Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 665
Toàn hệ thống 1420
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 7 THÁNG 11
Hoàng Kim
CNM365. Nông lịch tiết Lập Đông;Nguyễn Du trăng huyền thoại; Thầy bạn trong đời tôi; 500 năm nông nghiệp Brazil; Du lịch sinh thái Việt; .Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn; Đến với bài thơ hay; Nguồn Son nối Phong Nha;  Ngày 7 tháng 11 năm 1426, Quân Lam Sơn giành thắng lợi trước quân Minh trong trận Tốt Động–Chúc Động diễn ra tại Đông Quan, nay thuộc Hà Nội, Việt Nam. Ngày 7 tháng 11 năm 1867 ngày sinh  Marie Curie, nhà vật lý, hóa học người Pháp gốc Ba Lan. Bà nổi tiếng về việc nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ và là người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực vật lý và hóa học. Marie Curie là giảng viên đại học nữ đầu tiên tại Đại học Paris (Sorbonne), và vào năm 1995 thi thể của bà được mai táng tại điện Panthéon ở Paris vì những đóng góp to lớn cho nhân loại. Ngày 7 tháng 11 năm 1968 ngày mất  Phạm Ngọc Thạch, Bác sĩ, tác giả Việt Nam (sinh năm 1909). Ông là một Nhà khoa học y khoa Việt Nam, Giáo sư tiến sĩ khoa học, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1997 vì các cống hiến trong lĩnh vực khoa học; Bài viết chọn lọc ngày 7 tháng 11: Nông lịch tiết Lập Đông;Nguyễn Du trăng huyền thoại; Thầy bạn trong đời tôi; 500 năm nông nghiệp Brazil; Du lịch sinh thái Việt; .Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn; Đến với bài thơ hay; Nguồn Son nối Phong Nha;  Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong  https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-11/;

 

 

NÔNG LỊCH TIẾT LẬP ĐÔNG
Hoàng Kim

Đêm lạnh đông về chậm nắng lên
Nghe hơi sương giá buốt bên thềm
Em đi làm sớm trời đang ngủ
Giữ ấm xin đừng vội để quên.

 

 

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân
thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám chớm thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mây mưa.

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

*

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng
năm tháng đó là em.

 

 

Nguyễn Du trăng huyền thoại
NGUYỄN DU THỜI NHÀ NGUYỄN
Hoàng Kim


Mười tám năm làm quan (1802-1820)
Chính sử và Bài tựa
Gia phả với luận bàn
Bắc hành và Truyện Kiều

Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, minh sư hiền tài lỗi lạc, vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.

Linh Nhạc Phật Ý thiền sư tại Tổ Đình ngôi chùa cổ ở Thủ Đức, người đã cứu thoát Nguyễn Vương trong giấc mơ lạ
“Nguyễn Du nửa đêm đọc lại” . Cụ đã khuyên tôi phải dành thời gian soát xét rất kỹ lập hồ sơ “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế, trước khi đi sâu tìm hiểu và bàn luận bất cứ điều gì về Nguyễn Du. Theo lý giải của Cụ, là có lần tìm theo đúng dấu vết hàng năm của Nguyễn Du, theo đúng thời thế đã xảy ra và chi phối những sự kiện trọng yếu ấy, thì mới có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về bình sinh và hành trạng Nguyễn Du. Khi xác minh được những sự kiện chính tại đàng Trong đàng Ngoài và các nước liên quan trong mối quan hệ của gia tộc Nguyễn Du với phép quy chiếu lấy chính ông làm trung tâm thì thông tin ấy sẽ thực sự có ích để bổ sung các dẫn liệu về lịch sử, văn hóa, con người cho bối cảnh hình thành kiệt tác Truyện Kiều, giúp thấu hiểu ẩn ngữ “300 năm nữa chốc mòng biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như”

Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 (nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu) tại phường Bích Câu, ở Thăng Long (Hà Nội), mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 (ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn). Nguyễn Du cuộc đời và thời thế tìm hiểu sự thật lịch sử bình sinh và hành trạng Nguyễn Du lần lượt theo từng năm, những sự kiện chính tại đàng Trong đàng Ngoài, các nước liên quan và của gia tộc Nguyễn Du, nhằm bổ sung thông tin về lịch sử, văn hóa, con người cho bối cảnh hình thành kiệt tác Truyện Kiều.

Nguyễn Du 255 năm nhìn lại (1766-2020) là tư liệu nghiên cứu lịch sử của Hoàng Kim. Viết bài này tôi có tham khảo thông tin từ Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia ‘Kỷ niệm 250 năm năm sinh Đại thị hào dân tộc Nguyễn Du” vào ngày 23 tháng 12 năm 2015 tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tập kỷ yếu của Hội thảo này gồm 79 bài, trong sách 1013 trang (có 997 trang tác giả). Các thông tin này tuyển chọn từ gần 100 tham luận từ các nơi gửi về, xa nhất từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan, gần hơn là của các tác giả trong nước. Ban biên tập đọc duyệt là những nhà nghiên cứu có uy tín, nhiều vị là những chuyên gia về Nguyễn Du và Truyện Kiều. PGS.TS Đoàn Lê Giang và GS.TS Huỳnh Như Phương được phân công cân nhắc tuyển chọn và đọc duyệt lần cuối. Tài liệu kỷ yếu đã đúc kết nhiều thông tin quý giúp nhận diện được tổng quan lịch sử, hiện trạng, các định hướng chính trong nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều của hội nhập toàn cầu. Chùm bài viết “Nguyễn Du 255 năm nhìn lại” không thuộc tham luận hội thảo. Tôi là người thầy nghề nông chiến sĩ viết nghiên cứu lịch sử văn hóa theo ý thích cá nhân và sở trường . Tôi là nhà khoa học tự nhiên không chuyên về khoa học nhân va7n , nhưng yêu thích Nguyễn Du và Truyện Kiều, nên mong góp một góc nhìn theo phương pháp tiếp cận liên ngành:  nghiên cứu con người, bối cảnh lịch sử, văn hóa.

Tôi tóm tắt Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều được nêu dưới đây trước khi vào chi tiết.

1. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, đấng anh hùng hào kiệt minh sư hiền tài lỗi lạc.

2. Nguyễn Du rất mực nhân đạo và minh triết, ông nổi bật hơn tất cả những chính khách và danh nhân cùng thời. Nguyễn Du vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học lớn về tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.

3. Nguyễn Du quê hương và dòng họ cho thấy gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ lớn đại quý tộc có thế lực mạnh “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Vị thế gia tộc Nguyễn Tiên Điền đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều tìm mọi cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản. Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều là di sản muôn đời, kiệt tác Bắc hành tạp lục 132 bài, Nam trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài, là phần sâu kín trong tâm trạng Nguyễn Du, tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa, chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại. Đặc biệt “Bắc Hành tạp lục” và Truyện Kiều là hai kiệt tác SÁCH NGOẠI GIAO NGUYỄN DU sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa làm rạng danh nước Việt được ghi trong chính sử nhà Nguyễn và và ngự chế Minh Mệnh tổng thuyết

4. Nguyễn Du niên biểu luận, cuộc đời và thời thế là bức tranh bi tráng của một bậc anh hùng hào kiệt nhân hậu, trọng nghĩa và tận lực vì lý tưởng. Nguyễn Du đã phải gánh chịu quá nhiều chuyện thương tâm và khổ đau cùng cực cho chính ông và gia đình ông bởi biến thiên của thời vận”Bắt phong trần phải phong trần.Cho thanh cao mới được phần thanh cao“. Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765-1780) mẹ mất sớm, ông có thiên tư thông tuệ, văn võ song toàn, văn tài nổi danh tam trường, võ quan giữ tước vị cao nơi trọng yếu; người thân gia đình ông giữ địa vị cao nhất trong triều Lê Trịnh và có nhiều người thân tín quản lý phần lớn những nơi trọng địa của Bắc Hà. Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781- 1796) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) là giai đoạn đất nước nhiễu loạn Lê bại Trịnh vong, nội chiến, tranh đoạt và ngoại xâm. Nguyễn Du và gia đình ông đã chịu nhiều tổn thất nhưng ông kiên gan bền chí, tận tụy hết lòng vì nhà Lê “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành“. Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn (1802- 1820) ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại hoc sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại Truyện Kiều và “Bắc Hành tạp lục” không chỉ là kiệt tác sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa  làm rạng danh nước Việt mà còn là di sản lịch sử văn hóa mẫu mực của dân tộc Việt.

5. Minh triết ứng xử của Nguyễn Du là bậc hiền tài trước ngã ba đường đời là phải chí thiện và thuận theo tự nhiên “Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi” Nguyễn Du ký thác tâm sự vào Truyện Kiều là ẩn ngữ ước vọng đời người, tâm tình và tình yêu cuộc sống “Thiện căn cốt ở lòng ta, Chữ tâm kia mới thành ba chữ tài” .

6. Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đã trở thành hồn Việt, và là tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và trên 73 bản dịch. Giá trị tác phẩm Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du có sự tương đồng với kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.nhưng khác chiều kích văn hóa giáo dục và giá trị tác phẩm.

7. Nhân cách, tâm thế của con người Nguyễn Du đặt trong mối tương quan với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh của thời đại Hậu Lê Trịnh – nhà Tây Sơn – đầu triều Nguyễn; khi so sánh với Tào Tuyết Cần là văn nhân tài tử của thời đại cuối nhà Minh đến đầu và giữa nhà Thanh thì vừa có sự tương đồng vừa có sự dị biệt to lớn.

8. Gia tộc của Nguyễn Quỳnh – Nguyễn Thiếp – Nguyễn Du tương đồng với gia tộc của Tào Tỷ – Tào Dần – Tào Tuyết Cần nhưng nền tảng đạo đức văn hóa khác nhau  Nhấn mạnh điều này để thấy sự cần thiết nghiên cứu liên ngành lịch sử, văn hóa, con người tác gia, bởi điều đó chi phối rất sâu sắc đến giá trị của kiệt tác.

9. Nguyễn Du danh si tinh hoa là tấm gương soi sáng thời đại Nguyễn Du. Tổng Mục lục chuyên luận gồm: Nguyễn Du trăng huyền thoại/ Nguyễn Du thơ chữ Hán / Kiếm bút thấu tim Người/ Đấng danh sĩ tinh hoa/ Nguyễn Du khinh Thành Tổ/ Bậc thánh viếng đức Hòa/ Nguyễn Du tư liệu quý/ Linh Nhạc thương người hiền/ Trung Liệt đền thờ cổ/ “Bang giao tập” Việt Trung/ Nguyễn Du niên biểu luận/ Nguyễn Du Hồ Xuân Hương /“Đối tửu” thơ bi tráng/ “Tỏ ý” lệ vương đầy/ Ba trăm năm thoáng chốc / Mại hạc vầng trăng soi./ Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ/ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”/ Tố Như “Đọc Tiểu Thanh” / Bến Giang Đình ẩn ngữ / Thời biến nhớ người xưa./ Nguyễn Du thời Tây Sơn/ Mười lăm năm tuổi thơ (1766 – 1780) / Mười lăm năm lưu lạc (1781 – 1796) / Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) / Tình hiếu thật phân minh / Đi săn ở núi Hồng / Hành Lạc Từ bi tráng / Nguyễn Du ức gia huynh / Ẩn ngữ giữa đời thường/ Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn / Mười tám năm làm quan (1802-1820)/ Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn / Bắc hành và Truyện Kiều/ Nguyễn Du Phạm Quý Thích / Nguyễn Du khóc Tố Như/ Nguyễn Du Kinh Kim Cương/ Ba trăm năm thoáng chốc/ Mai hạc vầng trăng soi./.Nguyễn Du và Truyện Kiều / Tâm tình và Hồn Việt/ Tấm gương soi thời đại / Đi thuyền trên Trường Giang/ Nguyễn Du trăng huyền thoại/

Tài liệu tham khảo chính

1. Nguyễn Du tiểu sử trong sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 2006, trang 400 /716 Tập 2

 

 

Nguyễn Du

Người huyện Nghi Xuân, trấn Hà Tĩnh, là con Xuân Quận Công đời Lê Nguyễn Nhiễm, và là em Tham tụng Nguyễn Khản; Du là con nhà tướng, có văn tài sẵn khí tiết, không chịu theo giặc. Gia Long sơ, bổ làm Tri phủ Thường Tín, rồi vì ốm xin cáo từ;Năm thứ 5, triệu bổ Đông các học sĩ; Năm thứ 8 ra làm Cai bạ Quảng Bình, trị dân có chính tích; Năm thứ 12, thăng Cần chính điện học sĩ, sung Chánh sứ sang nước Thanh tuế cống, đến khi về thăng Hữu tham tri bộ Lễ

Minh Mạng năm thứ 1, lại có mệnh đi sứ, chưa đi thì chết. Thánh Tổ Nhân Hoàng đế rất tiếc, cho 20 lạng bạc, hai cây gấm tàu, khi đưa quan về cho thêm 300 quan tiền. Du là người ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tỏ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến có vẻ sợ hãi như không nói được. Vua thường bảo rằng: Nhà nước dùng người, chỉ cần người hiền, vốn không phân biệt Nam Bắc, ngươi cùng với Ngô Vị đã được đối đãi hậu, làm quan đến Á khanh, nên biết thì phải nói để hết chức phận, khá nên do dự rụt rè chỉ cốt vâng dạ làm gì”.

Du rất giỏi về thơ, làm thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về, có tập thơ “Bắc hành” và truyện “Thúy Kiều”lưu hành ở đời. Du trước vì gia thế làm quan nhà Lê, gặp loạn Tây Sơn không có chí lại ra giúp đời nữa, còn tự ý đi chơi săn bắn núi Hồng Sơn, 99 ngọn vết chân hầu khắp. Khi bị lệnh triệu không thể từ được mới ra làm quan, thường phải chịu khuất với cấp trên, lấy làm uất ức bất đắc chí . Đến khi bệnh kịch, không chịu uống thuốc, sai người nhà mở duỗi chân tay, nói đã lạnh cả, Du bảo rằng: “Tốt”, nói xong thì chết, không nói một câu nào đến việc sau khi chết. Du có hai em là Thảng và Sóc đều có tài nghệ hiển đạt. Thảng chữ viết chân phương, có tiếng viết tốt, lúc đầu sung vào viện Hàn lâm, khoảng năm Minh Mạng thăng thị lang bộ Công           

 

 

2. Bài tựa của Bùi Kỷ trong sách Nguyễn Du Truyện Thúy Kiều, Bùi Kỷ Trần Trọng Kim hiệu khảo Nhà xuất bản Tân Việt 1968.

Quyển truyện Thúy Kiều này là một quyển sách kiệt-tác làm bằng quốc-âm ta. Người trong nước từ kẻ ngu-phu ngu-phụ cho chí người có văn-học, ai cũng biết, ai cũng đọc, mà ai cũng chịu là hay. Một quyển sách có giá-trị như thế, mà chỉ hiềm vì các bản in ra, có nhiều bản không giống nhau, rồi có người lại tự ý mình đem chữa đi, chữa lại, thành ra càng ngày càng sai-lầm nhiều thêm ra. Mới đây những bản in bằng quốc-ngữ, tuy có dễ đọc và dễ xem hơn trước, nhưng chưa thấy có bản in nào thật chính đáng, những điều sai lầm vẫn còn như các bản chữ Nôm cũ, mà chữ Quốc ngữ viết lại không được đúng, và những lời giải-thích cũng không kỹ càng lắm. Chúng tôi thấy vậy, mới nhặt nhạnh các bản cũ, rồi so sánh với các bản mới để hiệu chính lại cho gần được nguyên văn. Chúng tôi lại hết sức tìm tòi đủ các điển tích mà giải thích cho rõ ràng, để ai xem cũng hiểu, không phải ngờ điều gì nữa.

Hiện nay tập nguyên văn của tácgiả làm ra thì không tìm thấy nữa, chỉ có hai bản khác nhau ít nhiều, là bản Phường, in ở phố hàng Gai, Hà Nội, và bản Kinh của vua Dực Tông bản Triều đã chữa lại.

Bản Phường là bản của ông Phạm Quí Thích đem khắc in ra trước hết cả. Ông hiệu là Lập Trai, người làng Huê Đường (nay đổi là làng Lương Đường) phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đỗ tiến sĩ về cuối đời Lê, cùng với tác-giả là bạn đồng thanh đồng khí, cho nên khi quyển truyện này làm xong thì tác giả đưa cho ông xem. Chắc cũng có sửa-đổi lại một vài câu, nhưng xem lời văn thì chỗ nào cũng một giọng cả. Vậy nên chúng tôi thiết tưởng rằng lấy bản Phường làm cốt, thì có lẽ không sai lầm là mấy. Còn những chỗ mà bản Kinh đổi khác đi, hoặc những câu mà về sau người ta sửa lại, thì chúng tôi phụ lục cả ở dưới, để độc giả có thể xem mà cân nhắc hơn kém. Lại có một vài chữ người ta muốn đổi đi, nhưng không đúng với các bản Nôm cũ, thì chúng tôi cũng thích xuống dưới, chứ không tự tiện mà đổi nguyên-văn đi. Chủ-ý của chúng tôi là muốn giữ cho đúng như các bản cũ, chứ không muốn làm cho hay hơn.

Truyện Thúy Kiều này nguyên lúc đầu tác giả nhan đề là “ĐOẠN-TRƯỜNG TÂN-THANH” 斷腸新聲.  Sau nghe đâu ông Phạm Quí Thích đổi lại là “KIM VÂN KIỀU TÂN-TRUYỆN “金雲翹新傳. Nhưng vì trong truyện chỉ có Thúy Kiều là vai chính, còn Kim Trọng và Thúy Vân là vai phụ cả. Nếu đề như vậy, thì e không hợp lẽ. Vả chăng tục thường gọi là Truyện Kiều, thì chi bằng ta cứ theo thói thường mà nhan đề là Truyện Thúy Kiều, rồi ở dưới đề thêm tên cũ ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH”, gọi là để tỏ cái ý tồn cổ. Song đấy là nói về phần hình-thức ở bề ngoài, còn về phần tinh thần văn chương trong truyện Thúy Kiều, thì sau này chúng tôi sẽ đem ý kiến riêng mà bày tỏ ra đây, họa may có bổ ích được điều gì chăng. Vậy trước hết xin lược thuật cái tiểu sử của tác giả để độc giả hiểu rõ tác giả là người thế nào.

Tác-giả húy là Du 攸, tự là Tố-Như 素如, hiệu là Thanh-Hiên 清軒, biệt hiệu là Hồng-Sơn Liệp-hộ 鴻山獵戶, quán tại làng Tiên-Điền, huyện Nghi-Xuân, tỉnh Hà-Tĩnh, con thứ bảy ông Hoàng-giáp Xuân-Quận-công Nguyễn Nghiễm, làm thủ-tướng Lê-triều. Bác ruột là ông Nguyễn Huệ cùng anh là ông Nguyễn Khản đều đỗ tiến-sĩ, làm quan đồng thời. Ông Nguyễn Khản làm đến Lại-bộ Thượng-thư, sung chức Tham-tụng. Còn người anh thứ hai là Điều-nhạc-hầu, húy là Điều, làm Trấn-thủ Sơn-Tây. Cả nhà, cha con, chú bác, anh em, đều là người khoa-giáp, làm quan to đời nhà Lê. Tố-Như tiên-sinh là con bà trắc-thất, người huyện Đông-Ngạn, tỉnh Bắc-Ninh, tên là Thấn 殯. Bà sinh được bốn người con trai tên là Trụ 伷, Nệ 儞, Du 攸 (tức là tiên-sinh) và Ức 億. Tiên-sinh sinh vào ngày nào, thì nay ta không rõ, chỉ biết vào năm ất-dậu là năm Cảnh-Hưng thứ 26 (1765), nghĩa là vào đời Lê-mạt.

Xem gia-thế nhà tiên sinh, thì tiên sinh là dòng dõi một nhà thế phiệt trâm anh đệ nhất trong nước lúc bấy giờ. Không rõ tiên sinh thụ nghiệp ai, có lẽ là học tập phụ huynh trong nhà. Tiên sinh thuở còn trẻ thiên tư dĩnh ngộ, năm 19 tuổi đã đỗ ba trường, tức là đỗ tú tài. Tiên sinh là người có khí tiết, gặp khi trong nước có biến, nhà Nguyễn Tây Sơn dấy lên, nhà Lê bại vong, tiên sinh đã nhiều phen lo toan sự khôi phục, nhưng vì sự không thành, bỏ về quê ở, lấy sự chơi bời săn bắn làm vui thú. Trong vùng chín mươi chín ngọn núi Hồng Lĩnh không có chỗ nào là chỗ tiên sinh không đi đến. Phải thời quốc phá gia vong, tiên-sinh đã toan bỏ việc đời ra ngoài tai, đem cái thân thế mà vui với non sông. Ấy là cái chí của tiên sinh đã định như thế, nhưng đến khi vua Thế Tổ Cao Hoàng bản Triều đã thống-nhất được giang sơn, có ý muốn thu phục lòng người miền Bắc, xuống chiếu trưng triệu những nhà dòng dõi cựu thần nhà Lê ra lục dụng. Tiên sinh phải triệu ra làm quan, hai ba lần từ chối không được. Năm Gia Long nguyên-niên (1802), tiên sinh phải ra làm tri huyện huyện Phù Dực, (nay thuộc tỉnh Thái-Bình). Được ít lâu bổ đi Tri phủ Thường Tín. Sau tiên-sinh cáo bệnh xin về. Đến năm Gia Long thứ năm (1806) lại phải triệu vào Kinh thụ chức Đông các học sĩ. Năm thứ tám (1809) bổ ra làm Cai Bạ (tức là Bố chính) Quảng-Bình. Năm thứ 12 (1813) thăng lên làm Cần chính điện học sĩ, sung chức chánh sứ sang cống Tàu. Đến khi về, được thăng Lễ bộ Hữu tham tri. Năm Minh Mệnh nguyên niên (1820) lại có chỉ sai tiên sinh đi sứ Tàu lần nữa, nhưng chưa kịp đi thì phải bệnh mất.

 

 

3. Gia phả họ Nguyễn ở Tiên Điền trang 73-81. (có ba trang tiếng Việt và 6 trang tiếng Hán Nôm). Trong sách Lê Xuân Lít 2005. “200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều” Nhà Xuất Bản Giáo Dục ,1995 trang

 

 

xem tiếp Nguyễn Du trăng huyền thoại

 

 

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim
Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời…. Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ (
Hue DO Thi Minh), Nguyễn Thị Bồng (Trung Trung), Lâm Kim Thành, Phan Thanh Kiếm (Phan Kiếm), Đỗ Khắc Thịnh (Khacthinh Do), Vũ Mạnh Hải , Phạm Sĩ Tân (Pham Sy Tan), Phạm Huy Trung (Phạm Huy Trung), Lê Xuân Đính (Pine Le Xuan), Phạm Xuân Liêm, Nguyễn Văn Toàn, Lâm Quang Hinh (Hinh Lâm Quang), Nguyễn Văn Niêm (

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 7 THÁNG 11
Hoàng Kim
CNM365. Nông lịch tiết Lập Đông;Nguyễn Du trăng huyền thoại; Thầy bạn trong đời tôi; 500 năm nông nghiệp Brazil; Du lịch sinh thái Việt; .Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn; Đến với bài thơ hay; Nguồn Son nối Phong Nha;  Ngày 7 tháng 11 năm 1426, Quân Lam Sơn giành thắng lợi trước quân Minh trong trận Tốt Động–Chúc Động diễn ra tại Đông Quan, nay thuộc Hà Nội, Việt Nam. Ngày 7 tháng 11 năm 1867 ngày sinh  Marie Curie, nhà vật lý, hóa học người Pháp gốc Ba Lan. Bà nổi tiếng về việc nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ và là người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực vật lý và hóa học. Marie Curie là giảng viên đại học nữ đầu tiên tại Đại học Paris (Sorbonne), và vào năm 1995 thi thể của bà được mai táng tại điện Panthéon ở Paris vì những đóng góp to lớn cho nhân loại. Ngày 7 tháng 11 năm 1968 ngày mất  Phạm Ngọc Thạch, Bác sĩ, tác giả Việt Nam (sinh năm 1909). Ông là một Nhà khoa học y khoa Việt Nam, Giáo sư tiến sĩ khoa học, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1997 vì các cống hiến trong lĩnh vực khoa học; Bài viết chọn lọc ngày 7 tháng 11: Nông lịch tiết Lập Đông;Nguyễn Du trăng huyền thoại; Thầy bạn trong đời tôi; 500 năm nông nghiệp Brazil; Du lịch sinh thái Việt; .Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn; Đến với bài thơ hay; Nguồn Son nối Phong Nha;  Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong  https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-11/;

 

 

NÔNG LỊCH TIẾT LẬP ĐÔNG
Hoàng Kim

Đêm lạnh đông về chậm nắng lên
Nghe hơi sương giá buốt bên thềm
Em đi làm sớm trời đang ngủ
Giữ ấm xin đừng vội để quên.

 

 

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân
thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám chớm thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mây mưa.

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

*

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng
năm tháng đó là em.

 

 

Nguyễn Du trăng huyền thoại
NGUYỄN DU THỜI NHÀ NGUYỄN
Hoàng Kim


Mười tám năm làm quan (1802-1820)
Chính sử và Bài tựa
Gia phả với luận bàn
Bắc hành và Truyện Kiều

Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, minh sư hiền tài lỗi lạc, vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.

Linh Nhạc Phật Ý thiền sư tại Tổ Đình ngôi chùa cổ ở Thủ Đức, người đã cứu thoát Nguyễn Vương trong giấc mơ lạ
“Nguyễn Du nửa đêm đọc lại” . Cụ đã khuyên tôi phải dành thời gian soát xét rất kỹ lập hồ sơ “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế, trước khi đi sâu tìm hiểu và bàn luận bất cứ điều gì về Nguyễn Du. Theo lý giải của Cụ, là có lần tìm theo đúng dấu vết hàng năm của Nguyễn Du, theo đúng thời thế đã xảy ra và chi phối những sự kiện trọng yếu ấy, thì mới có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về bình sinh và hành trạng Nguyễn Du. Khi xác minh được những sự kiện chính tại đàng Trong đàng Ngoài và các nước liên quan trong mối quan hệ của gia tộc Nguyễn Du với phép quy chiếu lấy chính ông làm trung tâm thì thông tin ấy sẽ thực sự có ích để bổ sung các dẫn liệu về lịch sử, văn hóa, con người cho bối cảnh hình thành kiệt tác Truyện Kiều, giúp thấu hiểu ẩn ngữ “300 năm nữa chốc mòng biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như”

Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 (nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu) tại phường Bích Câu, ở Thăng Long (Hà Nội), mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 (ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn). Nguyễn Du cuộc đời và thời thế tìm hiểu sự thật lịch sử bình sinh và hành trạng Nguyễn Du lần lượt theo từng năm, những sự kiện chính tại đàng Trong đàng Ngoài, các nước liên quan và của gia tộc Nguyễn Du, nhằm bổ sung thông tin về lịch sử, văn hóa, con người cho bối cảnh hình thành kiệt tác Truyện Kiều.

Nguyễn Du 255 năm nhìn lại (1766-2020) là tư liệu nghiên cứu lịch sử của Hoàng Kim. Viết bài này tôi có tham khảo thông tin từ Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia ‘Kỷ niệm 250 năm năm sinh Đại thị hào dân tộc Nguyễn Du” vào ngày 23 tháng 12 năm 2015 tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tập kỷ yếu của Hội thảo này gồm 79 bài, trong sách 1013 trang (có 997 trang tác giả). Các thông tin này tuyển chọn từ gần 100 tham luận từ các nơi gửi về, xa nhất từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan, gần hơn là của các tác giả trong nước. Ban biên tập đọc duyệt là những nhà nghiên cứu có uy tín, nhiều vị là những chuyên gia về Nguyễn Du và Truyện Kiều. PGS.TS Đoàn Lê Giang và GS.TS Huỳnh Như Phương được phân công cân nhắc tuyển chọn và đọc duyệt lần cuối. Tài liệu kỷ yếu đã đúc kết nhiều thông tin quý giúp nhận diện được tổng quan lịch sử, hiện trạng, các định hướng chính trong nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều của hội nhập toàn cầu. Chùm bài viết “Nguyễn Du 255 năm nhìn lại” không thuộc tham luận hội thảo. Tôi là người thầy nghề nông chiến sĩ viết nghiên cứu lịch sử văn hóa theo ý thích cá nhân và sở trường . Tôi là nhà khoa học tự nhiên không chuyên về khoa học nhân va7n , nhưng yêu thích Nguyễn Du và Truyện Kiều, nên mong góp một góc nhìn theo phương pháp tiếp cận liên ngành:  nghiên cứu con người, bối cảnh lịch sử, văn hóa.

Tôi tóm tắt Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều được nêu dưới đây trước khi vào chi tiết.

1. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, đấng anh hùng hào kiệt minh sư hiền tài lỗi lạc.

2. Nguyễn Du rất mực nhân đạo và minh triết, ông nổi bật hơn tất cả những chính khách và danh nhân cùng thời. Nguyễn Du vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học lớn về tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.

3. Nguyễn Du quê hương và dòng họ cho thấy gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ lớn đại quý tộc có thế lực mạnh “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Vị thế gia tộc Nguyễn Tiên Điền đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều tìm mọi cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản. Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều là di sản muôn đời, kiệt tác Bắc hành tạp lục 132 bài, Nam trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài, là phần sâu kín trong tâm trạng Nguyễn Du, tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa, chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại. Đặc biệt “Bắc Hành tạp lục” và Truyện Kiều là hai kiệt tác SÁCH NGOẠI GIAO NGUYỄN DU sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa làm rạng danh nước Việt được ghi trong chính sử nhà Nguyễn và và ngự chế Minh Mệnh tổng thuyết

4. Nguyễn Du niên biểu luận, cuộc đời và thời thế là bức tranh bi tráng của một bậc anh hùng hào kiệt nhân hậu, trọng nghĩa và tận lực vì lý tưởng. Nguyễn Du đã phải gánh chịu quá nhiều chuyện thương tâm và khổ đau cùng cực cho chính ông và gia đình ông bởi biến thiên của thời vận”Bắt phong trần phải phong trần.Cho thanh cao mới được phần thanh cao“. Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765-1780) mẹ mất sớm, ông có thiên tư thông tuệ, văn võ song toàn, văn tài nổi danh tam trường, võ quan giữ tước vị cao nơi trọng yếu; người thân gia đình ông giữ địa vị cao nhất trong triều Lê Trịnh và có nhiều người thân tín quản lý phần lớn những nơi trọng địa của Bắc Hà. Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781- 1796) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) là giai đoạn đất nước nhiễu loạn Lê bại Trịnh vong, nội chiến, tranh đoạt và ngoại xâm. Nguyễn Du và gia đình ông đã chịu nhiều tổn thất nhưng ông kiên gan bền chí, tận tụy hết lòng vì nhà Lê “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành“. Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn (1802- 1820) ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại hoc sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại Truyện Kiều và “Bắc Hành tạp lục” không chỉ là kiệt tác sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa  làm rạng danh nước Việt mà còn là di sản lịch sử văn hóa mẫu mực của dân tộc Việt.

5. Minh triết ứng xử của Nguyễn Du là bậc hiền tài trước ngã ba đường đời là phải chí thiện và thuận theo tự nhiên “Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi” Nguyễn Du ký thác tâm sự vào Truyện Kiều là ẩn ngữ ước vọng đời người, tâm tình và tình yêu cuộc sống “Thiện căn cốt ở lòng ta, Chữ tâm kia mới thành ba chữ tài” .

6. Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đã trở thành hồn Việt, và là tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và trên 73 bản dịch. Giá trị tác phẩm Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du có sự tương đồng với kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.nhưng khác chiều kích văn hóa giáo dục và giá trị tác phẩm.

7. Nhân cách, tâm thế của con người Nguyễn Du đặt trong mối tương quan với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh của thời đại Hậu Lê Trịnh – nhà Tây Sơn – đầu triều Nguyễn; khi so sánh với Tào Tuyết Cần là văn nhân tài tử của thời đại cuối nhà Minh đến đầu và giữa nhà Thanh thì vừa có sự tương đồng vừa có sự dị biệt to lớn.

8. Gia tộc của Nguyễn Quỳnh – Nguyễn Thiếp – Nguyễn Du tương đồng với gia tộc của Tào Tỷ – Tào Dần – Tào Tuyết Cần nhưng nền tảng đạo đức văn hóa khác nhau  Nhấn mạnh điều này để thấy sự cần thiết nghiên cứu liên ngành lịch sử, văn hóa, con người tác gia, bởi điều đó chi phối rất sâu sắc đến giá trị của kiệt tác.

9. Nguyễn Du danh si tinh hoa là tấm gương soi sáng thời đại Nguyễn Du. Tổng Mục lục chuyên luận gồm: Nguyễn Du trăng huyền thoại/ Nguyễn Du thơ chữ Hán / Kiếm bút thấu tim Người/ Đấng danh sĩ tinh hoa/ Nguyễn Du khinh Thành Tổ/ Bậc thánh viếng đức Hòa/ Nguyễn Du tư liệu quý/ Linh Nhạc thương người hiền/ Trung Liệt đền thờ cổ/ “Bang giao tập” Việt Trung/ Nguyễn Du niên biểu luận/ Nguyễn Du Hồ Xuân Hương /“Đối tửu” thơ bi tráng/ “Tỏ ý” lệ vương đầy/ Ba trăm năm thoáng chốc / Mại hạc vầng trăng soi./ Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ/ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”/ Tố Như “Đọc Tiểu Thanh” / Bến Giang Đình ẩn ngữ / Thời biến nhớ người xưa./ Nguyễn Du thời Tây Sơn/ Mười lăm năm tuổi thơ (1766 – 1780) / Mười lăm năm lưu lạc (1781 – 1796) / Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) / Tình hiếu thật phân minh / Đi săn ở núi Hồng / Hành Lạc Từ bi tráng / Nguyễn Du ức gia huynh / Ẩn ngữ giữa đời thường/ Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn / Mười tám năm làm quan (1802-1820)/ Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn / Bắc hành và Truyện Kiều/ Nguyễn Du Phạm Quý Thích / Nguyễn Du khóc Tố Như/ Nguyễn Du Kinh Kim Cương/ Ba trăm năm thoáng chốc/ Mai hạc vầng trăng soi./.Nguyễn Du và Truyện Kiều / Tâm tình và Hồn Việt/ Tấm gương soi thời đại / Đi thuyền trên Trường Giang/ Nguyễn Du trăng huyền thoại/

Tài liệu tham khảo chính

1. Nguyễn Du tiểu sử trong sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 2006, trang 400 /716 Tập 2

 

 

Nguyễn Du

Người huyện Nghi Xuân, trấn Hà Tĩnh, là con Xuân Quận Công đời Lê Nguyễn Nhiễm, và là em Tham tụng Nguyễn Khản; Du là con nhà tướng, có văn tài sẵn khí tiết, không chịu theo giặc. Gia Long sơ, bổ làm Tri phủ Thường Tín, rồi vì ốm xin cáo từ;Năm thứ 5, triệu bổ Đông các học sĩ; Năm thứ 8 ra làm Cai bạ Quảng Bình, trị dân có chính tích; Năm thứ 12, thăng Cần chính điện học sĩ, sung Chánh sứ sang nước Thanh tuế cống, đến khi về thăng Hữu tham tri bộ Lễ

Minh Mạng năm thứ 1, lại có mệnh đi sứ, chưa đi thì chết. Thánh Tổ Nhân Hoàng đế rất tiếc, cho 20 lạng bạc, hai cây gấm tàu, khi đưa quan về cho thêm 300 quan tiền. Du là người ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tỏ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến có vẻ sợ hãi như không nói được. Vua thường bảo rằng: Nhà nước dùng người, chỉ cần người hiền, vốn không phân biệt Nam Bắc, ngươi cùng với Ngô Vị đã được đối đãi hậu, làm quan đến Á khanh, nên biết thì phải nói để hết chức phận, khá nên do dự rụt rè chỉ cốt vâng dạ làm gì”.

Du rất giỏi về thơ, làm thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về, có tập thơ “Bắc hành” và truyện “Thúy Kiều”lưu hành ở đời. Du trước vì gia thế làm quan nhà Lê, gặp loạn Tây Sơn không có chí lại ra giúp đời nữa, còn tự ý đi chơi săn bắn núi Hồng Sơn, 99 ngọn vết chân hầu khắp. Khi bị lệnh triệu không thể từ được mới ra làm quan, thường phải chịu khuất với cấp trên, lấy làm uất ức bất đắc chí . Đến khi bệnh kịch, không chịu uống thuốc, sai người nhà mở duỗi chân tay, nói đã lạnh cả, Du bảo rằng: “Tốt”, nói xong thì chết, không nói một câu nào đến việc sau khi chết. Du có hai em là Thảng và Sóc đều có tài nghệ hiển đạt. Thảng chữ viết chân phương, có tiếng viết tốt, lúc đầu sung vào viện Hàn lâm, khoảng năm Minh Mạng thăng thị lang bộ Công           

 

 

2. Bài tựa của Bùi Kỷ trong sách Nguyễn Du Truyện Thúy Kiều, Bùi Kỷ Trần Trọng Kim hiệu khảo Nhà xuất bản Tân Việt 1968.

Quyển truyện Thúy Kiều này là một quyển sách kiệt-tác làm bằng quốc-âm ta. Người trong nước từ kẻ ngu-phu ngu-phụ cho chí người có văn-học, ai cũng biết, ai cũng đọc, mà ai cũng chịu là hay. Một quyển sách có giá-trị như thế, mà chỉ hiềm vì các bản in ra, có nhiều bản không giống nhau, rồi có người lại tự ý mình đem chữa đi, chữa lại, thành ra càng ngày càng sai-lầm nhiều thêm ra. Mới đây những bản in bằng quốc-ngữ, tuy có dễ đọc và dễ xem hơn trước, nhưng chưa thấy có bản in nào thật chính đáng, những điều sai lầm vẫn còn như các bản chữ Nôm cũ, mà chữ Quốc ngữ viết lại không được đúng, và những lời giải-thích cũng không kỹ càng lắm. Chúng tôi thấy vậy, mới nhặt nhạnh các bản cũ, rồi so sánh với các bản mới để hiệu chính lại cho gần được nguyên văn. Chúng tôi lại hết sức tìm tòi đủ các điển tích mà giải thích cho rõ ràng, để ai xem cũng hiểu, không phải ngờ điều gì nữa.

Hiện nay tập nguyên văn của tácgiả làm ra thì không tìm thấy nữa, chỉ có hai bản khác nhau ít nhiều, là bản Phường, in ở phố hàng Gai, Hà Nội, và bản Kinh của vua Dực Tông bản Triều đã chữa lại.

Bản Phường là bản của ông Phạm Quí Thích đem khắc in ra trước hết cả. Ông hiệu là Lập Trai, người làng Huê Đường (nay đổi là làng Lương Đường) phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đỗ tiến sĩ về cuối đời Lê, cùng với tác-giả là bạn đồng thanh đồng khí, cho nên khi quyển truyện này làm xong thì tác giả đưa cho ông xem. Chắc cũng có sửa-đổi lại một vài câu, nhưng xem lời văn thì chỗ nào cũng một giọng cả. Vậy nên chúng tôi thiết tưởng rằng lấy bản Phường làm cốt, thì có lẽ không sai lầm là mấy. Còn những chỗ mà bản Kinh đổi khác đi, hoặc những câu mà về sau người ta sửa lại, thì chúng tôi phụ lục cả ở dưới, để độc giả có thể xem mà cân nhắc hơn kém. Lại có một vài chữ người ta muốn đổi đi, nhưng không đúng với các bản Nôm cũ, thì chúng tôi cũng thích xuống dưới, chứ không tự tiện mà đổi nguyên-văn đi. Chủ-ý của chúng tôi là muốn giữ cho đúng như các bản cũ, chứ không muốn làm cho hay hơn.

Truyện Thúy Kiều này nguyên lúc đầu tác giả nhan đề là “ĐOẠN-TRƯỜNG TÂN-THANH” 斷腸新聲.  Sau nghe đâu ông Phạm Quí Thích đổi lại là “KIM VÂN KIỀU TÂN-TRUYỆN “金雲翹新傳. Nhưng vì trong truyện chỉ có Thúy Kiều là vai chính, còn Kim Trọng và Thúy Vân là vai phụ cả. Nếu đề như vậy, thì e không hợp lẽ. Vả chăng tục thường gọi là Truyện Kiều, thì chi bằng ta cứ theo thói thường mà nhan đề là Truyện Thúy Kiều, rồi ở dưới đề thêm tên cũ ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH”, gọi là để tỏ cái ý tồn cổ. Song đấy là nói về phần hình-thức ở bề ngoài, còn về phần tinh thần văn chương trong truyện Thúy Kiều, thì sau này chúng tôi sẽ đem ý kiến riêng mà bày tỏ ra đây, họa may có bổ ích được điều gì chăng. Vậy trước hết xin lược thuật cái tiểu sử của tác giả để độc giả hiểu rõ tác giả là người thế nào.

Tác-giả húy là Du 攸, tự là Tố-Như 素如, hiệu là Thanh-Hiên 清軒, biệt hiệu là Hồng-Sơn Liệp-hộ 鴻山獵戶, quán tại làng Tiên-Điền, huyện Nghi-Xuân, tỉnh Hà-Tĩnh, con thứ bảy ông Hoàng-giáp Xuân-Quận-công Nguyễn Nghiễm, làm thủ-tướng Lê-triều. Bác ruột là ông Nguyễn Huệ cùng anh là ông Nguyễn Khản đều đỗ tiến-sĩ, làm quan đồng thời. Ông Nguyễn Khản làm đến Lại-bộ Thượng-thư, sung chức Tham-tụng. Còn người anh thứ hai là Điều-nhạc-hầu, húy là Điều, làm Trấn-thủ Sơn-Tây. Cả nhà, cha con, chú bác, anh em, đều là người khoa-giáp, làm quan to đời nhà Lê. Tố-Như tiên-sinh là con bà trắc-thất, người huyện Đông-Ngạn, tỉnh Bắc-Ninh, tên là Thấn 殯. Bà sinh được bốn người con trai tên là Trụ 伷, Nệ 儞, Du 攸 (tức là tiên-sinh) và Ức 億. Tiên-sinh sinh vào ngày nào, thì nay ta không rõ, chỉ biết vào năm ất-dậu là năm Cảnh-Hưng thứ 26 (1765), nghĩa là vào đời Lê-mạt.

Xem gia-thế nhà tiên sinh, thì tiên sinh là dòng dõi một nhà thế phiệt trâm anh đệ nhất trong nước lúc bấy giờ. Không rõ tiên sinh thụ nghiệp ai, có lẽ là học tập phụ huynh trong nhà. Tiên sinh thuở còn trẻ thiên tư dĩnh ngộ, năm 19 tuổi đã đỗ ba trường, tức là đỗ tú tài. Tiên sinh là người có khí tiết, gặp khi trong nước có biến, nhà Nguyễn Tây Sơn dấy lên, nhà Lê bại vong, tiên sinh đã nhiều phen lo toan sự khôi phục, nhưng vì sự không thành, bỏ về quê ở, lấy sự chơi bời săn bắn làm vui thú. Trong vùng chín mươi chín ngọn núi Hồng Lĩnh không có chỗ nào là chỗ tiên sinh không đi đến. Phải thời quốc phá gia vong, tiên-sinh đã toan bỏ việc đời ra ngoài tai, đem cái thân thế mà vui với non sông. Ấy là cái chí của tiên sinh đã định như thế, nhưng đến khi vua Thế Tổ Cao Hoàng bản Triều đã thống-nhất được giang sơn, có ý muốn thu phục lòng người miền Bắc, xuống chiếu trưng triệu những nhà dòng dõi cựu thần nhà Lê ra lục dụng. Tiên sinh phải triệu ra làm quan, hai ba lần từ chối không được. Năm Gia Long nguyên-niên (1802), tiên sinh phải ra làm tri huyện huyện Phù Dực, (nay thuộc tỉnh Thái-Bình). Được ít lâu bổ đi Tri phủ Thường Tín. Sau tiên-sinh cáo bệnh xin về. Đến năm Gia Long thứ năm (1806) lại phải triệu vào Kinh thụ chức Đông các học sĩ. Năm thứ tám (1809) bổ ra làm Cai Bạ (tức là Bố chính) Quảng-Bình. Năm thứ 12 (1813) thăng lên làm Cần chính điện học sĩ, sung chức chánh sứ sang cống Tàu. Đến khi về, được thăng Lễ bộ Hữu tham tri. Năm Minh Mệnh nguyên niên (1820) lại có chỉ sai tiên sinh đi sứ Tàu lần nữa, nhưng chưa kịp đi thì phải bệnh mất.

 

 

3. Gia phả họ Nguyễn ở Tiên Điền trang 73-81. (có ba trang tiếng Việt và 6 trang tiếng Hán Nôm). Trong sách Lê Xuân Lít 2005. “200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều” Nhà Xuất Bản Giáo Dục ,1995 trang

 

 

xem tiếp Nguyễn Du trăng huyền thoại

 

 

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim
Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời…. Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ (
Hue DO Thi Minh), Nguyễn Thị Bồng (Trung Trung), Lâm Kim Thành, Phan Thanh Kiếm (Phan Kiếm), Đỗ Khắc Thịnh (Khacthinh Do), Vũ Mạnh Hải , Phạm Sĩ Tân (Pham Sy Tan), Phạm Huy Trung (Phạm Huy Trung), Lê Xuân Đính (Pine Le Xuan), Phạm Xuân Liêm, Nguyễn Văn Toàn, Lâm Quang Hinh (Hinh Lâm Quang), Nguyễn Văn Niêm (Nguyen Van Niem), Lại Thị Đua, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá, … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” (10) Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” (11) Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc với biết bao thân thiết của những bạn Dong Van Quang Van Tran Chắt ĐỗNguyễn Thị ThanhThuan Nguyễn Thị, Khang Le VanThuong NguyenNguyễn TháiTuyet NguyenTan Nguyen Van …  đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Tôi là bạn học của ba lớp Trồng trọt 2a, Trồng trọt 2b, Trồng trọt 2c, Chúng tôi học chung đến năm gần cuối mới tách lớp, nhưng sau này bạn hữu vẫn sinh hoạt và chơi chung với nhau. Vậy là, tôi trở thành bạn học của năm lớp đại học. Sau này tôi lại trở về dạy ở Trường và con trai tôi Hoàng Long lại nối nghề dạy Cây Lương thực. Đó là một câu chuyện làm thầy bạn vui đùa. Dưới mái trường thân yêu này, có biết bao nhà khoa học xanh, nhà giáo nghề nông vô danh đã thầm lặng gắn bó đời mình với nhà nông, sinh viên, ruộng đồng, giảng đường và phòng thí nghiệm. Thật xúc động và tự hào được góp phần giới thiệu một góc nhìn về sự dấn thân và kinh nghiệm của họ. Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại.

Xem tiếp: Thầy bạn trong đời tôi

 

 

Chúc mừng vợ chồng em Nga Lê và các cháu nhân ngày em Minh được phong hàm giáo sư ngành khoa học xã hội nhân văn. Anh lưu kỷ niệm ngày hạnh phúc Mừng người Thầy nhân văn Hoàng Kim chia sẻ kỷ niệm cùng với Nga Lê7 Tháng 11, 2016 lúc 09:50

 

 

MỪNG NGƯỜi THẦY NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Mừng người Thầy nhân văn
Ngắm ảnh gia đình mà thương trào nước mắt.
Nguyễn Du 255 năm nhìn lại.
Bài học sâu xa dạy và học làm Người
.
Nhớ Mẹ và Dì xưa đi ở và thoát li.
Mẹ mang khoai cho ông Hòa khi ông gặp nạn.
Cha bán sạch gia tài nuôi Mẹ ốm,
Tối lửa tắt đèn nhà hoạn nạn đau thương

Mồng Ba Tết kín đặc người làng đến tiễn Mẹ đi
Cơm ngày một bữa suốt năm năm
Cha lại mất bởi bom thù.
Nhà Cậu Dì bé tí một gian mà đầy ắp chở che

Dòng họ nghèo vang xa thảo thơm nhân ái
Nếp nhà thư hương của làng quê nghèo đói
Phúc hậu nghĩa tình đùm bọc bao dung
Thắm thiết yêu thương, giấy rách giữ lấy lề …

Mừng gia đình nối nghề Thầy nhân văn
Bồi đắp hiền tài cho dân tộc Việt.
Lớp lớp người thân trước, cùng và sau chúng ta
Học phúc hậu hiền lương minh triết
Học đức độ yêu thương
Dạy và học làm Người*

 

Minh ve tham nhau thoi

 

MÌNH VỀ THĂM NHAU THÔI
Hoàng Kim

Mình về thăm nhau thôi
không thể chờ nhau mà hóa đá.
Nơi ấy khắc khoải
một niềm thương
thật lạ
ta như con trẻ
kiếm tìm nhau
suốt cuộc đời này.

Nơi ấy
vùng cổ tích hoang sơ
hoa gạo đỏ
tháng Ba
lúa xuân thì
mơn mởn.

Nơi ấy
líu ríu
mưa xuân
ngôi đền thiêng
trấn quốc
bóng chùa
non nước ngân nga.

Nơi ấy
không lo toan
không quay cuồng
không bộn bề
mọi khó nhọc bỏ qua
chỉ ngọt lịm
hương trời hương đất.

Nơi ấy
biển trời
xanh tím
ngẫn ngơ đời

khát khao xanh.

 

NhoNguoi

 

NHỚ NGƯỜI
Hoàng Kim

Đêm muộn bâng khuâng về với Bác.
Rưng rưng sen trắng nắng mai vàng.
Trời xanh bảng lãng Người khuất nẽo.
Hồ vơi đồng vắng tím niềm thương

SỚM ĐÔNG
Hoàng Kim

Sớm Đông
Trời tạnh mây quang
Vươn vai
Đón nắng
Mặc cơn gió lùa

Vấn vương *
câu hẹn ngày qua
Lập Đông
Ủ mộng
Xuân sang
nõn cành …

 

 

VẤN VƯƠNG
Đỗ Hoàng Phong

Giã bạn rồi mà vẫn ngóng theo
Thuyền vừa buông mái sóng xô theo
Người đi lãng đãng qua sông suối
Kẻ ở bâng khuâng khuất núi đèo
Gặp gỡ đôi nơi chừng xế bóng
Đợi chờ hai ngả đã sang chiều
Đò đưa ai hẹn vào chung bến
Hỏi đến bao giờ mới thả neo?

(*) VẤN VƯƠNG’ thơ cụ Đỗ Hoàng Phong, 95 tuổi, danh thủ Đường thi, Câu Lạc Bộ Đường Thi Nhà giáo Hải Dương

THẦY QUÝ LÚA LAN LI
Hoàng Kim

Thầy Quý lúa lan li
Lập Đông hoàng tráng lắm
Chuột vàng nơi đồng rộng
‘Đằng ấy’ vui thật lành !

 

 

 

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cp nht mi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 20077
Nhập ngày : 07-11-2020
Điều chỉnh lần cuối : 07-11-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 3(02-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 3(01-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 2(29-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 2(28-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 2(27-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 2(26-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 2(25-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 2(24-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 2(23-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 2(22-02-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007