Số lần xem
Đang xem 2060 Toàn hệ thống 3643 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
cảm ơn quý thầy bạn đã đọc bài và đồng cảm. Đi như một dòng sông là một lời khuyên từ thuở nhỏ trong hoàn cảnh một ngôi nhà ở ngã ba sông và ngã ba đường. Lời khuyên trung chính phúc hậu tai qua nạn khỏi. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu. Mời quý thầy bạn đọc tiếp bài hôm nay.
Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 Châu Mỹ chuyện không quên.của Đi như một dòng sông là câu chuyện Con đường di sản LewisClark Tôi đã kể về Làng Minh Lệ quê tôi với bốn ghi chú nhỏ (Notes) Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sống thiêng. Nguồn Son nối Phong Nha Quê Mẹ vùng di sản. Quê hương nơi sinh thành thường là bài học lón nhất đời người nhưng tôi vì hoàn cảnh xa quê từ nhỏ nên sự hiểu quê hương có giới hạn mà bù lại là ấn tượng về mười hai bến nước của chiếc lá trôi dạt của vận mệnh. Đi để hiểu quê hương,
Đi như một dòng sông là bài học kinh nghiệm khởi nghiệp kể lại cho người thân và thầy bạn quý, đặc biệt là cho bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối học để làm (Learning to Doing) và dạy hiệu qủa. Bài viết này được trích từ phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi với thầy bạn
TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ
Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.
Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh”
Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học.
Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, …
Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn
Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có Danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ
TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA TÔI
Đi như một dòng sông, Đời người là chuỗi năm quá trình kế tiếp nhau, đan xen nhau, hỗ trợ nhau, trộn vào nhau thành chuỗi hệ thống gồm Học, Làm, Dạy, Nhàn, Viết.
SỰ HỌC khởi đầu từ lúc con người sinh ra cho đến khi có VIỆC LÀM để mưu sinh, để lao động, để cống hiến, để không còn làm người ăn bám sống trên mồ hôi thành quả của người khác, để biến cái sở trường thành hữu dụng. Đó là sự học chân chính, học để làm. Sự học tốt nhất là tự học suốt đời và sự học hữu dụng nhất, hiệu quả nhất là học làm người có ích. Học để làm tốt một nghề.
VIỆC LÀM VÀ VIỆC DẠY dường như chiếm một nữa đời người khi một phần tư đời người cho tuổi thơ và sự học, Dẫu sự học tốt nhất là tự học suốt đời nhưng thật xấu hổ nếu không biết làm và dạy. Học làm người có ích là có tâm huyết, chuyên nghiệp và kỹ năng học làm người có ích. Có người giảng dạy và việc làm tách riêng , làm thành thạo trước và trao truyền sau nhưng có nhiều người việc làm và việc dạy kết rất nhuyễn, Cha mẹ là thầy cô đầu đời của con.
AN NHÀN VÔ SỰ VÀ VIẾT. Nhàn và viết là lắng đọng di sản. An nhàn vô sự và viết dường như chiếm một phần tư đời người sau cùng. Phúc cho ai hưởng nhàn và đọng lại di sản. Minh triết sống phúc hậu là bài học quý, Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.
CON ĐƯỜNG DI SẢN LEVIS CLARK
Tôi sang châu Mỹ nhiều lần, có được 36 bài đường links, thỉnh thoảng vui đọc lại và viết
Đó là một chặng đường trải nghiệm thích thú, trong con đường di sản của riêng mình
Thầy tôi Norman Borlaugtrao đổi với tôi thật nhiều câu chuyệnThomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, với Lewis & Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Con đường di sảnLewis và Clark lắng đọng trong tôi thật sâu Chuyện bây giờ mới kể …
Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“.
Thầy tôi trong buổi trò chuyện của mình đã khoanh vào các chỉ dấu Thomas JeffersonLewis & Clark thành những điểm chính nhấn mạnh cho các lời diễn đạt của mình
Trong chuyến khảo sát CIANO, OREGON của Miền Tây Mexico và nước Mỹ năm 1989 sau 186 năm từ chuyến thám hiểm miền Tây nước Mỹ của Lewis & Clark và cộng sự, tôi nhớ đinh ninh lời Thầy dặn, thật ấn tượng và thấm thía khi viết bài thơ cảm khái:
ĐI KHẮP QUÊ NGƯỜI ĐỂ HIỂU ĐẤT QUÊ HƯƠNG Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYTBầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregonba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…
Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam, Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.
Hoàng Kim
Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác của tâm hồn Nhà Giả Kim (O Alquimista) mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho, cũng giống như cô bé Quách Tương tại tiểu thuyết ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung đi vào thế giới bí ẩn của riêng mình với khát khao tìm kiếm
Thầy Norman Borlaug là nhà khoa học xanh sống nhân đạo, và nêu gương tốt. Thầy là nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.Câu chuyện về Người tôi đã kể vắn tắt tại Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực
Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy.
Người Thầy của tôi đã chọn chỉ cho tôi chỉ dấu Thomas Jefferson đã viết tự truyện của riêng mình để nói ít nhất trong lịch sử nước Mỹ nhưng để lại di sản lớn bằng cách chọn nhấn mạnh các mục từ khi bắt đầu và kết thúc sự nghiệp công cộng lâu dài của mình.
Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm tiếng để đời”.
Tôi nghĩ ngợi nhiều về miền Tây của Mexico và nước Mỹ xưa và nay. Ở đó cũng có những cây xương rồng và những vùng đất cằn cỗi.
Miền Tây của Mexico, CIANO và vùng OREGON của Miền Tây nước Mỹ cũng đồi núi trập trùng hệt Việt Nam và biên độ nóng bức và giá lạnh thật lớn, dân cư thưa thớt với nhiều người dân bản địa.
Chúng tôi đến CIANO và đi dọc miền Tây mà không đi ngang nước Mỹ như Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark. CIANO là địa chỉ xanh tuyệt vời để tôi hiểu thế nào là một trạm trại nông nghiệp thực sự.
Khu văn phòng của trại thực nghiệm CIANO không lớn nhưng thực sự tiện nghi và hiệu quả và đồng ruộng nghiên cứu thí nghiệm thì được đầu tư và quản lý thật tuyệt vời.
Cánh đồng lúa mì thí nghiệm thực nghiệm tại CIANO thực sự cuốn hút. Đoàn chúng tôi ngày đi tham quan học tập. Buổi chiều sau khi ăn tối tôi lại mê mãi ghi chép,đọc và viết.
Bài học mà thầy Norman Borlaug chỉ dấu với tôi về Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark thật thú vị.
Chuyến khảo sát của Lewis và Clark trong hai năm rưỡi đã đạt được thành tựu:
Hoa Kỳ hiểu biết rộng thêm về địa lý của phía miền tây nước Mỹ trong hình thức các bản đồ về các con sông và dãy núi chính.
Quan sát và mô tả 178 loài thực vật và 122 loài động vật (qua Danh sách của loài thực động vật được mô tả qua chuyến thám hiểm Lewis và Clark)
Khuyến khích giao thương da thú Âu-Mỹ tại miền Tây
Mở rộng quan hệ ngoại giao Âu-Mỹ với người bản thổ Mỹ
Thiết lập một tiền lệ cho việc thám hiểm miền Tây của Quân đội Hoa Kỳ
Củng cố tuyên bố chủ quyền của Hoa Kỳ đối với Lãnh thổ Oregon
Tập trung sự chú ý của truyền thông và của Hoa Kỳ vào miền Tây
Nhật ký của Lewis và Clark với các trang viết về họ đã hình thành một bộ văn chương lớn nói về miền Tây.
Tìm hiểu đất nước và con người Mexico, chúng ta tìm về bốn câu hỏi là bốn yếu tố chính: Đất nước (đất đai và thức ăn); Con người (tộc người, ngôn ngữ, văn hóa); Môi trường sống (khí hậu, danh thắng, vấn đề chung); Chế độ và Kinh tế hiện trạng. “Đất nước Mexico ấn tượng lắng đọng” là phần hai của bài viết “Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương” tiếp theo phần một “Con đường di sản Lewis và Clark“. Hợp chúng quốc Mê-hi-cô gọi tắt Mexico là một nước cộng hòa liên bang ở Bắc Mỹ có diện tích gần 2 triệu km², xếp thứ 14 trên thế giới và dân số khoảng 123,16 triệu người, xếp thứ 12 trên thế giới, so Việt Nam dân số khoảng 95,26 triệu người, xếp thứ 15, số liệu ước lượng tháng 7 năm 2016 theo The World Factbook
cảm ơn quý thầy bạn đã đọc bài và đồng cảm. Đi như một dòng sông là một lời khuyên từ thuở nhỏ trong hoàn cảnh một ngôi nhà ở ngã ba sông và ngã ba đường. Lời khuyên trung chính phúc hậu tai qua nạn khỏi. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu. Mời quý thầy bạn đọc tiếp bài hôm nay.
Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 Châu Mỹ chuyện không quên.của Đi như một dòng sông là câu chuyện Con đường di sản LewisClark Tôi đã kể về Làng Minh Lệ quê tôi với bốn ghi chú nhỏ (Notes) Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sống thiêng. Nguồn Son nối Phong Nha Quê Mẹ vùng di sản. Quê hương nơi sinh thành thường là bài học lón nhất đời người nhưng tôi vì hoàn cảnh xa quê từ nhỏ nên sự hiểu quê hương có giới hạn mà bù lại là ấn tượng về mười hai bến nước của chiếc lá trôi dạt của vận mệnh. Đi để hiểu quê hương,
Đi như một dòng sông là bài học kinh nghiệm khởi nghiệp kể lại cho người thân và thầy bạn quý, đặc biệt là cho bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối học để làm (Learning to Doing) và dạy hiệu qủa. Bài viết này được trích từ phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi với thầy bạn
TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ
Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.
Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh”
Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học.
Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, …
Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn
Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có Danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ
TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA TÔI
Đi như một dòng sông, Đời người là chuỗi năm quá trình kế tiếp nhau, đan xen nhau, hỗ trợ nhau, trộn vào nhau thành chuỗi hệ thống gồm Học, Làm, Dạy, Nhàn, Viết.
SỰ HỌC khởi đầu từ lúc con người sinh ra cho đến khi có VIỆC LÀM để mưu sinh, để lao động, để cống hiến, để không còn làm người ăn bám sống trên mồ hôi thành quả của người khác, để biến cái sở trường thành hữu dụng. Đó là sự học chân chính, học để làm. Sự học tốt nhất là tự học suốt đời và sự học hữu dụng nhất, hiệu quả nhất là học làm người có ích. Học để làm tốt một nghề.
VIỆC LÀM VÀ VIỆC DẠY dường như chiếm một nữa đời người khi một phần tư đời người cho tuổi thơ và sự học, Dẫu sự học tốt nhất là tự học suốt đời nhưng thật xấu hổ nếu không biết làm và dạy. Học làm người có ích là có tâm huyết, chuyên nghiệp và kỹ năng học làm người có ích. Có người giảng dạy và việc làm tách riêng , làm thành thạo trước và trao truyền sau nhưng có nhiều người việc làm và việc dạy kết rất nhuyễn, Cha mẹ là thầy cô đầu đời của con.
AN NHÀN VÔ SỰ VÀ VIẾT. Nhàn và viết là lắng đọng di sản. An nhàn vô sự và viết dường như chiếm một phần tư đời người sau cùng. Phúc cho ai hưởng nhàn và đọng lại di sản. Minh triết sống phúc hậu là bài học quý, Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.
CON ĐƯỜNG DI SẢN LEVIS CLARK
Tôi sang châu Mỹ nhiều lần, có được 36 bài đường links, thỉnh thoảng vui đọc lại và viết
Đó là một chặng đường trải nghiệm thích thú, trong con đường di sản của riêng mình
Thầy tôi Norman Borlaugtrao đổi với tôi thật nhiều câu chuyệnThomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, với Lewis & Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Con đường di sảnLewis và Clark lắng đọng trong tôi thật sâu Chuyện bây giờ mới kể …
Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“.
Thầy tôi trong buổi trò chuyện của mình đã khoanh vào các chỉ dấu Thomas JeffersonLewis & Clark thành những điểm chính nhấn mạnh cho các lời diễn đạt của mình
Trong chuyến khảo sát CIANO, OREGON của Miền Tây Mexico và nước Mỹ năm 1989 sau 186 năm từ chuyến thám hiểm miền Tây nước Mỹ của Lewis & Clark và cộng sự, tôi nhớ đinh ninh lời Thầy dặn, thật ấn tượng và thấm thía khi viết bài thơ cảm khái:
ĐI KHẮP QUÊ NGƯỜI ĐỂ HIỂU ĐẤT QUÊ HƯƠNG Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYTBầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregonba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…
Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam, Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.
Hoàng Kim
Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác của tâm hồn Nhà Giả Kim (O Alquimista) mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho, cũng giống như cô bé Quách Tương tại tiểu thuyết ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung đi vào thế giới bí ẩn của riêng mình với khát khao tìm kiếm
Thầy Norman Borlaug là nhà khoa học xanh sống nhân đạo, và nêu gương tốt. Thầy là nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.Câu chuyện về Người tôi đã kể vắn tắt tại Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực
Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy.
Người Thầy của tôi đã chọn chỉ cho tôi chỉ dấu Thomas Jefferson đã viết tự truyện của riêng mình để nói ít nhất trong lịch sử nước Mỹ nhưng để lại di sản lớn bằng cách chọn nhấn mạnh các mục từ khi bắt đầu và kết thúc sự nghiệp công cộng lâu dài của mình.
Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm tiếng để đời”.
Tôi nghĩ ngợi nhiều về miền Tây của Mexico và nước Mỹ xưa và nay. Ở đó cũng có những cây xương rồng và những vùng đất cằn cỗi.
Miền Tây của Mexico, CIANO và vùng OREGON của Miền Tây nước Mỹ cũng đồi núi trập trùng hệt Việt Nam và biên độ nóng bức và giá lạnh thật lớn, dân cư thưa thớt với nhiều người dân bản địa.
Chúng tôi đến CIANO và đi dọc miền Tây mà không đi ngang nước Mỹ như Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark. CIANO là địa chỉ xanh tuyệt vời để tôi hiểu thế nào là một trạm trại nông nghiệp thực sự.
Khu văn phòng của trại thực nghiệm CIANO không lớn nhưng thực sự tiện nghi và hiệu quả và đồng ruộng nghiên cứu thí nghiệm thì được đầu tư và quản lý thật tuyệt vời.
Cánh đồng lúa mì thí nghiệm thực nghiệm tại CIANO thực sự cuốn hút. Đoàn chúng tôi ngày đi tham quan học tập. Buổi chiều sau khi ăn tối tôi lại mê mãi ghi chép,đọc và viết.
Bài học mà thầy Norman Borlaug chỉ dấu với tôi về Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark thật thú vị.
Chuyến khảo sát của Lewis và Clark trong hai năm rưỡi đã đạt được thành tựu:
Hoa Kỳ hiểu biết rộng thêm về địa lý của phía miền tây nước Mỹ trong hình thức các bản đồ về các con sông và dãy núi chính.
Quan sát và mô tả 178 loài thực vật và 122 loài động vật (qua Danh sách của loài thực động vật được mô tả qua chuyến thám hiểm Lewis và Clark)
Khuyến khích giao thương da thú Âu-Mỹ tại miền Tây
Mở rộng quan hệ ngoại giao Âu-Mỹ với người bản thổ Mỹ
Thiết lập một tiền lệ cho việc thám hiểm miền Tây của Quân đội Hoa Kỳ
Củng cố tuyên bố chủ quyền của Hoa Kỳ đối với Lãnh thổ Oregon
Tập trung sự chú ý của truyền thông và của Hoa Kỳ vào miền Tây
Nhật ký của Lewis và Clark với các trang viết về họ đã hình thành một bộ văn chương lớn nói về miền Tây.
Tìm hiểu đất nước và con người Mexico, chúng ta tìm về bốn câu hỏi là bốn yếu tố chính: Đất nước (đất đai và thức ăn); Con người (tộc người, ngôn ngữ, văn hóa); Môi trường sống (khí hậu, danh thắng, vấn đề chung); Chế độ và Kinh tế hiện trạng. “Đất nước Mexico ấn tượng lắng đọng” là phần hai của bài viết “Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương” tiếp theo phần một “Con đường di sản Lewis và Clark“. Hợp chúng quốc Mê-hi-cô gọi tắt Mexico là một nước cộng hòa liên bang ở Bắc Mỹ có diện tích gần 2 triệu km², xếp thứ 14 trên thế giới và dân số khoảng 123,16 triệu người, xếp thứ 12 trên thế giới, so Việt Nam dân số khoảng 95,26 triệu người, xếp thứ 15, số liệu ước lượng tháng 7 năm 2016 theo The World Factbook. México là nước nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất ở châu Mỹ và Thế giới. Đất nước này bị đô hộ bởi thực dân Tây Ban Nha từ thế kỷ thứ 16 và được công nhận là một quốc gia độc lập chính thức năm 1821. Mexico có 31 bang và thành phố thủ đô Mê-hi-cô thuộc liên bang là một trong những khu đô thị đông dân nhất thế giới.
México có tên gọi bắt nguồn từ tên kinh đô cổ của dân tộc Mexica, nền văn minh Aztec trong lịch sử. Theo kinh thư Mendoza là một cuốn sách kể về lịch sử của người Aztec và ngày nay xuất hiện trên quốc kỳ và quốc huy của México, có một vị thần đã chỉ cho người dân của bộ tộc này địa điểm xây dựng kinh đô tại nơi có một con đại bàng mang trong miệng một con rắn và đậu xuống cành cây xương rồng ở địa điểm gần hồ Texcoco. Nơi đây sau đó, người Aztec đã xây dựng nên một thành phố rộng lớn, đó là Trung tâm lịch sử của thành phố México ngày nay (hình trên), di sản thế giới được UNESCO công nhận năm 1987. Ngôn ngữ chính thức của México là tiếng Tây Ban Nha và 62 ngôn ngữ bản địa được quyền bình đẳng theo hiến pháp. Tại Mexico có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha cao nhất thế giới. Mexico xếp vào châu Mỹ latinh dù Mexico ở Bắc Mỹ, lý do chủ yếu bởi yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, tộc người, và lịch sử. Nếu như tiếng Anh là ngôn ngữ chính ở nước Mỹ, tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính ở Brazil , tiếng Pháp và tiếng Anh là ngôn ngữ chính ở Canada thì ở hầu hết các nước Nam Mỹ và vùng Caribe đều sử dụng tiếng Tây Ban Nha làm ngôn ngữ chính. Nói cách khác, tiếng Tây Ban Nha là thông dụng nhất của phần lớn các nước châu Mỹ Latinh. Tại Mexico, tôn giáo chính là Công giáo Roma chiếm khoảng 87,9% theo điều tra nhân khẩu năm 2000, mặc dù số lượng người đi lễ nhà thờ hàng tuần chỉ khoảng 46%; người dân México theo đạo Tin lành ít hơn với khoảng 5,2%, số còn lại theo một số tôn giáo khác.
Đất nước México là nơi ra đời hai nền văn minh lớn của châu Mỹ là Aztec và Maya. Mexico có thiên nhiên đa dạng và nền văn hóa đa sắc tộc, có lẽ đặc sắc nhất châu Mỹ của sự giao thoa nhiều nền văn hóa mà chủ đạo là nền văn hóa bản địa truyền thống đã biến đổi với nền văn hóa Tây Ban Nha đã Mỹ Latinh hóa. Sự pha trộn với khối văn hóa Mỹ Anh , Brazil Bồ Đào Nha, Canada Pháp ngữ đã làm cho México là ột quốc gia là một quốc gia đa chủng tộc sử dụng như ngôn ngữ ở đất nước Thuy Sĩ mà người dân ở đó có thể hiểu dễ dàng ba đến bốn thứ tiếng. Nhóm sắc tộc chiếm tỉ lệ cao nhất tại México là người lai giữa người da trắng và người da đỏ ước tính từ 60-75%. Nhóm sắc tộc chiếm tỉ lệ 12 – 30% dân số là người da đỏ bản địa. Nhóm sắc tộc chiếm tỉ lệ 9 – 25 % là người da trắng đến từ Tây Ban Nha, Mỹ, Canada, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Nga,…, người da vàng đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ … và người da đen đến từ châu Phi với tỷ lệ ít hơn.
Đất nước México địa hình chủ yếu là đồi núi và hệ thống khí hậu quá đa dạng, nên việc đầu tư sản xuất thâm canh quy mô lớn ở México khó hơn nhiều so với nước Mỹ, Canada và Nam Mỹ. Người México bản địa bữa ăn truyền thống chủ yếu ngô làm lương thực chính, kết hợp với các loài rau đậu, ớt, cà chua, lúa mì. México là nơi ra đời có nhiều loại bánh ngô có nhân thịt hoặc trộn rau, bánh ngô phomat, bánh ngô cay, thực phẩm đồ uống phổ biến là sữa ngô và rượu tequila được chế từ lá cây Agave Azul Tequilana, một loài thực vật bản địa ở Mexico, có độ cồn từ 38–40%, cá biệt có loại có độ cồn lên tới 43–46%. Ngày nay việc sử dụng gạo cũng rất phổ biến tai México để làm lương thực, ngoài ra còn có thịt bò, thịt lợn, thịt gà, rượu nho, tỏi, đu đủ, dứa, ớt cay, khoai lang, đậu, lạc, chocolate …Con người mang ẩm thực quê hương mình đi khắp hành tinh nên một đất nước đa sắc tộc như Mexico có nền ẩm thực rất đa dạng. México cũng có thị trường âm nhạc lớn nhất châu Mỹ Latinh và xuất khẩu âm nhạc rộng khắp Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu (đặc biệt là Tây Ban Nha) và nhiều nước trên thế giới .
México hiện nay là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và có thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm trung bình cao. Kinh tế México có mối liên hệ chặt chẽ với Canada và Mỹ nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ. México là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế khác như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và có vai trò quan trọng trong khu vực Mỹ Latinh, là nước Mỹ Latinh duy nhất nằm trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Vấn nạn chủ yếu của México là sự phân hóa giàu nghèo, tỷ lệ nghèo đói cao, bất bình đẳng thu nhập, tình trạng bạo lực, buôn bán ma túy phổ biến tại nhiều vùng, sự khủng hoảng trong quan hệ ngoại giao giữa México với các nước tham gia khai thác tài nguyên tại đây, sự di cư rất cao từ nước Mexico sang Mỹ vì chênh lệch nhiều về đời sống.
Danh sách di sản thế giới tại Mexico có tổng cộng 34 di sản được UNESCO công nhận, trong đó có 27 di sản văn hóa, 6 di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp.
Chùm ảnh dưới đây là những là một thoáng Mexico nhớ lại và suy ngẫm.
Ấn tượng hơn cả là Teotihuacan thành phố thời tiền Colombo, di sản thế giới 1987, ở México.
Monte Alban kim tự tháp cổ trung tâm của nền văn minh Zapotec, di sản thế giới năm 1987 ở tiểu bang Oaxaca phía nam Mexico.
ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA
Văn hóa là những gì lắng đọng khi ta đã quên đi tất cả. Tôi kể về một lớp học đã theo tôi suốt bao năm. Lớp học đa sắc tộc. Bài học cuộc sống quý giá là thấu hiểu và đối thọại giữa các nền văn hóa. Triết luận Goethe, Jefferson, Borlaug và Hemingway lắng đọng thật sâu sắc trong lòng tôi. Sử thi “Faust” kiệt tác văn chương thế giới của Goeth lưu dấu di sản khoa học nhân văn ở nhiều nơi trên thế giới. Thomas Jefferson, tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và Người Cha của Đại Học Virginia’ đủ đọng mật cho một thế giới biến chuyển. Norman Borlaug nhà khoa học xanh ‘cứu sống nhiều người hơn bất cứ ai khác trong lịch sử’. Hemingway “Ông già và biển cả” là bài học tự do niềm vui sáng tạo giúp ta trở về với Ngày xuân đọc Trạng Trình, Nguyễn Du 250 năm nhìn lại, Tô Đông Pha vầng trăng cổ tích;Trúc Lâm thăm thẳm một góc nhìn.
Tiến sĩ Hannibal Multar, người Do Thái quê gốc Jerusalem, nay định cư ở Mỹ, Trưởng Chương trình Đào tạo của CIMMYT, thầy giáo chủ nhiệm lớp chúng tôi, trong bữa cơm chiêu đãi đầu tiên tại thủ đô Mexico thành phố di sản thế giới 1987, ngay câu đầu tiên sau khi giới thiệu về mình, đã quay sang hỏi tôi: Kim ‘bạn tôi”. Lớp mình đủ năm châu. Bạn là người Việt Nam duy nhất của châu Á tại đây. Làm ơn hãy cho tôi biết, bạn muốn học gì ? Tôi bình tĩnh và lém lĩnh trả lời: “Chào thầy và các bạn.Tôi muốn ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’ như câu tục ngữ Việt Nam quê tôi. Trước hết, tôi muốn thân thiết học và hành với thầy bạn để thấu hiểu và đối thoại giữa các nền văn hóa. Thứ hai, tôi muốn trau dồi tiếng Anh vì đây là cơ hội tuyệt vời cho tôi để nghe, đọc, viết và nói tiếng Anh hàng ngày. Thứ ba, tôi muốn học cách quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp chuyên cây trồng như CIMMYT, học cách chọn giống ngô và kỹ thuật thâm canh ngô thích hợp bền vững, cách làm cho người dân Việt Nam trồng ngô đạt năng suất cao, thu nhập và đời sống tốt hơn”. Thầy bạn cùng cười: “Nói hay lắm!”.
Sau này, khi về Việt Nam, tôi mang theo hành lý khá nhiều sách, ngoài các văn bằng giấy tờ chính thức, tôi giữ lưu bút thầy bạn trong đó có thư này. “Kim “bạn của tôi”. Tôi chỉ muốn nói một vài từ để bày tỏ sự đánh giá chân thành và niềm vui của tôi khi gặp bạn. Tôi cũng tự hào khi biết bạn trong vòng năm, sáu tháng này. Gia đình bạn đang nhớ bạn nhưng chúng tôi đã được rất nhiều bởi sự hiện diện của bạn với chúng tôi ở đây. Bạn gọi tôi là giáo sư bởi vì tôi đã dạy bạn về cách quản lý trạm trại nông nghiệp, nhưng thực ra tôi đã học được từ bạn rất nhiều. Tôi thấy bạn nổ lực và kiên trì học ngôn ngữ. Tôi đã nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật đẹp và thơ của bạn. Sự thành thạo chuyên môn mà bạn phải đối mặt với nhiệm vụ của mình ở đây là một thành viên trong đội ngũ tuyệt vời. Tôi sẽ luôn nhớ bạn, bạn của tôi. Hãy giữ liên lạc và cho tôi biết nếu tôi có thể giúp đỡ bằng bất kỳ cách nào. Gửi lời chào thân thiết của tôi đến gia đình tốt của bạn. Bạn thân. Hannibal Multar.
(To Kim “my friend”. I just want to say a few word to express to my sincere appreciation and joy for having met you. I am also proud to have known you over these five- six months. Your family have missed you but we gained a lot by your presence with us here. You call me professor because I taught you about station management, but rest assured that I have learned a lot from you. I saw you struggle and persevere in language. I have seen your beautiful art work and also your poetry. The professional adtitude you faced your duties here in being such a gracious team member. I shall alway remember you, my friend. Please keep in touch and let me know if I can be of help in any ways. My best personal regards to your good family. Your friend. Hannibal Multar)
Hoàng Kim
BÀI THƠ KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Mùa Trung Thu tình thân chép lại những Bài thơ không quên; Nhân dân ta, dân tộc ta, non sông đất nước ta đời đời ghi nhớ ơn những người con trung hiếu đã hiến thân minh cho Tổ Quốc. Bài thơ không quên đất nước tôi mỗi năm Mùa Trung Thu tình thân, chúng ta lại học lại: Tấm ảnh Bác Hồ nghiêm trang lặng lẽ đã dạy chúng tôi thật nhiều điều: “Có những dòng sông mãi không chảy ra biển, chẳng phải vì bãi bờ níu kéo mà bởi lòng người còn gửi gắm trĩu nặng ở nơi đây! Có những thảm cỏ không ai nỡ đặt chân, chẳng phải vì cỏ non xanh mướt mà vì còn nhiều người con ưu tú đất Việt đang nằm dưới đất này! Có những khoảng trời thật trong xanh chỉ để dành cho hương trầm lan tỏa! Và có những khoảng thời gian yên lặng chúng ta cùng hướng về Mùa Trung Thu tình thân
“Viếng mộ cha mẹ”; “Em ơi em can đảm bước chân lên”; “Mẹ”, ”Ba nén hương”; “Thư của người ra trận”; “Qua Thạch Hãn nhớ Linh Giang” “Linh Giang dòng sông quê hương”; “Thắp đèn lên đi em”; “Tháng Bảy mưa ngâu”, “Bạn ơi” “Ngày linh thiêng trong tháng linh thiêng” là những bài thơ không quên và chùm ảnh cùng chủ đề. “Viếng mộ cha mẹ” là bài thơ của đại tá Hoàng Trung Trực rút trong tập thơ “Dấu chân người lính”. “Em ơi em can đảm bước chân lên” là bài thơ của thầy giáo Nguyễn Khoa Tịnh. “Mẹ” là bài thơ của nhà thơ chiến sĩ Tô Hoàn, rút trong “Tuyển tập thơ lục bát Việt Nam” tái bản tháng 7 năm 2000, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành. “Ba nén nhương” là bài thơ của nhà thơ thương binh Hoàng Cát đăng trên báo và trang thơ Nguyễn Trọng Tạo.”Thư của người ra trận” là bài thơ do anh Lê Trung Xuân đọc và Hoàng Kim chép lại theo trí nhớ sau khoảng thời gian hơn bốn mươi năm. Bốn người bạn Xuân, Chương, Trung, Kim đều cùng là sinh viên đại học nhập ngũ tháng 9 năm 1971. Chúng tôi cùng trong một tổ chiến đầu bốn người. Hai anh Xuân và Chương đều hi sinh năm 1972 tại Quảng Trị, còn Phạm Huy Trung và Hoàng Kim trở về trường cũ sau ngày đất nước thống nhất . Anh Xuân ra đi đã mang theo bí mật của bài thơ tình “Thư của người ra trận” mà cho đến nay chúng tôi vẫn chưa biết rõ ai là tác giả. “Thắp đèn lên đi em”; “Qua Thạch Hãn nhớ Linh Giang” “Linh Giang dòng sông quê hương”; “Tháng Bảy mưa ngâu” là thơ Hoàng Kim. “Ban ơi ” là bài thơ chưa rõ tác giả; “Ngày linh thiêng trong tháng linh thiêng” là bài viết của Trần Đăng Khoa..
VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực
Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.
EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh
Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng”
Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang”
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa
Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
“Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!”
Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!
(*) “Bụng đói”, “Cái chảo rang”, “Ngủ đồng”, “Qua đèo Ngang”, “Tỏ chí”, “Tập làm thầy giáo” là những bài thơ Hoàng Kim được thầy Nguyễn Khoa Tịnh trích dẫn in nghiêng trong bài thơ này.
MẸ
Tô Hoàn
Con về thăm mẹ chiều mưa
Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên
Hạt mưa sợi thắng sợi xiên
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời
Con đi đánh giặc một đời
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm!
BA NÉN HƯƠNG
Hoàng Cát
Nén hương này con thắp giỗ mẹ
Bom ập đến mẹ về cõi thế
Nén hương này anh thắp giỗ em
Ở lại miền Nam không có mộ để anh tìm
Nén hương này tôi thắp giỗ thân tôi
Chiến tranh cướp đi hai chục năm rồi
Ba nén hương một mình tôi làm giỗ
Giỗ chính mình, giỗ mẹ, giỗ em tôi !
THƯ CỦA NGƯỜI RA TRẬN
(Bài thơ chưa rõ tác giả)
Anh viết cho em lá thư dài tâm sự
Trời Lục Nam đêm này khó ngủ
Cũng mơ màng như nét bút anh biên.
Ở quê hương giờ chắc đã lên đèn
Sau vất vả một ngày lao động
Đêm nay nhé cùng anh em hãy sống
Những ngày đầu thơ ấu của tình yêu.
Nhớ lắm em ơi những sớm những chiều
Ta sánh bước dưới trời cao trong vắt
Anh nắm tay em, em cười trong mắt
Trăng thẹn thùng lẫn vội bóng mây trôi
….
Rồi từ đó bao đêm thao thức bồi hồi
Anh mơ được cùng em xây tổ ấm
No đói có nhau ngọt bùi khoai sắn
Một căn nhà đàn con nhỏ líu lô
Tấm lòng em là cả một bài thơ
Anh muốn viết như một người thi sĩ
Ruộng lúa nương khoai tấm lòng tri kỷ
Có bóng em đi thêm đẹp cả đất trời.
Nhưng em ơi khi ta bước vào đời
Đâu chỉ có bướm có hoa có trời có đất
Đâu chỉ có mơ màng những đêm trăng mật
Mà đất trời đã nổi phong ba
Tạm biệt em, anh bước đi xa
Khi thửa ruộng luống cày còn dang dỡ
Khi mầm non tình ta vừa mới nhú
Khi căn nhà còn tạm mái tranh.
Quê hương ơi xóm nhỏ hiền lành
Có biết chăng người yêu ta ở đó
Một nắng hai sương giải dầu mưa gió
Mắt mỏi mòn ai đó ngóng trông nhau.
Anh đi biển rộng sông sâu
Con thuyền nhỏ vẫn mong ngày cập bến
Đò có đông em ơi đừng xao xuyến
Nắng mưa này đâu chỉ có đôi ta.
Anh đi bão táp mưa sa
Chỉ thương em một cánh hoa giữa trời
Đời là thế đó em ơi
Buồn thương xa cách chia phôi là thường.
Anh gửi cho em lời nhắn lên đường
Bức thư của người ra trận
Dù mai sau trong niềm vui chiến thắng
Anh chưa về nhưng đã có thư anh …
THẮP ĐÈN LÊN ĐI EM ! Hoàng Kim
Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối, giữa đêm trường ta học
Vũ trụ bao la đèn em là hạt ngọc
Cùng sao khuya soi sáng mảnh đất này
Dù sớm chiều em đã học hăng say
Dù ngày mệt chưa một hồi thanh thản
Đèn hãy thắp sáng niềm tin chiến thắng
Em thắp đèn lên cho trang sách soi mình.
Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Em đâu chỉ học bằng ánh mắt
Mà bằng cả lòng mình, cả khối óc hờn căm
Thù giặc giết cha, bom cày sập tung hầm
Nhà tan nát, sân trường đầy miệng hố
Hãy học em ơi, dù ngày có khổ
Lao động suốt ngày em cần giấc ngủ ngon
Nhưng đói nghèo đâu có để ta yên
Và nghị lực nhắc em đừng ngon giấc
Nợ nước thù nhà ngày đêm réo dục
Dậy đi em, Tổ quốc gọi anh hùng.
Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Mặc cho gió đêm nay lạnh về tê buốt
Tấm áo sờn không đủ ấm người em
Vùng dậy khỏi mền, em thắp ngọn đèn lên
Để ánh sáng xua đêm trường lạnh cóng
Qua khổ cực càng yêu người lao động
Trãi đói nghèo càng rèn đức kiên trung
Em đã đọc nhiều gương sáng danh nhân
Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí
Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ
Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin.
LINH GIANG Hoàng Kim Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông
Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
HOME RIVER
Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river
My house is near a confluence
Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh River charming Mountain River
The place where I was born.
“Rowing far away the SON wharf
Not to see our village that makes me sadder “
Lullaby makes me heart- rending
My parents died early when I was a baby.
Leaving our village since then
Diving in smog from the wharf of our river
Keeping full oath in Spring days
When the country unify, we’ll live together in the South
English translation
by NgocphuongNam
LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river
By confluence sited is my home
Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh river of charming
That is place releasing a person
Rowing out of the Son
Let is the upset not involved in my mind
Such a sad lunlaby
Parents is dead left five child barren
Leaving home since then
Smog of wharf is driven my life
When Vietnam unified
The South chosen the homeland to live.
English translation
by Vu Manh Hai
THÁNG BẢY MƯA NGÂU Hoàng Kim
Tháng Bảy mưa Ngâu
Trời thương chúng mình
Mưa giăng
Ướt đầm vạt áo
Bảy sắc cầu vồng
Lung linh huyền ảo
Mẹ thương con
Đưa em về cùng anh.
Chuyến xe tốc hành
Chạy giữa trăm năm
Chở đầy kỷ niệm
Chở đầy ắp tình em
Từ nơi chân trời
Góc biển
Chàng Ngưu hóa mình vào dân ca
Con ngựa, con trâu
Suốt đời siêng năng làm lụng.
Thương con gà luôn dậy sớm
Biết ơn con chó thức đêm trường.
Em ơi !
Những câu thơ ông bà gửi lại
Đã theo chúng mình đi suốt thời gian.
Tháng Bảy mưa Ngâu
Đầy trời mưa giăng giăng
Thương nàng Chức Nữ
Em là tiên đời thường
Đầy đặn yêu thương
Tháng Bảy mưa Ngâu
Nhớ thương ai góc biển chân trời
Những cuộc chia ly
Đong đầy nỗi nhớ …
Chiêm bao mơ về chuyện cũ
Khói sương mờ ký ức thời gian
Chốn nào chúng mình hò hẹn
Nơi em cùng anh xao xuyến yêu thương
Ngắm mưa Ngâu tháng Bảy
Mưa, mưa hoài, mưa mãi
Mưa trong lòng người
Nên mưa rất lâu…
Mưa rơi như dòng lệ trắng
Đất trời thương nối một nhịp cầu.
Em ơi
Lời tình tự của nghìn năm dân tộc.
Như sắc cầu vồng
Nối hai miền xa cách
Để xa nên gần
Vời vợi nhớ thương.
Đó chính là ngày 27 tháng 7. Không hiểu sao, vào một ngày linh thiêng trong tháng linh thiêng này, tôi cứ lẩn mẩn nghĩ đến mấy câu thơ Chính Hữu viết về đồng đội. Câu thơ thật giản dị mà lại sâu sắc, ám ảnh. Đối với những người lính, đồng đội là hớp nước uống chung, miếng cơm sẻ nửa, là chia nhau một sớm nắng, một chiều mưa, chia khắp anh em một mẩu tin nhà, chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp, chia nhau nụ cười, chia nhau cái chết…
Vâng! Đúng vậy! Và ngay cả khi đã chết rồi, những người lính ấy vẫn chẳng lìa nhau. Dù ngã xuống ở Điện Biên, trước cửa ngõ Sài Gòn, hay trên đảo Gạc Ma, đảo Hoàng Sa, Trường Sa những năm gần đây thì họ vẫn cùng chung nhau một ngày giỗ: Ngày 27 – 7.
Vào một ngày “giỗ đồng đội” như thế, tôi tham gia đoàn tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết về Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9. Lần đầu tiên, Chủ tịch nước đi tầu hỏa, ăn bánh mì luộc, uống nước gạo rang như những người lính vào mặt trận năm xưa, nghe lại những bài hát xưa của lính.
Có lẽ không ở nơi nào, số người chết trận nhiều như ở Việt Nam. Hầu như làng nào, xã nào cũng có Nghĩa trang Liệt sĩ. Rồi còn bao nhiêu những Nghĩa trang ở bên ngoài Nghĩa trang? Khi chủ tịch nước và đoàn tùy tùng thả những vòng hoa xuống dòng sông Thạch Hãn, rồi hai bên bờ sông nhói lên những câu thơ quen thuộc: Đò lên Thạch Hãn, xin chèo nhẹ – Đáy sông còn đó bạn tôi nằm – Bao tuổi hai mươi thành sóng nước – Vỗ yên bờ bãi, vỗ ngàn năm…Và tôi rùng mình, chợt nhận ra rằng, con sông Thạch Hãn trong vắt và lạnh buốt như nước mắt kia, hóa ra là một nghĩa trang bằng nước.
Tháng Tư vừa rồi, tôi trở lại Trường Sa. Trước khi vào Đảo, chúng tôi thả hoa xuống Biển Đông. Và cả một đại dương mênh mông, mặn đắng ấy cũng là một nghĩa trang bằng nước. Chúng ta còn có bao nhiêu những Nghĩa trang ở bên ngoài Nghĩa trang như thế trong vô vàn những con sông, những cánh rừng mù mịt thăm thẳm kia?
Nếu trên mộ mỗi người lính chỉ thắp một ngọn nến, thì đêm đêm, trên dải đất hình chữ S của chúng ta sẽ sáng rực lên như một dải Ngân hà.
Hiện nay vẫn còn trên 200.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt. Và như thế, vẫn còn trên 200.000 người mẹ, người cha, người vợ, và những người con phấp phỏng, khắc khoải chờ đợi người thân trở về, dù người thân chỉ còn là một chút xương mỏng trong đất lạnh. Chiến tranh đã qua 37 năm rồi, nhưng trong lòng những người có lương tri, chiến tranh đâu phải đã tắt.
Mỗi năm chỉ có một ngày 27.7. Nhưng với chúng ta, ngày nào cũng phải là ngày 27.7, ngày đền ơn đáp nghĩa, để không một ông bố, bà mẹ, không một người vợ, người con liệt sĩ nào phải bần hàn, đói rét. Để họ khổ hạnh bần hàn là chúng ta có tội.
Ngày xưa, chúng ta từng xếp hàng tiếp máu, giúp các thương binh, bệnh binh vượt qua cái chết. Bây giờ, người “tiếp máu” cho chúng ta lại chính là các liệt sĩ nằm trong các nghĩa trang kia. Nói như một thi sĩ, chúng ta xếp hàng vào nghĩa trang, không phải chỉ để thắp hương, tri ân các liệt sĩ, mà chính là nhận lại những nguồn máu Cách mạng, nguồn máu trong trẻo, tinh khiết của những người đã khuất. Trong đời sống bụi bặm, ô nhiễm này, rất nhiều người trong chúng ta cần được tiếp máu, thậm chí là thay máu, để cuộc sống ngày một trong lành, tươi sáng hơn.
Và chỉ như thế, sự hi sinh của hàng triệu liệt sĩ mới thực sự có ý nghĩa. Một hiền triết nói rằng: Những anh hùng liệt sĩ chỉ thực sự chết chừng nào chúng ta không còn nhớ đến họ.
Bởi thế, một lần nữa, tôi cầu mong: Ngày nào cũng là ngày 27 Tháng 7.