Số lần xem
Đang xem 2430 Toàn hệ thống 5903 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHÀO NGÀY MỚI 13 THÁNG 11 Hoàng Kim CNM365Con đường lúa gạo Việt; Hồ Quang Cua gạo ST; Myanmar đất nước chùa tháp; Vui đi dưới mặt trời; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, Thầy bạn trong đời tôi; Ngày 13 tháng 11 năm 2019, Gạo ST25 của Việt Nam đã đoạt giải nhất trong hội thi gạo ngon quốc tế (World’s Best Rice 2019) tổ chức tại Khách sạn Makati Shangri-La, Manila, Philippines từ 10-13 tháng 11 năm 2019 Ngày 13 tháng 11 năm 2010 Aung San Suu Kyi được nhà cầm quyền Myanma trả tự do sau 21 năm giam cầm tại gia. Bà là chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), là chính trị gia lãnh tụ phe Đối lập của người Myanmar, một trong những tù nhân chính trị được biết đến nhất trên thế giới. Trong cuộc bầu cử phổ thông năm 1990, NLD giảnh 81% (392 trên 485) ghế trong nghị viện, 59% tổng số phiếu bầu nhưng bà Aung San Suu Kyi đã bị chính quyền quân sự quản thúc tại gia trước khi cuộc bầu cử diễn ra và chưa bao giờ được nhậm chức thủ tướng. Bà chịu sự quản thúc tại gia của chính quyền quân sự trong gần 15 năm của tổng số 21 năm quản chế cho đến khi được thả vào tháng 11 năm 2010. Bà Aung San Suu Kyi nay là Cố vấn nhà nước Myanmar. Ngày 13 tháng 11 năm 1874 ngày sinh Winston Churchill (mất năm 1965) là Thủ tướng Anh, chính trị gia, người lính, nhà báo, tác giả và họa sĩ. Ông được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anh và lịch sử thế giới thời Thế chiến thứ hai, là thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ. Bài viết chọn lọc ngày 13 tháng 11: Con đường lúa gạo Việt; Hồ Quang Cua gạo ST; Myanmar đất nước chùa tháp; Vui đi dưới mặt trời; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, Thầy bạn trong đời tôi; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong vàhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-11/
HỒ QUANG CUA GẠO ST
Hoàng Kim
Gạo thơm Sóc Trăng ST25, ST 24 và chuỗi giá trị gạo ngon Việt của kỹ sư Hồ Quang Cua anh hùng lao động với các đồng sự TS Trần Tấn Phương, Th S Nguyễn Thị Thu Hương và Doanh nghiệp Lúa giống Hồ Quang Trí, tỉnh Sóc Trăng là điểm sáng nổi nông sản Việt trong những năm gần đây. ST25 Gạo ngon Việt đã đoạt giải nhất trong hội thi gạo ngon quốc tế (World’s Best Rice 2019) tổ chức tại Khách sạn Makati Shangri-La, Manila, Philippines từ 10-13 tháng 11 năm 2019. Bài viết này gồm ba nội dung: 1) Hồ Quang Cua gạo ST (lược khảo) 2) Con đường lúa gạo Việt; 3) Thầy bạn trong đời tôi (Hoàng Kim notes: Ấn tượng người anh hùng lúa ST hạt ngọc Việt) .
World’s Best Rice 2019, Manila, Philippines, 10-13 tháng 11 năm 2019 là sự kiện địa điểm thời gian lên ngôi ST25 gạo ngon Việt. Trước đó gạo thơm Sóc Trăng ST24 đã vinh dự đoạt giải nhất cuộc thi Gạo ngon Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 11 năm 2019. Gạo thơm Sóc Trăng ST24 của Việt Nam từ năm 2017 đã tỏa sáng Hạt ngọc Việt được vinh danh với gạo Thái Lan và gạo Campuchia trong Top 3 Gạo ngon nhất thế giới. Sóc Trăng đất và người, địa chỉ xanh Hạt ngọc Việt, Gương sáng gạo ngon Việt đi ra thế giới . Bài viết Hồ Quang Cua gạo ST là chỉ dấu địa lý văn hóa du lịch sinh thái Việt Con đường lúa gạo Việt; Cây Lương thực Việt Nam, Thầy bạn trong đời tôi
GẠO ST ĐẶC SẢNVIỆT
Hình ảnh trên là kỷ sư anh hùng lao động Hồ Quang Cua (trái) với giáo sư anh hùng lao động Võ Tòng Xuân (giữa) và ‘người hiền hương sen Đồng Tháp’ Nguyễn Phước Tuyên trước ruộng giống lúa đặc sản duy trì 30 dòng gốc úa ST trong đó có giống lúa ST24.
Gạo ST24 là gạo ngon Việt Nam đặc sản đạt chuẩn hạt dài, trắng trong, cơm dẻo vừa và có hương thơm mùi lá dứa, chống chịu tốt với ngoại cảnh, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (95-105 ngày) so với gạo Thái rất dài ngày (khoảng 150 ngày). Gạo thơm Sóc Trăng ST24 lọt vào “Top 3 Gạo ngon nhất thế giới” là hành trình 25 năm dày công nghiên cứu và phát triển “vượt lên chính mình” của 24 giống lúa gạo thơm Sóc Trăng do kỹ sư Hồ Quang Cua và đồng sự dày công nghiên cứu lai tạo. Lúa thơm Sóc Trăng được hình thành mang đậm dấu ấn giữa Giáo sư tiến sĩ anh hùng lao động Võ Tòng Xuân, người mang giống lúa KDM, một giống lúa thơm từ nước ngoài, về tặng cho tỉnh Sóc Trăng, và kỹ sư anh hùng lao động Hồ Quang Cua. Quá trình gian nan tạo dòng, chon lọc dòng và đưa gao ngon Việt Nam ra thế giới là một câu chuyện dài. Anh Hồ Quang Cua nhớ lại: “Năm 1993, UBND tỉnh Sóc Trăng, lúc đó ngân sách còn thiếu trước hụt sau, đã xuất ngân sách mua trữ trên 600 tấn lúa giống KDM để đầu tư cho sản xuất”.
Cuối năm 2017, Hội nghị Quốc tế lần 9 về Thương mại Gạo tổ chức tại Ma Cao Trung Quốc. GS.TS Võ Tòng Xuân và kỷ sư Hồ Quang Cua tham dự hội nghị này. Giáo sư Võ Tòng Xuân đã không khỏi xúc động lấy máy tính đánh bản tin về cộng tác với tờ báo Việt Nam: “Gạo ST24 của Việt Nam đã được vinh danh với gạo Thái Lan và gạo Campuchia trong Top 3 Gạo ngon nhất thế giới”. TS Trần Tấn Phương, Giám đốc Công ty Giống Cây trồng tỉnh Sóc Trăng cho biết đối với Hội nghị quốc tế về thương mại gạo, hội đồng giám khảo chỉ bình chọn và vinh danh những loại gạo ngon nhất, đạt các tiêu chuẩn của gạo ngon thế giới. Vì vậy, gạo ST24 lọt vào Top 3 gạo ngon nhất thế giới không chỉ là vinh dự, mà còn là cơ hội rất lớn để gạo ST24 nói riêng và các giống ST khác của Sóc Trăng tiếp cận được với phân khúc thị trường cao cấp, giá cao của thế giới.
Cuối tháng 6 năm 2018, gạo Việt Nam xuất khẩu liên tục trúng thầu xuất khẩu ở nhiều nước với giá gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 450 USD/tấn, cao hơn so với giá gạo Thái Lan là 435 USD và Ấn Độ là 410 USD. Việt Nam đã nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu nhãn hiệu quốc tế và bộ tiêu chuẩn sang hệ thống Madrid, điều mà Thái Lan đã làm với gạo thơm Hom Mali của họ từ năm 1955. Gạo Việt trong đó có gạo thơm Sóc Trăng đã phát triển rộng hơn tại các thị trường trong và ngoài nước. Liên tiếp trong các vu lúa đông xuân vừa qua, gạo thơm Sóc Trăng đạt giá trị xuất khẩu cao kỷ lục khoảng 700 USD/tấn (cao hơn gạo thường khoảng 200-300 USD/tấn).và giá bán buôn cao trên thị trường nội địa. Nông dân sản xuất giống lúa này được bảo hiểm hợp đồng tiêu thụ sản xuất lúa trong khi chi phí đầu vào thấp, ít sâu bệnh, quy trình canh tác hữu cơ ít sử dụng phân bón hơn so với sự thâm canh các giống lúa cao sản nên người trồng lúa có thể đạt lợi nhuận trên 60%. Sóc Trăng đã hoàn thiện các quy trình sản xuất gạo thơm Sóc Trăng gắn với chỉ dẫn địa lý, đăng ký sở hữu bản quyền. Đó là việc làm có ý nghĩa rất quan trong. .Tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ nông dân trồng lúa được cấp chứng nhận GlobalGAP cho 52 ha lúa thơm ST của hai hợp tác xã tại huyện Mỹ Xuyên và thị xã Ngã Năm; một hợp tác xã của huyện Châu Thành được cấp chứng nhận VietGAP với diện tích sản xuất 61ha và 41ha tại huyện Kế Sách. Doanh nghiệp tư nhân lúa giống Hồ Quang Trí cũng đã triển khai sản xuất lúa ST theo quy trình hữu cơ với diện tích gần 59 ha.
Kỷ sư anh hùng lao động Hồ Quang Cua và giáo sư tiến sĩ anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật (ảnh tư liệu Hoàng Kim).
Sóc Trăng là đột phá điển hình sản xuất gạo thơm Việt Nam với thành tựu gạo ST24 lọt vào Top 3 gạo ngon nhất thế giới. Sóc Trăng là nơi gặp gỡ của lúa vùng thâm canh với lúa vùng mặn làm nên hương ương vị đặc sản đậm đà của hạt gạo ngon, Sóc Trăng cũng là nơi gặp gỡ của những người anh hùng ruộng đồng, là Điện Biên Phủ nghề lúa Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhanh chóng đón nhận thành tựu giá trị gạo thơm Sóc Trăng xuất khẩu để làm mục tiêu “nâng cấp giá trị hạt gạo Việt” Theo TS.Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long thì cơ cấu giống lúa của ĐBSCL đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng ưu tiên giống chất lượng cao. Vụ Đông Xuân 2018/2019, gạo chất lượng cao ĐBSCL chiếm khoảng 32% trong cơ cấu giống, gạo thơm gạo đặc sản 31-32%, gạo chất lượng trung bình chiếm 17%, gạo nếp 9 – 10%, còn lại là các loại gạo khác. Cho nên việc xuất khẩu gạo năm 2018 đã mang lại kết quả khả quan, giá gạo Việt đã cao hơn gạo Thái 15-20 USD/tấn. Ngành lúa gạo Việt Nam được tái cơ cấu theo hướng cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo thích hợp cho mỗi vùng sinh thái, trong đó tăng cường sử dụng giống tốt, giống chất lượng cao phù hợp với vùng sinh thái kết hợp với quy trình thâm canh tốt, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tiếp tục sử dụng các giống có khả năng chống chịu tốt với hạn, mặn, ngập để thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi một phần diện tích đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hoặc mục đích khác. Video Hồ Quang Cua gạo ST trong Chương trình VTV1 Giai điệu tự hào 27/10/2019:
CON ĐƯỜNG LÚA GẠO VIỆT
Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Giáo sư tiến sỹ, anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, tác giả chính của cụm công trình ‘Nghiên cứu và phát triển lúa gạo’ đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, đã có hai bài viết quan trọng giới thiệu về “Lịch sử cây lúa Việt Nam” và “Cải tiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam”. Giáo sư đã đưa ra các bằng chứng và dẫn liệu ‘Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa’ và ‘các tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21’. Bộ sách:GS Nguyễn Văn Luật chủ biên 2003 “Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20”, ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1.347 trang, xuất bản ba năm 2001, 2002, 2003 Bộ sách GS Nguyễn Thị Lang, GS Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa, di truyền và chọn giống, Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 623 trang, đã đúc kết về những tiến bộ này .
Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói, đã có dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Nam Bộ Việt Nam, nôi quê hương của nhà bác học nông dân Lương Định Của, là nơi khởi phát và tỏa rộng con đường lúa gạo Việt Nam. Về miền Tây là đi về hướng đột phá chính của lúa gạo Việt, nơi mở đầu cho chùm bài viết này.“Sao anh chưa về lại miền Tây. Nơi một góc đời anh ở đó. Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu. Tên đất tên người chín nhớ mười thương. Anh có về Bảy Núi Cửu Long. Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ. Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ. Anh có về nơi ấy với em không?” (thơ Hoàng Kim).
Lộc Trời lặng lẽ sáng. An Giang Tập đoàn Lộc Trời là điểm sáng gạo Việt ngày nay cùng Viện Lúa ĐBSCL vàThái Bình Seed tiếp tục là những điển hình thi đua yêu nước của sự bảo tồn và phát triển thương hiệu gạo Việt. Cây Lương thực Việt Nam điểm thông tin chọn lọc của PGS TS Dương Văn Chín : ” Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời thuộc Tập đoàn Lộc Trời An Giang có nhiệm vụ: (i) Tư vấn cho Ban điều hành Tập đoàn Lộc Trời về các lãnh vực liên quan đến khoa học công nghệ (ii) Nghiên cứu chọn tạo ra các giống cây trồng mới độc quyền của Lộc Trời hoặc mua bản quyền giống, (iii) Nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng, (iv) Nghiên cứu dịch hại và các biện pháp phòng trừ, (v) Nghiên cứu về chế biên lương thực thực phẩm, (vi) Nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, hợp tác hóa và phát triển nông thôn, (vii) Xây dựng các loại qui trình kỹ thuật, (viii) Đào tạo nguồn nhận lực . Về những thành tựu trong nghiên cứu khoa học của Tập đoàn Lộc Trời , cho đến thời điểm hiện tại, các nhà di truyền chọn giống trong Tập đoàn đã lai tạo chọn lọc ra được những giống lúa mới độc quyền, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận chính thức, đó là các giống: Lộc Trời 1, Lộc Trời 2, Lộc Trời 3, Lộc Trời 4, Lộc Trời 5. Ngoài ra, có những giống được trồng diện rộng đại trà để sản xuất gạo thương hiệu như: Lộc Trời 88 (Gạo trắng Hạt Ngọc Trời Bắc Đẩu và gạo mầm Vibigaba), giống Lộc Trời 18 (gạo Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ), giống Lộc Trời 28 (gạo Hạt Ngọc Trời Thiên Vương). Lộc Trời 28 từng đạt giải nhất trong cuộc đấu xảo quốc tế tổ chức tại Trung Quốc vào tháng 11 năm 2018. Ngoài ra, chúng ta có những sáng kiến trong việc tạo ra các sản phẩm phân bón, hiện nay đang kinh doanh như Đạm Gold chứa vi sinh Mychorhizae giúp phân giải lân trong đất, Đạm Black bọc humalite, phân hữu cơ Vian, v.v… Chúng ta đã viết và ban hành nội bộ các loại qui trình trồng lúa, như qui trình thông thường, qui trình cho sản xuất lúa có gạo đi châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, thực nghiệm áp dụng bộ tiêu chí sản xuất lúa gạo bền vững SRP đạt điểm tuyệt đối là 100. Trong thời gian sắp tới, Viện NCNN Lộc Trời sẽ thực hiện một số nội dung quan trọng, đó là (i) Lai tạo chọn lọc ra các giống lúa mới độc quyền, mua bản quyền các giống lúa đặc sắc từ các Viện, Trường (ii) Khảo nghiệm so sánh các giống rau màu ưu việt để mua bản quyền kinh doanh (iii) Viết các loại qui trình kỹ thuật cho những loài cây trồng có giá trị kinh tế cao, thông qua Hội đồng khoa học Viện để phổ biến rộng rãi (iv) Khảo nghiệm các loại phân bón và nông dược, hóa học và sinh học để góp phần gia tăng các loại vật tư nông nghiệp với tên thương mại chính thức của Tập đoàn (v) Nghiên cứu cơ giới hóa nông nghiệp, nhất là ứng dụng công nghệ cao sử dụng máy bay drone cho phun thuốc, giro hạt, bón phân, nghiên cứu chế biến nông sản, nâng cao giá trị giá tăng (vi) Hợp tác với các Trường Đại học để đào tạo nguồn nhân lực đại học và sau đại học”. Tập đoàn. Lộc Trời An Giang hiện là mô hình tốt tổ chức hoạt động theo chuỗi, điển hình nhất là chuỗi giá trị lúa gạo. Lộc Trời có năng lực tự lai tạo chọn lọc ra được các giống lúa mới độc quyền của riêng mình, có hệ thống nhân giống hoàn chỉnh, có đội ngũ chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân là Lực lượng Ba Cùng, có các nhà máy chế biến lúa gạo, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”.
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Kỷ sư anh hùng lao động Hồ Quang Cua là một điểm sáng Hoàng Kim Notes Thầy bạn trong đời tôi . Bài học quý Lê Quý Đôn tinh hoa giúp tôi kinh nghiệm để lập thư mục này cho chính mình về những người mình hằng yêu quý ngưỡng mộ. Cụ Lê Quý Đôn viết Kiến văn tiểu lục (12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes) . Đó là Lê Quý Đôn tận mắt nhìn thấy, tai nghe, hoặc đọc được, và ông thật sự tâm đắc lưu ngay lại điều không nỡ quên này. Lê Quý Đôn chức quan thật trọng trách và bận rộn như Phó Thủ Tướng Chính phủ ngày nay (chứ không phải đơn giản và chuyên việc như tôi và nhiều bạn !) Tập bút ký này của Lê Quý Đôn thật sự quan trọng và quý giá nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Kiến văn tiểu lục là tác phẩm lớn, được chiêm nghiệm, biên soạn thật công phu và nghiêm cẩn, phản ánh trình độ học vấn uyên bác của Lê Quý Đôn. Sách đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách, núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác, cho tới các lĩnh vực như thơ văn, sách vở, vớí nhiều lĩnh vực phong phú.
Nhà văn, nhà báo Huỳnh Kim năm 2013 đã có bài viết ấn tượng Gạo thơm ST ra thế giới viết về kỹ sư Hồ Quang Cua, tác giả nhãn hiệu Gạo thơm Sóc Trăng ST “Thái Lan làm được sao mình không làm? ” “ST ra thế giới nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi“. Những trăn trở của anh Hồ Quang Cua và những người tâm huyết “chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao” cũng là trăn trở của hàng triệu nông dân Việt Nam.
Làm gì để nâng cao giá trị canh tác, giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế để hạt ngọc Việt đi ra thế giới ? Từ nghiên cứu chọn tạo giống tốt, hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh, đến phục tráng, thực nghiệm, nhân giống gốc, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đến tổ chức hệ thống sản xuất chế biến kinh doanh khép kín là một chuỗi công việc to lớn để có được chén cơm ngon
Anh Hồ Quang Cua (thứ nhất bên trái) cùng anh Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT (thứ hai từ bên phải), trong hội thảo đầu bờ trên cánh đồng mẫu lớn. Chúng tôi may mắn cùng dấn thân theo học thầy Sóc Trăng Lương Định Của, học theo anh Hồ Quang Cua để tiếp nối công việc của anh và thực hiện đề tài Chọn tạo giống lúa hướng đến thích ứng với biến đổi khí hậu từ nguồn gen siêu lúa xanh (GSR) và đặc sản Sóc Trăng (ST). Tôi biết ơn anh Hồ Quang Cua vì tấm lòng của anh đối với nông dân, đối với cây lúa, đối với nghề nông và những kỹ năng cuộc sống quý giá mà anh đã thân thiết trao đổi, gợi mở,…
Tôi nhớ đến anh là nhớ đến gạo thơm Sóc Trăng và ngược lại. Ra bến xe đò về thành phố, hỏi đến ông Cua gạo thơm Sóc Trăng là hầu như ai cũng biết và họ hồ hởi khoe ông Cua và gạo trắng, gạo ngon, … rượu ngon Sóc Trăng và nếp cẩm. Chợt dưng tôi thấu hiểu những ông Bụt đời thường, những ông Bụt của đất, của nước, của hạt ngọc phương Nam. Trăn trở về Lúa Gạo Việt Nam chiến lược chọn tạo giống, Năm 2013, tôi viết thư trao đổi với anh Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp. Anh tán đồng với phương pháp “đưa thêm các nguồn gen quý vào những giống lúa vốn đã rất phổ biến và nổi tiếng trong sản xuất” như cách chúng ta đã làm trong tạo chọn và phát triển các giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) công nhận giống năm 1997 thành vùng giống sản xuất lớn, thâm canh cao ở Bình Minh, Vĩnh Long năm 2007, đưa năng suất khoai lang từ 9,00 tấn lên 29,8 tấn trên phạm vi toàn tỉnh; Giống sắn KM98-5, KM419 tạo giống cũng theo cách trên và nay đã thành vùng giống sắn sản xuất lớn ở Tây Ninh, đưa năng suất sắn từ 8,5- 12,5 tấn /ha của giống sắn địa phương lên 17,0- 27,0 tấn/ha và nay toàn tỉnh đạt năng suất 30,0 tấn/ha, cá biệt những nông hộ sản xuất giỏi đạt 50,0 – 65,0 tấn/ha trên diện rộng, chủ lực là giống sắn mới KM419 chiếm trên 50% diện tích sắn và các giống KM94, KM98-5… Đối với cây lúa, thuở ấy chúng tôi cũng thao thức việc đưa thêm nguồn gen quý siêu xanh, năng suất siêu cao, chất lượng ngon, chống chịu hạn mặn vào giống lúa “hoa hậu” OM6976 của nhóm tác giả Nguyễn Thị Cúc Hòa, Phạm Trung Nghĩa và cộng sự Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, để chọn tạo và phát triển dòng OM6976-41 (GSR89), hoặc sau này là những giống lúa GSR65, GSR90 .
Anh Lê Huy Hàm đồng tình và trao đổi nhiều thông tin định hướng chọn tạo giống lúa (như đã nêu ở bài trên). Anh viết: “Kính gửi anh Kim. Cám ơn anh đã giới thiệu về các giống lúa mới có tiềm năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Điều này tôi rất quan tâm. Hiện nay chúng tôi đi theo hướng là không tạo ra giống lúa mới mà chỉ cải tạo giống cũ. Lý do vì chúng ta đã tạo ra quá nhiều giống lúa mới, nông dân hoa mặt không còn biết phân biệt giống nào tốt, giống nào xấu nữa (Không như sắn và khoai lang, số giống chọn tạo không nhiều nhưng rất bền trong sản xuất – HK). Nhiều giống lúa cũng làm cho việc xây dựng thương hiệu giống và thương hiệu gạo khó khăn, là một trong các nguyên nhân làm gạo Việt Nam có giá thấp trên thị trường. Vì vậy hiện nay tôi đang nâng cao tinh chịu mặn và tình chịu ngập của các giống đại trà lúa miền Bắc và miền Nam bằng việc đưa gen Saltol (chịu mặn) và gen Sub1 (chịu ngập) vào các giống lúa đại trà của Việt Nam. Mức chịu mặn giai đoạn mạ hiện nay đã đạt 5-6 ‰, chiu ngập 10-15 ngày, sau khi nước rút lại mọc lại. Chúng ta có thể cùng nhau thử nghiệm các giống này tại Sóc Trăng. Anh làm cầu nối với tỉnh thì rất tốt. Chúng ta cùng nhau tìm kinh phí. Chúng tôi hy vọng rằng bằng cách này, chúng ta sẽ không tao ra các giống mới mà chỉ cải thiện các giống đã chấp nhận rộng rãi ở các đặc tính chịu mặn, chịu ngập, kháng rầy, đạo ôn, khô văn, bạc lá… và cuối cùng tạo ra Multiple tolerant rice varieties hay super rice. Đây là đặc tính cần để ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng tôi cũng sẵn sàng tham gia với kế hoạch của anh về SGR(Green Super Rice – Siêu lúa xanh)ở tỉnh Sóc Trăng, Phú Yên và Gia Lai. Anh móc nối, có thể chúng ta sẽ tổ chức gặp nhau Viện Di truyền – Đại học Nông Lâm hoặc tại các tỉnh trên. Chúng tôi có thể lại tạo để chuyển thêm gen saltol vào SGR để tăng tính chịu mặn, đánh giá ở góc độ phân tử, sau đó anh cùng với Sóc Trăng, Phú Yên , Gia Lai và các nơi đánh giá tại địa Phương. Anh suy nghĩ nhé. Chúc anh khỏe, Lê Huy Hàm”
Con đường lúa gạo Việt Nam có thật nhiều những nhà khoa học tâm huyết, tài năng và tận tụy với nghề nông với hạt ngọc Việt, như: Lương Định Của, Tôn Thất Trình, Bùi Huy Đáp, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Vũ Tuyên Hoàng, Mai Văn Quyền, Trần Văn Đạt, Bùi Bá Bổng, Bùi Chí Bửu, Nguyễn Công Tạn, Phan Phải, Nguyễn Thị Trâm, Trần Đình Long, Trần Mạnh Báo, Trần Duy Quý, Nguyễn Thị Tuyết Minh, Lê Huy Hàm, Tạ Minh Sơn, Nguyễn Trí Hoàn, Phạm Văn Ro, Nguyễn Thị Cúc Hòa, Nguyễn Thị Lang, Đỗ Khắc Thịnh, Nguyễn Văn Hoan, Mai Thành Phụng, Dương Văn Chín, Trần Như Nguyện, Nguyễn Ngọc Đệ, Nguyễn Gia Quốc, Phan Hùng Diêu, Nguyễn Minh Chánh, Phạm Trung Nghĩa, Nguyễn Thi Lan, Nguyễn Thành Phước, Nguyễn Thị Bắp, … Họ đã đóng góp to lớn trong chọn tạo giống lúa, góp phần làm nên diện mạo “Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20”. Nhưng tôi xin được viết chậm lại để có thời gian thong thả hơn. Sự cần thiết phải đi thẳng vào những vấn đề nóng hổi, cấp bách của thực tiễn sản xuất đang đòi hỏi: “Làm gì để phát triển khoa học công nghệ mới LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM tạo được đột phá cho hạt ngọc Việt?“. Chúng ta hãy bắt đầu từ anh Hồ Quang Cua gạo ST, từ vùng đất quê hương Long Phú, Đại Ngãi (Đại Nghĩa theo cách gọi của tiếng miền Nam), đi trên con đường lúa gạo Trường Khánh, Đại Nghĩa của dân tộc Việt, nơi sinh thành của nhà bác học cây lúa Lương Định Của. Chúng ta cũng bắt đầu bằng ý kiến thảo luận của giáo sư Lê Huy Hàm, chuyên gia về di truyền chọn giống lúa. Hoàng Kim hiểu ý anh Hàm “Chọn giống lúa là đừng ham tạo ra nhiều giống mà cần tuyển chọn kỹ để có giống lúa ưu tú phổ biến thành thương hiệu nổi bật, đứng vững trong sản xuất“. Mời bạn hãy đọc “Gạo thơm Sóc Trăng ra thế giới” của Huỳnh Kim. Bài viết ngắn nhưng nhiều thông tin lắm. Đất nước cần có nhiều Hồ Quang Cua gạo ST “gạo thơm Sóc Trăng” hơn nữa cho bà con nông dân và cho sản xuất được nhờ.
Chọn giống lúa siêu xanh nhìn lại chặng đường chí năm qua (2011-2018) và đọc lại thư từ năm 2013, nghỉ lại chặng đường dấn thân nhọc nhằn cho hạt ngọc Việt và chuỗi công việc tiếp nối của các thế hệ kế tiếp nhau, tôi cảm giác như gặp lại Sơn Nam: ” … Năm tháng đã trôi qua/ Ray rứt mãi đời ta/ Nắng mưa miền cố thổ/ Phong sương mấy độ qua đường phố/ Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê “. Năm tháng sẽ qua đi, chỉ những thành quả thiết thực cho sinh kế và chất lượng cuộc sống của người dân là thực sự lắng đọng di sản. .Đất Nước cần nhiều những nhà khoa học dấn thân, cần cù, phúc hậu, trí tuệ chọn tạo giống lúa, cây lương thực ngon hơn, tốt hơn cho người dân, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp, các giải pháp khoa học công nghệ để người dân lao động bớt nhọc nhằn hơn, giảm rủi ro và tổn thất sau thu hoạch.
Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
GẠO ST RA THẾ GIỚI Huỳnh Kim Cục Sở hữu trí tuệ đã chứng nhận nhãn hiệu “Gạo thơm Sóc Trăng” từ cuối năm 2011 cho dòng sản phẩm gạo thơm mang tên ST. Người xây đắp cho thương hiệu này, kỹ sư Hồ Quang Cua, nay đang mong muốn nâng ST lên thành thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường thế giới.
Kỹ sư Hồ Quang Cua – Ảnh: H.Kim
Thái Lan làm được sao mình không làm?
Tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt Trường ĐH Cần Thơ năm 1978, anh Hồ Quang Cua trở về quê nhà Sóc Trăng, làm việc tại Phòng Nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên, sau đó được đề bạt làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng. Đến nay, anh đã cùng nhóm cộng sự đi qua chặng đường hơn 20 năm xây dựng thương hiệu gạo thơm ST.
Từ năm 1991, Hồ Quang Cua đã tham gia nhóm nghiên cứu của Viện Lúa ĐBSCL và ĐH Cần Thơ lo sưu tập, thử nghiệm các giống lúa thơm cổ truyền của Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan. Được làm việc cùng các nhà khoa học đầu đàn như GS Võ Tòng Xuân, GS Nguyễn Văn Luật, rồi ra nước ngoài học, anh bắt đầu có ý tưởng làm lúa thơm cao cấp cho Việt Nam, trước hết là cho tỉnh Sóc Trăng.
Dạo đó, anh phát hiện giống lúa thơm nổi tiếng Khao Dawk Mali 105 của Thái Lan là do một cán bộ ở huyện chọn tạo; vậy mà những năm 1992 – 1997, mỗi năm Thái Lan thu gần 1 tỉ USD nhờ xuất khẩu hơn một triệu tấn gạo này. “Họ làm được sao mình lại không làm, trong khi đến cuối thế kỷ 20 mình đã xuất khẩu gạo ổn định và lo được an ninh lương thực rồi?” – Hồ Quang Cua tự vấn rồi cùng nhóm cộng sự và bà con nông dân ở huyện lao vào công việc bất kể ngày đêm. Trong bước đi đầu tiên kéo dài nhiều năm ấy, các anh đã rút ra 3 kết luận hình thành nên cây lúa thơm tương lai: 1/ Quá trình biến dị, lúa có thể cho ra giống mới có phẩm chất cao hoặc dùng làm nguồn lai tạo tiếp; 2/ Việt Nam đất chật người đông, cây lúa thơm phải là cây cải tiến có năng suất cao chứ không thể như Thái Lan, Ấn Độ sử dụng cây lúa mùa cổ truyền năng suất thấp; 3/ Phải đào tạo nhân lực để hình thành đội ngũ nghiên cứu.
Lúc đầu, ít người tán thành những nhận định mới này, nhưng rồi được Bộ Nông nghiệp và lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng khích lệ, dần dần bảy giống lúa thơm bố mẹ được lai tạo, trong đó có gien giống Khao Dawk Mali, giống Tám Xoan ở phía bắc và giống Tào Hương của Sóc Trăng. Tới năm 2013 này, đã có 21 giống ST. Riêng ST20, cho hạt gạo thon dài, cơm mềm dẻo, thơm hương dứa và hương cốm.
Từ năm 2009, đã có gần 25.000 ha lúa thơm ST được trồng tại Sóc Trăng và hàng vạn héc ta nữa được các tỉnh ven biển khác ở ĐBSCL trồng. Ngoài việc trồng lúa hai vụ, các anh còn giúp nông dân trồng lúa thơm theo các mô hình hành tím – lúa và tôm – lúa. Ông Trà Diên ở xã Viên Bình, huyện Trần Đề, nơi đang làm 2.500 ha lúa ST5, nói: “Tôi làm 23 công cấy tầm lớn hai vụ ST5, mỗi năm lời hơn 150 triệu đồng, gấp đôi lúa IR ngày trước”. Hồ Quang Cua nói: “Các tỉnh ven biển ĐBSCL có thể trồng được vài trăm ngàn héc ta giống ST. Riêng việc trồng lúa thơm ở vuông tôm đã giúp ổn định môi trường, tái tạo sự sống trong đất, làm chậm quá trình thoái hóa đất”.
CHÀO NGÀY MỚI 13 THÁNG 11 Hoàng Kim CNM365Con đường lúa gạo Việt; Hồ Quang Cua gạo ST; Myanmar đất nước chùa tháp; Vui đi dưới mặt trời; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, Thầy bạn trong đời tôi; Ngày 13 tháng 11 năm 2019, Gạo ST25 của Việt Nam đã đoạt giải nhất trong hội thi gạo ngon quốc tế (World’s Best Rice 2019) tổ chức tại Khách sạn Makati Shangri-La, Manila, Philippines từ 10-13 tháng 11 năm 2019 Ngày 13 tháng 11 năm 2010 Aung San Suu Kyi được nhà cầm quyền Myanma trả tự do sau 21 năm giam cầm tại gia. Bà là chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), là chính trị gia lãnh tụ phe Đối lập của người Myanmar, một trong những tù nhân chính trị được biết đến nhất trên thế giới. Trong cuộc bầu cử phổ thông năm 1990, NLD giảnh 81% (392 trên 485) ghế trong nghị viện, 59% tổng số phiếu bầu nhưng bà Aung San Suu Kyi đã bị chính quyền quân sự quản thúc tại gia trước khi cuộc bầu cử diễn ra và chưa bao giờ được nhậm chức thủ tướng. Bà chịu sự quản thúc tại gia của chính quyền quân sự trong gần 15 năm của tổng số 21 năm quản chế cho đến khi được thả vào tháng 11 năm 2010. Bà Aung San Suu Kyi nay là Cố vấn nhà nước Myanmar. Ngày 13 tháng 11 năm 1874 ngày sinh Winston Churchill (mất năm 1965) là Thủ tướng Anh, chính trị gia, người lính, nhà báo, tác giả và họa sĩ. Ông được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anh và lịch sử thế giới thời Thế chiến thứ hai, là thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ. Bài viết chọn lọc ngày 13 tháng 11: Con đường lúa gạo Việt; Hồ Quang Cua gạo ST; Myanmar đất nước chùa tháp; Vui đi dưới mặt trời; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, Thầy bạn trong đời tôi; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong vàhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-11/
HỒ QUANG CUA GẠO ST
Hoàng Kim
Gạo thơm Sóc Trăng ST25, ST 24 và chuỗi giá trị gạo ngon Việt của kỹ sư Hồ Quang Cua anh hùng lao động với các đồng sự TS Trần Tấn Phương, Th S Nguyễn Thị Thu Hương và Doanh nghiệp Lúa giống Hồ Quang Trí, tỉnh Sóc Trăng là điểm sáng nổi nông sản Việt trong những năm gần đây. ST25 Gạo ngon Việt đã đoạt giải nhất trong hội thi gạo ngon quốc tế (World’s Best Rice 2019) tổ chức tại Khách sạn Makati Shangri-La, Manila, Philippines từ 10-13 tháng 11 năm 2019. Bài viết này gồm ba nội dung: 1) Hồ Quang Cua gạo ST (lược khảo) 2) Con đường lúa gạo Việt; 3) Thầy bạn trong đời tôi (Hoàng Kim notes: Ấn tượng người anh hùng lúa ST hạt ngọc Việt) .
World’s Best Rice 2019, Manila, Philippines, 10-13 tháng 11 năm 2019 là sự kiện địa điểm thời gian lên ngôi ST25 gạo ngon Việt. Trước đó gạo thơm Sóc Trăng ST24 đã vinh dự đoạt giải nhất cuộc thi Gạo ngon Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 11 năm 2019. Gạo thơm Sóc Trăng ST24 của Việt Nam từ năm 2017 đã tỏa sáng Hạt ngọc Việt được vinh danh với gạo Thái Lan và gạo Campuchia trong Top 3 Gạo ngon nhất thế giới. Sóc Trăng đất và người, địa chỉ xanh Hạt ngọc Việt, Gương sáng gạo ngon Việt đi ra thế giới . Bài viết Hồ Quang Cua gạo ST là chỉ dấu địa lý văn hóa du lịch sinh thái Việt Con đường lúa gạo Việt; Cây Lương thực Việt Nam, Thầy bạn trong đời tôi
GẠO ST ĐẶC SẢNVIỆT
Hình ảnh trên là kỷ sư anh hùng lao động Hồ Quang Cua (trái) với giáo sư anh hùng lao động Võ Tòng Xuân (giữa) và ‘người hiền hương sen Đồng Tháp’ Nguyễn Phước Tuyên trước ruộng giống lúa đặc sản duy trì 30 dòng gốc úa ST trong đó có giống lúa ST24.
Gạo ST24 là gạo ngon Việt Nam đặc sản đạt chuẩn hạt dài, trắng trong, cơm dẻo vừa và có hương thơm mùi lá dứa, chống chịu tốt với ngoại cảnh, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (95-105 ngày) so với gạo Thái rất dài ngày (khoảng 150 ngày). Gạo thơm Sóc Trăng ST24 lọt vào “Top 3 Gạo ngon nhất thế giới” là hành trình 25 năm dày công nghiên cứu và phát triển “vượt lên chính mình” của 24 giống lúa gạo thơm Sóc Trăng do kỹ sư Hồ Quang Cua và đồng sự dày công nghiên cứu lai tạo. Lúa thơm Sóc Trăng được hình thành mang đậm dấu ấn giữa Giáo sư tiến sĩ anh hùng lao động Võ Tòng Xuân, người mang giống lúa KDM, một giống lúa thơm từ nước ngoài, về tặng cho tỉnh Sóc Trăng, và kỹ sư anh hùng lao động Hồ Quang Cua. Quá trình gian nan tạo dòng, chon lọc dòng và đưa gao ngon Việt Nam ra thế giới là một câu chuyện dài. Anh Hồ Quang Cua nhớ lại: “Năm 1993, UBND tỉnh Sóc Trăng, lúc đó ngân sách còn thiếu trước hụt sau, đã xuất ngân sách mua trữ trên 600 tấn lúa giống KDM để đầu tư cho sản xuất”.
Cuối năm 2017, Hội nghị Quốc tế lần 9 về Thương mại Gạo tổ chức tại Ma Cao Trung Quốc. GS.TS Võ Tòng Xuân và kỷ sư Hồ Quang Cua tham dự hội nghị này. Giáo sư Võ Tòng Xuân đã không khỏi xúc động lấy máy tính đánh bản tin về cộng tác với tờ báo Việt Nam: “Gạo ST24 của Việt Nam đã được vinh danh với gạo Thái Lan và gạo Campuchia trong Top 3 Gạo ngon nhất thế giới”. TS Trần Tấn Phương, Giám đốc Công ty Giống Cây trồng tỉnh Sóc Trăng cho biết đối với Hội nghị quốc tế về thương mại gạo, hội đồng giám khảo chỉ bình chọn và vinh danh những loại gạo ngon nhất, đạt các tiêu chuẩn của gạo ngon thế giới. Vì vậy, gạo ST24 lọt vào Top 3 gạo ngon nhất thế giới không chỉ là vinh dự, mà còn là cơ hội rất lớn để gạo ST24 nói riêng và các giống ST khác của Sóc Trăng tiếp cận được với phân khúc thị trường cao cấp, giá cao của thế giới.
Cuối tháng 6 năm 2018, gạo Việt Nam xuất khẩu liên tục trúng thầu xuất khẩu ở nhiều nước với giá gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 450 USD/tấn, cao hơn so với giá gạo Thái Lan là 435 USD và Ấn Độ là 410 USD. Việt Nam đã nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu nhãn hiệu quốc tế và bộ tiêu chuẩn sang hệ thống Madrid, điều mà Thái Lan đã làm với gạo thơm Hom Mali của họ từ năm 1955. Gạo Việt trong đó có gạo thơm Sóc Trăng đã phát triển rộng hơn tại các thị trường trong và ngoài nước. Liên tiếp trong các vu lúa đông xuân vừa qua, gạo thơm Sóc Trăng đạt giá trị xuất khẩu cao kỷ lục khoảng 700 USD/tấn (cao hơn gạo thường khoảng 200-300 USD/tấn).và giá bán buôn cao trên thị trường nội địa. Nông dân sản xuất giống lúa này được bảo hiểm hợp đồng tiêu thụ sản xuất lúa trong khi chi phí đầu vào thấp, ít sâu bệnh, quy trình canh tác hữu cơ ít sử dụng phân bón hơn so với sự thâm canh các giống lúa cao sản nên người trồng lúa có thể đạt lợi nhuận trên 60%. Sóc Trăng đã hoàn thiện các quy trình sản xuất gạo thơm Sóc Trăng gắn với chỉ dẫn địa lý, đăng ký sở hữu bản quyền. Đó là việc làm có ý nghĩa rất quan trong. .Tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ nông dân trồng lúa được cấp chứng nhận GlobalGAP cho 52 ha lúa thơm ST của hai hợp tác xã tại huyện Mỹ Xuyên và thị xã Ngã Năm; một hợp tác xã của huyện Châu Thành được cấp chứng nhận VietGAP với diện tích sản xuất 61ha và 41ha tại huyện Kế Sách. Doanh nghiệp tư nhân lúa giống Hồ Quang Trí cũng đã triển khai sản xuất lúa ST theo quy trình hữu cơ với diện tích gần 59 ha.
Kỷ sư anh hùng lao động Hồ Quang Cua và giáo sư tiến sĩ anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật (ảnh tư liệu Hoàng Kim).
Sóc Trăng là đột phá điển hình sản xuất gạo thơm Việt Nam với thành tựu gạo ST24 lọt vào Top 3 gạo ngon nhất thế giới. Sóc Trăng là nơi gặp gỡ của lúa vùng thâm canh với lúa vùng mặn làm nên hương ương vị đặc sản đậm đà của hạt gạo ngon, Sóc Trăng cũng là nơi gặp gỡ của những người anh hùng ruộng đồng, là Điện Biên Phủ nghề lúa Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhanh chóng đón nhận thành tựu giá trị gạo thơm Sóc Trăng xuất khẩu để làm mục tiêu “nâng cấp giá trị hạt gạo Việt” Theo TS.Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long thì cơ cấu giống lúa của ĐBSCL đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng ưu tiên giống chất lượng cao. Vụ Đông Xuân 2018/2019, gạo chất lượng cao ĐBSCL chiếm khoảng 32% trong cơ cấu giống, gạo thơm gạo đặc sản 31-32%, gạo chất lượng trung bình chiếm 17%, gạo nếp 9 – 10%, còn lại là các loại gạo khác. Cho nên việc xuất khẩu gạo năm 2018 đã mang lại kết quả khả quan, giá gạo Việt đã cao hơn gạo Thái 15-20 USD/tấn. Ngành lúa gạo Việt Nam được tái cơ cấu theo hướng cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo thích hợp cho mỗi vùng sinh thái, trong đó tăng cường sử dụng giống tốt, giống chất lượng cao phù hợp với vùng sinh thái kết hợp với quy trình thâm canh tốt, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tiếp tục sử dụng các giống có khả năng chống chịu tốt với hạn, mặn, ngập để thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi một phần diện tích đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hoặc mục đích khác. Video Hồ Quang Cua gạo ST trong Chương trình VTV1 Giai điệu tự hào 27/10/2019:
CON ĐƯỜNG LÚA GẠO VIỆT
Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Giáo sư tiến sỹ, anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, tác giả chính của cụm công trình ‘Nghiên cứu và phát triển lúa gạo’ đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, đã có hai bài viết quan trọng giới thiệu về “Lịch sử cây lúa Việt Nam” và “Cải tiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam”. Giáo sư đã đưa ra các bằng chứng và dẫn liệu ‘Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa’ và ‘các tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21’. Bộ sách:GS Nguyễn Văn Luật chủ biên 2003 “Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20”, ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1.347 trang, xuất bản ba năm 2001, 2002, 2003 Bộ sách GS Nguyễn Thị Lang, GS Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa, di truyền và chọn giống, Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 623 trang, đã đúc kết về những tiến bộ này .
Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói, đã có dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Nam Bộ Việt Nam, nôi quê hương của nhà bác học nông dân Lương Định Của, là nơi khởi phát và tỏa rộng con đường lúa gạo Việt Nam. Về miền Tây là đi về hướng đột phá chính của lúa gạo Việt, nơi mở đầu cho chùm bài viết này.“Sao anh chưa về lại miền Tây. Nơi một góc đời anh ở đó. Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu. Tên đất tên người chín nhớ mười thương. Anh có về Bảy Núi Cửu Long. Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ. Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ. Anh có về nơi ấy với em không?” (thơ Hoàng Kim).
Lộc Trời lặng lẽ sáng. An Giang Tập đoàn Lộc Trời là điểm sáng gạo Việt ngày nay cùng Viện Lúa ĐBSCL vàThái Bình Seed tiếp tục là những điển hình thi đua yêu nước của sự bảo tồn và phát triển thương hiệu gạo Việt. Cây Lương thực Việt Nam điểm thông tin chọn lọc của PGS TS Dương Văn Chín : ” Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời thuộc Tập đoàn Lộc Trời An Giang có nhiệm vụ: (i) Tư vấn cho Ban điều hành Tập đoàn Lộc Trời về các lãnh vực liên quan đến khoa học công nghệ (ii) Nghiên cứu chọn tạo ra các giống cây trồng mới độc quyền của Lộc Trời hoặc mua bản quyền giống, (iii) Nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng, (iv) Nghiên cứu dịch hại và các biện pháp phòng trừ, (v) Nghiên cứu về chế biên lương thực thực phẩm, (vi) Nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, hợp tác hóa và phát triển nông thôn, (vii) Xây dựng các loại qui trình kỹ thuật, (viii) Đào tạo nguồn nhận lực . Về những thành tựu trong nghiên cứu khoa học của Tập đoàn Lộc Trời , cho đến thời điểm hiện tại, các nhà di truyền chọn giống trong Tập đoàn đã lai tạo chọn lọc ra được những giống lúa mới độc quyền, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận chính thức, đó là các giống: Lộc Trời 1, Lộc Trời 2, Lộc Trời 3, Lộc Trời 4, Lộc Trời 5. Ngoài ra, có những giống được trồng diện rộng đại trà để sản xuất gạo thương hiệu như: Lộc Trời 88 (Gạo trắng Hạt Ngọc Trời Bắc Đẩu và gạo mầm Vibigaba), giống Lộc Trời 18 (gạo Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ), giống Lộc Trời 28 (gạo Hạt Ngọc Trời Thiên Vương). Lộc Trời 28 từng đạt giải nhất trong cuộc đấu xảo quốc tế tổ chức tại Trung Quốc vào tháng 11 năm 2018. Ngoài ra, chúng ta có những sáng kiến trong việc tạo ra các sản phẩm phân bón, hiện nay đang kinh doanh như Đạm Gold chứa vi sinh Mychorhizae giúp phân giải lân trong đất, Đạm Black bọc humalite, phân hữu cơ Vian, v.v… Chúng ta đã viết và ban hành nội bộ các loại qui trình trồng lúa, như qui trình thông thường, qui trình cho sản xuất lúa có gạo đi châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, thực nghiệm áp dụng bộ tiêu chí sản xuất lúa gạo bền vững SRP đạt điểm tuyệt đối là 100. Trong thời gian sắp tới, Viện NCNN Lộc Trời sẽ thực hiện một số nội dung quan trọng, đó là (i) Lai tạo chọn lọc ra các giống lúa mới độc quyền, mua bản quyền các giống lúa đặc sắc từ các Viện, Trường (ii) Khảo nghiệm so sánh các giống rau màu ưu việt để mua bản quyền kinh doanh (iii) Viết các loại qui trình kỹ thuật cho những loài cây trồng có giá trị kinh tế cao, thông qua Hội đồng khoa học Viện để phổ biến rộng rãi (iv) Khảo nghiệm các loại phân bón và nông dược, hóa học và sinh học để góp phần gia tăng các loại vật tư nông nghiệp với tên thương mại chính thức của Tập đoàn (v) Nghiên cứu cơ giới hóa nông nghiệp, nhất là ứng dụng công nghệ cao sử dụng máy bay drone cho phun thuốc, giro hạt, bón phân, nghiên cứu chế biến nông sản, nâng cao giá trị giá tăng (vi) Hợp tác với các Trường Đại học để đào tạo nguồn nhân lực đại học và sau đại học”. Tập đoàn. Lộc Trời An Giang hiện là mô hình tốt tổ chức hoạt động theo chuỗi, điển hình nhất là chuỗi giá trị lúa gạo. Lộc Trời có năng lực tự lai tạo chọn lọc ra được các giống lúa mới độc quyền của riêng mình, có hệ thống nhân giống hoàn chỉnh, có đội ngũ chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân là Lực lượng Ba Cùng, có các nhà máy chế biến lúa gạo, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”.
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Kỷ sư anh hùng lao động Hồ Quang Cua là một điểm sáng Hoàng Kim Notes Thầy bạn trong đời tôi . Bài học quý Lê Quý Đôn tinh hoa giúp tôi kinh nghiệm để lập thư mục này cho chính mình về những người mình hằng yêu quý ngưỡng mộ. Cụ Lê Quý Đôn viết Kiến văn tiểu lục (12 quyển), là những ghi chú nhỏ của Lê Quý Đôn (mà tiếng Anh ngày nay gọi là Notes) . Đó là Lê Quý Đôn tận mắt nhìn thấy, tai nghe, hoặc đọc được, và ông thật sự tâm đắc lưu ngay lại điều không nỡ quên này. Lê Quý Đôn chức quan thật trọng trách và bận rộn như Phó Thủ Tướng Chính phủ ngày nay (chứ không phải đơn giản và chuyên việc như tôi và nhiều bạn !) Tập bút ký này của Lê Quý Đôn thật sự quan trọng và quý giá nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Kiến văn tiểu lục là tác phẩm lớn, được chiêm nghiệm, biên soạn thật công phu và nghiêm cẩn, phản ánh trình độ học vấn uyên bác của Lê Quý Đôn. Sách đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách, núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác, cho tới các lĩnh vực như thơ văn, sách vở, vớí nhiều lĩnh vực phong phú.
Nhà văn, nhà báo Huỳnh Kim năm 2013 đã có bài viết ấn tượng Gạo thơm ST ra thế giới viết về kỹ sư Hồ Quang Cua, tác giả nhãn hiệu Gạo thơm Sóc Trăng ST “Thái Lan làm được sao mình không làm? ” “ST ra thế giới nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi“. Những trăn trở của anh Hồ Quang Cua và những người tâm huyết “chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao” cũng là trăn trở của hàng triệu nông dân Việt Nam.
Làm gì để nâng cao giá trị canh tác, giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế để hạt ngọc Việt đi ra thế giới ? Từ nghiên cứu chọn tạo giống tốt, hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh, đến phục tráng, thực nghiệm, nhân giống gốc, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đến tổ chức hệ thống sản xuất chế biến kinh doanh khép kín là một chuỗi công việc to lớn để có được chén cơm ngon
Anh Hồ Quang Cua (thứ nhất bên trái) cùng anh Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT (thứ hai từ bên phải), trong hội thảo đầu bờ trên cánh đồng mẫu lớn. Chúng tôi may mắn cùng dấn thân theo học thầy Sóc Trăng Lương Định Của, học theo anh Hồ Quang Cua để tiếp nối công việc của anh và thực hiện đề tài Chọn tạo giống lúa hướng đến thích ứng với biến đổi khí hậu từ nguồn gen siêu lúa xanh (GSR) và đặc sản Sóc Trăng (ST). Tôi biết ơn anh Hồ Quang Cua vì tấm lòng của anh đối với nông dân, đối với cây lúa, đối với nghề nông và những kỹ năng cuộc sống quý giá mà anh đã thân thiết trao đổi, gợi mở,…
Tôi nhớ đến anh là nhớ đến gạo thơm Sóc Trăng và ngược lại. Ra bến xe đò về thành phố, hỏi đến ông Cua gạo thơm Sóc Trăng là hầu như ai cũng biết và họ hồ hởi khoe ông Cua và gạo trắng, gạo ngon, … rượu ngon Sóc Trăng và nếp cẩm. Chợt dưng tôi thấu hiểu những ông Bụt đời thường, những ông Bụt của đất, của nước, của hạt ngọc phương Nam. Trăn trở về Lúa Gạo Việt Nam chiến lược chọn tạo giống, Năm 2013, tôi viết thư trao đổi với anh Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp. Anh tán đồng với phương pháp “đưa thêm các nguồn gen quý vào những giống lúa vốn đã rất phổ biến và nổi tiếng trong sản xuất” như cách chúng ta đã làm trong tạo chọn và phát triển các giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) công nhận giống năm 1997 thành vùng giống sản xuất lớn, thâm canh cao ở Bình Minh, Vĩnh Long năm 2007, đưa năng suất khoai lang từ 9,00 tấn lên 29,8 tấn trên phạm vi toàn tỉnh; Giống sắn KM98-5, KM419 tạo giống cũng theo cách trên và nay đã thành vùng giống sắn sản xuất lớn ở Tây Ninh, đưa năng suất sắn từ 8,5- 12,5 tấn /ha của giống sắn địa phương lên 17,0- 27,0 tấn/ha và nay toàn tỉnh đạt năng suất 30,0 tấn/ha, cá biệt những nông hộ sản xuất giỏi đạt 50,0 – 65,0 tấn/ha trên diện rộng, chủ lực là giống sắn mới KM419 chiếm trên 50% diện tích sắn và các giống KM94, KM98-5… Đối với cây lúa, thuở ấy chúng tôi cũng thao thức việc đưa thêm nguồn gen quý siêu xanh, năng suất siêu cao, chất lượng ngon, chống chịu hạn mặn vào giống lúa “hoa hậu” OM6976 của nhóm tác giả Nguyễn Thị Cúc Hòa, Phạm Trung Nghĩa và cộng sự Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, để chọn tạo và phát triển dòng OM6976-41 (GSR89), hoặc sau này là những giống lúa GSR65, GSR90 .
Anh Lê Huy Hàm đồng tình và trao đổi nhiều thông tin định hướng chọn tạo giống lúa (như đã nêu ở bài trên). Anh viết: “Kính gửi anh Kim. Cám ơn anh đã giới thiệu về các giống lúa mới có tiềm năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Điều này tôi rất quan tâm. Hiện nay chúng tôi đi theo hướng là không tạo ra giống lúa mới mà chỉ cải tạo giống cũ. Lý do vì chúng ta đã tạo ra quá nhiều giống lúa mới, nông dân hoa mặt không còn biết phân biệt giống nào tốt, giống nào xấu nữa (Không như sắn và khoai lang, số giống chọn tạo không nhiều nhưng rất bền trong sản xuất – HK). Nhiều giống lúa cũng làm cho việc xây dựng thương hiệu giống và thương hiệu gạo khó khăn, là một trong các nguyên nhân làm gạo Việt Nam có giá thấp trên thị trường. Vì vậy hiện nay tôi đang nâng cao tinh chịu mặn và tình chịu ngập của các giống đại trà lúa miền Bắc và miền Nam bằng việc đưa gen Saltol (chịu mặn) và gen Sub1 (chịu ngập) vào các giống lúa đại trà của Việt Nam. Mức chịu mặn giai đoạn mạ hiện nay đã đạt 5-6 ‰, chiu ngập 10-15 ngày, sau khi nước rút lại mọc lại. Chúng ta có thể cùng nhau thử nghiệm các giống này tại Sóc Trăng. Anh làm cầu nối với tỉnh thì rất tốt. Chúng ta cùng nhau tìm kinh phí. Chúng tôi hy vọng rằng bằng cách này, chúng ta sẽ không tao ra các giống mới mà chỉ cải thiện các giống đã chấp nhận rộng rãi ở các đặc tính chịu mặn, chịu ngập, kháng rầy, đạo ôn, khô văn, bạc lá… và cuối cùng tạo ra Multiple tolerant rice varieties hay super rice. Đây là đặc tính cần để ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng tôi cũng sẵn sàng tham gia với kế hoạch của anh về SGR(Green Super Rice – Siêu lúa xanh)ở tỉnh Sóc Trăng, Phú Yên và Gia Lai. Anh móc nối, có thể chúng ta sẽ tổ chức gặp nhau Viện Di truyền – Đại học Nông Lâm hoặc tại các tỉnh trên. Chúng tôi có thể lại tạo để chuyển thêm gen saltol vào SGR để tăng tính chịu mặn, đánh giá ở góc độ phân tử, sau đó anh cùng với Sóc Trăng, Phú Yên , Gia Lai và các nơi đánh giá tại địa Phương. Anh suy nghĩ nhé. Chúc anh khỏe, Lê Huy Hàm”
Con đường lúa gạo Việt Nam có thật nhiều những nhà khoa học tâm huyết, tài năng và tận tụy với nghề nông với hạt ngọc Việt, như: Lương Định Của, Tôn Thất Trình, Bùi Huy Đáp, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Vũ Tuyên Hoàng, Mai Văn Quyền, Trần Văn Đạt, Bùi Bá Bổng, Bùi Chí Bửu, Nguyễn Công Tạn, Phan Phải, Nguyễn Thị Trâm, Trần Đình Long, Trần Mạnh Báo, Trần Duy Quý, Nguyễn Thị Tuyết Minh, Lê Huy Hàm, Tạ Minh Sơn, Nguyễn Trí Hoàn, Phạm Văn Ro, Nguyễn Thị Cúc Hòa, Nguyễn Thị Lang, Đỗ Khắc Thịnh, Nguyễn Văn Hoan, Mai Thành Phụng, Dương Văn Chín, Trần Như Nguyện, Nguyễn Ngọc Đệ, Nguyễn Gia Quốc, Phan Hùng Diêu, Nguyễn Minh Chánh, Phạm Trung Nghĩa, Nguyễn Thi Lan, Nguyễn Thành Phước, Nguyễn Thị Bắp, … Họ đã đóng góp to lớn trong chọn tạo giống lúa, góp phần làm nên diện mạo “Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20”. Nhưng tôi xin được viết chậm lại để có thời gian thong thả hơn. Sự cần thiết phải đi thẳng vào những vấn đề nóng hổi, cấp bách của thực tiễn sản xuất đang đòi hỏi: “Làm gì để phát triển khoa học công nghệ mới LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM tạo được đột phá cho hạt ngọc Việt?“. Chúng ta hãy bắt đầu từ anh Hồ Quang Cua gạo ST, từ vùng đất quê hương Long Phú, Đại Ngãi (Đại Nghĩa theo cách gọi của tiếng miền Nam), đi trên con đường lúa gạo Trường Khánh, Đại Nghĩa của dân tộc Việt, nơi sinh thành của nhà bác học cây lúa Lương Định Của. Chúng ta cũng bắt đầu bằng ý kiến thảo luận của giáo sư Lê Huy Hàm, chuyên gia về di truyền chọn giống lúa. Hoàng Kim hiểu ý anh Hàm “Chọn giống lúa là đừng ham tạo ra nhiều giống mà cần tuyển chọn kỹ để có giống lúa ưu tú phổ biến thành thương hiệu nổi bật, đứng vững trong sản xuất“. Mời bạn hãy đọc “Gạo thơm Sóc Trăng ra thế giới” của Huỳnh Kim. Bài viết ngắn nhưng nhiều thông tin lắm. Đất nước cần có nhiều Hồ Quang Cua gạo ST “gạo thơm Sóc Trăng” hơn nữa cho bà con nông dân và cho sản xuất được nhờ.
Chọn giống lúa siêu xanh nhìn lại chặng đường chí năm qua (2011-2018) và đọc lại thư từ năm 2013, nghỉ lại chặng đường dấn thân nhọc nhằn cho hạt ngọc Việt và chuỗi công việc tiếp nối của các thế hệ kế tiếp nhau, tôi cảm giác như gặp lại Sơn Nam: ” … Năm tháng đã trôi qua/ Ray rứt mãi đời ta/ Nắng mưa miền cố thổ/ Phong sương mấy độ qua đường phố/ Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê “. Năm tháng sẽ qua đi, chỉ những thành quả thiết thực cho sinh kế và chất lượng cuộc sống của người dân là thực sự lắng đọng di sản. .Đất Nước cần nhiều những nhà khoa học dấn thân, cần cù, phúc hậu, trí tuệ chọn tạo giống lúa, cây lương thực ngon hơn, tốt hơn cho người dân, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp, các giải pháp khoa học công nghệ để người dân lao động bớt nhọc nhằn hơn, giảm rủi ro và tổn thất sau thu hoạch.
Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
GẠO ST RA THẾ GIỚI Huỳnh Kim Cục Sở hữu trí tuệ đã chứng nhận nhãn hiệu “Gạo thơm Sóc Trăng” từ cuối năm 2011 cho dòng sản phẩm gạo thơm mang tên ST. Người xây đắp cho thương hiệu này, kỹ sư Hồ Quang Cua, nay đang mong muốn nâng ST lên thành thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường thế giới.
Kỹ sư Hồ Quang Cua – Ảnh: H.Kim
Thái Lan làm được sao mình không làm?
Tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt Trường ĐH Cần Thơ năm 1978, anh Hồ Quang Cua trở về quê nhà Sóc Trăng, làm việc tại Phòng Nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên, sau đó được đề bạt làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng. Đến nay, anh đã cùng nhóm cộng sự đi qua chặng đường hơn 20 năm xây dựng thương hiệu gạo thơm ST.
Từ năm 1991, Hồ Quang Cua đã tham gia nhóm nghiên cứu của Viện Lúa ĐBSCL và ĐH Cần Thơ lo sưu tập, thử nghiệm các giống lúa thơm cổ truyền của Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan. Được làm việc cùng các nhà khoa học đầu đàn như GS Võ Tòng Xuân, GS Nguyễn Văn Luật, rồi ra nước ngoài học, anh bắt đầu có ý tưởng làm lúa thơm cao cấp cho Việt Nam, trước hết là cho tỉnh Sóc Trăng.
Dạo đó, anh phát hiện giống lúa thơm nổi tiếng Khao Dawk Mali 105 của Thái Lan là do một cán bộ ở huyện chọn tạo; vậy mà những năm 1992 – 1997, mỗi năm Thái Lan thu gần 1 tỉ USD nhờ xuất khẩu hơn một triệu tấn gạo này. “Họ làm được sao mình lại không làm, trong khi đến cuối thế kỷ 20 mình đã xuất khẩu gạo ổn định và lo được an ninh lương thực rồi?” – Hồ Quang Cua tự vấn rồi cùng nhóm cộng sự và bà con nông dân ở huyện lao vào công việc bất kể ngày đêm. Trong bước đi đầu tiên kéo dài nhiều năm ấy, các anh đã rút ra 3 kết luận hình thành nên cây lúa thơm tương lai: 1/ Quá trình biến dị, lúa có thể cho ra giống mới có phẩm chất cao hoặc dùng làm nguồn lai tạo tiếp; 2/ Việt Nam đất chật người đông, cây lúa thơm phải là cây cải tiến có năng suất cao chứ không thể như Thái Lan, Ấn Độ sử dụng cây lúa mùa cổ truyền năng suất thấp; 3/ Phải đào tạo nhân lực để hình thành đội ngũ nghiên cứu.
Lúc đầu, ít người tán thành những nhận định mới này, nhưng rồi được Bộ Nông nghiệp và lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng khích lệ, dần dần bảy giống lúa thơm bố mẹ được lai tạo, trong đó có gien giống Khao Dawk Mali, giống Tám Xoan ở phía bắc và giống Tào Hương của Sóc Trăng. Tới năm 2013 này, đã có 21 giống ST. Riêng ST20, cho hạt gạo thon dài, cơm mềm dẻo, thơm hương dứa và hương cốm.
Từ năm 2009, đã có gần 25.000 ha lúa thơm ST được trồng tại Sóc Trăng và hàng vạn héc ta nữa được các tỉnh ven biển khác ở ĐBSCL trồng. Ngoài việc trồng lúa hai vụ, các anh còn giúp nông dân trồng lúa thơm theo các mô hình hành tím – lúa và tôm – lúa. Ông Trà Diên ở xã Viên Bình, huyện Trần Đề, nơi đang làm 2.500 ha lúa ST5, nói: “Tôi làm 23 công cấy tầm lớn hai vụ ST5, mỗi năm lời hơn 150 triệu đồng, gấp đôi lúa IR ngày trước”. Hồ Quang Cua nói: “Các tỉnh ven biển ĐBSCL có thể trồng được vài trăm ngàn héc ta giống ST. Riêng việc trồng lúa thơm ở vuông tôm đã giúp ổn định môi trường, tái tạo sự sống trong đất, làm chậm quá trình thoái hóa đất”.
Trong đào tạo, từ cây lúa thơm ST, đã có 10 kỹ sư làm tiếp các đề tài lên thạc sĩ, riêng anh Trần Tấn Phương đã bảo vệ tiến sĩ hồi tháng 10.2011 chuyên về di truyền với đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm cao sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.
ST ra thế giới, nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi
Cuối năm 2011, đã có 5 đơn vị được Sở NN-PTNT Sóc Trăng trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thương hiệu “Gạo thơm Sóc Trăng”. Đó là Công ty Gentraco ở Cần Thơ, Công ty lương thực Sóc Trăng, Công ty TNHH Thành Tín, Công ty chế biến gạo chất lượng cao Sóc Trăng và cơ sở sản xuất lúa giống và gạo thơm Mỹ Xuyên. Cũng năm đó, lần đầu tiên, Việt Nam xuất khẩu được hơn 400.000 tấn gạo thơm, chủ yếu là giống Jasmine vì giống ST chưa có nhiều, mới đủ tiêu thụ nội địa.
Tình hình này đã thôi thúc kỹ sư Hồ Quang Cua cùng các đồng sự dấn thân tiếp vào một kế hoạch mới. Họ đang làm đề án “Xây dựng liên minh nông dân và doanh nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất mới” với mục tiêu hàng đầu là “tăng thu nhập cho nông dân”. Nông dân trồng lúa thơm ST sẽ tăng thu nhập lên tối thiểu 20% trong năm đầu tiên và tiếp tục tăng trong năm thứ 2 và năm thứ 3 nhờ nắm bắt đầy đủ kỹ thuật canh tác. Cơ sở nào để có dự án này? Anh Cua cho biết giá gạo trắng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 chỉ nhỉnh hơn 400 USD/tấn dẫn tới hiệu quả sản xuất lúa gạo thấp. Trong khi đó, Công ty lương thực Sóc Trăng và Công ty TNHH Trung An ở Cần Thơ đã xuất khẩu gạo ST20 với giá 900 USD/tấn và đang thiếu hàng để bán.
Hồ Quang Cua hỏi: “Vậy ta có nắm được cơ hội này để thâm nhập sâu vào thị trường gạo cao cấp của thế giới không? Và ta có thể tổ chức sản xuất một vài chủng loại lúa đặc thù của Việt Nam, như ST, với mô hình doanh nghiệp liên kết với nông dân?”. Rồi tự trả lời: “Làm được nghĩa là chúng ta tạo được một quan hệ sản xuất mới, hữu cơ giữa nông dân và doanh nghiệp, điều mà Chính phủ vừa phê duyệt trong kế hoạch tái cơ cấu sản xuất lúa của Bộ NN-PTNT”.
Theo các tác giả dự án, gạo thơm ST20 và ST21 là gạo thơm cao cấp, rất được người tiêu dùng trung lưu thành thị ưa chuộng, bán được giá cao, nội địa bình quân 1 USD/kg, xuất khẩu tới 900 USD/tấn, như vậy là gạo Việt Nam bắt đầu cạnh tranh được với gạo thơm cao cấp của Thái Lan. Giờ đây, nếu mô hình liên kết nông dân – doanh nghiệp được đầu tư làm bài bản ở quy mô lớn hàng ngàn héc ta ngay từ năm đầu, thì chẳng những gia tăng thu nhập ngay cho nông hộ và doanh nghiệp mà còn là mô hình để làm đúng việc liên kết bốn nhà trong cánh đồng mẫu.
“Mong ước cuối cùng của tôi là việc xác lập quan hệ sản xuất mới mang tính bền vững cho chuỗi giá trị, và gạo thơm Sóc Trăng sẽ có ngày được nâng lên thành thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường thế giới”, kỹ sư Hồ Quang Cua quả quyết như vậy.
Nói về Myanmar tôi nhớ ngay đến thầy Mai Văn Quyền (Van Quyen Mai), thầy Nguyễn Lân Dũng và anh Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn, những người lưu trong tôi sự sâu đậm về đất nước kinh kim cương thừa. Tôi đến Myanmar hai lần nhưng cả hai lần đều ngắn ngủi, vì đó chỉ là sự quá cảnh Việt Nam qua Ấn Độ nên tôi dè dặt chưa dám viết gì nhiều về nơi này, ngoại trừ sự ám ảnh ấn tượng về đất nước chùa tháp, câu chuyện huyền thoại bà Aung San Suu Ky và người bạn chung nghiên cứu sắn tiến sĩ Tin Maung Aye..
Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp ở Myanmar. Thầy đã mang về tặng tôi kỷ vật vô giá bức khảm tuyệt đẹp khu rừng thiêng dát đầy nắng vàng và cây xanh. Tôi trang trọng treo ở chốn tĩnh lặng để khi dâng hương ở bàn thờ Cha Mẹ lại thân thiết nhớ về những người thầy yêu mính trong đời mình.
ƠN THẦY
Cha ngày xưa nuôi con đi học.
Một nắng hai sương trên những luống cày.
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ.
Phải dạy con mình như thế nào đây?
Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất.
Cái chết giằng cha ra khỏi tay con.
Mắt cha lắng bao niềm ao ước.
Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng.
Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy.
Tương lai con đi, sự nghiệp con làm.
Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ.
Cha ngã xuống rồi trao lại tay con.
Trên luống cày này, đường cày con vững.
Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa.
Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ.
Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”.
Tin Maung Aye người Myanmar (người ngoài cùng bên trái trong ảnh ) là bạn sắn khá thân của tôi và đã cùng nhau làm việc trên mười năm. Tin Maung Aye tính hiền lành thân thiện và dễ mến đã mang đến cho chúng ta ấn tượng anh giống hệt người Việt (*).
(*)Tin Maung Aye đã được sinh ra và lớn lên ở Myanmar, ở đó anh nhận bằng cử nhân nông học của Viện Nông nghiệp Yezin năm 1984. Sau khi làm việc như một trợ lý nghiên cứu trong ba năm anh chuyển đến Thái Lan, nơi anh đã hoàn thành bằng thạc sĩ hệ thống nông nghiệp ở Viện Công nghệ Châu Á (AIT) tại Bangkok vào năm 1994. Sau khi làm việc ở các vị trí khác nhau tại AIT, anh tham gia nghiên cứu của tổ chức Landcare Ltd. tại New Zealand với tư cách là một nhà phân tích hóa học, và sau đó làm việc như một trợ lý nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Vôi tại Đại học Massey. Anh đã hoàn thành bằng tiến sĩ về khoa học đất từ Đại học Massey ở New Zealand vào năm 2001, sau đó đã làm việc cho chương trình sắn CIAT như một nhà khoa học đất và nông học sắn từ năm 2005, bốn năm đầu tiên ở Lào và sau đó chủ yếu tại Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar. Tin hiện đang làm việc phân nữa thời gian tại văn phòng khu vực châu Á-CIAT tại Hà Nội, phân nữa thời gian ở Myanmar với tư cách là điều phối viên dự án The Nippon Foundation (日本財団) ở Tokyo, Nhật Bản, là một tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận, được thiết lập năm 1962 bởi Ryoichi Sasakawa, một chính khách và doanh nhân. CIAT và tổ chức Nippon Foundation là những tổ chức quốc tế danh tiếng nhiều năm hợp tác và giúp đỡ nông nghiệp Việt Nam như là một nguồn trung tâm trí tuệ, kinh nghiệm và nguồn nhân lực của thế giới, tạo cho các cá nhân năng lực để thay đổi xã hội với hy vọng rằng họ có thể làm nên một sự khác biệt, cung cấp cơ hội cho toàn nhân loại. Tin hoạt động trong nông nghiệp cộng đồng và các tổ chức chuyên nghiệp với mục tiêu hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và nâng cao tính bền vững nông nghiệp ở vùng cao ít được ưa chuộng của vùng nhiệt đới châu Á và Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Cuốn sách “Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành” (nguyên tác: Sustainable management of cassava in Asia, from research to practice) của tác giả Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai, 2015. Cuốn sách này đúng như lời tác giả “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. Mặt khác, cuốn sách cũng là cẩm nang nghề nghiệp cho những người làm công tác nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất và hoạch định chính sách về cây sắn, là cầu nối để trao đổi, thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm trong quản lý đất và canh tác sắn bền vững ở châu Á. Đó là lời đánh giá của tiến sĩ Clair Hershey, Trưởng Chương trình sắn CIAT và tiến sĩ Trịnh Khắc Quang, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) về cuốn sách này.
Tôi có nhiều ảnh đẹp và ghi chú về đất nước con người nông nghiệp sinh thái Myanmar Chúng ta sẽ còn quay lại với bài học con người và lịch sử văn hóa Myanmar.
Bài học con người và lịch sử văn hóa Myanmar, chúng ta sẽ còn nhiều lần quay lại
Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …
Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng
Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích
Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.