Số lần xem
Đang xem 7888 Toàn hệ thống 21354 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHÀO NGÀY MỚI 8 THÁNG 12 Hoàng Kim CNM365Nắng Đông; Lời Thầy dặn thung dung; Lời thương; Đỗ Phủ thương đọc lại; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đọc ‘Dấu chân người lính’; Đối thoại với Thiền sư; Đến với bài thơ hay; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Lên non thiêng Yên Tử; Chuyện đồng dao cho em; Đêm Yên Tử, Ngày 8 tháng 12 là ngày Thích Ca thành đạo (Phật giáo Nhật Bản) (Rōhatsu, 臘八) cũng là ngày tuyết dày ở các vùng lạnh trong 24 tiết khí lịch nhà nông. Ngày 8 tháng 12 năm 757, Đỗ Phủ về kinh thành Trường An làm quan trong triều vua Đường Huyền Tông sau loạn An Sử. Đỗ Phủ cùng với Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc thời nhà Đường. Đỗ Phủ được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi thánh và Thi sử do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Tầm vóc Đỗ Phủ như Victor Hugo, Shakespeare. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Bài thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ ‘Xem người đẹp múa kiếm’ gợi cho người Việt Nam nhớ bài thơ bi tráng ‘Thuật hoài’ đêm thanh mài kiếm của Đặng Dung. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Khoảng 1500 bài thơ Đỗ Phủ được bảo tồn trong bộ sưu tập thơ Đỗ Phủ. Thơ ông nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Ngày 8 tháng 12 năm 1980 là ngày mất John Lennon ca sĩ nhạc sĩ và nhà hoạt động hòa bình đặc biệt nổi tiếng người Anh sinh năm 1940, người được ngưỡng mộ nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới. John Lennon với Paul McCartney là bộ đôi sáng tác vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Ngày 8 tháng 12 năm 1978 cũng là ngày mất của Golda Meir, Thủ tướng Israel sinh năm 1898, chính trị gia người Israel sinh tại Đế quốc Nga. Bà là người phụ nữ đầu tiên của Israrel và người phụ nữ thứ ba trên thế giới giữ chức vụ Thủ tướng Israel ngày 17 tháng 3 năm 1969, sau khi giữ chức Bộ trưởng Lao động và Bộ trưởng Ngoại giao. Bà được miêu tả là “người giỏi nhất trong chính phủ “có “ý chí mạnh mẽ, nói chuyện thẳng thắn, người của dân Do Thái”; Bài viết chọn lọc ngày 8 tháng 12: Nắng Đông; Lời Thầy dặn thung dung; Lời thương; Đỗ Phủ thương đọc lại; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Đọc ‘Dấu chân người lính’; Đối thoại với Thiền sư; Đến với bài thơ hay; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Lên non thiêng Yên Tử; Chuyện đồng dao cho em; Đêm Yên Tử, Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-12/;
NẮNG ĐÔNG
Hoàng Kim
Hạnh phúc đơn sơ sao đẹp thế
Ngắm hoa nhớ buổi nắng đông về
Yêu sao ngày mới chờ xuân tới
Đông lạnh ta còn mãi miết đi.
Đạo đức niềm tin và lối sống
Nhớ lời Hưng Đạo dặn dò vua
Đường xuân vui bạn quên ngày tháng
Nắng hửng ban mai gió lạnh về …
Văn chương lưu muôn đời
Bậc thầy gương vạn thuở
Thi thánh và thi sử
Đỗ Phủ Đặng Dung ơi
Dụng kiếm dưới trăng soi
Hùng tâm thiên cổ lụy
Bậc danh sĩ tinh hoa
Bút thần hơn kiếm ý
‘Lều tranh nát gió thu’
‘Bát trận đồ’ ‘Xuân vọng’
Đỗ Phủ thương đọc lại
Sao Mai soi tỏ lòng.
Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt). Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Dưới đây là Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng phổ biến nhiều người đọc.
ĐỌC ĐỖ PHỦ NHỚ ĐẶNG DUNG
Ngày 8 tháng 12 năm 757, Đỗ Phủ về kinh thành Trường An làm quan trong triều vua Đường Huyền Tông sau loạn An Sử. Bài thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ ‘Xem người đẹp múa kiếm’ gợi cho người Việt Nam nhớ bài thơ bi tráng ‘Thuật hoài’ đêm thanh mài kiếm của Đặng Dung Bài này đã được giới thiệu tại “Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung” .
Xem người đẹp múa kiếm
Đỗ Phủ
(Bản dịch của Nguyễn Minh)
Người đẹp họ Công Tôn thủa trước
Múa kiếm lên cả nước rung rinh
Vững lòng như núi cũng kinh
Đất trời cũng phải vị tình ngả nghiêng.
Sáng như Nghệ bắn văng vầng nhật
Uyển chuyển như tiên đáp lưng rồng
Tới như sấm sét bão bùng
Ngưng như biển lặng sông trong hiền hòa.
Tài hoa mãi cũng ra mai một
Học trò cưng sau rốt truyền nghề
Nữ nhi Lâm Dĩnh quán quê
Tới thành Bạch Đế diễn phô kiếm tài.
Câu hỏi đáp cùng người trao đổi
Nhìn người nay thương tới người xưa
Tám ngàn cung nữ của vua
Công Tôn múa kiếm mới vừa long nhan.
Năm mươi năm như bàn tay lật
Gió bụi nay phủ khắp cung rồi
Lê Viên phường hát tàn phai
Dư âm nữ nhạc còn nơi chiều vàng.
Gò Kim Túc cây hàng cung kính
Cỏ xác xơ thành đá Cù Đường
Tiệc hoa đàn sáo chợt ngưng
Sau vui buồn đến, mặt trăng ló rồi.
Thân già về chẳng có nơi
Chân chai núi vắng rã rời bước đi.
Quan Công Tôn đại nương đệ tử vũ kiếm khí hành
Tích hữu giai nhân Công Tôn thị Nhất vũ kiếm khí động tứ phương.
Quan giả như sơn sắc trở táng,
Thiên địa vi chi cửu đê ngang.
Quắc như Nghệ xạ cửu nhật lạc,
Kiểu như quần đế tham long tường.
Lai như lôi đình thu chấn nộ,
Bãi như giang hải ngưng thanh quang.
Giáng thần châu tự lưỡng tịch mịch,
Vãn hữu đệ tử truyền phân phương.
Lâm Dĩnh mĩ nhân tại Bạch Đế,
Diệu vũ thử khúc thần dương dương.
Dữ dư vấn đáp ký hữu dĩ,
Cảm thì phủ sự tằng uyển thương.
Tiên đế thị nữ bát thiên nhân,
Công Tôn kiếm khí sơ đệ nhất.
Ngũ thật niên gian tự phản chưởng,
Phong trần hồng động hôn vương thất.
Lê viên đệ tử tán như yên,
Nữ nhạc dư tư ánh hàn nhật.
Kim túc đôi tiền mộc dĩ củng,
Cù Đường thạch thành thảo tiêu sắt.
Đại diên cấp quản khúc phục chung,
Lạc cực ai lai nguyệt đông xuất.
Lão phu bất tri kỳ sở vãng,
Túc kiển hoang sơn chuyển sầu tật.
Dịch nghĩa
Bài hành xem học trò của đại nương Công Tôn múa điệu kiếm khí
Xưa có người đẹp họ Công Tôn,
Mỗi lần múa điệu kiếm khí, bốn phương rung động.
Người xem vững như núi cũng khiếp đảm.
Trời đất theo nhịp múa mà lên cao xuống thấp.
Sáng rực như Hậu Nghệ bắn rơi chín mặt trời,
Vững vàng như các chúa tiên cỡi rồng lượn.
Đến khi sấm sét thu hết cơn giận dữ,
Dừng như sông bể đọng ánh sáng trong veo.
Làm môi thắm, tay áo ngọc nay đã vắng tênh,
Về già có cô học trò để truyền nghề.
ấy là người đẹp xứ Lâm Dĩnh ở thành Bạch Đế.
Múa khúc tuyệt diệu này, thần thái hiên ngang.
Cùng ta trò chuyện trong chốc lát,
Cảm thời thế nhiều ngang trái mà xót thương !
Thị nữ của tiên đế có tám nghìn người,
Kiếm khí của Công Tôn đứng hàng đầu.
Khoảng năm chục năm trôi qua tựa như trở bàn tay,
Gió bụi tơi bời tối tăm cả cung vua.
Đệ tử Lê viên tan tác như khói,
Phong tư đội nữ nhạc chỉ còn ánh nắng lạnh lẽo.
Trước gò Kim Túc, côi cối chầu hầu,
Nơi thành đá Cù Đường, cỏ xác xơ buồn bã.
Trên tiệc, khúc sáo dồn dập đã dứt
Vui xong sinh buồn, trăng mọc trời đông.
Già này chẳng biết sẽ đi về đâu,
Chân chai lê trong núi hoang theo nỗi sầu.
Thuật hoài
Đặng Dung
Bản dịch của Phan Kế Bính
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
Cảm hoài
Thế sự du du [2] nại lão hà?
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca[3].
Thời lai đồ điếu [4] thành công dị.
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chủ [5] hữu hoài phù địa trục[6],
Tẩy binh [7] vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo [8] đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền [9] đới nguyệt ma.
Chép theo Ngữ văn 10 (nâng cao), sách đã dẫn. Có bản chép khác: Thế lộ (câu 1), Nhập thù ca (câu 2), Sự khứ (câu 4), Trí chúa hữu tâm (câu 5), vị phục (câu 7).
Dịch nghĩa:
Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào?
Trời đất mênh mông đắm trong cuộc rượu hát ca.
Khi gặp thời, người làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành công,
Lúc lỡ vận, bậc anh hùng đành phải nuốt hận nhiều.
Giúp chúa, những mong xoay trục đất lại,
Rửa vũ khí không có lối kéo tuột sông Ngân xuống.
Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm,
Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng.
THIẾU LĂNG THƠ “BÁT TRẬN ĐỒ”
Đỗ Phủ thăm Bát trận đồ do Khổng Minh thời Tam quốc dựng thành tại huyện Phụng Tiết tỉnh Tứ Xuyên. Tướng Ngô là Lục Tốn bị quân Thục vây hăm tại đây nhưng nhờ được nhạc phụ của Khổng Minh là Hoàng Thừa Ngạn chỉ đường nên ra thoát. Khổng Minh chưa ra khỏi nhà tranh đă biết thiên hạ thế chia làm ba Thục Ngô Ngụy (tam phân quốc) Thụ liên Ngô kháng Ngụy là đại kế xoay chuyển tình thế. Lưu Bị đánh Đông Ngô để trả thù cho Quan Vân Trường, bị thua to về tay Lục Tốn. Khổng Mình với “bát trận đồ” thể hiện minh triết và tầm nhìn sâu sắc của Khổng Minh. Đỗ Phủ thơ kiệt tác ‘Bát trận đồ” chỉ vỏn vẹn 23 chữ đã khái quát Tam Quốc và bài học bi tráng lịch sử.
Bát trận đồ
Đỗ Phủ
Bản dịch của Phan Kế Bính
Công trùm thế tam phân,
Tiếng thơm đồ bát trận.
Nước chảy đá trơ trơ,
Đánh Ngô còn để giận.
八陣圖
功蓋三分國,
名成八陣圖。
江流石不轉,
遺恨失吞吳。
Bát trận đồ
Công cái tam phân quốc,
Danh thành Bát trận đồ.
Giang lưu thạch bất chuyển,
Di hận thất thôn Ngô.
Dịch nghĩa
Công lớn trùm khắp, nước chia làm ba,
Nổi danh trận đồ Bát quái.
Nước sông cứ chảy đá không lay chuyển,
Để lại hận đã thất kế thôn tính Ngô.
ĐỖ PHỦ THI THÁNH THI SỬ
Năm Chí Đức thứ 2 ( 757) đời Đường, Đỗ Phủ bị kẹt lại trong thành Tràng An đã lọt vào tay loạn tướng An Lộc Sơn. Núi sông vẫn như cũ nhưng nước mất nhà tan. Xuân về nhưng thành Tràng An hoang tàn sau nguy biến. Đỗ Phủ xuân vọng lời thơ cảm khái và bi thương. Khoảng 1500 bài thơ của ông lời vào châu ngọc như sử thi khắc vào đá. Văn hóa Trung Quốc cổ điển, văn học Nhật Bản rất trọng bút pháp sử thi tuyệt diệu này
Xuân vọng
Đỗ Phủ
Bản dịch của Trần Trọng Kim
Nước phá tan, núi sông còn đó
Đầy thành xuân cây cỏ rậm sâu
Cảm thời hoa rỏ dòng châu
Biệt ly tủi giận, chim đau nỗi lòng
Ba tháng khói lửa ròng không ngớt
Bức thư nhà, giá đắt bạc muôn
Gãi đầu tóc bạc ngắn ngun
Dường như hết thảy, e khôn búi tròn.
Nguồn: Trần Trọng Kim, Đường thi, NXB Văn hoá thông tin, 1995
春望
Quốc phá sơn hà tại,
Thành xuân thảo mộc thâm.
Cảm thì hoa tiễn lệ,
Hận biệt điểu kinh tâm.
Phong hoả liên tam nguyệt,
Gia thư để vạn kim.
Bạch đầu tao cánh đoản,
Hồn dục bất thăng trâm.
Dịch nghĩa
Núi sông còn đó mà nước mất rồi,
Thành ngày xuân hoang tàn, cỏ cây rậm rạp.
Cảm thương thời thế mà hoa ướt lệ,
như con chim bị tên, kinh sợ sự chia lìa.
Khói lửa báo giặc giã cháy suốt ba tháng liền.
Thư nhà lúc này đáng vạn đồng.
Gãi mái đầu bạc thấy càng thêm thưa, ngắn,
Muốn cài trâm mà chẳng được.
(Năm 757)
Mao ốc vị thu phong sở phá ca là kiệt tác Thi Thánh của Đỗ Phủ. Hiện nay, bảo tàng Du Fu Caotang, nằm bên cạnh Công viên Huanhuaxi ở quận Qingyang của Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên có lưu giữ những di vật của ông. Bảo tàng Du Fu Caotang có diện tích 24 ha, được công bố thành lập vào ngày 4 tháng 3 năm 1961 là đợt đầu tiên của các địa điểm bảo vệ di tích văn hóa trọng điểm quốc gia Trung Quốc. Tái công bố là địa điểm bảo vệ di tích văn hóa đầu tiên ở tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 7 tháng 7 năm 1980
Lều tranh bị phá do gió thu
Đỗ Phủ
Bản dịch của Nguyễn Minh
Gió mùa thu hú cơn cuồng nộ
Cuốn phăng ngay mái cỏ nhà tôi
Qua sông cỏ rải tơi bời
Trên cao vướng mắc khơi khơi trên cành
Dưới thấp thì chìm trong ao nhỏ
Trẻ xóm nam khi dễ ông già
Nỡ làm giặc cướp trước nhà
Ngang nhiên ôm cỏ mang qua nhà mình
Kêu khô cổ không giành được chúng
Trở về nhà gậy chống thở than
Lát sau gió mạnh cũng tan
Trời chiều đen tối, không gian mịt mù
Chăn vải cũ lạnh như tấm sắt
Con cưng nằm đạp rách tan hoang
Đầu giường nước dột mênh mang
Hạt mưa không ngớt rơi tràn thâu đêm
Từ khi loạn ít đêm ngủ được
Nay mưa rơi ướt át chịu sao
Uớc chi có một toà nào
Rộng ngàn căn hộ, bọc bao muôn người
Mưa gió lớn khôn lay chuyển nổi
Vững như non mãi mãi an toàn
Bao giờ toà đó thành hoàn
Thì nhà mái lật, cũng cam lòng này.
茅屋為秋風所破歌
Bát nguyệt thu cao phong nộ hào,
Quyển ngã ốc thượng tam trùng mao.
Mao phi độ giang sái giang giao.
Cao giả quái quyến trường lâm sao,
Hạ giả phiêu chuyển trầm đường ao.
Nam thôn quần đồng khi ngã lão vô lực,
Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc.
Công nhiên bão mao nhập trúc khứ,
Thần tiều khẩu táo hô bất đắc.
Qui lai ỷ trượng tự thán tức.
Nga khoảnh phong định vân mặc sắc,
Thu thiên mạc mạc hướng hôn hắc.
Bố khâm đa niên lãnh tự thiết.
Kiều nhi ác ngoạ đạp lý liệt.
Sàng đầu ốc lậu vô can xứ,
Vũ cước như ma vị đoạn tuyệt.
Tự kinh táng loạn thiểu thuỵ miên,
Trường dạ chiêm thấp hà do triệt.
An đắc quảng hạ thiên vạn gian,
Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan,
Phong vũ bất động an như san.
Ô hô, hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc,
Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc.
Dịch nghĩa
Tháng tám, trời thu cao, gió giận dữ gào thét,
Cuốn đi ba lớp cỏ tranh trên mái nhà ta.
Cỏ tranh bay qua sông, rải xuống miền đất bên sông.
Cao thì vắt vẻo treo trên ngọn cây rừng;
Thấp thì tả tơi rơi chìm xuống ao nước.
Lũ trẻ xóm nam khinh ta già yếu,
Nhẫn tâm làm giặc cướp ngay trước mặt ta.
Chúng công khai ôm cỏ tranh đi vào trong xóm trúc;
Ta khô môi rát miệng, kêu thét mà không được.
Trở về, chống gậy, thở than.
Một lát sau, gió yên mây đen như mực.
Trời thu bát ngát đen tối lúc chiều tà.
Chiếc chăn vải dùng nhiều năm, lạnh như sắt,
Bị đứa con thơ khó ngủ đạp rách toang.
Ở đầu giường mái nhà dột, không chổ nào khô;
Vết mưa nhiều như gai vẫn còn chưa hết.
Từ khi gặp cơn loạn lạc, mình ít ngủ,
Suốt đêm dài ướt đẫm, biết làm sao hết được!
Mong sao có được ngàn vạn gian nhà lớn,
Để giúp cho các hàn sĩ trong thiên hạ đều được vui vẻ,
Không bị kinh động vì mưa gió, yên ổn như núi non!
Hỡi ôi, biết bao giờ được trông thấy nhà này đứng cao sững trước mắt,
Dù cho riêng nhà ta bị phá vỡ, mình có chịu rét đến chết, cũng thoả lòng!
(Năm 761)
Đỗ Phủ Thi Thánh Thi Sử thời nhà Đường Trung Hoa với bài thơ Xem người đẹp múa kiếm ca ngợi tài nghệ múa kiếm tuyệt luân của mỹ nhân Công Tôn Đại Nương. Đọc thơ Đỗ Phủ liên tưởng tới bài thơ ‘Thuật hoài’ của tráng sĩ Đặng Dung, danh tướng thời Hậu Trần của Việt Nam đêm thanh mài kiếm, ngẫm kỹ thấy có sự tương đồng. Đọc các bài “Bát trận đồ” “Xuân vọng” “Túp lều tranh nát dưới gió thu” càng thêm cảm khái.
Ôi, danh sĩ tinh hoa đức độ tài năng thời nào cũng có, gặp thời nhiễu loạn, đành vàng lầm trong cát, nhưng nhân cách vẫn lồng lộng như gương trời buổi sớm.
Nhà Minh Trung Quốc vin cớ “hưng Trần, cầm Hồ” đem 20 vạn quân đánh chiếm Đại Việt lần 1 và 80 vạn quân lần 2 do Trương Phụ, Mộc Thạnh sang chiếm Đại Việt để biến thành quận huyện của Trung Hoa. Trần Ngỗi là con thứ của vua Trần Nghệ Tông dấy binh nổi lên chống lại quân Minh để khôi phục nhà Trần, tháng 10 năm 1407 lên ngôi vua xưng là Giản Định Đế. Đại tri châu Đặng Tất kéo quân đến hợp lực được phong làm Quốc Công. Đặng Tất phá được tri phủ giặc là Đặng Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ và đánh chiếm núi An Đại Lệ Thủy tháng 6 năm 1408. Sau đó lại đại phá quân Minh ở trận Bồ Cô tháng 12 năm 1408, nhưng vua tin lời gièm của bọn hoạn quan nên đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung là con của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Dị là con của Nguyễn Cảnh Chân tuy căm phẩn vì cha không có tội mà bị giết nhưng không vì thù nhà mà bỏ việc nước. Hai người tìm minh chủ khác là Trần Quý Khoáng đón lên làm vua và tiếp tục chống quân Minh. Đặng Dung thơ “Cảm hoài” là kiệt tác nói về nỗi lòng của bậc anh hùng trước thế sự buổi ấy
CẢM HOÀI
Đặng Dung
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
Bản dịch Phan Kế Bính Sách Văn đàn bảo giám (NXB Văn học, 2004) ghi người dịch là Trần Trọng Kim.
Nguồn:
1. Phan Kế Bính, “Đại Nam nhất thống chí”, Đông Dương tạp chí, số 116
2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951
3. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968
Văn chương lưu muôn đời
Bậc thầy gương vạn thuở
Thi thánh và thi sử
Đỗ Phủ Đặng Dung ơi
Dụng kiếm dưới trăng soi
Hùng tâm thiên cổ lụy
Bậc danh sĩ tinh hoa
Bút thần hơn kiếm ý
‘Lều tranh nát gió thu’
‘Bát trận đồ’ ‘Xuân vọng’
Đỗ Phủ thương đọc lại
Sao Mai soi tỏ lòng.
Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt). Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Dưới đây là Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng phổ biến nhiều người đọc.
ĐỌC ĐỖ PHỦ NHỚ ĐẶNG DUNG
Ngày 8 tháng 12 năm 757, Đỗ Phủ về kinh thành Trường An làm quan trong triều vua Đường Huyền Tông sau loạn An Sử. Bài thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ ‘Xem người đẹp múa kiếm’ gợi cho người Việt Nam nhớ bài thơ bi tráng ‘Thuật hoài’ đêm thanh mài kiếm của Đặng Dung Bài này đã được giới thiệu tại “Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung” .
Xem người đẹp múa kiếm
Đỗ Phủ
(Bản dịch của Nguyễn Minh)
Người đẹp họ Công Tôn thủa trước
Múa kiếm lên cả nước rung rinh
Vững lòng như núi cũng kinh
Đất trời cũng phải vị tình ngả nghiêng.
Sáng như Nghệ bắn văng vầng nhật
Uyển chuyển như tiên đáp lưng rồng
Tới như sấm sét bão bùng
Ngưng như biển lặng sông trong hiền hòa.
Tài hoa mãi cũng ra mai một
Học trò cưng sau rốt truyền nghề
Nữ nhi Lâm Dĩnh quán quê
Tới thành Bạch Đế diễn phô kiếm tài.
Câu hỏi đáp cùng người trao đổi
Nhìn người nay thương tới người xưa
Tám ngàn cung nữ của vua
Công Tôn múa kiếm mới vừa long nhan.
Năm mươi năm như bàn tay lật
Gió bụi nay phủ khắp cung rồi
Lê Viên phường hát tàn phai
Dư âm nữ nhạc còn nơi chiều vàng.
Gò Kim Túc cây hàng cung kính
Cỏ xác xơ thành đá Cù Đường
Tiệc hoa đàn sáo chợt ngưng
Sau vui buồn đến, mặt trăng ló rồi.
Thân già về chẳng có nơi
Chân chai núi vắng rã rời bước đi.
Quan Công Tôn đại nương đệ tử vũ kiếm khí hành
Tích hữu giai nhân Công Tôn thị Nhất vũ kiếm khí động tứ phương.
Quan giả như sơn sắc trở táng,
Thiên địa vi chi cửu đê ngang.
Quắc như Nghệ xạ cửu nhật lạc,
Kiểu như quần đế tham long tường.
Lai như lôi đình thu chấn nộ,
Bãi như giang hải ngưng thanh quang.
Giáng thần châu tự lưỡng tịch mịch,
Vãn hữu đệ tử truyền phân phương.
Lâm Dĩnh mĩ nhân tại Bạch Đế,
Diệu vũ thử khúc thần dương dương.
Dữ dư vấn đáp ký hữu dĩ,
Cảm thì phủ sự tằng uyển thương.
Tiên đế thị nữ bát thiên nhân,
Công Tôn kiếm khí sơ đệ nhất.
Ngũ thật niên gian tự phản chưởng,
Phong trần hồng động hôn vương thất.
Lê viên đệ tử tán như yên,
Nữ nhạc dư tư ánh hàn nhật.
Kim túc đôi tiền mộc dĩ củng,
Cù Đường thạch thành thảo tiêu sắt.
Đại diên cấp quản khúc phục chung,
Lạc cực ai lai nguyệt đông xuất.
Lão phu bất tri kỳ sở vãng,
Túc kiển hoang sơn chuyển sầu tật.
Dịch nghĩa
Bài hành xem học trò của đại nương Công Tôn múa điệu kiếm khí
Xưa có người đẹp họ Công Tôn,
Mỗi lần múa điệu kiếm khí, bốn phương rung động.
Người xem vững như núi cũng khiếp đảm.
Trời đất theo nhịp múa mà lên cao xuống thấp.
Sáng rực như Hậu Nghệ bắn rơi chín mặt trời,
Vững vàng như các chúa tiên cỡi rồng lượn.
Đến khi sấm sét thu hết cơn giận dữ,
Dừng như sông bể đọng ánh sáng trong veo.
Làm môi thắm, tay áo ngọc nay đã vắng tênh,
Về già có cô học trò để truyền nghề.
ấy là người đẹp xứ Lâm Dĩnh ở thành Bạch Đế.
Múa khúc tuyệt diệu này, thần thái hiên ngang.
Cùng ta trò chuyện trong chốc lát,
Cảm thời thế nhiều ngang trái mà xót thương !
Thị nữ của tiên đế có tám nghìn người,
Kiếm khí của Công Tôn đứng hàng đầu.
Khoảng năm chục năm trôi qua tựa như trở bàn tay,
Gió bụi tơi bời tối tăm cả cung vua.
Đệ tử Lê viên tan tác như khói,
Phong tư đội nữ nhạc chỉ còn ánh nắng lạnh lẽo.
Trước gò Kim Túc, côi cối chầu hầu,
Nơi thành đá Cù Đường, cỏ xác xơ buồn bã.
Trên tiệc, khúc sáo dồn dập đã dứt
Vui xong sinh buồn, trăng mọc trời đông.
Già này chẳng biết sẽ đi về đâu,
Chân chai lê trong núi hoang theo nỗi sầu.
Thuật hoài
Đặng Dung
Bản dịch của Phan Kế Bính
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
Cảm hoài
Thế sự du du [2] nại lão hà?
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca[3].
Thời lai đồ điếu [4] thành công dị.
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chủ [5] hữu hoài phù địa trục[6],
Tẩy binh [7] vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo [8] đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền [9] đới nguyệt ma.
Chép theo Ngữ văn 10 (nâng cao), sách đã dẫn. Có bản chép khác: Thế lộ (câu 1), Nhập thù ca (câu 2), Sự khứ (câu 4), Trí chúa hữu tâm (câu 5), vị phục (câu 7).
Dịch nghĩa:
Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào?
Trời đất mênh mông đắm trong cuộc rượu hát ca.
Khi gặp thời, người làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành công,
Lúc lỡ vận, bậc anh hùng đành phải nuốt hận nhiều.
Giúp chúa, những mong xoay trục đất lại,
Rửa vũ khí không có lối kéo tuột sông Ngân xuống.
Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm,
Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng.
THIẾU LĂNG THƠ “BÁT TRẬN ĐỒ”
Đỗ Phủ thăm Bát trận đồ do Khổng Minh thời Tam quốc dựng thành tại huyện Phụng Tiết tỉnh Tứ Xuyên. Tướng Ngô là Lục Tốn bị quân Thục vây hăm tại đây nhưng nhờ được nhạc phụ của Khổng Minh là Hoàng Thừa Ngạn chỉ đường nên ra thoát. Khổng Minh chưa ra khỏi nhà tranh đă biết thiên hạ thế chia làm ba Thục Ngô Ngụy (tam phân quốc) Thụ liên Ngô kháng Ngụy là đại kế xoay chuyển tình thế. Lưu Bị đánh Đông Ngô để trả thù cho Quan Vân Trường, bị thua to về tay Lục Tốn. Khổng Mình với “bát trận đồ” thể hiện minh triết và tầm nhìn sâu sắc của Khổng Minh. Đỗ Phủ thơ kiệt tác ‘Bát trận đồ” chỉ vỏn vẹn 23 chữ đã khái quát Tam Quốc và bài học bi tráng lịch sử.
Bát trận đồ
Đỗ Phủ
Bản dịch của Phan Kế Bính
Công trùm thế tam phân,
Tiếng thơm đồ bát trận.
Nước chảy đá trơ trơ,
Đánh Ngô còn để giận.
八陣圖
功蓋三分國,
名成八陣圖。
江流石不轉,
遺恨失吞吳。
Bát trận đồ
Công cái tam phân quốc,
Danh thành Bát trận đồ.
Giang lưu thạch bất chuyển,
Di hận thất thôn Ngô.
Dịch nghĩa
Công lớn trùm khắp, nước chia làm ba,
Nổi danh trận đồ Bát quái.
Nước sông cứ chảy đá không lay chuyển,
Để lại hận đã thất kế thôn tính Ngô.
ĐỖ PHỦ THI THÁNH THI SỬ
Năm Chí Đức thứ 2 ( 757) đời Đường, Đỗ Phủ bị kẹt lại trong thành Tràng An đã lọt vào tay loạn tướng An Lộc Sơn. Núi sông vẫn như cũ nhưng nước mất nhà tan. Xuân về nhưng thành Tràng An hoang tàn sau nguy biến. Đỗ Phủ xuân vọng lời thơ cảm khái và bi thương. Khoảng 1500 bài thơ của ông lời vào châu ngọc như sử thi khắc vào đá. Văn hóa Trung Quốc cổ điển, văn học Nhật Bản rất trọng bút pháp sử thi tuyệt diệu này
Xuân vọng
Đỗ Phủ
Bản dịch của Trần Trọng Kim
Nước phá tan, núi sông còn đó
Đầy thành xuân cây cỏ rậm sâu
Cảm thời hoa rỏ dòng châu
Biệt ly tủi giận, chim đau nỗi lòng
Ba tháng khói lửa ròng không ngớt
Bức thư nhà, giá đắt bạc muôn
Gãi đầu tóc bạc ngắn ngun
Dường như hết thảy, e khôn búi tròn.
Nguồn: Trần Trọng Kim, Đường thi, NXB Văn hoá thông tin, 1995
春望
Quốc phá sơn hà tại,
Thành xuân thảo mộc thâm.
Cảm thì hoa tiễn lệ,
Hận biệt điểu kinh tâm.
Phong hoả liên tam nguyệt,
Gia thư để vạn kim.
Bạch đầu tao cánh đoản,
Hồn dục bất thăng trâm.
Dịch nghĩa
Núi sông còn đó mà nước mất rồi,
Thành ngày xuân hoang tàn, cỏ cây rậm rạp.
Cảm thương thời thế mà hoa ướt lệ,
như con chim bị tên, kinh sợ sự chia lìa.
Khói lửa báo giặc giã cháy suốt ba tháng liền.
Thư nhà lúc này đáng vạn đồng.
Gãi mái đầu bạc thấy càng thêm thưa, ngắn,
Muốn cài trâm mà chẳng được.
(Năm 757)
Mao ốc vị thu phong sở phá ca là kiệt tác Thi Thánh của Đỗ Phủ. Hiện nay, bảo tàng Du Fu Caotang, nằm bên cạnh Công viên Huanhuaxi ở quận Qingyang của Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên có lưu giữ những di vật của ông. Bảo tàng Du Fu Caotang có diện tích 24 ha, được công bố thành lập vào ngày 4 tháng 3 năm 1961 là đợt đầu tiên của các địa điểm bảo vệ di tích văn hóa trọng điểm quốc gia Trung Quốc. Tái công bố là địa điểm bảo vệ di tích văn hóa đầu tiên ở tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 7 tháng 7 năm 1980
Lều tranh bị phá do gió thu
Đỗ Phủ
Bản dịch của Nguyễn Minh
Gió mùa thu hú cơn cuồng nộ
Cuốn phăng ngay mái cỏ nhà tôi
Qua sông cỏ rải tơi bời
Trên cao vướng mắc khơi khơi trên cành
Dưới thấp thì chìm trong ao nhỏ
Trẻ xóm nam khi dễ ông già
Nỡ làm giặc cướp trước nhà
Ngang nhiên ôm cỏ mang qua nhà mình
Kêu khô cổ không giành được chúng
Trở về nhà gậy chống thở than
Lát sau gió mạnh cũng tan
Trời chiều đen tối, không gian mịt mù
Chăn vải cũ lạnh như tấm sắt
Con cưng nằm đạp rách tan hoang
Đầu giường nước dột mênh mang
Hạt mưa không ngớt rơi tràn thâu đêm
Từ khi loạn ít đêm ngủ được
Nay mưa rơi ướt át chịu sao
Uớc chi có một toà nào
Rộng ngàn căn hộ, bọc bao muôn người
Mưa gió lớn khôn lay chuyển nổi
Vững như non mãi mãi an toàn
Bao giờ toà đó thành hoàn
Thì nhà mái lật, cũng cam lòng này.
茅屋為秋風所破歌
Bát nguyệt thu cao phong nộ hào,
Quyển ngã ốc thượng tam trùng mao.
Mao phi độ giang sái giang giao.
Cao giả quái quyến trường lâm sao,
Hạ giả phiêu chuyển trầm đường ao.
Nam thôn quần đồng khi ngã lão vô lực,
Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc.
Công nhiên bão mao nhập trúc khứ,
Thần tiều khẩu táo hô bất đắc.
Qui lai ỷ trượng tự thán tức.
Nga khoảnh phong định vân mặc sắc,
Thu thiên mạc mạc hướng hôn hắc.
Bố khâm đa niên lãnh tự thiết.
Kiều nhi ác ngoạ đạp lý liệt.
Sàng đầu ốc lậu vô can xứ,
Vũ cước như ma vị đoạn tuyệt.
Tự kinh táng loạn thiểu thuỵ miên,
Trường dạ chiêm thấp hà do triệt.
An đắc quảng hạ thiên vạn gian,
Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan,
Phong vũ bất động an như san.
Ô hô, hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc,
Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc.
Dịch nghĩa
Tháng tám, trời thu cao, gió giận dữ gào thét,
Cuốn đi ba lớp cỏ tranh trên mái nhà ta.
Cỏ tranh bay qua sông, rải xuống miền đất bên sông.
Cao thì vắt vẻo treo trên ngọn cây rừng;
Thấp thì tả tơi rơi chìm xuống ao nước.
Lũ trẻ xóm nam khinh ta già yếu,
Nhẫn tâm làm giặc cướp ngay trước mặt ta.
Chúng công khai ôm cỏ tranh đi vào trong xóm trúc;
Ta khô môi rát miệng, kêu thét mà không được.
Trở về, chống gậy, thở than.
Một lát sau, gió yên mây đen như mực.
Trời thu bát ngát đen tối lúc chiều tà.
Chiếc chăn vải dùng nhiều năm, lạnh như sắt,
Bị đứa con thơ khó ngủ đạp rách toang.
Ở đầu giường mái nhà dột, không chổ nào khô;
Vết mưa nhiều như gai vẫn còn chưa hết.
Từ khi gặp cơn loạn lạc, mình ít ngủ,
Suốt đêm dài ướt đẫm, biết làm sao hết được!
Mong sao có được ngàn vạn gian nhà lớn,
Để giúp cho các hàn sĩ trong thiên hạ đều được vui vẻ,
Không bị kinh động vì mưa gió, yên ổn như núi non!
Hỡi ôi, biết bao giờ được trông thấy nhà này đứng cao sững trước mắt,
Dù cho riêng nhà ta bị phá vỡ, mình có chịu rét đến chết, cũng thoả lòng!
(Năm 761)
Đỗ Phủ Thi Thánh Thi Sử thời nhà Đường Trung Hoa với bài thơ Xem người đẹp múa kiếm ca ngợi tài nghệ múa kiếm tuyệt luân của mỹ nhân Công Tôn Đại Nương. Đọc thơ Đỗ Phủ liên tưởng tới bài thơ ‘Thuật hoài’ của tráng sĩ Đặng Dung, danh tướng thời Hậu Trần của Việt Nam đêm thanh mài kiếm, ngẫm kỹ thấy có sự tương đồng. Đọc các bài “Bát trận đồ” “Xuân vọng” “Túp lều tranh nát dưới gió thu” càng thêm cảm khái.
Ôi, danh sĩ tinh hoa đức độ tài năng thời nào cũng có, gặp thời nhiễu loạn, đành vàng lầm trong cát, nhưng nhân cách vẫn lồng lộng như gương trời buổi sớm.
Nhà Minh Trung Quốc vin cớ “hưng Trần, cầm Hồ” đem 20 vạn quân đánh chiếm Đại Việt lần 1 và 80 vạn quân lần 2 do Trương Phụ, Mộc Thạnh sang chiếm Đại Việt để biến thành quận huyện của Trung Hoa. Trần Ngỗi là con thứ của vua Trần Nghệ Tông dấy binh nổi lên chống lại quân Minh để khôi phục nhà Trần, tháng 10 năm 1407 lên ngôi vua xưng là Giản Định Đế. Đại tri châu Đặng Tất kéo quân đến hợp lực được phong làm Quốc Công. Đặng Tất phá được tri phủ giặc là Đặng Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ và đánh chiếm núi An Đại Lệ Thủy tháng 6 năm 1408. Sau đó lại đại phá quân Minh ở trận Bồ Cô tháng 12 năm 1408, nhưng vua tin lời gièm của bọn hoạn quan nên đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung là con của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Dị là con của Nguyễn Cảnh Chân tuy căm phẩn vì cha không có tội mà bị giết nhưng không vì thù nhà mà bỏ việc nước. Hai người tìm minh chủ khác là Trần Quý Khoáng đón lên làm vua và tiếp tục chống quân Minh. Đặng Dung thơ “Cảm hoài” là kiệt tác nói về nỗi lòng của bậc anh hùng trước thế sự buổi ấy
CẢM HOÀI
Đặng Dung
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
Bản dịch Phan Kế Bính Sách Văn đàn bảo giám (NXB Văn học, 2004) ghi người dịch là Trần Trọng Kim.
Nguồn:
1. Phan Kế Bính, “Đại Nam nhất thống chí”, Đông Dương tạp chí, số 116
2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951
3. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968
Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.
Nguyễn Biểu ‘cỗ đầu người’ là hào khí Đông A, chuyện bi tráng tiếp nối.
Nguyễn Biểu người làng Nội Diên, xã Bình Hồ, huyện La Giang, sau đổi thành La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, thi đỗ Thái Học Sinh (Tiến Sĩ) khoảng năm 1357 cuối đời nhà Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Đô Ngự Sử, cùng thời với Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị.
Khi quân Minh của Trương Phụ xâm chiếm nước ta, ông theo vua Trùng Quang mưu sự khởi nghĩa, khôi phục nhà Hậu Trần. Nhà Hậu Trần thất cơ, binh bại, sai Nguyễn Biểu đi sứ, gặp Trương Phụ xin cầu phong, cốt thực hiện kế hoãn binh, kéo dài thời gian để cho Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị xây dựng binh lực. Tướng Minh Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn, cốt để thị oai. Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: “Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc (người Tàu)!”, nói đoạn, lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ Cỗ đầu người khiến Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về. Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy ton hót với Phụ rằng Nguyễn Biểu nói: “Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ” (có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được Trương Phụ). Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại. Đối được mới cho về, không đối được thì chém. Nguyễn Biểu ung dung đối lại rằng: “Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần” (còn ba tấc lưỡi của ta, nhà Trần vẫn còn!). Trương Phụ giận lắm, đổi ý không tha nữa, lại sai cắt lưỡi của ông:
-Thử xem cắt lưỡi nó đi, nhà Trần có còn được nữa hay không???
Kế đó, Phụ sai trói ông vào chân cầu, để cho nước thuỷ triều lên cao dìm chết. Tấm gương anh hùng của Nguyễn Biểu còn chói lọi mãi đến ngàn thu. Cái chết của Nguyễn Biểu thật đau thương, nhưng oai phong của ông khiến người Minh phải khiếp đảm. Uy vũ ấy tồn tại mãi cùng thanh sử vậy.
Cỗ đầu người
Ngọc thiện trân tu đã đủ mùi
Gia hào thêm có cỗ đầu người
Nem công chả phượng còn thua béo
Thịt gấu gan lân hẳn kém tươi
Cá lối lộc minh so có một
Vật bầy thỏ thủ bội hơn mười
Kìa kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn tiếng để đời!
ĐỌC “DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH“ trang đờiHoàng Trung Trực Hoàng Kim
Tôi đọc lại “Dấu chân người lính” trang đời Hoàng Trung Trực với ảnh tư liệu” Hai anh em gặp nhau giữa Sài Gòn giải phóng (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B); “Viếng mộ cha mẹ” “Nhớ bạn” ‘Gia đình tôi trong ngày viếng bác Giáp” …
Cuộc đời và thời thế
Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương Nước nhà gặp cảnh tai ương Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh Pháp Nhật Tàu tới hoành hành Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân Người dân khổ cực muôn phần Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha Trường Sơn rừng núi là nhà Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời *
(*) Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nên ông đã mô tả người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xemBorlaug và Hemingway
Tuổi thơ trong nghèo đói
Ai quyền sống được làm người
Mà dân mất nước gặp thời chua cay?
Đời Cha sự nghiệp đổi thay
Lính Tây ngày trước, thời này đánh Tây Ru ta lời Mẹ đêm ngày
Vọng theo hồn Nước tháng ngày bên Cha
Cha thì chiến đấu đường xa
Mẹ con chạy giặc, cửa nhà thì không
Nỗi niềm cuộc sống đau lòng
Bão mưa tàn phá, gió lồng không ngơi.
Gia đình nhiều nguy nan
Mẹ ta dãi nắng dầm mưa
Lo cho con có cháo dưa học hành
Giữa rừng số phận mong manh
Mẹ phải chịu bệnh hoành hành héo hon
Đời Mẹ chung thủy sắt son
Đời Cha lính chiến tuổi xuân đọa đày
Lời thề nguyên bản xưa nay
Đã là người lính không lay lòng vàng
Bệnh về chẳng chút thở than
Bao nhiêu mầm bệnh Cha mang theo về
Mẹ Cha bao gian khổ
Bệnh sốt rét thật là ghê
Gan lách phù thủng trăm bề hại Cha
Chiến tranh tan cửa nát nhà
Mình Cha xoay xở thật là gian nan
Phận con rau cháo cơ hàn
Tuổi thơ năm tháng bần hàn Mẹ Cha
Tháng ngày khoai muối dưa cà
Đời còn Cha Mẹ đậm đà tình thương
Tình Cha Mẹ, nghĩa Nước Non
Tháng ngày chăm chút vuông tròn hiếu trung.
Tuổi xuân vui lên đường
Lên đường theo lệnh tòng quân Xa nhà nỗi nhớ bội phần từ đây
Mẹ khóc nước mắt tuôn đầy
Lo con gian khổ cuộc đời chiến binh
Cha không khóc chỉ làm thinh
Tiễn con tựa cửa lặng nhìn theo con Vần xoay sự nghiệp vuông tròn
Dấu chân Cha trước, nay con theo Người
Gẫm suy mới rõ thế thời
Hoàng Trung Trực đã thành người chiến binh.
Giải phóng nước bạn Lào
(10/1963- 5/1965)
Đất Hương Khê , núi Quảng Bình
Vượt Trường Sơn vắt sức mình kiệt hao
Núi Phú Riềng, đất Lạc Xao
Nơi này ghi dấu chiến hào binh ta
Đời nhọc nhằn, thân xót xa Trĩu vai súng đạn, gạo là quanh lưng
Vượt bao đèo dốc hành quân
Liên hồi tác chiến, máu dầm mồ hôi
Lại thêm sốt rét từng hồi
Thuốc men chẳng có, tháng trời toàn măng
Chia nhau chén cháo cứu thân
Trên bom, dưới đạn, ngủ hầm, tình thâm.
Nhớ người thân đã khuất
Đêm trường thân lại xông pha
Theo chân thủ trưởng vào ra trận thù
Đạn giặc đan chéo như mưa
Đôi chân thủ trưởng đạn cưa mất rối
Trong ta tỉnh thức tình người
Cõng ngay thủ trưởng xuôi đồi chạy lui
Đêm rừng trời lại tối thui
Lạc mất phương hướng tới lui tìm đường
Quay đầu hỏi ý tình thương
Mới hay thủ trưởng tìm đường đi xa
Không hơi thở một xác ma
Làm ta thực sự xót xa một mình Người thấm mệt, phút tử sinh
Giữa rừng im ắng lặng thinh không người
Chỉ nghe tiếng thú quanh đồi Làm cho ớn lạnh khắp người của ta
Song vì cái đói không tha
Cho nên khiếp sợ theo đà mất tiêu
Trãi qua những phút hiểm nghèo
Vác xác thủ trưởng cố leo tìm đường.
Giữa rừng núi, không người thương
Còn đâu phương hướng, tai ương không người
Một tâm hồn một cuộc đời
Không gạo không lửa, giữa trời rừng xanh
Một mình tính mạng mong manh
Tình thương người lính giúp anh chí bền
Năm ngày thủ trưởng vẫn nguyên
Tìm ra đơn vị bình yên lòng mình.
Tin Mẹ mất giữa chiến trường
(xem tiếp chuỗi chiến dịch và sự kiện chính …)
VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực
“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)
“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”
NHỚ BẠN Hoàng Trung Trực
Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng
Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương
Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình
MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI Hoàng Trung Trực
Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…
Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.
Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình
Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa
Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê
Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.
BỀN CHÍ Hoàng Trung Trực
Chỉ có chí mới giúp ta đứng vững
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
Giờ ta hiểu vì sao Đặng Dung mài kiếm
Thơ “Thuật hoài” đau cảnh trần ai.
Cụ Nguyễn Du vì sao nén thở dài
Quan san cả trong lòng người áo gầm
Lầu Ngưng Bích vì đâu Kiều xế bóng
Khúc “Đoạn trường” dậy sóng nhớ lòng ai
Phạm Ngũ Lão sớm xuất chúng hơn người
Vì sao thành một hiền nhân trầm mặc
Ai chộn rộn đi kiếm tìm quyền lực
Để đời Ức Trai phải chịu án Lệ Chi Viên
Thương Nguyễn kim nặng lòng tri kỷ
Xoay cơ trời tạo lại nghiệp nhà Lê
Giữa sa trường phải chịu thác mưu gian
Gương trung liệt dám quên mình vì nước
Ơn Trạng Trình nhìn sâu thế nước
Miền Đằng Trong hiến kế Nguyễn Hoàng
Hoành Linh Lũy Thầy dựng nghiệp phương Nam
Đào Duy Từ người Thầy nhà Nguyễn
Sông núi này mỏi mòn cố quận
Hạnh Phúc là gì mà ta chưa hay
Ta đọc Kiều thương hàn sĩ đời nay
Còn lận đận giữa mênh mang trời đất.
Ta an viên vợ con, em trai Thầy học
Anh trai ta lưu ‘Khát vọng” ở đời
Chỉ có chí cùng niềm tin chân thật
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực
Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.
TRÒ CHUYỆN VỚI THIỀN SƯ Hoàng Trung Trực
Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời
Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.
Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.
Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành
Kính tặng quý thiện hữu cùng một trăn trở, ưu tư cho Đạo Pháp .
Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền.
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng.
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.
Đời chộn rộn sao còn theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.
Vai này gánh cho vai kia nhẹ bớt.
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm ?
Gia Lai 10-09-2014
(**) “Đến chốn thung dung” là thơ Hoàng Kim, nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ quê Quảng Bình, em của Hoàng Trung Trực,
Đến chốn thung dung
Hoàng Kim
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần, sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**) Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm: Ta về còn trọn niềm tin.
.MỘT SỐ CÁC GHI CHÚ
Hai anh em gặp nhau giữa Sài Gòn giải phóng (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B) ảnh đầu bài