Số lần xem
Đang xem 1034 Toàn hệ thống 1772 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHÀO NGÀY MỚI 22 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365Thomas Edison một huyền thoại, Nguyễn Phương giống bắp ngọt. Sự thật hơn lời nói; Nguyễn Du tư liệu quý; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới trong đó có 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, ngoài ra là các bằng sáng chế ở Anh, Pháp, Đức,…Ngày 22 tháng 10 năm 1879, Thomas Edison lần đầu tiên thành công trong việc thử nghiệm đèn sợi đốt, với một dây tóc cácbon. Ngày 22 tháng 10 năm 1964, nhà triết học Pháp Jean Paul Sartre đoạt Giải Nobel Văn học, ông đã tự ý từ chối nhận giải này vì không muốn bị “biến đổi”. Ông trở thành người đầu tiên từ chối nhận giải Nobel sau khi Ủy ban Nobel tuyên bố. Ngày 22 tháng 10 năm 1913, ngày sinh Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam (mất năm 1997) Bài chọn lọc ngày 22 tháng 10: Thomas Edison một huyền thoại, Nguyễn Phương giống bắp ngọt. Sự thật hơn lời nói; Nguyễn Du tư liệu quý; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-10/.
THOMAS EDISON MỘT HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới trong đó có 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, ngoài ra là các bằng sáng chế ở Anh, Pháp, Đức,…Ngày 22 tháng 10 năm 1879, Thomas Edison lần đầu tiên thành công trong việc thử nghiệm đèn sợi đốt, với một dây tóc cácbon. Đó là một trong ngày và sự kiện đáng ghi nhớ nhất của nhân loại với niềm vui ánh sáng. Tôi chưa kịp viết nhiều về họ nhưng tôi tin tưởng và lưu lại chút hình ảnh và thông tin để nhớ ; xam tiếp https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-10/.
NGUYỄN PHƯƠNG GIỐNG BẮP NGỌT
Hoàng Kim
Chúc mừng TS Nguyễn Phương và đồng sự 2019 “Nghiên cứu tạo giống ngô đường lai đơn F1 phục vụ cho sản xuất khu vực Đông Nam Bộ”. Mã số B2017 NLS 11. Đề tài thật tốt..
Linh Nhạc thương người hiền
Trung Liệt đền thờ cổ
“Bang giao tập” Việt Trung
Nguyễn Du niên biểu luận
Mười ba tư liệu quý về Nguyễn Du góp phần giải mã Nguyễn Du và Truyện Kiều theo tôi đó là: 1) Nguyễn Du Truyện Thúy Kiều (bản Phường do Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim hiệu đính); 2) Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du, 3) “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái, 4) Đại Việt thông sử, còn gọi Lê triều thông sử của Lê Quý Đôn; 5) “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim, 6) “200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều” 1989 trang của Lê Xuân Lít, 7) “Nguyễn Du” 416 trang của Nguyễn Thế Quang, 8) “Thả một bè lau”, Truyện Kiều dưới cái nhìn Thiền quán, 471 trang của Nhất Hạnh 9) Hoàng Việt hưng long chí của Ngô Giáp Đậu, người dịch Ngô Đức Thọ, Mai Xuân Hải, Nguyễn Văn Nguyên; 10) Phạm Trọng Chánh đọc sách Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi, cùng với hệ thống các bài nghiên cứu dịch thuật của Phạm Trọng Chánh về Nguyễn Du cuộc đời và tác phẩm; 11) “Đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa Nguyển Du kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du” (Kỷ yếu hội thảo khoa học) NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2015, 997 trang của Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; 12) Nguyễn Du một niên biểu của Hoàng Kim với các hồ sơ điền dã gồm Linh Nhạc Phật Ý Phước Tường TP Hồ Chí Minh, đền cổ Trung Liệt Hà Nội và tư liệu Bang giao tập (bí mật ngoại giao nhà Tây Sơn); 13) Phát hiện mới nguồn gốc Truyện Kiều “Thử giải mã lại Truyện Kiều” (Lê Nghị luận Truyện Kiều; Phan Lan Hoa phản biện nguồn gốc truyện Kiều, và bài viết “Truyện Kiều có trước hay sau Kim Vân Kiều truyện?” của PGS.TS Đoàn Lê Giang (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) và bài viết “Cần làm sáng tỏ một nghi án văn học “Thanh Tâm tài nhân ” là ai? của tác giả Nguyễn Cẩm Xuyên liên quan về vấn đề này, thông tin lưu tại CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 10 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-10/...
. LINH NHẠC THƯƠNG NGƯỜI HIỀN
“Ba trăm năm nữa chốc mòng. Biết ai thiên hạ khóc cùng Tố Như“. Nguyễn Du nửa đêm đọc lại, tôi trăn trở đến mộng mị sau bài viết “Một khám phá độc đáo về Truyện Kiều” của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về cuốn sách “Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều” của Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Ngô Quốc Quýnh (Đại học Quốc gia Hà Nội). Thầy Dũng vừa nhắn tin rất kỹ vừa gọi điện đề nghị tôi đọc và phản biện thông tin này .Trong cuốn sách ấy, Nhà giáo Nhân dân Ngô Quốc Quýnh đã cho rằng Nguyễn Du gửi gắm tâm sự của mình qua Truyện Kiều mà Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, Kim Trọng là Lê Chiêu Thống và nàng Kiều là Nguyễn Du. Tôi gần đây đã đọc kỹ lại và viết các chuyên luận Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; tìm sâu tư liệu về Nguyễn Du cuộc đời, thời thế và các nhân vật lịch sử đã chi phối và ảnh hưởng nhiều đến Nguyễn Du, soi sáng thêm các góc khuất của “Tỏ Ý” , “Vịnh Thúy Kiều” để có góc nhìn mới đúng sự thật lịch sử. Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý là Tổ Đình Phước Tường, là cụ già trong giấc mơ, tại địa chỉ 13/32 đường Lã Xuân Oai phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9. Tổ Đình đã được Bộ Thông tin Việt Nam xếp hạng Di tich Văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 43/VH QĐ ngày 7 /1/1993. Cụ già đã gợi ý cho tôi phải tìm hiểu sâu thêm những uẩn khúc chưa rõ như : Nguyễn Du là người thế nào? Nguyễn Du Bắc hành tạp lục; Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du và Kinh Kim Cương; Nguyễn Du so tài Nguyễn Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du tri kỷ, tri âm; Tố Như sau ba trăm năm; Nguyễn Du viếng Kỳ Lân mộ; Hoành Sơn những bài thơ cổ; Hồng Lam vằng vặc sao Khuê. Tôi nhờ vậy đã không dám đồng tình ngay với sự kết luận của thầy Ngô Quốc Quýnh. May thay lần ấy tôi tìm được tư liệu quý của TS. Phạm Trọng Chánh: Đọc sách Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi đăng trên Văn hóa Nghệ An đã soi sáng thêm nhiều điều nghi vấn.
Nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh nói những lời thật cảm khái : “Trong tình hình đọc sách hiện tại trong nước và hải ngoại, mỗi người Việt Nam đọc không đến một quyển sách một năm, các nhà xuất bản tại hải ngoại chỉ sống nhờ sự hy sinh của tác giả, tự viết tự bỏ tiền in, không kể gì lời lỗ. Sách gửi đi các nơi không hy vọng gì thu tiền lại. Trong nước sách in được 1500 quyển như Nguyễn Du trên đường gió bụi anh Hoàng Khôi là thuộc loại khá. Đáng cho chúng ta khuyến khích. Phải chăng vì thiếu sách hay, các nhà văn ngày nay không đủ sức hấp dẫn lôi kéo người đọc chăng. Nghĩ lại ngày xưa thời Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, những năm 1930-1940 mỗi năm người đậu Tú Tài chỉ vài chục người, người biết chữ quốc ngữ có là bao nhiêu trên 25 triệu dân thế mà sách đã tạo ra những trào lưu văn học lớn mạnh. Ngày nay chúng ta có 90 triệu dân trong nước và 4 triệu người Việt hải ngoại, mà tình hình sách vở còn thua các nước nhược tiểu, nghĩ thật đáng buồn. Chúng ta không nâng cao được dân trí, mà dân trí lại thụt lùi. Được một nhà văn như anh Hoàng Khôi, hy sinh thức đêm thức hôm để viết sách, để mua vui một vài trống canh, tôi mừng và mong có nhiều người như anh Hoàng Khôi. Đừng để các thế hệ mai sau không còn biết viết văn, biết đọc mà chỉ còn biết bấm mấy câu vớ vẫn trên điện thoại di động.“
Tôi từng tâm đắc với Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào. Người hiền thực ra đời nào cũng có, thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi. Nguyễn Du là con quan tướng quốc Nguyễn Nhiễm cựu thần nhà Lê và mẹ ông là người phụ nữ tài sắc, vợ lẽ nhà quan, gặp lúc thế nước động loạn, chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều có ý riêng. Ông lớn lên trong cảnh lận đận không nhà, có tài mà không thể cậy. Ông là một đại sĩ phu tài năng trác tuyệt nhưng chỉ làm một viên quan thường triều Nguyễn mà vua vừa dùng, vừa tìm cách kiềm chế như đối với Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú. Ông vì giỏi nên được vua Nguyễn cử đi sứ Tàu mà thôi. Thơ Nguyễn Du vì vậy kín đáo và sâu sắc hiếm thấy Để thấu hiểu những giá trị nhân văn đích thực, rất cần những khoảng lặng để đối diện với chính mình. Hôm trước tôi đã có dịp cùng với những người bạn quý thảo luận về hành vi ứng xử của Liễu Hạ Huệ gần gũi với một người nữ mà ông không mang tiếng dâm tà. Nhờ việc tra cứu, đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ ‘Liễu Hạ Huệ mộ’ của cụ Nguyễn Du, tôi chợt sững người, nhận thức thêm được những nỗi niềm, của cụ Nguyễn lấp lánh sau những con chữ …
Tôi đọc cuốn sách “Nguyễn Du” của nhà giáo Nguyễn Thế Quang “Của tin còn một chút này làm ghi” không dưới hai mươi lần (Trang sách Nguyễn Du với lời đề tặng của tác giả Nguyễn Thế Quang, ảnh Hoàng Kim), và sực thấm hiểu vì sao Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn trên nghìn lần cũng như chợt hiểu vì sao Hồ Chí Minh “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh“. Tôi đã đọc mười hai tư liệu quý về Nguyễn Du (kể cả ba tư liệu mới bổ sung gần đây) Dẫu vậy tôi vẫn hồ nghi nhiều điều, chưa đủ tư liệu trao đổi với các giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Ngô Quốc Quýnh nhà giáo Nguyễn Thế Quang, nhà nghiên cứu Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn và còn nợ Ví Dặm Ân Tình, Quỳnh Trâm, Huy Việt … những lời bàn luận.
Tôi nhờ lập “Nguyễn Du một niên biểu” chi tiết hóa thời thế và cuộc đời Nguyễn Du đúng hành trạng từng năm, từ lúc ông sinh ra cho đến khi ông mất, theo gợi ý của cụ già tự xưng là thiền sư Linh Nhạc Phật Ý trong giấc mơ lạ trước kia. Cụ già đã khuyến khích tôi làm điều này và cũng nhờ phản biện sâu sắc với các dẫn liệu của tiến sĩ Phạm Trọng Chánh. Ông là người bôn ba hải ngoại đã hiểu tác phẩm Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi một cách sâu sắc hiếm thấy, chân thành, đức độ và khích lệ tác giả Hoàng Khôi với một triết lý dạy và học mẫu mực. “Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước, làm giải quyết những nghi vấn còn tồn đọng, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ“.
Tôi mừng không ngủ được trước tư liệu quý này và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
TRUNG LIỆT ĐỀN THỜ CỔ
Việt Nam thế Tam Quốc trong thời Nguyễn Du: vua Lê Chiêu Thống bị bán đứng, vua Quang Trung cái chết bí ẩn, Nhà Đại Thanh có bí mật kho báu trên đỉnhi Tuyết Sơn. Ba tồn nghi lớn của lịch sử: Vì sao Trung Quốc quyết không cho Tây Tạng tự trị? Lý Tự Thành và kho báu đời Minh đến nay ở đâu? Hệ lụy ngoại giao thời vua Càn Long với nhà Tây Sơn? Nguyễn Du cuộc đời và thời thế, là một trong những tấm gương lớn soi thấu những bí ẩn lịch sử. Đó là một chuỗi lịch sử lớn cần được nghiên cứu, giải mã thấu đáo. Các thông tin mới hé lộ gần đây đã được tập hợp và đúc kết tại “Nguyễn Du một niên biểu” của Hoàng Kim với các hồ sơ điền dã về Linh Nhạc Phật Ýở Tổ Đình Phước Tường TP Hồ Chí Minh với đền cổ Trung Liệt Hà Nội và tư liệu Bang giao tập ( bí mật ngoại giao nhà Tây Sơn) góp phần vén bức màn bí mật ấy.
Vua Càn Long sau thất bại nặng nề của nhà Thanh trong chiến tranh với Tây Sơn đã sai danh tướng Phúc Khang An thay thế Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, được giao quyền tùy cơ hành xử và điều động thêm 50 vạn quân ứng chiến vùng biên giới nhằm hư trương thanh thế. Phúc Khang An là người mà vua Càn Long đặc biệt yêu quý và tin cẩn, dân gian cho rằng đó là con ngoài giá thú của vua với em gái của Hoàng Hậu. Phúc Khang An.nguyên là đặc sứ phụ trách hậu cần cho đội quân của Tôn Sĩ Nghị
Năm 1789, kho vàng tại tu viện Mật Tông ở Tây Tạng đang bị quân Khuếch Nhĩ Khách Mông Cổ dòm ngó chuẩn bị tấn công. Vua Càn Long coi đây là điểm quan tâm lớn nhất. Vua Càn Long đã 78 tuổi có tính toán riêng về người kế vị là Hoàng tử Gia Khánh và phúc tướng Phúc Khang An nên việc cơ mật này không thể giao cho ai khác ngoài Phúc Kháng An đảm nhiệm. Lưỡng Quảng và Đại Việt cũng cần sớm an định vì điểm nóng Cam Túc đang làm vua Thanh rất lo nghĩ, trong khi Nguyễn Huệ anh dũng thiện chiến không thể xem thường nên vua Càn Long lựa ý vỗ về hơn là đem binh thảo phạt.
Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp sớm biết tình thế nên đã đón ý hoặc phân vai mật trao đổi với Tây Sơn. Nguyễn Huệ thấy rõ chỗ yếu của quân Thanh và biết họ đang tìm cách để giảng hòa, trong khi ông cũng đang bận tâm xử lý phía Nam. Do vậy Nguyễn Huệ sau khi thắng trận đã sai mang nhiều vàng bạc hối lộ Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp để nghị hòa và cho cháu là Nguyễn Quang Hiển lên cửa ải Nam Quan cầu phong và xin cho Nguyễn Huệ được về Bắc Kinh triều kiến Càn Long. Mưu mẹo này thông đồng giữa hai bên với sự thách giá trả giá bên trong, cách qua mặt vua Lê Chiêu Thống cùng số cựu thần nhà Lê và cách hợp lý hóa chính sử, xin xem kỹ Bang giao tập “Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn” là tư liệu quý.
Lê Chiêu Thống lại tiếp tục xin nhà Thanh cho quân cứu viện. Nhà Thanh, phần sợ Quang Trung, phần đã ngán ngẩm việc chinh chiến, chỉ hứa hão với Chiêu Thống mà không chịu phát quân. Phúc Khang An thân vương vua Thanh, đã được hưởng lợi từ Tây Sơn và nhận rõ tình thế, nên ngoài mặt hứa giúp quân cho Lê Chiêu Thống, nhưng mặt khác lại tâu với vua Thanh Càn Long rằng Chiêu Thống không còn muốn trở về và đã dâng biểu xin hoàng đế Càn Long bãi binh, đồng thời ông cũng chỉ thị cho Thang Hùng Nghiệp gửi mật thư cho Quang Trung gợi ý nên hoà hiếu, tránh binh đao và lập các mẹo mực bang giao để giữ thể diện cho vua Càn Long mà tránh được chiến tranh.
Thư ngoại giao “Trần tình biểu” của vua Quang Trung lúc đầu khá cứng rắn nhưng với sự mưu kế của Thang Hùng Nghiệp nên đã nhẹ đi rất nhiều Tây Sơn theo phương lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, đã nhanh chóng bình thường hóa bang giao với phương Bắc. Nhà Thanh đồng ý hủy bỏ việc động binh để trả thù, và tiếp nhận sứ thần của Tây Sơn. Vua Quang Trung phải dâng biểu “Nộp lòng thành”, nộp cống phẩm. Nhà Thanh đã chịu chấm dứt chiến tranh, nhưng vẫn chưa chịu thừa nhận Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương. Phúc Khang An viết cho vua Quang Trung một bức thư dài báo cho vua Quang Trung biết là vua Càn Long đã ban cho Quang Trung một chuỗi hạt trai, “Ơn trời cao đất dày đến thế là tốt lắm” lại báo cho vua Quang Trung biết rằng: bọn Lê Duy Kỳ đã bị róc tóc, mặc quần áo kiểu người Thanh, đã bị đưa đi an trí ở “ngoại biên” “quyết không cho về nước nữa”. Rồi sau đó Phúc Khang An đòi Tây Sơn phải làm miếu thờ Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống. Lại cho biết là khoảng tháng bảy, tháng tám năm Canh Tuất (1790) nhà Thanh sẽ làm lễ bát tuần vạn thọ vua Càn Long “Có hàng vạn nước vượt biển trèo non đem ngọc xe lễ vật đến chầu“. Phúc Khang An yêu cầu vua Quang Trung đến ngày đó cũng phải “chỉnh trang” sang chầu, và như thế phải khởi hành vào tháng tư năm Canh Tuất (1790) Đáng chú ý là sau đó, vua Càn Long xuống chỉ cho vua Quang Trung đại ý nói: do quân Thanh vượt biên giới đến Thăng Long, Nguyễn Huệ phải đem quân ra để hỏi Lê Duy Kỳ vì cớ gì cầu cứu thiên binh; vì bị quân Thanh đánh, quân Tây Sơn bất đắc dĩ phải đánh lại; gặp lúc cầu phao đứt, nên quân Thanh bị chết hại nhiều. Trong tờ chỉ Càn Long còn nhận rằng Nguyễn Huệ đã bắt và giết hết những người đã giết Hứa Thế Hanh và Sầm Nghi Đống. Ông còn cho rằng khi quân Thanh vào Thăng Long, ông đã ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị rút quân về nước, vì Sĩ Nghị không tuân lệnh, cho nên có trận đại bại vào đầu năm Kỷ Dậu. Ông lại đòi lập đền thờ Hứa Thế Hanh và Sầm Nghi Đống, và đòi vua Quang Trung phải đích thân sang Yên Kinh triều cận vào dịp Càn Long làm lễ bát tuần vạn thọ năm Canh Tuất. Ông lại nhắc rằng “Lê Duy Kỳ hèn lười, không tài, bỏ ấn trốn đi, chiểu theo pháp luật của Thiên triều phải tội nặng; rằng ông quyết an trí bọn chúng ở Quế Lâm, không bao giờ cho về nước nữa; rằng ông đã ra lệnh cho Phúc Khang An đưa phái đoàn Nguyễn Quang Hiển đến xem chỗ bọn Lê Duy Kỳ ở”.Nhưng vua Quang Trung viện cớ là mình chưa được phong vương, sợ có điều bất tiện khi gặp các vị quốc vương các nước ở Yên Kinh. Thế là Càn Long đành phải phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương để có điều kiện đến Yên Kinh triều cận một cách đàng hoàng. Vua Càn Long qua Phúc Khang An lại ra điều kiện đòi triều Tây Sơn phải đúc người vàng đem cống như các triều đại trước. Ngô Thì Nhậm đã viết cho Phúc Khang An bức thư, trong đó có đoạn: “Quốc trưởng nước tôi vùng lên từ thủa áo vải, nhân thời biết việc, đối với vua Lê vốn không có danh phận vua tôi. Mất hay còn là do số trời; theo hay bỏ là do lòng người. Quốc trưởng tôi có ý cướp ngôi của nhà Lê đâu mà lại coi như kẻ thoán đoạt. Trước đây Tôn bộ đường đem quân đến, quốc trưởng nước tôi bất đắc dĩ phải đem quân ra ứng chiến, không hề có ý xâm phạm biên cảnh để mang tội. Nay đại nhân theo lệ cũ của Trần, Lê, Mạc bắt cống người vàng, như vậy chẳng hóa ra quốc trưởng nước tôi được nước một cách quang minh chính đại mà lại bị coi như hạng ngụy Mạc hay sao? Như thế thì tấm lòng kính thuận sợ trời thờ nước lớn cũng bị coi như việc nhà Trần bắt Ô Mã Nhi, nhà Lê giết Liễu Thăng hay sao? Mong đại nhân noi theo mệnh lớn, miễn cho nước tôi lệ đúc người vàng để tiến cống” Nguyễn Huệ trong thư này đã nói rõ rằng các vua Việt Nam thời trước sở dĩ phải cống người vàng là để chuộc một tội lỗi nào đó đối với Thiên triều còn Nguyễn Huệ tự coi không có tội gì với nhà Lê và cũng không có tội gì với nhà Thanh nên Tây Sơn không thể đúc người vàng để tiến cống.Tháng 7 năm 1789, Càn Long ra chỉ dụ phong Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương.
Năm Canh Tuất (1790). Nguyễn Du 25 tuổi. Tháng 1 năm 1790, Hoàng đế Quang Trung giả (do Phạm Công Trị, cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu đóng) đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long. Đoàn sứ bộ Tây Sơn gồm 159 người có giả vương Nguyễn Huệ và Nguyễn Quang Thùy (mà vua Càn Long tưởng là hoàng thái tử của Nguyễn Huệ). Mục đích khác của đoàn sứ là thăm dò thái độ của nhà Thanh đối với vị vua lưu vong Chiêu Thống của nhà Lê. Đại quan nhà Thanh là Phúc Khang An, từng sang chiến trường Đại Việt, đứng sau lưng đoàn sứ bộ, nên nhiều tướng lĩnh nhà Thanh biết người cầm đầu sứ bộ không phải Nguyễn Huệ, nhưng ngại gây hấn nên không nói ra. Sứ thần Tây Sơn đi đợt đó có Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích (thượng thư, nhà ngoại giao, quê Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, tiền bối của nhà sử học Phan Huy Lê, giáo sư nhà giáo nhân dân, là một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam hiện đại, người có ảnh hưởng lớn đến chính sử hiện tại trong sự đánh giá nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn), Vũ Huy Tấn ( Thị lang bộ Công, tước bá, sau khi đi sứ về ông được phong làm Thượng thư bộ Công, tước Hạo Trạch hầu. Dưới triều Cảnh Thịnh, ông được đặc cách lên hàng Thượng trụ quốc, Thị trung đãi chiếu Thượng thư). Sứ đoàn Tây Sơn lần đó cũng có Nguyễn Nể là anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du và Đoàn Nguyễn Tuấn là anh vợ Nguyễn Du. Dọc đường đi, đoàn sứ giả có gặp hành tung của một số người họ Nguyễn ở Quảng Tây và sau đó cùng đi lên Yên Kinh. Người đời sau ngờ rằng đó chính là Nguyễn Du và Hà Mỗ. Đoàn sứ thần Tây Sơn có giả vương Nguyễn Huệ làm thế nào để che mắt sứ đoàn vua Lê Chiêu Thống hiển nhiên có mặt ?. Phúc Khang An đã ngầm thông đồng mưu kế với Tây Sơn: “Tìm một người diện mạo giống quốc vương đi thay. Việc này chỉ có Công gia, Thang đại nhân, Vương đại nhân và ta là bốn người biết mà thôi. Nếu sợ Lê Duy Kỳ biết, ta bẩm ngay với Công gia đem 1000 người bọn ấy giữ kỹ không cho ra ngoài, còn ai biết được nữa”. (theo Bang giao tập, ngoại giao nhà Tây Sơn).
Mưu lược ngoại giao của nhà Tây Sơn mua chuộc Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp qua các chứng cứ của Phan Huy Ích và Bang giao tập, với tình thế nhà Thanh đang rất chú tâm đến Tây Tạng, Cam Túc và chuyển giao ngai vàng. Phúc Khang An đã nhanh chóng lập được đại công quản lý Lưỡng Quảng, vỗ yên Đại Việt, tránh được thế đối đầu Đó là có lý do ẩn ý riêng.(*) Bài viết Kho báu đỉnh Tuyết Sơn của Hoàng Kim đã viết rõ điều này.
BANG GIAO TẬP VIỆT TRUNG
Sách Bang giao tập viết: “Đại Hoàng đế sợ Duy Kỳ ở Quảng Tây còn có nhiều bầy tôi cũ gây ra việc, cho nên ngày 16 tháng giêng năm Canh Tuất đã cho đem gia quyến Lê Duy Kỳ lên Yên Kinh, đem 116 người tùy tùng đi an trí ở các tỉnh Triết Giang, Giang Nam, Tứ Xuyên, Hồ Quảng. Lê Quýnh bị đưa đi Ỷ Lệ cách Yên Kinh 4000 dặm”. Nhà Thanh sai phân tán các quan lại cũ của nhà Lê đi các nơi để tách biệt không liên lạc được với nhau và cô lập Lê Duy Kỳ.Bản thân Lê Duy Kỳ bị giam lỏng ở “Tây An Nam dinh” tại Yên Kinh . Nhà Tây Sơn chính thức nhận được sự công nhận của nhà Thanh.
Sách Cương mục viết:“Nhà vua (Lê Duy Kỳ) căm giận vì bị người Thanh lừa gạt, bèn cùng các bầy tôi là bọn Phạm Như Tùng, Hoàng Ích Hiểu, Lê Hân, Nguyễn Quốc Đống, Nguyễn Viết Triệu, Lê Quý Thích, Nguyễn Đình Miên, Lê Văn Trương, Lê Tùng và Lê Thức mười người uống máu ăn thề, làm bài biểu định đưa lên vua Thanh để xin quân cứu viện, nếu không được thì xin được đất hai châu Tuyên Quang và Thái Nguyên để quay về giữ việc thờ cúng tổ tiên hay là cùng nhau lén về Gia Định, nương nhờ triều ta (triều Nguyễn) để dần dà toan tính việc khôi phục, chứ quyết không chịu sống thừa ở đất Bắc.”
NGUYỄN DU TƯ LIỆU QUÝ
Nguyễn Du niên biểu luận đã đúc kết và đang bổ sung dữ liệu giải mã thông tin giai thoại chưa kiểm chứng rõ sự thật. Phạm Quý Thích (giai thoại là Lê Quý Thích của sách Cương mục và sách Lê Quý kỷ sự, người từng cắt máu ăn thề với vua Lê) bạn thân của Nguyễn Du, người được chính Nguyễn Du tiểu dẫn trong những trang đầu của Truyện Thúy Kiều, bài tựa số 1 của Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân, “Ta lấy một thiên mực nhạt, xa viếng nàng Kiều, …” được sao lục tại Bài tựa Truyện Kiều trang 392-396 trong sách “200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều”, Lê Xuân Lít sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Giấy phép xuất bản số 698/CXB ngày 12/5/2005. 1998 trang, năm 2005. Tổng vịnh Truyện Kiều của Phạm Quý Thích.. Cụ Phạm là một danh sĩ thời Lê mạt, giao du rất thân với cụ Nguyễn Du. Chẳng những hay thơ chữ, cụ cũng hay cả thơ Nôm, xem bản dịch của cụ đã nêu liền dưới bài thơ chữ, quả tài tình rất mực.
Tổng vịnh Truyện Kiều của Phạm Quý Thích, trang 397 (hình) trong sách “200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều”, Lê Xuân Lít sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Sđd.
Sách Nguyễn Du Truyên Thúy Kiều do Bùi Kỷ Trần Trọng Kim hiệu khảo có in đầu sách hai bài tựa này là ẩn ngữ cần được soi tỏ sự thật mà các sách Truyện Kiều sau này ít thấy. Đó là bản in sát hơn hết với bản phường (gốc)Truyện Kiều. Y sao Toàn văn Tổng vịnh Truyện Kiều của Phạm Quý Thích (Bài Tựa số 2 đầu sách Truyện Kiều, Sđd trên tại trọn trang 397), chính cụ Phạm Quý Thích (2) lại tự dịch luôn ra Quốc âm:
Giọt nước Tiền Đường chẳng rửa oan
Phong ba chưa trắng nợ hồng nhan
Lòng tơ còn vướng chàng Kim Trọng
Gót ngọc khôn đành giấc thủy quan
Nửa gối đoạn trường tan giấc điệp,
Một dây bạc mệnh dứt cầm loan
Cho hay những kẻ tài tình lắm,
Trời bắt làm gương để thế gian,
(Truyện Thúy Kiều, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim hiệu khảo, NXB Tân Việt, 1968; tr.52)
(1) Nghĩa tám câu này là: Nàng Kiều nếu không đến sông Tiền Đường (thì) cái nợ yên hoa nửa đời trả chưa xong? Cái tài sắc của nàng không đáng vùi xuống nước; tấm lòng trong sạch của nàng lúc nào cũng không thẹn với Kim Lang.(Nhưng ngẫm) trong giấc mộng đoạn trường thì đã hiểu rõ cái căn nguyên cả đời nàng, nghe tiếng đàn bạc mệnh tuy đã gảy hết khúc, mà nỗi oán hận vẫn còn dài. (Thế mới hay) Một mảnh tài tình là cái lụy chung muôn đời. (Vậy thì) quyển Tân thanh này cốt để thương xót ai?
(2) Cụ Phạm là một danh sĩ thời Lê mạt, giao du rất thân với cụ Nguyễn Du. Chẳng những hay thơ chữ, cụ cũng hay cả thơ Nôm, xem bản dịch của cụ đã nêu liền dưới bài thơ chữ, quả tài tình rất mực.
Sách Nguyễn Du Truyên Thúy Kiều do Bùi Kỷ Trần Trọng Kim hiệu khảo là chỉ dẫn văn bản trong sách “200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều”, Lê Xuân Lít sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Giấy phép xuất bản số 698/CXB ngày 12/5/2005. 1998 trang, năm 2005, trang 392-397.và tài liệu “Trung Liệt đền thờ cổ” là chỉ dẫn địa lý nơimà Nguyễn Du và em trai đã lập đền thờ cho những người Trung Liệt Nhà Hậu Lê ở 124 Thụy Khuê, Hà Nội khi Nguyễn Nể đi sứ cho nhà Tây Sơn được thành công trở về và dinh thự họ Nguyễn Tiên Điền ở Hà Nội được tu sửa khôi phục lại. Xin chép lại nguyên văn và trân trọng giới thiệu hồ sơ chuyên đề Nguyễn Du tư kiệu quý, mục tư liệu số 13 này có “Phát hiện mới nguồn gốc Truyện Kiều” “Thử giải mã lại Truyện Kiều” của Lê Nghị (Li Li Nghê) và bài viết “Truyện Kiều có trước hay sau Kim Vân Kiều truyện?“ của PGS.TS Đoàn Lê Giang (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh),” Hồ sơ tham khảo chi tiết chúng tôi lưu về chung trang “Nguyễn Du tư liệu quý” của CNM365.
TTO – ‘Dựa vào các văn bản, chúng tôi phát hiện ra rằng Truyện Kiều mới là gốc của Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam. Rồi từ Kim Vân Kiều truyện của Việt Nam người ta mới phóng tác Kim Vân Kiều truyện ở Trung Quốc’.
Nhà nghiên cứu Lê Nghị có một loạt tác phẩm nghiên cứu về Truyện Kiều trong thời gian gần đây rất đáng trân trọng và lưu ý: Luận về Kim Vân Kiều lục (bài 1 FB Li Li Nghệ Thứ Năm 15 tháng 10 , 2020 lúc 19;27); Ai soạn Kim Vân Kiều Truyện A 953? (bài 3 Kim Vân Kiều Truyện A953 kế thừa tác phẩm nào ở Đại Nam, FB Li Li Nghệ 12 tháng 10 lúc 18:15); Phản biện nhận định của giáo sư Dương Quảng Hàm về nguồn gốc Truyện Kiều ( hình chụp trang báo Tri Tân và bài viết của GS Dương Quảng Hàm; FB Li Li Nghệ 8 tháng 10 lúc 14:19) . Luận về Kim Vân Kiều Lục, bài 1: Thời gian xuất hiện và yếu tố xác định tác phẩm của người Việt FB Li Li Nghệ, Thứ Năm 15 tháng 10 , 2020 lúc 19;27 viết Biên khảo của chúng tôi là dọn một con đường thẳng đi từ Đoạn Trường Tân Thanh đến Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ở các bài trước, chúng tôi đã chứng minh xong: Tác giả Kim Vân Kiều truyện là Duy Minh Thị. Ông tên thật là Trần Quang Quang, còn có bút danh khác là Gia Định Thành cư sĩ, sống ở Sài Gòn, hoạt động văn hóa mạnh nhất vào những năm 1870-1883. Việc chứng minh này trong loạt gồm 3 bài: Ai là người viết A953 đã đăng tuần trước.Nhưng việc phát quang, mở rộng con đường ắt sẽ có người khác và thế hệ sau. Học thuật không phải là độc quyền của riêng ai. Những gì chúng tôi vận dụng tại biên khảo này cũng từ bằng chứng người trước để lại, cho dù người trước đã đi con đường khác m&agra
CHÀO NGÀY MỚI 22 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365Thomas Edison một huyền thoại, Nguyễn Phương giống bắp ngọt. Sự thật hơn lời nói; Nguyễn Du tư liệu quý; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới trong đó có 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, ngoài ra là các bằng sáng chế ở Anh, Pháp, Đức,…Ngày 22 tháng 10 năm 1879, Thomas Edison lần đầu tiên thành công trong việc thử nghiệm đèn sợi đốt, với một dây tóc cácbon. Ngày 22 tháng 10 năm 1964, nhà triết học Pháp Jean Paul Sartre đoạt Giải Nobel Văn học, ông đã tự ý từ chối nhận giải này vì không muốn bị “biến đổi”. Ông trở thành người đầu tiên từ chối nhận giải Nobel sau khi Ủy ban Nobel tuyên bố. Ngày 22 tháng 10 năm 1913, ngày sinh Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam (mất năm 1997) Bài chọn lọc ngày 22 tháng 10: Thomas Edison một huyền thoại, Nguyễn Phương giống bắp ngọt. Sự thật hơn lời nói; Nguyễn Du tư liệu quý; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-10/.
THOMAS EDISON MỘT HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới trong đó có 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, ngoài ra là các bằng sáng chế ở Anh, Pháp, Đức,…Ngày 22 tháng 10 năm 1879, Thomas Edison lần đầu tiên thành công trong việc thử nghiệm đèn sợi đốt, với một dây tóc cácbon. Đó là một trong ngày và sự kiện đáng ghi nhớ nhất của nhân loại với niềm vui ánh sáng. Tôi chưa kịp viết nhiều về họ nhưng tôi tin tưởng và lưu lại chút hình ảnh và thông tin để nhớ ; xam tiếp https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-10/.
NGUYỄN PHƯƠNG GIỐNG BẮP NGỌT
Hoàng Kim
Chúc mừng TS Nguyễn Phương và đồng sự 2019 “Nghiên cứu tạo giống ngô đường lai đơn F1 phục vụ cho sản xuất khu vực Đông Nam Bộ”. Mã số B2017 NLS 11. Đề tài thật tốt..
Linh Nhạc thương người hiền
Trung Liệt đền thờ cổ
“Bang giao tập” Việt Trung
Nguyễn Du niên biểu luận
Mười ba tư liệu quý về Nguyễn Du góp phần giải mã Nguyễn Du và Truyện Kiều theo tôi đó là: 1) Nguyễn Du Truyện Thúy Kiều (bản Phường do Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim hiệu đính); 2) Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du, 3) “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái, 4) Đại Việt thông sử, còn gọi Lê triều thông sử của Lê Quý Đôn; 5) “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim, 6) “200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều” 1989 trang của Lê Xuân Lít, 7) “Nguyễn Du” 416 trang của Nguyễn Thế Quang, 8) “Thả một bè lau”, Truyện Kiều dưới cái nhìn Thiền quán, 471 trang của Nhất Hạnh 9) Hoàng Việt hưng long chí của Ngô Giáp Đậu, người dịch Ngô Đức Thọ, Mai Xuân Hải, Nguyễn Văn Nguyên; 10) Phạm Trọng Chánh đọc sách Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi, cùng với hệ thống các bài nghiên cứu dịch thuật của Phạm Trọng Chánh về Nguyễn Du cuộc đời và tác phẩm; 11) “Đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa Nguyển Du kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du” (Kỷ yếu hội thảo khoa học) NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2015, 997 trang của Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; 12) Nguyễn Du một niên biểu của Hoàng Kim với các hồ sơ điền dã gồm Linh Nhạc Phật Ý Phước Tường TP Hồ Chí Minh, đền cổ Trung Liệt Hà Nội và tư liệu Bang giao tập (bí mật ngoại giao nhà Tây Sơn); 13) Phát hiện mới nguồn gốc Truyện Kiều “Thử giải mã lại Truyện Kiều” (Lê Nghị luận Truyện Kiều; Phan Lan Hoa phản biện nguồn gốc truyện Kiều, và bài viết “Truyện Kiều có trước hay sau Kim Vân Kiều truyện?” của PGS.TS Đoàn Lê Giang (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) và bài viết “Cần làm sáng tỏ một nghi án văn học “Thanh Tâm tài nhân ” là ai? của tác giả Nguyễn Cẩm Xuyên liên quan về vấn đề này, thông tin lưu tại CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 10 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-10/...
. LINH NHẠC THƯƠNG NGƯỜI HIỀN
“Ba trăm năm nữa chốc mòng. Biết ai thiên hạ khóc cùng Tố Như“. Nguyễn Du nửa đêm đọc lại, tôi trăn trở đến mộng mị sau bài viết “Một khám phá độc đáo về Truyện Kiều” của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về cuốn sách “Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều” của Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Ngô Quốc Quýnh (Đại học Quốc gia Hà Nội). Thầy Dũng vừa nhắn tin rất kỹ vừa gọi điện đề nghị tôi đọc và phản biện thông tin này .Trong cuốn sách ấy, Nhà giáo Nhân dân Ngô Quốc Quýnh đã cho rằng Nguyễn Du gửi gắm tâm sự của mình qua Truyện Kiều mà Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, Kim Trọng là Lê Chiêu Thống và nàng Kiều là Nguyễn Du. Tôi gần đây đã đọc kỹ lại và viết các chuyên luận Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; tìm sâu tư liệu về Nguyễn Du cuộc đời, thời thế và các nhân vật lịch sử đã chi phối và ảnh hưởng nhiều đến Nguyễn Du, soi sáng thêm các góc khuất của “Tỏ Ý” , “Vịnh Thúy Kiều” để có góc nhìn mới đúng sự thật lịch sử. Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý là Tổ Đình Phước Tường, là cụ già trong giấc mơ, tại địa chỉ 13/32 đường Lã Xuân Oai phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9. Tổ Đình đã được Bộ Thông tin Việt Nam xếp hạng Di tich Văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 43/VH QĐ ngày 7 /1/1993. Cụ già đã gợi ý cho tôi phải tìm hiểu sâu thêm những uẩn khúc chưa rõ như : Nguyễn Du là người thế nào? Nguyễn Du Bắc hành tạp lục; Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du và Kinh Kim Cương; Nguyễn Du so tài Nguyễn Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du tri kỷ, tri âm; Tố Như sau ba trăm năm; Nguyễn Du viếng Kỳ Lân mộ; Hoành Sơn những bài thơ cổ; Hồng Lam vằng vặc sao Khuê. Tôi nhờ vậy đã không dám đồng tình ngay với sự kết luận của thầy Ngô Quốc Quýnh. May thay lần ấy tôi tìm được tư liệu quý của TS. Phạm Trọng Chánh: Đọc sách Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi đăng trên Văn hóa Nghệ An đã soi sáng thêm nhiều điều nghi vấn.
Nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh nói những lời thật cảm khái : “Trong tình hình đọc sách hiện tại trong nước và hải ngoại, mỗi người Việt Nam đọc không đến một quyển sách một năm, các nhà xuất bản tại hải ngoại chỉ sống nhờ sự hy sinh của tác giả, tự viết tự bỏ tiền in, không kể gì lời lỗ. Sách gửi đi các nơi không hy vọng gì thu tiền lại. Trong nước sách in được 1500 quyển như Nguyễn Du trên đường gió bụi anh Hoàng Khôi là thuộc loại khá. Đáng cho chúng ta khuyến khích. Phải chăng vì thiếu sách hay, các nhà văn ngày nay không đủ sức hấp dẫn lôi kéo người đọc chăng. Nghĩ lại ngày xưa thời Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, những năm 1930-1940 mỗi năm người đậu Tú Tài chỉ vài chục người, người biết chữ quốc ngữ có là bao nhiêu trên 25 triệu dân thế mà sách đã tạo ra những trào lưu văn học lớn mạnh. Ngày nay chúng ta có 90 triệu dân trong nước và 4 triệu người Việt hải ngoại, mà tình hình sách vở còn thua các nước nhược tiểu, nghĩ thật đáng buồn. Chúng ta không nâng cao được dân trí, mà dân trí lại thụt lùi. Được một nhà văn như anh Hoàng Khôi, hy sinh thức đêm thức hôm để viết sách, để mua vui một vài trống canh, tôi mừng và mong có nhiều người như anh Hoàng Khôi. Đừng để các thế hệ mai sau không còn biết viết văn, biết đọc mà chỉ còn biết bấm mấy câu vớ vẫn trên điện thoại di động.“
Tôi từng tâm đắc với Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào. Người hiền thực ra đời nào cũng có, thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi. Nguyễn Du là con quan tướng quốc Nguyễn Nhiễm cựu thần nhà Lê và mẹ ông là người phụ nữ tài sắc, vợ lẽ nhà quan, gặp lúc thế nước động loạn, chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều có ý riêng. Ông lớn lên trong cảnh lận đận không nhà, có tài mà không thể cậy. Ông là một đại sĩ phu tài năng trác tuyệt nhưng chỉ làm một viên quan thường triều Nguyễn mà vua vừa dùng, vừa tìm cách kiềm chế như đối với Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú. Ông vì giỏi nên được vua Nguyễn cử đi sứ Tàu mà thôi. Thơ Nguyễn Du vì vậy kín đáo và sâu sắc hiếm thấy Để thấu hiểu những giá trị nhân văn đích thực, rất cần những khoảng lặng để đối diện với chính mình. Hôm trước tôi đã có dịp cùng với những người bạn quý thảo luận về hành vi ứng xử của Liễu Hạ Huệ gần gũi với một người nữ mà ông không mang tiếng dâm tà. Nhờ việc tra cứu, đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ ‘Liễu Hạ Huệ mộ’ của cụ Nguyễn Du, tôi chợt sững người, nhận thức thêm được những nỗi niềm, của cụ Nguyễn lấp lánh sau những con chữ …
Tôi đọc cuốn sách “Nguyễn Du” của nhà giáo Nguyễn Thế Quang “Của tin còn một chút này làm ghi” không dưới hai mươi lần (Trang sách Nguyễn Du với lời đề tặng của tác giả Nguyễn Thế Quang, ảnh Hoàng Kim), và sực thấm hiểu vì sao Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn trên nghìn lần cũng như chợt hiểu vì sao Hồ Chí Minh “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh“. Tôi đã đọc mười hai tư liệu quý về Nguyễn Du (kể cả ba tư liệu mới bổ sung gần đây) Dẫu vậy tôi vẫn hồ nghi nhiều điều, chưa đủ tư liệu trao đổi với các giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Ngô Quốc Quýnh nhà giáo Nguyễn Thế Quang, nhà nghiên cứu Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn và còn nợ Ví Dặm Ân Tình, Quỳnh Trâm, Huy Việt … những lời bàn luận.
Tôi nhờ lập “Nguyễn Du một niên biểu” chi tiết hóa thời thế và cuộc đời Nguyễn Du đúng hành trạng từng năm, từ lúc ông sinh ra cho đến khi ông mất, theo gợi ý của cụ già tự xưng là thiền sư Linh Nhạc Phật Ý trong giấc mơ lạ trước kia. Cụ già đã khuyến khích tôi làm điều này và cũng nhờ phản biện sâu sắc với các dẫn liệu của tiến sĩ Phạm Trọng Chánh. Ông là người bôn ba hải ngoại đã hiểu tác phẩm Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi một cách sâu sắc hiếm thấy, chân thành, đức độ và khích lệ tác giả Hoàng Khôi với một triết lý dạy và học mẫu mực. “Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước, làm giải quyết những nghi vấn còn tồn đọng, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ“.
Tôi mừng không ngủ được trước tư liệu quý này và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
TRUNG LIỆT ĐỀN THỜ CỔ
Việt Nam thế Tam Quốc trong thời Nguyễn Du: vua Lê Chiêu Thống bị bán đứng, vua Quang Trung cái chết bí ẩn, Nhà Đại Thanh có bí mật kho báu trên đỉnhi Tuyết Sơn. Ba tồn nghi lớn của lịch sử: Vì sao Trung Quốc quyết không cho Tây Tạng tự trị? Lý Tự Thành và kho báu đời Minh đến nay ở đâu? Hệ lụy ngoại giao thời vua Càn Long với nhà Tây Sơn? Nguyễn Du cuộc đời và thời thế, là một trong những tấm gương lớn soi thấu những bí ẩn lịch sử. Đó là một chuỗi lịch sử lớn cần được nghiên cứu, giải mã thấu đáo. Các thông tin mới hé lộ gần đây đã được tập hợp và đúc kết tại “Nguyễn Du một niên biểu” của Hoàng Kim với các hồ sơ điền dã về Linh Nhạc Phật Ýở Tổ Đình Phước Tường TP Hồ Chí Minh với đền cổ Trung Liệt Hà Nội và tư liệu Bang giao tập ( bí mật ngoại giao nhà Tây Sơn) góp phần vén bức màn bí mật ấy.
Vua Càn Long sau thất bại nặng nề của nhà Thanh trong chiến tranh với Tây Sơn đã sai danh tướng Phúc Khang An thay thế Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, được giao quyền tùy cơ hành xử và điều động thêm 50 vạn quân ứng chiến vùng biên giới nhằm hư trương thanh thế. Phúc Khang An là người mà vua Càn Long đặc biệt yêu quý và tin cẩn, dân gian cho rằng đó là con ngoài giá thú của vua với em gái của Hoàng Hậu. Phúc Khang An.nguyên là đặc sứ phụ trách hậu cần cho đội quân của Tôn Sĩ Nghị
Năm 1789, kho vàng tại tu viện Mật Tông ở Tây Tạng đang bị quân Khuếch Nhĩ Khách Mông Cổ dòm ngó chuẩn bị tấn công. Vua Càn Long coi đây là điểm quan tâm lớn nhất. Vua Càn Long đã 78 tuổi có tính toán riêng về người kế vị là Hoàng tử Gia Khánh và phúc tướng Phúc Khang An nên việc cơ mật này không thể giao cho ai khác ngoài Phúc Kháng An đảm nhiệm. Lưỡng Quảng và Đại Việt cũng cần sớm an định vì điểm nóng Cam Túc đang làm vua Thanh rất lo nghĩ, trong khi Nguyễn Huệ anh dũng thiện chiến không thể xem thường nên vua Càn Long lựa ý vỗ về hơn là đem binh thảo phạt.
Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp sớm biết tình thế nên đã đón ý hoặc phân vai mật trao đổi với Tây Sơn. Nguyễn Huệ thấy rõ chỗ yếu của quân Thanh và biết họ đang tìm cách để giảng hòa, trong khi ông cũng đang bận tâm xử lý phía Nam. Do vậy Nguyễn Huệ sau khi thắng trận đã sai mang nhiều vàng bạc hối lộ Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp để nghị hòa và cho cháu là Nguyễn Quang Hiển lên cửa ải Nam Quan cầu phong và xin cho Nguyễn Huệ được về Bắc Kinh triều kiến Càn Long. Mưu mẹo này thông đồng giữa hai bên với sự thách giá trả giá bên trong, cách qua mặt vua Lê Chiêu Thống cùng số cựu thần nhà Lê và cách hợp lý hóa chính sử, xin xem kỹ Bang giao tập “Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn” là tư liệu quý.
Lê Chiêu Thống lại tiếp tục xin nhà Thanh cho quân cứu viện. Nhà Thanh, phần sợ Quang Trung, phần đã ngán ngẩm việc chinh chiến, chỉ hứa hão với Chiêu Thống mà không chịu phát quân. Phúc Khang An thân vương vua Thanh, đã được hưởng lợi từ Tây Sơn và nhận rõ tình thế, nên ngoài mặt hứa giúp quân cho Lê Chiêu Thống, nhưng mặt khác lại tâu với vua Thanh Càn Long rằng Chiêu Thống không còn muốn trở về và đã dâng biểu xin hoàng đế Càn Long bãi binh, đồng thời ông cũng chỉ thị cho Thang Hùng Nghiệp gửi mật thư cho Quang Trung gợi ý nên hoà hiếu, tránh binh đao và lập các mẹo mực bang giao để giữ thể diện cho vua Càn Long mà tránh được chiến tranh.
Thư ngoại giao “Trần tình biểu” của vua Quang Trung lúc đầu khá cứng rắn nhưng với sự mưu kế của Thang Hùng Nghiệp nên đã nhẹ đi rất nhiều Tây Sơn theo phương lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, đã nhanh chóng bình thường hóa bang giao với phương Bắc. Nhà Thanh đồng ý hủy bỏ việc động binh để trả thù, và tiếp nhận sứ thần của Tây Sơn. Vua Quang Trung phải dâng biểu “Nộp lòng thành”, nộp cống phẩm. Nhà Thanh đã chịu chấm dứt chiến tranh, nhưng vẫn chưa chịu thừa nhận Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương. Phúc Khang An viết cho vua Quang Trung một bức thư dài báo cho vua Quang Trung biết là vua Càn Long đã ban cho Quang Trung một chuỗi hạt trai, “Ơn trời cao đất dày đến thế là tốt lắm” lại báo cho vua Quang Trung biết rằng: bọn Lê Duy Kỳ đã bị róc tóc, mặc quần áo kiểu người Thanh, đã bị đưa đi an trí ở “ngoại biên” “quyết không cho về nước nữa”. Rồi sau đó Phúc Khang An đòi Tây Sơn phải làm miếu thờ Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống. Lại cho biết là khoảng tháng bảy, tháng tám năm Canh Tuất (1790) nhà Thanh sẽ làm lễ bát tuần vạn thọ vua Càn Long “Có hàng vạn nước vượt biển trèo non đem ngọc xe lễ vật đến chầu“. Phúc Khang An yêu cầu vua Quang Trung đến ngày đó cũng phải “chỉnh trang” sang chầu, và như thế phải khởi hành vào tháng tư năm Canh Tuất (1790) Đáng chú ý là sau đó, vua Càn Long xuống chỉ cho vua Quang Trung đại ý nói: do quân Thanh vượt biên giới đến Thăng Long, Nguyễn Huệ phải đem quân ra để hỏi Lê Duy Kỳ vì cớ gì cầu cứu thiên binh; vì bị quân Thanh đánh, quân Tây Sơn bất đắc dĩ phải đánh lại; gặp lúc cầu phao đứt, nên quân Thanh bị chết hại nhiều. Trong tờ chỉ Càn Long còn nhận rằng Nguyễn Huệ đã bắt và giết hết những người đã giết Hứa Thế Hanh và Sầm Nghi Đống. Ông còn cho rằng khi quân Thanh vào Thăng Long, ông đã ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị rút quân về nước, vì Sĩ Nghị không tuân lệnh, cho nên có trận đại bại vào đầu năm Kỷ Dậu. Ông lại đòi lập đền thờ Hứa Thế Hanh và Sầm Nghi Đống, và đòi vua Quang Trung phải đích thân sang Yên Kinh triều cận vào dịp Càn Long làm lễ bát tuần vạn thọ năm Canh Tuất. Ông lại nhắc rằng “Lê Duy Kỳ hèn lười, không tài, bỏ ấn trốn đi, chiểu theo pháp luật của Thiên triều phải tội nặng; rằng ông quyết an trí bọn chúng ở Quế Lâm, không bao giờ cho về nước nữa; rằng ông đã ra lệnh cho Phúc Khang An đưa phái đoàn Nguyễn Quang Hiển đến xem chỗ bọn Lê Duy Kỳ ở”.Nhưng vua Quang Trung viện cớ là mình chưa được phong vương, sợ có điều bất tiện khi gặp các vị quốc vương các nước ở Yên Kinh. Thế là Càn Long đành phải phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương để có điều kiện đến Yên Kinh triều cận một cách đàng hoàng. Vua Càn Long qua Phúc Khang An lại ra điều kiện đòi triều Tây Sơn phải đúc người vàng đem cống như các triều đại trước. Ngô Thì Nhậm đã viết cho Phúc Khang An bức thư, trong đó có đoạn: “Quốc trưởng nước tôi vùng lên từ thủa áo vải, nhân thời biết việc, đối với vua Lê vốn không có danh phận vua tôi. Mất hay còn là do số trời; theo hay bỏ là do lòng người. Quốc trưởng tôi có ý cướp ngôi của nhà Lê đâu mà lại coi như kẻ thoán đoạt. Trước đây Tôn bộ đường đem quân đến, quốc trưởng nước tôi bất đắc dĩ phải đem quân ra ứng chiến, không hề có ý xâm phạm biên cảnh để mang tội. Nay đại nhân theo lệ cũ của Trần, Lê, Mạc bắt cống người vàng, như vậy chẳng hóa ra quốc trưởng nước tôi được nước một cách quang minh chính đại mà lại bị coi như hạng ngụy Mạc hay sao? Như thế thì tấm lòng kính thuận sợ trời thờ nước lớn cũng bị coi như việc nhà Trần bắt Ô Mã Nhi, nhà Lê giết Liễu Thăng hay sao? Mong đại nhân noi theo mệnh lớn, miễn cho nước tôi lệ đúc người vàng để tiến cống” Nguyễn Huệ trong thư này đã nói rõ rằng các vua Việt Nam thời trước sở dĩ phải cống người vàng là để chuộc một tội lỗi nào đó đối với Thiên triều còn Nguyễn Huệ tự coi không có tội gì với nhà Lê và cũng không có tội gì với nhà Thanh nên Tây Sơn không thể đúc người vàng để tiến cống.Tháng 7 năm 1789, Càn Long ra chỉ dụ phong Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương.
Năm Canh Tuất (1790). Nguyễn Du 25 tuổi. Tháng 1 năm 1790, Hoàng đế Quang Trung giả (do Phạm Công Trị, cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu đóng) đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long. Đoàn sứ bộ Tây Sơn gồm 159 người có giả vương Nguyễn Huệ và Nguyễn Quang Thùy (mà vua Càn Long tưởng là hoàng thái tử của Nguyễn Huệ). Mục đích khác của đoàn sứ là thăm dò thái độ của nhà Thanh đối với vị vua lưu vong Chiêu Thống của nhà Lê. Đại quan nhà Thanh là Phúc Khang An, từng sang chiến trường Đại Việt, đứng sau lưng đoàn sứ bộ, nên nhiều tướng lĩnh nhà Thanh biết người cầm đầu sứ bộ không phải Nguyễn Huệ, nhưng ngại gây hấn nên không nói ra. Sứ thần Tây Sơn đi đợt đó có Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích (thượng thư, nhà ngoại giao, quê Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, tiền bối của nhà sử học Phan Huy Lê, giáo sư nhà giáo nhân dân, là một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam hiện đại, người có ảnh hưởng lớn đến chính sử hiện tại trong sự đánh giá nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn), Vũ Huy Tấn ( Thị lang bộ Công, tước bá, sau khi đi sứ về ông được phong làm Thượng thư bộ Công, tước Hạo Trạch hầu. Dưới triều Cảnh Thịnh, ông được đặc cách lên hàng Thượng trụ quốc, Thị trung đãi chiếu Thượng thư). Sứ đoàn Tây Sơn lần đó cũng có Nguyễn Nể là anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du và Đoàn Nguyễn Tuấn là anh vợ Nguyễn Du. Dọc đường đi, đoàn sứ giả có gặp hành tung của một số người họ Nguyễn ở Quảng Tây và sau đó cùng đi lên Yên Kinh. Người đời sau ngờ rằng đó chính là Nguyễn Du và Hà Mỗ. Đoàn sứ thần Tây Sơn có giả vương Nguyễn Huệ làm thế nào để che mắt sứ đoàn vua Lê Chiêu Thống hiển nhiên có mặt ?. Phúc Khang An đã ngầm thông đồng mưu kế với Tây Sơn: “Tìm một người diện mạo giống quốc vương đi thay. Việc này chỉ có Công gia, Thang đại nhân, Vương đại nhân và ta là bốn người biết mà thôi. Nếu sợ Lê Duy Kỳ biết, ta bẩm ngay với Công gia đem 1000 người bọn ấy giữ kỹ không cho ra ngoài, còn ai biết được nữa”. (theo Bang giao tập, ngoại giao nhà Tây Sơn).
Mưu lược ngoại giao của nhà Tây Sơn mua chuộc Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp qua các chứng cứ của Phan Huy Ích và Bang giao tập, với tình thế nhà Thanh đang rất chú tâm đến Tây Tạng, Cam Túc và chuyển giao ngai vàng. Phúc Khang An đã nhanh chóng lập được đại công quản lý Lưỡng Quảng, vỗ yên Đại Việt, tránh được thế đối đầu Đó là có lý do ẩn ý riêng.(*) Bài viết Kho báu đỉnh Tuyết Sơn của Hoàng Kim đã viết rõ điều này.
BANG GIAO TẬP VIỆT TRUNG
Sách Bang giao tập viết: “Đại Hoàng đế sợ Duy Kỳ ở Quảng Tây còn có nhiều bầy tôi cũ gây ra việc, cho nên ngày 16 tháng giêng năm Canh Tuất đã cho đem gia quyến Lê Duy Kỳ lên Yên Kinh, đem 116 người tùy tùng đi an trí ở các tỉnh Triết Giang, Giang Nam, Tứ Xuyên, Hồ Quảng. Lê Quýnh bị đưa đi Ỷ Lệ cách Yên Kinh 4000 dặm”. Nhà Thanh sai phân tán các quan lại cũ của nhà Lê đi các nơi để tách biệt không liên lạc được với nhau và cô lập Lê Duy Kỳ.Bản thân Lê Duy Kỳ bị giam lỏng ở “Tây An Nam dinh” tại Yên Kinh . Nhà Tây Sơn chính thức nhận được sự công nhận của nhà Thanh.
Sách Cương mục viết:“Nhà vua (Lê Duy Kỳ) căm giận vì bị người Thanh lừa gạt, bèn cùng các bầy tôi là bọn Phạm Như Tùng, Hoàng Ích Hiểu, Lê Hân, Nguyễn Quốc Đống, Nguyễn Viết Triệu, Lê Quý Thích, Nguyễn Đình Miên, Lê Văn Trương, Lê Tùng và Lê Thức mười người uống máu ăn thề, làm bài biểu định đưa lên vua Thanh để xin quân cứu viện, nếu không được thì xin được đất hai châu Tuyên Quang và Thái Nguyên để quay về giữ việc thờ cúng tổ tiên hay là cùng nhau lén về Gia Định, nương nhờ triều ta (triều Nguyễn) để dần dà toan tính việc khôi phục, chứ quyết không chịu sống thừa ở đất Bắc.”
NGUYỄN DU TƯ LIỆU QUÝ
Nguyễn Du niên biểu luận đã đúc kết và đang bổ sung dữ liệu giải mã thông tin giai thoại chưa kiểm chứng rõ sự thật. Phạm Quý Thích (giai thoại là Lê Quý Thích của sách Cương mục và sách Lê Quý kỷ sự, người từng cắt máu ăn thề với vua Lê) bạn thân của Nguyễn Du, người được chính Nguyễn Du tiểu dẫn trong những trang đầu của Truyện Thúy Kiều, bài tựa số 1 của Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân, “Ta lấy một thiên mực nhạt, xa viếng nàng Kiều, …” được sao lục tại Bài tựa Truyện Kiều trang 392-396 trong sách “200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều”, Lê Xuân Lít sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Giấy phép xuất bản số 698/CXB ngày 12/5/2005. 1998 trang, năm 2005. Tổng vịnh Truyện Kiều của Phạm Quý Thích.. Cụ Phạm là một danh sĩ thời Lê mạt, giao du rất thân với cụ Nguyễn Du. Chẳng những hay thơ chữ, cụ cũng hay cả thơ Nôm, xem bản dịch của cụ đã nêu liền dưới bài thơ chữ, quả tài tình rất mực.
Tổng vịnh Truyện Kiều của Phạm Quý Thích, trang 397 (hình) trong sách “200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều”, Lê Xuân Lít sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Sđd.
Sách Nguyễn Du Truyên Thúy Kiều do Bùi Kỷ Trần Trọng Kim hiệu khảo có in đầu sách hai bài tựa này là ẩn ngữ cần được soi tỏ sự thật mà các sách Truyện Kiều sau này ít thấy. Đó là bản in sát hơn hết với bản phường (gốc)Truyện Kiều. Y sao Toàn văn Tổng vịnh Truyện Kiều của Phạm Quý Thích (Bài Tựa số 2 đầu sách Truyện Kiều, Sđd trên tại trọn trang 397), chính cụ Phạm Quý Thích (2) lại tự dịch luôn ra Quốc âm:
Giọt nước Tiền Đường chẳng rửa oan
Phong ba chưa trắng nợ hồng nhan
Lòng tơ còn vướng chàng Kim Trọng
Gót ngọc khôn đành giấc thủy quan
Nửa gối đoạn trường tan giấc điệp,
Một dây bạc mệnh dứt cầm loan
Cho hay những kẻ tài tình lắm,
Trời bắt làm gương để thế gian,
(Truyện Thúy Kiều, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim hiệu khảo, NXB Tân Việt, 1968; tr.52)
(1) Nghĩa tám câu này là: Nàng Kiều nếu không đến sông Tiền Đường (thì) cái nợ yên hoa nửa đời trả chưa xong? Cái tài sắc của nàng không đáng vùi xuống nước; tấm lòng trong sạch của nàng lúc nào cũng không thẹn với Kim Lang.(Nhưng ngẫm) trong giấc mộng đoạn trường thì đã hiểu rõ cái căn nguyên cả đời nàng, nghe tiếng đàn bạc mệnh tuy đã gảy hết khúc, mà nỗi oán hận vẫn còn dài. (Thế mới hay) Một mảnh tài tình là cái lụy chung muôn đời. (Vậy thì) quyển Tân thanh này cốt để thương xót ai?
(2) Cụ Phạm là một danh sĩ thời Lê mạt, giao du rất thân với cụ Nguyễn Du. Chẳng những hay thơ chữ, cụ cũng hay cả thơ Nôm, xem bản dịch của cụ đã nêu liền dưới bài thơ chữ, quả tài tình rất mực.
Sách Nguyễn Du Truyên Thúy Kiều do Bùi Kỷ Trần Trọng Kim hiệu khảo là chỉ dẫn văn bản trong sách “200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều”, Lê Xuân Lít sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Giấy phép xuất bản số 698/CXB ngày 12/5/2005. 1998 trang, năm 2005, trang 392-397.và tài liệu “Trung Liệt đền thờ cổ” là chỉ dẫn địa lý nơimà Nguyễn Du và em trai đã lập đền thờ cho những người Trung Liệt Nhà Hậu Lê ở 124 Thụy Khuê, Hà Nội khi Nguyễn Nể đi sứ cho nhà Tây Sơn được thành công trở về và dinh thự họ Nguyễn Tiên Điền ở Hà Nội được tu sửa khôi phục lại. Xin chép lại nguyên văn và trân trọng giới thiệu hồ sơ chuyên đề Nguyễn Du tư kiệu quý, mục tư liệu số 13 này có “Phát hiện mới nguồn gốc Truyện Kiều” “Thử giải mã lại Truyện Kiều” của Lê Nghị (Li Li Nghê) và bài viết “Truyện Kiều có trước hay sau Kim Vân Kiều truyện?“ của PGS.TS Đoàn Lê Giang (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh),” Hồ sơ tham khảo chi tiết chúng tôi lưu về chung trang “Nguyễn Du tư liệu quý” của CNM365.
TTO – ‘Dựa vào các văn bản, chúng tôi phát hiện ra rằng Truyện Kiều mới là gốc của Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam. Rồi từ Kim Vân Kiều truyện của Việt Nam người ta mới phóng tác Kim Vân Kiều truyện ở Trung Quốc’.
Nhà nghiên cứu Lê Nghị có một loạt tác phẩm nghiên cứu về Truyện Kiều trong thời gian gần đây rất đáng trân trọng và lưu ý: Luận về Kim Vân Kiều lục (bài 1 FB Li Li Nghệ Thứ Năm 15 tháng 10 , 2020 lúc 19;27); Ai soạn Kim Vân Kiều Truyện A 953? (bài 3 Kim Vân Kiều Truyện A953 kế thừa tác phẩm nào ở Đại Nam, FB Li Li Nghệ 12 tháng 10 lúc 18:15); Phản biện nhận định của giáo sư Dương Quảng Hàm về nguồn gốc Truyện Kiều ( hình chụp trang báo Tri Tân và bài viết của GS Dương Quảng Hàm; FB Li Li Nghệ 8 tháng 10 lúc 14:19) . Luận về Kim Vân Kiều Lục, bài 1: Thời gian xuất hiện và yếu tố xác định tác phẩm của người Việt FB Li Li Nghệ, Thứ Năm 15 tháng 10 , 2020 lúc 19;27 viết Biên khảo của chúng tôi là dọn một con đường thẳng đi từ Đoạn Trường Tân Thanh đến Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ở các bài trước, chúng tôi đã chứng minh xong: Tác giả Kim Vân Kiều truyện là Duy Minh Thị. Ông tên thật là Trần Quang Quang, còn có bút danh khác là Gia Định Thành cư sĩ, sống ở Sài Gòn, hoạt động văn hóa mạnh nhất vào những năm 1870-1883. Việc chứng minh này trong loạt gồm 3 bài: Ai là người viết A953 đã đăng tuần trước.Nhưng việc phát quang, mở rộng con đường ắt sẽ có người khác và thế hệ sau. Học thuật không phải là độc quyền của riêng ai. Những gì chúng tôi vận dụng tại biên khảo này cũng từ bằng chứng người trước để lại, cho dù người trước đã đi con đường khác mà chúng tôi cho rằng đã lạc hướng.Sau khi cung cấp sơ đồ cơ bản, và chứng minh xong con đường vạch ra đã tới đích: thơ ĐTTT => Thơ KVK Truyện => tiểu thuyết KVK Lục => KVKT- Duy Minh Thị=> KVKT- Thanh Tâm Tài Tử => KVKT- Thanh Tâm Tài Nhân. Bài này đi sâu vào chi tiết Kim Vân Kiều Lục vì nó là tác phẩm quan trọng, ví như một trạm dừng chân lớn nhất giữa điểm khởi phát ĐTTT đi đến điểm cuối Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Thiễn nghĩ người tìm hiểu về truyện Kiều nhất thiết phải đọc Kim Vân Kiều Lục, mới hiểu sâu hơn về Truyện Kiều, và cuốn Kim Vân Kiều truyện, nên tôi viết loạt bài giới thiệu này cho những ai chưa đọc. “Thời gian sách xuất hiện:-Sách Kim Vân Kiều Lục theo Phạm Tú Châu năm 2015 đã cho rằng in lần đầu năm 1888, hiện còn bản lưu. Tôi e rằng năm 2015 tiến sĩ Phạm Tú Châu không biết thông tin: theo di lục của A.d.Michelle 1884 ghi là KVKL đã in năm1876 tại Hà Nội. Cũng như đa số nhầm lẫn, do không rõ vô tình hay cố ý, tôi cho rằng cố ý, trước tháng 5/2020 người ta đã dịch cuốn sách ông Abel des Michelle giữ tên Kim Vân Kiều Lục thành Kim Vân Kiều Truyện. Cũng như bao thế hệ học sinh có người chưa từng nghe tới Thanh Tâm Tài Tử mà chỉ biết Thanh Tâm Tài Nhân. Chính vì vậy đã đào tạo ra bao thế hệ chỉ biết tới Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, và mặc định tác giả và tác phẩm là của Trung Quốc. Người học và người đoc không hề biết tới các tác phẩm tiền thân của Kim Vân Kiều Truyện -Thanh Tâm Tài Nhân Việt Nam là cuốn Kim Vân Kiều Lục. Đây là một việc làm bẻ cong văn học sử, bẻ lái học thuật của một số được gọi là “ tín đồ Thanh Tâm Tài Nhân Trung Hoa” hiện nay.
Truyện Kiều có trước Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử Việt Nam, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc chỉ là sản phẩm ăn theo, tên tác giả cũng là tự đặt. (Nhà nghiên cứu LÊ NGHỊ viết)
Nhà nghiên cứu Lê Nghị mở đầu bản tham luận Nguồn gốc Truyện Kiều, tại Hội thảo Minh họa Kiều dưới góc nhìn minh triết Việt, do Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức làm cả khán phòng ngỡ ngàng…
Truyện Kiều là gốc
Sách vở xưa nay, hầu hết đều cho rằng Nguyễn Du đã mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc để viết Truyện Kiều. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Lê Nghị khẳng định: “Thanh Tâm Tài Tử hay Thanh Tâm Tài Nhân cũng đều ở Việt Nam cả”.
Theo ông, sau khi qua đời Nguyễn Du để lại Đoạn trường tân thanh, vì nhan đề nhạy cảm với vương triều nên Minh Mạng đổi thành Kim Vân Kiều truyện.
Điều này thể hiện trên bản Kiều cổ ký hiệu B60 (đang lưu ở Thư viện Khoa học xã hội – thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Viễn Đông bác cổ xưa): “Minh Mạng ngự lãm tứ cải danh Đoạn trường tân thanh (thành) Kim Vân Kiều truyện”.
Đồng thời Minh Mạng chỉ đạo các văn thần, gọi tên chung là Thanh Tâm Tài Tử soạn một cuốn bình giảng thơ Kim Vân Kiều truyện của Nguyễn Du. Cuốn bình giảng đầu tiên là Kim Vân Kiều lục.
Như vậy hai cụm từ Kim Vân Kiều truyện và Thanh Tâm Tài Tử có từ thời Minh Mạng 1830, tại văn bản Thanh Tâm Tài Tử cổ kim Minh lương đề tập biên. Thánh tổ Nhân hoàng đế (thường gọi vua Minh Mạng – NV) ngự chế tổng thuyết thường tập (ký hiệu VNv.240).
Văn bản này giải quyết vấn đề mấu chốt rằng cụm từ Thanh Tâm Tài Tử, chữ “tử” không phải viết nhầm chữ “nhân” trong bút danh Thanh Tâm Tài Nhân xuất hiện sau năm 1902.
Nhà nghiên cứu Lâm Thanh Sơn cho rằng, Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du có nhiều nội dung phản ánh xã hội thối nát kèm nhiều điều không phù hợp với triều đình đương thời, kể cả tiêu đề.
Nhưng văn chương hay quá, không thể bỏ qua nên nhà vua mới ra lệnh soạn sách giảng theo các hướng trung, hiếu và trinh. Nhóm Thanh Tâm Tài Tử đã “diễn” lại Đoạn trường tân thanh từ thể thơ lục bát chữ Nôm thành văn xuôi chữ Hán, đặt nhan đề Kim Vân Kiều lục.
Những người đời sau đã dùng bản này kết hợp một số tác phẩm tuồng, chèo, viết nên Kim Vân Kiều truyện, lấy tác giả là Thanh Tâm Tài Tử, và in vài lần trong thế kỷ 19.
Đến nay, ở Thư viện Khoa học xã hội thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Viễn Đông bác cổ xưa) vẫn còn lưu bản chữ Hán chép tay Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử, số hiệu A953, niên đại được xác định từ 1910-1914.
Cũng trong nước năm 1924, sách Kim Vân Kiều truyện (1 quyển) của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân lần đầu xuất hiện.
Theo nhà nghiên cứu Lê Nghị, tên tác giả mới này xuất phát từ năm 1898, cụ Đào Nguyên Phổ khi đang học Trường Quốc Tử Giám, được một người họ ngoại nhà vua đến bảo có “Truyện Thanh Tâm Tài Nhân”.
Cụ Đào Nguyên Phổ chính là người giao một bản Kim Vân Kiều truyện cho Kiều Oánh Mậu để in ở Hà Nội năm 1902; trong sách in sau đó có xuất hiện cái tên Thanh Tâm Tài Nhân.
Đến năm 1941, học giả Dương Quảng Hàm đã dùng Kim Vân Kiều truyện (4 quyển, quyển đầu mất 21 trang và quyển cuối chỉ còn 24 trang) làm nên Kim Vân Kiều truyện, cũng đặt tác giả Thanh Tâm Tài Nhân…
Tranh vẽ câu thơ “Trăm năm trong cõi người ta” trong bản Kiều cổ ở Anh – Ảnh NXH cung cấp
Thanh Tâm Tài Nhân mơ hồ ở Trung Quốc
Trong khi đó, ở Trung Quốc, cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, bản Đại Liên, được in lần đầu vào tháng 10-1983, do Lý Trí Trung hiệu điểm.
Còn trước đó, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ được ghi trong danh mục sách Văn học Trung Hoa từ năm 1926, nhưng không thấy địa chỉ tiểu thuyết dẫn được. Còn tên gọi Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc không thấy ghi trên một cuốn sách nào.
“Bút danh Thanh Tâm Tài Nhân này lần lượt gán cho nhiều tác giả thời Minh đến giữa Thanh nửa đầu thế kỷ XVI như Từ Vị, Kim Thánh Thán, Trương Chiêu, Trương Quân, Từ Chấn… Hiện nay gán cho một bút danh khác cũng không rõ nhân thân là Thiên Hoa tàng chủ nhân, nhưng không một bút tích ghi nhận, phê bình, bài thơ nào của ai khác nhắc tới bút danh mặc định 72 tuổi này” – nhà nghiên cứu Lê Nghị phân tích.
Nhà nghiên cứu Lâm Thanh Sơn cho biết ngay cả một số học giả Trung Quốc cũng xác nhận: từ trước những năm 1980, tất cả các bộ sách, giáo trình về lịch sử Trung Quốc, bao gồm cả Trung Quốc tiểu thuyết sử lược của Lỗ Tấn đều không đề cập đến Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Theo ông: “Đến năm 1957, giáo sư từ Trung Quốc sang Viện Viễn Đông bác cổ Hà Nội giúp sắp xếp lại tư liệu, thấy bản Kim Vân Kiều truyện được giới thiệu cốt truyện có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ông khẳng định là Trung Quốc không có tác giả Thanh Tâm Tài Nhân nào cả. Ngay cả Lý Trí Trung, người hiệu đính cuốn Kim Vân Kiều truyện – Thanh Tâm Tài Nhân năm 1983, cũng mơ hồ về nguồn gốc”.
Khi so sánh sách này với cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử ở Việt Nam (bản A953), nhà nghiên cứu Lâm Thanh Sơn cho rằng nó giống nhau khoảng 99%.
Chỉ có một vài khác biệt nhỏ, do bản người Việt dùng chữ Hán phồn thể theo lối văn ngôn. Còn bản Trung Quốc chữ Hán giản thể, theo lối tiểu thuyết chương hồi, văn phong bạch thoại.
Hiểu Kiều theo cách người Việt
Theo nhà nghiên cứu Lê Nghị, khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ mượn chất liệu Minh sử và vở kịch Hổ Phách Chủy để viết tổng cộng 187 câu, chiếm 5,7% so trong 3.254 câu; trong đó có 65 câu đúng theo chính sử, còn lại là nửa chính sử nửa hư cấu. Số 94,3% còn lại là do Nguyễn Du hư cấu và sáng tác nên.
Nguyễn Du mượn 3 nhân vật trong vở kịch là Hồ Tôn Hiến, Từ Hải và Vương Thúy Kiều (Mã Kiều). Còn tất cả các nhân vật khác Nguyễn Du đều hư cấu nên để viết, và toàn bộ đều mang tâm hồn, tính cách của người Việt.
Từ những điều trên, theo nhà nghiên cứu Lê Nghị, sách giáo khoa cần rút định đề Truyện Kiều dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc.
Thay vào đó, cần thiết tăng cường bối cảnh lịch sử đương thời và tác giả tạo nên tác phẩm; phân tích tính cách, tâm hồn Việt của nhân vật với cách nhìn của người Việt đối với Thúy Kiều, đối với Hoạn Thư, đối với Từ Hải…
Do đó, cần dựa vào 3 tiêu chí: trung thực, dân tộc và nhân văn để chú giải Truyện Kiều theo tri thức và văn hóa của người Việt. Ông đơn cử: chữ trăm năm từng được chú giải bách niên theo tiếng Hán.
Trong khi, trong Truyện Kiều nhiều trường hợp “trăm năm không dính líu đến bách niên”, mà là xưa nay (Trăm năm trong cõi người ta), hôn nhân (Trăm năm biết có duyên gì hay không), đời người (Trăm năm một nấm cỏ khô xanh rì)…
Còn bể dâu từng chú giải kèm dẫn chứng Dĩ kiến Đông hải tam vi tang điền. Theo ông, nó vừa thừa, vừa lệch nghĩa: “đã từng thấy 3 lần biển Đông biến thành ruộng dâu là lối thậm xưng của người Trung Hoa”.
Trong khi với người Việt gọi bể dâu là tang thương, là một sự biến đổi từ tốt đến xấu. “Lẽ ra nên dẫn câu rất hay: Phong trần đến cả sơn khê/ Tang thương đến cả hoa kia cỏ này trong Cung oán ngâm khúc để thêm kiến thức và khơi gợi sự tìm đọc tác phẩm có câu thơ hay. Phải làm sao cho học sinh hiểu, áp dụng được, mới có lợi cho dân tộc” – nhà nghiên cứu Lê Nghị chia sẻ.
Trước công trình nghiên cứu và quan điểm mới trên, một số nhà nghiên cứu như ông Trần Đình Sơn cho rằng đó cũng là một hướng nghiên cứu thú vị.
Tất nhiên, sẽ còn cần thêm nhiều nghiên cứu khác về xuất phát Truyện Kiều để tường minh hơn về đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm đã đi vào lòng muôn đời người Việt…
“Kiến giải mới về nguồn gốc Truyện Kiều“ tác giả Hồng Hà đăng trên Báo điện tử Đại biểu Nhân dân 03/08/2020, và Phan Lan Hoa phản biện nguồn gốc Truyện Kiều đã cho thấy ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH SAU 200 NĂM ĐÃ ĐƯỢC TRẢ LẠI NGUỒN GỐC.Về tác giả của Kim Vân Kiều truyện, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giả thuyết. Trong đó, bằng chứng khoa học là văn bản của vua Minh Mạng năm 1830, ra chỉ dụ cho nhóm văn thần Thanh Tâm Tài Tử ở Hàn lâm viện viết Kim Vân Kiều lục (bình giảng Truyện Kiều) bằng chữ Hán. Đó cũng là một trong những lý do trải qua hàng trăm năm sau, nhiều đồn đại cho rằng cuốn sách được xuất phát từ Trung Hoa nên Kim Vân Kiều lục được diễn giải lại bằng văn xuôi tiếng Việt, trở thành cuốn Kim Vân Kiều truyện. Những đồn đoán sai lầm đó của người Việt cũng là nguyên nhân để học giả người Trung Hoa nhận về mình cuốn sách này năm 1983, như đã trình bày ở trên.Các nhà nghiên cứu kết luận, cùng nguồn sử liệu nhà Minh, với các nhân vật Từ Hải – Kiều – Hồ Tôn Hiến, ở Trung Hoa và Việt Nam đi theo 2 hướng khác nhau. Ở Trung Hoa phóng tác thành các tiểu phẩm gồm truyện ngắn, kịch, tuồng độc lập, không tác phẩm nào kế thừa tác phẩm nào. Cũng không có tác phẩm nào mang cùng tên nhân vật và số phận nhân vật có cốt truyện, nội dung giống Đoạn trường Tân Thanh” ” Cụ Văn Hòe viết như này:- “Đoạn trường tân thanh” là do tác giả Nguyễn Du đặt khi viết xong tác phẩm (tức tên gốc nguyên thủy của Truyện Kiều).- Cụ Phạm Quý Thích đổi tên sang “Kim Vân Kiều tân truyện” khi xuất bản ấn phẩm chữ Nôm theo chỉ dụ của vua Minh Mạng.- Hai cụ Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim gọi là “Truyện Kiều”- Cụ Tản Đà gọi là “Vương Thúy Kiều”- Nhưng “Kim Túy tình từ chú thích” của cụ Phạm Kim chi lại thể hiện tên do Nguyễn Du đề là “Kim Túy tình từ”. Còn “đoạn trường tân than” là bút tích vua Minh Mạng đề khi chỉ dụ cho xuất bản.- Cụ Trương Vĩnh Ký cho rằng chữ tân gây hệ lụy cho Truyện Kiều sau này, nên bỏ chữ “tân” gọi là “Kim Vân Kiều truyện” .- Hai cụ Lê Xuân Thủy, Huyền Mặc Đạo Nhân bớt từ “truyện”, lấy tên là “Kim Vân Kiều” (chắc là thấy chữ truyện thừa?).- Cư sĩ Trương Cam Vũ dịch ra thơ Hán lấy tên là “Hán dịch Kim Vân Kiều Nam âm thi tập”Các tác giả đều có trình bày nguyên do đặt tên của mình. Nội dung bên trong các cuốn sách này đều là thơ Kiều và luận giải, chú thích theo ý tác giả; hoặc là khảo luận ngôn ngữ thơ Kiều của Nguyễn Du. Khác chăng từ ngữ trong thơ có thay đổi đôi chút tiếng địa phương (chắc là cho phù hợp với sử dụng của vùng miền), còn thì nguyên bản.Từ đó có thể suy ra tên “Kim Vân Kiều truyện” KHÔNG PHẢI SÁCH TÀU. Đồng thời cũng không phải do người khác sáng tạo từ truyện Kiều, mà bắt đạu do cụ Phạm Quý Thích. Các tên khác do các thi nhân đời sau dịch chữ Nôm ra Quốc ngữ mỗi người một kiểu thôi ạ.Như vậy, ta có thể hiểu, những tác phẩm có lời thoại tựa như tuồng, hát bội, là do chỉ dụ của vua Minh Mạng biến thể “Đoạn trường tân thanh” sang thể ca kịch và các thể khác nhằm mục đích phát triển văn nghệ dân gian sâu rộng trong bá tính? Kính mong mọi người nghiên cứu thêm” .
Bài đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 26/09/2020 10:49 GMT+7 giới thiệu Trang cuối cuốn 7 của Thông tục Kim Kiều truyện, dòng 3 từ trái qua ghi năm xuất bản: Bảo Lịch thứ 13, Quý Mùi, chính nguyệt (tháng Giêng 1763)- Ảnh: Đoàn Lê Giang.
:Ý tưởng chung của ông Lê Nghị được dẫn lại trong bài “Thử giải mã lại Truyện Kiều” là muốn chứng minh Truyện Kiều của Nguyễn Du không phải là sáng tác trên cơ sở cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc, mà ngược lại Truyện Kiều có trước, sau đó nhóm Thanh Tâm Tài Tử người Việt Nam diễn thành Kim Vân Kiều truyện, từ đó truyền sang Trung Quốc thành Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, lưu ở Thư viện Đại Liên (nơi vẫn coi là tìm ra một trong các bản cổ Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc), và người Trung Quốc nhận là sáng tác của họ.
Quan điểm này đi ngược lại những nghiên cứu lâu nay của các học giả Việt Nam và nước ngoài, từ Phạm Quỳnh, Lê Thước, Phan Sĩ Bàng, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Dương Quảng Hàm, Giản Chi và các học giả sau này.
Những ghi nhận của sách Hán Nôm cổ cùng với quá trình nghiên cứu của các học giả 100 năm nay cho thấy: Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc có trước, Truyện Kiều của Nguyễn Du được sáng tác trên cốt truyện ấy có sau nhưng trở thành kiệt tác của văn học thế giới.
Tuy nhiên, ông Lê Nghị đưa ra luận điểm rằng Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc lưu ở Thư viện Đại Liên là sách giả. Nói như vậy là không có cơ sở, nhưng để cho rõ ràng, tôi xin đi đường vòng, không dùng tư liệu Trung Quốc nữa mà dùng tư liệu Nhật Bản.
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã được dịch ra tiếng Nhật từ khá sớm, người dịch là nhà văn nổi tiếng Komatsu Kiyoshi. Người Nhật đặc biệt yêu thích Truyện Kiều qua bản dịch này, trong vòng 6 năm nó được tái bản đến 3 lần (1942, 1943, 1948).
Nhờ thế các học giả Nhật Bản mới chú ý tìm xem có Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc truyền đến Nhật Bản không. Họ phát hiện ra ở Nhật có các bản dịch, phóng tác Kim Vân Kiều truyện khá phong phú.
Trong đó, sớm nhất có thể kể tới bản Kim Kiều truyện dịch sang tiếng Nhật thành Tú tượng Thông tục Kim Kiều truyện(Kim Kiều truyện thông tục có tranh minh họa) của Nishida Korenori được xuất bản vào năm Bảo Lịch 13 (1763).
Bản này được lưu giữ ở Thư viện Đại học Tenri, gồm 7 sách, 5 quyển, 20 hồi. Cuối sách 7 có ghi: “Tháng Giêng, năm Quý Mùi, Bảo Lịch thứ 13 (1763)”. Như vậy, bản dịch xuất hiện 3 năm trước khi thi hào Nguyễn Du ra đời vào năm 1766.
Năm 2003, tôi đến Thư viện Đại học Tenri (gần Nara) để nhìn tận mắt, sờ tận tay bản dịch Thông tục Kim Kiều truyện và xin sao chụp lại (318 trang, khổ 28 cm x 36 cm, 20 tranh minh họa). Tôi được biết GS Trần Đình Sử cũng có cuốn này từ năm 1996 khi ông đi Nhật.
Gần đây, nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu cũng đã tìm được những tư liệu mới nhất về Kim Vân Kiều truyện ở Nhật Bản.
Ông đã giới thiệu bài Ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc – Trường hợp Bakin của GS Isobe Yūko (trích từ kỷ yếu của Đại học Takaoka, quyển thứ 18, xuất bản 2003 tại Nhật Bản). GS Isobe Yūko cho biết:
“Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản trong thời kỳ Edo (1603 – 1868), từ đó về sau có nhiều bản dịch truyện này sang tiếng Nhật.
Năm 1763, xuất hiện bản dịch Thông tục Kim Kiều truyện của Nishida Korenori, được xem là bản dịch Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc sớm nhất”.
Với tư liệu như thế về năm xuất hiện bản dịch Kim Vân Kiều truyện của Nhật Bản, vấn đề Kim Vân Kiều truyện có trước, Truyện Kiều sáng tạo lại, chuyển thể thành truyện thơ từ tác phẩm này là đã rõ.
ĐỀ NGHỊ BÁO TUỔI TRẺ THEO GƯƠNG GOOGLE GỠ BÀI “THỬ “GIẢI MÔ LẠI TRUYỆN KIỀU” RA KHỎI TRANG ONLINE ĐỂ TRÁNH LÀM HẠI HỌC THUẬT NƯỚC NHÀ! Đoàn Lê Giang nguồn FB Đoàn Lê Giang19 tháng 9
Facebooker Lê Nghị đã đưa ra một quan điểm giật gân: Không phải Truyện Kiều của Nguyễn Du sáng tạo lại từ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, mà ngược lại “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân được sáng tác từ Truyện Kiều. Tức Truyện Kiều có trước, Kim Vân Kiều truyện có sau.
Ý kiến này được ông Lê Nghị đã đưa lên Facebook cách đây một năm. Để khỏi làm nhiễu thông tin tôi đã viết 3 status để vạch rõ cái vô lý của lập luận đó, trong đó có việc tôi trưng ra bản chụp quyển “Thông tục Kim Kiều truyện” là bản dịch “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ra tiếng Nhật xuất bản năm 1763 – trước khi Nguyễn Du (1765-1820) sinh 2 năm.
Người đầu tiên phát hiện ra bản dịch “Kim Vân Kiều truyện” ở Nhật Bản là GS.Hatakenaka Toshirô 畠中 敏郎 (ĐH Osaka- Nhật Bản) trong bài viết “Kim Vân Kiều và văn học thời Edo” 江戸文学 と 金 雲 翹 năm 1959, sau đó được in ở phần sau bản dịch “Kim Vân Kiều” của Takeuchi Yonosuke (Kodansha, 1975).
Năm 2003 tôi đã cùng GS.Kawaguchi Kenichi (ĐH Ngoại ngữ Tokyo) đi đến Nara để nhìn tận mắt, sờ tận tay bản dịch đó và xin sao chụp về, vì biết đây là tư liệu quý về người anh em của Truyện Kiều. Khi tôi chụp lên FB tư liệu trên thì GS.Trần Đình Sử cho biết ông cũng có và chụp đưa lên. https://www.facebook.com/photo?fbid=1471795693005591…
Ông Lê Nghị không chấp nhận sự thật đó, vẫn tiếp tục đi trình bày quan điểm ngược đời của mình trong cuộc trưng bày các minh họa về Truyện Kiều ở Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội) vào tháng 8/2020 vừa qua.
Ngày 17/9/2020 báo Tuổi trẻ đã giới thiệu bài viết của ông Lê Nghị lên báo giấy và online với nhan đề “Thử “giải mã” lại Truyện Kiều“. Bài viết gây xôn xao dư luận, sau đó Google lại đưa lên trang của mình, có lẽ đến hàng triệu người biết. Có rất nhiều giáo viên hoang mang, có cô giáo là học trò cũ hỏi tôi: Vậy SGK, giáo trình xưa nay sai hết à? Tôi phải mắng át đi: Tôi hỏi em, em ra đường gặp một người nói: Con bê đẻ ra con bò, thế rồi em cũng tin và bỏ hết niềm tin của mình trước nay à?
Rất may nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu đã cất công tìm những tư liệu nghiên cứu mới nhất của giới nghiên cứu Nhật Bản về “Kim Vân Kiều truyện” và giới thiệu bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc – Trường hợp Bakin (中国才子佳人小説の影響 – 馬琴の場合)” của GS.Isobe Yūko (磯部祐子), trích từ Kỷ yếu của Đại học quốc gia Takaoka (高岡短期大学紀要), quyển thứ 18, xuất bản năm 2003 tại Nhật Bản. GS.Isobe Yūko cho biết:
“Kim Vân Kiều truyện (金雲翹伝) của Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản trong thời kỳ Edo (1603 – 1868), từ đó về sau có nhiều bản dịch truyện này sang tiếng Nhật. Năm 1763, xuất hiện bản dịch Thông tục Kim Kiều truyện (通俗金翹伝) của Nishida Isoku (西田維則/ Tây Điền Duy Tắc), được xem là bản dịch Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc sớm nhất’, nghĩa là có trước khi Nguyễn Du chào đời 3 năm.” (Status “Nguồn gốc Truyện Kiều”-Fb Vương Trung Hiếu 18/9/2020). https://www.facebook.com/hieuvuongtrung
Với tư liệu rõ ràng như thế về năm xuất hiện bản dịch Kim Vân Kiều truyện của Nhật Bản (1763 – Xem ảnh từ tư liệu Đoàn Lê Giang), vấn đề “Kim Vân Kiều truyện” có trước, Truyện Kiều sáng tạo lại, chuyển thể thành truyện thơ từ tác phẩm này coi như đã rõ, mọi bàn luận sau này chỉ là cãi cố, cãi lấy được, cãi vì tự ái, hoặc không có hiểu biết tối thiểu về nghiên cứu. Tôi sẽ không tranh luận gì nữa.
Xin nói về việc dùng bài của facebooker Lê Nghị. Báo “Tuổi trẻ” đã tin dùng một bài có quan điểm rất giật gân về tác phẩm hệ trọng nhất của văn hóa VN là Truyện Kiều. Facebooker Lê Nghị (biệt danh là Li Li Nghệ) và nhóm đã bác lại hết mọi thành tựu nghiên cứu của các học giả uyên thâm về Truyện Kiều từ trước tới nay như Phạm Quỳnh, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Lê Thước, Phan Sĩ Bàng, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Dương Quảng Hàm… – những học giả rất giỏi Hán Nôm, tiếng Pháp và làm chủ các kho tư liệu Hán Nôm; trong khi đó ông Lê Nghị không biết Hán Nôm, không có một quá trình nghiên cứu nghiêm túc, không có tư liệu gốc, không từng đến các thư viện lớn ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc để khảo tư liệu. Lập luận của ông và nhóm rất ngược đời, rất vô lý, toàn là quy kết, suy diễn vô bằng, ai đưa ra tư liệu nào khác quan điểm của các ông, các ông đều chỉ có một cách bác bỏ duy nhất: bảo đó là tư liệu giả hoặc tung hỏa mù để mọi người nghĩ là tư liệu giả, dù là tư liệu cổ chụp từ Thư viện Đại Liên (TQ), hay Thư viện ở Đài Loan, Thư viện Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Thư viện Đại học Tenri, Thư viện Quốc hội Nhật Bản….
Nếu các ông chỉ chơi Facebook thì muốn “chém gió”, muốn “nổ”, muốn chửi hết các học giả lớn, rồi chia sẻ với nhau trong nhóm thế nào cũng được – miễn là đừng phạm pháp. Tôi đã trình bày lý lẽ, chứng cứ rõ ràng một lần cho các ông biết rồi, các ông nghe hay không thì tùy, tôi không quan tâm các ông viết cái gì nữa. Nhưng bài các ông đưa lên báo Tuổi trẻ lại là một việc hệ trọng (dù đoạn kết báo có nói đưa để tham khảo), nên tôi thấy mình có trách nhiệm phải lên tiếng. Bây giờ trắng đen, đúng sai đã rõ, Google đã rút bài “Thử “giải mã” lại Truyện Kiều” ra khỏi trang tin của mình, thì báo Tuổi trẻ cũng nên mạnh dạn rút bài ấy. Điều ấy rất nên làm, nó thể hiện thái độ trọng sự thật, lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm của người làm báo với bạn đọc – những phẩm chất mà tờ báo đã và đang theo đuổi, những phẩm chất mang đến sự tin tưởng và kính trọng của bạn đọc, trong đó có tôi đối với tờ báo. Nếu không rút cứ để đấy, nhiều người tưởng bài viết đúng tin theo, trích dẫn thì sẽ thành trò cười cho giới nghiên cứu, nhưng rất có hại cho học thuật, cho văn hóa nước nhà.
Kính trọng Nguyễn Du, nhớ đến ông nhân 200 năm ngày mất của ông thì đừng làm gì tổn thương đến ông – để ông có thể “ngậm cười chín suối”.
-Ảnh: Bìa và trang cuối của cuốn “Thông tục Kim Kiều truyện” của Nhật Bản, dòng 3 trái qua ghi rõ năm xuất bản: “Bảo Lịch 宝暦 thứ 13, Quý mùi, Chính nguyệt”. Bảo Lịch năm thứ nhất là 1751, thì Bảo Lịch thứ 13 là 1763, cụ thể là tháng Giêng.” (Tư liệu Đoàn Lê Giang)
*
Nguyễn Du tư liệu quý do Hoàng Kim thu thập đúc kết nhằm góp phần giải mã Nguyễn Du và Truyện Kiều gồm: 1) Nguyễn Du Truyện Thúy Kiều (bản Phường do Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim hiệu đính); 2) Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du, 3) “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái, 4) Đại Việt thông sử, còn gọi Lê triều thông sử của Lê Quý Đôn; 5) “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim, 6) “200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều” 1989 trang của Lê Xuân Lít, 7) “Nguyễn Du” 416 trang của Nguyễn Thế Quang, 8) “Thả một bè lau”, Truyện Kiều dưới cái nhìn Thiền quán, 471 trang của Nhất Hạnh 9) Hoàng Việt hưng long chí của Ngô Giáp Đậu, người dịch Ngô Đức Thọ, Mai Xuân Hải, Nguyễn Văn Nguyên; 10) Phạm Trọng Chánh đọc sách Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi, cùng với hệ thống các bài nghiên cứu dịch thuật của Phạm Trọng Chánh về Nguyễn Du cuộc đời và tác phẩm; 11) “Đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa Nguyển Du kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du” (Kỷ yếu hội thảo khoa học) NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2015, 997 trang của Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; 12) Nguyễn Du một niên biểu của Hoàng Kim với các hồ sơ điền dã gồm Linh Nhạc Phật Ý Phước Tường TP Hồ Chí Minh, đền cổ Trung Liệt Hà Nội và tư liệu Bang giao tập (bí mật ngoại giao nhà Tây Sơn); 13) Phát hiện mới nguồn gốc Truyện Kiều “Thử giải mã lại Truyện Kiều” (Lê Nghị luận Truyện Kiều; Phan Lan Hoa phản biện nguồn gốc truyện Kiều, và bài viết “Truyện Kiều có trước hay sau Kim Vân Kiều truyện?” của PGS.TS Đoàn Lê Giang (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) chứng minh ngược lại là Kim Vân Kiều truyện có trước.Thông tin lưu tại Nguyễn Du tư liệu quý CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 10 http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-10/..
Cảm ơn nữ sĩ Phan Lan Hoa phản biệnnguồn gốc Truyện Kiều với chủ đề chính Đoạn trường Tân thanh sau 200 năm đã được trả lại nguồn gốc và nhà nghiên cứu Lê Nghị với loạt tác phẩm đúc kết tại Lê Nghị luận Truyện Kiều đã tỏ ý nghi ngờ“Kim Vân Kiều truyện” và Truyện Kiều có uẩn khúc lịch sử chưa được giải mã đầy đủ. Cảm ơn PGS. TS Đoàn Lê Giang (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) với tác phẩm Truyện Kiều có trước hay sau Kim Vân Kiều truyện? của .. Đây là những cố gắng mới, phát hiện mới rất quý, cùng với thông tin Nguyễn Du niên biểu luận, Nguyễn Du trăng huyền thoại của TS Hoàng Kim, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh góp phần sưu tầm, đúc kết minh chứng sự thật sáng tỏ khối thông tin Nguyễn Du tư liệu quý để bảo tồn và phát triển di sản lịch sử văn hóa Việt Nguyễn Du và Truyện Kiều.
xem tiếp:
PHAN LAN HOA PHẢN BIỆNNGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU Nguồn: FB Phan Lan Hoa
Thứ Ba 13 tháng 10, 2020
ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH SAU 200 NĂM ĐÃ ĐƯỢC TRẢ LẠI NGUỒN GỐC.Về tác giả của Kim Vân Kiều truyện, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giả thuyết. Trong đó, bằng chứng khoa học là văn bản của vua Minh Mạng năm 1830, ra chỉ dụ cho nhóm văn thần Thanh Tâm Tài Tử ở Hàn lâm viện viết Kim Vân Kiều lục (bình giảng Truyện Kiều) bằng chữ Hán. Đó cũng là một trong những lý do trải qua hàng trăm năm sau, nhiều đồn đại cho rằng cuốn sách được xuất phát từ Trung Hoa nên Kim Vân Kiều lục được diễn giải lại bằng văn xuôi tiếng Việt, trở thành cuốn Kim Vân Kiều truyện. Những đồn đoán sai lầm đó của người Việt cũng là nguyên nhân để học giả người Trung Hoa nhận về mình cuốn sách này năm 1983, như đã trình bày ở trên.Các nhà nghiên cứu kết luận, cùng nguồn sử liệu nhà Minh, với các nhân vật Từ Hải – Kiều – Hồ Tôn Hiến, ở Trung Hoa và Việt Nam đi theo 2 hướng khác nhau. Ở Trung Hoa phóng tác thành các tiểu phẩm gồm truyện ngắn, kịch, tuồng độc lập, không tác phẩm nào kế thừa tác phẩm nào. Cũng không có tác phẩm nào mang cùng tên nhân vật và số phận nhân vật có cốt truyện, nội dung giống Đoạn trường Tân Thanh.
Thứ Tư 14 tháng 10, 2020
Gửi các Nhà Kiều học. Cả sách giấy, lẫn sách điện tử, tui có khoảng gần 30 cuốn xung quanh nàng Kiều và chàng Nguyễn Du. Trong đó có nhận định của cụ Văn Hòe như này:- “Đoạn trường tân thanh” là do tác giả Nguyễn Du đặt khi viết xong tác phẩm (tức tên gốc nguyên thủy của Truyện Kiều).- Cụ Phạm Quý Thích đổi tên sang “Kim Vân Kiều tân truyện” khi xuất bản ấn phẩm chữ Nôm theo chỉ dụ của vua Minh Mạng.- Hai cụ Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim gọi là “Truyện Kiều”- Cụ Tản Đà gọi là “Vương Thúy Kiều”Ngoài ra trong các cuốn sách khác:- Cụ Phạm Kim Chi đặt là “Kim túy tình từ”- Cụ Trương Vĩnh Ký bỏ chữ “tân” gọi là “Kim Vân Kiều truyện” theo cụ Phạm Quý Thích- Hai cụ Lê Xuân Thủy, Huyền Mặc Đạo Nhân bớt từ “truyện”, lấy tên là “Kim Vân Kiều”- Cư sĩ Trương Cam Vũ dịch ra thơ Hán lấy tên là “Hán dịch Kim Vân Kiều Nam âm thi tập”Các tác giả đều có trình bày nguyên do đặt tên của mình. Nội dung bên trong các cuốn sách này đều là thơ Kiều và luận giải, chú thích theo ý tác giả; hoặc là khảo luận ngôn ngữ thơ Kiều của Nguyễn Du. Khác chăng từ ngữ trong thơ có thay đổi đôi chút tiếng địa phương (chắc là cho phù hợp với sử dụng của vùng miền), còn thì nguyên bản. Từ đó có thể suy ra tên “Kim Vân Kiều truyện” KHÔNG PHẢI SÁCH TÀU. Đồng thời cũng không phải do người khác sáng tạo từ truyện Kiều, mà bắt đầu do cụ Phạm Quý Thích. Các tên khác do các thi nhân đời sau dịch chữ Nôm ra Quốc ngữ mỗi người một kiểu thôi ạ.Như vậy, ta có thể hiểu, những tác phẩm có lời thoại tựa như tuồng, hát bội, là do chỉ dụ của vua Minh Mạng biến thể “Đoạn trường tân thanh” sang thể ca kịch và các thể khác nhằm mục đích phát triển văn nghệ dân gian sâu rộng trong bá tính? Kính mong mọi người nghiên cứu thêm.
LÊ NGHỊ LUẬN TRUYỆN KIỀU
Nhà nghiên cứu Lê Nghị có một loạt tác phẩm nghiên cứu về Truyện Kiều trong thời gian gần đây rất đáng trân trọng và lưu ý: Luận về Kim Vân Kiều lục (bài 1 FB Li Li NghệThứ Năm 15 tháng 10 , 2020 lúc 19;27) ; Ai soạn Kim Vân Kiều Truyện A953? (bài 3 Kim Vân Kiều Truyện A953 kế thừa tác phẩm nào ở Đại Nam, FB Li Li Nghệ12 tháng 10 lúc 18:15); Phản biện nhận định của giáo sư Dương Quảng Hàm về nguồn gốc Truyện Kiều ( hình chụp trang báo Tri Tân và bài viết của GS Dương Quảng Hàm; FB Li Li Nghệ 8 tháng 10 lúc 14:19) . Xin chép lại nguyên văn và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc trong hồ sơ chuyên đề NGUYỄN DU TƯ LIỆU QUÝ.
DUY MINH THỊ Bạn đọc nghe chúng tôi chứng minh Duy Minh Thị là người soạn Kim Vân Kiều truyện đầu tiên, vậy Duy Minh Thị là ai?
Cũng như nhiều người cách nay hơn 100 năm, tiểu sử của Duy Minh Thị chưa tìm thấy ngày sinh- tử. Hơn nữa ông là nhân vật ít được chú ý.
1.Dẫn từ giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, viết trong công trình tầm nguyên cuốn Kim Vân Kiều Tân Truyện- Duy Minh Thị 1872. Theo giáo sư, tư liệu từ Pháp do tiến sĩ Lê Sơn Thanh, một học trò của học giả Hoàng Xuân Hãn, viết về nhóm Duy Minh Thị:”
…nhóm này có khoảng hơn 10 người, đa số đều tự xưng bằng một biệt hiệu rất có ý nghĩa: Duy Minh là “riêng sáng suốt”; Minh Đức là “làm cho sáng tốt cái đức; Minh Chương là “làm cho sáng tỏ khuôn phép lễ chế”, v.v… Và thói quen của họ thường là ghi thêm một chữ “thị hay chữ “hiệu” vào sau cùng. Hoạt động hăng hái nhất, có nhiều công trình nhất có lẽ là 3 người: Duy Minh Thị, Minh Chương Thị, Phước Trai tiên sinh. Họ đã thuê ở Quảng Đông khoảng 10 cơ sở khắc ván in sách (tức – theo ngôn ngữ hiện nay – khoảng 10 nhà xuất bản) để phổ biến công trình biên tập của họ, ví dụ: Kim Ngọc Lâu, Cận Văn Đưòng, Bửu Hoa Các, Thiên Bửu Lâu. Văn Ngươn Đường (Ngươn tức là Nguyên)… Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ 19 họ đã công bố được hơn 50 bộ sách. Chúng tôi gọi đây là nhóm Duy Minh Thị bởi vì chính ông là vị cư sĩ tiêu biểu nhất: từ 1872 đến 1883, ông hầu như có sách in hàng năm, riêng năm 1874 in đến 6 cuốn. Ông thuê đến 6 nhà xuất bàn và sơ bộ tính ra, ông đã có đến 19 bộ sách được công bố. Tiếc rằng tên tuổi thực của ông hiện chưa được xác định dứt khoát: có tài liệu nói ông họ Trần. Nhưng cái tên Trần Quang Quang của ông – nếu đúng thực như vậy – vẫn không nổi tiếng bằng mấy chữ “Nam Việt Gia định thành cư sĩ Duy Minh Thị mà ông thường ghi vào cuối sách – kề cả cuối bản Kiểu Nôm 1872 này.
2. Dẫn từ Tư liệu từ trên mạng:
Nhân vật lịch sử Việt Nam.
Trần Quang Quang
Tên khác :Duy Minh Thị
Tỉnh thành: Bến Tre
Thời kì:
– Pháp đô hộ (1883-1945)
Nhà văn, viên chức hành chánh thời Pháp mới chiếm Nam Kì, nguyên quán huyện Duy Minh (tên cũ của phủ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long) sau là tỉnh Bến Tre tên Nôm xưa gọi là Rạch Nước Trong (nay thuộc huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre) không rõ năm sinh, năm mất.
Thuở nhỏ ông học tập tại Gia Định ngụ tại Xóm Dầu (An Bình) Chợ Lớn nên sau khi viết văn còn lấy bút danh là Phụng Du Lí (người xóm Dầu Phụng).
Năm 1862-1863 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, ông chuyển sang học Pháp ngữ. Sau vào học Trường Thông ngôn Nam Kì, tốt nghiệp được bổ làm Kinh lịch (lettré) tại Chợ Lớn.
Ngoài thì giờ làm công chức của chính quyền thuộc địa, ông còn cầm bút chuyên sưu tầm, biên soạn, phóng tác một số sách về văn, sử, địa Việt Nam vào triều Nguyễn.
Các tác phẩm còn tìm thấy:
– Lục Vân Tiên (đính chính bản Nôm sao chép từ bản đầu tiên được khắc in trên đầu sách ghi “Gia Định thành Duy Minh Thị đính chánh – Phật sơn Bửu Hoa các tàng bản”, 1865). Đây là bản chép đầu tay do các môn đệ Nguyễn Đình Chiểu chép lại. Ông chép lại đính chính và khắc in ở huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông (Tr.Q.), là bản in sớm nhất (1865).
– Đại Nam thực lục bộ sách này gồm 4 quyển, tác giả dựa theo bộ Thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn viết về các việc xảy ra trong triều Nguyễn từ chúa Nguyễn đến đời Gia Long. Nhất là về việc Nguyễn Ánh từng phong trần ở Nam Kì mà tác giả gọi là Gia Long tẩu quốc. Bộ sách này năm 1943, Đặng Thúc Liêng chuyển thành thơ lục bát in trên Đại Việt tạp chí.
– Nam Kỉ lục tỉnh là một cuốn địa dư về đất nước Nam Kì xưa, nội dung tương tự Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. nhưng giản lược hơn nhiều.
Nam Kì lục tỉnh còn gọi Nam Kì Dư địa chí là một tác phẩm địa lí học mô tả về diên cách, lịch sử, đất đai và con người đất Nam Kì thuở chúa Nguyễn mới khai thác. Ngoài các mục vừa kể tác giả còn điểm xuyết một ít thơ ca về đất nước, con người Nam Kì lúc đương thời.
Trong bản dịch Thượng Tân Thị kể (theo sách) về từ Cụm và Rạch đôi ma Trương Vĩnh Ký gọi là Sông ma hay Tình trinh giang tức Vàm Nước trong gần đây. Tại đây có miếu thờ một cặp tình nhân chết trên rạch, người đương thời đặt là rạch Đôi Ma. Quân Tây Sơn khi đi ngang qua rạch nghe đôi ma vừa sợ, vừa ghét… cho đập miếu thờ ngay bên rạch, nên nay không còn.
Tương truyền có một cập trai gái yêu nhau mà cha mẹ hai đàng không khứng. Ban đêm hai người dìu dắt nhau qua rạch đi trốn, không dè qua giữa rạch nước xiếc bơi không nổi, chết đuối. Khi nổi lên, hai người còn ôm chặt lấy nhau gỡ không ra, cha mẹ hai bên thấy vậy thương tình cho chôn chung hai người một huyệt. Và sau đó, người đời cho cất miếu thờ gần bên rạch, vong linh hai người đêm đêm vào ở trong miếu ú ớ nên có người làm thơ truy điệu hai hồn ma.
Bản dịch:
Vực hẳm cây cao chiếm một tòa
Sông không li cặp chết Đôi Ma.
Hồn hoa đem gởi chòm mây bạc,
Phách quế nương theo bóng nguyệt tà.
Con nước chảy ròng rồi kế lớn,
Tấm lòng có bậu lại cùng qua.
Căn duyên ai khiến xui cho đấy,
Tiếng để ngàn thu cũng cũng là.
3.Thông tin về chữ ” Thị” 氏
Chữ thị trong tiếng Hán có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa là danh xưng của hoàng thân hoặc một học phái.
Nhận xét: ( Lê Nghị)
Lê Sơn Thanh là học giả có uy tín, nhưng ông cũng chỉ cung cấp một số thông tin ít ỏi cho gs Nguyễn Tài Cẩn, tuy nhiên cũng cơ bản về nhóm Duy Minh Thị. Không rõ nguồn tư liệu mà giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đề cập đến Trần Quang Quang có phải tư liệu thứ 2 trên mạng này không. Cũng theo giáo sư, tiến sĩ Ngô Đức Thọ cho rằng: ” chính Duy Minh Thị là người đã biên tập lại bản Đại Nam thực lục chính biên, đem thuê khắc in ở Phật Sơn trấn tỉnh Quảng Đông năm 1873.
So 2 nguồn tư liệu và 1 thông tin không thấy mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau.
-Theo nhà Kiều học Lai Quang Nam, người đã tìm ra tác giả khởi thảo cuốn Kim Vân Kiều truyện (A953) là Duy Minh Thị. Bằng chứng không thể chối cãi là ông để lại dấu vết trong cuốn Kim Vân Kiều Tân Truyện 1872 mà chúng tôi đã trình bày tóm tắt trong bài 1 của loạt bài: AI LÀ NGƯỜI VIẾT KIM VÂN KIỀU TRUYỆN A953.
-Lần theo bằng chứng của Lai Quang Nam, tôi so với các ấn bản Kiều sau đó và diễn biến sự xuất hiện của A953 và 4 quyển KVKT- TTTN biên thứ của Hoàng Xuân Hãn nên kết luận như sau:
-Duy Minh Thị dựa vào: Truyện Kiều+ Kim Vân Kiều Lục+ các tác phẩm khác ở Đại Nam => Cốt truyện chính của A953.( tạm gọi là Thanh Tâm Tài Nhân truyện- Duy Minh Thị)
-Bản của Duy Minh Thị đã tới tay Đào Nguyên Phổ rồi chuyển cho Kiều Oánh Mậu, các vị ở toà soạn báo Đồng Văn tham khảo, chỉ là ruột của sách đã có, hoặc bìa chỉ ghi 4 chữ: Thanh Tâm Tài Nhân. Nên các vị đó mới gọi là tiểu thuyết Thanh Tâm Tài Nhân, Thanh Tâm Tài Nhân lục, Thanh Tâm Tài Nhân Truyện. Không nói rõ sách in hay sách chép tay. Nội dung của nó đến 1902 đã thay quê Kiều ở Lôi Châu bằng Bắc Kinh, nhưng còn chứa nội dung Kim Vân Kiều Lục: giấc mộng hoa đào.
( bằng chứng nó được trích dẫn bởi bản Kiều Bùi Khánh Diễn, sau này Lý Văn Hùng trích lại).-Bản A953 là bản của Duy Minh Thị, được ai đó chép lại cả 4 quyển ghi cụ thể: Quán Hoa Đường bình luận- Kim Vân Kiều truyện- Thánh Thán ngoại thư. Vì giả cổ để bán cho Viễn Đông Bác Cổ, nên gắn cụm từ có từ thời Minh Mạng thành bút danh: Thanh Tâm Tài Tử (biên thứ). Nội dung thay quê Kiều ở Lôi Châu thành Bắc Kinh ở bản cũ, còn cắt luôn tình tiết giấc mộng hoa đào. Nhưng vẫn sót chi tiết 500 xâu bạc xanh 2 lần và bài thơ Tuyệt Mệnh.
-Sau đó có người chép lại A953, lấy cớ Thanh Tâm Tài Nhân được Đào Nguyên Phổ nhắc tới đầu tiên, đã thay tên tác giả là: Thanh Tâm Tài Nhân (biên thứ), đem in thử, sai sót nhiều nên đình chỉ, sau đó bỏ học chữ Hán nên không xuất bản tiếp, chỉ duy nhất sót lại một bộ ở Việt Nam.( xin đọc thêm Ai viết Kim Vân Kiều truyện A953)
Tuy vậy, khi A953 có mặt tại Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội ( sau cuộc triển lãm sách bị bão, thất lạc, hư hại nặng nhiều cuốn Hán Nôm gốc năm 1903), rất nhiều tác giả trước đó chú thích, ngâm vịnh, phóng tác Kiều chỉ nhắc tới Kim Vân Kiều Lục. Rất nhiều tác giả đương thời cũng không hề đọc cuốn này và cứ ngỡ Thanh Tâm Tài Nhân là tác giả cuốn Kim Vân Kiều Lục, nên tiếp tục nhắc tới nhan Kim Vân Kiều Lục hoặc trích nội dung của nó.( xem thêm ở bài Luận về Kim Vân Kiều Lục)
Diễn biến từ khi Duy Minh Thị phóng tác đến xuất hiện 4 quyển Thanh Tâm Tài Nhân biên thứ, được sắp xếp theo thời gian cùng với các di lục, tác phẩm thực chứng. Diễn biến đó chỉ diễn ra từ 20 năm cuối của thế kỷ 19 và 20 năm của đầu thế kỷ 20. Nhưng đối với chúng ta là đã quá 100 năm, trở thành chuyện cũ, may mà còn bằng chứng bản gốc hoặc bản sao lưu từ đầu thế kỷ 20 đến nay, cho phép chúng ta nhìn lại toàn diện và chân thực văn học sử ĐTTT của Nguyễn Du và những hậu thân của kiệt tác này, trong đó có Kim Vân Kiều truyện của Duy Minh Thị.
Một câu hỏi lớn đặt ra: Duy Minh Thị viết tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện chỉ nhằm mục đích kinh doanh hay nhằm đánh lừa văn học sử? Ắt là đề tài đáng tìm hiểu. Riêng chúng tôi có trình bày thuyết âm mưu ở một bài riêng trong biên khảo.
Ai cũng vậy, khả năng luôn tới hạn. Đồng thời việc phát hiện Duy Minh Thị là tác giả Kim Vân Kiều truyện mới chính thức công bố tháng 10 năm 2020. Rất mong sự bổ sung thông tin về Duy Minh Thị, cũng như bổ khuyết nhiều mặt bởi các nhà Kiều học và độc giả.
Biên khảo của chúng tôi là dọn một con đường thẳng đi từ ĐTTT đến KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân. Ở các bài trước, chúng tôi đã chứng minh xong: Tác giả Kim Vân Kiều truyện là Duy Minh Thị. Ông tên thật là Trần Quang Quang, còn có bút danh khác là Gia Định Thành cư sĩ, sống ở Sài Gòn, hoạt động văn hóa mạnh nhất vào những năm 1870-1883. Việc chứng minh này trong loạt gồm 3 bài: Ai là người viết A953 đã đăng tuần trước.
Nhưng việc phát quang, mở rộng con đường ắt sẽ có người khác và thế hệ sau. Học thuật không phải là độc quyền của riêng ai. Những gì chúng tôi vận dụng tại biên khảo này cũng từ bằng chứng người trước để lại, cho dù người trước đã đi con đường khác mà chúng tôi cho rằng đã lạc hướng.
Sau khi cung cấp sơ đồ cơ bản, và chứng minh xong con đường vạch ra đã tới đích: thơ ĐTTT => Thơ KVK Truyện => tiểu thuyết KVK Lục => KVKT- Duy Minh Thị=> KVKT- Thanh Tâm Tài Tử => KVKT- Thanh Tâm Tài Nhân. Bài này đi sâu vào chi tiết Kim Vân Kiều Lục vì nó là tác phẩm quan trọng, ví như một trạm dừng chân lớn nhất giữa điểm khởi phát ĐTTT đi đến điểm cuối Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Thiễn nghĩ người tìm hiểu về truyện Kiều nhất thiết phải đọc Kim Vân Kiều Lục, mới hiểu sâu hơn về Truyện Kiều, và cuốn Kim Vân Kiều truyện, nên tôi viết loạt bài giới thiệu này cho những ai chưa đọc.
1.Thời gian sách xuất hiện:
-Sách Kim Vân Kiều Lục theo Phạm Tú Châu năm 2015 đã cho rằng in lần đầu năm 1888, hiện còn bản lưu. Tôi e rằng năm 2015 tiến sĩ Phạm Tú Châu không biết thông tin: theo di lục của A.d.Michelle 1884 ghi là KVKL đã in năm1876 tại Hà Nội. Cũng như đa số nhầm lẫn, do không rõ vô tình hay cố ý, tôi cho rằng cố ý, trước tháng 5/2020 người ta đã dịch cuốn sách ông Abel des Michelle giữ tên Kim Vân Kiều Lục thành Kim Vân Kiều Truyện. Cũng như bao thế hệ học sinh có người chưa từng nghe tới Thanh Tâm Tài Tử mà chỉ biết Thanh Tâm Tài Nhân. Chính vì vậy đã đào tạo ra bao thế hệ chỉ biết tới Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, và mặc định tác giả và tác phẩm là của Trung Quốc. Người học và người đoc không hề biết tới các tác phẩm tiền thân của Kim Vân Kiều Truyện -Thanh Tâm Tài Nhân Việt Nam là cuốn Kim Vân Kiều Lục. Đây là một việc làm bẻ cong văn học sử, bẻ lái học thuật của một số được gọi là “ tín đồ Thanh Tâm Tài Nhân Trung Hoa” hiện nay.(1)
Do vậy, khi mở đầu xét lại hồ sơ vụ án đánh tráo bằng chứng về nguồn gốc Đoạn Trường Tân Thanh phải bắt đầu từ 2 cặp từ Tử- Nhân và Lục-Truyện. Cứ đi sâu khai thác 2 cặp từ này từ trong văn bản của Việt nam thì sẽ thông, chứ không cần tìm đâu xa xôi và mơ hồ.
Nhắc lại, giáo sư Dương Quảng Hàm 1941, đã so sánh 3 cuốn: Kim Vân Kiều Lục khuyết danh – cuốn chép tay A953 Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Tử -cuốn in KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân. Ông đã kết luận KVK Lục là cuốn tóm tắt thơ Truyện Kiều, mặc dù ông không giải thích vì sao, ngày nay thẩm định chuẩn xác là tác phẩm của Việt Nam. Nói rằng tóm tắt thơ Truyện Kiều tức hàm ý ra đời sau Truyện Kiều Nguyễn Du. Trần Ích Nguyên năm 2003 đánh giá cao tác phẩm cả về mặt văn chương lẫn văn học sử. Nhưng mãi đến 2015 Phạm Tú Châu mới dịch bản này, không thấy ai quan tâm nhận xét vì sao Trần Ích Nguyên đánh giá là quốc bảo.
Như trên đã nói, di lục của Michelle đánh dấu thời điểm sách được in là 1876, khuyết danh, nhưng ta hiểu rằng trước khi in là phải sáng tác, nhưng không rõ sáng tác từ năm nào.
Truy tìm xa hơn, tôi lưu ý nhận xét của Maspero rằng KVK Lục là của Phạm Quý Thích và Thanh Tâm là bút hiệu khác của Hoa Đường Phạm Quý Thích. Ông không nói rõ vì sao. Mới đây một người bạn đưa tôi thông tin từ câu đối của Vũ Thì Mẫn (1795-1866)
Bạc Mệnh trầm nhân giai tác do ư giai sự
Kỳ tài diệu bút Thanh Hiên viễn quá Thanh Tâm.
(Mệnh bạc thân chìm, tác phẩm do từ sự tích
Tài cao diệu bút, Thanh Hiên hơn hẳn Thanh Tâm)
Nếu câu đối này đích thực là của Vũ Thì Mẫn thì có giá trị truy cứu. Hai câu đối đó phản ánh rằng Vũ Thì Mẫn đang so sánh hai tác phẩm của hai tác giả, viết cùng một sự tích nhưng bút danh Thanh Hiên (tức Nguyễn Du) hơn hẳn bút danh Thanh Tâm. Phối hợp với Maspero đã đọc hai chữ Thanh Tâm trên bản Kim Vân Kiều Lục nào đó mà ông cho là bút danh của Phạm Quý Thích, thì Kim Vân Kiều Lục phải có trước 1866, trước khi xuất hiện bút tích Duy Minh Thị 1872 ít nhất 6 năm. Tuy nhiên chúng tôi chưa xác minh được tính chân thực tác giả câu đối này. (2)
Cũng có thể đi xa hơn từ di lục lời đề từ Kim Vân Kiều Án của Nguyễn Văn Thắng (1931- 1932). Trong đó ông nhắc tới thơ Nguyễn Du là “Kim Vân kiều truyện quốc ngữ’. Sau đó ông nói Bắc bản “ thực lục” do nhà Ngũ Vân Lâu in đã bán khắp nơi. Có người dựa vào chữ “thực lục” hiểu rằng cuốn ông nói là Kim Vân Kiều Lục. Nói cách khác thời Minh Mạng đã có Kim Vân Kiều Lục Việt Nam được in ở nhà Ngũ Vân Lâu bên Tàu. Tuy nhiên chúng tôi nghi ngờ tác giả lời đề từ không phải của Nguyễn Văn Thắng mà là của đời sau, viết không chính xác. (3)
Vì vậy phối hợp thông tin đa số nêu trên, cộng với thông tin về Mộng Liên Đường tôi dẫn chứng phần sau, thì KVKL có trước 1825, năm Phạm Quý Thích mất. Tuy nhiên đó là suy luận tổng hợp, không mâu thuẫn chứ chưa phải bằng chứng. Đặc biệt là Nguyễn Văn Thắng văn bản còn đáng ngờ, Vũ Thì Mẫn tôi chưa có điều kiện đọc toàn văn để xét.
Do đó đến nay phải tạm chấp nhận bằng chứng di lục hiện có của Abel des Michelle: KVK Lục có trước 1876 mà không rõ thời điểm sáng tác và không rõ tác giả. Nhưng dù gì đi nữa, về di lục và sách thực chứng Kim Vân Kiều Lục vẫn xuất hiện trước Kim Vân Kiều truyện ít nhất 30 năm, và tác giả là người Việt.
2. Xác định tác phẩm của người Việt:
Trừ ông Abel des Michelle 1884 hiểu lầm KVKL là sách Trung Hoa. Các tác giả Maspero, Dương Quảng Hàm, Phạm Tú Châu, Trần Ích Nguyên ( học giả Đài Loan qua viện Hán Nôm khảo sát 2003) đều thừa nhận là tác phẩm của người Việt. Chỉ khác nhau về nhận định thời điểm. Nhắc lại theo Maspero tác giả là Phạm Quý Thích, tức trước 1825. Dương Quảng Hàm không biết, Phạm Tú Châu và Trần Ích Nguyên sau 1850.
Phần tôi, tôi cho rằng ông Trương Minh Ký không cải chính sự hiểu lầm của ông Michelle là một đáng ngờ về vai trò tiếp tay nhóm Duy Minh Thị ở Sài Gòn. Vì ngay cả tôi, hậu sinh xa lắc, đọc qua vài trang Kim Vân Kiều Lục thì đã thấy Kim Vân Kiều Lục đã trích thơ Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn:
Ví dụ:
Chinh phụ ngâm: (CPN)
Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương
hề thùy tạo nhân
(Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này)
(Đoàn Thị Điểm dịch)
Kim Vân Kiều Lục (KVKL):
Du du bỉ thương thùy tạo nhân
Hồng nhan hà tự cánh đa truân.
-CPN:
Tu du trung hề đối diện
Khoảnh khắc lý hề đăng trình.………
Tương cố bất tương kiến,
-KVKL lặp lại y hệt:
Tu du hề đối diện
Khoảnh khắc hề đăng trình
Tương cố bất tương kiến
– Hoặc CPN:
Vọng vân khứ hề lang biệt thiếp
Vọng sơn khứ hề thiếp tư lang
-KVKL:
Vân khứ hề lang biệt thiếp
Vân quy hề thiếp tư lang
Có thể nói còn cả chục dẫn chứng nữa, song bấy nhiêu cũng đủ chắc chắc rằng Kim Vân Kiều lục tác giả là người Việt, vận dụng thơ Việt. Vậy mà từ rất lâu người ta đồn đây là cuốn sách của người Hoa, cả ông Abel des Michelle cũng lầm.(Còn tiếp bài 2: đặc điểm của Kim Vân Kiều Lục, tầm ảnh hưởng đến các tác phẩm khá.c
Chú thích:
(1).Tín đồ Thanh Tâm Tài Nhân Trung Hoa: Chỉ những người mặc định bút danh Thanh Tâm Tài Nhân, không có nhân thân, lại biết quốc tịch Trung Hoa và năm sinh tử, lần lượt theo các học giả Trung Hoa. ( 1536 -1707= 131 tuổi)
(2) dẫn theo: Non Nước Hồng Lam, địa chí văn hóa Hà Tĩnh, tập 2, xb 2010)
(3) Sẽ có bài riêng luận về bài giới thiệu Kim Vân Kiều Án sắp đăng sau loạt bài về Kim Vân Kiều Lục.
Bài 3: KIM VÂN KIỀU TRUYỆN A953 ĐÃ KẾ THỪA TÁC PHẨM NÀO Ở ĐẠI NAM
Nhắc lại ở bài 1 chúng tôi đã chỉ ra Duy Minh Thị 1872 là người nhắc tới nội dung A953 đầu tiên. Nếu ép ngay Duy Minh Thị là người khởi thảo chứ không phải là người đọc một cuốn Kim Vân Kiều có trước thì chưa thể vững chắc. Cho nên ở bài 2 chúng tôi đã chỉ ra diễn tiến từ khi Kiều Oánh Mậu và các vị tòa soạn báo Đồng Văn có trong tay ruột của cuốn A953, và sau đó chỉnh sửa dần để bán cho Viễn Đông Bác Cổ. Cũng như sau khi bỏ Nho học thì nó được nhanh chóng dịch ra quốc ngữ để bán cho công chúng.Việc bổ sung bài 2 nhằm chứng minh rằng: một khi tác phẩm nào đó xuất hiện thì nó sẽ được nhiều người biết tới. Ngay cả bài thơ “ con cóc” vô danh, vẫn được nhiều người biết tới. Trong những năm 1902-1905, người trong tòa soạn báo Đồng Văn nhắc tới cuốn Thanh Tâm Tài Nhân Truyện hoặc Thanh Tâm Tài Nhân Lục chính là nội dung chứa trong A953. Nhưng bên ngoài thì người ta chỉ biết đến Kim Vân Kiều Lục đã có từ lâu và phổ biến rộng trong công chúng. Dù vậy,A953 chưa hoặc hoàn thiện xong, luôn có sự nhắc tới của người đương thời, là di lục nhắc tới. Trước Duy Minh Thị không một ai trích, nhắc tới nội dung cuốn A953 nghĩa là nó không tồn tại trước đó. Chỉ có Duy Minh Thị biết nên sách đó do ông viết, chứ không phải do ông đọc.Để củng cố thêm suy luận đó, ta phải xét thêm A953 có chứa nội dung sách nào trước khi nó ra đời và có, khi Duy Minh Thị còn sống không? Tôi khảo sát 2 tác phẩm có trước A953 và đương thời với Duy Minh Thị ở Đại Nam. Đó là 2 cuốn: Kim Vân Kiều Lục và Tuồng Túy Kiều của Ngụy Khắc Đản.1.A953 kế thừa Kim Vân Kiều Lục:Tình tiết Truyện Kiều Mã giám sinh mua Kiều:Cò kè bớt một thêm haiHồi lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm -KVKL: 500 xâu bạc xanh (tự phóng tác )-KVKT: 500 xâu bạc xanh (KVKT chép lại KVKL)-Thúc Sinh chuộc Kiều:Rõ ràng của dẫn tay traoHoàn lương một thiếp thân vào cửa công -KVKL: 500 xâu bạc xanh( tự phóng tác) -KVKT: 500 xâu bạc xanh (chép lại KVK Lục)Kiều viết một bài tuyệt mệnh trước khi trầm mình: sông Tiền Đường:Dưới đèn sẳn bức tiên hoaMột thiên tuyệt bút gọi là để sau KVKL( bản AC521):Thập ngũ niên tiền hữu ướcKim triêu chi đáo Tiền Đường Bách thế quang âm hỏa thướcNhất sinh sự nghiệp hoàn lươngTriều tín thôi nhân khứ dãĐẳng gian khước liễu đoạn trường.(tự phóng tác) -KVKTThập ngũ niên tiền hữu ướcKim triêu phương đáo Tiền ĐườngBách thế quang âm hỏa thướcNhất sinh thân sự hoàn lươngTriều tín thôi nhân khứ dãĐẳng nhàn liễu khước đoạn trường.(chép lại KVK Lục)Đó là những bằng chứng không thể chối cãi rằng A953 có kế thừa nội dung của Kim Vân Kiều Lục. Trước hết là đi theo bố cục như Kim Vân Kiều Lục, bắt chước Kim Vân Kiều lục là chen vào các bài thơ, thay đổi vài chi tiết. Sáng tạo là đưa thêm trên chục nhân vật phụ, miêu tả thêm hành động cho sinh động, giống với một tiểu thuyết chương hồi. Nhưng lời thoại lại lấy chất liệu tại vở tuồng dưới đây.2. A953 kế thừa Tuồng Túy Kiều của Ngụy Khắc Đản (?-1872). Ngụy Khắc Đản là vị quan có tiếng thời Tự Đức. Ông là Phó chánh sứ trong đoàn sứ của Phan Thanh Giản đi Pháp điều đình, ông mất năm 1872, năm Duy Minh Thị in bản Kiều Nôm. Sau năm 1883 mới mất dấu Duy Minh Thị. Triều Nguyễn chuộng diễn tuồng, và xem đó là truyền thông giáo dục tư tưởng cho dân chúng. Chúng tôi dẫn từ bản chuyển nôm của Trương Minh Ký, xuất bản lần đầu 1897 ( Phạm Đan Quế, Truyện Kiều và các nhà nho thế Kỷ 19), đoạn tuồng Hoạn Thư hành hạ Thúy Kiều và Thúc sinh. Lời thoại trong Kịch giống hệt trong Kim Vân Kiều truyện.Tuồng Túy Kiều có trước 1872 ( trích hồi đánh ghen):Hoạn Thư viết:Thưa phu quân:Con hầu đó giỏi giang bao việcMẹ thiếp cho giúp đỡ sớm khuyaÂm nhạc đã lành nghềHồ cầm thêm đủ ngónHựu viết: Ủa này có chi phiền muộnChẳng đặng hân hoanThời:Gần một năm mới được đoàn viênSánh đôi mặt cớ sao sầu thảmThúc sanh viết:Số là: trời xa ngàn dặmTrời cách hai phươngTrông mây thôi phát nhớ huyên đườngNên: tuôn mưa khó ngăn cầm được lụy chớ!Hoạn Thư viết: Phải điều tình lý, hẳn thiệt hiếu thân!KVK Truyện: -Chàng Thúc sinh quay mặt lại hỏi Hoạn Thư: người con gái này từ đâu mới đến?Tiểu thư rằng: Đó là gia gia ở Bắc Kinh mua nó đem về để sang đây hầu thiếp. Con thị tì nó lại đủ tài hoa đã hát được tân thanh lại giỏi ngón Hồ cầm nữa đó!( tiếp một đoạn Thúc sinh nhận ra Thúy Kiều, suy nghĩ bị mắc mưu…xúc động khiến nước mắt tuôn tràn trề)-Tiểu thư thấy thế tra hỏi rằng:Cớ sao tướng công lại quá cảm động như vậy?Sinh rằng: Vì sắp hết tang, nhớ thân mẫu ngày trước, nên chi lệ mới trào ra!Tiểu thư rằng: Quả thật những giọt nước mắt của chàng vì thương thân mẫu nên trào ra, thực cũng đáng khen là bậc hiếu tử vậy.Đây là trích mở đầu một hồi của tuồng, diễn đạt minh họa đoạn Hoạn Thư hành hạ Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh, từ lúc Thúc Sinh về nhà đến lúc lén gặp Kiều tại am và xúi nàng đi trốn. Đem so với A953, lời thoại toàn bộ của kịch hệt trong Kim Vân Kiều truyện, cũng đủ chứng minh Duy Minh Thị đã lấy chất liệu lời thoại Tuồng Túy Kiều đưa vào A953. Ngụy Khắc Đản mất 1872, nghĩa là vở kịch này công diễn trước đó nhiều năm. Lúc này Chiêm Vân Thị khởi thảo cuốn A953 ít nhất cũng tới đoạn Thúc Thủ gặp Kiều, ông đã sửa câu Kiều trong bản 1872 đã nói ở bài 1.Như vậy có thể nói, Truyện Kiều, Kim Vân Kiều Lục và Tuồng Thúy Kiều là chất liệu chủ yếu phóng tác ra A953. Giá như A953 đừng viết những cảnh dâm ô như Kim Bình Mai, và đoạn Kiều trả thù tàn nhẫn, trên 50 bài thơ tuy không phải là tác phẩm hay, nhưng cũng không kém, cũng đừng vội vàng ráp bài Tống Ngọc khóc Khuất nguyên thay cho Kim Trọng khóc Thúy Kiều, mà tự sáng tác thay Kim Trọng, thì tác phẩm cũng có nét đẹp và sáng tạo riêng.Ngoài ra, vì văn cảnh lấy từ truyện Kiều là tác phẩm gốc, nên lời văn rất nhiều chỗ giống như lấy lời thơ Kiều chuyển ngữ. Lời thoại lại lấy từ tuồng nên câu văn quá nhiều chỗ biền ngẫu như lời vở tuồng. Bạn đọc kịch Ngụy Khắc Đản và cuốn dịch của Nguyễn Duy Ngung thì thấy rõ. So với bản Hán văn, không phải Nguyễn Duy Ngung dịch dối, mà các bản dịch của Tô Nam và Nguyễn Khắc Hanh chuyển theo lối hành văn hiện đại. Lý Trí Trung dựa vào cuốn Tô Nam ở miền Nam, cuốn Hoàng Dật Cầu 1957, trau chuốt lại dĩ nhiên là cho hợp với ngôn ngữ người Hoa hiện đại, nên hiện nay giới trẻ say mê, trong đó có một phần nhờ tả sex.Một nhược khác nữa là A953 trong kết cấu từng hồi lại có đoạn vừa dẫn chuyện trước, cuối hồi lại bình, thậm chí tự khen văn chương do chính mình viết. Kết cấu rất sát với ý chỉ đạo của Minh Mạng về một cuốn bình giảng, thậm chí có đoạn lập lại ý Minh Mạng là hình thức không cần thiết. Mở rộng cốt truyện Kim Vân Kiều Lục thêm hành vi và lời thoại từ kịch là đủ và tự nhiên. Tổng thể tác phẩm biên soạn có vẻ mang tính giải trí, thương mại hơn là một tác phẩm văn chương. So với Kim Vân Kiều Lục do những lỗi kể trên, kém về nhất quán thể loại tiểu thuyết, tuy dài hơn nhưng ít cảm xúc hơn. Đáng tiếc! Tuy nhiên, bản phóng tác A953 có kém và vài chỗ bệnh hoạn, nó vẫn đáp ứng sở thích của giới bình dân, nên tái bản liên tục trong 5 năm liền khi chuyển quốc ngữ. Như vậy chúng tôi chứng đã chứng minh Tác giả Kim Vân Kiều Truyện là người Việt Nam Duy Minh Thị từ trong tác phẩm trung gian là cuốn Kiều 1872. Duy Minh Thị là người có nhân thân hoạt động văn học, đồng thời gốc Minh hương và giỏi Hán học. Cùng hoạt động đương thời với Trương Minh Ký, Abel des Michelle. Tuy không biết rõ ngày ông mất, nhưng sau 1883 không còn thấy ông ra sách. Người thế hệ tiếp theo có danh tính, nhân thân, có di lục nhắc tới nội dung cuốn A953. Sự xuất hiện cuốn sách là có người nhắc tới ngay. Khi bỏ thi Nho học thì có người chuyển quốc ngữ ngay. So với các tác phẩm có trước A953 thì thấy nó kế thừa tác phẩm trước nó: trùng tên nhân vật, số phận nhân vật. Thanh Tâm Tài Tử và Thanh Tâm Tài Nhân là bút hiệu người đời sau sao chép gắn vào, vì đạo thư để bán nên không dám đưa tên thật.Tổng kết: Diễn biến từ Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du đến Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân theo từng bước như sau:A. Đoạn Trường Tân Thanh:Được sáng tác từ mượn nhân vật và cảm hứng của một đoạn sử nhà Minh ( Từ Hải- Mã Kiều- Hồ Tôn Hiến) và phong tình lục gồm vở kịch Hổ phách Trủy ( Thúc Sinh, Tú bà) và Thu Hổ Khâu ( mượn chuyện Chân Nương đổi thành Đạm Tiên). Nguyễn Du đã trình bày nguồn gốc: “Cảo thơm lần giở trước đèn. Phong tình có lục còn truyền sử xanh.”.B. Diễn biến:1.Đoạn Trường Tân Thanh Nguyễn Du. =>2.Thơ Kim Vân Kiều Truyện Nguyễn Du => 3. Kim Vân Kiều Lục khuyết danh => 4. Thanh Tâm Tài Nhân truyện (Duy Minh Thị ẩn danh) => 5. Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Tử *( giả danh) => 6. Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân ( giả danh) **.Đã có bằng chứng trình tự thời gian diễn biến, chứng minh tác giả Việt Nam viết, xác định được thời điểm khởi thảo, tên tác giả, xác định được nội dung kế thừa các tác phẩm khác ở Việt Nam thì khỏi tìm ở nước khác mất công! Đó cũng là lý do đừng vội nói chúng tôi cuồng ngôn, làm loạn học thuật. Chúng tôi đang chờ sự tán đồng, góp ý cũng như lắng nghe những bằng chứng phản biện khoa học. Nếu không ai phản biện vững chắc, thì kiến nghị đầu tiên là rút chú thích : “ Viết Truyện Kiều Nguyễn Du có dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung quốc)” ra khỏi sách giáo khoa ngữ văn lớp 9, cũng như các bài tham khảo, bài tập ngữ văn từ lớp 9-11 có trích đoạn Kim Vân Kiều truyện. Nếu có trích thì trích Kim Vân Kiều Lục. Kết thúc 3 bài ngắn: Ai là người viết Kim Vân Kiều Truyện. Nhân 200 năm ngày giỗ cụ Tố Như, ta cùng ôn lại câu đối của ai đó viếng tang, khi Minh Mạng viếng nhà ông thấy:Nhứt đợi tài ba, vi sứ vi khanh, sinh bất thiểmBách niên sự nghiệp, tại gia tại quốc, tử dư vinhPhóng dịch:Một thuở tài ba, vai sứ vai khanh, sanh chẳng thẹnTrăm năm sự nghiệp, trọn nhà trọn nước, tử thừa vinh.Lê Nghị 12-10-20.*******Chú thích:-1: Nhan ĐTTT xuất hiện từ sau 1814- 1821 (1821 Phạm Quý Thích giảng đầu tiên bản Phường tại Hà Nội, phản ánh trong bài thơ của Châu Doãn Trí, học trò Phạm Quý Thích: Một khúc Tân Thanh truyền nhạc phủ. Đến nay ca xướng khắp Tràng An)-Từ 1=> 2: việc chuyển nhan vào thời Minh Mạng, chưa rõ năm cụ thể , chậm nhất là 1830- Nguyễn văn Thắng Kim Vân Kiều Án. (chúng tôi đoán sớm nhất ngay sau tháng 9/1821, Minh Mạng gặp Phạm Quý Thích hỏi về cổ thư tại Hà Nội ).-Từ 2=> 3: di lục 1884 của Abel des Michel nói in tại Hà Nội 1876. Khuyết danh, nên không định rõ năm. 3 ứng viên sáng giá là: Nguyễn Tứ, Phạm Quý Thích, Mộng Liên Đường. Cá nhân tôi thiên về Phạm Quý Thích, các nhà nghiên cứu tìm tòi thêm. – Từ 3=> 4: 1872-1905 Duy Minh Thị ( phóng tác từ Truyện Kiều + Kim Vân Kiều Lục + Tuồng Túy Kiều + kiến thức khác)-Từ 4=> 5: 1906-1910: xuất hiện tại Viễn Đông Bác Cổ.* Cụm từ Thanh Tâm Tài Tử xuất hiện năm 1830. Ông Maspero nói: Kim Vân Kiều Lục cũng lấy bút hiệu Thanh Tâm Tài Tử, Thanh Tâm là hiệu Phạm Quý Thích, nhưng chưa thấy chứng cứ, ghi lại mong học giả truy tìm.- Từ 5 => 6:1924: Ông Lê Thước nhắc tới đầu tiên năm 1924.**Thanh Tâm Tài Nhân: học giả Đào Duy Anh và Giáo sư Dương Quảng Hàm tự cho là tác giả Trung Hoa năm 1943.
PHẢN BIỆN NHẬN ĐỊNH NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU
CỦA GIÁO SƯ DƯƠNG QUẢNG HÀM
Lê Nghị Li Li Nghệ 8 tháng 10 lúc 14:19 Theo đề nghị của một số bạn đọc ,Xin công bố tư liệu khảo chứng của gs Dương Quảng Hàm. Bài tuy dài nhưng nếu bạn đọc chịu khó đọc kỹ, hoặc lưu khi rãnh đọc sẽ hiểu rõ ngọn nguồn.TRÍCH: Từ Truyện Kiều đến Kim Vân Kiều truyện
I.Thanh Tâm Tài Tử và Thanh Tâm Tài Nhân.
Các nhà Kiều học Việt Nam không phải tự dưng mặc định cuốn sách Kim Vân Kiều Truyện là của một bút danh Thanh Tâm Tài Nhân, người Hoa. Sự mặc định này có nguồn gốc chính thức từ nhận định của giáo sư Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu ấn hành năm 1943. Từ đó đến nay không ai phản biện quan điểm cụ Dương, ngược lại chỉ tìm cách hỗ trợ thêm. Những tên tuổi lớn có thể nói đến: Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn. Còn học giả đàn em và học trò như Nguyễn Thạch Giang, Trần Nghĩa, Ngô Đức Thọ….thì vô số.
Trong bài viết trên báo Tri Tân số 4 tháng 6-1941, cụ Dương đã so sánh 2 cuốn Kim Vân Kiều truyện. Một cuốn chép tay bút danh Thanh Tâm Tài Tử phát hiện trước, để tại Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội và cuốn in có bút danh Thanh Tâm Tài Nhân phát hiện sau. Cả hai cuốn nói trên, phát hiện đầu tiên ở Việt Nam cũng là đầu tiên trên thế giới. Theo Cụ Dương: cuốn chép tay chép chữ ‘ nhân’ bị nhầm thành ‘tử’. Bản in giấy sản xuất ở Tàu, kèm với Thánh Thán và Hoa Đường là một nhà phê bình người Hoa nổi tiếng. Vì vậy kết luận: Kim Vân Kiều truyện là tiểu thuyết người Hoa, Thanh Tâm Tài Nhân là tác giả, Kim Thánh Thán bình luận. Nguyễn Du dựa vào cốt truyện này dịch sang thơ nôm: Truyện Kiều. Nội dung này được đưa vào cuốn Việt Nam Văn Học sử yếu năm 1943, cuốn sách được xem là nền tảng sách giáo khoa cổ văn tại miền Nam sau 1954.
Để khách quan chúng tôi xem như một phiên tòa xem xét quyền sở hữu trí tuệ. Lý do để chấp nhận thụ lý hồ sơ là:-Cả 2 bản chép tay và bản in đều không ghi niên đại, nên tự chúng không thể chứng minh cuốn nào có trước.-Trước năm 1919, Việt Nam dùng chữ Hán, nên sách chữ Hán trước đó tại Việt Nam không nhất thiết là của người Hoa.-Trước năm 1919 nhiều sách Việt nam in tại Tàu, nên không thể nói giấy in và nhà in của Tàu phải là sách Tàu.Để giải quyết tranh chấp quyền tác giả của hai nước, trước hết phải xem hai bút danh này có phải là một không? Hiện nay không có bằng chứng tại Trung Hoa có bút danh Thanh Tâm Tài Tử. Tại Việt nam thì có cả 2 bút danh trước năm 1898. Cũng không có cơ sở nào để khẳng định 2 bút danh là một.Như vậy trước hết là xét tại Việt Nam rồi mới đến Trung Hoa về 2 bút danh này.Việc xem xét dựa vào bằng chứng chứ không có việc mặc nhiên thừa nhận.
1.Bản văn.
-Cuốn Kim Vân Kiều Truyện bản chép tay thấy công khai đầu tiên trước 1910 ( Maspero thấy tại Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội) gồm 4 quyển ghi ở bìa chung: Thanh Tâm Tài Tử. Trong đầu mỗi quyển đều ghi như như nhau: Quán Hoa đường bình luận, Thánh Thán ngoại thư. Thanh Tâm Tài Tử biên thứ. Cuốn này được lưu tại thư viện văn học Việt Nam ký hiệu A953, còn 2 cuốn như vậy lưu tại Thư Viện quốc gia Anh và Đại học Yale ở Mỹ. Viễn Đông Bác Cổ chuyển ra Hà Nội năm 1902, cuốn sách có mặt từ năm nào không rõ, nhưng trong một bài viết năm 1914, Maspero đã nhắc tới (dẫn theo Durand, trong tập Kỷ yếu 150 năm ngày sinh Nguyễn Du. Lê Thước năm 1924 cũng đã nhắc tới cuốn này có ở VĐBC khi ông so sánh với 1 quyển in ông sưu tầm.)
-Cuốn Kim Vân Kiều Truyện bản in Lê Thước phát hiện năm 1924 chỉ một quyển, Đào Duy Anh nói thêm là nhà Hoài Thanh cũng có một quyển, cả 2 không thấy nói rõ là quyển thứ mấy. Thấy đủ 4 quyển in công khai là bản Hoàng Xuân Hãn, sưu tập từ vài người, do cụ Dương Quảng Hàm mượn khảo sát năm 1941. Quyển 1 mất 21 trang đầu nên không kể. Quyển 4 mất 21 trang cuối nhưng phần đầu còn do đó xét được. Ba quyển 2,3,4 trang đầu ghi: Thanh Tâm Tài Nhân Biên Thứ. Tuy nhiên lại ghi khác nhau về hình thức đăng ký giữa 3 quyển, cụ thể:
Quyển 2 ghi: Quán Hoa Đường bình luận Kim Vân Kiều truyện- Thánh Hâm (Thánh Hâm chứ không phải Thánh Thán ngoại thư). Quyển 3 ghi: Quán Hoa Đường bình luận Kim vân Kiều truyện – Thánh Thán ngoại thư.( giống bản chép tay A953) Quyển 4 lại ghi: Ngũ Vân lâu bình luận Kim Vân Kiều truyện ( Ngũ Vân Lâu chứ không phải Quán Hoa Đường) – Thánh Thán ngoại thư.
Giáo sư Dương Quảng Hàm mô tả đầy đủ và trung thực, nhưng ông đã suy luận một chiều. Cũng như một bức tranh người nhìn ra bà phù thủy người khác lại ra nàng công chúa vậy.Giáo sư cũng đã nhận xét: Bản in rất nhiều lỗi. Nhưng ông lại bỏ qua chuyện nhiều lỗi in khi nhận định, chỉ chú trọng từ ngữ không theo quy ước kỵ húy thời Nguyễn để kết luận bản in có trước thời Nguyễn và là sách Tàu. Sao giáo sư không nghĩ nếu sách người Tàu viết chữ Tàu mà thợ in Tàu lại khắc sai nhiều chữ? Cuốn A953 viết kỵ húy nhà Nguyễn thì rõ ràng viết thời nhà Nguyễn nên không sai. Còn người cố ý sửa chữ cho khỏi kỵ húy nước Nam, thợ in Tàu nhìn không hiểu nên mới khắc sai.
Dễ thấy rằng bản in các quyển không được in cùng lúc. Việc đăng ký hình thức bản quyền tùy tiện, chúng đã được sửa chửa từ bản chép tay để đem in, và mỗi cuốn là một người khác biên soạn sửa chửa, do đó nội dung đăng ký bản quyền chụp giựt, mỗi quyển in một khác. Như vậy cuốn viết tay A953 là bản thảo gốc không in, được biên tập bởi 1 người. Trong khi đó, các quyển của Hoàng Xuân Hãn sưu tầm do nhiều người khác sao lại cuốn A953, sửa một số từ đem in, khiến thợ người Tàu khắc sai rất nhiều từ ngữ.
Có thể đặt vấn đề ngược lại: 4 quyển in khác nhau có trước bản chép tay không? Đặt vấn đề thì được, nhưng không có gì chứng minh có trước. Trong khi bản A953 phát hiện trước, tên tác giả lại có di lục 1830 chuyên bàn về nội dung, danh chính ngôn thuận phần thắng đã thuộc về A953. Đó là những bằng chứng trực tiếp, không bị mâu thuẫn. Trong một phiên tòa bên nào có bằng chứng trực tiếp thì thắng, bên kia dù có biện luận bởi ngàn bằng chứng gián tiếp cũng vô ích. Nói cách khác có oan cũng đành chịu, huống chi là không bị oan. Cho nên sách giáo khoa là đại diện cho kiến thức xã hội chấp nhận, phải như một công bố quyết định của tòa, không được nói trái lại. Kêu oan thì có quyền, quyền đó xem như nằm trong biên khảo cá nhân để người khác tham khảo thêm.
Phụ vào bằng 2 chứng trực tiếp, bên thắng kiện có thể lý giải thêm: một người sưu tập được 4 quyển in khác nhau đã khó, lại thêm mỗi quyển lại mất nhiều trang. Như bản của Hoàng Xuân Hãn sưu tập từ 1936-1941 quyển 1 mất 21 trang đầu, quyển 4 không biết bao nhiêu tờ, chỉ còn 21 tờ đầu, vậy thì làm sao chép lại đủ câu truyện như cuốn A953? Trong khi một người sao lại từ một bản thảo nguyên vẹn A953 dễ dàng hơn, đem in từng quyển mới đủ đầu đuôi câu chuyện, thời gian sau có quyển bị xé mất các trang là chuyện bình thường.
2. Nhân thân 2 bút danh và di lục:
a. Thanh Tâm Tài Tử và Thanh Tâm Tài Nhân ở Việt Nam.
-1830 Minh Mạng có văn bản còn lưu: Thanh Tâm Tài Tử cổ kim minh lương đề tập biên: Theo nội dung văn bản, Thanh Tâm Tài Tử gồm các quan Hàn Lâm và các nhà nho tài tử. Minh mạng xem như nhóm tao đàn ngày nay. Tao đàn phải gồm nhiều người, đối với Minh Mạng là một nhóm bình giảng Truyện Kiều, gần với dạng “ Kiều học” ngày nay. Nội dung chỉ đạo của văn bản này được thể hiện trong KVKT của Thanh Tâm Tài Tử. Các bài thơ, phú về Kiều của Phạm Quý Thích, Minh Mạng, Hà Tôn Quyền, Tự Đức, Nguyễn Khuyến… đều được xếp chung vào tập này. Như vậy bút danh Thanh Tâm Tài Tử được nhiều người biết rất lâu, nên không có chuyện do chép lại sách mà nhầm chữ nhân thành tử như giáo sư Dương đoán.
– Cuốn tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện được dịch sang quốc ngữ đầu tiên bởi 2 tác giả Nguyễn Duy Ngung và Nguyễn Đỗ Mục, lại có thêm ông chủ nhà in Tân dân hiệu đính, không nói rõ dịch từ cuốn nào, cũng ghi rõ bút danh Thanh Tâm Tài Tử. Vậy bút danh này được nhiều người trước 1924 cùng biết tới trước.
Ở đây xin nói thêm rằng:-Cụm từ “nhà nho tài tử “ xuất hiện phổ biến triều Nguyễn. Trước đó ít nhắc tới cụm từ này. Cao Bá Quát thời Tự Đức có Tài Tử Đa Cùng Phú. Nam bộ có “ đờn ca tài tử “, ngày nay còn sử dụng. Tài tử là những người ham vui, phóng khoáng, yêu văn nghệ. Nhiều bài viết thời Nguyễn kể cả các học giả Tây Phương thường nhắc tới cụm từ nhà nho tài tử.
Cần nhắc thêm rằng các nhà Trung Hoa học của Pháp từ 1914 đến 1930 như Maspero, Coerdier, Durand chỉ nhắc tới bút danh Thanh Tâm Tài Tử. Năm 1941 gs Dương Quảng Hàm đã tận mắt so sánh bản in với bản A953, Thanh Tâm Tài Tử ( đã nói trên) kèm cuốn in Kim Vân Kiều Lục chữ Hán khuyết danh. Giáo Sư kết luận cuốn Kim Vân Kiều Lục khuyết danh là của Việt Nam tóm tắt truyện Kiều, tuy không nói rõ vì sao. Nhưng ngày nay thẩm tra là có căn cứ vững chắc sẽ trình bày sau. Nhưng cụ cho Thánh Thán là Kim Thánh Thán; Thanh Tâm Tài Nhân là người Hoa, Thanh Tâm Tài Tử và Thanh Tâm Tài Nhân là một, chữ Tử 子 là do chép nhầm chữ nhân人là một loạt suy diễn và gán ghép không bằng chứng.
-Bút danh Thanh Tâm Tài Nhân tại Việt Nam di lục sớm nhất nhắc tới là Đào Nguyên Phổ 1898. Sau đó là Kiều Oánh Mậu, Bùi Khánh Diễn 1902 cùng gọi là: sách Thanh Tâm Tài Nhân ( nhan đề chứ không phải bút danh). Rất mơ hồ.
2. Thanh Tâm Tài Nhân Tại Trung Hoa:
-Không có tác phẩm, hoặc di lục nào ghi bút danh Thanh Tâm Tài Tử tại Trung Hoa.
-Cổ thực tự nhận bút danh Thanh Tâm Tài Nhân về Trung Hoa năm 1926 thời hiện đại, sau khi cuốn sách đã dịch ra tại Việt Nam. Trước đó không có di lục nào ghi nhận tác giả và tác phẩm tại Trung Hoa. Học giả Trung Hoa đến nay hoàn toàn không tìm ra nhân thân tác giả đã đành, cũng không thấy ai nhắc tới, nhưng lại biết năm sinh- tử. Tự đặt năm sinh tử (1636-1707) và quốc tịch Trung Hoa là nhận bừa. Hơn nữa bút danh Thanh Tâm Tài Nhân này lần lượt gán cho nhiều tác giả thời Minh đến Thanh (1521-1707): Từ Vị, Kim Thánh Thán, Trương Chiêu, Trương Quân, Thiên tàng chủ nhân, Từ Chấn,Tề Kế Xương đều không thành. Nếu TTTN là có thật thì các học giả Trung Hoa không khó gì để tìm ra, thống nhất ngay từ đầu.Trong khi tại Việt Nam xác định Thanh Tâm Tài Tử là bút danh thực có từ thời Minh Mạng1830. Bút danh Thanh Tâm Tài Nhân xuất hiện 68 năm sau đó là bút danh ăn theo. Cho nên in vào sách giáo khoa Thanh Tâm Tài Nhân người Hoa, 1 là tác giả Kim Vân Kiều truyện đồng thời là nguồn gốc Truyện Kiều là việc làm tùy tiện.
Như vậy xét rằng:
Về bằng chứng trực tiếp:
Tại Việt nam bút danh Thanh Tâm Tài Tử xuất hiện trước bút danh Thanh Tâm Tài Nhân 68 năm.Thanh Tâm Tài Tử có di lục liên quan đến nội dung cuốn sách, có nhiều người làm chứng: Minh Mạng viết và các Hàn Lâm thừa chỉ ghi chép, có văn bản chứng minh. Do đó không thể là bút danh bị chép nhầm. Ngược lại Thanh Tâm Tài Nhân là bút danh chỉ nghe Đào Nguyên Phổ nói 68 năm sau khi bút danh Thanh Tâm Tài Tử được xác nhận. Sách có in tên Thanh Tâm Tài Nhân nghe Lê Thước nói 96 năm sau bút danh Thanh Tâm Tài Tử được ghi nhận.
Phần sách thực chứng, cuốn in thấy được sau cuốn viết tay A953 ít nhất 27 năm, đủ thời gian sao chép lại, biên tập cuốn viết tay đem in. Bên cho tác giả Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân không chứng minh được bút danh này có trước Thanh tâm Tài Tử, không chứng minh được sách thực chứng có trước, do đó phải thua kiện như đã nói trên.
Tại Trung Hoa ghi nhận tác giả và tác phẩm năm 1926 mà không có di lục xác định nhân thân tác giả và tác phẩm trước đó, đến nay vẫn không tìm ra di lục.
Nhận định của cụ Dương là lập thuyết cảm tính chứ không phải là kết luận dựa trên bằng chứng. Thứ nhất, cụ không nhắc tới văn bản Minh Mạng đã ghi TT Tài Tử từ 1830. Nói cách khác nhân thân, hoàn cảnh của người chép tên Thanh Tâm Tài Tử được biết, văn bản còn lưu. Thứ hai: giữa bản chép tay và bản in không thể quả quyết bản in có trước. Thứ ba: chữ 子 tử và 人 nhân âm đọc và nét khác nhau. Thứ tư: từ bìa đến đầu mỗi trang A953 đều nhất quán ghi Tử. Vả lại có thể nhầm một từ trong trang văn bản, không thể nhầm tên tác giả ở bìa và mỗi đầu trang 4 quyển được. Sự khác nhau giữa tử và nhân là cố ý. Trước khi in phải có bản viết tay. Người đem in sửa lại bản thảo trước khi in chứ không hề in nhầm. Bản in cải tên tác giả và một số câu cú, từ ngữ trong văn bản một cách vội vàng, dẫn tới thợ khắc chữ để in bị lỗi nhiều chỗ trong sách. Kết luận: bản in là bản đạo thư, nhằm mục đích thương mại hoặc mục đích khác.
II. Phần nói thêm.
3. Tại Nhật:
Không nói đến việc học giả Việt Nam suy diễn mà xem như chân lý bao nhiêu năm: Thanh Tâm Tài Nhân là Từ Vị ( theo giả thuyết của Lý Văn Hùng, một ký giả người Hoa Chợ Lớn), Kim Thánh Thán là người phê bình từ cụ Dương đến Hoàng Xuân Hãn bị chính người Hoa và các học giả Tây phương bác bỏ. Hiện nay, điểm duy nhất trường phái cho Thanh Tâm Tài Nhân người Hoa, Kim Vân Kiều truyện có trước truyện Kiều chỉ còn bám víu vào bằng chứng ở nước nước thứ 3 là Nhật Bản. Vì vậy chúng tôi xem xét kỹ.
Từ năm 1980 đến nay học giả Tàu Đổng Văn Thành viện dẫn: Bách tải thư mục tại Nhât năm 1754 có ghi: Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Năm 1763 dịch ra cuốn Tú Tượng Thông Tục Kim Kiều Truyện ( truyện tranh) không được quan tâm, bản gốc chữ Hán nay đã thất lạc. Cuốn dịch này được phóng tác thành Phong tục Kim Ngư Nữ năm 1829, bởi dịch giả nổi tiếng thời đó: Bakin nhưng đến nay cũng không mấy ai biết.
Trước hết phải khẳng định đây là một thông tin lập thuyết từ suy diễn gán ghép chứ chưa phải bằng chứng. Thông tin từ Đổng Văn Thành tung ra từ năm 1980 lại càng đáng nghi ngờ. Đoàn Lê Giang, Trần Ích Nguyên cũng dẫn theo Đổng Văn Thành mà thôi.
Thứ nhất, đến khi người viết bài này, chưa ai trình ra được cuốn Bách tải thư mục, chỉ nghe theo Đổng Văn Thành giải thích rằng đó là cuốn kiểm kê hàng hóa của hàng trăm chuyến tàu nhập vào Nhật Bản. Cần hiểu thêm, những chuyến hàng ở nước ngoài nhập vào Nhật có món hàng là bí mật quốc gia, nó thể cướp hoặc đánh cắp của nước khác, không dễ gì người ngoài được xem.
Thứ hai, thông tin cuốn Hán văn nhập đã bị mất, chỉ còn bản dịch mâu thuẫn với sự thật. Thực tế thì tại Nhật vẫn có 2 bản in Hán Văn, một bản vì mất đầu đuôi nên không có niên đại. Nhưng một bản có quyển cuối có niên đại, in tại nhà in Văn Uyên Nhật năm 1938.( Benoit, Diễn biến câu truyện Vương Thúy Kiều, từ sự kiện lịch sử Trung Hoa đến kiệt tác văn chương Việt Nam, trang 319)
Không một lời giới thiệu vì sao in một bản chữ Hán vào thời điểm người Nhật không còn dùng chữ Hán. Cho thấy đây là dấu tích người Hoa hoặc người Việt thuê in lại cuốn ở Việt Nam tại Nhật, có thể làm mất đầu đuôi để hợp thức hóa cổ vật. Tám quyển của 2 bản tại Nhật đều mất trang đầu và nhiều trang khác. Rủi thay lại còn một quyển 4 ở Nhật có năm in 1938.
Cuốn Kim Ngư Nữ ( truyện con cá vàng) lại là truyện độc lập. Chữ Kim không dính líu gì tới tên nhân vật Kim Trọng mà nhằm chỉ màu vàng, ngư nữ: con cá cái thì chẳng liên quan gì tới Thúy Kiều. Bối cảnh lịch sử tại Nhật trong truyện trước đời Minh 500 năm, nhân vật và nội dung không trùng hợp. Chỉ là sự áp đặt mơ hồ. ( Đoàn Lê Giang và Nguyễn Đỗ An Nhiên, kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du trang 807-822)
Trước đó, Tôn Khải Đệ 1931 trong bài viết “ Đông Kinh Nhật Bản sở kiến tiểu thuyết thư mục ” có nhắc tới một bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân tại Nhật, ông mô tả mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng 20 chữ. Thực tế không có cuốn nào như thế. Cuốn lưu tại Nhật in năm 1938 mỗi trang 10 dòng, mỗi dòng 25 chữ, hệt bản của Lê Thước thấy năm 1924. ( Charles Benoit, Diễn biến câu truyện Vương thúy Kiều….trang 318). Rõ ràng năm 1931 Tôn Khải Đệ chưa hề tận mắt thấy cuốn Kim Vân Kiều truyện tại thư viện Hoàng gia, bịa chuyện đã đếm. Đó là chưa kể, Hoa coi Nhật là kẻ thù vì tô giới Thượng Hải. Năm 1931 Nhật chiếm Mãn Châu của Trung Hoa, không dễ gì một người Hoa vào được thư viện hoàng gia Nhật nghiên cứu.
Cũng trong bài viết này ông có nói sách chữ Hán đầu tiên dịch sang tiếng Nhật là cuốn Song Kỳ Mộng. (sách Tôn Khải Đệ đã dẫn, Trung Quốc thông sử, trang 135) Ông đã xếp cuốn Song Kỳ Mộng cho Từ Vị, nghĩa là ông không đồng nhất Song Kỳ Mộng với cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là một. Vì Kim Vân Kiều truyện theo ông đã đọc và đếm từng trang tại Nhật. (mặc dù sách ông đếm không thấy ở đâu!? ).
Tề Như Sơn năm 1937 soạn Tiểu thuyết Tam Thập Bộ, ông đã đưa 33 tiểu thuyết lấy tên là Tiểu thuyết Câu Trần, trong đó có cuốn Song Kỳ Mộng chép tay lại từ nhà in Đàm Tích Hiên nên ông cho xuất bản thời Minh. Ông không hề nói cuốn đó là Kim Vân Kiều truyện. ( Trần Ích Nguyên, Nghiên cứu câu truyện Vương Thúy Kiều, trang 256).
Trần Ích Nguyên, cũng như Đổng Văn Thành cho rằng Song Kỳ Mộng là bản giản của Kim Vân Kiều truyện. Theo Trần Ích Nguyên: Tề Như Sơn không chú ý những “tình tiết sóng gió, quanh co rất nhiều” của nhân vật trong Song Kỳ Mộng chính là cuộc đời Vương Thúy Kiều. Theo cách nói đó thì bản Song Kỳ Mộng không hề giống như cuốn Kim Vân Kiều truyện rồi! Tức là chẳng những không trùng nhan đề, không trùng tên nhân vật, mà còn không trùng hoàn toàn cốt truyện. Cũng là một kiểu có chút tình tiết giống nhau đem gán ghép. Cũng như ai đó muốn gán thì nói chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố là phóng tác từ hình ảnh nàng Kiều! Cuối cùng thì Trần Ích Nguyên cho Tôn Khải Đệ 1931 và Tề Như Sơn 1937 là 2 người đầu tiên may mắn nhìn thấy Song Kỳ Mộng mà cả hai không biết nó là Kim Vân Kiều truyện!? Cả hai không hề biết nó đã đổi tên thành Kim Vân Kiều vào nửa cuối đời Thanh? Xác quyết của Trần Ích Ngyên rất kỳ quặc, vô căn cứ. Chẳng có di lục nào bảo cuối đời Thanh đổi tên cuốn Song Kỳ Mộng thành Kim Vân Kiều truyện cả.
Benoit thừa nhận cuốn Song Kỳ Mộng khuyết danh là cuốn sách chữ Hán đầu tiên dịch ra tiếng Nhật. Cuốn này còn một bản ở thư viện của Havard Yenching, khuyết danh. Đồng thời cũng so bản chép tay từ bản in nhà Đàm Tích Hiên mà Trần Ích Nguyên nói. Xem kỹ nội dung với cuốn Tiểu Thuyết Câu Trần, Benoit “chắc chắn rằng” Song Kỳ Mộng là lược bản toàn tập Tiểu Thuyết Câu Trần, không ăn nhập gì với nhân vật và cốt truyện của Kim Vân Kiều Truyện cả.
Vài dẫn chứng đơn giản nhất, cũng là quan trọng nhất để thấy thông tin Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Nhân nhập vào Nhật năm 1756 là chưa có bằng chứng và mâu thuẫn với sự thật. Một sự cố ngụy tạo và ngụy biện của Đổng Văn Thành, cũng như từng gán ghép vô tội vạ của hàng trăm tiểu phẩm cho rằng trích ra từ Kim Vân Kiều truyện, thậm chí nhân vật Hồng Hy Phượng trong Hồng Lâu Mộng là ảnh hưởng Hoạn Thư trong Kim Vân Kiều truyện! Xâm lược lãnh thổ, lãnh hải Tàu còn bịa ra bản đồ cổ, sách cổ được, nói chi đến việc xâm lược văn hóa.
( còn tiếp: Kim Vân Kiều Lục là sách gì? Quá trình đi từ Kim Vân Kiều Lục của Thanh Tâm Tài Tử đến Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Tử tại Việt Nam) ảnh: Tri Tân bài viết khảo chứng của gs Dương Quảng Hàm.
Mươi ngày qua, những người quan tâm đến Văn học đã sôi nổi luận bàn về buổi thuyết trình Truyện Kiều ở Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội và bài viết Thử giải mã lại Truyện Kiều của ông Lê Nghị đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 17/9/2020. Đã có những tranh cãi gay gắt xoay quanh một vấn đề rất xưa cũ là “nguồn gốc của Truyện Kiều” – tức là Nguyễn Du đã căn cứ vào đâu để viết nên Truyện Kiều?
Từ xưa đến nay hầu hết mọi người đều cho rằng Nguyễn Du đã dựa vào một cuốn tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Hoa mà viết nên Truyện Kiều – Nay Lê Nghị cùng nhóm các nhà nghiên cứu đã nói ngược lại, cho rằng Thanh Tâm Tài Nhân không phải là một tác gia của Trung Quốc mà chính là một nhóm văn thần triều Nguyễn. Họ đã viết Kim Vân Kiều truyện từ Truyện Kiều nôm của Nguyễn Du – Thời gian sau, nhóm Thanh Tâm Tài Nhân này mới theo lệnh vua Minh Mạng mà viết nên Kim Vân Kiều lục. Vậy là Kim Vân Kiều truyện và Thanh Tâm Tài Nhân đều là của Việt Nam.
Ngày 26/9/2020, PGS.TS. Đoàn Lê Giang đã phản bác Lê Nghị với chứng cứ : …Ở Nhật Bản, dựa vào Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc, tác gia Nishida Korenori đã viết truyện Tú tượng Thông tục Kim Kiều, xuất bản vào năm Bảo Lịch 13 (1763), tức là truyện đã có trước khi thi hào Nguyễn Du ra đời 3 năm (có nghĩa là Kim Vân Kiều truyện phải có trước Nguyễn Du từ nhiều năm trước nữa) (1)
Phát hiện của Đoàn Lê Giang là đáng quý song chắc không thể thuyết phục được Lê Nghị bởi dựa vào một số lí lẽ chứng cứ có phần hợp lí đã không công nhận Kim Vân Kiều truyện là tác phẩm có ở Trung Quốc đời Minh – Kim Vân Kiều truyện ban đầu đã do các văn thần triều Nguyễn biên soạn thời Minh Mạng (sau năm 1820). Có thể Nishida Korenori đã dựa vào một truyện khác chứ không phải truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để viết sách Kim Kiều truyện thông tục (2).
Những năm gần đây, do truyền thông, giao tiếp phát triển, các nhà nghiên cứu có điều kiện thâm nhập kho tàng văn học nước ngoài đã biết rõ ngọn nguồn truyện Vương Thuý Kiều đời Minh được phổ biến rộng rãi với nhiều tiểu thuyết, kịch, tuồng. Trước hết là bộ sách Trù Hải Đồ Biên do quan Tổng đốc đời Minh-Hồ Tôn Hiến soạn gồm 13 quyển; ở quyển 9 có bài Kỷ tiễu Từ Hải bản mạt (3) (ghi chép ngọn ngành việc đánh dẹp Từ Hải) kể lại chuyện quân Minh đánh nhau với quân Oa (4) vào năm Bính Thìn (1556) đời Gia Tĩnh. Lúc này Từ Hải, một tướng cướp biển, mang hơn 1 vạn quân từ sào huyệt ở Sạ Phố xuống Hàng Châu càn quét các vùng Tô Châu, Hồ Châu, uy hiếp Kim Lăng. Thế giặc mạnh, Hồ Tôn Hiến phải dùng mưu dụ hàng rồi trở ngược lại đánh bằng hỏa công. Từ Hải thua trận nhảy xuống sông. Quân Hồ Tôn Hiến bắt được 2 thị nữ, một người tên Vương Thuý Kiều, một người tên Lục Châu, vốn xuất thân từ ca kỹ. Hai thị nữ khóc và chỉ chỗ Hải trầm mình; quân sĩ vớt Từ Hải lên chém lấy thủ cấp mang về…
Dựa vào Minh sử, về sau nhiều tác phẩm nữa kể chuyện Vương Thúy Kiều là Hồ Thiếu Bảo bình Oa chiến công của Chu Tiếp, Vương Thúy Kiều truyện của Dư Hoài, Lý Thúy Kiều truyện của Đới Sĩ Lâm, Sinh báo Hoa Ngạc ân, tử tạ Từ Hải nghĩa của Mộng Giác Đạo Nhân (5), Vương Thúy Kiều truyện của Hồ Khoáng… Các truyện càng về sau càng hư cấu thêm nhiều nhân vật, nhiều tình tiết, biến chuyện có thật của lịch sử thành tiểu thuyết kì tình; riêng truyện của Mộng Giác Đạo Nhân và Dư Hoài (6) đã là tiểu thuyết luận đề, tập trung vào chủ đề tư tưởng rất hợp khẩu vị của giới bình dân: người phụ nữ rất đỗi tầm thường trong xã hội mà lại trung nghĩa, khí tiết hơn hẳn các bậc trượng phu, hơn cả những đại nhân, quan lại như Hồ Tôn Hiến. Mở đầu truyện, mặc dù Mộng Giác Đạo Nhân đã nêu gương Muội Hỉ, Đát Kỉ, Bao Tự, Trương Lệ Hoa, Dương Quý Phi… làm “hoang khí chính sự, chí táng quốc gia” trước khi kể chuyện Vương Thúy Kiều nhưng tựu trung lại tô điểm cho nhân vật này nhiều hào quang khiến hình ảnh người phụ nữ trong xã hội được đề cao: Vương Thúy Kiều không chỉ đẹp về hình vóc mà còn đẹp cả về tư cách, phẩm hạnh, là người trung hiếu vẹn toàn lại rất nghĩa khí: sẵn sàng liều mình khi ân nhân tử nạn.
Ngoài tiểu thuyết, Trung Quốc xưa cũng đã có các vở kịch, tuồng sáng tác từ câu chuyện của Vương Thúy Kiều như Tứ Thanh Viên của Từ Văn Trường (7) Hổ phách thi của Diệp Trĩ Phỉ, Song Thúy viên của Hạ Bỉnh Hoành… Như vậy chuyện kể về cuộc đời chìm nổi của Vương Thuý Kiều là nội dung của nhiều sách. Trong tất cả các sách viết về Vương Thúy Kiều của Trung Hoa thì Sinh báo Hoa Ngạc ân, tử tạ Từ Hải nghĩa của Mộng Giác Đạo Nhân và Vương Thúy Kiều truyện của Dư Hoài là đã bắt đầu đậm chất tiểu thuyết và đã kể về cuộc đời Kiều khá tỉ mỉ: Vương Thúy Kiều là người Lâm Tri, thuở nhỏ bị bán vào kĩ viện, lấy họ Mã, thường gọi là Mã Kiều nhi. Tuy còn nhỏ nhưng đẹp và thông minh, lại hát hay, đàn giỏi, thổi sáo cũng hay nên được nhiều người mến chuộng; vậy nhưng tính tình nhã đạm, không thích trang sức và cũng không thích nghề chiều chuộng khách nên giả mẫu lấy thế làm giận, thường chửi đánh. May có được một chàng thiếu niên giàu có chuộc ra, thuê nhà cho ở, đổi tên là Vương Thúy Kiều. Về sau lại gặp La Long Văn, một hào phú có cảm tình thường chu cấp, đi lại với Kiều và nuôi thêm cho một hầu gái là Lục Châu. Lúc này có một tướng cướp là Từ Hải, gặp lúc quẫn bách lẻn trốn vào ở nhờ nhà Thúy Kiều. Từ Hải nguyên là Minh Sơn Hòa Thượng, tu tại chùa Hổ Bào ở Hàng Châu. Long Văn gặp Từ Hải, đánh giá Hải là tráng sĩ nên cùng giao tiếp, lại đem cho Lục Châu làm hầu gái. Sống cùng La Long Văn một thời gian, Từ Hải từ biệt lên đường quyết lập chí dựng cơ đồ, chiêu tập bọn thảo khấu quay về xâm chiếm Giang Nam, vây đánh Tuần phủ Nguyễn Ngạc. Thật bất ngờ, trong một trận đánh, quân sĩ lại bắt được Thúy Kiều và Lục Châu. Mừng lắm, Từ Hải lập Thúy Kiều làm phu nhân, thường cùng cho dự bàn quân cơ. Lúc này thế lực Từ Hải đã mạnh; triều đình phải cử Tổng đốc Hồ Tôn Hiến ở Triết Giang đánh dẹp. Hồ Tôn Hiến nhiều mưu lược, thấy thế lực của Từ mạnh bèn cho Hoa lão nhân đến dụ hàng. Từ Hải nổi giận bắt trói Hoa lão nhân. May cho Hoa là lúc này tuy Kiều hết sức được yêu chiều nhưng vẫn canh cánh nỗi nhớ cố hương, mong sớm được đoàn viên bèn bàn với Từ tha chết cho Hoa. Hoa trở về báo với Tôn Hiến là thế giặc đang mạnh, chưa thể đánh nhưng xem ra Vương phu nhân có vẻ có ngoại tâm, ta có thể nhân đây mà thắng giặc. Tôn Hiến có biết La Long Văn là ân nhân cũ của Từ Hải và Thúy Kiều bèn dùng Văn để dụ hàng. Long Văn đến dinh, được Từ Hải ân cần tiếp đãi lại cho gọi phu nhân cùng Lục Châu ra chào. Trở về, Long Văn bàn với Hồ Tôn Hiến dùng kế đem châu báu lo lót Thúy Kiều, vận động Từ quy hàng. Đúng như ý nguyện, Kiều ra sức khuyên Từ Hải quy phục triều đình. Nghe lời Thúy Kiều, Từ Hải ước hàng cùng Tôn Hiến, không phòng bị gì. Tôn Hiến dùng hỏa công đánh giặc tan tác. Từ Hải nhảy xuống sông bị quan quân vớt lên chém đầu. Trong tiệc khao binh, Tôn Hiến bắt Thúy Kiều hát và chuốc rượu. Lúc quá chén, Tôn Hiến cũng giở trò đùa cợt. Hôm sau tỉnh rượu, sợ mất thể diện trọng thần, Tôn Hiến đem Thúy Kiều gả cho tù trưởng Vĩnh Thuận. Lúc sang sông, Kiều khóc lớn rồi đâm đầu xuống nước tự trầm…
Đến đây ta khẳng định một điều là để viết truyện Vương Thuý Kiều thì dù ở Việt Nam hay Nhật, Triều tiên, Mãn Châu…người ta có thể vận dụng nhiều nguồn: nhiều tiểu thuyết, kịch tuồng đời Minh Thanh nêu trên. Tất cả có tên trong Văn học sử Trung Quốc, riêng chỉ có Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân là không.
“THANH TÂM TÀI NHÂN” MỘT TÁC GIA KHÔNG THỂ XÁC ĐỊNH.
Đọc Kiều, ngay đoạn mở đầu, ta gặp 2 câu:“Cảo thơm lần giở trước đèn’Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh…”Vậy nhưng “cảo thơm” (cuốn sách hay), chép lại một câu chuyện phong tình trong sử sách mà Nguyễn Du đã đọc là sách nào thì nay chưa ai biết.Trước đây, từ lâu lắm người ta đã khẳng định Truyện Kiều xuất phát từ truyện của Thanh Tâm tài nhân. Trên Nam Phong tạp chí năm 1919, Phạm Quỳnh đã khẳng định Truyện Kiều có xuất xứ từ Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc mặc dù không xác định được Thanh Tâm Tài Nhân là ai và Kim Vân Kiều truyện được viết khi nào. Riêng Dương Quảng Hàm thì cho rằng: “Tuy là không biết tác giả tên thực là gì và sống về đời nào nhưng các việc kể trong tiểu thuyết đều thuộc về đời Gia tĩnh nhà Minh tức là tự năm 1522 đến năm 1566”. Bulletin général de l’ Instruction publique số tháng 6-8 năm 1941 có đăng bài Les sources du Kim Vân Kiều, célèbre poème de Nguyễn Du (Nguồn gốc truyện Kiều, tác phẩm thơ nổi tiếng của Nguyễn Du). Bài này về sau đã được dịch ra quốc ngữ đăng lại trên tạp chí Tri Tân, số 4, ngày 4/6/1941, với tựa đề: “Nguồn gốc truyện Kiều của cụ Nguyễn Du” cũng có quan điểm tương tự
Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Lê Thước, Phan Sĩ Bàng, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Dương Quảng Hàm… và gần đây là Nguyễn Quảng Tuân… cùng tất cả các tác giả biên soạn sách giáo khoa, các giáo trình văn học từ trung đến đại học đều cho rằng Truyện Kiều xuất phát từ truyện của Thanh Tâm Tài Nhân – vậy nhưng vẫn tồn tại một ngờ vực là cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc dở tệ mà sao Nguyễn Du lại chọn? Trần Nghĩa, trên tạp chí Hán Nôm số 2/1998 đã viết: “… Khi luận giải về mối quan hệ giữa Kim Vân Kiều tân truyện của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một số người băn khoăn không rõ vì sao Nguyễn Du lại chọn một tác phẩm vô danh tiểu tốt của Trung Quốc để cải biên …”. Đây là một điểm rất đáng ngờ. Ngoài ra một điểm đáng ngờ nữa là: Dù cho rằng Nguyễn Du đã dựa vào truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng lại chẳng ai biết Thanh Tâm Tài Nhân là ai (!).
Học giả Phạm Quỳnh đã viết trên báo Nam Phong số 30, tháng 12 năm 1919: “…Nguyên bộ tiểu thuyết Tàu mà cụ (Nguyễn Du) phỏng theo để đặt ra truyện Kiều, đề là “Thanh Tâm Tài Nhân lục”, không biết rõ tác giả là ai, soạn vào đời nào, nhưng truyện với lời văn cũng tầm thường, ngoài mấy bài từ điệu có vẻ thanh tao lưu loát, không có đặc sắc gì…”. Học giả Phạm Quỳnh, chủ bút báo Nam Phong, người tinh thông cả Pháp văn lẫn Hán văn cũng đã chê Kim Vân Kiều truyện cả về nội dung lẫn nghệ thuật và khẳng định là không biết rõ tác giả là ai, soạn vào đời nào. Ở Trung Quốc cũng vậy, chẳng ai biết Thanh Tâm Tài Nhân. Ngay Đổng Văn Thành, Giáo sư Văn học Trường đại học Liêu Ninh cũng thú nhận: “…Những năm 60, hồi học khoa Trung văn trường đại học, qua giáo trình văn học nước ngoài, tôi được biết ở Việt Nam có một truyện thơ nổi tiếng thế giới gọi là truyện Kim Vân Kiều […] Vì truyện thơ đó có quan hệ máu thịt với văn học của tổ quốc cho nên tôi rất hứng thú […] Từ lâu tôi đã mong có ngày nhìn thấy truyện “Kim Vân Kiều”, cuốn tiểu thuyết Trung Quốc nghe nói đã thất truyền ở trong nước. Năm 1981, bất ngờ phát hiện ra cuốn sách đó ở thư viện Đại Liên, nỗi vui mừng của tôi thật không sao hình dung nổi. Tôi đọc một hơi hết cả cuốn sách […] Cuốn sách của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân bị vùi lấp hàng mấy thế kỷ trong văn học sử Trung Quốc; từ cuối đời Thanh cho tới những năm 50 của thế kỷ XX, cuốn tiểu thuyết ấy hầu như được ít người biết đến. Trong tất cả các sách về lịch sử tiểu thuyết, lịch sử văn học, kể từ cuốn Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn đến nay, đều không có đến nửa chữ giới thiệu về nó…”Trung Quốc có cả một nền văn học đồ sộ với bao nhiêu học giả, nhà phê bình mà qua bao nhiêu thế kỉ không hề nêu tên Thanh Tâm Tài Nhân vào văn học sử thì kể cũng lạ.
KIM VÂN KIÊU TRUYỆN TÌM ĐƯỢC Ở THƯ VIỆN ĐẠI LIÊN TRUNG QUỐC CÓ THỂ LÀ MẠO TÁC.
Năm 1981, GS. Đổng Văn Thành, Trung Quốc tuyên bố là đã tìm được bản chép tay Kim Vân Kiều truyện trong thư viện Đại Liên. Một điểm rất đáng ngờ là bản chép tay Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc ngay đầu mỗi quyển đều có ghi: “Quán Hoa Đường bình luận, Kim Vân Kiều quyển chi… Thánh Thán ngoại thư”. Kim Thánh Thán mất năm 1661, đời nhà Thanh; vậy Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc phải được sáng tác trước đó vì Quán Hoa đường là thư viện riêng của Kim Thánh Thán. Nếu đã được xếp vào hàng “Quán Hoa Đường bình luận – Thánh Thán ngoại thư” có nghĩa là sách thuộc vào loại có giá trị nên đã được nhà phê bình kiệt xuất Kim Thánh Thán để ý xem xét, bình luận. Ta nên biết rằng: Trung Quốc chỉ có 6 tác phẩm được Kim Thánh Thán xếp vào danh hiệu “Tài tử thư” (lục Tài tử), gồm có: Nam Hoa kinh của Trang Tử, Ly Tao của Khuất Nguyên, Sử kí của Tư Mã Thiên, Thơ luật của Đỗ Phủ, Thủy Hử của Thi Nại Am và Tây sương kí của Vương Thực Phủ. Một số sách khác tuy được Kim Thánh Thán lưu vào thư viện “Quán Hoa Đường” song chỉ thuộc hàng “Thánh Thán ngoại thư”.
Khẳng định Kim Vân Kiều truyện là Thánh Thán ngoại thư. Điều này khiến ta hết sức băn khoăn. Có thể đây là tác phẩm mạo tác chăng?. Thật vậy, vào thời mà việc lưu truyền, phổ biến tác phẩm chủ yếu chỉ nhờ vào chép tay thì dòng chữ “Quán Hoa đường bình luận – Thánh Thán ngoại thư” ghi ở đầu truyện: ai cũng có thể ghi được; ngoài ra là nếu cho là “Kim Vân Kiều truyện” là “Tài tử thư” thì sao lại không một ai biết đến – như chính Đổng Văn Thành đã công nhận: “…Trong tất cả các sách về lịch sử tiểu thuyết, lịch sử văn học, kể từ cuốn Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn đến nay, đều không có đến nửa chữ giới thiệu về nó…
”NHỮNG NGỜ VỰC ĐÃ TẠO NÊN QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU LÊ NGHỊ
Chính những vấn nạn chưa thể giải quyết ở trên là căn cứ để nhóm Lê Nghị khẳng định lại nguồn gốc Truyện Kiều. Lê Nghị cho rằng: “… nghiêm túc so sánh các văn bản, chúng tôi phát hiện ra rằng Truyện Kiều là gốc của Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam, rồi từ đó người ta phóng tác Kim Vân Kiều truyện ở Trung Quốc”. Quan điểm này cũng là quan điểm chung của nhóm nghiên cứu gồm Lê Nghị, Lâm Thanh Sơn, Nguyễn Tuấn Sơn… Quan điểm khá táo bạo. Thoạt tiên người yêu văn học cảm thấy như mình bị xúc phạm bởi những gì học hỏi được bấy lâu – nay bỗng nhiên bị phủ nhận. Vậy nhưng đọc kĩ lí luận này hồi lâu rồi bình tĩnh suy xét ta có thể thấy quyết đoán của nhóm Lê Nghị cũng có những điểm có lí:
1/ Những tiểu phẩm phóng tác ở Trung Hoa gồm truyện ngắn, kịch, tuồng… đều độc lập, không tác phẩm nào kế thừa tác phẩm nào. Cũng không có tác phẩm nào mang cùng tên nhân vật và số phận nhân vật có cốt truyện, nội dung giống Đoạn trường Tân Thanh.2/ Kim Vân Kiều truyện ở Trung Hoa xưa không có độc giả, không có nhà phê bình nào đoái hoài, lại cũng không có sách nào ghi nhận về tác giả Thanh Tâm tài nhân.3/ Cùng nhóm với Lê Nghị, Lâm Thanh Sơn khẳng định: “… Nguyễn Du đã lấy chất liệu từ sử nhà Minh, xây dựng các nhân vật Từ Hải, Kiều, Hồ Tôn Hiến làm đỉnh điểm cho tiểu thuyết trường thi của mình. Đồng thời, tự đặt tên các nhân vật còn lại như: Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, Thúc Sinh, Đạm Tiên, cùng những nhân khác…”Vương Thuý Kiều là câu chuyện diễm tình có sức lan toả mạnh mẽ, đã truyền ra nhiều nước Đông Á. Không riêng gì Nhật Bản mà cả Triều Tiên và Mãn Châu thời xưa cũng đã có các tác phẩm văn học mô phỏng hoặc cải biên truyện kể về Vương Thuý Kiều của Trung Quốc(8). Vấn đề cần làm rõ ở đây là câu chuyện này truyền sang các nước bằng tác phẩm nào? Có thể không phải là tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân mà là của các tác giả khác có tên tuổi trong Văn học sử Trung Quốc.Ý kiến của Đoàn Lê Giang tuy phủ nhận quan điểm của Lê Nghị vậy nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề tại sao tác gia Thanh Tâm Tài Nhân lại không hề xuất hiện trong Văn học sử Trung Quốc trước 1981.
Một nghi án văn học cũng như một vụ án hình sự với nhiều chứng cứ chưa rõ rệt thường rất khó đoán định. Trong thực tế ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới đã có nhiều vụ án sau khi trải qua nhiều lần nghị án vởi đủ mọi thủ tục để Toà xác định thủ phạm – rồi thi hành án giam tù hoặc tử hình. Vậy nhưng án thi hành xong, qua nhiều năm mới phát hiện là nhầm, hung thủ lại là một người khác…! Văn chương cũng vậy, dù bao nhiêu học giả tầm cỡ đã khẳng định Truyện Kiều bắt nguồn từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng vẫn còn nhiều điểm nghi ngờ chưa thể lí giải nên ý kiến của Lê Nghị vẫn cần được xem xét. Biết đâu Nguyễn Du cũng như các tác gia của Nhật, Triều Tiên, Mãn Châu lại chỉ dựa vào Minh sử và một cuốn tiểu thuyết nào đó viết về Truyện Kiều như Sinh báo Hoa Ngạc ân, tử tạ Từ Hải nghĩa của Mộng Giác Đạo Nhân hay Vương Thúy Kiều truyện của Dư Hoài chẳng hạn để tạo nên tác phẩm của mình. Còn Thanh Tâm Tài Nhân thì rõ là không có tên trong Văn học sử Trung Hoa. Vậy thì Thanh Tâm Tài Nhân là ai? Phải chăng là một nhóm văn thần đời Minh Mạng đã vâng lệnh vua mà soạn nên Kim Vân Kiều truyện? còn Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc mà GS.Đổng Văn Thành thông báo đã tìm được ở Thư viện Đại Liên năm 1981 biết đâu lại chỉ là mạo tác nhằm bảo vệ luận thuyết in trong Minh Thanh Tiểu Thuyết Giám Thường từ điển (9), cho rằng Truyện Kiều chẳng qua chỉ là dùng thể thơ lục bát của Việt Nam để dịch lại một cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc; cũng như trong bài “So sánh truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam” trên “Minh Thanh tiểu thuyết luận tùng”, GS. Thành cũng cho rằng: “Nguyễn Du chẳng những chỉ mượn đề tài của tiểu thuyết Trung Quốc mà dường như bê nguyên xi […] Nguyễn Du không có bất kỳ một sáng tạo mới nào, chỉ chuyển thuật khá trung thực nội dung tiểu thuyết của Thanh Tâm tài nhân…”(10).
Chê Nguyễn Du hết lời, Đổng Văn Thành lại tâng bốc Thanh Tâm Tài Nhân lên tận mây xanh: “…Đối với Kim Vân Kiều truyện: “…chữ nào cũng là đá ngũ sắc vá trời cả, công của tác giả chẳng hề kém Nữ Oa” (11). Đánh giá Kim Vân Kiều truyện ghê gớm như thế mà lại khẳng định là: “trong tất cả các sách về lịch sử tiểu thuyết, lịch sử văn học, kể từ cuốn Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn đến nay: đều không có đến nửa chữ giới thiệu về nó….thì quả là một sự mâu thuẫn đáng ngờ.
Trước một nghi án văn học phức tạp như trên, ta cần cẩn trọng với những định kiến cũ dù rằng nó đã khởi phát từ những khẳng định của những vị mũ cao áo dài. Biết đâu những định kiến này đã thoát ra từ một luận thuyết mơ hồ trong quá khứ. Ngoài ra ta cũng nên lắng nghe, trân trọng những ý kiến mới, những tư tưởng sáng tạo để rộng đường xem xét.
(2) Theo Lê Nghị (https://www.facebook.com/linghe.li.7): Đoàn Lê Giang có cho biết trong phần giới thiệu của sách: Nishida Korenori đã phóng tác từ từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Chi tiết này nay vẫn chưa được chứng thực
(3) TRÙ HẢI ĐỒ BIÊN 籌海圖編 là bộ sách do Hồ Tôn Hiến soạn, gồm họa đồ vẽ các vùng biển thường bị quân hải khấu Nhật xâm phạm và các kế hoạch trù định nhằm giữ gìn an ninh vùng biển. Bài Kỷ tiễu Từ Hải bản mạt 纪剿徐海本末 chép ở quyển 9 của bộ sách này là do Phó sứ Mao Khôn, thuộc cấp theo lệnh Hồ Tôn Hiến ghi chép, đã kể lại khá tỉ mỉ cuộc đánh dẹp Từ Hải. (Hồ Tôn Hiến – Trù Hải Đồ Biên, Cảnh Ấn Văn Uyên Các, Tứ Khố Toàn Thư, sách thứ 343. Đài Bắc, Đài Loan; Thương Vụ ấn thư quán, 1983)
(4) Oa 倭 : lùn. Người Nhật bản xưa thấp bé nên người Trung Hoa gọi là Oa nhân 倭 人(người lùn), nước Nhật là Oa quốc 倭国 , cướp biển từ Nhật sang gọi là Oa khấu 倭寇 (giặc lùn). Chữ Oa cũng hay đọc là Nụy .
(5) Mộng Giác Đạo Nhân梦觉道人; tác giả truyện 三刻拍案惊奇 Tam Khắc Phách Án Kinh Kì đời Minh.
(6) Dư Hoài 余怀(1617—?)tự là Đạm Tâm, học giả, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng đất Giang Nam đời Minh mạt-Thanh sơ.
(7) Từ Văn Trường (Từ Vị), một nhà văn đời Minh, có nhiều bút danh: Thiện Tri, Thanh đằng, Điền Thủy Nguyệt, là mặc khách của Hồ Tôn Hiến.
(8) Thông báo Hán Nôm học 2001, tr.397: “Lời tựa sách Trung Quốc tiểu thuyết hội mô bản có nhắc tới Vương Thuý Kiều truyện của Hàn quốc; trong sách Trung Quốc cổ đại tiểu thuyết đông truyền Hàn quốc cập kỳ ảnh hưởng của Trần Tường Hoa cũng đề cập đến truyện Vương Thuý Kiều truyện du nhập Triều Tiên…
9) MINH THANH TIỂU THUYẾT GIÁM THƯỜNG TỪ ĐIỂN; Hà Mãn Tử – Lý Thời Nhân, Chiết Giang Cổ Tịch xuất bản xã xuất bản năm 1992(
10) Phạm Tú Châu “So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam”; 200 năm nghiên cứu bàn luận “Truyện Kiều”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 2005.
(11) Nguyễn Khắc Phi; Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc qua cái nhìn văn học so sánh, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr.178 – 189.
ĐỌC SÁCH “NGUYỄN DU TRÊN ĐƯỜNG GIÓ BỤI” CỦA HOÀNG KHÔI Phạm Trọng Chánh
Có gì vui hơn, khi những thành quả nghiên cứu văn học của mình được bè bạn Hội Kiều Học trong nước hưởng ứng viết thành tiểu thuyết. Nhận được sách anh Hoàng Khôi: Nguyễn Du trên đường gió bụi với lời đề tặng : “Thân tặng anh Phạm Trọng Chánh. Cám ơn anh vì những bài viết của anh đã gợi ý nhiều và tạo cảm hứng cho tôi hoàn thiện cuốn sách này “. Người viết vội vàng viết bài về quyển sách anh gửi tặng, giúp anh “nhặt sạn” những sơ sót trong lúc say sưa viết. Tiếc là không được đọc bản thảo lúc sách chưa ra đời để công trình anh được hoàn hảo hơn, thôi thì góp ý kiến để lần tái bản anh xem xét lại. Bài viết cũng trả lời các thắc mắc nhiều bạn khi thấy dàn bài sách anh Hoàng Khôi trùng hợp với tên tựa các bài tôi đã viết đăng trên nhiều site trong nước và hải ngoại, gửi email hỏi tôi, mong rằng bài viết này giải toả các nghi ngờ về sách anh Hoàng Khôi.
Người nghiên cứu văn học sau bao năm tìm kiếm giải quyết những thắc mắc của các học giả đi trước : Tại sao Nguyễn Du có những bài thơ làm ở Trường An, Hàng Châu không nằm trên đường đi sứ năm 1813 ? Tại sao trong Thanh Hiên thi tập có các địa danh : Liễu Cao Lâm, Trường An, Giang Hán, Giang Bắc, Giang Nam, Nam Đài, Long Thủy, những địa danh ấy ở đâu ? Những người đi trước không nghĩ tới chỉ dịch phớt qua hay bỏ quên ! Nhân vật Nguyễn Đại Lang trong Thanh Hiên thi tập là ai ? Nguyễn Du trong thơ tiễn biệt có nói đã cùng kết nghĩa sinh tử, cùng tồn vong, chia tay tại đâu mà hẹn gặp lại tại Trung Châu ? Trung Châu là Hà Nội hay ở Trung Quốc. Nguyễn Du từ năm 1783 làm Chánh Thủ Hiệu Quân Hùng Hậu hiệu tại Thái Nguyên. Sách sử các tài liệu rãi rác : Nguyễn Khản làm Thượng Thư Bộ Lại kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa, Hoàng Lê Nhất Thống Chí có nói đến Cai Gia, tay giặc già, thuộc hạ của Nguyễn Khản nắm binh quyền tại Thái Nguyên. Lê Quý Kỷ Sự của Nguyễn Thu có nói đến cuộc khởi nghĩa tại Tư Nông của cựu Trấn Thủ Thái Nguyên Nguyễn Đăng Tiến, tước Quản Vũ Hầu, bị tướng Tây Sơn bắt giải về cho Vũ Văn Nhậm, Nhậm trọng khí khái dụ hàng, lại tha bổng cho phép muốn đi đâu thì đi. Gom lại các tài liệu, tôi tìm được một nhân vật, vừa là thầy, là anh kết nghĩa Nguyễn Du và cũng là Từ Hải, mở cách cửa Nguyễn Du đã vào bước đường đi giang hồ khắp Trung Quốc thời thanh niên.Những chi tiết rành rành trong Thanh Hiên thi tập có những bài tả cảnh tuyết, núi non trùng điệp, lá vàng, trưởng giả ăn mặc còn theo nhà Hán (không theo nhà Thanh để tóc bính đuôi sam, áo quần Mãn Châu), dân chúng theo lịch nhà Tần, xử dụng nhạc cụ “tù và” ? Nguyễn Du có hư cấu, ở Quỳnh Hải, Hồng Lĩnh theo sách vở mà tưởng tượng làm thơ, hay thơ chữ Hán Nguyễn Du là những trang nhật ký ?Tại sao Nguyễn Du có những câu thơ kỳ lạ : Tôi đọc kinh Kim Cương nghìn lượt ?. Muôn dậm mũ vàng chiều nắng xế? Giang Bắc, Giang Nam cái túi không? Nguyễn Du làm gì mà đọc kinh Kim Cương trong ba năm, đội mũ vàng nhà sư đi muôn dậm (khoảng 5000 km), làm gì không tiền mà đi hết các sông phía bắc đến sông phía nam Dương Tử Giang ? Nguyễn Du ở đâu mà cách Trường An ngàn dậm về phía Nam ?Theo Nguyễn Hành, cháu Nguyễn Du, có viết ông có một cuộc đời giang hồ như cuộc đời làm quan : Giang hồ long miếu hai điều đủ, Thi họa cầm thư bốn nghệ tinh.Theo gia phả từ năm 1786 đến 1796 Nguyễn Du về quê vợ tại Quỳnh Hải, Thái Bình hợp cùng Đoàn Nguyễn Tuấn khởi nghĩa chống Tây Sơn. Nhưng điều này không đúng vì từ năm 1788 Đoàn Nguyễn Tuấn ra làm quan Tây Sơn và đi sứ trong đoàn 158 người năm 1790. Đoàn Nguyễn Tuấn có hai bài thơ viết tặng một văn nhân họ Nguyễn, gặp tại Hoàng Châu, Trung Quốc vào mùa thu bàn luận về văn chương sôi nổi chuyện gì ?, Đoàn Nguyễn Tuấn phải lên Nhiệt Hà nơi vua Càn Long đang nghỉ mát ? Văn nhân họNguyễn đi xe song mã về Nam và hẹn gặp lại tại nước nhà vào mùa xuân. Trên đường đi cớ gì mà Đoàn lại viết một bài thơ Vô Đề về hồng nhan đa truân khi gặp một ca nhi hát cho sứ đoàn tại bến sông Hán?.Mang những thắc mắc bao nhiêu năm, năm 2009, tôi đi Trung Quốc qua những thành phố Nguyễn Du đi sứ và các địa danh trong thơ, tôi nghiên cứu, tham khảo sách vở từng con sông, từng hồ, từng thắng cảnh Nguyễn Du đã đi qua, tôi dịch lại toàn bộ thơ chữ Hán Nguyễn Du, do không nghĩ đến Nguyễn Du có một thời gian đi giang hồ tại Trung Quốc thời trẻ, những địa danh bị người đi trước không hiểu nên bỏ qua hay dịch sai và tôi hoàn thành quyển Nguyễn Du mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân Hương. Khuê Văn Paris Xb 2011. Và gần đây tôi viết thành nhiều bài nhỏ để phổ biến trên các báo điện tử.
Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước , làm giải quyết những nghi vấn còn tồn động, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ. Điều may mắn trong nghiên cứu về Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương tôi có dịp gặp gỡ bàn bạc với Giáo sư Hoàng Xuân Hãn và Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn.
Những thắc mắc về Nguyễn Du tôi đã từng bàn với Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, từ những năm 1980 thuở còn thanh niên trong những lần tôi về nghỉ hè hàng tháng trời tại dã thự Cam Tuyền, tại Trouville bờ biển Normandie, Giáo sư khuyến khích, chỉ dẫn tôi những điều giáo sư nghi ngờ và chưa tìm ra câu giải đáp. Tôi mang nặng những lời hướng dẫn của giáo sư suốt mấy mươi năm, nên đọc lại, dịch lại từng câu từng chữ thơ chữ Hán, chữ Nôm Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du. Ở Paris mà nghiên cứu Văn Học Việt Nam quả thật là chuyện gàn, vì ban ngày nói tiếng Pháp, làm ăn sinh sống bằng tiếng Pháp, mà ban đêm cứ thao thức ngồi viết bằng tiếng Việt, dịch thơ tiếng Việt chữ Hán, chữ Nôm. Được tiếp xúc với kho tàng văn hóa Hán Nôm lưu trữ tại Trường Viễn Đông Bác Cổ Paris, di sản cha ông mình nhiều quá, mà người nghiên cứu lác đác như lá mùa thu, vì việc làm chẳng ai trả lương, chỉ để tiêu khiển. Ngày xưa, tôi tò mò hỏi giáo sư Hoàng Xuân Hãn : Vì sao Bác tốt nghiệp trường Bách Khoa Paris, tốt nghiệp Kỹ sư Hầm Mỏ, Thạc Sĩ Toán mà lại dành cả đời đi nghiên cứu văn chương Việt Nam ? Bác trả lời : “Việc ấy các anh em trẻ có nhiều sẽ làm giỏi hơn bác, nhưng kho tàng văn học Việt Nam nếu không ai làm, di sản tổ tiên sẽ mất đi rất nhiều“. Rồi từ lúc, ngồi trên ghế trường Bách Khoa Paris, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã viết tự điển danh từ Khoa Học bằng tiếng Việt, đặt nền tảng cho việc giảng dạy tiếng Việt, chỉ một năm làm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật, giáo sư đã đặt nền tảng cho chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt còn tồn tại cho đến ngày nay. Trong tiếng súng chiến tranh Pháp Việt, giáo sư Dương Quảng Hàm lao vào cứu thư viện của mình và bị chết cháy. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn vẫn tiếp tục đi mua hàng gánh sách vở các đại gia bị con cháu đem bán làm giấy bổi, rồi mang nó ra xa nơi chiến tranh ngồi tiếp tục nghiên cứu, chẳng màng đến danh lợi. Bác Hãn viết sách cả đời, công sức như cả một Viện Văn Học nhưng không hề hưởng được một đồng nào do sách vở mang lại. Với địa vị, bằng cấp tại Pháp, Bác Hãn có thể trở nên giàu có, nhưng Bác biết dừng lại khi đã có đầy đủ và dành thì giờ nghiên cứu di sản tổ tiên.
Tôi vốn nặng nợ với nghiệp văn chương, thuở học trung học đã làm thơ viết báo, nhiều khi tự nhủ lòng : Trang Tích xưa khi bệnh mới rên bằng tiếng Việt, chứ tôi đi du học từ năm 19 tuổi, mà cứ rên bằng tiếng Việt suốt hơn 43 năm. Thôi thì như Tú Xương : Một chè, một rượu, một đàn bà.. mình thì chẳng rượu chè, cờ bạc chỉ mê có cô Hồ Xuân Hương và cô Kiều.
Công trình Nguyễn Du, mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân Hương sau khi hoàn thành từ Paris năm 2011, tôi gửi sang Moscou tặng Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn trong những ngày cuối đời, giáo sư cho biết bị phong thấp tê liệt cả nửa người, chỉ còn một tay gõ chữ, bao ngày tháng trông đợi, thường xuyên viết Email hỏi thăm khuyến khích, không có quyển Hoàng Lê Nhất Thống Chí tại Moscou, Giáo sư nhờ môn sinh từ trong nước gửi qua, cầm quyển sách trong tay, giáo sư đánh Email hỏi gấp : Cai Gia ở trang mấy, anh nói gấp cho tôi biết, giáo sư rất vui khi đọc được những khám phá mới của tôi về Nguyễn Du, nhất là về Cai Gia Nguyễn Đại Lang sẽ mở ra cánh cửa về cuộc đời giang hồ của Nguyễn Du và Giáo sư vui vẻ nói rằng khám phá này rằng “sẽ làm mưa làm gió”… không ngờ đây là quyển sách cuối cùng Giáo sư đọc trước khi nhắm mắt lìa đời.
Được Giáo Sư Nguyễn Văn Hoàn, vốn đã quen biết từng sang chơi Paris hơn 30 năm, nay là Chủ Tịch Hội Kiều Học, mời tham gia Hội Kiều Học vừa mới thành lập, nay được anh Vũ Ngọc Khôi, một hội viên Kiều Học viết chuyện Mười năm gió bụi của Nguyễn Du thành tiểu thuyết còn gì vui hơn. Hy vọng có một đạo diễn tài ba, một nhà sản xuất phim, một nhà viết kịch bản phim… sẽ có cảm hứng làm phim truyện nhiều tập về Nguyễn Du – Hồ Xuân Hương chắc chắn sẽ ăn đứt các bộ phim Trung Quốc – Hàn Quốc, sẽ phục hưng văn hóa Việt đánh bạt được các ảnh hưởng văn hóa tình cảm lẫm cẩm, giúp cho giới trẻ Việt Nam biết lịch sử Việt Nam nhiều hơn là sử Trung Quốc, Hàn Quốc. Hàn Quốc đã làm được bộ phim Xuân Hương, một truyện thơ hàng đầu của Triều Tiên, còn Việt Nam chờ đến bao giờ ?
Mơ ước nhiều, nhưng trước tiên đề nghị với anh Hoàng Khôi, xây dựng lại quyển tiếu thuyết hoàn hảo hơn, và mắc các sự kiện trên chiếc đinh lịch sử vững chắc.
Trước tiên, để đóng những chiếc đinh sự kiện vào lịch sử, cần tóm lược các sai lầm năm tháng trong Thanh Hiên thi tập, và mười năm gió bụi. Thời gian các tài liệu cũ dựa theo gia phả cho rằng Nguyễn Du theo vua Lê Chiêu Thống không kịp về ẩn lánh quê vợ ở Quỳnh Hải, hợp cùng Đoàn Nguyễn Tuấn chống Tây Sơn 1786-1796 và từ 1796-1802 là thời kỳ dưới chân núi Hồng, Vợ chết năm 1796, Nguyễn Du cõng con Nguyễn Tứ về Hà Tĩnh, làm Hồng Sơn Liệp Hộ. Năm 1802 Nguyễn Du đón đường vua Gia Long tại Hà Tĩnh dâng sớ và được đưa ra Bắc phong làm Tri huyện Phù Dung trấn Sơn Nam.
Cách chia này không đúng vì có các mâu thuẫn : Ngược lại Đoàn Nguyễn Tuấn ra làm quan Tây Sơn. Bài thơ Quỳnh Hải Nguyên tiêu : Nguyễn Du hạnh phúc bên vợ : Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên, Trăng sáng đầu xuân tỏa ngập tràn, và mình đã trải qua chân trời góc biển đến 30 tuổi. Các tài liệu cũ không biết vợ Nguyễn Du tên gì, không biết năm sinh, làm sao biết năm mất ? Tại Hồng Lĩnh, Nguyễn Du bị tù, Trấn thủ Nguyễn Văn Thận giữ vững Hà Tĩnh cho đến năm 1802, Nguyễn Du không thể chiêu tập thủ hạ và không thể có lương thực, bò, ngựa để dâng vua Gia Long. Người đã làm quan được mời ra (cùng Nguyễn Thiếp) năm 1802 và đi theo vua Gia Long từ Phú Xuân ra Bắc là Nguyễn Nể chứ không phải Nguyễn Du. Bài thơ Chí Hiên tặng của Nguyễn Du lưu trong Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương, có hai câu : Ra Bắc phen này mong nổi việc, Vào Nam ngẩm trước cũng hoài công. Chứng tỏ Nguyễn Du không tìm được ai ủng hộ mình tại Hà Tĩnh (Tụ đầu nan đắc thường thanh mục – Họp bạn khó tìm người mắt biếc) Hà Tĩnh trải qua cuộc khởi nghĩa Nguyễn Quýnh, làng Tiên Điền bị làm cỏ, không ai còn muốn phiêu lưu chống Tây Sơn, (Tiếu đề tuẫn tục can qua tế – Khóc cười thời loạn theo trần thế. Tạp thi II). Nguyễn Du không thể ở lại dạy học vì người bạn thân là Thực Đình dạy học cũng không sống nổi. Cái tên Thực Đình tự cười mình, nói lên số phận chỉ ăn no khi có đám tiệc ở đình làng. Nguyễn Du thất bại, bị tù tại Hà Tĩnh, mới ra trở lại Thăng Long, thì Hồ Xuân Hương đã đi lấy chồng thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm. Nguyễn Du về Quỳnh Hải cưới vợ Đoàn Nguyễn Thị Huệ, do hai ông anh Nguyễn Nể , Đoàn Nguyễn Tuấn thu xếp, năm ấy Nguyễn Du 30 tuổi. Tại Quỳnh Hải, Nguyễn Du dạy học văn võ, chiêu tập thủ hạ, hoàn tất Truyện Kiều, làm ăn khấm khá mới có bò ngựa lương thực dâng vua Gia Long. Từ Quỳnh Hải, Nguyễn Du dẫn thủ hạ đi không xa đến Phù Dung cùng trấn Sơn Nam, thì gặp vua Gia Long, vua phong ngay làm Tri huyện tại đây cho nên có danh hiệu là Phi Tử. Nguyễn Nể cũng được vua Gia Long để lại Bắc Hà giúp Tổng Trấn Nguyễn Văn Thành các nghi lễ cho sứ đoàn do Binh Bộ Thượng thư Lê Quang Định làm Chánh sứ xin nhà Thanh phong vương và đổi quốc hiệu là Nam Việt, nhưng không giữ chức vụ gì. Nguyễn Nể không bị Đặng Trần Thường đem ra Văn Miếu đánh đòn như Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích, Nguyễn An Lịch.. nhưng năm 1805 về Hà Tĩnh thì bị tri phủ Trần Văn Chiêu tuy bức, ông uất ức mà chết. Nguyễn Du vợ mất năm 1804 để lại một con Nguyễn Tứ.
NIÊN BIỂU NGUYỄN DU
1766. Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tính ra dương lịch là ngày 3-1-1766, mới đúng. (Các tài liệu cũ đều lầm lẫn khi viết Nguyễn Du sinh năm 1765).
1771 Cha là Nguyễn Nghiễm xin về hưu trí sĩ, được gia thăng chức Đại Tư Đồ. Chúa Trịnh cấp cho xe bồ, ngựa tứ và thuyền hãi mã đưa về làng. Nguyễn Du theo cha về. Nguyễn Nghiễm lại được gọi ra làm quan Tham Tụng.
1774. Nguyễn Nghiễm được sung chức Tả Tướng cùng Hoàng Ngũ Phúc đánh Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
1776 Nguyễn Nghiễm bị nhiễm bệnh dịch cùng hàng ngàn quân sĩ, đưa về quê dưỡng bệnh và mất tại Hà Tĩnh 7 tháng 11 Ất Mùi (7-1-1976). Được truy tặng tước Huân dụ Đô hiến đại vương, Thượng đẳng phúc thần.
1778 Bà Trần thị Tần (1740-1778) mẹ Nguyễn Du qua đời ngày 20-7-1978.
1780 Trong vụ án Canh Tý. Anh cả Nguyễn Khản (1734-1786) thầy dạy Trịnh Tông bị khép tội mưu loạn cùng Trịnh Tông, được tha chết nhưng bãi chức, giam ở nhà Châu Quận công. Nguyễn Du về Tiên Điền học với chú Nguyễn Trọng.
1783 Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, Nam Định đậu tam trường. Nguyễn Khản thăng Thiếu Bảo, cuối năm thăng Tham Tụng kiêm trấn thủ Hưng Hóa, Thái Nguyên. Cử Nguyễn Du làm Chánh Thủ Hiệu quân Hùng Hậu Hiệu cai quản đội quân tinh nhuệ nhất Thái Nguyên. Cai Gia Nguyễn Đăng Tiến tước Quản Vũ Hầu vốn là tay giặc già, phản Thanh phục Minh Trung Quốc, gốc người Việt Đông, là tân khách (thủ hạ) dưới trướng, thầy dạy võ cho Nguyễn Du và các anh em được giao quyền Trấn thủ Thái Nguyên, nơi có nhiều người Trung Quốc sang khai mỏ bạc. Nguyễn Nể(1761-1805) đỗ tứ trường trường thi Hương Phụng Thiên, Hà Nội, Nguyễn Khản phong làm Cai quản đội quân Phấn Nhất trong phủ Chúa.
1784 Nhân vụ 7 kiêu binh bị nhà chúa giết vì bữa tiệc vua Lê đãi kiêu binh có công phò Hoàng Tự Tôn Lê Duy Kỳ từ trong tù ra, kiêu binh nổi loạn đốt phá dinh thự Bích Câu. Nguyễn Khản chạy trốn lên Sơn Tây với em Nguyễn Điều (1745-1786), trấn thủ Sơn Tây, Nguyễn Nể phụ tá làm Hiệp tán Nhung vụ,họ toan hợp quân các trấn về đánh kiêu binh, nhưng kiêu binh giữ chặt chúa Trịnh Tông nên âm mưu bất thành. Kiêu binh áp lực bãi chức Nguyễn Khản và giáng chức Nguyễn Điều, hai người về Hà Tĩnh. Nguyễn Điều về huyện Thanh Chương lập nhà ở đấy, khi nghe nhà Trịnh mất, ông uất ức mà chết năm 1786.
1786 Tây Sơn ra Bắc, Nguyễn Khản từ Hà Tỉnh theo ghe mành ra Bắc giúp chúa Trịnh chủ trương đóng quân theo lối vẩy sộp (theo Lê Quý Kỷ sự) , nhưng kiêu binh vu cáo ông rước giặc Tây Sơn về. Nguyễn Khản phải bỏ chạy, ông mất trong hoàn cảnh đó, thi hài được đưa về an táng tại Hà Tĩnh.
1787 Nguyễn Du, Nguyễn Quýnh cùng Cai Gia Nguyễn Đăng Tiến, quyền trấn thủ Thái Nguyên khởi nghĩa tại Tư Nông thất bại, bị bắt và cùng được Vũ Văn Nhậm tha chết. Họ đi sang Vân Nam. Nguyễn Quýnh quay trở về Hồng Lĩnh khởi nghĩa bị bắt và bị giết năm 1791 tròn 30 tuổi, dinh thự và làng Tiên Điền bị đốt sạch.
1787. Đến Vân Nam, Nguyễn Du bị bệnh ba tháng mùa xuân. Hết bệnh, họ đi Liễu Châu và chia tay, Nguyễn Đại Lang về thăm quê nhà vùng Quế Lâm, cao sơn lưu thủy. Nguyễn Du đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc trong áo mũ nhà sư mang danh Chí Hiên, từ Quảng Tây theo thuyền đi dọc sông và Hồ Động Đình đến Hán Khẩu, rồi theo sông Hán rồi lên Trường An viết bài Dương Quý Phi, Bùi Tấn Công mộ, Phân Kinh thạch đài, rồi lại theo kinh Đại Vận Hà đến Hàng Châu .
1790 Tại Hàng Châu Nguyễn Du cư ngụ tại chùa Hổ Pháo bên Tây Hồ, nơi Từ Hải tức Minh Sơn Hoà thượng từng tu hành, trước khi đi giang hồ thành cướp biển. Tại đây Nguyễn Du có được bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Gặp lại Nguyễn Đại Lang tại miếu Nhạc Phi cũng bên cạnh Tây Hồ, (nơi đây Nguyễn Du viết 5 bài thơ, một bài Nhạc Phi, hai bài Tần Cối và hai bài Vương Thị), sau đó hai người đi Yên Kinh (gặp vua Lê Chiêu Thống), trở về Hoàng Châu thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn sứ đoàn Tây Sơn tại một lữ quán, gặp bạn văn chương, Nguyễn Du bàn chuyện sôi nổi về Hồng nhan đa truân. Đoàn Nguyễn Tuấn viết hai bài thơ tặng văn nhân họ Nguyễn. Nguyễn Du về Long Châu và trở về Thăng Long.
1790-1793. Nguyễn Du về ở với anh Nguyễn Nể, đang làm quan Tây Sơn tại Bắc Thành giữ chức Hàn Lâm thị thư, sung chức Phó sứ tuế công, năm 1791 đi sứ về, đã xây dựng lại một phần dinh thự Bích Câu, tại đây Nguyễn Du nghe cô Cầm, người nhạc nữ cũ cung vua Lê đánh đàn. Nhưng Nguyễn Du thường ở gác tía, nơi câu cá anh Nguyễn Khản cạnh đền Khán Xuân. Tại đây Nguyễn Du quen biết Xuân Hương Hồ Phi Mai, mối tình ba năm.
1794. Nguyễn Nể được triệu về Phú Xuân thăng chức Đông Các Đại Học Sĩ, gia tăng Thái Sử Tả Nghị Lang, chức vụ thầy dạy vua Cảnh Thịnh. Nguyễn Nể giao phó cho hai em Nguyễn Du và Nguyễn Ức tiền bạc để về Tiên Điền xây dựng lại từ đường và làng Tiên Điền. Về Phú Xuân, quyền hành nhà Tây Sơn trong tay Thái sư Bùi Đắc Tuyên, cậu vua Cảnh Thịnh, Thái sư đày Quân sư Trần Văn Kỷ ra Hoàng Giang làm lính thú. 1795 Nguyễn Nể xin ra Quy Nhơn vừa mới lấy được từ vua Trung Ương Nguyễn Nhạc, trấn đóng để tránh xa xung đột triều đình, cuối năm được cử làm Chánh Sứ (Hành Khánh Sứ) lễ bộ mừng lễ truyền ngôi vua Càn Long cho vua Gia Khánh.
1794-1796. Nguyễn Du về Tiên Điền, bị bệnh ba tháng cuối năm. Ở nhà cạnh Giang Đình bến sông để tiếp nhận mua gỗ đá, vật liệu chở bằng thuyền. Nguyễn Ức vẽ kiểu và chỉ huy thợ xây cất. Nguyễn Du trao đổi thơ với Hồ Xuân Hương. Nguyễn Du đi săn làm Hồng Sơn liệp hộ. Nguyễn Du có vào Phú Xuân thăm anh và nhận một món tiền khác.
1796. Công việc xây dựng tạm xong. Nguyễn Du làm Nam Hải Điếu đồ, người đi câu biển Nam Hải toan theo thuyền về Nam. Lúc này chúa Nguyễn Ánh đã đánh chiếm đến thành Diên Khánh (Nha Trang). Nguyễn Du bị quận công Nguyễn Văn Thận trấn thủ Hà Tĩnh bắt giam mười tuần. Nguyễn Du trở ra Thăng Long thì hay tin Hồ Xuân Hương đã đi lấy chồng thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm. Nguyễn Du viết hai bài thơ ký tên Chí Hiên oán trách nàng tệ bạc. Hồ Xuân Hương vẫn trân trọng chép trong Lưu Hương Ký. Nguyễn Du sang nhà Đoàn Nguyễn Tuấn, anh Nguyễn Nể cũng vừa đi sứ về được thăng chức Hữu Trung Thư, chức vụ quân sư cho vua Cảnh Thịnh, trước biến loạn triều đình Nguyễn Nể xin ra xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở Nghệ An thay Trần Quang Diệu.
1797-1801 Nguyễn Nể cùng Đoàn Nguyễn Tuấn tác thành hôn nhân cho Nguyễn Du cùng Đoàn Nguyễn Thị Huệ và giao cho gia trang ở Quỳnh Hải. Từ đây Nguyễn Du có vợ con sống hạnh phúc chấm dứt cuộc đời gió bụi. Nguyễn Du hoàn tất Truyện Kiều, dạy văn, dạy võ chiêu tập thủ hạ tại Quỳnh Hải.
1801 Nguyễn Nể được lệnh vua Cảnh Thịnh đưa La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vào chầu, còn ở Phú Xuân thì kinh đô thất thủ. Nguyễn Nể và La Sơn Phu Tử được vua Gia Long gọi ra. Nguyễn Nể dâng sớ được trọng dụng khen thưởng và cho theo xe vua ra Bắc chỉ dẫn nghi lễ cho sứ đoàn ngoại giao Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức đi sứ. Nguyễn Thiếp được cho về quê quán.
1802. Vua Gia Long ra Bắc truy lùng vua Tây Sơn Cảnh Thịnh. Nguyễn Du dẫn học trò, tráng đinh mang lương thực, bò, ngựa từ Quỳnh Hải đón đường đi gặp vua Gia Long, đến huyện Phù Dung thì gặp vua, vua phong ngay làm tri huyện Phù Dung. Việc này tương tự với Phi Tử đời Chiến Quốc dâng ngựa cho vua Chu Hiếu Vương được chức Phụ Dung, nên Nguyễn Du có danh hiệu là Phi Tử, Nguyễn Hành bài Đi Săn có nhắc đến danh hiệu này.
1803. Làm Tri huyện được mấy tháng nhờ tài nói lưu loát ngôn ngữ Trung Quốc trong thời gian đi giang hồ và tài năng ứng đối thi ca. Nguyễn Du được thăng Tri phủ Thường Tín lên Lạng Sơn đặc trách tiếp sứ sang phong vương cho vua Gia Long cùng Tri phủ Thượng Hồng Trần Quý Chuyên. Tri phủ Thiên Trường Ngô Nguyên Viễn, Tri phủ Tiên Hưng Trần Lưu. Thơ tống tiễn do Nguyễn Du viết.
1804. Xong việc ngoại giao tiếp sứ, Nguyễn Du trở về Thường Tín, vợ mất để lại một con Nguyễn Tứ. Nguyễn Du cáo bệnh xin nghĩ một tháng về quê. Nguyễn Du tìm về Cổ Nguyệt Đường mong nối lại duyên xưa thì Hồ Xuân Hương đang làm lẽ Cai Tổng Cóc Nguyễn Công Hòa ở Vĩnh Yên, nàng đau ốm tâm sự như nàng Tiểu Thanh. Bên song cửa Nguyễn Du viết bài Độc Tiểu Thanh Ký gửi Hồ Xuân Hương và tự hỏi : Ba trăm năm lẽ nữa ai khóc người phẩm hạnh cao quý như nàng Tiểu Thanh. Đó là lý do bài Độc Tiểu Thanh Ký nằm cuối Thanh Hiên thi tập, và hai chữ tố như chỉ có nghĩa là người phẩm hạnh cao quý như thế (như nàng Tiểu Thanh).
1805 Nguyễn Du được thăng Đông Các học sĩ, hàm ngũ phẩm, tước Du Đức hầu vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân. Chức vụ dâng sách cho vua Gia Long đọc mỗi ngày. Nguyễn Nể về quê bị Tri phủ Trần Văn Chiêu truy bức ông uất ức mà chết.
1807 Làm giám khảo trường thi Hương, Hải Dương.
1808 Mùa thu, xin về quê nghỉ.
1809 Đầu năm được bổ làm Quan Cai Bạ (Trấn thủ) doanh Quảng Bình, một trong bốn doanh đất kinh kỳ, hàm tứ phẩm.
1812 Cuối năm Nguyễn Du xin về quê xây mộ cho anh Nguyễn Nể, được hai tháng thì có chiếu chỉ triệu vào kinh.
1813 Thăng Cần Chánh điện học sĩ và được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. viết Bắc Hành tạp lục.
1815 Thăng Hữu Tham tri Bộ Lễ hàm Tam phẩm.
1816 Kết thúc vụ án Nguyễn Văn Thuyên. Trung Quân thống lĩnh toàn quân đội Nguyễn Văn Thành tự tử. Anh rễ Nguyễn Du, Tiến sĩ Vũ Trinh thầy dạy Nguyễn Thuyên bị giam hậu và đày đi Quảng Nam 12 năm. Vụ án Binh bộ Thượng Thư Đặng Trần Thường, vụ án Trần Phúc Hiển chồng Hồ Xuân Hương.
1818. Trần Phúc Hiển bị xử tử, Hiệp trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán, thi tướng Tao Đàn Cổ Nguyệt Đường chết, có lẽ tự tử.
1819 Được cử làm Đề Điệu Trường Thi Quảng Nam, Nguyễn Du dâng biểu cố từ được vua chuẩn y.
1820. Gia Long mất, Minh Mệnh lên ngôi cử Nguyễn Du làm Chánh sứ đi báo tang và xin thụ phong; Chưa kịp đi thì bị bệnh dịch mất ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức ngày 16-9-1820. Ngô Thời Vị làm Chánh sứ thay thế. Thi hài Nguyễn Du được an táng đồng Bầu Đá, xã An Ninh, huyện Quảng Điền Thừa Thiên. Năm 1924 con là Nguyễn Ngũ cải táng đưa về làng Tiên Điền.
ĐÍNH CHÁNH NHỮNG SƠ SÓT
Đọc sách anh Hoàng Khôi, tôi xin nhặt ra những sơ sót, và bổ túc thêm những chi tiết, mong rằng anh sẽ chữa lại, mài dũa thêm viên ngọc quý để trở thành một tác phẩm hoàn hảo tuyệt tác, nếu có thì giờ viết thành kịch bản truyện phim cũng nên.
Trang 14, Trấn Sơn Nam thời Lê, đến đời Gia Long được chia làm Sơn Nam Thượng đặt trị sở tại Châu Cầu. Sơn Nam Hạ đặt trị sở tại Nam Định. Sang năm 1831 đời Minh Mạng chia Sơn Nam Thượng gồm hai tỉnh Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Sơn Nam Hạ chia làm hai tỉnh Nam Định và Thái Bình.
Đời Gia Long, Bắc Thành có 11 trấn : gồm 5 nội trấn là Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ. 6 ngoại trấn là : Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hưng Hóa, Yên Quảng. Ngoài ra có hai đạo Thanh Bình (Ninh Bình) và Hoà Bình và phủ Hoài Đức gồm Thăng Long và vùng phụ cận. Do đó Ninh Bình và Thăng Long đời Gia Long về trước, không thuộc về Sơn Nam.
Trang 18. Bà Đặng Thị Thuyết (không phải Tuyết) sinh mẫu Nguyễn Điều, em bà chánh thất Đặng thị Dương. Bà Nguyễn Thị Xuân quê Bắc Ninh, sinh mẫu NguyễnTrứ, Nguyễn Nghi thay vì bà Hồ Thị Ngạn ( là sinh mẫu Nguyễn Nhưng, thay vì Nguyễn Nhung).
Mẹ Nguyễn Du là Trần Thị Tần, con người thuộc hạ làm chức Câu kế lo việc kế toán, quản gia cho cụ Nguyễn Nghiễm, quê làng Hoa Thiều họ này có hai người đỗ Tiến Sĩ, bà Tần là vợ thứ ba có con đông nhất (Nguyễn Trụ, Nguyễn Nể, Nguyễn Thị Diên, Nguyễn Du, Nguyễn Ức) . Do đó tôi nghĩ mẹ Nguyễn Du là người có thế lực trong gia đình, chứ không phải là mối tình qua đường, số phận người hầu, con mọn như anh Hoàng Khôi viết ? Theo phong tục ngày xưa bà chánh thất thường do cha mẹ hỏi cưới để làm dâu phụng thờ cha mẹ, cai quản gia trang nguyên quán, bà thứ hai do bà cả cưới cho chồng, thường là em hay họ hàng của mình để “làm bạn” cho mình. Bà ba là người được chồng lựa chọn, theo chồng đi khắp các nơi trấn nhậm và được chồng yêu thương nhất, có nhiều quyền hành nhất và có con đông nhất. Cụ Nguyễn Nghiễm có tám bà vợ và 21 người con. Thường các gia đình quan lớn ngày xưa, bà chánh thất giữ sổ sách kế toán và tiền bạc cho một gia trang khoảng 50 người, vừa các bà, con cái người hầu, người bảo vệ, tân khách, thầy dạy văn, dạy võ…. Trong trường hợp bà cả quê mùa không biết tính toán mới có người làm câu kế.
Trang 30. Nguyễn Du không thể về Hải An, Quỳnh Hải học với cha vợ là Đoàn Nguyễn Thục năm 1782, năm Nguyễn Du 16 tuổi vì ông Đoàn Nguyễn Thục sinh năm 1718 và mất năm 1775. Thời gian 1780- 1782 Nguyễn Khản bị phải vụ án Trịnh Tông, nên bị giam lỏng, chúa nghĩ tình bạn cũ tha không giết, do đó Nguyễn Khản không thể cưới vợ cho em, người trụ cột trong gia đình như thế, thì còn vui gì mà lấy vợ. Nguyễn Du về Hồng Lĩnh học với chú là Nguyễn Trọng. Trong bài thơ Tặng Thực Đình năm 1794 có câu : La Thành nhất biệt thập niên thâm. Một biệt La Thành đã chục năm. Nguyễn Du có bạn ở thành Nghệ An trước năm 1783, sau đó Nguyễn Du ra thi Hương trường Sơn Nam, Nam Định, đỗ Tam Trường (đỗ trường thi, phú, chiếu biểu và hỏng kỳ tứ trường thi văn sách). Năm 1783 Nguyễn Du không thể vừa trấn đóng Thái Nguyên, vừa ở quê vợ Quỳnh Hải ?
Trang 98 bài biệt Nguyễn Đại Lang hai câu Tống quân quy cố khâu, Ngã diệc phù Giang Hán (Tiễn anh về quê cũ, Tôi sang sông Hán đây) Nguyễn Du tiễn Nguyễn Đại Lang về quê cũ vùng Quế Lâm nơi cao sơn lưu thủy, vùng Việt Đông nơi quê hương người Choáng, (Tráng) người Việt cổ thời Việt Vương Câu Tiễn và Triệu Đà, ngày nay còn 15 triệu người vẫn còn giữ tiếng nói. Và cho biết mình sẽ sang sông Hán để đi Trường An. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi dịch thành Tiễn anh về núi cũ, tôi cũng trẩy sang sông, bỏ sót mất địa danh Giang Hán.
Hai câu : Sinh tử giao tình tại, Tồn vong thổ tiết đồng cho biết Nguyễn Du có kết nghĩa sinh tử với Nguyễn Đại Lang, cùng khởi nghĩa bị bắt và được tha.
Trang 109, 114,115 hai bài Sơn Thôn và Sơn Cư Mạn Hứng tả cảnh Vân Nam nơi non sâu lớp lớp, Trưởng giả còn ăn mặc theo nhà Hán, ở trong núi (lịch theo Tây Tạng) không theo lịch nhà Tần. Phạm Tú Châu dịch áo mũ người già và lịch năm trong túi không đúng. Ông Quách Tấn dịch câu Nam khứ Trường An thiên lý dư (Phía Nam ngàn dậm cách Trường An), thành Ngoảnh lại trời Nam khuất Đế thành không đúng. Vì ông không nghĩ Vân Nam cách Trường An ngàn dậm. Nếu Trường An là Thăng Long hay Phú Xuân thì Nguyễn Du không thể ở cách hơn ngàn dậm phía Nam. Bài Thu Chí câu Tuyết ám cùng thôn hiểu giác ai (Tuyết xuống làng xa não tiếng tù) ông Phạm Khắc Khoan, Lê Thước dịch Cõi sớm làng xa tuyết phủ đầy, thiếu tiếng tù nghe ai oán, não ruột và tù và là một nhạc khí thường dùng ở Vân Nam. Cảnh tuyết này không thể ở vùng Quảng Tây được.
Trang 105, 106 bài Thôn dạ Nguyễn Du viết ở Hồng Lĩnh câu Niên niên kết đắc ngư tiều lữ – Ngư tiều là bạn quanh năm đó, Nguyễn Du đang đi giang hồ không thể kết bạn với ngư tiều quanh năm, bài Giang đầu tản bộ viết ở Quảng Bình câu Bất tài đa khủng tốc quan phi – Bất tài quan vẫn sợ đơn sai, không hợp với thời đi giang hồ, chưa làm quan.
Trang 111, 112 bài Pháo Đài: Nam Bắc xa thư khánh đại đồng – Nam Bắc mừng nay cuộc đại đồng, thống nhất Nam Bắc sau Trịnh, Nguyễn phân tranh, trong Nam Trung Tạp ngâm, Nguyễn Du làm lúc làm quan Cai Bạ (Trấn Thủ) ở doanh Quảng Bình, chép vào cảnh lúc Nguyễn Du đi giang hồ ở Trung Quốc không đúng.
Trang 116 bài , Thu dạ II Nguyễn Du trả lời họa bài Thu Vũ của Hồ Xuân Hương, Xuân Hương khóc khi nghe tin Nguyễn Du bị bệnh ba tháng cuối năm ở Hồng Lĩnh (Xem Phạm Trọng Chánh. Đi tìm Cổ Nguyệt Đường và mối tình Nguyễn Du – Hồ Xuân Hương site Vanhoanghean).
Trang 123 Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương nghìn lượt (Bài Phân Kinh Thạch đài), vì thời bấy giờ, Lê Quý Đôn có viết quyển Kinh Kim Cương chú giải, được trí thức Bắc Hà yêu chuộng, được nhà chùa Thăng Long khắc bản in. Lê Quý Đôn nhà bác học, là một thần tượng thời bấy giờ, khi mất được chúa Trịnh để tang bãi chầu ba ngày, việc hiếm có. Nguyễn Du tất có bên mình quyển Kinh của Lê Quý Đôn chú giải. Trên bước đường giang hồ đi Trung Quốc, Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương nghìn lượt, tức là ba năm, ngày đi du lịch tối về một ngôi chùa trên đường đi tụng kinh làm công quả, nhà chùa thết đãi món chay rau đậu. Đây là một chi tiết khá thú vị.
Trang 163, năm 1790, Nguyễn Du đọc Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Hàng Châu, lúc đó Nguyễn Du mới 24 tuổi, chưa đến tuổi “tam thập nhi lập”.
Trang 170, Nguyễn Nể có hai lần đi sứ. Lần thứ nhất năm 1789 sứ bộ đầu tiên của Tây Sơn, Vũ Huy Tấn Chánh sứ, Nguyễn Nể làm Phó sứ. Vũ Huy Tấn đi sứ lần thứ nhất trở về, lại ở trong sứ đoàn đi sứ lần thứ hai năm 1790. Theo học giả Thái Văn Kiểm, Nguyễn Nể đi sứ đến năm 1791 mới về, (trong bài Nguyễn Du đi sứ, Việt Nam Gấm Hoa, Làng Văn Canada xb 1797 tr 101). Khi sứ thần nhà Thanh sang Thăng Long phong vương cùng năm, có cả Nguyễn Nể và Đoàn Nguyễn Tuấn tiếp rước, Đoàn giới thiệu với các sứ thần nhà Thanh: Quế Hiên Nguyễn Nể là đỉnh cao thi trận nước Nam. Lần thứ hai năm 1795 làm Chánh Sứ (Hành Khánh sứ) sang mừng lễ vua Càn Long truyền ngôi cho con là Gia Khánh. Có thể Nguyễn Nể có trong sứ bộ năm 1790 do Phan Huy Ích làm Chánh sứ, có Đoàn Nguyễn Tuấn, đoàn có 158 người, có ông vua Quang Trung giả do Phạm Công Trị đóng vai và hoàng tử Quang Thùy. Như thế Nguyễn Nể đi sứ ba lần chăng?
Nguyễn Công con Nguyễn Khản và Nguyễn Thiện con Nguyễn Điều có tham gia Sùng Chính Viện của Nguyễn Thiếp. Nguyễn Nhưng, đậu Tứ Trường đời Lê, đời Tây Sơn có ra làm Trấn Thủ Sơn Tây thay thế Nguyễn Công Tấn thân phụ Nguyễn Công Trứ năm 1801. Nhà Nguyễn lên ông ở ẩn làm nghề thuốc.
Trang 171 Hai bài thơ Đoàn Nguyễn Tuấn tựa : Chí Hoàng Châu thích Nguyễn khế văn tự Yên Kinh hồi tẩu bút tặng chi. Đến Hoàng Châu thì vừa vặn gặp người bạn văn chương họ Nguyễn từ Yên Kinh trở về bèn phóng bút làm thơ tặng. Bài tựa chứng tỏ Nguyễn Du đã lên Yên Kinh và trở về. Sự kiện vua Lê Chiêu Thống và các quan lại đi theo muốn nhà Thanh làm áp lực để xin đất Thái Nguyên, Tuyên Quang mà không xin đất Cao Bằng như nhà Mạc, chứng tỏ đã gặp cựu trấn thủ Thái Nguyên Nguyễn Đăng Tiến.
Trang 178, Bài Lưu Biệt Nguyễn Đại Lang, đặt Nguyễn Du chia tay cùng Nguyễn Đại Lang tại Hoàng Châu không đúng vì có địa danh Liễu Cao Lâm. Liễu Châu ở vùng rừng cao nguyên, nơi sản xuất gỗ nam mộc đóng hòm rất tốt, giữ thi thể rất lâu (Trung Quốc có câu : sống ở Hàng Châu, cưới vợ Tô Châu, ăn ở Quảng Châu và chết ở Liễu Châu). Từ Vân Nam vùng núi, về đến Liễu Châu vùng cao nguyên, đến Quế Lâm là đồng bằng. Trong thơ Nguyễn Du, Tây phong thường ám chỉ quân Tây Sơn: Vì quân Tây Sơn ra Bắc cho nên chúng ta lưu lạc nơi chốn rừng cao nguyên Liễu Châu, Tây phong qui tụ Liễu rừng cao. Ông Trương Chính trong Thơ Chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Văn Học 1965, vì không nghĩ đó là địa danh, nên cho rằng câu thơ không đúng cú pháp, ông chữa thành :Tây phong tiêu táp phất cao lâm, Gió Tây thổi qua ống tay áo phơ phất cành liễu. Ông Đào Duy Anh giữ nguyên nhưng dịch thành Rừng liễu ra về buổi gió Tây. Chữ ra về ngược lại với nghĩa chữ qui tụ.
Trang 181, Đoàn Nguyễn Thục mất năm 1775, 57 tuổi, năm 1790 Đoàn Nguyễn Thị Huệ 16 tuổi, mồ cô cha lúc một tuổi, có thể con thứ thiếp, được anh cả Đoàn Nguyễn Tuấn nuôi dưỡng và kết hôn cùng Nguyễn Du năm 1796, 21 tuổi.
Trang 214, cụ Đồ Diễn đã mất năm 1786, thọ 83 tuổi. Do đó năm 1790 -1793, ba năm mối tình Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, thì cụ Đồ Diễn không còn nữa. Hồ Xuân Hương nếu sinh năm 1772 lúc đó đã 18 – 21 tuổi với tài hay chữ có thể đã dạy trẻ học vỡ lòng. Văn bản Landes, Lê Quý chép thường tả Hồ Xuân Hương đi đâu cũng có 5, 7 đứa hầu gái, có lẽ là học trò. Làng Nghi Tàm sau khi cụ Đồ Diễn có Tử Minh tức Cả Tân học trò cụ Đồ Diễn dạy học, Tử Minh mất 40 tuổi năm 1811, Hồ Xuân Hương sau mười năm phong trần : Thập tải phong trần quán nhỉ linh, mười năm phong trần như ăn trộm bịt tai đi trộm chuông (lấy lẽ Cai Tổng Cóc, trở về mở hiệu sách, rồi đi buôn, vì tình bất an vùng Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ do loạn Đặng Trần Siêu, Võ Đình Lục thường chặn đường cướp bóc các thương nhân, nàng thôi đi buôn). Làng Nghi Tàm mời Xuân Hương thay Tử Minh dạy học. Học trò các lớp thi Hương sang học với ông nghè Phạm Quý Thích. Nguyễn Thị Hinh tức Bà Huyện Thanh Quan, sinh sống cùng làng Nghi Tàm, học với Hồ Xuân Hương sau đó học với Tiến Sĩ Phạm Quý Thích cùng thời với Phương Đình Nguyễn Văn Siêu.
Trang 234 : năm 1774 cụ Nguyễn Nghiễm cầm quân dẹp loạn vùng Hội An, điều này không đúng. Đó là cuộc chiến lớn chấm dứt Trịnh Nguyễn phân tranh sau hơn 200 năm. Nhân tại Phú Xuân, Trương Phúc Loan chuyên quyền, Tây Sơn nổi dậy đánh phá chiếm từ Bình Định tới Diên Khánh. Chúa Trịnh Sâm biết như vậy bèn sai đại tướng là Hoàng Ngũ Phúc, cùng Nguyễn Nghiễm làm Tả Tướng quân đem thủy bộ 3 vạn quân cùng Hoàng Phùng Cơ, Hoàng Đình Thể, Hoàng Đình Bảo vào đất Bố Chính để đánh họ Nguyễn, giả vào đánh Trương Phúc Loan. Các quan ở Phú Xuân bèn bắt Phúc Loan đem nộp. Nhà Trịnh thừa cơ chiếm lấy Phú Xuân, sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem sắc phong cho Nguyễn Nhạc trấn thủ đất Quảng Nam. Các chúa Nguyễn,Thái Thượng Vương và Tân Chính Vương bị Nguyễn Huệ đuổi bắt và giết chết, chỉ còn Nguyễn Ánh 17 tuổi chạy thoát. Trong trận này quân nhà Trịnh hàng ngàn người bị bệnh dịch. Cụ Nguyễn Nghiễm cũng nhiễm bệnh đưa về quê quán Tiên Điền dưỡng bệnh. Năm 1776 cụ mất tại quê nhà.
Trong tình hình đọc sách hiện tại trong nước và hải ngoại, mỗi người Việt Nam đọc không đến một quyển sách một năm, các nhà xuất bản tại hải ngoại chỉ sống nhờ sự hy sinh của tác giả, tự viết tự bỏ tiền in, không kể gì lời lỗ. Sách gửi đi các nơi không hy vọng gì thu tiền lại. Trong nước sách in được 1500 quyển như Nguyễn Du trên đường gió bụi anh Hoàng Khôi là thuộc loại khá. Đáng cho chúng ta khuyến khích. Phải chăng vì thiếu sách hay, các nhà văn ngày nay không đủ sức hấp dẫn lôi kéo người đọc chăng. Nghĩ lại ngày xưa thời Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, những năm 1930-1940 mỗi năm người đậu Tú Tài chỉ vài chục người, người biết chữ quốc ngữ có là bao nhiêu trên 25 triệu dân thế mà sách đã tạo ra những trào lưu văn học lớn mạnh. Ngày nay chúng ta có 90 triệu dân trong nước và 4 triệu người Việt hải ngoại, mà tình hình sách vở còn thua các nước nhược tiểu, nghĩ thật đáng buồn. Chúng ta không nâng cao được dân trí, mà dân trí lại thụt lùi. Được một nhà văn như anh Hoàng Khôi, hy sinh thức đêm thức hôm để viết sách, để mua vui một vài trống canh, tôi mừng và mong có nhiều người như anh Hoàng Khôi. Đừng để các thế hệ mai sau không còn biết viết văn, biết đọc mà chỉ còn biết bấm mấy câu vớ vẫn trên điện thoại di động.
Ban Quản lý di tích Nguyễn Du ( Hà Tĩnh) vừa tiếp nhận cuốn “Kim Túy Tình Từ” nhân dân ta thường gọi là “Truyện Kiều” dịch ra chữ Quốc ngữ in năm 1917 từ Họa sỹ Lê Anh Tuấn – Hội Viên Hội Mỹ thụật Việt Nam.
Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, Thăng Long (Hà Nội), mất ngày 10 tháng tám năm Canh Tý (1820) tại kinh đô Huế, hưởng thọ 55 tuổi. Nguyễn Du tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu là Nam Hải Điếu Đồ (kẻ đi câu ở biển Nam) và Hồng Sơn Liệp Hộ (người đi săn ở núi Hồng). Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn, danh sĩ tinh hoa, hiền tài lỗi lạc, nhà chính trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục kiệt xuất không chỉ của nhà Nguyễn mà còn là kỳ tài muôn thuở của mọi thời đại Việt Nam. Nguyễn Du đã vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời. Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán có Bắc hành tạp lục 132 bài, Nam trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài.(mời đọc tất cả các bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du ở cuối bài theo các đường dẫn vào thơ Nguyễn Du Thi Viện) Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán là phần sâu kín trong tâm trạng Nguyễn Du, tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa. Nguyễn Du với Truyện Kiều làm say đắm lòng người về nhân cách và tài năng trác tuyệt của một đại thi hào danh nhân văn hóa thế giới thì Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán lại chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại các giá trị sử thi văn hóa ngoại giao xuất chúng có một không hai. Lời nhận xét của giáo sư Mai Quốc Liên “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa”. Hoàng Kim chọn bình ba bài “Kỳ Lân mộ” “Liễu Hạ Huệ Mộ” và “Đối tửu” của Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán. (xem tiếp)