Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2427
Toàn hệ thống 4151
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 3 THÁNG 11
Hoàng Kim
CNM365Chùa Một Cột Hà Nội; Ta về trời đất Hồng Lam; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Đến với Tây Nguyên mới; Ngày 3 tháng 11 năm 1054, Thái tử Lý Nhật Tôn lên ngôi, hiệu là Lý Thánh Tông, Hoàng đế thứ 3 Nhà Lý, Việt Nam. Ông nổi tiếng là một minh quân đức độ, tận tụy công việc, thương dân như con, đối xử tốt với tù nhân. Công lao của ông là đặt quốc hiệu Đại Việt, xây dựng Văn Miếu, phá Tống (1060), bình Chiêm (1069), lấy được ba châu của Chiêm Thành. Ngày 3 tháng 11 năm 1054, ngày mất Lý Thái Tông, Hoàng đế thứ 2 Nhà Lý, Việt Nam (sinh năm 1000). Ông là vị hoàng đế tài giỏi, nhân hậu, thời đại thịnh vượng của Nhà Lý trao truyền cho đời sau. Ngày 3 tháng 11 năm 1967, bắt đầu Trận Đắk Tô tại Kon Tum trong Chiến tranh Việt Nam; Bài viết chọn lọc ngày 3 tháng 11: Chùa Một Cột Hà Nội; Ta về trời đất Hồng Lam; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Đến với Tây Nguyên mới; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-11/

CHÙA MỘT CỘT HÀ NỘI
Hoàng Kim

Chuông chùa tiếng vọng thời gian
Trăng rằm cổ tích chứa chan nghĩa tình
Thung dung tìm đến an lành
Gương trời hồn Việt tinh anh giống nòi.

Đường trần bước tới thảnh thơi
Về nơi tịch lặng nghe hơi thở thiền
Cúi đầu trước đấng thiêng liêng
Ngàn năm tích cũ hóa duyên cầu Người

An nhiên minh triết giữa đời
Bình yên cao quý mọi thời nước non
Ân tình tiếng mẹ ru con
Giấc mơ hạnh phúc lòng son đá vàng.

Chuông chùa tiếng vọng thời gian
Trăng rằm cổ tích chứa chan nghĩa tình …

Video yêu thích

Chùa Một Cột Hà Nội, Việt Nam
Vietnam Travel TV xuất bản 19 thg 4, 2015

Khám phá Hà Nội | Chùa Một Cột. Khi nói tới Hà Nội, nhiều người nghĩ tới Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn với cây cầu Thê Húc, hồ Tây lộng gió, hay Văn Miếu Quốc Tử Giám với truyền thống hiếu học. Song chùa Một Cột mới là biểu tượng được nhiều người nhắc đến mỗi khi hình dung về Hà Nội.Chùa Một Cột trở thành biểu tượng từ nhiều chất liệu khác nhau từ tranh vẽ trên giấy, trạm khắc tranh đồng đến những đồ lưu niệm bằng gỗ, đá, tranh thêu …và đặc biệt hơn là trở thành một biểu tượng trong đồng tiền xu Việt Nam. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá trong hồ nước được coi là biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Một ngôi chùa tưởng như rất nhỏ bé mong manh, có lẽ cả thế giới chỉ Việt Nam mới có ngôi chùa kiến trúc siêu nhỏ như vậy nhưng giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn, lại trường tồn cùng dân tộc. Một ngôi chùa giữa hồ nước chỉ đủ chỗ cho mấy bát hương, một pho tượng, không tường hào, không tháp chuông, không cổng tam quan nhưng vẫn uy nghiêm trong tâm linh dân tộc, là hình ảnh đặc trưng của thủ đô, vững vàng trong dòng thời gian bất tận. Bộ phim ” Chùa Một Cột, biểu tượng của thủ đô” giúp chúng ta hiểu rõ hơn.

Ký ức Hà Nội  

 

 

 

 

NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN
Hoàng Kim

Qua Non Nước Ninh Bình
Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi
Người hiền in bóng núi
Hoàng Long sông giữa lòng:

“Cửa biển có non tiên
Năm xưa thường lại qua
Hoa sen nổi trên nước
Cảnh tiên rơi cõi trần


Bóng tháp xanh trâm ngọc
Tóc mây biếc nước lồng
Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo
Bia cổ hoa rêu phong”


Dục Thuý sơn
Nguyễn Trãi

Hải khẩu hữu tiên san,
Niên tiền lũ vãng hoàn.
Liên hoa phù thuỷ thượng,
Tiên cảnh truỵ nhân gian.


Tháp ảnh, trâm thanh ngọc,
Ba quang kính thuý hoàn.
Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*),
Bi khắc tiển hoa ban.

(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!”

Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”.

(**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều

浴翠山

海口有仙山,
年前屢往還。
蓮花浮水上,
仙景墜塵間。
塔影針青玉,
波光鏡翠鬟。
有懷張少保,
碑刻蘚花斑。
 

 

 

 

 

 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html .

CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ
Lương Hữu Khánh


Một hòm kinh sử, níp kim cương.
Người, tớ cùng qua một chuyến dương.
Đám hội đàn chay người đủng đỉnh.
Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang.
Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ.
Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng.
Một chốc lên bờ đà tiễn biệt.
Người thì lên Phật, tớ nên sang.

Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài.

Hoàng Kim
(Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn , bài đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên,
Lương Hữu Khánh, sau này đã có nhiều chỉnh lý) — cùng với
Nguyễn Tử Siêm.

 

 

Nguyễn Du trăng huyền thoại
NGUYỄN DU NIÊN BIỂU LUẬN
Hoàng Kim

chuyện với
Phan Lan Hoa. Tôi đánh giá cao chuyên luận này và sẽ thảo luận chi tiết từng mục và từng ảnh một với sự tâm đắc khách quan, trường kỳ, hệ thống, toàn diện, soi tỏ sự thật. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, minh sư hiền tài lỗi lạc, vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du với chứng cứ sách “Bắc hành” và “Truyện Thúy Kiều” ghi trong chính sử Đại Nam chính biên liệt truyện mục Nguyễn Du Quyển 20, tập 2, trang 400/716 trang, với bằng chứng thứ hai là ngự phê Minh Mệnh tổng thuyết năm 1830, đủ bằng cớ không thể chối cãi ông là tác giả HAI SÁCH NGOẠI GIAO LỊCH SỬ VĂN HÓA NÀY. Nguyễn Du trăng huyền thoại Đi săn ở núi Hồng Thời Hồng Sơn Liệp Hộ ẩn ngữ giữa đời thường là một phần trong chuyên khảo đó. Linh Nhạc Phật Ý thiền sư tại Tổ Đình ngôi chùa cổ ở Thủ Đức, người đã cứu thoát Nguyễn Vương trong giấc mơ lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại”. Cụ đã khuyên tôi phải dành thời gian soát xét rất rất kỹ lập hồ sơ “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế, trước khi đi sâu tìm hiểu và bàn luận bất cứ điều gì về Nguyễn Du. Theo lý giải của Cụ, là có lần tìm theo đúng dấu vết hàng năm của Nguyễn Du, theo đúng thời thế đã xảy ra và chi phối những sự kiện trọng yếu ấy, thì mới có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về bình sinh và hành trạng Nguyễn Du. Khi xác minh được những sự kiện chính tại đàng Trong, đàng Ngoài và các nước liên quan trong mối quan hệ của gia tộc Nguyễn Du với phép quy chiếu lấy chính ông làm trung tâm thì thông tin ấy sẽ thực sự có ích để bổ sung các dẫn liệu về lịch sử, văn hóa, con người cho bối cảnh hình thành kiệt tác Truyện Kiều, giúp thấu hiểu ẩn ngữ “300 năm nữa chốc mòng biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như”. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-11;

Mục từ NGUYỄN DU trong Bách Khoa Thư Việt Nam (BKTVN) ngày nay do Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam và Hội đồng biên tập BKTVN chủ trì biên soạn. Wikipedia Tiếng Việt là Từ Điển Bách Khoa Mở cũng đều chủ trương có 3-5 câu Tổng thuyết ngắn về nhân vật lịch sử cần viết, để sáng tỏ sự đánh giá tiếp theo và không làm mất thì giờ theo dõi của bạn đọc.. Giáo sư Nguyễn Tử Siêm là Trưởng ban BKTVN tập 9 Nông nghiệp và Thủy lợi hẳn đồng tình với cách nghĩ như vậy chứ ạ. Bởi nghiên cứu văn chương thì phương pháp tiếp cận cũng là phương pháp nghiên cứu khoa học. Mình đồng tình với o Phan Lan Hoa là “Chỉ khi đúc kết rồi viết cảm tưởng sau chưa muộn ạ” nhưng phải nêu trước 2-3 câu này để tránh hiểu lầm cho tác giả bài viết là tuyệt nhiên không tranh cãi với ai cả, mà chỉ quan tâm soi thấu sự thật lịch sử mà thôi.

Phan Lan Hoa bạn tiếp tục viết đi, người đọc kỹ, soi kỹ như bạn là thật quý hiếm đấy. Thầy giáo Nhà văn Nguyễn Thế Quang người viết sách tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Du ngày 1 11 2020 đã viết bài ” Một số vấn đề tồn tại của văn bản Truyện Kiều” đã chỉ ra thực trạng “Những người quan tâm đến điều này trước đây đã tìm được câu trả lời trong Đại Nam chính biên liệt truyện do Quốc Sử quán Triều Nguyễn biên soạn, ở quyển 20 (truyện các quan mục XVII), phần Nguyễn Du ghi rõ: “Du trường ư thi, vưu thiện quốc âm, Thanh sứ hoàn dĩ Bắc hành thi tập cập Thúy Kiều hành thế” (Du rất giỏi về thơ và thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về có tập thơ Bắc hành và truyện Thúy Kiều ra đời).Rõ ràng đây là sự khẳng định của tổ chức quản lý nhà nước cao nhất của Nguyễn Du. Nhiều người tin vào điều đó. Thế nhưng từ năm 1943, học giả Đào Duy Anh bắt đầu đặt lại vấn đề Nguyễn Du viết Đoạn trường tân thanh vào lúc nào đăng trên tạp chí Tri Tân số 96, ngày 20/5/1943. Từ đó đến nay có nhiều người tìm các dấu hiệu từ văn bản Truyện Kiều nêu lên nhiều giả thuyết dự đoán Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều ở những thời điểm khác nhau mà ngày càng không thống nhất, càng rối thêm. HK thì tin rằng cụ Đào Duy Anh là rất cẩn trọng khoa học nhưng khối thông tin Nhà Nguyễn đang giải mã với sự thật lịch sử ngày một rõ hơn giúp chúng ta xác nhận rõ hơn các chứng cứ sự thật mà thời trước chưa thể sáng tỏ. Và, PGS TS Nguyễn Hữu Sơn, Viện Văn học cũng có bài viết “Tiếp nhận Truyện Kiều thời Đổi mới” khuyến khích một góc nhìn đa chiều, tiếp tục khai thác sâu hơn các chứng cứ sự thật http://tuyengiao.vn/…/tiep-nhan-truyen-kieu-thoi-doi…

Phan Lan Hoa đọc bài HÀNH LẠC TỪ NGUYỄN DU mà thấu hiểu cái cô đơn ngược lường của nữ sĩ. Bạn đừng buồn . Người đọc nhiều người biết lắng nghe và nhận biết. Mình dường như thấy rằng trong tứ thơ này Nguyễn Du có đối thoại với Ngô Thì Nhậm. Thời điểm này Ngô Thì Nhậm đã rời bỏ Nhà Tây Sơn để tu Phật. Mời bạn đọc bình luận của mình với Ngô Thì Nhậm ở góc nhìn Nguyễn Du niên biểu luận (dưới ý này) HÀNH LẠC TỪ Nguyễn DuTrên núi có hoa đào tươiđẹp như tấm lụa đỏ,sáng sớm còn đùa giỡn với màu xuân đẹp,chiều tối đã nằm giữa bùn lầy.Hoa đẹp không được trăm ngày,người sống lâu mấy ai trăm tuổi,chuyện đời lắm đổi thay,kiếp phù sinh nên cứ vui chơi.Trên tiệc có gái đẹp như hoa,trong vò có rượu quý như nổi sóng vàng,tiếng thúy quản, tiếng ngọc tiêu (tiếng kèn, tiếng sáo)khi mau khi chậm,được dịp hát to cứ hát to.Người không thấyông Vương Nhung cầm thẻ ngà,ngày nào cũng tính toán mà trong bụng vẫn thấy chưa đủ.Đài Tam công cũng đổ, cây mận ngon cũng chết,bạc vàng tiêu tan cho người khác hưởng.Lại không thấyông Phùng Đạo lúc về già phú quý xiếc bao,trải mấy triều vua không rời gối khanh tướng,thế mà miếng đỉnh chung rốt cuộc vẫn không,nghìn năm chỉ lưu lại bài Trường Lạc Tự.Phú quý trước mắt không khác gì phù vân,người nay chỉ biết cười người xưa,người chết mồ mả đã ngổn ngang,người sau vẫn bôn tẩu rộn ràng ? Xưa nay kẻ hiền người ngu cũng chỉ trơ lại một nấm đất,không ai vượt qua cửa ải sống chết,khuyên anh nên uống rượu rồi vui chơi,kìa trong cửa sổ phía tây, bóng mặt trời đã xế.Chú thích: Vương Nhung: một trong Trúc Lâm thất hiền đời Tấn, nhà giàu ruộng vườn khắp các châu, nhưng lại là tay biển lận, ngày nào cũng cầm bàn tính, thẻ ngà trong tay để tính toán, trong nhà có cây mận rất ngon, bán quả sợ người ta được giống, nền dùi nát hột đi rồi mới bán.Phùng Đạo, người đời Ngũ Đạo, tính chất phác văn chương hay, làm khanh tướng dưới bốn triều Đường, Tấn.. tự đặt hiệu là Trường Lạc lão có làm bài Trường Lão lạc tứ tự kể chuyện mình thờ bốn họ, sáu ông vua.Đọc bài thơ Hành Lạc Từ của Nguyễn Du chúng ta tìm lại được cái an vui thanh thản triết lý Á Đông của nhà nho ngày xưa.

Phan Lan Hoa đọc vụ án năm Canh Thìn 1780 và câu chuyệnNGÔ THÌ NHẬM DẤU CHÂN THỜI GIANHoàng KimNgô Thì Nhậm thời Tây Sơn là nhân vật lịch sử gây ra nhiều tranh luận, nhưng cho dù khen hay chê thì Ngô Thì Nhậm dấu chân thời gian vẫn bền vững là một mưu thần lỗi lạc và nhà ngoại giao xuất chúng của Nguyễn Huệ. Ngô Thì Nhậm có công lớn trong việc tổ chức cai trị Bắc Hà và ngoại giao thời Tây Sơn đã đánh lui và chế thắng nhà Thanh dòm ngó, chia rẽ, lợi dụng tranh đoạt nước Đại Việt lúc ấy. Ngô Thì Nhậm tự Hi Doãn, hiệu Ðạt Hiên, pháp danh Hải Lượng thiền sư, sinh ngày 25 tháng 10 năm 1746, nhằm ngày 11 tháng 9 năm Bính Dần, người làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội. Ngô Thì Nhậm sinh trưởng trong một gia đình đại trí thức ở chốn Bắc Hà, cha của ông là Ngô Thì Sĩ. Hai cha con của ông đều là quan đại thần gữ trọng trách lớn được tin dùng đặc biệt của chúa Trịnh Sâm và nhà Hậu Lê. Do sự tranh đoạt không đội trời chung giữa chúa Trịnh Sâm và thái tử Lê Duy Vĩ gây nên sự chia rẽ và nội loạn đặc biệt sâu sắc của triều đình Lê Trịnh mà sau vụ án Canh Tý 1780, Nguyễn Khắc Tuân, Nguyễn Phương Ðĩnh, Chu Xuân Hán bị khép án tử hình, Nguyễn Khản (anh Nguyễn Du) cũng bị khép trọng tội.Nghi án lớn nhất của Ngô Thì Nhậm liên quan trực tiếp đến vụ án năm Canh Tý 1780. Trịnh Tông là con trai trưởng của Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm âm mưu đảo chính diệt trừ phe Ðặng Thị Huệ và Quận Huy, lúc Trịnh Sâm bị bệnh nặng. Trịnh Tông biết rõ cha định phế trưởng lập thứ là Trịnh Cán con trai Ðặng Thị Huệ lên ngôi chúa nên đã liên kết với thầy học là Nguyễn Khản trấn thủ Sơn Tây, Nguyễn Khắc Tuân trấn thủ Kinh bắc, và một số quan lại khác tại triều như Nguyễn Phương Ðĩnh, Chu Xuân Hán… xuất tiền mua vũ khí, chiêu mộ binh mã, chờ Trịnh Sâm chết là khởi sự. Bất ngờ Trịnh Sâm khỏi bệnh và âm mưu bị bại lộ. Sâm đích thân đàn áp những người tham dự vào âm mưu đảo chính. Sau vụ đàn áp đẫm máu này, Ngô Thì Nhậm được thăng chức làm Công bộ Hữu thị lang.Vụ án năm Canh Tý 1780 khiến giới sĩ phu Bắc Hà cho rằng Ngô Thì Nhậm cùng Nguyễn Huy Bá tố cáo âm mưu đảo chính cho Trịnh Sâm biết, nhờ thế sau khi đàn áp, Sâm thưởng công cho Ngô Thì Nhậm bằng chức tước cao trọng. Sách ”Việt sử thông giám cương mục” của triều Nguyễn viết: “Ngô Thì Sĩ bị nhục nhã vì đứa con bất hiếu nên đã uống thuốc độc tự tử. Ngô Thì Nhậm “sát tứ phụ nhi thị lang” (giết bốn cha để được chức Thị lang). Bốn cha là chỉ Ngô Thì Sĩ tự tử và ba người bạn vong niên của cha là Nguyễn Khản, Nguyễn Phương Ðĩnh và Nguyễn Khắc Tuân bị giết.Sách “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” và “Ngô gia thế phả” của dòng họ Ngô Thì biên soạn thì Ngô Thì Nhậm hoàn toàn không liên can vào vụ án, Cha ông là Ngô Thì Sĩ không hề buồn phiền về ông mà trái lại rất tự hào về ông. Ngô Thì Nhậm sở dĩ được chúa Trịnh Sâm thăng chức chỉ vì Ngô Thì Nhậm bị Quận Huy ganh ghét, nên đã sàm tấu làm ông phải mắc oan tai tiếng với đời. Theo nghiên cứu và trích dẫn của Nguyễn Mộng Giác thì những tài liệu lịch sử khác, độc lập hơn, như “Hậu Lê Thời Sự Kỷ Lược”, “Lịch Triều Tạp Kỷ” tuy ghi nhận dư luận đương thời nhưng cũng không hề nói Ngô Thì Nhậm có liên quan tố cáo vụ đảo chính.

Cũng theo Nguyễn Mộng Giác thì có hay không, cho đến ngày nay tuy còn là một nghi vấn, nhưng việc xét công tội của Ngô Thì Nhậm thì không là vấn đề quan trọng nữa. Ngô Thì Nhậm tham dự vào trò chơi chính trị thì phải gánh lấy những hậu quả của các âm mưu tranh giành quyền bính. Oan hay ưng, không thành vấn đề. Sau loạn kiêu binh, ông đã phải trả giá cho trò chơi quyền bính này, phải trốn nấp suốt sáu năm trong nhục nhã, khổ cực.”Ngô Thì Nhậm từ quan quy ẩn về quê vợ Thái Bình cho đến năm 1778, đến lúc Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai giết Vũ Văn Nhậm và xuống chiếu tìm quan lại cũ của cựu triều Hậu Lê để giao trọng trách cai trị Bắc Hà. Ngô Thì Nhậm chấp nhận ra phò tá Nguyễn Huệ. Cựu thần nhà Lê phân hóa cao độ, kẻ theo vua Lê, kẻ theo Nguyễn Ánh, người theo Tây Sơn. Nguyễn Du không ra làm quan mà mười lăm năm lưu lạc và sau về làm “Nam Hải điếu đồ”.(Người câu cá ở biển Nam). Ngô Thì Nhậm lập công đầu cho nhà Tây Sơn trong việc cai trị Bắc Hà và ngoại giao với nhà Thanh. Vua Càn Long và Phúc Khang An có kế sách tinh vi, sâu sắc. Ngoại giao thời Tây Sơn với nhà Thanh được giải mã một phần qua các chuyên luận Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn và Nguyễn Du 255 năm nhìn lại của Hoàng Kim.Ngô Thì Nhậm cuối năm Mậu Thân 1788 khi 29 vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt, do mẹ vua Lê Chiêu Thống cầu viện, ông đã đề ra kế sách cho quân Tây Sơn phòng thủ Bắc Hà là bỏ thành Thăng Long lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn (Ninh Bình) để nuôi khí kiêu của địch, dụ địch vào sâu giúp Nguyễn Huệ ra quân thần tốc xuất kỳ bất ý dụng binh thiên tài làm nên chiến thắng xuân Kỷ Dậu năm 1790 của nhà Tây Sơn. Ngô Thì Nhậm sau chiến thắng vang dội này đã được vua Quang Trung giao cho trọng trách Binh bộ Thượng thư chủ trì các chính sách ngoại giao với nhà Thanh. Ông cũng là người đứng đầu một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa. Từ năm 1792, sau khi vua Quang Trung bị mất đột ngột, ông không còn được tin dùng nữa, đã cáo quan quay về nghiên cứu Phật học.Năm 1802 vua Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn. Năm 1803, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và một số sĩ phu Bắc Hà vốn ăn lộc nhà Lê nhưng theo triều Tây Sơn đã bị bắt điệu tới Văn Miếu nọc đánh bằng roi. Đặng Trần Thường là Binh bộ Bắc thành, sau là Binh bộ Thượng thư của triều Nguyễn, do có tư thù với Ngô Thì Nhậm nên đã cho người tẩm thuốc độc vào roi để đánh đòn. Đặng Trần Thường cũng ra một vế câu đối hiễm hóc và kiêu hãnh: “Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai”. Ngô Thì Nhậm khẳng khái đáp: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”.Vế ra của câu đối thật hiểm hóc vì có 5 chữ ai nói lên sự xuất chúng kiêu hãnh của bậc hào kiệt thành công và có chữ trần, tên đệm của Đặng Trần Thường. Vế đối của người trả lời cũng thật tài tình vì có 5 chữ thế, nói lên hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng thất thế vẫn hiên ngang khí tiết và có chữ thời, tên đệm của Ngô Thời Nhiệm. Lạ thay và hay thay thời biến từ Thì sang Thời.Ngô Thì Nhậm cũng đọc bốn câu thơ dự báo: “Ai tai Đặng Trần Thường – Chân như yến xử đường – Vi Ương cung cố sự – Diệc nhĩ thị thu trường”. (Thương thay Đặng Trần Thường, Tổ yến nhà xử đường, Vị Ương cung chuyện cũ, Tránh sao kiếp tai ương). Ngô Thì Nhậm khi về nhà bị hộc máu mà chết, Bia đá Văn Miếu từng vinh danh tiến sĩ tên ông năm Cảnh Hưng 36 (1775) cũng bị đục bỏ với tội danh bất trung, bất hiếu. Đặng Trần Thường sau cũng chết thảm vì triều Nguyền hành tội ông dám lưu danh công thần Viêm Quận Công Hoàng Ngũ Phúc danh tướng chúa Trịnh nhưng tử thù với nhà Nguyễn, triều Nguyễn đúng như tiên đoán tài tình của Ngô Thì Nhậm.Ngô Thì Nhậm dấu chân thời gian cũng như Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn và Nguyễn Du 255 năm nhìn lại, lưu giấu một chặng đường lịch sử và văn chương Việt.

Lê Quýnh và 23 trung thần thời Hậu Lê được Nguyễn Du và em trai trân trong lập đền thờ tại Trung Liệt Hà Nội ở 124 Thụy Khuê là một chỉ dấu địa lý quan trọng về nhận thức luận đối với Nguyễn Du. Tiến sĩ Phạm Quý Thích rõ dấu hiệu của người nghiên cứu, bàn luận Truyện Kiều đầu tiên. Đó là những chứng cứ lịch sử văn hóa “chứng minh đường vòng” cho nguồn gốc Truyện Kiều sách chữ Hán Nôm và quốc âm đều là của Nguyễn Du., Chất liệu sáng tác với tỷ lệ lớn là đất Việt, người Việt nhưng tỷ lệ ít hơn về bối cảnh và một ít nhân vật từ bên ngoài là không phủ nhận (phải mượn danh nghĩa đó để thuận tình lý và lập luận chặt chẽ, không bị trả thù).

Đề tựa bản Truyện Thúy Kiều của cụ Bùi Kỷ trong sách “Truyện Thúy Kiều” do Bùi Kỷ Trần Trọng Kim hiệu khảo là một chỉ dấu quan trọng thứ ba , về bình sinh hành trạng Nguyễn Du (chứng cứ quan trọng thứ 3 này là sau 2 văn bản chính thức của chính sử Nhà nước Nhà Nguyễn về 2 sách Nguyễn Du với Minh Mệnh tổng thuyết, do Quốc sử Quán Nhà Nguyễn biên soạn). Vì giá trị học thuật quan trọng của Bài tựa của cụ Bùi Kỷ mà HK chép nguyên văn để mọi người cùng đọc. Cụ Bùi Kỷ viết: Quyển truyện Thúy Kiều này là một quyển sách kiệt-tác làm bằng quốc-âm ta. Người trong nước từ kẻ ngu-phu ngu-phụ cho chí người có văn-học, ai cũng biết, ai cũng đọc, mà ai cũng chịu là hay. Một quyển sách có giá-trị như thế, mà chỉ hiềm vì các bản in ra, có nhiều bản không giống nhau, rồi có người lại tự ý mình đem chữa đi, chữa lại, thành ra càng ngày càng sai-lầm nhiều thêm ra. Mới đây những bản in bằng quốc-ngữ, tuy có dễ đọc và dễ xem hơn trước, nhưng chưa thấy có bản in nào thật chính đáng, những điều sai lầm vẫn còn như các bản chữ Nôm cũ, mà chữ Quốc ngữ viết lại không được đúng, và những lời giải-thích cũng không kỹ càng lắm. Chúng tôi thấy vậy, mới nhặt nhạnh các bản cũ, rồi so sánh với các bản mới để hiệu chính lại cho gần được nguyên văn. Chúng tôi lại hết sức tìm tòi đủ các điển tích mà giải thích cho rõ ràng, để ai xem cũng hiểu, không phải ngờ điều gì nữa.Hiện nay tập nguyên văn của tác giả làm ra thì không tìm thấy nữa, chỉ có hai bản khác nhau ít nhiều, là bản Phường, in ở phố hàng Gai, Hà Nội, và bản Kinh của vua Dực Tông bản Triều đã chữa lại.Bản Phường là bản của ông Phạm Quí Thích đem khắc in ra trước hết cả. Ông hiệu là Lập Trai, người làng Huê Đường (nay đổi là làng Lương Đường) phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đỗ tiến sĩ về cuối đời Lê, cùng với tác-giả là bạn đồng thanh đồng khí, cho nên khi quyển truyện này làm xong thì tác giả đưa cho ông xem. Chắc cũng có sửa-đổi lại một vài câu, nhưng xem lời văn thì chỗ nào cũng một giọng cả. Vậy nên chúng tôi thiết tưởng rằng lấy bản Phường làm cốt, thì có lẽ không sai lầm là mấy. Còn những chỗ mà bản Kinh đổi khác đi, hoặc những câu mà về sau người ta sửa lại, thì chúng tôi phụ lục cả ở dưới, để độc giả có thể xem mà cân nhắc hơn kém. Lại có một vài chữ người ta muốn đổi đi, nhưng không đúng với các bản Nôm cũ, thì chúng tôi cũng thích xuống dưới, chứ không tự tiện mà đổi nguyên-văn đi. Chủ-ý của chúng tôi là muốn giữ cho đúng như các bản cũ, chứ không muốn làm cho hay hơn.Truyện Thúy Kiều này nguyên lúc đầu tác giả nhan đề là “ĐOẠN-TRƯỜNG TÂN-THANH” 斷腸新聲. Sau nghe đâu ông Phạm Quí Thích đổi lại là “KIM VÂN KIỀU TÂN-TRUYỆN “金雲翹新傳. Nhưng vì trong truyện chỉ có Thúy Kiều là vai chính, còn Kim Trọng và Thúy Vân là vai phụ cả. Nếu đề như vậy, thì e không hợp lẽ. Vả chăng tục thường gọi là Truyện Kiều, thì chi bằng ta cứ theo thói thường mà nhan đề là Truyện Thúy Kiều, rồi ở dưới đề thêm tên cũ ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH”, gọi là để tỏ cái ý tồn cổ. Song đấy là nói về phần hình-thức ở bề ngoài, còn về phần tinh thần văn chương trong truyện Thúy Kiều, thì sau này chúng tôi sẽ đem ý kiến riêng mà bày tỏ ra đây, họa may có bổ ích được điều gì chăng. Vậy trước hết xin lược thuật cái tiểu sử của tác giả để độc giả hiểu rõ tác giả là người thế nào.

Tác-giả húy là Du 攸, tự là Tố-Như 素如, hiệu là Thanh-Hiên 清軒, biệt hiệu là Hồng-Sơn Liệp-hộ 鴻山獵戶, quán tại làng Tiên-Điền, huyện Nghi-Xuân, tỉnh Hà-Tĩnh, con thứ bảy ông Hoàng-giáp Xuân-Quận-công Nguyễn Nghiễm, làm thủ-tướng Lê-triều. Bác ruột là ông Nguyễn Huệ cùng anh là ông Nguyễn Khản đều đỗ tiến-sĩ, làm quan đồng thời. Ông Nguyễn Khản làm đến Lại-bộ Thượng-thư, sung chức Tham-tụng. Còn người anh thứ hai là Điều-nhạc-hầu, húy là Điều, làm Trấn-thủ Sơn-Tây. Cả nhà, cha con, chú bác, anh em, đều là người khoa-giáp, làm quan to đời nhà Lê. Tố-Như tiên-sinh là con bà trắc-thất, người huyện Đông-Ngạn, tỉnh Bắc-Ninh, tên là Thấn 殯. Bà sinh được bốn người con trai tên là Trụ 伷, Nệ 儞, Du 攸 (tức là tiên-sinh) và Ức 億. Tiên-sinh sinh vào ngày nào, thì nay ta không rõ, chỉ biết vào năm ất-dậu là năm Cảnh-Hưng thứ 26 (1765), nghĩa là vào đời Lê-mạt.Xem gia-thế nhà tiên sinh, thì tiên sinh là dòng dõi một nhà thế phiệt trâm anh đệ nhất trong nước lúc bấy giờ. Không rõ tiên sinh thụ nghiệp ai, có lẽ là học tập phụ huynh trong nhà. Tiên sinh thuở còn trẻ thiên tư dĩnh ngộ, năm 19 tuổi đã đỗ ba trường, tức là đỗ tú tài. Tiên sinh là người có khí tiết, gặp khi trong nước có biến, nhà Nguyễn Tây Sơn dấy lên, nhà Lê bại vong, tiên sinh đã nhiều phen lo toan sự khôi phục, nhưng vì sự không thành, bỏ về quê ở, lấy sự chơi bời săn bắn làm vui thú. Trong vùng chín mươi chín ngọn núi Hồng Lĩnh không có chỗ nào là chỗ tiên sinh không đi đến. Phải thời quốc phá gia vong, tiên-sinh đã toan bỏ việc đời ra ngoài tai, đem cái thân thế mà vui với non sông. Ấy là cái chí của tiên sinh đã định như thế, nhưng đến khi vua Thế Tổ Cao Hoàng bản Triều đã thống-nhất được giang sơn, có ý muốn thu phục lòng người miền Bắc, xuống chiếu trưng triệu những nhà dòng dõi cựu thần nhà Lê ra lục dụng. Tiên sinh phải triệu ra làm quan, hai ba lần từ chối không được. Năm Gia Long nguyên-niên (1802), tiên sinh phải ra làm tri huyện huyện Phù Dực, (nay thuộc tỉnh Thái-Bình). Được ít lâu bổ đi Tri phủ Thường Tín. Sau tiên-sinh cáo bệnh xin về. Đến năm Gia Long thứ năm (1806) lại phải triệu vào Kinh thụ chức Đông các học sĩ. Năm thứ tám (1809) bổ ra làm Cai Bạ (tức là Bố chính) Quảng-Bình. Năm thứ 12 (1813) thăng lên làm Cần chính điện học sĩ, sung chức chánh sứ sang cống Tàu. Đến khi về, được thăng Lễ bộ Hữu tham tri. Năm Minh Mệnh nguyên niên (1820) lại có chỉ sai tiên sinh đi sứ Tàu lần nữa, nhưng chưa kịp đi thì phải bệnh mất. (HK hết trích dẫn). Những dẫn liệu NGUYỄN DU NIÊN BIỂU LUẬN là căn cứ trên 3 tài liệu chính này với sự phối kiểm thông tin ở 13 TƯ LIỆU QUÝ. Lối viết “kể chuyện lịch sử của HK là học theo cách viết của Lê Quý Đôn tinh hoa, khi ông đúc kết để viết các sách của ông như Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”) Kiến văn tiểu lục (12 quyển), Phủ biên tạp lục, Vân đài loại ngữ (gồm 9 quyển), Toàn Việt thi lục, Quế Đường thi tập, (gồm 4 quyển) là đều dựa chắc vào chính sử, Có những điều còn mơ hồ thì ông lưu vào giai thoại để tiếp tục truy tìm. Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ đều là những danh nhân văn hóa của “Ví Dặm Hát Nói Nghệ Tĩnh” mà Phan Lan Hoa dồi dào thông tin nên đủ tin cậy cho lập luận và chất vấn đó, nên mình sẽ đọc kỹ từng mục và trao đổi với bạn sau, để cùng học hỏi.


Kim Hoàng NGUYỄN DU NIÊN BIỂU LUẬN Đối với Nguyễn Du cũng “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu và bàn luận” . Chúng ta đồng tình với cách nói của thượng tướng Trần Văn Trà khi ông đề xuất nghiên cứu đánh giá về đại tướng Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Và chúng ta thiết nghĩ cũng phải làm như vậy đối với Nguyễn Du đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới,

Nữ sĩ
Phan Lan Hoa tác giả chuyên luận ví dặm đò đưa

 

 

 

 

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 3 THÁNG 11
Hoàng Kim
CNM365Chùa Một Cột Hà Nội; Ta về trời đất Hồng Lam; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Đến với Tây Nguyên mới; Ngày 3 tháng 11 năm 1054, Thái tử Lý Nhật Tôn lên ngôi, hiệu là Lý Thánh Tông, Hoàng đế thứ 3 Nhà Lý, Việt Nam. Ông nổi tiếng là một minh quân đức độ, tận tụy công việc, thương dân như con, đối xử tốt với tù nhân. Công lao của ông là đặt quốc hiệu Đại Việt, xây dựng Văn Miếu, phá Tống (1060), bình Chiêm (1069), lấy được ba châu của Chiêm Thành. Ngày 3 tháng 11 năm 1054, ngày mất Lý Thái Tông, Hoàng đế thứ 2 Nhà Lý, Việt Nam (sinh năm 1000). Ông là vị hoàng đế tài giỏi, nhân hậu, thời đại thịnh vượng của Nhà Lý trao truyền cho đời sau. Ngày 3 tháng 11 năm 1967, bắt đầu Trận Đắk Tô tại Kon Tum trong Chiến tranh Việt Nam; Bài viết chọn lọc ngày 3 tháng 11: Chùa Một Cột Hà Nội; Ta về trời đất Hồng Lam; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Đến với Tây Nguyên mới; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-11/

CHÙA MỘT CỘT HÀ NỘI
Hoàng Kim

Chuông chùa tiếng vọng thời gian
Trăng rằm cổ tích chứa chan nghĩa tình
Thung dung tìm đến an lành
Gương trời hồn Việt tinh anh giống nòi.

Đường trần bước tới thảnh thơi
Về nơi tịch lặng nghe hơi thở thiền
Cúi đầu trước đấng thiêng liêng
Ngàn năm tích cũ hóa duyên cầu Người

An nhiên minh triết giữa đời
Bình yên cao quý mọi thời nước non
Ân tình tiếng mẹ ru con
Giấc mơ hạnh phúc lòng son đá vàng.

Chuông chùa tiếng vọng thời gian
Trăng rằm cổ tích chứa chan nghĩa tình …

Video yêu thích
Chùa Một Cột Hà Nội, Việt Nam
Vietnam Travel TV xuất bản 19 thg 4, 2015

Khám phá Hà Nội | Chùa Một Cột. Khi nói tới Hà Nội, nhiều người nghĩ tới Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn với cây cầu Thê Húc, hồ Tây lộng gió, hay Văn Miếu Quốc Tử Giám với truyền thống hiếu học. Song chùa Một Cột mới là biểu tượng được nhiều người nhắc đến mỗi khi hình dung về Hà Nội.Chùa Một Cột trở thành biểu tượng từ nhiều chất liệu khác nhau từ tranh vẽ trên giấy, trạm khắc tranh đồng đến những đồ lưu niệm bằng gỗ, đá, tranh thêu …và đặc biệt hơn là trở thành một biểu tượng trong đồng tiền xu Việt Nam. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá trong hồ nước được coi là biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Một ngôi chùa tưởng như rất nhỏ bé mong manh, có lẽ cả thế giới chỉ Việt Nam mới có ngôi chùa kiến trúc siêu nhỏ như vậy nhưng giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn, lại trường tồn cùng dân tộc. Một ngôi chùa giữa hồ nước chỉ đủ chỗ cho mấy bát hương, một pho tượng, không tường hào, không tháp chuông, không cổng tam quan nhưng vẫn uy nghiêm trong tâm linh dân tộc, là hình ảnh đặc trưng của thủ đô, vững vàng trong dòng thời gian bất tận. Bộ phim ” Chùa Một Cột, biểu tượng của thủ đô” giúp chúng ta hiểu rõ hơn.
 

Ký ức Hà Nội  

 

 

 

 

NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN
Hoàng Kim

Qua Non Nước Ninh Bình
Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi
Người hiền in bóng núi
Hoàng Long sông giữa lòng:

“Cửa biển có non tiên
Năm xưa thường lại qua
Hoa sen nổi trên nước
Cảnh tiên rơi cõi trần


Bóng tháp xanh trâm ngọc
Tóc mây biếc nước lồng
Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo
Bia cổ hoa rêu phong”


Dục Thuý sơn
Nguyễn Trãi

Hải khẩu hữu tiên san,
Niên tiền lũ vãng hoàn.
Liên hoa phù thuỷ thượng,
Tiên cảnh truỵ nhân gian.


Tháp ảnh, trâm thanh ngọc,
Ba quang kính thuý hoàn.
Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*),
Bi khắc tiển hoa ban.

(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!”

Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”.

(**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều

浴翠山

海口有仙山,
年前屢往還。
蓮花浮水上,
仙景墜塵間。
塔影針青玉,
波光鏡翠鬟。
有懷張少保,
碑刻蘚花斑。

 

 

 

 

 

 


(***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này
http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html .

CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ
Lương Hữu Khánh


Một hòm kinh sử, níp kim cương.
Người, tớ cùng qua một chuyến dương.
Đám hội đàn chay người đủng đỉnh.
Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang.
Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ.
Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng.
Một chốc lên bờ đà tiễn biệt.
Người thì lên Phật, tớ nên sang.

Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài.

Hoàng Kim
(Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn , bài đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên,
Lương Hữu Khánh, sau này đã có nhiều chỉnh lý) — cùng với
Nguyễn Tử Siêm.

 

 

 

 

 

Nguyễn Du trăng huyền thoại
NGUYỄN DU NIÊN BIỂU LUẬN
Hoàng Kim

chuyện với
Phan Lan Hoa. Tôi đánh giá cao chuyên luận này và sẽ thảo luận chi tiết từng mục và từng ảnh một với sự tâm đắc khách quan, trường kỳ, hệ thống, toàn diện, soi tỏ sự thật. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, minh sư hiền tài lỗi lạc, vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du với chứng cứ sách “Bắc hành” và “Truyện Thúy Kiều” ghi trong chính sử Đại Nam chính biên liệt truyện mục Nguyễn Du Quyển 20, tập 2, trang 400/716 trang, với bằng chứng thứ hai là ngự phê Minh Mệnh tổng thuyết năm 1830, đủ bằng cớ không thể chối cãi ông là tác giả HAI SÁCH NGOẠI GIAO LỊCH SỬ VĂN HÓA NÀY. Nguyễn Du trăng huyền thoại Đi săn ở núi Hồng Thời Hồng Sơn Liệp Hộ ẩn ngữ giữa đời thường là một phần trong chuyên khảo đó. Linh Nhạc Phật Ý thiền sư tại Tổ Đình ngôi chùa cổ ở Thủ Đức, người đã cứu thoát Nguyễn Vương trong giấc mơ lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại”. Cụ đã khuyên tôi phải dành thời gian soát xét rất rất kỹ lập hồ sơ “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế, trước khi đi sâu tìm hiểu và bàn luận bất cứ điều gì về Nguyễn Du. Theo lý giải của Cụ, là có lần tìm theo đúng dấu vết hàng năm của Nguyễn Du, theo đúng thời thế đã xảy ra và chi phối những sự kiện trọng yếu ấy, thì mới có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về bình sinh và hành trạng Nguyễn Du. Khi xác minh được những sự kiện chính tại đàng Trong, đàng Ngoài và các nước liên quan trong mối quan hệ của gia tộc Nguyễn Du với phép quy chiếu lấy chính ông làm trung tâm thì thông tin ấy sẽ thực sự có ích để bổ sung các dẫn liệu về lịch sử, văn hóa, con người cho bối cảnh hình thành kiệt tác Truyện Kiều, giúp thấu hiểu ẩn ngữ “300 năm nữa chốc mòng biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như”. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-11;

Mục từ NGUYỄN DU trong Bách Khoa Thư Việt Nam (BKTVN) ngày nay do Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam và Hội đồng biên tập BKTVN chủ trì biên soạn. Wikipedia Tiếng Việt là Từ Điển Bách Khoa Mở cũng đều chủ trương có 3-5 câu Tổng thuyết ngắn về nhân vật lịch sử cần viết, để sáng tỏ sự đánh giá tiếp theo và không làm mất thì giờ theo dõi của bạn đọc.. Giáo sư Nguyễn Tử Siêm là Trưởng ban BKTVN tập 9 Nông nghiệp và Thủy lợi hẳn đồng tình với cách nghĩ như vậy chứ ạ. Bởi nghiên cứu văn chương thì phương pháp tiếp cận cũng là phương pháp nghiên cứu khoa học. Mình đồng tình với o Phan Lan Hoa là “Chỉ khi đúc kết rồi viết cảm tưởng sau chưa muộn ạ” nhưng phải nêu trước 2-3 câu này để tránh hiểu lầm cho tác giả bài viết là tuyệt nhiên không tranh cãi với ai cả, mà chỉ quan tâm soi thấu sự thật lịch sử mà thôi.

Phan Lan Hoa bạn tiếp tục viết đi, người đọc kỹ, soi kỹ như bạn là thật quý hiếm đấy. Thầy giáo Nhà văn Nguyễn Thế Quang người viết sách tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Du ngày 1 11 2020 đã viết bài ” Một số vấn đề tồn tại của văn bản Truyện Kiều” đã chỉ ra thực trạng “Những người quan tâm đến điều này trước đây đã tìm được câu trả lời trong Đại Nam chính biên liệt truyện do Quốc Sử quán Triều Nguyễn biên soạn, ở quyển 20 (truyện các quan mục XVII), phần Nguyễn Du ghi rõ: “Du trường ư thi, vưu thiện quốc âm, Thanh sứ hoàn dĩ Bắc hành thi tập cập Thúy Kiều hành thế” (Du rất giỏi về thơ và thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về có tập thơ Bắc hành và truyện Thúy Kiều ra đời).Rõ ràng đây là sự khẳng định của tổ chức quản lý nhà nước cao nhất của Nguyễn Du. Nhiều người tin vào điều đó. Thế nhưng từ năm 1943, học giả Đào Duy Anh bắt đầu đặt lại vấn đề Nguyễn Du viết Đoạn trường tân thanh vào lúc nào đăng trên tạp chí Tri Tân số 96, ngày 20/5/1943. Từ đó đến nay có nhiều người tìm các dấu hiệu từ văn bản Truyện Kiều nêu lên nhiều giả thuyết dự đoán Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều ở những thời điểm khác nhau mà ngày càng không thống nhất, càng rối thêm. HK thì tin rằng cụ Đào Duy Anh là rất cẩn trọng khoa học nhưng khối thông tin Nhà Nguyễn đang giải mã với sự thật lịch sử ngày một rõ hơn giúp chúng ta xác nhận rõ hơn các chứng cứ sự thật mà thời trước chưa thể sáng tỏ. Và, PGS TS Nguyễn Hữu Sơn, Viện Văn học cũng có bài viết “Tiếp nhận Truyện Kiều thời Đổi mới” khuyến khích một góc nhìn đa chiều, tiếp tục khai thác sâu hơn các chứng cứ sự thật http://tuyengiao.vn/…/tiep-nhan-truyen-kieu-thoi-doi…

Phan Lan Hoa đọc bài HÀNH LẠC TỪ NGUYỄN DU mà thấu hiểu cái cô đơn ngược lường của nữ sĩ. Bạn đừng buồn . Người đọc nhiều người biết lắng nghe và nhận biết. Mình dường như thấy rằng trong tứ thơ này Nguyễn Du có đối thoại với Ngô Thì Nhậm. Thời điểm này Ngô Thì Nhậm đã rời bỏ Nhà Tây Sơn để tu Phật. Mời bạn đọc bình luận của mình với Ngô Thì Nhậm ở góc nhìn Nguyễn Du niên biểu luận (dưới ý này) HÀNH LẠC TỪ Nguyễn DuTrên núi có hoa đào tươiđẹp như tấm lụa đỏ,sáng sớm còn đùa giỡn với màu xuân đẹp,chiều tối đã nằm giữa bùn lầy.Hoa đẹp không được trăm ngày,người sống lâu mấy ai trăm tuổi,chuyện đời lắm đổi thay,kiếp phù sinh nên cứ vui chơi.Trên tiệc có gái đẹp như hoa,trong vò có rượu quý như nổi sóng vàng,tiếng thúy quản, tiếng ngọc tiêu (tiếng kèn, tiếng sáo)khi mau khi chậm,được dịp hát to cứ hát to.Người không thấyông Vương Nhung cầm thẻ ngà,ngày nào cũng tính toán mà trong bụng vẫn thấy chưa đủ.Đài Tam công cũng đổ, cây mận ngon cũng chết,bạc vàng tiêu tan cho người khác hưởng.Lại không thấyông Phùng Đạo lúc về già phú quý xiếc bao,trải mấy triều vua không rời gối khanh tướng,thế mà miếng đỉnh chung rốt cuộc vẫn không,nghìn năm chỉ lưu lại bài Trường Lạc Tự.Phú quý trước mắt không khác gì phù vân,người nay chỉ biết cười người xưa,người chết mồ mả đã ngổn ngang,người sau vẫn bôn tẩu rộn ràng ? Xưa nay kẻ hiền người ngu cũng chỉ trơ lại một nấm đất,không ai vượt qua cửa ải sống chết,khuyên anh nên uống rượu rồi vui chơi,kìa trong cửa sổ phía tây, bóng mặt trời đã xế.Chú thích: Vương Nhung: một trong Trúc Lâm thất hiền đời Tấn, nhà giàu ruộng vườn khắp các châu, nhưng lại là tay biển lận, ngày nào cũng cầm bàn tính, thẻ ngà trong tay để tính toán, trong nhà có cây mận rất ngon, bán quả sợ người ta được giống, nền dùi nát hột đi rồi mới bán.Phùng Đạo, người đời Ngũ Đạo, tính chất phác văn chương hay, làm khanh tướng dưới bốn triều Đường, Tấn.. tự đặt hiệu là Trường Lạc lão có làm bài Trường Lão lạc tứ tự kể chuyện mình thờ bốn họ, sáu ông vua.Đọc bài thơ Hành Lạc Từ của Nguyễn Du chúng ta tìm lại được cái an vui thanh thản triết lý Á Đông của nhà nho ngày xưa.

Phan Lan Hoa đọc vụ án năm Canh Thìn 1780 và câu chuyệnNGÔ THÌ NHẬM DẤU CHÂN THỜI GIANHoàng KimNgô Thì Nhậm thời Tây Sơn là nhân vật lịch sử gây ra nhiều tranh luận, nhưng cho dù khen hay chê thì Ngô Thì Nhậm dấu chân thời gian vẫn bền vững là một mưu thần lỗi lạc và nhà ngoại giao xuất chúng của Nguyễn Huệ. Ngô Thì Nhậm có công lớn trong việc tổ chức cai trị Bắc Hà và ngoại giao thời Tây Sơn đã đánh lui và chế thắng nhà Thanh dòm ngó, chia rẽ, lợi dụng tranh đoạt nước Đại Việt lúc ấy. Ngô Thì Nhậm tự Hi Doãn, hiệu Ðạt Hiên, pháp danh Hải Lượng thiền sư, sinh ngày 25 tháng 10 năm 1746, nhằm ngày 11 tháng 9 năm Bính Dần, người làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội. Ngô Thì Nhậm sinh trưởng trong một gia đình đại trí thức ở chốn Bắc Hà, cha của ông là Ngô Thì Sĩ. Hai cha con của ông đều là quan đại thần gữ trọng trách lớn được tin dùng đặc biệt của chúa Trịnh Sâm và nhà Hậu Lê. Do sự tranh đoạt không đội trời chung giữa chúa Trịnh Sâm và thái tử Lê Duy Vĩ gây nên sự chia rẽ và nội loạn đặc biệt sâu sắc của triều đình Lê Trịnh mà sau vụ án Canh Tý 1780, Nguyễn Khắc Tuân, Nguyễn Phương Ðĩnh, Chu Xuân Hán bị khép án tử hình, Nguyễn Khản (anh Nguyễn Du) cũng bị khép trọng tội.Nghi án lớn nhất của Ngô Thì Nhậm liên quan trực tiếp đến vụ án năm Canh Tý 1780. Trịnh Tông là con trai trưởng của Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm âm mưu đảo chính diệt trừ phe Ðặng Thị Huệ và Quận Huy, lúc Trịnh Sâm bị bệnh nặng. Trịnh Tông biết rõ cha định phế trưởng lập thứ là Trịnh Cán con trai Ðặng Thị Huệ lên ngôi chúa nên đã liên kết với thầy học là Nguyễn Khản trấn thủ Sơn Tây, Nguyễn Khắc Tuân trấn thủ Kinh bắc, và một số quan lại khác tại triều như Nguyễn Phương Ðĩnh, Chu Xuân Hán… xuất tiền mua vũ khí, chiêu mộ binh mã, chờ Trịnh Sâm chết là khởi sự. Bất ngờ Trịnh Sâm khỏi bệnh và âm mưu bị bại lộ. Sâm đích thân đàn áp những người tham dự vào âm mưu đảo chính. Sau vụ đàn áp đẫm máu này, Ngô Thì Nhậm được thăng chức làm Công bộ Hữu thị lang.Vụ án năm Canh Tý 1780 khiến giới sĩ phu Bắc Hà cho rằng Ngô Thì Nhậm cùng Nguyễn Huy Bá tố cáo âm mưu đảo chính cho Trịnh Sâm biết, nhờ thế sau khi đàn áp, Sâm thưởng công cho Ngô Thì Nhậm bằng chức tước cao trọng. Sách ”Việt sử thông giám cương mục” của triều Nguyễn viết: “Ngô Thì Sĩ bị nhục nhã vì đứa con bất hiếu nên đã uống thuốc độc tự tử. Ngô Thì Nhậm “sát tứ phụ nhi thị lang” (giết bốn cha để được chức Thị lang). Bốn cha là chỉ Ngô Thì Sĩ tự tử và ba người bạn vong niên của cha là Nguyễn Khản, Nguyễn Phương Ðĩnh và Nguyễn Khắc Tuân bị giết.Sách “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” và “Ngô gia thế phả” của dòng họ Ngô Thì biên soạn thì Ngô Thì Nhậm hoàn toàn không liên can vào vụ án, Cha ông là Ngô Thì Sĩ không hề buồn phiền về ông mà trái lại rất tự hào về ông. Ngô Thì Nhậm sở dĩ được chúa Trịnh Sâm thăng chức chỉ vì Ngô Thì Nhậm bị Quận Huy ganh ghét, nên đã sàm tấu làm ông phải mắc oan tai tiếng với đời. Theo nghiên cứu và trích dẫn của Nguyễn Mộng Giác thì những tài liệu lịch sử khác, độc lập hơn, như “Hậu Lê Thời Sự Kỷ Lược”, “Lịch Triều Tạp Kỷ” tuy ghi nhận dư luận đương thời nhưng cũng không hề nói Ngô Thì Nhậm có liên quan tố cáo vụ đảo chính.

Cũng theo Nguyễn Mộng Giác thì có hay không, cho đến ngày nay tuy còn là một nghi vấn, nhưng việc xét công tội của Ngô Thì Nhậm thì không là vấn đề quan trọng nữa. Ngô Thì Nhậm tham dự vào trò chơi chính trị thì phải gánh lấy những hậu quả của các âm mưu tranh giành quyền bính. Oan hay ưng, không thành vấn đề. Sau loạn kiêu binh, ông đã phải trả giá cho trò chơi quyền bính này, phải trốn nấp suốt sáu năm trong nhục nhã, khổ cực.”Ngô Thì Nhậm từ quan quy ẩn về quê vợ Thái Bình cho đến năm 1778, đến lúc Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai giết Vũ Văn Nhậm và xuống chiếu tìm quan lại cũ của cựu triều Hậu Lê để giao trọng trách cai trị Bắc Hà. Ngô Thì Nhậm chấp nhận ra phò tá Nguyễn Huệ. Cựu thần nhà Lê phân hóa cao độ, kẻ theo vua Lê, kẻ theo Nguyễn Ánh, người theo Tây Sơn. Nguyễn Du không ra làm quan mà mười lăm năm lưu lạc và sau về làm “Nam Hải điếu đồ”.(Người câu cá ở biển Nam). Ngô Thì Nhậm lập công đầu cho nhà Tây Sơn trong việc cai trị Bắc Hà và ngoại giao với nhà Thanh. Vua Càn Long và Phúc Khang An có kế sách tinh vi, sâu sắc. Ngoại giao thời Tây Sơn với nhà Thanh được giải mã một phần qua các chuyên luận Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn và Nguyễn Du 255 năm nhìn lại của Hoàng Kim.Ngô Thì Nhậm cuối năm Mậu Thân 1788 khi 29 vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt, do mẹ vua Lê Chiêu Thống cầu viện, ông đã đề ra kế sách cho quân Tây Sơn phòng thủ Bắc Hà là bỏ thành Thăng Long lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn (Ninh Bình) để nuôi khí kiêu của địch, dụ địch vào sâu giúp Nguyễn Huệ ra quân thần tốc xuất kỳ bất ý dụng binh thiên tài làm nên chiến thắng xuân Kỷ Dậu năm 1790 của nhà Tây Sơn. Ngô Thì Nhậm sau chiến thắng vang dội này đã được vua Quang Trung giao cho trọng trách Binh bộ Thượng thư chủ trì các chính sách ngoại giao với nhà Thanh. Ông cũng là người đứng đầu một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa. Từ năm 1792, sau khi vua Quang Trung bị mất đột ngột, ông không còn được tin dùng nữa, đã cáo quan quay về nghiên cứu Phật học.Năm 1802 vua Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn. Năm 1803, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và một số sĩ phu Bắc Hà vốn ăn lộc nhà Lê nhưng theo triều Tây Sơn đã bị bắt điệu tới Văn Miếu nọc đánh bằng roi. Đặng Trần Thường là Binh bộ Bắc thành, sau là Binh bộ Thượng thư của triều Nguyễn, do có tư thù với Ngô Thì Nhậm nên đã cho người tẩm thuốc độc vào roi để đánh đòn. Đặng Trần Thường cũng ra một vế câu đối hiễm hóc và kiêu hãnh: “Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai”. Ngô Thì Nhậm khẳng khái đáp: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”.Vế ra của câu đối thật hiểm hóc vì có 5 chữ ai nói lên sự xuất chúng kiêu hãnh của bậc hào kiệt thành công và có chữ trần, tên đệm của Đặng Trần Thường. Vế đối của người trả lời cũng thật tài tình vì có 5 chữ thế, nói lên hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng thất thế vẫn hiên ngang khí tiết và có chữ thời, tên đệm của Ngô Thời Nhiệm. Lạ thay và hay thay thời biến từ Thì sang Thời.Ngô Thì Nhậm cũng đọc bốn câu thơ dự báo: “Ai tai Đặng Trần Thường – Chân như yến xử đường – Vi Ương cung cố sự – Diệc nhĩ thị thu trường”. (Thương thay Đặng Trần Thường, Tổ yến nhà xử đường, Vị Ương cung chuyện cũ, Tránh sao kiếp tai ương). Ngô Thì Nhậm khi về nhà bị hộc máu mà chết, Bia đá Văn Miếu từng vinh danh tiến sĩ tên ông năm Cảnh Hưng 36 (1775) cũng bị đục bỏ với tội danh bất trung, bất hiếu. Đặng Trần Thường sau cũng chết thảm vì triều Nguyền hành tội ông dám lưu danh công thần Viêm Quận Công Hoàng Ngũ Phúc danh tướng chúa Trịnh nhưng tử thù với nhà Nguyễn, triều Nguyễn đúng như tiên đoán tài tình của Ngô Thì Nhậm.Ngô Thì Nhậm dấu chân thời gian cũng như Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn và Nguyễn Du 255 năm nhìn lại, lưu giấu một chặng đường lịch sử và văn chương Việt.

Lê Quýnh và 23 trung thần thời Hậu Lê được Nguyễn Du và em trai trân trong lập đền thờ tại Trung Liệt Hà Nội ở 124 Thụy Khuê là một chỉ dấu địa lý quan trọng về nhận thức luận đối với Nguyễn Du. Tiến sĩ Phạm Quý Thích rõ dấu hiệu của người nghiên cứu, bàn luận Truyện Kiều đầu tiên. Đó là những chứng cứ lịch sử văn hóa “chứng minh đường vòng” cho nguồn gốc Truyện Kiều sách chữ Hán Nôm và quốc âm đều là của Nguyễn Du., Chất liệu sáng tác với tỷ lệ lớn là đất Việt, người Việt nhưng tỷ lệ ít hơn về bối cảnh và một ít nhân vật từ bên ngoài là không phủ nhận (phải mượn danh nghĩa đó để thuận tình lý và lập luận chặt chẽ, không bị trả thù).

Đề tựa bản Truyện Thúy Kiều của cụ Bùi Kỷ trong sách “Truyện Thúy Kiều” do Bùi Kỷ Trần Trọng Kim hiệu khảo là một chỉ dấu quan trọng thứ ba , về bình sinh hành trạng Nguyễn Du (chứng cứ quan trọng thứ 3 này là sau 2 văn bản chính thức của chính sử Nhà nước Nhà Nguyễn về 2 sách Nguyễn Du với Minh Mệnh tổng thuyết, do Quốc sử Quán Nhà Nguyễn biên soạn). Vì giá trị học thuật quan trọng của Bài tựa của cụ Bùi Kỷ mà HK chép nguyên văn để mọi người cùng đọc. Cụ Bùi Kỷ viết: Quyển truyện Thúy Kiều này là một quyển sách kiệt-tác làm bằng quốc-âm ta. Người trong nước từ kẻ ngu-phu ngu-phụ cho chí người có văn-học, ai cũng biết, ai cũng đọc, mà ai cũng chịu là hay. Một quyển sách có giá-trị như thế, mà chỉ hiềm vì các bản in ra, có nhiều bản không giống nhau, rồi có người lại tự ý mình đem chữa đi, chữa lại, thành ra càng ngày càng sai-lầm nhiều thêm ra. Mới đây những bản in bằng quốc-ngữ, tuy có dễ đọc và dễ xem hơn trước, nhưng chưa thấy có bản in nào thật chính đáng, những điều sai lầm vẫn còn như các bản chữ Nôm cũ, mà chữ Quốc ngữ viết lại không được đúng, và những lời giải-thích cũng không kỹ càng lắm. Chúng tôi thấy vậy, mới nhặt nhạnh các bản cũ, rồi so sánh với các bản mới để hiệu chính lại cho gần được nguyên văn. Chúng tôi lại hết sức tìm tòi đủ các điển tích mà giải thích cho rõ ràng, để ai xem cũng hiểu, không phải ngờ điều gì nữa.Hiện nay tập nguyên văn của tác giả làm ra thì không tìm thấy nữa, chỉ có hai bản khác nhau ít nhiều, là bản Phường, in ở phố hàng Gai, Hà Nội, và bản Kinh của vua Dực Tông bản Triều đã chữa lại.Bản Phường là bản của ông Phạm Quí Thích đem khắc in ra trước hết cả. Ông hiệu là Lập Trai, người làng Huê Đường (nay đổi là làng Lương Đường) phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đỗ tiến sĩ về cuối đời Lê, cùng với tác-giả là bạn đồng thanh đồng khí, cho nên khi quyển truyện này làm xong thì tác giả đưa cho ông xem. Chắc cũng có sửa-đổi lại một vài câu, nhưng xem lời văn thì chỗ nào cũng một giọng cả. Vậy nên chúng tôi thiết tưởng rằng lấy bản Phường làm cốt, thì có lẽ không sai lầm là mấy. Còn những chỗ mà bản Kinh đổi khác đi, hoặc những câu mà về sau người ta sửa lại, thì chúng tôi phụ lục cả ở dưới, để độc giả có thể xem mà cân nhắc hơn kém. Lại có một vài chữ người ta muốn đổi đi, nhưng không đúng với các bản Nôm cũ, thì chúng tôi cũng thích xuống dưới, chứ không tự tiện mà đổi nguyên-văn đi. Chủ-ý của chúng tôi là muốn giữ cho đúng như các bản cũ, chứ không muốn làm cho hay hơn.Truyện Thúy Kiều này nguyên lúc đầu tác giả nhan đề là “ĐOẠN-TRƯỜNG TÂN-THANH” 斷腸新聲. Sau nghe đâu ông Phạm Quí Thích đổi lại là “KIM VÂN KIỀU TÂN-TRUYỆN “金雲翹新傳. Nhưng vì trong truyện chỉ có Thúy Kiều là vai chính, còn Kim Trọng và Thúy Vân là vai phụ cả. Nếu đề như vậy, thì e không hợp lẽ. Vả chăng tục thường gọi là Truyện Kiều, thì chi bằng ta cứ theo thói thường mà nhan đề là Truyện Thúy Kiều, rồi ở dưới đề thêm tên cũ ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH”, gọi là để tỏ cái ý tồn cổ. Song đấy là nói về phần hình-thức ở bề ngoài, còn về phần tinh thần văn chương trong truyện Thúy Kiều, thì sau này chúng tôi sẽ đem ý kiến riêng mà bày tỏ ra đây, họa may có bổ ích được điều gì chăng. Vậy trước hết xin lược thuật cái tiểu sử của tác giả để độc giả hiểu rõ tác giả là người thế nào.

Tác-giả húy là Du 攸, tự là Tố-Như 素如, hiệu là Thanh-Hiên 清軒, biệt hiệu là Hồng-Sơn Liệp-hộ 鴻山獵戶, quán tại làng Tiên-Điền, huyện Nghi-Xuân, tỉnh Hà-Tĩnh, con thứ bảy ông Hoàng-giáp Xuân-Quận-công Nguyễn Nghiễm, làm thủ-tướng Lê-triều. Bác ruột là ông Nguyễn Huệ cùng anh là ông Nguyễn Khản đều đỗ tiến-sĩ, làm quan đồng thời. Ông Nguyễn Khản làm đến Lại-bộ Thượng-thư, sung chức Tham-tụng. Còn người anh thứ hai là Điều-nhạc-hầu, húy là Điều, làm Trấn-thủ Sơn-Tây. Cả nhà, cha con, chú bác, anh em, đều là người khoa-giáp, làm quan to đời nhà Lê. Tố-Như tiên-sinh là con bà trắc-thất, người huyện Đông-Ngạn, tỉnh Bắc-Ninh, tên là Thấn 殯. Bà sinh được bốn người con trai tên là Trụ 伷, Nệ 儞, Du 攸 (tức là tiên-sinh) và Ức 億. Tiên-sinh sinh vào ngày nào, thì nay ta không rõ, chỉ biết vào năm ất-dậu là năm Cảnh-Hưng thứ 26 (1765), nghĩa là vào đời Lê-mạt.Xem gia-thế nhà tiên sinh, thì tiên sinh là dòng dõi một nhà thế phiệt trâm anh đệ nhất trong nước lúc bấy giờ. Không rõ tiên sinh thụ nghiệp ai, có lẽ là học tập phụ huynh trong nhà. Tiên sinh thuở còn trẻ thiên tư dĩnh ngộ, năm 19 tuổi đã đỗ ba trường, tức là đỗ tú tài. Tiên sinh là người có khí tiết, gặp khi trong nước có biến, nhà Nguyễn Tây Sơn dấy lên, nhà Lê bại vong, tiên sinh đã nhiều phen lo toan sự khôi phục, nhưng vì sự không thành, bỏ về quê ở, lấy sự chơi bời săn bắn làm vui thú. Trong vùng chín mươi chín ngọn núi Hồng Lĩnh không có chỗ nào là chỗ tiên sinh không đi đến. Phải thời quốc phá gia vong, tiên-sinh đã toan bỏ việc đời ra ngoài tai, đem cái thân thế mà vui với non sông. Ấy là cái chí của tiên sinh đã định như thế, nhưng đến khi vua Thế Tổ Cao Hoàng bản Triều đã thống-nhất được giang sơn, có ý muốn thu phục lòng người miền Bắc, xuống chiếu trưng triệu những nhà dòng dõi cựu thần nhà Lê ra lục dụng. Tiên sinh phải triệu ra làm quan, hai ba lần từ chối không được. Năm Gia Long nguyên-niên (1802), tiên sinh phải ra làm tri huyện huyện Phù Dực, (nay thuộc tỉnh Thái-Bình). Được ít lâu bổ đi Tri phủ Thường Tín. Sau tiên-sinh cáo bệnh xin về. Đến năm Gia Long thứ năm (1806) lại phải triệu vào Kinh thụ chức Đông các học sĩ. Năm thứ tám (1809) bổ ra làm Cai Bạ (tức là Bố chính) Quảng-Bình. Năm thứ 12 (1813) thăng lên làm Cần chính điện học sĩ, sung chức chánh sứ sang cống Tàu. Đến khi về, được thăng Lễ bộ Hữu tham tri. Năm Minh Mệnh nguyên niên (1820) lại có chỉ sai tiên sinh đi sứ Tàu lần nữa, nhưng chưa kịp đi thì phải bệnh mất. (HK hết trích dẫn). Những dẫn liệu NGUYỄN DU NIÊN BIỂU LUẬN là căn cứ trên 3 tài liệu chính này với sự phối kiểm thông tin ở 13 TƯ LIỆU QUÝ. Lối viết “kể chuyện lịch sử của HK là học theo cách viết của Lê Quý Đôn tinh hoa, khi ông đúc kết để viết các sách của ông như Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”) Kiến văn tiểu lục (12 quyển), Phủ biên tạp lục, Vân đài loại ngữ (gồm 9 quyển), Toàn Việt thi lục, Quế Đường thi tập, (gồm 4 quyển) là đều dựa chắc vào chính sử, Có những điều còn mơ hồ thì ông lưu vào giai thoại để tiếp tục truy tìm. Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ đều là những danh nhân văn hóa của “Ví Dặm Hát Nói Nghệ Tĩnh” mà Phan Lan Hoa dồi dào thông tin nên đủ tin cậy cho lập luận và chất vấn đó, nên mình sẽ đọc kỹ từng mục và trao đổi với bạn sau, để cùng học hỏi.

 

 

 

 

Kim Hoàng NGUYỄN DU NIÊN BIỂU LUẬN Đối với Nguyễn Du cũng “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu và bàn luận” . Chúng ta đồng tình với cách nói của thượng tướng Trần Văn Trà khi ông đề xuất nghiên cứu đánh giá về đại tướng Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Và chúng ta thiết nghĩ cũng phải làm như vậy đối với Nguyễn Du đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới,

Nữ sĩ
Phan Lan Hoa tác giả chuyên luận ví dặm đò đưa https://vidamdodua.com/ đã có bài nghiên cứu HÀNH TRẠNG NGUYỄN DU QUA GHI CHÉP CỦA CHÍNH SỬ Phan Lan Hoa, FB 31/10/2020, trong đó tác giả ghi rõ: Có bốn Nguyễn Du được đề cập qua các văn bản ghi chép của chính sử, mà nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng thì rất dễ bị nhầm lẫn và dẫn liệu không chính xác. Trước hết, có ông Nguyễn Du khác, với gốc ở Thanh Oai, đề cập ở sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (hình) là cộng tác với nhà Tây Sơn.

“Tháng 5, Nguyễn Văn Huệ triệu tập các cựu thần văn võ nhà Lê ép bảo họ khuyên mời Văn Huệ lên ngôi vua. Tham tri chính sự Nguyễn Huy Trạc tử tiết. Văn Huệ liền sai Sùng Nhượng Công Lê Duy Cận đứng Giám quốc, rồi kéo quân về Nam. Văn Huệ sai người lùng hết các bầy tôi văn võ , cưỡng ép họ đến cửa cung khuyết, để cùng đứng tên vào tờ biểu khuyên mời Văn Huệ lên ngôi vua. Huy Trạc bị bắt đến Ngự sử đài, không chịu ký tên vào tờ biểu ấy, đêm đến, uống thuốc độc tự tử. Việc này do đó cũng đình chỉ. Văn Huệ ở lại vài ngày, bèn sai Duy Cẩn đứng Giám quốc, giữ việc thờ cúng [tôn miếu nhà Lê] còn mình thì rút quân về Nam. Văn Huệ dùng Ngô [Thì] Nhậm làm Lại bộ tả thị lang (Cương mục vì kiêng tên Tự Đức chép là Ngô Nhậm), Phan Huy Ích làm hình bộ tả thị lang, lại dùng Nguyễn Thế Lịch, Ninh Tốn, Nguyễn Du (Nguyễn Du này là người Văn Xá, huyện Thanh Oai, Hà Đông, khác với Nguyễn Du tác giả Truyện Kiều); và Nguyễn Bá Lan làm Hàn lâm trực học sĩ , để ở lại cùng làm việc với Ngô Văn Sở. Bọn Nguyễn Hoàn và Phan Lê Phiên ra thú, được Văn Huệ cho giữ nguyên quan hàm đã có mà về điền viên. Chỉ có mấy người này đi ẩn không chịu ra: Phạm Trọng Huyến đồng xu mật viện sự; Phạm Quý Thích thiêm sai tri Công phiên; Nguyễn Đình Tứ đô cấp sự trung; Nguyễn Đăng Vận giám sát ngự sử; Lê Trọng Dĩnh cấp sự trung; Đỗ Lệnh Thiện tiến sĩ.”

Xin mời xem tiếp Bài viết chọn lọc ngày 3 tháng 11: (…) Nguyễn Du trăng huyền thoại NGUYỄN DU NIÊN BIỂU LUẬN Thông tin tại
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-11/

 

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter  hoangkim vietnam

Số lần xem trang : 19806
Nhập ngày : 03-11-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 10(08-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 10(07-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 10(06-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 10(06-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 10(04-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 10(03-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 10(02-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 10(01-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 9(30-09-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 9(30-09-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007