Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 455
Toàn hệ thống 1252
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 9 THÁNG 11
Hoàng Kim
CNM365Angkor nụ cười suy ngẫm; Chớm Đông trên đồng rộng Lên Tây Bắc điểm hẹn;Con đường lúa gạo Việt; Tô Đông Pha Tây Hồ. Ngày 9 tháng 11 năm 1953, Campuchia tuyên bố độc lập do Pháp trao trả lại chủ quyền trong Chiến tranh Đông Dương; thái tử Norodom Sihanouk hồi hương sau một thời gian lưu vong tại Thái Lan; Năm 1960, thái tử Norodom Sihanouk lên làm Quốc trưởng chứ không làm vua sau khi vua cha mất và thi hành chính sách trung lập. Ngày 9 tháng 11 năm 1818  ngày sinh Ivan Sergeyevich Turgenev, Đại văn hào Nga. Tiểu thuyết Cha và con (Отцы и Дети) của ông được coi là một trong những tác phẩm lớn nhất của Nga thế kỉ 19, thường được so sánh với các tác phẩm của hai nhà văn lớn cùng thời là Lev Tolstoy và Fyodor Dostoevsky. Ngày 9 tháng 11 năm 1997, ngày mất Nguyễn Xiển, nhà khoa học, chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Tổng Thư ký Đảng Xã hội Việt Nam (1956–1988) và Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam (từ năm 1960 đến 1987). Bài viết chọn lọc ngày 9 tháng 11:Angkor nụ cười suy ngẫm; Chớm Đông trên đồng rộng Lên Tây Bắc điểm hẹn; Con đường lúa gạo Việt; Tô Đông Pha Tây Hồ. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-11/;

 

 

ANGKOR NỤ CƯỜI SUY NGẪM
Hoàng Kim

Du lịch Campuchia nếu bạn chỉ có ít thời gian thì nên đi thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở thủ đô Phnôm Pênh nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap. Đó là ba điểm du lịch chính. Đặc biệt là đi thăm quần thể kiến trúc Angkor, nhưng nếu bạn chưa kịp bơi thuyền Biển Hồ và chưa đi dạo ban mai ở thủ đô Phnôm Pênh thì khó thấu hiểu lẽ thịnh suy và nụ cười bí ẩn. Angkor tượng đá bốn mặt, nụ cười bí ẩn trông như vui, như lạc quan, như yêu đời, như nghiêm nghị, nhưng ngắm kỹ cũng lại thấy như buồn, như lo âu, như hồi hộp, xem thật kỹ lại thấy dường như thoáng cười. Bốn khuôn mặt tượng đá đều toát lên sự tĩnh lặng, bình tâm và an nhiên, ở đó có thung dung chuyển pháp.

 

 

Quần thể kiến trúc Angkor là Kim Tự Tháp của thiền định và điệu múa Khmer là pho sử thi vĩ đại, cả hai kiệt tác vô giá này đều được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tượng đá bốn mặt, kinh thành bốn mặt, con sông bốn mặt, tòa tháp bốn mặt là sự hợp lưu và chuyển pháp của Đức Vua, Mẫu Hậu, Đức Phật và Thần Sáng Tạo. Đó là ý nghĩa thầm lặng của Nữ thần Shiva mà tôi đã kể trong bài viết Lúa sắn Cămpuchia và lúa sắn Lào. Trò chuyện với thiên nhiên và cổ vật Angkor, bạn sẽ thấy nhiều điều đáng suy ngẫm. Ví như một chủ thuyết, một tôn giáo, bao giờ cũng muốn được sự tin tưởng, noi theo độc tôn, mà không bao giờ chấp nhận sự nửa vời, đa nguyên, nhưng hãy nhìn tượng đá bốn mặt, kinh thành bốn mặt, con sông bốn mặt, bạn sẽ thấu hiểu sự hợp lưu và chuyển pháp.

 

Angkor nu cuoi suy ngam

 

Tôi (Hoàng Kim) nói với anh Nguyen Duong, rằng tôi cũng thấm thía câu nói của nhà thơ Nguyễn Duy, các cuộc tranh đoạt “bên nào thắng thì nhân dân cũng bại” nhưng quy luật đấu tranh sinh tồn, thích nghi và tồn tại, hợp lưu và chuyển pháp, là bài học lịch sử sâu sắc. “Angkor nụ cười suy ngẫm”

ANGKOR DI SẢN THẾ GIỚI

Quần thể kiến trúc Angkor có diện tích 3000 km² là thành phố thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới. Ở trong quần thể Angkor có khoảng trên 1000 công trình (Một số học giả cho rằng con số đó có thể hơn, vì dưới thời vua Jayavarman VIII, 1243-1295, ông đã trở về Ấn Độ giáo và cho phá hủy trên 10.000 tượng Phật cũng như cho chuyển các chùa Phật thành đền thờ Ấn Độ giáo). Đến nay có khoảng 72 đền thờ chính và công trình xây dựng khác đang được bảo tồn và khai thác du lịch trên khu vực này.. Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan kỳ thú nhất. Bạn hãy dành thời gian thăm thú kỳ quan Angkor di sản thế giới vào ban ngày, còn buổi tối thì Thưởng thức”Nụ cười của Angkor” tuyệt phẩm điệu múa Khmer, cũng là di sản thế giới, do đoàn Ca Múa Nhạc Hoàng Gia biểu diễn, với sự giúp đỡ, cố vấn công phu của Trương Nghệ Mưu tổng đạo diễn và đích thân Norodom Sihanouk, cựu Quốc vương, Thái thượng vương của Vương quốc Campuchia thẩm duyệt. Tượng thần bốn mặt, nụ cười suy ngẫm chắc chắn sẽ theo bạn. Trong Danh sách di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương thì Campuchia có ba di sản thế giới là: Quần thể kiến trúc Angkor nổi bật nhất là Đền Angkor Wat (1992), Điệu múa hoàng gia (2003) và Đền Prasat Preah Vihear (2008). Việt Nam có tám di sản thế giới là: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Vịnh Hạ Long (1994), Phố cổ Hội An (1999), Khu thánh địa Mỹ Sơn (1999), Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (2003), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010), Thành nhà Hồ (2011) và Quần thể danh thắng Tràng An (2014).

Angkor là kinh đô của Đế quốc Khmer đã phát triển rực rỡ tại vùng Đông Nam Á từ năm 802, dưới triều đại của vua Hindu Jayavarman II là người Khmer, sau đó nối tiếp cho đến năm 1431 thị lụi tàn khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh. Quần thể kiến trúc Angkor nằm giữa rừng già và vùng đất canh tác nông nghiệp ở phía nam của đồi Kulen, gần thành phố Xiêm Riệp ngày nay (13°24’N, 103°51’E) và phía bắc của sông Tonle Sap (nơi có Biển Hồ vùng điều tiết bốn hợp lưu của sông Mê Kông tại Phnom Penh) . Angkor được UNESCO công nhận là di sản thể giới do phong cách kiến trúc Khmer đặc sắc, cảnh quan kỳ thú và quy mô diện tích 3000 km² (1150 dặm vuông) là thành phố lớn nhất thế giới của thời kỳ tiền công nghiệp.

 

 

Đế quốc Angkor là một triều đại huy hoàng trong lịch sử Campuchia. Đây là cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á thời đó, với diện tích lên đến 1 triệu km² (gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia. Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các nước Thái Lan, Lào và miền nam Việt Nam.

Thời kỳ khởi đầu của Đế quốc Khmer là thời nhà Đường (618-907), Việt Nam lúc đó tên nước là An Nam thuộc nhà Đường. Người nước Nam nhiều lần nổi lên đánh phá nổi bật có Mai Hắc Đế (năm 722) , Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (năm 791). Các nước khác xâm lấn, tranh chấp với người An Nam có nước Hoàn Vương (Lâm Ấp, Chiêm Thành sau này) và Nam Chiếu (người Thái ở Vân Nam, xưng quốc hiệu là Đại Mông, Đại Lễ), sau này khi Cao Biền sang làm Tiết độ sứ thì mới dẹp yên.

Jayavarman II là một hoàng tử của triều đại Sailendra. Ông đến Java để làm con tin hoàng gia của vương quốc chư hầu hay đến học tập đến nay vẫn chưa được khẳng định. Ông nhờ thời gian ở Java nên đã học được nghệ thuật và văn hóa triều đình Sailendran của Java về cho triều đình Khmer. Sau khi trở lại vương quốc Chân Lạp, ông đã nhanh chóng xây dựng thế lực cho mình và đánh bại nhiều vị vua khác. Ông trở thành hoàng đế của vương quốc Khmer năm 790. Những năm tiếp theo, ông đã mở rộng lãnh thổ của mình và cuối cùng đã thành lập kinh đô mới Hariharalaya gần thị xã Roluos của Campuchia ngày nay. Ông đã đặt nền móng cho kinh đô Angkor trải dài đến 15 km về phía tây bắc. Năm 802, ông tự xưng là Chakravartin (vua thiên hạ) bằng một lễ đăng quang theo phong cách Ấn Độ giáo. Bởi thế, ông không những trở thành một vị vua được thành thánh sắc phong và vô địch mà còn đồng thời tuyên bố sự độc lập của vương quốc mình tách khỏi vương quốc Java. Vua Jayavarman II mất năm 834.

Đền Preah Vihear di sản thế giới của Campuchia ở tỉnh Preah Vihear trên đỉnh núi Dângrêk gần biên giới Thái Lan. Đền được xây dựng bắt đầu vào đầu thế kỷ 9 dưới thời vua Suryavarman I và Suryavarman II và được tiếp nối trong những thế kỷ tiếp theo để thờ thần Shiva. Các di vật thấy ở kiến trúc đền Preah Vihear được coi là những di vật thuộc thời kỳ đầu của Đế quốc Angkor.

Thời kỳ cường thịnh của Đế quốc Khmer tương ứng với thời kỳ Đại Việt cởi ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, khởi đầu là họ Khúc dấy nghiệp kế đến là Ngô Quyền phá quân Nam Hán, dựng nền độc lập, mở đường cho nhà Đinh (968-980), kế đến là nhà tiền Lê (980-1009), nhà Lý 1009 -1225), nhà Trần (1226 – 1400). Liên quan mật thiết với sự suy vong của triều Đường đời Ngũ Đại Thập Quốc (907-979), kéo dài cho đến triều Tống (960-1279) thống nhất Trung Quốc bản thổ. Hoa lục chiến tranh liên miên chẳng còn điều kiện và cơ hội để dòm ngó đất phương Nam. Trong tình thế đó, Đế quốc Khmer phát triển ổn định. Nước Đại Việt cũng nhân tình thế đó mà thoát Trung.

Indravarman I, vị vua thứ tư của Đế quốc Khmer, đã củng cố vững chắc đất nước mình với những chương trình xây dựng lớn, bao gồm hệ thống thủy lợi và các đền đài, nhờ vào của cải giành được thông qua mậu dịch và nông nghiệp. Công trình đầu tiên là đền Preah Ko và các công trình thủy lợi.

Yasovarman I (trị vì từ 889 – 915), là con Indravarman I, nối nghiệp và phát triển công nghiệp của cha. Ông đã thiết lập kinh đô mới Yasodharapura, thành phố đầu tiên của Angkor. Ngôi đền trung tâm của thành phố được xây ở Phnom Bakheng, một ngọn đồi cao 60 m giữa đồng bằng trong khu vực Angkor. Dưới triều Yasovarman I đại công trình thủy lợi Đông Baray được tạo dựng, đây là hồ chứa nước có kích thước 7,5 x 1,8 km. Sau khi Yasovarman I qua đời vào đầu thế kỷ 10, đế quốc Khmer lập tức bị chia rẽ. Vua Harshavarman I và Ishanavarman II (em của Harshavarman I) phải vất vả giữ ngôi báu trước sự tranh giành của người chú là Jayavarman IV. Người chú bị đánh lui khỏi Angkor và đã thiết lập một kinh đô mới ở Koh Ker, cách Angkor khoảng 100 km. Sau khi Ishanavarman II qua đời, Jayavarman IV lên làm vua.

Con của Jayavarman IV là Harshavarman II nối ngôi cha được 3 năm thì bị em họ là Rajendravarman II cướp ngôi. Rajendravarman II dời đô trở về Yasodharapura. Ông xây dựng một chế độ chính trị trung ương tập quyền, tăng cường sự quản lý trực tiếp đối với các thủ lĩnh địa phương. Sau khi đất nước ổn định, ông bắt đầu thực hiện các dự án lớn tiếp nối công việc mà các vị vua đầu tiên đã dự tính. Ông đã cho thiết lập một loạt các đền ở khu vực Angkor; trong đó có Đông Mebon, trên một cù lao của Đông Baray, với nhiều đền thờ Phật và chùa. Năm 950, chiến tranh lần đầu nổ ra giữa đế quốc Khmer và Vương quốc Chămpa ở phía đông (ngày nay là miền Trung Việt Nam).

Jayavarman V, con trai Rajendravarman II đăng quang sau khi vượt qua các hoàng thân khác tiếp nối sự trị vì từ năm 968 đến 1001. Đây là thời kỳ thanh bình, đánh dấu bởi sự phát triển thịnh vượng và rực rỡ của nền văn hóa Angkor. Dưới triều vua Jayavarman V có nhiều nhà triết học, học giả, nghệ sỹ tài năng. Ông thiết lập kinh đô mới và xây các ngôi ngôi đền mới, quan trọng nhất là Banteay Srei, được xem như công trình có tính nghệ thuật và thẩm mỹ bậc nhất của Angkor và Ta Keo là ngôi đền đầu tiên của Angkor xây hoàn toàn bằng sa thạch.

 

 

Đền Banteay Srei là đền thờ nữ thần Shiva được thánh hóa ngày 21 tháng 4 năm 967, tại Angkor Thom trong quần thể kiến trúc Angkor di sản thế giới. Ngôi đền có tọa độ 13,59 độ vĩ bắc, 103,96667 độ kinh đông, nằm gần đồi Phnom Dei, được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ. Đền Banteay Srei được gọi là “viên ngọc quý”, “điêu khắc tuyệt vời của nghệ thuật Khmer”. Đền Thành Mẫu Banteay Srei gợi sự đồng văn với Đạo Mẫu Việt Nam trong tư duy triết học Phương Đông của dịch lý truyền nhân mà người chồng nếu bị hủy diệt thì người vợ chính là nguồn gốc để truyền nhân, “còn da lông mọc, còn chồi nãy cây” vì người Mẹ là gốc sinh tồn của muôn loài,

Sau cái chết của Jayavarman V là vài năm xung đột. Vua Udayadityavarman I vừa lên ngôi đã bị Jayavirahvarman lật đổ. Rồi đến lượt Jayavirahvarman bị Suryavarman I (trị vì 1010 – 1050) giành mất ngôi báu. Suốt thời kỳ trị vì của mình, Suryavarman I phải chiến đấu trấn áp các đối thủ mưu toan lật đổ mình bằng bạo lực. Ông là vị vua Khmer đầu tiên sống phải xây thành để bảo vệ mình và hoàng cung. Ông đã mở rộng vương quốc của mình đến tỉnh Lopburi của Thái Lan ngày nay, về phía nam đến eo đất Kra. Tại Angkor, việc xây dựng Tây Baray bắt đầu dưới triều Suryavarman I, một hồ chứa nước thứ 2 và rộng hơn hồ Đông Baray với kích thước 8 x 2,2 km.

Nửa cuối thế kỷ 11 và đầu thế kỷ 12 trong lịch sử Campuchia là thời kỳ của các cuộc tranh giành quyền lực tàn bạo. Sau đó đến thời kỳ huy hoàng dưới sự cai trị của Suryavarman II. Ông đã xâm chiếm vương quốc Haripunjaya của dân tộc Môn đến phía tây (ngày nay là miền Trung Thái Lan) và một khu vực xa hơn về phía tây vương quốc Pagan (Myanma ngày nay), phía nam lấn về khu vực bán đảo Malay đến vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan), về phía đông lấy nhiều tỉnh của Champa, về phía bắc đến biên giới phía bắc của Lào ngày nay. Dưới sự cai trị của ông, ngôi đền lớn nhất của Angkor được xây dựng trong khoảng thời gian 37 năm: Angkor Wat, là nơi thờ thần Vishnu.

Angkor Wat di sản thế giới (tên Việt cổ là đền Đế Thiên), thuộc huyện Angkor Thom tỉnh Siem Reap, (Angkor Wat và thành phố cổ Angkor Thom đều thuộc huyện này), cách thủ đô Phnôm Pênh 320 km về hướng Bắc được coi là di tích quan trọng bậc nhất quần thể kiến trúc Angkor tại Campuchia, tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.

Angkor Wat được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II (1113–1150) mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, là lụi tàn trong thế kỷ 16 và thế kỷ 17, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.

Sự kết thúc của hoàng đế Suryavarman II không được rõ ràng lắm. Văn bia cuối cùng ghi nhận tên ông có liên quan đến cuộc xâm lược Đại Việt là từ năm 1145. Có lẽ ông qua đời trong một cuộc hành quân trong khoảng thời gian từ năm 1145 đến 1150. Thời kỳ tiếp theo các vua trị vì trong thời gian ngắn và bị vị vua sau lật đổ bằng vũ lực. Cuối cùng, năm 1177, Khmer đã bị quân Chămpa đánh bại trong một trận thủy chiến trên hồ Tonlé Sap và bị chiếm đóng trong một thời gian ngắn.

Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1219) đã tập hợp một đội quân, đánh đuổi quân Chăm Pa và giành lại kinh đô Yasodharapura. Năm 1181, ông lên ngôi và tiếp tục chiến tranh với Chăm Pa trong suốt 22 năm cho đến khi đánh bại nước này vào năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa.

Jayavarman VII được coi là vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Angkor không chỉ vì những chiến công của ông chống lại quân Chăm Pa mà còn là một người cai trị không phải là bạo chúa như cách các hoàng đế trước đó đã cai trị vì ông là người thống nhất đế quốc này và trên cả là do các công trình xây dựng được tiến hành dưới thời kỳ cai trị của ông.

Angkor Thom là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer. Thành rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ từ các thời trước và các đền mới được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII và những người nối nghiệp ông tiếp tục.

Đền Bayon (thần Sáng tạo, thần bốn mặt, thần có nụ cười bí ẩn) nằm tại trung tâm thành phố cổ Angkor Thom cùng các di tích khác quần tụ quanh khu quảng trường Chiến thắng nằm ở phía Bắc đền.

Vua Jayavarman VII cũng cho xây dựng hồ chứa nước lớn Srah Srang, các đền chùa Ta Prohm, Banteay Kdei, Neak Pean và hệ thống đường giao thông kết nối các trấn của đế quốc, xây dựng 102 bệnh xá và 121 nhà nghỉ cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách.

Thời kỳ suy vong của Đế quốc Khmer (1220- 1431) tương ứng với đời loạn lạc của Trung Quốc liên tục từ cuối triều Tống cho đến nhà Nguyên (1271-1368) rồi đến nhà Minh (1368-1644), tương ứng với Đại Việt thời nhà Trần (1225-1400), cho đến Nhà Hồ (1400-1407), nhà Hậu Trần (1407-1413), thuộc nhà Minh (1414-1427) Mười năm Lê Lợi, Nguyễn Trãi đánh quân Minh (1418-1427) và thời kỳ đầu nhà Lê (1428-1788). Đế quốc Khmer suy vong khi người Cham Pa giành lại được độc lập, đặc biệt là sự trỗi dậy của Vương quốc Sukhothai và khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh.

Indravarman II (1218-1243) kế vị và tiếp tục hoàn thành các công trình xây dựng của cha. Ông đã cho xây xong một loạt chùa chiền được khởi công từ thời cha mình. Dưới sự trị vì của Indravarman II, Campuchia có sự ổn định chính trị trong nước. Tuy nhiên, sức chi phối của Đế quốc Khmer đối với các vùng đất xa bắt đầu giảm đi. Kết quả, năm 1220, người Khmer rút khỏi nhiều tỉnh mà trước đó đã chiếm được của Chăm-pa và nước này đã giành lại độc lập. Vương quốc Sukhothai đã thành lập nên vương quốc Xiêm đầu tiên ở phía Tây và trong 200 năm tiếp theo, người Thái đã trở thành đối thủ chính của Đế quốc Khmer.

Jayavarman VIII (trị vì 1243-1295) kế nhiệm Indravarman II. Trái với các vua trước đó, Jayavarman VIII theo Ấn Độ giáo và là người chống Phật giáo quyết liệt. Ông đã cho phá hủy phần lớn tượng Phật và chuyển các chùa Phật thành đền thờ Ấn Độ giáo. Bên ngoài, ông ta đã tránh đụng độ với quân Nguyên Mông (khi đó đã chiếm hết Trung Hoa) bằng cách cống nạp hàng năm cho nhà Nguyên.

Triều đại của Jayavarman VIII kết thúc năm 1295 khi ông bị con rể là Srindravarman (trị vì 1295-1309) lật đổ. Vua mới là người theo Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravada), một trường phái của Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á từ Sri Lanka và sau đó lan rộng ra khắp khu vực. Tư liệu lịch sử về thời kỳ sau triều vua Srindravarman có rất ít. Văn bản cuối cùng người ta biết được là một bia khắc từ năm 1327. Không có ngôi đền lớn nào được xây thêm. Hệ thống thủy lợi cũng bị thoái hóa dẫn đến mùa màng thất bát do lũ lụt và hạn hán. Trong khi trước đó mỗi năm có 3 vụ lúa – điều này đã góp phần cốt yếu cho sự thịnh vượng và quyền lực của đế quốc Khmer – sự giảm sút mùa màng đã làm cho đế quốc này suy yếu thêm. Quốc gia lân bang phía tây của đế quốc này là Vương quốc Xiêm đầu tiên – Vương quốc Sukhothai, bị một vương quốc khác của người Thái (vương quốc Ayutthaya) đánh bại vào năm 1350. Sau năm 1352, người Thái đã mở nhiều cuộc tiến công vào đế quốc Khmer. Đến năm 1431, vương quốc Ayutthaya đã chiếm được Angkor.

 

 

THƯỞNG THỨC “NỤ CƯỜI ANGKOR”

“Thầy cũng nên dành thì giờ mà coi “Nụ cười Angkor”, điệu múa Khmer hoàng gia là di sản văn hóa thế giới đấy”,”một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn, kết thúc là nụ cười Angkor” ông Lý một thương nhân người Việt tại Campuchia nói với tôi như vậy. Tôi sang Campuchia nhiều lần. Lần nào ở Phnông Pênh, tôi cũng đều đi xem điệu múa Khmer hoàng gia “Nụ cười Angkor” và mỗi lần lại thấy hay thêm một mức, khám phá thêm một điều mới. Lần xem năm ngoái, tôi có chụp ảnh với diễn viên thủ vai chính vị vua đất nước Angkor vĩ đại nhất.

Vua Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1219). Ông đã tập hợp một đội quân, đánh đuổi quân Chăm Pa và giành lại kinh đô. Năm 1181, ông lên ngôi và tiếp tục chiến tranh với Chăm Pa trong suốt 22 năm cho đến khi đánh bại nước này vào năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa. Ông cho xây dựng hồ chứa nước lớn Srah Srang, các đền chùa Ta Prohm, Banteay Kdei, Neak Pean và hệ thống đường giao thông kết nối các trấn của đế quốc, xây dựng 102 bệnh xá và 121 nhà nghỉ cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách. Ông tu Phật. Ông đã tập hợp các nghệ nhân, hiền triết, sử gia, học giả, nhà văn, nhà nông, nhà buôn … tài giỏi của thời ông để thực hiện bảo tồn và sáng tạo những giá trị di sản cao quý về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, nông nghiệp, thương mại của đế quốc Angkor.

Điệu múa Khmer di sản thế giới thật sâu sắc, tài hoa, duyên dáng và sống động trong câu chuyện sử thi hàng mấy trăm năm được kể lại. Bạn hãy bấm vào Thưởng thức “Nụ cười Angkor để xem một vài hình ảnh mà tôi vội lưu lại với máy ảnh du lịch xoàng, chất lượng không thật tốt. Thưởng thức Nụ cười Angkor là một niềm vui lớn!

Đế quốc Khmer nguyên nhâncủa sự biến mất cho đến nay vẫn là một bí ẩn lớn của lịch sử. Nhiều ý kiến cho rằng: đó là do sự xung đột với các quốc gia khác đã làm Đế quốc Khmer bị thu hẹp tầm kiểm soát; Phnôm Pênh trở thành trung tâm chính trị, thương mại của vương quốc Khmer bên sông Mê Kông làm chuyển trọng tâm phát triển; Angkor bị ngưng trệ vì xây dựng quá tốn kém và sự xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia đẩy nhanh sự lụi tàn của đế quốc; sự thoái hóa của đất đai làm người dân dồn về nơi điều kiện sống tốt hơn. Thực ra, có một vị vua của đế quốc Angkor đó là vua Barom Reachea I (trị vì 1566 – 1576), sau khi đẩy lùi quân Thái, ông cũng đã quay lại đóng đô ở Angkor trong một thời gian ngắn nhưng ông cũng không thể cưỡng lại được sự suy vong này.

Báo vnexpess trong bài “Đế quốc Khmer bị diệt vong như thế nào?” đã nêu lên một giả thuyết khác. Nguyên nhân chính sự lụi tàn của đế quốc Khmer là do biến đổi khí hậu ngoài những nguyên nhân vừa kể trên. “Theo Livescience, Brendan Buckley – một chuyên gia về khí hậu của Đại học Columbia, Mỹ thì: Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự sụp đổ của vương quốc Khmer tại Campuchia cách đây gần 600 năm. Ông đã tìm ra bằng chứng đáng tin cậy về việc đế quốc Khmer suy vong do thiếu nguồn nước dành cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tình trạng đó khiến hệ thống thủy lợi quy mô lớn của Angkor – kinh đô của đế chế – tê liệt, trong khi hệ thống này rất quan trọng với nền kinh tế nông nghiệp. Thủ phạm gây nên tình trạng khan hiếm nước là hai đợt hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây nên. Buckley và các đồng nghiệp đã dựng lại bức tranh khí hậu trong khu vực xung quanh kinh đô Angkor của đế chế Khmer cổ bằng cách nghiên cứu những vòng tròn bên trong thân các cây bách tại một vườn quốc gia gần đó. Những vòng tròn cho thấy vương quốc này từng trải qua một đợt siêu hạn hán kéo dài tới ba thập kỷ – từ khoảng năm 1330 tới năm 1360. Sau đó đó vương quốc còn hứng chịu một đợt hán hán khắc nghiệt hơn nhưng ngắn hơn trong khoảng thời gian từ năm 1400 tới năm 1420. Buckley cho rằng hai đợt siêu hạn hán có thể khiến mùa màng thất bát và bệnh truyền nhiễm lan rộng – hai thảm họa đối với một đất nước có mật độ dân số lớn. Thế rồi tới năm 1431, vương quốc sụp đổ sau một cuộc tấn công của nước Xiêm (Thái Lan ngày nay). “Vào thời đó kinh đô Angkor đối mặt với hàng loạt vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Sự thay đổi lớn của môi trường đã đẩy người dân Khmer tới giới hạn cuối cùng trong khả năng chịu đựng và họ không thể thích nghi được với thay đổi ấy. Tôi không nói biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp khiến nền văn minh Khmer cổ sụp đổ, nhưng chắc chắn một đợt hạn hán kéo dài tới 30 năm phải gây nên một tác động nào đó”, Buckley phát biểu.”

Quần thể kiến trúc Angkor thật vĩ đại! Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan du lịch tuyệt vời. Tượng thần bốn mặt, nụ cười bí ẩn thật đáng suy ngẫm.

Báo vnexpess trong bài “Đế quốc Khmer bị diệt vong như thế nào? đã nêu lên những giả thuyết về sự lụi tàn của đế quốc Khmer. Nhiều ý kiến cho rằng: sự xung đột với các quốc gia khác đã làm Đế quốc Khmer bị thu hẹp tầm kiểm soát; Phnôm Pênh trở thành trung tâm chính trị, thương mại của vương quốc Khmer bên sông Mê Kông là chuyển trọng tâm phát triển; Angkor bị ngưng trệ vì xây dựng quá tốn kém và sự xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia đẩy nhanh sự lụi tàn của đế quốc; sự thoái hóa của đất đai làm người dân dồn về nơi điều kiện sống tốt hơn. Vua Barom Reachea I (trị vì 1566 – 1576), sau khi đẩy lùi quân Thái đã quay lại đóng đô ở Angkor trong thời gian ngắn nhưng ông cũng không thể cưỡng lại được sự suy vong này .

Theo Livescience, Brendan Buckley, một chuyên gia về khí hậu của Đại học Columbia, Mỹ thì: Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự sụp đổ của vương quốc Khmer tại Campuchia cách đây gần 600 năm. Ông đã tìm ra bằng chứng đáng tin cậy về việc đế quốc Khmer suy vong do thiếu nguồn nước dành cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tình trạng đó khiến hệ thống thủy lợi quy mô lớn của Angkor – kinh đô của đế chế – tê liệt, trong khi hệ thống này rất quan trọng với nền kinh tế nông nghiệp. Thủ phạm gây nên tình trạng khan hiếm nước là hai đợt hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây nên. Buckley và các đồng nghiệp đã dựng lại bức tranh khí hậu trong khu vực xung quanh kinh đô Angkor của đế chế Khmer cổ bằng cách nghiên cứu những vòng tròn bên trong thân các cây bách tại một vườn quốc gia gần đó. Những vòng tròn cho thấy vương quốc này từng trải qua một đợt siêu hạn hán kéo dài tới ba thập kỷ – từ khoảng năm 1330 tới năm 1360. Sau đó đó vương quốc còn hứng chịu một đợt hán hán khắc nghiệt hơn nhưng ngắn hơn trong khoảng thời gian từ năm 1400 tới năm 1420. Buckley cho rằng hai đợt siêu hạn hán có thể khiến mùa màng thất bát và bệnh truyền nhiễm lan rộng – hai thảm họa đối với một đất nước có mật độ dân số lớn. Thế rồi tới năm 1431, vương quốc sụp đổ sau một cuộc tấn công của nước Xiêm (Thái Lan ngày nay). “Vào thời đó kinh đô Angkor đối mặt với hàng loạt vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Sự thay đổi lớn của môi trường đã đẩy người dân Khmer tới giới hạn cuối cùng trong khả năng chịu đựng và họ không thể thích nghi được với thay đổi ấy. Tôi không nói biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp khiến nền văn minh Khmer cổ sụp đổ, nhưng chắc chắn một đợt hạn hán kéo dài tới 30 năm phải gây nên một tác động nào đó”, Buckley phát biểu.

Quần thể kiến trúc Angkor, với quy mô diện tích 3000 km² là thành phố thuộc thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới nay có khoảng 72 đền thờ chính và công trình khác đang được bảo tồn và khai thác du lịch trên khu vực này quả là vĩ đại .Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan du lịch tuyệt vời. Tượng thần bốn mặt, nụ cười bí ẩn thật đáng suy ngẫm.

Angkor hiện đã có quá nhiều sách viết, phần lớn là sách tiếng Anh. Ông Lý và một số sinh viên Campuchia học đại học và tiến sĩ ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh biết “thầy Hoàng Kim rất ham nghiên cứu lịch sử văn hóa” nên mua tặng tôi nhiều sách tiếng Anh du lịch Angkor. Tôi thích nhất là cuốn “Ancient Angkor” của Michael Freeman và Claude Jacques (đó cũng là tư liệu chính của bài viết này). Ông Lý mua tặng tôi thêm cuốn sách “The Art of War” Sun Tzu (Binh pháp Tôn tử) để “Thầy về Việt Nam, chịu khó đoc song ngữ Anh Việt đối chiếu” “nghiên cứu khoa học, kinh doanh và làm chính trị đều rất nên học sách này”.

Một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này.

Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.

THĂM VÙNG SẮN ANGKOR

Tôi có ít nhất tám lần đến Angkor, nhưng lần nào cũng chỉ kịp lưu lại một ít hình ảnh và ghi chép ngắn mà chưa kịp biên tập lại. Trong phần trước tôi đã trò chuyện là nếu bạn chỉ có thời gian ngắn du lịch Campuchia, thì nên thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở Phnôm Pênh, nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap. Nhưng bạn nếu sang làm việc dài ngày thì nên dành thì giờ tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế, xã hội, môi trường dọc theo biên giới Việt Miên Lào hoặc xuôi dòng Mekong bạn sẽ có rất nhiều điều thú vị.

Đến đất nước Angkor trong chuyến khảo sát sản xuất thị trường sắn, tôi mang theo cuốn sách “Hồi ký Sihanouk: Những lãnh tụ thế giới mà tôi từng biết” (Nguyên tác Sihanouk Reminisces World Leaders I Have Known). Qua cửa khẩu Hoa Lư chứng kiến những hàng xe tải lớn chở sắn nối đuôi nhau mút tầm mặt gợi mở bao điều muốn nói về một tiềm năng hợp tác to lớn.

Đất rừng bạt ngàn, phần lớn là đất xám khá bằng phẳng, khó thoát nước.Dân cư thưa thớt. Trẻ em nghèo ít học phổ biến ở vùng sâu vùng xa. Những giống sắn phổ biến ở Căm pu chia là KM419, KM98-5, KM94 nhập từ Việt Nam được trồng khá rộng rãi. Chị Soc Chia thôn Tờ Rôn, nhà cách Snua 15 km, chồng trước đi lính nay chủ yếu đi xẻ cây, có tám con, năm đứa đi học , trường xa 4-5 km có đất mì 4 ha, đất lúa 1 ha , nuôi 5 bò và một số gà vịt. Nhà chở nước uống xa đến 5 km. Hộ ông Seng San trồng 4 ha sắn KM98-5 và KM94 làm thuê cho ông Kim Ren ở Snua, đầu tư giống mới, xịt phân bón qua lá, chưa dùng phân chuống và NPK.

Sắn KM94 trồng luống từ cuối tháng 10 nay sinh trưởng khá tốt, nếu bón phân đúng cách và sạch cỏ có thể đạt trên 30 tấn củ tươi/ha do đất mới khai phá còn giàu dinh dưỡng. Cây giống sắn KM94 bảo quản tự nhiên gần rẫy từ tháng 11 để trồng lại đầu tháng 5 năm sau. (Ở Kampong Cham, Karatie và Mondulkiri những vùng trồng sắn chính của Căm pu chia cũng có hai vụ chính trồng sắn tương tự như Tây Ninh và Bình Phước của Việt Nam). Tiềm năng phát triển sắn thật lớn từ Kam Pong Cham đến Karatia đến Sen Monorom. Giống chủ lực nay là KM419, KM98-5, KM94 những giống sắn tốt từ Việt Nam. Lòng chúng tôi xúc động tự hào vì cống hiến của các nhà khoa học Việt Nam qua hệ thống doanh nhân của hai nước đã làm giàu cho nhiều người dân và góp phần mang lại thịnh vượng chung cho cộng đồng Việt Miên Lào.

Anh Phạm Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông, cô Nguyễn Thị Mỵ, Tổng Giám đốc HAMICO đều tâm đắc với sự đánh giá và trao đổi của tôi: “Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển sắn Việt Nam – Căm pu-chia là rất to lớn, Điều này không chỉ đối với cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển”

 

HK20

 

Kameda Akiko, Hoàng Kim, bác Dung nông dân và Nguyễn Phương với giống sắn KM419 tại Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận năm 2011 (ảnh Hoàng Kim). Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Năm 2009 khi những giống sắn tốt nhất của Việt Nam như KM140, KM985 được xác nhận thì sản xuất sắn của Campuchia vùng biên giới đã chủ yếu sản xuất và kinh doanh những sản phẩm sắn củ tươi của những giống tốt này. Năm 2011 khi giống sắn KM419 được nổi bật tại Đồng Nai, Tây Ninh và Ninh Thuận thì Kameda Akiko, Minh Ngọc Đông Bắc, Lý Thanh Bình,  … đã nhanh chóng tìm mua giống sắn tốt này từ Việt Nam để phát triển thành nhiều vùng sắn chủ lực ở Campuchia tại  Kratie, Sen Monorom, Kampong Cham … Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Giống sắn Campuchia theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam và hiện nay uớc 90% diện tích sắn Campuchia là giống sắn KM419, KM98-5 và KM94. Angkor nụ cười suy ngẫm “<

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 9 THÁNG 11
Hoàng Kim
CNM365Angkor nụ cười suy ngẫm; Chớm Đông trên đồng rộng Lên Tây Bắc điểm hẹn; Con đường lúa gạo Việt; Tô Đông Pha Tây Hồ. Ngày 9 tháng 11 năm 1953, Campuchia tuyên bố độc lập do Pháp trao trả lại chủ quyền trong Chiến tranh Đông Dương; thái tử Norodom Sihanouk hồi hương sau một thời gian lưu vong tại Thái Lan; Năm 1960, thái tử Norodom Sihanouk lên làm Quốc trưởng chứ không làm vua sau khi vua cha mất và thi hành chính sách trung lập. Ngày 9 tháng 11 năm 1818  ngày sinh Ivan Sergeyevich Turgenev, Đại văn hào Nga. Tiểu thuyết Cha và con (Отцы и Дети) của ông được coi là một trong những tác phẩm lớn nhất của Nga thế kỉ 19, thường được so sánh với các tác phẩm của hai nhà văn lớn cùng thời là Lev Tolstoy và Fyodor Dostoevsky. Ngày 9 tháng 11 năm 1997, ngày mất Nguyễn Xiển, nhà khoa học, chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Tổng Thư ký Đảng Xã hội Việt Nam (1956–1988) và Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam (từ năm 1960 đến 1987). Bài viết chọn lọc ngày 9 tháng 11:Angkor nụ cười suy ngẫm; Chớm Đông trên đồng rộng Lên Tây Bắc điểm hẹn; Con đường lúa gạo Việt; Tô Đông Pha Tây Hồ. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-11/;

 

 

ANGKOR NỤ CƯỜI SUY NGẪM
Hoàng Kim

Du lịch Campuchia nếu bạn chỉ có ít thời gian thì nên đi thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở thủ đô Phnôm Pênh nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap. Đó là ba điểm du lịch chính. Đặc biệt là đi thăm quần thể kiến trúc Angkor, nhưng nếu bạn chưa kịp bơi thuyền Biển Hồ và chưa đi dạo ban mai ở thủ đô Phnôm Pênh thì khó thấu hiểu lẽ thịnh suy và nụ cười bí ẩn. Angkor tượng đá bốn mặt, nụ cười bí ẩn trông như vui, như lạc quan, như yêu đời, như nghiêm nghị, nhưng ngắm kỹ cũng lại thấy như buồn, như lo âu, như hồi hộp, xem thật kỹ lại thấy dường như thoáng cười. Bốn khuôn mặt tượng đá đều toát lên sự tĩnh lặng, bình tâm và an nhiên, ở đó có thung dung chuyển pháp.

 

 

Quần thể kiến trúc Angkor là Kim Tự Tháp của thiền định và điệu múa Khmer là pho sử thi vĩ đại, cả hai kiệt tác vô giá này đều được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tượng đá bốn mặt, kinh thành bốn mặt, con sông bốn mặt, tòa tháp bốn mặt là sự hợp lưu và chuyển pháp của Đức Vua, Mẫu Hậu, Đức Phật và Thần Sáng Tạo. Đó là ý nghĩa thầm lặng của Nữ thần Shiva mà tôi đã kể trong bài viết Lúa sắn Cămpuchia và lúa sắn Lào. Trò chuyện với thiên nhiên và cổ vật Angkor, bạn sẽ thấy nhiều điều đáng suy ngẫm. Ví như một chủ thuyết, một tôn giáo, bao giờ cũng muốn được sự tin tưởng, noi theo độc tôn, mà không bao giờ chấp nhận sự nửa vời, đa nguyên, nhưng hãy nhìn tượng đá bốn mặt, kinh thành bốn mặt, con sông bốn mặt, bạn sẽ thấu hiểu sự hợp lưu và chuyển pháp.

 

Angkor nu cuoi suy ngam

 

Tôi (Hoàng Kim) nói với anh Nguyen Duong, rằng tôi cũng thấm thía câu nói của nhà thơ Nguyễn Duy, các cuộc tranh đoạt “bên nào thắng thì nhân dân cũng bại” nhưng quy luật đấu tranh sinh tồn, thích nghi và tồn tại, hợp lưu và chuyển pháp, là bài học lịch sử sâu sắc. “Angkor nụ cười suy ngẫm”

ANGKOR DI SẢN THẾ GIỚI

Quần thể kiến trúc Angkor có diện tích 3000 km² là thành phố thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới. Ở trong quần thể Angkor có khoảng trên 1000 công trình (Một số học giả cho rằng con số đó có thể hơn, vì dưới thời vua Jayavarman VIII, 1243-1295, ông đã trở về Ấn Độ giáo và cho phá hủy trên 10.000 tượng Phật cũng như cho chuyển các chùa Phật thành đền thờ Ấn Độ giáo). Đến nay có khoảng 72 đền thờ chính và công trình xây dựng khác đang được bảo tồn và khai thác du lịch trên khu vực này.. Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan kỳ thú nhất. Bạn hãy dành thời gian thăm thú kỳ quan Angkor di sản thế giới vào ban ngày, còn buổi tối thì Thưởng thức”Nụ cười của Angkor” tuyệt phẩm điệu múa Khmer, cũng là di sản thế giới, do đoàn Ca Múa Nhạc Hoàng Gia biểu diễn, với sự giúp đỡ, cố vấn công phu của Trương Nghệ Mưu tổng đạo diễn và đích thân Norodom Sihanouk, cựu Quốc vương, Thái thượng vương của Vương quốc Campuchia thẩm duyệt. Tượng thần bốn mặt, nụ cười suy ngẫm chắc chắn sẽ theo bạn. Trong Danh sách di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương thì Campuchia có ba di sản thế giới là: Quần thể kiến trúc Angkor nổi bật nhất là Đền Angkor Wat (1992), Điệu múa hoàng gia (2003) và Đền Prasat Preah Vihear (2008). Việt Nam có tám di sản thế giới là: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Vịnh Hạ Long (1994), Phố cổ Hội An (1999), Khu thánh địa Mỹ Sơn (1999), Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (2003), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010), Thành nhà Hồ (2011) và Quần thể danh thắng Tràng An (2014).

Angkor là kinh đô của Đế quốc Khmer đã phát triển rực rỡ tại vùng Đông Nam Á từ năm 802, dưới triều đại của vua Hindu Jayavarman II là người Khmer, sau đó nối tiếp cho đến năm 1431 thị lụi tàn khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh. Quần thể kiến trúc Angkor nằm giữa rừng già và vùng đất canh tác nông nghiệp ở phía nam của đồi Kulen, gần thành phố Xiêm Riệp ngày nay (13°24’N, 103°51’E) và phía bắc của sông Tonle Sap (nơi có Biển Hồ vùng điều tiết bốn hợp lưu của sông Mê Kông tại Phnom Penh) . Angkor được UNESCO công nhận là di sản thể giới do phong cách kiến trúc Khmer đặc sắc, cảnh quan kỳ thú và quy mô diện tích 3000 km² (1150 dặm vuông) là thành phố lớn nhất thế giới của thời kỳ tiền công nghiệp.

 

 

Đế quốc Angkor là một triều đại huy hoàng trong lịch sử Campuchia. Đây là cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á thời đó, với diện tích lên đến 1 triệu km² (gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia. Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các nước Thái Lan, Lào và miền nam Việt Nam.

Thời kỳ khởi đầu của Đế quốc Khmer là thời nhà Đường (618-907), Việt Nam lúc đó tên nước là An Nam thuộc nhà Đường. Người nước Nam nhiều lần nổi lên đánh phá nổi bật có Mai Hắc Đế (năm 722) , Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (năm 791). Các nước khác xâm lấn, tranh chấp với người An Nam có nước Hoàn Vương (Lâm Ấp, Chiêm Thành sau này) và Nam Chiếu (người Thái ở Vân Nam, xưng quốc hiệu là Đại Mông, Đại Lễ), sau này khi Cao Biền sang làm Tiết độ sứ thì mới dẹp yên.

Jayavarman II là một hoàng tử của triều đại Sailendra. Ông đến Java để làm con tin hoàng gia của vương quốc chư hầu hay đến học tập đến nay vẫn chưa được khẳng định. Ông nhờ thời gian ở Java nên đã học được nghệ thuật và văn hóa triều đình Sailendran của Java về cho triều đình Khmer. Sau khi trở lại vương quốc Chân Lạp, ông đã nhanh chóng xây dựng thế lực cho mình và đánh bại nhiều vị vua khác. Ông trở thành hoàng đế của vương quốc Khmer năm 790. Những năm tiếp theo, ông đã mở rộng lãnh thổ của mình và cuối cùng đã thành lập kinh đô mới Hariharalaya gần thị xã Roluos của Campuchia ngày nay. Ông đã đặt nền móng cho kinh đô Angkor trải dài đến 15 km về phía tây bắc. Năm 802, ông tự xưng là Chakravartin (vua thiên hạ) bằng một lễ đăng quang theo phong cách Ấn Độ giáo. Bởi thế, ông không những trở thành một vị vua được thành thánh sắc phong và vô địch mà còn đồng thời tuyên bố sự độc lập của vương quốc mình tách khỏi vương quốc Java. Vua Jayavarman II mất năm 834.

Đền Preah Vihear di sản thế giới của Campuchia ở tỉnh Preah Vihear trên đỉnh núi Dângrêk gần biên giới Thái Lan. Đền được xây dựng bắt đầu vào đầu thế kỷ 9 dưới thời vua Suryavarman I và Suryavarman II và được tiếp nối trong những thế kỷ tiếp theo để thờ thần Shiva. Các di vật thấy ở kiến trúc đền Preah Vihear được coi là những di vật thuộc thời kỳ đầu của Đế quốc Angkor.

Thời kỳ cường thịnh của Đế quốc Khmer tương ứng với thời kỳ Đại Việt cởi ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, khởi đầu là họ Khúc dấy nghiệp kế đến là Ngô Quyền phá quân Nam Hán, dựng nền độc lập, mở đường cho nhà Đinh (968-980), kế đến là nhà tiền Lê (980-1009), nhà Lý 1009 -1225), nhà Trần (1226 – 1400). Liên quan mật thiết với sự suy vong của triều Đường đời Ngũ Đại Thập Quốc (907-979), kéo dài cho đến triều Tống (960-1279) thống nhất Trung Quốc bản thổ. Hoa lục chiến tranh liên miên chẳng còn điều kiện và cơ hội để dòm ngó đất phương Nam. Trong tình thế đó, Đế quốc Khmer phát triển ổn định. Nước Đại Việt cũng nhân tình thế đó mà thoát Trung.

Indravarman I, vị vua thứ tư của Đế quốc Khmer, đã củng cố vững chắc đất nước mình với những chương trình xây dựng lớn, bao gồm hệ thống thủy lợi và các đền đài, nhờ vào của cải giành được thông qua mậu dịch và nông nghiệp. Công trình đầu tiên là đền Preah Ko và các công trình thủy lợi.

Yasovarman I (trị vì từ 889 – 915), là con Indravarman I, nối nghiệp và phát triển công nghiệp của cha. Ông đã thiết lập kinh đô mới Yasodharapura, thành phố đầu tiên của Angkor. Ngôi đền trung tâm của thành phố được xây ở Phnom Bakheng, một ngọn đồi cao 60 m giữa đồng bằng trong khu vực Angkor. Dưới triều Yasovarman I đại công trình thủy lợi Đông Baray được tạo dựng, đây là hồ chứa nước có kích thước 7,5 x 1,8 km. Sau khi Yasovarman I qua đời vào đầu thế kỷ 10, đế quốc Khmer lập tức bị chia rẽ. Vua Harshavarman I và Ishanavarman II (em của Harshavarman I) phải vất vả giữ ngôi báu trước sự tranh giành của người chú là Jayavarman IV. Người chú bị đánh lui khỏi Angkor và đã thiết lập một kinh đô mới ở Koh Ker, cách Angkor khoảng 100 km. Sau khi Ishanavarman II qua đời, Jayavarman IV lên làm vua.

Con của Jayavarman IV là Harshavarman II nối ngôi cha được 3 năm thì bị em họ là Rajendravarman II cướp ngôi. Rajendravarman II dời đô trở về Yasodharapura. Ông xây dựng một chế độ chính trị trung ương tập quyền, tăng cường sự quản lý trực tiếp đối với các thủ lĩnh địa phương. Sau khi đất nước ổn định, ông bắt đầu thực hiện các dự án lớn tiếp nối công việc mà các vị vua đầu tiên đã dự tính. Ông đã cho thiết lập một loạt các đền ở khu vực Angkor; trong đó có Đông Mebon, trên một cù lao của Đông Baray, với nhiều đền thờ Phật và chùa. Năm 950, chiến tranh lần đầu nổ ra giữa đế quốc Khmer và Vương quốc Chămpa ở phía đông (ngày nay là miền Trung Việt Nam).

Jayavarman V, con trai Rajendravarman II đăng quang sau khi vượt qua các hoàng thân khác tiếp nối sự trị vì từ năm 968 đến 1001. Đây là thời kỳ thanh bình, đánh dấu bởi sự phát triển thịnh vượng và rực rỡ của nền văn hóa Angkor. Dưới triều vua Jayavarman V có nhiều nhà triết học, học giả, nghệ sỹ tài năng. Ông thiết lập kinh đô mới và xây các ngôi ngôi đền mới, quan trọng nhất là Banteay Srei, được xem như công trình có tính nghệ thuật và thẩm mỹ bậc nhất của Angkor và Ta Keo là ngôi đền đầu tiên của Angkor xây hoàn toàn bằng sa thạch.

 

 

Đền Banteay Srei là đền thờ nữ thần Shiva được thánh hóa ngày 21 tháng 4 năm 967, tại Angkor Thom trong quần thể kiến trúc Angkor di sản thế giới. Ngôi đền có tọa độ 13,59 độ vĩ bắc, 103,96667 độ kinh đông, nằm gần đồi Phnom Dei, được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ. Đền Banteay Srei được gọi là “viên ngọc quý”, “điêu khắc tuyệt vời của nghệ thuật Khmer”. Đền Thành Mẫu Banteay Srei gợi sự đồng văn với Đạo Mẫu Việt Nam trong tư duy triết học Phương Đông của dịch lý truyền nhân mà người chồng nếu bị hủy diệt thì người vợ chính là nguồn gốc để truyền nhân, “còn da lông mọc, còn chồi nãy cây” vì người Mẹ là gốc sinh tồn của muôn loài,

Sau cái chết của Jayavarman V là vài năm xung đột. Vua Udayadityavarman I vừa lên ngôi đã bị Jayavirahvarman lật đổ. Rồi đến lượt Jayavirahvarman bị Suryavarman I (trị vì 1010 – 1050) giành mất ngôi báu. Suốt thời kỳ trị vì của mình, Suryavarman I phải chiến đấu trấn áp các đối thủ mưu toan lật đổ mình bằng bạo lực. Ông là vị vua Khmer đầu tiên sống phải xây thành để bảo vệ mình và hoàng cung. Ông đã mở rộng vương quốc của mình đến tỉnh Lopburi của Thái Lan ngày nay, về phía nam đến eo đất Kra. Tại Angkor, việc xây dựng Tây Baray bắt đầu dưới triều Suryavarman I, một hồ chứa nước thứ 2 và rộng hơn hồ Đông Baray với kích thước 8 x 2,2 km.

Nửa cuối thế kỷ 11 và đầu thế kỷ 12 trong lịch sử Campuchia là thời kỳ của các cuộc tranh giành quyền lực tàn bạo. Sau đó đến thời kỳ huy hoàng dưới sự cai trị của Suryavarman II. Ông đã xâm chiếm vương quốc Haripunjaya của dân tộc Môn đến phía tây (ngày nay là miền Trung Thái Lan) và một khu vực xa hơn về phía tây vương quốc Pagan (Myanma ngày nay), phía nam lấn về khu vực bán đảo Malay đến vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan), về phía đông lấy nhiều tỉnh của Champa, về phía bắc đến biên giới phía bắc của Lào ngày nay. Dưới sự cai trị của ông, ngôi đền lớn nhất của Angkor được xây dựng trong khoảng thời gian 37 năm: Angkor Wat, là nơi thờ thần Vishnu.

Angkor Wat di sản thế giới (tên Việt cổ là đền Đế Thiên), thuộc huyện Angkor Thom tỉnh Siem Reap, (Angkor Wat và thành phố cổ Angkor Thom đều thuộc huyện này), cách thủ đô Phnôm Pênh 320 km về hướng Bắc được coi là di tích quan trọng bậc nhất quần thể kiến trúc Angkor tại Campuchia, tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.

Angkor Wat được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II (1113–1150) mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, là lụi tàn trong thế kỷ 16 và thế kỷ 17, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.

Sự kết thúc của hoàng đế Suryavarman II không được rõ ràng lắm. Văn bia cuối cùng ghi nhận tên ông có liên quan đến cuộc xâm lược Đại Việt là từ năm 1145. Có lẽ ông qua đời trong một cuộc hành quân trong khoảng thời gian từ năm 1145 đến 1150. Thời kỳ tiếp theo các vua trị vì trong thời gian ngắn và bị vị vua sau lật đổ bằng vũ lực. Cuối cùng, năm 1177, Khmer đã bị quân Chămpa đánh bại trong một trận thủy chiến trên hồ Tonlé Sap và bị chiếm đóng trong một thời gian ngắn.

Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1219) đã tập hợp một đội quân, đánh đuổi quân Chăm Pa và giành lại kinh đô Yasodharapura. Năm 1181, ông lên ngôi và tiếp tục chiến tranh với Chăm Pa trong suốt 22 năm cho đến khi đánh bại nước này vào năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa.

Jayavarman VII được coi là vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Angkor không chỉ vì những chiến công của ông chống lại quân Chăm Pa mà còn là một người cai trị không phải là bạo chúa như cách các hoàng đế trước đó đã cai trị vì ông là người thống nhất đế quốc này và trên cả là do các công trình xây dựng được tiến hành dưới thời kỳ cai trị của ông.

Angkor Thom là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer. Thành rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ từ các thời trước và các đền mới được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII và những người nối nghiệp ông tiếp tục.

Đền Bayon (thần Sáng tạo, thần bốn mặt, thần có nụ cười bí ẩn) nằm tại trung tâm thành phố cổ Angkor Thom cùng các di tích khác quần tụ quanh khu quảng trường Chiến thắng nằm ở phía Bắc đền.

Vua Jayavarman VII cũng cho xây dựng hồ chứa nước lớn Srah Srang, các đền chùa Ta Prohm, Banteay Kdei, Neak Pean và hệ thống đường giao thông kết nối các trấn của đế quốc, xây dựng 102 bệnh xá và 121 nhà nghỉ cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách.

Thời kỳ suy vong của Đế quốc Khmer (1220- 1431) tương ứng với đời loạn lạc của Trung Quốc liên tục từ cuối triều Tống cho đến nhà Nguyên (1271-1368) rồi đến nhà Minh (1368-1644), tương ứng với Đại Việt thời nhà Trần (1225-1400), cho đến Nhà Hồ (1400-1407), nhà Hậu Trần (1407-1413), thuộc nhà Minh (1414-1427) Mười năm Lê Lợi, Nguyễn Trãi đánh quân Minh (1418-1427) và thời kỳ đầu nhà Lê (1428-1788). Đế quốc Khmer suy vong khi người Cham Pa giành lại được độc lập, đặc biệt là sự trỗi dậy của Vương quốc Sukhothai và khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh.

Indravarman II (1218-1243) kế vị và tiếp tục hoàn thành các công trình xây dựng của cha. Ông đã cho xây xong một loạt chùa chiền được khởi công từ thời cha mình. Dưới sự trị vì của Indravarman II, Campuchia có sự ổn định chính trị trong nước. Tuy nhiên, sức chi phối của Đế quốc Khmer đối với các vùng đất xa bắt đầu giảm đi. Kết quả, năm 1220, người Khmer rút khỏi nhiều tỉnh mà trước đó đã chiếm được của Chăm-pa và nước này đã giành lại độc lập. Vương quốc Sukhothai đã thành lập nên vương quốc Xiêm đầu tiên ở phía Tây và trong 200 năm tiếp theo, người Thái đã trở thành đối thủ chính của Đế quốc Khmer.

Jayavarman VIII (trị vì 1243-1295) kế nhiệm Indravarman II. Trái với các vua trước đó, Jayavarman VIII theo Ấn Độ giáo và là người chống Phật giáo quyết liệt. Ông đã cho phá hủy phần lớn tượng Phật và chuyển các chùa Phật thành đền thờ Ấn Độ giáo. Bên ngoài, ông ta đã tránh đụng độ với quân Nguyên Mông (khi đó đã chiếm hết Trung Hoa) bằng cách cống nạp hàng năm cho nhà Nguyên.

Triều đại của Jayavarman VIII kết thúc năm 1295 khi ông bị con rể là Srindravarman (trị vì 1295-1309) lật đổ. Vua mới là người theo Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravada), một trường phái của Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á từ Sri Lanka và sau đó lan rộng ra khắp khu vực. Tư liệu lịch sử về thời kỳ sau triều vua Srindravarman có rất ít. Văn bản cuối cùng người ta biết được là một bia khắc từ năm 1327. Không có ngôi đền lớn nào được xây thêm. Hệ thống thủy lợi cũng bị thoái hóa dẫn đến mùa màng thất bát do lũ lụt và hạn hán. Trong khi trước đó mỗi năm có 3 vụ lúa – điều này đã góp phần cốt yếu cho sự thịnh vượng và quyền lực của đế quốc Khmer – sự giảm sút mùa màng đã làm cho đế quốc này suy yếu thêm. Quốc gia lân bang phía tây của đế quốc này là Vương quốc Xiêm đầu tiên – Vương quốc Sukhothai, bị một vương quốc khác của người Thái (vương quốc Ayutthaya) đánh bại vào năm 1350. Sau năm 1352, người Thái đã mở nhiều cuộc tiến công vào đế quốc Khmer. Đến năm 1431, vương quốc Ayutthaya đã chiếm được Angkor.

 

 

THƯỞNG THỨC “NỤ CƯỜI ANGKOR”

“Thầy cũng nên dành thì giờ mà coi “Nụ cười Angkor”, điệu múa Khmer hoàng gia là di sản văn hóa thế giới đấy”,”một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn, kết thúc là nụ cười Angkor” ông Lý một thương nhân người Việt tại Campuchia nói với tôi như vậy. Tôi sang Campuchia nhiều lần. Lần nào ở Phnông Pênh, tôi cũng đều đi xem điệu múa Khmer hoàng gia “Nụ cười Angkor” và mỗi lần lại thấy hay thêm một mức, khám phá thêm một điều mới. Lần xem năm ngoái, tôi có chụp ảnh với diễn viên thủ vai chính vị vua đất nước Angkor vĩ đại nhất.

Vua Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1219). Ông đã tập hợp một đội quân, đánh đuổi quân Chăm Pa và giành lại kinh đô. Năm 1181, ông lên ngôi và tiếp tục chiến tranh với Chăm Pa trong suốt 22 năm cho đến khi đánh bại nước này vào năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa. Ông cho xây dựng hồ chứa nước lớn Srah Srang, các đền chùa Ta Prohm, Banteay Kdei, Neak Pean và hệ thống đường giao thông kết nối các trấn của đế quốc, xây dựng 102 bệnh xá và 121 nhà nghỉ cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách. Ông tu Phật. Ông đã tập hợp các nghệ nhân, hiền triết, sử gia, học giả, nhà văn, nhà nông, nhà buôn … tài giỏi của thời ông để thực hiện bảo tồn và sáng tạo những giá trị di sản cao quý về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, nông nghiệp, thương mại của đế quốc Angkor.

Điệu múa Khmer di sản thế giới thật sâu sắc, tài hoa, duyên dáng và sống động trong câu chuyện sử thi hàng mấy trăm năm được kể lại. Bạn hãy bấm vào Thưởng thức “Nụ cười Angkor để xem một vài hình ảnh mà tôi vội lưu lại với máy ảnh du lịch xoàng, chất lượng không thật tốt. Thưởng thức Nụ cười Angkor là một niềm vui lớn!

Đế quốc Khmer nguyên nhâncủa sự biến mất cho đến nay vẫn là một bí ẩn lớn của lịch sử. Nhiều ý kiến cho rằng: đó là do sự xung đột với các quốc gia khác đã làm Đế quốc Khmer bị thu hẹp tầm kiểm soát; Phnôm Pênh trở thành trung tâm chính trị, thương mại của vương quốc Khmer bên sông Mê Kông làm chuyển trọng tâm phát triển; Angkor bị ngưng trệ vì xây dựng quá tốn kém và sự xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia đẩy nhanh sự lụi tàn của đế quốc; sự thoái hóa của đất đai làm người dân dồn về nơi điều kiện sống tốt hơn. Thực ra, có một vị vua của đế quốc Angkor đó là vua Barom Reachea I (trị vì 1566 – 1576), sau khi đẩy lùi quân Thái, ông cũng đã quay lại đóng đô ở Angkor trong một thời gian ngắn nhưng ông cũng không thể cưỡng lại được sự suy vong này.

Báo vnexpess trong bài “Đế quốc Khmer bị diệt vong như thế nào?” đã nêu lên một giả thuyết khác. Nguyên nhân chính sự lụi tàn của đế quốc Khmer là do biến đổi khí hậu ngoài những nguyên nhân vừa kể trên. “Theo Livescience, Brendan Buckley – một chuyên gia về khí hậu của Đại học Columbia, Mỹ thì: Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự sụp đổ của vương quốc Khmer tại Campuchia cách đây gần 600 năm. Ông đã tìm ra bằng chứng đáng tin cậy về việc đế quốc Khmer suy vong do thiếu nguồn nước dành cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tình trạng đó khiến hệ thống thủy lợi quy mô lớn của Angkor – kinh đô của đế chế – tê liệt, trong khi hệ thống này rất quan trọng với nền kinh tế nông nghiệp. Thủ phạm gây nên tình trạng khan hiếm nước là hai đợt hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây nên. Buckley và các đồng nghiệp đã dựng lại bức tranh khí hậu trong khu vực xung quanh kinh đô Angkor của đế chế Khmer cổ bằng cách nghiên cứu những vòng tròn bên trong thân các cây bách tại một vườn quốc gia gần đó. Những vòng tròn cho thấy vương quốc này từng trải qua một đợt siêu hạn hán kéo dài tới ba thập kỷ – từ khoảng năm 1330 tới năm 1360. Sau đó đó vương quốc còn hứng chịu một đợt hán hán khắc nghiệt hơn nhưng ngắn hơn trong khoảng thời gian từ năm 1400 tới năm 1420. Buckley cho rằng hai đợt siêu hạn hán có thể khiến mùa màng thất bát và bệnh truyền nhiễm lan rộng – hai thảm họa đối với một đất nước có mật độ dân số lớn. Thế rồi tới năm 1431, vương quốc sụp đổ sau một cuộc tấn công của nước Xiêm (Thái Lan ngày nay). “Vào thời đó kinh đô Angkor đối mặt với hàng loạt vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Sự thay đổi lớn của môi trường đã đẩy người dân Khmer tới giới hạn cuối cùng trong khả năng chịu đựng và họ không thể thích nghi được với thay đổi ấy. Tôi không nói biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp khiến nền văn minh Khmer cổ sụp đổ, nhưng chắc chắn một đợt hạn hán kéo dài tới 30 năm phải gây nên một tác động nào đó”, Buckley phát biểu.”

Quần thể kiến trúc Angkor thật vĩ đại! Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan du lịch tuyệt vời. Tượng thần bốn mặt, nụ cười bí ẩn thật đáng suy ngẫm.

Báo vnexpess trong bài “Đế quốc Khmer bị diệt vong như thế nào? đã nêu lên những giả thuyết về sự lụi tàn của đế quốc Khmer. Nhiều ý kiến cho rằng: sự xung đột với các quốc gia khác đã làm Đế quốc Khmer bị thu hẹp tầm kiểm soát; Phnôm Pênh trở thành trung tâm chính trị, thương mại của vương quốc Khmer bên sông Mê Kông là chuyển trọng tâm phát triển; Angkor bị ngưng trệ vì xây dựng quá tốn kém và sự xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia đẩy nhanh sự lụi tàn của đế quốc; sự thoái hóa của đất đai làm người dân dồn về nơi điều kiện sống tốt hơn. Vua Barom Reachea I (trị vì 1566 – 1576), sau khi đẩy lùi quân Thái đã quay lại đóng đô ở Angkor trong thời gian ngắn nhưng ông cũng không thể cưỡng lại được sự suy vong này .

Theo Livescience, Brendan Buckley, một chuyên gia về khí hậu của Đại học Columbia, Mỹ thì: Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự sụp đổ của vương quốc Khmer tại Campuchia cách đây gần 600 năm. Ông đã tìm ra bằng chứng đáng tin cậy về việc đế quốc Khmer suy vong do thiếu nguồn nước dành cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tình trạng đó khiến hệ thống thủy lợi quy mô lớn của Angkor – kinh đô của đế chế – tê liệt, trong khi hệ thống này rất quan trọng với nền kinh tế nông nghiệp. Thủ phạm gây nên tình trạng khan hiếm nước là hai đợt hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây nên. Buckley và các đồng nghiệp đã dựng lại bức tranh khí hậu trong khu vực xung quanh kinh đô Angkor của đế chế Khmer cổ bằng cách nghiên cứu những vòng tròn bên trong thân các cây bách tại một vườn quốc gia gần đó. Những vòng tròn cho thấy vương quốc này từng trải qua một đợt siêu hạn hán kéo dài tới ba thập kỷ – từ khoảng năm 1330 tới năm 1360. Sau đó đó vương quốc còn hứng chịu một đợt hán hán khắc nghiệt hơn nhưng ngắn hơn trong khoảng thời gian từ năm 1400 tới năm 1420. Buckley cho rằng hai đợt siêu hạn hán có thể khiến mùa màng thất bát và bệnh truyền nhiễm lan rộng – hai thảm họa đối với một đất nước có mật độ dân số lớn. Thế rồi tới năm 1431, vương quốc sụp đổ sau một cuộc tấn công của nước Xiêm (Thái Lan ngày nay). “Vào thời đó kinh đô Angkor đối mặt với hàng loạt vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Sự thay đổi lớn của môi trường đã đẩy người dân Khmer tới giới hạn cuối cùng trong khả năng chịu đựng và họ không thể thích nghi được với thay đổi ấy. Tôi không nói biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp khiến nền văn minh Khmer cổ sụp đổ, nhưng chắc chắn một đợt hạn hán kéo dài tới 30 năm phải gây nên một tác động nào đó”, Buckley phát biểu.

Quần thể kiến trúc Angkor, với quy mô diện tích 3000 km² là thành phố thuộc thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới nay có khoảng 72 đền thờ chính và công trình khác đang được bảo tồn và khai thác du lịch trên khu vực này quả là vĩ đại .Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và đền Banteay Srei là những điểm tham quan du lịch tuyệt vời. Tượng thần bốn mặt, nụ cười bí ẩn thật đáng suy ngẫm.

Angkor hiện đã có quá nhiều sách viết, phần lớn là sách tiếng Anh. Ông Lý và một số sinh viên Campuchia học đại học và tiến sĩ ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh biết “thầy Hoàng Kim rất ham nghiên cứu lịch sử văn hóa” nên mua tặng tôi nhiều sách tiếng Anh du lịch Angkor. Tôi thích nhất là cuốn “Ancient Angkor” của Michael Freeman và Claude Jacques (đó cũng là tư liệu chính của bài viết này). Ông Lý mua tặng tôi thêm cuốn sách “The Art of War” Sun Tzu (Binh pháp Tôn tử) để “Thầy về Việt Nam, chịu khó đoc song ngữ Anh Việt đối chiếu” “nghiên cứu khoa học, kinh doanh và làm chính trị đều rất nên học sách này”.

Một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này.

Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.

THĂM VÙNG SẮN ANGKOR

Tôi có ít nhất tám lần đến Angkor, nhưng lần nào cũng chỉ kịp lưu lại một ít hình ảnh và ghi chép ngắn mà chưa kịp biên tập lại. Trong phần trước tôi đã trò chuyện là nếu bạn chỉ có thời gian ngắn du lịch Campuchia, thì nên thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở Phnôm Pênh, nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap. Nhưng bạn nếu sang làm việc dài ngày thì nên dành thì giờ tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế, xã hội, môi trường dọc theo biên giới Việt Miên Lào hoặc xuôi dòng Mekong bạn sẽ có rất nhiều điều thú vị.

Đến đất nước Angkor trong chuyến khảo sát sản xuất thị trường sắn, tôi mang theo cuốn sách “Hồi ký Sihanouk: Những lãnh tụ thế giới mà tôi từng biết” (Nguyên tác Sihanouk Reminisces World Leaders I Have Known). Qua cửa khẩu Hoa Lư chứng kiến những hàng xe tải lớn chở sắn nối đuôi nhau mút tầm mặt gợi mở bao điều muốn nói về một tiềm năng hợp tác to lớn.

Đất rừng bạt ngàn, phần lớn là đất xám khá bằng phẳng, khó thoát nước.Dân cư thưa thớt. Trẻ em nghèo ít học phổ biến ở vùng sâu vùng xa. Những giống sắn phổ biến ở Căm pu chia là KM419, KM98-5, KM94 nhập từ Việt Nam được trồng khá rộng rãi. Chị Soc Chia thôn Tờ Rôn, nhà cách Snua 15 km, chồng trước đi lính nay chủ yếu đi xẻ cây, có tám con, năm đứa đi học , trường xa 4-5 km có đất mì 4 ha, đất lúa 1 ha , nuôi 5 bò và một số gà vịt. Nhà chở nước uống xa đến 5 km. Hộ ông Seng San trồng 4 ha sắn KM98-5 và KM94 làm thuê cho ông Kim Ren ở Snua, đầu tư giống mới, xịt phân bón qua lá, chưa dùng phân chuống và NPK.

Sắn KM94 trồng luống từ cuối tháng 10 nay sinh trưởng khá tốt, nếu bón phân đúng cách và sạch cỏ có thể đạt trên 30 tấn củ tươi/ha do đất mới khai phá còn giàu dinh dưỡng. Cây giống sắn KM94 bảo quản tự nhiên gần rẫy từ tháng 11 để trồng lại đầu tháng 5 năm sau. (Ở Kampong Cham, Karatie và Mondulkiri những vùng trồng sắn chính của Căm pu chia cũng có hai vụ chính trồng sắn tương tự như Tây Ninh và Bình Phước của Việt Nam). Tiềm năng phát triển sắn thật lớn từ Kam Pong Cham đến Karatia đến Sen Monorom. Giống chủ lực nay là KM419, KM98-5, KM94 những giống sắn tốt từ Việt Nam. Lòng chúng tôi xúc động tự hào vì cống hiến của các nhà khoa học Việt Nam qua hệ thống doanh nhân của hai nước đã làm giàu cho nhiều người dân và góp phần mang lại thịnh vượng chung cho cộng đồng Việt Miên Lào.

Anh Phạm Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông, cô Nguyễn Thị Mỵ, Tổng Giám đốc HAMICO đều tâm đắc với sự đánh giá và trao đổi của tôi: “Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển sắn Việt Nam – Căm pu-chia là rất to lớn, Điều này không chỉ đối với cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển”

 

HK20

 

Kameda Akiko, Hoàng Kim, bác Dung nông dân và Nguyễn Phương với giống sắn KM419 tại Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận năm 2011 (ảnh Hoàng Kim). Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Năm 2009 khi những giống sắn tốt nhất của Việt Nam như KM140, KM985 được xác nhận thì sản xuất sắn của Campuchia vùng biên giới đã chủ yếu sản xuất và kinh doanh những sản phẩm sắn củ tươi của những giống tốt này. Năm 2011 khi giống sắn KM419 được nổi bật tại Đồng Nai, Tây Ninh và Ninh Thuận thì Kameda Akiko, Minh Ngọc Đông Bắc, Lý Thanh Bình,  … đã nhanh chóng tìm mua giống sắn tốt này từ Việt Nam để phát triển thành nhiều vùng sắn chủ lực ở Campuchia tại  Kratie, Sen Monorom, Kampong Cham … Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Giống sắn Campuchia theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam và hiện nay uớc 90% diện tích sắn Campuchia là giống sắn KM419, KM98-5 và KM94. Angkor nụ cười suy ngẫmMột đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này. Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.” (Hoàng Kim)

 

 

Dạy học Lúa sắn Cămpuchia và Lào, tôi nhớ hai chuyện thơ của Hồ Chí Minh thật ám ảnh. Nửa đêm Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên. (thơ Dạ bán Hồ Chí Minh, Nam Trân dịch)Xa nhà chốc mấy mươi niên. Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con” (Hồ Chí Minh ở Xiêm); Lúa, sắn, ngô, đậu, nông sản hàng hóa, chúng ta có thể làm gì, dạy và học với nông dân?

Tôi nói với Sango Mahanty Tiến sĩ Sango Mahanty, chuyên gia Tài nguyên Môi trường & Phát triển Nhóm, Crawford trường và phát triển Chính sách công, đại học Úc (ANU) về đất nước Angkor nụ cười suy ngẫm. Tôi đã có hành trình thăm vùng sắn Angkor từ năm 2011 và đã nhiều lần trở lại đất nước này. Sự phát triển sắn và các thay đổi xã hội, môi trường dọc biên giới Campuchia – Việt Nam là đặc biệt nhanh chóng.

Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Năm 2009 khi những giống sắn tốt nhất của Việt Nam được xác nhận thì sản xuất sắn của Campuchia vùng biên giới đã chủ yếu sản xuất và kinh doanh những sản phẩm sắn củ tươi của những giống tốt này. Năm 2011 khi giống sắn KM419 được nổi bật tại Đồng Nai, Tây Ninh và Ninh Thuận thì Kameda Akiko, Minh Ngọc Đông Bắc, Lý Thanh Bình, … đã nhanh chóng tìm mua giống sắn tốt này từ Việt Nam phát triển thành nhiều vùng sắn chủ lực ở Campuchia tại Kratie, Sen Monorom, Kampong Cham

Lúa sắn Campuchia và lúa sắn Lào là điểm nhấn mà tôi thích quay lại và không quên. Campuchia và Lào tôi đã nhiều đến làm việc và du lịch sinh thái, tôi có nhiều bạn ở đó. Ba nước Việt Nam Lào Cămpuchia chung nôi bán đảo Đông Dương kết nối mật thiết về đất nước con người, Lúa sắn Campuchia và lúa sắn Lào, du lịch sinh thái, giáo dục kinh tế nông lâm ngư, lịch sử văn hóa, xã hội có nhiều điều thật thú vị đáng suy ngẫm .

So sánh bức tranh nông sản lúa sắn Việt Nam Cămpuchia Lào thì Việt Nam năm 2014 diện tích canh tác lúa là 7.816,476 ha, năng suất lúa 5,75 tấn/ ha, sản lượng 44,97 triệu tấn; diện tích sắn 552.760 ha, năng suất sắn 18,47 tấn/ha, sản lượng sắn 10,20 triệu tấn. Campuchia năm 2014 diện tích canh tác lúa là 2.856.703 ha, năng suất 3,26 tấn/ ha, sản lượng 9,32 triệu tấn; diện tích sắn 257.845 ha, năng suất 25,78 tấn/ha, sản lượng 8,58 triệu tấn. Lào năm 2014 diện tích canh tác lúa là 957.836 ha, năng suất 4,17 tấn/ ha, sản lượng 4,00 triệu tấn; diện tích sắn 60.475 ha, năng suất 26,95 tấn/ha, sản lượng 1,63 triệu tấn. Việt Nam năm 2016 diện tích canh tác lúa là 7.783.113 ha, năng suất lúa 5,58 tấn/ ha, sản lượng 43,43 triệu tấn; diện tích sắn 579.898 ha, năng suất sắn 19,04 tấn/ha, sản lượng sắn 11,04 triệu tấn. Campuchia năm 2016 diện tích canh tác lúa là 2.866.973 ha, năng suất 3,42 tấn/ ha, sản lượng 9,82 triệu tấn; diện tích sắn 387.636 ha, năng suất 26,33 tấn/ha, sản lượng 10,20 triệu tấn. Lào năm 2016 diện tích canh tác lúa là 973.327 ha, năng suất 4,26 tấn/ ha, sản lượng 4,14 triệu tấn; diện tích sắn 94.726 ha, năng suất 32,68 tấn/ ha, sản lượng 3,09 triệu tấn.

Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Giống sắn Campuchia theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam và này ước 90% diện tích là giống sắn KM419, KM98-5 và KM94.

Kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững đang được ứng dụng nhanh trong sản xuất. Chuyên gia sắn nước bạn sát cánh cùng chúng tôi cùng biên dịch tài liệu CIAT, cùng trao đổi, nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật thâm canh sắn phù hợp. Bài toán sản xuất kinh doanh cũng là bài toán cuộc đời.

Tôi khuyên Sango nên tìm lại những người sản xuất và kinh doanh sắn là bạn cũ của tôi. Họ sẽ giúp Sango và Bảo Chinh khám phá những điều mới mẻ trong nghiên cứu phát triển sắn, những biến đổi xã hội và môi trường nhanh chóng dọc theo biên giới Campuchia-Việt Nam. Luật nhân quả và những minh triết sâu sắc của cuộc sống sẽ khai mở cho chúng ta nhiều điều để dạy và học.

Angkor nụ cười suy ngẫm.

Hoàng Kim

 

 

CHỚM ĐÔNG TRÊN ĐỒNG RỘNG
Hoàng Kim

Chớm đông trên đồng rộng
Vui cười trời đất nghiêng
Lúa ngậm đòng con gái
Em đang thì làm duyên.

Chớm đông trên đồng rộng
Cây đời xanh thật xanh
Lúa siêu xanh tỏa rộng
Hương lúa thơm mông mênh.

Chớm đông trên đồng rộng
Trời đất đẹp lạ lùng
Ngắm màu xanh trãi rộng
Đợi một mùa xuân sang

 

 

Chớm Đông

 

 

Chớm đông trên đồng rộng

 

nuidoiquanba

 

LÊN TÂY BẮC
Hoàng Kim

Núi Đôi ngắm ảnh chốn thần tiên
Quản Bạ càng thêm nhớ bạn hiền
Chân tình thân thiết vùng chân thật
Chí nhân thật trọn chính an nhiên.

Thoáng nghe vị mặn ngày li biệt
Bâng khuâng miền nhớ lúc ra đi
Chao ơi nắng ấm, trời xanh thế
Điểm hẹn khát khao ước trở về

Thăm ruộng bậc thang Mù Căng Chải.
Vàng ươm tháng Chín lúa khoe vàng
Quang Dũng những bài thơ gọi nắng
Yên Bái, Hà Nhì ơi  H’Mông

Tây Bắc ngày về chưa hẹn ước
Người vịn trời xanh chấp sói rừng
Em chợp mắt dưới trời Tam Đảo
Dạo chơi non nước Việtthung dung

 

diem-hen

 

ĐIỂM HẸN
Hoàng Kim

Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em.

Tôi đã ở Tây Bắc, Đông Bắc một thời và đã từng trở lại đó mấy lần nhưng chỉ mới lưu lại mấy bài thơ và đường links neo đậu ở trên Nay tôi xin bổ sung thêm video của nhà nông học lão thành kiêm nhiếp ảnh tài ba Đỗ Đình Thuận thay cho nhiều lời muốn nói “Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là những ruộng bậc thang nằm trên các sườn núi, lớp nọ gối tiếp lớp kia với diện tích khoảng 2.200 ha ở huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. Năm 2007, 500 ha diện tích ruộng bậc thang thuộc 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình được xếp hạng là di tích quốc gia như là một trong những danh thắng độc đáo bậc nhất tại Việt Nam.  xem tiếp Lên Tây Bắc điểm hẹn

 

LeHungLangaongonHoaTien

 

LÊ HÙNG LÂN GẠO NGON VIỆT
Nàng Hoa 9, Nàng Tiên, Nàng Châu
Hoàng Kim

Câu chuyện nhà khoa học xanh miệt mài trên đồng ruộng. Nàng Hoa 9 tốp đầu chất lượng gạo Việt. Nàng Hoa sờ chân Chúa (hình), Nàng Tiên gạo ngon Việt. Nàng Châu gạo ngon Việt mới. Đó là chuyện có thật đời thường kể về kỹ sư Lê Hùng Lân và hạt gạo ngon thương hiệu Việt. Chúc mừng anh, mừng bạn ngày mới an lành hạnh phúc. Đời người không cần nhiều chỉ VIỆC CHÍNH ba giống lúa ngon cho quê hương đã là mãn nguyện.

Lê Hùng Lân gạo ngon Việt:Nàng Hoa 9, Nàng Tiên, Nàng Châu. Anh Lân là một con người thầm lặng mà hiệu quả Nàng Hoa sờ chân Chúa ! Nàng Tiên gạo ngon Việt đi ra thế giới. Bát cơm ngon cho người dân. Thật đáng ngưỡng mộ..Le Hung Lan từng học ở Trường Lê Bảo Tịnh là trường trung học của đạo Công giáo ở đường Trương Minh Giảng (Lê Văn Sỹ ngày nay) quận 3 thành phố Hồ Chí Minh. Anh học chung với chúng tôi lớp Nông học khóa 2 Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Anh ra trường suốt đời theo nghề lúa, có một số thành quả rõ ràng cho chén cơm ngon của người dân, đủ cho chúng ta cảm phục và quý mến.

 

LeHungLan2

 

kỹ sư Lê Hùng Lân và hạt gạo ngon thương hiệu Việt .Chúc mừng anh. Gạo Việt vẫn bền bỉ con đường phía trước

 

Đến Long Phú, Sóc Trăng bạn sẽ gặp con đường Trường Khánh - Đại Ngãi nối vựa lúa chất lượng ngon và năng suất cao nhất nước.

 

CON ĐƯỜNG LÚA GẠO VIỆT
Hoàng Kim

Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa.Giáo sư tiến sỹ, anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long,  tác giả chính của cụm công trình ‘Nghiên cứu và phát triển lúa gạo’ đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, đã có hai bài viết quan trọng giới thiệu về “Lịch sử cây lúa Việt Nam” và “Cải tiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam”. Giáo sư đã đưa ra các bằng chứng và dẫn liệu ‘Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa’ và ‘các tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21’. Bộ sách:GS Nguyễn Văn Luật chủ biên 2003 “Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20”, ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1.347 trang, xuất bản ba năm 2001, 2002, 2003 Bộ sách GS Nguyễn Thị Lang, GS Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa, di truyền và chọn giống, Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 623 trang đã đúc kết về những tiến bộ này..

Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói, đã có lời dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

Dạy học không chỉ trao truyền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn trao truyền ngọn lửa Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.

Nam Bộ Việt Nam, quê hương của nhà bác học nông dân Lương Định Của, là nơi con đường lúa gạo Việt Nam khởi phát và tỏa rộng, là nơi mở đầu cho chùm bài viết này. Về miền Tây “Sao anh chưa về lại miền Tây. Nơi một góc đời anh ở đó. Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu. Tên đất tên người chín nhớ mười thương. Anh có về Bảy Núi Cửu Long. Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ. Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ. Anh có về nơi ấy với em không?” (thơ Hoàng Kim).

Con đường lúa gạo Việt Nam không chỉ có lúa mà còn có cây màu (ngô, sắn, khoai) cây đậu đỗ thực phẩm, rau quả cũng là nguồn thức ăn đồ uống Việt (Food & Drink) ngày càng đòi hỏi liên kết sản xuất chế biến cung ứng tiêu thụ sản phẩm thành chuỗi giá trị ngành hàng hiệu quả.nâng cao giá trị chất lượng khoa học nghệ thuật ẩm thực văn hóa Việt, tỏa sáng thương hiệu Việt, hiệu sách Việt, bếp Việt, món ăn Việt, đất nước con người Việt Nam ra thế giới, bồi đắp tỏa sáng  đất nước con người nông nghiệp sinh thái ẩm thực văn hóa Việt Nam.

Chùm bài viết
Việt Nam con đường xanh, Lúa siêu xanh Việt Nam  Con đường lúa gạo ViệtCách mạng sắn Việt Nam; Chọn giống sắn Việt Nam; Giống khoai lang Việt Nam tôn vinh cây lương thực Việt Nam, gồm nhiều bài viết ngắn cập nhật hệ thống theo chủ đề

 

 

Con đường lúa gạo Việt Nam
LỘC TRỜI LẶNG LẼ SÁNG
Hoàng Kim cảm ơn anh Chin Duong

PGS TS Dương Văn Chín thông tin: [BDNG-041219] Thăm ruộng trồng giống lúa Lộc Trờì 28 vụ Thu Đông 2019, chuẩn bị thu hoạch của anh Lê Văn Ngoãn, huyện Thoại Sơn ( An Giang) . Đây là vụ thứ ba anh trồng giống Lộc trời 28 .Lúa vụ này có thay thế 20% lượng dưỡng chất vô cơ bằng dưỡng chất từ phân hữu cơ VIAN của Lộc Trời ( 250 kg VIAN / ha) Trong mùa mưa nhưng lúa có bón bổ sung phân hữu cơ sinh trưởng phát triển tốt . Anh bón phân sớm hơn thường lệ, rút nước thật cạn ruộng không còn nước vũng từ 20-35 ngày sau sạ nên không cho lăng quăng muỗi hành kết thúc vòng đời (cần nướ ) nên lúa không bị muỗi hành phá. Anh nhận xét lúa Lộc Trời 28 có năng suất tương đương với các giống phổ biến trong vùng, nhưng ít sâu bệnh hơn, nhất là bệnh đạo ôn . Anh thích giống này và vụ Đông Xuân 2019-2020 tiếp tục mở rộng. Còn nhớ gạo của giống Lộc Trời 28 đi thi đấu xảo quốc tế tại Trung Quốc cuối năm 2018 đã đạt giải nhất, hơn gạo Hom Mali của Thái Lan và Sen Krop của Cambodia .( Hình chụp sáng ngày 2/12/2019)

 

 

Con đường lúa gạo Việt Nam
ANH HÙNG NÔNG DÂN VIỆT

Chúc mừng những chiến binh

“Người mặc quân phục màu trắng là Anh Hùng LLVT La Văn Cầu, Người đeo lon Thượng tướng mặc quân phục màu xanh đang cầm tay nông dân Trần Mạnh Báo là Anh Hùng LLVT Nguyễn Văn Được Chủ tịch Hội CCB Việt Nam và người mặc thường phục la AHLĐ Lê Văn Kiểm”. (Tin và ảnh từ FB Trần Mạnh Báo)

GIỐNG TÓT BỘI THU VẸN NGHĨA TÌNH
Hoàng Kim mến tặng anh Trần Mạnh Báo

Bao nhiêu bạn cũ đã đi rồi
Nhớ để mà thương cố gắng thôi
Nhà khoa học xanh gương trung hiếu
Người thầy chiến sĩ đức hi sinh
Dưới đáy đại dương là ngọc quý
Trên đồng chữ nghĩa ấy tinh anh
Doanh nghiệp Thái Bình chăm việc thiện
Giống tốt bội thu vẹn nghĩa tình.

Theo gương sáng những người anh hùng Người Thầy khoa học xanh chiến sĩhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguoi-thay-khoa-hoc-xanh-chien-si/

 

 

Con đường lúa gạo Việt Nam
ST25 GẠO NGON VIỆT NAM
Hoàng Kim

Chúc mừng Gạo ST25 của Việt Nam đã đoạt giải nhất trong hội thi gạo ngon quốc tế (World’s Best Rice 2019) tổ chức tại Khách sạn Makati Shangri-La, Manila, Philippines từ 10-13 tháng 11 năm 2019. Chúc mừng Sóc Trăng đất và người, địa chỉ xanh hàng đầu GẠO NGON VIỆT NAM Chúc mừng anh Hồ Quang Cua (Cua HO Quang, Cua Ho Quang) Thầy Xuân lúa và hệ canh tác và đồng sự, Doanh nghiệp Lúa giống Hồ Quang Trí gạo thơm Sóc Trăng, gia đình lúa gạo Viêt Nam với thành tựu ST25, ST24 đều là những thương hiệu gạo ngon Việt Nam nhất thế giới. Bài viết “ST25 gạo ngon Việt Nam” và “Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng” là chỉ dấu địa chỉ xanh Cây Lương thực Việt Nam, Thầy bạn trong đời tôiCon đường lúa gạo Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/con-duong-lua-gao-viet-nam

 

 

HỒ QUANG CUA GẠO THƠM SÓC TRĂNG

Chúc mừng Gạo thơm Sóc Trăng ST24 của kỹ sư Hồ Quang Cua anh hùng lao động và đồng sự TS Trần Tấn Phương, ThS Nguyễn Thị Thu Hương với Doanh nghiệp Lúa giống Hồ Quang Trí, tỉnh Sóc Trăng đã vinh dự đoạt giải nhất cuộc thi Gạo ngon Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 11 năm 2019. Chúc mừng Gạo thơm Sóc Trăng ST24 của Việt Nam từ năm 2017 đã tỏa sáng Hạt ngọc Việt được vinh danh với gạo Thái Lan và gạo Campuchia trong Top 3 Gạo ngon nhất thế giới. Chúc mừng Sóc Trăng đất và người, địa chỉ xanh Hạt ngọc Việt, Gương sáng cho thương hiệu gạo ngon Việt Nam đi ra thế giới .

 

 

GẠO ST24 LÀ GẠO NGON VIỆT NAM ĐẶC SẢN

Gạo ST24 là gạo ngon Việt Nam đặc sản đạt chuẩn hạt dài, trắng trong, cơm dẻo vừa và có hương thơm mùi lá dứa, chống chịu tốt với ngoại cảnh, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (95-105 ngày) so với gạo Thái rất dài ngày (khoảng 150 ngày). Gạo thơm Sóc Trăng ST24 lọt vào “Top 3 Gạo ngon nhất thế giới” là hành trình 25 năm dày công nghiên cứu và phát triển “vượt lên chính mình” của 24 giống lúa gạo thơm Sóc Trăng do kỹ sư Hồ Quang Cua và đồng sự dày công nghiên cứu lai tạo. Lúa thơm Sóc Trăng được hình thành mang đậm dấu ấn giữa Giáo sư tiến sĩ anh hùng lao động Võ Tòng Xuân, người mang giống lúa KDM, một giống lúa thơm từ nước ngoài, về tặng cho tỉnh Sóc Trăng, và kỹ sư anh hùng lao động Hồ Quang Cua. Quá trình gian nan tạo dòng, chon lọc dòng và đưa gao ngon Việt Nam ra thế giới là một câu chuyện dài. Anh Hồ Quang Cua nhớ lại: “Năm 1993, UBND tỉnh Sóc Trăng, lúc đó ngân sách còn thiếu trước hụt sau, đã xuất ngân sách mua trữ trên 600 tấn lúa giống KDM để đầu tư cho sản xuất”.

Cuối năm 2017, Hội nghị Quốc tế lần 9 về Thương mại Gạo tổ chức tại Ma Cao Trung Quốc. GS.TS Võ Tòng Xuân và kỷ sư Hồ Quang Cua tham dự hội nghị này. Giáo sư Võ Tòng Xuân đã không khỏi xúc động lấy máy tính đánh bản tin về cộng tác với tờ báo Việt Nam: “Gạo ST24 của Việt Nam đã được vinh danh với gạo Thái Lan và gạo Campuchia trong Top 3 Gạo ngon nhất thế giới” Gạo ST24 của Việt Nam là do nhóm nghiên cứu gồm kỹ sư Hồ Quang Cua, TS Trần Tấn Phương và ThS Nguyễn Thị Thu Hương lai tạo. TS Trần Tấn Phương, Giám đốc Công ty Giống Cây trồng tỉnh Sóc Trăng cho biết đối với Hội nghị quốc tế về thương mại gạo, hội đồng giám khảo chỉ bình chọn và vinh danh những loại gạo ngon nhất, đạt các tiêu chuẩn của gạo ngon thế giới. Vì vậy, gạo ST24 lọt vào Top 3 gạo ngon nhất thế giới không chỉ là vinh dự, mà còn là cơ hội rất lớn để gạo ST24 nói riêng và các giống ST khác của Sóc Trăng tiếp cận được với phân khúc thị trường cao cấp, giá cao của thế giới.

Cuối tháng 6 năm 2018, gạo Việt Nam xuất khẩu liên tục trúng thầu xuất khẩu ở nhiều nướcvới giá gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 450 USD/tấn, cao hơn so với giá gạo Thái Lan là 435 USD và Ấn Độ là 410 USD. Việt Nam đã nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu nhãn hiệu quốc tế và bộ tiêu chuẩn sang hệ thống Madrid, điều mà Thái Lan đã làm với gạo thơm Hom Mali của họ từ năm 1955. Gạo Việt trong đó có gạo thơm Sóc Trăng đã phát triển rộng hơn tại các thị trường trong và ngoài nước. Liên tiếp trong các vu lúa đông xuân vừa qua, gạo thơm Sóc Trăng đạt giá trị xuất khẩu cao kỷ lục khoảng 700 USD/tấn (cao hơn gạo thường khoảng 200-300 USD/tấn).và giá bán buôn cao trên thị trường nội địa. Nông dân sản xuất giống lúa này được bảo hiểm hợp đồng tiêu thụ sản xuất lúa trong khi chi phí đầu vào thấp, ít sâu bệnh, quy trình canh tác hữu cơ ít sử dụng phân bón hơn so với sự thâm canh các giống lúa cao sản nên người trồng lúa có thể đạt lợi nhuận trên 60%. Sóc Trăng đã hoàn thiện các quy trình sản xuất gạo thơm Sóc Trăng gắn với chỉ dẫn địa lý, đăng ký sở hữu bản quyền. Đó là việc làm có ý nghĩa rất quan trong. .Tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ nông dân trồng lúa được cấp chứng nhận GlobalGAP cho 52 ha lúa thơm ST của hai hợp tác xã tại huyện Mỹ Xuyên và thị xã Ngã Năm; một hợp tác xã của huyện Châu Thành được cấp chứng nhận VietGAP với diện tích sản xuất 61ha và 41ha tại huyện Kế Sách. Doanh nghiệp tư nhân lúa giống Hồ Quang Trí cũng đã triển khai sản xuất lúa ST theo quy trình hữu cơ với diện tích gần 59ha.

 

 

Kỷ sư anh hùng lao động Hồ Quang Cua và giáo sư tiến sĩ anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật (ảnh tư liệu Hoàng Kim). Sóc Trăng là đột phá điển hình sản xuất gạo thơm Việt Nam với thành tựu gạo ST24 lọt vào Top 3 gạo ngon nhất thế giới. Sóc Trăng là nơi gặp gỡ của lúa vùng thâm canh với lúa vùng mặn làm nên hương ương vị đặc sản đậm đà của hạt gạo ngon, nơi gặp gỡ của những người anh hùng ruộng đồng, Điện Biên Phủ nghề lúa Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhanh chóng đón nhận thành tựu giá trị gạo thơm Sóc Trăng xuất khẩu để làm mục tiêu “nâng cấp giá trị hạt gạo Việt” Theo TS.Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long cơ cấu giống lúa ĐBSCL đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng ưu tiên giống chất lượng cao. Vụ Đông Xuân 2018/2019, gạo chất lượng cao ĐBSCL chiếm khoảng 32% trong cơ cấu giống, gạo thơm gạo đặc sản 31-32%, gạo chất lượng trung bình chiếm 17%, gạo nếp 9 – 10%, còn lại là các loại gạo khác nên xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2018 đã mang lại kết quả khả quan, giá gạo Việt đã cao hơn gạo Thái 15-20 USD/tấn. Ngành lúa gạo Việt Nam đang được tái cơ cấu theo hướng cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo thích hợp cho mỗi vùng sinh thái, trong đó tăng cường sử dụng giống tốt, giống chất lượng cao phù hợp với vùng sinh thái kết hợp với quy trình thâm canh tốt, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tiếp tục sử dụng các giống có khả năng chống chịu tốt với hạn, mặn, ngập để thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi một phần diện tích đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hoặc mục đích khác.

xem tiếpHồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng” trong “Con đường lúa gạo Việt Nam
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/con-duong-lua-gao-viet-nam/

 

ST25 gạo ngon Việt Nam

 

Việt Nam con đường xanh, ST25 gạo ngon Việt Nam, tôn vinh hạt ngọc Việt, Con đường lúa gạo Việt Nam

 

 

Bài viết Chào mừng 65 Năm (1955-2025) Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Video yêu thích
Vietnamese food paradise
Vietnamese Dan Bau Music
Vietnam traditional music
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

.

Số lần xem trang : 20266
Nhập ngày : 09-11-2020
Điều chỉnh lần cuối : 09-11-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 7(05-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 7(03-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 7(02-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 7(01-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 6(01-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 6(29-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 6(28-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 6(27-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 6(26-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 6(26-06-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007