Số lần xem
Đang xem 1061 Toàn hệ thống 2593 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
DU LỊCH SINH THÁI VIỆT NAM Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
Tiếng Việt văn hóa kinh tế 学中越文 Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam 越南社会经济和文化概述 do Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018 biên soạn. Đây là tập tài liệu giảng dạy và nghiên cứu du lịch sinh thái Việt, một môn học giao lưu ngôn ngữ văn hóa nông nghiệp và du lịch sinh thái Việt Nam Trung Quốc. Việc này thật cấp thiết cho sự học tập ngôn ngữ đối thoại trực tuyến của lớp trẻ khát khao hiểu biết, cần cung cấp một kiến thức nền tảng ‘Việt Nam Học’ thật giản dị, cần thiết, lắng đọng về phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp, văn hiến của con người đất nước Việt Nam. Người Việt, tiếng Việt và nông nghiệp Việt Nam là ba di sản quý của dân tộc cần bảo tồn phát triển.
Nông nghiệp là một trong ba ngành kinh tế Việt Nam:1) Nông lâm thủy sản; 2) Công nghiệp, bao gồm: khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến, công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất phân phối khí, điện, nước,…; 3) Thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế. Tỷ lệ phần trăm các ngành này đóng góp vào tổng GDP, ước tính năm 2015 là: Nông nghiệp 17.4% Công nghiệp 38.8% Dịch vụ 43.7%.
Nội dung bài Du lịch sinh thái Việt có 7 ý chính: 1) Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam. 2) Bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 3) Đặc điểm bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 4) Hiện trạng tầm nhìn lao động nông nghiệp Việt Nam; 5) Du lịch sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 6) Nông nghiệp Việt Nam ngày nay. 7) Việt Nam điểm đến yêu thích của bạn
I. Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam
1.1 Người Việt trọng nông
Thành ngữ Việt Nam: “dĩ nông vi bản” (lấy nghề nông làm gốc). Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam vì đất nước là môi trường sống, thức ăn là căn bản của đời sống con người. Việt Nam là chốn tổ của nền văn minh lúa nước với các di tích khảo cổ về người tiền sử và các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn gần 10.000 năm trước Công nguyên đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi. Nông nghiệp Việt Nam ngày nay đang vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống không chỉ tạo ra lương thực thực phẩm cho con người (food) thức ăn cho các con vật (feed) mà còn là nguyên liệu của các ngành công nghiệp may mặc, sợi dệt, chất đốt, cây cảnh và sinh vật cảnh, chất hóa học, cơ giới hóa nông nghiệp, sinh hóa học nông nghiệp. các loại phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
1.2 Ba di sản lớn nhất Việt Nam Người Việt, Tiếng Việt và Nông nghiệp Việt Nam là Ba di sản lớn nhất Việt Nam cần bảo tồn và phát triển.Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc (và 1 nhóm “người nước ngoài”, trong Danh mục các dân tộc Việt Nam, theo Quyết định số 421, ngày 2/3/1979 Tổng cục Thống kê).
Người Việt chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 86,2 % dân số) sinh sống trên khắp toàn thể nước Việt Nam và một số nước khác nhưng đông nhất vẫn là các vùng đồng bằng và thành thị trong nước. Người Kinh sống rải rác trên khắp lãnh thổ Việt Nam, nhưng tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng và châu thổ các con sông. 53 dân tộc Việt Nam thiểu số còn lại sinh sống chủ yếu ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam; hầu hết trong số họ sống xen kẽ nhau, điển hình là cộng đổng dân tộc thiểu số ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Các dân tộc thiểu số đông dân và có số lượng dao động trên dưới một triệu người gồm Tày, Thái, Mường, Khmer, H’Mông, Nùng, Hoa, người Dao, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai, Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Các dân tộc dân số ít nhất chỉ trên 300 người như Brâu, Ơ đu và Rơ Măm. Các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển không đồng đều. Ở Trung du và miền núi phía Bắc, các cư dân ở vùng thấp như Mường, Thái, Tày, Nùng sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước và nương rẫy, chăn nuôi gia súc và gia cầm, có một phần hái lượm, săn bắn, có nghề thủ công khá tinh xảo. Các dân tộc thiểu số ở phía Nam sống biệt lập hơn. Các dân tộc thiểu số ởTây Nguyên phần lớn sống theo tổ chức buôn-làng, kiếm sống dựa vào thiên nhiên mang tính tự cung tự cấp. Người dân tộc Chăm, Hoa và Khmer sống ở vùng duyên hải miền Trung và Nam Bộ có trình độ phát triển cao hơn, tạo thành những cụm dân cư xen kẽ với người Kinh. Tất cả các nhóm dân tộc đều có nền văn hóa riêng biệt và độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng khác biệt.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính tiếng nói theo nhóm Việt-Mường Ngôn ngữ Việt gồm 8 nhóm tiếng nói: Việt-Mường; Tày-Thái; Dao-Hmông; Tạng-Miến; Hán; Môn-Khmer; Mã Lai-Đa đảo: hỗn hợp Nam Á, khác).
Nông nghiệp Việt Nam là môi trường sống và nôi văn hóa Việt. Người Việt bản địa là chủ nhân của nền văn hóa thời đồ đá tại Việt Nam từ 7.000 -20.000 năm trước. Người Việt là chủ nhân của tiếng Việt và nền văn minh lúa nước, chốn tổ của nghề trồng lúa nước trên thế giới. Các dân tộc Việt khác với cộng đồng ít người hơn có nguồn gốc thiên di từ Tây Tạng, Hoa Nam,… di cư đến Việt Nam sau thời kỳ đồ đá muộn.
1.3. Nông nghiệp Việt Nam là sớm nhất, căn bản nhất, giá đỡ của kinh tế Việt Quá trình hình thành dân tộc và nông nghiệp Việt Nam theo các tài liệu phổ biến trong thế kỷ XX thì có thể chia thành ba giai đoạn:
Vào thời kỳ đồ đá giữa khoảng 20.000-10.000 năm trước, có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở tiểu lục địa Ấn Độ di cư về phía đông, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai.
Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng khoảng 5.000 năm trước, chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, hình thành chủng Nam Á
Chủng Nam Á tại khu vực bắc Việt Nam và nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống) mà cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, H’Mông-Dao,… Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn, trong khi đó, vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chăm. Người Việt theo truyền thuyết dân tộc Kinh là con cháu của một thần rồng tên là Lạc Long Quân và một vị tiên tên là Âu Cơ. Hai người này lấy nhau và đẻ ra một bọc 100 trứng và nở ra 100 người con. Những người con sinh ra cùng một bọc gọi là “cùng bọc” (hay còn gọi là đồng bào) và “đồng bào” là cách gọi của người Việt để nói rằng tất cả người Việt Nam đều cùng có chung một nguồn gốc. Về nhân chủng học, có ba luồng quan điểm về nguồn gốc của người Việt. Các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử khảo cổ học Việt Nam với dẫn liệu trống đồng và nỏ thần, các di chỉ khảo cổ tin rằng người Việt đầu tiên có gốc bản địa . Một số học giả khác thì truy nguyên nguồn gốc và cho rằng tộc iệt khởi đầu dần dần Một số học giả tin rằng người Việt đầu tiên dần dần chuyển từ quần đảo Indonesia thông qua bán đảo Mã Lai và Thái Lan cho đến khi họ định cư trên các cạnh của sông Hồng ở Đồng bằng Bắc Bộ bằng cách lần theo con đường của các công cụ đá từ cuối Thế Pleistocen (600,000-12,000 trước Công nguyên), trên Java, Malaysia, Thái Lan và phía bắc Miến Điện. Những công cụ bằng đá được cho là các công cụ con người đầu tiên được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà khảo cổ tin rằng vào thời điểm này Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi ở miền bắc Miến Điện và Trung Quốc, tạo ra một rào cản băng giá cô lập người dân Đông Nam Á. Một số khác cho rằng người Việt đầu tiên vốn là một bộ tộc gốc Mông Cổ ở Tây Tạng, di cư xuống phía nam từ thời đồ đá cũ. Nhóm dân tộc này định cư tại vùng Bắc Bộ, thượng nguồn sông Hồng ngày nay và tạo nên nền văn minh Đông Sơn. Nhóm bộ tộc này cũng có sự tương đồng rất lớn về nhân chủng, văn hóa với các tộc người ở phía Nam Trung Quốc, mà sử Trung Quốc còn gọi là cộng đồng Bách Việt.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với hơn bốn triệu người Việt hải ngoại. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Nôm, một hệ chữ dựa trên chữ Hán để viết nhưng tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại) có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam Á về mặt từ vựng kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt thanh điệu. Ngày nay, tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ (do Alexandre de Rhodes sáng lập), cùng các dấu thanh để viết. Tiếng Việt trong quá trình phát triển đã tiếp thu và đồng hoá nhiều từ Hán thành từ Hán-Việt, và tiếp thu một số lượng khá lớn các từ khoa học kỹ thuật của các ngôn ngữ Pháp, Nga, Anh từ đầu thế kỷ 20 đến nay.
NgườiViệt, tiếng Việt và ngữ hệ Nam Á (Hoàng Tố Nguyên và ctv. 2018). Ngữ hệ Nam Á là một tổng hợp bao gồm khoảng 168 ngôn ngữ tại miền nam của châu Á, tập trung tại Đông Nam Á và rải rác tại Ấn Độ cùng Bangladesh. Ngôn ngữ có nhiều người dùng nhất trong hệ thống này là tiếng Việt, với trên 80 triệu người, sau đó là tiếng Khmer, với khoảng 16 triệu người. Trong các ngôn ngữ của ngữ hệ Nam Á thì tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Môn là có lịch sử được ghi chép lại lâu dài và tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam.
Nông nghiệp Việt Nam gắn liền với Lịch sử Việt Nam. Người Việt tiền sử sinh sống tại đất Việt thì đã có hàng vạn năm trước công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì khoảng từ năm 2879 TCN đến nay (năm 2018) là 4897 năm (gần 5000 năm) Tại Việt Nam các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống từ nền văn hóa Tràng An, Ngườm, Sơn Vi và Soi Nhụ thời kỳ Đồ đá cũ. Trong nền văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn thời kỳ Đồ đá mới; văn hóa Phùng Nguyên ở xã Kinh Kệ huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm; Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun ở thời đại đồ đồng, cách đây khoảng 3000 năm, di chỉ tại khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, người tiền sử tại vùng này đã phát triển chăn nuôi, nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa nước.Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, và Văn hóa Óc Eo khoảng 1200 TCN, cách ngày nay 3218 năm, đã có sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen. Những người Việt tiền sử trên vùng đồng bằng sông Hồng đã trồng lúa, trồng trọt và đắp đê chống nước lụt đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn hóa làng xã.
Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng người Việt đã xuất hiện nhà nước đầu tiên trên miền Bắc Việt Nam ngày nay vào thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ VII TCN với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mà người Việt Nam tự hào truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Nông nghiệp Việt Nam là căn bản nhất, giá đỡ của kinh tế Việt, hiển nhiên đến mức mọi người dân Việt đều hiểu, không cần phải phân tích.
III. Đặc điểm bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam
Vùng núi và trung du phía Bắc có đặc điểm sinh thái chính: Núi cao nguyên và đồi thấp, Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu; Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh. Điều kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân số tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.Ở vùng núi còn nhiều khó khăn. Trình độ thâm canh thấp; sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trầu, sở, hồi..); Đậu tương, lạc, thuốc lá. Cây ăn quả, cây dược liệu; Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
Vùng đồng bằng sông Hồng có đặc điểm chính về sinh thái nông nghiệp:Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng; Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình; Có mùa đông lạnh. Điều kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân số cao nhất cả nước. Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước. Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động; Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ. Chuyên môn hóa sản xuất: Lúa cao sản, lúc có chất lượng cao; Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Cây ăn quả; Đay, cói; Lợn, bò sửa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt (ở các ô trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.
Vùng Bắc Trung bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng hẹp, vùng đối trước núi Đất phù sa, đất feralit (có cả đất badan) Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió Lào; Điều kiện kinh tế – xã hội: Dân có kinh nghiệm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên. Có một số đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh tương đối thấp. Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá..) Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su) Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.
Vùng Nam Trung bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng hẹp, khá màu mỡ. Có nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Dễ bị hạn hán về mùa khô; Điều kiện kinh tế xã hội: Có nhiều thành phố, thị xã dọc dài ven biển. Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh khá cao. Sử dụng nhiều lao động và vật tư nông nghiệp. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá) Công công nghiệp lâu năm (dừa) Lúa Bò thịt, lợn Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Vùng Tây Nguyên: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các cao nguyên ba dan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau. Khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô. Điều kiện kinh tế xã hội: Có nhiều dân tộc ít người, còn tiến hành nông nghiệp kiểu cổ truyền. Có các nông trường Công nghiệp chế biến còn yếu Điều kiện giao thông khá thuận lợi Trình độ thâm canh: Ở khu vực nông nghiệp cổ truyền, quảng canh là chính. Ở các nông trường, các nông hộ, trình độ thâm canh đang được nâng lên Chuyên môn hóa sản xuất: Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu Bò thịt và bò sữa
Vùng Đông Nam bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các vùng đất ba dan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản Thiếu nước về mùa khô Điều kiện kinh tế – xã hội: Có các thành phố lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp Chuyên môn hóa sản xuất: Các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều) Cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía) Nuôi trồng thủy sản- Bò sữa (ven các thành phố lớn), gia cầm
Vùng Tây Nam bộ: Các điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn Vịnh biển nông, ngư trường rộng Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.Có thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chế biến. Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp Chuyên môn hóa sản xuất: Lúa, lúa có chất lượng cao Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói) Cây ăn quả nhiệt đời Thủy sản (đặc biệt là tôm) Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn)
Bảy vùng sinh thái trên đây tương đồng với Việt Nam vùng lãnh thổ hành chính; Vùng núi và trung du phía Bắc là kết hợp của hai tiểu vùng : Tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình., với tiểu vùng Đông Bắc: gồm 11 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ
IV. Hiện trạng, tầm nhìn lao động nông nghiệp Việt Nam Lao động Nông nghiệp Việt Nam hiện có khoảng 22 triệu người chủ yếu tập trung ở nông thôn khoảng 69 %, khu vực thành thị khoảng 31 %. Việt Nam là nước nông nghiệp với nhiều lợi thế từ các sản phẩm nhiệt đới nhưng sự biến tiềm năng đó thành hiện thực, làm động lực cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn và sản phẩm có thương hiệu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.
Hệ thống ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản Việt Nam đang đào tạo chính trong 9 nhóm ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản gồm: 1. Ngành Trồng trọt: 2. Ngành chăn nuôi: 3. Ngành Nông học: 4. Ngành Bảo vệ thực vật; 5. Ngành lâm nghiệp 6. Ngành Nông lâm kết hợp 7. Ngành Nuôi trồng thủy sản: 8. Ngành Cảnh quan và Kĩ thuật hoa viên: 9. Ngành Quản lí đất đai;
Việc chuyển đổi tầm nhìn và đầu tư sâu vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp sinh thái là rất cần thiết. Ngành Nông Lâm Ngư nghiệp nằm trong các nhóm ngành có thu nhập không cao, nhưng mỗi năm Việt Nam cả nước cần cung cấp ổn đinh trên 1 triệu lao động cho các nhóm ngành chính: Nông nghiệp 58.000 – 60.000 người/năm, Lâm nghiệp 8.000 – 10.000 người/năm, thủy lợi 7.000 – 9.000 người/năm; thủy sản 8.000 – 8.500 người/năm.
V. Nông nghiệp Việt Nam và Du lịch sinh thái. Việt Nam có ba vùng du lịch sinh thái trọng điểm: Vùng du lịch Bắc bộ, Vùng du lịch Trung bộ, Vùng du lịch Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Vùng du lịch Bắc bộ lấy Hà Nội làm trung tâm với trục động lực là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Vùng du lịch Trung bộ lấy Huế và Đà Nẵng làm trung tâm và trục động lực là Quảng Bình – Quảng Trị – Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi . Vùng du lịch Nam bộ Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung lấy trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh, với các trục động lực là thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Hà Tiên – Phú Quốc với TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Phan Thiết – Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Nha Trang- Buôn Me Thuột – Kon Tum.
VI Nông nghiệp Việt Nam ngày nay
6.1 Nông nghiệp Việt Nam ngày nay là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, tạo sự ổn định xã hội và nâng cao chất lượng sống cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay, Việt Nam là nước có nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.
Hàng nông sản chủ lực Việt Nam gồm gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, rau quả, thyủy sản (như cá tra, cá ba sa, cá ngừ, tôm, mực…) là những mặt hàng có lợi thế, nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Singapore, Tiểu các vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), thị trường châu Âu và châu Mỹ…
Năm 2017, thủy sản Việt Nam là ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất, đạt 8,3 tỷ USD, tiếp đến là hạt điều với 3,516 tỷ USD, rau quả đạt 3,502 tỷ USD, cà phê với 3,24 tỷ USD, gạo đạt 2,6 tỷ USD, hạt tiêu đạt 1,1 tỷ USD, sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,03 tỷ USD…
6.2. Doanh nghiệp nông nghiệp tỷ lệ rất thấp 8% chủ yếu nhỏ và siêu nhỏ 92,35% Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến quý II/ 2018, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam ước tính cả nước có khoảng hơn 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm khoảng 8% tổng số doanh nghi
DU LỊCH SINH THÁI VIỆT NAM Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
Tiếng Việt văn hóa kinh tế 学中越文 Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam 越南社会经济和文化概述 do Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018 biên soạn. Đây là tập tài liệu giảng dạy và nghiên cứu du lịch sinh thái Việt, một môn học giao lưu ngôn ngữ văn hóa nông nghiệp và du lịch sinh thái Việt Nam Trung Quốc. Việc này thật cấp thiết cho sự học tập ngôn ngữ đối thoại trực tuyến của lớp trẻ khát khao hiểu biết, cần cung cấp một kiến thức nền tảng ‘Việt Nam Học’ thật giản dị, cần thiết, lắng đọng về phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp, văn hiến của con người đất nước Việt Nam. Người Việt, tiếng Việt và nông nghiệp Việt Nam là ba di sản quý của dân tộc cần bảo tồn phát triển.
Nông nghiệp là một trong ba ngành kinh tế Việt Nam:1) Nông lâm thủy sản; 2) Công nghiệp, bao gồm: khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến, công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất phân phối khí, điện, nước,…; 3) Thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế. Tỷ lệ phần trăm các ngành này đóng góp vào tổng GDP, ước tính năm 2015 là: Nông nghiệp 17.4% Công nghiệp 38.8% Dịch vụ 43.7%.
Nội dung bài Du lịch sinh thái Việt có 7 ý chính: 1) Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam. 2) Bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 3) Đặc điểm bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 4) Hiện trạng tầm nhìn lao động nông nghiệp Việt Nam; 5) Du lịch sinh thái nông nghiệp Việt Nam; 6) Nông nghiệp Việt Nam ngày nay. 7) Việt Nam điểm đến yêu thích của bạn
I. Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam
1.1 Người Việt trọng nông
Thành ngữ Việt Nam: “dĩ nông vi bản” (lấy nghề nông làm gốc). Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế Việt Nam vì đất nước là môi trường sống, thức ăn là căn bản của đời sống con người. Việt Nam là chốn tổ của nền văn minh lúa nước với các di tích khảo cổ về người tiền sử và các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn gần 10.000 năm trước Công nguyên đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi. Nông nghiệp Việt Nam ngày nay đang vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống không chỉ tạo ra lương thực thực phẩm cho con người (food) thức ăn cho các con vật (feed) mà còn là nguyên liệu của các ngành công nghiệp may mặc, sợi dệt, chất đốt, cây cảnh và sinh vật cảnh, chất hóa học, cơ giới hóa nông nghiệp, sinh hóa học nông nghiệp. các loại phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
1.2 Ba di sản lớn nhất Việt Nam Người Việt, Tiếng Việt và Nông nghiệp Việt Nam là Ba di sản lớn nhất Việt Nam cần bảo tồn và phát triển.Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc (và 1 nhóm “người nước ngoài”, trong Danh mục các dân tộc Việt Nam, theo Quyết định số 421, ngày 2/3/1979 Tổng cục Thống kê).
Người Việt chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 86,2 % dân số) sinh sống trên khắp toàn thể nước Việt Nam và một số nước khác nhưng đông nhất vẫn là các vùng đồng bằng và thành thị trong nước. Người Kinh sống rải rác trên khắp lãnh thổ Việt Nam, nhưng tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng và châu thổ các con sông. 53 dân tộc Việt Nam thiểu số còn lại sinh sống chủ yếu ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam; hầu hết trong số họ sống xen kẽ nhau, điển hình là cộng đổng dân tộc thiểu số ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Các dân tộc thiểu số đông dân và có số lượng dao động trên dưới một triệu người gồm Tày, Thái, Mường, Khmer, H’Mông, Nùng, Hoa, người Dao, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai, Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Các dân tộc dân số ít nhất chỉ trên 300 người như Brâu, Ơ đu và Rơ Măm. Các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển không đồng đều. Ở Trung du và miền núi phía Bắc, các cư dân ở vùng thấp như Mường, Thái, Tày, Nùng sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước và nương rẫy, chăn nuôi gia súc và gia cầm, có một phần hái lượm, săn bắn, có nghề thủ công khá tinh xảo. Các dân tộc thiểu số ở phía Nam sống biệt lập hơn. Các dân tộc thiểu số ởTây Nguyên phần lớn sống theo tổ chức buôn-làng, kiếm sống dựa vào thiên nhiên mang tính tự cung tự cấp. Người dân tộc Chăm, Hoa và Khmer sống ở vùng duyên hải miền Trung và Nam Bộ có trình độ phát triển cao hơn, tạo thành những cụm dân cư xen kẽ với người Kinh. Tất cả các nhóm dân tộc đều có nền văn hóa riêng biệt và độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng khác biệt.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính tiếng nói theo nhóm Việt-Mường Ngôn ngữ Việt gồm 8 nhóm tiếng nói: Việt-Mường; Tày-Thái; Dao-Hmông; Tạng-Miến; Hán; Môn-Khmer; Mã Lai-Đa đảo: hỗn hợp Nam Á, khác).
Nông nghiệp Việt Nam là môi trường sống và nôi văn hóa Việt. Người Việt bản địa là chủ nhân của nền văn hóa thời đồ đá tại Việt Nam từ 7.000 -20.000 năm trước. Người Việt là chủ nhân của tiếng Việt và nền văn minh lúa nước, chốn tổ của nghề trồng lúa nước trên thế giới. Các dân tộc Việt khác với cộng đồng ít người hơn có nguồn gốc thiên di từ Tây Tạng, Hoa Nam,… di cư đến Việt Nam sau thời kỳ đồ đá muộn.
1.3. Nông nghiệp Việt Nam là sớm nhất, căn bản nhất, giá đỡ của kinh tế Việt Quá trình hình thành dân tộc và nông nghiệp Việt Nam theo các tài liệu phổ biến trong thế kỷ XX thì có thể chia thành ba giai đoạn:
Vào thời kỳ đồ đá giữa khoảng 20.000-10.000 năm trước, có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở tiểu lục địa Ấn Độ di cư về phía đông, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai.
Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng khoảng 5.000 năm trước, chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, hình thành chủng Nam Á
Chủng Nam Á tại khu vực bắc Việt Nam và nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống) mà cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, H’Mông-Dao,… Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn, trong khi đó, vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chăm. Người Việt theo truyền thuyết dân tộc Kinh là con cháu của một thần rồng tên là Lạc Long Quân và một vị tiên tên là Âu Cơ. Hai người này lấy nhau và đẻ ra một bọc 100 trứng và nở ra 100 người con. Những người con sinh ra cùng một bọc gọi là “cùng bọc” (hay còn gọi là đồng bào) và “đồng bào” là cách gọi của người Việt để nói rằng tất cả người Việt Nam đều cùng có chung một nguồn gốc. Về nhân chủng học, có ba luồng quan điểm về nguồn gốc của người Việt. Các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử khảo cổ học Việt Nam với dẫn liệu trống đồng và nỏ thần, các di chỉ khảo cổ tin rằng người Việt đầu tiên có gốc bản địa . Một số học giả khác thì truy nguyên nguồn gốc và cho rằng tộc iệt khởi đầu dần dần Một số học giả tin rằng người Việt đầu tiên dần dần chuyển từ quần đảo Indonesia thông qua bán đảo Mã Lai và Thái Lan cho đến khi họ định cư trên các cạnh của sông Hồng ở Đồng bằng Bắc Bộ bằng cách lần theo con đường của các công cụ đá từ cuối Thế Pleistocen (600,000-12,000 trước Công nguyên), trên Java, Malaysia, Thái Lan và phía bắc Miến Điện. Những công cụ bằng đá được cho là các công cụ con người đầu tiên được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà khảo cổ tin rằng vào thời điểm này Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi ở miền bắc Miến Điện và Trung Quốc, tạo ra một rào cản băng giá cô lập người dân Đông Nam Á. Một số khác cho rằng người Việt đầu tiên vốn là một bộ tộc gốc Mông Cổ ở Tây Tạng, di cư xuống phía nam từ thời đồ đá cũ. Nhóm dân tộc này định cư tại vùng Bắc Bộ, thượng nguồn sông Hồng ngày nay và tạo nên nền văn minh Đông Sơn. Nhóm bộ tộc này cũng có sự tương đồng rất lớn về nhân chủng, văn hóa với các tộc người ở phía Nam Trung Quốc, mà sử Trung Quốc còn gọi là cộng đồng Bách Việt.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với hơn bốn triệu người Việt hải ngoại. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Nôm, một hệ chữ dựa trên chữ Hán để viết nhưng tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại) có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam Á về mặt từ vựng kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt thanh điệu. Ngày nay, tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ (do Alexandre de Rhodes sáng lập), cùng các dấu thanh để viết. Tiếng Việt trong quá trình phát triển đã tiếp thu và đồng hoá nhiều từ Hán thành từ Hán-Việt, và tiếp thu một số lượng khá lớn các từ khoa học kỹ thuật của các ngôn ngữ Pháp, Nga, Anh từ đầu thế kỷ 20 đến nay.
NgườiViệt, tiếng Việt và ngữ hệ Nam Á (Hoàng Tố Nguyên và ctv. 2018). Ngữ hệ Nam Á là một tổng hợp bao gồm khoảng 168 ngôn ngữ tại miền nam của châu Á, tập trung tại Đông Nam Á và rải rác tại Ấn Độ cùng Bangladesh. Ngôn ngữ có nhiều người dùng nhất trong hệ thống này là tiếng Việt, với trên 80 triệu người, sau đó là tiếng Khmer, với khoảng 16 triệu người. Trong các ngôn ngữ của ngữ hệ Nam Á thì tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Môn là có lịch sử được ghi chép lại lâu dài và tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam.
Nông nghiệp Việt Nam gắn liền với Lịch sử Việt Nam. Người Việt tiền sử sinh sống tại đất Việt thì đã có hàng vạn năm trước công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì khoảng từ năm 2879 TCN đến nay (năm 2018) là 4897 năm (gần 5000 năm) Tại Việt Nam các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống từ nền văn hóa Tràng An, Ngườm, Sơn Vi và Soi Nhụ thời kỳ Đồ đá cũ. Trong nền văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn thời kỳ Đồ đá mới; văn hóa Phùng Nguyên ở xã Kinh Kệ huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm; Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun ở thời đại đồ đồng, cách đây khoảng 3000 năm, di chỉ tại khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, người tiền sử tại vùng này đã phát triển chăn nuôi, nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa nước.Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, và Văn hóa Óc Eo khoảng 1200 TCN, cách ngày nay 3218 năm, đã có sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen. Những người Việt tiền sử trên vùng đồng bằng sông Hồng đã trồng lúa, trồng trọt và đắp đê chống nước lụt đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn hóa làng xã.
Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng người Việt đã xuất hiện nhà nước đầu tiên trên miền Bắc Việt Nam ngày nay vào thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ VII TCN với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mà người Việt Nam tự hào truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Nông nghiệp Việt Nam là căn bản nhất, giá đỡ của kinh tế Việt, hiển nhiên đến mức mọi người dân Việt đều hiểu, không cần phải phân tích.
III. Đặc điểm bảy vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam
Vùng núi và trung du phía Bắc có đặc điểm sinh thái chính: Núi cao nguyên và đồi thấp, Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu; Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh. Điều kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân số tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.Ở vùng núi còn nhiều khó khăn. Trình độ thâm canh thấp; sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trầu, sở, hồi..); Đậu tương, lạc, thuốc lá. Cây ăn quả, cây dược liệu; Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
Vùng đồng bằng sông Hồng có đặc điểm chính về sinh thái nông nghiệp:Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng; Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình; Có mùa đông lạnh. Điều kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân số cao nhất cả nước. Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước. Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động; Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ. Chuyên môn hóa sản xuất: Lúa cao sản, lúc có chất lượng cao; Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Cây ăn quả; Đay, cói; Lợn, bò sửa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt (ở các ô trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.
Vùng Bắc Trung bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng hẹp, vùng đối trước núi Đất phù sa, đất feralit (có cả đất badan) Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió Lào; Điều kiện kinh tế – xã hội: Dân có kinh nghiệm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên. Có một số đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh tương đối thấp. Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá..) Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su) Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.
Vùng Nam Trung bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng hẹp, khá màu mỡ. Có nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Dễ bị hạn hán về mùa khô; Điều kiện kinh tế xã hội: Có nhiều thành phố, thị xã dọc dài ven biển. Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi. Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh khá cao. Sử dụng nhiều lao động và vật tư nông nghiệp. Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá) Công công nghiệp lâu năm (dừa) Lúa Bò thịt, lợn Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Vùng Tây Nguyên: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các cao nguyên ba dan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau. Khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô. Điều kiện kinh tế xã hội: Có nhiều dân tộc ít người, còn tiến hành nông nghiệp kiểu cổ truyền. Có các nông trường Công nghiệp chế biến còn yếu Điều kiện giao thông khá thuận lợi Trình độ thâm canh: Ở khu vực nông nghiệp cổ truyền, quảng canh là chính. Ở các nông trường, các nông hộ, trình độ thâm canh đang được nâng lên Chuyên môn hóa sản xuất: Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu Bò thịt và bò sữa
Vùng Đông Nam bộ: Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các vùng đất ba dan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản Thiếu nước về mùa khô Điều kiện kinh tế – xã hội: Có các thành phố lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp Chuyên môn hóa sản xuất: Các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều) Cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía) Nuôi trồng thủy sản- Bò sữa (ven các thành phố lớn), gia cầm
Vùng Tây Nam bộ: Các điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn Vịnh biển nông, ngư trường rộng Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.Có thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chế biến. Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp Chuyên môn hóa sản xuất: Lúa, lúa có chất lượng cao Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói) Cây ăn quả nhiệt đời Thủy sản (đặc biệt là tôm) Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn)
Bảy vùng sinh thái trên đây tương đồng với Việt Nam vùng lãnh thổ hành chính; Vùng núi và trung du phía Bắc là kết hợp của hai tiểu vùng : Tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình., với tiểu vùng Đông Bắc: gồm 11 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ
IV. Hiện trạng, tầm nhìn lao động nông nghiệp Việt Nam Lao động Nông nghiệp Việt Nam hiện có khoảng 22 triệu người chủ yếu tập trung ở nông thôn khoảng 69 %, khu vực thành thị khoảng 31 %. Việt Nam là nước nông nghiệp với nhiều lợi thế từ các sản phẩm nhiệt đới nhưng sự biến tiềm năng đó thành hiện thực, làm động lực cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn và sản phẩm có thương hiệu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.
Hệ thống ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản Việt Nam đang đào tạo chính trong 9 nhóm ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản gồm: 1. Ngành Trồng trọt: 2. Ngành chăn nuôi: 3. Ngành Nông học: 4. Ngành Bảo vệ thực vật; 5. Ngành lâm nghiệp 6. Ngành Nông lâm kết hợp 7. Ngành Nuôi trồng thủy sản: 8. Ngành Cảnh quan và Kĩ thuật hoa viên: 9. Ngành Quản lí đất đai;
Việc chuyển đổi tầm nhìn và đầu tư sâu vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp sinh thái là rất cần thiết. Ngành Nông Lâm Ngư nghiệp nằm trong các nhóm ngành có thu nhập không cao, nhưng mỗi năm Việt Nam cả nước cần cung cấp ổn đinh trên 1 triệu lao động cho các nhóm ngành chính: Nông nghiệp 58.000 – 60.000 người/năm, Lâm nghiệp 8.000 – 10.000 người/năm, thủy lợi 7.000 – 9.000 người/năm; thủy sản 8.000 – 8.500 người/năm.
V. Nông nghiệp Việt Nam và Du lịch sinh thái. Việt Nam có ba vùng du lịch sinh thái trọng điểm: Vùng du lịch Bắc bộ, Vùng du lịch Trung bộ, Vùng du lịch Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Vùng du lịch Bắc bộ lấy Hà Nội làm trung tâm với trục động lực là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Vùng du lịch Trung bộ lấy Huế và Đà Nẵng làm trung tâm và trục động lực là Quảng Bình – Quảng Trị – Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi . Vùng du lịch Nam bộ Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung lấy trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh, với các trục động lực là thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Hà Tiên – Phú Quốc với TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Phan Thiết – Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Nha Trang- Buôn Me Thuột – Kon Tum.
VI Nông nghiệp Việt Nam ngày nay
6.1 Nông nghiệp Việt Nam ngày nay là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, tạo sự ổn định xã hội và nâng cao chất lượng sống cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay, Việt Nam là nước có nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.
Hàng nông sản chủ lực Việt Nam gồm gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, rau quả, thyủy sản (như cá tra, cá ba sa, cá ngừ, tôm, mực…) là những mặt hàng có lợi thế, nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Singapore, Tiểu các vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), thị trường châu Âu và châu Mỹ…
Năm 2017, thủy sản Việt Nam là ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất, đạt 8,3 tỷ USD, tiếp đến là hạt điều với 3,516 tỷ USD, rau quả đạt 3,502 tỷ USD, cà phê với 3,24 tỷ USD, gạo đạt 2,6 tỷ USD, hạt tiêu đạt 1,1 tỷ USD, sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,03 tỷ USD…
6.2. Doanh nghiệp nông nghiệp tỷ lệ rất thấp 8% chủ yếu nhỏ và siêu nhỏ 92,35% Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến quý II/ 2018, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam ước tính cả nước có khoảng hơn 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm khoảng 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, chủ yếu ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chiếm 92,35%, tiếp đến là doanh nghiệp có quy mô lớn với 5,59% và doanh nghiệp có quy mô vừa với 2,06%. Đầu tư vào nông nghiệp đã tạo ra hơn 4,5 triệu việc làm, chiếm 32,5% lao động của toàn bộ doanh nghiệp.
Đặc thù của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có đặc thù là phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như thiên tai, rủi ro dịch bệnh dẫn đến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro so với các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phản ánh gặp khó khăn ở một số vấn đề chính như: quỹ đất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp; ngành công nghiệp cơ khí hỗ trợ cho nông nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế. Nhiều thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp còn bất hợp lý. Hiệu quả của hầu hết các loại hình tổ chức sản xuất, các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nhìn chung chưa cao. Ứng dụng khoa học và công nghệ, liên kết chuỗi giá trị sản xuất trong nông nghiệp còn rất hạn chế, mới chỉ ở bước đầu phát triển…
6.3. Tầm nhìn đột phá đầu tư, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ Việt Nam thể chế hóa tầm nhìn chuyển đổi tái cơ cấu nông nghiệp sau 30 năm đổi mới , cụ thể hóa Nghị định 61/2010/NĐ-CP chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Những chủ trương lớn mới đây trong tầm nhìn của chính phủ Việt Nam theo Cổng thông tin Chính phủ VCP News
“Trục sản phẩm chủ lực
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Bộ NNPTNT đề xuất một số định hướng giải pháp ưu tiên thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thời gian tới như sau:
Thứ nhất, thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. trong đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định các ưu tiên phát triển ngành theo ba trục sản phẩm chính, bao gồm:
Các sản phẩm chủ lực quốc gia (các sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD/ năm: lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sắn, rau quả, tôm, cá tra, gỗ và sản phẩm từ gỗ; các ngành hàng có quy mô thị trường nội địa lớn như thịt lợn, thịt gia cầm).
Ưu tiên thu hút đầu tư của doanh nghiệp quy mô lớn, đóng vai trò hạt nhân, dẫn dắt, phát triển chuỗi giá trị đồng bộ. Tập trung thu hút đầu tư vào các cụm liên kết ngành cấp vùng, gắn với các vùng chuyên canh lớn của các doanh nghiệp, kết nối giữa khu hạt nhân của cụm (gồm trung tâm nghiên cứu khoa học công nghiệp, tài chính, thương mại, logistic) và các vệ tinh gồm các khu/cụm công nghiệp dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cấp tỉnh.
Các vùng ưu tiên thu hút đầu tư cho các sản phẩm chiến lược này là: lúa gạo ở vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long; cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều ở vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ; chè ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên; cây ăn quả ở Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền trung, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long); cá da trơn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôm và hải sản ở vùng Duyên hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng Sông Cửu Long; gỗ ở miền núi phía Bắc, vùng Duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên.
Chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (như các sản phẩm đủ lớn có tổng giá trị xuất khẩu từ 500 triệu USD/năm). Ưu tiên thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sản phẩm có lợi thế của địa phương, tập trung thu hút vào các cụm liên kết ngành cấp tỉnh, gắn với vùng nguyên liệu của doanh nghiệp, kết nối giữa khu hạt nhân của cụm (khu/vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh) và các khu/cụm công nghiệp – dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cấp tỉnh.
Chuỗi giá trị đặc sản địa phương (chuỗi giá trị sản phẩm đặc thù vùng miền) có quy mô nhỏ, gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể, được xây dựng và phát triển cùng với xây dựng nông thôn mới theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. Ưu tiên thu hút đầu tư của doanh nghiệp quy mô cực nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, các hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng đặc sản của địa phương theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (one commune one product – OCOP), gắn với các tiểu vùng có sản phẩm đặc sản vùng miền.
Vùng sản xuất tập trung
Thứ hai, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng vào các nhóm lĩnh vực, ngành nghề sau:
Đầu tư, phát triển vùng sản xuất tập trung trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Sản xuất, phát triển giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản. Sản xuất đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, chế phẩm sinh học, thuốc thú y chăn nuôi và thủy sản.
Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và các công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, thủy sản.
Đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, dược liệu, tinh chế muối; sản xuất máy, thiết bị, chất phụ gia, phụ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm; công nghệ giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm, tập trung, công nghiệp; sản xuất hàng thủ công; sản phẩm văn hóa, dân tộc truyền thống.
Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt tại nông thôn; thu gom xử lý chất thải làng nghề; đầu tư hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, công trình thủy lợi và hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
Doanh nghiệp dẫn dắt các chuỗi giá trị
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính để thu hút mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian tới, doanh nghiệp nông nghiệp được coi là lực lượng dẫn dắt các chuỗi giá trị nông nghiệp và tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát triển kinh tế – xã hội.
Để có thể thu hút và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trong nông nghiệp, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp theo các Nghị định: số 52/2018/NĐ-CP, số 57/2018/NĐ-CP, số 58/2018/NĐ-CP, số 98/2018/NĐ-CP.
Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận có thời hạn lâu dài với đất đai, phù hợp vớicác quyền sử dụng hợp pháp của nhà đầu tư; tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án; xây dựng cơ chế khuyến khích mạnh mẽ hơn các nhà đầu tham gia xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Thực hiện Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp cũng sẽ khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân sản xuất trong ngành nông lâm thủy sản chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại về tài chính do các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất. Các cá nhân, doanh nghiệp tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện các chính sách nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp, giúp giảm chi phí đào tạo ban đầu cho các nhà đầu tư, đặc biệt cho các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư./.”
BÍ MẬT KHO BÁU TRÊN ĐỈNH TUYẾT SƠN Hoàng Kim
Tuyết Sơn phi hồ là bộ tiểu thuyết đầu tiên trong 14 bộ tiểu thuyết nổi tiếng của nhà vănKim Dung, một trong ba văn hào được nhiều người đọc nhất của Trung Quốc đương đại. Kim Dung, Vương Mông, Mạc Ngôn bạn thích ai? câu hỏi này thuộc về sự đánh giá của bạn. Nhưng dẫu bạn thích ai thì Kim Dung vẫn là một trong những ngọn Tuyết Sơn hùng vĩ của nền văn học Trung Hoa và thế giới. Vượt lên mọi sự khen chê, Tuyết Sơn phi hồ là một trong những đỉnh cao văn chương Trung Hoa và Thế Giới được nhiều nhà văn tài năng ao ước chinh phục và đã được chuyển thể nghệ thuật điện ảnh.
Đỉnh Everest và truyện Tuyết Sơn phi hồ
Đỉnh Everest (còn gọi là đỉnh Chomolungma) là nóc nhà cao vọi của thế giới. Đây là đỉnh núi cao nhất Trái Đất với độ cao 8848 mét so với mực nước biển. Đỉnh Everest thuộc biên giới giữa Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc) là nơi được nhiều người leo núi mơ ước khám phá. Đỉnh Everest được Andrew Scott Waugh, người Anh, tổng trưởng quan trắc của Ấn Độ đặt tên tiếng Anh là Everest. Ông viết: …”Tôi được Ngài đại tá George Everest quan cấp trên và là người tiền nhiệm đáng kính của tôi, dạy rằng cần đặt cho mỗi đối tượng địa lý bằng tên địa phương hoặc tên riêng thổ ngữ xứ đó. Ngọn núi này có lẽ là ngọn núi cao nhất thế giới, nhưng không có tên địa phương hoặc tên riêng thổ ngữ nào mà chúng tôi biết đến, mà nếu như được biết đến, thì cũng không biết là đến khi nào mới chắc chắn trước khi chúng tôi được cho phép đi xuyên qua Nepal… Tạm thời tôi xin mạn phép đặt tên… một cái tên mà sẽ được biết đến giữa các công dân và trở thành một từ thông dụng giữa các quốc gia văn minh.
Đỉnh Everest tiếng Tây Tạng gọi là Chomolangma (Thánh mẫu của vũ trụ), tiếng Trung Quốc gọi là Thánh Mẫu Phong “đỉnh núi của Thánh mẫu” do phiên âm từ tiếng Tây Tạng. Đỉnh Everest tiếng Nepan dịch nghĩa được gọi là “trán trời”.
Bạn có thể tìm thấy danh sách những người lên đến đỉnh của nóc nhà thế giới tại trang CNM365. Chào ngày mới 29 tháng 5. Edmund Hillary và Tenzing Norgay trở thành những người đầu tiên lên đến đỉnh Everest ngày 29 tháng 5 năm 1953, Junko Tabei Người Nhật là phụ nữ đầu tiên trên đỉnh núi vào 16 tháng 5 năm 1975; Erik Weihenmayer là người mù đầu tiên leo tới đỉnh của Everest ngày 25 tháng 5 năm 2001. Trước ngày 29 tháng 5 năm 1953 và từ ngày đó đến nay đã có nhiều người mạo hiểm chinh phục đỉnh núi Tuyết nhưng nhiều người không trở về.
Mai Lý tuyết sơn (Meili Xue Shan) là dãy núi ở Khu tự trị dân tộc Tạng Địch Khánh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đỉnh Kawagebo cao 6.740 mét, trên dãy núi trùng điệp này, nằm ở huyên lỵ Đức Khâm, của biên giới Tây Tạng, Địch Khánh và gần biên giới với Myanma . Đỉnh núi Kawagebo tuy thấp hơn đỉnh Everest nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai leo đến tới đỉnh mà không thiệt mạng, do hiểm trở với sáu ngọn núi cao hơn 6000 m tuyết phủ vĩnh cữu.
Tuyết Sơn phi hồ (Flying Fox of Snowy Mountain) là bộ tiểu thuyết võ hiệp đầu tay của Kim Dung đăng trên Minh báo năm1959, Phi hồ ngoại truyện được viết năm 1960 (sau Tuyết Sơn Phi Hồ một năm) kể về điển tích võ học tinh hoa của Hồ Phỉ nhân vật chính truyện. Tuyết Sơn phi hồ là bộ sách đầu tiên và Lộc Đỉnh Ký là bộ sách cuối cùng tâm đắc nhất của Kim Dung. Ông nói rằng ông gửi gắm những điều vi diệu tâm đắc nhất của ông vào hai bộ sách khai tập và kết thúc này. Tôi e rằng những người đọc và hiểu hết những điều thâm hậu của ông là không nhiều.
Tuyết Sơn phi hồ kể lại câu chuyện tranh giành bảo đao Thiên Long của Sấm Vương Lý Tự Thành vào năm Càn Long thứ 48 thời nhà Thanh, thực chất là sự tranh giành kho báu trên đỉnh núi Tuyết.
Nguồn gốc câu chuyện khởi đầu khi Lý Tự Thành thất bại ở Bắc Kinh phải rút về núi Cửu Cung và bị vây. Ông cùng bốn cận vệ thân tín, võ công cao cường là Hồ, Miêu, Phạm, Điền chôn giấu kho báu trên Ngọc Bút Sơn của đỉnh núi Tuyết, bí mật chìa khóa kho báu giấu ở thanh bảo đao Thiên Long và cây trâm của Ngọc Lan. Sau khi ba người Miêu, Phạm, Điền phá vây đi cầu viện binh trở về thì Lý Tự Thành mất tích, người họ Hồ, ngoại hiệu Phi thiên hồ ly đã trá hàng Ngô Tam Quế để mưu cứu Lý Tự Thành, nhưng bị ba người em hiểu lầm và ám hại. Ông cam chịu chết mà không chống trả.
Câu chuyện ân oán giữa con cháu họ kéo dài đến năm 48 thời Càn Long nhà Thanh với Phúc Khang An, Nhân vật võ lâm lẫy lừng danh tiếng Miêu Nhân Phụng “đi khắp thiên hạ không có ai địch thủ” đã chấp nhận quyết đấu với Tuyết Sơn Phi Hồ ngoại hiệu của Hồ Phỉ trẻ tuổi tài cao danh chấn Tuyết Sơn. Câu chuyện về họ là một khúc ca bi tráng với một thiên tình sử cảm động.
Năm 2007, một đoạn trích trong tác phẩm này đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa môn ngữ văn tại Trung Quốc, thay thế AQ chính truyện, đã gây nên nhiều dư luận rất khác nhau.
Trung Quốc đang muốn vẽ lại biểu tượng người Trung Hoa mới thay thế AQ
Hình tượng Mao Trạch Đông thời trẻ nay sừng sững trên núi Tuyết khiến người ta liên tưởng trận đấu sinh tử của Hồ Phỉ tuổi trẻ anh hùng nghĩa hiệp và nhân ái trên đỉnh Tuyết Sơn. Mao Trạch Đông có bài thơ Tuyết – Thẩm Viên Xuân – mô tả về núi sông hùng vĩ , đánh giá về hào kiệt các thời của đất nước Trung Hoa và bài thơ Côn Lôn – Niệm Nô Kiều – chính là ngầm ý nói về sự hùng vĩ của Tuyết Sơn và hùng tâm tráng khí cách mạng của ông cải tạo Trung Hoa và Thế Giới
TUYẾT
Mao Trạch Đông
Cõi bắc xinh thay
Nghìn dặm băng dày
Vạn dặm tuyết gieo
Ngắm Trường Thành bát ngát
Trong, ngoài trắng dải
Đại Hà trên, dưới
Bỗng sóng ngừng reo
Núi: rắn bạc vờn
Gò: voi sáp ruổi
Muốn thách trời ai kẻ thấp cao
Khi trời hửng
Ánh hồng lồng ánh bạc
Rất đỗi yêu kiều
Non sông xinh đẹp dường bao
Khiến vô số anh hùng cúi rạp theo
Tiếc Tần hoàng, Hán Vũ
Kém phần văn vẻ
Đường tông, Tống tổ
Thiếu mực phong tao
Khét tiếng một thời
Thành Cát Tư Hãn
Chỉ biết giương cung bắn ó, diều
Xưa đã khuất
Nhìn trời nay hẳn thấy
Nhân vật phong lưu.
Bắc quốc phong quang,
Thiên lý băng phong,
Vạn lý tuyết phiêu.
Vọng Trường thành nội ngoại,
Duy dư mãng mãng;
Đại hà thượng hạ,
Đốn thất thao thao.
Sơn vũ ngân xà,
Nguyên trì lạp tượng,
Dục dữ thiên công thí tỷ cao.
Tu tình nhật,
Khán hồng trang tố lý,
Phân ngoại yêu nhiêu.
Giang sơn như thử đa kiều,
Dẫn vô số anh hùng cạnh chiết yêu.
Tích Tần Hoàng Hán Võ,
Lược thâu văn thái;
Đường Tông Tống Tổ,
Tiêu tốn phong tao.
Nhất đại thiên kiêu,
Thành Cát Tư Hãn,
Chỉ thức loan cung xạ đại điêu.
Câu vãng hĩ,
Sổ phong lưu nhân vật,
Hoàn khán kim triêu.
CÔN LÔN
Mao Trạch Đông
Dọc ngang trời đất
Ngút Côn Lôn thấy khắp cõi đời xuân sắc
Cuộn bay rồng ngọc ba trăm vạn
Khuấy cả bầu trời lạnh ngắt
Mùa hạ tuyết tan
Hai sông tràn ngập
Lắm kẻ thành cá tôm
Công tội nghìn năm
Ai đã cùng ngươi chỉ vạch?
Mà nay ta bảo Côn Lôn:
Không cần quá cao, không cần bấy nhiêu tuyết
Sao tựa được trời rút bảo kiếm
Đem ngươi chặt làm ba khúc?
Một gửi Châu Âu
Một tặng Châu Mỹ
Một trả về Đông quốc
Thế giới thái bình
Ấm lạnh chung đều quả đất.
Hoành không xuất thế,
Mãng Côn Lôn, duyệt tận nhân gian xuân sắc.
Phi khởi ngọc long tam bách vạn,
Giảo đắc chu thiên hàn triệt.
Hạ nhật tiêu dung,
Giang Hà hoành dật,
Nhân hoặc vi ngư miết.
Thiên thu công tội,
Thuỳ nhân tằng dữ bình thuyết?
Nhi kim ngã vị Côn Lôn:
Bất yếu giá cao, bất yếu giá đa tuyết.
An đắc ỷ thiên trừu bảo kiếm,
Bả nhữ tài vi tam tiệt?
Nhất tiệt di Âu,
Nhất tiệt tặng Mỹ,
Nhất tiệt hoàn Đông quốc.
Thái bình thế giới,
Hoàn cầu đồng thử lương nhiệt.
Kho báu trên núi Tuyết
Những hé lộ về bí mật kho báu trên núi Tuyết đã giúp tư liệu đánh giá ba vấn đề lớn tồn nghi trong lịch sử: 1) Ngoại giao thời vua Càn Long với nhà Tây Sơn. 2) Lý Tự Thành và kho báu nhà Minh 3) Vì sao Trung Quốc quyết không cho Tây Tạng tự trị?.
1) Ngoại giao thời vua Càn Long với nhà Tây Sơn
Vua Càn Long sau thất bại nặng nề của nhà Thanh trong chiến tranh với Tây Sơn đã sai danh tướng Phúc Khang An thay thế Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng. Phúc Khang An được giao quyền tùy cơ hành xử và phao tin điều động thêm 50 vạn quân để ứng chiến vùng biên giới nhằm hư trương thanh thế. Phúc Khang An nguyên là đặc sứ phụ trách hậu cần cho đội quân của Tôn Sĩ Nghị là người mà vua Càn Long đặc biệt yêu quý và tin cẩn. Phúc Khang An dân gian cho rằng đó là con ngoài giá thú của vua Càn Long với em gái của Hoàng Hậu.
Sự thật là, vua Càn Long đang cố tìm kiếm một thắng lợi ngoại giao với nhà Tây Sơn cho “thập toàn đại công” của ông thay vì tìm kiếm một thắng lợi quân sự vừa rất khó khan trong lúc nhà Thanh đang phải xử lý một vấn đề cơ mật tối quan trọng tại Tây Tang.
Theo chính sử, năm 1789, kho vàng tại tu viện Mật Tông ở Tây Tạng là điểm quan tâm lớn nhất của vua Càn Long vì bị quân Khuếch Nhĩ Khách Mông Cổ dòm ngó chuẩn bị tấn công. Vua Càn Long đã 78 tuổi, ông có tính toán riêng về người kế vị là Hoàng tử Gia Khánh và phúc tướng Phúc Khang An nên việc cơ mật này không thể cử ai khác mà phải chính là Phúc Kháng An đảm nhiệm. Lưỡng Quảng và Đại Việt tuy cũng cần sớm an định, nhưng điểm nóng Cam Túc là bệnh gan ruột làm vua Thanh rất lo nghĩ, trong khi nước Nam ở xa xôi, Nguyễn Huệ anh dũng thiện chiến không thể xem thường nên vua Càn Long lựa ý vỗ về hơn là đem binh thảo phạt.
Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp sớm biết tình thế nên đã đón ý hoặc phân vai mật trao đổi với nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ thấy rõ chỗ yếu của quân Thanh và biết họ đang tìm cách để giảng hòa, trong khi ông cũng đang bận tâm xử lý phía Nam. Do vậy sau khi Nguyễn Huệ thắng trận đã sai mang nhiều vàng bạc hối lộ Phúc Khang An và Tả giang Binh bị đạo Thang Hùng Nghiệp để nghị hòa và cho cháu là Nguyễn Quang Hiển lên cửa ải Nam Quan cầu phong và xin cho Nguyễn Huệ được về Bắc Kinh triều kiến Càn Long. Mưu mẹo này là sự thông đồng giữa hai bên với sự thách giá trả giá bên trong và cách qua mặt vua Lê Chiêu Thống cùng số cựu thần nhà Lê chỉ là sự hợp lý hóa. Bài viết “Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn” là tư liệu quý trong chính sử đề nghị xem kỹ để hiểu rõ.
Lê Chiêu Thống tiếp tục xin nhà Thanh cho quân cứu viện. Nhà Thanh, phần sợ Quang Trung, phần đã ngán ngẩm việc chinh chiến, nên chỉ hứa hão với Chiêu Thống mà không cho quân. Thân vương nhà Thanh là Phúc Khang An hứa giúp quân cho Chiêu Thống, nhưng lại tâu với vua Thanh Càn Long rằng Chiêu Thống không còn muốn trở về nước nữa. Phúc Khang An được hưởng nhiều lợi từ nhà Tây Sơn, nhận rõ tình thế và có dụng ý riêng, nên đã dâng biểu xin hoàng đế Càn Long bãi binh, đồng thời ông cũng chỉ thị cho Thang Hùng Nghiệp gửi mật thư cho Quang Trung gợi ý nên hoà hiếu, tránh binh đao và lập các mẹo mực bang giao để giữ thể diện cho vua Càn Long mà tránh được chiến tranh.
Thư ngoại giao “Trần tình biểu” của vua Quang Trung lúc đầu khá cứng rắn nhưng với sự mưu kế của Thang Hùng Nghiệp nên đã nhẹ đi rất nhiều. Tây Sơn theo phương lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, đã nhanh chóng bình thường hóa bang giao với phương Bắc.Nhà Thanh đồng ý hủy bỏ việc động binh để trả thù, và tiếp nhận sứ thần của Tây Sơn. Vua Quang Trung phải dâng biểu “Nộp lòng thành”, nộp cống phẩm. Nhà Thanh đã chịu chấm dứt chiến tranh, nhưng vẫn chưa chịu thừa nhận Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương. Phúc Khang An viết cho vua Quang Trung một bức thư dài báo cho vua Quang Trung biết là vua Càn Long đã ban cho Quang Trung một chuỗi hạt trai, “Ơn trời cao đất dày đến thế là tốt lắm” lại báo cho vua Quang Trung biết rằng: bọn Lê Duy Kỳ đã bị róc tóc, mặc quần áo kiểu người Thanh, đã bị đưa đi an trí ở “ngoại biên” “quyết không cho về nước nữa”. Rồi sau đó Phúc Khang An đòi Tây Sơn phải làm miếu thờ Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống. Lại cho biết là khoảng tháng bảy, tháng tám năm Canh Tuất (1790) nhà Thanh sẽ làm lễ bát tuần vạn thọ vua Càn Long “Có hàng vạn nước vượt biển trèo non đem ngọc xe lễ vật đến chầu“. Phúc Khang An yêu cầu vua Quang Trung đến ngày đó cũng phải “chỉnh trang” sang chầu, và như thế phải khởi hành vào tháng tư năm Canh Tuất (1790)
Đáng chú ý là sau đó, vua Càn Long xuống chỉ cho vua Quang Trung đại ý nói: do quân Thanh vượt biên giới đến Thăng Long, Nguyễn Huệ phải đem quân ra để hỏi Lê Duy Kỳ vì cớ gì cầu cứu thiên binh; vì bị quân Thanh đánh, quân Tây Sơn bất đắc dĩ phải đánh lại; gặp lúc cầu phao đứt, nên quân Thanh bị chết hại nhiều. Trong tờ chỉ Càn Long còn nhận rằng Nguyễn Huệ đã bắt và giết hết những người đã giết Hứa Thế Hanh và Sầm Nghi Đống. Ông còn cho rằng khi quân Thanh vào Thăng Long, ông đã ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị rút quân về nước, vì Sĩ Nghị không tuân lệnh, cho nên có trận đại bại vào đầu năm Kỷ Dậu. Ông lại đòi lập đền thờ Hứa Thế Hanh và Sầm Nghi Đống, và đòi vua Quang Trung phải đích thân sang Yên Kinh triều cận vào dịp Càn Long làm lễ bát tuần vạn thọ năm Canh Tuất. Ông lại nhắc rằng “Lê Duy Kỳ hèn lười, không tài, bỏ ấn trốn đi, chiểu theo pháp luật của Thiên triều phải tội nặng; rằng ông quyết an trí bọn chúng ở Quế Lâm, không bao giờ cho về nước nữa; rằng ông đã ra lệnh cho Phúc Khang An đưa phái đoàn Nguyễn Quang Hiển đến xem chỗ bọn Lê Duy Kỳ ở” Nhưng rồi vua Quang Trung viện cớ là mình chưa được phong vương, sợ có điều bất tiện khi gặp các vị quốc vương các nước ở Yên Kinh. Thế là Càn Long đành phải phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương để có điều kiện đến Yên Kinh triều cận một cách đàng hoàng. Vua Càn Long qua Phúc Khang An lại ra điều kiện đòi triều Tây Sơn phải đúc người vàng đem cống như các triều đại trước. Ngô Thì Nhậm đã viết cho Phúc Khang An bức thư, trong đó có đoạn:
“Quốc trưởng nước tôi vùng lên từ thủa áo vải, nhân thời biết việc, đối với vua Lê vốn không có danh phận vua tôi. Mất hay còn là do số trời; theo hay bỏ là do lòng người. Quốc trưởng tôi có ý cướp ngôi của nhà Lê đâu mà lại coi như kẻ thoán đoạt. Trước đây Tôn bộ đường đem quân đến, quốc trưởng nước tôi bất đắc dĩ phải đem quân ra ứng chiến, không hề có ý xâm phạm biên cảnh để mang tội. Nay đại nhân theo lệ cũ của Trần, Lê, Mạc bắt cống người vàng, như vậy chẳng hóa ra quốc trưởng nước tôi được nước một cách quang minh chính đại mà lại bị coi như hạng ngụy Mạc hay sao? Như thế thì tấm lòng kính thuận sợ trời thờ nước lớn cũng bị coi như việc nhà Trần bắt Ô Mã Nhi, nhà Lê giết Liễu Thăng hay sao?…Mong đại nhân noi theo mệnh lớn, miễn cho nước tôi lệ đúc người vàng để tiến cống…”
Nguyễn Huệ trong thư này đã nói rõ rằng các vua Việt Nam thời trước sở dĩ phải cống người vàng là để chuộc một tội lỗi nào đó đối với Thiên triều còn Nguyễn Huệ tự coi không có tội gì với nhà Lê và cũng không có tội gì với nhà Thanh nên Tây Sơn không thể đúc người vàng để tiến cống.
Tháng 7 năm 1789, Càn Long ra chỉ dụ phong Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương. Tháng 1 năm 1790, Hoàng đế Quang Trung giả (do Phạm Công Trị, cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu đóng) đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long. Đoàn sứ bộ Tây Sơn gồm 159 người có giả vương Nguyễn Huệ và Nguyễn Quang Thùy (mà vua Càn Long tưởng là hoàng thái tử của Nguyễn Huệ). Mục đích khác của đoàn sứ là thăm dò thái độ của nhà Thanh đối với vị vua lưu vong Chiêu Thống của nhà Lê. Đại quan nhà Thanh là Phúc Khang An, từng sang chiến trường Đại Việt đứng sau lưng đoàn sứ bộ, nên nhiều tướng lĩnh nhà Thanh biết người cầm đầu sứ bộ không phải Nguyễn Huệ, nhưng ngại gây hấn nên không nói ra.
Sứ thần Tây Sơn đi đợt đó có Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích (thượng thư, nhà ngoại giao, quê Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh, tiền bối của nhà sử học Phan Huy Lê, giáo sư nhà giáo nhân dân, là một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam hiện đại, người có ảnh hưởng lớn đến chính sử hiện tại trong sự đánh giá nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn), Vũ Huy Tấn ( Thị lang bộ Công, tước bá, sau khi đi sứ về ông được phong làm Thượng thư bộ Công, tước Hạo Trạch hầu. Dưới triều Cảnh Thịnh ông được đặc cách lên hàng Thượng trụ quốc, Thị trung đãi chiếu Thượng thư). Sứ đoàn Tây Sơn lần đó cũng có Nguyễn Nể là anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du và Đoàn Nguyễn Tuấn là anh vợ Nguyễn Du. Dọc đường đi, đoàn sứ giả có gặp hành tung của một số người họ Nguyễn ở Quảng Tây và sau đó cùng đi lên Yên Kinh. Người đời sau ngờ rằng đó chính là Nguyễn Du và Hà Mỗ.
Đoàn sứ thần Tây Sơn có giả vương Nguyễn Huệ làm thế nào để che mắt sứ đoàn vua Lê Chiêu Thống hiển nhiên có mặt?. Phúc Khang An đã ngầm thông đồng mưu kế với Tây Sơn: “Tìm một người diện mạo giống quốc vương đi thay. Việc này chỉ có Công gia, Thang đại nhân, Vương đại nhân và ta là bốn người biết mà thôi. Nếu sợ Lê Duy Kỳ biết, ta bẩm ngay với Công gia đem 1000 người bọn ấy giữ kỹ không cho ra ngoài, còn ai biết được nữa”. (theo Bang giao tập, ngoại giao nhà Tây Sơn).
Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn thực chất là như vậy! Người đời sau vốn tin vào “Hoàng Lê Nhất thống chí”, các chứng cứ của Phan Huy Ích và Bang giao tập, mà ít để ý đến bí mật kho báu Tây Tạng, Cam Túc trong sự chuyển giao ngai vàng. Phúc Khang An cần nhanh chóng lập được đại công quản lý Lưỡng Quảng và vỗ yên Đại Việt để tính toán vị thế đối trọng danh chính ngôn thuận với ngôi vua mà vua Càn Long chuyển giao cho Gia Khánh đang đến rất gần. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc tới kế sách, thái độ của vua Càn Long và Phúc Khang An đối với Lê Duy Kỳ.
Lê Quý Kỳ và các cựu thần nhà Lê có đối sách ngoại giao gì? sách Cương mục viết:“Nhà vua căm giận vì bị người Thanh lừa gạt, bèn cùng các bầy tôi là bọn Phạm Như Tùng, Hoàng Ích Hiểu, Lê Hân, Nguyễn Quốc Đống, Nguyễn Viết Triệu, Lê Quý Thích, Nguyễn Đình Miên, Lê Văn Trương, Lê Tùng và Lê Thức mười người uống máu ăn thề, làm bài biểu định đưa lên vua Thanh để xin quân cứu viện, nếu không được thì xin được đất hai châu Tuyên Quang và Thái Nguyên để quay về giữ việc thờ cúng tổ tiên hay là cùng nhau lén về Gia Định nương nhờ triều ta (triều Nguyễn Ánh) để dần dà toan tính việc khôi phục, chứ quyết không chịu sống thừa ở đất Bắc.”
Năm 1791, Lê Duy Kỳ thấy không thể mong chờ viện binh của quân Thanh nên đã trở về chiếm đất Tuyên Quang, Cao Bằng dựa vào thế lực của tù trưởng Nùng Phúc Tấn, Hoàng Văn Đồng, liên kết với Trình Cao, Quy Hợp, các vùng Trấn Ninh của Vạn Tượng mưu đánh Nghệ An. Nguyễn Huệ sai trấn tướng Nguyễn Quang Diệu và đô đốc Nguyễn Văn Uyển đem năm nghìn tinh binh theo đường thượng lộ Nghệ An tiến đánh chiếm được Trấn Ninh, diệt Trịnh Cao, Quy Hợp. Vua nước Vạn Tượng phải bỏ thành mà chạy. Quang Diệu thừa thắng đuổi dài đến tận Xiêm La, chém tướng Vạn Tượng là tả súy Phan Dung và hữu súy Phan Siêu, sau đó kéo quân về Bảo Lộc. Nùng Phúc Tấn và Hoàng Văn Đồng thế cùng không chống đỡ nổi đều bị quân Quang Diệu giết chết. Nguyễn Quýnh em Nguyễn Du quay trở về Hồng Lĩnh khởi nghĩa bị bắt và bị giết năm 1791 tròn 30 tuổi, dinh thự và làng Tiên Điền bị đốt sạch. Vua Lê Chiêu Thống cô thế với các cựu thần trung thành lại phải về Yên Kinh.
Nguyễn Huệ sau khi đã được nhà Thanh phong làm An Nam quốc vương và truy sát đuổi dài tận diệt những mầm mống hồi phục nhà Lê và các cựu thần nhà Lê ứng nghĩa, đã đặt thể chế Hoàng Đế, lập Lê Thị Ngọc Hân làm Bắc Chính cung Hoàng hậu, phong con trưởng là Nguyễn Quan Toản làm thái tử, chọn Nghệ An làm thủ đô với tên Phượng Hoàng trung đô, đắp thành đất ở núi Kỳ Lân, dựng lầu điện, chia cả nước thành các trấn để cai trị, định quan danh, làm sổ ba tịch đinh điền, phát thẻ tín lệnh (tương tự CMND ngày nay) để quan lý hộ tịch hộ khẩu. Về đối ngoại xin mở cửa ải hải quan giao thương với nhà Thanh ở Cao Bằng, Lạng Sơn để dân hai nước họp chợ thông thương, lại xin đặt phái bộ đại diện ở phủ Nam Ninh trong nội địa Trung Quốc, xin cưới công chúa nhà Thanh. Tất cả những điều Nguyễn Huệ đề đạt với vua Càn Long đều được vua Càn Long đồng ý.
Thương thay, Nguyễn Du quyết ý không theo nhà Tây Sơn “Phượng bay cao phi ngô đồng không đỗ. Sỹ ẩn minh phi minh chủ không thờ” do nhìn thấu những bất hòa trong nội tình nhà Tây Sơn và phương thức xử lý đại cục nên không chịu ra làm quan. Vua Càn Long sau này khi Nguyễn Du làm chánh sứ triều Nguyễn đã đích thân tự tay viết bức đại tự tặng Nguyễn Du nay lưu lại ở di tích lịch sử Nguyễn Tiên Điền quả là sâu sắc.
Kim Dung Tuyết Sơn Phi Hồ đã góp phần vén bức màn lịch sử ấy.
2) Lý Tự Thành và kho báu nhà Minh
Phúc Khang An chết. Sấm Vương Lý Tự Thành cùng bốn thủ hạ thân tín lộ diện trong kho báu trên đỉnh núi Tuyết vào năm Càn Long thứ 48 thời nhà Thanh là những bài học tinh tế của cuộc sống. Lời bình luận xin nhường cho bạn đọc.
3) Vì sao Trung Quốc quyết không cho Tây Tạng tự trị ?.
Kho báu chôn giấu ở đâu? nguồn tài chính, cổ vật, báu vật của các triều đại, dòng họ giữ ở đâu khi thời thế thay đổ. Núi cao, đảo xa, trung tâm tài chính ổn định là những điểm chính.
Tài liệu Rampa Đức Đạt – lai Lạt – ma tiên tri và tái sinh đã hé mở những bí mật về kho báu Lasha Tây Tạng.
Rampa viết: “Rampa đi nhiều quốc gia trên thế giới và bùi ngùi nhìn lại đất nước Tây Tạng của mình, tự nhận xét: Bề ngoài Tây Tạng không có nguồn lợi kinh tế nào đáng kể, vì mặt đất cằn cỗi toàn đá cứng, đồng ruộng núi đồi quanh năm tuyết phủ. Nhưng thực ra, trong lòng đất “Tây Tạng cũng có đủ những mỏ vàng, mỏ bạc và uranium”, nhiều không kể xiết “những tượng Phật đúc bằng vàng khối, những đĩa vàng, chén vàng, những xác ướp bọc vàng- tại xứ này vàng không phải là một kim loại hiếm quý – mà là một kim khí linh thiêng”. Người dân bao đời giữ niềm tin mỏ vàng mỏ bạc “là long mạch của quốc gia” nên nếu khai quật sẽ mang lại tai ương không lường trước được. Tài nguyên ẩn kín và vị trí chiến lược của Tây Tạng trên dãy Hymalaya thu hút “lòng tham không đáy” của các quốc gia quen lấy “sự chiếm đoạt tài sản của nước khác” làm tài sản của mình, đã nâng các cuộc xâm lược đẫm máu lên hàng quốc sách (L. Rampa – sđd. tr. 88).
Trung Quốc đang khuấy động Hymalaya – Tây Tạng (tổ sơn) và khuấy nhiễu biển Đông (tổ long), sẽ phải gánh chịu hậu quả khủng khiếp“.
Kim Dung Tuyết Sơn phi hồ là những bài học thú vị.
NGUỒN SON NỐI PHONG NHA
Hoàng Kim
Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh..là em út của năm anh chi em trong một gia đình nông dân nghèo. Nhà cũ của cha mẹ tôi ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng ngôi nhà tuổi thơ thì lại ở phía sau gốc bần, và rặng tre gần Chợ Mới Làng Minh Lệ, ngã ba sông Linh Giang (Sông Gianh) nơi hợp lưu của hai nhánh phụ là Nguồn Son (trái) và Rào Nan (phải) của ảnh đầu trang và ảnh này
LINH GIANG
Nhà mình gần ngã ba sông.
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
Bài thơ “Linh Giang” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi . Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không thể quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân. Mẹ tôi mất sớm (Mồng Ba Tết Giáp Thìn 1964), cha tôi bị bom Mỹ giết hại (29 tháng 8 Mậu Thân 1968).anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi.
NGUỒN SONVÀ CHỢ MỚI
Cha mẹ tôi sau lần chuyển nhà về Chợ Mới, thì sinh kế chính của cha tôi là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ thảng hoặc những hôm làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh.
Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh
Tôi nhớ mãi một câu chuyện tuổi thơ.
Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại.
Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên.
Lời thầy Cao Lao Hạ
Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc.
Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi:
– Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói.
– Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất.
– Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn?
– Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò.
Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ?
– Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi.
– Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm.
– Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao?
– Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi.
– Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình.
– Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói .
– Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài.
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói
. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..
– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.
– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.
– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:
– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.
– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói
– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.
Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.
Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.
Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ.
CẦU BẠCH SÔNG NGỌC LAM KINH
Đỗ Dung ảnh đẹp, bạn mình thật duyên Hoàng Kim
MAY MÀ… Lê Đình Cánh
May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Tháp xưa còn tiếng chuông lành
Tường rêu còn nhuộm sứ sành sắc lam.
May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo
Nhà vườn còn gác trăng treo
Còn diều khuê các bơi chèo gió xanh.
Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát, Cổ thành gạch tan
Hán Nôm nghìn tuổi thành than
Nền xưa dấu cũ hoang tàn nắng mưa.
Lê Đình Cánh là một trong những nhà thơ mà tôi yêu thich. Trong khi lục bát Đồng Đức Bốn xuất thần, bạo liệt, có lúc bụi bặm… Lục bát Nguyễn Duy tài hoa mà hóm hỉnh, thì lục bát Lê Đình Cánh cứ rỉ rả mà thâm trầm sâu cay. Thọ Xuân là quê ông,”May mà” là bài thơ ông nói về quê mình?? Ở đó có Lam Kinh, một khu di tích rộng khoảng 30 ha ở xã Xuân Lam. Lam Kinh có đến 14 công trình di tích như Ngọ môn, Sân rồng, Chính điện Lam Kinh, Khu thái miếu triều Lê sơ, Lăng mộ các vua và hoàng hậu, Vĩnh lăng, Bia Vĩnh Lăng, Hựu lăng, Chiêu lăng, Dụ lăng, Kinh lăng, Khu đền thờ Lê Lợi, Khu đền thờ Lê Lai, Đền thờ Bố Vệ. Nhà nước đã bỏ ra vô số công sức và tiền của để tôn tạo phục chế lại Lam Kinh nhưng rồi không hiểu sao vong linh các vua Lê cứ hỏi nhau nơi đây là đâu nhỉ? Có phải là Lam Kinh vàng son trên đất Thọ Xuân không? Lê Đình Cánh làm thơ chứ không làm vua nên ông không hỏi thế. Mà hỏi ai? và ai trả lời? ông chỉ hú vía thốt lên “may mà” nghe sao mà ai oán.
May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Đọc đến đó chưa ai hiểu nhà thơ nói gì. Thì Huế vẫn còn cho nên Unesco mới phong tặng danh hiệu Di sản văn hoá của nhân loại chứ sao. Tiếp theo tác giả vẫn tiếp tục rỉ rả với cố đô Huế
May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo…
…
Thế rồi đột ngột như cầu thủ nhà nghề phạt trực tiếp 11 mét. Tác giả cho bóng vào gôn
Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát cổ thành gạch tan
Lê Đình Cánh tuyệt nhiên không nói đến Lam Kinh, vì sao vậy? vì Xứ Thanh là phát tích nhiều triều đại vua chúa chứ đâu chỉ có các đời vua thời hậu Lê. Có lẽ những Lê Hoàn, những chúa Trịnh, chúa Nguyễn rồi vua Nguyễn cũng không còn lăng tẩm mà về vì hậu duệ thời a còng đang làm cái việc gọi là duy tu và tôn tạo các di tích lich sử và văn hoá…
Nguồn từ Blog HOCMOINGAY
NỐT LẶNG BÊN ĐỜI Hoàng Kim
Ta vừa mới Đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Nay thung dung dạo gót ngắm Đôi bờ
Nốt lặng bên đời sớm xuân thưởng thức
Nghe tơ trời gió mát lẫn vào thơ.
Cho em mượn, nắng và mây anh nhé
Để lang thang cùng với cánh chim trời
Cho em mượn, gió và mưa anh nhé
Để yếu mềm cùng với mảnh buồm trôi
Cho em mượn những câu thơ anh nhé
Để lẳng lơ cùng nốt lặng bên đời
Cho em mượn cây cọ màu anh nhé
Để ngoại tình cùng bức vẽ tinh khôi
Em sẽ trả
Đôi vai mình bé nhỏ
Cho anh gục đầu…
Nơi cõi thực đầy vơi…
Tôi có một anh bạn làm phóng viên viết về mảng thời trang và văn hoá ở một tờ báo ăn khách nọ. Hắn biết tôi thích ngắm gái đẹp, lại có chút năng khiếu “hỏi xoáy đáp xoay “ nên mỗi lần đi phỏng vấn hoa hậu, người mẫu, hắn thường rủ tôi đi cùng. Năm trước, nhờ có tôi mà bài phỏng vấn hoa hậu X của hắn, báo bán chạy như tôm tươi, hắn được Tổng biên tập khen và thưởng cho một tháng du lịch đảo Phú Quốc để theo dõi và viết bài đưa tin về cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2014. Tôi còn nhớ như in lần đó, khi nàng ô sin đẹp tuyệt trần (tôi đã tưởng nhầm là hoa hậu) ra mở cổng và dẫn chúng tôi vào phòng khách là lúc hoa hậu X đang thử giày để tối đi dự event từ thiện. Ở một góc phòng khách, một cái tủ to tướng cơ man là giày được trưng bày như ở một cửa hàng giày thời trang trong siêu thị Tràng Tiền Plaza. Như bạn bè người thân trong nhà, nàng vẫy hắn và tôi đến bên gian hàng, nàng chỉ từng đôi, từng đôi một, giới thiệu tên hãng và xuất xứ của nó. Tôi hỏi nàng đây là cửa hàng giày cũ hay giày mới. Giọng nàng ngọt ngào và tự hào : giày xưa đấy anh . Nó đã in dấu chân em trên đại lộ Paris, đại lộ thành Rome, đại lộ Holywood v.v…Buổi phỏng vấn nàng về từ thiện lại thành buổi phỏng vấn về thời trang giày và những bước đi trên sàn catwalk . Nàng hết thử đôi này đến đôi khác, dạo những bước chân uyển chuyển. Anh bạn tôi hết đứng, lại ngồi, lại khom lưng qùi gối chụp ảnh nàng lia lịa. Còn tôi vừa ngắm nàng vừa hỏi nàng những câu hỏi bâng quơ về giày. Tôi còn nhớ một số câu hỏi đại loại như sau:
– Màu sắc giày em yêu thích là màu gì?.
– Em thích màu hồng, màu tím, màu của bình minh và màu của thủy chung.
– Vì sao em lại thích bộ sưu tập giày ?.
– Vì giày gắn liền với bước chân. Nhiều bước chân cộng lại là lịch sử của cuộc đời…
– Em có hay đi lại giày cũ không?
– Thường xuyên. Vì mỗi lần đi giày cũ em như trở về quá khứ.
– Bây giờ đi lại đôi giày lúc đăng quang hoa hậu em thấy chân mình còn vừa không? Một câu hỏi khó và một thoáng bối rối trên khuôn mặt nàng:
– Vẫn vừa. Bàn chân em vẫn không thay đổi, vẫn size 36 như lúc đăng quang.
……..Khi tôi nói chuyện với nàng, anh bạn phóng viên của tôi đã mở máy ghi âm ghi lại tất cả để làm tư liệu bài viết. Ngồi trên xe lúc ra về, hắn lại mở ra nghe và bình luận. Hắn khen nàng là hoa hậu Việt Nam thông minh nhất từ trước đến nay. Hắn khuyên tôi nên viết một bài thơ về nàng, về những đôi giày của nàng. Hắn hứa sẽ đăng trên báo của hắn và trả nhuận bút cao hơn mọi người.
……..Hắn cứ tưởng làm thơ là dễ lắm, dễ hơn viết những câu chuyện lá cải của hắn. Đã mấy tháng nay, đầu óc tôi mụ mị, chẳng viết nỗi một câu thơ nào. Nàng thơ bỏ tôi mà đi thật rồi. Để duy trì và tìm lại cảm xúc thơ, đêm nào tôi cũng miệt mài đọc thơ cho đến tận một giờ sáng rồi mới đi ngủ. Thơ trên báo Văn Nghệ Già, Văn Nghệ Trẻ, Văn Nghệ Quân Đội, Tác Phẩm Mới, thơ trên Facebook, thơ trên các trang Web, thơ tập bạn bè tặng v.v…Giữa núi thơ biển chữ tôi đâm hoang mang. Tập thơ Mùa thu gõ cửa -Lão Chiếu ( tên thật là Nguyễn Thanh Quang ) tặng tôi đã hơn tháng vẫn chưa đọc. Tôi nghĩ lão là anh vô danh tiểu tốt trong làng Văn, lão biên tập và xuất bản chắc có gì hay mà đọc. Ừ lão có nhã ý tặng thì đọc xem sao, biết đâu gặp được bài thơ hay?. Và khi đọc xong tập thơ này, tôi thấy mình đã hiểu sai lão. Với hơn một trăm bài thơ của 54 tác giả tôi đã như lạc vào một vườn hoa đầy hương sắc. Có rất nhiều câu thơ lấp lánh và nhiều bài thơ long lanh, thực sự là thơ. Ví dụ như Lời Thị Màu ( Hoàng Kim Hương ), Khúc em xa, Viết trước cổng chùa ( Đặng Khánh Cường ), Chị ngồi giặt áo ( Nguyễn Lâm Cẩn ), Hà Nội sang mùa ( Đỗ Minh Ngọc ), Gia điệu thu Hà Nội ( Nguyễn Thị Lan Anh ), Đi qua chiều Hà Nội (Dương Thu Hương) v.v…Trong đó tôi ấn tượng nhất là ba bài : Dắt mùa, Vết nứt và Ướm thử giày xưa của Duệ Mai. Trong ba bài tôi lại tâm đắc bài Ướm thử giày xưa. Vì đây là bài thơ viết về giày mà anh bạn tôi đặt hàng viết cho cô hoa hậu trong chuyến đi phỏng vấn mà tôi không sao viết nổi. Bạn thử đọc bài thơ này của Duệ Mai :
Dừng chân,
Ướm thử giày xưa
Gót qua dâu bể
Còn vừa nữa đâu!
Ngỡ như mới giập bã trầu
Mà thời gian đã nhuốm màu bạc vôi!
Dấu son trải dọc đường đời
Chỉ mình mình biết sạn rơi kẽ nào…
Tháo ra, dốc hết lao xao
Lót thêm lành lặn, trả vào khôi nguyên.
Giày xưa
Da hãy còn mềm
Chân nay
Chai đã cứng thêm mấy phần!
Thở dài, đóng lại tần ngần
Lạc giày, lạc cả bước chân…
Thôi đành!
Bài thơ thật gọn gàng xinh xắn , câu chữ giản dị , nhưng thật ám ảnh và ma mị. Bàn chân khi đã đến tuổi trưởng thành mấy khi thay đổi. Bao năm tôi vẫn đi cỡ giày 41. Nàng hoa hậu vẫn đi giày cỡ 36 đấy thôi. Thế mà Duệ Mai ướm lại giày xưa thì không vừa “ Gót qua dâu bể/ Còn vừa nữa đâu …” Chỉ thi nhân mới nói được câu này. Không vừa giày, vì trải qua dâu bể , bàn chân đã mòn đi. Cuộc đời con người là cõi tạm trần gian. Thời gian như làn mây bay qua đầu, như nước chảy qua cầu. Mỗi bàn chân gắn với một đôi giày và một số phận. Khổ đau, hạnh phúc mỗi mình ta biết. Đôi giày như người tri âm, tri kỷ biết sẻ chia , biết sạn rơi kẽ chân nào . Một khoảng thời gian, một chặng đường của một con người thường gắn bó một đôi giày. Cất giữ giày cũ là cất giữ quá khứ. Ướm thử giày cũ là để trở về với quá khứ. Và chẳng ai sống mãi với quá khứ. Rồi đành lòng gói lại quá khứ để bước tiếp với đôi giày mới và bước chân mới. Bài thơ đã chọn được một thi tứ độc đáo. Mượn giày để nói về nhân tình thế thái, nỗi buồn vui cuộc đời người.
…….Tôi đã hơi dông dài. Nhưng thật thiếu sót khi bỏ qua nghệ thuật con chữ của bài thơ này. Về hình thơ chẳng có gì mới , là thể lục bát ngắt câu mà nhiều nhà thơ hiện nay hay dùng . Nhưng sự gieo con chữ trong bài thơ Ướm thử giày xưa của Duệ Mai thì rất tài hoa . Ngôn từ rất gợi và rất ẩn dụ, nói ít hiểu nhiều: gót qua dâu bể, dấu son trải dọc đường đời, dốc hết lao xao, lót thêm lành lặn, trả vào khôi nguyên, đóng lại tần ngần, lạc giày, lạc cả bước chân. Nói về thời gian Duệ Mai cũng có cách nói rất mới , rất khác người. Chị ví thời gian đời người con gái như người nhai miếng trầu, mới đầu là đỏ thắm, là nồng say, cuối cùng là xác bã trắng, nhạt thếch : Ngỡ như mới giập bã trầu / Mà thời gian đã nhuốm màu bạc vôi!. Bài thơ là toàn bích. Nhưng chữ thôi đành kết thúc bài thơ sao an phận quá. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại cũng chẳng biết dùng chữ nào khác. Nó cũng như câu chào tạm biệt hẹn gặp lại mà mọi cuộc chia tay đều có.
……..Đến bây giờ tôi vẫn chưa biết Duệ Mai là ai, là nhà thơ chuyên nghiệp hay là người viết để giải toả lòng mình. Nàng có đẹp như thơ của nàng không? Nếu nàng còn trẻ và đi thi hoa hậu, nếu phần thi vấn đáp là câu hỏi : Bạn nghĩ gì khi đi lại đôi giày cũ của mình? Với ý thơ này tôi chắc nàng sẽ được điểm cao nhất phần thi vấn đáp. Nhưng ngôi hoa hậu, á hậu 1, á hậu 2 chẳng thuộc về nàng…
Đọc “Em tôi” của Lê Thuận Nghĩa “Bao người miếng ngập giữa làng. Hạt mè hột đậu em rang đợi người. Trúc xinh đình rộng phỡn phơi. Em tôi lặng chín cả thời xưa nay.”, tôi nhớ Hoàng Ngọc Dộ trang thơ khát vọng “Hôm nay anh được chén cơm ngon. Cửa miệng anh ăn nuốt chả trơn. Bởi lẽ ngày dài em lam lũ. Mà sao chỉ được bữa cơm tròn.“
EM TÔI Lê Thuận Nghĩa
Bao người cũ đã mới rồi
Chỉ còn em vẫn kín thời ngày xưa
Đèo heo mấy bận mút mùa
Mờ môi hút gió nhặt thưa nụ cười
Bao người đã bỏ cuộc chơi
Riêng em nhặt nắng cuối trời ra hong…
Bò hóc mắm ủ lòng tong
Để cho bò tó ấm cùng hốc hang
Bao người miếng ngập giữa làng
Hạt mè hột đậu em rang đợi người
Trúc xinh đình rộng phỡn phơi
Em tôi lặng chín cả thời xưa nay
Không lời gửi cuối đuôi mày
Mà nghe đến tận ngất ngây mùa màng
Không lời yểm dụ kim thang
Em tôi bí rợ tập tàng hồn Quê