Số lần xem
Đang xem 974 Toàn hệ thống 3054 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh
Vùng sinh thái Quảng Bình
Một thoáng nhìn toàn cảnh
Đèo Ngang và sông Roòn
Vũng Chùa bên Hòn La
Hiền tài canh trời biển
Kiệt tác của trần gian
Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng
Chợ Mới nối Phong Nha
Chợ Mới nối Chợ Đồn
Chợ Mới nối Đá Đứng
Tuyến Thủy Lộ tuyệt vời !
Giao lưu hỏi đáp trực tuyến giữa nhóm giảng dạy nghiên cứu cây lương thực , Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm HCM gồmTrần Văn Lợt, Hoàng Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Thanh Bình, Hoàng Kimtrả lời quý thầy bạn
Thầy Cuộc Đời cựu Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam Hỏi: Anh chị lớn tuổi rồi thích ăn sáng khoai lang ngon và thích dây lang ăn lá. Anh đã mua khoai lang Nhật đỏ (HL518) ở siêu thị về tự ươm củ giống trồng để ăn. Em Hoàng Kim với các bạn dạy và nghiên cứu cây lương thực có ý kiến tư vấn gì về chọn giống khoai lang?
Trả lời: Ba giống khoai lang chất lượng tốt, năng suất cao , trồng phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam được bán nhiều ở siêu thị và chợ nông sản là khoai lang HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long (chọn lọc). Những giống khoai này đã được công nhận giống từ lâu. Khoai Hoàng Long công nhận giống năm 1981. Khoai HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím công nhận giống năm 1997. Ba giống này tuy đã xã hội hóa 23 – 40 năm rồi nhưng dân vẫn thích ăn và ưa chuộng trồng. Lưu ý chọn mua khoai giống chất lượng ngon như HL518 thịt củ màu cam đậm, vỏ củ đỏ đẹp, dạng củ đều, ăn ngon, để ăn hoặc ươm củ trồng, hoặc khoái tím sấy HL491 nhẹ nhàng dáng xinh thưởng thức với cà phê / bia, sang trọng ăn chơi tró chuyện vui tiệc
Anh Vũ Thành Trungtrung.vuthanh@outlook.com hỏi.: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, Em đang thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu sản phẩm pet foods từ khoai lang..Hiện nay có 2 loại khoai lang dẻo em đang quan tâm là khoai lang Cao Sản và Khoai lang Nhật (đỏ và tím). Mong Thầy giúp đỡ cho em định danh khoa học của loai khoai cao sản và khoai Nhật trồng phổ biến ở Việt Nam để em có thể làm thủ tục nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu vào thị trường Nhật và Mỹ. Ngoài ra, Thầy cho em hỏi có công trình nghiên cứu sấy dẻo khoai lang nào hiện đang thực hiện ở Việt Nam không? Có qui trình và máy sản xuất không?
Trả lời: Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều chủng loại giống, thích hợp với từng vúng, từng vụ, từng loại đất và từng mục tiêu canh tác, sử dụng khác nhau, với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang phẩm chất ngon, năng suất cao, được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong thời gian vừa qua và hiện nay là giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long
GIỐNG KHOAI LANG HL518(NHẬT ĐỎ)
Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.
Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Sự canh tác cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất.
Nguồn gốc di truyền: HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518. Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim
GIỐNG KHOAI LANGHL491 (NHẬT TÍM)
Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam.
Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).
GIỐNG KHOAI LANG HOÀNG LONG
Hoàng Long là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam từ năm 1981 đến nay. Nguồn gốc: Giống khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981; in trên Tạp chí MARD 1991). Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.
(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981.33 pages)
Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981.
Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.
Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng hiện nay đã được nhìn thấy ở dạng “sweet potatoes chips” trên giống khoai lang HL491 (Nhật tím).
LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG
Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.
Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, 10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.
Thầy Trần Đình Lâm , Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh hỏỉ: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, xin cho biết giống khoai lang tốt và thương hiệu khoai lang tốt hiện nay ở Việt Nam?
TS. Hoàng Kim trả lời: Khoai Việt hiện đã có những giống khoai lang tốt chất lượng ngon, năng suất cao, được nông dân thích trồng và thị trường ưa chuộng như giống khoai HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Kokey 14 (Nhật vàng), Bí Đà Lạt,… Giống tốt thích nghi rộng như khoai lang Hoàng Long từ lúc công nhận giống cho đến nay đã khoảng 40 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong diện tích khoai lang trồng ở các tỉnh phía Bắc. Chúng ta cũng đã có thương hiệu khoai lang Ba Hạo (Hạo Đỗ Quý ) vang bóng một thời. Anh Đỗ Quý Hạo đã được Nhà nước Việt Nam vinh danh trong Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc năm 2010 và anh đã thành chuyên gia khoai giúp dân trồng khoai ở nhiều tỉnh “xây dựng mô hình khoai lang Nhật”. Thế nhưng, khoai lang Việt từ giống tốt đến thương hiệu vẫn còn là một câu chuyện dài…
Giống khoai ngon HL518 (Nhật đỏ) và HL491(Nhật tím)
Trước năm 1975, giống khoai lang ở Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ tươi và làm thức ăn gia súc. Giống khoai lang phổ biến ở miền Nam là Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc lá tròn, Dương ngọc lá tím, Tàu Nghẹn, Bí Đế, Đặc Lý, Bí mật Đà Lạt và Okinawa 100. Đề tài : “Chọn tạo giống sắn khoai lang thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam” là đề tài do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chủ trì thực hiện, thuộc chương trình cấp Bộ 1981-1990, sau đó tiếp tục 1991-2006, và kết nối hợp tác Quốc tế với CIAT, VEDAN (sắn), CIP (khoai lang), Việt Tiệp (sắn xen đậu rồng), IRRI (hệ thống cây trồng cây có củ trên nền lúa)… với nhiều tổ chức quốc tế khác. Mục tiêu: nhập nội, thu thập, lai tạo, bảo tồn, tuyển chọn và phát triển các giống sắn và khoai lang có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam. Kết quả (riêng về khoai lang) “Tiến bộ mới trong chọn tạo giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam” (1981-2006) đã tuyển chọn được bảy giống khoai lang gồm: Hoảng Long, Chiêm Dâu, Khoai Gạo, Bí Đà Lạt (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1981), HL4 (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1987); HL518 và HL491 ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997). Đây là những giống khoai lang chủ lực trong sản xuất tại thời điểm, HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đột phá về chất lượng khoai ngon. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Điển hình tỉnh Vĩnh Long sản lượng khoai lang năm 2000 là 46,2 ngàn tấn, diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, năm 2011 sản lượng khoai lang đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014) do trồng thâm canh Nhật tím HL491 và Nhật đỏ HL518.
Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh
Vùng sinh thái Quảng Bình
Một thoáng nhìn toàn cảnh
Đèo Ngang và sông Roòn
Vũng Chùa bên Hòn La
Hiền tài canh trời biển
Kiệt tác của trần gian
Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng
Chợ Mới nối Phong Nha
Chợ Mới nối Chợ Đồn
Chợ Mới nối Đá Đứng
Tuyến Thủy Lộ tuyệt vời !
Giao lưu hỏi đáp trực tuyến giữa nhóm giảng dạy nghiên cứu cây lương thực , Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm HCM gồmTrần Văn Lợt, Hoàng Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Thanh Bình, Hoàng Kimtrả lời quý thầy bạn
Thầy Cuộc Đời cựu Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam Hỏi: Anh chị lớn tuổi rồi thích ăn sáng khoai lang ngon và thích dây lang ăn lá. Anh đã mua khoai lang Nhật đỏ (HL518) ở siêu thị về tự ươm củ giống trồng để ăn. Em Hoàng Kim với các bạn dạy và nghiên cứu cây lương thực có ý kiến tư vấn gì về chọn giống khoai lang?
Trả lời: Ba giống khoai lang chất lượng tốt, năng suất cao , trồng phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam được bán nhiều ở siêu thị và chợ nông sản là khoai lang HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long (chọn lọc). Những giống khoai này đã được công nhận giống từ lâu. Khoai Hoàng Long công nhận giống năm 1981. Khoai HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím công nhận giống năm 1997. Ba giống này tuy đã xã hội hóa 23 – 40 năm rồi nhưng dân vẫn thích ăn và ưa chuộng trồng. Lưu ý chọn mua khoai giống chất lượng ngon như HL518 thịt củ màu cam đậm, vỏ củ đỏ đẹp, dạng củ đều, ăn ngon, để ăn hoặc ươm củ trồng, hoặc khoái tím sấy HL491 nhẹ nhàng dáng xinh thưởng thức với cà phê / bia, sang trọng ăn chơi tró chuyện vui tiệc
Anh Vũ Thành Trungtrung.vuthanh@outlook.com hỏi.: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, Em đang thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu sản phẩm pet foods từ khoai lang..Hiện nay có 2 loại khoai lang dẻo em đang quan tâm là khoai lang Cao Sản và Khoai lang Nhật (đỏ và tím). Mong Thầy giúp đỡ cho em định danh khoa học của loai khoai cao sản và khoai Nhật trồng phổ biến ở Việt Nam để em có thể làm thủ tục nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu vào thị trường Nhật và Mỹ. Ngoài ra, Thầy cho em hỏi có công trình nghiên cứu sấy dẻo khoai lang nào hiện đang thực hiện ở Việt Nam không? Có qui trình và máy sản xuất không?
Trả lời: Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều chủng loại giống, thích hợp với từng vúng, từng vụ, từng loại đất và từng mục tiêu canh tác, sử dụng khác nhau, với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang phẩm chất ngon, năng suất cao, được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong thời gian vừa qua và hiện nay là giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long
GIỐNG KHOAI LANG HL518(NHẬT ĐỎ)
Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.
Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Sự canh tác cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất.
Nguồn gốc di truyền: HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518. Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim
GIỐNG KHOAI LANGHL491 (NHẬT TÍM)
Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam.
Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).
GIỐNG KHOAI LANG HOÀNG LONG
Hoàng Long là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam từ năm 1981 đến nay. Nguồn gốc: Giống khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981; in trên Tạp chí MARD 1991). Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.
(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981.33 pages)
Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981.
Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.
Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng hiện nay đã được nhìn thấy ở dạng “sweet potatoes chips” trên giống khoai lang HL491 (Nhật tím).
LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG
Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.
Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, 10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.
Thầy Trần Đình Lâm , Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh hỏỉ: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, xin cho biết giống khoai lang tốt và thương hiệu khoai lang tốt hiện nay ở Việt Nam?
TS. Hoàng Kim trả lời: Khoai Việt hiện đã có những giống khoai lang tốt chất lượng ngon, năng suất cao, được nông dân thích trồng và thị trường ưa chuộng như giống khoai HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Kokey 14 (Nhật vàng), Bí Đà Lạt,… Giống tốt thích nghi rộng như khoai lang Hoàng Long từ lúc công nhận giống cho đến nay đã khoảng 40 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong diện tích khoai lang trồng ở các tỉnh phía Bắc. Chúng ta cũng đã có thương hiệu khoai lang Ba Hạo (Hạo Đỗ Quý ) vang bóng một thời. Anh Đỗ Quý Hạo đã được Nhà nước Việt Nam vinh danh trong Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc năm 2010 và anh đã thành chuyên gia khoai giúp dân trồng khoai ở nhiều tỉnh “xây dựng mô hình khoai lang Nhật”. Thế nhưng, khoai lang Việt từ giống tốt đến thương hiệu vẫn còn là một câu chuyện dài…
Giống khoai ngon HL518 (Nhật đỏ) và HL491(Nhật tím)
Trước năm 1975, giống khoai lang ở Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ tươi và làm thức ăn gia súc. Giống khoai lang phổ biến ở miền Nam là Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc lá tròn, Dương ngọc lá tím, Tàu Nghẹn, Bí Đế, Đặc Lý, Bí mật Đà Lạt và Okinawa 100. Đề tài : “Chọn tạo giống sắn khoai lang thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam” là đề tài do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chủ trì thực hiện, thuộc chương trình cấp Bộ 1981-1990, sau đó tiếp tục 1991-2006, và kết nối hợp tác Quốc tế với CIAT, VEDAN (sắn), CIP (khoai lang), Việt Tiệp (sắn xen đậu rồng), IRRI (hệ thống cây trồng cây có củ trên nền lúa)… với nhiều tổ chức quốc tế khác. Mục tiêu: nhập nội, thu thập, lai tạo, bảo tồn, tuyển chọn và phát triển các giống sắn và khoai lang có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam. Kết quả (riêng về khoai lang) “Tiến bộ mới trong chọn tạo giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam” (1981-2006) đã tuyển chọn được bảy giống khoai lang gồm: Hoảng Long, Chiêm Dâu, Khoai Gạo, Bí Đà Lạt (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1981), HL4 (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1987); HL518 và HL491 ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997). Đây là những giống khoai lang chủ lực trong sản xuất tại thời điểm, HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đột phá về chất lượng khoai ngon. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Điển hình tỉnh Vĩnh Long sản lượng khoai lang năm 2000 là 46,2 ngàn tấn, diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, năm 2011 sản lượng khoai lang đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014) do trồng thâm canh Nhật tím HL491 và Nhật đỏ HL518.
Khoai lang HL518 khác biệt khoai Nhật Beni Azuma?
TS Hoàng Kim trả lời thư em Trần Ngọc Đức (tranngocduc20071996@gmail.com)
Câu hỏi: Gửi thầy Hoàng Kim. Em tên là Trần Ngọc Đức, sinh viên lớp DH14NHGL. Em viết bài thu hoạch cây lương thực về đề tài cây khoai lang Nhật Bản ở huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông. Giống khoai lang này vỏ đỏ hồng, ruột vàng tương tự giống HL518 nhưng họ nói đó là giống khoai lang Nhật Bản Beni Azuma mà không nói rõ tên riêng. Cho em hỏi làm thế nào để biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma?
Trả lời: Giống khoai lang HL518 ngắn ngày hơn, thịt củ màu cam đậm hơn và bột ngon hơn, phổ biến và khác biệt khoai Nhật Beni Azuma. Em muốn biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma như thế nào? Em hãy: 1) tìm hiểu nguồn gốc lý lịch giống gốc, nơi mua bán, cách sử dụng và vùng phân bố ; 2) tìm hiểu đặc trưng hình thái và tự đánh giá thông tin DUS về tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống đó, 3) xác định đặc tính nông sinh học qua kết quả khảo nghiệm VCU theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-60 : 2011/BNNPTNT về giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai lang đó. Ba ý này đủ giúp em phân biệt.Khoai lang HL518 khác biệt với khoai lang Beni Azuma trồng ở Việt Nam: 1) Giống khoai lang HL518 và Beni Azuma đều có vỏ củ màu đỏ và thịt củ màu vàng, dây xanh tím, lá hình tim, nhưng thịt củ HL518 màu vàng cam đậm hơn, chất lượng củ luộc bột và thơm ngon hơn so với thịt củ Beni Azuma màu vàng cam nhạt với chất lượng củ luộc dẽo mềm hơn, dạng củ HL518 thuôn láng và đều củ hơn so Beni Azuma dạng củ dài ; 2) Giống khoai lang HL518 thời gian sinh trưởng 90 -110 ngày so với Beni Azuma thời gian sinh trưởng 120 -140 ngày (Trung tâm Hưng Lộc đã thử nghiệm nhiều năm các giống khoai lang Nhật Bản nhập hom, hạt và cấy mô đều có thời gian sinh trưởng dài 120 -140 ngày. GS Nguyễn Văn Uyển cũng đã nhận xét tương tự khi nhập giống khoai lang Nhật Bản trực tiếp từ GS Watanabe thử nghiệm nhân nhanh bằng cấy mô để sản xuất khoai Nhật bán cho Nhật nhưng không thành công. Cần nhất là giống khoai chất lượng Nhật nhưng ngắn ngày Việt. Việc lai giống và chọn dòng khoai lang Nhật ở Việt Nam là rất cần thiết để chọn dòng khoai lang Nhật thời gian sinh trưởng ngắn và nhóm nghiên cứu của thầy đã thành công khi thực hiện điều ấy để tuyển chọn được hai giống khoai lang HL518 Nhật đỏ và HL491 Nhật tím là giống khoai lang thương hiệu Việt. Nay phép thử đồng ruộng của em là hỏi nông dân trực tiếp trồng xem giống khoai lang đó thời gian sinh trưởng bao nhiêu ngày?); 3) Giống khoai lang HL518 là khoai Việt chất lượng Nhật có bản tả kỹ thuật chi tiết đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, khác biệt rất rõ so với giống Beni Azuma là khoai dẽo dài ngày của Nhật. Em cần xác minh rõ thêm về hồ sơ nhập giống, nguồn gốc, đặc tính giống và đối chiếu với thực tiễn sản xuất thì rõ ràng. Chúc em thành công.
ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi
KHOAI Đỗ QuýHạo thật tuyệt vời
KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc
NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi
Ăn khoai kiểu Nhật thì họ thích nhắt ăn nướng; kế đến là hầm nghiền hấp luộc. Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL91 (Nhật tím) đáp ứng tốt thị trường khó tính này.
Viện phòng chống ung thư công bố bảng xếp hạng hàm lượng ức chế ung thư trong các loại rau:
01) Khoai lang nấu chín 98,7%
02) Khoai lang sống 94,4%
03) Măng tây 93,9%
04) Bắp cải 91,4%
05) Hoa cải dầu 90,8%
06) Cần tây 83,7%
07) Bông cải 82,8%
08) Cà tím 74,0%
09) Tiêu 55,5%
10) Cà rốt 46,5%
11) Cây linh lăng 37,6%
12) Cây tế thái 35,4%
13) Cây su hào 34,7%
14) Cây mù tạt 32,9%
15) Cải dưa 29,8%
16) Cà chua 23,8%
Lời khuyên: Tất cả các loại khoai lang đều có chứa collagen, khoai lang vàng nhiều nhất, và hầu hết các thành phần chống ung thư chứa nhiều nhất ở khoai lang tím và nước chanh nóng không đường.
KHOAI LANG HL518 NHẬT ĐỎHoàng Kim trả lời GSTS Trần Duy Quý hỏi: Khoai này tốt lắm năng suất khá cao. Dân Bắc đang lùng mua giống mà không biết mua ở đâu? Ngoài Bắc có nơi nào sản xuất lớn chưa anh Kim? Tôi (Hoàng Kim) xin trả lời thầy Quý hai ý trên, và đặc biệt nhấn mạnh thành tựu giống khoai lang HL518 chất lượng rất ngon năng suất cao đã xã hội hóa từ 20 năm nay (1997-2017). Bà con nông dân muốn có khoai lang ngon năng suất trên 30 tấn/ ha, nguồn thực phẩm sạch giàu vitamin A và C, trồng có lợi nhuận cao hợp cho người nghèo, thì cần thực hiện đúng và đủ 10 khâu kỹ thuật then chốt, mà quan trọng nhất là đúng giống tốt, đảm bảo chắc chắn đúng dây giống tốt của khoai ngon đã được phục tráng, xin đừng sơ suất “bởi tin nên mắc, bởi nghe nên lầm”. Khoai lang HL518 từ giống tốt đến thương hiệu là hành trình văn hóa. Mời xem Khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma https://hoangkimlong.wordpress.com/…/khoai-lang-hl518-khac…/ mời đón đọc bài Kỹ thuật trồng khoai lang Nhật đỏ HL518 xuất khẩu.
Cám ơn GSTSKH Trần Duy Quý đã quan tâm và trao đổi câu hỏi thật cảm động. Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và khoai lang HL491 (Nhật tím) đã được Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam tuyển chọn và giới thiệu, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã công nhận giống năm 1997 . Hai giống khoai này đột phá về chất lượng khoai ngon và năng suất cao. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đắc Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Điển hình tỉnh Vĩnh Long, năm 2011 Vĩnh Long trồng diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha sản lượng đạt 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014) tăng gấp 5 lần về sản lượng so với sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 là 46,2 ngàn tấn; diện tích 2,5 ngàn ha, năng suất 18,4 tấn/ ha,. Như ậy, bình quân năng suất khoai toàn tỉnh Vĩnh Long đạt 158,7% so với năm 2000 (xem ảnh chụp Kỷ yếu khoa học giai đoạn 1975- 2015 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam trang 51).
Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và khoai lang HL491 (Nhật tím) nay đã xã hội hóa và thành vùng khoai lang Vĩnh Long nổi tiếng. Lùng mua giống thì nên về Bình Minh và Vĩnh Tân chọn hộ giỏi nhất đạt 40-50 tấn/ ha mà mua. Bài học Thanh trà Thủy Biều cố đô Huế nóng hổi tính thời sự đó anh Trần Duy Quý à. Tôi không biết rõ nơi nào ở miền Bắc đã thành vùng sản xuất lớn nhưng ngoài Vĩnh Long thì Gia Lai (Nguyễn Thị Hoa 2015) và Đắc Nông (Phan Thị Kim Loan 2017) có cập nhật thời sự khoai lang HL518 (Nhật đỏ) gần đây.
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh Đăk Nông từ năm 2005 đến 2015 được triển khai và mang lại hiệu quả trong đó cây khoai lang Nhật đỏ đang được người dân quan tâm và lựa chọn vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao (năng suất cao, chất lượng rất ngon, vỏ đỏ, thịt củ màu vàng đến cam đậm dạng củ thuôn láng, đồng đều, bở, chất lượng củ luộc bùi, vị ngọt, mùi thơm đặc trưng, đặc biệt có hàm lượng tinh bột và protein cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường khó tính của các nước như Nhật Bản, Singapore, thời gian sinh trưởng 95-105 ngày, ít sâu bệnh hại chính).
Năm 2014, tổng diện tích khoai lang toàn tỉnh Đăk Nông đã trồng 5.400 ha, trong đó khoai lang Nhật đỏ 4.320 ha (chiếm 80%); Năng suất bình quân 9,44 tấn/ha, sản lượng 101.960 tấn. Riêng địa bàn huyện Tuy Đức năm 2014 đã trồng 1.900 ha, trong đó khoai lang Nhật đỏ là 1.600 ha (chiếm 84,2%), năng suất bình quân 9,4 tấn/ha, sản lượng 35.730 tấn, trong khi có nhiều hộ điển hình đạt trên 25 tấn/ ha. (Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, 2014). Bốn tồn tại chính sản xuất khoai lang tại địa phương là: 1) giống thoái hóa và lẫn tạp chưa được phục tráng chùm củ, hệ củ để đảm bảo đúng dây giống tốt của giống khoai ngon. 2) chưa thực hiện đồng bộ 10 biện pháp kỹ thuật canh tác khoai lang liên hoàn và VIETGAP cho khoai; 3) chưa bón đầy đủ cân đối hiệu quả phân khoáng NPK phối hợp với phân chuồng, phân xanh và chế phẩm hữu cơ vi sinh. 4) Chưa đáp ứng nguồn lực con người chuyên nghiệp đồng bộ cho “Công nghệ chọn tạo và nhân giống khoai lang Nhật đỏ HL518 xuất khẩu”.
Mười kỹ thuật trồng khoai lang đạt năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao, thân thiện môi trường gồm: 1) Sử dụng hom giống tốt nhất của giống tốt nhất (Nhật đỏ) đã được phục tráng tuyển chọn thích hợp tại địa phương; 2. Thời gian trồng và thu hoạch tối ưu để khoai lang ít sùng cho năng suất tối đa và lợi nhuận kinh tế; 3. Sử dụng cân đối hiệu quả phân bón NPK (đặc biệt là phân kali) kết hợp với phân chuồng phân xanh và hữu cơ vi sinh để cải thiện độ màu mỡ của đất và tăng sản lượng; 4. Khoai lang trồng lên luống thích hợp với khoảng cách tối ưu phù hợp giống, điều kiện canh tác và đất trồng; 5. Sử dụng quản lý dịch hại tổng hợp để ngăn chặn sâu bệnh khoai lang đặc biệt là bọ hà, sâu đục dây, bệnh xoăn lá, bệnh thối đen; 6. Cải tiến hệ thống sản xuất khoai lang bằng luân xen canh cây trồng và ứng dụng cơ giới hóa phù hợp; 7. Nhấc dây, làm cỏ xã vun luống, chăm sóc kịp thời, kiểm soát cỏ dại; 8. Phương pháp làm đất thích hợp giảm xói mòn trên đất dốc; 9. Quản lý tưới tiêu nước hiệu quả cho khoai lang; 10. Đào tạo nguồn lực cho nghề khoai từ giống tốt đến thương hiệu, từ FPR đến 10 T; từ VietGAP cho khoai lang đến kết hợp tốt sản xuất chế biến và sử dụng khoai lang.
Giống khoai lang Việt Nam nhiều triển vọng và thách thức. Tôi nhắn với các thạc sĩ khoai lang ở Gia Lai (Nguyễn Thị Hoa 2015) và Đắc Nông (Phan Thị Kim Loan 2017): Cám ơn các em Kim Loan Phan, Nguyen Thi Hoa với quà tặng khoai lang Nhật đỏ HL518 Việt Nhật. Khoai Việt từ giống tốt đến thương hiệu, từ Vĩnh Long miền Tây đến Đăk Nông Tây Nguyên đang mang lại nguồn lợi thu nhập và niềm vui cho nhiều hộ gia đình nông dân nghèo. Chúc các em tiếp nối bảo tồn và phát triển, tuyển chọn hệ củ phẩm chất rất ngon năng suất cao theo đúng bản tả kỹ thuật và phẩm cấp đã đăng ký, học gương bảo tồn và phát triển của “Thanh trà Thủy Biều Huế” tạo vùng khoai ngon Nhật đỏ HL518 Đăk Nông, Gia Lai . ..
Hỏi: TS. Hoàng Kim trò chuyện với TS. Võ Thái Dân và Châu Ry. Thầy TS. Võ Thái Dân nói: “Với khoai lang, ăn sống vẫn là ngon nhất” và Châu Ry cũng nói: “Em cũng thích ăn sống, lúc đi ruộng khoai lang sống chấm muối ớt là ngon tuyệt vời.”.
Trả lời: TS Hoàng Kim nói : Ăn khoai kiểu Nhật thì họ thích nhất ăn nướng; kế đến là hầm nghiền hấp luộc. Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL91 (Nhật tím) đáp ứng tốt thị trường khó tính này.