Số lần xem
Đang xem 8999 Toàn hệ thống 16604 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã đúc kết tốt 90 năm nông nghiệp miền Nam lịch sử phát triển (1925-2015) và đang trên đường tới ‘100 năm nông nghiệp Việt Nam’ (1925-2025). Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này này vào năm 2025 đang được chuẩn bị từ hiện nay.
90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sự nhìn lại bản tóm tắt nông nghiệp 90 năm (1925-2015) thật khá thú vị: Tác giả Bùi Chí Bửu, Trần Thị Kim Nương, Nguyễn Hồng Vi, Nguyễn Đỗ Hoàng Việt, Nguyễn Hiếu Hạnh, Đinh Thị Lam, Trần Triệu Quân, Võ Minh Thư, Đỗ Thị Nhạn, Lê Thị Ngọc, Trần Duy Việt Cường, Nguyễn Đức Hoàng Lan, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Thị Hương, Trần Văn Tưởng, Phan Trung Hiếu, Hồ Thị Minh Hợp, Đào Huy Đức* (*Chủ biên chịu trách nhiệm tổng hợp).
“Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn.
Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.”
Lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được chia là hai phân kỳ : Từ ngày thành lập Viện 1925 đến năm 1975, và từ năm 1975 đến năm 2018.
Từ năm 1975 đến năm 2018 Viện trãi qua 5 đời Viện trưởng GS Trần Thế Thông, GS Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu, TS Ngô Quang Vinh và TS Trần Thanh Hùng. Tôi lưu lại một số bức ảnh tư liệu kỷ niệm một thời của tôi với những sự kiện chính không quên.
Viện IAS từ năm 1975 đến năm 2015 là một Viện nông nghiệp lớn đa ngành, duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là tầm nhìn phù hợp điều kiện thực tế thời đó. Viện có một đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, thế hệ đầu tiên của giai đoạn hai mươi lăm năm đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất (1975 – 2000) gồm các chuyên gia như: Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, … là những đầu đàn trong khoa học nông nghiệp.
Viện có sự cộng tác của nhiều chuyên gia lỗi lạc quốc tế đã đến làm việc ở Viện như: GSTS. Norman Bourlaug (CIMMYT), GS.TS. Kazuo Kawano, TS. Reinhardt Howeler, GS.TS. Hernan Ceballos, TS. Rod Lefroy, (CIAT), GS.TS. Peter Vanderzaag, TS. Enrique Chujoy, TS. Il Gin Mok, TS. Zhang Dapheng (CIP), GS.TS. Wiliam Dar, TS. Gowda (ICRISAT), GSTS. V. R. Carangal (IRRI), TS. Magdalena Buresova , GSTS. Pavel Popisil (Tiệp), VIR, AVRDC, …
Thật đáng tự hào về một khối trí tuệ lớn những cánh chim đầu đàn nêu trên. Chúng ta còn nợ những chuyên khảo sâu các đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để đáp ứng tốt hơn cho các vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và an sinh xã hội. để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “Trăm năm nông nghiệp Việt Nam (1925-2025)” nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của nông nghiệp, giáo dục, văn hóa Việt Nam.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2025 đang chuyển đổi mạnh mẽ trong xu thế hội nhập và phát triển. Viện cấu trúc hài hòa các Bộ môn Bảo vệ Thực vật; Công nghệ Sinh học; Chọn tạo giống cây trồng; Nông học; Cây Công Nghiệp. Viện IAS vừa xử lý tốt các vấn đền đề vùng miền vừa đáp ứng tốt những đề tài trọng điểm quốc gia theo chuỗi giá trị hàng hóa chuyên cây, chuyên con và tổng hợp quốc gia mà Viện có thế mạnh như Điều, Sắn, Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp đô thị, Đào tạo và huấn luyện nguồn lực, xây dựng phòng hợp tác nghiên cứu chung và trao đổi chuyên gia quốc tế … trong cấu thành chỉnh thể Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại
100 NĂM NÔNG NGHIỆP VIỆT
Đọc lại và suy ngẫm
Hoàng Kim
Cám ơn anh Bong Nguyen Dinh, tài liệu tổng quan “Quản lý Đất đai Việt Nam” và chùm ảnh tư liệu của anh thật quý. Xin phép được lưu lại để đọc lại và suy ngẫm. Việt Nam ngày nay còn ít thấy những tổng quan đúc kết chuỗi hệ thống lịch sừ địa lý sinh thái kinh tê xã hội tầm nhìn dài hạn 100-500 năm theo hướng tổng kết bài học lý luận và thực tiễn.
Brazil có Embrapa là tập đoàn nghiên cứu và phát triển nông nghiệp lâu năm và khá hoàn hảo để đảm bảo các giải pháp khoa học và biến đổi phát triển bền vững. Trang web của họ là www.embrapa.br. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hiện nay có đúc kết kinh nghiệm của Embrapa khi tái cấu trúc theo sự tư vấn của các chuyên giao FAO và UNDP.Bài học lớn của đất nước Brazil có 500 năm nông nghiệp Brazil Đất và Thức ăn (Land and Food 500 years of Agriculture in Brazil). Đó là tổng quan bảo tồn và phát triển mà Việt Nam cần tham khảo. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/500-nam-nong-nghiep-brazil/
Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/duong-toi-ias-100-nam/ là bài viết của Hoàng Kim nhằm bảo tồn tư liệu thông tin nhìn lại để phát triển 100 NĂM NÔNG NGHIỆP VIỆT suy ngẫm rút ra những bài học lý luận và thực tiễn hiệu quả cho sự tiếp nối . Kính lắng nghe sự chỉ giáo của quý Thầy bạn nhàn đàm trong mùa COVID19 này ạ. Bài Quản lý đất đai Việt Nam đăng trên FB nhiều kỳ, xin được chép lại dưới đây để tiện theo dõi
Tài liệu dẫn
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM
Nguyễn Đình Bônggiới thiệu thông tin
Hoàng Kim bảo tồn thông tin tư liệu học tập
Nhân dip kỷ niệm 71 năm ngay truyền thống Ngành Quản lý Đất đai (3.10.1945 -3.10 2016), Tổng Cục Quản Lý Đất Đai ngày 3 tháng 10 năm 2016 đã tổ chức tại Hà Nội Hội thảo góp ý kiến vào dự thảo 2, Sach Quản lý Đất đai Việt Nam nhìn lại để phát triển. Ông Lê Thanh Khuyến Tổng Cục Trưởng đã nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử ngày truyền thống vẻ vang của Ngành và những việc quan trọng cấp bách của Ngành Quản lý Đất đai trong thời gian trước mắt. Thay mặt Ban Biên tập Ông Tôn Gia Huyên nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quản lý Ruông đất và Tổng cục Địa chính đã giới thiệu tóm tắt nội dung cuốn sách và ông Đào Trung Chính Phó Tổng Cục trưởng đã chủ trì thảo luận góp ý kiến vào dự thảo 2 cuốn sách này. Ông Nguyễn Đình Bông ( Bong Nguyen Dinh) là cán bộ lão thành ở Bộ Tài nguyên và Môi trường giới thiệu một số hình ảnh và thông tin tóm tắt của Hội thảo và trich Video bài phát biểu của Ông Tôn Gia Huyên với Trần Duy Hùng và 4 người khác.3 tháng 10, 2016 Hoàng Kim thuộc chuyên ngành Khoa học Cây trồng, không thuộc chuyên ngành Khoa học Đất và Quản lý Đất đai nhưng tôi yêu thích tìm hiểu mối quan hệ Đất Nước Cây trồng Con người Kinh tế Xã hội nên xin phép tập hợp tư liệu để dễ tra cứu nhằm hiểu rõ hơn 100 năm nông nghiệp Việt Nam.·
3 Quản lý đất đai thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945)
i) Áp dụng các chính sách bảo hộ sở hữu của địa chủ phong kiến, thực dân, duy trì chế độ công điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ,
ii) Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý đất đai 3 cấp trung ương, (Sở Địa chính) tỉnh (ty Địa chính), xã: Chưởng bạ (Bắc kỳ) Hương bộ (Nam Kỳ);
iii) Hoạt động quản lý đất đai trong đó, đo đạc địa chính được triển khai sớm với việc đo giải thửa, lập sổ địa chính, sổ điền bạ, sổ khai báo chuyển dịch đất đai và cập nhật biến động đất đai để phục vụ thu thuế. Áp dụng hệ thống đăng ký Torrens (Úc) nhằm xác lập được vị trí pháp lý của từng thửa đất và trở thành cơ sở để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sở hữu nó và giao dịch thuận lợi trong thị trường có kiểm soát.
(xem Bảng tóm tắt và hình ảnh Tư liệu ST)
1. Dinh toan quyền Đông Duong – Sai Gon
2. Phủ toàn quyền Đông Dương – Ha Noi
3 Sở Tài chính Đông Dương ( gồm Nha công sản, trực thu , địa chính)
4, Bản đồ Hà Nội 1873
5. Sở Địa dư Đông Dương
6 Bản đồ Sài gòn 1923
4. Quản lý đất đai ở Việt Nam, giai đoạn 1955-1975
Ngày 7.5.1954 Chiến thắng Điện Biên Phủ, chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam; 20.7.1954 Hiệp định Gioneve về Đông Dương được ký kết. Việt Nam tạm chia làm 2 miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới; do Mỹ và chính quyền Sài Gòn không thi hành, từng bước mở rộng chiến tranh ở miền nam, và ném bom phá hoại miền Bắc; Việt Nam lại phải trải qua cuộc kháng chiến lần thứ 2 (1954-1975). Trong điều kiện chiến tranh, chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn này là phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, quản lý đất đai hướng trọng tâm vào phực vụ khôi phục kinh tế, cải tạo các thành phần kinh tế theo chủ nghĩa xã hội, xây dựng Hợp tác xã (quy mô thôn) và phát triển sản xuất nông nghiệp; Chiến thắng lịch sử trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ngày 30.4.1975 đã kết thúc kháng chiến chống Mỹ, miền Nam được giải phóng, đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do.
Trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về quản lý đất đai như Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1959; Điều lệ hợp tác xã Nông nghiệp (1969), Điều lệ Cải cách ruộng đất ngoại thành 1955; Nghị quyết của HĐCP về việc tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp kết hợp với hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi (1969); Nghị định số 70-CP ngày 9-12-1960 quy định nhiệm vụ tổ chức ngành Quản lý ruộng đất.; Nghị định số 71-CP ngày 9-12-1960 ấn định công tác quản lý ruộng đất; Nghị quyết số 125-CP của Hội đồng chính phủ ngày 28-6-1971 về việc tăng cường công tác quản lý ruộng đất, Pháp lênh về bảo vệ rừng 1972 . Hệ thống quản lý đất đai được hình thành ở 4 cấp (hình 1)
Ở vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam Chính phủ Lâm thời Cách mạng Cộng hòa miền nam Việt Nam đã ban hành Chính sách ruộng đất (Nghị định 01/75 ngày 5.3.1975), Tại vùng tạm chiếm miền nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn đã tiến hành “Cải cách điền địa”, ” (1955-1956) và “Luật người cày có ruộng” (1970) phục vụ chính sách “bình định nông thôn
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc l.ập- tự do, Tổng tuyển cử ngày 25.4.1976 đã bầu ra Quốc Hội chung của cả nước, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước là CHXHCN Việt Nam . Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) đã xác định đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới ở nước ta là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.”
Chính sách đất giai đoạn này tập trung vào các nội dung chủ yếu: i) Hoàn thiện hợp tác xã quy mô toàn xã, tổ chức nông nghiệp sản xuất lớn ; ii) Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam; iii) Cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có cải tiến chế độ sử dụng đất đai.
Hiến pháp 1980 đã được Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 18 /12/12 1980,. quy định:: “Đất đai… thuộc sở hữu toàn dân.” (Điều 19); “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm.” (Điều 20). Theo NghỊ quyết số 548 NQ-QH ngay 24.5.1979 của UBTVQH, Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị Định số 44-CP ngày 9.11.1979 về thành lập Tổng cục Quản lý Ruộng đất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Hệ thống tổ chức Ngành QLRĐ theo NĐ 44-CP (Hình 6)
Trong những năm 80, toàn ngành từ trung ương đến cơ sở đã thấu suốt nhiệm vụ, nhanh chóng tổ chức thực hiện toàn diện các mặt công tác theo Điều 19,20 của Hiến Pháp năm 1980 và Quyết định số 201-CP ngày 1-7-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước và Chỉ thị số 299/TTg ngày 10-11-1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước.
Một trong những thành tựu nổi bật của Ngành trong giai đoạn (1976-1985) là công tác điều tra cơ bản phục vụ phân vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp (Đo đạc lập bản đồ, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng và phân hang đất , đăng ký thống kê đất đai ), tham gia xây dựng Bản đồ Thổ nhưỡng Việt Nam tỷ lệ 1/1000.000 .[1976] (Giải thưởng Hồ Chí Minh)
1. Giải thưởng Hồ Chí Minh
2. Các nhà Khoa hoc Đất (2006 ) nhiều người trong số đó đã có mặt từ ngày đầu thành lập Vụ QLRĐ ( tiền thân của TCQLRĐ)
3, Lãnh đạo TCQLRĐ thời kỳ (1979-1985)
4. Lãnh đạo TCQKRĐ tiếp chuyên gia Liên Xô
5. Kỷ niệm 25 năm thành lập Ngành
6 So đồ hệ thống tổ chức Ngành QLRĐ (1979-1985)
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã đúc kết tốt 90 năm nông nghiệp miền Nam lịch sử phát triển (1925-2015) và đang trên đường tới ‘100 năm nông nghiệp Việt Nam’ (1925-2025). Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này này vào năm 2025 đang được chuẩn bị từ hiện nay.
90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sự nhìn lại bản tóm tắt nông nghiệp 90 năm (1925-2015) thật khá thú vị: Tác giả Bùi Chí Bửu, Trần Thị Kim Nương, Nguyễn Hồng Vi, Nguyễn Đỗ Hoàng Việt, Nguyễn Hiếu Hạnh, Đinh Thị Lam, Trần Triệu Quân, Võ Minh Thư, Đỗ Thị Nhạn, Lê Thị Ngọc, Trần Duy Việt Cường, Nguyễn Đức Hoàng Lan, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Thị Hương, Trần Văn Tưởng, Phan Trung Hiếu, Hồ Thị Minh Hợp, Đào Huy Đức* (*Chủ biên chịu trách nhiệm tổng hợp).
“Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn.
Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.”
Lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được chia là hai phân kỳ : Từ ngày thành lập Viện 1925 đến năm 1975, và từ năm 1975 đến năm 2018.
Từ năm 1975 đến năm 2018 Viện trãi qua 5 đời Viện trưởng GS Trần Thế Thông, GS Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu, TS Ngô Quang Vinh và TS Trần Thanh Hùng. Tôi lưu lại một số bức ảnh tư liệu kỷ niệm một thời của tôi với những sự kiện chính không quên.
Viện IAS từ năm 1975 đến năm 2015 là một Viện nông nghiệp lớn đa ngành, duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là tầm nhìn phù hợp điều kiện thực tế thời đó. Viện có một đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, thế hệ đầu tiên của giai đoạn hai mươi lăm năm đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất (1975 – 2000) gồm các chuyên gia như: Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, … là những đầu đàn trong khoa học nông nghiệp.
Viện có sự cộng tác của nhiều chuyên gia lỗi lạc quốc tế đã đến làm việc ở Viện như: GSTS. Norman Bourlaug (CIMMYT), GS.TS. Kazuo Kawano, TS. Reinhardt Howeler, GS.TS. Hernan Ceballos, TS. Rod Lefroy, (CIAT), GS.TS. Peter Vanderzaag, TS. Enrique Chujoy, TS. Il Gin Mok, TS. Zhang Dapheng (CIP), GS.TS. Wiliam Dar, TS. Gowda (ICRISAT), GSTS. V. R. Carangal (IRRI), TS. Magdalena Buresova , GSTS. Pavel Popisil (Tiệp), VIR, AVRDC, …
Thật đáng tự hào về một khối trí tuệ lớn những cánh chim đầu đàn nêu trên. Chúng ta còn nợ những chuyên khảo sâu các đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để đáp ứng tốt hơn cho các vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và an sinh xã hội. để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “Trăm năm nông nghiệp Việt Nam (1925-2025)” nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của nông nghiệp, giáo dục, văn hóa Việt Nam.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2025 đang chuyển đổi mạnh mẽ trong xu thế hội nhập và phát triển. Viện cấu trúc hài hòa các Bộ môn Bảo vệ Thực vật; Công nghệ Sinh học; Chọn tạo giống cây trồng; Nông học; Cây Công Nghiệp. Viện IAS vừa xử lý tốt các vấn đền đề vùng miền vừa đáp ứng tốt những đề tài trọng điểm quốc gia theo chuỗi giá trị hàng hóa chuyên cây, chuyên con và tổng hợp quốc gia mà Viện có thế mạnh như Điều, Sắn, Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp đô thị, Đào tạo và huấn luyện nguồn lực, xây dựng phòng hợp tác nghiên cứu chung và trao đổi chuyên gia quốc tế … trong cấu thành chỉnh thể Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại
100 NĂM NÔNG NGHIỆP VIỆT
Đọc lại và suy ngẫm
Hoàng Kim
Cám ơn anh Bong Nguyen Dinh, tài liệu tổng quan “Quản lý Đất đai Việt Nam” và chùm ảnh tư liệu của anh thật quý. Xin phép được lưu lại để đọc lại và suy ngẫm. Việt Nam ngày nay còn ít thấy những tổng quan đúc kết chuỗi hệ thống lịch sừ địa lý sinh thái kinh tê xã hội tầm nhìn dài hạn 100-500 năm theo hướng tổng kết bài học lý luận và thực tiễn.
Brazil có Embrapa là tập đoàn nghiên cứu và phát triển nông nghiệp lâu năm và khá hoàn hảo để đảm bảo các giải pháp khoa học và biến đổi phát triển bền vững. Trang web của họ là www.embrapa.br. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hiện nay có đúc kết kinh nghiệm của Embrapa khi tái cấu trúc theo sự tư vấn của các chuyên giao FAO và UNDP.Bài học lớn của đất nước Brazil có 500 năm nông nghiệp Brazil Đất và Thức ăn (Land and Food 500 years of Agriculture in Brazil). Đó là tổng quan bảo tồn và phát triển mà Việt Nam cần tham khảo. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/500-nam-nong-nghiep-brazil/
Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/duong-toi-ias-100-nam/ là bài viết của Hoàng Kim nhằm bảo tồn tư liệu thông tin nhìn lại để phát triển 100 NĂM NÔNG NGHIỆP VIỆT suy ngẫm rút ra những bài học lý luận và thực tiễn hiệu quả cho sự tiếp nối . Kính lắng nghe sự chỉ giáo của quý Thầy bạn nhàn đàm trong mùa COVID19 này ạ. Bài Quản lý đất đai Việt Nam đăng trên FB nhiều kỳ, xin được chép lại dưới đây để tiện theo dõi
Tài liệu dẫn
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM
Nguyễn Đình Bônggiới thiệu thông tin
Hoàng Kim bảo tồn thông tin tư liệu học tập
Nhân dip kỷ niệm 71 năm ngay truyền thống Ngành Quản lý Đất đai (3.10.1945 -3.10 2016), Tổng Cục Quản Lý Đất Đai ngày 3 tháng 10 năm 2016 đã tổ chức tại Hà Nội Hội thảo góp ý kiến vào dự thảo 2, Sach Quản lý Đất đai Việt Nam nhìn lại để phát triển. Ông Lê Thanh Khuyến Tổng Cục Trưởng đã nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử ngày truyền thống vẻ vang của Ngành và những việc quan trọng cấp bách của Ngành Quản lý Đất đai trong thời gian trước mắt. Thay mặt Ban Biên tập Ông Tôn Gia Huyên nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quản lý Ruông đất và Tổng cục Địa chính đã giới thiệu tóm tắt nội dung cuốn sách và ông Đào Trung Chính Phó Tổng Cục trưởng đã chủ trì thảo luận góp ý kiến vào dự thảo 2 cuốn sách này. Ông Nguyễn Đình Bông ( Bong Nguyen Dinh) là cán bộ lão thành ở Bộ Tài nguyên và Môi trường giới thiệu một số hình ảnh và thông tin tóm tắt của Hội thảo và trich Video bài phát biểu của Ông Tôn Gia Huyên với Trần Duy Hùng và 4 người khác.3 tháng 10, 2016 Hoàng Kim thuộc chuyên ngành Khoa học Cây trồng, không thuộc chuyên ngành Khoa học Đất và Quản lý Đất đai nhưng tôi yêu thích tìm hiểu mối quan hệ Đất Nước Cây trồng Con người Kinh tế Xã hội nên xin phép tập hợp tư liệu để dễ tra cứu nhằm hiểu rõ hơn 100 năm nông nghiệp Việt Nam.·
3 Quản lý đất đai thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945)
i) Áp dụng các chính sách bảo hộ sở hữu của địa chủ phong kiến, thực dân, duy trì chế độ công điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ,
ii) Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý đất đai 3 cấp trung ương, (Sở Địa chính) tỉnh (ty Địa chính), xã: Chưởng bạ (Bắc kỳ) Hương bộ (Nam Kỳ);
iii) Hoạt động quản lý đất đai trong đó, đo đạc địa chính được triển khai sớm với việc đo giải thửa, lập sổ địa chính, sổ điền bạ, sổ khai báo chuyển dịch đất đai và cập nhật biến động đất đai để phục vụ thu thuế. Áp dụng hệ thống đăng ký Torrens (Úc) nhằm xác lập được vị trí pháp lý của từng thửa đất và trở thành cơ sở để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sở hữu nó và giao dịch thuận lợi trong thị trường có kiểm soát.
(xem Bảng tóm tắt và hình ảnh Tư liệu ST)
1. Dinh toan quyền Đông Duong – Sai Gon
2. Phủ toàn quyền Đông Dương – Ha Noi
3 Sở Tài chính Đông Dương ( gồm Nha công sản, trực thu , địa chính)
4, Bản đồ Hà Nội 1873
5. Sở Địa dư Đông Dương
6 Bản đồ Sài gòn 1923
4. Quản lý đất đai ở Việt Nam, giai đoạn 1955-1975
Ngày 7.5.1954 Chiến thắng Điện Biên Phủ, chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam; 20.7.1954 Hiệp định Gioneve về Đông Dương được ký kết. Việt Nam tạm chia làm 2 miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới; do Mỹ và chính quyền Sài Gòn không thi hành, từng bước mở rộng chiến tranh ở miền nam, và ném bom phá hoại miền Bắc; Việt Nam lại phải trải qua cuộc kháng chiến lần thứ 2 (1954-1975). Trong điều kiện chiến tranh, chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn này là phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, quản lý đất đai hướng trọng tâm vào phực vụ khôi phục kinh tế, cải tạo các thành phần kinh tế theo chủ nghĩa xã hội, xây dựng Hợp tác xã (quy mô thôn) và phát triển sản xuất nông nghiệp; Chiến thắng lịch sử trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ngày 30.4.1975 đã kết thúc kháng chiến chống Mỹ, miền Nam được giải phóng, đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do.
Trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về quản lý đất đai như Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1959; Điều lệ hợp tác xã Nông nghiệp (1969), Điều lệ Cải cách ruộng đất ngoại thành 1955; Nghị quyết của HĐCP về việc tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp kết hợp với hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi (1969); Nghị định số 70-CP ngày 9-12-1960 quy định nhiệm vụ tổ chức ngành Quản lý ruộng đất.; Nghị định số 71-CP ngày 9-12-1960 ấn định công tác quản lý ruộng đất; Nghị quyết số 125-CP của Hội đồng chính phủ ngày 28-6-1971 về việc tăng cường công tác quản lý ruộng đất, Pháp lênh về bảo vệ rừng 1972 . Hệ thống quản lý đất đai được hình thành ở 4 cấp (hình 1)
Ở vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam Chính phủ Lâm thời Cách mạng Cộng hòa miền nam Việt Nam đã ban hành Chính sách ruộng đất (Nghị định 01/75 ngày 5.3.1975), Tại vùng tạm chiếm miền nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn đã tiến hành “Cải cách điền địa”, ” (1955-1956) và “Luật người cày có ruộng” (1970) phục vụ chính sách “bình định nông thôn
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc l.ập- tự do, Tổng tuyển cử ngày 25.4.1976 đã bầu ra Quốc Hội chung của cả nước, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước là CHXHCN Việt Nam . Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) đã xác định đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới ở nước ta là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.”
Chính sách đất giai đoạn này tập trung vào các nội dung chủ yếu: i) Hoàn thiện hợp tác xã quy mô toàn xã, tổ chức nông nghiệp sản xuất lớn ; ii) Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam; iii) Cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có cải tiến chế độ sử dụng đất đai.
Hiến pháp 1980 đã được Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 18 /12/12 1980,. quy định:: “Đất đai… thuộc sở hữu toàn dân.” (Điều 19); “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm.” (Điều 20). Theo NghỊ quyết số 548 NQ-QH ngay 24.5.1979 của UBTVQH, Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị Định số 44-CP ngày 9.11.1979 về thành lập Tổng cục Quản lý Ruộng đất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Hệ thống tổ chức Ngành QLRĐ theo NĐ 44-CP (Hình 6)
Trong những năm 80, toàn ngành từ trung ương đến cơ sở đã thấu suốt nhiệm vụ, nhanh chóng tổ chức thực hiện toàn diện các mặt công tác theo Điều 19,20 của Hiến Pháp năm 1980 và Quyết định số 201-CP ngày 1-7-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước và Chỉ thị số 299/TTg ngày 10-11-1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước.
Một trong những thành tựu nổi bật của Ngành trong giai đoạn (1976-1985) là công tác điều tra cơ bản phục vụ phân vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp (Đo đạc lập bản đồ, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng và phân hang đất , đăng ký thống kê đất đai ), tham gia xây dựng Bản đồ Thổ nhưỡng Việt Nam tỷ lệ 1/1000.000 .[1976] (Giải thưởng Hồ Chí Minh)
1. Giải thưởng Hồ Chí Minh
2. Các nhà Khoa hoc Đất (2006 ) nhiều người trong số đó đã có mặt từ ngày đầu thành lập Vụ QLRĐ ( tiền thân của TCQLRĐ)
3, Lãnh đạo TCQLRĐ thời kỳ (1979-1985)
4. Lãnh đạo TCQKRĐ tiếp chuyên gia Liên Xô
5. Kỷ niệm 25 năm thành lập Ngành
6 So đồ hệ thống tổ chức Ngành QLRĐ (1979-1985)
6. Quản lý đất đai Việt Nam, Tổng cục quản lý ruộng đất (1979-1993)
Theo NghỊ quyết số 548 NQ-QH ngay 24.5.1979 của UBTVQH, Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị Định số 44-CP ngày 9.11.1979 về thành lập Tổng cục Quản lý Ruộng đất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng.
Tổng cục ra đời trong thời kỳ trước đổi mới (1986), trong lúc nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển , cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu. Cơ quan trung ương dóng trụ sở tại phường Phương mai, Quận Đống đa, Hà Nội , nguyên là trụ sở của Vụ Quản lý đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp , tòa nhà chính là một biệt thự xây dựng từ thời pháp thuộc, sau cơi nới là nơi làm việc cho lãnh đạo Tổng cục và các vụ quản lý Nhà nước, Một tòa nhà 2 tầng được xây mới cho các đơn vị sự nghiệp (Trung tâm nghiên cứu tài nguyên đất, Công ti vật tư , và xí nghiệp in tổng cục ). Biên chế tổng cục khoảng hơn 100 người do Ông Tôn Gia Huyên làm Tổng cục trưởng và Ông Vũ Ngọc Tuyên làm Tổng cục phó, năm 1992 thêm PTCT Chu Văn Thỉnh . Ở các Địa phương thành lập Chi cục Quản lý Ruộng đất, sau là Ban Quản lý Ruộng đất (tách ra từ phòng quản lý ruộng đất thuộc Sở Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương).
Giai đoạn này thực hiện Quyết định số 201-CP ngày 1-7-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước và Chỉ thị số 299/TTg ngày 10-11-1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước. Tuy nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu (Đo đạc bản đồ giải thửa bằng thước toàn đạc [tầm ngắm 20m], bản đồ đo vẽ, nhân sao thủ công (in Ozalit), Phân hạng đất lúa nước trên cơ sở kết hợp các yếu tố chất lượng đất [địa hình tương đối, độ dầy tầng canh tác, chế độ tưới tiêu, pH Kcl, Đạm, Lân dễ tiêu) và năng suất lúa
Những thành tựu nổi bật của Quản lý đất đai Việt Nam trong giai đoạn này
Xây dựng cơ sở pháp lý quản lý đất đai theo Hiến pháp 1980, Quyết định số 201-CP ngày 1-7-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước và Luật Đất đai 1987, Luật này được xây dựng công phu (vơi 70 lần dự thảo trước khi trình Quốc Hội thông qua ) và là sắc luật đầu tiện được Quốc Hội ban hành trong thời kỳ Đổi mới, đánh dâu sự trưởng thành của Quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam theo pháp luật
Hoàn thành công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10-11-1980 của Thủ tướng Chính phủ . trong đó đến năm 1986 hoàn thành phân hạng đất lúa nước cấp huyện, tại 223 huyện với 2.800.000 ha đất lúa
Hợp tác quốc tế: 3.1993 tại Hà Nội Chính phủ Việt Nam và Chính phủ West Australia đã ký hiệp định hợp tác Nghiên cứu khả thi hệ thống quản lý đất đai Việt Nam . Theo đó 30 chuyên gia West Australia đã sang Việt Nam và 30 cán bộ Việt Nam đã đến Perth Thủ đô West Australia nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật và xây dựng báo cáo khả thi xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại ở Việt Nam.
7. Quản lý đất đai Việt Nam, Tổng cục Địa chính (1994-2002)
Tổng cục Địa chính được thành lập theo Nghị Định số 12 -CP ngày ngày 22 tháng 2 năm 1994 và Nghị định số 34 ngày ngày 23 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Tổng cục Quản lý ruộng đất và Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước. Khi mới thành lập (1994) lãnh đạo tổng cục có 4 người: TCT Tôn Gia Huyên, các phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Sử, Chu Văn Thỉnh và Đặng Hùng Võ (1a,b,c) , Ông Bùi Xuân Sơn , UVTW Đảng được Trung ương điều động về làm TCT thay Ông Tôn Gia Huyên (nghỉ hưu 1966) [2]; sau đó TTCP đã bổ nhiệm PTC Nguyễn Đình Bồng (1998) và Triệu Văn Bé (1999) [3]. Bộ máy ngành Địa chính được thiết lập ở 4 cấp: Cơ quan Trung ương – TCĐC , Sở Địa chính được thành lập tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Địa chính được thành lập ở các huyện, thị thuộc tỉnh và cấp xã có Cán bộ Địa chính xã [12]
Tổng cục Địa chính ra đời trong thời kỳ Đổi mới, chính sách pháp luật đất đai được đổi mới phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường , nhằm nâng cao năng lực hiệu quả quản lý đất đai đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ 1991-2010.
Thành tựu
Pháp chế: Thể chế hóa Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều Luật Đất đai (1998, 2001). tiếp tục khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch, pháp luật, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng dưới các hình thức: giao đất không thu tiền, giao đất có thu tiền và cho thuê đất, Nhà nước còn cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài và Người Việt nam định cư ở nước ngoài thuê đất . Người sử dụng đất có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thùa kế, thế chấp quyền sử dụng đất
Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính: Bản đồ địa chính chính quy đã đo vẽ 6.639.117 ha; Bản đồ theo Chỉ thị 299/TTg 4.104.901 ha; Hệ thống hồ sơ địa chính đã được thiết lập ở 9000 xã, phường, thị trấn.
Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) : Đến cuối năm 2002 đã có 92,7% số hộ gia đình và tổ chức được cấp GCNQSDĐ với 97,8% tổng diện tích đất nông nghiệp. 515.000 hộ gia đình, cá nhân và 7.358 tổ chức đã được cấp 628.900 GCNQSDĐ với 3.546.500 ha đạt 35% tổng diện tích đất lâm nghiệp; 35% tổng số hộ và khoảng 25% diện tích đất ở tại đô thị đã được câp 946.500 GCNQSDĐ với 14.600 ha
Quy hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 1993 đã đi vào nề nếp. Quốc hội khoá IX , kỳ họp thứ 11 đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất đai cả nước 5 năm giai đoạn 1996 – 2000, Quy hoạch sử dụng đất trở thành trở thành công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (4a,b,c)
Về khoa học và hợp tác quốc tế: trong giai đoạn 1994-2002 :Tổng cục Địa chính đã triển khai19 chương trình dự án trong lĩnh vực đất đai với các nước, tổ chức quốc tế: UNDP, WB, ADB, trong đó có Chương trình hợp tác Việt Nam Thụy Điển về đổi mới hệ thống Địa Chính – CPLAR (1997-2000) “ với mục tiêu nâng cao năng lực của ngành Địa chính Việt Nam trong quản lý và sử dụng đất. Ngành Địa chính Việt Nam đã có bước tiến lớn theo hướng quản lý đất đai chính quy, hiện đại (5-11)
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường Tổng cục Quản lý đất đai (từ 2002 đến nay )
Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Nghị quyết số 02/2002/QH11 và Nghị Định số 91/2002/NĐ-CP ngày ngày 11 tháng 11 2002 của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Địa chính , tổng cục Khí tượng Thủy văn và các các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về về tài nguyên nước (thuộc Bộ NNPTNT), tài nguyên khoáng sản (thuộc Bộ Công nghiệp) và Môi trường (thuộc Bộ KHCNMT) . Ông Mai Ái Trực UVTWĐ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng đầu tiên của Bộ này Tổng cục Quản lý đất đai được thành lập theo Nghị Định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 2 tháng 10 năm 2008 và Quyết định số 21/2014/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổ chức Bộ máy của Ngành quản lý đất đai (2); Lãnh đạo Tổng cục QLDĐ trưc thuộc Bộ TNMT qua các thời kỳ cùng 2 PTCT trẻ mới được bổ nhiệm : Chu An Trường và Đoàn Thanh Mỹ (2020) [3] Đội ngũ can bộ gòm 30.000 người (Trrung ương 756, cấp tỉnh 6000, cấp huyện 12.000, công chức, viên chức; cấp xã 11.250 cán bộ Địa chính xã ).
Thành tựu
Pháp chế: Thể chế hóa Hiến pháp 1992, 2013, Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 . tiếp tục khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo pháp luật, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng dưới các hình thức: giao đất không thu tiền, giao đất có thu tiền và cho thuê đất, Nhà nước còn cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài và Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê đất. Người sử dụng đất có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thùa kế, thế chấp , góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Chính sách pháp luật đất đai tiếp tực đổi mới, hoàn thiện phù hợp với thể chế kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới đã phát huy nguồn lực đất đai đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Quản lý đất đai ở Việt Nam đã phát triển đồng bộ cả về 4 công cụ: pháp lý, quy hoạch, kinh tế, hành chính với phương châm công khai, minh bạch. thông thoáng và tuân thủ pháp luật
Công tác điều tra cơ bản về đất đai: trong giai đoạn từ 2008-2018 đã được đẩy mạnh với các dự án điều tra đánh giá tài nguyên đất, môi trường đất, thoái hóa đất ở các vùng tự nhiên và các vùng trọng điểm kinh tế trên địa bàn cả nước. Việc kiểm kê đất đai (5 năm), thống kê đất đai (hàng năm) và kiểm kê chất lượng đất đai định kỳ đã đi vào nề nếp đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, ứng phó với biến đổi khí hậu
Quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) cấp quốc gia được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 và được điều chỉnh tại Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09 tháng 04 năm 2016 của Quốc hội khóa XIII. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã tổ chức xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đồng thời phê duyệt điều chỉnh cho 58/63 tỉnh thành phố, trực thuộc Trung ương.
Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) : Đến 31/12/2016 cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính 25. triệu ha cho các loại tỷ lệ từ 1/200 đến 1/10.00,. đạt trên 76% tổng diện tích tự nhiên và đã cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận (GCN) theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, tỷ lệ cấp GCN đạt trên 95,2% tổng diện tích các loại đất cần cấp (42 triệu GCN, với 23.triệu ha.),
Về khoa học và hợp tác quốc tế: trong giai đoạn từ 2002 đến nay, Bộ tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý Đất đai đã triển khai nhiều chương trình dự án trong lĩnh vực đất đai với các nước, tổ chức quốc tế: UNDP, WB, ADB, trong đó có Chương trình hợp tác Việt Nam Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường (SEMLA- 2004-2009), Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai ở Việt Nam VLAP- giai đoạn 1 (2010-2015)
Thời kỳ 1955-1979: Khi ngành Quản lý đất đai là đơn vị cấp vụ thuộc Bộ Tài Chính, sau là Bộ Nông nghiệp: hệ thống quản lý ruộng đất ở nước ta chưa hoàn chỉnh: Trung ương là cấp Vụ, Tỉnh là cấp Phòng thuộc sở Nông nghiệp, Huyện là bộ phận trong phòng Nông nghiệp; xã có Cán bộ địa chính (trước đó gọi là Chưởng Bạ). Ví dụ tỉnh Yên Bái khi đó , cả tỉnh có 1 kỹ sư Thổ nhưỡng, cán bộ phòng và bộ phận cấp huyện là cán bộ Trung cấp (Trường Bỉm Sơn, Thanh Hóa) .
Thời kỳ 1979-1994: Tổng cục quản lý ruộng đất. Khi đó lãnh đạo và chuyên viên Vụ bản đồ là các Kỹ sư tốt nghiệp ở Liên Xô, Bungari. Ở cấp tỉnh và huyện là các cán bộ tốt nghiệp từ Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và trung cấp Bỉm Sơn Thanh Hóa (miền Bắc ); Nông lâm thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh, Nông nghiệp Cần Thơ; Trung cấp Long Thành Đồng Nai (Miền Nam), cấp xã cán bộ địa chính: trung cấp (Bỉm Sơn, Long Thành)
Thời kỳ 1994-2002: Tổng cục Địa chính được thành lập. Lúc này lãnh đạo Tổng cục phần lớn có học vị Tiến Sỹ , một số được đào tạo trong nước, một số đào tạo ở Nga, Ba Lan, Bungari , Ở cấp tỉnh, cấp huyện cán bộ có trình độ Cử nhân, Kỹ sư, Thạc sỹ, được đào tạo ở các trường trong nước. Thời kỳ nầy nhiều trường mở Khoa Địa chính hoặc Quản lý đất đai: (Đào tạo Đại học, Sau đại hoc) Nông nghiệp Hà Nội, Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Nông nghiệp Cần Thơ; Khoa học tự nhiên, Kinh tế quốc dân , Mỏ Địa chất
Thời kỳ 2002 đến nay: Từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập, nhiều trường mở Khoa Quản lý đất đai, hoặc Tài nguyên Môi trường (Đào tạo Đại học, Sau đại hoc) Nông nghiệp Hà Nội, Khoa học tự nhiên, Kinh tế quốc dân, Nông Lâm Thái Nguyên , Nông Lâm Bắc Giang, Lâm nghiệp, Nông Lâm Huế, Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Nông nghiệp Cần Thơ; sau đó là Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh …Một số trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh cũng đưa môn học Quản lý Đất đai và bất động sản vào Khoa Quản lý đô thị. Thời kỳ này các trường đã thống nhất xây dựng chương trình, kế hoạch đào tào cán bộ chuyên ngành quản lý đất đai. Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đất đai đã có bước phát triển lớn: Ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trình độ Thạc sỹ phổ cập, một số có trình độ Tiến sỹ, ở cấp xã phường trình độ Cử nhân, Kỹ sư , một số có trình độ Thạc sỹ. Công tác đào tạo cán bộ không ngừng phát triển đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Quản lý Đất đaitrong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH.
Có thể thấy rõ điều này từ kết quả đào tạo cán bộ của Khoa Quản lý Đất đai Học viện Nông nghiệp Việt Nam (1976-2016) như sau: Đào tạo Đại học (1982-1991- Khóa 22-31): Quản lý Đất đai: 269,Thổ nhưỡng – Nông hóa : 199; (1992-2001-Khóa 32-41) Quản lý Đất đai: 866, Thổ nhưỡng – Nông hóa: 156; ( 2002-2011- Khóa 42-51): Quản lý Đất đai 1463, Thổ nhưỡng – Nông hóa 256; (2012-2016 – Khóa 52-57) Quản lý đất đai : 2448, Khoa học đất: 464. Đào tạo Thạc sỹ (1976-2016) Quản lý Đất đai: 2.132 ; Khoa học Đất: 250. Đào tạo Tiến sỹ (1976-2016) Quản lý Đất đai: 35 , Khoa học Đất: 36
GSTS NGND Lê Duy Thước người đặt nền móng thành lập Khoa quản lý ruộng đất , đại học Nông nghiệp I (1976). Ban chủ nhiệm khoa quản lý ruộng đất khóa đầu (1976-1988): GSTS NGUT Cao Liêm (Trưởng khoa); PGSTS NGUT Nguyễn Thanh Tùng, GVC; TS NGUT Nguyễn Đường, PGSTS NGUT Phan Xuân Vận (Phó trưởng khoa) (ảnh 1,2). Nhiều Nhà Khoa học Đất đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp đào tạo cán bộ Quản lý Đất đai, đặc biệt các bậc tiền bối có mặt từ khi thành lập Đại học Nông Lâm (1956-1958): Thầy Phạm Gia Tu (tham tá canh nông thời Pháp), Nguyễn Văn Chiển, Cao Liêm (Địa chất); Lê Văn Căn (Nông hóa); Trần Khải (Vi sinh vật đất). Thời kỳ Học viện Nông Lâm (1959-1963) là các thầy: Vũ Ngọc Tuyên, Ngô Nhật Tiến Nguyễn Văn Thọ (từ Viện Khảo cứu trồng trọt về ), các thầy Trần Khải và Nguyễn Mười từ Trung Quốc về, Thầy Đỗ Ánh, Nguyễn Vi từ Liên Xô về cùng các thầy Võ Minh Kha, Nguyễn Thanh Trung (Khóa 1) , Hà Huy Khuê (Khóa 4) . Thời kỳ Đại học Nông nghiệp (1963-1967) có thêm các thầy: Đặng Đình Mỹ, Trương Công Tín, Nguyễn Đường, Vũ Hữu Yêm, Phan Thị Lãng, Nguyễn Phương Diệp…(ảnh 3,4) [Nguồn: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Quản lý Đất đai, Kỷ yếu 40 năm xây dựng và phát triển]
Thủy vốn mạch sông nước có nguồn
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần
Hoa Người, Hoa Đất vui thầy bạn
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.
*
Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
Nước suối ban mai trong tựa ngọc
Oanh vàng cúc tím nắng xuân tươi.
Mây trắng quyện lưng trời lãng đãng
Thiên nga từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa chiến sự vùng đất lửa
Hòa bình về lại Chứa Chan nay.
(*) Tục ngữ Việt Nam
(**) Nguyễn Bỉnh Khiêm
(***) Lão Tử
Kim Loan Phan: “Giống khoai Nhật đỏ đã góp phần làm giàu cho người dân Tuy Đức, Đắk Nông thầy ạ” Hoàng Kim Cám ơn em Kim Loan Phan tặng quà Giống khoai lang Nhật đỏ HL518. Khoai Việt từ giống tốt đến thương hiệu, từ Vĩnh Long miền Tây đến Đăk Nông Tây Nguyên đang mang lại nguồn lợi thu nhập và niềm vui cho nhiều hộ gia đình nông dân nghèo. Chúc các em bảo tồn và phát triển giống khoai lang HL518 Nhật đỏ phẩm chất ngon năng suất cao theo bản tả kỹ thuật và phẩm cấp giống gốc đã đăng ký. Noi gương bảo tồn và phát triển Thanh trà Thủy Biều Huế tạo vùng giống khoai ngon Nhật đỏ HL518 Đăk Nông .
Tuva nơi trung tâm của châu Á là khu vực nghèo nhất tại nước Nga
RỪNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Theo giáo sư Thomas Crowther, đồng tác giả của nghiên cứu và người sáng lập Phòng thí nghiệm Crowther tại ETH Zurich: tất cả chúng ta đều biết rằng phục hồi rừng có thể góp phần vào việc khắc phục biến đổi khí hậu, nhưng chúng ta không thực sự biết tác động của nó lớn như thế nào sẽ là Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rõ rằng phục hồi rừng là giải pháp biến đổi khí hậu tốt nhất hiện nay. Nhưng chúng ta phải hành động nhanh chóng, vì những khu rừng mới sẽ mất nhiều thập kỷ để trưởng thành và đạt được tiềm năng đầy đủ của chúng như là một nguồn lưu trữ carbon tự nhiên.
(According to Prof. Thomas Crowther, co-author of the study and founder of the Crowther Lab at ETH Zurich: “We all knew that restoring forests could play a part in tackling climate change, but we didn’t really know how big the impact would be. Our study shows clearly that forest restoration is the best climate change solution available today. But we must act quickly, as new forests will take decades to mature and achieve their full potential as a source of natural carbon storage.”
Uy Viễn "Vịnh Thúy Kiều"
Tố Như :"Đọc Tiểu Thanh":
Bến Giang Đình ẩn ngữ
Thời biến nhớ người xưa
Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ là hai danh nhân đồng hương và đồng thời. Bài thơ “Vịnh Thúy Kiều” của Nguyễn Công Trứ ”Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa/ Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm / Bán mình trong bấy nhiêu năm / Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai” là ẩn ngữ đời người, lời thách đố lịch sử. Bài thơ này chỉ có thế giải đáp mật ngữ đồng thời cùng với lời thơ Nguyễn Du: “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”. (Ba trăm năm nữa chốc mòng. Biết ai thiên hạ khóc cùng Tố Như?). Nguyễn Công Trứ “Vịnh Thúy Kiều” nhưng thực sự là nhằm vào cuộc đời và hành trạng Nguyễn Du.
VỊNH THÚY KIỀU
Nguyễn Công Trứ
Từ Mã Giám Sinh cho tới chàng Từ Hải.
Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu.
Bây giời Kiều còn hiếu vào đâu.
Mà bướm chán ong chường cho đến thế.
Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa.
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm.
Bán mình trong bấy nhiêu năm.
Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai”.
UY VIỄN "VỊNH THÚY KIỀU
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) là Uy Viễn tướng công phúc tướng của vua Minh Mệnh, đánh giá của ông cũng tương đồng với đánh giá của triều Nguyễn định luận về Nguyễn Du và họ Nguyễn Tiên Điền. Nguyễn Công Trứ con người ấy, sự nghiệp ấy thật không tầm thường, khẩn điền mở cõi giúp dân, ra tướng võ vào tướng văn, phong lưu rất mực: “Ngồi buồn mà trách ông xanh/ Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười/ Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo/ Giữa trời vách đá cheo leo/ Ai mà chịu rét thì trèo với thông.” Nguyễn Công Trứ kém Nguyễn Du 13 tuổi và cùng đồng hương Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông là vị tướng văn võ song toàn, phong lưu đa tình, gian thần đời loạn năng thần đời trị, có công với triều Nguyễn trong cai trị, dẹp loạn. Ông cùng chủ kiến với vua Gia Long và vua Minh Mệnh với kế sách ra tay trước (tiên phát chế nhân) để chặn bước các thế lực tiềm tàng, những người xuất chúng ngấp nghé ngai vàng, trong đó có Nguyễn Du. Nguyễn Công Trứ luận về Thúy Kiều nhưng thực chất là luận về Nguyễn Du: “Bán mình trong bấy nhiêu năm, Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai.” Nguyễn Công Trứ thân mật hay chống đối Nguyễn Du, đó là điều hậu thế cần lý giải cho đúng? hiểu đúng, biết đúng, mới bình giảng đúng Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ. Đó là một câu hỏi thật không dễ trả lời
Nguyễn Du không chịu theo Nguyễn Huệ như Ngô Thì Nhậm. Ông cũng không sớm theo Nguyễn Ánh như Đặng Trần Thường mà chỉ chấp nhận ra làm quan với triều Gia Long sau mười lăm năm lưu lạc khi thế nước đã phân định rõ ràng. Cuộc đời Nguyễn Du sau mười lăm năm lưu lạc là làm hiền triết giữa đời thường và chốn quan trường. Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Sơn Nam, Cai bạ Quảng Bình, Hàn Lâm Đại học sĩ, Chánh sứ của triều Nguyễn sang sứ nhà Thanh, (tương đương các chức vụ Chủ tịch huyện, Tỉnh trưởng, Bộ trưởng Giáo dục, Bộ trưởng Ngoại giao thời nay). Nguyễn Du viết sách Bắc Hành tạp lục là kiệt tác sử thi, chính kiến ngoại giao đánh giá bao quát mọi thời của Trung Quốc và kiệt tác Truyện Kiều là bài ca muôn thuở về tình yêu cuộc sống của dân tộc Việt. Nguyễn Du mất mà không để lại lời dặn dò gì.
TỐ NHƯ "ĐỌC TIỂU THANH"
Thúy Kiều với nguyên mẫu là Hồ Xuân Hương (Hồ Phi Mai) có nhiều kiệt tác thơ dân gian đời thường và thơ Hán Nôm, tiêu biểu nhất là Lưu Hương Ký. Trang thơ Hồ Xuân Hương 154 bài trên Thi Viện có nhiều bài rất hay: “Độ Hoa Phong” là Hạ Long tuyệt bút yêu thiên nhiên, Bài thơ “Miếu Sầm thái thú” cao vọi tầm tư tưởng nhân hậu và khí phách đảm lược của một kỳ tài, thơ tôn vinh phụ nữ và giải phóng con người, “Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu” tri âm tri kỹ nghĩa tình bền vững, “thơ Nôm truyền tụng” thanh tục đời thường, như có như không. “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là kiệt tác thơ tình yêu của Hồ Xuân Hương thuộc dạng thơ hát nói.
TỎ Ý
Hồ Xuân Hương
tặng Mai Sơn Phủ (Nguyễn Du)
(Bản dịch của Hoàng Kim)
Hoa rung rinh,
Cây rung rinh,
Giấc mộng cô đơn nhớ hương tình,
Đêm xuân bao cảm khái.
Hươu nơi nao
Nhạn nơi nao
Mình ước trong nhau ban mai nào
Lòng em thương nhớ ai thấu sao!
Sông mênh mông
Nước dạt dào
Lòng hai chúng mình đều ao ước
Nước mắt thầm rơi mặn chát.
Thơ thương thương,
Lòng vương vương,
Ấm lạnh lòng ai thấu tỏ tường,
Bút người tả xiết chăng?
Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương ?
Mây vương vương
Nước sương sương
Mây nước chung nhau chỉ một đường
Dặm trường cách trở thương càng thương.
Ngày thênh thênh,
Đêm thênh thênh,
Đêm ngày khắc khoải nhớ thương anh,
Người ơi đừng lỡ hẹn sai tình.
Gió bay bay
Mưa bay bay
Mưa gió giục em viết thơ này
Bút xuân gửi đến người thương nhớ
Anh đồng lòng
Em đồng lòng
Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm (*)
Thơ cùng ngâm
Rượu và trăng
Thăm thẳm buồn ly biệt
Vầng trăng chia hai nửa
Cung đàn ly khúc oán tri âm (**),
Thôi đành bặt tiếng hồ cầm
Núi cao biển sâu đằng đẳng
Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.
Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn, nói năng chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Lời và chữ còn đó
Ai là kẻ tình si
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ.
Truyện Thúy Kiều của Nguyễn Du “Gương trong chẳng chút bụi trần. Một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm. Bấy lâu đáy biển mò kim. Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa? Ai ngờ lại hợp một nhà. Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm! Nghe lời sửa áo cài trâm. Khấu đầu lạy trước cao thâm nghìn trùng. Thân tàn gạn đục khơi trong. Là nhờ quân tử khác lòng người ta. Mấy lời tâm phúc ruột rà. Tương tri dường ấy mới là tương tri”.
Kim Vân Kiều tái hợp. Lưu Hương Ký với Truyện Thúy Kiều là một ẩn ngữ của tình yêu cuộc sống.
BẾN GIANG ĐÌNH ẨN NGỮ
Hoàng Kim về bến Giang Đình xưa nơi Nguyễn Du viết Kiều và Nguyễn Công Trứ cùng Nguyễn Du đàm đạo. Non xanh còn đó, nước biếc còn đây, rác còn nhiều nhưng nước non vẫn vậy.
THỜI BIẾN NHỚ NGƯỜI XƯA
Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ giống nhau ở Ưu thời và khác nhau về thời biến. Hoàng Kim thăm nhà thơ Hải Như (thân phụ của anh Hanh Vu) Cụ tâm đắc với ba dòng văn chương. “Dòng văn chương Xu thời quá phổ biến trong mọi xã hội. Dòng văn chương Ưu thời có hai dạng loại của Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ, có thể ví như Khang Hi và Vi Tiểu Bảo hoặc ví như Khang Hy với thái tử nhà Minh trong Long Châu truyền kỳ đang chiếu gần đây. Đó là những kỳ tài mà khác nhau trong xử thể vì hiểu rõ thời biến. Nguyễn Du là biểu tượng của dòng văn chương ưu thời thứ nhất. Nguyễn Công Trứ là biểu tượng của dòng văn chương ưu thời thứ hai.
Tôi yêu Kiều Nguyễn Du.
NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim
Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người
Đấng danh sĩ tinh hoa
Nguyễn Du khinh Thành Tổ
Bậc thánh viếng đức Hòa
Nguyễn Du tư liệu quý
Linh Nhạc thương người hiền
Trung Liệt đền thờ cổ
“Bang giao tập” Việt Trung
Nguyễn Du tư liêu quý
Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
"Đối tửu" thơ bi tráng
"Tỏ ý" lệ vương đầy
Ba trăm năm thoáng chốc
Mại hạc vầng trăng soi.
Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Uy Viễn "Vịnh Thúy Kiều"
Tố Như "Đọc Tiểu Thanh"
Bến Giang Đình ẩn ngữ
Thời biến nhớ người xưa.
(*) Nguyễn Du trăng huyền thoại là nghiên cứu lịch sử văn hóa của Hoàng Kim. Nguyễn Du thơ chữ Hán; Nguyễn Du tư liệu qúy; Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ là lần lượt các bài 1, 2, 3, 4 trong chuỗi chuyên luận này, đã được hiệu đính, bổ sung, đúc kết nhân ngày 10/8 Canh Tý âm lịch, là ngày giỗ thứ 200 của cụ Nguyễn Du (1820- 2020) và kỷ niệm 255 năm ngày sinh của cụ Nguyễn Du (1766-2020) đấng danh sĩ tinh hoa, đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới, là ngày 23 tháng 11 Ất Dậu nhằm ngày 3 tháng 1 năm 1766. Mời xem tiếpNguyễn Du Nguyễn Công Trứ, những luận giải đang tiếp tục ...
HOA ĐẤT “Giải thưởng cao quý này xin được dành tặng cho cha mẹ và bà con Phú Yên đã ủng hộ và trực tiếp ứng dụng kết quả nghiên cứu” (Nguyễn Thị Trúc Mai).
BÀI PHÁT BIỂU CẢM ƠN HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH PHÚ YÊN LẦN THỨ 8 (2018-2019)
Kính thưa đồng chí Phan Đình Phùng, Tỉnh Ủy viên PCT UBND Tỉnh; Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, Kính thưa Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên. Kính thưa quý đại biểu!
Tôi xin thay mặt các tác giả được nhận giải của Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 8 (2018-2019), bày tỏ lời biết ơn chân thành tới quê hương Phú Yên – Xứ sở “Hoa vàng trên cỏ xanh”. Giải thưởng cao quý này xin được dành tặng cho cha mẹ và bà con Phú Yên đã ủng hộ và trực tiếp ứng dụng kết quả nghiên cứu. Cảm ơn lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Yên, Ban Tổ chức và Ban Giám khảo Hội thi đã tổ chức thành công một cuộc thi hết sức có ý nghĩa, được sự ủng hộ rộng rãi của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong địa bàn tỉnh Phú Yên.
Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, tiếp cận nhanh với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh nhà. Các sản phẩm dự thi có tính mới, có tính sáng tạo; khả năng ứng dụng vào thực tế cao, thậm chí có sản phẩm đã được phát triển rộng rãi trong sản xuất, thương mại hóa và góp phần làm giàu cho kinh tế tỉnh Phú Yên, như giải pháp “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao và kỹ thuật thâm canh tại tỉnh Phú Yên”, giải pháp “sản xuất than không khói từ phế phẩm nấm linh chi”, hay giải pháp “quản lý nhà yến 4.0”.
Chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc, hân hoan và cảm kích công tác tổ chức khoa học, chuyên nghiệp của Ban Tổ chức cuộc thi. Đó là một trong những động lực thôi thúc chúng tôi cống hiến sức lao động sáng tạonhiều hơn nữa để góp phần phát triển Tỉnh nhà nói riêng và cho đất nước nói chung, về mọi mặt trong phạm vi cho phép.
Kính chúc các quý đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị tổng kết trao giải của chúng ta thành công rực rỡ!