Số lần xem
Đang xem 1200 Toàn hệ thống 2594 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHÀO NGÀY MỚI 4 THÁNG 12 Hoàng Kim CNM365Thầy Luật lúa OMCS OM; Sắn Việt Nam sách chọn; Chuyện thầy Phan Huy Lê; Nước Lào một suy ngẫm; Nhà Trần trong sử Việt; Đồng xuân lưu dấu hiền; Thầy tôi sao sáng giữa trời; Thầy Dương Thanh Liêm; Con đường lúa gạo Việt; Có một ngày như thế Phạm Tiến Duật chim lửa Trường Sơn..Ngày 4 tháng 12 hàng năm được coi là ngày môi trường ở Thái Lan. Băng Cốc là thủ đô Thái Lan cũng là trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệp văn hóa và thành phố lớn nhất nước này. Vương quốc Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, tây nam giáp lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman. Thái Lan có diện tích 513.000 km2 lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái. Vua Thái Lan hiện tại là Bhumibol Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, là vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Ngày 4 tháng 12 năm 2007 là ngày mất của Phạm Tiến Duật, nhà thơ Việt Nam sinh năm 1941. Ông được tôn vinh là “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ” “cây săng lẻ của rừng già” “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, thơ ông “có sức mạnh của một sư đoàn”; Ngày 4 tháng 12 năm 1872 là ngày Đây là bí ẩn hàng hải được coi là lớn nhất mọi thời đại về con tàu “ma” Mary Celeste của Hoa Kỳ được tàu Dei Gratia của Anh Quốc phát hiện ở Đại Tây Dương, không có người và dường như đã bị bỏ không, thiếu một thuyền cứu sinh, mặc dù thời tiết lúc đó tốt và thủy thủ đoàn là những người đi biển rất có kinh nghiệm và năng lực. Tàu Mary Celeste đã ở trên biển một tháng cho tới lúc đó và có thức ăn, nước uống đầy đủ trên boong cho thủy thủ đoàn hơn 6 tháng . Hàng hoá trên tàu gần như không hề bị hư hại gì và những vật dụng cá nhân của hành khách và thuỷ thủ đoàn vẫn ở nguyên vị trí, bao gồm cả những vật có giá trị. vẫn trong điều kiện đáp ứng tốt cho một cuộc hành trình trên biển và vẫn đang căng buồm hướng về phía eo Gibraltar. Từ ngày 4 tháng 12 năm 1872 cho tới nay chưa ai nhìn thấy hoặc nghe được bất cứ tin tức gì từ thuỷ thủ đoàn. Bài chọn lọc ngày 4 tháng 12: Thầy Luật lúa OMCS OM; Sắn Việt Nam sách chọn; Chuyện thầy Phan Huy Lê; Nước Lào một suy ngẫm; Nhà Trần trong sử Việt; Đồng xuân lưu dấu hiền; Thầy tôi sao sáng giữa trời; Thầy Dương Thanh Liêm; Con đường lúa gạo Việt; Có một ngày như thế Phạm Tiến Duật chim lửa Trường Sơn. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlongvà https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-12/;
THẦY LUẬT LÚA OMCS OM Hoàng Kim
Giáo sư Nguyễn Văn Luật, anh hùng lao động là tác giả chính của cụm công trình đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ 10 nhà khoa học được nhận năm 2000. Tập thể Viện Lúa là anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000, đến năm 2014 Viện Lúa phát huy truyền thống và được nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhất cao quý nhất của Việt Nam. Thầy là một người lính và danh tướng lỗi lạc của mặt trận nông nghiệp Điện Biên Nam Bộ. Trong câu chuyện đời thường của giáo sư Luật có ba câu chuyện tiếu lâm, học mà vui, vui mà học. Đó là “Ôm em và ôm em cực sướng”, “Nuôi heo trồng so dũa nuôi dê”, “Thầy Luật bạn và thơ”.. Chuyện được tình tự kể như dưới đây.
Thầy Nguyễn Văn Luật (phải) là giáo sư tiến sĩ anh hùng lao động, cựu Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, tác giả chính của OMCS OM trên đồng lúa mới với kỹ sư Hồ Quang Cua (trái) anh hùng lao động, tác giả chính thương hiệu gạo thơm Sóc Trăng nổi tiếng Việt Nam .
Thế hệ chúng tôi may mắn được kết nối với những người Thầy trí thức lớn, những bạn nhà nông tâm huyết, trí tuệ, gắn bó suốt đời với nông dân đồng nghiệp, sinh viên cây llương thực và nghề nông.Khi nói đến họ là nói đến một đội ngũ thầm lặng dấn thân cho hạt ngọc Việt và sự đi tới không ngưng nghỉ của Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng nhân cách và trí tuệ Việt. “Con đường lúa gạo Việt Nam” là chuỗi giá trị sản phẩm kết nối những thế hệ vàng nông nghiệp Việt Nam làm rạng danh Tổ Quốc. Đó là Lương Định Của lúa ViệtThầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Luật lúa OMCS OM; Thầy Quyền thâm canh lúa; Những người Việt lỗi lạc ở FAO; Chuyện cô Trâm lúa lai; Chuyện thầy Hoan lúa lai; Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng; Thầy nghề nông chiến sĩ. Hôm nay chúng tôi tự hào giới thiệu một góc nhìn ‘Thầy Luật lúa OMCS OM’ người Thầy đã lưu dấu nhiều ấn tượng sâu xa trong cây lúa Việt Nam Nam và vùng lúa Nam Bộ. Câu chuyện là sự nối dài tỏa rộng thêm “Con đường lúa gạo Việt Nam” từ Đại Ngãi Long Phú Sóc Trăng quê hương của nhà bác học nông dân anh hùng lao động Lương Định Của, người thầy nghề lúa, đến Viện Lúa Ô Môn, nôi khai sinh thương hiệu OM và OMCS nổi tiếng đến làng OM, cầu OM, cầu Nhót Hà Nội quê hương của thầy Luật.
Giáo sư Nguyễn Văn Luật là tác giả chính của thương hiệu lúa giống OMCS OM, đến nay trong thương hiệu OM lúa giống đã có trên 166 giống lúa của nhiều tác giả Viện Lúa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận, mà phần lớn đều mang tên OM. GS Nguyễn Văn Luật cũng là tác giả chủ biên của bộ sách đồ sộ gần 1.500 trang “Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20” ba tập do Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội. xuất bản năm 2001, 2002, 2003 mà bất cứ chuyên gia nông nghiệp Việt Nam nào khi soát xét cây lúa Việt Nam của một thời và ‘Việt Nam chốn tổ của nghề lúa’ đều không thể bỏ qua. Bài học lớn hơn hết, sâu đậm hơn hết là bài học tập hợp và phát huy được năng lực của một đội ngũ chuyên gia tuyệt vời đầy tài năng và một đội ngũ các lãnh đạo qua các thời kỳ thật tâm huyết. Bài học cao quý của sự đoàn kết một lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ của các thế hệ cán bộ viên chức người lao động Viện Lúa, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương và doanh nghiệp, sự cộng hưởng, giúp đỡ và liên kết thật tuyệt vời của thầy cô, bạn hữu, đồng nghiệp bạn nhà nông cùng với đông đảo nông dân từ khắp mọi miền đất nước.
ÔM EM VÀ ÔM EM CỰC SƯỚNG
Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt thời đó cũng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiền nhiệm đều ham làm lúa, thăm lúa vì … dân đói. Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt thăm Viện Lúa giữa năm 1997 và hỏi Viện trưởng Nguyễn Văn Luật: ‘Vì sao anh đặt tên lúa giống là OM và OMCS?’
Giáo sư Nguyễn Văn Luật trả lời: “Thưa Thủ tướng, để tỏ lòng biết ơn lãnh đạo và nhân dân địa phương tạo điều kiện cho Viện hoạt động, chúng tôi lấy tên huyện Ô Môn của địa phương làm tên của giống lúa do Viện tạo chọn”.
Trong không khí vui vẻ, nhiều người đã bổ sung những ý kiến tốt đẹp. Chủ tịch tỉnh Ba Xinh cười nói OM nghĩa là Ôm Em, một phóng viên ngồi ở vòng ngoài nói xen vào OMCS nghĩa là Ôm Em Cực Sướng, đoàn tháp tùng có một cán bộ ở Hà Nội nói là địa danh quê của Viện trưởng là làng OM, cầu OM cầu Nhót Hà Nội, nên OM cũng có nghĩa là làng OM, cầu OM.Thủ tướng tóm tắt ; Vậy OM là O EM, O BẾ EM !
Ngài Ngài đại sứ Ấn Độ có lần đến thăm Viện biết chuyện có bổ xung: dân Ấn Độ chúng tôi khi phát âm Ô Ô ÔM ÔM… , hai tay chắp lại, là để tỏ lòng thành kính cầu phúc!
Có một chuyện vui liên quan là giáo sư Luật một lần đi với cố nhà báo Nhật Ninh, gặp anh xe ôm dọc đường gọi là “anh hai ôm em”..! và chuyện này đã đăng báo Nhân Dân mà tác giả là Nhật Ninh!
OM và OMCS là những câu chuyện như suối nguồn tươi trẻ thao thiết chảy giữa vùng quê Nam Bộ và xuống nông thôn càng có thêm nhiều huyền thoại thú vị.
Nghe nói có một lần cố đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đang làm Phó Thủ Tướng phụ trách Khoa học Kỹ thuật và Chương trình Kế họach hóa Gia đình, trong một chuyến thăm một đơn vị rất thành công ở miền Tây, bác Văn đã hỏi về bài học kinh nghiệm thành công. Vị giám đốc đơn vị vui vẻ trình bày: Em có bốn bài học thấm thía nhất: một là o bế dân, được lòng dân nên được tất cả; hai là o bế địa phương, mất lòng thổ địa thì chẳng thể anh hùng; ba là o bế hiền tài và các vị cao minh, sự nghiệp phát triển được là nhờ họ; bốn là o bế em, thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.
Thầy Viện trưởng khác của tôi kể chuyện là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói vậy không là nói vui mà thực sự chính cụ đã trãi nghiệm sâu sắc về sự O bế Em thành công, mà chính mối tình này làm ông còn một người con Phan Thanh Nam sinh ngày ngày 25 tháng 2 năm 1952, người đã thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ trong lễ tang của ông. Mẹ của Nam là bà Hồ Thị Minh, chủ bút đầu tiên của tờ Phụ nữ cứu quốc Nam bộ. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có người vợ đầu cùng hai người con út, một trai một gái, đã thiệt mạng khi quân đội Hoa Kỳ bắn chìm tàu Thuận Phong trong một cuộc càn quét qua chiến khu Củ Chi và người con trai đầu của ông là Phan Chí Dũng đã hi sinh ngày 29 tháng 4 năm 1972 tại Sóc Trăng trong một lần đi trinh sát. Câu chuyện đời thường và lời cụ Kiệt thật thấm thía. Đó là một sự trãi nghiệm.
OM hay ÔM, O hay Ô, chữ nào hay hơn? Hóa ra hai chữ đều hay. “Om mầm nên nõn lá” việc lặt lá mai và cái lạnh giá mùa đông là sự om mầm để cây nẩy lộc xuân. Con đường lúa gạo Việt Nam, Viện Lúa 40 năm xây dựng phát triển có nhiều những dâng hiến lặng lẽ mà giáo sư Luật là một trong những con người ấy.
Trong bài “Thầy bạn là lộc xuân của cuộc đời” tôi có kể về giáo sư Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam :
Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Tay ôm đàn độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
Từ Cà Mau Rạch Giá
Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mờ như sương
Thân chưa là lính thú
Sao không về cố hương ?
Nhớ Thầy Luật lúa OM và OMCS là nhớ thầy Hai Lúa ‘anh hai ôm em’ trong số những dâng hiến lặng lẽ đó.
“NUÔI HEO, TRỒNG SO ĐŨA, NUÔI DÊ”
Ông Nguyễn Khôi phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc Văn phòng Quốc hội có bài thơ ‘Giáo sư Lúa’ tặng GSTS Nguyễn Văn Luật.
GIÁO SƯ LÚA
Trai Hà Nội đi Nông Lâm buổi ấy
Bạn bè cười cày đường nhựa được chăng?
Rồi ở Viện suốt đời vì cây lúa
Đem sông Hồng vào với Cửu Long.
Đất Ô Môn đồng chua cỏ lác,
Ôi Cần Thơ đất rộng Tây Đô
Xứ Nam Bộ hai mùa mưa nắng,
Kết 20 triệu tấn lúa ước mơ …
Anh Kỹ sư rồi thành ông Tiến sĩ,
Vị Giáo sư lội ruộng suốt ngày.
Lại nhớ thời Hải Dương – Ô Mễ
Làm bèo dâu, cấy thẳng mê say.
Nay lúa vượt 25 triệu tấn,
Ôi Việt Nam, sức sống diệu kỳ.
Sông Hồng với Cửu Long hòa sóng,
Bạn bè đùa ‘ông Tiến sĩ nhà quê”.
Mùi hạnh phúc đượm bao sương mấy nắng,
Trai Hà Thành đen nhẽm ngỡ nông dân.
Cũng xởi lởi như Bác Hai Nam Bộ
Viết vần thơ ca ngợi ruộng đồng.
Tôi xin giải thích thêm bài thơ của cụ Nguyễn Khôi về 25 triệu tấn lúa này là 25 triệu tấn lúa mà toàn quốc Việt Nam đạt được năm 1995. Viện Lúa 40 năm xây dựng phát triển đã góp phần đưa sản lượng lúa ở ĐBSCL từ khoảng 4 triệu tấn/ năm 1977 vượt trên 25 triệu tấn/ năm 2016, tăng hơn gấp 6 lần, và điều kì diệu là 25 triệu tấn lúa trên năm tại ĐBSCL năm 2016 bằng toàn bộ sản lượng lúa Việt Nam năm 1995. Chùm thơ cuối của tác giả Nguyễn Khôi thật thấm thía: “Mùi hạnh phúc đượm bao sương mấy nắng,/ Trai Hà Thành đen nhẽm ngỡ nông dân/ Cũng xởi lởi như Bác Hai Nam Bộ/ Viết vần thơ ca ngợi ruộng đồng”.
Trong những câu chuyện tiếu lâm cười vui một thời có chuyện Viện Lúa Viện Dê Viện Trưởng Dê mà tôi tần ngần không dám đặt tên này mà kể chệch đi một chút là “nuôi heo, trồng so đũa, nuôi dê”. Hồi đó, cán bộ công nhân viên của các Viện nghiên cứu và Trung tâm Nông nghiệp đều quá vất vả và thiếu thốn. Hầu như nhà nào cũng nuôi heo, phải tăng gia sản xuất mới có đồng gia đồng vào, vợ đẻ con bệnh không lo bằng heo đẻ, heo bệnh. Cán bộ công nhân ra đồng làm ruộng, vui vè chuyện trò thì thường đầu tiên là kể chuyện vợ chồng con cái, kế đến là việc nuôi heo, trồng so đũa, nuôi dê thật hợp với Viện Lúa, sau đó là đến chuyện tiếu lâm nam nữ.
Giáo sư Luật kể rằng một hôm ông đi qua dãy nhà lá trên đoạn đê cụt trong Viện chợt nghe tiếng ục ịch, sột soạt, hổn hển, ông dừng lại nghe và dòm qua cửa sổ mở thì hóa ra đó là tiếng động của hai cô kế toán trường trung cấp Xuân Mai về Viện đang vuốt ve … hai con lợn trắng hồng độ 45 – 50 kg. Cô Hinh nhanh nhẩu tự giới thiệu đây là nhà ở của Hồng heo, Hồng Hinh, Hồng Hay ! Hai cô này đến nay đã thành bà nội bà ngoại, nhà cửa khang trang, con cháu học hành thành đạt, nhưng chắc vẫn nhớ một thời gian khó đã dành nơi tốt nhất cho heo ở.
Nhiều gia đình ở Viện lúa thuở đó đều trồng so đũa và nuôi dê sữa. Nhà giáo sư Viện trưởng cũng nuôi vài con heo và một con dê Bách Thảo mỗi sáng vắt được đến 5 – 6 lít sữa, dư dùng. Lộc, Thành và Thu Hiền là con của giáo sư Luật sáng sáng thay nhau đi bỏ sữa cho các nhà cần và đi học về là vác câu liêm lấy lá so đũa để nuôi dê. Viện Lúa hồi đó, đất nền nhà và đường sá trụ sở mới được tôn lên từ đất ruộng chua phèn nên rất ít cây phát triển được, ngoại trừ rau muống dại, chuối, mía, và trồng so đũa để lấy hoa nấu canh, thân cây đục lỗ cấy nấm mèo (mộc nhĩ), lấy lá nuôi dê.
Viện Lúa ĐBSCL một thời không chỉ vang danh lúa mới OM, OMCS mà còn vang danh là Viện Dê, Viện Trưởng Dê. Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn, Bí thư Tỉnh Ủy Tám Thanh và các cán bộ đi cùng khi đến tham quan Viện Lúa, ngoài việc thăm đồng đều không quên đến thăm các mô hình trồng so đũa – nuôi dê, cũng như sau thăm mô hình con cá con tôm ôm cây lúa ‘canh tác bền vững trong vuông’. Một số gia đình kỹ sư giỏi nuôi dê như gia đình kỹ sư Bình Thủy có thêm tên gọi thân mật Bình dê, tương tự như nhiều cặp vợ chồng của Bổng Hòa lúa, Bửu Lang lúa quen thuộc với nông dân miền Tây.
Tôi có một kỷ niệm vui với Viện Lúa là trồng sắn ngô xen thêm đậu xanh, lạc, đậu rồng và tôi khuân về từ Viện Lúa hai con dê Bách Thảo để làm mô hình kinh tế hộ gia đình. Các con tôi Nguyên Long còn quá bé, thuở đó vợ chồng đều bận rộn suốt ngày mà dê Bách Thảo phá quá, gặm cỏ và cây cối rất miệt mài. Tôi có sáng kiến buộc hai con dê lại với nhau và treo bao cỏ trên gác bếp cao để dê rút cỏ ăn dần. Thế nhưng một hôm một con leo lên cao rút cỏ, con ở dưới giật kéo làm con ở trên ngã vật xuống và bị … ‘chấn thương sọ não’ như anh em trong cơ quan nói vui. Chúng tôi mua hai can rượu và xẻ thịt dê gõ kẽng ‘báo động’ mời anh em về liên hoan và chia thịt dê cho mọi nhà. Câu chuyện ‘mổ dê đãi tiệc’ nghe thật hoành tráng và nhớ quá một thời.
Con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước, kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt. Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1977 – 2017) có tốc độ tăng năng suất vượt 1,73 lần so với thế giới. Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của nhà bác học nông dân Lương Định Của ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới và lớp lớp những tài danh nông nghiệp Việt trong đó có giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Luật anh hùng lao động, Bác Hai Nam Bộ, ‘anh Hai ôm em’ là một điểm đến đặc biệt ấn tượng .
THẦY LUẬT BẠNVÀ THƠ
Giáo sư Lê Văn Tố nhắn trên Facebook: “Tôi kính nể hai người anh hùng chân chính này và vinh dự được đàm đao với hai anh hùng tại nhà. Nói đến nông sản mà không nói đến công nghệ sau thu hoạch là việt vị nên sau khi thành lập cơ sở nghiên cứu theo đề nghị của GS Luật, tôi đã viết phần này”. Câu chuyện của thầy Tố, tôi chỉ lưu được một chút nhỏ trong bài Chuyện đời giáo sư Lê Văn Tố và mong thầy trao đổi thêm đôi lời về lĩnh vực chuyên sâu đầy thách thức và cơ hội này đối với lớp trẻ.
Giáo sư Trịnh Xuân Vũ người thầy đại thụ sinh học và sinh lý thực vật, hôm chấm luận văn thạc sĩ mới đây, đã kể chuyện và bàn luận với chúng tôi về sự vào cuộc của các đại gia kinh tài cho Nông sản Việt, chuyện quen và lạ mà anh Nam Sinh Đoàn đã bàn. Giáo sư Nguyễn Thơ góp vui: “Đi họp với các Cụ ớn nhất là các Cụ mang thơ đến tặng. Một hội nghề nghiệp đã đùa “Xin mọi người hãy để giày dép và thơ ở ngoài”.Thế nhưng ‘thầy Luật bạn và thơ Lúa mới’ là không hề cũ và không thể quên. Nhớ và quên là hai mặt của nhận thức, minh triết của đời thường. Văn hóa là gì còn lắng đọng khi người ta đã quên đi tất cả.
Tôi may mắn trong số những người bạn vong niên của thầy Luật “Em Hoàng Kim nhớ nhất là lúc lần đầu đi cùng thầy Van Quyen Mai về Ô Môn và về Cần Thơ cùng thầy Nguyễn Văn Luật, thầy Võ Tòng Xuân (là thân phụ của thầy giáo Võ-Tòng Anh) những người đã cùng cố giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn chung sức xây dựng Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam là điểm sáng một thời Nông Nghiệp Việt Nam (mà thầy Phạm Văn Hiền của Nong Lam University in Ho Chi Minh city, Nong Hoc Web nay đã phát triển thành giáo trình tâm đắc). Một số thầy ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đùa là nhóm thầy Van Quyen Mai và chúng tôi là về Cần Thơ Ô Môn để làm “lô đối chứng”.Nhưng chính nhờ sự giao lưu học tập ấy (về cách tập hợp dấn thân của tập thể Viện Lúa đạo quân tiên phong của Điện Biên Nam Bộ) để rồi chúng ta đã tiếp nối làm nên cuộc Cách mạng sắn ở Việt Nam, Hoa Lúa; Hoa Đất , Hoa Người …Thật biết ơn quý Thầy khoa học nông nghiệp đầu ngành, biết ơn Viện Lúa xây dựng và phát triển
Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Luật anh hùng lao động, Bác Hai Nam Bộ, ‘anh Hai ôm em’ là một điểm đến đặc biệt ấn tượng .
Hoàng Kim chép lưu lại bài thơ ‘Thăm bạn Ô Môn’ của PTS Nguyễn Hữu Ước, Viện trưởng Viện Mía Đường, tại Ô Môn đêm 14 12 1992 cùng bài thơ “Giáo sư Lúa” của ông Nguyễn Khôi là Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc Văn phòng Quốc hội (đã trích dẫn trong bài “Thầy Luật lúa OMCS OM” phần hai) và bốn bài thơ đầu, giữa và cuối tập thơ “Lúa mới” của giáo sư Nguyễn Văn Luật
THĂM BẠN Ô MÔN
Nguyễn Hữu Ước
Thân mến tặng GSTS Nguyễn Văn Luật
và các bạn Viện Lúa ĐBSCL Ô Môn
Ô Môn ơi thế là đã đến
Bao chờ trông nay mới thỏa lòng
Trời Cần Thơ dạt dào gió nắng
Lúa ngập đồng gợn sóng mênh mông …
Giống lai nào bình chọn – tay em
Vần thơ nào dưới trăng anh viết?
Để ta say màu xanh mái tóc
Say con diều nghiêng cánh gọi trăng.
Chất dẻo thơm hạt gạo “Ô Môn”
Những chắt lọc công trình trí tuệ
Nuôi cuộc đời năng mưa vất vả
Xây niềm tin đi tới tương lai.
Gặp đây rồi – Vui quá đêm nay
Ly rượu nồng ấm tình bầu bạn
Không còn cách sông Tiền, sông Hậu
Trái tim ta làm nhịp nối bờ xa …
Là nhà nông học của nghề nông
Như những nhà thơ của ruộng đồng
Chữ tâm trong anh đầy sức sống
Tình anh như biển lúa mênh mông.
1961
TRÊN SÂN CHIM BẠC LIÊU Luat Nguyen
Tặng ngài TLS Ấn Độ N.Dayakar
Anh với tôi trên đài quan sát
Canh rừng xanh, giữ biển Thái Bình
Đàn cò mang nắng bình minh
Ngao du kết bạn tâm tình khắp nơi
1991
Lúa mới, Nguyễn Văn Luật 1997 (bài giữa).
Xuân thời gian, xuân bất tái lai
Hương sắc tình xuân đâu có phai
Sức xuân trong anh từ em đến
Viết bản tình ca -tha thiết – không lời.
22 2 1997
Lúa mới, Nguyễn Văn Luật 1997 (bài cuối).
Tôi dừng lâu trước bài thơ xúc động của anh Nguyễn Hữu Ước viết tại Ô Môn đêm 14 12 1992. Anh Ước thăm Ô Môn chậm hơn nhiều so với chúng tôi, không được làm “lô đối chứng” hoạt động chung chương trình lúa và hệ thống canh tác kết nối từ rất sớm với Viện Lúa Ô Môn.. Giáo sư Vũ Công Hậu nói “Được làm đối chứng là tốt lắm đấy cậu ạ. Cậu phải tâm huyết lắm mới tạo được sự đột phá. Cậu thay đổi thói quen ưa thích và thị trường tiêu dùng của người dân, đặc biệt là đối với lão nông tri điền, để chọn được một giống tốt thực sự trong sản xuất là thật khó. Làm việc thật và bước đi hàng đầu là điều không dễ dàng. Người ta nhiều khi phải ‘né’ đối chứng thật tốt ‘nước sông không phạm nước giếng” đấy cậu ạ. Giáo sư Vũ Công Hậu và anh Nguyễn Huy Ước ngày nay đều là người thiên cổ nhưng những sự quý mến, trân trọng công sức của một thế hệ vàng tâm huyết và lời tâm tình thật đáng quý.
DẠY VÀ HỌC không chỉ là trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
Các sâu sắc của sự học làm người là noi theo gương sáng (mặt tốt) của những bậc thầy minh triết, phúc hậu, tận tâm với Người với Đời. Sức lan tỏa của một người Thầy là tình yêu thương con người, sức tập hợp và cảm hóa. Thầy Nguyễn Văn Luật trở thành nhân vật lịch sử của em để đón nhận mọi sự khen chê của đời thường, nhưng riêng em luôn nhớ về Thầy với những điều cảm phục ngưỡng mộ”.
Thầy Luật lúa OMCS OM một thời sôi nổi
SẮN VIỆT NAM SÁCH CHỌN
Hoàng Long và Hoàng Kim
Hai sách sắn tốt gần đây là: 1) ‘Khoa học cây sắn’, tác giả Nguyễn Hữu Hỷ,
CHÀO NGÀY MỚI 4 THÁNG 12 Hoàng Kim CNM365Thầy Luật lúa OMCS OM; Sắn Việt Nam sách chọn; Chuyện thầy Phan Huy Lê; Nước Lào một suy ngẫm; Nhà Trần trong sử Việt; Đồng xuân lưu dấu hiền; Thầy tôi sao sáng giữa trời; Thầy Dương Thanh Liêm; Con đường lúa gạo Việt; Có một ngày như thế Phạm Tiến Duật chim lửa Trường Sơn..Ngày 4 tháng 12 hàng năm được coi là ngày môi trường ở Thái Lan. Băng Cốc là thủ đô Thái Lan cũng là trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệp văn hóa và thành phố lớn nhất nước này. Vương quốc Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, tây nam giáp lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman. Thái Lan có diện tích 513.000 km2 lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái. Vua Thái Lan hiện tại là Bhumibol Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, là vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Ngày 4 tháng 12 năm 2007 là ngày mất của Phạm Tiến Duật, nhà thơ Việt Nam sinh năm 1941. Ông được tôn vinh là “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ” “cây săng lẻ của rừng già” “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, thơ ông “có sức mạnh của một sư đoàn”; Ngày 4 tháng 12 năm 1872 là ngày Đây là bí ẩn hàng hải được coi là lớn nhất mọi thời đại về con tàu “ma” Mary Celeste của Hoa Kỳ được tàu Dei Gratia của Anh Quốc phát hiện ở Đại Tây Dương, không có người và dường như đã bị bỏ không, thiếu một thuyền cứu sinh, mặc dù thời tiết lúc đó tốt và thủy thủ đoàn là những người đi biển rất có kinh nghiệm và năng lực. Tàu Mary Celeste đã ở trên biển một tháng cho tới lúc đó và có thức ăn, nước uống đầy đủ trên boong cho thủy thủ đoàn hơn 6 tháng . Hàng hoá trên tàu gần như không hề bị hư hại gì và những vật dụng cá nhân của hành khách và thuỷ thủ đoàn vẫn ở nguyên vị trí, bao gồm cả những vật có giá trị. vẫn trong điều kiện đáp ứng tốt cho một cuộc hành trình trên biển và vẫn đang căng buồm hướng về phía eo Gibraltar. Từ ngày 4 tháng 12 năm 1872 cho tới nay chưa ai nhìn thấy hoặc nghe được bất cứ tin tức gì từ thuỷ thủ đoàn. Bài chọn lọc ngày 4 tháng 12: Thầy Luật lúa OMCS OM; Sắn Việt Nam sách chọn; Chuyện thầy Phan Huy Lê; Nước Lào một suy ngẫm; Nhà Trần trong sử Việt; Đồng xuân lưu dấu hiền; Thầy tôi sao sáng giữa trời; Thầy Dương Thanh Liêm; Con đường lúa gạo Việt; Có một ngày như thế Phạm Tiến Duật chim lửa Trường Sơn. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlongvà https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-12/;
THẦY LUẬT LÚA OMCS OM Hoàng Kim
Giáo sư Nguyễn Văn Luật, anh hùng lao động là tác giả chính của cụm công trình đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ 10 nhà khoa học được nhận năm 2000. Tập thể Viện Lúa là anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000, đến năm 2014 Viện Lúa phát huy truyền thống và được nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhất cao quý nhất của Việt Nam. Thầy là một người lính và danh tướng lỗi lạc của mặt trận nông nghiệp Điện Biên Nam Bộ. Trong câu chuyện đời thường của giáo sư Luật có ba câu chuyện tiếu lâm, học mà vui, vui mà học. Đó là “Ôm em và ôm em cực sướng”, “Nuôi heo trồng so dũa nuôi dê”, “Thầy Luật bạn và thơ”.. Chuyện được tình tự kể như dưới đây.
Thầy Nguyễn Văn Luật (phải) là giáo sư tiến sĩ anh hùng lao động, cựu Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, tác giả chính của OMCS OM trên đồng lúa mới với kỹ sư Hồ Quang Cua (trái) anh hùng lao động, tác giả chính thương hiệu gạo thơm Sóc Trăng nổi tiếng Việt Nam .
Thế hệ chúng tôi may mắn được kết nối với những người Thầy trí thức lớn, những bạn nhà nông tâm huyết, trí tuệ, gắn bó suốt đời với nông dân đồng nghiệp, sinh viên cây llương thực và nghề nông.Khi nói đến họ là nói đến một đội ngũ thầm lặng dấn thân cho hạt ngọc Việt và sự đi tới không ngưng nghỉ của Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng nhân cách và trí tuệ Việt. “Con đường lúa gạo Việt Nam” là chuỗi giá trị sản phẩm kết nối những thế hệ vàng nông nghiệp Việt Nam làm rạng danh Tổ Quốc. Đó là Lương Định Của lúa ViệtThầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Luật lúa OMCS OM; Thầy Quyền thâm canh lúa; Những người Việt lỗi lạc ở FAO; Chuyện cô Trâm lúa lai; Chuyện thầy Hoan lúa lai; Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng; Thầy nghề nông chiến sĩ. Hôm nay chúng tôi tự hào giới thiệu một góc nhìn ‘Thầy Luật lúa OMCS OM’ người Thầy đã lưu dấu nhiều ấn tượng sâu xa trong cây lúa Việt Nam Nam và vùng lúa Nam Bộ. Câu chuyện là sự nối dài tỏa rộng thêm “Con đường lúa gạo Việt Nam” từ Đại Ngãi Long Phú Sóc Trăng quê hương của nhà bác học nông dân anh hùng lao động Lương Định Của, người thầy nghề lúa, đến Viện Lúa Ô Môn, nôi khai sinh thương hiệu OM và OMCS nổi tiếng đến làng OM, cầu OM, cầu Nhót Hà Nội quê hương của thầy Luật.
Giáo sư Nguyễn Văn Luật là tác giả chính của thương hiệu lúa giống OMCS OM, đến nay trong thương hiệu OM lúa giống đã có trên 166 giống lúa của nhiều tác giả Viện Lúa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận, mà phần lớn đều mang tên OM. GS Nguyễn Văn Luật cũng là tác giả chủ biên của bộ sách đồ sộ gần 1.500 trang “Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20” ba tập do Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội. xuất bản năm 2001, 2002, 2003 mà bất cứ chuyên gia nông nghiệp Việt Nam nào khi soát xét cây lúa Việt Nam của một thời và ‘Việt Nam chốn tổ của nghề lúa’ đều không thể bỏ qua. Bài học lớn hơn hết, sâu đậm hơn hết là bài học tập hợp và phát huy được năng lực của một đội ngũ chuyên gia tuyệt vời đầy tài năng và một đội ngũ các lãnh đạo qua các thời kỳ thật tâm huyết. Bài học cao quý của sự đoàn kết một lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ của các thế hệ cán bộ viên chức người lao động Viện Lúa, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương và doanh nghiệp, sự cộng hưởng, giúp đỡ và liên kết thật tuyệt vời của thầy cô, bạn hữu, đồng nghiệp bạn nhà nông cùng với đông đảo nông dân từ khắp mọi miền đất nước.
ÔM EM VÀ ÔM EM CỰC SƯỚNG
Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt thời đó cũng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiền nhiệm đều ham làm lúa, thăm lúa vì … dân đói. Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt thăm Viện Lúa giữa năm 1997 và hỏi Viện trưởng Nguyễn Văn Luật: ‘Vì sao anh đặt tên lúa giống là OM và OMCS?’
Giáo sư Nguyễn Văn Luật trả lời: “Thưa Thủ tướng, để tỏ lòng biết ơn lãnh đạo và nhân dân địa phương tạo điều kiện cho Viện hoạt động, chúng tôi lấy tên huyện Ô Môn của địa phương làm tên của giống lúa do Viện tạo chọn”.
Trong không khí vui vẻ, nhiều người đã bổ sung những ý kiến tốt đẹp. Chủ tịch tỉnh Ba Xinh cười nói OM nghĩa là Ôm Em, một phóng viên ngồi ở vòng ngoài nói xen vào OMCS nghĩa là Ôm Em Cực Sướng, đoàn tháp tùng có một cán bộ ở Hà Nội nói là địa danh quê của Viện trưởng là làng OM, cầu OM cầu Nhót Hà Nội, nên OM cũng có nghĩa là làng OM, cầu OM.Thủ tướng tóm tắt ; Vậy OM là O EM, O BẾ EM !
Ngài Ngài đại sứ Ấn Độ có lần đến thăm Viện biết chuyện có bổ xung: dân Ấn Độ chúng tôi khi phát âm Ô Ô ÔM ÔM… , hai tay chắp lại, là để tỏ lòng thành kính cầu phúc!
Có một chuyện vui liên quan là giáo sư Luật một lần đi với cố nhà báo Nhật Ninh, gặp anh xe ôm dọc đường gọi là “anh hai ôm em”..! và chuyện này đã đăng báo Nhân Dân mà tác giả là Nhật Ninh!
OM và OMCS là những câu chuyện như suối nguồn tươi trẻ thao thiết chảy giữa vùng quê Nam Bộ và xuống nông thôn càng có thêm nhiều huyền thoại thú vị.
Nghe nói có một lần cố đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đang làm Phó Thủ Tướng phụ trách Khoa học Kỹ thuật và Chương trình Kế họach hóa Gia đình, trong một chuyến thăm một đơn vị rất thành công ở miền Tây, bác Văn đã hỏi về bài học kinh nghiệm thành công. Vị giám đốc đơn vị vui vẻ trình bày: Em có bốn bài học thấm thía nhất: một là o bế dân, được lòng dân nên được tất cả; hai là o bế địa phương, mất lòng thổ địa thì chẳng thể anh hùng; ba là o bế hiền tài và các vị cao minh, sự nghiệp phát triển được là nhờ họ; bốn là o bế em, thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.
Thầy Viện trưởng khác của tôi kể chuyện là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói vậy không là nói vui mà thực sự chính cụ đã trãi nghiệm sâu sắc về sự O bế Em thành công, mà chính mối tình này làm ông còn một người con Phan Thanh Nam sinh ngày ngày 25 tháng 2 năm 1952, người đã thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ trong lễ tang của ông. Mẹ của Nam là bà Hồ Thị Minh, chủ bút đầu tiên của tờ Phụ nữ cứu quốc Nam bộ. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có người vợ đầu cùng hai người con út, một trai một gái, đã thiệt mạng khi quân đội Hoa Kỳ bắn chìm tàu Thuận Phong trong một cuộc càn quét qua chiến khu Củ Chi và người con trai đầu của ông là Phan Chí Dũng đã hi sinh ngày 29 tháng 4 năm 1972 tại Sóc Trăng trong một lần đi trinh sát. Câu chuyện đời thường và lời cụ Kiệt thật thấm thía. Đó là một sự trãi nghiệm.
OM hay ÔM, O hay Ô, chữ nào hay hơn? Hóa ra hai chữ đều hay. “Om mầm nên nõn lá” việc lặt lá mai và cái lạnh giá mùa đông là sự om mầm để cây nẩy lộc xuân. Con đường lúa gạo Việt Nam, Viện Lúa 40 năm xây dựng phát triển có nhiều những dâng hiến lặng lẽ mà giáo sư Luật là một trong những con người ấy.
Trong bài “Thầy bạn là lộc xuân của cuộc đời” tôi có kể về giáo sư Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam :
Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Tay ôm đàn độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
Từ Cà Mau Rạch Giá
Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mờ như sương
Thân chưa là lính thú
Sao không về cố hương ?
Nhớ Thầy Luật lúa OM và OMCS là nhớ thầy Hai Lúa ‘anh hai ôm em’ trong số những dâng hiến lặng lẽ đó.
“NUÔI HEO, TRỒNG SO ĐŨA, NUÔI DÊ”
Ông Nguyễn Khôi phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc Văn phòng Quốc hội có bài thơ ‘Giáo sư Lúa’ tặng GSTS Nguyễn Văn Luật.
GIÁO SƯ LÚA
Trai Hà Nội đi Nông Lâm buổi ấy
Bạn bè cười cày đường nhựa được chăng?
Rồi ở Viện suốt đời vì cây lúa
Đem sông Hồng vào với Cửu Long.
Đất Ô Môn đồng chua cỏ lác,
Ôi Cần Thơ đất rộng Tây Đô
Xứ Nam Bộ hai mùa mưa nắng,
Kết 20 triệu tấn lúa ước mơ …
Anh Kỹ sư rồi thành ông Tiến sĩ,
Vị Giáo sư lội ruộng suốt ngày.
Lại nhớ thời Hải Dương – Ô Mễ
Làm bèo dâu, cấy thẳng mê say.
Nay lúa vượt 25 triệu tấn,
Ôi Việt Nam, sức sống diệu kỳ.
Sông Hồng với Cửu Long hòa sóng,
Bạn bè đùa ‘ông Tiến sĩ nhà quê”.
Mùi hạnh phúc đượm bao sương mấy nắng,
Trai Hà Thành đen nhẽm ngỡ nông dân.
Cũng xởi lởi như Bác Hai Nam Bộ
Viết vần thơ ca ngợi ruộng đồng.
Tôi xin giải thích thêm bài thơ của cụ Nguyễn Khôi về 25 triệu tấn lúa này là 25 triệu tấn lúa mà toàn quốc Việt Nam đạt được năm 1995. Viện Lúa 40 năm xây dựng phát triển đã góp phần đưa sản lượng lúa ở ĐBSCL từ khoảng 4 triệu tấn/ năm 1977 vượt trên 25 triệu tấn/ năm 2016, tăng hơn gấp 6 lần, và điều kì diệu là 25 triệu tấn lúa trên năm tại ĐBSCL năm 2016 bằng toàn bộ sản lượng lúa Việt Nam năm 1995. Chùm thơ cuối của tác giả Nguyễn Khôi thật thấm thía: “Mùi hạnh phúc đượm bao sương mấy nắng,/ Trai Hà Thành đen nhẽm ngỡ nông dân/ Cũng xởi lởi như Bác Hai Nam Bộ/ Viết vần thơ ca ngợi ruộng đồng”.
Trong những câu chuyện tiếu lâm cười vui một thời có chuyện Viện Lúa Viện Dê Viện Trưởng Dê mà tôi tần ngần không dám đặt tên này mà kể chệch đi một chút là “nuôi heo, trồng so đũa, nuôi dê”. Hồi đó, cán bộ công nhân viên của các Viện nghiên cứu và Trung tâm Nông nghiệp đều quá vất vả và thiếu thốn. Hầu như nhà nào cũng nuôi heo, phải tăng gia sản xuất mới có đồng gia đồng vào, vợ đẻ con bệnh không lo bằng heo đẻ, heo bệnh. Cán bộ công nhân ra đồng làm ruộng, vui vè chuyện trò thì thường đầu tiên là kể chuyện vợ chồng con cái, kế đến là việc nuôi heo, trồng so đũa, nuôi dê thật hợp với Viện Lúa, sau đó là đến chuyện tiếu lâm nam nữ.
Giáo sư Luật kể rằng một hôm ông đi qua dãy nhà lá trên đoạn đê cụt trong Viện chợt nghe tiếng ục ịch, sột soạt, hổn hển, ông dừng lại nghe và dòm qua cửa sổ mở thì hóa ra đó là tiếng động của hai cô kế toán trường trung cấp Xuân Mai về Viện đang vuốt ve … hai con lợn trắng hồng độ 45 – 50 kg. Cô Hinh nhanh nhẩu tự giới thiệu đây là nhà ở của Hồng heo, Hồng Hinh, Hồng Hay ! Hai cô này đến nay đã thành bà nội bà ngoại, nhà cửa khang trang, con cháu học hành thành đạt, nhưng chắc vẫn nhớ một thời gian khó đã dành nơi tốt nhất cho heo ở.
Nhiều gia đình ở Viện lúa thuở đó đều trồng so đũa và nuôi dê sữa. Nhà giáo sư Viện trưởng cũng nuôi vài con heo và một con dê Bách Thảo mỗi sáng vắt được đến 5 – 6 lít sữa, dư dùng. Lộc, Thành và Thu Hiền là con của giáo sư Luật sáng sáng thay nhau đi bỏ sữa cho các nhà cần và đi học về là vác câu liêm lấy lá so đũa để nuôi dê. Viện Lúa hồi đó, đất nền nhà và đường sá trụ sở mới được tôn lên từ đất ruộng chua phèn nên rất ít cây phát triển được, ngoại trừ rau muống dại, chuối, mía, và trồng so đũa để lấy hoa nấu canh, thân cây đục lỗ cấy nấm mèo (mộc nhĩ), lấy lá nuôi dê.
Viện Lúa ĐBSCL một thời không chỉ vang danh lúa mới OM, OMCS mà còn vang danh là Viện Dê, Viện Trưởng Dê. Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn, Bí thư Tỉnh Ủy Tám Thanh và các cán bộ đi cùng khi đến tham quan Viện Lúa, ngoài việc thăm đồng đều không quên đến thăm các mô hình trồng so đũa – nuôi dê, cũng như sau thăm mô hình con cá con tôm ôm cây lúa ‘canh tác bền vững trong vuông’. Một số gia đình kỹ sư giỏi nuôi dê như gia đình kỹ sư Bình Thủy có thêm tên gọi thân mật Bình dê, tương tự như nhiều cặp vợ chồng của Bổng Hòa lúa, Bửu Lang lúa quen thuộc với nông dân miền Tây.
Tôi có một kỷ niệm vui với Viện Lúa là trồng sắn ngô xen thêm đậu xanh, lạc, đậu rồng và tôi khuân về từ Viện Lúa hai con dê Bách Thảo để làm mô hình kinh tế hộ gia đình. Các con tôi Nguyên Long còn quá bé, thuở đó vợ chồng đều bận rộn suốt ngày mà dê Bách Thảo phá quá, gặm cỏ và cây cối rất miệt mài. Tôi có sáng kiến buộc hai con dê lại với nhau và treo bao cỏ trên gác bếp cao để dê rút cỏ ăn dần. Thế nhưng một hôm một con leo lên cao rút cỏ, con ở dưới giật kéo làm con ở trên ngã vật xuống và bị … ‘chấn thương sọ não’ như anh em trong cơ quan nói vui. Chúng tôi mua hai can rượu và xẻ thịt dê gõ kẽng ‘báo động’ mời anh em về liên hoan và chia thịt dê cho mọi nhà. Câu chuyện ‘mổ dê đãi tiệc’ nghe thật hoành tráng và nhớ quá một thời.
Con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước, kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt. Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1977 – 2017) có tốc độ tăng năng suất vượt 1,73 lần so với thế giới. Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của nhà bác học nông dân Lương Định Của ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới và lớp lớp những tài danh nông nghiệp Việt trong đó có giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Luật anh hùng lao động, Bác Hai Nam Bộ, ‘anh Hai ôm em’ là một điểm đến đặc biệt ấn tượng .
THẦY LUẬT BẠNVÀ THƠ
Giáo sư Lê Văn Tố nhắn trên Facebook: “Tôi kính nể hai người anh hùng chân chính này và vinh dự được đàm đao với hai anh hùng tại nhà. Nói đến nông sản mà không nói đến công nghệ sau thu hoạch là việt vị nên sau khi thành lập cơ sở nghiên cứu theo đề nghị của GS Luật, tôi đã viết phần này”. Câu chuyện của thầy Tố, tôi chỉ lưu được một chút nhỏ trong bài Chuyện đời giáo sư Lê Văn Tố và mong thầy trao đổi thêm đôi lời về lĩnh vực chuyên sâu đầy thách thức và cơ hội này đối với lớp trẻ.
Giáo sư Trịnh Xuân Vũ người thầy đại thụ sinh học và sinh lý thực vật, hôm chấm luận văn thạc sĩ mới đây, đã kể chuyện và bàn luận với chúng tôi về sự vào cuộc của các đại gia kinh tài cho Nông sản Việt, chuyện quen và lạ mà anh Nam Sinh Đoàn đã bàn. Giáo sư Nguyễn Thơ góp vui: “Đi họp với các Cụ ớn nhất là các Cụ mang thơ đến tặng. Một hội nghề nghiệp đã đùa “Xin mọi người hãy để giày dép và thơ ở ngoài”.Thế nhưng ‘thầy Luật bạn và thơ Lúa mới’ là không hề cũ và không thể quên. Nhớ và quên là hai mặt của nhận thức, minh triết của đời thường. Văn hóa là gì còn lắng đọng khi người ta đã quên đi tất cả.
Tôi may mắn trong số những người bạn vong niên của thầy Luật “Em Hoàng Kim nhớ nhất là lúc lần đầu đi cùng thầy Van Quyen Mai về Ô Môn và về Cần Thơ cùng thầy Nguyễn Văn Luật, thầy Võ Tòng Xuân (là thân phụ của thầy giáo Võ-Tòng Anh) những người đã cùng cố giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn chung sức xây dựng Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam là điểm sáng một thời Nông Nghiệp Việt Nam (mà thầy Phạm Văn Hiền của Nong Lam University in Ho Chi Minh city, Nong Hoc Web nay đã phát triển thành giáo trình tâm đắc). Một số thầy ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đùa là nhóm thầy Van Quyen Mai và chúng tôi là về Cần Thơ Ô Môn để làm “lô đối chứng”.Nhưng chính nhờ sự giao lưu học tập ấy (về cách tập hợp dấn thân của tập thể Viện Lúa đạo quân tiên phong của Điện Biên Nam Bộ) để rồi chúng ta đã tiếp nối làm nên cuộc Cách mạng sắn ở Việt Nam, Hoa Lúa; Hoa Đất , Hoa Người …Thật biết ơn quý Thầy khoa học nông nghiệp đầu ngành, biết ơn Viện Lúa xây dựng và phát triển
Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Luật anh hùng lao động, Bác Hai Nam Bộ, ‘anh Hai ôm em’ là một điểm đến đặc biệt ấn tượng .
Hoàng Kim chép lưu lại bài thơ ‘Thăm bạn Ô Môn’ của PTS Nguyễn Hữu Ước, Viện trưởng Viện Mía Đường, tại Ô Môn đêm 14 12 1992 cùng bài thơ “Giáo sư Lúa” của ông Nguyễn Khôi là Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc Văn phòng Quốc hội (đã trích dẫn trong bài “Thầy Luật lúa OMCS OM” phần hai) và bốn bài thơ đầu, giữa và cuối tập thơ “Lúa mới” của giáo sư Nguyễn Văn Luật
THĂM BẠN Ô MÔN
Nguyễn Hữu Ước
Thân mến tặng GSTS Nguyễn Văn Luật
và các bạn Viện Lúa ĐBSCL Ô Môn
Ô Môn ơi thế là đã đến
Bao chờ trông nay mới thỏa lòng
Trời Cần Thơ dạt dào gió nắng
Lúa ngập đồng gợn sóng mênh mông …
Giống lai nào bình chọn – tay em
Vần thơ nào dưới trăng anh viết?
Để ta say màu xanh mái tóc
Say con diều nghiêng cánh gọi trăng.
Chất dẻo thơm hạt gạo “Ô Môn”
Những chắt lọc công trình trí tuệ
Nuôi cuộc đời năng mưa vất vả
Xây niềm tin đi tới tương lai.
Gặp đây rồi – Vui quá đêm nay
Ly rượu nồng ấm tình bầu bạn
Không còn cách sông Tiền, sông Hậu
Trái tim ta làm nhịp nối bờ xa …
Là nhà nông học của nghề nông
Như những nhà thơ của ruộng đồng
Chữ tâm trong anh đầy sức sống
Tình anh như biển lúa mênh mông.
1961
TRÊN SÂN CHIM BẠC LIÊU Luat Nguyen
Tặng ngài TLS Ấn Độ N.Dayakar
Anh với tôi trên đài quan sát
Canh rừng xanh, giữ biển Thái Bình
Đàn cò mang nắng bình minh
Ngao du kết bạn tâm tình khắp nơi
1991
Lúa mới, Nguyễn Văn Luật 1997 (bài giữa).
Xuân thời gian, xuân bất tái lai
Hương sắc tình xuân đâu có phai
Sức xuân trong anh từ em đến
Viết bản tình ca -tha thiết – không lời.
22 2 1997
Lúa mới, Nguyễn Văn Luật 1997 (bài cuối).
Tôi dừng lâu trước bài thơ xúc động của anh Nguyễn Hữu Ước viết tại Ô Môn đêm 14 12 1992. Anh Ước thăm Ô Môn chậm hơn nhiều so với chúng tôi, không được làm “lô đối chứng” hoạt động chung chương trình lúa và hệ thống canh tác kết nối từ rất sớm với Viện Lúa Ô Môn.. Giáo sư Vũ Công Hậu nói “Được làm đối chứng là tốt lắm đấy cậu ạ. Cậu phải tâm huyết lắm mới tạo được sự đột phá. Cậu thay đổi thói quen ưa thích và thị trường tiêu dùng của người dân, đặc biệt là đối với lão nông tri điền, để chọn được một giống tốt thực sự trong sản xuất là thật khó. Làm việc thật và bước đi hàng đầu là điều không dễ dàng. Người ta nhiều khi phải ‘né’ đối chứng thật tốt ‘nước sông không phạm nước giếng” đấy cậu ạ. Giáo sư Vũ Công Hậu và anh Nguyễn Huy Ước ngày nay đều là người thiên cổ nhưng những sự quý mến, trân trọng công sức của một thế hệ vàng tâm huyết và lời tâm tình thật đáng quý.
DẠY VÀ HỌC không chỉ là trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
Các sâu sắc của sự học làm người là noi theo gương sáng (mặt tốt) của những bậc thầy minh triết, phúc hậu, tận tâm với Người với Đời. Sức lan tỏa của một người Thầy là tình yêu thương con người, sức tập hợp và cảm hóa. Thầy Nguyễn Văn Luật trở thành nhân vật lịch sử của em để đón nhận mọi sự khen chê của đời thường, nhưng riêng em luôn nhớ về Thầy với những điều cảm phục ngưỡng mộ”.
Thầy Luật lúa OMCS OM một thời sôi nổi
SẮN VIỆT NAM SÁCH CHỌN
Hoàng Long và Hoàng Kim
Hai sách sắn tốt gần đây là: 1) ‘Khoa học cây sắn’, tác giả Nguyễn Hữu Hỷ, Reinhardt Howeler, Phạm Thị Nhạn (Nhạn Phạm) Bùi Chí Bửu 2020 HARC SATREPS JICA VAAS IAS Nhà Xuất bản Nông nghiệp; 2) Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành; tác giả ‘Howeler, R.H. and T.M. Aye. 2015. Người dịch: Hoàng Kim, Hoang Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai (BM Nguyễn) 2015, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Nhà Xuất bản Thông tấn, Hà Nội, Việt Nam. 148 p. (Nguyên tác: Sustainable Management of Cassava in Asia − From Research to Practice. CIAT, Cali, Colombia. 147 p.
Sách “Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành” năm 2015 chưa có điều kiện tái bản, có nhu cầu lớn và được sản xuất đánh giá cao, là cẩm nang thực hành hiệu quả: “Thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”.
Cảm ơn quý thầy Tuyến Bùi Cách, Phạm Văn Hiền, Trần Đình Lý (NLU). Trung Dung Tran, Nguyen Van Nam, NguyenVan Minh (Đại học Tây Nguyên) và nhiều quý thầy bạn đã quan tâm. KHOA HỌC CÂY SẮN lần này là sách không bán mà chỉ phát hành trong khuôn khổ dự án : “Phát triển hệ thống sản xuất sắn bền vững thông qua quản lý sâu bệnh hại tại Việt Nam, Campuchia và Thái Lan” với sự hổ trợ kinh phí của Chính phủ Nhật Bản và tổ chức JICA. Bạn Phạm Thị Nhạn (Nhạn Phạm) với các tác giả sách mới biên soạn sẽ xử lý sách tặng cho một số quý thầy bạn trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu sắn, quản lý, bảo tồn và phát triển sắn, cùng với một số thư viện chính Viện Trường.
Nội dung sách KHOA HỌC CÂY SẮN gồm 9 chương: Chương 1 Giới thiệu chung; Chương 2 Sinh học cây sắn; Chương 3 Gen hệ gen & di truyền cây sắn; Chương 4 Chọn tạo giống sắn; Chương 5 Quản lý đất trồng sắn & độ phì nhiêu đất; Chương 6 Quản lý sâu bệnh hại sắn; Chương 7 Cơ giới hóa ngành sắn & nhu cầu nước: Chương 8 Chế biến & kinh tế; Chương 9 Nghiên cứu & chuyển giao tiến bộ cây sắn ở Việt Nam.
Nội dung sách QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á: Từ nghiên cứu đến thực hành gồm 13 chương: Chương 1 Sắn châu Á vùng trồng và cách sử dụng; Chương 2 Giống sắn nào tốt hơn; Chương 3 Đất sắn và kỹ thuật làm đất; Chương 4 Hom giống sắn thời vụ và kỹ thuật trồng; Chương 5 Sắn trồng xen; Chương 6 Sâu bệnh hại sắn; Chương 7 Sắn thiếu dinh dưỡng và bị ngộ độc; Chương 8 Bón phân NPK cho sắn; Chương 9 Bón phân trung vi lượng và vôi; Chương 10 Kết hợp bón phân thương mại, phân chuồng, phân xanh; Chương 11 Cách thức sinh học để tăng năng suất và cải thiện đất; Chương 12 Làm cách nào để chống xói mòn đất; Chương 13 Tóm tắt kỹ thuật quản lý sắn bền vũng đạt năng suất cao , lợi nhuận cao và bảo vệ môi trường.
Giáo sư Phan Huy Lê là Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.Tôi yêu thích sử Việt nên lặng lẽ đọc kỹ các chính kiến của giáo sư về ba chính đề mà tôi muốn tìm hiểu kỹ để thấu hiểu: 1) Nam tiến của người Việt, Nhà Nguyễn trong sử Việt, Đánh giá chúa Nguyễn Hoàng? 2) Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, Nguyễn Trãi Nguyễn Thị Lộ, án oan Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn?; 3) Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Huệ và Nguyễn Ành, Sự thật thời Tây Sơn, Cương Mục Bang Giao Tập, Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Ai đã bị bán đứng? Thời thế luận anh hùng? Hoàng Kim lưu đúng sự kiện mà không kèm lời bình.
Giáo sư Phan Huy Lê trong bài “Nguyễn Trãi – 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“ đã nhận xét: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá họạ, dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”
Văn bia Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng do Giáo sư Phan Huy Lê viết tại Thủ đô Hà Nội (bản chụp của Hoàng Kim tại Lăng Trường Cơ, Huế)
Ý kiến kết luận Tổng kết Hội thảo Khoa học Cung Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế tài liệu quan trọng do Hoàng Kim chép lại bài đăng trên Qùa Tặng Xứ Mưa do cố nhà văn Ngô Minh gửi tặng. Bản tổng kết này do giáo sư Phan Huy Lê đúc kết, được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ghi lại từ máy ghi âm và đã được GS Phan Huy Lê xem lại, chỉnh sửa. .
“Cung điện Đan Dương và lăng Đan Dương chắc chắn nằm trong khu cung điện Dương Xuân”
Phan Huy Lê
Kính thưa các anh, các chị, các bạn thân mến
Cuộc hội thảo của chúng ta hôm nay có lẽ là một trong ít cuộc hội thảo lý thú lôi cuốn sự quan tâm của mọi người và thể hiện tinh thần tranh luận rất hăng hái, say sưa, thẳng thắn. Tôi chắc chắn nếu có thì giờ thì chúng ta còn thể ngồi trao đổi với nhau thêm cả buổi hay cả ngày cũng chưa hết ý kiến. Trong hội thảo ý kiến khác nhau là chuyện bình thường, hơn nữa là thước đo của sự thành công và điều cần nhấn mạnh là tất cả đều trên ý thức sâu sắc cố gắng tìm tòi, khám phá để đi đến sự thật lịch sử.
Chủ đề của hội thảo là “Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế” mà tự thân nó đã hết sức quan trọng không những chúng ta và bà con thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên-Huế quan tâm mà có thể nói cả nước cùng quan tâm. Cung điện Đan Dương liên quan đến một trung tâm chính trị gắn liền với một biến động lịch sử lớn lao của đất nước vào cuối thế kỷ XVIII, gắn liền với kinh thành Phú Xuân thời Tây Sơn và lăng của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ.
Trong nghiên cứu và bàn luận về lịch sử thì tất cả chúng ta đều nhất trí, tư liệu là cơ sở quan trong bậc nhất, có thể nói giữ vai trò quyết định trong xác minh các sự kiện, di tích và nhận thức lịch sử nói chung. Tư liệu về Tây Sơn và về chủ đề hội thảo của chúng ta rất ít ỏi, một phần lại được ghi chép theo quan điểm đối nghịch, khó bảo đảm tính khách quan. Chúng ta cố gắng thu thập tất cả các nguồn sử liệu từ những nhân vật thời Tây Sơn đến chính sử triều Nguyễn, từ tư liệu chữ viết đến các tư liệu truyền khẩu và những di tích liên quan còn tồn tại đến nay. Tư liệu về số lượng đã ít lại có nhiều thông tin không thống nhất, văn bản lưu lại đến nay lại không phải văn bản gốc. Dĩ nhiên chúng ta phải áp dụng phương pháp sử liệu học, văn bản học để giám định, xác minh tư liệu và qua đối chiếu, phân tích để rút ra những thông tin có giá trị, có độ tin cậy trong nghiên cứu. Chỉ trên phương diện tư liệu, đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều và đó cũng là một nguyên nhân làm cho cuộc tranh luận trở nên sôi nổi, có khi gay gắt.
Về kết quả nghiên cứu và quan điểm của từng tác giả thì trong kỷ yếu đã phản ánh rõ. Trong Báo cáo đề dẫn, PGS Đỗ Bang cho biết trong 9 tham luận có 5 tham luận ủng hộ quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, 2 ủng hộ nhưng cần nghiên cứu bổ sung cứ liệu và 2 phản đối. Rồi trong hội thảo, ý kiến của từng tác giả thế nào, mọi người đã trực tiếp chứng kiến và có thể rút ra nhận xét riêng của mình. Nhưng trong hội thảo khoa học, tôi không muốn tổng kết theo phương thức biểu quyết đa số phục tùng thiểu số như vậy. Trong khoa học, thậm chí có khi mọi người đều đồng tình mà cũng không dám đưa ra kết luận vì chưa hội đủ các cứ liệu khoa học cần thiết. Trong lịch sử nhận thức, những khám phá, phát minh đầu tiên là do cá nhân đưa ra, thường là đơn độc và có không ít trường hợp phải một thời gian lâu về sau mới, thậm chí sau khi tác giả qua đời, mới được khoa học công nhận. Vì vậy trong hội thảo khoa học, chúng ta cần tôn trọng mọi ý kiến mọi người và cần bình tĩnh lắng nghe, ý kiến phản biện rất cần cho tác giả của mọi công trình khoa học.
Trong tổng kết này, tôi xin phép tập trung vào một số vấn đề quan trọng nhất và trên mỗi vấn đề vừa điểm lại cuộc tranh luận của chúng ta, vừa cho tôi được phát biểu một số ý kiến cá nhân.
Vấn đề thứ nhất là Kinh thành Phú Xuân thời cuối chúa Nguyễn.
Dinh phủ chúa Nguyễn qua nhiều lần di chuyển từ Ái Tử, Trà Bát (Quảng Trị) đến Phước Yên, Kim Long (Thừa Thiên-Huế) và năm 1687 dời đến Phú Xuân. Tại dinh phủ mới gọi là Chính dinh, chúa Nguyễn Phúc Thái cho xây dựng cung điện, đắp tường thành. Năm 1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương hiệu và Chính dinh đổi làm Đô thành. Các nhà nghiên cứu cố đô Huế xác định đô thành Phú Xuân nằm trong góc đông nam kinh thành của nhà Nguyễn còn bảo tồn đến nay. Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn có một đoạn miêu tả kinh đô Phú Xuân khi làm Hiệp trấn Thuận Hóa năm 1776, trong đó có những cung điện trong thành ở bờ bắc sông Hương và bờ nam có phủ Dương Xuân, phủ Cam và một số kiến trúc như phủ Tập Tượng, điện Trường Lạc, hiên Duyệt Võ. Đó là những miêu tả của nhân vật đương thời. Cố đạo Jean Kofler đã từng làm Ngự y cho chúa Nguyễn, cũng có một đoạn văn miêu tả Dinh phủ Phú Xuân hình chữ nhật, mở 7 cửa, nhìn về phía sông Hương. Ông cho biết thêm, chúa còn có cung điện thứ hai ở bên kia sông gọi là “cung điện Mùa Đông” chỉ dùng trong bốn tháng mùa đông. Thương nhân Pierre Poivre có dịp đến Phú Xuân gọi phủ chính ở đô thành là “Phou King” (Phủ Kinh) và phủ có cung điện Mùa Đông ở Dương Xuân là “Phou tlên” (tức Phủ Trên). Đấy là những tư liệu miêu tả của người đương thời, rất đáng tin cậy.
Tại đô thành Phú Xuân của chúa Nguyễn, ngoài các cung điện chính bố trí trong thành, bên ngoài nhất là bờ nam sông Hương có một số kiến trúc phục vụ cho các chúa và chính quyền của chúa, trong đó có “cung điện Mùa Đông” ở Dương Xuân dành cho chúa, gia đình và triều thần sống và làm việc trong bốn tháng mùa đông. Theo tôi, đây là một cấu trúc không gian đặc thù của đô thành Phú Xuân thời chúa Nguyễn: một “Phủ Kinh” nằm trong đô thành và một “Phủ trên” với “cung điện Mùa Đông” bố trí trên gò đất cao tránh 4 tháng mưa lũ mùa đông của xứ Huế. Cung điện mùa đông không phải là hành cung tức nơi vua tạm nghỉ trên đường tuần du khi xuất cung. Đây là cung điện để sống và làm việc trong cả 4 tháng mùa đông, cần được coi như một bộ phận cấu thành của đô thành Phú Xuân. Đấy là một sáng tạo trong qui hoạch đô thành phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu của xứ Huế khi con người chưa có khả năng khắc phục được những khó khăn trở ngại của thiên nhiên. Tất nhiên là chúng ta chỉ mới có tư liệu để đưa ra một cái nhìn vĩ mô của cấu trúc không gian đô thành, còn đi sâu vào qui hoạch cụ thể cùng các kiến trúc và vị trí, qui mô từng kiến trúc thì còn phải dày công nghiên cứu.
Vấn đề thứ hai là Kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn.
Tư liệu lịch sử cho biết cuối năm 1774 quân Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy tiến vào nam, chiếm đô thành Phú Xuân của chúa Nguyễn. Sau đó, năm 1786 quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh chiếm thành Phú Xuân trong tay quân Trịnh. Trên danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” quân Tây Sơn thừa thắng tiến ra Đàng Ngoài, chiếm kinh thành Thăng Long, phế bỏ chính quyền chúa Trịnh, thiết lập lại triều vua Lê. Khi trở về Phú Xuân, Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở đâu?
Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế ở Bân Sơn và sau khi đại thắng quân Thanh ở Thăng Long, ông trở về Phú Xuân đóng đô ở đâu? Đây là những câu hỏi đặt ra để xác định kinh đô Phú Xuân của Hoàng đế Quang Trung. Tôi ủng hộ ý kiến cho rằng Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân, bao gồm cả khu vực trong thành gọi là Phủ Kinh và khu vực phủ Dương Xuân ở phía nam sông Hương, nhưng đại bản doanh chủ yếu đặt ở phủ Dương Xuân. Thư của La Barbette cho biết Quang Trung đóng tại một quân doanh xung quanh xây tường thành bảo vệ, chứ không phải trong thành. Ngoài ra, còn có thể nêu thêm hai lý do nữa.
Thứ nhất, Quang Trung Nguyễn Huệ là một nhà quân sự kiệt xuất, ông lại trực tiếp cầm quân đánh chiếm thành Phú Xuân, hiểu hơn ai hết vị thế quân sự của tòa thành này, mặt ưu thế và cả mặt bất lợi, nhất là về phương diện phòng thủ. Thành xây dựng trên bờ bắc sông Hương có vị trí giao thông tiện lợi, nằm trên hòn đảo giữa sông Hương và sông Kim Long, địa hình trống trải, rất khó phòng ngự. Quang Trung vừa là Hoàng đế, vừa là Tổng chỉ huy quân đội của vương triều trong hoàn cảnh phải luôn luôn và sẵn sàng dụng binh đối phó với nhiều thế lức chống đối bên trong và bên ngoài. Trong bối cảnh đó và trong cấu trúc hai bộ phận của đô thành Phú Xuân thời chúa Nguyễn, Quang Trung sử dụng các cung điện trong thành trong một số hoạt động, nhất là các nghi lễ của vương triều và chọn phủ Dương Xuân làm nơi thiết triều, đồng thời là đại bản doanh. Dĩ nhiên, trên cơ sở các cung điện của chúa Nguyễn, chắc ông có xây dựng thêm một số kiến trúc mới, nhất là đắp thành lũy phòng thủ.
Thứ hai, sau khi Quang Trung mất, Quang Toản lên nối ngôi và Bùi Đắc Tuyên làm Thái sư nắm toàn bộ quyền lực như Tể tướng. Bài thơ Xuân để kỷ sự (Mùa xuân ở công quán ghi việc) Phan Huy Ích có một “nguyên dẫn” rất quan trọng cho biết “nhà của quan Thái sư ở chùa Thiền Lâm cũ”, “nha thuộc cũng theo đến ở chung trong chùa” và Thị trung ngự Phan Huy Ích về kinh cũng đến đây “họp bàn việc công”. Thời Tây Sơn thường sử dụng chùa làm nơi làm việc của chính quyền. Dấu tích của chùa Thiền Lâm đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân khảo sát kỹ và xác định được vị trí cũ của chùa nằm trên gò Dương Xuân. Khu cung điện ở phủ Dương Xuân từ thời Quang Trung sang thời Quang Toản, ít nhất là buổi đầu, chắc chưa thay đổi. Đấy là một chứng tích cho thấy thời Tây Sơn đã sử dụng phủ Dương Xuân như khu vực chính trị-quân sự chủ yếu của kinh đô Phú Xuân.
Vấn đề thứ Ba là cung Đan Dương thời Tây Sơn
Trong thơ của Ngô Thì Nhậm có bốn bài thơ nói đến Đan Dương. Đó là bài Đạo ý (Gợi ý), Khâm vãn Đan Dương lăng (Kính viếng lăng Đan Dương), Sóc vọng thị tấu nhạc Thái Tổ miếu cung ký (Ngày lễ rằm, mồng một tấu nhạc miếu Thái Tổ, kính ghi) và Tòng giá bái tảo Đan Lăng cung ký (Theo xa giá đi bái tảo Đan Lăng, kính ghi). Về mặt văn bản học, bốn bài thơ trên nằm trong tập Cúc hoa thi trận của Ngô gia văn phái cũng như bài thơ đã dẫn của Phan Huy Ích nằm trong Dụ Am ngâm lục. Một số tham luận đã nghiên cứu văn bản chữ Hán và nêu lên một số hoài nghi vì không phải văn bản gốc, có một số chữ chép sai, có những chữ viết theo lối đối ngẫu của thơ Đường khó phân biệt tên riêng hay tên chung. Rõ ràng tác phẩm của Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích còn lại đến nay đều là các bản sao chép về sau, không phải là nguyên bản của tác giả. Riêng hai bộ sách Dụ Am ngâm lực và Dự Am văn tập của Phan Huy Ích và Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, thì tôi được biết là theo qui ước của dòng họ Phan Huy, giao cho người đỗ đạt cao nhất trong họ bảo quản như bảo vật của dòng họ. Cha tôi là Phan Huy Tùng đỗ Tiến sĩ năm Duy Tân 13 (1913) được vinh dự trông giữ những báu vật này. Cụ cất giữ sách trong một hòm gỗ treo giữa nhà để hàng ngày trông thấy và hàng năm, vào mùa hè, chọn ngày tốt, đem ra phơi ba nắng trên chiếu hoa để diệt các loại sâu mọt. Nhưng rồi cũng không tránh khỏi sự hủy hoại. Chân dung của Phan Huy Ích cùng cha là Phan Huy Cẩn và con là Phan Huy Thực, cháu là Phan Huy Vịnh thờ tại nhà thờ ở Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) cũng bị hủy hoại, may trước đó đã được GS Hoàng Xuân Hãn chụp lại và năm 1980 khi tôi sang Paris được GS trao tặng lại cho dòng họ. Khí hậu và biết bao biến thiên của lịch sử, kể cả sự phá hoại của con người, đã làm kho tàng di sản Hán Nôm của chúng ta bị mất mát, hủy hoại nhiều và phần lớn tác phẩm còn lại đến nay đều là các bản sao chép qua nhiều lần và nhiều thời. Trong tình trạng văn bản như vậy, chúng ta không thể vì một số chữ chép sai, bổ trống vài ô chữ hay ghi chú của người sau mà phủ định giá trị tư liệu. Ngược lại, chúng ta cần nghiên cứu, khảo các dị bản, tiến hành đối chiếu để cố gắng tìm ra văn bản tương đối gần bản gốc nhất và khai thác các thông tin. Các tác phẩm của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích dù có một số khó khăn về văn bản nhưng là tác phẩm của người đương thời, hơn nữa là của những nhân vật thời Tây Sơn, của những chứng nhân lịch sử tức có giá trị như tư liệu gốc.
Trên tinh thần sử dụng và khai thác tư liệu như vậy, sau khi phân tích các văn bản bài thơ của Ngô Thì Nhậm, tôi cho rằng trong thời Tây Sơn có tồn tại cung Đan Dương trong khu cung điện của phủ Dương Xuân. Về phương diện này, tôi đồng tình với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, nhưng không tán thành hướng tìm tòi chỉ giới hạn trong phạm vi lân cận chùa Thiền Lâm. Rồi cung Đan Dương quan hệ như thế nào với cung điện mùa Đông cũng là vấn đề cần đặt ra trong nghiên cứu.
Vấn đề thứ Tư là có lăng Đan Dương không?
Nếu phân tích kỹ các bài thơ Ngô Thì Nhậm thì có cung Đan Dương và có lăng Đan Dương hay Đan lăng, có miếu thờ Thái Tổ Quang Trung. Tại sao Quang Trung lại mai táng ngay tại cung Đan Dương trong khu cung cấm. Quang Trung mất ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (giờ dạ tý ngày 16-9-1792) nhưng giữ bí mật trong hai tháng, đến ngày 29 tháng 9 mới công bố. Công việc phong tỏa tin tức, giữ gìn bí mật được thực hiện rất nghiêm mật mà chính sử triều Nguyễn sau này cũng chép nhà vua mất ngày 29-9 năm Nhâm Tý. Quang Trung mất vào lúc chính quyền và binh lực của ông còn rất hùng hậu, nhưng tình thế Tây Sơn đang đứng trước nguy cơ lớn. Phía nam, Nguyễn Ánh đã trở về chiếm lại đất Gia Định năm 1787 và phát triển lực lượng rất nhanh. Chính quyền Nguyễn Lữ đã bị đánh đổ và từ năm 1790 quân Nguyễn bắt đầu tấn công ra vùng đất của Nguyễn Nhạc. Các thế lực chống đối trong nước đang liên kết lại để chống Tây Sơn. Quang Trung thấy rõ nguy cơ đó và năm 1792 đang chuẩn bị mở một chiến dịch lớn, huy động vài ba chục vạn quân, chia làm hai đường thủy và bộ tiến vào bao vây tiêu diệt toàn bộ lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Định. Trong bài hịch gửi quan lại, quân sĩ và thần dân hai phủ Quảng Ngãi, Qui Nhơn đề ngày 10-7 năm Quang Trung thứ 5 (ngày 27-8-1792), Quang Trung tuyên bố sẽ “ đánh bại quân giặc dễ như bẻ gãy cành khô củi mục” và lấy lại đất Gia Định “trong nháy mắt”. Mọi công việc chuẩn bị đã hoàn tất nhưng chiến dịch chưa kịp thực hiện thì 20 ngày sau, Quang Trung đã từ trần.
Về cái chết của Quang Trung còn có nhiều ý kiến suy đoán khác nhau, nhưng chắc chắn không phải đột tử, chết tức khắc mà qua mấy ngày ốm đau rồi mới mất. BS Bùi Minh Đức căn cứ vào các tư liệu đã thử đưa ra một bệnh án giải thích cái chết của Quang Trung. Trước khi chết, nhà vua rất tỉnh táo, nhận xét tình thế và căn dặn các triều thần thân tín. Ông coi Nguyễn Ánh ở Gia Định là “quốc thù”, trong lúc người kế vị là Quang Toản “tuổi còn nhỏ”, Nguyễn Nhạc thì “tuổi già, nhàn vui chơi cầu yên”. Ông căn dặn phải sớm dời đô ra Vĩnh đô (Vinh, Nghệ An) để khống chế thiên hạ, nếu không “quân Gia Định” đánh ra thì “không có đất chôn”. Vua và bày tôi thân cận đã giết ngựa trắng ăn thề. Như vậy là Quang Trung đã thấy hết nguy cơ thất bại, đã tiên liệu diễn biến xấu của tình hình. Chính trong bối cảnh đó, triều đình hay đúng hơn là một số triều thần được ủy thác đã giữ bí mật cái chết của Quang Trung trong 2 tháng, tạo thêm thời gian để lo ứng phó với tình thế. Và cũng chính trong bối cảnh đó, để bảo đảm bí mật, thi hài Quang Trung được mai táng ngay trong cung điện Đan Dương của ông. Đây là trường hợp đặc biệt, tẩm điện biến thành lăng tẩm.
Về phương diện này, tôi ủng hộ ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, cung điện Đan Dương cũng là lăng Đan Dương. Nhưng tôi cũng muốn góp ý với tác giả là tại phủ Dương Xuân không phải chí có cung Đan Dương mà chắc chắn có một nhóm kiến trúc, trong đó có cung Đan Dương. Thời Quang Trung, cung Đan Dương nhiều khả năng là chính điện hay tẩm điện của Quang Trung.
Vì vậy phương hướng tìm vi trí và di tích cung điện Đan Dương không nên chỉ tập trung vào vùng đất có chùa Thiền Lâm mà mở rộng hơn sang chùa Vạn Phước và vùng xung quanh. Nên căn cứ vào quan niệm phong thủy và mô hình cấu trúc “vương thành” Đông Á để định hướng tìm dấu tích cung Đan Dương, nhiều khả năng nhìn về phương nam trên một địa hình và cảnh quan phù hợp với luật phong thủy.
Vài đề xuất và kết luận
Về lăng Hoàng đế Quang Trung, lâu nay trong đầu tôi có một băn khoăn là năm 1801 khi Nguyễn Ánh quật phá mộ Quang Trung, lấy đầu lâu giam vào ngục thất thì đó có phải là thi hài của Quang Trung thật không? Suy nghĩ này xuất phát từ chỗ Quang Trung đã tiên liệu tình thế khó khăn của Tây Sơn sau khi ông mất và nguy cơ thất bại trước cuộc phản công của Nguyễn Ánh, thì chắc chắn ông cũng đã nghĩ đến hành động Nguyễn Ánh sẽ trả thù, quật phá mồ mả của các thủ lĩnh Tây Sơn mà đối tượng chủ yếu là ông. Hơn nữa, trước đây, năm 1790 chính Nguyễn Huệ cũng đã quật lăng Cơ Thánh của cha Nguyễn Ánh (sau truy tôn là Hiếu Khang hoàng đế), bỏ quan tài xuống sông.
Vậy chẳng lẽ Quang Trung và bầy tôi thân tín, tài năng của nhà vua không nghĩ đến và không lo đối phó với việc Nguyễn Ánh sẽ trả thù quật mồ mả chăng? Tuy chỉ là suy luận nhưng tôi vẫn cho rằng thi hài nằm trong lăng Đan Dương bị Nguyễn Ánh quật phá không còn là Quang Trung. Thi hài Quang Trung thật đã được bí mật chuyển đi một nơi khác. Gần đây có một số thông tin về lăng thật của Quang Trung ở Bân Sơn, ở Phượng Hoàng trung đô, ở chùa Thiên Thai…? Kết quả thẩm định cho thấy các thông tin trên chưa có căn cứ xác đáng.
Tuy nhiên vấn đề vẫn cần đặt ra để tiếp tục nghiên cứu và xác minh. Tôi xin nhắc lại, điều này tôi cũng đã nêu lên với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và một số bạn đồng nghiệp khác, nhưng chi là đề xuất như một giả thuyết, một hướng nghiên cứu tiếp.Trong hội thảo của chúng ta có một số phản biện rất gay gắt. Đó là những vấn đề đặt ra, phần lớn nặng về tư liệu, nhất là tư liệu Hán Nôm, để giúp các nhà khoa học giám định lại các chứng cứ một cách chặt chẽ và có sức thuyết phục hơn nữa. Tôi tin rằng nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân bảo vệ quan điểm của mình nhưng cũng trân trọng lắng nghe các ý kiến phản biện để xem xét thêm các chứng cứ.
Một vấn đề quan trọng là trong công việc nghiên cứu tiếp theo, chúng ta nên đi theo hướng nào? Dĩ nhiên công việc tìm kiếm, thu thập thêm tư liệu vẫn cần tiếp tục. Tuy nhiên trữ lượng tư liệu về Tây Sơn nói chung và về cung điện Đan Dương nói riêng không nhiều, khả năng phát hiện thêm rất khó. Một nguồn sử liệu quan trọng là các di tích và di vật khảo cổ học cần được đặc biệt quan tâm khai thác. Vùng chùa Thiền Lâm, chùa Vạn Phước và xung quanh, chỉ qua các phát hiện của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và nhân dân địa phương, đã có rất nhiều di tích kiến trúc cũ, giếng nước cổ, rất nhiều di vật từ bia đá đến các loại vật liệu kiến trúc như gạch, ngói, đá kê chân cột, một số đồ gốm, những tấm đá cỡ lớn… Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cuộc điều tra khảo cổ học nào để xác định niên đại các di tích, di vật đó. Trên gò Dương Xuân hiện nay còn những vùng đất khá dày đặc di tích cổ và có những vùng đất có thể tiến hành khai quật khảo cổ học. Tôi còn nhớ khi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân mới phát hiện chùa Thiền Lâm, đã có ý kiến đề xuất tiến hành một vài hố khai quật thăm dò, nhưng rồi cũng không được quan tâm. Tôi trân trọng đề nghị lãnh đạo tỉnh giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay Trung tâm bảo tồn di sản cố đô Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức một đợt điều tra khảo cổ học và trên cơ sở đó có thể đề xuất khai quật khảo cổ học một vài địa điểm cần thiết.
Vấn đề cuối cùng là trên cơ sở những phát hiện và kết quả thảo luận về cung điện Đan Dương thời Tây Sơn ở Huế, chúng ta nên bảo tồn và phát huy giá trị như thế nào? Tuy còn những ý kiến chưa nhất trí, nhưng tất cả những di tích có liên quan đến thời Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung cần sớm được đưa vào kế hoạch bảo tồn và từng bước phát huy giá trị. Chờ cho đến khi có kết luận đạt được sự nhất trí thì nhiều di tích, di vật liên quan đã không còn nữa nếu không được bảo tồn. Có những di tích đã có đủ căn cứ kết luận như chùa Thiền Lâm hiện nay xây dựng trên khu chùa Thiền Lâm cũ từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu và trong thời Quang Toản là nơi làm việc của Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Cung điện Đan Dương và lăng Đan Dương tuy chưa xác định được di tích và vị trí cụ thể nhưng chắc chắn nằm trong khu cung điện Dương Xuân. Nói chung các di tích trên gò Dương Xuân liên quan đến “cung điện mùa Đông” và cụm kiến trúc cung điện của chúa Nguyễn và Tây Sơn. Cung Đan Dương cũng nằm trong cụm kiến trúc này thời Tây Sơn. Vì vậy, hội thảo kiến nghị tỉnh nên có kế hoạch bảo tồn tất cả các di tích cổ của phủ Dương Xuân, đưa các di tích đó vào trong qui hoạch bảo tồn của thành phố Huế. Đồng thời với kế hoạch bảo tồn là kế hoạch phát huy giá trị, trong đó có kế hoạch khai thác về phương diện du lịch. Chúng ta nên tiến hành song song công việc tiếp tục nghiên cứu với công việc bảo tồn và phát huy giá trị các mặt, kết quả nghiên cứu khoa học sẽ bổ sung căn cứ khoa học và phát triển thêm công việc bảo tồn và phát huy giá trị.
Đây là một trong những cuộc hội thảo mà tôi phải làm nhiệm vụ tổng kết rất khó khăn. Cho phép tôi không thể đưa ra các kết luận của hội thảo theo ý nghĩa được mọi người tham gia đồng thuận mà nặng về bình luận kết hợp với ý kiến cá nhân. Mong các vị đại biểu và các bạn đồng nghiệp thông cảm.
Giáo sư Phan Huy Lê
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
THẦY TÔI SAO SÁNG GIỮA TRỜI
Hoàng Kim
Thầy tôi sao sáng giữa trời
Áo cơm thì thấp cuộc đời thì cao.
Tiễn Thầy Hoa Nắng xôn xao
Hoa Người Hoa Đất biết bao ân tình.
Nhớ Thầy xưa rạng sử xanh
Thương Thầy phúc hậu trời dành đức cho.
Con đường xanh sáng ước mơ
Tình yêu cuộc sống tới bờ thung dung.
PHẠM TIẾN DUẬT CHIM LỬA TRƯỜNG SƠN Hoàng Kim
Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941 mất ngày 4 tháng 12 năm 2007. Ông quê gốc ở thị xã Phú Thọ, là nhà thơ lớn thời chống Mỹ ‘con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại’, ‘cây săng lẻ của rừng già’. Thơ ông mãi mãi tuổi thanh xuân từng được đánh giá là ‘có sức mạnh của một sư đoàn’. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã có lời bình về ông thật lắng đọng ‘Phạm Tiến Duật…tốt nghiệp đại học sư phạm Văn, chưa đi dạy ngày nào, ông nhập ngũ (1965). Mười bốn năm trong quân đội thêm tám năm ở Trường Sơn, đoàn vận tải Quang Trung 559. Có thể nói: Trường Sơn đã tạo nên thơ Phạm Tiến Duật, và Phạm Tiến Duật cũng là người mang được nhiều nhất Trường Sơn vào thơ. Nói đến đề tài Trường Sơn đánh Mỹ, người ta không thể quên Phạm Tiến Duật và thơ Phạm Tiến Duật hay nhất cũng ở chặng Trường Sơn. Chiến tranh đã qua một phần tư thế kỷ, tâm hồn thơ Phạm Tiến Duật vẫn chưa ra khỏi Trường Sơn. Những bài thơ anh viết hôm nay vẫn còn vang ngân lắm hình bóng của Trường Sơn. Phạm Tiến Duật có giọng thơ không giống ai, và cũng khó ai bắt chước được“.
Cái vết thương xoàng mà đi viện
Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.
1969
ĐÈO NGANG
Pháo tàu địch đêm đêm nhằm bắn
Đèo vẫn nguyên lành nằm với biển reo
Nhà như lá đa rơi lưng chừng dốc
Sông suối từ đâu đổ xuống lưng đèo.
Đường nhằm hướng Nam,
Người nhằm hướng Nam,
Xe đạn nhằm hướng Nam
vượt dốc.
Bao nhiêu người làm thơ Đèo Ngang
Mà quên mất con đèo chạy dọc.
1970
LỬA ĐÈN
I – Đèn
Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá
Quả cây chín đỏ hoe
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè,
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu,
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng…
Mạch đất ta dồi dào sức sống
Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương
Chúng nó đến từ bên kia biển
Rủ nhau bay như lũ ma trơi
Từ trên trời bảy trăm mét
Thấy que diêm sáng mặt người
Một nghìn mét từ trên trời
Nhìn thấy ngọn đèn dầu nhỏ bé
Tám nghìn mét
Thấy ánh lửa đèn hàn chớp loé
Mà có cần đâu khoảng cách thấp cao
Chúng lao xuống nơi nao
Loé ánh lửa,
Gió thổi tắt đèn, bom rơi máu ứa.
Trên đất nước đêm đêm
Sáng những ngọn đèn
Mang lửa từ nghìn năm về trước,
Lấy từ thuở hoang sơ,
Giữ qua đời này đời khác
Vùi trong tro trấu nhà ta.
Ôi ngọn lửa đèn
Có nửa cuộc đời ta trong ấy!
Giặc muốn cướp đi
Giặc muốn cướp lửa tim ta đấy
II – Tắt đèn
Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi tắt lửa đêm đêm khiến đất trời rộng quá
Không nhìn thấy gì đâu
Bóng tối che rồi
Cây trúc làm duyên phải nhờ gió thổi
Cô gái làm duyên phải dùng giọng nói
Bông hoa làm duyên phải luỵ hương bay…
Bóng tối phủ dày
Che mắt địch
Nơi tắt lửa là nơi vang rền xe xích
Kéo pháo lên trận địa đồng cao
Tiếng khẩu đội trưởng ở đâu
Đấy là đuôi khẩu pháo
Tiếng anh đo xa điểm đều
Vang ở đâu, đấy là giữa điểm đồ
Nơi tắt lửa là nơi in vết bánh ôtô,
Những đoàn xe đi như không bao giờ hết,
chiếc sau nối chiếc trước ì ầm
Như đàn con trẻ chơi u chơi âm
Đứa này nối hơi đứa khác.
Nơi tắt lửa là nơi dài tiêng hát
Đoàn thanh niên xung phong phá đá sửa đường;
Dẫu hố bom kề bên còn bay mùi khét
Tóc lá sả đâu đó vẫn bay hương
Đêm tắt lửa trên đường
Khi nghe gần xa tiếng bước chân rậm rịch
Là tiếng những đoàn quân xung kích
Đi qua.
Từ trong hốc mắt quầng đen bóng tối tràn ra
Từ dưới đáy hố bom sâu hun hút
Bóng tối dâng đầy toả ngợp bao la,
Thành những màn đen che những bào thai chiến dịch
Bóng đêm ở Việt Nam
Là khoảng tối giữa hai màn kịch
Chứa bao điều thay đổi lớn lao,
Bóng đêm che rồi không nhìn thấy gì đâu
Cứ đi, cứ đi nghe lắm âm thanh mới lạ.
III – Thắp đèn
Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi đêm ngày giặc điên cuồng bắn phá
Những ngọn đèn vẫn cứ thắp lên
Chiếc đèn chui vào ống nứa
Cho em thơ đi học ban đêm,
chiếc đèn chui vao lòng trái núi
Cho xưởng máy thay ca vời vợi,
Chiếc đèn chui vào chiếu vào chăn
Cho những tốp trai làng đọc lá thư thăm
Ta Thắp đèn lên trên đỉnh núi
Gọi quân thù đem bom đến dội
Cho đá lở đá lăn
Lấy đá xây cầu, lấy đá sửa đường tàu
Ta bật đèn pha ôtô trong chớp loè ánh đạn
Rồi tắt đèn quay xe
Đánh lạc hướng giặc rồi ta lại lái xe đi…
Ngày mai, ngày mai hoàn toàn chiến thắng
Anh dắt tay em, trời chi chit sao giăng
“Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm”
Ta thắp đèn lồng, thắp cả đèn sao năm cánh
Ta dẫn nhau đến ngôi nhà đèn hoa lấp lánh
Nơi ấy là phòng cưới chúng mình
Ta sẽ làm cây đèn kéo quân thật đẹp
Mang hình những người những cảnh hôm nay
Cho những cuộc hành quân nào còn trong bóng tối
Sẽ hiện muôn đời trên mặt ngọn đèn xoay.
1967
Ghi chú của tác giả: Hồi cuối năm 1966 tại Tây Bắc, tôi (PTD) đã có mấy tháng là pháo thủ pháo cao xạ (tiểu đoàn 24 trực thuộc Quân khu). Ấy thế mà còn viết nhầm. Do khi viết cứ mê đi, mụ đi mà nhầm. Ấy là dòng này “Tiếng anh đo xa điểm đều như đếm nhịp chày giã gạo”. Những dòng trên đã cho thấy pháo đây là pháo tầm thấp. Ban đêm làm sao dùng được máy đo xa bằng mắt thường. Nhưng thôi, không sửa. Đã là cuộc đời thì hẳn có tì vết.
Nguồn: Thơ Phạm Tiến Duật, NXB Hội nhà văn, 2007
Phạm Tiến Duật chim lửa Trường Sơn là thơ của một thời. Di sản thơ Phạm Tiến Duật chim lửa Trường Sơn có giá trị tiếp thêm nghị lực cho lớp trẻ
Ghi chú:
(*) Trích dẫn một số bài viết
QUA ĐÈO NGANG Hoàng Ngọc Dộ
Qua đèo Ngang, qua đèo Ngang
Rừng thẳm Hoành Sơn giống bức màn
Tường thành hai dãy nhiều lũy nhỏ
Gió chiều lướt thổi nhẹ hơi hương
Cổng dinh phân định đà hai tỉnh
Cheo leo tầng đá, giá hơi sương
Người qua kẻ lại đều tức cảnh
Ta ngẫm thơ hay của Xuân Hương
Đèo chạy vắt ngang ôm biển lớn
Hoành Sơn chân rảo nhẹ bồi hồi
Trên núi hoa rừng muôn cánh nở
Dưới sông chim biển vạn nhành thoi
Ầm ầm xe lướt âm vang đất
Lớp lớp mây bay cuốn rợp trời
Núi giăng biển uốn thành đồ trận
Lặng nhìn thêm thẹn chí làm trai
ƠIRỪNG LAU QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim
Trập trùng núi cao cao
Bên dốc vực sâu sâu
Gió ngàn về hun hút
Thổi dậy ngàn bông lau
Ơi rừng lau quê hương
Trắng lòa như tuyết xuống
Theo suối quân lên đường
Trẩy đi dài cuồn cuộn
Phải cha ông thức dậy
Tiễn cháu con lên đường
Mà nghe rừng lau chuyển
Như muôn nghìn gươm khua.
Qua bao nhiêu đèo cao
Vẫn cờ lau bát ngát
Hay vua Đinh ngày xưa
Thầm giúp ta đánh giặc?
Giữa đỉnh trời cao ngất
Mới hiểu lòng ông cha
Bắc Nam liền một dãi
Non sông chung một nhà.
CON ĐƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM Hoàng Kim
Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa.Giáo sư tiến sỹ, anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, tác giả chính của cụm công trình ‘Nghiên cứu và phát triển lúa gạo’ đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, đã có hai bài viết quan trọng giới thiệu về “Lịch sử cây lúa Việt Nam” và “Cải tiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam”. Giáo sư đã đưa ra các bằng chứng và dẫn liệu ‘Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa’ và ‘các tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21’. Bộ sách:GS Nguyễn Văn Luật chủ biên 2003 “Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20”, ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1.347 trang, xuất bản ba năm 2001, 2002, 2003 Bộ sách GS Nguyễn Thị Lang, GS Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa, di truyền và chọn giống, Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 623 trang đã đúc kết về những tiến bộ này..
Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói, đã có lời dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Dạy học không chỉ trao truyền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn trao truyền ngọn lửa Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
Nam Bộ Việt Nam, quê hương của nhà bác học nông dân Lương Định Của, là nơi con đường lúa gạo Việt Nam khởi phát và tỏa rộng, là nơi mở đầu cho chùm bài viết này. Về miền Tây “Sao anh chưa về lại miền Tây. Nơi một góc đời anh ở đó. Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu. Tên đất tên người chín nhớ mười thương. Anh có về Bảy Núi Cửu Long. Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ. Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ. Anh có về nơi ấy với em không?” (thơ Hoàng Kim).
Con đường lúa gạo Việt Nam không chỉ có lúa mà còn có cây màu (ngô, sắn, khoai) cây đậu đỗ thực phẩm, rau quả cũng là nguồn thức ăn đồ uống Việt (Food & Drink) ngày càng đòi hỏi liên kết sản xuất chế biến cung ứng tiêu thụ sản phẩm thành chuỗi giá trị ngành hàng hiệu quả.nâng cao giá trị chất lượng khoa học nghệ thuật ẩm thực văn hóa Việt, tỏa sáng thương hiệu Việt, hiệu sách Việt, bếp Việt, món ăn Việt, đất nước con người Việt Nam ra thế giới, bồi đắp tỏa sáng đất nước con người nông nghiệp sinh thái ẩm thực văn hóa Việt Nam.