Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 3559
Toàn hệ thống 4883
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

Tập tin:Abrahamlincoln.jpg

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 22 THÁNG 9
Hoàng Kim
CNM365 Trường tôi nôi yêu thương; Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn Đại Nam. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9:  Trường tôi nôi yêu thương; Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/

 

 

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy
Trần Đình Lý Đường vào NLU❤️ Chào đón Tân sinh viên K46! Chào mừng 65 năm NLU (19/11/2020)👍Thầy Cô, ACE đi qua nhớ dừng lại chút để động viên Team đang nỗ lực ngày đêm💕 . Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/…/chao-ngay-moi-22-thang-9/

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng.

Xem tiếp
Trường tôi nôi yêu thương


 

 

 

 

NGUỒN SON NỐI PHONG NHA
Hoàng Kim


Chuyên khảo này gồm ba phần: 1) Linh Giang trong lịch sử (nối tiếp hai chuyên khảo
Linh Giang; Ta về với Linh Giang): 2) Quê mẹ vùng di sản (nối tiếp chuyên khảo Vườn Quốc gia Việt Nam; có Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng Di sản Thiên nhiên Thế giới); 3) Nguồn Son nối Phong Nha (hình ảnh cùng những ký ức tuổi thơ)

 

 

 

 

LINH GIANG TRONG LỊCH SỬ

Sông Gianh (Linh Giang) Hoành Sơn, Đèo Ngang, Sông Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới, Di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là sáu biểu trưng đặc sắc của tỉnh Quảng Bình về địa chính trị, du lịch sinh thái, lịch sử, địa lý, văn hóa..

Sông Gianh là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh. Dòng chảy ở thượng nguồn theo hình chữ V với hướng chủ đạo là tây nam-đông bắc. Từ điểm giáp ranh ba xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa bắt đầu chảy theo hướng tây bắc-đông nam. Tới ranh giới hai xã Kim Hóa và Lệ Hóa nó tiếp nhận thêm nước từ một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn, chảy về từ phía tây. Phía dưới thị trấn Ba Đồn khoảng 3 km, sông Gianh tiếp nhận thêm nước từ chi lưu phía hữu ngạn, chảy ra từ khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Sông Gianh dài khoảng 160 km, cắt qua quốc lộ 1 ở tây bắc Cửa Gianh 5 km. Tổng diện tích lưu vực là 4.680 km², độ cao trung bình 360 m, độ dốc trung bình 19,2%, lượng nước năm 7,95 km³ ứng với lưu lượng nước trung bình năm 252 m³/s, môđun dòng chảy năm 53,8 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm khoảng 60-75% lượng dòng chảy hàng năm. Dòng cát bùn khoảng 1,93×105 tấn/năm, ứng với độ đục trung bình năm 192 g/m³ và hệ số xâm thực 168 tấn/km² năm. Tàu thuyền có thể qua lại đoạn sông ở hạ lưu, từ Cửa Gianh đến Ba Đồn 6 km, đến thị trấn Đồng Lê huyện Tuyên Hóa là 47 km. Đoạn thượng lưu từ Khe Nét trở về nguồn dài khoảng 70–80 km, lòng sông nhiều thác ghềnh. Khoảng 20 km đầu nguồn đá đổ ngổn ngang trong lòng sông. Tới Đồng Tâm, lòng sông rộng khoảng 80 – 90 m, lớn nhất 110–115 m. Đoạn từ các xã Phù Hóa, Quảng Tiên tới thị xã Ba Đồn (17°45′25″B 106°25′10″Đ), lòng sông có 5 cồn, đảo nhỏ trên sông, trong đó đảo dài nhất khoảng 3,8 km rộng nhất khoảng 0,8 km. Ngay dưới Ba Đồn lòng sông rộng tới 1 km.

Hoành Sơn và Đèo Ngang là ranh giới thời Đại Cồ Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939) và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069) thì sông Gianh là ranh giới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672). Chiến trường chính là miền Bố Chính (Quảng Bình). Đèo Ngang gắn với huyền thoại “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1558, Nguyễn Hoàng, một danh tướng thời Lê Trung Hưng, con thứ của Nguyễn Kim, sợ bị Trịnh Kiểm mưu hại, đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá, mở đầu nhà Nguyễn sau này. Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn.

Người thợ cầu lão thành cũng là nhà khảo cứu sâu sắc Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin) có bài viết Về với Linh Giang do nhà báo TORO đã đăng trên tạp chí Pháp Lý ở Hà Nội. Ông Toàn là người Quảng Bình xa xứ nặng lòng với quê hương. Ông viết: “Người Việt từ xa xưa vẫn tâm niệm rằng thần sông thiêng lắm. Có chuyện kể: “Đô phủ thành hoàng thần quân” là thần sông Tô Lịch đã hoá phép phá tan nghìn cân đồng của Tiết độ sứ Cao Biền dùng yểm long mạch (Lịch sử Việt Nam tập I. NXB KHXH 1976), Biền chuốc lấy hoạ là cứ xây thành Đại La lên lại đổ. Cách nay 1200 năm, nhà thơ Hésiod người Hy Lạp khuyến cáo những người qua sông rằng: “Đừng bao giờ qua những con sông với dòng chảy vĩnh hằng mà trước đó chưa đọc lời cầu nguyện, đừng mãi mê ngắm những dòng chảy tráng lệ của chúng mà trước đó chưa nhúng hai tay khỏi những điều ác vấy bẩn, chúng sẽ kéo cơn cuồng nộ của các thần linh trút xuống đầu mình, sẽ phải chịu những đòn trừng phạt khủng khiếp” (Từ điển Biểu tượng văn hoá thế giới của Jean Chevarier và Alain Gheerbrant. NXB Đà Nẵng và trường viết văn Nguyễn Du 1.1976). Vậy thì thay tên đổi họ một dòng sông đã chính danh cách nay hơn 17 thế kỷ không hiểu người ta có cầu nguyện gì không? Lạ thay, các bậc “Trị quốc bình thiên hạ” thuở xưa lưu lại hậu thế trước tác chất đầy lầu tàng thư, nhưng không thấy một dòng nào nói nguyên do đổi tên Linh Giang thành Sông Gianh. Chỉ thấy sách “Tấn thư châu quận ký” nói rằng: “Năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông chảy qua Thọ Linh là Linh Giang” (Đất nước Việt Nam qua các thời đại của Đào duy Anh). Thái Khang thứ 10 là năm 290. Năm 1875 vua Tự Đức sai Quốc sử quán soạn sách “Đại Nam nhất thống chí”, trong mục “hình thế” tỉnh Quảng Bình có ghi: ” … Phía bắc liền với Hoan Châu, núi cao thì có núi Đâu Mâu, và núi Thần Đinh, sông lớn thì có sông Linh Giang (Gianh) và sông Nhật Lệ” (Đại Nam nhất thống chí (thời Tự Đức) Tập II trang 12. Chữ Gianh trong ngoặc đơn là do dịch giả Phạm Trọng Điềm và người hiệu đính là đào Duy Anh chua vào. Sách ĐNNTC viết bằng chữ Hán , mà chữ Hán chỉ có “Danh” chứ không có “Gianh”) . Như vậy tính đến năm 1875 thì tên sông Linh Giang đã được dân gian gọi trong suốt 1586 năm, gần 16 thế kỷ. Mãi đến năm 1876 sử gia Đặng Xuân Bảng soạn sách “Sử học bị khảo” lại chép: “Quảng Bình có sông Gianh phát nguồn từ Thanh Lãng..” Tính cho đến năm 1998 thì tên sông Gianh mới có 123 năm. Cũng ở thời điểm 1998 tên Linh Giang đã có 1708 tuổi gấp gần 14 lần tuổi của tên sông Gianh. Người ta đã luận bàn khá nhiều về từ Gianh chưa rõ lai lịch và ngữ nghĩa này. Một giáo sư sử học danh tiếng phỏng đoán: Gianh có lẽ là Ranh trong ranh giới (Trịnh Nguyễn phân tranh) đọc theo tiếng Bắc. Nếu phỏng đoán này đúng thì có nên dùng nỗi đau chia cắt âý để đặt tên cho chiếc cầu không?. Người khác cho rằng Gianh là đọc “trại” của từ Giang (trong Linh Giang) mà ra. Chẳng hạn người ta đã đọc “trại” Minh Lễ thành Minh Lệ, Lũng Quýt thành Dung Quất, Betulông (Baietoulon) thành Bái Tử Long v.v…Nhưng hai từ Linh Giang không thể đọc “trại” thành một từ Gianh được. Linh Giang có nghĩa là sông thiêng liêng, huyền bí, còn Gianh không có trong từ điển Hán Việt, cũng không phải tiếng Việt phổ thông mà chỉ là phương ngữ (miền Bắc) chỉ cây cỏ tranh lợp nhà. Có lẽ ngoài câu thành ngữ của người miền Bắc nói về sự nghèo túng: “Nhà gianh vách đất” thì từ Gianh không thấy xuất hiện ở đâu nữa. Đấy là ngược nguồn lịch sử để tìm tên sông, ngõ hầu góp một tiếng nói với các nhà Địa – Văn hoá khi làm sách địa chí, chứ người viết không có ý định kiến nghị đổi tên sông Gianh trở lại sông Linh Giang. Bởi tên sông Gianh dẫu sao cũng là một phần máu thịt của khúc ruột miền Trung từ 123 năm nay rồi.”

 

 

 

 

QUÊ MẸ VÙNG DI SẢN

Vườn Quốc gia Việt Nam

Việt Nam hiện có 33 Vườn Quốc Gia (VQG) Ở vùng núi và trung du phía Bắc có 1) Tam Đảo, 2) Hoàng Liên, 3) Ba Bể, 4) Cao nguyên đá Đồng Văn, 5) Phia Oắc – Phia Đén, 6) Bái Tử Long
, 7) Xuân Sơn, 8) Quần thể di tích danh thắng Yên Tử; Ở vùng đồng bằng sông Hồng có 9) Ba Vì, 10) Cúc Phương, 11) Cát Bà, 12) Xuân Thủy; Ở vùng ven biển bắc Trung Bộ có 13) Phong Nha – Kẻ Bàng, 14) Bến En, 15) Pù Mát, 16) Vũ Quang ; Ở vùng ven biển nam Trung Bộ có 17) Bạch Mã, 18) Núi Chúa, 19) Phước Bình ; Ở vùng Tây Nguyên có 20) Chư Yang Sin, 21) Bidoup Núi Bà, 22) Chư Mom Ray, 23) Kon Ka Kinh, 24) Yok Đôn; Ở vùng Đông Nam Bộ có 25) Cát Tiên, 26) Lò Gò-Xa Mát, 27) Bù Gia Mập,  28) Côn Đảo; Ở vùng Tây Nam Bộ có 29) Mũi Cà Mau, 30) Phú Quốc, 31) Tràm Chim, 32) U Minh Hạ,  33) U Minh Thượng.(xem chi tiết tại Vườn Quốc gia Việt Nam)

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 10 VQG Phong Nha Kẻ Bàng (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

VQG Phong Nha Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (VQG số 10 trích bài giảng Vườn Quốc Gia Việt Nam của Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim) , là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo được UNESCO công nhận lần 1 năm 2003, Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái được UNESCO công nhận lần 2 vào ngày 3 tháng 7 năm 2015 là một vườn quốc gia Việt Nam tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia. Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 10 Hang Động Sơn Đoòng (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên năm km, cao 200m, và rộng 150m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak, Malaysia, lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác. Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á. Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á.

Nguồn Son nối Phong Nha

Đất Mẹ vùng di sản là chùm hình ảnh tuyệt đẹp của tuyến du lịch đường sông từ Chợ Đồn tới Chợ Mới vào Phong Nha Kẻ Bàng Di sản Thiên nhiên Thế giới, rất cần sự chú tâm kết nối Du lịch sinh thái với Kinh tế Quốc phòng, vì có tầm vóc lớn của Việt Nam và Thế giới

Linh Giang

Nhà mình gần ngã ba sông.
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

Bài thơ “Linh Giang” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với cố hương. Làng Minh Lệ quê tôi / Nguồn Son nối Phong Nha là câu chuyện địa chí, cũng là sự thật cuộc đời gia đình tôi không nỡ quên, quan hệ tới câu thơ cổ: “Lênh đênh qua cửa Thần Phù / Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”. Tổ quốc, quê hương, gia đình là điều thiêng liêng, mục tiêu, động lực sâu thẳm trong lòng tôi. Trầm tích ngọc cho đời. Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn hãy thắp lên ngọn lửa Một niềm tin tỏa sáng giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân. Mẹ tôi mất sớm (Mồng Ba Tết Giáp Thìn 1964), cha tôi bị bom Mỹ giết hại (29 tháng 8 Mậu Thân 1968).Tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời nguyền này anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi

Tôi sinh đầu năm Giáp Ngọ (1954), sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh..là em út của năm anh chi em trong một gia đình nông dân nghèo. Nhà cũ cha mẹ tôi ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhà ngay trước ruộng lúa góc dưới bên phải của ảnh này. Anh chị em tôi đều sinh ra và lớn lên trong chuồng bò ông bà ngoại cho, được cha mẹ sửa lại làm nhà ở.

 

 

 

 

Cám ơn anh Cuộc Đời (Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam, chuyên gia chăn nuôi, người ngồi thứ hai hàng đầu phải qua, bên cạnh thầy Trịnh Xuân Vũ), đã nhắn tin gọi điện, đồng cảm và khuyến khích Hoàng Kim lưu lại trang viết Dạy và Học Tình yêu cuộc sống CNM365. Anh Cuộc Đời đã viết lời động viên cảm động “Từ đây trở lên anh đọc xong rồi em. Quá hay, quá giỏi Hoàng Kim nhá. Chắc cha mẹ em đặt tên em là Hoàng Kim là quá đúng đấy em. Hoàng Kim là kim loại vàng, là “vàng ròng đấy” cảm ơn em.” Em nhân chuyện đặt tên, xin nối dài bài địa chí lịch sử văn hóa NGUỒN SON NỐI PHONG NHA một chút thông tin ‘Lời sấm thầy Cao Hạ’ khuyên cha mẹ em nên dùng Hoàng Kim thay cho Hoàng Minh Kim với lời dặn “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/…/chao-ngay-moi-21-thang-9/

 

 

 

 

Nhà cha mẹ Hoàng Kim tại phía sau gốc bần, gần Chợ Mới Làng Minh Lệ, ngã ba sông Linh Giang (Sông Gianh) nơi hợp lưu của hai nhánh phụ là Nguồn Son (trái) và Rào Nan (phải) của ảnh đầu trang và ảnh này.

Cha mẹ tôi sau chuyển nhà về Chợ Mới, gần ngã ba Rào Nan, Nguồn Son, Linh Giang, Quảng Bình. Cha mẹ đều làm nông. Cha sinh kế chính là chèo đò ngang và đò dọc từ chợ Mới đi nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, chèo đò chợ từ lúc ba giờ sáng, hoặc chèo đò chợ phiên từ chợ Mới đến chợ Đồn Thanh Khê La Hà để kiếm khoai gạo nuôi con. Mẹ tôi làm đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ để phụ thêm. Hợp tác xã tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì phải lên học trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Khi tôi luống tuổi về thăm quê, vẫn nhiều lần ngẫn người lúc nhìn sang thăm thẳm bờ bên kia, và rùng mình nghĩ lại, không hiểu sao thuở ấy tôi nhỏ dưới 10 tuổi đã mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến thế. Cũng không thể nguôi nổi sao thuở ấy cha tôi thuyền nan một lá, chèo đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời (1954 -1968). Sau cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh được phong liệt sĩ). Lần trước tôi về thăm quê, tôi có ghé thắp hương cho anh.

Hôm nay trò chuyện với một người em cùng quê, tôi viết: Mình lần nào về quê hương cũng ra bờ sông phía sau nhà để ngồi nhớ mẹ cha và Lời thề trên sông Hóa .Người bạn cùng quê nói: Nhà của hai Cụ thân sinh của các anh chị em Hoàng Ngọc Dộ, Hoàng Thị Huyên, Hoàng Trung Trực, Hoàng Thị Huyền, Hoàng Kim ngoảnh mặt ra đường chính, lưng quay vào sông, là không hợp phong thủy (nên anh em đi xa). Thực ra thì, (theo lời thầy bói mù) đó là thế đất “Hoành Linh vô gia, huynh đệ tán” đại quý và cực hiểm như đất Hồng Lam của nhà cụ Nguyễn Tiên Điền và rơi thế ‘bối thủy trận” của Hàn Tin. Hôm nay mình sẽ viết tiếp về mục từ này “Nguồn Son nối Phong Nha” để kể về câu chuyện ông thầy bói mù Cao Lao Hạ có con gái đuối nước được bố mình cứu sống. Ông thầy bói mù đã cùng đứa cháu (là cậu bé con của người phụ nữ chết trẻ) mang lễ vật sang ta ơn và nói những câu chuyện liên quan thần tích làng mình. Bạn đọc NGUỒN SON NỐI PHONG NHA tiếp nhé.

 

 

 

 

Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha tới Thiên Đường Sơn Đoòng nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp nhưng hiểm yếu vì sông sâu, lá thuyền nhỏ, chèo thuyền đêm ba giờ sáng rất lạnh (như hình mờ sáng tôi chụp sau này). Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người đó tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền lên giúp chị Huyên. Anh Trực đi lính. Anh Dộ đi dạy học xa. Tôi chăn bò và bắt tép. Nhà vắng người. Bà bỏ đi không lời dặn lại. Sau đó mấy tháng có ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, là cha của người phụ nữ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó – ông thầy bói mù nói rằng, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ chỉ giúp được chuyện phong thủy và lời khuyên.

 

 

 

 

Thầy bạn trong đời tôi. Ảnh này tôi có nhiều bạn quý, trong đó các anh Nguyễn Văn Bộ, Vũ Mạnh Hải, Lưu Văn Quỳnh là gần gũi hơn. Tiến sĩ Lưu Quỳnh chuyên gia lúa, người thứ hai phải qua, chẳng biết anh đọc bài này từ khi nào, nhưng ngay ra sau khi tôi vừa viết thì tin nhắn của anh đã hiện ngay ra: “Chào anh Hoàng Kim. Anh kể những địa danh như “Chợ Mới “Minh Lệ” là nhà Dì ruột mà Quỳnh thường qua đò thăm Dì. ” Cao Lao Hạ” làng của tui thuộc xã Hạ Trạch. “Troóc” là nơi Quỳnh được sinh ra tại đây nên có tên cúng cơm là “Troóc” và nhiều địa danh khác sông Gianh, Rào Nan … anh kể như là chuyện ở quê nhà vậy. Cám ơn anh Hoàng Kim nhiều.” Tôi linh cảm những điều tôi sắp nói ra có một sự giao thoa kỳ lạ. Có thời, chúng ta coi những điều đó như là mê tín , nhưng thực ra đó là một trực giác , một sự may mắn, một sự che chở, một dẫn dắt của vận mệnh để tránh dữ tìm lành, đi được tới đích,mà các cụ thường gọi là phước đức.”Thiện căn cốt ở lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” Phúc cho ai may sớm gặp được những lời khuyên phúc hậu mà tự biết mình.

Luu Quynh Anh nói đúng. Khi con người bớt lo toan thì mới thấy h

 

 

Tập tin:Abrahamlincoln.jpg

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 22 THÁNG 9
Hoàng Kim
CNM365. Trường tôi nôi yêu thươngLàng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn Đại Nam. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9:  Trường tôi nôi yêu thương; Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/

 

 

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy
Trần Đình Lý Đường vào NLU❤️ Chào đón Tân sinh viên K46! Chào mừng 65 năm NLU (19/11/2020)👍Thầy Cô, ACE đi qua nhớ dừng lại chút để động viên Team đang nỗ lực ngày đêm💕 . Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/…/chao-ngay-moi-22-thang-9/

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng.

Xem tiếp
Trường tôi nôi yêu thương

 

 

 

 

NGUỒN SON NỐI PHONG NHA
Hoàng Kim


Chuyên khảo này gồm ba phần: 1) Linh Giang trong lịch sử (nối tiếp hai chuyên khảo
Linh Giang; Ta về với Linh Giang): 2) Quê mẹ vùng di sản (nối tiếp chuyên khảo Vườn Quốc gia Việt Nam; có Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng Di sản Thiên nhiên Thế giới); 3) Nguồn Son nối Phong Nha (hình ảnh cùng những ký ức tuổi thơ)

 

 

 

 

LINH GIANG TRONG LỊCH SỬ

Sông Gianh (Linh Giang) Hoành Sơn, Đèo Ngang, Sông Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới, Di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là sáu biểu trưng đặc sắc của tỉnh Quảng Bình về địa chính trị, du lịch sinh thái, lịch sử, địa lý, văn hóa..

Sông Gianh là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh. Dòng chảy ở thượng nguồn theo hình chữ V với hướng chủ đạo là tây nam-đông bắc. Từ điểm giáp ranh ba xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa bắt đầu chảy theo hướng tây bắc-đông nam. Tới ranh giới hai xã Kim Hóa và Lệ Hóa nó tiếp nhận thêm nước từ một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn, chảy về từ phía tây. Phía dưới thị trấn Ba Đồn khoảng 3 km, sông Gianh tiếp nhận thêm nước từ chi lưu phía hữu ngạn, chảy ra từ khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Sông Gianh dài khoảng 160 km, cắt qua quốc lộ 1 ở tây bắc Cửa Gianh 5 km. Tổng diện tích lưu vực là 4.680 km², độ cao trung bình 360 m, độ dốc trung bình 19,2%, lượng nước năm 7,95 km³ ứng với lưu lượng nước trung bình năm 252 m³/s, môđun dòng chảy năm 53,8 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm khoảng 60-75% lượng dòng chảy hàng năm. Dòng cát bùn khoảng 1,93×105 tấn/năm, ứng với độ đục trung bình năm 192 g/m³ và hệ số xâm thực 168 tấn/km² năm. Tàu thuyền có thể qua lại đoạn sông ở hạ lưu, từ Cửa Gianh đến Ba Đồn 6 km, đến thị trấn Đồng Lê huyện Tuyên Hóa là 47 km. Đoạn thượng lưu từ Khe Nét trở về nguồn dài khoảng 70–80 km, lòng sông nhiều thác ghềnh. Khoảng 20 km đầu nguồn đá đổ ngổn ngang trong lòng sông. Tới Đồng Tâm, lòng sông rộng khoảng 80 – 90 m, lớn nhất 110–115 m. Đoạn từ các xã Phù Hóa, Quảng Tiên tới thị xã Ba Đồn (17°45′25″B 106°25′10″Đ), lòng sông có 5 cồn, đảo nhỏ trên sông, trong đó đảo dài nhất khoảng 3,8 km rộng nhất khoảng 0,8 km. Ngay dưới Ba Đồn lòng sông rộng tới 1 km.

Hoành Sơn và Đèo Ngang là ranh giới thời Đại Cồ Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939) và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069) thì sông Gianh là ranh giới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672). Chiến trường chính là miền Bố Chính (Quảng Bình). Đèo Ngang gắn với huyền thoại “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1558, Nguyễn Hoàng, một danh tướng thời Lê Trung Hưng, con thứ của Nguyễn Kim, sợ bị Trịnh Kiểm mưu hại, đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá, mở đầu nhà Nguyễn sau này. Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn.

Người thợ cầu lão thành cũng là nhà khảo cứu sâu sắc Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin) có bài viết Về với Linh Giang do nhà báo TORO đã đăng trên tạp chí Pháp Lý ở Hà Nội. Ông Toàn là người Quảng Bình xa xứ nặng lòng với quê hương. Ông viết: “Người Việt từ xa xưa vẫn tâm niệm rằng thần sông thiêng lắm. Có chuyện kể: “Đô phủ thành hoàng thần quân” là thần sông Tô Lịch đã hoá phép phá tan nghìn cân đồng của Tiết độ sứ Cao Biền dùng yểm long mạch (Lịch sử Việt Nam tập I. NXB KHXH 1976), Biền chuốc lấy hoạ là cứ xây thành Đại La lên lại đổ. Cách nay 1200 năm, nhà thơ Hésiod người Hy Lạp khuyến cáo những người qua sông rằng: “Đừng bao giờ qua những con sông với dòng chảy vĩnh hằng mà trước đó chưa đọc lời cầu nguyện, đừng mãi mê ngắm những dòng chảy tráng lệ của chúng mà trước đó chưa nhúng hai tay khỏi những điều ác vấy bẩn, chúng sẽ kéo cơn cuồng nộ của các thần linh trút xuống đầu mình, sẽ phải chịu những đòn trừng phạt khủng khiếp” (Từ điển Biểu tượng văn hoá thế giới của Jean Chevarier và Alain Gheerbrant. NXB Đà Nẵng và trường viết văn Nguyễn Du 1.1976). Vậy thì thay tên đổi họ một dòng sông đã chính danh cách nay hơn 17 thế kỷ không hiểu người ta có cầu nguyện gì không? Lạ thay, các bậc “Trị quốc bình thiên hạ” thuở xưa lưu lại hậu thế trước tác chất đầy lầu tàng thư, nhưng không thấy một dòng nào nói nguyên do đổi tên Linh Giang thành Sông Gianh. Chỉ thấy sách “Tấn thư châu quận ký” nói rằng: “Năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông chảy qua Thọ Linh là Linh Giang” (Đất nước Việt Nam qua các thời đại của Đào duy Anh). Thái Khang thứ 10 là năm 290. Năm 1875 vua Tự Đức sai Quốc sử quán soạn sách “Đại Nam nhất thống chí”, trong mục “hình thế” tỉnh Quảng Bình có ghi: ” … Phía bắc liền với Hoan Châu, núi cao thì có núi Đâu Mâu, và núi Thần Đinh, sông lớn thì có sông Linh Giang (Gianh) và sông Nhật Lệ” (Đại Nam nhất thống chí (thời Tự Đức) Tập II trang 12. Chữ Gianh trong ngoặc đơn là do dịch giả Phạm Trọng Điềm và người hiệu đính là đào Duy Anh chua vào. Sách ĐNNTC viết bằng chữ Hán , mà chữ Hán chỉ có “Danh” chứ không có “Gianh”) . Như vậy tính đến năm 1875 thì tên sông Linh Giang đã được dân gian gọi trong suốt 1586 năm, gần 16 thế kỷ. Mãi đến năm 1876 sử gia Đặng Xuân Bảng soạn sách “Sử học bị khảo” lại chép: “Quảng Bình có sông Gianh phát nguồn từ Thanh Lãng..” Tính cho đến năm 1998 thì tên sông Gianh mới có 123 năm. Cũng ở thời điểm 1998 tên Linh Giang đã có 1708 tuổi gấp gần 14 lần tuổi của tên sông Gianh. Người ta đã luận bàn khá nhiều về từ Gianh chưa rõ lai lịch và ngữ nghĩa này. Một giáo sư sử học danh tiếng phỏng đoán: Gianh có lẽ là Ranh trong ranh giới (Trịnh Nguyễn phân tranh) đọc theo tiếng Bắc. Nếu phỏng đoán này đúng thì có nên dùng nỗi đau chia cắt âý để đặt tên cho chiếc cầu không?. Người khác cho rằng Gianh là đọc “trại” của từ Giang (trong Linh Giang) mà ra. Chẳng hạn người ta đã đọc “trại” Minh Lễ thành Minh Lệ, Lũng Quýt thành Dung Quất, Betulông (Baietoulon) thành Bái Tử Long v.v…Nhưng hai từ Linh Giang không thể đọc “trại” thành một từ Gianh được. Linh Giang có nghĩa là sông thiêng liêng, huyền bí, còn Gianh không có trong từ điển Hán Việt, cũng không phải tiếng Việt phổ thông mà chỉ là phương ngữ (miền Bắc) chỉ cây cỏ tranh lợp nhà. Có lẽ ngoài câu thành ngữ của người miền Bắc nói về sự nghèo túng: “Nhà gianh vách đất” thì từ Gianh không thấy xuất hiện ở đâu nữa. Đấy là ngược nguồn lịch sử để tìm tên sông, ngõ hầu góp một tiếng nói với các nhà Địa – Văn hoá khi làm sách địa chí, chứ người viết không có ý định kiến nghị đổi tên sông Gianh trở lại sông Linh Giang. Bởi tên sông Gianh dẫu sao cũng là một phần máu thịt của khúc ruột miền Trung từ 123 năm nay rồi.”

 

 

 

 

QUÊ MẸ VÙNG DI SẢN

Vườn Quốc gia Việt Nam

Việt Nam hiện có 33 Vườn Quốc Gia (VQG) Ở vùng núi và trung du phía Bắc có 1) Tam Đảo, 2) Hoàng Liên, 3) Ba Bể, 4) Cao nguyên đá Đồng Văn, 5) Phia Oắc – Phia Đén, 6) Bái Tử Long
, 7) Xuân Sơn, 8) Quần thể di tích danh thắng Yên Tử; Ở vùng đồng bằng sông Hồng có 9) Ba Vì, 10) Cúc Phương, 11) Cát Bà, 12) Xuân Thủy; Ở vùng ven biển bắc Trung Bộ có 13) Phong Nha – Kẻ Bàng, 14) Bến En, 15) Pù Mát, 16) Vũ Quang ; Ở vùng ven biển nam Trung Bộ có 17) Bạch Mã, 18) Núi Chúa, 19) Phước Bình ; Ở vùng Tây Nguyên có 20) Chư Yang Sin, 21) Bidoup Núi Bà, 22) Chư Mom Ray, 23) Kon Ka Kinh, 24) Yok Đôn; Ở vùng Đông Nam Bộ có 25) Cát Tiên, 26) Lò Gò-Xa Mát, 27) Bù Gia Mập,  28) Côn Đảo; Ở vùng Tây Nam Bộ có 29) Mũi Cà Mau, 30) Phú Quốc, 31) Tràm Chim, 32) U Minh Hạ,  33) U Minh Thượng.(xem chi tiết tại Vườn Quốc gia Việt Nam)

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 10 VQG Phong Nha Kẻ Bàng (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

VQG Phong Nha Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (VQG số 10 trích bài giảng Vườn Quốc Gia Việt Nam của Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim) , là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo được UNESCO công nhận lần 1 năm 2003, Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái được UNESCO công nhận lần 2 vào ngày 3 tháng 7 năm 2015 là một vườn quốc gia Việt Nam tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia. Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 10 Hang Động Sơn Đoòng (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên năm km, cao 200m, và rộng 150m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak, Malaysia, lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác. Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á. Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á.

NGUỒN SON NỐI PHONG NHA

Đất Mẹ vùng di sản là chùm hình ảnh tuyệt đẹp của tuyến du lịch đường sông từ Chợ Đồn tới Chợ Mới vào Phong Nha Kẻ Bàng Di sản Thiên nhiên Thế giới, rất cần sự kết nối Du lịch sinh thái với Kinh tế Quốc phòng, vì có tầm vóc lớn của Việt Nam và Thế giới

Linh Giang

Nhà mình gần ngã ba sông.
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

Bài thơ “Linh Giang” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với cố hương. Làng Minh Lệ quê tôi / Nguồn Son nối Phong Nha là câu chuyện địa chí, cũng là sự thật cuộc đời gia đình tôi không nỡ quên, quan hệ tới câu thơ cổ: “Lênh đênh qua cửa Thần Phù / Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”. Tổ quốc, quê hương, gia đình là điều thiêng liêng, mục tiêu, động lực sâu thẳm trong lòng tôi. Trầm tích ngọc cho đời. Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn hãy thắp lên ngọn lửa Một niềm tin tỏa sáng giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân. Mẹ tôi mất sớm (Mồng Ba Tết Giáp Thìn 1964), cha tôi bị bom Mỹ giết hại (29 tháng 8 Mậu Thân 1968).Tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời nguyền này anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi

Tôi sinh đầu năm Giáp Ngọ (1954), sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh..là em út của năm anh chi em trong một gia đình nông dân nghèo. Nhà cũ cha mẹ tôi ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhà ngay trước ruộng lúa góc dưới bên phải của ảnh này. Anh chị em tôi đều sinh ra và lớn lên trong chuồng bò ông bà ngoại cho, được cha mẹ sửa lại làm nhà ở.

 

 

 

 

Cám ơn anh Cuộc Đời (Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam, chuyên gia chăn nuôi, người ngồi thứ hai hàng đầu phải qua, bên cạnh thầy Trịnh Xuân Vũ), đã nhắn tin gọi điện, đồng cảm và khuyến khích Hoàng Kim lưu lại trang viết Dạy và Học Tình yêu cuộc sống CNM365. Anh Cuộc Đời đã viết lời động viên cảm động “Từ đây trở lên anh đọc xong rồi em. Quá hay, quá giỏi Hoàng Kim nhá. Chắc cha mẹ em đặt tên em là Hoàng Kim là quá đúng đấy em. Hoàng Kim là kim loại vàng, là “vàng ròng đấy” cảm ơn em.” Em nhân chuyện đặt tên, xin nối dài bài địa chí lịch sử văn hóa NGUỒN SON NỐI PHONG NHA một chút thông tin ‘Lời sấm thầy Cao Hạ’ khuyên cha mẹ em nên dùng Hoàng Kim thay cho Hoàng Minh Kim với lời dặn “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/…/chao-ngay-moi-21-thang-9/

 

 

 

 

Nhà cha mẹ Hoàng Kim tại phía sau gốc bần, gần Chợ Mới Làng Minh Lệ, ngã ba sông Linh Giang (Sông Gianh) nơi hợp lưu của hai nhánh phụ là Nguồn Son (trái) và Rào Nan (phải) của ảnh đầu trang và ảnh này.

Cha mẹ tôi sau chuyển nhà về Chợ Mới, gần ngã ba Rào Nan, Nguồn Son, Linh Giang, Quảng Bình. Cha mẹ đều làm nông. Cha sinh kế chính là chèo đò ngang và đò dọc từ chợ Mới đi nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, chèo đò chợ từ lúc ba giờ sáng, hoặc chèo đò chợ phiên từ chợ Mới đến chợ Đồn Thanh Khê La Hà để kiếm khoai gạo nuôi con. Mẹ tôi làm đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ để phụ thêm. Hợp tác xã tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì phải lên học trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Khi tôi luống tuổi về thăm quê, vẫn nhiều lần ngẫn người lúc nhìn sang thăm thẳm bờ bên kia, và rùng mình nghĩ lại, không hiểu sao thuở ấy tôi nhỏ dưới 10 tuổi đã mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến thế. Cũng không thể nguôi nổi sao thuở ấy cha tôi thuyền nan một lá, chèo đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời (1954 -1968). Sau cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh được phong liệt sĩ). Lần trước tôi về thăm quê, tôi có ghé thắp hương cho anh.

Hôm nay trò chuyện với một người em cùng quê, tôi viết: Mình lần nào về quê hương cũng ra bờ sông phía sau nhà để ngồi nhớ mẹ cha và Lời thề trên sông Hóa .Người bạn cùng quê nói: Nhà của hai Cụ thân sinh của các anh chị em Hoàng Ngọc Dộ, Hoàng Thị Huyên, Hoàng Trung Trực, Hoàng Thị Huyền, Hoàng Kim ngoảnh mặt ra đường chính, lưng quay vào sông, là không hợp phong thủy (nên anh em đi xa). Thực ra thì, (theo lời thầy bói mù) đó là thế đất “Hoành Linh vô gia, huynh đệ tán” đại quý và cực hiểm như đất Hồng Lam của nhà cụ Nguyễn Tiên Điền và rơi thế ‘bối thủy trận” của Hàn Tin. Hôm nay mình sẽ viết tiếp về mục từ này “Nguồn Son nối Phong Nha” để kể về câu chuyện ông thầy bói mù Cao Lao Hạ có con gái đuối nước được bố mình cứu sống. Ông thầy bói mù đã cùng đứa cháu (là cậu bé con của người phụ nữ chết trẻ) mang lễ vật sang ta ơn và nói những câu chuyện liên quan thần tích làng mình. Bạn đọc NGUỒN SON NỐI PHONG NHA tiếp nhé.

 

 

 

 

Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha tới Thiên Đường Sơn Đoòng nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp nhưng hiểm yếu vì sông sâu, lá thuyền nhỏ, chèo thuyền đêm ba giờ sáng rất lạnh (như hình mờ sáng tôi chụp sau này). Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người đó tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền lên giúp chị Huyên. Anh Trực đi lính. Anh Dộ đi dạy học xa. Tôi chăn bò và bắt tép. Nhà vắng người. Bà bỏ đi không lời dặn lại. Sau đó mấy tháng có ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, là cha của người phụ nữ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó – ông thầy bói mù nói rằng, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ chỉ giúp được chuyện phong thủy và lời khuyên.

 

 

 

 

Thầy bạn trong đời tôi. Ảnh này tôi có nhiều bạn quý, trong đó các anh Nguyễn Văn Bộ, Vũ Mạnh Hải, Lưu Văn Quỳnh là gần gũi hơn. Tiến sĩ Lưu Quỳnh chuyên gia lúa, người thứ hai phải qua, chẳng biết anh đọc bài này từ khi nào, nhưng ngay ra sau khi tôi vừa viết thì tin nhắn của anh đã hiện ngay ra: “Chào anh Hoàng Kim. Anh kể những địa danh như “Chợ Mới “Minh Lệ” là nhà Dì ruột mà Quỳnh thường qua đò thăm Dì. ” Cao Lao Hạ” làng của tui thuộc xã Hạ Trạch. “Troóc” là nơi Quỳnh được sinh ra tại đây nên có tên cúng cơm là “Troóc” và nhiều địa danh khác sông Gianh, Rào Nan … anh kể như là chuyện ở quê nhà vậy. Cám ơn anh Hoàng Kim nhiều.” Tôi linh cảm những điều tôi sắp nói ra có một sự giao thoa kỳ lạ. Có thời, chúng ta coi những điều đó như là mê tín , nhưng thực ra đó là một trực giác , một sự may mắn, một sự che chở, một dẫn dắt của vận mệnh để tránh dữ tìm lành, đi được tới đích,mà các cụ thường gọi là phước đức.”Thiện căn cốt ở lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” Phúc cho ai may sớm gặp được những lời khuyên phúc hậu mà tự biết mình.

Luu Quynh Anh nói đúng. Khi con người bớt lo toan thì mới thấy hết được nhiều chuyện trong sự đời mà trước đây ít khi nghỉ tới. Chúc anh và gia đình luôn sức khoẻ.

 

 

 

 

Lời thầy Cao Lao Hạ

Ông già mù bảo tôi:
– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông.

(Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (
Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc.

Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông.

Cụ hỏi:
– Cháu tên gì?

– Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời.

– Sao ông bà đặt cho cháu tên này?

– Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói.

– Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất.

– Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.

– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi

Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm:
– Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn?

– Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò.

Cụ già mù lặng nghe. Im lặng lúc lâu rồi nói.

Quê Mẹ vùng di sản

– Quảng Bình quê mình là vùng địa linh nhân kiệt. Nơi này là rất thiêng. Thiêng nhất là Linh Giang. Ông già mù chậm rãi nói.

Cha tôi trãi chiếu, bày xôi gà do chính ông cụ và cháu nhỏ dâng lễ tế sống vợ chồng cha mẹ tôi ra mâm. Mẹ tôi vào nhà lấy thêm rượu, rang lạc, thêm rau, chanh, muối ớt và nước chấm. Tôi ngồi giữa hóng chuyện. Ông già mù ngồi cạnh đứa bé và cha tôi. Rất hiếm khi cả nhà cha mẹ tôi ăn chung một lượt và ăn đủ người nhà. Hôm nay, anh Trực tôi đã đi lính. Anh Dộ tôi dạy xa. chị Huyền tôi phụ giúp chị Huyên. Tôi may được ngồi ăn lâu cùng mẹ cha. Dường như đó là bữa ăn cơm khách đầu tiên và cuối cùng mà tôi nhớ kỹ trước khi mẹ cha tôi lần lượt mất sớm. Tôi hiếu kỳ nghe chăm chú, như nuốt từng lời, không thể quên tuy qua bao nhiêu năm tháng thay đổi và tôi kể đúng sự thật theo trí nhớ không thêm bớt.

– Ông có biết “Hoành Linh vô gia, huynh đệ tán ” không ? Ông già mù hỏi .

– Không. Cha tôi nói, còn mẹ và tôi thì sợ, im nghe.

– Vùng mình là kiểu đất đại quý nhưng cực hiểm. Địa linh sinh nhân kiệt, phát tích dòng họ lớn ở phương xa

– Thế ông có biểt chuyện ông Cao Biền lập thành Đại La và trấn yểm núi Sóc với núi Phan Rang vào đến Bình Thuận không hề có một cây to nào mọc được, nhưng ông ném bút thần dựng nên Đá Đứng chốn sông thiêng không?

– Có phải giếng vọt nơi đá Đứng hói Đá không? Nhà tôi có nôốc (đò) nên ngày mô cũng chở nước ăn ở đó. Cha tôi nói.

– Đúng rồi đá Đứng! Cụ già mù xác nhận.

Ông nói với cha mẹ tôi
– Hoàng Linh nhất Quảng Bình
– Phong Nha miệng rồng xanh
– Chợ Mới nối Phong Nha
– Chợ Mới nối Chợ Đồn
– Chợ Mới nối Đá Đứng
– Tuyến Thủy Lộ tuyệt vời !

Ngã ba sông nơi mình là đại quý, đại hiếm và rất hiểm. Hoành là Hoành Sơn có Đẻo Ngang, Miếu Cô, Vũng Chùa, Cảnh Dương. Linh là Linh Giang là Sông Gianh. Sông nước thì quan hệ nhất là các bến đò. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê … Bến có bến chính có bến phụ . Bến đò Chợ Mới là bến chính. Đây là lối thủy bộ chính. Trung Chính là Chí Thiện.

– Ông bà có biết cụ Trạng Trình không? Cụ già hỏi.
Cha mẹ tôi nói: – Chúng tôi là người ít học nên không rành.

Ông quay sang tôi
– Cháu học thuộc mấy câu khẩu quyết
– Cao Cát Mạc Sơn
– Sơn Hà Cảnh Thổ
– Văn Võ Cổ Kim
– Linh Giang thông đại hải
– Ngùi Lĩnh tiếp Cao Sơn
– Đình Bảng Cao Lao Hạ
– Miếu cổ Thủy Sơn Thần

Cao Sơn là rú U Bò thấy rõ kìa ! Địa linh hiếm có nơi nào sơn thủy hữu tình núi sông uy nghi đẹp như thế này cháu ạ. Ông bắt tôi đọc đi đọc lại mấy khẩu quyết và học thuộc lòng.Ông xoa đầu tôi: Sau này cháu xa quê nhưng cha mẹ cháu theo con và nơi cháu lập nghiệp là đất tốt, vượng địa. Phàm việc gì muốn thành công cũng phải có ba điều: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa. Thời trời là nhất. Địa lợi lập nghiệp thuận lợi là nhì. Nhân hòa là ba, nhưng phúc phận chính là nhân hòa được lòng hiền tài. Cháu ghi nhớ các khẩu quyết.

Quê Mẹ vùng di sản. “Hoành Linh vô gia, huynh đệ tán “. Ngã ba sông đời Chợ Mới bến sông thiêng quê tôi là đại quý, đại hiếm và rất hiểm. Câu chuyện lạ thứ nhất tôi không thể nào quên. Bố mẹ tôi hỏi lại cho rõ

(còn tiếp…)

 

 

 

 

LÀNG MINH LỆ QUÊ TÔI
Hoàng Kim

Linh Giang, Đình Minh Lệ,
Đá Đứng chốn sông thiêng.
Bến Lội Đền Bốn Miếu.
Ta về với Linh Giang

LINH GIANG
Hoàng Kim


Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

 

 

 

 

ĐÌNH MINH LỆ
Hoàng Kim

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

 

 

 

 

ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIẾNG
Hoàng Kim

Con về Đá Đứng Rào Nan
Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương
Linh Giang chảy giữa vô thường
Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh.

 

 

 

 

BẾN LỘI ĐỀN BỐN MIẾU
Hoàng Kim

Bến Lội, Bốn Miếu tinh anh
Cồn Dưa, Đá Đứng kết thành Bắc Nam
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son
Làng tôi khoai lúa thơm hương quê nhà

 

 

 

 

TA VỀ VỚI LINH GIANG
Hoàng Kim

Ta về với Linh Giang
Lời thề trên sông Hóa
Ta khóc khi ra đi
Tâm bình lặng lúc về

Linh Giang ơi Linh Giang
Với Hoành Sơn Lũy Thầy
Tuyến ba tầng thủ hiểm
Đá Đứng chốn sông thiêng

Nam Tiến của người Việt
Đào Duy Từ không quên
Chợ Mới Làng Minh Lệ
Nối Phong Nha Kẻ Bàng,

Vùng giang sơn bến Lội,
Cầu Minh Lệ Rào Nan.
Cuối dòng sông là biển
Vời vợi một niềm thương.

Bài ca Trường Quảng Trạch
Thăm thẳm một quê hương
Tháng năm ngày tảo mộ
Ta về với Linh Giang
Sông đời thao thiết chảy…

 

 

 

 

LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim


Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn của Thánh Trần

Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.

Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

Ghi chú đất và người quê hương

LÀNG MINH LỆ TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Nguyễn Ngọc Hạp

Cụ Nguyễn Ngọc Hạp kể: “Cầu Minh Lệ và ga tàu hỏa gần nhau nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch Bắc Nam. Năm 1945, Nhật chiếm Đông Dương, cầu và ga làng tôi trở thành chiến địa Nhật và phe Đồng Minh.

Tôi nhớ một buổi chiều sau cơn mưa tạnh. Một chiếc máy bay cánh bằng bay đến ga rồi có tiếng nổ, khói đen bốc lên, máy bay vòng lại có tiếng súng liên thanh nổ. Dân trong xóm nhốn nháo chạy đi xem Ông binh Suông đi lính bên Tây về quát lớn: ‘Nó thả bom bắn đạn đum đum đó, đến là chết’, mọi người mới không đi. Từ đó bắt đầu cuộc chiến. Hàng ngày từng tốp máy bay ba hoặc năm, có khi bảy chiếc đến đánh phá dữ dội, dưới đất trận đìa cao xạ Nhật bắn lên .Cầu sập mà máy bay chẳng rơi chiếc nào.

Nhât đến đóng làng tôi chủ yếu phục vụ giao thông vận tải. Chúng đóng ở xóm Bắc xóm Nam. Một tốp đóng ớ trường làng trước cửa nhà tôi. Ban đầu thì mọi người đều sợ, nhưng họ không bắt bớ đánh đập ai, nên mọi người vẫn đi lại làm ăn bình thường.Tôi rủ thằng Cát, con ông binh Suông, đi xem Nhật. Nó nói bọ hắn nhủ ả Huể đàn bà con gái không được đi ngang qua đó.

Cầu sập, tàu đến ga phải “tăng bo”. Nhật thường bắt phu các làng lân cận tập trung ở sân trường điểm danh rồi dẫn đi làm việc. Lũ con nít chúng tôi đến coi không thấy chúng đánh đập ai, xóm tôi cũng không thấy Nhật bắt đi làm phu và cả làng không bị bắt trồng đay như ngoài Bắc.

Nhật sửa xong cầu, máy bay Đồng Minh lại bắn phá. Những quả bom tạ rơi xuống sông, cá chết nổi đầy, dân ven sông được dịp đua nhau xuống sông vớt, các anh lớn đi tìm nhặt về những băng ca tút đạn vàng chóe.

Thế rồi bổng nhiên lính Nhật treo cờ trắng, vẻ mặt buồn rầu. Các anh lớn nói với nhau nước Nhật bị Mỹ ném bom nguyên tử phải đầu hàng phe Đồng Minh có nước Nga ờ cùng phe mình mạnh lắm đã đánh phát xít Đức hàng.

Nhật đập súng vất xuống sông rút đi, toán ở trong xóm chú Dộ tôi gần đình làng Minh Lệ (*), viên sĩ quan tự sát, lính cắt thủ cấp bỏ lên khay trùm khăn đỏ làm lễ truy điệu. Tôi theo các anh lớn đến xem và họ rút sau cùng qua đò Phú Trịch

Nhật đi rồi, tàu hỏa lại đổ xuống các toán lính Tàu và lừa ngựa. Các anh lớn nói là quân Tàu ô đến tước vũ khí Nhật. Họ gầy ốm, ăn ở, phóng uế bẩn thỉu khắp làng, lừa ngựa đế sổng phá hoại hoa màu trong làng, dân bức xúc nhưng đành chiu.

Cũng may, họ ờ không lâu rồi đi nhưng nạn đói năm 45 ở nước ta rất khủng khiếp. Làng tôi không đến nỗi gì nhưng ảnh hưởng thật ghê sợ.Tàu hỏa đổ xuống ga Minh Lệ hàng ngày đem xuống làng những tốp người đói khát ốm đau đi ăn xin, đa phần là người già, đàn bà và trẻ con, ngày nào cũng có người ăn xin chết ngoài đường, làng tôi phải chôn cất, nghe người lớn nói đa phần là người Thái Bình, Nam Định, có cả Thanh Hóa.

Vậy đó, chiến tranh và hậu quả phát xít đã xẩy ra ở làng quê Minh Lệ trước ngày cách mạng. Tôi kể lại cho thế hệ trẻ ngày nay biết .Mong các bạn trẻ hãy kể truyền miệng cho con cháu nghe, bởi tuổi già và năng lực không cho phép tôi viết lại thành sách”

KHÍ THẾ LÀNG MINH LỆ SAU NGÀY ĐỘC LẬP
Nguyễn Ngọc Hạp

CNM365. Cụ Nguyễn Ngọc Hạp nhân năm 2020 ,kỷ niệm 73 năm Lễ Quốc Khánh ngày 2 tháng 9 năm 1945, cụ vào tuổi 83. Nhớ lại hồi ức tuổi thơ khi còn là đứa trẻ con 8 tuổi ở trong đội nhi đồng do các anh lớn phụ trách. Cụ Hạp kể tiếp:

“Tôi không thể nào quên ngày toàn thể làng tôi sôi động trong khí thế cách mạng,mọi người chăm chỉ tăng gia sản xuất chống giặc đói, đêm đêm già trẻ cầm đèn dầu đi học chống giặc dốt. Dân quân tập luyện quân sự, đào giao thông hào, lập làng chiến đấu.

Lớp thanh niên trai tráng đầu tiên xung phong nhập ngũ, trong số đó có anh Hoàng Ngọc Tợ, anh Trặng, anh Doành đã tham gia mặt trận chốt giữ đường 9 Khe Sanh, Ban Na Phầu chiến đấu trở về kể chuyện cả làng đều biết. Anh Tợ bị địch bắn trúng vào đầu, đội mũ sắt làm móp mũ, mọi người đến xem bàn tán mừng cho anh. Người chú trong họ tôi là Nguyễn Hữu Nghính kể lại rằng: anh Trặng giữ súng máy đại liên khẩu “chiêu hòa” nặng lắm vừa truy kích vừa bắn không cần giá súng.Bọn trẻ chúng tôi chuyền tại nhau thích thú, có đứa bắt chước lúc đánh trận giả làm vui. Lớp lính cũ thời Pháp cũng tình nguyện vào Vệ Quốc Đoàn là ông binh Khạm, binh Nghìa. Ông cai Huỳnh dẫn trung đội hành quân qua làng đóng ở trường tiểu học đem súng mút cờ tông ra bắn thử, đạn tịt vài ba phát mới nổ được một phát, cả xóm đến xem hãnh diện lắm

Khí thế rộn ràng chuẩn bị đi vào cuộc kháng chiến toàn dân giữ vững độc lập rất cao

Đội văn nghệ do anh Hoàng Hũu Sam phụ trách tổ chức diễn kịch ở sân trường vở nhạc kịch “Hội nghị Diên Hồng” hay lắm.. Anh Sam mặc áo dán giấy, giả áo cẩm bào đóng vua, những anh khác đeo râu giả cong lưng chống gậy đóng cụ già. Vua hát:

Kế giữ nước nên hòa hay nên chiến?
Các cụ đồng thanh: Quyết chiến”

Thế nước yểu lấy gì lo chíến chinh?
Các bô lão đồng thanh “Hy sinh”

Khán giả ngồi xem đồng thanh hướng ứng hát theo khí thế đầy hăng hái. Tuy tôi là trẻ con nhưng bố tôi thời ấy là Chủ tịch (*), nhiều người thường lui tới bàn việc, tôi nghe lóm cũng nhớ được nhiều chuyện và nay nhớ lại thời điểm xuất phát lập nên những chiến tích xã Quảng Minh anh hùng (là làng Minh Lệ xưa) từ sự nhen nhúm ngọn lửa đầu tiên ngày đó.

Nhà tôi cạnh đường quan người Pháp làm từ phủ Quảng Trạch (Ba Đồn) lên ga Minh Lệ,trước mặt nhà là trường học, gần nhà mệ Dùm, có từ lớp đồng ấu, lớp năm đến lớp tư (xem hình 2). Học hết lớp thì lên trường Ecole de Thọ Linh có từ lớp ba đến lớp nhất.

Không biết trường làng tôi có từ lúc nào, nhưng to lắm 5 gian mái lợp tranh, chân cột kê tảng đá xanh vuông 0.8m, nền đắp cao, sân rộng, thanh thiếu niên cả làng tụ tập đá bóng ở đó.

Buổi tối các anh lớn như Bích, Quế, Gián. Tân, Sinh, Tôn, Soảnh, Đạnh, Chuồi, Ban, Chấp, Tửng …. hay tù tập đàm luận. Chung tôi như thằng Thiệt, Thạnh. Cát …đến hóng chuyện, nghe lỏm các anh nói. Nước ta có ông Nguyễn Ái Quốc cầm đầu Việt Minh sắp nổi dậy cướp chính quyền, làng mình có ông cửu Ngô, chú Sính, ông bộ Em (ông Quê) ông Miều v.v…theo Việt Minh. Hồi ấy Nhật đã rút đi, ông tri phủ cũng không thấy dẫn lính đi tuần về làng qua cửa nhà tôi nửa.

Một hôm ở sân trường có người đặt bàn ra giữa sân, nhiều người tụ tập, tôi ra xem. Bỗng một tiếng súng nổ, một người dáng cao, mặt rổ hoa, tay cầm súng lục, nhảy lên bàn diễn thuyết. Người làng nói đó là anh Minh người làng Hòa Ninh ở trong đội võ trang tuyên truyền (về sau năm 47 nghe nói anh có kiếm Nhật ở trong đội diệt ác trừ gian, chém nhiều người lắm, đêm nào thanh kiếm rung là sáng ra có người bi chém, ghê lắm)

Một sáng mùa thu mát mẻ, tiếng trống vang lên thúc dục dân tụ tập lại. Lũ trẻ chúng tôi đi xem nhiệt tình lắm (không nhớ ngày nào). Tôi thấy đủ mặt có các ông mà các anh lớn nói, ông cửu Ngô là người đứng đầu, có mặt cả làng, tôi thấy chú kiểm Túy, chú Hài, anh Soắc, anh Bửu ,và nhiều anh lớn mà tôi đã kể. Lá cờ đỏ sao vàng kéo lên cột cờ của trường, mọi người nắm tay giơ lên mang tai chào (chưa có quốc ca). Sau đó, ông cửu Ngô nói vài câu rồi hô vang:

Đả đảo thực dân Pháp
Đả đảo Bảo Đại
Ủng hộ Việt Mịnh
Việt Nam độc lập muôn năm !

Một không khí hăm hở, đoàn người cầm gậy cầm gươm kéo lên xóm tây nhà lý Xâng, ông ta nằm trên võng ru con vội vã đi lấy sổ sách và triện giao nộp tử tế. Đoàn người lại kéo về sân trường. Nhà tôi cũng bị khám xét vì cha tôi là quan lảnh binh thời Pháp đang ở Đà Nẵng, trong tốp người có chú Sính, ông Miều, ông Quê. Mẹ tôi đi chợ Côi vắng, chúng tôi về mách, mẹ tôi đến mắng người Việt Minh là bà con. Họ cười xòa thân thiện.

Đoàn người phân công một toán xuống Ba Đồn cùng với các xã khác cướp chính quyền ở phủ, huyện. Khi vế anh Soánh kể bắt được tri phủ Đặng Hữu An, ông ta sợ lắm.

Tối đó tại sân trường tụ tập thành lập các đoàn thể cứu quốc.Từ đó trụ sở xã làm viêc ở gần ga tai xưởng ép dầu lạc do ông Hoàng Hữu Ngô làm Chủ tich xã lâm thời, tên xã là Hạ Văn, sau này là Minh Trạch, bao gồm: Minh Lệ, Thọ Linh, Hòa Ninh, La Hà. Tên xã Hạ Văn nghe cũng lạ, nhưng trong huân chương bố tôi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi rõ như vậy. Vì sau đó, bố tôi (là ông Nguyễn Ngọc Xừ do HK ghi chú) rời quân ngũ trở về được bầu làm Chủ tịch xã thay cho ông Ngô.

Trường làng cũ tiếc rằng hiện nay không còn nữa, nơi di tích lịch sử của làng đã quên. Nay tôi nhớ tiếc cái nôi đã bắt đầu cho sự nghiêp của các lớp người tiền bối cách mạng. Họ là những kỷ sư, tiến sĩ, những sĩ quan quân đội trong kháng chiến chống Pháp chống Mỹ.

Lớp người đi trước đã không còn nữa, tôi mạn phép từ lứa tuổi của tôi trở về trước kể lại để thế hệ trẻ ngày nay con cháu được nghe. Tôi cam kết với dân làng là tôi chưa kể hết chứ không thêm không bớt để giữ nguyên giá trị lịch sử của làng Minh Lệ quê tôi, để đừng ai lợi dụng lắp ráp lịch sử khoe khoang dòng họ. Phạm vi bài viết trên FB tôi cố gắng tường trình sự kiện lịch sử cách mạng Làng Minh Lệ phần nào giúp độc giả thế hệ trẻ biết và cũng xin lỗi các cụ lứa tuổi tôi trở về trước, ai nhớ kế bổ sung cho con cháu nghe ./.

Hà Nội 21/9/2018. Chào ngày mới 21 tháng 9 (CNM365) Cụ Nguyễn Ngọc Hạp kể Hoàng Kim ghi lại và chú thích

GHI CHÚ CỦA HOÀNG KIM

 

 

 

 

(*) Đình Minh Lệ (ảnh nhìn từ ruộng lúa trước cửa nhà ông Dộ): Đình Minh Lệ được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương Hoàng Trần Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc).

 

 

Đình Minh Lệ, ảnh Hoàng Minh Đức

 

 

(**) Chủ tịch liên xã thuở đó là cụ Nguyễn Ngọc Xừ, ““Hồn chính khí bốc lên ánh sáng/ Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’./Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa/Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.” Hai câu thơ đầu là thơ của Cụ Hoàng Bá Chuân em ruột của bà ngoại tôi đọc lời điếu khi cải táng cụ Nguyễn Ngọc Xừ, bị chết oan trong CCRĐ (đã được sửa sai) Hai câu thơ sau là thơ của Hoàng Kim. Làng Minh Lệ quê tôi là một câu chuyện dài về quê hương đất và người, địa chí lịch sử văn hóa.

 

 

 

 

ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Đến với Tây Nguyên mới
Hoàng Kim

“Mây núi nào không bay cạnh núi
Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi” (*)
Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp
Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi …

(*) Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh — cùng với Chua Buu Minh, Thượng tọa Thích Giác Tâm; xem tiếp Đối thoại với Thiền sư

 

 

 

 

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
ngày mới nhất bấm vào đây 
cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter. .

Số lần xem trang : 19093
Nhập ngày : 22-09-2020
Điều chỉnh lần cuối : 23-09-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 7(18-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 7(18-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 7(12-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 7(11-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 7(11-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 7(11-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 7(11-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 7(07-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 7(07-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 7(05-07-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007