Số lần xem
Đang xem 1402 Toàn hệ thống 3668 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Một số sản phẩm Cây Lương thực Việt Nam thương hiệu Nông Lâm được nghiên cứu phát triển, trồng phổ biến trong sản xuất những năm qua, là lời biết ơn chân thành của các tác giả với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (19/11/1955-19/11/2020), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đường tới IAS 100 năm (1925-2025) với thầy bạn và đông đảo nông dân. Bài viết này giới thiệu một số đúc kết tư liệu liên quan.dạy và học Cây Lương thực Việt Nam giúp bạn đọc tiện theo dõi.
Cây Lương thực Việt Nam chủ yếu có lúa ngô, sắn, khoai. Cây đậu đỗ thực phẩm và rau hoa quả cũng là ẩm thực Việt, nguồn thức ăn đồ uống Việt (Food & Drink), chất lượng cuộc sống Việt. Dạy và học cây lương thực ngày càng đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu và có sự kết nối liên ngành, nâng cao sự liên kết hiệu quả sản xuất chế biến cung ứng tiêu thụ sản phẩm thành chuỗi giá trị ngành hàng. Mục tiêu nhằm.nâng cao giá trị chất lượng cuộc sống người dân, khoa học nghệ thuật ẩm thực văn hóa Việt, tỏa sáng đất nước con người Việt Nam ra Thế giới về giống cây lương thực Việt, thương hiệu Việt, hiệu sách Việt, bồi đắp tỏa sáng đất nước con người Việt Nam về sinh thái nông nghiệp, ẩm thực, ngôn ngữ, lịch sử văn hóa.
HOA LÚA
Bao năm Trường Viện là nhà
Lúa ngô khoai sắn đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.
Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai
Biết ơn Thầy trọn đời thương hạt gạo
Bưng bát cơm đầy, quý giọt mồ hôi
Con xin được theo Người làm Hoa Lúa
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.
“Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị Không màng ngôi ngự trị các loài hoa Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ” (*)
Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.
(*) Trích dẫn thơ Dương Phượng Toại
CON ĐƯỜNG LÚA GẠO VIỆT
Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Giáo sư tiến sỹ, anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, tác giả chính của cụm công trình ‘Nghiên cứu và phát triển lúa gạo’ đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, đã có hai bài viết quan trọng giới thiệu về “Lịch sử cây lúa Việt Nam” và “Cải tiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam”. Giáo sư đã đưa ra các bằng chứng và dẫn liệu ‘Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa’ và ‘các tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21’. Hai bộ sách: Nguyễn Văn Luật (chủ biên), xuất bản lần đầu năm 2001, 2002, 2003 Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1.347 trang, và Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa, di truyền và chọn giống. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 623 trang đã đúc kết về những tiến bộ này.
“Con đường lúa gạo Việt” là chùm bài ghi chép lược thuật về các dâng hiến lặng lẽ của các nhà nông học, nhà giáo và nông dân giỏi nghề nông. Họ gắn bó cuộc đời với nông dân, nông nghiệp, nông thôn, và những sinh viên, học viên nghề nông để làm ra những hạt gạo ngon hơn, tốt hơn cho bát cơm của người dân. Tập tài liệu nhỏ này mục đích nhằm kể lại những mẫu chuyện đời thường nghề nông cho các em sinh viên đọc thêm ngoài giờ học chính.
Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói, đã có lời dặn thật thấm thía: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Dạy học không chỉ trao truyền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn trao truyền ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim
Có một ngày như thế
Đồng đội hòa niềm vui
Mừng em luôn cố gắng
Nhiệm vụ đã hoàn thành
VỀ MIỀN TÂY YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
Sao anh chưa về lại miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.
Anh có về Bảy Núi Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?
*
Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.
Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.
*
Về miền Tây đối với tôi là đến với một vùng ký ức. Nhớ miền Tây, tôi tẩn mẩn xếp lại những tản văn hay, bài thơ hay, trang thư, bức họa, những bản nhạc … của những người thầy, người bạn, và lắng nghe nôn nao ký ức dội về …
Hành phương Nam bạn hãy đọc bài “Về miền Tây” của Nguyễn Quỳnh Trâm là cô giáo dạy văn giỏi của trường Lê Quý Đôn ở thành phố Hải Dương. Bài ký của cô giáo Nguyễn Quỳnh Trâm cho chúng ta một góc nhìn Cần Thơ, Cà Mau trong đôi mắt của người lữ khách xứ Bắc lần đầu đến Hậu Giang, Bạc Liêu. Bài thu hoạch “đi một ngày đàng học một sàng khôn” của cô giáo Quỳnh Trâm chứa đựng những phác thảo tinh khôi thật đáng học hỏi. Có lẽ cái gốc văn hóa Kiếp Bạc Côn Sơn nơi phát tích của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi đã thổi vào tâm hồn của những người bạn Hải Dương mà tôi được quen ở đó như Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quỳnh Trâm, … mỗi người đều lắng đọng những nét văn hóa rất riêng và đẹp.
“Về miền Tây, thương …” Bạn có nhớ tản văn hay của Nguyễn Thị Hậu (Nguyễn kc Hậu trên Facebook). Cô Hậu là tiến sĩ khảo cổ học nhà Sài Gòn nhưng quê miền Tây. Về miền Tây … thương là góc nhìn của người miền Tây, người trong cuộc. “Chữ thương bao dung và nhân hậu, nhẹ như hơi thở mà người miền Tây chỉ buông ra khi dằn lòng không được …” Chữ thương càng đằm thắm hơn khi bạn đã trãi nghiệm giấc mơ hạnh phúc, đã hiểu được sức nặng của yêu thương, nhớ nhung và đầy đặn nghĩa tình … để thấm thía được ý nghĩa sâu xa của đời người: năm tháng sẽ đi qua chỉ tình yêu ở lại …. Tôi viết trên trang Học mỗi ngày “Đọc và cảm nhận “Về miền Tây …thương”. Sức khỏe của trang blogspot nay không được tốt nên tôi chép về đây để bạn cùng đọc.
“Hoa điên điển và em“Bạn đã ăn lẩu hoa điên điển nấu với cá linh chưa? Một trong muôn vàn món lạ miền Nam đấy. Đọc thơ “Hoa điên điển và em” của cô giáo Cao Nguyên ở Đồng Tháp. “Điên điển tàn lại nở. Chuyện lở bồi do sông. Anh có về nơi ấy. Hoa vẫn vàng mênh mông …” Tôi đã từng viết lời cảm nhận trong bài viết Hoa điên điển và em Cao Nguyên : Nếu mỗi nhà thơ chỉ được chọn bốn câu thôi thì bốn câu thơ này của Cao Nguyên sẽ có thể sánh cùng những bài thơ hay chọn lọc đấy. Giản dị. Sâu sắc Ám ảnh.Bạn đến Đồng Tháp, thăm vùng lúa trời Đồng Tháp Mười, thăm Tràm Chim, Xẻo Quýt hình ảnh của Đồng Tháp Mười thu nhỏ, ăn lẩu cá linh và hoa điên điển nếu đúng mùa.
Bạn về Vĩnh Thạnh, Lấp Vò viếng mộ người hiền Nguyễn Hiến Lê học và viết.Bạn tham quan và viếng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ. Về miền Tây, thầy bạn tôi ở dưới đó. Mỗi tỉnh huyện Nam Bộ, mỗi nơi đi qua, mỗi chỗ dừng chân, hầu như nhiều nơi tôi đều có bạn. Họ là sinh viên, người quen, bạn học, bạn nhà nông. Bao tên đất tên người thân thương vẫy gọi…
Mình về với đất phương Nam. Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng. Về nơi ấy với em không ? Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời. Ta đi cuối đất cùng đời Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người. Đến với hạt gạo, củ khoai, củ sắn, trái bắp, đậu đỗ, rau hoa quả, sống với những người dân hiền lành chất phác, chân tình trượng nghĩa, ta như tắm mình trong nắng sớm ban mai mặt trời vừa mọc.
Một số sản phẩm Cây Lương thực Việt Nam thương hiệu Nông Lâm được nghiên cứu phát triển, trồng phổ biến trong sản xuất những năm qua, là lời biết ơn chân thành của các tác giả với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (19/11/1955-19/11/2020), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đường tới IAS 100 năm (1925-2025) với thầy bạn và đông đảo nông dân. Bài viết này giới thiệu một số đúc kết tư liệu liên quan.dạy và học Cây Lương thực Việt Nam giúp bạn đọc tiện theo dõi.
Cây Lương thực Việt Nam chủ yếu có lúa ngô, sắn, khoai. Cây đậu đỗ thực phẩm và rau hoa quả cũng là ẩm thực Việt, nguồn thức ăn đồ uống Việt (Food & Drink), chất lượng cuộc sống Việt. Dạy và học cây lương thực ngày càng đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu và có sự kết nối liên ngành, nâng cao sự liên kết hiệu quả sản xuất chế biến cung ứng tiêu thụ sản phẩm thành chuỗi giá trị ngành hàng. Mục tiêu nhằm.nâng cao giá trị chất lượng cuộc sống người dân, khoa học nghệ thuật ẩm thực văn hóa Việt, tỏa sáng đất nước con người Việt Nam ra Thế giới về giống cây lương thực Việt, thương hiệu Việt, hiệu sách Việt, bồi đắp tỏa sáng đất nước con người Việt Nam về sinh thái nông nghiệp, ẩm thực, ngôn ngữ, lịch sử văn hóa.
HOA LÚA
Bao năm Trường Viện là nhà
Lúa ngô khoai sắn đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng.
Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai
Biết ơn Thầy trọn đời thương hạt gạo
Bưng bát cơm đầy, quý giọt mồ hôi
Con xin được theo Người làm Hoa Lúa
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.
“Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị Không màng ngôi ngự trị các loài hoa Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ” (*)
Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.
(*) Trích dẫn thơ Dương Phượng Toại
CON ĐƯỜNG LÚA GẠO VIỆT
Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Giáo sư tiến sỹ, anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, tác giả chính của cụm công trình ‘Nghiên cứu và phát triển lúa gạo’ đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, đã có hai bài viết quan trọng giới thiệu về “Lịch sử cây lúa Việt Nam” và “Cải tiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam”. Giáo sư đã đưa ra các bằng chứng và dẫn liệu ‘Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa’ và ‘các tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21’. Hai bộ sách: Nguyễn Văn Luật (chủ biên), xuất bản lần đầu năm 2001, 2002, 2003 Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1.347 trang, và Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa, di truyền và chọn giống. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 623 trang đã đúc kết về những tiến bộ này.
“Con đường lúa gạo Việt” là chùm bài ghi chép lược thuật về các dâng hiến lặng lẽ của các nhà nông học, nhà giáo và nông dân giỏi nghề nông. Họ gắn bó cuộc đời với nông dân, nông nghiệp, nông thôn, và những sinh viên, học viên nghề nông để làm ra những hạt gạo ngon hơn, tốt hơn cho bát cơm của người dân. Tập tài liệu nhỏ này mục đích nhằm kể lại những mẫu chuyện đời thường nghề nông cho các em sinh viên đọc thêm ngoài giờ học chính.
Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói, đã có lời dặn thật thấm thía: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Dạy học không chỉ trao truyền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn trao truyền ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim
Có một ngày như thế
Đồng đội hòa niềm vui
Mừng em luôn cố gắng
Nhiệm vụ đã hoàn thành
VỀ MIỀN TÂY YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
Sao anh chưa về lại miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.
Anh có về Bảy Núi Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?
*
Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.
Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.
*
Về miền Tây đối với tôi là đến với một vùng ký ức. Nhớ miền Tây, tôi tẩn mẩn xếp lại những tản văn hay, bài thơ hay, trang thư, bức họa, những bản nhạc … của những người thầy, người bạn, và lắng nghe nôn nao ký ức dội về …
Hành phương Nam bạn hãy đọc bài “Về miền Tây” của Nguyễn Quỳnh Trâm là cô giáo dạy văn giỏi của trường Lê Quý Đôn ở thành phố Hải Dương. Bài ký của cô giáo Nguyễn Quỳnh Trâm cho chúng ta một góc nhìn Cần Thơ, Cà Mau trong đôi mắt của người lữ khách xứ Bắc lần đầu đến Hậu Giang, Bạc Liêu. Bài thu hoạch “đi một ngày đàng học một sàng khôn” của cô giáo Quỳnh Trâm chứa đựng những phác thảo tinh khôi thật đáng học hỏi. Có lẽ cái gốc văn hóa Kiếp Bạc Côn Sơn nơi phát tích của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi đã thổi vào tâm hồn của những người bạn Hải Dương mà tôi được quen ở đó như Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quỳnh Trâm, … mỗi người đều lắng đọng những nét văn hóa rất riêng và đẹp.
“Về miền Tây, thương …” Bạn có nhớ tản văn hay của Nguyễn Thị Hậu (Nguyễn kc Hậu trên Facebook). Cô Hậu là tiến sĩ khảo cổ học nhà Sài Gòn nhưng quê miền Tây. Về miền Tây … thương là góc nhìn của người miền Tây, người trong cuộc. “Chữ thương bao dung và nhân hậu, nhẹ như hơi thở mà người miền Tây chỉ buông ra khi dằn lòng không được …” Chữ thương càng đằm thắm hơn khi bạn đã trãi nghiệm giấc mơ hạnh phúc, đã hiểu được sức nặng của yêu thương, nhớ nhung và đầy đặn nghĩa tình … để thấm thía được ý nghĩa sâu xa của đời người: năm tháng sẽ đi qua chỉ tình yêu ở lại …. Tôi viết trên trang Học mỗi ngày “Đọc và cảm nhận “Về miền Tây …thương”. Sức khỏe của trang blogspot nay không được tốt nên tôi chép về đây để bạn cùng đọc.
“Hoa điên điển và em“Bạn đã ăn lẩu hoa điên điển nấu với cá linh chưa? Một trong muôn vàn món lạ miền Nam đấy. Đọc thơ “Hoa điên điển và em” của cô giáo Cao Nguyên ở Đồng Tháp. “Điên điển tàn lại nở. Chuyện lở bồi do sông. Anh có về nơi ấy. Hoa vẫn vàng mênh mông …” Tôi đã từng viết lời cảm nhận trong bài viết Hoa điên điển và em Cao Nguyên : Nếu mỗi nhà thơ chỉ được chọn bốn câu thôi thì bốn câu thơ này của Cao Nguyên sẽ có thể sánh cùng những bài thơ hay chọn lọc đấy. Giản dị. Sâu sắc Ám ảnh.Bạn đến Đồng Tháp, thăm vùng lúa trời Đồng Tháp Mười, thăm Tràm Chim, Xẻo Quýt hình ảnh của Đồng Tháp Mười thu nhỏ, ăn lẩu cá linh và hoa điên điển nếu đúng mùa.
Bạn về Vĩnh Thạnh, Lấp Vò viếng mộ người hiền Nguyễn Hiến Lê học và viết.Bạn tham quan và viếng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ. Về miền Tây, thầy bạn tôi ở dưới đó. Mỗi tỉnh huyện Nam Bộ, mỗi nơi đi qua, mỗi chỗ dừng chân, hầu như nhiều nơi tôi đều có bạn. Họ là sinh viên, người quen, bạn học, bạn nhà nông. Bao tên đất tên người thân thương vẫy gọi…
Mình về với đất phương Nam. Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng. Về nơi ấy với em không ? Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời. Ta đi cuối đất cùng đời Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người. Đến với hạt gạo, củ khoai, củ sắn, trái bắp, đậu đỗ, rau hoa quả, sống với những người dân hiền lành chất phác, chân tình trượng nghĩa, ta như tắm mình trong nắng sớm ban mai mặt trời vừa mọc.