Số lần xem
Đang xem 10137 Toàn hệ thống 23129 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHÀO NGÀY MỚI 5 THÁNG 12 Hoàng Kim CNM365Có một ngày như thế; Cánh cò bay trong mơ, Chọn giống sắn kháng CMD; Ngọc Phương Nam ngày mới; Xanh một trời hi vọng; Thương câu thơ lưu lạc; Châu Mỹ chuyện không quên; Chuyện cổ tích người lớn; Lửa đèn vầng trăng soi; Đèo Ngang thăm thẳm nhớ; Ngày kỷ niệm Colombo tìm ra châu Mỹ năm 1492. Ngày tưởng nhớ đại tướng Lê Trọng Tấn danh tướng lỗi lạc Quân đội Nhân dân Việt Nam mất năm 1986. Ngày tưởng nhớ Nelson Mandela mất năm 2013. Ngày 5 tháng 12 năm 1492 là ngày kỷ niệm Colombo tìm ra châu Mỹ nhân chuyến đi đầu tiên của ông là người châu Âu đầu tiên đã đặt chân lên đảo Hispaniola châu Mỹ. Cristoforo Colombo sinh khoảng năm 1451 mất ngày 20 tháng 5 năm 1506, là một nhà hàng hải người Ý và là đô đốc của Hoàng đế Castilla, mà những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm Châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hoá của Châu Âu. Ngày Colombo năm 1492 thường được kỷ niệm tại toàn thể Châu Mỹ, Tây Ban Nha và Ý, mặc dù thực tế trước năm 1492 đã có những ghi chép về sự tiếp xúc xuyên Đại Tây Dương của Châu Âu nhưng chuyến đi năm 1492 của Colombo như một thời điểm “tìm ra châu Mỹ” và ông tới lục địa này kỹ hơn trong chuyến thám hiểm thứ ba năm 1498 Ngày 5 tháng 12 năm 1986 là ngày mất của Lê Trọng Tấn là Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, sinh năm 1914. Ông từng là Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. Lê Trọng Tấn được coi là một trong những vị tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Ông luôn được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các chiến dịch lớn nhất, quan trọng nhất như Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng, Đường 9 Nam Lào, Trị Thiên Huế 1972. Ông nổi tiếng là con người tài năng, cương trực, quyết đoán “trí dũng nhân chính liêm trung”. Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi là “người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc, người bạn chiến đấu chí thiết” ” một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại”. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo trong cuộc phỏng vấn xếp hạng tướng lĩnh Việt Nam hiện đại đã đánh giá: “Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Ngày 5 tháng 12 năm 2013 là ngày mất Nelson Mandela, sinh năm 1918 là Tổng thống Nam Phi, người đoạt giải Nobel. Nelson Mandela trước khi trở thành tổng thống đã là nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid đặc biệt nổi tiếng và là người đứng đầu phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Nelson Mandela năm 1962 bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội khác, và ông bị tuyên án tù chung thân. Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben. Sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Nelson Mandela trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999 đã thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Tại Nam Phi, Mandela còn được biết tới với tên gọi Madiba, một tước hiệu danh dự mà bộ lạc của ông thường trao cho những già làng. Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, bao gồm Giải Nobel Hòa bình năm 1993; Bài chọn lọc ngày 5 tháng 12:Có một ngày như thế; Cánh cò bay trong mơ, Chọn giống sắn kháng CMD; Ngọc Phương Nam ngày mới; Xanh một trời hi vọng; Thương câu thơ lưu lạc; Châu Mỹ chuyện không quên; Chuyện cổ tích người lớn; Lửa đèn vầng trăng soi; Đèo Ngang thăm thẳm nhớ; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-12/;
Cánh cò ông Noel
vầng trăng mẹ hiền
mang đến cho em
giấc mơ hạnh phúc
khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao tình yêu
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …
Cánh cò bay trong mơ
Ca dao em và tôi
Bảng lãng cánh cò
Bay giữa nhân gian.‘
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:
“Tháng giêng, tháng hai, Tháng ba, tháng bốn, Tháng khốn, tháng nạn Đi vay đi dạm Được một quan tiền Ra chợ Kẻ Diên Mua con gà mái Về nuôi hắn đẻ Ra mười quả trứng Một trứng: ung Hai trứng: ung Ba trứng: ung Bốn trứng: ung Năm trứng: ung Sáu trứng: ung Bảy trứng: ung Còn ba trứng Nở được ba con Con: diều tha Con: quạ bắt Con: mặt cắt xơi Đừng than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.
CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG BỆNH CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự
Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018-2020), là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định (5/2019) vì KM419 có năng suất tinh bột cao nhất hiện nay ở Việt Nam với diện tích trồng phổ biến nhất hiện nay (với KM94) tại Việt Nam và Campuchia. KM419 mẫn cảm trung bình với bệnh CMD với bệnh chổi rồng (CWBD) hơn là các giống sắn mới khác trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao.
Giải pháp chọn giống sắn Việt Nam tiếp nối hiệu quả là sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao sạch bệnh tiếp tục lai tạo với các giống sắn kháng bệnh CMD đã có. Bài viết CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM đúc kết tóm tắt thông tin đã có và định hướng cho sự nổ lực Trúc Mai, Hoang Long, BM Nguyễn, Nguyen Van Nam, Nhan Pham, Hung Nguyenviet, Hoàng Kim, Jonathan Newby … đang lai hữu tính và bồi dục nâng cao tính kháng cho các giống sắn KM419, KM440, KM397, tốt nhất hiện nay
Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phú hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận được thực hiện ngày nay là sự bảo tồn và phát triển chuỗi kinh nghiệm quý Cách mạng sắn Việt Nam.
Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang
Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người
Mê xi cô tựa cổng trời
Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê
Oregon thác uy nghi
Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân
Phải đi muôn dặm xa gần
Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa
Em về thưa với mẹ cha
Rằng anh còn bận đường xa chưa về
Trăm quê dẫu ngỡ là quê
Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình
Đã từng ly biệt tử sinh
Gừng cay muối mặn để thành quê hương
Đã từng gian khổ chiến trường
Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai
Anh đi núi rộng sông dài
Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em
Bởi đâu bạn lạ hóa quen
Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta
Anh về sẽ nối đường qua
Cánh thư chắp mối để xa nên gần
Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn
Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, nay mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong tôi nhiều ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn yêu thích của tôi là khoa học cây trồng, cây lương thực, kết nối đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ, kể từ chuyến đi Mỹ đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau Đó.là chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới là vùng vật liệu di truyền của ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm: CIMMYT là trung tâm ngô và lúa mì quốc tế ở Mê hi cô. CIP là trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế ở Peru. CIAT là trung tâm sắn quốc tế và đậu thực phẩm với lúa châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như IITA là trung tâm của các cây trồng trên ở Nigeria châu Phí, ICRISAT ở Ấn Độ và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà đi lang thang thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.
“Châu Mỹ chuyện không quên” chùm thông tin này nhằm mục đích cung cấp điểm nhấn tư liệu bài học kinh nghiệm tình yêu cuộc sống cho bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ ham học hỏi, Tác phẩm gồm 40 đường links (hotes) , được hiệu đính, bổ sung, đọc lại và suy ngẫm
Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi: Đó là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các cây giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu chúng đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang rồi nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.xem tiếp Châu Mỹ chuyện không quên
THƯƠNG CÂU THƠ LƯU LẠC Hoàng Kim
Ai viết cho ai câu thơ lưu lạc.
Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài ? Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái hoa mai.
Nghêu ngao vui thú yên hà.
Mai là bạn cũ, Hạc là người quen. Mười năm lưu lạc tìm gươm báu Đời ta chỉ cúi trước hoa mai.
Thương thăm thẳm câu thơ lưu lạc: Núi cõng đường mòn, cha cõng con Qua đèo chợt gặp mai đầu suối Thướng sơn,Tầm hữu vị ngộ
Dưỡng sinh thi, Sấm Trạng Trình, Chí thiện, An nhàn vô sự là tiên. Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim.
CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN
Hoàng Kim
Lời dặn lại của Đức Thánh Trần là “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.Đọc lại thật sâu sắc! Tôn tử binh pháp thiên thứ nhất, trang đầu là “Tính toán”. Tôn Tử nói: Chiến tranh là việc lớn quốc gia, là việc sống chết của nhân dân, là sự mất còn của một nước, không thể không xem xét cẩn thận. Cho nên phải cân nhắc năm yếu tố, phải tính toán, so đo mà tìm hiểu thực tình của đôi bên: Thứ nhất là đạo nghĩa; thứ hai là thời trời; thứ ba là địa lợi; thứ tư là chủ tướng; thứ năm là pháp chế. Chỉ nói đến trí thức tinh hoa, tinh thần ái quốc và sức mạnh toàn dân thì chỉ mới tính toán so đo thứ nhất là đạo nghĩa. Chỉ nói đến tài năng và tôn vinh cụ thể một con người như Napoleon chẳng hạn thì chỉ mới tính toán so đo thứ tư là chủ tướng. Chính vì vãy Napoleon khi thua trận bị nhốt ngoài đảo mới thốt lên: Tiếc thay trước đây ta chưa đọc sách này (Tôn Tử binh pháp) và Cụ Hồ trước khi thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã nghiền ngẫm học lại thật kỹ Lịch sử Việt Nam, dịch Tôn Tử binh pháp, chọn tướng và chọn nơi khởi đầu sự nghiệp lập quốc tại làng Quốc Tuấn. .
Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).
Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.
Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.
Đức Thánh Trần gương soi kim cổ
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.
“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.
Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.
Bảy phép để biết người:
1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không 2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ. 3. Cho gián điệp thử xem có trung thành không. 4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào. 5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không 6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không. 7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không. 8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.
Tướng ngu có tám điều tệ:
1. Lòng tham mà không chán 2. Ghen người hiền, ghét người tài 3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót 4. Xét người mà không xét mình 5. Do dự không quả quyết 6. Say đắm rượu và sắc đẹp 7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát 8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ
Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.
Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;
Bảy phép sau đây để biết người
1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng; 2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến; 3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức; 4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm; 5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình; 6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực; 7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.
Tám hạng tướng và bậc đại tướng
Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.
Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.
Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.
Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.
Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý. Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân, giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái. Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau. Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.
Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”
Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình;
RỒNG TRE
Hoàng Gia Cương
Một gốc tre khô cũng hóa rồng
Cũng râu, cũng vuốt, cũng đuôi cong …
Rồng bay, rồng lượn, rồng khoe mẽ …
Tấm tắc người khen thế mới … LONG!
Trúc Lâm Yên Tử một rừng tre
Nghê Việt tùy thời biến hóa ghê …
Tre xanh, tre bạc, tre măng ngọt …
Đất thấp trời cao chợt hóa … RỒNG
Chuyện cổ tích người lớn NGƯỜI HOA TÂY NAM BỘ
QUY LUẬT PHÁT TRIỂN KHÔNG ĐỀU VÀ TỔ CHỨC PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI Chiêm Lưu Huyđã kể ngày 4 tháng 12, 2017, một câu chuyện hay, thật đáng suy ngẫm, nguyên văn như sau:
Thời người Mỹ phát hiện ở California có mỏ vàng, dân tứ xứ ồ ạt đổ xô về đây tìm vận may. Thợ đào vàng gặp vàng, gặp may thì ít, khốn khổ, khốn nạn, vàng da, vàng mắt thì nhiều. Riêng cái nóng và khô khát miền viễn tây cũng đủ cực hình người ta. Hoà vào dòng người tìm vàng ấy có chàng thanh niên 17 tuổi, người Do thái. Sau một thời gian ngắn xung quân đào bới, chàng nhận ra rằng vàng không nhiều như lời đồn thổi. Ngược lại rất nhiều rủi ro. Chàng nhất quyết bỏ ý định ban đầu và chuyển qua nghề vận chuyển nước từ nơi xa về, bán cho thợ đào vàng. Thấy vậy, có người cười. Đào vàng tìm vận may đổi đời sao bỏ, đi lượm từng xu tiền lẻ ? Mặc người cười chê, anh thầm nghĩ, có nơi nào bán được nước dễ dàng và nhiều như ở đây. Đương nhiên, không bao lâu sau, anh trở thành người nổi tiếng giàu có.
Ở đồng bằng miền Tây Nam bộ, nơi nhiều người Khmer sinh sống. Hể ở đâu có chục nóc nhà của người Khmer, thậm chí chỉ năm, ba là ở đó mọc lên một tiệm bán tạp hóa của người Hoa. Đôi khi, người Hoa có nhà trong chợ hoặc tiệm lớn ngoài phố, nhưng người ta vẫn mở rộng lãnh địa ra các vùng nông thôn. Nói là tiệm tạp hóa cho sang, thực thì ban đầu cũng chỉ bày bán gạo, củi, muối và thêm thứ rượu trắng rẻ tiền là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người nghèo vùng sâu vùng xa. Đa phần người Khmer thường ghé cửa tiệm này trước hay sau một ngày đào đất, đắp mương, san nền nhà hay gặt hái, làm cỏ, bỏ phân ngoài ruộng rẫy. Dần dà, chủ tiệm tạp hóa trở lên giàu có. Họ lại mở rộng thêm cả qui mô và diện tích cũng như các món hàng để phát tài. Họ phát tài từ tiệm tạp hóa, từ việc thu từng đồng cắc nơi túi người Khmer.
Vậy là, chẳng cứ người di cư Do thái mãi Mỹ châu mới thông minh, nhạy bén và tài kinh doanh. Người Hoa xuống phía nam bán đảo Trung Ấn và đông nam Á châu cũng tài ba không kém. Rộng r
CHÀO NGÀY MỚI 5 THÁNG 12 Hoàng Kim CNM365Có một ngày như thế; Cánh cò bay trong mơ, Chọn giống sắn kháng CMD; Ngọc Phương Nam ngày mới; Xanh một trời hi vọng; Thương câu thơ lưu lạc; Châu Mỹ chuyện không quên; Chuyện cổ tích người lớn; Lửa đèn vầng trăng soi; Đèo Ngang thăm thẳm nhớ; Ngày kỷ niệm Colombo tìm ra châu Mỹ năm 1492. Ngày tưởng nhớ đại tướng Lê Trọng Tấn danh tướng lỗi lạc Quân đội Nhân dân Việt Nam mất năm 1986. Ngày tưởng nhớ Nelson Mandela mất năm 2013. Ngày 5 tháng 12 năm 1492 là ngày kỷ niệm Colombo tìm ra châu Mỹ nhân chuyến đi đầu tiên của ông là người châu Âu đầu tiên đã đặt chân lên đảo Hispaniola châu Mỹ. Cristoforo Colombo sinh khoảng năm 1451 mất ngày 20 tháng 5 năm 1506, là một nhà hàng hải người Ý và là đô đốc của Hoàng đế Castilla, mà những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm Châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hoá của Châu Âu. Ngày Colombo năm 1492 thường được kỷ niệm tại toàn thể Châu Mỹ, Tây Ban Nha và Ý, mặc dù thực tế trước năm 1492 đã có những ghi chép về sự tiếp xúc xuyên Đại Tây Dương của Châu Âu nhưng chuyến đi năm 1492 của Colombo như một thời điểm “tìm ra châu Mỹ” và ông tới lục địa này kỹ hơn trong chuyến thám hiểm thứ ba năm 1498 Ngày 5 tháng 12 năm 1986 là ngày mất của Lê Trọng Tấn là Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, sinh năm 1914. Ông từng là Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. Lê Trọng Tấn được coi là một trong những vị tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Ông luôn được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các chiến dịch lớn nhất, quan trọng nhất như Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng, Đường 9 Nam Lào, Trị Thiên Huế 1972. Ông nổi tiếng là con người tài năng, cương trực, quyết đoán “trí dũng nhân chính liêm trung”. Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi là “người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc, người bạn chiến đấu chí thiết” ” một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại”. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo trong cuộc phỏng vấn xếp hạng tướng lĩnh Việt Nam hiện đại đã đánh giá: “Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Ngày 5 tháng 12 năm 2013 là ngày mất Nelson Mandela, sinh năm 1918 là Tổng thống Nam Phi, người đoạt giải Nobel. Nelson Mandela trước khi trở thành tổng thống đã là nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid đặc biệt nổi tiếng và là người đứng đầu phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Nelson Mandela năm 1962 bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội khác, và ông bị tuyên án tù chung thân. Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben. Sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Nelson Mandela trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999 đã thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Tại Nam Phi, Mandela còn được biết tới với tên gọi Madiba, một tước hiệu danh dự mà bộ lạc của ông thường trao cho những già làng. Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, bao gồm Giải Nobel Hòa bình năm 1993; Bài chọn lọc ngày 5 tháng 12:Có một ngày như thế; Cánh cò bay trong mơ, Chọn giống sắn kháng CMD; Ngọc Phương Nam ngày mới; Xanh một trời hi vọng; Thương câu thơ lưu lạc; Châu Mỹ chuyện không quên; Chuyện cổ tích người lớn; Lửa đèn vầng trăng soi; Đèo Ngang thăm thẳm nhớ; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-12/;
Cánh cò ông Noel
vầng trăng mẹ hiền
mang đến cho em
giấc mơ hạnh phúc
khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao tình yêu
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …
Cánh cò bay trong mơ
Ca dao em và tôi
Bảng lãng cánh cò
Bay giữa nhân gian.‘
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:
“Tháng giêng, tháng hai, Tháng ba, tháng bốn, Tháng khốn, tháng nạn Đi vay đi dạm Được một quan tiền Ra chợ Kẻ Diên Mua con gà mái Về nuôi hắn đẻ Ra mười quả trứng Một trứng: ung Hai trứng: ung Ba trứng: ung Bốn trứng: ung Năm trứng: ung Sáu trứng: ung Bảy trứng: ung Còn ba trứng Nở được ba con Con: diều tha Con: quạ bắt Con: mặt cắt xơi Đừng than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.
CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG BỆNH CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự
Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018-2020), là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định (5/2019) vì KM419 có năng suất tinh bột cao nhất hiện nay ở Việt Nam với diện tích trồng phổ biến nhất hiện nay (với KM94) tại Việt Nam và Campuchia. KM419 mẫn cảm trung bình với bệnh CMD với bệnh chổi rồng (CWBD) hơn là các giống sắn mới khác trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao.
Giải pháp chọn giống sắn Việt Nam tiếp nối hiệu quả là sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao sạch bệnh tiếp tục lai tạo với các giống sắn kháng bệnh CMD đã có. Bài viết CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM đúc kết tóm tắt thông tin đã có và định hướng cho sự nổ lực Trúc Mai, Hoang Long, BM Nguyễn, Nguyen Van Nam, Nhan Pham, Hung Nguyenviet, Hoàng Kim, Jonathan Newby … đang lai hữu tính và bồi dục nâng cao tính kháng cho các giống sắn KM419, KM440, KM397, tốt nhất hiện nay
Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phú hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận được thực hiện ngày nay là sự bảo tồn và phát triển chuỗi kinh nghiệm quý Cách mạng sắn Việt Nam.
Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang
Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người
Mê xi cô tựa cổng trời
Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê
Oregon thác uy nghi
Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân
Phải đi muôn dặm xa gần
Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa
Em về thưa với mẹ cha
Rằng anh còn bận đường xa chưa về
Trăm quê dẫu ngỡ là quê
Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình
Đã từng ly biệt tử sinh
Gừng cay muối mặn để thành quê hương
Đã từng gian khổ chiến trường
Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai
Anh đi núi rộng sông dài
Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em
Bởi đâu bạn lạ hóa quen
Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta
Anh về sẽ nối đường qua
Cánh thư chắp mối để xa nên gần
Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn
Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, nay mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong tôi nhiều ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn yêu thích của tôi là khoa học cây trồng, cây lương thực, kết nối đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ, kể từ chuyến đi Mỹ đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau Đó.là chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới là vùng vật liệu di truyền của ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm: CIMMYT là trung tâm ngô và lúa mì quốc tế ở Mê hi cô. CIP là trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế ở Peru. CIAT là trung tâm sắn quốc tế và đậu thực phẩm với lúa châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như IITA là trung tâm của các cây trồng trên ở Nigeria châu Phí, ICRISAT ở Ấn Độ và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà đi lang thang thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.
“Châu Mỹ chuyện không quên” chùm thông tin này nhằm mục đích cung cấp điểm nhấn tư liệu bài học kinh nghiệm tình yêu cuộc sống cho bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ ham học hỏi, Tác phẩm gồm 40 đường links (hotes) , được hiệu đính, bổ sung, đọc lại và suy ngẫm
Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi: Đó là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các cây giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu chúng đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang rồi nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.xem tiếp Châu Mỹ chuyện không quên
THƯƠNG CÂU THƠ LƯU LẠC Hoàng Kim
Ai viết cho ai câu thơ lưu lạc.
Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài ? Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái hoa mai.
Nghêu ngao vui thú yên hà.
Mai là bạn cũ, Hạc là người quen. Mười năm lưu lạc tìm gươm báu Đời ta chỉ cúi trước hoa mai.
Thương thăm thẳm câu thơ lưu lạc: Núi cõng đường mòn, cha cõng con Qua đèo chợt gặp mai đầu suối Thướng sơn,Tầm hữu vị ngộ
Dưỡng sinh thi, Sấm Trạng Trình, Chí thiện, An nhàn vô sự là tiên. Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim.
CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN
Hoàng Kim
Lời dặn lại của Đức Thánh Trần là “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.Đọc lại thật sâu sắc! Tôn tử binh pháp thiên thứ nhất, trang đầu là “Tính toán”. Tôn Tử nói: Chiến tranh là việc lớn quốc gia, là việc sống chết của nhân dân, là sự mất còn của một nước, không thể không xem xét cẩn thận. Cho nên phải cân nhắc năm yếu tố, phải tính toán, so đo mà tìm hiểu thực tình của đôi bên: Thứ nhất là đạo nghĩa; thứ hai là thời trời; thứ ba là địa lợi; thứ tư là chủ tướng; thứ năm là pháp chế. Chỉ nói đến trí thức tinh hoa, tinh thần ái quốc và sức mạnh toàn dân thì chỉ mới tính toán so đo thứ nhất là đạo nghĩa. Chỉ nói đến tài năng và tôn vinh cụ thể một con người như Napoleon chẳng hạn thì chỉ mới tính toán so đo thứ tư là chủ tướng. Chính vì vãy Napoleon khi thua trận bị nhốt ngoài đảo mới thốt lên: Tiếc thay trước đây ta chưa đọc sách này (Tôn Tử binh pháp) và Cụ Hồ trước khi thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã nghiền ngẫm học lại thật kỹ Lịch sử Việt Nam, dịch Tôn Tử binh pháp, chọn tướng và chọn nơi khởi đầu sự nghiệp lập quốc tại làng Quốc Tuấn. .
Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300. Người được dân Việt tôn kính gọi là Đức Thánh Trần và thường dâng lễ tạ ơn sớm từ 20 tháng 8 dương lịch đến ngày lễ chính. Vua Trần Anh Tông lúc Đức Thánh Trần sắp lâm chung có ân cần ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Đức Thánh Trần trả lời: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Nguyên văn: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” * (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 trang 76 -77).
Trần Hưng Đạo giành chiến thắng trước quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, kết thúc chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3 vào ngày 9 tháng 4 năm 1288, tức 8 tháng 3 năm Mậu Tý. Sau ba lần thắng giặc, đất nước thanh bình, ông lui về Vạn Kiếp và mất ngày 20 tháng 8 năm 1300 tại vườn An Lạc. Đền Kiếp Bạc ( Hải Dương) là nơi đền thờ chính của đức Thánh Trần.
Chùa Thắng Nghiêm (Hà Nội) nơi Trần Hưng Đạo lúc nhỏ tu học, là nơi Người hiển thánh.
Đức Thánh Trần gương soi kim cổ
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công kiệt xuất đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa Đức Thánh Trần thành đại danh tướng lừng lẫy nhất của thế giới và Việt Nam. “CHỌN TƯỚNG” là một chương trong Binh thư Yếu lược của Trần Quốc Tuấn, kiệt tác súc tích và sâu sắc lạ lùng.
“Người quân tử tiến thoái quả quyết, xem người thì thanh thản vui tươi, chí thì ở trừ tàn bạo, đó là khí độ của người tướng quốc. Thấy ác không giận, thấy lành không mừng, nhan sắc không thay đổi, đó là lượng của người thiên tử.
Được sự thắng nhỏ, gặp sự thua nhỏ, mà mừng lo hình ra nét mặt, hễ thấy động thì động, thấy tĩnh thì tĩnh, nhát mà không tính toán gì, cất chân thì thần sắc không định, mà hay lấy lời nói để thắng người, đó là tướng ngu vậy.
Bảy phép để biết người:
1. Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không 2. Lấy lời cật vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ. 3. Cho gián điệp thử xem có trung thành không. 4. Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào. 5. Lấy của mà thử để xem có thanh liêm không 6. Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không. 7. Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không. 8. Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không.
Tướng ngu có tám điều tệ:
1. Lòng tham mà không chán 2. Ghen người hiền, ghét người tài 3. Tin lời dèm pha, thích lời nịnh hót 4. Xét người mà không xét mình 5. Do dự không quả quyết 6. Say đắm rượu và sắc đẹp 7. Thích xảo trá mà lòng nhút nhát 8. Nói lời viễn vông mà không giữ lễ
Gia Cát Lượng sách Tướng Uyển chỉ bảy phép biết người.
Biết tính tình của người, chẳng gì khó bằng xem xét, lành dữ tuy khác nhau, tính tình và vẻ mặt chẳng phải một: có kẻ thì ôn hoà, hiền lành nhưng làm việc trộm cắp;có kẻ bề ngoài thì cung kính nhưng trong bụng thì vô lễ, dối trá; có kẻ bề ngoài thì mạnh dạn nhưng trong bụng thì khiếp sợ;có kẻ làm việc tận lực nhưng bụng không trung thành;
Bảy phép sau đây để biết người
1. Hỏi việc phải trái để dò chí hướng; 2. Lấy lời cật vấn để biết ứng biến; 3. Đem mưu kế hỏi để lường kiến thức; 4. Giao chuyện hiểm nguy để soi dũng cảm; 5. Mời rượu cho uống say để xét tính tình; 6. Đưa lợi gái thử để rõ thanh liêm chính trực; 7. Đem việc cậy nhờ để xét sự trung thành, tin thật.
Tám hạng tướng và bậc đại tướng
Nhân tướng là người dùng đức để đem đường cho người, dùng lễ để xếp việc cho họ, hiểu thấu sự đói rét của người dưới, biết rõ khó nhọc của đồng sự, đó là nhân tướng.
Nghĩa tướng là người làm việc không cẩu thả, thấy lợi mà không tham, biết chết vinh hơn sống nhục.
Lễ tướng là người có địa vị cao quý mà không kiêu căng, công hơn người mà không cậy, tài năng mà biết hạ mình, cứng cỏi mà biết nhẫn nhịn.
Trí tướng là người gặp biến bất ngờ mà chí không đổi, ứng phó linh hoạt với việc khó khăn, có thể đổi họa thành phúc, gặp cơn nguy biến mà sắp đặt thành thắng thế.
Tín tướng là người thưởng phạt nghiêm minh công bằng, khen thưởng không chậm trễ và không bỏ sót, trừng phạt không buông tha cho kẻ cao quý. Bộ tướng thủ hạ của đại tướng phải chọn người tay chân lẹ làng, võ nghệ tuyệt luân, giỏi đánh gần, ứng biến di chuyển mau lẹ, để bảo vệ an toàn cao nhất cho chủ soái. Kỵ tướng là người có thể vượt núi non cheo leo, từng trải việc nguy hiểm, cưỡi ngựa bắn tên mau lẹ như chim bay, tới thì đi trước, lui thì về sau. Mãnh tướng là người khí thế vượt hẳn ba quân, dám coi thường địch mạnh, gặp đánh nhỏ vẫn luôn cẩn trọng, gặp đánh lớn thì can đảm quả quyết.
Bậc đại tướng là người bao trùm và vượt hẳn tám hạng tướng kể trên, gặp hiền tài thì tôn trọng lắng nghe, biết tỏ ý mình không theo kịp người, biết nghe lời can ngăn như thuận theo dòng nước, lòng rộng rãi nhưng chí cương quyết, giản dị và nhiều mưu kế.”
Ôi, đọc lại “Binh Thư Yếu lược” “Hịch Tướng Sĩ Văn” gương soi kim cổ, lắng nghe cuộc sống, để biết sửa mình;
RỒNG TRE
Hoàng Gia Cương
Một gốc tre khô cũng hóa rồng
Cũng râu, cũng vuốt, cũng đuôi cong …
Rồng bay, rồng lượn, rồng khoe mẽ …
Tấm tắc người khen thế mới … LONG!
Trúc Lâm Yên Tử một rừng tre
Nghê Việt tùy thời biến hóa ghê …
Tre xanh, tre bạc, tre măng ngọt …
Đất thấp trời cao chợt hóa … RỒNG
Chuyện cổ tích người lớn NGƯỜI HOA TÂY NAM BỘ
QUY LUẬT PHÁT TRIỂN KHÔNG ĐỀU VÀ TỔ CHỨC PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI Chiêm Lưu Huyđã kể ngày 4 tháng 12, 2017, một câu chuyện hay, thật đáng suy ngẫm, nguyên văn như sau:
Thời người Mỹ phát hiện ở California có mỏ vàng, dân tứ xứ ồ ạt đổ xô về đây tìm vận may. Thợ đào vàng gặp vàng, gặp may thì ít, khốn khổ, khốn nạn, vàng da, vàng mắt thì nhiều. Riêng cái nóng và khô khát miền viễn tây cũng đủ cực hình người ta. Hoà vào dòng người tìm vàng ấy có chàng thanh niên 17 tuổi, người Do thái. Sau một thời gian ngắn xung quân đào bới, chàng nhận ra rằng vàng không nhiều như lời đồn thổi. Ngược lại rất nhiều rủi ro. Chàng nhất quyết bỏ ý định ban đầu và chuyển qua nghề vận chuyển nước từ nơi xa về, bán cho thợ đào vàng. Thấy vậy, có người cười. Đào vàng tìm vận may đổi đời sao bỏ, đi lượm từng xu tiền lẻ ? Mặc người cười chê, anh thầm nghĩ, có nơi nào bán được nước dễ dàng và nhiều như ở đây. Đương nhiên, không bao lâu sau, anh trở thành người nổi tiếng giàu có.
Ở đồng bằng miền Tây Nam bộ, nơi nhiều người Khmer sinh sống. Hể ở đâu có chục nóc nhà của người Khmer, thậm chí chỉ năm, ba là ở đó mọc lên một tiệm bán tạp hóa của người Hoa. Đôi khi, người Hoa có nhà trong chợ hoặc tiệm lớn ngoài phố, nhưng người ta vẫn mở rộng lãnh địa ra các vùng nông thôn. Nói là tiệm tạp hóa cho sang, thực thì ban đầu cũng chỉ bày bán gạo, củi, muối và thêm thứ rượu trắng rẻ tiền là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người nghèo vùng sâu vùng xa. Đa phần người Khmer thường ghé cửa tiệm này trước hay sau một ngày đào đất, đắp mương, san nền nhà hay gặt hái, làm cỏ, bỏ phân ngoài ruộng rẫy. Dần dà, chủ tiệm tạp hóa trở lên giàu có. Họ lại mở rộng thêm cả qui mô và diện tích cũng như các món hàng để phát tài. Họ phát tài từ tiệm tạp hóa, từ việc thu từng đồng cắc nơi túi người Khmer.
Vậy là, chẳng cứ người di cư Do thái mãi Mỹ châu mới thông minh, nhạy bén và tài kinh doanh. Người Hoa xuống phía nam bán đảo Trung Ấn và đông nam Á châu cũng tài ba không kém. Rộng ra, ở đâu cũng có người này, người kia. Hình như quy luật phát triển không đều, tự nó phân công, tổ chức lao động xã hội. Nếu duy ý chí, áp đặt tham vọng chủ quan, trái với quy luật, thường thất bại. Mong bài học lịch sử không bao giờ lặp lại ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này.