Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 6101
Toàn hệ thống 17007
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 17 THÁNG 10
Hoàng Kim

CNM365 Borlaug và Hemingway; Lời Thầy dặn thung dung; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Bài ca thời gian; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý, Ngày Thế giới chống đói nghèo, viết tắt là WDSJ (International Day for the Eradication of Poverty) được cử hành vào ngày 17 tháng 10 hàng năm trên toàn thế giới. Ngày này được Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận là ngày lễ quốc tế trong Nghị quyết A/RES /47/196 ngày 22/12/1992 Ngày 17 tháng 10 năm 1979, Mẹ Têrêsa được trao giải Nobel Hòa bình do những hoạt động nhằm đấu tranh vượt qua nghèo khó tại Ấn Độ. Ngày 17 tháng 10 năm 1849, ngày mất Frédéric Chopin nhà soạn nhạc nổi tiếng người Ba Lan. Bài viết chọn lọc ngày 17 tháng 10: Borlaug và Hemingway; Lời Thầy dặn thung dung; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Bài ca thời gian; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý, Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-10/.
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là norman-borlaug-nha-khoa-hoc-xanh.jpg

BORLAUG VÀ HEMINGWAY
Hoàng Kim

Năm 1988, tôi đến CIANO thăm nơi làm việc của nhà khoa học xanh Norman Borlaug nhà nhân đạo người Mỹ đã ‘cứu sống nhiều người hơn bất cứ ai khác trong lịch sử’ và thăm nơi lưu dấu di sản Ernest Hemingway, tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả là bài học tự do sáng tạo sống giữa thiên nhiên. Tôi mang theo suốt đời ấn tượng sâu sắc với Borlaug và Hemingway. Tôi chỉ mới chép đôi điều về họ trên Wikipedia Tiếng Việt, nay lưu điểm nhấn này để thỉnh thoảng quay lại chiêm nghiệm sâu hơn về di sản của hai người thầy kỳ dị và bạn lớn này.

Thầy Norman Borlaug là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29 tháng 8 (âm lịch) năm 1988. Thầy đã đi một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày mất của cha tôi. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch. Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Điều này tôi đã kể tại bài viết “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” đăng ở kỷ yếu Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 và bảo tồn trên trang Thầy bạn là lộc xuân
Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi là ngày mất của cha tôi 29 tháng 8 âm lịch (năm 2016 trùng ngày 29 tháng 9 kỷ niệm 50 năm thành lập CIMMYT. Sau này hàng năm, bên cạnh ngày giỗ chính cha tôi lấy theo ngày âm lịch, thì ngày Thế giới chống đói nghèo tôi lại thắp hương để tưởng nhớ cha mẹ mình Lịch Vạn Niên ngày dương lịch có thể đổi thay nhưng ý nghĩa của sự kiện vẫn vậy. Ngày này cha tôi mất năm 1968 và thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết Bài ca Trường Quảng Trạch với những câu thơ xúc động “Thương em cảnh gieo neo mẹ mất, lại cha già giặc giết hôm qua”. Hai mươi năm sau, ngày này năm 1988, tại phòng riêng của tôi ở CIMMYT Mexico, tôi bất ngờ được thầy Norman Borlaug tới thăm, Thầy là người đoạt giải Nobel hòa bình, cha đẻ cách mạng xanh, nhà bác học hàng đầu của nông nghiệp hiện đại Thầy đã dành trọn buổi chiều để trò chuyện và khai mở tâm thức cho tôi….

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thaynormanborlaug.jpg

Norman Borlaug nhà khoa học xanh, lời Thầy dặn thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời

Tôi nhớ đến cha tôi, người thầy và cũng là anh hai Hoàng Ngọc Dộ tần tảo thay cha mẹ nuôi em năm năm ngày một bữa, thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng thầy bạn nhường cơm xẻ áo cho tôi, thầy Mai Văn Quyền mà tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ để nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ. Đời người có những câu chuyện khó cắt nghĩa. Tôi lưu câu chuyện này với Giấc mơ thiêng cùng Goethe.kể về cậu bé chân đất làng Minh Lệ được may gặp Goethe ở châu Âu và được đàm đạo với Thầy Norman Borlaug khai tâm đường vào khoa học. Tôi noi gương Goethe và Borlaug để Dạy và Học Việt Nam học, Cây Lương thực Việt Nam Tình yêu cuộc sống, CNM365

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ong-gia-nho-borlaug-vc3a0-hemingway-3.jpg

Ernest HemingwayÔng già và biển cả, sinh ngày 21 tháng 7 năm 1899, mất ngày 2 tháng 7 năm 1961, là một tiểu thuyết gia người Mỹ, một nhà văn viết truyện ngắn, và là một nhà báo. Ông là một người xa xứ Paris và một cựu quân nhân. Ông đã nhận được Giải Nobel Văn học năm 1954 và Giải Pulitzer năm 1953 với tiểu thuyết Ông già và biển cả. Ngày 21 tháng 10 là ngày ông đã phát hành lần đầu cuốn tiểu thuyết kiệt tác Chuông nguyện hồn ai.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ong-gia-nho-borlaug-vc3a0-hemingway-4.jpg

Ngôi nhà nơi Hemingway sinh ra tại Oak Park, Illinois là nơi lưu dấu tuổi thơ dữ dội của ông nay là chứng tích nơi Hemingway viết những kiệt tác Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai. Ông già và biển cả. Hemingway là một người lính đã đi qua hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai ở những chiến trường và thời điểm khốc liệt nhất, ông có có một cuộc đời giàu trãi nghiệm nên kịp trao lại cho đời một di sản văn chương đồ sộ
Hemingway sinh tại Oak Park, Illinois, một vùng ngoại ô của Chicago, Mỹ. Hemingway lúc ở tuổi mười tám đã bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình với tư cách là một phóng viên cho báo The Kansas City Star. Tờ báo này đã ghi danh ông là phóng viên hàng đầu của báo trong một trăm năm qua,
Hemingway có phong cách văn chương nổi bật “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận” (“Use short sentences. Use short first paragraphs. Use vigorous English. Be positive, not negative.”). Lối văn ấy, sau này tôi nghiệm thấy, người đã học và dùng thật khéo, thật giỏi và thật nhuyễn lối phong cách văn chương độc đáo ấy là tổng thống Mỹ Trump (cho dù ông có nhìn nhận điều ấy hay không.
Hemingway ngừng làm phóng viên chỉ sau đó một vài tháng và tình nguyện gia nhập Quân đội Mỹ vào hàng ngũ quân y sang chiến đấu ờ Pháp và Italia. Ông bị thương khi đang lái xe chuyển thương binh và được huân chương từ chính phủ Ý. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ông trở về Mỹ lấy vợ là Hadley Richardson và sống một cuộc đời nghèo túng ở quê. Từ năm 1921 gia đình ông định cư ở Pari Pháp. Sau nhiều thành công với tư cách là thông tín viên nước ngoài, Hemingway trở lại Toronto, Canada năm 1923. ông có người con trai đầu tên là Jack. Hemingway. Ông chia tay người vợ đầu năm 1927 và cưới Pauline Pfeiffer, một phóng viên thời trang không thường xuyên, người sùng đạo Thiên Chúa đến từ Piggott, Arkansas. Họ có với nhau hai người con năm 1928 và 1930.
Hemingway năm 1929 viết tác phẩm “Giả từ vũ khí” thành công nên thu nhập sau đò khá hơn. Năm 1931 Hemingway quay về Key West, Florida và sống ở đó đến năm 1940 ông thường đi câu cá và nhiều lần sang Tây Ban Nha để tìm tư liệu và đi săn ở châu Phi để lấy cảm hứng viết văn ở Mombasa, Nairobi Machakos tại Kenya, Tanganyika. Serengeti, quanh Hồ Manyara và vùng phía tây và đông nam của Công viên Quốc gia Tarangire ngày nay. Hemingway đã bị bệnh trong chuyến đi này. Sự sa sút sức khỏe và tình hình gia đình xã hội chính trị tôn giáo luôn không thể dung hòa đã làm ông kiệt sức. Bố Hemingway nghèo khó quản bách tài chính phải tự sát. Ông đã viết ‘Chuông nguyện hồn ai ‘ năm 1940 trong hoàn cảnh đó.
Hemingway là mẫu mực kinh điển trong văn học Mỹ với đặc trưng văn chương chuẩn mực, kiệm lời, sáng tạo, khắc họa vĩnh cữu những từ chìa khóa (Key words). Hemingway là một người theo chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism), vui lòng chịu sức ép (grace under pressure), thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh. Ông là một cựu quân nhân trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói, nên ông đã mô tả người như ông là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ.

Điều thú vị là tôi thật nhiều năm hiểu nhưng chưa tìm được một lối diễn đạt nào để mô tả phong cách Hemingway trong bản lĩnh người lính khi phải bộc lộ sự thật quan điểm lính của mình đối mặt với một quyết định sinh tử để không bị lợi dụng cho một mưu đồ chính trị trái lòng mình. Hemingway tôn trọng Cu Ba không đồng tình chiến tranh lạnh..Cho đến khị tôi tình cờ đọc được một đoản văn ngắn của Lưu Huy Chiêm một người bạn nghề thủy lợi, nghiệp nhà văn đã nói về Hemingway đúng tính cách ông ấy, của “Thế hệ bỏ đi”. Nguyên văn đoạn văn ấy như sau:


LÒNG TỰ TRỌNG CAO QUÍ.
Chiêm Lưu Huy Năm 1953, Stalin chết. Nikita Khrushchev (1894 – 1971) lên cầm quyền Liên bang xô viết. Ông quyết định cải tổ. Việc đầu tiên trong quan hệ ngoại giao, ông chọn cách bắt tay chung sống và thi đua hòa bình với cường quốc thù địch ý thức hệ Hoa kỳ. Chuyến thăm chính thức có hàng tấn thông tin từ cả hai phía, đầy ắp sự kiện. Bài viết này chỉ chú ý đến chi tiết nhỏ nhặt gần như bị lãng quên. Nikita khrushchev mang theo nhà văn Nga – Mikhail Aleksandrovich Solokhov (1905 -1984). Nikita ngầm cho người Mỹ hiểu rằng văn hóa Liên xô yêu chuộng hòa bình, lên án chiến tranh mà Sông Đông êm đềm của Solokhov đại diện làm sứ giả – Sứ giả Hòa bình!

Đáp lễ, chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết, Tổng thống Hoa kỳ Dwight F Eisenhower (1890 -1969) muốn có tác giả lừng danh thiên hạ với tác phẩm Ông già và biển cả, được viết ở Cu Ba (cánh tay nối dài của Liên xô ở ngay sát nách Mỹ!) là Ernest Hemingway (1899 – 1961) tháp tùng. Bất ngờ, nhận được lời mời, Ernest Hemingway mỉm cười nói: Tại sao Ernest Hemingway lại phải tháp tùng Dwight F. Eisenhower. Lẽ ra ông ấy phải tháp tùng tôi chứ !? Và, dĩ nhiên Ernest từ chối thẳng thừng một cơ hội ngàn vàng, ngàn năm mong đợi của không ít người!?

3 – Không ai biết có 1001 lý do từ chối, nhưng chắc chắn có một cái gì… như là lòng tự trọng cao quý của Người Văn…! Đây là chân dung Người Văn có lòng tự trọng cao quý mà tôi hiến tặng các bạn, trong đó có Tình Yêu Của Tôi…

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ong-gia-nho-borlaug-vc3a0-hemingway-5.jpg

Tôi dự tiệc cưới con một người bạn lính thuộc Lớp thanh niên xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và trở về trường học sau chiến tranh. Thế hệ của chúng tôi cũng trãi gần trọn đời trong cuộc chiến chống lại giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, cùng những biến thái của điều này sau chiến tranh, theo cách nói Hemingway là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) vì thế hệ chúng tôi Hemingway văn chương ông dường như có sự đồng cảm và thấu hiểu tâm trạng.
Chúng tôi cũng là quân nhân, cũng là người xa xứ ‘cuốn theo chiều gió’, cũng sống thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh, cũng vui lòng chịu sức ép. Đọc “Những người lính sinh viện” của Lê Anh Quốc FB Phan Chi dưới đây, đã nói lên thật đúng và thật đồng cảm kỳ lạ tâm trạng chúng tôi , và cũng thật sâu sắc khi đối thoại thầm lặng với tác giả của kiệt tác “Giã từ vũ khí”:
“Những người lính có bao giờ định liệu Cái giá mình trước Tổ Quốc, Nhân Dân! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Lẽ sống ấy làm nên Nhân cách Lính.Ngay cả khi mình không mang quân phục, Nhưng Lính thì chẳng lẫn với ai đâu? Không biết người ta sống mai sau, Có đời hơn thời chúng tôi đang sống? Rồi đến lúc phải quên đi tiếng súng, Ta vẫn tin! Đồng đội chẳng quên nhau! Nhân Dân mình sống có trước có sau. Cứ nhìn những Nghĩa trang, những Tượng đài thì biết. Và cả những Tượng đài thơm hương tha thiết, Cho người sống,Cho người còn mà chết tuổi thanh xuân. Nếu Cuộc đời biết vì Nhân Dân Thì Nhân Dân cũng vì ta năm tháng. Như mặt trời cho cỏ cây nguồn sáng, Cỏ cây nào chẳng cho đất những mùa hoa? Bom đạn tạnh đi rồi Chiến tranh đã lùi xa! Cuộc sống mới bảo chúng tôi đổi mới!”

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dikhapquenguoidehieudatquehuong3a.jpg

Tôi học Norman, noi theo Norman bởi những lời Thầy dặn tôi mãi mãi làm người Thầy nhà nông chiến sĩ, đã khai tâm cho tôi làm thay đổi chính cuộc đời mình, nhưng tôi thật thích Hemingway về văn chương kiệm lời trong như ngọc chắt lọc từ khóa (key word) Ông già và biển cả; Giả từ vũ khí; Chuông nguyện hồn ai; “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận”; “Thế hệ bỏ đi” Hemingway với những tác phẩm để đời và các câu văn ngắn gây ám ảnh và ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong lòng tôi.và say mê đến kỳ lạ của ông ham thích tự do. Đó là đại dương khát vọng “Ông già và biển cả” khai mở tự do tâm thức tình yêu cuộc sống. Tôi cũng vẫn thường quay lại với Nguyễn Khải, với các tác phẩm văn chương ưng ý  mà Nguyễn Khải đã trao lại ngọc cho đời và những lời thương nhớ Nguyễn Khải của các bạn văn, người đọc viết về Nguyễn Khải để tìm câu giải thích cho điều tâm đắc ông viết: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”. “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại ! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.


CHÀO NGÀY MỚI 17 THÁNG 10
Hoàng Kim

CNM365 Borlaug và Hemingway; Lời Thầy dặn thung dung; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Bài ca thời gian; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý, Ngày Thế giới chống đói nghèo, viết tắt là WDSJ (International Day for the Eradication of Poverty) được cử hành vào ngày 17 tháng 10 hàng năm trên toàn thế giới. Ngày này được Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận là ngày lễ quốc tế trong Nghị quyết A/RES /47/196 ngày 22/12/1992 Ngày 17 tháng 10 năm 1979, Mẹ Têrêsa được trao giải Nobel Hòa bình do những hoạt động nhằm đấu tranh vượt qua nghèo khó tại Ấn Độ. Ngày 17 tháng 10 năm 1849, ngày mất Frédéric Chopin nhà soạn nhạc nổi tiếng người Ba Lan. Bài viết chọn lọc ngày 17 tháng 10: Borlaug và Hemingway; Lời Thầy dặn thung dung; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Bài ca thời gian; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý, Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-10/.

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là norman-borlaug-nha-khoa-hoc-xanh.jpg

 

 

BORLAUG VÀ HEMINGWAY Hoàng Kim

Năm 1988, tôi đến CIANO thăm nơi làm việc của nhà khoa học xanh Norman Borlaug nhà nhân đạo người Mỹ đã ‘cứu sống nhiều người hơn bất cứ ai khác trong lịch sử’ và thăm nơi lưu dấu di sản Ernest Hemingway, tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả là bài học tự do sáng tạo sống giữa thiên nhiên. Tôi mang theo suốt đời ấn tượng sâu sắc với Borlaug và Hemingway. Tôi chỉ mới chép đôi điều về họ trên Wikipedia Tiếng Việt, nay lưu điểm nhấn này để thỉnh thoảng quay lại chiêm nghiệm sâu hơn về di sản của hai người thầy kỳ dị và bạn lớn này.

Thầy Norman Borlaug là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29 tháng 8 (âm lịch) năm 1988. Thầy đã đi một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày mất của cha tôi. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch. Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Điều này tôi đã kể tại bài viết “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” đăng ở kỷ yếu Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 và bảo tồn trên trang Thầy bạn là lộc xuân
Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi là ngày mất của cha tôi 29 tháng 8 âm lịch (năm 2016 trùng ngày 29 tháng 9 kỷ niệm 50 năm thành lập CIMMYT. Sau này hàng năm, bên cạnh ngày giỗ chính cha tôi lấy theo ngày âm lịch, thì ngày Thế giới chống đói nghèo tôi lại thắp hương để tưởng nhớ cha mẹ mình Lịch Vạn Niên ngày dương lịch có thể đổi thay nhưng ý nghĩa của sự kiện vẫn vậy. Ngày này cha tôi mất năm 1968 và thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết Bài ca Trường Quảng Trạch với những câu thơ xúc động “Thương em cảnh gieo neo mẹ mất, lại cha già giặc giết hôm qua”. Hai mươi năm sau, ngày này năm 1988, tại phòng riêng của tôi ở CIMMYT Mexico, tôi bất ngờ được thầy Norman Borlaug tới thăm, Thầy là người đoạt giải Nobel hòa bình, cha đẻ cách mạng xanh, nhà bác học hàng đầu của nông nghiệp hiện đại Thầy đã dành trọn buổi chiều để trò chuyện và khai mở tâm thức cho tôi….

 

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thaynormanborlaug.jpg

 

 

Norman Borlaug nhà khoa học xanh, lời Thầy dặn thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời

Tôi nhớ đến cha tôi, người thầy và cũng là anh hai Hoàng Ngọc Dộ tần tảo thay cha mẹ nuôi em năm năm ngày một bữa, thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng thầy bạn nhường cơm xẻ áo cho tôi, thầy Mai Văn Quyền mà tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ để nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ. Đời người có những câu chuyện khó cắt nghĩa. Tôi lưu câu chuyện này với Giấc mơ thiêng cùng Goethe.kể về cậu bé chân đất làng Minh Lệ được may gặp Goethe ở châu Âu và được đàm đạo với Thầy Norman Borlaug khai tâm đường vào khoa học. Tôi noi gương Goethe và Borlaug để Dạy và Học Việt Nam học, Cây Lương thực Việt Nam Tình yêu cuộc sống, CNM365

 

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ong-gia-nho-borlaug-vc3a0-hemingway-3.jpg

 

 

Ernest HemingwayÔng già và biển cả, sinh ngày 21 tháng 7 năm 1899, mất ngày 2 tháng 7 năm 1961, là một tiểu thuyết gia người Mỹ, một nhà văn viết truyện ngắn, và là một nhà báo. Ông là một người xa xứ Paris và một cựu quân nhân. Ông đã nhận được Giải Nobel Văn học năm 1954 và Giải Pulitzer năm 1953 với tiểu thuyết Ông già và biển cả. Ngày 21 tháng 10 là ngày ông đã phát hành lần đầu cuốn tiểu thuyết kiệt tác Chuông nguyện hồn ai.

 

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ong-gia-nho-borlaug-vc3a0-hemingway-4.jpg

 

 

Ngôi nhà nơi Hemingway sinh ra tại Oak Park, Illinois là nơi lưu dấu tuổi thơ dữ dội của ông nay là chứng tích nơi Hemingway viết những kiệt tác Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai. Ông già và biển cả. Hemingway là một người lính đã đi qua hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai ở những chiến trường và thời điểm khốc liệt nhất, ông có có một cuộc đời giàu trãi nghiệm nên kịp trao lại cho đời một di sản văn chương đồ sộ
Hemingway sinh tại Oak Park, Illinois, một vùng ngoại ô của Chicago, Mỹ. Hemingway lúc ở tuổi mười tám đã bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình với tư cách là một phóng viên cho báo The Kansas City Star. Tờ báo này đã ghi danh ông là phóng viên hàng đầu của báo trong một trăm năm qua,
Hemingway có phong cách văn chương nổi bật “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận” (“Use short sentences. Use short first paragraphs. Use vigorous English. Be positive, not negative.”). Lối văn ấy, sau này tôi nghiệm thấy, người đã học và dùng thật khéo, thật giỏi và thật nhuyễn lối phong cách văn chương độc đáo ấy là tổng thống Mỹ Trump (cho dù ông có nhìn nhận điều ấy hay không.
Hemingway ngừng làm phóng viên chỉ sau đó một vài tháng và tình nguyện gia nhập Quân đội Mỹ vào hàng ngũ quân y sang chiến đấu ờ Pháp và Italia. Ông bị thương khi đang lái xe chuyển thương binh và được huân chương từ chính phủ Ý. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ông trở về Mỹ lấy vợ là Hadley Richardson và sống một cuộc đời nghèo túng ở quê. Từ năm 1921 gia đình ông định cư ở Pari Pháp. Sau nhiều thành công với tư cách là thông tín viên nước ngoài, Hemingway trở lại Toronto, Canada năm 1923. ông có người con trai đầu tên là Jack. Hemingway. Ông chia tay người vợ đầu năm 1927 và cưới Pauline Pfeiffer, một phóng viên thời trang không thường xuyên, người sùng đạo Thiên Chúa đến từ Piggott, Arkansas. Họ có với nhau hai người con năm 1928 và 1930.
Hemingway năm 1929 viết tác phẩm “Giả từ vũ khí” thành công nên thu nhập sau đò khá hơn. Năm 1931 Hemingway quay về Key West, Florida và sống ở đó đến năm 1940 ông thường đi câu cá và nhiều lần sang Tây Ban Nha để tìm tư liệu và đi săn ở châu Phi để lấy cảm hứng viết văn ở Mombasa, Nairobi Machakos tại Kenya, Tanganyika. Serengeti, quanh Hồ Manyara và vùng phía tây và đông nam của Công viên Quốc gia Tarangire ngày nay. Hemingway đã bị bệnh trong chuyến đi này. Sự sa sút sức khỏe và tình hình gia đình xã hội chính trị tôn giáo luôn không thể dung hòa đã làm ông kiệt sức. Bố Hemingway nghèo khó quản bách tài chính phải tự sát. Ông đã viết ‘Chuông nguyện hồn ai ‘ năm 1940 trong hoàn cảnh đó.
Hemingway là mẫu mực kinh điển trong văn học Mỹ với đặc trưng văn chương chuẩn mực, kiệm lời, sáng tạo, khắc họa vĩnh cữu những từ chìa khóa (Key words). Hemingway là một người theo chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism), vui lòng chịu sức ép (grace under pressure), thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh. Ông là một cựu quân nhân trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói, nên ông đã mô tả người như ông là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ.

Điều thú vị là tôi thật nhiều năm hiểu nhưng chưa tìm được một lối diễn đạt nào để mô tả phong cách Hemingway trong bản lĩnh người lính khi phải bộc lộ sự thật quan điểm lính của mình đối mặt với một quyết định sinh tử để không bị lợi dụng cho một mưu đồ chính trị trái lòng mình. Hemingway tôn trọng Cu Ba không đồng tình chiến tranh lạnh..Cho đến khị tôi tình cờ đọc được một đoản văn ngắn của Lưu Huy Chiêm một người bạn nghề thủy lợi, nghiệp nhà văn đã nói về Hemingway đúng tính cách ông ấy, của “Thế hệ bỏ đi”. Nguyên văn đoạn văn ấy như sau:


LÒNG TỰ TRỌNG CAO QUÍ.
Chiêm Lưu Huy Năm 1953, Stalin chết. Nikita Khrushchev (1894 – 1971) lên cầm quyền Liên bang xô viết. Ông quyết định cải tổ. Việc đầu tiên trong quan hệ ngoại giao, ông chọn cách bắt tay chung sống và thi đua hòa bình với cường quốc thù địch ý thức hệ Hoa kỳ. Chuyến thăm chính thức có hàng tấn thông tin từ cả hai phía, đầy ắp sự kiện. Bài viết này chỉ chú ý đến chi tiết nhỏ nhặt gần như bị lãng quên. Nikita khrushchev mang theo nhà văn Nga – Mikhail Aleksandrovich Solokhov (1905 -1984). Nikita ngầm cho người Mỹ hiểu rằng văn hóa Liên xô yêu chuộng hòa bình, lên án chiến tranh mà Sông Đông êm đềm của Solokhov đại diện làm sứ giả – Sứ giả Hòa bình!

Đáp lễ, chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết, Tổng thống Hoa kỳ Dwight F Eisenhower (1890 -1969) muốn có tác giả lừng danh thiên hạ với tác phẩm Ông già và biển cả, được viết ở Cu Ba (cánh tay nối dài của Liên xô ở ngay sát nách Mỹ!) là Ernest Hemingway (1899 – 1961) tháp tùng. Bất ngờ, nhận được lời mời, Ernest Hemingway mỉm cười nói: Tại sao Ernest Hemingway lại phải tháp tùng Dwight F. Eisenhower. Lẽ ra ông ấy phải tháp tùng tôi chứ !? Và, dĩ nhiên Ernest từ chối thẳng thừng một cơ hội ngàn vàng, ngàn năm mong đợi của không ít người!?

3 – Không ai biết có 1001 lý do từ chối, nhưng chắc chắn có một cái gì… như là lòng tự trọng cao quý của Người Văn…! Đây là chân dung Người Văn có lòng tự trọng cao quý mà tôi hiến tặng các bạn, trong đó có Tình Yêu Của Tôi…

 

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ong-gia-nho-borlaug-vc3a0-hemingway-5.jpg

 

 

Tôi dự tiệc cưới con một người bạn lính thuộc Lớp thanh niên xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và trở về trường học sau chiến tranh. Thế hệ của chúng tôi cũng trãi gần trọn đời trong cuộc chiến chống lại giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, cùng những biến thái của điều này sau chiến tranh, theo cách nói Hemingway là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) vì thế hệ chúng tôi Hemingway văn chương ông dường như có sự đồng cảm và thấu hiểu tâm trạng.
Chúng tôi cũng là quân nhân, cũng là người xa xứ ‘cuốn theo chiều gió’, cũng sống thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh, cũng vui lòng chịu sức ép. Đọc “Những người lính sinh viện” của Lê Anh Quốc FB Phan Chi dưới đây, đã nói lên thật đúng và thật đồng cảm kỳ lạ tâm trạng chúng tôi , và cũng thật sâu sắc khi đối thoại thầm lặng với tác giả của kiệt tác “Giã từ vũ khí”:
“Những người lính có bao giờ định liệu Cái giá mình trước Tổ Quốc, Nhân Dân! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Lẽ sống ấy làm nên Nhân cách Lính.Ngay cả khi mình không mang quân phục, Nhưng Lính thì chẳng lẫn với ai đâu? Không biết người ta sống mai sau, Có đời hơn thời chúng tôi đang sống? Rồi đến lúc phải quên đi tiếng súng, Ta vẫn tin! Đồng đội chẳng quên nhau! Nhân Dân mình sống có trước có sau. Cứ nhìn những Nghĩa trang, những Tượng đài thì biết. Và cả những Tượng đài thơm hương tha thiết, Cho người sống,Cho người còn mà chết tuổi thanh xuân. Nếu Cuộc đời biết vì Nhân Dân Thì Nhân Dân cũng vì ta năm tháng. Như mặt trời cho cỏ cây nguồn sáng, Cỏ cây nào chẳng cho đất những mùa hoa? Bom đạn tạnh đi rồi Chiến tranh đã lùi xa! Cuộc sống mới bảo chúng tôi đổi mới!”

 

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dikhapquenguoidehieudatquehuong3a.jpg

 

 

Tôi học Norman, noi theo Norman bởi những lời Thầy dặn tôi mãi mãi làm người Thầy nhà nông chiến sĩ, đã khai tâm cho tôi làm thay đổi chính cuộc đời mình, nhưng tôi thật thích Hemingway về văn chương kiệm lời trong như ngọc chắt lọc từ khóa (key word) Ông già và biển cả; Giả từ vũ khí; Chuông nguyện hồn ai; “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận”; “Thế hệ bỏ đi” Hemingway với những tác phẩm để đời và các câu văn ngắn gây ám ảnh và ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong lòng tôi.và say mê đến kỳ lạ của ông ham thích tự do. Đó là đại dương khát vọng “Ông già và biển cả” khai mở tự do tâm thức tình yêu cuộc sống. Tôi cũng vẫn thường quay lại với Nguyễn Khải, với các tác phẩm văn chương ưng ý  mà Nguyễn Khải đã trao lại ngọc cho đời và những lời thương nhớ Nguyễn Khải của các bạn văn, người đọc viết về Nguyễn Khải để tìm câu giải thích cho điều tâm đắc ông viết: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”. “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại ! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.

CHÀO NGÀY MỚI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
Thơ yêu thương là thơ hoa hồng Đỏ của máu và xanh hi vọng.
Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi Ngày mới nhớ về mạch sống

Thoáng chốc tháng năm nhìn trở lại An nhiên chào ngày mới yêu thương. Đi qua chiến tranh mừng hạnh phúc Bạn học chung mâm nhớ lớp trường.

 

 

thayoi

 

 

LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG
Hoàng Kim

Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời

Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi Con em và cháu vững tay rồi Đời không lo nghĩ lòng thanh thản Minh triết mỗi ngày dạy học chơi.
Thung dung đời thoải mái ban mai của riêng mình giọt thời gian điểm ngọc thanh nhàn khát khao xanh.

 

 

thungdung
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thung-dung-2.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dao-choi-cung-gouthe-1.jpg

 

 

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE Hoàng Kim

Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi” Goethe trao tặng cho tôi Ngọc minh triết của Người.
Tôi giấc mơ gặp
GoetheKalovi Vary, Czechoslovakia trong rừng thiêng cổ tích. Người kể chuyện sử thi
Tiệp Khắc kỷ niệm một thời Praha Goethe và lâu đài cổ Những khát khao của Faust, Nỗi đau của chàng Werther

Người nhắc tôi đừng quên kể chuyện sử thi dân mình Cho dù học gì làm gì Cũng đừng quên chuyện đó !

Người hỏi tôi trong mơ Con có dám học Faust? Chọn minh triết làm Thầy Suốt đời theo Trí Tuệ ?

Tôi trả lời.trong mơ ! con xin theo Người Con xin theo học Goethe Người kể chuyện sử thi

Ta bàng hoàng gặp Goethe Trên cầu đi bộ Charles Trong 30 tượng thánh trầm tư Tôi ngắm hình tượng Faust
Quảng trường Old Town Square
Đế Quốc La Mã Thần Thánh Goethe lắng đọng tại Praha Trong huyền thoại muôn đời

Tôi nhớ Người ở Frankfurt, Di sản Người Leipzig, Strasbourg Ông già hiền triết châu Âu Tại bao nhiêu điểm đến …

 

Tôi học Goethe qua thơ Xuân Diệu “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi” Thơ Người đi cùng tôi bao tháng năm.

Tôi gặp Goethe ở châu Âu Trong hình bóng người hiền Cũng gặp Người tại Oregon Nơi Miền Tây Nước Mỹ.

Tôi gặp Goethe ở châu Mỹ Tại Ciudad Obregon Hồ lớn ba tỷ khối nước Cây xanh đất nước giao hòa

Tôi  gặp Người ở CIMMYTMexico phía cuối trời Tây GoetheNorman Borlaug dạy cho tôi Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương

Người hóa thân trong thanh thản bóng cây xanh Người đàm đạo với Norman Borlaug và cậu học trò nghèo Về ý tưởng xanh Con đường xanh Hành trình xanh Sự nghiệp xanh Nhà khoa học xanh và giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh Goethe cũng là lão nông ngồi cùng chúng ta chuyện trò trên cánh đồng xanh hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug là những trí tuệ bậc Thầy Họ không màng hư vình mà hướng tới đỉnh cao hòa bình sự an lành tiến bộ.
Anh và em cùng
Goethe Ở FAO, Rome, Italy Người hóa thân thành nữ thần Tình Yêu (*)
Trời xanh tuyệt vời ! Trời nhân loại mênh mông !

(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.

 

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là kim-in-ita-lia-2.jpg

 

 



 

 

Tro ve diem hen

 

 

BÀI CA THỜI GIAN Hoàng Kim
Anh như chim ưng quay về tổ ấm Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ Anh về bên này lại nhớ bên em

Kamina Kamina Anh gọi tên em Kamina Em là nữ thần tình yêu Của Antonio Canova Trong Bảo tàng Nghệ thuật

Anh bàng hoàng cầm tay em Đến bên tượng Gouthe Phút giây này Tình yêu này Em là suối nhạc Để Bethoven dâng đời Kiệt tác “Ánh trăng”

Kamina Kamina Em là loài hoa tình yêu Là ban mai vui tươi Là nữ thần tình yêu Rung động hóa thân Dưới bàn tay vàng của Antonio Canova Em là mơ hay là thật.
Anh muốn ôm em vào lòng và gối đầu lên ngực để tình yêu hóa thân những giây phút bên em đằm thắm đến vô cùng.

 

 

Baicathoigian

 

 

BÀI CA THỜI GIAN Hoàng Kim

Anh về muộn Đường trần chưa dừng bước Nẻo đồng xuân dầu núi cách sông ngăn. Em thân thiết tiễn đưa và ngóng đợi Trao yêu thương nhắn gửi những vui buồn.

Biển thăm thẳm đá vàng dầm nước biếc. Núi nhấp nhô mây trắng quấn non xanh Rừng thênh thênh suối trong soi trời tím Đồng mênh mông đất xám bụi hồng trần …

Bài ca thời gian Thung dung việc thiện Gieo điều lành Giữ trọn niềm tin…

Người thân yêu ơi Đường xa có mỏi Thoải mái an nhiên Giữ chí cho bền
Không háo thắng Đừng bi quan Chỉ cố làm người có ích Thương yêu con người Cuộc sống sẽ yêu thương.

(*) Đức Thánh Trần và thợ đá Thắng Nghiêm, ảnh Hoàng Kim

 

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là NLU.jpg

 

 

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
Video yêu thích
Vietnamese Dan Bau Music Vietnamese food paradise KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 20190
Nhập ngày : 17-10-2020
Điều chỉnh lần cuối : 17-10-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 11(23-11-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 11(22-11-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 11(21-11-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 11(20-11-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 11(18-11-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 11(18-11-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 11(18-11-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 11(17-11-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 11(15-11-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 11(14-11-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007