế nhưng tại sao động thái tình hình thực tế của hai nước nhiều việc chưa tạo đủ niềm tin bạn hữu. Việt Nam tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi. Tôi sẽ còn viết tiếp câu chuyện Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình.
Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !
Trò chuyện Trung Quốc với Lão Khoa, tôi thích nói về một món ngon ở Bắc Kinh (hình). Đặc sản và biểu tượng của một vùng đất luôn thi vị trong lòng của người hành hương. Suốt mấy ngày ở Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, tôi thường chén món ngon này, như khi leo núi Thái Sơn thì ưa dùng món xúp ‘bát bửu’, ‘khoai Hoàng Long” và “rượu Thái Sơn”. “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” là món ăn ngon nổi tiếng Hàng Châu, được đặt tên để vinh danh ông. Tô Đông Pha là một nhân vật quan trọng trong chính trị thời Tống, ông cùng Tư Mã Quang cựu tể tướng và sử gia danh tiếng thuộc phái “coi trọng đạo đức, lẽ phải, kỷ cương”, đối lập với chính sách mới “cường thịnh và phát triển lớn mạnh quốc gia bất chấp đạo lý” do Vương An Thạch chủ trương. Tô Đông Pha đã nổi tiếng là một nhà viết chính luận, các tác phẩm văn của ông đều đặc biệt sâu sắc, góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí và hiểu biết bách khoa thư, văn học du lịch Trung Quốc thế kỷ thứ 11. Thơ Tô Đông Pha nổi tiếng suốt lịch sử lâu dài, có tầm ảnh hưởng rộng lớn tại Trung Quốc, Nhật Bản và các vùng lân cận, cũng được biết đến trong phần nói tiếng Anh trên thế giới thông qua các bản dịch của Arthur Waley và các người khác. Về biểu tượng nghệ thuật, Tô Đông Pha được coi là nhân cách ưu việt của thế kỷ XI. Tôi đã từng chén “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” ở Hàng Châu mà thương về hạt gạo làng ta còn chưa có thương hiệu Việt mạnh trên thị trường thế giới. TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM là một câu chuyện dài
Tôi có 17 ghi chú nhỏ (Notes), mỗi ghi chú là một đường link, được chép chung trong bài “Lên Thái Sơn hướng Phật” ghi lại TRUNG QUỐC HỌC TINH HOA, là những ký ức về các chuyến du khảo Trung Hoa của đời tôi tạm coi là một nhận thức luận của riêng mình. Ngoài ra còn có bài nghiên cứu lịch sử Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình. Trung Quốc có nhiều nơi hiểm trở, núi cao vọi và sông vực sâu thẳm quanh co, hạng người có đủ cả chí thiện và cực ác, gợi nhớ Nguyễn Du trăng huyền thoại, nay xin lần lượt chép tặng bạn đọc.
Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành, Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.
NGUYỄN TRÃIKIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim
Nguyễn Trãi thơ Yên Tử, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự, ảnh Hoàng Kim. Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh nhưng như giáo sư Phan Huy Lê nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi – 560 năm sau vụ án Lệ chi viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh.Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.
xem tiếp tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/
HOA LÚA Hoàng Kim
Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng…
Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng (*) giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai
Biết ơn Thầy trọn đời thương hạt gạo
Bưng bát cơm đầy, quý giọt mồ hôi
Con theo Thầy nguyện làm Hoa Lúa
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.
“Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)
Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.
LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM GSR65
Hoang Long et al. 2015, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Hoang Long et al. 2015, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha