Số lần xem
Đang xem 265 Toàn hệ thống 786 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Làng Minh Lệ quê tôilưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ …
.
Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan.
Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5).
Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến.
Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam.
Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi…
Tài liệu dẫn
QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA
Bút ký Hoàng Hữu Sam
“Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này.
Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ.
Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa.
Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.*
Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? *
Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) *
Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình*
Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ.
Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn.
Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !)
Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt.
Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà.
Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ.
H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001)
LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
Trương Minh Dục
Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng
Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng.
*
Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến.
Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ).
Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở.
Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở.
Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình.
Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này
1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào.
Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau:
– Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất.
– Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao.
– Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước.
Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu.
2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng.
– Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình.
Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c).
Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp).
Nhớ con sông quê hương
VỀ SÔNG GIANH
Hoàng Gia Cương
Tôi lại về sông Gianh
Con sông thời thơ ấu
Gió Lào thổi ầm ào như gió bão
Sóng dập dềnh
Phà chở nắng chang chang …
Nước thẩm xanh
Xanh Nguồn Nậy,
Nguồn Nan(*)
Có vị muối thủy triều
Có mùi hương của suối.
Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi
Như ba miền tụ hội một miền xanh.
Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh
Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước.
Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức
Trái bần xanh còn chát một thời xa …
Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**)
Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt !
Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc
Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông
Những niềm vui và cả nỗi đau buồn
Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ?
Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến
Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi
Dù đi xa đã mấy chục năm rồi
Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu …
Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão
Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong
Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong…
Sông trải rộng như lòng người trải rộng !
Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng
Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !…
QB Hè1989
*Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương).
LINH GIANG
Hoàng Kim
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
(*) Linh Giang, Cầu Minh Lệ, gần Chợ Mới nơi hợp lưu Nguồn Son và Rào Nan. Chi lưu Rào Nan và Nguồn Son hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình.
TRÀ SỚM VỚI BẠN HIỀN
Hoàng Kim
“Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẵn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh
TRÀ SỚM VỚI BẠN HIỀN
Hoàng Kim
Ngày mới Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm với bạn hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… xem https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-voi-ban-hien/
Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm
Làng Minh Lệ quê tôilưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ …
.
Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan.
Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5).
Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến.
Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam.
Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi…
Tài liệu dẫn
QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA
Bút ký Hoàng Hữu Sam
“Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này.
Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ.
Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa.
Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.*
Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? *
Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) *
Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình*
Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ.
Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn.
Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !)
Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt.
Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà.
Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ.
H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001)
LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
Trương Minh Dục
Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng
Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng.
*
Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến.
Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ).
Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở.
Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở.
Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình.
Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này
1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào.
Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau:
– Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất.
– Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao.
– Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước.
Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu.
2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng.
– Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình.
Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c).
Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp).
Nhớ con sông quê hương
VỀ SÔNG GIANH
Hoàng Gia Cương
Tôi lại về sông Gianh
Con sông thời thơ ấu
Gió Lào thổi ầm ào như gió bão
Sóng dập dềnh
Phà chở nắng chang chang …
Nước thẩm xanh
Xanh Nguồn Nậy,
Nguồn Nan(*)
Có vị muối thủy triều
Có mùi hương của suối.
Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi
Như ba miền tụ hội một miền xanh.
Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh
Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước.
Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức
Trái bần xanh còn chát một thời xa …
Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**)
Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt !
Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc
Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông
Những niềm vui và cả nỗi đau buồn
Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ?
Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến
Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi
Dù đi xa đã mấy chục năm rồi
Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu …
Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão
Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong
Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong…
Sông trải rộng như lòng người trải rộng !
Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng
Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !…
QB Hè1989
*Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương).
LINH GIANG
Hoàng Kim
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
(*) Linh Giang, Cầu Minh Lệ, gần Chợ Mới nơi hợp lưu Nguồn Son và Rào Nan. Chi lưu Rào Nan và Nguồn Son hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình.
TRÀ SỚM VỚI BẠN HIỀN
Hoàng Kim
“Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẵn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh
TRÀ SỚM VỚI BẠN HIỀN
Hoàng Kim
Ngày mới Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm với bạn hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… xem https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-voi-ban-hien/
Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm
Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ.
MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim.
“Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm.
Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn
Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam.
Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu.
Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi.
Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt
Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, …
Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!)
Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác …
Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An).
Miên Thẩm bậc thầy văn chươngViệt
Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánhThi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài.
Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây.
Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây:
“Xuân hiểu”, “Tiến trầu (cúng quan tham)”, “Nhà nghèo” là ba trong số trên hai ngàn bài thơ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm
XUÂN HIỂU
Nguyễn Phước Miên Thẩm
Dịch thơ Phan Văn Các
Gió đông se lạnh màn mai
Cánh hoa sương nặng giọt rơi xuống thềm
Áo đơn ngại chẳng cuốn rèm
Một mình nằm với hơi men ngà ngà
Không yên ngựa dạo tìm thơ
Hoạ bình quây gối ngắm hờ núi xuân.
Liệu tiếu đông phong hiểu mạc nhàn,
Phi hoa hoà lộ trích lan can,
Hà tu bất quyển khiếp y đan.
Tiểu ẩm vi huân hoàn độc ngoạ,
Tầm thi vô kế thúc ngâm an,
Hoạ bình vi chẩm khán xuân san.
Nguồn: Khúc hát gõ mái chèo, Phan Văn Các, 1999
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quó̂c gia, Viện nghiên cứu Hán Nôm
xem thêm: Phạm Văn Ảnh 2012. Cổ duệ từ của Miên Thẩm từ văn bản đến định hướng sáng tác; Thông báo Hán Nôm học 2012, tr.62-79
TIỀN TRẦU (CÚNG QUAN THAM)
Nguyễn Phước Miên Thẩm
Dịch thơ Nguyễn Sĩ Đại
Sớm đã cúng tiền trầu
Chiều tiền trầu lại cúng
Quan lớn ưa cung phụng
Oan dân rõ như ngày.
Trong nhà quan lớn tiền bỏ nát
Dân đen bán nhà lại bán vợ
Cái xác tuy còn, mất nhà ở
Gông cùm may thoát, vợ còn đâu
Ôm con mà dứt tay chồng
Ném trầu, trông mặt, khóc ròng cả hai!
Phù lưu tiền hành
Triêu tiến phù lưu tiền
Mộ tiến phù lưu tiền
Đại quan nghiệt phù lưu
Nãi tuyết tiểu dân oan
Đại quan đường trung tiền tác hư
Tiểu dân mại gia, hoàn mại phụ
Thử thân tuy tồn, gia dĩ hưu
Già tỏa hạnh thoát, phụ nan lưu
Bão nhi tạm lai dữ phu biệt
Lộ bàng đối khấp xan phù lưu.
Con nhà nghèo khổ đau,
Quanh năm rét lại đói.
Bụng rỗng phải ăn rau,
Lấy lửa thay chăn gối.
Khắp đất là gươm đao,
Đầy trời là hoạ hại.
Vui vẻ thay nhà giàu,
Yến tiệc suốt đêm thâu.
Tân khổ bần gia tử,
Niên niên hàn phục cơ.
Hiểu trường sơ thế phạn,
Đống cốt hoả vi y.
Biển địa do binh giáp.
Mãn thiên thả tật oai,
Chu môn lạc hà sự,
Dạ ẩm đạt triều huy.
Miên Thẩm trang đời lắng đọng
Về Huế, viếng lăng Tùng Thiện Vương ở gần chùa Từ Hiếu, Huế, thăm ngôi nhà xưa của nhà thơ lớn đối diện Vĩ Dạ Xưa, trò chuyện với không gian thơ rất Huế, đó là một thú vui nhàn tản, tĩnh lặng.
Người như Tùng Thiện Vương thật hiếm. Miên Thẩm chuyện cũ viết lại là để ghi nhớ về một câu chuyện không nỡ quên: Theo Wikipedia Tiếng Việt, Miên Thẩm thuở lọt lòng, ông được ông nội đặt tên là Ngợn[1]. Đến năm 1832, khi đã có Đế hệ thi, ông được cải tên là Miên Thẩm (Nguyễn Phúc Miên Thẩm). Năm lên 7 tuổi, Miên Thẩm cùng với các em vào Dưỡng Chính đường, được thầy Thân Văn Quyền[2] dạy chu đáo. Ông rất chịu khó học tập, nên mới 8 tuổi (1827), nhân theo hầu vua dự lễ Nam Giao, ông làm bài Nam Giao thi, rất được tán thưởng. Năm 1839, ông được phong làm Tùng Quốc Công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ (Thục tân Nguyễn Thị Bửu) và ba em gái (Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh, Nguyễn Phúc Trinh Thận tức nữ sĩ Mai Am và Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa) ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Năm 1854, mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện Công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi. Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn). Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy (sử cũ gọi là giặc Chày Vôi) nhằm lật đổ vua Tự Đức. Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Vua Tự Đức không kết tội chỉ nói ông chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870) lúc 51 tuổi. Năm 1878, ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận Vương. Năm 1929, vua Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương, tước vị mà ngày nay người ta quen gọi.
Sự nghiệp trước tác của Tùng Thiện Vương rất phong phú (14 tập).Trong số đó đáng kể là Thương Sơn thi tập, gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm khác: Thương Sơn từ tập, Thương Sơn thi thoại, Thương Sơn ngoại tập, Thương Sơn văn di v.v… Theo như trong tập Thơ Tùng Thiện Vương [3], vào giữa thế kỷ 19 tại kinh thành Phú Xuân (Huế) đã xuất hiện một số nhà thơ dòng dõi hoàng tộc Nguyễn Phúc, trong đó có Tùng Thiện Công (tước vị của Miên Thẩm lúc bấy giờ), Nguyễn Phúc Miên Trinh, Nguyễn Phúc Miên Bửu, công chúa Mai Am (tất cả đều là em của ông) được nhiều người biết hơn cả.
Thơ của ông dù viết theo thể loại nào (hành, dao, thán, từ…), dù mang nội dung cảm hoài, ngôn chí hay thù tạc…, tất cả đều có văn pháp giản dị, ý tứ thâm sâu, chữ nghĩa chọn lọc, đều mang tính hiện thực cao (rất gần với thơ Đỗ Phủ thời nhà Đường), chứa đựng tinh thần yêu nước, thương dân, hết lòng vì bè bạn. Có thể kể đến một bài như: “Phù lưu tiền hành”, “Mại trúc dao”, “Kim hộ thán”, “Bộ hổ từ”… Bên cạnh tai ách áp bức, nhũng nhiễu, bóc lột của tầng lớp trên; người dân còn lâm cảnh đói kém, lưu tán do thiên tai như lũ lụt, hạn hán nhiều năm liền như các bài: “Nam Định hải dật”, “Thủy, Lưu dân thán”… Và thao thức, dằn dặt trước bao biến động của đất nước như các bài: “Tống Lương từ”, “Mại chỉ y”, “Vận, Khiển sầu”, “Tuế mộ mặc vân sào dạ tập”, “Thương tâm”, Đọc Nguyễn Đình Chiểu, Nhạc Phi, Nhị nguyệt nhị thập… Bên cạnh những nỗi đau chung, nơi tâm tư ông còn trĩu nỗi đau riêng.
Theo sử sách ghi, sau đám tang vua Thiệu Trị (1847), hai người cháu ruột của ông là Hồng Bảo và Hồng Nhậm cùng tranh giành ngôi vua, mở màn cho một bi kịch chốn vương triều. Cuối cùng, Hồng Bảo bị hạ ngục vì tội liên hệ với “bên ngoài”, để rồi phải tự tìm cái chết thân còn mang xiềng xích. Thảm cảnh đã được ông khéo gửi gấm trong một bài thơ khá dài: “Quỷ khốc hành”. Năm 1866, cuộc biến động ở Khiêm Lăng (loạn Chày vôi thời Tự Đức) do chính con rể đầu của ông là Đoàn Hữu Trưng chủ xướng, một lần nữa khiến vết thương lòng nhức nhói cho đến cuối đời (Vận, Tuế án độc tọa khiển muộn…).
Tuy sau này vua Tự Đức xét ông vô can, nhưng chính nỗi đau mới này cùng với lo toan dân tình, nạn nước; tất cả khiến lòng ông thêm chán ngán cảnh điện ngọc, cung son đã khiến tinh thần ông thêm suy sụp nơi cơ thể vốn gầy gò, lắm bệnh. Ông viết:Lờ mờ học Đạo nửa đời người
Trúc dép, đường đi mới rõ mười
Thiên Mụ, Thánh Duyên trăng với sóng
Bóng rừng, hương nước, có còn ai? “Tuyệt Bút Từ”, 1870
Ngoài ra, ông còn có mảng thơ trữ tình viết về cảnh vật thiên nhiên và bè bạn…Tiến sĩ nhà Thanh là Lao Sùng Quang, khi đọc bài “Khiển hoài” của ông, đã phải khen rằng:
Đọc đến câu bạch âu hoàng diệp (của ông)
Nghe người ớn lạnh hơi thu…
Thư mục về Tùng Thiện Vương Miên Thẩm không nhiều. Ngoài Tùng Thiện vương trên web Việt Nam gia phả, thì Wikipedia tiếng Việt chỉ mới có một ít thư mục về Người
^Từ điển Văn học (bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, 2004), sách Vua Minh Mạng với Thái y viện & ngự dược, ghi ông tên là Hiện (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2007, tr. 46).
^Cuộc đời và sự nghiệp nhà giáo Thân Văn Quyền: [1]. Ngoài người thầy này, Miên Thẩm còn là học trò của Trương Đăng Quế và sau này cũng là cha vợ của ông.
^Thơ Tùng Thiện Vương, Lương An tuyển chọn, Nhà xuất bản Thuận Hoá 1994
Thương Sơn và Miên Thẩm
Thương Sơn thi tập 2200 bài thơ sao gọi là Thương Sơn? Đó có phải là dãy núi 苍山; cáng shān, còn gọi là Điểm Thương Sơn (点苍山, là một dãy núi kỳ vĩ trong Thiên long bát bộ danh tiếng của Kim Dung mà thực tế ngoài đời là dãy Thương Sơn dài khoảng 50 km, rộng khoảng 20 km, ở phía tây Đại Lý, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Phía đông Thương Sơn là hồ Nhĩ Hải chăng? Thương Sơn thuộc phía nam dãy núi Vân Lĩnh, phía bắc bắt đầu từ Nhĩ Nguyên, phía nam kéo dài đến cầu Thiên Sinh, phía đông giáp với hồ Nhĩ Hải, phía nam giáp với sông Hắc Huệ. Thương Sơn đỉnh cao nhất của nó là đỉnh Mã Long, cao 4.122 m, ngoài ra dãy núi này còn có 18 đỉnh khác đều cao trên 3.500 m[1] Mười chín đỉnh núi chính của Thương Sơn từ bắc xuống nam bao gồm: Vân Lộng, Thương Lãng, Ngũ Đài, Liên Hoa, Bạch Vân, Hạc Vân, Tam Dương, Lan Phong, Tuyết Nhân, Ứng Lạc, Quan Âm, Trung Hòa, Long Tuyền, Ngọc Cục, Mã Long, Thánh Ứng, Phật Đính, Mã Nhĩ, Tà Dương. 18 khe suối bao gồm: Hà Di, Vạn Hoa, Dương Khê, Mang Dũng, Cẩm, Linh Tuyền, Bạch Thạch, Song Uyên, Ẩn Tiên, Mai, Đào, Trung, Lục Ngọc, Long, Thanh Bích, Mộ Tàn, Đình Huỳnh, Dương Nam.
Dưới chân núi Thương Sơn đối diện với Hồ Nhĩ Hải tại Thành phố Đại Lý có Chùa Qianxun cao 69,13 mét, là một trong những ngôi chùa cổ cao nhất của triều đại nhà Đường (618 – 907). Đây là một trong ba ngôi chùa cổ nổi tiếng, một danh thắng tuyệt đẹp có lịch sử hơn 1.800 năm, biểu tượng lịch sử sự phát triển của Phật giáo Trung Quốc. Nhiều tác phẩm điêu khắc của Phật làm bằng vàng, bạc, gỗ hoặc tinh thể, và di sản quý giá khác tìm thấy nơi này trong chùa Qianxun, đóng một vai trò quan trọng để giải thích lịch sử cổ đại của Thành phố Đại Lý.
“Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường”. Thương Sơn thi tập 2200 bài thơ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm có lẽ cũng ẩn chứa nhiều điều hay của một thời như ngôi chùa cổ xưa và dãy núi Thương Sơn kỳ vĩ chăng? .
*Nghe nói cụ Mai Khắc Ứng vừa về Huế, cụ là nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế, cụ vừa có bài thơ “Tạ từ” rất hay gửi lại. Tôi thật ao ước được nghe kể hoặc lời bình của cụ về cụ Miên Thẩm, con người thận trọng, minh triết lỗi lạc, uyên bác và tài hoa này.
PHAN THIẾT CÓ NHÀ TÔI
Hoàng Kim
Phan Thiết có nhà tôi
Ra khỏi cửa rừng là nhà cửa biển
Tà Cú ngất cao, thong thả tượng Phật nằm
Đồi Trinh nữ nhũ hồng đắm say cảm mến.
Phan Thiết có nhà tôi
Quên hết bụi trần
Lãng đãng tứ cô nương
Ngọt lịm một lời thách đối:
Chứa Chan, Chán Chưa, Chưa Chán.
Phan Thiết có nhà tôi
Vị tướng trỏ tay thề
Mũi Kê Gà mắt thần canh biển
Ai đi xa nhớ nước mắm mặn mòi
Phan Thiết có nhà tôi
Sau đồi cát kia là dinh Thầy Thím
Lánh chốn ồn ào, tìm nơi tĩnh vắng
Tin nhắn một chiều Im lặng và Nghe
PHAN THIẾT CÓ BẠN TÔI
Thanh Chung
Phan Thiết có bạn tôi
Lâm Cúc ở rừng, Kim Oanh ở biển
Thân nhau như chị em ruột thịt
Hoài Vân và tôi thành “tứ cô nương”
Phan Thiết có bạn tôi
Chiều lãng đãng qua chùa
Thắp hương cầu Phật
Bật cười nghe sư thầy hát
“Em ơi trái đất vẫn tròn…”
Phan Thiết có bạn tôi
Bãi biển đêm bỗng sáng rực đèn trời
Bập bùng ánh lửa
Chú rể – cô dâu nắm tay nhảy múa
Ì ầm cơn mưa
Phan Thiết có bạn tôi
Đêm chẳng thể dài hơn
Mặt trời tỉnh giấc
Tay nắm bàn tay
Âm thầm nước mắt
Thương nhau.