Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1196
Toàn hệ thống 2519
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 27 THÁNG 11
Hoàng Kim

CNM365Nhớ cây thông mùa đông; Bản Giốc và Ka Long; Dinh Thống Nhất và Vườn Tao Đàn; Chợt gặp mai đầu suối; Qua sông Thương gửi về bến nhớ; Cao Biền trong sử Việt; Vui bước tới thảnh thơi; Thăm nhà cũ của Darwin; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Lên Tây Bắc điểm hẹn; Ngày 27 tháng 11 năm 25,  Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú định đô triều đại Đông Hán tại thành Lạc Dương. Lưu Tú là người được sử gia Trung Quốc ca ngợi đã góp phần thúc đẩy lịch sử Trung Quốc phát triển. Thế nhưng Lưu Tú là người bị sử Việt phê phán vì đã để cho thái thú Tô Định quận Giao Chỉ giết hại Thi Sách  thủ lĩnh người Việt. Trưng Trắc vợ của Thi Sách đã cùng em là Trưng Nhị kêu gọi nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, đánh đuổi Tô Định, tự lập làm Trưng Vương ở Giao Chỉ. Năm 42, Lưu Tú sai Mã Viện Phục Ba tướng quân mang 2 vạn quân đi đánh Trưng Vương. Sang năm 43, Mã Viện dẹp được phong trào khởi nghĩa. Hai chị em Trưng Vương nhảy xuống sông tự tử vì không chịu khuất phục. Hai Bà Trưng là nữ vương anh hùng dân tộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ngày 27 tháng 11 năm 1940 là ngày sinh Lý Tiểu Long, người  Hoa có quốc tịch Mỹ (mất năm 1973) diễn viên võ thuật nổi tiếng sáng lập võ phái Triệt quyền đạo; Bài chọn lọc ngày 27 tháng 11: Nhớ cây thông mùa đông; Bản Giốc và Ka Long; Dinh Thống Nhất và Vườn Tao Đàn; Chợt gặp mai đầu suối; Qua sông Thương gửi về bến nhớ; Cao Biền trong sử Việt; Vui bước tới thảnh thơi; Thăm nhà cũ của Darwin; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Lên Tây Bắc điểm hẹn; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-11/;

HoangKim2017

NHỚ CÂY THÔNG MÙA ĐÔNG
Hoàng Kim

Xuân Hạ Thu Đông vốn phẳng sòng
Bốn mùa chẳng thể thiếu mùa đông
Tam Đảo non xanh hai cánh rộng
Cửu Long nước biếc một chữ đồng
Trẻ ham tâm đức nên cố gắng
Già mong phúc hậu phải biết chùng
Thung dung nếm trãi mùa đông lạnh
Sông núi trúc mai với lão tùng

NÔNG LỊCH TIẾT TIỂU TUYẾT
Hoàng Kim


Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

ĐÊM LẠNH NHỚ ĐÀO CÔNG
Hoàng Kim

Sớm mai trời lạnh giá
Đêm lạnh nhớ Đào Công
Chuyển mùa trời chưa ấm
Tuyết sương thương người hiền

Đêm trắng và Bình Minh.
Thung dung chào ngày mới.
Phúc hậu sống an nhiên.
Đông qua rồi xuân tới.

Ngược gió đi không nản.
Rừng thông tuyết phủ dày.
Ngọa Long cương đâu nhỉ.
Đầy trời hoa tuyết bay …

24 TẾT KHÍ NÔNG LỊCH
Hoàng Kim


Mong em đừng quên “
nhất thì nhì thục
Kinh nghiệm ông cha dạy mãi không cùng
Em học để làm 24
tiết khí
Mộc mạc hát vần
bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
20 tháng Một
trời lạnh cắt da
4 tháng Hai là ngày
xuân mới
20 tháng Hai
Thiên Địa Nhân hòa...

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân
thêm cho mồng Ba
Trải
Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa..

6 tháng Năm là ngày Hè đến (lập hạ)
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa (
tiểu mãn)
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc (
mang chủng)
21 tháng Sáu là chính giữa Hè. (
hạ chí)

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ (tiểu thử)
23 tháng Bảy là tiết nóng oi (
đại thử).
7 tháng Tám chớm thu rồi đó (
lập thu)
23 tháng 8 trời đất mây mưa. (
mưa ngâu)

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau
Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết
Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên..

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là
Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên” nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết Lập đông
23 tháng 11 là ngày
Tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày
đại tuyết
22 tháng 12 là
chính giữa đông.

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng
năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
20 tháng Một
trời lạnh cắt da
4 tháng Hai là ngày
xuân mới20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa...

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Em đừng ngại mùa Xuân rồi lâu đến
Bởi biết rằng
năm tháng đó là em.

Hoàng Kim học để làm ở Ấn Độ

SỚM ĐÔNG
Hoàng Kim

Sớm Đông
Trời tạnh mây quang
Vươn vai
Đón nắng
Mặc cơn gió lùa

‘Vấn vương’ * câu hẹn ngày qua
Đông tàn
Ủ mộng
Xuân sang nõn cành …

SỚM ĐÔNG
Hoàng Kim
Đêm lạnh đông tàn chậm nắng lên
Nghe hơi sương giá buốt bên thềm
Con đi làm sớm trời đang ngủ
Giữ ấm xin đừng vội để quên.

Chùm sáu bài thơ ‘Nhớ cây thông mùa đông’ ‘Nông lịch tiết tiểu tuyết’ ‘Đêm lạnh nhớ Đào Công’ ’24 tiết khí nông lịch’, ‘ Sớm đông’ tôi đã bảo tồn trên CNM365 và yêu thích đọc lại. Bài thơ ‘Nhớ cây thông mùa đông’ được tiếp nối họa vần bài thơ “Vịnh mùa Đông” của cụ Nguyễn Công Trứ, với các bạn Quế Hằng, Nguyễn Vạn An, Phan Lan Hoa trước đây. Nay xin trân trọng chép tặng cụ Đỗ Hoàng Phong, cậu Hòag Gia Cương, cụ Thiện Hồ Văn, anh Hoahuyen Đào Ngọc, anh Hoàng Đình Quang, anh Bu Lu Khin, anh Lê Quang Vinh, anh Hoàng Đại Nhân, em Nguyễn Hoài Nhơn…. để vui đối họa .

‘Vịnh mùa Đông’ và ‘Cây thông’ là hai bài ngôn chí đặc sắc nhất của cụ Hy Văn Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ “ra tướng võ, vào tướng văn” tỏ ý với vua Minh Mệnh và các vị quan cao cấp cùng thời như Trương Đăng Quế, Hà Tôn Quyền, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Quý Tân,… đó là lời giải thích vì sao ông Nguyễn Công Trứ được vua Minh Mệnh tin dùng.

“Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng
Chẳng vì giá rét bỏ mùa đông”

Triều Nguyễn thời đó đang như mùa đông lạnh giá, vua Gia Long mới lập quốc, lòng người chưa quy về một mối, triều chính chưa ổn định, lòng người ly tán, số quan lại mới trổi dậy ham vơ vét, còn người công chính như Nguyễn Du thì không muốn hợp tác vì không được triều Nguyễn thực lòng tin dùng.

Vua Gia Long mất, vua Minh Mệnh nối ngôi, việc thiết lập nhà nước kỷ cương rất cần những mẫu người kiêu dũng, dấn thân như Nguyễn Công Trứ.   VỊNH MÙA ĐÔNG Nguyễn Công Trứ   Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng, Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông. Mây về ngàn Hống đen như mực, Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng. Cảo mực hơi may ngòi bút rít, Phím loan cưỡi nhuộm sợi tơ chùng. Bốn mùa ví những xuân đi cả, Góc núi ai hay sức lão tùng.   CÂY THÔNG Nguyễn Công Trứ   “Ngồi buồn mà trách ông xanh. Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười. Kiếp sau xin chớ làm người. Làm cây thông đứng giữa trời mà reo. Giữa trời vách đá cheo leo. Ai mà chịu rét thì trèo với thông“   Chính sử triều Nguyễn chép: Nguyễn Công Trứ (1778-1858) tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn là một nhà quân sự, nhà kinh tế và nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại. Năm 1841, Minh Mạng lâm bệnh nặng. Lúc lâm chung, ông gọi quan đại thần Trương Đăng Quế đến bên giường dụ rằng:” Hoàng tử Trường Khánh công lấy về ngôi thứ là hàng trưởng, lấy về đức, về tuổi nên nối ngôi lớn. Ngươi nên hết lòng giúp sức rập, hễ việc gì chưa hợp lẽ, ngươi nên lấy lời nói của ta mà can gián. Ngươi trông mặt ta, nên ghi nhớ lấy.“- Minh Mạng. Sau đó, ông cầm tay con trưởng là Trường Khánh Công Nguyễn Phúc Miên Tông trối trăng: “Trương Đăng Quế thờ ta đến 21 năm, trọn đạo làm tôi, một lòng công trung, bày mưu dưới trướng, ra sức giúp việc ngoài biên, thực là một người công thần kỳ cựu của triều đình. Ngươi nên đãi ngộ một cách ưu hậu, hễ nói thì phải nghe, bày mưu kế gì thì phải theo, ngày sau có thể được thờ vào nhà thế thất.” “Hà Tôn Quyền giỏi mưu kế, Hoàng Tế Mỹ giỏi văn chương, Nguyễn Công Trứ giỏi chiến trận, trong triều không nên để vắng ba người ấy”.   Toàn cảnh đất nước trong buổi đầu gian nan được Nguyễn Công Trứ tóm tắt trong bốn câu: “Mây về ngàn Hống đen như mực,/ Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng./Cảo mực hơi may ngòi bút rít,/ Phím loan cửi nhuộm sợi tơ chùng.” Trong điều kiện ấy, Nguyễn Công Trứ đã đánh giá vua Minh Mệnh “Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng,… Bốn mùa ví những xuân đi cả,/Góc núi ai hay sức lão tùng.” không như là trường hợp “Thánh nhân bất đắc dĩ dụng QUYỀN”. “Vịnh mùa đông” “Cây thông” là những bài thơ ngôn chí đặc sắc nhất của ông.

BẢN GIỐC VÀ KA LONG
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

Bản Giốc và Ka Long là ngọn thác và dòng sông biên giới Trung Việt. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông Ka Long là nơi lưu dấu gợi nhớ những câu chuyên sâu sắc đời người không thể quên: Người vịn trời xanh chấp sói rừng; Chợt gặp mai đầu suối; Qua sông Thương gửi về bến nhớ; Cao Biền trong sử Việt; Câu cá bên dòng Sêrêpôk; Tư liệu này là điểm nhấn để đọc và suy ngẫm.

“Một thác nước tự nhiên, đẹp hùng vĩ bậc nhất thế giới nằm ở giữa ranh giới hai quốc gia, chứa đựng trong đó nhiều tiềm năng tài nguyên về thủy điện, du lịch. Một khu vực cửa sông tàu thuyền hai bên đi lại dễ dàng, giao thương thuận lợi. Tất cả những tiềm năng này đang chờ đợi sự đầu tư, hợp tác cùng khai thác”, theo VOV 27.11. 2015.

Sông Ka Long và sông Bắc Luân

Sông Ka Long theo bản đồ của Việt Nam xuất bản, bắt nguồn từ rìa bắc xã Quảng Đức, Hải Hà 21°36′36″B 107°41′2″Đ, phía tây cửa khẩu Bắc Phong Sinh cỡ 5 km, chảy uốn lượn về hướng đông đông bắc. Đoạn sông này dài cỡ 16 km. Sông KaLong đến “bãi Chắn Coóng Pha” ở bản Thán Phún xã Hải Sơn, Móng Cái 21°39′34″B 107°48′24″Đ, thì hợp lưu với Sông Bắc Luân bên Trung Quốc và đổi hướng chảy về đông, sau đó đông nam đến nội thị của thành phố Móng Cái. Toàn bộ đoạn sông nói trên là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung. Sông Kalong đến ranh giới phường Ka Long và Trần Phú ở thành phố Móng Cái thì sông chia thành hai nhánh 21°32′13″B 107°57′58″Đ: 1) Dòng Ka Long chảy trong đất Việt theo hướng Nam xuyên qua thành phố Móng Cái ra biển ở nơi giáp ranh giữa xã Hải Xuân và xã Vạn Ninh. 2) Chi lưu là dòng sông Bắc Luân chảy theo hướng đông, tiếp tục là đường biên giới Việt – Trung, đi qua rìa phía đông bắc phường Hải Hòa, dọc theo rạch Tục Lãm và đổ ra biển Đông ở cửa Bắc Luân. Sông Bắc Luân (Bei Lun He, Bắc Luân hà) phía Trung Quốc thì bắt nguồn từ núi Thập Vạn Đại Sơn 21°45′3″B 107°45′31″Đ ở Phòng Thành, Trung Quốc, chảy theo hướng đông nam tới vùng “bãi Chắn Coóng Pha”. Từ đây sông là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung đến cửa Bắc Luân. Sông có tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt Nam-Trung Quốc là 60 km.

Sông Ka Long là sông Bắc Luân Việt Nam phần chảy trong lãnh thổ Việt Nam và  biên giới Việt Trung. Dòng sông này cũng có chốn hợp lưu và có một phần chảy ở nước ngoài là sông Bắc Luân. Câu chuyện này cũng giống như dòng sông Sesan với dòng sông Mekong, đều có chốn hợp lưu, có một phần ở nước ngoài, và có nơi tự do chảy toàn trong lãnh thổ Việt Nam. Từ Mekong nhớ Neva, năm trước khi thăm lại Srepok, điểm hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong ở ngã ba Đông Dương, trong lần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn Tây Nguyên,  tôi liên tưởng và suy ngẫm về các dòng sông đất nước. Nay sông Kalong và sông Bắc Luân cũng là một câu chuyên tương tự.

Wikipedia tiếng Việt trích dẫn tư liệu Đại Nam nhất thống chí chépː “Sông Ninh Dương ở cách châu Vạn Ninh 1 dặm về phía tây. Nguồn (của sông này) từ các xã Thượng Lai và Mông Sơn tổng Bát Trang chảy về đông 37 dặm ven theo địa giới nước Thanh (đến ngã ba). Rồi chuyển (dòng) chảy sang phía đông 7 dặm, đổ ra cửa Lạch. Một nhánh chảy về phía nam 5 dặm đến xã Ninh Dương, lại chia làm 2 chiː một chi chảy về phía đông làm sông Trà Cổ, một chi chảy về tây nam 1 dặm đến đông nam núi Hữu Hàn chảy 10 dặm đổ ra cửa Đại… Ải Thác Mang ở xã Vạn Xuân, cách châu Vạn Ninh 2 dặm về phía bắc, giáp đồn phủ Đông Hưng của nước Thanh. Phàm hai nước có công văn đều do ải này giao đệ. (Đường bộ) đi đến tỉnh thành mất 8 ngày“.


Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới. Sông Palong nay bắc qua nhánh Ka Long chảy trong thành phố Móng Cái có 2 cầu là cầu Ka Long và cầu Hòa Bình, bắc qua nhánh Bắc Luân chảy dọc biên giới hiện có cầu Bắc Luân nối hai cửa khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam và cửa khẩu Bắc Luân của Trung Quốc.

Ngày 13/09/2017 hai nước đã cùng khánh thành cầu Bắc Luân 2 Việt – Trung, là cây cầu thứ 2 nối giữa 2 thành phố cũng như 2 quốc gia, cũng là cây cầu dạng vòm lớn nhất Việt Nam. Đi qua cầu Bắc Luân 2 về đêm nhớ về Hoành Mô, Tiên Yên, Móng Cái kỷ niệm một thời của thuở xưa ‘Qua sông Thương gửi về bến nhớ‘ với bao kỷ niệm.

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc là thác nước đẹp hiếm thấy tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trên các trang mạng Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.

Sông Quy Xuân theo cách gọi của phần dòng sông tại Việt Nam, còn tên chung của cả dòng sông theo tiếng Trung gọi là Quây Sơn,  Quy Xuân hà,  归春河, Guīchūn Hé, là một dòng sông quốc tế. Sông Quây Sơn có chiều dài 89 km với diện tích lưu vực là 1.160 km², độ cao trung bình của sông là 556 m. Sông chảy phần lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc và có chiều dài khoảng trên 20 km tại tỉnh Cao Bằng của Việt Nam. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam sông Quy Xuân tại Việt Nam có một chi lưu là suối Cạn và sông có tổng chiều dài 38 km với diện tích lưu vực là 370 km2  hoặc theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thì sông Quy Xuân phần chảy trong nội địa Việt Nam có tổng chiều dài 49 km với diện tích lưu vực 475 km² .

Sông Quy Xuân  bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc của Quảng Tây, Trung Quốc sau đó chảy xuôi về phía nam hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam tại xã Ngọc Côn của huyện Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng, tiếp tục chảy theo hướng đông nam cho đến cực nam của xã Đình Phong rồi  chuyển hướng đông-đông bắc đến xã Đàm Thủy sông chuyển hướng đông nam và chảy đến khu vực thác Bản Giốc  tại xã Đàm Thủy (Việt Nam) với đối ngạn là  thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân của thành phố Sùng Tả (Trung Quốc). Đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc đi từ mốc 53 (cũ) lên cồn Pò Thoong giữa sông rồi đến điểm giữa của mặt thác chính của thác Bản Giốc. Sau đó sông Quy Xuân trở thành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam (huyện Hạ Lang) và Trung Quốc (huyện Đại Tân). Đến xã Minh Long, Hạ Lang thì sông Quây Sơn chuyển sang hướng tây và chảy đến xã Lý Quốc, Hạ Lang  và đến trấn Thạc Long, thì sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Trung Quốc. Sông Quy Xuân sau khi chảy vào lãnh thổ Trung Quốc, vẫn có hướng chính là hướng tây rồi nhập vào sông Hắc Thủy ở Thạc Long và sau đó lại nhập vào Tả Giang rồi đổ ra biển Đông tại vùng Châu Giang. Vì tính chất dòng chảy như vậy nên ở Trung Quốc sông được ca ngợi là “sông yêu nước” vì sự quấn quýt trở về. Sông Quy Xuân có thác Bản Giốc Việt Nam và cặp thác Đức Thiên – Bản Ước Trung Quốc được bình chọn và đánh giá là một trong các thác đẹp nhất Trung Quốc và Việt Nam.

Quảng Ninh và Cao Bằng là một phần đời tôi ở đó. Về Việt Bắc đêm lạnh nhớ Bác tôi đã kể ký ức về Thác Bản Giốc và sông Ka Long.“Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông”, đây là một thí dụ điển hình.


HoitruongThongNhat

DINH THỐNG NHẤT VÀ VƯỜN TAO ĐÀN
Hoàng Kim


Dinh Thống Nhất và Vườn Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh là quần thể danh thắng đặc biệt tiêu biểu về di sản lịch sử, địa lý, chính trị, văn hóa, kiến trúc của Sài Gòn Gia Định xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

Dinh Thống Nhất

Dinh Thống Nhất nguyên là Dinh Độc Lập trước năm 1975, là di tích quốc gia đặc biệt được Chính phủ Việt Nam đặc cách xếp hạng. Tiền thân Dinh Độc lập là Dinh Thống đốc Nam Kỳ, do kiến trúc sư người Pháp Hermite thiết kế năm 1868. Sau khi dinh cũ nhiều lần bị ném bom, hư hại, san bằng và Dinh Độc Lập được xây mới năm 1962, thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ và đã khánh thành năm 1966 . Dinh Độc Lập cao 26 m, rộng 4.500 m2, với 100 phòng gồm 3 tầng chính và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp, hệ thống hầm ngầm kiên cố. Địa danh này chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử thăng trầm của thành phố từng được ví là Hòn ngọc phương Đông. Trưa 30/4/1975, xe tăng của quân giải phóng miền Nam đã húc đổ cánh cửa sắt Dinh Độc lập, đánh dấu thời khắc lịch sử của Sài Gòn. Quá trình chuyển giao và tiếp nhận chính thể mới cũng diễn ra tại đây. Sau 1975, Dinh Độc Lập đổi tên thành Dinh Thống Nhất, ngày nay trở thành địa điểm tham quan lịch sử của du khách khi đến với Sài Gòn. Quần thể Dinh Độc lập, vườn Tào Đàn và Hồ Con Rùa là vùng đất địa linh nổi bật nhất của dấu ấn hòn ngọc phương Đông.

Dinh Độc Lập với kiến trúc chữ T l&

CHÀO NGÀY MỚI 27 THÁNG 11
Hoàng Kim

CNM365Nhớ cây thông mùa đông; Bản Giốc và Ka Long; Dinh Thống Nhất và Vườn Tao Đàn; Chợt gặp mai đầu suối; Qua sông Thương gửi về bến nhớ; Cao Biền trong sử Việt; Vui bước tới thảnh thơi; Thăm nhà cũ của Darwin; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Lên Tây Bắc điểm hẹn; Ngày 27 tháng 11 năm 25,  Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú định đô triều đại Đông Hán tại thành Lạc Dương. Lưu Tú là người được sử gia Trung Quốc ca ngợi đã góp phần thúc đẩy lịch sử Trung Quốc phát triển. Thế nhưng Lưu Tú là người bị sử Việt phê phán vì đã để cho thái thú Tô Định quận Giao Chỉ giết hại Thi Sách  thủ lĩnh người Việt. Trưng Trắc vợ của Thi Sách đã cùng em là Trưng Nhị kêu gọi nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, đánh đuổi Tô Định, tự lập làm Trưng Vương ở Giao Chỉ. Năm 42, Lưu Tú sai Mã Viện Phục Ba tướng quân mang 2 vạn quân đi đánh Trưng Vương. Sang năm 43, Mã Viện dẹp được phong trào khởi nghĩa. Hai chị em Trưng Vương nhảy xuống sông tự tử vì không chịu khuất phục. Hai Bà Trưng là nữ vương anh hùng dân tộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ngày 27 tháng 11 năm 1940 là ngày sinh Lý Tiểu Long, người  Hoa có quốc tịch Mỹ (mất năm 1973) diễn viên võ thuật nổi tiếng sáng lập võ phái Triệt quyền đạo; Bài chọn lọc ngày 27 tháng 11: Nhớ cây thông mùa đông; Bản Giốc và Ka Long; Dinh Thống Nhất và Vườn Tao Đàn; Chợt gặp mai đầu suối; Qua sông Thương gửi về bến nhớ; Cao Biền trong sử Việt; Vui bước tới thảnh thơi; Thăm nhà cũ của Darwin; Châu Văn Tiếp Phú Yên; Lên Tây Bắc điểm hẹn; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-11/;

HoangKim2017

NHỚ CÂY THÔNG MÙA ĐÔNG
Hoàng Kim

Xuân Hạ Thu Đông vốn phẳng sòng
Bốn mùa chẳng thể thiếu mùa đông
Tam Đảo non xanh hai cánh rộng
Cửu Long nước biếc một chữ đồng
Trẻ ham tâm đức nên cố gắng
Già mong phúc hậu phải biết chùng
Thung dung nếm trãi mùa đông lạnh
Sông núi trúc mai với lão tùng

NÔNG LỊCH TIẾT TIỂU TUYẾT
Hoàng Kim


Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

ĐÊM LẠNH NHỚ ĐÀO CÔNG
Hoàng Kim

Sớm mai trời lạnh giá
Đêm lạnh nhớ Đào Công
Chuyển mùa trời chưa ấm
Tuyết sương thương người hiền

Đêm trắng và Bình Minh.
Thung dung chào ngày mới.
Phúc hậu sống an nhiên.
Đông qua rồi xuân tới.

Ngược gió đi không nản.
Rừng thông tuyết phủ dày.
Ngọa Long cương đâu nhỉ.
Đầy trời hoa tuyết bay …

24 TẾT KHÍ NÔNG LỊCH
Hoàng Kim


Mong em đừng quên “
nhất thì nhì thục
Kinh nghiệm ông cha dạy mãi không cùng
Em học để làm 24
tiết khí
Mộc mạc hát vần
bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
20 tháng Một
trời lạnh cắt da
4 tháng Hai là ngày
xuân mới
20 tháng Hai
Thiên Địa Nhân hòa...

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân
thêm cho mồng Ba
Trải
Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa..

6 tháng Năm là ngày Hè đến (lập hạ)
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa (
tiểu mãn)
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc (
mang chủng)
21 tháng Sáu là chính giữa Hè. (
hạ chí)

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ (tiểu thử)
23 tháng Bảy là tiết nóng oi (
đại thử).
7 tháng Tám chớm thu rồi đó (
lập thu)
23 tháng 8 trời đất mây mưa. (
mưa ngâu)

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau
Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết
Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên..

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là
Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên” nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết Lập đông
23 tháng 11 là ngày
Tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày
đại tuyết
22 tháng 12 là
chính giữa đông.

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng
năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
20 tháng Một
trời lạnh cắt da
4 tháng Hai là ngày
xuân mới20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa...

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Em đừng ngại mùa Xuân rồi lâu đến
Bởi biết rằng
năm tháng đó là em.

Hoàng Kim học để làm ở Ấn Độ

SỚM ĐÔNG
Hoàng Kim

Sớm Đông
Trời tạnh mây quang
Vươn vai
Đón nắng
Mặc cơn gió lùa

‘Vấn vương’ * câu hẹn ngày qua
Đông tàn
Ủ mộng
Xuân sang nõn cành …

SỚM ĐÔNG
Hoàng Kim
Đêm lạnh đông tàn chậm nắng lên
Nghe hơi sương giá buốt bên thềm
Con đi làm sớm trời đang ngủ
Giữ ấm xin đừng vội để quên.

Chùm sáu bài thơ ‘Nhớ cây thông mùa đông’ ‘Nông lịch tiết tiểu tuyết’ ‘Đêm lạnh nhớ Đào Công’ ’24 tiết khí nông lịch’, ‘ Sớm đông’ tôi đã bảo tồn trên CNM365 và yêu thích đọc lại. Bài thơ ‘Nhớ cây thông mùa đông’ được tiếp nối họa vần bài thơ “Vịnh mùa Đông” của cụ Nguyễn Công Trứ, với các bạn Quế Hằng, Nguyễn Vạn An, Phan Lan Hoa trước đây. Nay xin trân trọng chép tặng cụ Đỗ Hoàng Phong, cậu Hòag Gia Cương, cụ Thiện Hồ Văn, anh Hoahuyen Đào Ngọc, anh Hoàng Đình Quang, anh Bu Lu Khin, anh Lê Quang Vinh, anh Hoàng Đại Nhân, em Nguyễn Hoài Nhơn…. để vui đối họa .

‘Vịnh mùa Đông’ và ‘Cây thông’ là hai bài ngôn chí đặc sắc nhất của cụ Hy Văn Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ “ra tướng võ, vào tướng văn” tỏ ý với vua Minh Mệnh và các vị quan cao cấp cùng thời như Trương Đăng Quế, Hà Tôn Quyền, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Quý Tân,… đó là lời giải thích vì sao ông Nguyễn Công Trứ được vua Minh Mệnh tin dùng.

“Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng
Chẳng vì giá rét bỏ mùa đông”

Triều Nguyễn thời đó đang như mùa đông lạnh giá, vua Gia Long mới lập quốc, lòng người chưa quy về một mối, triều chính chưa ổn định, lòng người ly tán, số quan lại mới trổi dậy ham vơ vét, còn người công chính như Nguyễn Du thì không muốn hợp tác vì không được triều Nguyễn thực lòng tin dùng.

Vua Gia Long mất, vua Minh Mệnh nối ngôi, việc thiết lập nhà nước kỷ cương rất cần những mẫu người kiêu dũng, dấn thân như Nguyễn Công Trứ.   VỊNH MÙA ĐÔNG Nguyễn Công Trứ   Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng, Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông. Mây về ngàn Hống đen như mực, Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng. Cảo mực hơi may ngòi bút rít, Phím loan cưỡi nhuộm sợi tơ chùng. Bốn mùa ví những xuân đi cả, Góc núi ai hay sức lão tùng.   CÂY THÔNG Nguyễn Công Trứ   “Ngồi buồn mà trách ông xanh. Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười. Kiếp sau xin chớ làm người. Làm cây thông đứng giữa trời mà reo. Giữa trời vách đá cheo leo. Ai mà chịu rét thì trèo với thông“   Chính sử triều Nguyễn chép: Nguyễn Công Trứ (1778-1858) tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn là một nhà quân sự, nhà kinh tế và nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại. Năm 1841, Minh Mạng lâm bệnh nặng. Lúc lâm chung, ông gọi quan đại thần Trương Đăng Quế đến bên giường dụ rằng:” Hoàng tử Trường Khánh công lấy về ngôi thứ là hàng trưởng, lấy về đức, về tuổi nên nối ngôi lớn. Ngươi nên hết lòng giúp sức rập, hễ việc gì chưa hợp lẽ, ngươi nên lấy lời nói của ta mà can gián. Ngươi trông mặt ta, nên ghi nhớ lấy.“- Minh Mạng. Sau đó, ông cầm tay con trưởng là Trường Khánh Công Nguyễn Phúc Miên Tông trối trăng: “Trương Đăng Quế thờ ta đến 21 năm, trọn đạo làm tôi, một lòng công trung, bày mưu dưới trướng, ra sức giúp việc ngoài biên, thực là một người công thần kỳ cựu của triều đình. Ngươi nên đãi ngộ một cách ưu hậu, hễ nói thì phải nghe, bày mưu kế gì thì phải theo, ngày sau có thể được thờ vào nhà thế thất.” “Hà Tôn Quyền giỏi mưu kế, Hoàng Tế Mỹ giỏi văn chương, Nguyễn Công Trứ giỏi chiến trận, trong triều không nên để vắng ba người ấy”.   Toàn cảnh đất nước trong buổi đầu gian nan được Nguyễn Công Trứ tóm tắt trong bốn câu: “Mây về ngàn Hống đen như mực,/ Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng./Cảo mực hơi may ngòi bút rít,/ Phím loan cửi nhuộm sợi tơ chùng.” Trong điều kiện ấy, Nguyễn Công Trứ đã đánh giá vua Minh Mệnh “Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng,… Bốn mùa ví những xuân đi cả,/Góc núi ai hay sức lão tùng.” không như là trường hợp “Thánh nhân bất đắc dĩ dụng QUYỀN”. “Vịnh mùa đông” “Cây thông” là những bài thơ ngôn chí đặc sắc nhất của ông.

BẢN GIỐC VÀ KA LONG
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

Bản Giốc và Ka Long là ngọn thác và dòng sông biên giới Trung Việt. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông Ka Long là nơi lưu dấu gợi nhớ những câu chuyên sâu sắc đời người không thể quên: Người vịn trời xanh chấp sói rừng; Chợt gặp mai đầu suối; Qua sông Thương gửi về bến nhớ; Cao Biền trong sử Việt; Câu cá bên dòng Sêrêpôk; Tư liệu này là điểm nhấn để đọc và suy ngẫm.

“Một thác nước tự nhiên, đẹp hùng vĩ bậc nhất thế giới nằm ở giữa ranh giới hai quốc gia, chứa đựng trong đó nhiều tiềm năng tài nguyên về thủy điện, du lịch. Một khu vực cửa sông tàu thuyền hai bên đi lại dễ dàng, giao thương thuận lợi. Tất cả những tiềm năng này đang chờ đợi sự đầu tư, hợp tác cùng khai thác”, theo VOV 27.11. 2015.

Sông Ka Long và sông Bắc Luân

Sông Ka Long theo bản đồ của Việt Nam xuất bản, bắt nguồn từ rìa bắc xã Quảng Đức, Hải Hà 21°36′36″B 107°41′2″Đ, phía tây cửa khẩu Bắc Phong Sinh cỡ 5 km, chảy uốn lượn về hướng đông đông bắc. Đoạn sông này dài cỡ 16 km. Sông KaLong đến “bãi Chắn Coóng Pha” ở bản Thán Phún xã Hải Sơn, Móng Cái 21°39′34″B 107°48′24″Đ, thì hợp lưu với Sông Bắc Luân bên Trung Quốc và đổi hướng chảy về đông, sau đó đông nam đến nội thị của thành phố Móng Cái. Toàn bộ đoạn sông nói trên là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung. Sông Kalong đến ranh giới phường Ka Long và Trần Phú ở thành phố Móng Cái thì sông chia thành hai nhánh 21°32′13″B 107°57′58″Đ: 1) Dòng Ka Long chảy trong đất Việt theo hướng Nam xuyên qua thành phố Móng Cái ra biển ở nơi giáp ranh giữa xã Hải Xuân và xã Vạn Ninh. 2) Chi lưu là dòng sông Bắc Luân chảy theo hướng đông, tiếp tục là đường biên giới Việt – Trung, đi qua rìa phía đông bắc phường Hải Hòa, dọc theo rạch Tục Lãm và đổ ra biển Đông ở cửa Bắc Luân. Sông Bắc Luân (Bei Lun He, Bắc Luân hà) phía Trung Quốc thì bắt nguồn từ núi Thập Vạn Đại Sơn 21°45′3″B 107°45′31″Đ ở Phòng Thành, Trung Quốc, chảy theo hướng đông nam tới vùng “bãi Chắn Coóng Pha”. Từ đây sông là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung đến cửa Bắc Luân. Sông có tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt Nam-Trung Quốc là 60 km.

Sông Ka Long là sông Bắc Luân Việt Nam phần chảy trong lãnh thổ Việt Nam và  biên giới Việt Trung. Dòng sông này cũng có chốn hợp lưu và có một phần chảy ở nước ngoài là sông Bắc Luân. Câu chuyện này cũng giống như dòng sông Sesan với dòng sông Mekong, đều có chốn hợp lưu, có một phần ở nước ngoài, và có nơi tự do chảy toàn trong lãnh thổ Việt Nam. Từ Mekong nhớ Neva, năm trước khi thăm lại Srepok, điểm hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong ở ngã ba Đông Dương, trong lần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn Tây Nguyên,  tôi liên tưởng và suy ngẫm về các dòng sông đất nước. Nay sông Kalong và sông Bắc Luân cũng là một câu chuyên tương tự.

Wikipedia tiếng Việt trích dẫn tư liệu Đại Nam nhất thống chí chépː “Sông Ninh Dương ở cách châu Vạn Ninh 1 dặm về phía tây. Nguồn (của sông này) từ các xã Thượng Lai và Mông Sơn tổng Bát Trang chảy về đông 37 dặm ven theo địa giới nước Thanh (đến ngã ba). Rồi chuyển (dòng) chảy sang phía đông 7 dặm, đổ ra cửa Lạch. Một nhánh chảy về phía nam 5 dặm đến xã Ninh Dương, lại chia làm 2 chiː một chi chảy về phía đông làm sông Trà Cổ, một chi chảy về tây nam 1 dặm đến đông nam núi Hữu Hàn chảy 10 dặm đổ ra cửa Đại… Ải Thác Mang ở xã Vạn Xuân, cách châu Vạn Ninh 2 dặm về phía bắc, giáp đồn phủ Đông Hưng của nước Thanh. Phàm hai nước có công văn đều do ải này giao đệ. (Đường bộ) đi đến tỉnh thành mất 8 ngày“.


Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới. Sông Palong nay bắc qua nhánh Ka Long chảy trong thành phố Móng Cái có 2 cầu là cầu Ka Long và cầu Hòa Bình, bắc qua nhánh Bắc Luân chảy dọc biên giới hiện có cầu Bắc Luân nối hai cửa khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam và cửa khẩu Bắc Luân của Trung Quốc.

Ngày 13/09/2017 hai nước đã cùng khánh thành cầu Bắc Luân 2 Việt – Trung, là cây cầu thứ 2 nối giữa 2 thành phố cũng như 2 quốc gia, cũng là cây cầu dạng vòm lớn nhất Việt Nam. Đi qua cầu Bắc Luân 2 về đêm nhớ về Hoành Mô, Tiên Yên, Móng Cái kỷ niệm một thời của thuở xưa ‘Qua sông Thương gửi về bến nhớ‘ với bao kỷ niệm.

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc là thác nước đẹp hiếm thấy tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trên các trang mạng Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.

Sông Quy Xuân theo cách gọi của phần dòng sông tại Việt Nam, còn tên chung của cả dòng sông theo tiếng Trung gọi là Quây Sơn,  Quy Xuân hà,  归春河, Guīchūn Hé, là một dòng sông quốc tế. Sông Quây Sơn có chiều dài 89 km với diện tích lưu vực là 1.160 km², độ cao trung bình của sông là 556 m. Sông chảy phần lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc và có chiều dài khoảng trên 20 km tại tỉnh Cao Bằng của Việt Nam. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam sông Quy Xuân tại Việt Nam có một chi lưu là suối Cạn và sông có tổng chiều dài 38 km với diện tích lưu vực là 370 km2  hoặc theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thì sông Quy Xuân phần chảy trong nội địa Việt Nam có tổng chiều dài 49 km với diện tích lưu vực 475 km² .

Sông Quy Xuân  bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc của Quảng Tây, Trung Quốc sau đó chảy xuôi về phía nam hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam tại xã Ngọc Côn của huyện Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng, tiếp tục chảy theo hướng đông nam cho đến cực nam của xã Đình Phong rồi  chuyển hướng đông-đông bắc đến xã Đàm Thủy sông chuyển hướng đông nam và chảy đến khu vực thác Bản Giốc  tại xã Đàm Thủy (Việt Nam) với đối ngạn là  thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân của thành phố Sùng Tả (Trung Quốc). Đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc đi từ mốc 53 (cũ) lên cồn Pò Thoong giữa sông rồi đến điểm giữa của mặt thác chính của thác Bản Giốc. Sau đó sông Quy Xuân trở thành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam (huyện Hạ Lang) và Trung Quốc (huyện Đại Tân). Đến xã Minh Long, Hạ Lang thì sông Quây Sơn chuyển sang hướng tây và chảy đến xã Lý Quốc, Hạ Lang  và đến trấn Thạc Long, thì sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Trung Quốc. Sông Quy Xuân sau khi chảy vào lãnh thổ Trung Quốc, vẫn có hướng chính là hướng tây rồi nhập vào sông Hắc Thủy ở Thạc Long và sau đó lại nhập vào Tả Giang rồi đổ ra biển Đông tại vùng Châu Giang. Vì tính chất dòng chảy như vậy nên ở Trung Quốc sông được ca ngợi là “sông yêu nước” vì sự quấn quýt trở về. Sông Quy Xuân có thác Bản Giốc Việt Nam và cặp thác Đức Thiên – Bản Ước Trung Quốc được bình chọn và đánh giá là một trong các thác đẹp nhất Trung Quốc và Việt Nam.

Quảng Ninh và Cao Bằng là một phần đời tôi ở đó. Về Việt Bắc đêm lạnh nhớ Bác tôi đã kể ký ức về Thác Bản Giốc và sông Ka Long.“Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông”, đây là một thí dụ điển hình.


HoitruongThongNhat

DINH THỐNG NHẤT VÀ VƯỜN TAO ĐÀN
Hoàng Kim


Dinh Thống Nhất và Vườn Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh là quần thể danh thắng đặc biệt tiêu biểu về di sản lịch sử, địa lý, chính trị, văn hóa, kiến trúc của Sài Gòn Gia Định xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

Dinh Thống Nhất

Dinh Thống Nhất nguyên là Dinh Độc Lập trước năm 1975, là di tích quốc gia đặc biệt được Chính phủ Việt Nam đặc cách xếp hạng. Tiền thân Dinh Độc lập là Dinh Thống đốc Nam Kỳ, do kiến trúc sư người Pháp Hermite thiết kế năm 1868. Sau khi dinh cũ nhiều lần bị ném bom, hư hại, san bằng và Dinh Độc Lập được xây mới năm 1962, thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ và đã khánh thành năm 1966 . Dinh Độc Lập cao 26 m, rộng 4.500 m2, với 100 phòng gồm 3 tầng chính và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp, hệ thống hầm ngầm kiên cố. Địa danh này chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử thăng trầm của thành phố từng được ví là Hòn ngọc phương Đông. Trưa 30/4/1975, xe tăng của quân giải phóng miền Nam đã húc đổ cánh cửa sắt Dinh Độc lập, đánh dấu thời khắc lịch sử của Sài Gòn. Quá trình chuyển giao và tiếp nhận chính thể mới cũng diễn ra tại đây. Sau 1975, Dinh Độc Lập đổi tên thành Dinh Thống Nhất, ngày nay trở thành địa điểm tham quan lịch sử của du khách khi đến với Sài Gòn. Quần thể Dinh Độc lập, vườn Tào Đàn và Hồ Con Rùa là vùng đất địa linh nổi bật nhất của dấu ấn hòn ngọc phương Đông.

Dinh Độc Lập với kiến trúc chữ T là chữ cái đầu của chữ THỤ (trong chữ THIÊN THỤ”. Đó là bốn kế lớn chấn hưng đất nước “vua sáng, kinh tế, nông nghiệp, nội chính” qua bốn công trình chính liên hoàn: chữ T dinh Độc Lập, chữ H chợ Đà Lạt, chữ U Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn và dấu nặng (.) là Hồ Con Rùa.Biểu tượng Dinh Độc lập (hình chữ T) với ý nghĩa đất nước muốn giàu mạnh, thì trước hết người lãnh đạo đất nước phải là “bậc minh quân hiền tài”, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, biết “chăm lo sức dân để lập đại kế sâu rễ bền gốc” bảo tồn và phát triển bền vững năng lực Quốc gia.

Biểu tượng Chợ Đà Lạt (hình chữ H) với ý nghĩa trọng tâm của nổ lực quốc gia là phải phát triển kinh tế (phi thương bất phú), mở mang giao thương, chấn hưng nghiệp cũ, phát triển nghề mới, khuyến học dạy dân, “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm” (Nguyễn Trãi), “chú trọng mậu dịch buôn bán, lấy việc thông thương an toàn làm chữ Nghĩa (Nguyễn Hoàng), chú trọng lao động để dân giàu nước mạnh.

Biểu tượng Trường Đại Học Nông Nghiệp Sài Gòn (hình chữ U) với ý nghĩa là phải chấn hưng giáo dục đại học, phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là giáo dục phát triển nông nghiệp để nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và an sinh xã hội, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản (dĩ nông vi bản) vì quá nữa người Việt làm nghề nông.

Và sau cùng là biểu tượng Hồ Con Rùa (hình dấu (.) nặng) với ý nghĩa là nội chính an dân, thượng tôn pháp luật,  kỷ cương phép nước, giữ vững bờ cõi, bảo tồn nguyên khí, thương yêu dân chúng an vui lạc nghiệp, “biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời” (Lời chúa Nguyễn Hoàng dặn chúa Nguyễn Phúc Nguyên),

Vườn Tao Đàn

Đền Hùng tại chính mặt sau Dinh Thống Nhất của Vườn Tao Đàn “lá phổi xanh thành phố”. Trong Vườn Tao Đàn có Đền Hùng, Giếng Ngọc đền Hùng, đền Mẫu Phương Nam, vườn đá tiếng Việt, hồ sen đền Hùng, vườn hoa và cây xanh Tao Đàn. Quần thể danh thắng Dinh Thống Nhất, Vườn Tao Đàn, Hồ Con Rùa “mắt ngọc của đầu rồng” trở thành vùng sử thi huyền thoại. Đền Hùng tại vườn Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh là biểu tượng khát vọng đất nước Việt Nam thống nhất, hòa hợp dân tộc, không chấp nhận chia rẽ “chia để trị” đã thấm vào máu thịt của con dân Việt. “Nam Bộ là thịt của thịt Việt Nam là máu của máu Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi” (Hồ Chí Minh). Dinh Thống Nhất vì thế đã thay cho tên gọi Dinh Độc Lập và  Dinh Thống đốc Nam Kỳ trước đó.

Mẫu Phương Nam ở Vườn Tao Đàn trong quần thể Đền Hùng cùng với mẫu Việt Nam, Bác Hồ, Giếng Ngọc Đền Hùng là những điểm nhấn lịch sử, địa chính trị, văn hóa, tâm linh huyền thoại.

Tao Đàn là chốn thần tiên tuyệt vời, lá phổi trong lành của thành phổ Hồ Chí Minh, nơi bạn có thể tìm thấy một chỗ họp mặt nhẹ nhàng và khoảng lặng cuộc sống thú vị

Đất Gia Định xưa

Lược sử đất Gia Định xưa được tóm tắt trong câu thơ của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ “Nhớ Bắc”: “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long“.

Đất Gia Định xưa thuộc nước Phù Nam (tồn tại khoảng đầu thế kỷ 1 đến khoảng nửa thế kỷ 7), sau đó thuộc vương quốc Chân Lạp (nay là Campuchia). Tuy nhiên, “thuộc” một cách lỏng lẻo: “các dân tộc vẫn sống tự trị, và mấy sóc Khrmer lẻ tẻ chưa hợp thành đơn vị hành chánh thuộc triều đình La Bích (Chân Lạp). Trong khi đó triều đình ấy phải tập trung lực lượng ở phía nam Biển Hồ (sau khi bỏ Ăngco ở phía bắc) để đối đầu với Xiêm La (nay là Thái Lan) đang tiếp tục lấn đất Chân Lạp ở phía tây. Đất Gia Định vẫn là đất tự do của các dân tộc và hầu như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa”[1].

Theo sử liệu, lưu dân Việt đã đến đây khai hoang và làm ăn sinh sống vào đầu thế kỷ 17, nhờ có cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II vào năm 1620. Lưu dân Việt do mưu sinh, nên có thể đã có mặt ở Sài Gòn Gia Định từ xa xưa trước cuộc hôn nhân ấy. Song, chính nhờ mối lương duyên giữa công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II, mà quan hệ Đại Việt (nay là Việt Nam) và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống, tạo điều kiện cho lưu dân Việt ngày càng đông đảo hơn ở khu vực Đồng Nai, Sài Gòn…[2].

Chuyện kể rằng: Tiên chúa Nguyễn Hoàng, người khởi đầu của chín đời chúa Nguyễn và mười ba đời vua vương triều nhà Nguyễn, đã nghe theo lời khuyên của bậc danh sĩ tinh hoa hiền tài lỗi lạc, nhà tiên tri Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” [1]. Ông đã nhờ chị ruột mình là bà Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ ở Thuận Hoá (là khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế ngày nay). Trịnh Kiểm thấy Thuận Hóa là nơi xa xôi, đất đai cằn cỗi nên đã đồng ý, và tâu vua Lê Anh Tông cho Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm vào năm 1558. Nguyễn Hoàng cùng với các chúa Nguyễn sau này làm chúa phương Nam trong khi Trình Kiểm cùng với các chúa Trịnh sau đó làm chúa phương Bắc, tạo nên cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài,  Trịnh-Nguyễn phân tranh của thời Nhà Hậu Lê. Nguyễn Hoàng dùng các danh thần Lương Văn Chánh, Văn Phong vừa chống lại sự quấy nhiễu cướp phá của Chăm Pa vừa mộ dân lập ấp, khai khẩn đất đai, mở rộng về Nam.

Cho tới năm 1613 khi Nguyễn Hoàng mất, diện tích của xứ Thuận Quảng do Nguyễn Hoàng trấn nhậm đã rộng tới 45000 km²[13] trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (Quảng Bình nay) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, (tỉnh Phú Yên ngày nay và đã làm chủ Bãi Cát Vàng là một vùng đất vô chủ thời đó.

Năm 1613, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp và tuân theo di huấn của chúa Nguyễn Hoàng: “Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía Nam“. Ông trong dụng bậc kỳ tài kiệt xuất, nhà chính trị và quân sự lỗi lạc Đào Duy Từ cùng với các danh tướng  Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến giữ vững nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chặn được quân Trịnh ở Đàng Ngoài, làm cho Đàng Trong thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra, xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân, đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn lưu truyền chín chúa mười ba đời vua và mở đất phương Nam thuận thời, thuận lòng người.

Năm 1631, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái là Ngọc Khoa (có sách gọi là Ngọc Hoa) cho vua Chăm Pa là Po Rome,  và gả con gái là Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Hai cuộc hôn phối này làm quan hệ Việt – Chăm và Việt – Chân diễn ra tốt đẹp[24][25]. Đàng Trong thời ấy vốn đã được các nước lân ban rất nể phục . Sự kiện hai cuộc lương duyên này càng làm cho mối bang giao của Đàng Trong ở mặt phía Nam ổn định, giúp cho chúa Nguyễn có thể tập trung lực lượng để đối phó trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài, đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt di dân và mở rộng lãnh thổ về phương Nam.

Năm 1635, chúa  Nguyễn Phúc Lan kế nghiệp cho đến năm 1648 thì truyền ngôi cho cho con trai là Nguyễn Phúc Tần rồi mất. Cùng năm ấy (1648) chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần nối nghiệp cho đến năm 1687 và việc Nam tiến của người Việt đến Sài Gòn Gia Định ở thời này càng nhiều hơn trước. Năm 1658, tình hình Chân Lạp rối ren, chú cướp ngôi của cháu. Hai người con sống sót của vua Chân Lạp  Preah Outey là Ang Sur và Ang Tan dấy binh chống lại Ramathipadi I (Nặc Ông Chân) nhưng thất bại. Họ đã theo lời khuyên của Thái hậu Ngọc Vạn, cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Tần.

Sách Gia Định thành thông chí chép: “Năm Mậu Tuất (1658)…vua (chúa Nguyễn Phúc Tần) sai Phó tướng Yến Vũ hầu (Nguyễn Phước Yến)…đem 2000 quân, đi tuần đến thành Mỗi Xoài nước Cao Mên, đánh phá được, bắt vua nước ấy là Nặc Ông Chân, đóng gông đem đến hành tại ở dinh Quảng Bình. Vua dụ tha tội…Khi ấy địa đầu trấn Gia Định là hai xứ Mỗi Xoài, Đồng Nai đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để khai khẩn đất”..[3]

Ang Sur lên ngôi vua xưng là Barom Reachea V, đóng tại Oudong (cố đô Campuchia từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 trước khi vương triều Khmer thiên đô xuống Phnom Penh), phong cho em là Ang Nan (Nặc Ông Nộn) làm Phó vương đóng tại thành Sài Gòn. Các Quốc vương Chân Lạp đổi lại phải thần phục Đàng Trong và thực hiện triều cống định kỳ, dẫn tới hệ quả người Việt chuyển đến sinh sống nhiều ở vùng đất thuộc Chân Lạp.

Tháng 12, năm 1672, Quốc vương Barom Reachea V (Ang Sur) bị Bô Tâm[12] giết chết rồi cướp ngôi, Bô Tâm xưng là Chey Chettha III. Ang Tan (Nặc Ông Tân), chú của Chey Chettha III, chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Nhưng ngay sau đó tháng 5 năm 1673, Chey Chettha III cũng bị giết trên giường ngủ bởi người Mã Lai thuộc phe của Nặc Ông Chân (Ramathipadi I). Ang Chea (Nặc Ông Đài), con trai đầu của vua Barom ReacheaV lên ngôi sau đó, xưng là Keo Fa II. Năm 1674, Nặc Ông Đài đã đi cầu viện Thái Lan (Ayutthaya) đánh Nặc Ông Nộn (Ang Nan) và chiếm được thành Sài Gòn. Nặc Ông Nộn bỏ chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn ở Khánh Hòa (dinh Thái Khang xưa). Trong khi đó, Nặc Ông Đài đắp lũy chống giữ ở vùng Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay và đắp thành Nam Vang, nhờ Xiêm (Thái Lan) cứu viện để chống lại quân chúa Nguyễn. Chúa Hiền bèn sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra hai đạo sang đánh Nặc Ông Đài.

Năm 1674, quân Nguyễn chiếm được (Sài Gòn Gia Định (đất Sài Côn xưa thuộc trấn Phiên An), và tiến quân lên vây thành Nam Vang. Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào rừng và bị thuộc hạ giết chết. Nặc ông Thu ra hàng. Nặc ông Thu là chính dòng con trưởng cho nên lại lập làm chính quốc vương đóng ở Oudong (cố đô Campuchia như đã dẫn) và để Nặc Ông Nộn làm đệ nhị quốc vương như cũ, đóng ở thành Sài Gòn, bắt hằng năm phải triều cống
[14]. Chúa Nguyễn gia phong cho Nguyễn Dương Lâm làm Trấn thủ dinh Thái Khang (Khánh Hòa) lo việc phòng ngự ngoài biên và làm chủ tình thế cả vùng Đồng Nai. Phần lãnh thổ còn lại của người Chăm (từ Phú Yên tới Bình Thuận) sát nhập hoàn toàn vào  lãnh thổ Đàng Trong năm 1693.

Năm 1679, các quan tướng nhà Minh không chịu làm tôi nhà Thanh là Dương Ngạn Địch (tổng binh Long Môn, Quảng Tây) với Hoàng Tiến (phó tướng), Trần Thượng Xuyên ( tổng binh châu Cao, châu Lôi, châu Liêm thuộc Quảng Đông) và Trần An Bình (phó tướng),  đem 3000 quân cùng 50 chiếc thuyền cập bến cửa Hàn xin được làm dân mọn xứ Việt. Chúa Nguyễn Phúc Tần khao đãi ân cần, chuẩn y cho giữ nguyên chức hàm, phong cho quan tước rồi lệnh cho tới Nông Nại (Đồng Nai) khai khẩn đất đai. Mặt khác, triều đình còn hạ chỉ dụ cho Quốc vương Cao Miên (Thủy Chân Lạp) biết việc ấy để không xảy ra chuyện ngoài ý muốn[14]. Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến đem binh thuyền vào cửa Xoài Rạp và cửa Đại cửa Tiểu thuộc trấn Định Tường dừng trú tại xứ Mỹ Tho. Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình thì đem binh thuyền vào cửa Cần Giờ rồi đồn trú tại Đồng Nai ( trấn Biên Hòa). Họ khai khẩn đất đai, lập ra phố chợ, giao thông buôn bán. Tàu thuyền người Hoa, người phương Tây, người Nhật, người Chà Và lui tới tấp nập, phong hóa Trung Quốc dần dần lan ra cả vùng Đông Phố[14].

Khi nhà Minh bị diệt, Mạc Cửu một thương gia trẻ cũng bỏ nước ra đi gần như cùng lúc với Trần Thượng Xuyên ở Cù lao Phố, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho. Ông đến vùng Chân Lạp, ông bỏ tiền ra mua chức Ốc Nha và làm quan tại đây. Tuy nhiên do tình hình Chân Lạp hết sức rối ren, ông bỏ Nam Vang về phủ Sài Mạt[7]

Gia Định thành thông chí là sách địa chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) viết về miền đất Gia Định bằng chữ Hán cổ và chữ Nôm, là một sử liệu quan trọng về Nam bộ Việt Nam thời nhà Nguyễn. Sách gồm sáu quyển, đóng làm 3 tập theo bản chép tay lưu tại thư viện Viện sử học Việt Nam (ký hiệu HV. 151 (1-6). Việc biên soạn được cho là đã tiến hành vào giữa các năm 1820 và 1822[3].

Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép về Mạc Cửu ở đất Hà Tiên: “Hà Tiên vốn là đất cũ của Chân Lạp, tục gọi là Mường Khảm, tiếng Tàu gọi là Phương Thành[3] Ban đầu có người tên là Mạc Cửu gốc xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, vào thời Đại Thanh, niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680), nhà Minh mất hẳn (nhưng mãi đến năm Khang Hy thứ 19, vùng Quảng Đông mới bình định xong). Mạc Cửu không khuất phục chính sách buổi đầu của nhà Đại Thanh, mới chừa tóc rồi chạy qua phương Nam, trú tại phủ Nam Vang nước Cao Miên. Ông thấy ở phủ Sài Mạt[4] của nước ấy, người Việt, người Trung Hoa, Cao Miên, Đồ Bà (Chà Và) các nước tụ tập mở trường đánh bạc để lấy xâu, gọi là thuế hoa chi, bèn thầu mua thuế ấy, lại còn đào được một hầm bạc nên bỗng trở thành giàu có. Từ đó ông chiêu mộ dân Việt Nam lưu tán ở các xứ Phú Quốc, Lũng Kỳ (hay Trũng Kè, Lũng Cả ), Cần Bột (Cần Vọt – Kampôt), Hương Úc (Vũng Thơm – Kompong Som), Giá Khê (Rạch Giá), Cà Mau lập thành bảy xã thôn.[5] Tương truyền ở đây thường có tiên xuất hiện trên sông, do đó mới đặt tên là Hà Tiên (tiên trên sông)[6].

Sách Gia Định thành thông chí chép tiếp:  Lúc này ở Gia Định, các chúa Nguyễn đã lập xong phủ Gia Định. Người Việt và các di thần người Hoa đang định cư yên ổn. Nhận thấy muốn tồn tại phải có thế lực đủ mạnh để bảo vệ, che chở cho lãnh địa mà ông đã tốn công gây dựng. Sau khi cân nhắc, năm 1708[11] Mạc Cửu cùng thuộc hạ là Lý Xá, Trương Cầu đem lễ vật đến xin thần phục. “Mạc Cửu sai thuộc hạ là Trương Cầu, Lý Xá dâng biểu trần trình lên kinh đô Phú Xuân khẩn cầu xin được đứng đầu trông coi đất ấy. Tháng 8 mùa thu năm thứ 18 Mậu Tý (1708), chúa Nguyễn Phúc Chu, chuẩn ban cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước là Cửu Ngọc hầu. Mạc Cửu lo xây dựng dinh ngũ và đóng binh tại Phương Thành (Hà Tiên), từ đó dân càng qui tụ đông đúc.

Như vậy, các chúa Nguyễn sau các cuộc di dân của người Việt ở Đàng Trong vào sinh sống chung với người Khmer, đã lần lượt thiết lập chủ quyền từng phần trên vùng đất Nam Bộ, sau các cuộc chiến với vương quốc Khmer, vương quốc Ayutthaya cũng như các yếu tố chính trị khác. Từ năm 1698 đến năm 1757 chính quyền Đàng Trong đã giành được hoàn toàn Nam Bộ ngày nay vào sự kiểm soát của mình. Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1816[15]

Lịch sử Sài Gòn Gia Định đến nay đã có hơn 320 năm.

Dinh Thống Nhất xưa và nay.

Dinh Thống Nhất trước khi Việt Nam thống nhất năm 1975 gọi là Dinh Độc Lập được xây mới năm 1962 thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ và đã khánh thành năm 1966. Trước đó thời Pháp thuộc, tại nơi này dinh cũ gọi là Dinh Thống đốc Nam Kỳ do Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng năm 1868 theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo.

Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Ngày 23 tháng 2 năm 1868, ông Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong). Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon đệ tam.

Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Phổ 1870 nên công trình này kéo dài đến 1871 mới xong. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l’Indochine Française) đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang một dinh thự gần đó.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến II, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam.

Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị chia cắt thành 2 quốc gia, miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn miền Nam là nước Quốc Gia Việt Nam (sau thành Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện Pháp, tướng 5 sao Paul Ely, và đại diện Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ông quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Dinh Tổng thống. Theo thuật phong thủy của Dinh được đặt ở vị trí đầu rồng, nên Dinh cũng còn được gọi là Phủ đầu rồng.

Ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, lái 2 máy bay AD-6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. (xem thêm: Vụ đánh bom Dinh tổng thống Việt Nam Cộng Hòa năm 1962). Do không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.

Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì ông Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.

Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh, gây hư hại không đáng kể.

Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T54 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 30 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.

Sau hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc thành một đất nước Việt Nam thống nhất diễn ra tại dinh Độc Lập vào tháng 11 năm 1975. Cơ quan hiện quản lý di tích văn hoá Dinh Độc Lập có tên là Hội trường Thống Nhất[1] thuộc Cục Hành chính Quản trị II – Văn phòng Chính phủ. Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan. Nơi này được đặc cách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) của chính quyền Việt Nam hiện nay.

Ngày nay, Dinh Độc Lập trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của mỗi người dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà Dinh Độc Lập còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kì những thập niên 60.

Hoàng Kim

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video nhạc tuyển
Biết chăm sóc sức khỏe
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng 
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19958
Nhập ngày : 27-11-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5(04-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 5(03-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 4(28-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 4(27-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 4(26-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 4(25-04-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007